1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2010 -2011

13 264 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 184 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH LÊ THỊ HỒNG GẤM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Sè 01/KH Tam Hiệp, ngày 30 tháng 9 năm 2010 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC NĂM HỌC 2010 – 2011 * TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG: I. Tình hình đội ngũ: 1. Về CBGVNV: Tổng số CBGVNV: 24 – Trong đó BGH: 2, TPT: 1, GV: 17( 12 GVCN, 2 GV tự chọn, 1 GV dạy Mĩ thuật, 2 GV dự trữ phân công dạy Thể dục sẽ nghỉ hưu theo NĐ 132/CP vào đầu tháng 11/2010), NV: 4. Có 100% GV đạt chuẩn đào tạo, trong đó có 16/17 GV đạt trên chuẩn (TL: 94,1%), 4 NV đều có chuyên môn đã qua đào tạo chuẩn phù hợp với công việc được giao. Trường có 1 chi bộ độc lập gồm 13 đảng viên, đạt tỉ lệ 54,2% 2. Về HS: Tổng số HS : 346/164 nữ ; TS lớp : 12 ; được chia ra như sau: • Khối Một : 3 lớp – 73/29 nữ; • Khối Hai : 2 lớp – 64/35 nữ; • Khối Ba : 2 lớp – 68/29 nữ; • Khối Bốn : 3 lớp – 81/41 nữ; • Khối Năm : 2 lớp – 60/30 nữ • Có 3 HS khuyết tật học hoà nhập II. Tình hình cơ sở vật chất: Trường được tập trung về một cơ sở, có 14 phòng học kiên cố, đã có đủ các phòng chức năng đưa vào sử dụng trong năm học 2010 – 2011 này. III. Những thuận lợi và khó khăn: 1.Thuận lợi: - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương, sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo PGD&ĐT Núi Thành, được sự hỗ trợ tích cực của tổ chức khuyến học các cấp, của Ban thường trực Hội CMHS và quý bậc PHHS trong việc chăm sóc con em cũng như đầu tư kinh phí nâng cấp trang thiết bị dạy học. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của nhà máy lắp ráp ô tô Trường Hải. - Đội ngũ CBVC của trường đủ về số lượng, đảm bảo tỉ lệ GV/lớp (1,4); đa số nhiệt tình, có nhiều cố gắng vươn lên trong giảng dạy và công tác để nâng cao hiệu quả công tác được phân công . HS có hạnh kiểm tốt, chăm học, vâng lời thầy cô và cha mẹ. 2.Khó khăn: - Có một số đông phụ huynh HS vào các nhà máy xí nghiệp thuộc khu công nghiệp làm việc cả ngày nên việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình gặp nhiều trở ngại; - Về CSVC, sân chơi bãi tập phục vụ cho việc học tập và vui chơi của HS chưa hoàn thành đúng tiến độ; kinh phí xây dựng cảnh quan phát sinh rất nhiều trong quá trình cải tạo hiện trạng tại cơ sở đối với một trường có quy mô nhỏ (Trường loại 3). 1 PHẦN I TÓM TẮT THÀNH TÍCH NĂM HỌC 2009 – 2010 1.Về công tác PCGDTH ĐĐT – CMC: Đã phối hợp với các hội đoàn thể, huy động được 100% trẻ trong diện PPC ra lớp. Tổ chức điều tra bổ sung, nắm chắc số liệu, hoàn chỉnh HSPCGDTH ĐĐT – CMC theo chỉ đạo của ngành: - Tuyển sinh trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 85/85 em, đạt tỉ lệ 100%. Duy trì sĩ số 100%; - Trẻ 11 tuổi PPC hoàn thành CTTH: 65/68 em, đạt tỉ lệ 95,6%; - Trẻ 14 tuổi PPC hoàn thành CTTH: 114/114 em, đạt tỉ lệ 100% Tham mưu với lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương đầu tư kiên cố hoá nhà trường, xây dựng CSVC đạt yêu cầu theo Quyết định 32/2005(Trường chuẩn QG). 2.Chất lượng giáo dục: - HS lên lớp thẳng: 332/338, đạt 98,2%, tăng 1,8% so với cùng kì năm qua. Trong đó HSG đạt 36,1% tăng 9,2%, HSTT đạt 37,9% tăng 14,4%; sau khi rèn luyện trong hè, nhà trường tổ chức kiểm tra lại HS lên lớp được 01 em, nâng tổng số HS lên lớp năm học 2009 – 2010 đạt 98,5%; - 100% học sinh lớp 5 hoàn thành CTTH; - 100% học sinh thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ học tập của HS. 3.Kết quả các phong trào mũi nhọn: - Đối với học sinh: VSCĐ đạt 3 giải (II,III,KK); HSGVH đạt 7 giải (3 giải II, 4 giải KK); KCĐĐ: 1 giải (KK); cờ vua đạt 2 giải (KK). - Đối với CBGVNV: 7 CSTĐ cấp cơ sở (Tỉ lệ 29,2%, 9 LĐTT (Tỉ lệ 37,5%); 7 SKKN đạt cấp huyện, tỉnh (Kể cả bảo lưu, trong đó có: 1 loại C cấp tỉnh, 3 loại B, 3 loại C cấp huyện). 