1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của việt nam tại myanmar trong giai đoạn 2012 2016 thực trạng và giải pháp thúc đẩy”

88 66 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 726 KB

Nội dung

Dẫu thế, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của ViệtNam ngày càng được đẩy mạnh và trở nên đa dạng hơn, thể hiện khá rõ nét qua sự đa dạng về thị trường, về ngành đầu tư, về quy mô

Trang 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG BIỂU ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ ii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TẠI MYANMAR 4

1.1 Những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại FDI 4

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động FDI 9

1.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước chủ đầu tư 15

1.1.4 Một số biện pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các nước đang phát triển 16

1.2 Tổng quan về Myanmar và quan hệ hợp tác đầu tư Việt Nam-Myanmar 20

1.2.1 Sơ lược về đất nước Myanmar 20

1.2.2 Tổng quan về quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam – Myanmar 29

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TẠI MYANMAR GIAI ĐOẠN 2012 - 2016 35

2.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới FDI của Việt Nam tại Myanmar giai đoạn 2012 – 2016 35

2.1.1 Yếu tố đẩy 35

2.1.2 Yếu tố kéo 41

2.2 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam tại Myanmar giai đoạn 2012 – 2016 52

2.2.1 Quy mô vốn 52

2.2.2 Lĩnh vực đầu tư 55

2.2.3 Hình thức đầu tư 58

2.2.4 Địa bàn đầu tư 59

Trang 2

2012 – 2016 61

2.3.1 Vai trò của hoạt động FDI tại Myanmar đối với Việt Nam 61

2.3.2 Những thành tựu đạt được 63

2.3.3 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 65

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY FDI VIỆT NAM TẠI MYANMAR 66

3.1 Triển vọng và thách thức đối với hoạt động FDI tại Myanmar trong thời gian tới 66

3.1.1 Triển vọng của thị trường Myanmar 66

3.1.2 Thách thức của thị trường Myanmar 68

3.2 Quan điểm của Chính phủ Việt Nam đối với hoạt động FDI tại Myanmar trong thời gian tới 70

3.3 Giải pháp thúc đẩy FDI Việt Nam tại Myanmar trong thời gian tới 72

3.3.1 Một số hàm ý về chính sách khuyến khích ĐTTTRNN của Việt Nam 72

3.3.2 Một số đề xuất đối với nhà đầu tư Việt Nam tại Myanmar 74

KẾT LUẬN 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO iii

PHỤ LỤC iv

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á

Southeast Asian Nations Nam Á

DICA Directorateof Investment and Tổng cục quản lý đầu tư và

Company Administration Doanh nghiệp Myanmar

ngoàiFDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

MyanmarIMF International Monetary Fund Qũy tiền tệ quốc tế

MIC Myanmar Investment Commission Uỷ ban đầu tư Myanmar

OECD Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển

Cooperation and Development Kinh tế

UNCTAD United Nation Conference on Trade Hội nghị của Liên Hợp Quốc

and Development về thương mại và phát triển

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Thông tin cơ bản về tình hình kinh tế thương mại Myanmar 26

Bảng 2.1: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam (2010 - 2015) 35

Bảng 2.2: Bảng xếp hạng thể chế Myanmar giai đoạn 2012 - 2016 42

Bảng 2.3: Diện tích các cây lấy gỗ tại Myanmar trong năm 2005 47

Bảng 2.4: Một số ưu đãi về thuế trong khu vực tự do và khu vực xúc tiến theo Luật đặc khu kinh tế 2014 51

Bảng 2.5: Lượng vốn FDI của Việt Nam được cấp phép tại Myanmar giai đoạn 2012 – 2016 52

Bảng 2.6: Các dự án FDI của Việt Nam tại Myanmar tính đến tháng 3/2017 55

Bảng 2.7: Các địa bàn đăng ký đầu tư theo bang và vùng tại Myanmar 60

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam (2010 - 2015) 35

Sơ đồ 2.2: Lượng vốn FDI của Việt Nam được cấp phép tại Myanmar giai đoạn 2012 – 2016 53

Sơ đồ 2.3: Bản đồ địa bàn đầu tư tại Myanmar 60

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là hoạt động phổ biến mà bất kỳ quốc gia nàotrên thế giới cũng mong muốn thực hiện trong quan hệ kinh tế với các nước còn lạitrên thế giới Đây là hoạt động có tiềm năng lớn trong việc giúp doanh nghiệp mởrộng thị trường, tránh những hàng rào bảo hộ thương mại của nước nhận đầu tư,giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ cao, đồng thời học hỏinhững ứng dụng trong công nghệ, kinh nghiệm quản lý, từ đó nâng cao năng lực củamình Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng đòi hỏi nhiều yếu tố như việcnước đi đầu tư cần có tiềm lực vốn đủ mạnh, nhà đầu tư phải có khả năng quản lý và

tổ chức thực hiện dự án cùng như sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc xúc tiến đầutư

Việt Nam tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tương đối muộn, bắt đầuvào năm những 1990 Dẫu thế, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của ViệtNam ngày càng được đẩy mạnh và trở nên đa dạng hơn, thể hiện khá rõ nét qua sự

đa dạng về thị trường, về ngành đầu tư, về quy mô, hình thức đầu tư, về các thànhphần kinh tế và loại hình doanh nghiệp tham gia đầu tư… Theo thống kê của Tổngcục Thống kê Việt Nam, tính sơ bộ đến năm 2015 đã có 1.049 dự án đầu tư trực tiếp

ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 20,8

tỷ đô la Mỹ Trong thời gian này, thị trường đầu tư của Việt Nam chủ yếu ở nhữngquốc gia láng giềng như Lào, Campuchia, Thái Lan Các dự án đầu tư trực tiếp ranước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam (lũy kế các dự án có hiệu lực đến hết ngày31/12/2015) đã tập trung phần lớn vào ngành công nghiệp khai khoáng với 73 dự

án, tổng vốn đầu tư khoảng 8,9 tỷ đô la Mỹ, (chiếm 8,4% về số dự án và 45,3% tổngvốn đầu tư); tiếp theo là ngành nông, lâm, thủy sản chế biến với 116 dự án, tổng vốnđầu tư hơn 3,1 tỷ đô la Mỹ, (chiếm 13,3% số dự án và 15,8% tổng vốn đầu tư); côngnghiệp điện đứng thứ ba với hơn 2,2 tỷ vốn đầu tư đô la Mỹ, (chiếm 1% số dự án và11,3% tổng số vốn đầu tư) (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2015)

Dễ dàng nhận thấy, xu hướng đầu tư của Việt Nam là hướng đến các thị trườngtrong khu vực Đông Nam Á cũng như các thị trường mới nổi Thực tế, Việt Nam đãthực hiện FDI tại Myanmar từ năm 1988 nhưng hiệu quả đầu tư chưa cao,

Trang 6

nguyên nhân chủ yếu là do đất nước này gần như đóng cửa, cô lập với nền kinh tếthế giới Sau khi Myanmar tiến hành cải cách toàn bộ đất nước kể từ năm 2010,quốc gia này trở thành “mỏ vàng cuối cùng” của châu Á được các nhà đầu tư quantâm Hơn thế nữa, cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, Myanmar hứa hẹn sẽmang lại nhiều cơ hội đầu tư dành cho Việt Nam Đặc biệt trong giai đoạn 2012 –

2016, làn sóng FDI vào Myanmar nóng hơn bao giờ hết Việc đầu tư vào Myanmartrong giai đoạn này sẽ chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau; do đó, thực trạngđầu tư FDI của Việt Nam được tiến hành tại quốc gia này vì thế cũng sẽ khác so vớigiai đoạn từ những năm 2010 đổ về trước

Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã chọn đề tài “Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam tại Myanmar trong giai đoạn 2012 - 2016: thực trạng và giải pháp thúc đẩy” để làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam tại đấtnước Myanmar, từ đó đưa ra phương hướng và đề xuất các giải pháp để thúc đẩyhoạt động FDI của Việt Nam tại quốc gia Đông Nam Á này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động FDI của Việt Nam tại MyanmarPhạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Về không gian: hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được tiến hành tại Myanmar

- Về thời gian: Các số liệu phân tích được lấy từ năm 2012 đến hết năm2016; trong đó, một vài số liệu có tính cập nhật được lấy đến hết tháng 3/2017

4. Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như: các số liệu đượclấy từ các nguồn sơ cấp và thứ cấp, kết hợp các phương pháp tổng hợp, so sánh,phân tích

5 Kết cấu của khóa luận

Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu và danh mục các từ viết tắt, khóa luận được kết cấu như sau:

Trang 7

Chương 1: Lý luận chung về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt

Nam tại Myanmar

Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam tại

Myanmar giai đoạn 2012 – 2016

Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

của Việt Nam tại Myanmar

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Tường Anh, giảng viên

khoa Kinh tế quốc tế trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội đã đưa ra những ý kiến,nhận xét quý giá trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Trang 8

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TẠI

MYANMAR1.1 Những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại FDI

và đầu tư chứng khoán (Vũ Chí Lộc, 2012)

Trên thế giới có nhiều tổ chức cũng như các nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm

về FDI ở những cách tiếp cận khác nhau

Theo IMF (1993), FDI nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanhnghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu

tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp

OECD (1999) cho rằng đầu tư trực tiếp được thực hiện nhằm thiết lập các mốiquan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư manglại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách:(i) Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc quyềnquản lý của chủ đầu tư; (ii) Mua lại qoàn bộ doanh nghiệp đã có; (iii) Tham gia vàomột doanh nghiệp mới; (iv) Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm)

Khái niệm FDI của OECD về cơ bản cũng giống với khái niệm IMF đưa ra, đó

là việc thiết lập các mối quan hệ lâu dài (tương tự với việc theo đuổi những lợi ích

Trang 9

lâu dài trong khái niệm của IMF) và tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanhnghiệp Tuy nhiên, khái niệm của OECD đã chỉ rõ hơn những cách thức mà nhà đầu

tư có thể sử dụng để tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp

Theo UNCTAD (1998), FDI được định nghĩa là một khoản đầu tư trong thờigian dài, phản ánh lợi ích lâu dài và sự kiểm soát của một công ty ở trong một nềnkinh tế (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hay công ty mẹ) đối với công ty con ở nềnkinh tế khác

FDI có thể hiểu theo hai nghĩa là FDI vào (đối với nước tiếp nhận đầu tư) vàFDI ra (đối với nước chủ đầu tư) Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, FDI được hiểutheo nghĩa là FDI ra, cụ thể là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Ở Việt Nam, khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được quy định trongNghị định số 83/2015/NĐ-CP về việc giải thích hoạt động đầu tư ra nước ngoài.Theo đó, đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn hoặc thanh toán muamột phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiệnhoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam, đồng thời trực tiếp tham giaquản lý hoạt động đầu tư đó

Nhìn chung, các khái niệm trên đều bàn đến việc chuyển vốn từ một nền kinh

tế này sang một nền kinh tế khác để thực hiện hoạt động kinh doanh và đảm nhiệmđiều hành hoạt động của nhà đầu tư, các nhà đầu tư có được nhiều lợi nhuận hơn từ

việc đầu tư ra nước ngoài Tóm lại có thể hiểu: “FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư cho một

dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó”.

