MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Gia đình là hạt nhân của xã hội, là nơi sản sinh nuôi dưỡng con người, vì vậy, gia đình có vị trí, vai trò quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của mỗi cá nhân mà cả đối với xã hội được thể hiện trong việc thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội, giữ gìn và chuyển giao các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Ở giai đoạn nào, gia đình cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Gia đình là gốc của nước, vì vậy sự phát triển của gia đình sẽ tác động trực tiếp tới sự phát triển bền vững của đất nước. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của gia đình, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của gia đình đối với sự phát triển của đất nước. Văn kiện Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Gia đình là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” 31, ử.7677; đến Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh “Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh” 33, tr.128. Quán triệt quan điểm trên, thực hiện vai trò của gia đình được trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn càng trở nên cấp thiết, biểu hiện nổi bật là trong triển khai “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mói”. Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chương trình lớn của quốc gia góp phần hiện thực hóa mục tiêu phấn đấu tới năm 2030 Việt Nam ừở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu trước mắt và lâu dài nêu trên, cùng với các nhân tố đóng góp vào thành công của Chương trình thi gia đình có vai trò rất quan trọng, trực tiếp góp phần vào tiến độ, chất lượng chương trình xây dựng NTM hiện nay. Gia đình vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có thể nói là mô hình kiểu mẫu của gia đình nông thôn Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu vai trò của gia đình
Trang 1MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Gia đình là hạt nhân của xã hội, là nơi sản sinh nuôi dưỡng con người, vì vậy, gia đình
có vị trí, vai trò quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của mỗi cá nhân mà cả đối với xã hội được thể hiện trong việc thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội, giữ gìn và chuyển giao các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Ở giai đoạn nào, gia đình cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội Gia đình là gốc của nước, vì vậy sự phát triển của gia đình sẽ tác động trực tiếp tới sự phát triển bền vững của đất nước
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của gia đình, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của gia đình đối với sự phát triển của đất nước Văn kiện Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Gia đình là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” [31, ử.76-77]; đến Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh “Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh” [33, tr.128]
Quán triệt quan điểm trên, thực hiện vai trò của gia đình được trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn càng trở nên cấp thiết, biểu hiện nổi bật là trong triển khai “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mói” Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chương trình lớn của quốc gia góp phần hiện thực hóa mục tiêu phấn đấu tới năm 2030 Việt Nam ừở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu trước mắt và lâu dài nêu trên, cùng với các nhân tố đóng góp vào thành công của Chương trình thi gia đình có vai trò rất quan trọng, trực tiếp góp phần vào tiến độ, chất lượng chương trình xây dựng NTM hiện nay
Gia đình vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có thể nói là mô hình kiểu mẫu của gia đình nông thôn Việt Nam Do vậy, nghiên cứu vai trò của gia đình
2
nông thôn trong xây dụng nông thôn mới Việt Nam, không thể không nghiên cứu vai trò của gia đình vùng ĐBSH Là một trong những vùng trọng điểm, đi đầu trong phong trào xây dựng NTM ở miền Bắc nước ta, ngay sau khi phong trào xây dựng NTM được phát động, vùng ĐBSH được triển khai một cách mạnh mẽ, quyết liệt và đạt được nhiều kết quả, đã khơi dậy tiềm năng to lớn trong gia đình nông thôn vùng ĐBSH, gia đình đã và đang góp sức người, sức của để nỗ lực thực hiện thắng lợi chương ừình xây dựng NTM của địa phương
Tuy nhiên, việc thực hiện vai trò của gia đình trong xây dựng NTM vùng ĐBSH hiện còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, bất cập từ nhiều góc độ Bản thân gia đĩnh cũng chịu nhiều tác động như quá trình CNH, HĐH; đô thị hóa; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa khiến cho nó cũng biến đổi theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực Đặc biệt, trong việc thực hiện các chức năng của gia đình khi tham gia vào các hoạt động chung của xã hội, trong đó có Chương trình xây dựng NTM Mặt khác, cũng cần thấy rằng việc thực hiện xây dựng NTM còn mang tính phong trào, hình thức, chạy theo thành tích nên cũng có tĩnh trạng huy động quá sức sự đóng góp của gia đình vùng ĐBSH; NTM được xây dựng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của gia đình vùng ĐBSH, chưa lấy mục tiêu nâng cao đời sống cho gia đình nông thôn làm cốt lõi để thực hiện Những hạn chế này thực sự trở thành rào cản làm cho chủ thể gia đình vùng ĐBSH chưa được phát huy tối đa và hiệu quả trong xây dựng NTM
Từ thực tiễn cấp thiết đó đặt ra yêu cầu nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn nhằm đưa ra giải pháp khắc phục những mâu thuẫn cản trở quá trình gia đình vùng ĐBSH thực hiện vai trò trong xây dựng NTM, tạo sự cân bằng và phát triển bền vững của nông nghiệp, nông
thôn của vùng nói riêng và của Việt Nam nói chung Đề tài “Gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới hiện nay” mà nghiên cứu sinh lựa chọn góp phần đáp ứng
yêu cầu đặt ra về phát huy vai trò gia đình trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn
3
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về gia đình và vai trò gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM, từ đó luận án đề xuất những quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu về gia đình, xây dựng NTM và vai trò của gia đình trong xây dựng NTM
- Luận giải những vấn đề lý luận chung về nông thôn, xây dựng nông thôn mới; gia đình và vai trò của gia đình trong xây dựng NTM; làm rõ những yếu tố tác động đến gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM hiện nay
- Làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM
- Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM
Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu củã luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là gia đình vùng ĐBSH cụ thể là gia đình sinh sống
ở nông thôn vùng ĐBSH và vai trò của họ trong xây dựng NTM hiện nay
3.2 Phạm vỉ nghiên cứu
về nội dung nghiên cứu:
Luận án tập trung làm rõ vai trò của gia đình thể hiện trong một số nội dung cơ bản sau:
Vai trò của gia đình: 1) trong phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; 2) trong phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất; 3) trong giữ gìn, bảo lưu, phát triển các giá tri văn hóa, phát triển giáo dục, đào tạo; 4) bảo yệ môi trường; 5)
4
trong thực hiện quá trình dân chủ hóa nông thôn góp phần xây dựng hệ thống chính trị; 6) thực hiện bình đẳng giói, phòng, chống bạo lực gia đình và trong đảm bảo an ninh nông thôn
về địa bàn nghiên cứu:
Vùng đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố nhưng để đáp ứng yêu cầu đối tượng nghiên cứu, luận án đi sâu khảo sát tại một số tỉnh/ thành phố như:
(1) Thành phố Hà Nội (gồm huyện Đan Phượng, huyện Chương Mỹ)
(2) Tỉnh Vĩnh Phúc
(3) Tỉnh Quảng Ninh
(4) Tỉnh Hải Dương
(5) Tỉnh Nam Định
(6) Tỉnh Thái Bình
Luận án lựa chọn các địa bàn trên để khảo sát phục vụ cho các nội dung của đề tài vì: Thành phố Hà Nội là trung tâm vùng ĐBSH, trong đó hai huyện Đan Phượng và huyện Chương Mỹ là hai huyện điển hình trong quá trình xây dựng NTM; Tỉnh Vĩnh Phúc nằm phía Tây Bắc ĐBSH; Tỉnh Quảng Ninh ở phía Đông vùng ĐBSH với địa bàn đa dạng về đồng bằng, miền núi, ven đô và hải đảo; Tỉnh Hải Dương, tỉnh Nam Định và Thái Bình nằm phía nam vùng ĐBSH, với địa bàn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong đó tỉnh Thái Bình được Trung ương giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực cho toàn vùng
về thời gian khảo sát Từ 2010 đến nay (khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về triển
khai thực hiện Chương trinh Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới)
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1.Cơ sở lý luận
Luận án thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và những quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam
về gia đình và xây dựng NTM
5
4.2.Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết họp với các phương pháp cụ thể để giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ đề
ra như:
- Phương pháp lôgic - lịch sử; tổng kết thực tiễn chính t r ị - xã hội; phương pháp thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp (thu thập tư liệu, tài liệu, các văn bản, chi thị, nghị quyết của Đảng, báo cáo, thống kê của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, ) các vấn đề liên quan đến vai trò gia đình, xây dựng NTM
- Phương pháp điều tra khảo sát xã hội học bao gồm: Định lượng thông qua 300 phiếu hỏi các chủ hộ đại diện cho gia đình của 6 tỉnh (Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nội, Hải Dương), mỗi tỉnh phát 50 phiếu điều tra; và định tính thông qua phỏng vấn sâu (một số cán bộ và người dân) tại một số địa bàn nghiên cứu
Đóng góp mói của Luận án
- Làm rõ lý luận về mối quan hệ giữa vai trò của gia đinh với một số tiêu chí xây dựng NTM gắn trực tiếp đến gia đình
- Phân tích, luận giải, tổng kết, đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM
- Từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM giai đoạn tiếp theo
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn củã luận án
- Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của gia đình và vai trò của gia đĩnh vùng ĐBSH trong xây dựng NTM
- Luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học để các cơ quan chức năng có thể tham khảo khi hoạch định chính sách giải quyết những vấn đề cụ thể về xây dựng gia đình
và xây dựng NTM ở ĐBSH, tạo chính sách để phát huy vai trò của gia đình trong xây dựng NTM
6
- Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy các môn lý luận chính trị, nhất là môn Chủ nghĩa xã hội khoa học tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học; giảng dạy những chuyên đề liên quan đến vấn đề gia đình và phát huy vai trò của gia đình, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng NTM
- Các giải pháp mà luận án đề xuất vận dụng vào thực tiễn góp phần phát huy vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM trong giai đoạn tới
7 Kết cấu của luân án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết
7
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu LIÊN QUAN ĐẾN ĐÈ TÀI LUẬN ÁN
1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu VÈ GIA ĐÌNH, VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH, GIA ĐÌNH VÙNG ĐÒNG BẰNG SÔNG HỒNG
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về gia đình, vai trò của gia đình
1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu về gia đình, vai trò của gia đình ở trong nước
Gia đình được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, phân tích và tiếp cận ở nhiều góc độ khoa học khác nhau: như góc độ kinh tế, văn hóa, xã hội học, lịch sử, triết học, ; gia đình, xây dựng gia đình văn hóa xã hội chủ nghĩa cũng là một đề tài dành được sự quan tâm nghiên cứu của Chủ nghĩa xã hội khoa học Các công trình nghiên cứu đưa ra khái niệm gia đình, vai ừò, chức năng của gia đình và sự biến đổi của cơ cấu gia đình trong xã hội hiện đại
Các công trình cùng hướng nghiên cứu về khái niệm gia đình, vai trò, chức năng của gia đình như:
- Tác giả Thanh Lê, Xã hội học gia đình [56] đã nghiên cứu quá trình hình thành và phát
triển của gia đình và hoạt động của gia đinh trong xã hội cụ thể, như mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, các mối quan hệ ừong gia đình, chức năng gia đình, quy mô gia đĩnh, Tác giả đưa ra khái niệm “gia đình là một nhóm gồm những người gắn bó với nhau bằng quan hệ vợ chồng và cha mẹ (huyết thống)” [56, tr.26]
- Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý vói cuốn “Gia đình học” [48], cuốn sách sắp xếp dưới
dạng một giáo trình, đây là công trình nghiên cứu công phu, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn Các tác giả đã làm rõ khái niệm gia đình, vị ừí, vai ừò và chức năng của gia đình, những thay đổi của gia đĩnh Việt Nam trước những thách thức của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; vấn đề về giới, gia đình và phát triển cũng như chỉ ra những sai lệch giá trị gia đình hiện nay Từ đó đưa ra giải pháp để nâng cao vai trò của gia đình trong công cuộc CNH, HĐH đất nước
8
Cuốn sách được các tác giả phân tích, đánh giá nhiều khía cạnh của gia đình, ừong đó nêu khái niệm gia đình như sau:
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống, chăm sóc và giáo dục con cái Các mối quan hệ gia đình còn được gọi là mối quan hệ họ hàng Đó là những sự liên kết ít nhất cũng là của hai người dựa ừên cơ sở huyết thống, hôn nhân và việc nhận con nuôi Những người này có thể sống cùng hoặc khác mái nhà với nhau [48, tr.54]
Ngoài ra, tác giả còn phân tích gia đình vói tư cách là một nhóm xã hội đặc thù, gia đình là một thực thể pháp nhân, Tác giả đã làm rõ vị trí, vai trò và chức năng của gia đình Đây là tài liệu lý luận mà luận án có thể tham khảo để làm rõ vai trò của gia đình trong xây dựng NTM
- Tác giả Mai Huy Bích tiếp cận gia đĩnh dưới góc độ xã hội học, Xã hội học gia đình
khi bàn về định nghĩa gia đình, ông có nhận định, không có định nghĩa phổ biến về gia đình do gia đinh hết sức đa dạng theo thời gian và không gian [23],
Tác giả tiếp cận và viết về gia đĩnh theo một cách riêng của xã hội học, phản ánh sự đa dạng các hình thái gia đình, hôn nhân và gia đình theo quan điểm giới, biến đổi gia đĩnh và các cách tiếp cận lý thuyết về gia đình
Ngoài ra một số công tình nghiên cứu khác cũng làm rõ vai ừò của gia đĩnh trong giáo
dục phẩm chất của các thành viên, như: Tác giả Lê Thi với bài “Vai trò của gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam” [96] Luận án “Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay”của Nghiêm Sỹ Liêm [60], V.V
Bên cạnh đó, còn có các công ừình nghiên cứu về biến đổi của gia đình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hiện nay, gia đình chịu tác động của quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa, nền kinh tế thị trường nên cũng có những biến đổi trong bối cảnh mới- đây cũng là
một khía cạnh được các tác giả nghiên cứu Tác giả Lê Thi, “Gia đình Việt Nam trong bổi cảnh đất nước đổi mới” [97].