4.Kết quả chung toàn trường: - Chi bộ đạt Chi bộ TSVM; - Nhà trường đạt Tập thể lao động Tiên tiến; Trường học có đời sống văn hóa - Công đoàn nhà trường được công nhận CĐCSVMXS; - Liên đội TNTP Hồ Chí Minh được công nhận LĐXS. 5)Những bài học kinh nghiệm: - Về thành công: + Nhờ sự đồng thuận chung tay góp sức của toàn HĐSP nhà trường; từng CBGVNV nỗ lực trong công tác chuyên môn được giao; HS chăm ngoan rèn luyện; + Có sự quan tâm phối hợp chăm lo cho công tác GD của lãnh đạo địa phương, của Cha mẹ HS; của các tổ chức hội đoàn thể trong và ngoài nhà trường; + Cơ sở vật chất dần ổn định góp phần vào việc nâng cao chất lượng của nhà trường. - Về tồn tại: Kĩ năng làm bài của HS còn hạn chế, công tác ôn luyện cho HS đôi khi còn mang tính thời vụ; GV, Cha mẹ HS, HS thường tập trung cao điểm trong những lần kiểm tra nhất là lần KTCN (Không đảm bảo tính thường xuyên, liên tục); + Còn vài trường hợp chuẩn đào tạo chưa đáp ứng được chuẩn nghề nghiệp. 2 PHẦN II KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010 – 2011 Năm học 2010-2011 là năm học đầu tiên toàn ngành sẽ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2010-2015, tiếp tục thực hiện NQ 40, 41/2000/QH10, Chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; năm học được xác định: “Năm học tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” Trên cơ sở đường lối chủ trương của Đảng, chỉ thị của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT. Căn cứ Công văn số 188/PGD&ĐT ngày 08 tháng 9 năm 2010 của PGD&ĐT Núi Thành về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Phòng GD&ĐT Núi Thành; Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường và của địa phương cũng như những kết quả đạt được trong năm học 2009-2010, Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học 2010-2011 như sau: A. NHIỆM VỤ CHUNG 1. Tiếp tục triển khai các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”. 2.Tập trung chỉ đạo và thực hiện công tác quản lí, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của HS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, bước đầu thực hiện tích hợp trong dạy học các môn học; đổi mới đánh giá, xếp loại HS; chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho HS; tăng cường tiếng Việt đối với HS dân tộc thiểu số; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lí; tiếp tục đánh giá sự phù hợp của chương trình, SGK cấp tiểu học. 3. Củng cố thành tựu PCGDTH-CMC, nâng cao chất lượng PCGDTH ĐĐT; trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, đặc biệt chú ý đối với những HS khó khăn về học tập (Khuyết tật, chậm phát triển, do hoàn cảnh gia đình). 4. Hoàn thành nhiệm vụ xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ I. Thực hiện ba cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”: 1. Quán triệt lại đầy đủ yêu cầu, nội dung các văn bản: Chỉ thị số 06-CT/TƯ của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; gắn cuộc vận động “Hai không” với giáo dục đạo đức nghề nghiệp, nhân cách nhà giáo, chống các hành vi xúc phạm danh dự và thân thể HS. Đặc biệt coi trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề 3 nghiệp, thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống. Khuyến khích CBQL, GV học tập và sáng tạo; có kế hoạch và biện pháp cụ thể nhằm đánh giá đúng chất lượng giáo dục; có biện pháp tích cực để duy trì sĩ số HS, giảm số HS yếu. 2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả tinh thần Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD&ĐT, kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Kế hoạch chỉ đạo của Phòng GD&ĐT về phát động và triển khai phong trào thi đua “XD trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng các hoạt động: - Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực cho CBQL và GV về nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”; thực hiện đổi mới phương pháp dạy học - dạy học hoà nhập lấy HS làm trung tâm; dạy học và quản lí lớp học bằng biện pháp tích cực, loại