1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

12 1,8K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 25,39 KB

Nội dung

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 3.1. GIẢI PHÁP CHUNG 3.1.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về kinh tế và đổi mới các chính sách & cơ chế quản lý doanh nghiệp Muốn dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh thì phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó luật kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn kinh doanh, góp phần thực hiện tốt mục tiêu chung của Đảng đề ra. Hệ thống quy phạm pháp luật đầy đủ, chính xác sẽ tạo ra môi trường tốt, lành mạnh, an toàn thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật hiện nay còn nhiều khâu lỏng lẻo, chưa mang tính thực tế cao đã tạo ra nhiều khe hở cho những kẻ cơ hội, làm ăn bất chính lợi dụng, đục khoét công quỹ, lừa đảo làm thiệt hại lớn cho nhà nước. Do đó, với điều kiện kinh tế nước ta cần phải thường xuyên xem xét, bổ sung và sửa đổi kịp thời những điều khoản không phù hợp với thực tế, đảm bảo độ chính xác cao để quản lý, điều hoà và tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển kinh tế. Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng đến cơ chế quản lý doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, tuy trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế có một phương thức, chính sách quản lý khác nhau. Trong những năm gần đây quản lý doanh nghiệp đã được đơn giản hoá và sửa đổi hợp lý. Cải cách hành chính nhà nước vẫn đang là vấn đề bức xúc và cần thiết, góp phần lành mạnh hoá nền hành chính quốc gia. Điều này mang lại hiệu quả cho xã hội: vừa tiết kiệm cho ngân sách, vừa tiết kiệm tiền bạc, thời gian công sức cho người dân. Công tác tài chính cần được đưa vào thành quy định với các doanh nghiệp bởi đó là tiền đề để công việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Nhà nước cần có quy định chặt chẽ về sổ sách, chứng từ, chế độ báo cáo, thống kê tổng quát để có thể tiến hành công tác thuận lợi. Đối với Công ty xây lắp 665 , công tác quyết toán chậm, việc tính lỗ lãi, hạch toán giá thành chưa kịp thời. Quản lý kinh tế ở các đội chưa được chú ý, việc thanh quyết toán, lập chứng từ gây khó khăn cho công tác hạch toán kế toán. Chủ trương của nhà nước về bãi bỏ chế độ quyết toán giữa tổng công ty và các công ty thành viên đã tạo ra những tác động tích cực: giảm việc tồn đọng vốn, tăng tính chủ động trong sản xuất kinh doanh . 3.1.2. Tổ chức tốt công tác kế toán tài chính – kiểm toán Tuy có hệ thống máy tính đã giảm đi một phần phức tạp trong công tác kế toán nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu các quy chế, nguyên tắc cụ thể. Nhà nước cần sớm ban hành những chuẩn mực kế toán riêng phù hợp với điều kiện cụ thể ở nước ta, ban hành các thông tư văn bản hướng dẫn, tư vấn các doanh nghiệp làm tốt công tác kế toán ở đơn vị mình. Nhà nước cần tổ chức công tác kiểm toán, vì nó sẽ tạo ra một môi trường tài chính lành mạnh cho các doanh nghiệp, tạo ra một hệ thống thông tin chuẩn xác cung cấp cho các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp. 3.2. GIẢI PHÁP RIÊNG VỀ PHÍA CÔNG TY 3.2.1. Lập kế hoạch hoạt động trong thời gian tới Việc xác định đúng mục tiêu, phương hướng góp phần quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. Những kết quả bước đầu doanh nghiệp đã đạt được năm 2000 đã mở ra một hướng đi mới triển vọng hơn. Căn cứ vào chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2001-2005) của