1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xuất khẩu thủy sản sang nhật bản trong bối cảnh việt nam ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

83 114 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu thủysản sang Nhật Bản, những quy định liên quan đến hoạt động này trong các Hiệpđịnh th

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC FTA THẾ HỆ MỚI CÓ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM 3 1.1 Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 3

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu thủy sản 3

1.1.2 Vai trò của xuất khẩu thủy sản 5

1.1.3 Các mặt hàng chủ lực 8

1.1.4 Các thị trường chủ lực 11

1.2 Các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia 13

1.2.1 Một số nét khái quát về các Hiệp định 14

1.2.2 Sự tham gia của Việt Nam và Nhật Bản vào các Hiệp định 16

1.3 Những nội dung của FTA thế hệ mới liên quan đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 20

1.3.1 Cắt giảm thuế quan 20

1.3.2 Quản lý hạn ngạch nhập khẩu 22

1.3.3 Quy tắc xuất xứ 22

1.3.4 Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch 23

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM KÝ KẾT FTA THẾ HỆ MỚI 25

2.1 Tổng quan về thị trường nhập khẩu thủy sản Nhật Bản 25

2.1.1 Đặc điểm, xu hướng thị trường 25

2.1.2 Tình hình nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản 26

2.1.3 Các quy định của thị trường thủy sản Nhật Bản 29

2.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản trong thời gian vừa qua 35 2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu 35

2.2.2 Cơ cấu xuất khẩu thủy sản 39

2.2.3 Chất lượng của sản phẩm 43

2.2.4 Đánh giá hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản 45

Trang 2

bối cảnh Việt Nam ký kết các FTA thế hệ mới 50

2.3.1 Cơ hội 51

2.3.2 Thách thức 54

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM KÝ KẾT CÁC FTA THẾ HỆ MỚI 57

3.1 Bài học kinh nghiệm của một số quốc gia châu Á trong việc xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản 57

3.1.1 Trung Quốc 57

3.1.2 Thái Lan 59

3.2 Định hướng phát triển của hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản trong bối cảnh Việt Nam ký kết các FTA thế hệ mới 61

3.2.1 Mục tiêu 61

3.2.2 Định hướng 62

3.2.3 Nội dung 63

3.3 Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản trong bối cảnh Việt Nam ký kết các FTA thế hệ mới 67

3.3.1 Giải pháp đối với Nhà nước 67

3.3.2 Giải pháp đối với doanh nghiệp 70

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trang 3

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

FTA Hiệp định thương mại tự do

RCEP Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vựcTCHQ Tổng cục Hải quan

TCTS Tổng cục Thủy sản

VJEPA Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật BảnWTO Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 4

Bảng 1.1 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực giaiđoạn 2001 – 2015 9Bảng 1.2 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang một số thị trường chủ lựcnăm 2015 – 2016 11Bảng 1.3 Phạm vi loại bỏ thuế quan theo từng nước trong các FTA ASEAN + 1 19Bảng 1.4 Danh mục cam kết xóa bỏ thuế quan các mặt hàng thủy sản theo Hiệpđịnh VJEPA 21Bảng 2.1 Kim ngạch nhập khẩu cá ngừ theo mã HS của Nhật Bản năm 2015 – 2016 28Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu tôm theo mã HS của Nhật Bản năm 2015 – 2016 28Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang một số thị trường trong quý I/2017 39Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Nhật Bản của một số quốc gia giai đoạn

2012 – 2016 41Bảng 2.5 Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản của một số quốc gia năm

2015 – 2016 42Bảng 2.6 Kim ngạch xuất khẩu bạch tuộc sang Nhật Bản của một số quốc gia năm

2015 – 2016 43Bảng 2.7 Một số dòng thuế thủy sản tiềm năng có lộ trình giảm từ 5 đến 10 năm 51Bảng 2.8 Mức thuế suất Nhật Bản áp dụng đối với mặt hàng thủy sản từ một sốquốc gia 52

Hình 1.1 Tỷ trọng trong tổng xuất khẩu của 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất năm

2015 7Hình 1.2 Xu hướng phát triển một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực giai đoạn

2000 – 2015 10Hình 1.3 Cơ cấu xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực năm 2015 10Hình 1.4 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cá sang một số thị trường chủ lực năm giaiđoạn 2001 – 2015 12Hình 1.5 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm sang một số thị trường chủ lực nămgiai đoạn 2001 – 2015 12Hình 2.1 Nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản theo nước và vùng lãnh thổ từ năm

2012 - 2016

26 Hình 2.2 Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng thủy sản của Nhật Bản từ năm

2010 – 2016 27Hình 2.3 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2001 –

2016 35Hình 2.4 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm Việt Nam sang một số thị trường giaiđoạn 2001- 2015 40Hình 3.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản của một số quốc gia giaiđoạn 2012 - 2016 57

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngành Thủy sản Việt Nam đóng góp một vai trò quan trọng trong sự pháttriển kinh tế đất nước Trong xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, ngànhThủy sản Việt Nam đã khẳng định, lấy xuất khẩu là động lực và ưu tiên đầu tư cholĩnh vực này Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới và đồngthời cũng là một trong các thị trường nhập khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, Việt Nam đã tham giavào những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có thể kể đến Hiệp địnhĐối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) và Hiệp định đối tác kinh tế toàndiện khu vực (RCEP) Rõ ràng, các Hiệp định này đã có những tác động không nhỏđến hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản, cũng như mở ra những

cơ hội và thách thức cho ngành Thủy sản Việt Nam trong thời gian tới Nhận thứcđược tầm quan trọng của vấn đề trên, em chọn đề tài: “Xuất khẩu thủy sản sangNhật Bản trong bối cảnh Việt Nam ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệmới” làm đề tài khóa luận của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Khóa luận tìm hiểu, phân tích, đánh giá hoạt động xuất khẩu thủy sản ViệtNam sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh Việt Nam ký kết các Hiệp địnhthương mại tự do thế hệ mới đồng thời đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm thúcđẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này trong những nămtới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu thủysản sang Nhật Bản, những quy định liên quan đến hoạt động này trong các Hiệpđịnh thương mại tự do thế hệ mới, cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩuthủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản và đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩyhoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này trong thời gian nhữngnăm tới

Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu về xuất khẩu thủy sảncủa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ năm 2000 đến nay, các Hiệp định thương

Trang 6

mại tự do thế hệ mới liên quan đến hoạt động xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản và

đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong khóa luận sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổnghợp thông tin để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu Cácphương pháp trên được kết hợp chặt chẽ dựa trên các quan điểm, đường lối chiếnlược của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu và pháttriển Ngành Thủy sản

5 Bố cục khóa luận

Khóa luận được chia làm ba chương không kể phần mở đầu, kết luận, danhmục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo:

Chương 1: Tổng quan về hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và các FTA

thế hệ mới có sự tham gia của Việt Nam

Chương 2: Tình hình xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản trong bối cảnh Việt Nam

ký kết các FTA thế hệ mới

Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang Nhật

Bản trong bối cảnh Việt Nam ký kết các FTA thế hệ mới

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo cặn kẽ, nhiệt tình của Phógiáo sư, Tiến sỹ Bùi Thị Lý trong quá trình thực hiện nghiên cứu Tuy nhiên, dokiến thức còn nhiều hạn chế cũng như sự hạn hẹp về thời gian nghiên cứu nên khóaluận không tránh khỏi có những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được sự nhậnxét và đóng góp của thầy cô để khóa luận thêm hoàn chỉnh

Hà Nội, tháng 05 năm 2017

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC FTA THẾ HỆ MỚI CÓ SỰ THAM GIA

CỦA VIỆT NAM

1.1 Khái quát chungvề hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu thủy sản

a Khái niệm xuất khẩu thủy sản

Chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất: xuất khẩu là việc bán hàng hoá(hàng hoá có thể là hữu hình hoặc vô hình) cho một nước khác trên cơ sở dùng tiềnlàm phương tiện thanh toán Tiền tệ có thể là tiền của một trong hai nước hoặc làtiền của một nước thứ ba (đồng tiền dùng thanh toán quốc tế)

Thủy sản là một bộ phận hay còn gọi là một phân ngành của nông nghiệp bởithủy sản có những đặc điểm cơ bản của nông nghiệp nói chung Tư liệu sản xuấtchủ yếu của ngành thủy sản là mặt nước, đối tượng lao động là những sinh vật thủysinh, kết quả sản xuất của ngành là những sản phẩm sinh vật, những đối tượng sinhhọc Mặc dù có những đặc điểm tương tự nông nghiệp, ngành thủy sản vẫn có tínhđộc lập tương đối về kinh tế, kỹ thuật và môi trường Những hoạt động xuất phátđiểm của ngành thủy sản bao gồm nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Tùy điều kiện cụthể của mỗi vùng và mỗi địa phương về mặt nước và nguồn lợi thủy sản mà các địaphương đó coi trọng hoạt động nuôi trồng, đánh bắt hoặc kết hợp phát triển hài hòacác hoạt động nói trên Đây là những hoạt động xuất phát điểm của ngành thủy sản,tạo tiền đề cho các hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản

Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất xuất khẩu thủy sản là việc bánnhững sản phẩm thủy sản trong nước ra nước ngoài trên cơ sở dùng tiền làmphương tiện thanh toán

b Đặc điểm của xuất khẩu thủy sản

Đối tượng của xuất khẩu thủy sản là các sinh vật sống trong nước và thủy vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế

Các loài động thực vật sống trong môi trường nước là đối tượng của hoạtđộng xuất khẩu thủy sản Môi trường nước mặt cho sản xuất thủy sản bao gồm cóbiển và các mặt nước nội địa, những sinh vật sống trong môi trường nước là đốitượng lao động của hoạt động xuất khẩu thủy sản có một số điểm đáng lưu ý Về trữ

Trang 8

lượng, khó xác định chính xác trữ lượng thủy sản có trong một ao hồ hay ngưtrường, đặc biệt ở các vùng mặt nước rộng lớn, các sinh vật có thể di chuyển tự dotrong ngư trường hoặc di cư từ vùng này đến vùng khác không phụ thuộc vào ranhgiới hành chính Bên cạnh đó, các loài sinh vật trong nước chịu ảnh hưởng của điềukiện thời tiết, khí hậu, dòng chảy, địa hình, thủy văn… Đặc biệt, các sản phẩm thủysản sau khi thu hoạch hoặc đánh bắt đều dễ bị hỏng vì chúng đều là những sinh vật

bị tách ra hỏi môi trường sống Để tránh tổn thất cho hoạt động xuất khẩu thủy sảncần phải có sự liên kết chặt chữ giữa các khâu từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến

và xuất khẩu sản phẩm, từ khai thác đến đầu tư tái tạo nguồn lợi, đầu tư cơ sở hạtầng dịch vụ một cách đồng bộ

Các loại mặt nước bao gồm sông, hồ, ao, mặt nước ruộng, cửa sông, biển gọichung là thủy vực Tương tự như ruộng đất sử dụng vào nông nghiệp, thủy vực là tưliệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế của ngành thủy sản cũng như hoạt độngxuất khẩu thủy sản Không có thủy vực sẽ không có ngành thủy sản và hoạt độngxuất khẩu thủy sản

Xuất khẩu thủy sản mang tính liên ngành, tính hỗn hợp cao vì:

Ngành thủy sản bao gồm các hoạt động khác nhau như khai thác, nuôi trồng,chế biến, thương mại thủy sản… Các hoạt động này luôn có mối liên hệ chặt chẽvới nhau Trước đây, khi trình độ lao động sản xuất còn hạn chế thì các hoạt độngcủa ngành thủy sản chưa có sự tách biệt rõ ràng, một cá nhân hoặc một tập thể phảiđảm nhiệm nhiều hoạt động khác nhau Hiện nay, các hoạt động của ngành thủy sảnđược chuyên môn hóa ngày càng cao và tương đối độc lập với nhau do có sự tácđộng mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội Tuy nhiên, vớiđặc thù của ngành xuất khẩu thủy sản thì tất cả các hoạt động từ nuôi trồng, khaithác, chế biến, thương mại thủy sản cần phải gắn bó trong một thể thống nhất, ở mộttrình độ sản xuất cao, mang tính liên ngành Chính vì vậy, một trong những đặcđiểm nổi bật của hoạt động xuất khẩu thủy sản là mang tính liên ngành, hỗn hợpcao

Xuất khẩu thủy sản mang tính thời vụ vì:

Trong nuôi trồng thủy sản, ngoài sự tác động trực tiếp của con người, các đốitượng nuôi còn chịu sự tác động của môi trường tự nhiên Vì vậy trong nuôi trồng

Trang 9

thủy sản, quá trình tái sản xuất kinh tế xen kẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên,thời gian lao động không hoàn toàn ăn khớp với thời gian sản xuất do đó nghề nuôitrồng thủy sản mang tính thời vụ rất rõ rệt Đối với mỗi đối tượng nuôi trồng, cácgiai đoạn sinh trưởng, phát triển diễn ra trong các khoảng thời gian khác nhau củamùa vụ sản xuất đòi hỏi thời gian, hình thức và mức độ tác động trực tiếp của conngười tới chúng khác nhau Cùng một đối tượng nuôi trồng thủy sản nhưng ở nhữngvùng có điều kiện khí hậu thời tiết khác nhau thường có mùa vụ sản xuất khácnhau.Nước ta là một nước khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết thay đổi rất thấtthường, nhiều thiên tai, bệnh dịch, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên nhất là đốivới các tỉnh miền Trung và Nam Bộ Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nuôitrồng thủy sản của nước ta Mặt khác, tính thời vụ trong nuôi trồng thủy sản cànggây lên nhiều vấn đề phức tạp trong tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh.

1.1.2 Vai trò của xuất khẩu thủy sản

Xuất khẩu thủy sản tạo tích lũy ban đầu quan trọng cho việc hiện đại hóa ngành thủy sản

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu

tư nước ngoài tham gia hợp tác, đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản, hiện đại hóacông nghiệp chế biến xuất khẩu cũng như tăng phần chế biến trong sản phẩm Tăngkim ngạch xuất khẩu làm tăng ngoại tệ tạo điều kiện tích lũy ban đầu quan trọng chohiện đại hóa ngành thủy sản Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu thủy sản là hoạtđộng sản xuất kinh doanh trên phạm vi thị trường thế giới Sự tồn tại và phát triểnhàng hóa xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, giá cả do đó phụ thuộc vàocông nghệ sản xuất Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải luôn đổimới, cải tiến thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Xuất khẩu thủy sản tạođiều kiện tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượngsản phẩm và hiện đại hóa ngành thủy sản

Xuất khẩu tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho người dân

Việt Nam là một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới với 91,7 triệungười năm 2015 Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng trong độ tuổi lao động

là 2.33% tăng so với các năm trước đây, cụ thể 2014: 2,10%; 2013: 2,18% và 2012:1.96% (theo Tổng cục thống kê) Chính vì vậy, chúng ta có thể thấy giải quyết việc

Trang 10

làm cho người trong độ tuổi lao động là vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết đối vớinước ta.

Xuất khẩu thủy sản mang tính chất đa ngành, hỗn hợp cao Do đó xuất khẩuthủy sản phát triển kéo theo nhu cầu về khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sảnphục vụ xuất khẩu Hàng triêu lao động ở các nước đang phát triển có việc làmtrong ngành thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng Hiện nay, theothống kê của hội thủy sản, tổng số lao động trong ngành thủy sản Việt Nam khoảnghơn 4 triệu người Dù thu nhập chưa thực sự cao nhưng người lao động trong ngànhthủy sản đã có việc làm, có thu nhập và nâng cao chất lượng đời sống, công tác xóađói giảm nghèo cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể Bên cạnh đó, xuất khẩuthủy sản còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, phục vụ đờisống cho người lao động ngành thủy sản và các ngành khác liên quan

Xuất khẩu thủy sản mạng lại nguồn thu ngoại tệ lớn, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nới riêng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung

Trong 5 năm qua, thủy sản luôn đứng trong nhóm 7 mặt hàng xuất khẩu chủlực của Việt Nam Mặt hàng thủy sản thường chỉ xếp sau điện thoại các loại và linhkiện, hàng dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép các loại,máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác và gỗ, sản phẩm từ gỗ Kim ngạch xuấtkhẩu thuỷ sản tăng liên tục qua các năm với mức tăng trưởng khá cao Trong suốt

10 năm qua, thuỷ sản Việt Nam liên tục tăng trưởng với kim ngạch xuất khẩu tănghơn 3 lần, từ 2 tỷ USD năm 2002 lên 6,1 tỷ USD vào năm 2011 Năm 2013, kimngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 6,7 tỷ USD, vượt qua chỉ tiêu 6,5 tỷ USD Năm 2016,xuất khẩu thủy sản đạt 7,05 tỷ USD, tăng 7,4% so với năm 2015 (theo TCHQ) Đây

là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam hướng tới con số 10 tỷUSD vào năm 2020 theo mục tiêu chiến lược phát triển xuất khẩu thuỷ sản giai đoạn2010-2020 của Chính phủ, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một trong bốn quốcgia đứng đầu về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới

Đặc biệt, mặt hàng thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kimngạch xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và kim ngạch xuấtkhẩu thủy sản tăng liên tục với tốc độ cao hàng năm đã thực sự đóng góp tăng kimngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu cả nước

Trang 11

Chính sự tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản cũng dẫn tới chuyển dịch cơ cấu kinh

tế Xuất khẩu thủy sản sẽ làm cho ngành thủy sản tăng trưởng ngày càng cao và cácngành công nghiệp liên quan cũng phát triển dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Hình 1.1 Tỷ trọng trong tổng xuất khẩu của 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất

Hàng thủy sảnPhương tiện vận tải và

(Nguồn: Tổng hợp dựa trên số liệu của Niên giám Thống kê Hải quan

về hàng hóa XNK Việt Nam (tóm tắt) 2015) Xuất khẩu thủy sản góp phần mở rộng quan hệ quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu hóa như hiện nay, cácquốc gia ngày càng mở cửa và mở rộng quan hệ quốc tế với nhau.Trong đó, mặthàng thủy sản luôn là một trong những mặt hàng quan trọng được các quốc gia đặcbiệt quan tâm.Ở một số quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Nga… ngành thủy sản trongnước không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa thì việc nhập khẩu thủy sản là tấtyếu Đối với Việt Nam, quan hệ thương mại thủy sản đã được mở rộng tại nhiều thịtrường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU… Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp địnhthương mại song phương và đa phương với các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Nga,

Trang 12

Hàn Quốc… nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại nói chung và thương mại thủysản nói riêng Xuất khẩu thủy sản thúc đẩy quỹ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tảiquốc tế, mặt khác, chính quan hệ kinh tế đối ngoại kể trên lại tạo tiền đề cho việc

mở rộng xuất khẩu thủy sản Xuất khẩu thủy sản không chỉ đóng vai trò chất xúc tác

hỗ trợ phát triển ngành thủy sản mà nó cùng với nhập khẩu là những yếu tố bêntrong trực tiếp tham gia giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh tế như vốn,lao động, đất đai… Đối với nước ta, đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản được coi là vấn

đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và tranh thủ cơ hội bắt kịp công nghệhiện đại rút ngắn sự chênh lệch về trình độ phát triển so với thế giới Vì vậy, có thểkhẳng định rằng xuất khẩu thủy sản đã góp phần quan hệ quốc tế và nâng cao vị thếcủa Việt Nam trên trường thế giới

Trang 13

Bảng 1.1 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của ITC Trademap www.trademap.org)

Từ bảng 1.1, có thể thấy kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm có sự tăngtrưởng đều đặn qua từng năm trong giai đoạn 2001-2011 với kim ngạch xuất khẩutrong 11 năm tăng gấp 3 lần Tuy nhiên, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu mặt hàngnày sụt giảm tới 36% và trong giai đoạn 2012-2015 xuất khẩu tôm có sự dao độngkhá lớn nhưng nhìn chung, tôm vẫn là mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn của ViệtNam Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cá có sự tăng trưởng mạnh giai đoạn

2000-2015 và từ năm 2007 đến nay, cá đã vượt qua tôm về kim ngạch xuất khẩu để trở thành mặt hàng xuất khẩu số 1 của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Trang 14

Hình 1.2 Xu hướng phát triển một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực giai

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của ITC Trademap www.trademap.org)

Hình 1.3 Cơ cấu xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực năm

Trang 15

kỳ năm trước Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản trong năm 2016 sang đa số các thịtrường chính đều đạt mức tăng trưởng dương so với năm 2015 Trong đó, đáng chú

ý là xuất khẩu thủy sản sang Indonesia đạt mức tăng trưởng lớn nhất là 72% mặc dù

Trang 16

giá trị kim ngạch không lớn Bên cạnh đó, xuất sang Trung Quốc cũng tăng mạnh gần 52%, I-rắc tăng 43,5%, Ucraina tăng 34,3% so với cùng kỳ năm 2015.

Hình 1.4 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cá sang một số thị trường chủ lực

năm giai đoạn 2001 – 2015

0

2001 2003 2005 2007 2009 2011 2013 2015

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của ITC Trademap www.trademap.org)

Hình 1.5 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm sang một số thị trường chủ lực

năm giai đoạn 2001 – 2015

Trang 17

Theo số liệu thống kê tổng hợp từ www.trademap.org, đối với mặt hàng cácủa Việt Nam trong nhưng năm 2001-2008, kim ngạch nhập khẩu của cả 3 thịtrường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều tăng trưởng đều đặn qua mỗi năm Tuy nhiêngiai đoạn 2008 – 2012, xuất khẩu cá từ Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt mức tăngtrưởng kỷ lục (từ 191 triệu USD năm 2008 lên 651 triệu USD năm 2012, tăng gần3,5 lần) trong khi 2 thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn đạt mức tăng trưởng kháđều đặn Trong khi đó, đối với mặt hàng tôm xuất khẩu, Nhật Bản là thị trường số 1của Việt Nam trong giai đoạn 2004 – 2012 Từ 2012 – 2014, Mỹ vượt lên trên NhậtBản, tuy nhiên đến năm 2015, kim ngạch nhập khẩu tôm của 2 thị trường này đềusụt giảm khá nhiều và Nhật lại trở thành thị trường nhập khẩu tôm số 1 của ViệtNam Nhìn chung trong giai đoạn 2000 – 2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản củaViệt Nam có sự biến động liên tục nhưng Mỹ và Nhật Bản vẫn là hai thị trườngnhập khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam.

1.2 Các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia

Sau gần 10 năm gia nhập WTO mà chúng ta có thể coi là cột mốc đánh dấucho sự khởi đầu làn sóng hội nhập lần thứ nhất của Việt Nam, hiện nay, việc Chínhphủ đang đàm phán một loạt Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang được kỳvọng sẽ tạo ra làn sóng hội nhập lần thứ 2 mạnh mẽ hơn đối với Việt Nam.Tính đếnnay Việt Nam đã ký kết và thực thi 10 FTA, kết thúc đàm phán 2 FTA, và đangđang đàm phán 4 FTA khác Trong 10 FTA đã ký kết và thực thi có 6 FTA ký kếtvới tư cách là thành viên ASEAN (gồm AFTA, 5 FTA giữa ASEAN với các đối tácTrung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và New Zealand), 4 FTA ký kết với

tư cách là một bên độc lập (Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu).Hai FTA đã kết thúc đàm phán là FTA với Liên minh châu Âu, và Hiệp định Đốitác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) Bốn FTA còn lại đang được đàmphán bao gồm: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA ASEAN-Hồng Kông, FTA với Israel và FTA với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA)

Trong các FTA kể trên, các FTA có sự tham gia của Việt Nam và Nhật Bản

có thể kể đến Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP),Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA),Hiệp định Đối tác chiếnlược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực

Trang 18

(RCEP) Trong đó, hiệp định VJEPA đã được ký kết từ năm 2008 và có những tácđộng mạnh mẽ tới việc xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản nói chung

và xuất khẩu mặt hàng thủy sản nói riêng Trong thời gian tới, Hiệp định RCEPđược cho rằng sẽ mang tới những cơ hội và thách thức lớn đối với hoạt động xuấtkhẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

1.2.1 Một số nét khái quát về các Hiệp định

a Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)

Quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản đã vàđang phát triển tốt đẹp kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thứccách đây hơn 30 năm.Nhật Bản sớm trở thành một đối tác kinh tế, thương mại vàđầu tư hàng đầu của nước ta, đặc biệt là từ khi nước ta bước vào giai đoạn đổi mới.Tháng 12/2003, hai nước đã nhất trí xác lập mối quan hệ song phương theo phươngchâm “đối tác tin cậy, ổn định và lâu dài” Tháng 10/2006, nhân chuyến thăm chínhthức Nhật Bản của Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chính phủ hai nước đã raTuyên bố chung Việt Nam – Nhật Bản khẳng định mục tiêu xây dựng “quan hệ đốitác chiến lược vì hòa bình và phồn thịnh ở Châu Á” Tại thời điểm đó, hai thủ tướng

đã nhất trí khởi động vòng đám phán Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – NhậtBản (VJEPA).Một hiệp định kinh tế toàn diện nhằm tạo lập một khung khổ pháp lý

ổn định, điều chỉnh hầu hết các mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hainước lần đầu tiên đã được thiếp lập

Sau gần hai năm đàm phán, Ngày 25/12/2008, Nguyên Bộ trưởng Bộ CôngThương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Na-ka-sô-nê đã thaymặt chính phủ hai nước ký kết Hiệp định VJEPA và các văn kiện liên quan Sự kiệnnày có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu mốc son mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghịnhiều mặt giữa hai đát nước, hai nền kinh tế trong khu vực Đông Á Ngày1/10/2009, Hiệp định VJEPA chính thức có hiệu lực đã đáp ứng được ý chí của haichính phủ, nguyện vọng của người dân và doanh nghiệp hai nước Những kết quảđàm phán của Hiệp định đã, đang và sẽ từng bước phát huy tác động đến mọi khíacạnh hợp tác kinh tế giữa hai nước

b Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)

Trang 19

RCEP là một hiệp định thương mại tự do bao gồm 10 nước thành viênASEAN và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Trung Quốc,

Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand) (FTA ASEAN + 6) RCEP chínhthức được khởi động tại PhnômPênh, Campuchia bên lề Hội nghị Thượng đỉnhASEAN 21, dựa trên nguyên tắc cơ bản là mở rộng và đẩy mạnh hơn nữa cam kếtcủa khối 10 nước ASEAN với các đốitác thương mại tự do khu vực Mục tiêu củaRCEP là tích hợp các FTA khác nhau mà 10 nước ASEAN đã ký với Nhật Bản, HànQuốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ và Trung Quốc (FTA ASEAN + 1) thànhmột Hiệp định toàn diện để tối đa hóa các lợi ích kinh tế Với sự tham gia của 16nước ĐôngÁ, RCEP sẽ tạo ra một trong những khu vực thương mại tự do lớn nhấtthế giới, bên cạnh Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), gồm hơn 3 tỷ người (47%tổng dân số thế giới), chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng40% tổng kim ngạch thương mại của thế giới RCEP sẽ khẳng định vai trò trung tâmcủa ASEAN trong khu vực, góp phần tích cực tạo dựng và thúc đẩy một cấu trúckhu vực vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở Châu Á, thúc đẩy hội nhập kinh tếkhu vực mạnh mẽ Vòng đàm phán đầu tiên của RCEP đã diễn ra tại Brunei từ 9-13/5/2014 với sự tham gia đầu đầy đủ của 16 nước thành viên Tính đến tháng3/2017, RCEP đã diễn ra tất cả 17 phiên đàm phán Phiên đàm phán thứ 17 củaRCEP được tổ chức tại Kobe (Nhật Bản) trong tuần cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm

2017, nhằm thúc đẩy hoàn tất đàm phán vào tháng 11 năm nay

Trong khi các khu vực khác trên thế giới đang chịu những ảnh hưởng bởichương trình nghị sự về chính sách thương mại của Tổng thống Hoa Kỳ, các nướcRCEP vẫn tiếp tục hội nhập kinh tế mở rộng, nhưng với tiến triển rất chậm RCEP

có nhiều chương quan trọng như các điều khoản về tiếp cận thị trường hàng hóa,quy tắc xuất xứ, dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, thuận lợi hóathương mại, thương mại điện tử Lời văn của các chương này vẫn đang được đàmphán vì đó là các cam kết cụ thể hoặc biểu cam kết của các nước Trong đó, có một

số lĩnh vực có tiến triển nhanh hơn, mở cửa thị trường hàng hóa dường như diễnbiến chậm nhất, với sự chậm trễ trong cắt giảm thuế quan và chậm dịch chuyển vềtạo quy tắc xuất xứ cho phép các doanh nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi tronghiệp định Phiên đàm phán thứ 17 về cắt giảm thuế quan tiếp tục xoay quanh

Trang 20

phương thức cắt giảm thuế, nói cách khác, các nước vẫn đang vật lộn với việc thuế

sẽ được cắt giảm bao nhiêu và trong thời hạn nào Nhưng với dịch vụ và đầu tư thìngược lại, các nước có nhiều hứa hẹn hơn so với các hiệp định ASEAN hiện tại

RCEP là một đàm phán không dễ dàng 16 nước tham gia có các mức độ pháttriển kinh tế khác nhau và không phải tất cả đều chia sẻ quan điểm giống nhau vềmột mục tiêu chung Quyết tâm chính trị về việc kết thúc hiệp định vào tháng 11năm nay nhân kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN cũng tạo sức ép lớn RCEP không

có một nước nào định hướng đàm phán Các cuộc đàm phán do ASEAN dẫn dắt,với từng chương cụ thể do các quan chức của cả ASEAN và các đối tác đàm pháncủa ASEAN Cơ cấu phức tạp này tạo ra sự chậm trễ trong đàm phán hiệp định songcũng giúp đảm bảo tất cả các thành viên đều được tham gia vào tiến trình

1.2.2 Sự tham gia của Việt Nam và Nhật Bản vào các Hiệp định

a Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)

Cam kết về thuế quan

*Nhật Bản

- Về nông sản: Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 784 dòngtrong tổng số 2020 dòng thuế nông sản ngay khi Hiệp định có hiệu lực và giảm thuếcho 505 dòng theo lộ trình theo từng năm, kéo dài từ 3 đến 15 năm (trễ nhất đến 2024) tùy thuộc vào từng nhóm sản phẩm

- Về thủy sản: Theo Biểu phân loại hàng hóa hài hòa, mặt hàng thủy sản củaNhật Bản bao gồm 330 dòng thuế Trong đó Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế nhậpkhảu đối với 64 dòng ngay khi Hiệp định có hiệu lực và cắt giảm trong vòng 10 đến

15 năm (trễ nhất đến 2024) đối với 169 dòng Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, NhậtBản đã xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với tôm và các sản phẩm tôm Đến năm 2016,Nhật Bản đưa thuế suất về 0% đối với cua ghẹ, cua huỳnh đế, bạch tuộc, sứa, vẹm,nghêu Bên cạnh đó, Hiệp định không cam kết giảm thuế đới với các mặt hàng cángừ, kể cả cá ngừ được chế biến hoặc bảo quản

- Về dệt và may mặc: Theo biểu thuế quan của Nhật Bản, hàng dệt và maymặc gồm 1978 dòng thuế Đến năm 2016, Nhật Bản cam kết miễn áp dụng thuếnhập khẩu (thuế suất bằng 0%) đối với tất cả các dòng thuế này Tuy nhiên, để đượchưởng ưu đãi theo VJEPA, các nước cần phải đạt tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn”,

Trang 21

có nghĩ là hàng dệt may xuất sang Nhật phải được sản xuất tư nguyên phụ liệu trongnước, hoặc của Nhật hoặc của các nước ASEAN.

- Gỗ và các sản phẩm gổ: Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản xóa bỏthuế nhập khẩu đối với các mặt hàng gỗ xẻ Năm 2016, Nhật Bản cam kết xóa bỏthuế nhập khẩu đối với các mặt hàng gỗ ván Các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng như

đồ gỗ nội thât, đồ nội thất bằng song mây, tre, liễu gai; hàng mây tre, liễu gai và cácmặt hàng khác, trực tiếp làm từ vải liệu tết bện; đồ mộc dùng trong xây dựng cũngđược Nhật Bản giảm thuế nhập khẩu về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực

*Việt Nam

Lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định VJEPA sẽ bắt đầu từ năm

2009 và kết thúc vào năm 2026.Biểu cam kết của Việt Nam bao gồm 9.390 dòngthuế, trong đó đưa vào lộ trình xóa bỏ thuế quan đối với 8.548 dòng.Số dòng còn lại

là các dòng thuế thuộc danh mục nhạy cảm, danh mục không giảm thuế và danhmục loại trừ

- Danh mục xoá bỏ thuế quan: Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với75,2% số dòng thuế trong vòng 10 năm (đến năm 2019), trong đó: xoá bỏ thuế quanngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 27,5% số dòng thuế, và xoá bỏ thuế quan sau

10 năm thực hiện Hiệp định (vào năm 2019) đối với 40,3% số dòng thuế Vào năm

2021, 2024 và 2025 (sau 12 năm, 15 năm và 16 năm thực hiện Hiệp định) cam kếtxoá bỏ 0,1%, 14,9% và 0,8% số dòng thuế tương ứng Như vậy, trong cả lộ trìnhthực hiện giảm thuế, số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan chiếm khoảng 91% sốdòng thuế trong toàn Biểu cam kết

- Danh mục nhạy cảm: chiếm khoảng 1,4% số dòng thuế

- Danh mục không giảm thuế: chiếm khoảng 2,3% số dòng thuế

- Danh mục loại trừ: chiếm khoảng 5,2% số dòng thuế

Cam kết về quyền sở hữu trí tuệ

Việt Nam và Nhật Bản khẳng định quyết tâm tuân thủ các cam kết về sở hữutrí tuệ của mỗi bên theo các quy định của WTO, chủ yếu là theo Hiệp định về quyền

sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại (Hiệp định TRIPS) Yêu cầu mỗi bên phải cócác biện pháp bảo hộ hiệu quả chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các

Trang 22

biện pháp thích hợp để nâng cao nhận thức của công chúng về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và để đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Cam kết về thương mại dịch vụ

- Nhật Bản: Nhật Bản dành cho Việt Nam cam kết rất thông thoáng tronglĩnh vực dịch vụ so với cam kết của Nhật trong WTO Trong phần lớn cácngành/phân ngành, các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam được hưởng cam kếtkhông hạn chế

- Việt Nam: Về cam kết trong các ngành cụ thể, cam kết của Việt Nam hoàntoàn giống với cam kết của ta đưa ra trong WTO, các ngành dịch vụ mà Việt Nam

đã cam kết gồm khoảng 110 phân ngành dịch vụ với mức cam kết khá thông thoáng.Một số dịch vụ quan trọng, có tác động lớn đến nền kinh tế cũng được cam kết vớimức độ thông thoáng khác nhau.Các phân ngành dịch vụ đáng chú ý gồm dịch vụthông tin (gồm các dịch vụ chuyển phát nhanh; dịch vụ viễn thông; dịch vụ nghenhìn); dịch vụ xây dựng, giáo dục, môi trường, dịch vụ tài chính (bao gồm dịch vụbảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán); dịch vụ y tế, du lịch và vận tải

Bên cạnh đó, Việt Nam và Nhật Bản còn thỏa thuận những quy định về hạnngạch thuế quan, quy tắc xuất xứ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ… Nhữngquy định này có liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu thủy sản từ Việt Namsang Nhật Bản và sẽ được trình bày chi tiết ở phần 1.3

b Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)

Các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua khung khổ Hiệp định RCEP, xácđịnh rõ nguyên tắc theo đó ASEAN sẽ hợp tác với các đối tác FTA của ASEANtrong việc thiết lập một hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện khu vực, bao gồm cảASEAN và Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand Mặc dù

có sự khác biệt lớn trong phạm vi nội dung và quy định cụ thể trong những hiệpđịnh FTA hiện hành, một trong những trọng tâm chính của RCEP là làm hài hòa cácquy định hiện hành và những ứng dụng của chúng trong khuôn khổ các hiệp địnhFTA của ASEAN Hiệp định đề xuất phải phù hợp với Hiệp định WTO; và quy địnhđối xử đặc biệt và khác biệt đối với những nước thành viên ASEAN kém phát triển,nhất là Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam Lãnh đạo ASEAN đã nhất trí rằnghiệp định RCEP sẽ cam kết sâu rộng hơn với những cải tiến đáng kể so với các

Trang 23

hiệp định FTA ASEAN + 1 hiện hành, đồng thời công nhận bối cảnh đặc thù và đadạng của các nước thành viên tham gia.