1.1.1.2 Đặc điểm

Thứ nhất, FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợinhuận Luật pháp của một số nước có thể quy định trong trường hợp đặc biệt FDI cóthể có sự góp vốn của Nhà nước, ví dụ như Việt Nam Tuy nhiên, theo nhiều nguồntài liệu và theo quy định của luật pháp nhiều nước, FDI là đầu tư tư nhân Mục tiêu

ưu tiên hàng đầu của các chủ đầu tư FDI dù là tư nhân hay Nhà nước chính là tìmkiếm lợi nhuận khi đầu tư tại nước khác

Trang 10

Thứ hai, các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trongvốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giànhquyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư Theo quy địnhcủa OECD (1999) thì tỷ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyếtcủa doanh nghiệp – mức được công nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham giathực sự vào quản lý doanh nghiệp Tại Myanmar, theo Mục ii, Khoản a, Điều 10 củaFIL 2012, chính phủ không quy định mức vốn góp trong một dự án FDI Đối vớihình thức liên doanh, tỷ lệ vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cá nhân, tổ chứctrong nước do các bên tự thỏa thuận MIC sẽ là người quyết định cuối cùng Tỷ lệvốn của các chủ đầu tư sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợinhuận và rủi ro cũng được phân chia theo tỉ lệ này.

Thứ ba, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tựchịu trách nhiệm về lỗ, lãi Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư

Thứ tư, FDI không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận mà bao gồm cả bí quyết kỹthuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại, tạo ra năng lực sản xuất mới và

mở rộng thị trường cho cả nước tiếp nhận đầu tư và nước chủ đầu tư

Thứ năm, FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếpnhận đầu tư Khi tiến hành đầu tư vào một nước, chủ đầu tư nước ngoài không chỉcung cấp vốn bằng tiền mà còn chuyển giao công nghệ từ nước chủ đầu tư hoặc cácnước khác sang nước nhận đầu tư Thông qua FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhậnđược các máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kĩ thuật tiên tiến,học hỏi kinh nghiệm quản lý, đội ngũ lao động được đào tạo về nhiều mặt (trình độ

kỹ thuật, phương pháp làm việc, kỷ luật lao động,…)

1.1.1.3 Phân loại FDI

Theo cách thức xâm nhập

Theo cách thức xâm nhập, FDI được chia thành hai hình thức:

Đầu tư mới (Greenfield Investment - GI): Chủ đầu tư nước ngoài góp vốn đểxây dựng một cơ sở sản xuất, kinh doanh mới tại nước nhận đầu tư Hình thức này

Trang 11

thường được các nước nhận đầu tư đánh giá cao vì nó có khả năng tăng thêm vốn,tạo thêm việc làm và giá trị gia tăng cho nước này.

Sáp nhập và mua lại qua biên giới (Cross - border & Acquisition – M&A):Chủ đầu tư nước ngoài mua lại hoặc sáp nhập một cơ sở sản xuất kinh doanh có sẵntại nước nhận đầu tư Sáp nhập và mua lại được nhiều chủ đầu tư ưa chuộng hơnhình thức đầu tư mới vì chi phí đầu tư thường thấp hơn và cho phép chủ đầu tư tiếpcận thị trường nhanh hơn

Theo quan hệ về ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư và đối tượng tiếp nhận đầu tư

Theo tiêu chí này, FDI được chia thành ba hình thức:

FDI theo chiều dọc (vertical FDI): nhằm khai thác tài nguyên, nhiên vật liệu(Backward vertical FDI) hoặc để gần gũi người tiêu dùng thông qua việc mua lạicác kênh phân phối ở nước nhận đầu tư (Forward vertical FDI) Như vậy, doanhnghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp nhận đầu tư nằm trong cùng một dây chuyền sảnxuất và phân phối sản phẩm cuối cùng

FDI theo chiều ngang (horizontal FDI): Hoạt động FDI được tiến hành nhằmsản xuất cùng loại sản phẩm hoặc các sản phẩm tương tự như chủ đầu tư đã sản xuất

ở nước chủ đầu tư Như vậy, yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của hìnhthức FDI này chính là sự khác biệt của sản phẩm FDI chiều ngang được tiến hànhnhằm tận dụng các lợi thế độc quyền nhóm, đặc biệt là khi việc phát triển ở thịtrường trong nước vi phạm luật chống độc quyền

FDI hỗn hợp (conglomerate FDI): Doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau

Theo định hướng của nước nhận đầu tư

Theo tiêu chí này, FDI được chia thành ba hình thức:

FDI thay thế nhập khẩu: Hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất và cungứng cho thị trường nước nhận đầu tư các sản phẩm mà trước đây nước này phảinhập khẩu Các yêu tố ảnh hưởng nhiều đến hình thức FDI này là dung lượng thịtrường, các rào cản thương mại của nước nhận đầu tư và chi phí vận tải

FDI tăng cường xuất khẩu: Thị trường mà hoạt động đầu tư này nhắm đếnkhông phải hoặc không chỉ dừng lại ở nước nhận đầu tư mà là các thị trường rộng

Trang 12

lớn hơn trên toàn thế giới và có thể có cả thị trường ở nước chủ đầu tư Các yếu tốquan trọng ảnh hưởng nhiều đến hình thức FDI này khả năng cung ứng các yếu tốđầu vào với giá rẻ của các nước nhận đầu tư như nguyên vật liệu, bán thành phẩm.FDI theo các định hướng khác của chính phủ: Chính phủ nước nhận đầu tư cóthể áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư để điều chỉnh dòng vốn FDI chảyvào nước mình theo ý đồ của mình.

Theo định hướng của chủ đầu tư

Theo tiêu chí này, FDI được chia thành hai hình thức:

FDI phát triển (expansionary FDI): nhằm khai thác các lợi thế về quyền sở hữucủa doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư Hình thức đầu tư này giúp chủ đầu tư tăng lợinhuận bằng cách tăng doanh thu nhờ mở rộng thị trường nước ngoài

FDI phòng ngự (defensive FDI): nhằm khai thác nguồn lao động rẻ ở các nướcnhận đầu tư với mục đích giảm chi phí sản xuất và lợi nhuận của các chủ đầu tưtăng lên

Theo hình thức pháp lý

Tùy theo quy định của luật pháp nước nhận đầu tư, FDI có thể được tiến hànhdưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau Ở Myanmar, các hình thức đầu tư nướcngoài được quy định tại Điều 9, Luật đầu tư nước ngoài 2012 bao gồm có: đầu tư100% vốn nước ngoài theo cấp phép của MIC, liên doanh giữa người nước ngoàivới công dân hoặc tổ chức/doanh nghiệp nhà nước, đầu tư theo hợp đồng hợp kinhdoanh và một số hình thức đầu tư khác

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: đây là doanh nghiệp do các nhà đầu tưnước ngoài đầu tư 100% vốn, do đó hoàn toàn thuộc sở hữu của các nhà đầu tưnước ngoài, chịu sự điều hành, quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn làpháp nhân nước sở tại, chịu sự quản lý của pháp luật nước sở tại Luật đầu tưMyanmar cho phép “người nước ngoài” được đầu tư 100% vốn nước ngoài trongcác ngành được Ủy ban đầu tư cấp phép Hình thức này góp phần tạo thêm thu nhập

và việc làm cho nước nhận đầu tư, tuy nhiên hạn chế sự chuyển giao công nghệcũng như kinh nghiệm quản lý

Doanh nghiệp liên doanh: Đây là hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế mà cácbên tham gia có quốc tịch khác nhau, trên cơ sở cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản

Trang 13

lý, cùng phân phối lợi nhuận, cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động sảnxuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ hoặc hoạt động nghiên cứu bao gồm nghiên cứu

cơ bản và nghiên cứu triển khai theo các điều khoản cam kết trong hợp đồng liêndoanh ký kết giữa các bên tham gia và phù hợp với luật pháp nước sở tại Theo luậtđầu tư nước ngoài 2012 của Myanmar, doanh nghiệp liên doanh phải được thành lậpgiữa “người nước ngoài” và công dân Myanmar hay doanh nghiệp tại Myanmarhoặc liên doanh đó phải có sự tham gia của “người nước ngoài” với chính phủ haynhà nước Myanmar Việc tiến hành FDI theo hình thức liên doanh sẽ góp phần giảiquyết tình trạng thiếu vốn, chia sẻ rủi ro, tạo cơ hội cho người lao động có việc làm

và học tập kinh nghiệm quản lý của nước ngoài Tuy nhiên, nhược điểm của hìnhthức này là khả năng xuất hiện mâu thuẫn trong quản lý, điều hành doanh nghiệp docác bên có sự khác biệt về văn hóa

Cùng với hai hình thức trên, nhà đầu tư có thể tiến hành FDI thông qua cáchợp đồng hợp tác kinh doanh Các hoạt động kinh doanh được thực hiện trên cơ sởhợp đồng nhiều bên trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanhcho mỗi bên tham gia mà không nhất thiết thành lập pháp nhân mới Hình thức trênthường áp dụng trong một số ngành kinh tế đặc biệt như viễn thông, dầu khí… hoặcchỉ áp dụng khi các nước đang phát triển bắt đầu có chính sách thu hút FDI

Bên cạnh đó, theo Khoản c, Điều 17 trong Các quy tắc đầu tư nước ngoài

2013, FDI tại Myanmar có thể được tiến hành giữa chính phủ Myanmar và khu vực

tư nhân thông qua hình thức đầu tư Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao BOT(Build – Operate – Transfer) và Xây dựng – Chuyển giao – Vận hành BTO (Bulid –Transfer – Operate)

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động FDI

Lý thuyết chiết trung của Dunning (1977) và các nghiên cứu được giới thiệutrong các Báo cáo đầu tư hàng năm của UNCTAD cho rằng dòng vốn FDI sẽ chảy

từ nước này sang nước khác và FDI xảy ra là do ảnh hưởng của các yếu tố đẩy từnước chủ đầu tư (push factor) và yếu tố kéo (pull factor) của nước thu hút đầu tư

1.1.2.1 Yếu tố đẩy

Những yếu tố đẩy là những nhân tố của nước chủ đầu tư và là động lực củadoanh nghiệp thúc đẩy FDI ra nước ngoài, bao gồm: điều kiện thị trường và thương

Trang 14

mại; chính sách của Chính phủ nước chủ đầu tư; chi phí sản xuất; điều kiện kinhdoanh (UNCTAD, 2010).

