PHẦN I NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THU NHẬN ĐƯỢC I - Nhận thức chung về Lãnh đạo: Khi nói đến lãnh đạo là ta nói đến hoạt động của những người đứng đầu nhóm, các bộ phận, tổ chức.. Quản
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
Đât nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mở rộng hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng Nhiệm vụ
đó rất nặng nề, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng một đội ngũ cán bộ ngang tầm, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Muốn quản
lý được tốt, người lãnh đạo, quản lý cần phải “hiểu người, biết mình và khéo dùng người” Vậy trước hết, mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải “tự hiểu rõ mình”
Công tác của người cán bộ lãnh đạo, quản lý phụ thuộc vào các kỹ năng lãnh đạo quản lý Vì các kỹ năng lãnh đạo, quản lý là một công cụ hữu hiệu của các nhà lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý xã hội, quản lý kinh
tế và quản lý Nhà nước Nói đến kỹ năng lãnh đạo quản lý là nói đến những phương thức, cách thức mà nhà lãnh đạo, quản lý sử dụng để xử lý tình huống đối với từng cá nhân cũng như nhóm đối tượng quản lý
Thông qua lớp học kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp phòng bản thân tôi đã hiểu về khái niệm về quản lý, phân biệt lãnh đạo và quản lý, tư duy của người quản lý; vai trò, trách nhiệm và công việc của người lãnh đạo quản lý; áp dụng
kỹ năng quản lý, giám sát nhân viên cấp dưới hiệu quả; giao quyền, giao việc cho cấp dưới làm việc; thiết lập mục tiêu và kế hoạch triển khai; có kỹ năng giải quyết và tổ chức công việc hiệu quả Với bài thu hoạch cuối khóa bản thân tôi vận dụng kiến thức và kỹ năng trong quá trình lãnh đạo phòng trong công tác tại đơn vị đó là: Tăng cường vận dụng kỹ năng Lãnh đạo cấp phòng
Do hạn chế bởi khả năng và thời gian nên đề án chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết Vì vậy rất mong được sự giúp đỡ của Quý Thấy, Cô trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính
Trang 2Đề án chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu thực trạng về việc vận dụng, tổ chức thực hiện các kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý ở một Kho bạc Nhà nước cấp huyện trong hệ thống Kho bạc Nhà nước
PHẦN I
NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THU NHẬN ĐƯỢC
I - Nhận thức chung về Lãnh đạo:
Khi nói đến lãnh đạo là ta nói đến hoạt động của những người đứng đầu nhóm, các bộ phận, tổ chức Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về lãnh đạo ở nhiều phương diện khác nhau:
Theo cách thức: Thì lãnh đạo được định nghĩa “ Lãnh đạo là làm thế nào
để các cá nhân và các tập thể đều nhận thấy rằng những mục tiêu theo đuổi hợp với nguyện vọng của mình và khi hoàn thành với những mục tiêu ấy, những nguyện vọng cá nhân cũng được thỏa mãn” Theo cách tiếp cận này, thì người
lãnh đạo phải xác định được mục tiêu của tổ chức, đơn vị, và mục tiêu của mỗi
cá nhân trong đơn vị để kết hợp lại và hướng đến mục tiêu chung của đơn vị
Ở góc độ khả năng thì: “ Lãnh đạo là khả năng ảnh hưởng đến hành vi của người khác Trong tổ chức người lãnh đạo dùng ảnh hưởng để hình thành mục tiêu” Theo định nghĩa này để lãnh đạo được đơn vị thì người lãnh đạo phải có
những khả năng đặc biệt để ảnh hưởng đến người khác, đó chính là uy tín của bản thân và quyền lực được Nhà nước giao
Ở góc độ nghệ thuật: “ Lãnh đạo là nghệ thuật nhấn mạnh việc đạt được các mục tiêu tương hỗ thông qua phối hợp và thúc đẩy các cá nhân và các nhóm” Lãnh đạo được định nghĩa như là nghệ thuật áp đặt mong muốn của
mình lên người khác theo cách thức như ra lệnh để người khác tuân theo, tin tưởng, tôn trọng và trung thành