Bảng 1.3 Phạm vi loại bỏ thuế quan theo từng nước trong các FTA ASEAN + 1

(Nguồn: Fukunaga và Isono, 2013)

Trong số các vấn đề được quan tâm, cắt giảm và loại bỏ thuế là một trongnhững ưu tiên quan trọng nhất Hiện nay, ví dụ, xét về thương mại hàng hóa, nhữngnước ASEAN+6 sử dụng phân loại thuế quan khác nhau cho ưu đãi thuế của họ, gâykhó khăn trong việc xây dựng các biểu minh bạch Không chỉ những quốc gia khácnhau sử dụng biểu thuế khác nhau, mà các quốc gia giống nhau cũng sử dụng biểuthuế khác nhau cho các FTA với những nước khác nhau Ngoài ra, ưu đãi thuế củacùng một quốc gia cũng khác nhau tùy theo các FTA, và tỷ lệ loại bỏ thuế quancũng khác nhau đối với các FTA ASEAN + 1

Trang 24

Từ bảng 1.3 chúng ta có thể thấy hiện tại Nhật Bản đã loại bỏ 91,9% thuếquan đối với hàng hóa của 10 nước ASEAN Trong khi đó, theo AJCEP, Việt Nam

đã loại bỏ 94,4% thuế quan Trong thời gian tới khi RCEP được ký kết và chínhthức có hiệu lực, Việt Nam và Nhật Bản kỳ vọng sẽ cắt giảm sâu hơn nữa so vớithuế quan hiện tại.Bên cạnh việc loại bỏ và cắt giảm thuế quan, trong khuôn khổRCEP, Việt Nam và Nhật Bản cũng đàm phán các vấn đề về hàng rào phi thuếquan, quy tắc xuất xứ, các quy định về hàng rào kĩ thuật trong thương mại, vấn đề

vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật, thực vật…Nhìn chung, trong tất

cả các vấn đề, Việt Nam và Nhật Bản đều sẽ cam kết sâu rộng hơn với những cảitiến đáng kể so với các hiệp định mà hai nước đang tham gia

1.3 Những nội dung của FTA thế hệ mới liên quan đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

1.3.1 Cắt giảm thuế quan

Theo biểu phân loại hàng hóa hài hòa (HS), mặt hàng thủy sản của Nhật Bảnbao gồm 330 dòng thuế, Nhật Bản cam kết cắt giảm thuế trong vòng 10 đến 15 nămđối với 188 dòng Trong số 330 mặt hàng thủy sản, có 64 mặt hàng có cam kết giảmthuế quan về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực Tuy vậy, trừ 28 mặt hàng có thuếsuất MFN là 0% tư trước và 8 mặt hàng có thuế suất GSP la 0% đang áp dụng choViệt Nam thì có 28 dòng thuế được giảm thuế xuống 0% về thực chất Tuy nhiên 28sản phẩm này mang ý nghĩa rất quan trọng bởi chúng chiếm tới 71% xuất khẩu thủysản của Việt Nam sang Nhật Bản Trong đó, đáng kể nhất là các sản phẩm tôm sú,tôm chế biến, cua, ghẹ Có 8 dòng thuế thủy sản có lộ trình giảm thuế trong 3 năm.Các dòng thuế phổ biến có mức thuế MFN ban đầu từ 3,5% đến 7,2% Giá trị kimngạch xuất khẩu của 8 mặt hàng này rất lớn, chiếm đến 8% kim ngạch xuất khẩucủa thủy sản Việt Nam, trong đó đáng chú ý nhất là các mặt hàng như động vật thânmềm, cá đông lạnh có ưu đãi lớn nhất Theo cam kết giảm thuế của Nhật Bản, có 96dòng thủy sản có các lộ trình giảm thuế khác nhau, từ 5 đến 10 năm Các mặt hàngnày phần lớn có ki ngạch xuất khẩu sang Nhật chưa cao nhưng xét về dài hạn thì lạirất tiềm năng Nhiều sản phẩm loại này đã được xuất khẩu sang nhiều thị trườngHoa Kỳ hay EU

Trang 25

Bảng 1.4 Danh mục cam kết xóa bỏ thuế quan các mặt hàng thủy sản theo Hiệp định VJEPA

đềuXóa bỏ thuế quan vào

đềuXóa bỏ thuế quan vào

đềuXóa bỏ thuế quan vào

đềuKhông cam kết cắt giảm thuế

năm thực hiện Hiệp định

Trang 26

1.3.2.Quản lý hạn ngạch nhập khẩu

Hầu hết các loại thực phẩm được phép nhập khẩu không hạn chế vào NhậtBản nhưng phải đáp ứng đủ những yêu cầu thủ tục theo quy định Hạn ngạch nhậpkhẩu khi đã áp dụng cho một số mặt hàng thủy sản được phân bố một lần trong nămtài chính Số lần phân bố có thể được bổ sung tùy thuộc vào tình hình cung ứng thựcphẩ, giá thực phẩm, các vấn đề quan hệ đối ngoại và các yếu tố khác Hạn ngạchnhập khẩu của Nhật Bản được phấn bố dựa trên số lượng được nhập khẩu, chứkhông phân theo giá trị nhập khẩu Tại Nhật Bản, có 2 hệ thống phân bổ hạn ngạchnhập khẩu: (1) Phân bổ co các công ty thương mại; (2) Phân bổ tới người sử dụnghàng hóa (các nhà sản xuất và các tổ chức sử dụng mặt hàng nhập khẩu làm nguyênliệu đầu vào để sản xuất) Đôi khi Nhật Bản áp dụng cả hai hệ thống phân bổ hạnngạch trên tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.Hiện tại, có 59 trên tổng số 330dòng thuế thủy sản đang áp dụng hạn ngạch nhập khẩu

Theo Hiệp định VJEPA, Nhật Bản cam kết giữ nguyên cơ chế quản lý nhậpkhẩu bằng hạn ngạch với một số sản phẩm thủy sản.Tất cả các mặt hàng này đềuthuộc nhóm X và không có lộ trình giảm thuế Doanh nghiệp Việt Nam muốn xuấtkhẩu những sản phẩm thủy sản này sẽ vẫn áp dụng đầy đủ các quy định chung nhưNhật Bản áp dụng với các quốc gia khác nhau phù hợp với quy tắc không phân biệtđối xử của WTO

1.3.3.Quy tắc xuất xứ

Chương về quy tắc xuất xứ (ROO) là một rong những nội dung quan trọngnhất của Hiệp định VJEPA Mục tiêu của quy tắc xuất xứ là xác định đối tượnghàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan (tức là hàng hóa nào được coi là “của ViệtNam”, hàng hóa nào được coi là “của Nhật Bản”) và ngăn chặn hàng hóa của cácnước bên thứ ba được hưởng ưu đãi thuế quan

Theo quy định, hàng hóa được hưởng ưu đãi là hàng hóa có xuất xứ thuầntúy hoặc hàng hóa đáp ứng được tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực không dưới40% hoặc thay đổi mã số hàng hóa ở cấp bốn số Nhà xuất khẩu sẽ được phép lựachọn áp dụng một trong hai tiêu chí nói trên để xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứcủa hàng hóa mẫu VJ Đây là quy tắc chung áp dụng cho một số hàng hóa Ngoàiquy tắc chung, Hiệp định VJEPA quy định áp ụng quy tắc mặt hàng cụ thể (PSR)

Trang 27

cho một số mặt hàng Các tiêu chí này bao gồm việc cho phép lựa chọ Hàm lượnggiá trị gia tăng 40%, chuyển đổi chương, chuyển đổi nhóm có loại trừ chuyển đổiphân nhóm, thực hiện công đoạn gia công chế biến cụ thể, xuất xứ thuần túy Tương

tự như các FTA khác mà Việt Nam đã tham gia trước đây, quy tắc xuất xứ VJEPAbao gồm các điều khoản chính như quy tắc tối thiểu, cộng gộp, công đoạn gia côngđơn giản, vận chuyển thẳng, quy định về bao bì, về phụ tùng, phụ kiện, dụng cụ,nguyên liệu gián tiếp, đánh bắt ngoài lãnh hải bằng tàu thuyền thuộc sở hữu của cácbên