Điều kiện thị trường và thương mại

Nhân tố liên quan đến điều kiện thị trường là sự hạn chế về quy mô thị trườnghay cấu trúc thị trường Khi các công ty sản xuất ra sản phẩm mới ở trong nước, nếusản phẩm mới này chỉ bán ở trong nước thì sản phẩm mới này sẽ bị giới hạn khảnăng tiêu thụ chỉ dành cho khách hàng trong nước Thay vì thế, công ty sẽ mở rộngthêm thị phần khách hàng thông qua FDI sang quốc gia khác để bán được sản phẩmmới này

Về điều kiện thương mại, kim ngạch xuất khẩu hay nhập khẩu là nhân tố quantrọng thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài

Các hiệp định thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước cóảnh hưởng lớn tới ĐTTTRNN

Chính sách của Chính phủ nước chủ đầu tư

Chính sách của Chính phủ nước chủ đầu tư là nhân tố quan trọng thúc đẩydòng vốn FDI ra nước ngoài Chính sách của Chính phủ nước đi đầu tư gồm chínhsách tỷ giá hối đoái của nước đi đầu tư, chính sách thuế, bảo đảm/bảo hiểm đầu tư

và chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư ra nước ngoài, chính sách thương mại nóichung

Chi phí sản xuất

Nhóm nhân tố chi phí sản xuất thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài gồmcác nhân tố ảnh hưởng tới chi phí trong sản xuất như chi phí cho lao động, chi phínguyên vật liệu, hệ thống cơ sở hạ tầng

Điều kiện kinh doanh

Nhân tố điều kiện kinh doanh thúc đẩy FDI ra nước ngoài gồm các nhân tốảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước là nhân tố thúc đẩy đầu

tư ra nước ngoài

Trình độ khoa học công nghệ của nền kinh tế cũng là một trong những nhân tốliên quan đến điều kiện kinh doanh thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Trang 15

Một nhân tố nữa liên quan đến điều kiện kinh doanh ảnh hưởng tới quyết địnhđầu tư ra nước ngoài của nước đi đầu tư đó là áp lực cạnh tranh trong nước củadoanh nghiệp.

1.1.2.2 Yếu tố kéo

Theo cách tiếp cận của UNCTAD (1998), yếu tố kéo là những nhân tố củanước tiếp nhận đầu tư nhằm thu hút lượng vốn FDI vào trong nước Yếu tố kéo gồm

ba nhóm nhân tố là: khung chính sách FDI của nước thu hút đầu tư, các yếu tố kinh

tế và các nhân tố tạo thuận lợi cho kinh doanh tại nước thu hút đầu tư

Khung chính sách về FDI của nước thu hút đầu tư

Khung chính sách bao gồm các quy định hành chính, luật pháp và chiến lượcphát triển kinh tế của nước thu hút đầu tư đảm bảo tính chất nhất quán, không mâuthuẫn, chồng chéo nhau và có hiệu lực trong việc thực hiện Khung chính sách cóliên quan tới việc chi phối hoạt động của nhà đầu tư ngay từ khi bắt đầu tìm kiếm cơhội đầu tư cho đến khi dự án kết thúc thời hạn hợp đồng

Những vấn đề về khung chính sách của nước thu hút đầu tư mà nhà đầu tưnước ngoài quan tâm nhất gồm sự ổn định về chính trị xã - hội, các quy định có liênquan trực tiếp và gián tiếp đến việc thâm nhập tiếp cận của nhà đầu tư

Thứ nhất, sự ổn định về chính trị - xã hội có ảnh hưởng lớn đến thể chế và cácquy định luật pháp tại nước nhận đầu tư Đây là vấn đề được các nhà đầu tư quantâm đầu tiên khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài Nếu chính trị ổn định, sự an toàn vàtính sinh lợi từ đồng vốn của nhà đầu tư được đảm bảo, các dòng FDI sẽ đổ vàotrong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế

Thứ hai, các quy định có liên quan trực tiếp đến việc thâm nhập tiếp cận baogồm Quy định điều chỉnh việc thành lập, hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài (chophép, hạn chế hay cấm đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực; tự do hoặc hạn chế quyền

sở hữu đối với dự án; tự do hoạt động hay áp đặt điều kiện hoạt động…); các tiêuchuẩn đối xử đối với FDI (phân biệt hay không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư

có quốc tịch khác nhau) và vấn đề bảo hộ cho nhà đầu tư nước ngoài (tài sản, lợinhuận được đảm bảo, việc chuyển tiền về nước an toàn và không bị quốc hữu hóa)

… Các quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động FDI Các quy địnhnày có thể tạo thuận lợi hoặc làm hạn chế hoạt động của các doanh nghiệp

Trang 16

nước ngoài Vì thế, các nước thu hút đầu tư cần có cơ chế pháp lý rõ ràng, mềm dẻovừa tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư mà không mất đi chủ quyền quốc gia.

Thứ ba, các quy định liên quan gián tiếp đến quyết định của chủ đầu tư nhưchính sách tư nhân hóa, chính sách thuế, chính sách thương mại, chính sách tỷ giáhối đoái và một số chính sách khác

Chính sách tư nhân hóa liên quan đến việc cổ phần hóa, bán lại các công ty,chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản hoặc hoạt động kinh doanh từ các doanhnghiệp thuộc sở hữu nhà nước sang khu vực tư nhân Mức độ linh hoạt của chínhsách tư nhân hóa sẽ tạo động lực để doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước thuhút đầu tư

Chính sách thuế với các quy định về mức thuế khác nhau có ảnh hưởng đếnhoạt động của cá nhân, tổ chức nước ngoài Các chủ đầu tư luôn tìm kiếm cơ hộiđầu tư tại các quốc gia có quy định về mức thuế thấp Thuế thu nhập doanh nghiệpthấp sẽ làm tăng lợi nhuận cho các dự án FDI Thuế thu nhập đối với người có thunhập cao, thuế tiêu thụ đặc biệt… ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm.Chính sách thương mại ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn thị trường đầu tư vìFDI luôn gắn với sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ Đối với các nước theo đuổichiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu sẽ thu hút nhiều FDI vào sản xuất tiêu dùngphục vụ nhu cầu trong nước Tuy nhiên, khi thị trường đã bão hòa, các nước cầnlinh hoạt thay đổi chính sách để hấp dẫn nhà đầu tư

Chính sách tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá các tài sản ở nước nhận đầu tư,giá trị các khoản lợi nhuận các chủ đầu tư thu được và năng lực cạnh tranh của cáchàng hóa xuất khẩu của các chi nhánh nước ngoài

Ngoài ra còn có một số chính sách khác tác động đến sự ổn định kinh tế, chínhtrị - xã hội như chính sách liên quan đến đất đai, nguồn nhân lực… Do đó, các chínhsách này có ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động thu hút FDI

Có thể thấy, một khi khung chính sách tạo nên sự thông thoáng, cởi mở cũngnhư có sức hấp dẫn và đảm bảo lợi ích lâu dài cho nhà đầu tư thì cùng với các yếu

tố khác, tất cả sẽ tạo nên sức hút đầu tư cho nước thu hút đầu tư

Trang 17

- Dung lượng thị trường và tăng trưởng của thị trường: Dung lượng thịtrường và tăng trưởng của thị trường là yếu tố quan trọng khi chủ đầu tư cân nhắc

để lựa chọn địa điểm đầu tư Một quốc gia có dân số đông, thu nhập bình quân đầungười cao, đạt mức tăng trưởng thuận lợi có nghĩa rằng các chủ thể trong nền kinh

tế đó hoạt động hiệu quả Việc đầu tư vào quốc gia đó là cơ hội để các doanh nghiệp

mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận

- Lao động sẵn có, giá rẻ và có tay nghề: Nguồn lao động và giá cả sức laođộng ở các nước đang phát triển cũng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tưnước ngoài Nhà đầu tư sẽ ưu tiên những địa điểm đáp ứng được cả số lượng, chấtlượng và giá cả sức lao động Những dự án cần sử dụng nhiều khoa học công nghệcao đòi hỏi lao động có tay nghề Một khi chất lượng lao động cao và giá cả laođộng thấp thì môi trường đầu tư càng hấp dẫn

- Cơ sở hạ tầng công cộng (giao thông - liên lạc), các dịch vụ đảm bảo chosinh hoạt và sản xuất cũng như các dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinhdoanh: Chất lượng cơ sở hạ tầng phản ánh mức độ phát triển của một quốc gia cũngnhư tác động tới hiệu quả sản xuất kinh doanh Cơ sở hạ tầng thuận lợi sẽ giảm chiphí đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài

- Hiệp định thương mại cho phép tiếp cận mạng lưới thị trường khu vực:Mục đích đầu tư của các nhà đầu tư không chỉ là thâm nhập thị trường nước nhậnđầu tư mà còn quan tâm đến khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới củanước nhận đầu tư Thông qua quá trình hội nhập quốc tế, ký kết các hiệp địnhthương mại của nước nhận đầu tư, các chủ đầu tư nước ngoài sẽ nhận được những

ưu đãi biên mậu, chế độ thương mại đặc biệt như miễn giảm thuế quan, thủ tục xuất

Trang 18

nhập khẩu… nên việc xuất nhập khẩu hàng hóa sang các nước trong khu vực và thế giới thuận lợi hơn.

Các nhân tố tạo thuận lợi trong kinh doanh

Các nhân tố tạo thuận lợi trong kinh doanh là các biện pháp mà Chính phủ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài gồm:

- Hoạt động xúc tiến đầu tư: Hoạt động xúc tiến đầu tư được thực hiệnnhằm cung cấp thông tin, giúp các nhà đầu tư nước ngoài biết đến những chính sáchthuận lợi cho FDI được ban hành tại nước nhận đầu tư; từ đó thay đổi nhận thức nhàđầu tư rằng chính sách đầu tư luôn thay đổi theo hướng thuận lợi hơn Xúc tiến đầu

tư đặc biệt quan trọng đối với những nước mới mở cửa thu hút đầu tư hoặc vừa thayđổi chính sách liên quan đến FDI

- Các biện pháp khuyến khích đầu tư như miễn giảm thuế, các ưu đãi đầutư: Các biện pháp ưu đãi, khuyến khích đầu tư cũng là một công cụ mà nhiều nước

sử dụng để tăng cường thu hút FDI Các ưu đãi này giúp chủ đầu tư tăng tỷ lệ lợinhuận, giảm các chi phí và hạn chế các rủi ro Các biện pháp khuyến khích đầu tưchủ yếu liên quan đến khuyến khích về tài khóa như giảm thuế thu nhập doanhnghiệp, trợ cấp đầu tư và tái đầu tư, trợ cấp tài chính Ngoài ra, các chính phủ nướcnhận đầu tư còn áp dụng các ưu đãi về thị trường như hỗ trợ độc quyền, bảo vệ cạnhtranh nhập khẩu, các hợp đồng chính phủ ưu tiên và đối xử ưu đãi về trao đổi ngoạihối và cơ sở hạ tầng

- Các biện pháp nhằm minh bạch và đơn giản thủ tục hành chính, tăng hiệuquả công tác quản lý, giảm và loại trừ tham nhũng: Nạn tham nhũng và thủ tục hànhchính rườm rà là một trong những lí do khiến cho chi phí đầu tư và kinh doanh tănglên, ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư Khi lựa chọn địa điểm đầu tư, các chủđầu tư thường ưu tiên những địa điểm có môi trường kinh doanh ổn định, minhbạch Trong khi đó, tại các nước đang và chậm phát triển tình trạng tham nhũng, thủtục hành chính rườm rà còn phổ biến đã hạn chế cơ hội thu hút FDI vào trong nước

- Các biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ tiện ích, côngcộng nhằm nâng cao chất lượng sống của con người: FDI mang tính chất dài hạnnên khi lựa chọn địa điểm đầu tư, nhà đầu tư sẽ quan tâm đến môi trường sống, điềukiện làm việc tại nước tiếp nhận như nhà ở, trường học, bệnh viện… Việc nâng cao

Trang 19

chất lượng các dịch vụ tiện ích xã hội, đảm bảo cuộc sống cho các chủ đầu tư nước ngoài, người lao động nước ngoài cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI.

