1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kết cấu bài ông đồ Lý luận văn học chương 5

3 234 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 17,81 KB

Nội dung

Kết cấu bài thơ Ông đồ. Lý luận văn học 2. Mong mọi người xem góp ý và chỉnh sửa để bài được hoàn thiện và tốt hơn ạ. Cảm ơn tất cả mọi người và mọi ý kiến đóng góp. Hãy phân tích và chỉ ra giá trị kết cấu trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên).

Trang 1

Trường: Đại học Đồng Tháp

Lớp: ĐHSVAN18A

Nhóm: 1

Môn: Tác phẩm và thể loại văn học Lớp học phần: LI4110

GVC: NCS Thạc sĩ Nguyễn Phan Phương Uyên

CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM Hãy phân tích và chỉ ra giá trị kết cấu trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên).

Kết cấu là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố trong tác phẩm để tạo dựng được thế giới hình tượng giàu ý nghĩa thẩm mỹ, có khả năng khái quát đời sống, thể hiện tư tưởng của nhà văn

Ví dụ qua bài thơ “Ông đồ”, Vũ Đình Liên đã dựng nên được một hình tượng rất

gần gũi với người Việt ta đó chính là hình ảnh ông đồ mang một ý nghĩa thẩm mỹ to lớn đồng thời thể hiện tư tưởng của nhà văn đó là đã làm sống dậy trong tâm hồn người đọc những nỗi niềm luyến tiếc khôn nguôi Những người vẫn còn nhớ tới ông

đồ năm xưa Và giờ đây mới thực sự nhận ra một sự thiếu vắng điều gì đó trong những ngày xuân tết đến Nhưng mà mọi thứ thực sự đã quá muộn họ cũng không thể gặp lại

ông nữa bởi “hồn” của ông đồ giờ đây đã ở nơi khác Bên cạnh đó tác giả còn muốn

khái quát lên cái thực trạng đời sống xã hội bây giờ đó là nỗi xót xa lặng lẽ, nỗi đau đớn ngậm ngùi của lớp nhà nho buổi giao thời, đó là nỗi day dứt, tiếc nhớ, thương xót ngậm ngùi của tác giả và cũng là của cả một thế hệ các nhà thơ mới, đó còn là nỗi mong ước tìm lại, gặp lại vẻ đẹp của một thời đã qua

Về nguyên tắc thì kết cấu chuyên chở được tư tưởng, cảm xúc bằng cách nhà

văn lựa chọn, sắp xếp, tổ chức làm cho tư tưởng được thể hiện một cách tập trung

nhất, rõ nét nhất Trong bài thơ “Ông đồ” cũng vậy tác giả đã sắp xếp rất chặt chẽ theo kết cấu đầu cuối tương ứng, mở đầu bài thơ là “Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già”, kết thúc bài thơ là “Năm nay hoa đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa”.

Kết cấu này chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề của bài thơ: quá trình tàn tạ, suy sụp của nền nho học

Đồng thời kết cấu thống nhất với việc xây dựng hình tượng nhân vật nghĩa là việc kết cấu phải tổ chức các quan hệ nhân vật cụ thể của tác phẩm sao cho các quan

hệ ấy của nhân vật là đối lập, đối chiếu, tương phản, bổ sung cho nhau Mà ở đây là

ông đồ được xây dựng bằng một kết cấu tương phản cùng diễn tả hình ảnh ông đồ vào

thời điểm mùa xuân, ngồi viết thuê bên hè phố nhưng đã thể hiện hai cảnh tượng đối

Trang 2

lập - hình ảnh ông đồ thời vàng son và hình ảnh ông đồ thời tàn lụi Kết cấu tương phản này thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ

Kết cấu còn là một thể thống nhất, hoàn chỉnh về mặt thẩm mỹ nó có nhiệm vụ tổ chức hệ thống các tính cách nhân vật, sự kiện, biến cố làm cho nó gắn bó chặt chẽ với nhau không chia cắt được như các biến cố về thời đại dẫn đến biến cố về cuộc đời của ông đồ từ đó nó thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó nhà thơ thể hiện tâm tư của chính mình về thời thế và con người Hoặc là sự sắp xếp về hình ảnh ông đồ lúc đầu là hình ảnh ông đồ thời kì đắc ý sau đó là hình ảnh thời kì ông đồ bị quên lãng Qua hình ảnh đó lúc đẹp tươi, lúc rơi rụng tàn tạ người đọc có thể dễ dàng nhận ra một Vũ Đình Liên như đang lặng lẽ đứng ở một góc phố khuất dõi theo số phận của ông đồ với một niềm mến yêu, thương cảm và nhớ tiếc rưng rưng

Nhờ có kết cấu mà tạo nên những giá trị thẩm mỹ cho hình tượng hướng tới những cái đẹp, cái mới mẻ, cái hấp dẫn và đặc biệt giàu ý nghĩa nhân văn Sự biến mất của ông đồ cũng chính là sự biến mất của những giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc Bài thơ chính là tấm lòng của một người nặng lòng với tổ quốc, với những nét văn hóa cổ truyền ngàn năm của dân tộc

Xét về cấp độ thì kết cấu bề mặt trong bài thơ được thể hiện từ sự tổ chức đã liên

kết thành văn bản và hình tượng tạo nên giá trị thẩm mỹ sức hấp dẫn của bài được tác giả làm rõ bằng cách liên kết các từ ngữ, câu thơ để dựng nên hình tượng nhân vật, mối quan hệ nhân vật và các sự kiện xẩy ra từ đầu đến cuối Cụ thể về tổ chức hệ thống nhân vật thì ông đồ là nhân vật chính, là đối tượng miêu tả chính của tác giả nói lên một cách thấm thía nhất, đắt nhất nỗi buồn tủi, xót xa của nhà nho buổi thất thế,

nỗi buồn tủi thấm đẫm lên cả những vật vô tri vô giác Ông đồ "ngồi đấy" chứng kiến và

nếm trải tấn bi kịch của cả một thế hệ Về hệ thống liên kết từ ngữ, câu thơ được tác giả sử dụng vô cùng tinh tế trong sáng, bình dị, và một sự liên kết chặt chẽ từ lúc thời

kỳ huy hoàn của nghề viết thư pháp cho đến khi tàn lụi hay là là sự tàn tạ, suy sụp hoàn toàn của nền Nho học Từ ngữ còn đồng thời thể hiện sự cô đọng, có sức gợi lớn

trong lòng người “vẫn ngồi đấy - không ai hay, người muôn năm cũ - hồn ở đâu, ”

Nói về kết cấu bề sâu thì cấu trúc khá là điều quan trọng trong phân tích cấu trúc

chiều sâu là tìm cặp đối lặp “Nhưng mỗi năm mỗi vắng”: từ “nhưng” tạo bước ngoặt

trong cảm xúc người đọc, sự suy vong ngày càng rõ nét, người ta có thể cảm nhận một

Trang 3

cách rõ ràng, day dứt nhất “Người thuê viết nay đâu?”: câu hỏi thời thế, cũng là câu

hỏi tự vấn Sự đối lập của khung cảnh với 2 khổ đầu chính là nỗi niềm day dứt, vẫn

ông đồ xưa, vẫn tài năng ấy xuất hiện nhưng không còn ai thuê viết, ngợi khen “Giấy

đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu ” giấy bẽ bàng sầu tủi, mực buồn

động trong nghiên hay chính tâm tình của người nghệ sĩ buồn đọng, không thể tan biến được và cũng nói lên sự đau lòng của tác giả trước sự mai một của những tập tục đáng quý, trước thái độ thờ ơ của người đời ngày nay đối với nền văn hóa cổ truyền của dân tộc

Ngày đăng: 06/05/2020, 19:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w