Theo định nghĩa này nhấn mạnh đến khía cạnh nghệ thuật của lãnh đạo, mỗi cá nhân có những nhu cầu về vật chất và tinh thần riêng, vì vậy để đạt được mục tiêu của tổ chức hoặc ý định của người lãnh đạo, thì người lãnh đạo phải nắm bắt được nhu cầu, động cơ của mỗi cá nhân cấp dưới và từ đó tìm ra cơ chế
Trang 3cũng như phương pháp tác động lên động cơ của từng cá nhân nhằm thúc đẩy họ hoạt động hướng tới mục tiêu đã được xác định
Như vậy, lãnh đạo là những hoạt động hướng dẫn và thúc đẩy người khác ( Cấp dưới ) thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu đã định Trong lãnh đạo
có lãnh đạo chính thức và phi chính thức Lãnh đạo chính thức được mọi người trong đơn vị hoặc tổ chức thừa nhận và tuân thủ, nó ảnh hưởng đến cấp dưới chủ yếu trên cơ sở quyền lực mà tổ chức trao cho chức vụ đó Còn lãnh đạo phi chính thức được mọi người trong tổ chức tuân thủ một cách tự nhiên và vô thức
nó ảnh hưởng đến người khác trên cơ sở quyền uy cá nhân
Lãnh đạo hành chính là hoạt động lãnh đạo của các chủ thể lãnh đạo hành chính nhà nước đối với xã hội Người lãnh đạo hành chính khác với người lãnh đạo trong các tổ chức phi nhà nước trên nhiều phương diện
Lãnh đạo hành chính mang tính quyền lực nhà nước được sử dụng quyền hành nhà nước trao để tác động lên cấp dưới và các đối tượng khác trong phạm
vi thẩm quyền đã định và vì vậy lãnh đạo hành chính có tính cưỡng chế cao Lãnh đạo hành chính mang tính chính trị sâu sắc, những người lãnh đạo hành chính hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp do dân bầu lên do đó họ có nghĩa
vụ phải phục vụ nhân dân vì lợi ích công, nội dung của nó phụ thuộc vào chế độ Chính trị và các giai đoạn lịch sử
Lãnh đạo hành chính mang tính tổng hợp, vừa lãnh đạo chính trị vừa lãnh đạo nhiệm vụ, vừa mang tính chuyên ngành vừa mang tính đa lĩnh vực Thái độ nghiêm túc và tác phong cần mẫn trong công việc của người lãnh đạo sẽ tác động đôn đốc cấp dưới thi hành nhiệm vụ được giao
II - Nhận thức về công tác quản lý:
Như chúng ta đã biết, quản lý thực chất là một hành vi, đã là hành vi thì phải có người gây ra và người chịu tác động Tiếp theo cần có mục đích của hành vi, đặt ra câu hỏi tại sao làm như vậy? Do đó, để hình thành nên hoạt động quản lý trước tiên cần có chủ thể quản lý: nói rõ ai là người quản lý? Sau đó cần xác định đối tượng quản lý: quản lý cái gì? Cuối cùng cần xác định mục đích
Trang 4quản lý: quản lý cái gì? Có được 3 yếu tố trên nghĩa là có được điều kiện cơ bản
để hình thành nên hoạt động quản lý Đồng thời cần chú ý rằng, bất cứ hoạt động quản lý nào cũng không phải là hoạt động độc lập, nó cần được tiến hành trong môi trường, điều kiện nhất định nào đó
Quản lý là quá trình làm việc cùng và thông qua các nhóm người cũng như các nguồn lực khác nhằm để hoàn thành các mục đích của tổ chức; là quá trình hiện thực hóa các chủ trương, chiến lược thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý phù hợp với yêu cầu và điều kiện của đơn vị; Người quản lý là người hoạt động dưới danh nghĩa và bởi một chức vụ được cấp trên chính thức
bổ nhiệm cùng với những quyền hạn tương ứng nhất định được trao và được thừa nhận của cấp dưới; nhà quản lý cần phải có kiến thức trong lĩnh vực quản
lý, kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý
III - Phân biệt Lãnh đạo và Quản lý:
Lãnh đạo và quản lý không thuộc cùng một phạm trù Công tác lãnh đạo vừa bao gồm hoạt động quản lý, vừa bao gồm hoạt động nghiệp vụ khác, Thông thường, lãnh đạo chủ yếu là lãnh đạo con người, xử lý quan hệ giữa người với người, đặc biệt là quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới Còn về quản lý, ngoài quản lý con người, đối tượng của quản lý còn bao gồm tài chính, vật chất quản lý không chỉ xử lý quan hệ giữa người với người mà còn phải xử lý mối quan hệ tài chính, vật chất, giữa vật chất và con người, giữa con người và tài chính
