Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
104,5 KB
Nội dung
UBND HUYỆN VĨNH CỬU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc Số : 322 / PGDĐT-GDTH Vĩnh Cửu, ngày 08 tháng 9 năm 2010 Kính gửi: - Hiệu trưởng các trường tiểu học trong huyện; - Hiệu trưởng trường THCS Mã Đà. Căn cứ công văn số 1418 /SGDĐT-GDTH ngày 23/8/2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai về việc hướng dẫn triển khai thực hiện nhiệmvụnămhọc 2010-2011 đối với giáo dục tiểu học; Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Cửu hướng dẫn các đơn vị thực hiện một số nhiệmvụ quan trọng đối với giáo dục tiểu học trong nămhọc 2010-2011 như sau : A. NHIỆMVỤ CHUNG Nămhọc 2010 – 2011 được xác định là "Năm học tiếp tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục". Trên cơ sở đó, các trường tiểu học tập trung thực hiện những nhiệmvụ trọng tâm sau: - Tiếp tục triển khai sâu rộng và thiết thực ba cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở tất cả các trường tiểu học trên toàn huyện. - Tập trung chỉ đạo đổi mới quản lí, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, bước đầu thực hiện tích hợp trong dạy học các môn học; đổi mới đánh giá, xếp loại học sinh; chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh; tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí; tiếp tục tổ chức đánh giá sự phù hợp của chương trình, sách giáo khoa cấp tiểu học. - Tiếp tục củng cố thành tựu phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi một cách vững chắc; xây dựng trường chuẩn quốc gia và đẩy mạnh tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục chất lượng cao. B. NHIỆMVỤ CỤ THỂ I. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành 1. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục gắn với cuộc vận động “Hai không” của ngành. Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục học tập, sáng tạo và rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm 1 V/v Hướng dẫn triển khai thực hiện nhiệmvụnămhọc 2010-2011 đối với giáo dục tiểu học nghề nghiệp; đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nhà giáo. 2. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 và Kếhoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng các hoạt động: - Chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường. Nhà trường chủ động tăng cường phối hợp với gia đình, cộng đồng và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. Tích hợp giáo dục đạo đức, kĩ năng sống trong các môn học và các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. - Đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống vào nhà trường thông qua trò chơi dân gian, hát dân ca,…Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương. Tổ chức sân chơi có các trang thiết bị phục vụ các hoạt động vận động, rèn luyện thể chất cho học sinh tiểu học. - Tổ chức lễ khai giảng nămhọc mới với cả phần lễ và phần hội trang trọng, gọn nhẹ, vui tươi, tạo không khí phấn khởi cho học sinh bước vào nămhọc mới. - Tổ chức lễ ra trường cho học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, tạo dấu ấn tốt đẹp cho học sinh trước khi ra trường. - Tiếp tục củng cố nền nếp xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp; kiểm tra và công nhận trường đạt chuẩn xanh, sạch, đẹp. Triển khai có hiệu quả công tác đánh giá, công nhận các trường đạt danh hiệu “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo tiêu chí Bộ đã ban hành. Tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình về xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. II. Thực hiện kếhoạch giáo dục và kếhoạch thời gian nămhọc 1. Thực hiện kếhoạch dạy học 1.1. Đối với các trường, lớp dạy học 1 buổi/ngày: Nămhọc 2010-2011, tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với thời lượng tối đa là 5 tiết/buổi. Khuyến khích các đơn vị có điều kiện, tổ chức các lớp học trên 5 buổi/tuần nhằm tiến tới thực hiện giảng dạy 2 buổi/ngày. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng) được thực hiện tích hợp, lồng ghép các môn: Mĩ thuật, Thủ công/Kĩ thuật, Âm nhạc theo hướng dạy học phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và nhà trường (truyền thống văn hoá, nghề nghiệp địa phương; năng lực giáo viên và thiết bị dạy học của nhà trường). 1.2. Đối với các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày: - Căn cứ theo Thông tư liên tịch số 35/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 về định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục công lập và căn cứ theo kếhoạch phát triển giáo dục nămhọc 2010-2011 đã được Phòng GD&ĐT và phòng Nội vụ họp xét cùng Hiệu trưởng các trường và định mức biên chế đã được giao, các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày phù hợp với điều kiện và nhu cầu của địa phương. 2 - Hiệu trưởng trường tiểu học 2 buổi/ngày có trách nhiệm chủ động lập kếhoạch dạy học đảm bảo các yêu cầu sau: + Về nội dung: Tổ chức các buổi học và các hoạt động giáo dục đa dạng đảm bảo yêu cầu giáo dục toàn diện theo chương trình tiểu học hiện hành; tạo điều kiện cho học sinh thực hành kiến thức đã học, hoàn thành bài tập ngay tại lớp và tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương; giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập; bồi dưỡng học sinh năng khiếu; dạy học các môn học và nội dung tự chọn; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tăng cường giáo dục đạo đức, kĩ năng sống và bồi dưỡng, phát triển năng khiếu cho học sinh phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế tại địa phương. Đối với những trường ở vùng khó khăn, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày hoặc nhiều hơn 5 buổi/tuần nhằm tăng thêm thời lượng học tập tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đạt được chuẩn kiến thức - kĩ năng theo yêu cầu của chương trình, chủ yếu để củng cố kiến thức môn Tiếng Việt, Toán và Tiếng dân tộc hoặc tăng cường tiếng Việt. Đối với những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như: các xã; thị trấn Thạnh Phú; Tân Bình; Vĩnh An; ngoài việc củng cố, ôn luyện kiến thức, kĩ năng, cần tăng thời lượng cho việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; tổ chức hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Có thể tổ chức các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt như bố trí học sinh theo khả năng và nhu cầu: nhóm củng cố kiến thức; nhóm phát triển kĩ năng cơ bản; các câu lạc bộ năng khiếu, sở thích (nghệ thuật, thể chất, giao tiếp,…). + Về thời lượng: Không tổ chức dạy học nhiều hơn 7 tiết/ngày. + Về vệ sinh, an toàn thực phẩm: Các trường, lớp tổ chức bán trú cho học sinh cần tăng cường phối hợp trung tâm y tế kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm ở các bếp ăn, bảo đảm sức khỏe học sinh. 2. Kếhoạch thời gian nămhọc - Căn cứ Quyết định số 1870/QĐ-UBND ngày 20/7/2010 về kếhoạch thời gian nămhọc 2010-2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai; công văn số 1418/SGDĐT-GDTH ngày 23/8/2010 về việc Hướng dẫn triển khai thực hiện nhiệm vụnămhọc 2010-2011 đối với giáo dục tiểu học và văn bản phụ lục về những mốc thời gian và hoạt động chuyên môn nămhọc 2010-2011 (đính kèm) của Phòng GD&ĐT, các trường tiểu học xây dựng kếhoạch thời gian nămhọc phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tập quán văn hóa địa phương; bảo đảm thời lượng thực học, thời điểm tổ chức các kì kiểm tra định kì, thời điểm kết thúc năm học, thời gian nghỉ hè. - Trong trường hợp đặc biệt như: thiên tai, thời tiết khắc nghiệt, . tại một số khu vực cụ thể ở địa phương, Hiệu trưởng đơn vị cần nhanh chóng báo cáo tình hình về Phòng Giáo dục và Đào tạo để Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cho học sinh nghỉ học và chỉ đạo kếhoạch tổ chức học bù; kịp thời báo cáo tình hình và kết quả xử lí về Sở Giáo dục và Đào tạo. - Hiệu trưởng các trường học xây dựng kếhoạch tổ chức các hoạt động dạy học trong tuần chủ yếu vào các ngày