- Dịch vụ hậu đầu tư: Đây là các biện pháp của chính phủ nước nước nhậnđầu tư nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thiết lập các chi nhánh ở nước ngoài

để giải quyết công việc hàng ngày

1.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước chủ đầu tư

Thứ nhất, nước chủ đầu tư tận dụng được lợi thế so sánh của nước nhận đầu

tư Khi nhận thấy tỷ suất lợi nhuận đầu tư ở trong nước có xu hướng ngày cànggiảm kèm theo hiện tượng thừa vốn tương đối, chủ đầu tư sẽ tìm kiếm lợi nhuận từviệc tiến hành FDI Thông qua nguồn vốn FDI ra nước ngoài, họ tận dụng được lợithế về chi phí sản xuất thấp của nước nhận đầu tư (do giá lao động rẻ, chi phí khaithác nguyên vật liệu tại chỗ thấp bởi các nước nhận đầu tư là các nước đang pháttriển, thường có nguồn tài nguyên phong phú, nhưng do có hạn chế về vốn và côngnghệ nên chưa được khai thác, tiềm năng còn rất lớn) để hạ giá thành sản phẩm,giảm chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu của nướcnhận đầu tư, nhờ đó mà nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư

Thứ hai, thông qua FDI, các nhà đầu tư có thể mở rộng thị trường, tránh đượchàng rào bảo hộ mậu dịch của nước nhận đầu tư khi xuất khẩu sản phẩm là máymóc thiết bị sang đây (để góp vốn) và xuất khẩu sản phẩm tại đây sang các nướckhác (do chính sách ưu đãi của các nước nhận đầu tư nhằm khuyến khích FDI,chuyển giao công nghệ và sản xuất hàng xuất khẩu của các cơ sở có vốn đầu tưnước ngoài), nhờ đó mà giảm được giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh vớihàng nhập từ các nước khác

Thứ ba, FDI sẽ khuyến khích xuất khẩu của nước chủ đầu tư Cùng với việcđem vốn đi đầu tư sản xuất ở các nước khác và nhập khẩu sản phẩm đó về nước vớimột số lượng lớn sẽ làm cho đồng nội tệ tăng Điều này sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hốiđoái của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ có xu hướng giảm dần Sự giảm tỷ giá hốiđoái này sẽ có tác dụng khuyến khích các nhà sản xuất trong nước tăng cường xuấtkhẩu, nhờ đó tăng thu ngoại tệ cho nước chủ đầu tư

Trang 20

Thứ tư, việc tiến hành FDI tại nước khác có thể kéo dài chu kỳ sống của sảnphẩm thông qua chuyển giao công nghệ Thông qua FDI, các công ty của các nướcchủ đầu tư chuyển được một phần các sản phẩm công nghiệp (phần lớn là các máymóc thiết bị) ở giai đoạn cuối của chu kỳ sống của chúng sang nước nhận đầu tư đểtiếp tục sử dụng chúng như là sản phẩm mới ở các nước này hoậc ít ra cũng như cácsản phẩm đang có nhu cầu trên thị trường nước nhận đầu tư, nhờ đó mà tiếp tục duytrì được việc sử dụng các sản phẩm này, tạo thêm lợi nhuận cho các nhà đầu tư.Thứ năm, FDI là cách để các quốc gia có thể mở rộng và nâng cao quan hệhợp tác về nhiều mặt đối với các quốc gia khác mà mình sẽ đầu tư nói riêng cũngnhư nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế nói chung.

1.1.4 Một số biện pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các

nước đang phát triển

Ở góc độ nước chủ đầu tư, việc thúc đẩy FDI ra nước ngoài phụ thuộc vàochiến lược của doanh nghiệp và đặc biệt là chính sách của Chính phủ nước chủ đầu

tư đối với hoạt động FDI Hơn nữa, các quyết định của doanh nghiệp chịu ảnhhưởng bởi khung pháp lý quản lý luồng vốn ra cũng như các biện pháp chính sáchtích cực hỗ trợ cho các doanh nghiệp này trong quá trình toàn cầu hóa Chính vì vậy,vai trò của Chính phủ đối với hoạt động FDI ra nước ngoài rất quan trọng, từ cácchính sách chung nhằm tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh trong nước cho đếnnhững biện pháp cụ thể liên quan trực tiếp đến dòng vốn FDI

Mục tiêu của các chính sách hỗ trợ FDI từ phía Chính phủ

Bên cạnh việc điều tiết, quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài, Chính phủ cácnước đồng thời đưa ra các chương trình hỗ trợ với mục đích tăng cường khả năngcạnh tranh cho doanh nghiệp khi mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế Nhữngchính sách hướng đến mục tiêu về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có haidạng: chính sách tổng thể và chính sách cụ thể cho đầu tư ra nước ngoài

Các chính sách tổng thể liên quan tới nhiều lĩnh vực có ảnh hưởng tới khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp Trong khi đó, năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp chính là nhân tố quyết định quan trọng của đầu tư ra nước ngoài và nhữngtác động có liên quan Đồng thời, năng lực cạnh tranh quốc gia là nền tảng cơ bảnảnh hưởng tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp Trong các nhân tố ảnh hưởng tới

Trang 21

khả năng cạnh tranh quốc gia, nguồn nhân lực và năng lực công nghệ là cơ bản.Điều này có nghĩa là những chính sách giáo dục, khoa học và công nghệ đượchoạch định một cách kỹ càng là rất quan trọng Các doanh nghiệp là nhân tố tạo racũng như lan toả năng lực cạnh tranh quốc gia trong khi các chính phủ cần tạo ramôi trường cạnh tranh thuận lợi cùng với thị trường sản phẩm hoạt động tốt, thể chếpháp lý và điều hành tốt (bao gồm các chính sách thuế, quy định, nợ và sở hữu trítuệ cũng như là việc thực hiện các chính sách đó) và cơ sở hạ tầng tốt.

Các chính sách cụ thể về đầu tư ra nước ngoài phản ánh quan điểm của chínhphủ về quá trình quốc tế hóa thông qua FDI, bao gồm các biện pháp hạn chế, hỗ trợhay khuyến khích đầu tư cũng như tối đa hóa các lợi ích liên quan Có thể thấy, vốnđầu tư ra nước ngoài giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Tuynhiên, để đảm bảo thu được lợi ích tối đa từ những hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài,những chính sách cụ thể cho hoạt động này cần phải được đặt trong chiến lượcchung của quốc gia nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế

Cách tiếp cận đầu tư ra nước ngoài của các nước là rất khác nhau và không cómột chính sách nào có thể áp dụng chung cho tất cả các nước Mặc dù có thể rút ranhững bài học quan trọng từ kinh nghiệm các nước, các chính phủ vẫn cần phải tùyvào điều kiện cụ thể trong nước để định hướng tiếp cận Các chính sách cần phải thểhiện được giai đoạn phát triển của quốc gia, lợi thế tương đối, vị trí địa lý, cấu trúc

và năng lực của khu vực doanh nghiệp, và tất nhiên là chiến lược phát triển tổng thểcủa đất nước

Biện pháp của các nước đang phát triển và chuyển đổi trong việc khuyến khích đầu

tư ra nước ngoài

Các biện pháp được UNCTAD tổng hợp từ kinh nghiệm của các nước đangphát triển và chuyển đổi về chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài

Thứ nhất, từng bước dỡ bỏ các rào cản ĐTTTRNN Hầu hết các quốc gia đều

có một số giai đoạn phải kiểm soát dòng vốn FDI ra ngoài thông qua các quy định

và quy chế để tránh tác động tiêu cực đối với cán cân thanh toán (đào thoát vốn và

Trang 22

ngoại hối) Việc dỡ bỏ các rào cản kiểm soát này diễn ra khi có sự thặng dư đủ lớnđối với tài khoản vãng lai.

Thứ hai, xây dựng các công cụ chính sách xúc tiến đầu tư ra nước ngoài Cácquốc gia cần đạt tới một mức độ phát triển nhất định trước khi thực hiện các biệnpháp xúc tiến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Các biện pháp khuyến khích được sửdụng làm giảm chi phí các dự án đầu tư ra bên ngoài, bao gồm cả cho vay ưu đãi,vốn cổ phần, xuất khẩu tín dụng và các biện pháp kích thích thuế; tham gia bảohiểm đầu tư thông qua Cơ quan Bảo đảm đầu tư đa phương (MIGA) và các cơ quantín dụng xuất khẩu; và cung cấp thông tin, các dịch vụ liên quan và liên kết Cáccông cụ chính sách bổ trợ để xúc tiến ĐTTTRNN rất đa dạng, được kết hợp lồngghép với các chính sách đầu tư khác nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này

Thứ ba, thành lập các tổ chức xúc tiến FDI ra nước ngoài Những cơ quan nhà

nước quan trọng nhất trong lĩnh vực này bao gồm: cơ quan xúc tiến thương mại, các

cơ quan xúc tiến đầu tư (IPAs) và các cơ quan tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm; ngânhàng xuất – nhập khẩu; và các cơ quan nhà nước có liên quan Tuy nhiên, mỗi quốcgia cần phải xác định mức độ tối ưu và các dịch vụ hỗ trợ cho đầu tư trực tiếp ranước ngoài trong từng bối cảnh cụ thể

Thứ tư, thực hiện các chính sách bổ trợ khác Các chính sách bổ trợ để xúc tiến

ĐTTTRNN rất đa dạng, được kết hợp lồng ghép với các chính sách đầu tư khácnhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này, bao gồm: cung cấp thông tin, các dịch

vụ liên kết, các biện pháp thúc đẩy, các nghiên cứu về tính khả thi, hỗ trợ luật pháp,

hỗ trợ đào tạo, bảo đảm đầu tư Tuy nhiên, ngoài các cơ quan nhà nước, sự hỗ trợcủa các hiệp hội ngành hàng cũng rất quan trọng đối với việc thúc đẩy đầu tư ranước ngoài

Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả cuối cùng cao nhất, các chính sách cụ thể đốivới ĐTTTRNN cần phải được phối hợp với các chính sách khác để hướng tới thúcđẩy hoạt động quốc tế hoá (như thương mại, di dân và thu hút FDI) và các chínhsách thúc đẩy sự tăng trưởng và cải thiện các doanh nghiệp trong nước Nhìn chung,