9
Cuốn sách cung cấp cho người đọc những tài liệu tham khảo về tĩnh hình gia đình Việt Nam, mối quan hệ giữa các thành viên trong bối cảnh đổi mới của đất nước Đây là công trình nghiên cứu có giá trị và tiếp cận chủ yếu dưới góc độ về giới và gia đình vãn hóa Tác giả
Trịnh Duy Luân, Helle Rydsừom và Wil Burghoom với bài “Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi” [58], đã chỉ ra ở Việt Nam hiện nay 70 - 80% dân số sống ở nông thôn ừong các
gia đình mở rộng và gia đình hạt nhân Trong công ừình này, phân tích những biến đổi của gia đình nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH, biểu hiện sự di cư của thanh niên nông thôn đi tìm việc làm ở thành thị, vai trò giáo dục của cha mẹ vói con cái, điều kiện kinh tế của
hộ gia đinh cũng ảnh hưởng đến chức năng giáo dục của gia đình; tác động đến tuổi kết hôn, cách chọn “bạn đời”, tình dục trong hôn nhân và quan hệ quyền lực giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn Như vậy, các nghiên cứu này cho thấy quá ừình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng tác động đến cấu trúc gia đình nông thôn ở Việt Nam hiện nay
Cùng hướng tiếp cận biến đổi gia đình ừong quá trình CNH, HĐH dưới góc độ xã hội
học, có các cuốn sách của các tác giả: Lê Ngọc Văn vói công trình “Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam ” [129], Nguyễn Hữu Minh với cuốn sách “Gia đình Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh” [69] và bài viết “Gia đình Việt Nam sau 30 năm đổi mới” [70] Các công trình này nhấn mạnh tầm quan ừọng và vai ừò
của gia đình trong quá trình CNH, HĐH đất nước, sự biến đổi nhanh chóng cơ cấu, chức năng của gia đình Việt Nam từ việc giảm quy mô gia đình, tăng tỷ lệ gia đĩnh hạt nhân, giảm tỷ số phụ thuộc trong gia đình, cho đến những thay đổi về chức năng của gia đình Cùng với đó là sự biến đổi về nghề nghiệp, chức năng xã hội hóa của gia đình, cha mẹ ít quan tâm đến giáo dục con cái Các tác giả đã cung cấp những thông tin phong phú về biến đổi của giá ừị, quy mô, kinh tế hộ gia đình
Ngoài ra, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về quan điểm, giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay Từ sự biến đổi của gia đình trong quá
10
trĩnh CNH, HĐH cần đưa ra những quan điểm và giải pháp để xây dựng gia đình Việt Nam,
thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020 Đề cập đến các giải pháp
có các bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả: Tác giả Nguyễn Thị Hà, "Lồng ghép giới trong xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay" [38], tác giả bài viết khẳng định: Xây
dựng gia đình văn hóa, đặc biệt là xây dựng gia đinh văn hóa ở nông thôn là một trong những
chỉ tiêu cơ bản, quan trọng của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 và
tầm nhìn 2030 Trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, áp dụng phương pháp lồng ghép giói trong xây dựng gia đình văn hóa làm thay đổi các định kiến giới, các khuôn mẫu giới đã định hĩnh ừong hầu hết các quan hệ liên quan đến hôn nhân, gia đinh Với việc phân tích thành tựu
và hạn chế của việc áp dụng lồng ghép giới trong xây dựng gia đình văn hóa, bài viết cho thấy lồng ghép giới là một quá trình diễn ra liên tục, xuyên suốt và tính thống nhất từ quy trình xây dựng luật pháp và chính sách đến việc thực hiện, xây dựng cơ chế và biện pháp cụ thể để đảm bảo việc thực hiện bình đẳng giới một cách thực chất và bền vững
Cùng hướng nghiên cứu, tác giả Bùi Thị Ngọc Lan có các bài viết về gia đình và giải
pháp xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ mới như bài viết “Gia đình Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ giới” [53] và bài “Mẩy vấn đề đặt ra trong xây dựng gia đình văn hóa thời kỳ đối mới” [54].
Tác giả Đỗ Thị Thạch có bài viết “về xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng Đại hội XI của Đảng” [89], tác giả đã ừình bày quan điểm của Đảng về vai trò của gia đình
Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay Tác giả đã chỉ ra, Đảng ta cần tập trung vào những giải pháp xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam trong giai đoạn tói, ừong đó nhấn mạnh đến hai giải pháp là sớm có chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ ừẻ; hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật xây dựng gia đình văn hóa
11
1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu về gia đình, vai trò của gia đỉnh ở nước ngoài
Gia đình cũng là một đề tài được các nhà nghiên cứu ở nước ngoài quan tâm và có các công ừình tiêu biểu sau:
- Robert Cliquet có công trình nghiên cứu với tựa đề “Những xu hướng chính ảnh hưởng đến gia đình trong thiên niên kỷ mới ở Tây Ấu và Bắc Mỹ” [84] Nghiên cứu nêu lên thực
trạng biến đổi về cấu trúc và chức năng gia đình ở các nước thuộc Tây Âu và Bắc Mỹ trong thế kỷ 20 và những xu hướng chính ảnh hưởng đến gia đình trong giai đoạn hiện nay, như: quy mô hộ gia đình trở nên nhỏ hơn nhưng đa dạng và phức tạp về cấu trúc
và chức năng; Sự không nối kết về tình dục, hôn nhân và sinh sản sẽ tiến xa hơn, tạo nên sự tách biệt hành vi quan hệ và hành vi sinh sản; Nhiều người sẽ trải qua cuộc sống gia đình phức tạp, ít chung sống bền lâu Nghiên cứu được Liên hiệp quốc xem là một trong những tư liệu quan trọng khi nghiên cứu về sự phát triển của gia đình ừong bối cảnh hiện nay
- Bert N Adams, Jan Trost, "Cẩm nang về Nghiên cứu gia đình trên thế giới (Handbook of World Families)" [16], bao gồm 25 chương, là tập hợp các bài viết của 34 tác giả về
cuộc sống gia đình ở 25 quốc gia thuộc 6 khu vực địa lý trên thế giới Nghiên cứu phân tích và thảo luận các chủ đề về gia đình như sự hĩnh thành gia đĩnh, mức sinh và quá trình xã hội hoá, vấn đề giới, hôn nhân, mâu thuẫn và bạo lực trong gia đình, ly hôn và tái hôn, dòng họ, quá trình già hoá dân số và cái chết, gia đình và các thiết chế khác, Ngoài ra, do những đặc thù riêng của từng nền văn hoá, các bài viết dành một phần thảo luận những chủ đề mang tính đặc thù của vùng và quốc gia [16]
- Martine Segalen (dịch giả Phan Ngọc Hà), "Xã hội học gia đình" [64], ngoài mở đầu,
cuốn sách bao gồm 4 phần và 12 chương, tác giả đã phân tích những biến đổi của quan
hệ thân tộc, biến đổi của gia đình và các chức năng của gia đĩnh, Cuốn sách cho thấy những cách nhìn phong phú về gia đình ở Pháp và ở Châu Ẩu với cách tiếp cận của các nhà xã hội học; các tác giả chỉ ra