ngành xây dựng cơ bản cùng hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2001 của tổng công ty, định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty, năng lực về vốn, thiết bị lao động hiện có của công ty và khả năng đầu tư tăng năng lực thiết bị, đào tạo tuyển dụng, bổ sung lực lượng chuyên môn, kỹ thuật trong năm 200 0, ban lãnh đạo công ty đã đề ra phương hướng trong thời gian tới: - Mục tiêu cơ bản của sản xuất kinh doanh năm 2001: +Gía trị sản xuất đạt: 81 tỷ đồng so với năm 2000 tăng 5,8%. +Doanh thu đạt: 86,5 tỷ đồng so với năm 2000 đạt 86,9%. +Nộp ngân sách: 3,971 tỷ đồng so với năm 2000 tăng 33,7%. +Lợi nhuận đạt: 1,39 tỷ đồng so với năm 2000 tăng 21,1%. +Thu nhập bình quân một cán bộ công nhân viên trên một tháng đạt: 880.000 đồng so với năm 2000 tăng 3,5%. +Tổ chức tốt công tác tài chính, quản lý sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, thực hiện lành mạnh hoá tình hình tài chính của công ty. -Mục tiêu cơ bản sản xuất kinh doanh 5 năm 2001-2005: + Gía trị sản xuất đạt: 492 tỷ đồng đạt tăng trưởng bình quân là 9,3%, so với 5 năm 1996-2000 tăng 50,14% + Doanh thu đạt: 445,5 tỷ đồng đạt tăng trưởng bình quân là 6,7%, so với 5 năm 1996-2000 tăng 53,31%. + Nộp ngân sách: 24,334 tỷ tăng trưởng bình quân là 14,8% so với 5 năm qua tăng 44,9%. + Lợi nhuận đạt: 8,95 tỷ đạt tăng trưởng bình quân là 16,1%. + Thu nhập bình quân một cán bộ công nhân viên trong một tháng là: 942.000 đồng đạt tăng trưởng bình quân là 3,9%. 3.2.2. Phương hướng thực hiện kế hoạch năm 2001, 2001- 2005 - Giữ vững và phát triển sản xuất kinh doanh, có mức tăng trưởng hợp lý hơn năm 2000, tiếp tục phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện kinh doanh có lãi và trả được nợ vay, có biện pháp hữu hiệu để thu hồi công nợ và giải quyết các tồn tại cũ. - Tăng cường một cách hiệu quả công tác tiếp thị, mở rộng quan hệ với các đối tác trong và ngoài quân đội. - Tích cực tìm và tạo ra nguồn vốn bổ sung cho đầu tư trang thiết bị thi công tăng năng lực sản xuất, đặc biệt đầu tư trang thiết bị thi công phần hạ tầng, có biện pháp thích hợp để thu hút lực lượng kỹ sư trẻ có năng lực chuyên môn, có phẩm chất, đạo đức tốt vào làm hợp đồng tại công ty, bổ sung cho lực lượng kỹ thuật hiện còn thiếu, đồng thời gửi đi đào tạo thêm…để nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong toàn công ty. - Cải thiện và nâng cao một bước về lợi ích vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Thực hiện công tác tập trung dân chủ, công khai, đoàn kết, kỷ luật trong công ty, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. 3.2.3. Những giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu Để đạt được mục tiêu, chiến lược đã đề ra, cũng như năng cao hiệu quả hoạt động tài chính công ty cần có những giải pháp cụ thể cũng như kế hoạch cho từng hoạt động: Hoạt động tài chính , hoạt động kinh doanh, nhân lực, tổ chức quản lý… 3.2.3.1. Giải pháp về hoạt động tài chính Hoạt động tài chính là một trong những nội dung chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Có thể nói, tài chính doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên cần phải nâng cao hơn nữachất lượng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, để không những giúp doanh nghiệp nắm được thực trạng của hoạt động tài chính mà còn trên cơ sở thực trạng đó có thể dự đoán được các nhu cầu tài chính trong kỳ tiếp theo, nâng cao một bước tính tích cực chủ động trong sản xuất kinh doanh. Do vậy, việc nâng cao chất lượng