Trang 23

các chính sách FDI chỉ có hiệu quả khi chúng là một phần của các chính sách kinh

tế vĩ mô và vi mô

Thứ năm, giảm các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến FDI ra nước ngoài Đầu tư ranước ngoài có thể có tác động tiêu cực lên việc làm và công nghệ của nước đầu tư(do dịch chuyển hoạt động sản xuất, chuyển giao công nghệ (nghiên cứu và triểnkhai) và lao động ra nước ngoài) và gây nên các vấn đề về cán cân thanh toán quốc

tế của nước đó Các tác động dự tính tùy thuộc vào các động cơ đầu tư ra nướcngoài, các điều kiện của nền kinh tế trong nước và vị thế tương đối của các khu vựccông nghiệp nước đầu tư trong chuỗi giá trị toàn cầu Do vậy, nhà nước cần có cácchính sách công chuyên biệt đối với các nhóm đối tượng chịu tác động tiêu cực nàynhư các chương trình giáo dục, đào tạo tay nghề, cũng như các chương trình khuyếnkhích sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ các ngành công nghiệptrong nước sản xuất các phần phụ kiện và nguyên liệu cho xuất khẩu, tích cực thuhút FDI vào, đặc biệt là với các ngành công nghiệp công nghệ cao Ở đây, các chínhsách bổ trợ được sử dụng nhằm giảm các tác động tiêu cực của đầu tư ra nước ngoài

mà không cản trở quá trình quốc tế hoá

Thứ sáu, tham gia các các hiệp ước khu vực quốc tế để tăng đầu tư giữa cácnước đang phát triển và chuyển đổi Tham gia vào các hiệp định đầu tư songphương, Hiệp ước Tránh đánh thuế hai lần, các thỏa thuận đầu tư quốc tế, khu vực

là nhằm khuyến khích sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ chức có thể hỗ trợ tàichính cho thương mại và đầu tư cho các nước đang phát triển, bảo vệ các doanhnghiệp của các quốc gia này chống lại những rủi ro chính trị, như phân biệt, chiếmđoạt và hạn chế chuyển giao trong khi cùng một lúc giúp các nước đang phát triểnthu hút thêm nhiều FDI

Cuối cùng, nhiều nước đã thành lập Quỹ phúc lợi quốc gia (SWF) để thực hiệncác chiến lược quốc gia dài hạn, nhất là xây dựng các quỹ dự trữ các tài nguyênthiên nhiên và các hàng hóa khác, hỗ trợ cho các hoạt động M&A và đầu tư giántiếp trên toàn cầu cũng như phục vụ các mục tiêu chính trị khác

Trang 24

1.2 Tổng quan về Myanmar và quan hệ hợp tác đầu tư Việt Nam - Myanmar

1.2.1 Sơ lược về đất nước Myanmar

1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Myanmar nằm ở khu vực Đông Nam Á trong phạm vi 9,32 – 28,31 vĩ Bắc và92,10 đến 101,11 kinh Đông và có diện tích khoảng 676.578 km2 Phía Bắc tiếpgiáp với khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với tổng chiều dàibiên giới 2.185 km Phía Đông tiếp giáp với Lào và Thái Lan, trong đó đườngchung biên giới với Lào dài 238 km và chung biên giới Thái Lan dài 1.799 km PhíaNam giáp biển Andaman và vịnh Bengal với chiều dài đường bờ biển là 1.930 km,chiếm một phần ba tổng chiều dài đường biên giới Phía Tây tiếp giáp với Ấn Độ vàBangladesh, trong đó đường biên giới chung với Ấn Độ dài 1.462 km và vớiBangladesh là 72 km

Tổng chiều dài bờ biển của Myanmar là 2.965 km, chiều dài đất nước từ Bắcxuống Nam là 2.090 km Trong đó, khoảng cách rộng nhất của phía Đông và phíaTây là 925 km

Myanmar có diện tích lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ 40 trên thế giới Cùngvới lợi thế về diện tích, Myanmar còn có vị trí chiến lược rất quan trọng, nối ĐôngNam Á với Tây Á và gần những tuyến đường hàng hải lớn qua Ấn Độ Dương Vị trínày không chỉ mang ý nghĩa chiến lược đối với các hoạt động ngoại giao, chính trị

mà còn là cơ hội lớn để “mỏ vàng cuối cùng” của Châu Á mở rộng giao lưu và hộinhập với kinh tế thế giới

Địa hình tự nhiên

Địa hình tự nhiên của Myanmar trải dài và thấp dần từ Bắc xuống Nam PhíaBắc, phía Tây và phía Đông của quốc gia này đều được bao quanh bới các dãy núi,tạo thành thể khép kín với các nước tiếp giáp lân cận Trong đó, dãy núi Hengduangiáp với Trung Quốc là dãy núi cao nhất Myanmar với đỉnh núi Hkakabo Riza cao5.881m so với mặt nước biển

Myanmar có ba con sông lớn chảy từ Bắc xuống Nam là sông Ayeyarwady dàinhất với chiều dài 2.150 km, sông Thanlwin dài 1.660 km và sông Sittang dài 420

km Ba con sông này bồi đắp tạo thành những đồng bằng rộng lớn và màu mỡ, trong

Trang 25

đó đồng bằng Irrawaddy rộng 35.000 km2 Không chỉ tạo ra các đồng bằng phìnhiêu nơi nó chảy qua, ba con sông này còn là tuyến đường thủy quan trọng, giúpviệc lưu thông giữa các vùng miền dễ dàng hơn; đồng thời chứa đựng tiềm năngthủy điện lớn.

Địa hình tự nhiên được phân cắt nhờ hệ thống những sông lớn và các dãy núicao đã tạo ra hai khu vực địa lý rõ rệt trong lãnh thổ Myanmar, gồm khu vực thượngMyanamar và khu vực hạ Myanmar Khu vực thượng Myanmar bao gồm các khuvực đồi núi, cao nguyên bao la nằm sâu trong lục địa Khu vực hạ Myanmar baogồm toàn bộ các khu vực vùng ven biển với các đồng bằng, rừng nhiệt đới và những

Myanmar còn là ngôi nhà tự nhiên lớn của nhiều loại động vật Hổ, báo sốngtrong những rừng rậm nhiệt đới Trong khi đó, khu vực thượng Myanmar là nơi sinhsống của tê giác, trâu rừng, lợn lòi, hươu, linh dương và voi nhà, được sử dụngnhiều trong công nghiệp khai thác gỗ Đáng chú ý là sự đa dạng của các loài chimvới hơn 800 loài và các loài bò sát như cá sấu, tắc kè, rắn mang bành, trăn, rùa.Sông dài và bờ biển lớn cũng tạo ra lợi thế về trữ lượng và phong phú về các loài cánước ngọt, cá biển, mang lại nguồn thực phẩm quan trọng cho tiêu dùng trong nước

và xuất khẩu

Ngoài ra, Myanmar giàu tài nguyên ngọc thạch, đá quý, dầu mỏ, khí thiênnhiên và các loại khoáng sản khác

Trang 26

1.2.1.2 Tình hình chính trị

Myanmar có tên gọi đầy đủ là Cộng hòa Liên bang Myanmar Trước đó, quốcgia này đã nhiều lần thay đổi tên gọi Cụ thể, kể từ khi giành được độc lập từ Đếquốc Anh đến nay, Myanmar đã sử dụng các quốc hiệu sau:

 Liên bang Burma: 1948 – 1974

 Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Myanmar: 1974 – 1988

 Liên bang Myanmar: 1988 – 2010

 Cộng hòa Liên bang Myanmar: 2010 – nay

Tên gọi của quốc gia này đã thay đổi qua nhiều giai đoạn khác nhau cũng làbiểu hiện cho những thay đổi, chuyển biến về chính trị của Myanmar

Sau khi thoát khỏi việc là thuộc địa của Anh và giành được độc lập năm 1948,đất nước Myanmar đã có giai đoạn phát triển mạnh Tuy nhiên, tháng 3/1962, tướng

Ne Win thực hiện cuộc đảo chính quân sự và đặt nước này dưới chế độ độc tài quânphiệt Chế độ độc tài do quân đội đứng đầu kéo dài trong năm thập kỉ đã biếnMyanmar từ một quốc gia phồn vinh thành đất nước bị cô lập và lạc hậu nhất vùng.Không chỉ tụt hậu về kinh tế mà trong hầu hết các chỉ số phát triển con người được

đo lường, đất nước với 56 triệu dân này đã không đạt được mức cơ bản nào và nằm

ở gần cuối bảng xếp hạng của thế giới Năm 2010, chỉ số phát triển con người củaChương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP xếp Myanmar đứng thứ 132 trên

169 quốc gia, mức thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á

Trong 50 năm dưới sự cai trị của giới độc tài quân sự, người dân Myanmar đãnhiều lần có những cuộc phản kháng nhưng đã bị chính quyền đàn áp Dấu mốc đầutiên là cuộc đàn áp năm 1988 do nhóm tướng lĩnh trong Hội đồng Quốc gia phụchồi Luật pháp và Trật tự (SLORC) chỉ huy quân đội thực hiện, nhằm đàn áp cuộcnổi dậy của nhân dân quyền dân chủ Hàng trăm sinh viên, các nhà sư và nhữngngười chống đối khác đã bị giết, hàng nghìn người bị cầm tù Cuộc nổi dậy năm

1988 tuy bị dập tắt nhưng đã dẫn tới sự thành lập Liên đoàn quốc gia vì Dân chủ(NLD) đối lập, đứng đầu là bà Aung San Suu Kyi Trong cuộc tổng tuyển cử năm

1990 do chính quyền của SLORC tiến hành, đảng NLD giành thắng lợi áp đảo với329/491 ghế trong quốc hội Tuy nhiên, SLORC đã ra lệnh hủy bỏ kết quả này vàtrực tiếp chiếm quyền Tháng 7/1997 SLORC đổi tên thành Hội đồng quốc gia vì

Trang 27

Hòa bình và Phát triển (SPDC), tháng 5/2008 thông qua hiến pháp mới theo chế độlưỡng viện và đa đảng Song trên thực tế, hiến pháp thừa nhận quyền lực bất khảxâm phạm của quân đội bằng việc quy định quân đội được giữ cố định 110/440 ghếcủa quốc hội và 56/224 ghế của nghị viện liên bang; chính quyền tiếp tục củng cốquyền lực của các tướng lĩnh, loại bỏ các đảng đối lập - trong đó có NLD, vận dụngLuật Hình sự 1996 để đàn áp tiếp Đất nước ngày càng tiêu điều mọi mặt vì độc tài

và tham nhũng Trong khi đó, hầu như không thể chấm dứt được chiến tranh xungđột sắc tộc và nguy cơ ly khai của một số bang Năm 2007, cuộc “Cách mạng áo càsa” của các tăng sĩ Phật giáo cũng bị đàn áp dã man Tuy nhiên, kết quả bầu cử năm

1990 cho thấy khát vọng và sự lựa chọn của người dân Myanmar mà giới quân sựcầm quyền không thể tiếp tục đàn áp bằng bạo lực