12
những biến đổi sâu sắc của xã hội liên quan đến kinh tế, văn hóa, không gian đô thị có tác động đến các thành viên trong gia đình có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân
Như vậy, gia đình là một đề tài được các nhà nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ từ khái niệm gia đĩnh, vai trò, chức năng của gia đình, những thay đổi của gia đình trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước, phát ừiển kinh tế hộ gia đình vùng ĐBSH Đây là những tài liệu tham khảo có giá ừị lớn đối với luận án
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về gia đình vùng đồng bằng sông Hồng
Hiện nay gia đình vùng đồng bằng sông Hồng cũng đã được tiếp cận, phân tích dưới các góc độ như: đặc điểm gia đình vùng ĐBSH, mối quan hệ giữa gia đình vùng ĐBSH và xã hội, bình đẳng giới, Điều này được thể hiện rõ trong các công trình như: Mai Huy Bích,
“Đặc điểm gia đình đồng bằng sông Hồng” [22], tác giả nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc, chức
năng của các gia đình vùng ĐBSH từ góc độ dân tộc học và xã hội học, từ đó làm rõ mối quan
hệ giữa tính cộng đồng và chức năng tái sinh sản, chức năng xã hội hóa, mục đích của hôn nhân trong gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại
- Luận án của Sim Sang Joon, “Gia đình người Việt ở Châu thố sông Hồng và mối liên hệ của nó với cộng đồng xã hội” [86] đã trình bày gia đình người Việt trong quan hệ nội tại
và ngoại hàm cộng đồng xã hội, khái quát bản sắc gia đình người Việt nói riêng và một phàn về bản sắc văn hóa dân tộc Việt nói chung Một số dự báo và hướng giải quyết các vấn đề sẽ phát sinh ừong gia đình người Việt dưới tác động của nền kinh tế thị trường
- Luận án của Chu Thị Thoa, “Bình đắng giới trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay ” [92] đã phân tích thực ừạng bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn
ĐBSH trong công cuộc đổi mới Những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm giảm dần tiến tới xóa bỏ sự bất bình đẳng giới trong gia đình nông thôn ĐBSH
- Tác giả Nguyễn Linh Khiếu,“Gỉ'ữ đình và phụ nữ trong biến đổi văn hóa- xã hội nông thôn” [49], cuốn sách đã phân tích những biến đổi văn hóa - xã
13
hội nông thôn tác động đến gia đình và phụ nữ và thực hiện khảo sát gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn hóa xã hội nông thôn tại 10 điểm nghiên cứu cụ thể của 3 miền Bắc Trung -Nam, cả đồng bằng và miền núi, cả người kinh và người dân tộc Các bài viết đã khắc họa một cách rõ nét những biến đổi văn hóa, xã hội nồng thôn ảnh hưởng đến đời sống của gia đình và người phụ nữ và cái nhìn phức hợp, đa dạng và sinh động về đời sống văn hóa, xã hội
và gia đình nông thông trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước
- Nguyễn Đức Truyền,“Kỉnh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới” [101] Cuốn sách bao gồm 6 phần: Phần I: Nhập đề.
Phần II: cấu trúc và chức năng của kinh tế hộ gia đinh Phần III: Kinh tế hộ và sự tái cấu trúc các quan hệ gia đình Phần IV: Kinh tế hộ và sự tái cấu trúc các quan hệ họ hàng Phần V: Kinh tế hộ và sự tái cấu trúc các quan hệ làng xã Phần VI: Thư mục sách và tài liệu tham khảo Tác giả đã nhấn mạnh trong quá trình đổi mới ở nông thôn ĐBSH, nền kinh tế đã bắt đầu chuyển đổi theo cơ chế thị trường, điều này đã kéo theo
sự thay đổi các giá trị chuẩn mực và các quy tắc ứng xử ừong gia đình, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa các thành viên ừong gia đình
- Luận án của tác giả Khúc Thị Thanh Vân, “Vai trò của vốn xã hội trong phát triển kỉnh
tế hộ gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay - Nghiên cứu trường hợp tại Nam Định và Bắc Ninh” [130] lại tiếp cận một hướng cụ thể để phát triển kinh tế hộ gia
đĩnh đó là vai trò của vốn xã hội Tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về vốn xã hội và vai trò của vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình Nghiên cứu vốn xã hội ở ĐBSH hiện nay và đầu tư, duy trì, khai thác vốn xã hội trong phát ừiển kinh tế hộ gia đình vùng ĐBSH
- Tác giả Đỗ Văn Quân có cách tiếp cận mới khi nghiên cứu về phát triển kinh tế hộ gia
đình ở đồng bằng sông Hồng với bài viết “Phát triển kinh tế hộ gia đình trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Hồng hiện nay” [81] Tác giả đã đánh giá
tương quan giữa học vấn, nghề nghiệp, độ tuổi
14
với cơ cấu ngành nghề của chủ hộ, của gia đinh, đất đai - tư liệu sản xuất của hộ gia đĩnh; thu nhập của hộ gia đình; tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống
Từ những số liệu khảo sát tác giả đã đưa ra kết luận có giá trị tham khảo với luận án như: Để kinh tế hộ gia đình phát triển trong điều kiện mới một cách bền vững, rất cần có sự tham gia phối hợp đồng bộ giữa các yếu tố: hiệp hội, tổ chức, hợp tác xã, áp dụng khoa học - công nghệ, thị trường, vốn, đất đai, ngành nghề truyền thống, sức lao động, giao thông, quy hoạch và thực hiện các khu tiểu thủ công nghiệp, ừang ừại, dịch vụ tập trung ở các địa phương, nhằm hướng đến sự phát triển kinh tế hộ gia đình một cách đồng bộ
Các công trình này đều khẳng định vai trò quan trọng của gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng ở vùng
1.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu VÈ NÔNG THÔN, XÂY DựNG NÔNG THÔN MỚI
VÀ XÂY DựNG NÔNG THÔN MỚI VÙNG ĐỒNG BẰNG SỒNG HỒNG
1.2.1 Các công trình nghiên cứu về nông thôn và xây dựng nông thôn mói
1.2.1. L Các công trình nghiên cứu về nông thôn và xẳy dựng nông thôn mới ở frong nước
Hiện nay có nhiều tác giả nghiên cứu về nông thôn và xây dựng nông thôn mới, một số công trình nổi bật như:
- Trần Ngọc Ngoạn, “Phát triển nông thôn bền vững: Những vẩn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới ” [74] Tác giả đã đưa ra và phân tích rõ các nội dung cơ bản của phát triển bền
vững nông thôn đó là phát triển bền vững kinh tế nông thôn, phát triển bền vững xã hội nông thôn; an toàn môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát ừiển thể chế bền vững Đây
là công trình ra đời khi chương trình xây dựng NTM chưa được triển khai nhưng các nội dung
về phát triển bền vững nông thôn mà tác giả đưa ra khá gần với các tiêu chí xây dựng NTM, vì vậy công trình có giá trị tham khảo tốt khi triển khai luận án