Quản lý và lãnh đạo khác biệt nhau nhưng có liên quan mật thiết với nhau Lãnh đạo và quản lý thuộc 2 hoạt động khác nhau song chúng lại có quan hệ mật thiết khó tách rời Hoạt động lãnh đạo tập trung vào việc đưa ra quyết sách, xác định mục tiêu, kế hoạch phấn đấu, vạch ra chính sách tương ứng và phương pháp lãnh đạo đơn vị tiến đến mục tiêu đã được lựa chọn Còn quản lý tập trung giữ vững và tăng cường hoạt động của tổ chức để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu mà lãnh đạo đã xác định
IV - Mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý:
Trang 5Lãnh đạo và quản lý là 2 khái niệm khác nhau tuy nhiên nó có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, Nếu ta ví tổ chức giống như một cơ thể người thì: Lãnh đạo
là phần hồn ( Hệ thần kinh ), quản lý là phần xác, tất cả đều quan trọng, tất cả đều tồn tại trong một cơ thể, bổ trợ cho nhau không thể tách rời, Nếu chỉ có thể xác mà không có hồn thì tổ chức chỉ có tồn tại chứ không phải là “ Sống”, Nếu phần xác chết thì phần hồn cũng chết theo
Nói về chức năng công việc thì lãnh đạo và quản lý là 2 công việc khác nhau Công việc của lãnh đạo chủ yếu là:
- Phân tích tình hình, xác định mục tiêu, định hướng, vạch chiến lược,
- Đưa ra các quyết định quan trọng
- Làm điểm tựa về uy tín cho tổ chức, đối với cả người bên trong lẫn cả người ở bên ngoài
Công việc chủ yếu của người quản lý là:
- Thực hiện các quyết định của người lãnh đạo
- Xử lý các công việc hàng ngày
- Duy trì và đảm bảo cho bộ máy hoạt động trơn tru
- Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ quan tổ chức
Tuy chức năng công việc của lãnh đạo và quản lý là khác nhau nhưng lại
hỗ trợ tiếp nối công việc của nhau Nếu lãnh đạo ban hành ra các chủ trương chính sách, kế hoạch để đó thì chủ trương chính sách đó chỉ để ở trên trang giấy không được thực hiện trong thực tế, tổ chức không thể hoạt động Nếu quản lý
và lãnh đạo đều đưa ra các quyết định quan trọng thì sẽ có quá nhiều quyết định quản lý, sẽ chồng chéo về chức năng nhiệm vụ
Quản lý thực hiện và kết quả đi theo hướng nào lại do lãnh đạo quyết định Quản lý đảm bảo hoạt động của bộ máy được trơn tru thì lãnh đạo và cơ quan tổ chức có uy tín Như vậy cơ quan sẽ thu hút được nhiều đối tác giúp cơ quan tổ chức phát triển
Vì vậy công việc lãnh đạo và quản lý không thể tách rời nhau về vị trí, vai trò, chức năng Ở các tổ chức nhỏ, việc lãnh đạo và quản lý hay được quy định
Trang 6làm một do cùng một người đảm nhiệm Tuy nhiên đối với tổ chức lớn thì sự phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý là tương đối rõ ràng và sự giao thoa về chức năng, nhiệm vụ công việc càng lớn
Kỹ năng lãnh đạo và quản lý đòi hỏi khác nhau:
Đối với lãnh đạo cần:
- Uy tín cá nhân ( Nếu người bên trong không phục thì khó lãnh đạo, nếu mất uy tín với bên ngoài thì toàn bộ tổ chức mất uy tín theo )
- Có kiến thức và hiểu biết rộng, tầm nhìm xa, trông rộng, để có thể đưa ra những định hướng và quyết định đúng đắn
- Biết phối hợp hài hoà giữa các cá nhân và các bộ phận quản lý trong đơn vị
Đối với quản lý:
- Hiểu được và triển khai các quyết định của lãnh đạo có hiệu quả
- Có tính kỷ luật, cẩn thận, tỷ mỉ, nắm sát, chắc các chi tiết về hoạt động của đơn vị trong phạm vi quản lý
Tùy lĩnh vực quản lý mà có trình độ chuyên môn tương ứng nhất định Lãnh đạo phải có trình độ cao hơn người quản lý, người quản lý thì phải có tính chuyên môn cao, tuy nhiên tất cả đều vì uy tín, vì công việc, vì sự phát triển của
tổ chức Lãnh đạo và quản lý gồm một nhóm người cùng tiến hành một hoạt động chung, cùng thống nhất về mặt lợi ích
V - Phong cách lãnh đạo
1 Nhận thức về phong cách lãnh đạo:
Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu
tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý
Những dấu hiện cần chú ý khi xem xét phong cách lãnh đạo:
- Phong cách lãnh đạo phải thể hiện được quan niệm của người lãnh đạo về hoạt động quản lý