Đến năm 2010, kể từ khi có cuộc bầu cử vào ngày 7/11/2010 với thắng lợi củaĐảng Liên minh vì đoàn kết và phát triển (USDP) của tướng Thein Sein và việc bàAung San Suu Kyi được trả lại tự do ngày 13/11/2010, những thay đổi này bắt đầubiến Myanmar thành trường hợp hiếm hoi, từ chế độ quân chủ độc tài từng bướchướng đến nền dân chủ Thực tế, mong muốn về cuộc cải cách chính trị đã đượcnhen nhóm từ năm 2003 khi các tướng lĩnh cao cấp nhất trong quân đội biết rằngkhông thể tiếp tục duy trì sự cai trị độc tài để tiếp tục đẩy đất nước tới vực thẳm và

đã đến lúc phải thay đổi đường lối, thực hiện “cải cách” Lộ trình “Bảy bước tới dânchủ” được hoạch định và giao cho tướng Thein Sein chịu trách nhiệm điều hànhthực hiện Bước thứ nhất, một đại hội quốc gia được triệu tập để thảo ra bản hiếnpháp mới, tuy vẫn còn mang tính quân chủ độc tài, nhưng vẫn được trưng cầu dân ý

và thông qua năm 2008 Bước thứ hai, năm 2010 cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hộiđược tổ chức theo hiến pháp mới; Quốc hội sau đó đã bầu tướng Thein Sein làmtổng thống đầu năm 2011 và phê chuẩn một nội các mà hầu hết là các tướng lĩnh cónguồn gốc dân sự

Một quyết định quan trọng của Tổng thống Thein Sein dù vấp phải sự phản đốicủa các tướng lĩnh là việc xóa án “quản thúc tại gia” kéo dài suốt 15 năm áp đặt lên

bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đảng NLD và khôi phục tư cách pháp lý của đảngNLD đối lập đồng thời xét lại quan hệ kinh tế với Trung Quốc Bên cạnh đó, Tổngthống Thein Sein đã đáp ứng những yêu cầu chính đáng của lãnh tụ đảng đối

Trang 28

lập Aung San Suu Kyi về cải cách đất nước bao gồm việc trả tự do cho hàng ngàn tùchính trị, cho phép thành lập công đoàn độc lập, xóa bỏ chế độ kiểm duyệt, thực thi

tự do ngôn luận, công nhận báo chí tư nhân, tổ chức tổng tuyển cử tự do và côngbằng, ban hành luật về đầu tư nước ngoài và cải cách hệ thống tỷ giá Chính phủMyanmar cũng đã đàm phán và ký kết hiệp định đình chiến với phiến quân thuộccác nhóm sắc tộc Kachin, Karen, Shan nhằm hướng tới sự hòa hợp dân tộc

Năm 2011, Myanmar tổ chức bầu cử bổ sung một số ghế đại biểu quốc hội;đảng NLD giành được thắng lợi lớn, và từ đó phe đối lập bắt đầu có tiếng nói chínhthức trên nghị trường về những chiến lược lớn của đất nước cũng như kiểm soátphần nào quyền lực của quân đội và đảng cầm quyền Để giành được sự ủng hộ củaquân đội cho tiến trình cải cách, Tổng thống Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi đã

có một lựa chọn hợp lý; đó chính là đề cao đoàn kết dân tộc và tiến hành từng bước,không làm cho những thủ lĩnh cũ của chế độ quân phiệt hoảng sợ như không lo bịtrả thù, không truy cứu tội trạng, không tịch thu tài sản…

Ngày 8/11/2015, Myanmar tiến hành cuộc tổng tuyển cử đầu tiên kể từ khimột chính phủ dân sự được thành lập trên danh nghĩa vào năm 2011, chấm dứt sựcai trị của quân đội kéo dài gần 50 năm với khoảng 30 triệu người được quyền đibầu trong cuộc bầu cử này Kết quả bầu cử cho thấy Đảng NLD do bà Aung SanSuu Kyi lãnh đạo giành được 255 ghế trong hạ viện, 135 ghế thượng viện, 496 ghếtrong nghị viện bang và vùng, chiếm 77,04% số ghế được bầu tại ba cấp trong quốchội Đảng cầm quyền đương thời USDP giành 118 ghế, tương đương 10%, gồm 30ghế hạ viện, 12 ghế thượng viện, 76 ghế trong nghị viện bang và vùng Số ghế cònlại thuộc về các đảng thiểu số và 5 ứng viên độc lập Đảng Quốc gia Arakan (ANP)

và đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Shan (SNLD) lần lượt giữ vị trí thứ ba vàthứ tư Theo hiến pháp Myanmar, với thế đa số trong quốc hội, NLD có quyền thiếtlập chính phủ mới độc lập, nắm quyền ở lưỡng viện và chỉ định hai ứng viên phótổng thống Ngày 30/3/2016, ông Htin Kyaw thuộc đảng NLD chỉ định là Tổngthống Myanmar và là tổng thống dân sự đầu tiên, chấm dứt 50 năm quốc gia nằmdưới sự cai trị của chế độ độc tài quân sự

Trang 29

Myanmar vẫn đang trong tiến trình liên tục để xây dựng dân chủ và vẫn cònrất nhiều trở ngại, chẳng hạn quân đội vẫn còn vai trò chi phối mọi mặt đời sốngchính trị và kinh tế Tuy nhiên, khi người dân đã có quyền tham gia vào công cuộcquản lý đất nước và dưới chế độ dân chủ, các lĩnh vực khác như kinh tế, xã hội,ngoại giao theo đà sẽ được vực dậy tương xứng với tiềm năng của Myanmar.

1.2.1.3 Tình hình kinh tế

Vì chịu sự ảnh hưởng lớn từ chế độ chính trị, kinh tế Myanmar đã có thời kỳhưng thịnh thời kỳ phong kiến và khi còn là thuộc địa của Anh; sau đó kiệt quệ vàtụt hậu hơn nửa thế kỷ dưới sự cầm quyền của quân đội nhưng đang hồi phục cùngvới những dấu hiệu của sự tăng trưởng

Ở thời thuộc địa Anh, Myanmar là một trong những nước giàu có nhất khuvực Đông Nam Á Myanmar có vị thế về kinh tế khi là nước xuất khẩu gạo lớn nhấtthế giới và là nước cung cấp dầu khí cho một số nước khác Sự phát triển kinh tếcủa Myanmar trong thời kì này phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài nguyên thiên nhiênphong phú và nhân lực dồi dào Myanmar sản xuất 75% lượng gỗ Teak của thế giới,loại gỗ có giá trị kinh tế cao

Năm 1962 – 14 năm sau ngày Myanmar giành được độc lập từ tay thực dânAnh và ngay trước khi tướng Ne Win làm cuộc đảo chính quân sự rồi đặt đất nướcdưới chế độ quân phiệt, Myanmar là quốc gia giàu có nhất khu vực và theo số liệucủa IMF khi ấy, thu nhập bình quân đầu người đạt 670 đô la Mỹ/năm, gấp ba lầnIndonesia và gấp đôi Thái Lan Thế nhưng, năm 2010, thu nhập đầu người củaMyanmar thấp nhất khu vực Đông Nam Á (ADB, 2012)

Trong thời kì chính phủ quân sự cầm quyền, Myanmar là một trong nhữngnước nghèo nhất và kém phát triển nhất thế giới Mỹ, Canada và EU áp đặt lệnhcấm vận thương mại và đầu tư đối với Myanmar Đầu tư nước ngoài chủ yếu từTrung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Thái Lan và Hàn Quốc

Tự do chính trị đã kéo theo sự thay đổi về kinh tế Những cải cách kinh tế sâurộng kể từ năm 2011 của Chính phủ dưới quyền Tổng thống Thei Sei từng bước tự

do hoá nền kinh tế Myanmar và mở ra cánh cửa cho đầu tư nước ngoài và hoạt độngthương mại với các quốc gia trên thế giới Trong năm 2012, đồng Kyat đã được thảnổi và Luật Đầu tư nước ngoài đã ban hành Hơn nữa, để tạo điều kiện tăng trưởng

Trang 30

và thu hút đầu tư nước ngoài, Luật Đặc khu kinh tế 2014 tạo ra những động lực chocác nhà đầu tư nước ngoài muốn thâm nhập vào thị trường Myanmar Kết quả tổngquan của quá trình cải cách nền kinh tế chính là tốc độc tăng trưởng GDP củaMyanmar tăng lên 6,2% vào năm 2012 và tăng trưởng cao hơn và những năm sau(Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2015).

Bảng 1.1: Thông tin cơ bản về tình hình kinh tế thương mại Myanmar Thương mại

Mặt hàng xuất khẩu chính Khí đốt tự nhiên, đá quý, sản phẩm gỗ, đậu đỗ, cá,

gạo, quần áoMặt hàng nhập khẩu chủ yếu Vải vóc, sản phẩm hóa dầu, phân bón, nhựa, máy

móc, vật liệu giao thông, xi măng, vật liệu xây dựng,dầu thô, thực phẩm

Đối tác thương mại chính Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Ấn Độ, Malaysia,

Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc

Khối lượng thương mại (tỷ đô la Mỹ)

Trang 31

1.2.1.4 Tình hình văn hóa – xã hội

Dân số

Theo Báo cáo dân số thế giới của Liên hợp quốc, dân số Myanmar đạt con số53.897.154 người năm 2015 Báo cáo cũng chỉ ra Myanmar là quốc gia đông dânxếp hạng 25 trên thế giới và có mức tăng dân số là 0,86% (Liên hợp quốc, 2015).Myanmar có cơ cấu dân số trẻ và tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động lớn.Dân số trong độ tuổi 0 – 14 tuổi chiếm 28,64%, từ 14 đến 65 tuổi chiếm 65,60% vàtrên 65 tuổi chiếm 5,76% (Liên hợp quốc, 2014) Tỷ lệ nam nữ khá cân bằng trong

đó nam giới chiếm 48,862% và nữ giới chiếm 51,138% (Liên hợp quốc, 2015) Tuổithọ trung bình ước tính của Myanmar là 66,6 tuổi với tuổi trung bình nữ giới là 69,2tuổi, tuổi trung bình nam giới là 64,2 tuổi (CIA World Factbook, 2016) Mật độ dân

số bình quân của Myanmar là 82 người trên 1 km2, một trong những nước có mật độdân số thấp nhấp Đông Nam Á (Liên hợp quốc, 2015)

Theo số liệu về chi tiêu ngân sách của Myanmar, những khoản chi dành cho y

tế, chăm sóc sức khỏe người dân chỉ chiếm 0,2% GDP năm 2011 (state.gov, 2011).Tuy nhiên, năm 2016, khoản chi tiêu của Chính phủ trong lĩnh vực y tế tăng lên vàchiếm 2,3% GDP (state.gov, 2016) Sự quan tâm nhiều hơn dành cho chi tiêu y tếcông là một trong những nguyên nhân giúp tăng tuổi thọ trung bình người dânMyanmar Chỉ số phát triển con người HDI của Chương trình phát triển Liên HợpQuốc năm 2015 xếp Myanmar đứng thứ 148 trong tổng số 188 quốc gia và đượcxếp vào danh sách các nước có chỉ số phát triển con người thấp nhất thế giới