thứ Hai, Ba, Tư, Sáu và Bảy; ngày thứ Năm dành cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục khác. - Hiệu trưởng chủ động và linh hoạt bố trí giờ học trong ngày phù hợp với điều kiện nhà trường và tình hình cụ thể ở mỗi địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học 3 sinh và giáo viên trong việc đi lại, đồng thời tích cực phòng tránh thiên tai cũng như góp phần giảm thiểu tình trạng ách tắc giao thông. III. Thực hiện chương trình, sách, thiết bị dạy học. 1. Chương trình - Thực hiện chương trình các môn học một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn giáo dục tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ; Sở và Phòng về thực hiện điều chỉnh dạy học và thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học. - Tăng cường tích hợp các nội dung giáo dục: bảo vệ môi trường; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; an toàn giao thông; . và đặc biệt, tích hợp dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số vào tất cả các môn học và hoạt động giáo dục. - Triển khai Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân: Các trường tiểu học được chọn thí điểm chương trình Tiếng Anh tiểu học mới của Bộ (thời lượng 4 tiết/tuần) thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các yêu cầu đặt ra, rút kinh nghiệm cho việc triển khai đại trà. - Triển khai dạy học ngoại ngữ Tiếng Anh tự chọn từ lớp 3 ở các trường dạy học 2 buổi/ngày và nhiều hơn 5 buổi/tuần với thời lượng tối thiểu 2 tiết/tuần theo chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành. Khuyến khích các trường dạy học 2 buổi/ngày, có điều kiện khá tốt về đội ngũ giáo viên Tiếng Anh, cơ sở vật chất và sự đồng thuận của các lực lượng giáo dục ở địa phương, tổ chức dạy học Tiếng Anh với thời lượng 4 tiết/tuần đối với các lớp từ 3 đến 5; đồng thời, tổ chức thí điểm các lớp làm quen Tiếng Anh đối với học sinh lớp 1 và lớp 2. - Tiếp tục thực hiện tổ chức dạy học môn Tin học ở những trường có đủ điều kiện. Các trường tiểu học cần có kếhoạch phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể; Ban đại diện hội PHHS;… tạo điều kiện để bố trí đội ngũ giáo viên tin học; tổ chức bồi dưỡng dạy học tin học cho học sinh, tăng dần số học sinh được học tin học từ cấp tiểu học. 2. Sách - Sách quy định tối thiểu đối với mỗi học sinh: + Lớp 1, 2 và 3: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội và vở tập viết; + Lớp 4 và 5: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật. + Đối với môn Tin học, sử dụng các cuốn “Cùng em học Tin học” quyển 1 và quyển 2 của Nhà xuất bản Giáo dục hoặc các tài liệu do nhà trường lựa chọn phù hợp với nội dung chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT. + Đối với môn Tiếng Anh, các trường tiếp tục sử dụng bộ sách “Let’s Learn English” của NXB Giáo dục và bộ sách “Let’s Go” của Oxford University Press cho học sinh đã học theo giáo trình này; triển khai bộ sách “Start with English” của NXB Giáo dục đối với các lớp làm quen Tiếng Anh và nghiên cứu tổ chức triển khai dạy học Tiếng Anh theo phương pháp và tài liệu của Phonics – Learning Box UK. - Các trường tiểu học cần tạo điều kiện đảm bảo thực hiện nghiêm túc chủ trương cấp sách giáo khoa (không thu tiền) cho học sinh ở địa bàn đặc biệt khó khăn, học sinh con liệt 4 sĩ, con thương binh. Các trường tiểu học xây dựng tủ sách dùng chung để học sinh có thể thuê hoặc mượn; tổ chức cho học sinh nghèo mua sách giáo khoa giảm giá; tăng cường công tác giáo dục học sinh sử dụng, bảo quản và tham gia quyên góp sách đã sử dụng để nhà trường tổ chức sử dụng trong nhiều năm, giúp học sinh nghèo được mượn sách tại thư viện, đảm bảo vào nămhọc mới tất cả học sinh đều có sách giáo khoa để học tập. - Khuyến khích, động viên, hướng dẫn học sinh đọc sách, tổ chức khai thác, sử dụng hiệu quả thư viện nhà trường. - Giáo viên cần quan tâm hướng dẫn, tổ chức việc sử dụng sách, vở hàng ngày để học sinh không phải mang theo nhiều sách vở khi đến