công tác tài chính là nhiệm vụ căn bản nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn sản xuất kinh doanh thì phải có vốn. Và số lượng vốn nhiều hay ít lại liên quan đến doanh thu sẽ thu được là lớn hay nhỏ. Nhưng với một mức doanh thu cụ thể nào đó , đòi hỏi một lượng vốn nhất định nào đó. Qua phân tích tình hình tài chính của công ty ta thấy nổi bật lên là vấn đề vốn lưu động quá ít ( khoảng hơn 2 tỷ), tốc độ chu chuyển vốn thấp (chỉ đạt 1,68 vòng trong năm 2000), hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Cần tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả hơn, đồng thời chặt chẽ và nghiêm túc hơn trong công tác thanh toán nhiều khoản vốn đi chiếm dụng. Cần đầu tư thêm tài sản cố định nhằm nâng cao năng lực sản xuất của công ty đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ mới. Hầu hết các tài sản của công ty còn mới cần bảo quản, kinh doanh khai thác hết công suất sử dụng để nâng cao năng suất công việc. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính theo hệ thống ngành dọc từ công ty đến các xí nghiệp, các tổ đội. Tổ chức công tác thống kê, kế toán, hạch toán từ hạng mục công trình từ cấp đội, chủ nhiệm công trình để từng bước đi vào nề nếp, hạch toán được lỗ, lãi của từng công trình, từng bước hoàn chỉnh cơ cấu quản lý doanh nghiệp, chống thất thoá, thâm hụt trong công tác tài chính. Bảo toàn vốn, quản lý một cách chặt chẽ, khoa học và xử lý vốn hợp lý, tối ưu nhất. Để xác định được nhu cầu về vốn trong thời gian tới cần tiến hành dự đoán nhu cầu vốn lưu động theo 2 phương pháp. (1) Phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu Đây là phương pháp dự đoán ngắn hạn , đơn giản nhưng đòi hỏi pjải hiểu rõ quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào bảng cân đối kế toán của năm báo cáo để tính.Cụ thể áp dụng phương pháp này dựa vào tình hình của Công ty xây lắp 665 năm 2000 để dự đoán năm 2001 như sau: - Bước1: Dựa vào số khoản mục chủ yếu trên bảng cân đối kế toán của công ty ngày 31/12/2000 Bảng cân đối kế toán Công ty xây lắp 665 năm 2000 Đơn vị: 1000 đồng TÀI SẢN Số cuối kỳ NGUỒN VỐN Số cuối kỳ A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 105.708.657 A.Nợ phải trả 105.708.657 I.Tiền 10.884.007 I.Nợ ngắn hạn 101.269.482 III.Các khoản phải thu 25.818.031 1.Vay ngắn hạn 18.676.187 IV.Hàng tồn kho 29.211.033 3.Phải trả người bán 22.422.365 V.Tài sản lưu động khác 39.795.584 4.Người mua trả trước 58.592.895 5.Thuế và các khoản nộp nhà nước (130.510) B.Tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn 10.582.739 6.Phải trả đơn vị nội bộ 4.763.540 I.Tài sản cố định 10.545.766 7.Các khoản khác 954.003 II.Đầu tư tài chính dài hạn 10.000 II.Nợ khác 521.400 III.Chi phí XDCB dở dang 26.973 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 10.500.515 I.Nguồn vốn – quỹ 10.500.515 Tổng tài sản 116.291.39 7 Tổng nguồn vốn 116.291.39 7 Bước 2: Chọn các khoản mục có thay đổi tỷ lệ thuận với doanh thu để tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó với doanh thu. Công ty xây lắp 665 có doanh thu năm 2000 đạt: 80.863.441 triệu đồng. Thông thường, chỉ có các khoản mục của tài sản lưu động (trừ đầu tư tài chính) là có quan hệ tỷ lệ thuận với doanh thu, còn tài sản cố định không tăng giảm một cách trực tiếp theo doanh thu. Phần nguồn vốn ta chỉ xét đến các khoản chiếm dụng hợp pháp. Tỷ lệ phần trăm của các khoản so với doanh thu Tài sản % Nguồn vốn % A.Tài sản LĐ và ĐT ngắn hạn A.Nợ phải trả … I.Tiền 13,46% I.Nợ ngắn hạn … III.Các khoản phải