Ngoài ra, Hiệp định VJEPA đã quy định rằng hàng hóa có xuất xứ sẽ chỉđược hưởng những ưu đãi thuế quan nếu đáp ứng những quy định về vận chuyểntrực tiếp từ nước xuất khẩu tới nước để đảm bảo xuất xứ của hàng hóa được giữnguyên trạng, không bị tác động hoặc can thiệp sau khi đã xác định được xuất xứ.Theo đó, các trường hợp được coi là vận chuyển trực tiếp bao gồm:

- Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu tới nước nhập khẩu;hoặc

- Hàng hóa được vận chuyển qua một hoặc nhiều nước không phải là thànhviên, với điều kiện hàng hóa đó chỉ quá cảnh hoặc lưu kho tạm thời, dỡ hàng, bốclại hàn và những công việc khác nhằm bảo quản hàng hóa trong tình trạng tốt

Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu VJ là một yêu cầu tiên quyết để được hưởnglợi ích ưu đãi thuế quan theo Hiệp định VJEPA Các cơ quan cấp giấy chứng nhậnxuất xứ của Việt Nam sẽ xác định hàng hóa xuất khẩu tuân thủ các tiêu chí về xuất

xứ đồng thời cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu VJ cho hàng hóa Ưu đãi thuế quantheo Hiệp định VJEPA sẽ chỉ được dành cho hàng hóa có giấy chứng nhận xuất xứmẫu VJ

1.3.4 Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch

Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch (SPS) được sử dụng nhằm bảo vệ sứckhỏe, đời sống của con người, động thực vật thông qua việc ngăn chặn sự phát triển,lây an của côn trùng, bệnh tập và bảo đảm an toàn thực phẩm cho tiêu dùng Hiệpđịnh VJEPA khẳng định lại cam kết của Việt Nam và Nhật Bản trong việc tuân thủcác quy định về vệ sinh và kiểm dịch của WTO (Hiệp định SPS), ngăn chặn khảnăng sử dụng các biện pháp SPS trên mức cần thiết hoặc như một rào cản “trá hình”

Trang 28

đối với hàng nông thủy sản nhập khẩu Hiệp định cũng đề ra một số cơ chế, nhưthành lập tiểu ban về SPS để thảo luận các vấn đề liên quan, thông qua tiểu ban này,các cơ quan quản lý của hai bên có thể thảo luận để xử lý các rào cản thương mạitrong lĩnh vực SPS, công nhận hợp chuẩn Ngoài ra, mỗi bên sẽ thành lập Điểm hỏiđáp về SPS để cung cấp thông tin cho doanh nghiệp và công chúng hai nước.

Trang 29

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM KÝ

KẾT FTA THẾ HỆ MỚI

2.1 Tổng quan về thị trường nhập khẩu thủy sản Nhật Bản

2.1.1 Đặc điểm, xu hướng thị trường

Nhật Bản là quốc gia được bao quanh bởi đại dương chính vì vậy ngành thủysản của nước này đã phát triển từ lâu đời và đóng góp rất lớn cho đời sống củangười Nhật, không chỉ về mặt kinh tế mà còn trong việc quảng bá văn hóa thôngqua ẩm thực.Nhật Bản nổi tiếng thế giới với truyền thống tiêu thụ cá và các sảnphẩm thủy sản Các sản phẩm từ thủy sản của Nhật Bản như sushi, sashimi, tempura

đã trở nên phổ biến trên thị trường toàn cầu do sự bổ dưỡng cho sức khỏe, ít chấtbéo, hàm lượng calo thấp Thị trường thủy sản Nhật Bản bao gồm các loại cá vây,các loại thủy sản có vỏ, rong biển ăn được, các sản phẩm đông lạnh và đóng hộphay các sản phẩm đóng gói khác

Tuy nhiên hiện nay thế hệ trẻ tuổi tại Nhật Bản đã bắt đầu tiêu dùng cá vàcác sản phẩm thủy sản ít hơn mà thay vào đó họ ưa chuộng các sản phẩm từ thịt vàcác sản phẩm đã chế biến sẵn sàng để ăn “Bình quân đầu người tiêu thụ cá và hảisản tại Nhật Bản đã giảm liên tục trong những năm vừa qua, từ khoảng 40 kg năm

2007 xuống 33 kg năm 2012 và chỉ còn 27 kg trong năm 2014” (theo EuromonitorInternational, 2014) Nếu người tiêu dùng trẻ tuổi có nhu cầu về cá và thủy sản, họ

sẽ tìm đến các dịch vụ ăn uống với các sản phẩm dễ chế biến hoặc đã chế biến sẵn

để ăn Kết quả, cá nguyên con đang được thay thế bởi các dạng philê/ cắt sẵn và sẵnsàng để ăn tại các cửa hàng bán lẻ Một vấn đề đáng lưu ý khác không chỉ về mứctiêu thụ cá và các loại thủy sản giảm, mà nhu cầu các thực phẩm chế biến từ cá cóthể sẽ không xuất phát từ người tiêu dùng Nhật Bản trong tương lai Đó là do nhucầu ngày càng tăng đối với các món ăn Nhật Bản tại các thị trường lớn, đặc biệt làTrung Quốc cũng như các nước Bắc Mỹ và Châu Âu đang có sự bùng nổ về ẩmthực Nhật Bản

Người tiêu dùng Nhật Bản đang chuyển sang tiêu thụ thủy sản có giá rẻ hơn,nhưng vẫn rất chú trọng các yếu tố như chất lượng cao, độ tươi, có lợi cho sức khỏe

Trang 30

và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Đặc điểm nổi bật của người tiêu dùng NhậtBản là họ coi trọng các tiêu chuẩn của Nhật Bản hơn các tiêu chuẩn quốc tế, chẳnghạn “Tiêu chuẩn nông sản Nhật Bản” (JAS - Japan Agricultural Standards) hoặc

“Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản” (JIS - Japan Industrial Standards)

2.1.2 Tình hình nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai trên thế giới sau Hoa

Kỳ và đứng đầu Châu Á và cũng là quốc gia có mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầungười cao nhất thế giới (67kg/người/năm) Người Nhật Bản coi trọng nguồn cungcấp protein từ tôm cá, đặc biệt trong năm, người Nhật có tới hàng trăm lễ hội và mỗi

lễ hội hầu như có một hay vài món ăn chế biến từ thuỷ sản Kim ngạch nhập khẩuthủy sản của Nhật Bản năm 2016 đạt 13,59 tỷ USD, tăng 4,45% so với năm 2015(theo ITC Trademap) Nguồn cung của Nhật Bản khá đa dạng với các sản phẩmthủy sản nhập khẩu từ 123 quốc gia khác nhau Đối tác cung ứng sản phẩm thủy sảnlớn nhất cho Nhật Bản năm 2016 là Trung Quốc (chiếm 18,15 % tổng kim ngạchnhập khẩu thủy sản), tiếp đến là Hoa Kỳ (9%), Liên bang Nga (7,54%), Chile(7,42%), Na Uy (7%), Thái Lan (6,93%) và Việt Nam (6,39%) (theo ITCTrademap)

Hình 2.1 Nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản theo nước và vùng lãnh thổ từ

Trang 31

Trong thời gian qua, Nhật Bản nhập khẩu sản phẩm cá đông lạnh nguyên con

và cá sống với khối lượng lớn.Các sản phẩm thủy sản thân mềm cũng được nhậpkhẩu nhiều hơn cho thấy nhu cầu tiêu dùng đang tăng.Đối với tôm, Nhật Bản hiệnnay đứng sau Trung Quốc về nhập khẩu tôm của Việt Nam Các sản phẩm tôm được

ưa chuộng tại thị trường này là tôm thẻ chân trắng (chiếm 55%), tiếp theo là tôm sú(chiếm 25%), còn lại là tôm biển (theo ITC Trademap)

Trong năm 2016, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Nhật Bản vẫn chưa hồi phụcnhư thị trường Hoa Kỳ Việc đồng Yên mất giá trong khi đồng USD tăng tại thịtrường Hoa Kỳ đã tác động giảm giá tới cả phân khúc bán lẻ Nhiều dịch vụ thựcphẩm đã bỏ tôm ra khỏi thực đơn khi giá lên cao và hiện chưa đưa vào thực đơn nhưthời gian trước Khối lượng nhập khẩu tôm của Nhật Bản năm 2016 có thể tăng nhẹ,nhưng vẫn thấp hơn trung bình các năm trước

Hình 2.2 Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng thủy sản của Nhật Bản từ

3000000.0

Cá đã được chế biến,

2500000.0 trứng cá tầm muối,

2000000.0 Động vật giáp xác, thânmềm, thủy sinh đã được

chế biến và bảo quản

Trang 32

Bảng 2.1Kim ngạch nhập khẩu cá ngừ theo mã HS của Nhật Bản

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của ITC Trademap www.trademap.org)

Bảng 2.2Kim ngạch nhập khẩu tôm theo mã HS của Nhật Bản năm 2015 –

030611 Tôm hùm đá và tôm biển khác 29.836 31.616 5,97

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của ITC Trademap www.trademap.org)

Trang 33

2.1.3 Các quy định của thị trường thủy sản Nhật

Bản a Thuế nhập khẩu

Hệ thống thuế quan của Nhật Bản được chia thành một số nhóm chính trên

cơ sở hình thức áp dụng bao gồm:

- Hệ thống thuế áp dụng phổ cập

- Hệ thống thuế áp dụng đối với các quốc gia thành viên WTO

- Hệ thống thuế áp dụng cho các đối tượng được hưởng ưu đãi thuế, áp dụngtạm thời Riêng với các nước đang phát triển bao gồm cả Việt Nam, Nhật Bản cónhiều chính sách ưu đãi hoặc miễn thuế thuộc Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP(Generalised System of Preferences)

Nhật Bản có mức thuế suất nhập khẩu thấp hoặc bằng 0% đối với nhiều sảnphẩm Biểu thuế nhập khẩu áp dụng đối với thủy sản và thực phẩm chế biến có tạiwebsite của Cục Hải quan Nhật Bản Để áp dụng thuế suất ưu đãi đối với các sảnphẩm nhập khẩu từ các nước được hưởng ưu đãi, nhà nhập khẩu cần nộp chứngnhận xuất xứ GSP do các cơ quan hải quan ban hành hoặc do cơ quan ban hành củanước xuất khẩu ban hành cho Hải quan Nhật Bản trước khi làm thủ tục thông quan

b.Thủ tục nhập khẩu

Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được kiểm soát bằng một hệthống luật pháp tương đối chặt chẽ vì các lý do bảo vệ quyền lợi an ninh quốc gia,lợi ích kinh tế, bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng Các doanhnghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường Nhật Bản cần tìm hiểu kỹ và tuân thủnghiêm túc những quy định và luật về nhập khẩu của Nhật Bản

Hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản cần đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt cácquy định liên quan, trong đó đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu bao gồm:

Trang 34

đòi nhà sản xuất bồi thường cho các thiệt hại xảy ra liên quan đến sản phẩm cókhiếm khuyết và các quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và khiếm khuyết của sảnphẩm Luật này dựa trên một chính sách nhằm ràng buộc nhà nhập khẩu có tráchnhiệm đối với các thiệt hại vì rất khó giúp các nạn nhân là người tiêu dùng truy cứutrách nhiệm của nhà sản xuất ở nước ngoài Việc đòi bồi thường thiệt hại từ các nhàsản xuất nước ngoài do nhà nhập khẩu thực hiện, tách biệt hoàn toàn với Luật vềtrách nhiệm đối với sản phẩm.

Nhà nhập khẩu Nhật Bản khi muốn nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩutại Hải quan.Hàng hóa liên quan sẽ được kiểm tra.Nếu đạt yêu cầu, nhà nhập khẩuphải đóng thuế và các khoản lệ phí cần thiết cho Hải quan để nhận giấy phép nhậpkhẩu.Bộ tờ khai hải quan (theo qui định tại Luật hải quan điều 67 tới điều 72) phảiđược điềnđầy đủ thông tin liên quan Nhà nhập khẩu khai tờ khai theo mẫu và nộpcho hải quan kèm theo các giấy tờ sau:

- Hoá đơn thương mại

- Biên lai thuế hải quan (nếu hàng hóa thuộc diện chịu

thuế) c Quy định bắt buộc

Quy định vệ sinh an toàn thực phẩm

Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định cụ thể trong Luật

vệ sinh thực phẩm áp dụng cho tất cả các thực phẩm và đồ uống tiêu dùng trên thịtrường Nhật Bản Theo đó, các doanh nghiệp cần nộp các giấy tờ cần thiết khi điềnvào đơn kiểm dịch nộp cho các cơ quan kiểm soát thực phẩm nhập khẩu thuộc cáctrạm kiểm dịch, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản Việc kiểm dịchđược thực hiện khi các cơ quan kiểm dịch quyết định cần phải kiểm tra các tiêu

Trang 35

chuẩn hoặc vấn đề an toàn thực phẩm ngay ở bước kiểm tra ban đầu Nếu theo kếtquả kiểm tra và kiểm dịch ban đầu, không phát hiện ra vấn đề gì đối với thực phẩmnhập khẩu theo quy định của Luật, nhà nhập khẩu sẽ được nhận chứng nhận đăng

ký Nhà nhập khẩu sẽ nộp giấy tờ này cho cơ quan hải quan cùng với các giấy tờ hảiquan và đơn xin cấp phép nhập khẩu Trong trường hợp phát hiện sản phẩm khôngphù hợp nhập khẩu, các biện pháp như huỷ hàng hoặc trả lại hàng cho công ty vậnchuyển sẽ được thực hiện Do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hiểu đúngchế độ quản lý vệ sinh thực phẩm để có thể tránh những vi phạm đáng tiếc

Quy định bao gói, nhãn mác

Nhật Bản quy định nghiêm cấm sử dụng rơm rạ làm chất liệu đóng gói hànghóa.Việc đề xuất đóng gói hàng hóa phải được làm rõ với nhà nhập khẩu Hàng hóaphải được dán nhãn mác theo theo thông lệ thương mại

Nhãn hàng hoá thủy sản và thực phẩm chế biến phải được in bằng tiếng Nhật vàtuân thủ theo các luật và quy định sau đây:

- Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác hàng nông lâm sản

- Luật an toàn vệ sinh thực phẩm

- Luật đo lường

- Luật bảo vệ sức khoẻ

- Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên

- Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm

- Luật bảo vệ sở hữu trí tuệ (ví dụ Luật tránh cạnh tranh không lành mạnh,Luật về bằng sáng chế)

Khi nhập khẩu và bán các sản phẩm thủy sản như các sản phẩm tươi sống,nhà nhập khẩu phải cung cấp các thông tin sau đây trên nhãn mác sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn về nhãn mác đối với thực phẩm tươi sống theo Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác nông lâm sản:

- Tên sản phẩm

- Nước xuất xứ

- Hàm lượng

- Tên và địa chỉ nhà nhập khẩu

Khi nhập khẩu và bán các sản phẩm thủy sản chế biến, nhà nhập khẩu phải

Trang 36

cung cấp các thông tin sau đây phù hợp với Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác nônglâm sản, và các quy định tương tự đối với thực phẩm chế biến được đóng gói trongcontainer theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm:

- Tên sản phẩm: Tên của sản phẩm cần được in trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm

- Thành phần: Các thành phần của sản phẩm phải được liệt kê theo thứ tựgiảm dần từ thành phần có hàm lượng cao nhất đến thấp nhất trên nhãn mác phùhợp với Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thựcphẩm Tên của các chất phụ gia được sử dụng phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần

từ chất có hàm lượng cao nhất đến thấp nhất trên nhãn mác phù hợp với Luật antoàn vệ sinh thực phẩm Tên và cách sử dụng tám chất phụ gia sau cần được ghi rõtrên nhãn: bột ngọt, chất chống ôxy hóa, phẩm nhuộm nhân tạo, chất tạo màu, chấtbảo quản, chất làm trắng, chất làm dày/ ổn định/ chất làm đông/ các chất cô đặc, cácchất trị nấm và chất chống mối mọt

Để tránh các rủi ro nguy hại tới sức khỏe người tiêu dùng liên quan đến vấn

đề ngộ độc thực phẩm, luật quy định các thành phần cụ thể cần được dán nhãn phùhợp với Luật an toàn vệ sinh thực phẩm Việc dán nhãn thành phần thực phẩm làyêu cầu bắt buộc đối với các sản phẩm có chứa tôm cua và khuyến khích thực hiệnvới các sản phẩm có chứa trứng cá hồi Nếu các thành phần thực phẩm này đã đượcliệt kê trong danh sách thành phần chính, không cần thiết phải thực hiện thêm cáchoạt động khác Nếu tên của các thành phần trên nhãn sản phẩm không chỉ rõ cácthành phần cụ thể, cần phải dán nhãn riêng đối với các thành phần thực phẩm

Các thành phần dinh dưỡng và hàm lượng calo cũng cần được ghi rõ, làm nổibật trên nhãn thủy sản và thực phẩm chế biến phù hợp với các tiêu chuẩn về dánnhãn dinh dưỡng Các thông tin bắt buộc bao gồm thành phần dinh dưỡng, cơ cấuthành phần (ví dụ, các loại axit amin trong protein) và loại thành phần thực phẩm(ví dụ, các loại axit béo có trong chất béo) Các thành phần thực phẩm cần được ghitheo thứ tự và đơn vị như sau:

- Hàm lượng calo (kcal hoặc kilocalo)

- Protein (g hoặc gram)

- Chất béo (g hoặc gram)

Trang 37

- Hydrat cacbon (g hoặc gram)

- Natri

- Các thành phần dinh dưỡng khác cần ghi trên nhãn

Nhãn mác của các loại thực phẩm dinh dưỡng hoặc các sản phẩm ăn kiêng phải tuân theo các tiêu chuẩn tương ứng và cần có giấy chứng nhận

- Hàm lượng: Khi nhập khẩu và bán các loại thủy sản và thực phẩm chế biến,nhà nhập khẩu cần ghi rõ trọng lượng của sản phẩm phù hợp với Luật đo lường vàchỉ rõ trọng lượng tính theo gam trên nhãn mác Sản phẩm cần được ghi rõ trọnglượng, sự khác biệt giữa trọng lượng thực của sản phẩm và con số ghi trên nhãn chỉtrong giới hạn cho phép