Myanmar đa dạng về chủng tộc dân cư Chính phủ công nhận 135 dân tộckhác nhau Người Miến Điện chiếm khoảng 68% dân số, 9% là người Shan NgườiKaren chiếm 7% dân số, người Rakhine chiếm 4% Người Hoa chiếm gần 3% dân

số, người Mon và người Ấn mỗi tộc người đều chiếm 2% dân số 5% dân số còn lại

là người Kachin, Chin và các nhóm thiểu số khác (mofa.gov.mm, 2012)

Ngôn ngữ

Myanmar có bốn hệ thống ngôn ngữ chính: Hán – Tạng, Nam Á, Tai Kadai và

Ấn Âu (Gordon và Raymond, 2005) Các ngôn ngữ thuộc hệ Hán – Tạng được sửdụng nhiều nhất, bao gồm tiếng Myanmar, tiếng Karen, tiếng Chin và tiếng Hoa

Trang 32

Tiếng Miến Điện hay tiếng Myanmar là ngôn ngữ chính thức của Myanmar và

là tiếng mẹ đẻ của người Miến Điện Tính tới năm 2007, đây là ngôn ngữ thứ nhấtcủa 33 triệu người, chủ yếu gồm người Miến Điện và các dân tộc liên quan, và làngôn ngữ thứ hai của 10 triệu người, gồm các dân tộc thiểu số khác ở Myanmar.Chữ viết trong tiếng Myanmar được viết bằng ký tự gồm các chữ hình tròn vànửa hình tròn, có nguồn gốc từ kí tự Mon xuất phát từ Ấn Độ Ký tự Miến Điệncũng được dùng để viết nhiều ngôn ngữ thiểu số khác, gồm Shan, nhiều thổ ngữKaren và Kayah (Karenni); ngoài ra, mỗi ngôn ngữ còn có thêm nhiều ký tự và dấuphụ đặc biệt khác (International Organization for Standardization, 2006) TiếngMayanma sử dụng nhiều từ thể hiện sự kính trọng và phân biệt tuổi tác Xã hộiMyanmar truyền thống rất nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục Bên trong cácngôi làng, giáo dục do các giáo sĩ truyền dạy thường diễn ra trong các ngôi chùa.Giáo dục trung học và giáo dục cao đẳng/đại học thuộc các trường của chính phủ.Thời hiện đại, 93,1% dân số Myanmar đều biết đọc biết viết, trong đó tỉ lệ nam giới

và nữ giới biết đọc lần lượt là 95,2% và 91,2% (CIA World Factbook, 2015)

Tôn giáo

Myanmar là đất nước đa tôn giáo, đa sắc tộc 87,9% dân số nước này theo Phậtgiáo, gồm người Miến Điện, Rakhine, Shan, Mon và Hoa Tín đồ Thiên chúa giáochiếm 6,2% dân số, chủ yếu là những cư dân vùng cao như Kachin, Chin và Kayin,

và Âu Á bởi vì các nhà truyền giáo thường tới các vùng này 4.3% dân số theo đạoHồi, chủ yếu là dòng Sunni Hồi giáo phát triển trong các cộng đồng dân cư Ấn Độ,

Ấn Miến, Ba Tư, Ả Rập, Panthay và Rohingya Ngoài ra, đạo Hindu chiếm 0,5%;các tôn giáo khác như Do Thái giáo, Đa Thần giáo, Vật linh giáo,… chiếm khoảng1% số dân Mọi công dân Myanmar được tự do tín ngưỡng, tùy theo tôn giáo khácnhau nhưng dân chúng vẫn sống hòa bình Ví dụ, có nhiều loại kiến trúc của tôngiáo khác nhau cùng được xây dựng và tôn trọng tại những thành phố lớn

Dù có nhiều nền văn hóa bản xứ tồn tại ở Myanmar, nền văn hóa chiếm vị trítrọng yếu là Phật giáo và Miến Điện Phật giáo đi sâu vào văn hóa của Myanmar.Trong các làng Myanmar truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống vănhóa Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôntrọng họ Myanmar cũng có rất nhiều thiền viện – là nơi ở của các nhà sư Các Phật

Trang 33

tử trong và ngoài nước thường tới thiền viện để tỏ lòng kính trọng và dâng đồ bốthí, cúng dường như thức ăn, tiền bạc, áo cà sa và vật dụng cho các sư Phật tử cóthể lưu lại cả tuần, cả tháng, cả năm trong thiền viện để học thiền, nghe thuyết pháphay nghiên cứu Phật pháp Myanmar có nhiều học viện Phật giáo ở các thành phốlớn, nơi đã và đang đào tạo các sư có trình độ cao về Phật học Myanmar còn cótrường đại học Phật giáo quốc tế tại Yangon, dành cho sinh viên từ nhiều nước nhưViệt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nepal, Thái Lan, Campuchia, Lào,… đến họcmiễn phí từ bậc đại học đến tiến sĩ Trong khi đó, văn hóa Miến Điện từng bị ảnhhưởng từ các nền văn hóa các nước xung quanh và được biểu hiện qua ngôn ngữ,

ẩm thực, âm nhạc, nhảy múa và sân khấu của Myanmar Ngoài ra, thời kỳ cai trịthuộc địa của Anh cũng đã để lại một số ảnh hưởng phương Tây trong văn hóaMyanmar Ví dụ điển hình, hệ thống giáo dục Myanmar theo khuôn mẫu hệ thốnggiáo dục Anh Quốc cũng như những ảnh hưởng kiến trúc thuộc địa là điều dễ nhậnthấy nhất tại các thành phố lớn như Yangon

1.2.2 Tổng quan về quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam – Myanmar

Myanmar là quốc gia mà Việt Nam có quan hệ ngoại giao từ rất sớm Năm

1947, Việt Nam đặt cơ quan thường trú tại thủ đô Yangon Ngay sau khi giành đượcđộc lập vào năm 1975, Việt Nam đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vớiMyanmar (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2015) Từ khi thiết lậpquan hệ ngoại giao đến nay, đã có nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao thăm và làm việcgiữa hai nước Quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước chính là nền tảng cơ bản

để thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả quan hệ hợp tácđầu tư Trên cơ sở đó, hai nước Việt Nam và Myanmar đã ký kết nhiều hiệp địnhthỏa thuận về kinh tế thương mại Riêng trong lĩnh vực đầu tư, ba văn bản có ảnhhưởng tới quan hệ đầu tư song phương giữa hai nước nước phải kể đến là: Tuyên bốchung về hợp tác Việt Nam –Myanmar, Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư

và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam – Myanmar

Trang 34

a Tuyên bố chung về hợp tác Việt Nam – Myanmar

Tuyên bố chung về hợp tác Việt Nam – Myanmar biên thảo vào ngày 2/4/2010nhân chuyến thăm và làm việc của thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Cộng hòa Liên bang Myanmar Trong buổilàm việc này, thủ tướng Việt Nam và tổng thống Myanmar Thei Sein nhất trí đẩymạnh hợp tác trên 12 lĩnh vực then chốt theo các định hướng cụ thể sau:

Về nông nghiệp, hai bên nhất trí tập trung triển khai hiệu quả Bản Ghi nhớ vềNông nghiệp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với Bộ Nôngnghiệp và Thủy lợi Myanmar; tăng cường hợp tác sản xuất giống lúa, ngô, cà phê vàchè chất lượng cao, thương mại và xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp Vềcây công nghiệp, hai bên nhất trí thúc đẩy đàm phán dự thảo Bản Ghi nhớ về Đầu tưtrồng cây cao su tại Myanmar giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam và Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar; phấn đấu sớm đạt được mục tiêuthương mại về trồng cây cao su và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tưcủa Tập đoàn Cao su Việt Nam và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai Hai bên cũng nhấttrí mở rộng hợp tác trồng các loại cây công nghiệp khác

Về thủy sản, hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác nuôi trồng, khai thác đánh bắtthủy hải sản, xuất nhập khẩu các sản phẩm này, cũng như hợp tác về khoa học côngnghệ trong lĩnh vực thủy sản trên tinh thần Bản Ghi nhớ về Thủy sản giữa Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Bộ Chăn nuôi và Thủy sản Myanmar.Trên tinh thần đó, hai bên nhất trí khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việcthành lập các liên doanh giữa hai nước, trong đó có liên doanh giữa Tập đoàn A.S.V.Holdings và các đối tác phù hợp của Myanmar

Trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính, hai bên hoan nghênh việc mở văn phòngđại diện của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)tại Yangon Hai bên đánh giá cao việc ký Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa Ngân hàngNhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Myanmar, nhằm tạo khung pháp lý

cơ bản cho các hoạt động hợp tác ngân hàng

Trong lĩnh vực hàng không, hai bên đánh giá cao việc khai trương đường baythẳng Hà Nội - Yangon và hoan nghênh việc mở văn phòng đại diện của Tổng công

ty Hàng không Việt Nam tại Yangon Hai bên nhất trí xem xét đạt được thỏa thuận

Trang 35

việc miễn thị thực cho tổ bay của các hãng hàng không hai nước và xem xét khảnăng liên doanh khai thác các đường bay quốc tế của Myanmar vào thời gian thíchhợp Phía Việt Nam bày tỏ mong muốn được liên doanh khai thác các đường baynội địa của Myanmar.

Về viễn thông, hai bên hoan nghênh việc Tập đoàn Viễn thông Quân đội ViệtNam (Viettel) thành lập văn phòng đại diện tại Yangon và ký các hợp đồng chuyểnvùng song phương, chuyển vùng và thoại quốc tế Myanmar nhất trí tiếp tục xemxét các dự án đầu tư khác Viettel đã đệ trình, đồng thời tạo điều kiện cho Tập đoànBưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) hợp tác kinh doanh tại Myanmar

Về dầu khí, Myanmar nhất trí tiếp tục tạo các điều kiện hai bên cùng có lợicho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) thăm dò và khai thác dầu khí ngoàikhơi Myanmar

Về khoáng sản, phía Việt Nam đánh giá cao việc Myanmar cấp giấy phép khaithác mỏ đá hoa trắng tại vùng Patle-in, Thabyaw Taung, bang Mandalay cho Công

ty cổ phần SIMCO Sông Đà Myanmar nhất trí tạo điều kiện cho các doanh nghiệpViệt Nam hợp tác thăm dò khai thác khoáng sản tại Myanmar

Trong sản xuất thiết bị điện, Myanmar quan tâm ghi nhận ý định của các công

ty của Việt Nam, trong đó có công ty cổ phẩn Tập đoàn đầu tư thương mại côngnghiệp Việt Á và Tập đoàn Hanaka trong hợp tác sản xuất và cung cấp thiết bị điệntại Myanmar

Trong sản xuất lắp ráp ôtô, Myanmar quan tâm ghi nhận ý định của các doanhnghiệp Việt Nam, trong đó có công ty Vinaxuki, Tổng Công ty Cơ khí Giao thôngVận tải Sài Gòn (Samco) và Tổng Công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam (Vinamotor)đầu tư trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ôtô tại Myanmar

Trong lĩnh vực xây dựng, Myanmar hoan nghênh và nhất trí trao đổi với cácdoanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Công ty cổphần SIMCO Sông Đà đầu tư các dự án xây dựng khách sạn và trung tâm văn hóa-thương mại cũng như các dự án phát triển khác tại Myanmar

Về hợp tác thương mại và đầu tư, hai bên nhất trí tạo điều kiện thuận lợi đểthúc đẩy hợp tác trong thương mại hàng hóa và dịch vụ; khuyến khích các hoạtđộng xúc tiến thương mại và giao thương giữa doanh nghiệp hai nước Phía Việt

Trang 36

Nam bày tỏ quan tâm trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ ở Myanmar Hai bên nhấttrí xúc tiến đàm phán ký kết Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chứng nhận chấtlượng sản phẩm.