trừ phương pháp giáo dục HS bằng bạo lực; xử lí những sai phạm của HS bằng tình thương nhiều hơn dùng biện pháp hành chính; - Phối hợp với các lực lượng ở cộng đồng, gia đình và thông qua giảng dạy các môn học, các hoạt động giáo dục thực hiện tốt nội dung giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho HS; xây dựng qui tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường; thực hiện văn hoá giao thông - Giáo dục truyền thống, GD tinh thần uống nước nhớ nguồn cho HS thông qua các hoạt động cụ thể tại địa phương như thăm viếng, giúp đỡ Mẹ liệt sĩ neo đơn tại thôn Vĩnh Đại bằng hình thức và công việc phù hợp với lứa tuổi; sưu tầm, chọn lọc, đưa vào nội dung sinh hoạt trong nhà trường các loại hình văn hoá nghệ thuật, trò chơi dân gian phù hợp tâm lí lứa tuổi HS; Gắn nội dung xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực với nội dung xây dựng trường TH đạt Mức chất lượng tối thiểu, trường TH đạt chuẩn QG. Xây dựng trường “xanh, sạch, đẹp”; có đủ nước sạch, nhà vệ sinh hợp qui cách riêng cho HS và GV, có tủ thuốc sơ cấp cứu; tạo cơ sở vật chất hạ tầng kĩ thuật phù hợp với đặc điểm giáo dục tiểu học, thuận lợi cho mọi HS học tập đạt hiệu quả; - Tổ chức Lễ ra trường và cấp giấy chứng nhận cho HS hoàn thành chương trình tiểu học, tạo dấu ấn tốt đẹp cho các em khi ra trường; - Có kế hoạch tự đánh giá trường đạt danh hiệu “Trường học thân thiện, HS tích cực” theo tiêu chí Bộ GD&ĐT hướng dẫn. Thực hiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình về xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực với đơn vị bạn. *Biện pháp: - Tổ chức cho 100% CBCC đăng kí cam kết với nhà trường các nội dung cụ thể để thực hiện các cuộc vận động trên; từng tổ công đoàn giúp đỡ nhau thực hiện tốt các nội dung đăng kí; tổ chức giao lưu tiếng hát tuổi thơ giữa các lớp dưới hình thức biểu diễn văn nghệ quần chúng (Tổ chức một đêm văn nghệ vào dịp đầu Xuân Tân Mẹo) - Xây dựng quy chế làm việc của các hệ thống chính trị trong nhà trường. Nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của chuyên môn, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường; thể hiện rõ việc “Nói đi đôi với làm”. Mọi thành viên trong nhà trường phải đồng tâm hiệp lực, thống nhất ý chí và hành động trong việc xây dựng nhà trường ngày càng vững về mọi mặt, giữ vững trường Tiên tiến, xây dựng thành công trường TH đạt chuẩn QG. 4 Qua hội họp, qua giao ban với các tổ chức trong nhà trường, thực hiện đánh giá rút kinh nghiệm lẫn nhau về công tác được giao theo kế hoạch. Qua đó, mỗi thành viên trong nhà trường phấn đấu, khắc phục khó khăn, có những hiến kế mới, sáng tạo nhằm đảm bảo chất lượng cao nhất. CKI, cuối năm học có sơ kết rút kinh nghiệm, phát huy ưu điểm, nhân rộng; nhắc nhở nhau sửa chữa, khắc phục những hạn chế thiếu sót. II. Thực hiện kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian năm học : 1. Thực hiện kế hoạch giáo dục : Đối với trường đang thực hiện theo kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày Trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học từ 7 đến 8 buổi/tuần, đảm bảo các yêu cầu: - Nội dung giáo dục: thực hiện kế hoạch giáo dục, chương trình và sách qui định cho mỗi lớp đảm bảo theo qui định của Chương trình GDPT ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT- Việc tăng thời lượng học tập trên lớp từ 2 đến 3 buổi/tuần nhằm giúp HS thực hành kiến thức đã học; giúp đỡ HS yếu vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập; bồi dưỡng HSG, HS năng khiếu; dạy học các môn học tự chọn; tổ chức các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp. - Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng) được thực hiện tích hợp vào các môn học: Mĩ thuật, Thủ công/Kĩ thuật, Âm nhạc, theo hướng dạy học phù hợp với tâm lí lứa tuổi HS, truyền thống văn hóa, nghề nghiệp địa phương và các điều kiện về đội ngũ giáo viên, thiết bị dạy học của nhà trường. + Thời lượng: tổ chức dạy học đảm