trường. Những trường (lớp) dạy học 2 buổi/ngày cần cố gắng tổ chức cho học sinh để sách vở và đồ dùng học tập ngay tại lớp. 3. Thiết bị dạy học. - Hiệu trưởng các trường học có kếhoạch tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (TBDH) hiện có để có kếhoạch sửa chữa và mua sắm bổ sung kịp thời đảm bảo danh mục TBDH tối thiểu quy định tại Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Củng cố nền nếp khai thác, sử dụng, bảo quản TBDH một cách hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc sử dụng TBDH của giáo viên và nhà trường. Có kếhoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức phụ trách TBDH ở cơ sở. - Tiếp tục đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học thông qua các hoạt động làm mới, cải tiến, sửa chữa đồ dùng dạy học; thu thập, tuyển chọn sản phẩm tốt lưu giữ, phổ biến nhân rộng trong toàn ngành. - Tham mưu với các cấp thẩm quyền, khai thác các nguồn lực nhằm tăng cường các thiết bị dạy học hiện đại, thiết bị dạy học có yếu tố công nghệ thông tin, đồng bộ với việc tập huấn sử dụng, khai thác. IV. Đổi mới công tác chỉ đạo dạy học 1. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và đổi mới phương pháp dạy học: - Tập trung chỉ đạo thực hiện dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình; đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp và điều chỉnh dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. - Đẩy mạnh đổi mới công tác quản lí và phân quyền tự chủ nhằm tăng cường trách nhiệm của hiệu trưởng và giáo viên. Hiệu trưởng các trường cần tập trung tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, nắm vững chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình tiểu học, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới cách soạn giáo án để dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở bảo đảm chuẩn kiến thức-kĩ năng theo quy định, thực hiện “dạy thật - học thật” và kiểm tra, đánh giá đúng thực chất vì sự tiến bộ của mỗi học sinh, không máy móc, rập khuôn, hình thức. Đổi mới công tác kiểm tra, kí duyệt giáo án theo nguyên tắc dự giờ tiết dạy nào thì kí duyệt giáo án tiết dạy ấy nhằm đảm bảo gắn chặt việc chuẩn bị, soạn bài với tiết dạy thực tế của giáo viên. - Khuyến khích giáo viên tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. 2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh: 5 Thực hiện Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2010 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học và công văn số 717/BGDĐT-GDTH ngày 11/02/2010 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT. - Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng khuyến khích tinh thần tự học và ý thức sáng tạo của học sinh: giảm yêu cầu học sinh phải học thuộc lòng, nhớ máy móc nhiều sự kiện, số liệu, câu văn, bài văn mẫu. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng để giáo viên tham khảo, học sinh luyện tập và vận dụng sáng tạo các nội dung đã học. - Hiệu trưởng trường tiểu học chịu trách nhiệm xây dựng ngân hàng đề kiểm tra định kì; tổ chức cho các tổ khối thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ quy trình biên soạn đề kiểm tra, tiến hành kiểm tra và chấm bài, đảm bảo các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá đối với học sinh trong các kì kiểm tra; từng bước xây dựng và củng cố năng lực biên soạn đề kiểm tra của đội ngũ giáo viên và năng lực phản biện đề kiểm tra của cán bộ quản lí các trường. 