- Hạn sử dụng: Hạn sử dụng của sản phẩm theo từng cách thức bảo quản sảnphẩm cần được ghi rõ trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn cácsản phẩm nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm Nhãn hạn sử dụng cần

có chứa các thông tin: ngày hết hạn sử dụng và hạn sử dụng tốt nhất Ngày hết hạn

sử dụng được áp dụng đối với các loại thực phẩm mà chất lượng sản phẩm sẽ giảmnhanh chóng trong vòng năm ngày kể từ ngày hết hạn.Hạn sử dụng tốt nhất được ápdụng đối với các loại thực phẩm mà chất lượng sản phẩm không thay đổi trong vòngnăm ngày tương ứng

- Cách thức bảo quản: Cách thức bảo quản sản phẩm đảm bảo giữ nguyênhương vị của thực phẩm cho đến hạn“sử dụng tốt nhất” phải được chỉ rõ trên nhãnphù hợp với Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản và Luật antoàn vệ sinh thực phẩm Các sản phẩm thực phẩm cần dán nhãn ngày hết hạn sửdụng cần ghi rõ “bảo quản dưới 100C” trong khi các sản phẩm cần dán nhãn hạn sửdụng tốt nhất cần ghi rõ “Tránh ánh nắng mặt trời, giữ theo nhiệt độ trong phòng”…Tuy nhiên, đối với những sản phẩm có thể giữ theo nhiệtđộ trong phòng, không cầnthiết phải dán nhãn cách thức bảo quản sản phẩm

- Nước xuất xứ: Các tiêu chuẩn dán nhãn chất lượng đối với thực phẩm chếbiến, được quy định bởi Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâmsản, yêu cầu có thông tin về nước xuất xứ (có thể phải cung cấp tên của vùng biển)trên nhãn thực phẩm nhập khẩu Luật này cũng quy định thông tin về nước xuất xứphải được ghi rõ trên nhãn một số loại sản phẩm thủy sản và thực phẩm chế

Trang 38

biến.Tất cả các loại thực phẩm chế biến khác không nhất thiết phải dán nhãn nướcxuất xứ Những thông tin này cần được dán nhãn dưới hìnhthức để trong ngoặc ()theo danh sách thành phần thực phẩm hoặc chỉ rõ nước xuất xứ trong một cột thôngtin riêng biệt.

- Tên và địa chỉ nhà nhập khẩu: Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu cũng phảiđược ghi rõ trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩmnông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm Đối với các sản phẩm được chếbiến tại Nhật Bản sử dụng các thành phần nhập khẩu, tên và địa chỉ của nhà sảnxuất hoặc nhà kinh doanh cũng cần được ghi rõ trên nhãn

Ngoài ra, mô tả sản phẩm sai hoặc dễ gây hiểu lầm bị cấm bởi Luật bảo vệsức khỏe, Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm và cácluật và quy định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ, Luật chống cạnh tranhkhông lành mạnh, Luật thương hiệu) Các luật này được áp dụng cho tất cả các sảnphẩm, không giới hạn với các sản phẩm thực phẩm

d Yêu cầu về chứng nhận và tiêu chuẩn chất lượng

Người tiêu dùng Nhật Bản có thói quen đưa ra quyết định mua hàng căn cứvào dấu chất lượng trên bao bì Họ coi đó như là sự đảm bảo độ tin cậy về chấtlượng hàng hoá được mua Các nhà xuất khẩu thủy sản có ý định thâm nhập vào thịtrường Nhật Bản cần tìm hiểu về dấu chứng nhận JAS (Tiêu chuẩn nông nghiệpNhật Bản) hoặc Ecomark cũng như chế độ xác nhận trước về thực phẩm nhập khẩucác loại khác cho sản phẩm của mình để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩntối thiểu tại thị trường Nhật Bản, từ đó dễ dàng cho việc tiêu thụ hàng hoá Hơn nữa,thực tế cho thấy nếu chất lượng của một sản phẩm đã được thị trường Nhật Bảnchấp nhận thì sản phẩm đó hoàn toàn có thể cạnh tranh được ở các thị trường khác

Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản - JAS quy định các tiêu chuẩn về chấtlượng, đưa ra các quy tắc về việc ghi nhãn chất lượng và đóng dấu chất lượng tiêuchuẩn JAS.Ngày nay hệ thống JAS đã trở thành cơ sở cho người tiêu dùng trongviệc lựa chọn các thực phẩm chế biến Danh sách các sản phẩm được điều chỉnh bởiluật JAS gồm: đồ uống, thực phẩm chế biến, dầu ăn, mỡ, các nông lâm sản chếbiến Tuy nhiên hiện nay không phải tất cả các sản phẩm đều được liệt kê trong

Trang 39

danh sách các sản phẩm do luật JAS điều chỉnh nhưng các tiêu chuẩn JAS bao quát

cả các sản phẩm được sản xuất trong nước và các sản phẩm nhập khẩu.Việc sửdụng dấu chứng nhận JAS trên nhãn hiệu sản phẩm là tự nguyện và các nhà sảnxuất cũng như các nhà bán lẻ không bị bắt buộc phải sản xuất hay kinh doanh cácsản phẩm có chất lượng tiêu chuẩn JAS

Vấn đề môi trường đang nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng NhậtBản Cục Môi trường Nhật Bản đang khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sảnphẩm không làm hại môi sinh (kể cả các sản phẩm trong nước cũng như nhậpkhẩu) Các sản phẩm này được đóng dấu "Ecomark".Để được đóng dấu Ecomark,sản phẩm phải đạt được ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

- Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm môi trường hoặc có nhưngít

- Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường

- Chất thải sau khi sử dụng không gây hại cho môi trường hoặc gây hại rất ít

- Sản phẩm đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường ngoài các cách kểtrên

2.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản trong thời gian vừa qua

2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu

Hình 2.3 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn

2001 – 2016

(Đơn vị: Triệu USD)

1400 1200 1000 800 600 400 200 0

10111213141516

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của TCHQ)

Trang 40

Theo phân tích từ số liệu của TCHQ, trong giai đoạn 2001 – 2006, kim ngạchxuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản liên tục tăng với tốc độ bình quân9,85%/năm Kim ngạch tăng từ 475 triệu USD năm 2001 lên 844,3 triệu USD vàonăm 2006 Sang đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 745,9 triệu USD, giảm11,5% so với năm 2006 Đặc biệt, chỉ trong tháng 5/2007, sản lượng xuất khẩu mặthàng tôm sang Nhật Bản giảm 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái Nguyên nhân là doNhật Bản tăng cường các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thủy sảnnhập khẩu sau khi phát hiện dư lượng kháng sinh trong thủy sản Việt Nam và đãnhiều lần lên tiếng cảnh báo từ giữa năm 2006 khi luật vệ sinh an toàn thực phẩmsửa đổi của nước này có hiệu lực và 31 nước bán thủy sản sang Nhật bị phát hiện dưlượng kháng sinh cấm, trong đó có Việt Nam Trong thời gian sau đó, Nhật đã nângmức kiểm tra từ 5%, 10% lên 50%, 100% lô hàng tôm nhập của Việt Nam, và saucùng là 100% các lô hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam nói chung Dưới sự nỗlực và kiên quyết của ngành Thủy sản, năm 2008 kim ngạch thủy sản xuất khẩu củaViệt Nam sang thị trường Nhật Bản đã có dấu hiệu hồi phục và đạt mức 830,2 triệuUSD, tăng 15% so với năm 2007 (Phân tích theo số liệu của TCHQ).

Qua phân tích số liệu của TCHQ, trong giai đoạn 2008 – 2014, nhìn chungkim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản tăng, tuy nhiên năm

2009 kim ngạch giảm, chỉ đạt 761 triệu USD giảm 8,3% so với năm 2008 Nguyênnhân chủ yếu là do khó khăn thị trường xuất khẩu, nguyên liệu đầu vào, vốn và chiphí cùng với sự suy thoái của nền kinh tế thế giới Trong quý I năm 2009, GDP củaNhật Bản thấp hơn 15,4% so với cùng kỳ năm trước - Văn phòng chính phủ Nhậtthông báo Trong thời gian này, xuất khẩu giảm 26% và nhập khẩu cũng giảm 15%

Sự trượt dốc GDP của nền kinh tế Nhật Bản chỉ kém nền kinh tế lớn nhất thế giới

Mỹ (giảm 6,1% trong khoảng thời gian này) Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là thị trườngnhập khẩu thủy sản thứ 2 của Việt Nam chiếm 17,8% giá tri xuất khẩu thủy sản củaViệt Nam, chỉ đứng sau thị trường EU với 25,8% Hơn nữa, Việt Nam vẫn nằmtrong nhóm 10 quốc gia xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Nhật Bản

Từ năm 2010, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của hầu hết các thị trường đã khởisắc trở lại Tại thời điểm này, tác động của việc giảm thuế từ VJEPA bắt đầu biểuhiện khi kim ngạch thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 894 triệu USD,

Ngày đăng: 12/05/2020, 06:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w