bảo không quá 7 tiết/ngày. - Tham mưu với lãnh đạo địa phương có kế hoạch đầu tư các điều kiện về CSVC, đội ngũ GV, mở rộng qui mô trường có tính chiến lược nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Kế hoạch năm học nói chung và kế hoạch tổ chức dạy học 2 buổi/ngày của nhà trường được xây dựng từ đầu năm học, thông qua toàn thể HĐSP nhà trường, Hội nghị PHHS và có sự phê duyệt của Phòng GD&ĐT. 2. Kế hoạch thời gian năm học : Kế hoạch thời gian năm học 2010 - 2011 thực hiện đúng theo Quyết định số 2321/QĐ-UBND ngày 26/7/2010 của UBND tỉnh Quảng Nam về kế hoạch thời gian năm học 2010-2011 và hướng dẫn Lịch thời gian cụ thể của Phòng GD&ĐT. *Biện pháp: - Nhà trường lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, biên chế năm học đúng chỉ đạo của PGD; - Phân công GV trực ban theo dõi và phản ảnh cụ thể hằng tuần qua sổ trực ban; thành lập các Đội trực ban trong HS để khuyến khích các em thi đua học tập và rèn luyện; hằng tháng, học hì có sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm trong toàn thể HĐSP. 5 III. Chương trình, sách, thiết bị dạy học: 1. Chương trình : 1.1. Thực hiện chương trình các môn học một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng HS và điều kiện cụ thể của nhà trường theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học theo qui định của chương trình. Thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục: bảo vệ môi trường; kỹ năng sống; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an toàn giao thông. Đầu tư CSVC - thiết bị và đội ngũ GV nhằm nâng cao chất lượng dạy học; dạy học Tin học theo chương trình và qui định hiện hành của Bộ GD&ĐT. 1.2. Dạy học môn Tiếng Anh từ lớp 3, thời lượng 2 tiết/tuần theo chương trình qui định của Bộ GD&ĐT. 1.3. Nội dung giáo dục địa phương của các môn học: thực hiện theo nội dung Công văn số 3152/SGD&ĐT ngày 14/10/2008 của Sở GD&ĐT. 2. Sách – Thư viện : - Sách HS qui định tối thiểu như sau: Lớp 1, 2, 3 : T.Việt tập 1 và 2, Toán, TN&XH, Vở T.viết tập 1 và 2. Lớp 4, 5 : T.Việt tập 1 và 2, Toán, Khoa học, LS&ĐL, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật. Đối với môn Tiếng Anh, Tin học : + Môn Tin học: sử dụng các cuốn "Cùng học Tin học" (quyển 1, quyển 2, quyển 3) của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. + Môn Tiếng Anh: chọn bộ sách Let's Learn English để giảng dạy; tham khảo thêm các tài liệu tiếng Anh tăng cường, làm quen với tiếng Anh. - Trường xây dựng tủ sách dùng chung giúp HS nghèo có điều kiện mượn sách để học, đảm bảo vào năm học mới tất cả HS đều có đủ SGK để học; - Hiệu trưởng chịu trách nhiệm việc trang bị và sử dụng sách tham khảo trong nhà trường; cán bộ thư viện trường khuyến khích, hướng dẫn HS đọc sách, phát huy tác dụng của thư viện nhà trường; GVCN hướng dẫn HS sử dụng sách, vở đúng môn học theo thời khóa biểu hằng ngày, không mang nhiều sách vở đến trường. Có thể hướng dẫn HS để sách, vở, đồ dùng học tập tại lớp đối với những hôm học cả ngày; - Có kế hoạch bổ sung nguồn sách cho thư viện để từng bước đạt các tiêu chí của thư viện Tiên tiến, tổ chức tốt phong trào giới thiệu sách theo chủ đề, thường xuyên mở cửa để phục vụ bạn đọc; nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc. 3. Thiết bị dạy học - Có kế hoạch mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học đảm bảo đạt mức tối thiểu theo qui định của Bộ GD&ĐT; bố trí tủ đồ dùng dạy học đủ mỗi lớp/1 tủ, tạo điều kiện thuận lợi cho GV, HS sử dụng có hiệu quả; phát huy hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo đặc trưng từng môn học; - Khuyến khích và hỗ trợ GV tự làm đồ dùng dạy học đơn giản, sử dụng thiết bị dạy học điện tử đáp ứng yêu cầu nội dung chương trình, SGK và đổi mới PP dạy học; Đẩy mạnh phong trào khai thác, sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học một cách có hiệu quả; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học hằng tháng trong 6 lần sinh hoạt HĐSP; sắp xếp, tạo điều kiện cho nhân viên phụ trách thiết bị dạy học được tham gia các đợt tập huấn đồng thời khuyến khích tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn. IV. Đổi mới công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học : 1. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và đổi mới PP dạy học. - Chỉ đạo thực hiện dạy học phù hợp với đối tượng HS trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình các môn học. Từng CBQL và GV phải hiểu được bản chất của việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Chỉ đạo dạy học một cách linh hoạt; - Thực hiện đổi mới PP dạy học bằng những việc làm cụ thể: thiết kế bài học; sử dụng thiết bị; chọn hình thức dạy học phù hợp với nội dung và đặc trưng từng môn học; tạo không gian môi trường lớp học, sắp xếp bàn ghế thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động học tập trên lớp phát huy được tính tích cực, chủ động của các đối tượng HS; - Tổ chức giao lưu chuyên môn giữa các tổ chuyên môn, giao lưu với đơn vị bạn để củng cố các nội dung đổi mới PP giảng dạy. Khuyến khích GV ứng dụng CNTT trong việc thực hiện đổi mới PP dạy học có hiệu quả. *Biện pháp: - Thành lập mạng lưới chuyên môn của nhà trường, xây dựng kế hoạch triển khai từng chuyên đề vào các lần sinh hoạt chuyên môn cấp. Trên cơ sở đó, các tổ CM xây dựng kế hoạch theo hướng đồng tâm để tổ chức triển khai thực hiện; - Sinh hoạt CM cấp, nhà trường tiếp tục triển khai các chuyên đề về thực hiện bài dạy bằng GAĐT (Cụ thể tháng 10: khối 5, tháng 11: khối 3, tháng 12+1: khối 1, tháng 2: khối 2, tháng 3: khối 4, tháng 4: khối 1); riêng tháng 9/2010 thực hiện chuyên đề HSSS; - Có kế hoạch giao lưu CM giữa các tổ, trong trường và cụm chuyên môn; khai thác thư viện bài giảng trên mạng để tự học. Sắp xếp thời gian hợp lí để GV thuận lợi trong việc truy cập thông tin trên mạng ở các máy đã nối mạng tại VP; - Công tác kiểm tra của các cấp quản lí trên tinh thần hợp tác, hỗ trợ nhằm giúp mọi GV tự tin hơn trong hoạt động dạy học. 2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền để CB, GV và cha mẹ HS nắm vững được nội dung, quan điểm đổi mới về kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục HS tiểu học; tạo sự thống nhất trong việc thực hiện TT số 32/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT qui định về đánh giá, xếp loại HS tiểu học và CV 717/BGDĐT-GDTH về hướng dẫn thực hiện một số nội dung Thông tư 32/2009. *Biện pháp: • Đánh giá, xếp loại HS đúng nguyên tắc: -Đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình; -Coi trọng sự tiến bộ của HS trong học tập và rèn luyện; -Đảm bảo phân hoá theo đối tượng và từng mặt hoạt động của HS; -Động viên, khích lệ, không gây áp lực trong đánh giá. • Đổi mới kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát huy tinh thần tự học của HS, chú ý khả năng tư duy, tính sáng tạo của từng em; giảm yêu cầu học thuộc lòng máy 7 móc, nhớ nhiều sự kiện,…thúc đẩy các em ôn luyện, củng cố thường xuyên Mạng lưới CM nhà trường tự thành lập ngân hàng đề tại trường để làm tư liệu tham khảo cho GV, PHHS. 3. Thực hiện bàn giao chất lượng học tập của HS lớp dưới lên lớp trên : - Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại cuối năm học trước, nhà trường tổ chức bàn giao chất lượng HS lớp dưới lên lớp trên ngay sau khi biên chế năm học để GV có kế hoạch dạy học phù hợp cho từng HS, từng lớp; lưu giữ hồ sơ để theo dõi chỉ đạo; phối hợp với trường THCS bàn giao chất lượng HS hoàn thành CTTH vào học THCS. - Nhà trường phối hợp với gia đình, các cơ quan chức năng, các đoàn thể xã hội ở địa phương có biện pháp giúp đỡ HS khó khăn, HS yếu trong học tập đạt kết quả, không để có trường hợp HS bỏ học vì khó khăn hoặc học yếu. 4. Dạy học cho HS có hoàn cảnh khó khăn: Dạy học cho HS có hoàn cảnh khó khăn thực hiện theo Thông tư số 39/2009/TT- BGDĐT, ngày 29/12/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Quy định về giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. 