Trang 7- Phong cách lãnh đạo bao hàm nhiều phương pháp, lề lối làm việc được lập
ở người lãnh đạo
- Phong cách lãnh đạo được thể hiện qua hệ thống hành vi của người lãnh đạo công việc sử dụng những quyền hạn, quyền lực, trí thức và trách nhiệm của mình để thực hiện vai trò của bản thân
- Phong cách lãnh đạo chịu sự chi phối của yếu tố môi trường, cho nên giữa yếu tố môi trường và các đặc điểm cá nhân của người lãnh đạo có sự tương tác nhất định để hình thành phong cách hoạt động của người lãnh đạo
- Phong cách lãnh đạo luôn gắn liền với tính lịch sử, tính giai cấp, gắn liền với hệ tư tưởng- đạo đức và thể hiện chính trị cũng như tâm lý xã hội và truyền thống dân tộc
* Phong cách lãnh đạo Quyền uy
Phong cách lãnh đạo quyền uy được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo- quản lý bằng ý trí của mình, trấn áp ý trí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viên chính xác những gì họ muốn nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay hướng dẫn nào cả đặc điểm:
- Nhân viên ít thích lãnh đạo
- Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo
- không khí trong tổ chức: Gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân
* Phong cách dân chủ
Phong cách lãnh đạo dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào khởi thảo các quyết định Kiểu quản lý này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới được pháp huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trính quản lý, đặc điểm:
Trang 8- Nhân viên thích lãnh đạo hơn
- Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ
- Năng suất cao, kể cả không có mặt của lãnh đạo
* Phong cách lãnh đạo uỷ quyền
Phong cách lãnh đạo uỷ quyền được sử dụng khi các nhân viên có khả năng phân tích tình huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào Bạn không thể ôm đồm tất cả mọi công việc! bạn phải đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và uỷ thác một số nhiệm vụ nào đó Đặc điểm:
- Nhân viên ít thích lãnh đạo
- Không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng vui chơi
- Năng suất thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên
VI Những yêu cầu đối với người lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước.
Người lãnh đạo thường được miêu tả như là con người lý tưởng trên tất cả các mặt Điều đó không phù hợp với thực tế Ở người lãnh đạo vẫn có những phẩm chất chưa hoàn hảo; với những khiếm khuyết ấy họ vẫn làm công tác lãnh đạo được, Những phẩm chất mà họ còn thiếu, họ có thể tìm thấy ở người trợ lý của mình Tuy vậy, cũng có những phẩm chất mà người lãnh đạo không thể thiếu được, mặc dù những phẩm chất đó đã có ở những người trợ lý thông minh tài giỏi của họ, đặc biệt là đối với những nhà lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước, những phẩm chất đó rất nhiều nhưng có thể xếp chúng thành 3 nhóm:
1 Yêu cầu về phẩm chất chính trị:
Người lãnh đạo không phải là đại diện cho ý trí của riêng bản thân mình mà
là đại diện của Đảng, của tổ chức đã đặt họ lên chức vụ lãnh đạo đó Những yêu cầu về phẩm chất chính trị của người lãnh đạo biểu hiện tập trung nhất ở chỗ người đó phải có năng lực, tính trước mọi hậu quả giáo dục của những quyết định và hành động của mình đối với quần chúng Vì thế, nếu chỉ dùng phương pháp mệnh lệnh hành chính đơn thuần, người lãnh đạo thường không thấy hết
Trang 9những hậu quả của những biện pháp, quyết định và hành động của mình Phương pháp này ít cho phép người lãnh đạo thực hiện tốt những chủ trương chính sách Những người cán bộ thường dùng các biện pháp hành chính đơn thuần chưa phải là người lãnh đạo thực thụ của Đảng và nhà nước Nhiệm vụ đặt