Nhìn chung, Tuyên bố chung của Việt Nam – Myanmar ra đời trong bối cảnhMyanmar đang cải cách toàn bộ nền kinh tế và thực hiện hóa chính sách thu hút FDInước ngoài nên tuyên bố này đóng vai trò chỉ dẫn cho hoạt động đầu tư của ViệtNam sang Myanmar cụ thể đến từng dự án, từng lĩnh vực; cũng là định hướng đểnhà đầu tư Việt Nam cân nhắc trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư có lợi thế

Ngoài ra, vào tháng 12/2012, Chính phủ hai nước đã ký tuyên bố chung tháng12/2012 về thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước trong 12 lĩnh vực trên cơ sởTuyên bố chung được ký kết vào năm 2010 Tại buổi làm việc này, Myanmar xem

xét quyền ưu tiên cấp phép đầu tư cho nhà đầu tư Việt Nam trước các nhà đầu tưnước ngoài khác (ưu tiên về thứ tự cấp phép) trong một số lĩnh vực trên cơ sở cácđiều kiện khác bình đẳng

b Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư Việt Nam – Myanmar

Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư Việt Nam – Myanmar được ký kếtnhân dịp chuyến thăm cấp nhà nước của thủ tướng Việt Nam tại Myanamr vàotháng 5 năm 2000

Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư Việt Nam – Myanmar là hiệp địnhsong phương được ký kết để bảo hộ nhà đầu tư Việt Nam và Myanmar khi tham giađầu tư tại nước còn lại cũng như khuyến khích các hoạt động đầu tư giữa hai nước.Hai nước đảm bảo rằng: (i) Không có sự phân biệt đối xử với nhà đầu tư của nướccòn lại, (ii) Không tùy tiện tước đoạt hay quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư nướclại nếu không có lý do xác đáng, (iii) Đảm bảo quyền chuyển tiền dưới hình thứcngoại tệ về quốc gia của nhà đầu tư Ngoài ra, hiệp định còn đưa ra các điều khoản

cụ thể về cách giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư hai nước hay giữa nhà đầu tưmột nước với chính phủ nước còn lại tham gia ký kết hiệp định Việt Nam là mộttrong 12 quốc gia mà Myanmar ký kết Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư và

là nước thứ hai ký kết, sau Philippines vào năm 1998 Tuy nhiên, trong Luật đầu tưmới của Myanmar năm 2012, chính phủ nước này cũng đưa ra điều khoản tương tự

về vấn đề bảo hộ đầu tư, chỉ khác sẽ cam đoan áp dụng với tất cả nhà đầu tư nước

Trang 37

ngoài khi đầu tư tại Myanmar Do đó, Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tưcủa Việt Nam - Myanmar sẽ không còn nhiều ý nghĩa đối với nhà đầu tư Việt Nam

so giai đoạn trước khi FIL 2012 ban hành Cũng đồng nghĩa rằng, Hiệp địnhKhuyến khích và Bảo hộ đầu tư của Việt Nam - Myanmar cần được sửa đổi để phùhợp với bối cảnh mới

c Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam – Myanmar

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần cũng được ký kết trong cùng khoảng thờigian với Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư Việt Nam – Myanmar, tháng5/2000 Đây cũng là một hiệp định song phương trong lĩnh vực thuế quan Trong đó,nội dung đáng chú ý nhất là điều 24 về Xóa bỏ việc đánh thuế hai lần Nội dungđiều khoản như sau:

1 Các luật có hiệu lực tại mỗi Nước ký kết sẽ tiếp tục điều chỉnh việc đánhthuế đối với thu nhập tại từng Nước ký kết tương ứng trừ trường hợp có những quyđịnh khác nêu tại Hiệp định này Khi thu nhập phải chịu thuế tại cả hai Nước ký kết,việc xóa bỏ đánh thuế hai lần sẽ được thực hiện phù hợp với những điều khoản dướiđây của Điều này

2. Trong trường hợp Việt Nam, thuế Myanmar phải nộp đối với thu nhập thuđược từ Myanmar sẽ được phép khấu trừ trong số thuế Việt Nam phải nộp đối vớithu nhập đó Tuy nhiên, việc khấu trừ sẽ không vượt quá phần thuế Việt Nam như

đã tính trước khi được phép thực hiện khoản khấu trừ phân bổ cho thu nhập đó

3 Trong trường hợp Myanmar, thuế Việt Nam phải nộp đối với thu nhập thuđược từ Việt Nam sẽ được phép khấu trừ trong số thuế Myanmar phải nộp đối vớithu nhập đó Tuy nhiên, việc khấu trừ sẽ không vượt quá phần thuế Myanmar như

đã tính trước khi được phép thực hiện khoản khấu trừ phân bổ cho thu nhập đó

4 Theo nội dung của khoản 3, “thuế Việt Nam phải nộp” sẽ được coi là baogồm số thuế Việt Nam lẽ ra phải nộp nếu thuế Việt Nam không được miễn hay giảmphù hợp với các luật ưu đãi đặc biệt được xây dựng để thúc đẩy phát triển kinh tế tạiViệt Nam, có hiệu lực từ ngày ký Hiệp định này, hay có thể được ban hành sau nàynhằm sửa đổi, hay bổ sung những luật đã được thỏa thuận giữa các nhà chức trách

có thẩm quyền của hai Nước ký kết với tính chất cơ bản tương tự

Trang 38

5 Theo nội dung của khoản 2 Điều này, thuật ngữ “thuế Myanmar phải nộp”

sẽ được coi là bao gồm số thuế Myanmar lẽ ra phải nộp nếu thuế Myanmar khôngđược miễn giảm hay giảm phù hợp với các luật ưu đãi đặc biệt được xây dựng đểthúc đẩy phát triển kinh tế tại Mi-an-ma, có hiệu lực từ ngày ký Hiệp định này, hay

có thể được ban hành sau này nhằm sửa đổi, hay bổ sung những luật đã được thỏathuận giữa các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết với tính chất cơbản tương tự.”

Tóm gọn, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần cam kết việc chính phủ nước chủđầu tư cam kết sẽ không đánh các khoản thuế tương ứng lần hai đối với nhà đầu tưnước mình nếu nhà đầu tư ấy đã thực hiện nghĩa vụ đóng thuế tại nước nhận đầu tư,nước là bên còn lại của Hiệp định này Hiện tại, Myanmar chưa có điều khoản nào

về thuế đa phương nên Hiệp định tránh đánh thuế hai lần có ý nghĩa quan trọng đốivới các nước tham gia ký kết Bên cạnh Việt Nam, các nước khác cũng đã tham gia

ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Myanmar gồm có Vương quốc Anh,Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan

Trang 39

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TẠI MYANMAR GIAI ĐOẠN

2012 - 20162.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới FDI của Việt Nam tại Myanmar giai đoạn 2012 – 2016

2.1.1 Yếu tố đẩy

2.1.1.1 Điều kiện thị trường và thương mại của Việt Nam

a Điều kiện thị trường Việt Nam

Theo UNCTAD (2006), sự hạn chế về quy mô thị trường khiến các nhà đầu tưtìm kiếm đầu tư ở những nước có thị trường rộng lớn hơn Thị trường nội địa ViệtNam được đánh giá là rất hấp dẫn, với quy mô dân số đông khoảng 90 triệu người,trong đó có tới 60% là dân số trẻ (Cảnh Trí Hoàng và Trần Thị Mơ, 2015) Với mộtlượng lớn là dân số trẻ như vậy thì đây được coi là thị trường tiềm năng Nhu cầucủa người dân ngày một tăng cao, mức chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng ViệtNam ngày một tăng, chi tiêu cá nhân tăng cao thể hiện mức thu nhập và sức mua cókhả năng thanh toán của dân cư tăng lên

Bảng 2.1: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam 2010 - 2015

(Đơn vị: Đô la Mỹ)

GDP/người/năm 1.333,584 1.542,67 1.754,548 1.907,564 2.052,319 2.110,919

(Nguồn: Ngân hàng thế giới)

Sơ đồ 2.1: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam 2010 - 2015

(Đơn vị: Đô la Mỹ)

Nguồn: Ngân hàng thế giới

Trang 40

Biểu đồ cho thấy, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng qua cácnăm nhưng mức độ tăng thấp Chưa kể đến, mức thu nhập bình quân đầu người ởViệt Nam vẫn còn ở mức thấp Năm 2015, theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới,Việt Nam đứng thứ 130 so với 182 quốc gia mà tổ chức này xếp hạng Do đó, cácnhà đầu tư Việt Nam bên cạnh xu hướng khai thác thị trường nội địa với dân sốđông sẽ mở rộng đầu tư sang các thị trường khác để có cơ hội tăng thêm thị phần.Ngoài ra, sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam ngày càng giatăng khi các nhà phân phối nước ngoài ồ ạt đầu tư vào thị trường Việt Nam dướihình thức thành lập cơ sở bán lẻ hoặc mua lại và sáp nhập để giành thị phần Điềunày tạo nên sức ép cạnh tranh lớn trên thị trường Do đó, các nhà đầu tư trong nước

sẽ tìm đến các thị trường khác để tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt với các thị trường mới

mở cửa như Myanmar để tận dụng lợi thế “người đi trước”

b Điều kiện thương mại

Về hoạt động xuất khẩu

Xuất khẩu của Việt Nam tăng dần qua các năm và đặc biệt, xuất khẩu sang thịtrường Myanmar có mức tăng đáng kể Năm 2012, giá trị xuất khẩu của Việt Namsang Myanmar ước tính 117, 8 triệu đô la Mỹ thì đến năm 2014 con số này đã tănggấp đôi, hơn 345,8 triệu đô la Mỹ (Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam,2015) Sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Myanmar giúp cho ViệtNam dễ dàng xâm nhập vào thị trường nước này, tìm hiểu sự khác biệt về văn hóakinh doanh, ngôn ngữ, luật pháp Myanmar, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp Việt Namtiến hành FDI tại Myanmar

Về các hiệp định kinh tế thương mại Việt Nam tham gia

Chính phủ Việt Nam đã tích cực chủ động trong việc đàm phán ký kết cácHiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; Hiệp định thương mại và Hiệp định tránhđánh thuế hai lần với các quốc gia khác Những việc làm này của Chính phủ là nhân

tố quan trọng thúc đẩy Việt Nam đầu tư ra nước ngoài Bên cạnh đó, Chính phủ còn

ký kết nhiều Hiệp định hợp tác song phương khác trên nhiều lĩnh vực nhằm tạo điềukiện cho hoạt động thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.Việt Nam chủ trương tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế

Ngày đăng: 12/05/2020, 06:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w