4.1. Dạy học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn : Tích cực huy động hết số trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ra học với các hình thức lớp học linh hoạt; điều chỉnh nội dung chương trình, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với đối tượng, khả năng HS. Chương trình cần tập trung vào các môn Tiếng Việt, Toán, rèn luyện kĩ năng đọc, viết, tính toán, tạo điều kiện giúp các em hoàn thành chương trình tiểu học; Việc kiểm tra, đánh giá đối với đối tượng HS có hoàn cảnh khó khăn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT, ngày 29/12/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. 4.2. Đối với HS khuyết tật : Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT; Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT và Công văn số 1641/SGD&ĐT ngày 28/5/2009 của Sở GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ở cấp tiểu học, đặc biệt là Luật Người khuyết tật (có hiệu lực từ ngày 01/01/2011). *Biện pháp: Giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục HS khuyết tật phải trên cơ sở Kế hoạch giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật (Hiện tại đơn vị có 01 em ở K1, 02 em ở K4). Trong công tác quản lí giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, ngoài việc quan tâm chia sẻ của GV, nhất là GVCN, của các bạn trong lớp, cần chú ý tạo môi trường CSVC, bàn ghế, sắp xếp chỗ ngồi, tạo lối đi lại thuận lợi cho trẻ khuyết tật hoà nhập trong sinh hoạt, học tập đạt kết quả. Huy động các nguồn lực trong cộng đồng hỗ trợ HS và GV trong dạy học trẻ khuyết tật đạt hiệu quả. Miễn các khoản đóng góp mang tính xã hội đối với HS gặp khó khăn về học tập. 8 V. Nâng cao chất lượng PCGDTH-CMC, xây dựng trường TH theo chuẩn QG: 1. Củng cố, nâng cao chất lượng PCGDTH-CMC, PCGDTH ĐĐT: - Sắp xếp mạng lưới trường lớp phù hợp với tình hình địa phương, đảm bảo công tác quản lí có hiệu quả và việc học tập của HS được thuận lợi; - Triển khai thực hiện Thông tư số 36/2009/TT-BGDĐT ngày 04/12/2009 ban hành Quy định kiểm tra, công nhận PCGDTH và PCGDTH ĐĐT; tổ chức tổng điều tra TĐVHND; - Thực hiện các loại hồ sơ, sổ sách, qui trình kiểm tra, công nhận kết quả phổ cập giáo dục tiểu học năm 2010 thực hiện theo Công văn số 2199/SGD&ĐT ngày 03/8/2010 của Sở GD&ĐT. Tham mưu với Ban chỉ đạo PCGDTH – CMC xã tổ chức tốt Tổng kết 10 năm phổ cập GD tiểu học theo chỉ đạo của cấp trên. *Biện pháp: GVCN kết hợp với các GV bộ môn, TPT, với PHHS thường xuyên theo dõi việc chuyên cần của HS lớp mình, HS vắng phải có giấy xin phép của phụ huynh. Nhà trường tổ chức điều tra nắm chắc số lượng trẻ PPC hằng năm để xây dựng kế hoạch phát triển trường lớp và có kế hoạch huy động 100% trẻ trong độ tuổi đi học ra lớp; thực hiện các loại hồ sơ sổ sách, thống số liệu đầy đủ, chính xác, đảm bảo công tác quản lí có hiệu quả và việc học tập của HS được thuận lợi. Chú ý làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo ngành, lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương; phối hợp với các hội đoàn thể trong và ngoài nhà trường để thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục nhằm đảm bảo chất lượng thực chất và bền vững. 2. Xây dựng và đánh giá trường tiểu học theo chuẩn quốc gia: Tập trung phấn đấu xây dựng hoàn thiện các tiêu chí về trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. *Biện pháp: Tổ chức hội thảo chuyên đề về xây dựng trường đạt chuẩn QG; Tăng cường công tác tham mưu đồng thời tiến hành ngay việc tự kiểm tra, đánh giá; báo cáo quá trình xây dựng và kết quả đạt được, lập thủ tục để nghị các cấp kiểm tra công nhận trong năm học 2010 - 2011. Cùng với việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trường cần tham mưu với địa phương, ngành đầu tư xây dựng, kiểm tra, công nhận trường tiểu học đạt Mức chất lượng tối thiểu đối theo qui định tại Quyết định số 55/2007/QĐ-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT, gắn