thu 31,93% 1.Vay ngắn hạn … IV.Hàng tồn kho 36,12% 3.Phải trả người bán 18,15% V.Tài sản lưu động khác 49,21% 4.Người mua trả trước 72,46% 5.Thuế và các khoản nộp NN -0,16% 6.Phải trả đơn vị nội bộ 5,89% B.Tài sản cố định và ĐT dài hạn … 7.Các khoản khác 1,17% II.Nợ khác … B.Nguồn vốn chủ sở hữu … Tổng cộng 130.72 % Tổng cộng 97,51 % - Bước 3: Cách ước tính. Qua bảng trên ta thấy: cứ mỗi đồng doanh thu tăng lên thì doanh nghiệp cần phải tăng thêm 1,3072 đồng tài sản. Đồng thời, với mỗi đồng doanh thu tăng lên thì số vốn chiếm dụng hợp pháp cũng tăng lên 0,9751 đồng. Như vậy để tăng một đồng doanh thu cần phải tăng lượng vốn là: 1,3072 – 0,9751 = 0,3321 đồng Năm 2001 công ty dự tính tăng doanh thu từ 80 tỷ lên 86,5 tỷ đồng thì nhu cầu về vốn sẽ là: (86,5 – 80,863441) x 0,3321 = 1,9 tỷ đồng Năm 2000 tổng lợi nhuận trước thuế so với doanh thu của công ty đạt 1,42%. Sang năm 2001 dự kiến sẽ tăng tỷ lệ này lên tới 6,2%, với khoản lợi nhuận sau thuế dự tính là 1,9 tỷ đồng và dự tính phân bổ vào quỹ khen thưởng, phúc lợi khoảng 25% vậy khoản lợi nhuận tái đầu tư cho vào nguồn vốn lưu động tạm thời. 1,9 x (100% - 25%) = 1,425 tỷ đồng Khi doanh thu tăng lên, công ty cần 1,9 tỷ đồng để bổ sung cho tài sản nhưng lợi nhuận chỉ bổ sung được 1,425 tỷ, phần vốn cần huy động thêm từ bên ngoài là: 1,9 – 1,425 = 0,475 tỷ đồng Hiện nay nguồn vốn của công ty còn rất ít, vốn chủ sở hữu của công ty không đủ để đáp ứng toàn bộ nhu cầu về vốn kinh dong của mình. Công ty cần tăng bổ sung thêm nguồn vốn tự có, lựa chộn nguồn vốn tốt hơn theo nguyên tắc hiệu quả kinh tế tránh tùnh trạng đi chiếm dụng vốn quá nhiêù như hiện nay. Nhu cầu bổ sung vốn lưu động cao, trước mắt công ty nên sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập theo mục đích nhưng chưa sử dụng, lợi nhuận chưa phân phối, các khoản phải trả chưa đến hạn trả… Mặt khác công ty cần chú trọng hơn để thu hồi các khoản phải thu hoặc thu về các khoản nợ của những công trình đã hạch toán xong. Để thu hồi được triệt để nợ thì phòng tài chính cần tăng cường bố trí cán bộ giám sát, mở sổ theo dõi cho từng khách hàng, đốc thúc thu hồi các khoản phải thu. Bên cạnh đó công ty cần tăng cường khả năng thanh toán cũng như thực hiện tốt kỷ luật thanh toán. Công ty cần nhanh chóng thanh toán các khoản nợ đến hạn, công ty cần lập kế hoạch cho các khoản phải trả. Như vậy, giải pháp về hoạt động tài chính chủ yếu căn cứ vào thực trạng của công ty đã phân tích. Cần kiện toàn công tác tài chính quản lý doanh nghiệp theo luật định.Tăng cường công tác kiểm toán nội bộ để ngăn chặn kịp thời những sai sót,, uốn nắn và xử lý nhanh, gọn không để gây hậu quả. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phải hết ức chú trọng đến hoạt động tài chính, đảm bảo vón cho sản xuất kinh doanh là bảo toàn phát triển vốn đê kinh doanh có lãi. Hạch toán đầy đủ chống thua lỗ, cân đối giữa vay và trả nợ gốc + lãi. Tích cực thanh toán thu hồi công nợ. Đảm bảo doanh thu đạt 85% giá trị sản xuất trở lên. Nhanh chóng giải quyết những tồn đọng cũ, thanh toán nợ khó đòi, nhanh chóng đưa hoạt động tài chính vào nề nếp lành mạnh, an toàn và thực hiện tiết kiệm trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. (2) Phương pháp sử dụng nhóm chỉ tiêu đặc trưng tài chính doanh nghiệp dự kiến bảng cân đối kế toán mới. Nội dung của phương pháp này ngược với quá trình phân tích tài chính: dựa vào các chỉ tiêu của : vòng quay vốn, hệ số nợ, vòng quay hàng tồn kho…để xác định các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán. Từ đó có thể thấy rõ nhu cầu về vốn và cơ cấu cho kỳ kinh doanh tiếp theo. Khi doanh nghiệp dự báo nhu cầu tài , lên kế hoạchcác nguồn vốn huy động sẽ giúp cho doanh nghiệp có khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh. Công tác huy động vốn cần được chú ý đúng mức, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư, các chủ nợ. Tránh việc vay vốn tràn lan ( đặc biệt là vốn ngán hạn) cũng như việc sử dụng vốn một cách cẩu thả, bừa bãi. Dựa vào tình hình tài chính năm 2000, căn cứ vào giải pháp phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính Công ty xây lắp 665 đã đề ra kế hoạch tài chính theo hướng nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn trong năm 2001. 3.2.3.2. Giải pháp về quản lý chuyên ngành Việc tổ chức phù hợp, khoa học đem lại năng suất cao trong hoạt động: góp phần tiết kiệm tránh lãng phí các nguồn lực, tổ chức thực hiện triển khai công việc dễ dàng, thuận lợi.Công ty xây lắp 665 cũng luôn kiện toàn hệ thống tổ chức, kiểm tra, giám sát, chỉ đạo kỹ thuật theo quyết định số 17/2000 của bộ xây dựng để không ngừng nâng cao chất lượng các công trình. Cần có sự phân công chức năng quyền hạn rõ ràng, thống nhất giữa các phòng ban, các tổ đội sản xuất, các xí nghiệp cũng như các cá nhân. Đảm bảo an toàn lao động về người và phương tiện thi công đồng thời thực hiện công tác bảo hộ lao động theo đúng quy định an toàn trong thi công sản xuất, phấn đấu đảm bảo 100% công trình có trang bị bảo hộ lao động cho người lao động. 3.2.3.3. Giải pháp về công tác tiếp thi đấu thầu - Tăng cường mở rộng công tác tiếp thị ở tất cả các cấp, có cơ chế hợp lý để động viên và đảm bảo công tác tiếp thị vào hoạt độnghiệu quả, không vi phạm phát luật. Giữ mối quan hệ đã có ở các tỉnh để khai thác thêm những hạn mục tiếp theo và mở rộng thị phần ra giao thông, thuỷ lợi. - Tăng cường mở rộng quan hệ với các cán bộ, cơ quan chủ quản như: Bộ y tế, bộ giao thông, bộ quốc phòng… - Công tác đấu thầu kết hợp chặt chẽ giữa quan hệ tiếp tị và tổ chức lập hồ sơ đấu thầu. Giữ ổn định và tăng cán bộ phòng đấu thầu, tuyển chọn hợp đồng với những kỹ sư có trình độ, chuyên môn, ngoại ngữ và kinh nghiệm để làm các dự án đấu thầu vừa và lớn đạt hiệu quả cao. 3.2.3.4. Giải pháp đầu tư tăng năng lực sản xuất - Tích cực tạo nguồn vốn để tăng năng lực đầu tư công nghệ, thiết bị, con người để có thể triển khai thi công có hiệu quả những công trình, dự án lớn, giữ vững được uy tín cho công ty . - Đối với những công trình xây dựng cơ bản dân dụng – công nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở thiết bị hiện có, đầu tư trang bị thêm những phương tiện, máy móc mới thay thế cho những phương tiện máy móc đã cũ đã hư hỏng. Đặc biệt đầu tư hệ thống cốt pha dàn giáo thép mới để đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công. 3.2.3.5. Giải pháp về nhân lực Xuất phát từ vai trò quan trọng hàng đầu là nhân tố con người. Để cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh trước hết cần chú trọng tới trình độ, ý thức lao động, khả năng cống hiến của người lao động. Để ngày càng nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân viên cần có các chủ trương chính sách hợp lý nhằm đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Động viên họ yên tâm công tác, công hiến khả năng của mình cho sự phát triển của công ty. Xác định được vai trò quan trọng của nguòn nhân lực nên công ty chú trọng đào tạo tay nghề cho người lao động: gửi công nhân theo học lớp công nhân kỹ thuật, Tại chức xây dựng…của Tổng công ty mở. Đồng thời từng bước bố trí, sắp xếp cán bộ ở các phòng ban theo hướng chuyên môn hoá cao, tiếp tục tuyển dụng kỹ sư và công nhân để bổ sung thêm vào lực lượng sản xuất, tôn trọng thực hiện tốt các thoã ước lao động tập thể đã được ký kết, thực hiện tôt mọi chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước với quyền lợi của cán bộ công nhân lao động. KẾT LUẬN [...]