3. Thực hiện bàn giao chất lượng học tập của học sinh lớp dưới lên lớp trên. - Đối với học sinh lớp 5, tiếp tục tổ chức việc tham gia giám sát của đại diện trường THCS trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả kiểm tra cuối năm ở các trường tiểu học trên cùng địa bàn theo sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, góp phần đảm bảo chất lượng học sinh hoàn thành chương trình tiểu học được bàn giao lên bậc THCS. - Vào đầu năm học, các trường tổ chức thực hiện bàn giao chất lượng học sinh lớp dưới lên lớp trên để nâng cao trách nhiệm của giáo viên và bảo đảm chất lượng. - Các trường tiểu học phải tổ chức khảo sát chất lượng đầu nămhọc ở tất cả các lớp học nhằm giúp giáo viên nắm sát chất lượng học sinh và thực hiện điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh trong lớp. Riêng đối với học sinh lớp 1, giáo viên cần có hình thức khảo sát nhẹ nhàng và phù hợp nhằm nắm năng lực tiếng Việt và khả năng hòa nhập môi trường học tập mới của trẻ để có phương án giáo dục và dạy học đạt hiệu quả cao. 4. Tiếp tục triển khai có chất lượng và hiệu quả các biện pháp phụ đạo và giúp đỡ học sinh nghèo nhằm kéo giảm tỉ lệ học sinh yếu và học sinh bỏ học. Tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các môn học học, học sinh có năng khiếu bằng nhiều hình thức, phương thức như câu lạc bộ năng khiếu, đội tuyển,… 5. Dạy học cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt 5.1. Dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số: - Căn cứ vào trình độ tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số ở những điểm trường/ lớp, Hiệu trưởng lập kế hoạch, xác định cụ thể phương thức tổ chức dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc; thực hiện điều chỉnh kếhoạch dạy học tiếng Việt lớp 1 từ 350 tiết thành 500 tiết; chú trọng thực hiện tăng cường tiếng Việt theo hướng tích hợp nội dung tiếng Việt vào các môn học, hoạt động giáo dục; khuyến khích tổ chức các trò chơi học tập, các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ giữa nhóm học sinh các dân tộc thiểu số. Trong điều kiện không thể dạy học tăng buổi trong tuần, hoặc dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh lớp 1, các trường có thể điều chỉnh nội dung, thời lượng dạy học các môn khác để tập trung dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. 6 - Tổ chức lớp ghép nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được đi học ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa. Mỗi lớp ghép không quá hai trình độ; mỗi trình độ không nên quá 10 học sinh. Trong trường hợp còn quá ít học sinh có thể ghép 3 trình độ/lớp. Cần tăng cường các biện pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học lớp ghép theo Hướng dẫn quản lí và tổ chức dạy học lớp ghép tại công văn số 9548/BGDĐT-GDTH ngày 13/10/2008 của Bộ GD&ĐT. 5.2. Dạy học cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn: Thực hiện Thông tư 39/2009/TT-BGDĐT Quy định giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức cho các lớp linh hoạt cho trẻ lang thang, cơ nhỡ với kếhoạch dạy học và thời khoá biểu phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của địa phương; chương trình học tập trung vào các môn Tiếng Việt, Toán; thông qua các môn học khác để dạy và rèn cho trẻ kĩ năng nói, đọc, viết và tính toán. Căn cứ vào số lượng trẻ có thể tổ chức thành các lớp ghép không quá hai trình độ. Việc kiểm tra, đánh giá đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tập trung vào các yêu cầu cơ bản cần đạt của hai môn Toán, Tiếng Việt đã được điều chỉnh theo quy định tại Thông tư 39/TT-BGDĐT; Căn cứ vào kết quả kiểm tra hai môn Toán, Tiếng Việt để tiếp nhận các em vào học tại các trường tiểu học trên địa bàn, nếu các em có yêu cầu. 5.3. Giáo dục cho học sinh khuyết tật: Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật, triển khai hiệu quả chính sách về người khuyết tật được thể hiện qua Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT Quy định về giáo dục hoà nhập cho người tàn tật, khuyết tật; Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT Quy định giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và đặc biệt là Luật Người khuyết tật (có hiệu lực từ ngày 01/01/2011) với những nguyên tắc cơ bản sau: - Mọi trẻ em khuyết tật đều được học tập bình đẳng trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, được giáo dục các kĩ năng sống, học văn hoá, hưóng nghiệp, học nghề để hoà nhập cộng đồng. - Giáo dục học sinh khuyết tật