nội dung xây dựng trường đạt chuẩn QG với nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, HSTC”. VI. Tăng cường công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục: 1. Tham mưu bố trí đội ngũ GV đủ số lượng GV dạy chuyên các môn TD, Âm nhạc; tiếp tục bồi dưỡng cán bộ quản lí về phẩm chất đạo đức, chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo tinh thần chỉ thị số 40-CT/TW của Ban bí thư TW Đảng và Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; 9 - Nội dung bồi dưỡng cần tập trung: chỉ đạo dạy học, đánh giá kết quả giáo dục theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình các môn học; ứng dụng CNTT trong đổi mới quản lí và đổi mới PP dạy học; kĩ năng đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học. Kiện toàn đội ngũ CB và GV cốt cán nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng GV và CBQLGD; - Tạo điều kiện thuận lợi cho CBGV tham gia học nâng chuẩn và các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; có biện pháp kích thích GV tự bồi dưỡng để chuẩn đào tạo đáp ứng được chuẩn nghề nghiệp; kèm cặp, giúp đỡ cán bộ kế cận đã đề bạt chuẩn bị đội ngũ CB dự bị cho nhà trường; Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau về việc đánh giá CBCC (CT 06/2006/BNV&BGD-ĐT), về chuẩn NNGVTH (QĐ 14/2007) hằng năm. 2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kì và thường xuyên theo qui định. Nội dung kiểm tra cần tập trung: việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành đối với cấp tiểu học; thực hiện Điều lệ trường tiểu học, các qui định về đánh giá, xếp loại giáo viên, về đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học; thực hiện qui chế chuyên môn trong các hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục HS . Phấn đấu thanh tra toàn diện 1/3 GV, số còn lại đều được thanh tra chuyên đề theo kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học. Sau kiểm tra có trao đổi trực tiếp với người được kiểm tra và thông báo trong HĐSP để rút kinh nghiệm chung. (Có kế hoạch kèm theo). 3. Thực hiện quyền chủ động của cơ sở trong việc xây dựng, tổ chức các hoạt động giáo dục, trọng tâm là thực hiện chương trình, điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đối tượng HS; tăng cường vai trò của hiệu trưởng trong tổ chức dạy học và quản lí nhà trường; thực hiện “năm công khai” và “bốn kiểm tra” theo nội dung hướng dẫn về đổi mới cơ chế tài chính giáo dục và đào tạo tại Chỉ thị 47/2008/CT-BGDĐT ngày 13/8/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và hướng dẫn của PGD&CĐGD Núi Thành. Tăng cường công tác kiểm tra đột xuất để giúp GV thường trực hơn đối với công tác nghiên cứu và giảng dạy đạt hiệu quả hơn. 4. Thực hiện tốt công tác thông tin 2 chiều đối với nhà trường (cuối mỗi tháng), đối với Phòng GD&ĐT(Báo cáo đầu năm: 10/9/2010; cuối học kì: 10/01/2011; cuối năm: 30/5/2011). VII. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học: 1.Phát huy tinh thần tự học là chính cộng với sự chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau về kĩ năng sử dụng vi tính của cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên nhà trường. Phân công cô Lê Thị Phương Trâm (GV Tin) và cô Đặng Thị Phi Nga (TTCM tổ 4+5), cô Nguyễn Thị Kim Luyến (CTCĐ), cô Võ Thị Hậu, (GVG) làm nòng cốt trong việc bồi dưỡng và ứng dụng CNTT, điều hành trang Web của trường hoạt động có hiệu quả. 2. Trước mắt bổ sung phòng máy HS đảm bảo đủ số máy tối thiểu cho HS thực hành, nối mạng cho ít nhất 5 máy ở bộ phận hành chính để ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ công tác quản lí và dạy học. Khuyến khích sử dụng phần mềm quản lí HS, quản lí đội ngũ, quản lí thư viện… Khuyến khích GV soạn giáo án trên máy vi tính; soạn các bài giảng điện tử; sưu tầm, tuyển chọn, tập hợp các tư liệu dạy học điện tử theo các môn học 10 [...]