... 1997 2 Phân tích tình hình tài chính - Nguyễn Hồng Sơn - NXB Tài Chính 1997 3 Phân tích hoạt động kinh doanh - Nguyễn Văn Dược - NXB Thống Kê 4 Quản trị tài chính doanh nghiệp - Nguyễn Hải Sản -NXB Thồng Kê 1997 5 Quản trị tài chính doanh nghiệp - Đại Học Tài Chính Kế Toán - NXB Tài Chính 1999 6 Quản trị tài chính doanh nghiệp - Đại học Kinh Tế Quốc Dân – NXB Thống kê 1997 7 Tài liệu của công ty Xây... nghiệp hiệu quả cao, giảm được chi phí đáng kể cho hoạt động quản lý Phân tích tài chính doanh nghiệp cần được đạt lên vị trí xứng đáng trong chính sách quản lý kinh tế- tài chính của nhà nước Trước hết nhà nước và các doanh nghiệp cần phải nhận thức được tầm quan trọng của nó, thấy được sự cần thiết phải phân tích hoạt độngc trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Khi áp dụng phân tích tài chính. .. trò của hoạt động tài chính cũng không ngừng phát triển và khẳng định mình Nổi bật trong môi trường cạnh tranh của thời đại hoạt động tài chính đã giúp nền kinh tế chủ động hơn Nhìn về góc độ vi mô trong từng doanh nghiệp phân tích doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng Qua phân tích thực trạnh tài chính của công ty thông qua một số công cụ ta thấy được vai trò tài chính Nếu phân tích tài chính chính... được thực trạng về tài chính của công ty Một vài giải pháp luận văn đã đề cập cũng chỉ là những tham khảo, chưa mang tính thực tiễn cao Nhưng qua đây tôi cũng mong rằng Công ty xây lắp 665 nói riêng và các công ty khác nói chung sẽ tìm ra giải pháp phù hợp nhất nhằm thực hiện tốt công tác tài chính trong điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phân tích hoạt động kinh doanh -... nghiệp - Đại học Kinh Tế Quốc Dân – NXB Thống kê 1997 7 Tài liệu của công ty Xây Lắp năm 1998 ; 1999 ; 2000 • • • • • • Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo chi tiết tài sản cố định Báo cáo lao động Thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo chuyển tiền tệ . cho từng hoạt động: Hoạt động tài chính , hoạt động kinh doanh, nhân lực, tổ chức quản lý… 3.2.3.1. Giải pháp về hoạt động tài chính Hoạt động tài chính là. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 3.1. GIẢI PHÁP CHUNG 3.1.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về kinh tế và đổi mới các chính sách

Ngày đăng: 28/09/2013, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Bước1: Dựa vào số khoản mục chủ yếu trên bảng cân đối kế toán của công ty ngày 31/12/2000 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
c1 Dựa vào số khoản mục chủ yếu trên bảng cân đối kế toán của công ty ngày 31/12/2000 (Trang 5)
Tỷ lệ phần trăm của các khoản so với doanh thu - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
l ệ phần trăm của các khoản so với doanh thu (Trang 6)
Qua bảng trên ta thấy: cứ mỗi đồng doanh thu tăng lên thì doanh nghiệp cần phải tăng thêm 1,3072 đồng tài sản - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
ua bảng trên ta thấy: cứ mỗi đồng doanh thu tăng lên thì doanh nghiệp cần phải tăng thêm 1,3072 đồng tài sản (Trang 6)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w