phải phù hợp đối tượng. Cần có sự điều chỉnh linh hoạt về tổ chức dạy học, nội dung, phương pháp dạy học, đánh giá, xếp loại cho phù hợp với mỗi đối tượng học sinh khuyết tật. - Giáo dục hoà nhập là phương thức giáo dục chủ yếu. Sở GD&ĐT chủ động phối hợp với các sở, ngành hữu quan triển khai có hiệu quả Kếhoạch số 599/KH-UBND ngày 23/7/2010 của UBND tỉnh về việc trợ giúp trẻ em khuyết tật tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010- 2012; trong đó, tập trung nỗ lực xây dựng và hình thành Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập theo hướng dẫn thực hiện Luật Người khuyết tật và Thông tư số 39/2009/TT- BGDĐT. Các trường tiểu học chủ động giới thiệu những cán bộ, giáo viên cốt cán giáo dục hòa nhập cho Phòng GD&ĐT để Phòng phối hợp với các ngành hữu quan, tham mưu cấp Ủy, chính quyền địa phương xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên cốt cán giáo dục hoà nhập và tổ chức thu hút, hỗ trợ trẻ em khuyết tật đến trường, từng bước nâng dần chất lượng giáo dục hoà nhập ở cơ sở. V. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và xây dựng trường chuẩn quốc gia. 7 1. Củng cố, duy trì thành tựu Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và chống mù chữ (PCGDTH-CMC) và thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (PCGDTH.ĐĐT). Triển khai thực hiện Thông tư số 36/2009/TT-BGGĐT ngày 04/12/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định kiểm tra, công nhận PCGDTH và PCGDTH.ĐĐT - Các địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá chất lượng PCGDTH-CMC một cách thực chất; xây dựng kếhoạch củng cố và duy trì chất lượng PCGDTH-CMC ở địa phương. Đối với các đơn vị đã đạt chuẩn, tiến hành rà soát lại các chỉ tiêu phổ cập để có kếhoạch khắc phục những yếu kém, đảm bảo giữ vững kết quả phổ cập và từng bước nâng chuẩn lên mức độ 2. - Định kì hàng tháng, cuối mỗi học kì, các trường học phải tổ chức rà soát nắm vững số học sinh bỏ học và số học sinh có nguy cơ bỏ học, chủ động báo cáo cấp Ủy và Chính quyền địa phương, phối hợp với các lực lượng xã hội ở địa phương xác định nguyên nhân, đề ra giải pháp phù hợp, nhanh chóng khắc phục và ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học, vận động học sinh bỏ học đi học lại. - Nâng cao hiệu quả công tác thu thập, quản lí số liệu về PCGDTH; tiếp tục thực hiện bộ hồ sơ quản lí PCGDTH (sổ PC và các bảng biểu) kết hợp triển khai sử dụng phần mềm kiểm kê do Vụ Giáo dục Tiểu học hướng dẫn. + Thời điểm chốt số liệu ở cơ sở là ngày 15 tháng 9. + Tháng 9/2010: các đơn vị cấp xã hoàn tất công tác tự kiểm tra; + Tháng 10/2010: cấp huyện tiên hành kiểm tra, công nhận cấp xã; + Tháng 11/2010: cấp tỉnh kiểm tra, công nhận kết quả của cấp huyện. 2. Xây dựng và đánh giá các trường tiểu học theo chuẩn quốc gia. - Phòng GD&ĐT tích cực tham mưu UBND huyện xây dựng kếhoạch phát triển trường học đạt chuẩn quốc gia với lộ trình thực hiện kếhoạch cụ thể, khả thi. - Đoàn kiểm tra cấp huyện sẽ tiến hành kiểm tra và đề nghị công nhận trường đạt chuẩn quốc gia vào đầu học kì 2 và Sở tiến hành kiểm tra, công nhận vào cuối năm học. Trong học kì 2 nămhọc 2010-2011, Sở sẽ tiến hành kiểm tra, công nhận lại đối với những trường đã đạt chuẩn giai đoạn 1 từ trước năm 2005. - Các trường tiểu học trong lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, đặc biệt các trường trong giai đoạn từ 2010 đến 2015 như: TH Tân An; TH Sông Mây; TH Kim Đồng; TH Phú Lý cần rà soát lại các chuẩn để có kếhoạch tăng cường và đẩy mạnh hiệu quả các hoạt động theo yêu cầu của 5 tiêu chuẩn; phấn đấu đạt trường Chuẩn Quốc gia theo lộ trình đã đề ra. - Đối với các trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, cần lập kếhoạch cụ thể tham mưu với chính quyền địa phương để sớm đạt chuẩn quốc gia ở mức độ 2. - Đối với các trường chưa đủ điều kiện công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, cần thực hiện quy định về Mức chất lượng tối thiểu của các trường, điểm trường ở tiểu học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. VI. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục Tiếp tục tập trung nỗ lực thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về một trong những nhiệmvụ và giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2020 tại Thông báo số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng”; Triển khai có hiệu quả việc tiếp nhận và tổ chức thực hiện tốt 8 các dự án, chương trình tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ như Dự án GDTH cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, SREM, Oxfam,… 1. Chú trọng bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí: - Tập trung bồi dưỡng về nội dung, quan điểm đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo cấp học nói chung, công tác chỉ đạo và quản lí việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng nói riêng. - Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục tiểu học về lập và triển khai thực hiện kếhoạch phát triển nhà trường, ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lí, điều hành đơn vị và nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường. - Mỗi đơn vị trường học, mỗi tổ chuyên môn phải đảm bảo nền nếp, kỉ cương trong việc lập kếhoạch hoạt động giáo dục và thực hiện soạn giảng, hướng dẫn và tăng cường kiểm tra việc thực hiện điều chỉnh dạy-học; đảm bảo tất cả giáo viên đều thực hiện việc lập kếhoạch bộ môn và soạn bài (chuẩn bị bài dạy) gắn chặt với thực tế dạy-học trên lớp. Cán bộ quản lí các trường tăng cường công tác dự giờ thường xuyên để cùng giáo viên suy ngẫm về tiết dạy nhằm rút kinh nghiệm và từng bước thực hiện dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thực sự góp phần nâng cao chất lượng dạy-học ở mỗi tiết dạy-học, đảm bảo nguyên tắc kí duyệt giáo án sau khi đã dự giờ tiết dạy, thảo luận với giáo viên để gaio1 viên thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung giáo án. 2. Tăng quyền chủ động cho các trường học trong việc xây dựng, tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục, thực hiện điều chỉnh dạy học; tăng cường hơn nữa vai trò và trách nhiệm của hiệu trưởng trong tổ chức các hoạt động giáo dục và quản lí nhà trường song song với việc đảm bảo thực hiện nghiêm túc “Ba công khai” và “Bốn kiểm tra” theo nội dung hướng dẫn đổi mới cơ chế tài chính giáo dục tại Chỉ thị số 47/2008/CT-NGDĐT ngày 13/8/2008 và Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Đẩy mạnh bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục năng lực đánh giá giáo viên theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học để nâng cao hiệu quả việc thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục về nền nếp và chất lượng triển khai thực hiện đánh giá, xếp loại và bồi dưỡng đội ngũ theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Các đơn vị thực hiện sơ kết đánh giá cuối năm và báo cáo về Phòng GD&ĐT kết quả thực hiện công tác này. 4. Tiếp tục duy trì và củng cố, kiện toàn đội ngũ giáo viên cốt cán trong hội đồng bộ môn giáo dục tiểu học cấp tỉnh và cấp huyện; chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cốt cán giáo dục hoà nhập ở mỗi địa phương; sử dụng có hiệu quả lực lượng cốt cán thực hiện công tác hướng dẫn, tư vấn chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề và thanh, kiểm tra nền nếp, chất lượng dạy học ở cấp trường và cụm trường. Tăng cường hơn nữa nề nếp và chất lượng sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề các cấp tổ khối, trường, cụm trường. 9 VII. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và trong dạy học Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên trong các nhà trường. Khuyến khích sử dụng các phần mềm quản lí học sinh, quản lí nhân sự, quản lí thư viện, quản lí tài chánh, quản lí PCGDTH, . Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học. Tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ và hướng dẫn giáo viên tích cực tham gia Hội thi soạn giảng bằng công nghệ thông tin do Sở GD&ĐT và Sở Khoa học – Công nghệ phối hợp tổ chức. Tiếp tục củng cố và nâng cao tần suất, năng lực thực hiện thông suốt việc trao đổi, chuyển giao văn bản, tài liệu giữa Phòng, trường và giữa các thành viên trong Hội đồng bộ môn GDTH qua email và các phương tiện CNTT khác. VIII. Một số hoạt động khác. 1. Đẩy mạnh phong trào thi đua Dạy tốt - Học tốt và nghiên cứu khoa học - Triển khai Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 ban hành Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên; Triển khai công tác nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ, giáo viên cốt cán và tổ chức Hội thi viết và trình bày sáng kiến - kinh nghiệm và đề tài khoa học đối với các giáo viên đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trong nămhọc 2009-2010 để chuẩn bị đội ngũ tham gia giao lưu giáo viên dạy giỏi cấp Tiểu học toàn quốc lần thứ ba. - Tổ chức đa dạng các hoạt động phát triển năng lực, năng khiếu kết hợp với giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hội thi, hội trại và các hoạt động Olympic cho học sinh giỏi và học sinh dân tộc thiểu số trên các lĩnh vực: Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh, văn hoá - nghệ thuật, . - Tiến hành đánh giá hiệu quả và đề xuất kiến nghị việc thực hiện chuẩn kiến thức - kĩ năng các môn học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục va Đào tạo. 2. Tích cực tham mưu với chính quyền các cấp đảm bảo kinh phí hoạt động giáo dục từ ngân sách, kết hợp đẩy mạnh vận động tuyên truyền và xây dựng cơ chế hợp lí nhằm huy động các nguồn lực hỗ trợ nhà trường thực hiện các việc sau: - Xây dựng và tổ chức các sân chơi vận động ngoài trời, trong đó có các loại đồ chơi, thiết bị vận động phù hợp với học sinh tiểu học để từng bước phát triển và củng cố chất lượng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Tiếp tục triển khai tích hợp, lồng ghép linh hoạt các hoạt động về giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục thể chất và giáo dục nha học đường cho học sinh; tăng cường chất lượng và thực hiện đa dạng các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục nghệ thuật âm nhạc dân tộc; tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tổ chức bán trú, bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, tổ chức các kì Olympic học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, học sinh dân tộc thiểu số và các hoạt động khác. 3. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các ban, ngành, đoàn thể hữu quan để nâng cao chất lượng công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Nhi đồng Hồ Chí Minh, chăm sóc sức khỏe và giáo dục toàn diện học sinh tiểu học. 10 [...]... quân,… huy động và tiếp nhận, phát huy giá trị và ý nghĩa thiết thực của các loại học bổng trong việc giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn và qua đó, đảm bảo chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học C TỔ CHỨC THỰC HIỆN Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụnămhọc này, các trường tiểu học chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể của nămhọc cho phù hợp với tình hình đơn vị Thực hiện báo cáo định kì đúng thời gian,... hoạch cụ thể của năm học cho phù hợp với tình hình đơn vị Thực hiện báo cáo định kì đúng thời gian, đúng quy định; các thông tin, số liệu yêu cầu chính xác Trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụnăm học, nếu có những vấn đề khó khăn cần giải quyết, đề nghị Hiệu trưởng các trường cần phản ánh kịp thời về Phòng Giáo dục và Đào tạo để xử lí và chỉ đạo./ Nơi nhận : - Như trên; - Trưởng, các Phó . thiện, học sinh tích cực. II. Thực hiện kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian năm học 1. Thực hiện kế hoạch dạy học 1.1. Đối với các trường, lớp dạy học. trọng đối với giáo dục tiểu học trong năm học 2010-2011 như sau : A. NHIỆM VỤ CHUNG Năm học 2010 – 2011 được xác định là " ;Năm học tiếp tục đổi mới quản