... Trường học thân thiện, HSTC *Danh hiệu cá nhân - Trường học có đời sống VH tốt; - CSTĐ các cấp : từ 9 đến 10 người - Trường TH Đạt chuẩn QG - LĐTT : 9 – 10 người D TỔ CHỨC THỰC HIỆN 12 - Kế hoạch năm học 2010- 2011 được Hiệu trưởng xây dựng và triển khai trong hội nghị liên tịch, hội nghị CBCC toàn trường Đã được hội nghị tập trung thảo luận xây dựng góp ý, bổ sung và đi đến thống nhất - Căn cứ kế hoạch nhiệm. .. hội nghị tập trung thảo luận xây dựng góp ý, bổ sung và đi đến thống nhất - Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường, từng tổ chuyên môn, các bộ phận theo điều kiện thực tế của tổ mình, bộ phận mình xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa từng nội dung, biện pháp, đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học đã đề ra Nơi nhận: - Thầy Nguyễn Đường (P.Trưởng phòng) để báo cáo HIỆU TRƯỞNG - Nhóm Trung tâm... lồng ghép vào các môn học; chăm sóc sức khoẻ răng, miệng; phòng chống các bệnh về mắt và các bệnh lây nhiễm đối với HS 11 C CÁC CHỈ TIÊU LỚN 1 Tuyển sinh trẻ 6 tuổi vào lớp Một : 100% 2 Xét công nhận HS hoàn thành CTTH: 100% 3 Chất lượng HS cuối năm học: -Hạnh kiểm: 99,4% thực hiện đầy đủ, số còn lại được giúp đỡ rèn luyện trong hè để các em hoàn thành các nhiệm vụ của mỗi HS -Về học tập: HS lên lớp... loại HS, 2 Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, giao lưu giáo viên giỏi, chia sẻ kinh nghiệm quản lí và giảng dạy với đơn vị bạn Chuẩn bị các điều kiện tham gia giao lưu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học thực hiện theo Thông tư số 21 /2010/ TT-BGDĐT ngày 20/7 /2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông 3 Tổ chức các hoạt động nhằm phát triển... 1 đề tài SKKN phù hợp với nhiệm vụ được phân công thể hiện được việc đổi mới phương pháp làm việc, nâng cao hiệu quả công tác, tổ chức chấm chọn tại trường đạt ít nhất ¾ số SKKN, chọn dự thi tại huyện, tỉnh đạt 80% số gửi đi 10 Trường tổ chức đánh giá xếp loại CBCC theo Quyết định 06/QĐ – BNV ngày 26/3/2006 của Bộ Nội vụ và đánh giá GV theo QĐ14/2007 về chuẩn NN GVTH 1 lần/ 1năm, phấn đấu đạt 40% trở... ứng dụng CNTT trong quản lí và dạy học được thực hiện tích cực và linh hoạt phù hợp với điều kiện của nhà trường sao cho hiệu quả, không gây lãng phí VIII Một số hoạt động khác: 1 Tiến hành đánh giá, đề xuất, kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền về thực hiện nội dung các văn bản như Điều lệ trường tiểu hoc, chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học, đổi mới phương dạy học, đổi mới đánh giá, xếp loại HS,... Phù Đổng, Hội thi Vở sạch - Chữ đẹp, Hội thi Kể chuyện đạo đức, Hội thi HS giỏi, HS năng khiếu các môn văn hoá, Mĩ thuật, Tin học ; giao lưu tiếng hát dân ca, giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông, Các hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập của HS tiểu học 4 Tổ chức tốt các hoạt động Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; tổ chức Đại hội Liên đội, ĐH... :98,4% Khối 5 : 60/60, tỉ lệ : 100% Khối 3 : 66/68, tỉ lệ : 97,1% +HSG: 30%; +HSTT: 35% HS lên lớp sau khi được GV giúp đỡ rèn luyện trong hè: ít nhất đạt từ 01 – 02 em 4 CBCC tham gia học chính trị, chuyên môn có thu hoạch: 100% 5 Chỉ tiêu dự giờ, kiểm tra: -BGH dự giờ hoặc kiểm tra công tác CM được giao tất cả GV/1HK -Tổ trưởng CM dự giờ hoặc kiểm tra, khảo sát chất lượng HS tất cả GV trong tổ 1 lần/1...và theo chủ đề (phần mềm hỗ trợ dạy học; tranh ảnh minh hoạ các môn học, ) thành kho tư liệu dùng chung 3 100% các tổ chuyên môn cũng như nhân viên văn phòng biết thực hiện gửi công văn đi, đến giữa tổ đến Trường và Phòng GD&ĐT qua kênh điều hành của Sở . PHẦN II KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010 – 2011 Năm học 2010- 2011 là năm học đầu tiên toàn ngành sẽ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm. đạt được trong năm học 2009 -2010, Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học 2010- 2011 như sau: A. NHIỆM VỤ CHUNG 1. Tiếp tục triển

Ngày đăng: 22/10/2013, 08:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w