KẾTLUẬNVÀMỘTSỐĐỀNGHỊNHẰMHOÀNTHIỆNTỔCHỨCCÔNGTÁCHẠCHTOÁNKẾTOÁNNVLCCDCTẠICÔNGTYTNHHSEIYOVIỆT NAM. I. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNGTÁCKẾTOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ. Qua thời gian nghiên cứu thực tế côngtáckếtoán nói chung và đặc biệt côngtáchạchtoánkếtoán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tạicôngty Trách nhiệm hữu hạn SeiyoViệt Nam; trên cơ sở những kiến thức và phương pháp luận đã được trang bị tại trường, kiến thức thu thập từ sách vở em xin có mộtsố nhận xét sau: CôngtyTNHHSeiyoViệtNam là mộtcôngty nước ngoài đầu tư 100% vốn ở Việt Nam; tuy mới thành lập trong thời gian ngắn gần đây nhưng côngty đã và đang không ngừng xây dựng, phát triển lớn mạnh cả về quy mô sản xuất, và lao động trên thị trường Việt Nam, với khách hàng chính là Côngty Canon một ở Thăng Long, Hà Nội vàmột ở Quế Võ, Bắc Ninh. Cùng với sự phát triển của côngty về hệ thống quản lý nói chung, và bộ máy kếtoán nói riêng, đặc biệt là khâu kếtoán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đã đảm bảo được tính thống nhất phạm vi phương pháp tính toán phản ánh trung thực, rõ ràng; tổchứckếtoán phù hợp với quy định đặc điểm của côngty cũng như Bộ tài chính. Tình hình hoạt động rất tốt, đồng đều, việc thực hiện nộp các chứng từ và ngân sách Nhà nước nhanh, sớm so với thời hạn. 1. Ưu điểm. Côngty chủ yếu nhập nguồn nguyên vật liệu từ nước ngoài vàmộtsốcôngty liên doanh tạiViệt Nam, quy trình bảo đảm rất chặt chẽ nên nâng cao được chất lượng thu mua kịp thời, hợp lý đáp ứng nhu cầu đúng kinh doanh, đúng tiến độ thi công, việc bảo quản nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong kho được chú trọng: kho phải sạch sẽ, độ ẩm vừa phải (đảm bảo kín đáo nhưng phải thông thoáng khí ra vào), bản thân nguyên vật liệu cũng không dễ hỏng theo thời tiết. Bên cạnh những khâu trên, bộ phận kế hoạch và kho kết hợp chặt chẽ với nhau trong côngtác quản lý hạchtoán đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong sản xuất. Việc luân chuyển chứng từ côngty tuân thủ đúng, thực hiện đầy đủ nguyên tắc nhập, xuất kho. Các sổ chi tiết, Chứng từ ghi sổ, bảng tổng hợp nhập xuất tồn được quản lý chi tiết cụ thể về nguyên vật liệu rõ ràng, chặt chẽ, chính xác (vì đã đối chiếu với Thủ kho). 2. Nhược điểm. Do côngtytổchức thực hiện ghi sổkếtoán theo hình thức Chứng từ ghi sổ, hạchtoán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kếtoán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp song song nhập xuất NVL, CCDC nên công việc dồn nhiều vào cuối tháng và đầu tháng kế tiếp sau. Việc ghi chép, cung cấp thông tin của kếtoán không nhanh chóng, kịp thời. Vì vậy, côngty cần khắc phục những hạn chế này sao cho phù hợp hơn để thông tin đảm bảo nhanh chóng, kịp thời mà vẫn chính xác. Công việc của kếtoánvà thủ kho có sự trùng lặp, thủ kho đã phản ánh vào Thẻ kho từ chứng từ; cuối tháng, kếtoán cũng tiếp tục ghi số liệu từ chứng từ vào Chứng từ ghi sổ: làm tốn thời gian vào việc số liệu, đối chiếu. Côngty không trích lập cho dự phòng giám giá hàng tồn kho nên khi có sự biến động về giá có gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. II. MỘTSỐĐỀNGHỊNHẰMHOÀNTHIỆNTỔCHỨCCÔNGTÁCKẾTOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠICÔNG TY. - Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở kịp thời những trường hợp nhân viên mua nguyên vật liệu, hàng hóa, …về nhưng chưa làm thủ tục nhập kho; để có thể lập phiếu nhập kho kịp thời giúp Thủ kho vàkếtoán ghi chép, theo dõi quản lý chặt chẽ hơn góp phần phát huy chức năng của kếtoán là cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời. - Tránh sự trùng lặp không cần thiết trong ghi chép và quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Ở kho, Thủ kho nên lập phiếu giao nhận chứng từ ghi rõ số lượng của từng nhóm, thứ riêng chứng từ nhập, chứng từ xuất để giao cho phòng kếtoán ký nhận. Việc sắp xếp phải khoa học để có thể áp dụng phương pháp sổsố dư. Ở phòng kế toán: có thể kiểm tra Thẻ kho của Thủ kho ký xác nhận và vào luôn sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. - Có thể lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để yên tâm hơn về hoạt động tài chính. - Tuy đã áp dụng kếtoán trên máy vi tính nhưng chưa có phần mềm kếtoán nào. Vì vậy côngty cần cài đặt thêm phần mềm kếtoán phù hợp với đặc điểm của công ty: quản lý chặt chẽ hơn nguyên vật liệu từ tồn đầu kỳ, phát sinh cho đến tồn cuối kỳ. KẾTLUẬN Có thể nói hạchtoánkếtoán là một trong những công cụ quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế, giúp cho ban lãnh đạo côngtynắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết đúng đắn, kịp thời nhằm phát triển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Qua thời gian thực tập tạiCôngtyTNHHSeiyoViệt Nam, em nhận thấy kếtoán NVL, CCDC là một bộ phận không thể thiếu trong doanh nghiệp sản xuất. Nếu kếtoán NVL, CCDC phản ánh kịp thời đầy đủ chính xác số liệu thực tế và tình hình biến động NVL, CCDC trong doanh nghiệp mình thì chất lượng côngtác quản lý NVL, CCDC của côngty được coi là tốt, phục vụ đắc lực cho quá trình sản xuất và ngược lại. Với kiến thức được trang bị ở trường, cùng sự hướng dẫn tận tình của cô giáo và các chị trong phòng kếtoán của côngtyTNHHSeiyoViệt Nam, trong thời gian thực tập ở côngty em đã tìm hiểu và nhận thấy ưu và nhược điểm của côngtáckếtoán NVL, CCDC trong công ty. Vì vậy, chuyên đề này em xin mạnh dạn đưa ra mộtsố ý kiến nhằmhoànthiện hơn nữa, nâng cao hiệu quả côngtáckếtoán NVL, CCDC. Trong quá trình thực hiện chuyên đề, do trình độ và sự hiểu biết của em còn nhiều hạn chế không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em mong được sự đóng góp, phê bình của các thầy cô trong khoa và quý vị quan tâm để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoànthiện tốt hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Ph¹m ThÞ Minh Hoa và các chị trong phòng tài chính kếtoán của côngty đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Bắc Ninh, ngày 28 tháng 02 năm 2008 Học viên NGUYÔN THÞ THU HOµI . KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NVL CCDC TẠI CÔNG TY TNHH SEIYO VIỆT NAM. I. ĐÁNH GIÁ,. tình hình tài chính của công ty. II. MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY. - Tăng cường kiểm