15
- Tác giả Đỗ Đức Quân, "Một số giải pháp nhằm phát Men bền vững nông thôn vùng đồng bằng Bẳc Bộ trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp (Qua khảo sát các tình Vĩnh Phúc, Hải Dương, Ninh Bình)" [80] Điểm nổi bật của công trình là đưa ra các
quan điểm có tính khả thi nhằm phát triển bền vững nông thôn đồng bằng Bắc Bộ như quan điểm đặt việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp ở vùng đồng bằng Bắc
Bộ trong chiến lược chung, tiếp tục đẩy mạnh phát ừiển kinh tế - xã hội toàn vùng nhằm tạo điều kiện kinh tế để giải quyết tốt các vấn đề xã hội; việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng và phát triển các khu công nghiệp phải thận trọng và khoa học; tăng cường liên minh công - nông - trí thức và giữ vững ổn định chính t r ị - xã hội; phải thực hiện gắn với quy hoạch xây dựng và phát ừiển các khu công nghiệp vói quy hoạch về phát triển nguồn nhân lực tại chỗ và quy hoạch phát triển NTM hiện đại [80, tr.l 14-118]
- Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Viện Khoa học Lao động và xã hội, Nhóm nghiên cứu
Kinh tế Phát triển, Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam, kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2008 tại 12 tỉnh [135] Cuốn sách là kết quả số liệu thống kê kinh tế nông thôn
Việt Nam qua điều ừa bằng phương pháp chọn mẫu (VARHS) thực hiện ừên địa bàn 12 tỉnh (Hà Tây, Lào Cai, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Quảng Nam, ) Đây
là công ừình có giá ừị thực tiễn cao để phản ánh thực trạng kinh tế nông thôn ở Việt Nam
- Nguyễn Kim Tôn, "Nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay" [99], luận án xác định nội dung của phát triển nông thôn bền vững
là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội, bền vững về môi trường
Bên cạnh đó, nhiều quốc gia trên thế giói đã xây dựng NTM, đây là những kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam, vì vậy đã có nhiều công ừình, bài viết nghiên cứu về xây dựng NTM của các nước ừên thế giới, tiêu biểu một số công trình sau:
16
- Chu Tiến Quang, Lê Xuân Đình, "Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong phát triển nông thôn mới bền vững" [79] Bài viết đã chỉ ra nhu cầu bảo tồn các nguồn lực nông nghiệp,
nguồn gốc của ô nhiễm môi trường do phát triển nông nghiệp và chỉ ra những kinh nghiệm phát triển NTM bền vững như thiết lập mô hình quản lý nông nghiệp bền vững Hàn Quốc, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, duy tri và cải thiện các nguồn lực, thúc đẩy
sự tiến bộ của các dự án khuyến khích nông nghiệp bền vững,
- Trần Quang Minh, "Nông nghiệp Hàn Quốc trên đường phát triển" [68] Trong cuốn
sách tác giả đã giói thiệu những nhân tố tác động đến sự phát ừiển của nông nghiệp Hàn Quốc, các chính sách và biện pháp chủ yếu giải quyết những vấn đề cơ bản trên con đường phát triển hiện đại của nông nghiệp Hàn Quốc, từ đó tác giả cũng đưa ra nhận xét đánh giá về hiệu quả của các chính sách cải cách nông nghiệp của Hàn Quốc, những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục giải quyết và các chủ trương chính sách của Chính phủ Hàn Quốc, một số giải pháp cho nông nghiệp Việt Nam từ kinh nghiệm của Hàn Quốc
- Hoàng Bá Thịnh, "Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc và Việt Nam" [94] Bài viết chỉ
ra ở Hàn Quốc bắt đầu từ những năm 1970 đã tiến hành phong trào Saemaul Undong (Làng mới) Qua đó, Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu vô cùng ấn tượng, có sức lan tỏa và ảnh hưởng quốc tế Bài viết phân tích, so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa phong ừào Làng mới của Hàn Quốc và chương trình xây dựng NTM của Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực hiện Chương trình NTM ừong những năm tiếp theo ở Việt Nam
- Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Hợp tác quốc tế vì phát triển nông thôn ở Việt Nam: sự kết nối chính sách và thực tế” [47] Trong kỷ yếu có đăng các tham luận về NTM trên thế giới như: Dr Edward Lahiff, “Rural development: International experience and recent trends (Phát triển nông thôn: Kỉnh nghiệm quắc tế và xu hướng hiện nayH.E Meirav Eilon
17
Shahar, “Rural deveỉopment in Israel (Phát triến nông thôn ở Israel)”, đây là các bài viết
nghiên cứu về nông thôn ở các nước trên thế giói, chỉ ra những kinh nghiệm quý báu cho chương trình xây dựng NTM ở Việt Nam hiện nay
- Viện Chính sách và phát triển nông nghiệp, nông thôn, Trung tâm phát triển nông
thôn, Dự án MISPA, "Lý luận và thực tiễn xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa"
[134] Đây là một cuốn sách tổng kết lý luận và thực tiễn xây dựng NTM ở Trung Quốc được dịch giả Cù Ngọc Hưởng dịch sang tiếng Việt Cuốn sách đã chỉ ra những
lý luận cơ bản của xây dựng NTM xã hội chủ nghĩa - đó là quá trình giải quyết vấn đề
“tam nông” trong một bối cảnh xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa đặc thù, là xây dựng các hình thái làng xã trong những thời điểm lịch sử khác nhau tại các khu vực khác nhau, mang đặc tính thời đại và ý nghĩa thực tế riêng; Do sự nghiệp xây dựng nông thôn mói mang tính phức tạp và lâu dài, cho nên cần thiết phải xây dựng những cơ chế chính sách khoa học khả thi và hiệu quả, đảm bảo công cuộc xây dựng nông thôn mói được tiến hành có trật tự Từ đó chỉ ra những vấn đề còn tranh cãi và những vấn đề cần nghiên cứu thêm như hệ thống lý luận xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa; mục tiêu, tiêu chuẩn đánh giá và hệ thống chỉ tiêu đánh giá quá trình xây dựng NTM
xã hội chủ nghĩa; phạm vi, trọng điểm và phương án xây dựng nông thôn mới; lý thuyết, nguyên tắc, phương pháp và sự đảm bảo thực hiện các kế hoạch xây dựng nông thôn mới,
- Phạm Thị Thanh Bình, “Phát triển nông nghiệp bền vững ở Thái Lan ” [25], bài viết chỉ
rõ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững và hiện đại là xu hướng tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Thái Lan Chỉ ra quan điểm, định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp và những thành tựu, hạn chế ừong phát ừiển nông nghiệp bền vững ở Thái Lan, từ đó chỉ ra những kinh nghiệm với Việt Nam
Như vậy, nghiên cứu xây dựng NTM ở các nước trên thế giới nhằm rút ra bài học kinh nghiệm để hoạch định chính sách xây dựng NTM ở Việt Nam
18