ra càng phức tạp bao nhiêu, đời sống của cán bộ, nhân dân càng khó khăn bao nhiêu thì người lãnh đạo càng phải tính toán kỹ lưỡng bấy nhiêu về hậu quả giáo dục chính trị của tất cả quyết định mà mình đã đưa ra, Vậy là, yêu cầu quan trong nhất đặt ra cho người lãnh đạo là phải tính đến hậu quả giáo dục chính trị của tất cả các quyết định mà mình đưa ra; đối với người lãnh đạo là phải nắm thật vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhất là những người lãnh đạo là đảng viên; tham gia tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và luôn đặt ra cho mình nhiệm vụ tự bồi dưỡng trình độ chính trị Mỗi lãnh đạo đều phải tham gia vào công tác chính trị - xã hội, đó là góp phần giáo dục chính trị - tư tưởng cho quần chúng lao động Cần phải bằng hoạt động của mình cho quần chúng thấy rằng: Trước hết mình là người đại diện của Đảng, sau đó mới là người lãnh đạo
2 Yêu cầu về khả năng chuyên môn:
Yêu cầu về khả năng chuyên môn đối với người lãnh đạo là phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, không ngừng tiếp thu những cái mới, không ngừng vận dụng lý luận vào thực tiễn và không ngừng khái quát thực tiễn để bổ sung, làm giàu kho tàng lý luận
Một yêu cầu đặt ra đối với năng lực chuyên môn của người lãnh đạo là phải hiểu tường tận tình hình của đơn vị mình phụ trách Vì người lãnh đạo nắm quyền hành trong tay và có quyền đưa ra những quyết định để giải quyết công việc một cách kịp thời và sáng suốt
3 Yêu cầu về năng lực tổ chức
Yêu cầu quan trọng đầu tiên đối với người lãnh đạo với tư cách là người tổ chức là phải biết nhìn về mọi mặt bằng con mắt của người ngoài, bởi vì mỗi người lãnh đạo bằng uy tín, hành động và tư cách của mình có ảnh hưởng rất lớn
Trang 10đối với nhân viên dưới quyền thường thường người ta tự nhận xét mình bằng con mắt của mình Điều đó là rất cần thiết, nhưng chỉ cần thiết khi sự tự nhìn nhận đó không vì lợi ích cá nhân, mà là để hiểu rõ hơn nữa vai trò thủ trưởng của mình, là để tạo ra không khí hiểu biết lẫn nhau giữa nhân viên và thủ trưởng Người lãnh đạo phải có được sự tín nhiệm của quần chúng, đây là biểu hiện tâm
lý của mối quan hệ quần chúng Uy tín chuyên môn của người lãnh đạo là phải đưa ra được những quyết định đúng đắn đẻ giải quyêt công việc có tính chất chuyên môn Những quyết định này không nhất thiết phải do người lãnh đạo đề xuất, nhưng họ phải ra được quyết định đúng đắn Uy tín về chuyên môn hết sức cần thiết với người lãnh đạo, nó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, nó làm cho các quyết định của họ đưa ra, được quần chúng tin tưởng và cùng nhau thực hiện tốt; phải có khả năng tư duy thường xuyên sự tiếp xúc với quần chúng Muốn vậy, trước hết phải biết cách tạo ra bầu không khí thuận lợi cho sự tiếp xúc nói chung; Cần phải có năng lực thiết lập xúc tiến tâm lý với mọi người chẳng những trong công tác mà cả trong cuộc sống hàng ngày Trong mọi trường hợp cần phải trân trọng và giữ gìn tâm trạng vui vẻ với mọi người Bởi
vì, nếu vui vẻ mọi người sẽ làm tốt hơn, và ngược lại nếu thiếu phấn khởi họ sẽ làm việc kém đi, cản trở công việc của tổ chức nói chung Vì vậy yêu cầu về khả năng biết giao tiếp về mặt tâm lý học, biết dẫn dắt vấn đề theo ý mình là một vấn
đề hết sức quan trọng mà người lãnh đạo cần phải có; Trong giao tiếp trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe là một trong những phương pháp cơ bản nhất và diễn ra thường xuyên đối với tất cả mọi người và đặc biệt quan trọng là đối với người làm công tác lãnh đạo, quản lý Khi nghe cần nhấn mạnh tới sự lắng nghe, lắng nghe không chỉ là biểu hiện của thái độ tôn trọng, lịch sự đối với người nói, lựa chọn chắt lọc những điều có lợi cho việc đề ra quyết sách của người lãnh đạo, muốn được như vậy thì cần phải lắng nghe, có thể trong thân tâm không vừa ý bằng lòng với ý kiến của người khác nhưng vẫn phải lắng nghe Người lãnh đạo cũng cần biết nói, trong đó cần chú ý đến nội dung và cách nói Người lãnh đạo cần phải nói khi truyền đạt nhiệm vụ mới, khi công