Xây dựng NTM được xác định là một nhiệm vụ chiến lược của nước ta ừong giai đoạn hiện nay Chính vì thế, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về vấn đề xây dựng NTM và đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM, nhưng liên quan trực tiếp và có ý nghĩa đối với luận án có một số công trình sau:
- Tác giả Trương Giang Long, Nguyễn Thành Long, 11 Liên kết “4 nhà” - giải pháp cơ bản góp phần xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long” [57] Cuốn sách là
tổng họp các bài viết chỉ ra thực trạng và những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện liên kết “4 nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông) ở đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua và chỉ ra vai trò định hướng của nhà nước và các cấp chính quyền, vai trò của nhà khoa học, vai trò của nhà doanh nghiệp và vai trò của nông dân trong liên kết “4 nhà” ở đồng bằng sông Cửu Long Trong công trình này, các tác giả đã phân tích và làm rõ vai trò của 4 chủ thể quan trọng trong xây dựng NTM ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Tác giả Vũ Văn Phúc đã tập hợp các bài viết của các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan trung ương, các địa phương, các ngành, các cấp về kinh nghiệm xây dựng NTM
trên thế giới và một số tỉnh ở Việt Nam hiện nay trong cuốn “Xây dựng nông thôn mới -những vẩn đề lý luận và thực tiễn ” [76].
Trong đó, có những bài viết khá sâu về xây dựng NTM như “Xây dựng nông thôn mới -những vẩn đề lý luận và thực tiễn” của Vũ Văn Phúc [76, tr.l 1- 32], tác giả đưa ra -những đánh
giá kết quả bước đầu ừong triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM và kết luận thực hiện Chương trình này sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, gắn phát triển văn hóa nông thôn với phát ừiển nông nghiệp và xây dựng NTM, gắn vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, củng cố và tạo thêm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng
về thực tiễn xây dựng NTM ở Việt Nam có rất nhiều bài viết như: “Công tác triển khai, kết quả bước đầu và những kiến nghị, đề xuất trong xây dựng
19
nông thôn mới tỉnh Lào Cai” [76, tr.341-352] của Nguyễn Hữu Vạn; “Xây dựng nông thôn mới
ở Nghệ An - Một số vấn đề từ thực tiễn của địa phương” của Ban Chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Nghệ An [76, tr.352- 358]; “Kết quả bước đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tình Phú thọ” của Ban Chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Phú Thọ [76, Ừ.358 -367]; “Những thuận lợi và khó khăn trong triến khai chương trình xây dựng nông thôn mới ở Thái Nguyên” của Ban Chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên [76, Ừ.380- 388];
“Thực trạng nông nghiệp, nông thôn Nam Định, các giải pháp và một sổ kinh nghiệm bước đầu trong thực hiện chương frình nông thân mới” của Nguyễn Viết Hưng [76, tr.412-427], Các địa
phương đều rút ra kinh nghiệm: Xây dựng NTM dựa vào nội lực của cộng đồng nhân dân là chính, phải làm chuyển biến cơ bản nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng NTM, đây chính là sự nghiệp của dân, do người dân làm chủ thể xây dựng, Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt để nhân dân hiểu và đóng góp sức người, sức của trong quá trình thực hiện phải quản lý và sử dụng các nguồn vốn chặt chẽ, công khai, dân chủ, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí [76, Ừ.407]
Bước đầu xây dựng NTM ở các tỉnh, thành đã cho thấy kinh nghiệm cần huy động sức mạnh nội lực của quần chứng nhân dân, đồng lòng, đồng sức cùng Đảng và Nhà nước thực hiện thắng lợi mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM Đây cũng là căn cứ để luận án lựa chọn làm rõ vai ừò của một “thiết chế xã hội đặc thù” ừong xây dựng NTM - đó là gia đình
- Phạm Huỳnh Minh Hùng, “Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong X ây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sồng Cửu Long hiện nay” [44] Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận, những
nhân tố cơ bản ảnh hưởng và thực trạng phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng NTM vùng đồng bằng sông Cửu Long Qua đó, tác giả đã chỉ ra một số quan điểm, giải pháp
có tính khả thi để nông dân phát huy hơn nữa vai ừò chủ thể của mình trong xây dựng NTM vùng đồng bằng sông Cửu Long
20
Tất cả các công trình nêu trên đều khẳng định tầm quan trọng của vấn đề xây dựng nông thôn mới, và từ các góc độ nghiên cứu, các tác giả đều đề xuất những giải pháp khá đồng
bộ và khả thi nhằm thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nông thôn mói ở nước ta
I.2.I.2 Các công trình nghiên cứu về nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở nước ngoài
Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề nông thôn và xây dựng NTM, đáng chú ý như các tài liệu tham khảo sau:
- Robert Chambers với cuốn “Phát triển nông thôn - hãy bẳt đầu từ những người cùng kho” [83] Tác giả phân tích những thay đổi nhận thức của người nghèo ở nông thôn,
đánh giá nông thôn với sự tham gia của người dân, trong đó cán bộ của các tổ chức bên ngoài chỉ hoạt động như những người trợ giúp, trong khi người dân và cộng đồng địa phương mói là những người thực hiện và quản lý quá trình phát triển của chính họ, thông qua một loạt các công cụ được liên tục cải biến và hoàn thiện
- Frans Elltis “Chính sách nông nghiệp trong các nước phát triển” [37] Thông qua việc
nghiên cứu lý thuyết, khảo cứu thực tiễn ở nhiều quốc gia châu Á, châu Phi, Châu Mỹ
La Tinh tác giả đã nêu lên những vấn đề cơ bản của chính sách nông nghiệp ở các nước đang phát triển Cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề về chính sách phát triển vùng, chính sách hỗ ừợ đầu vào, đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, chính sách thương mại nông sản, những vấn đề phát sinh trong quá trinh đô thị hóa ở nông thôn Điều đáng chú ý là công trình đã phân tích nền nông nghiệp của các nước đang phát ừiển trong quá ừình chuyển sang sản xuất hàng hóa gắn liền với phát triển thương mại nông sản trên thế giới, đồng thời tác giả cũng nêu lên những thành công, thất bại trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân
- Servaas Storm, “Những việc không bao giờ kết thúc: Nông nghiệp Ân Độ theo cải cách cẩu trúc” [85] Tác giả đã phân tích những tác động của chính sách tự do hóa thương
mại trong lĩnh vực nông nghiệp ở Ấn Độ giai đoạn 1985 - 1990, đặc biệt là tác động của đầu tư tư nhân vào nông nghiệp đến việc làm của
21
nông dân, đồng thời ủng hộ những chính sách của nhà nước trong việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tạo điều kiện cho tư nhân đầu tư vào nông nghiệp
- Tác giả DuYing đã điểm lại những thành tựu của nông nghiệp Trung Quốc sau 20 năm tiến hành chuyển dịch cơ cấu và cải cách nông nghiệp từ năm 1978 - 1999 qua bài viết
“Cải cách hệ thống và cấu trúc nông nghiệp của Trung Quốc tiến tới gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO” [29] Tác giả phân tích, đánh giá những cơ hội và thách thức
đối với nông nghiệp Trung Quốc một khi nước này gia nhập WTO, từ đó đặt ra Nhà nước cần đưa ra các chính sách nông nghiệp hợp lý như tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch
cơ cấu sang những loại nông sản có lợi thế, phát triển công nghiệp chế biến, giải quyết lao động ở nông thôn
- Benedict J tria Kerrkvliet, Jamesscott vói cuốn “Một sổ vẩn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các nước và Việt Nam ” do Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định sưu tầm và giới
thiệu [15], tác giả cũng đã nghiên cứu về vai trò và đặc điểm của nông dân, thiết chế nông thôn ở một số nước trên thế giới và những bước đầu trong nghiên cứu làng truyền thống ở Việt Nam Những điểm đáng chú ý của công trình này là đã nghiên cứu tư tưởng của nông dân và nông dân với khoa học
- Trung tâm phát triển nông thôn, Dự án MISPA với vấn đề “Lý luận và thực tiên xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa” [102] do dịch giả Cù Ngọc Hưởng đã nghiên cứu
vấn đề xây dựng NTM ở Trung Quốc ừên nhiều khía cạnh, trong đó có đề cập đến thể chế quản lý, cơ chế giám sát và cơ chế đảm bảo của sự nghiệp xây dựng NTM
Những công trình này có giá trị là những gợi ý tham chiếu cho Việt Nam trong triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, tài liệu của các tác giả nước ngoài có những giá trị gợi
mở cho luận án những vấn đề lý luận và thực tiễn khi thực hiện luận án
1.2.2 Các công trình nghiên cứu xây dựng nông thôn mới vùng đồng bằng sông Hồng
Nông thôn vùng ĐBSH và xây dựng NTM vùng ĐBSH cũng là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Đáng chú ý có công trình nghiên cứu sau đây:
22
- Bùi Thị Ngọc Lan với cuốn sách “Việc làm của nông dân đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [51] Tác giả đã làm rõ quan niệm về việc làm
và phân tích các nhân tố tác động đến giải quyết việc làm cho nông dân vùng ĐBSH; qua nghiên cứu đánh giá thực ừạng và ừiển vọng giải quyết việc làm cho nông dân, từ
đó đề xuất phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm cho nông dân vùng ĐBSH Việc làm và giải quyết việc làm cho nông dân cũng chính là một ừong những điều kiện để phát huy vai ừò của các thành viên trong gia đình xây dựng NTM bền vững hiện nay
- Luận án của Vũ Quang Ảnh “Thực hiện đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp ở một sổ tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng từ năm 1997 đến năm 2010” [2] Tác
giả làm rõ quá trình Đảng bộ và nhân dân ở một số địa phương thuộc ĐBSH (các tỉnh, thành: Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng) thực hiện đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, từ đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, thiếu sót cần khắc phục trong phát ừiển kinh tế nông nghiệp ở các địa phương trên
- Nguyễn Thị Tố Uyên với luận án “Các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn hiện naý’ [127],
Tác giả luận giải khái niệm các tỉnh ủy vùng ĐBSH lãnh đạo đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và các khái niệm có liên quan Phân tích, đánh giá thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông nghiệp vùng ĐBSH và thực trạng các tỉnh ủy vùng ĐBSH lãnh đạo đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; chỉ ra ưu, khuyết điểm, khó khăn, thuận lợi, nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm Xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu, có tính khả thi nhằm tăng cường sự lãnh đạo đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của các tỉnh ủy vùng ĐBSH đến năm 2020
- Tô Vãn Sông, “Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong quả trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay” [87] Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận
chung về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và mối quan hệ biện chứng giữa nông dân với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông
23
thôn Làm rõ vai trò của nông dân vùng ĐBSH và những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trò của họ trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Đề xuất một số phương hướng cơ bản và giải pháp nhằm phát huy hiệu quả vai ừò của nông dân vùng ĐBSH hiện nay
- Phạm Mạnh Hà “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tình Ninh Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [40], tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta Phân tích những thực trạng, phương hướng chủ yếu và giải pháp cơ bản giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ừong quá trình CNH, HĐH ở nước ta trong thời gian qua và đến năm 2020
Các công trình trên do cách tiếp cận khác nhau nên chưa phản ánh được tất cả các nội dung nghiên cứu có liên quan, nhưng đã khái quát được những kết quả cơ bản nhất trong nghiên cứu về gia đình, vai trò của gia đình, gia đình vùng ĐBSH, xây dựng NTM và xây dựng NTM vùng ĐBSH, vì vậy các công trình này có giá trị tham khảo khi tác giả triển khai thực hiện những nội dung của luận án
1.3.NHỮNG GIÁ TRỊ THAM KHẢO TỪ CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN VÀ NHỮNG NỘI
1.3.1 Những giá trị cần tham khảo từ các công trình có liên quan đến
i» Ậ J ^ • 1 Ạ r _
đê tài luận án ■
Qua nghiên cứu và phân tích các công ừình nghiên cứu về gia đình, nông thôn và xây dựng NTM có liên quan, được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, tác giả luận án nhận thấy
có nhiều giá ừị có thể tham khảo từ các công trình này trong quá trình triển khai các nội dung của luận án.Giá ừị tham khảo tập trung ở những nội dung sau:
* Những giá trị tham khảo từ các công trình nghiên cứu về gia đình và gia đình vùng ĐBSH.
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về gia đình đã đưa ra khái niệm gia đĩnh, vị trí, vai
trò của gia đình, đặc biệt là nhấn mạnh đến các chức năng của gia
24
đình và sự biến đổi các chức năng này trong giai đoạn hiện nay Đây là cơ sở để luận án đưa ra khái niệm gia đình và vai trò của gia đình ừong xây dựng NTM
Thứ hai, một số công trình đã đề cập đến quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về hôn nhân, gia đình và chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam giai đoạn hiện nay Các công trình này có giá trị tham khảo
về mặt lý luận để luận án đưa ra những quan điểm phát huy vai trò của gia đình trong xây dựng NTM
Thứ ba, các tác giả đã phân tích, đánh giá biến đổi các chức năng của gia đình trong
quá trình CNH, HĐH đất nước, từ đó đưa ra các giải pháp để xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam hiện nay
Thứ tư, một số công trình nghiên cứu về gia đình trong xây dụng NTM, các tác giả chủ
yếu phân tích làm rõ phát triển kinh tế hộ gia đình trong xây dựng NTM
Thứ năm, ngoài ra các công ừình nghiên cứu nước ngoài về gia đình, xã hội học gia
đình cũng có giá ừị tham khảo về lý luận và thực tiễn cho luận án thêm căn cứ nghiên cứu về gia đình vùng ĐBSH hiện nay
* Những giá trị tham khảo từ các công trình nghiên cửu về xây dựng NTM và xây dựng NTM vùng ĐBSH
Thứ nhất, các nhà khoa học đã nghiên cứu về nông thôn, xây dựng NTM, các tác giả
đã đưa ra khái niệm nông thôn, phát ừiển nông thôn bền vững, quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tầm quan ừọng của xây dựng NTM ở Việt Nam hiện nay Đây là cơ sở lý luận quan trọng cho luận án nghiên cứu về xây dựng NTM hiện nay
Thứ hai, các công trình nghiên cứu của nhà khoa học và nhà quản lý đã làm rõ sự cần
thiết phải thực hiện NTM và đánh giá những thành tựu, hạn chế trong xây dựng NTM nói chung và xây dựng NTM vùng ĐBSH nói riêng Gần đây nhất là kết quả xây dựng NTM
2014, kế hoạch 2015 và định hướng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 Trên tinh thần phân tích, đánh giá vai trò của hệ thống chính ừị, các tổ chức chính
ừị - xã hội
25
như hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên với chương trình xây dựng NTM, từ đó rút ra những giải pháp nhằm xây dựng NTM trong giai đoạn tới từ năm 2015- 2020
Thứ ba, bên cạnh đó cũng có một số công trình nước ngoài nghiên cứu về NTM, xây
dựng NTM ở các nước ừên thế giới và một số nhà nghiên cứu nước ngoài đã nghiên cứu xây dựng NTM ở Việt Nam Đây là tài liệu có giá trị tham khảo hữu ích để tác giả đánh giá thực trạng vai ừò của gia đình vùng ĐBSH ừong xây dựng NTM và đưa ra quan điểm, giải pháp của luận án
1.3.2 Những nội dung luận án cần tập trung nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, vói những kết quả nghiên cứu đã đạt được và những góc độ chưa được tiếp cận ừong nghiên cứu về gia đình và xây dựng NTM nói chung và vùng ĐBSH nói riêng Luận án cần tập trung nghiên cứu các vấn
đề sau:
về mặt lý luận, Luận án sẽ hệ thống hóa lý luận: Khái quát cơ sở lý luận về nông thôn, xây
dựng NTM; khái niệm gia đĩnh, vai trò của gia đình Trên cơ sở đó luận án làm rõ mối quan hệ giữa gia đình vùng ĐBSH với xây dựng NTM, vị trí, vai trò của gia đĩnh vùng ĐBSH trong xây dựng NTM hiện nay
về mặt thực tiễn: Luận án tập trung nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng vai trò của gia
đĩnh vùng ĐSBH với chương trình xây dựng NTM dựa ừên nâng cao chất lượng các nhóm tiêu chí về xây dựng NTM Chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt
ra đối với việc phát huy vai trò của gia đình vừng ĐBSH trong xây dựng NTM
Từ thực trạng đó, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện vai trò của gia đình vùng ĐBSH ừong xây dựng NTM nói riêng và ừên cả nước nói chung đến năm 2025 tầm nhìn 2030
26
Tiểu kết chương 1
Gia đình, vai trò của gia đình và xây dựng NTM thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học nghiên cứu Các công trình được tiếp cận với nhiều góc độ khác nhau về vấn đề gia đình và xây dựng NTM Kết quả nghiên cứu đã cung cấp nguồn tri thức có giá trị
về mặt lý luận khi đưa ra quan niệm về gia đình, vai trò của gia đình, quan niệm về nông thôn, xây dựng NTM, cũng như có giá trị về mặt thực tiễn khi đánh giá thực trạng biến đổi của gia đình, đánh giá thực trạng xây dựng NTM trên thế giới và ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015 Đây là những tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà nghiên cứu và là cơ sở để tiếp tục mở rộng thêm với nhiều góc độ nghiên cứu mới về các nội dưng trên
Ngoài ra, các công trình còn được thể hiện đa dạng dưới nhiều hình thức, từ các công trình đăng trên các tạp chí, website, các hội thảo khoa học, báo cáo kết quả nghiên cứu, đến các cuốn sách được xuất bản, Việc tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
án giúp cho tác giả một mặt kế thừa những giá trị đã đạt được, mặt khác xác định rõ những khoảng trống mà luận án cần tập trung tiếp tục nghiên cứu làm rõ
Mối quan hệ giữa gia đình vùng ĐBSH với chương trình xây dựng NTM là một hướng nghiên cứu mới, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và đày đủ
về lý luận và thực tiễn về thực hiện vai trò của gia đình trong xây dựng NTM Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu nêu trên đã giúp cho tác giả có cách nhìn tổng quan về gia đình, vai trò của gia đình và xây dựng NTM ở Việt Nam hiện nay cũng như cung cấp cho tác giả nhiều tài liệu
và các luận điểm khoa học quan trọng, để tác giả phân tích và đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM hiện nay
27
Chương 2 GIA ĐÌNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG XÂY DựNG NỒNG THÔN
MỚI - cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DƯNG NÔNG THÔN MỚI VÀ VỀ VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG XÂY DƯNG NÔNG THÔN MỚI
2.1.1 Một Số Vấn đề lý luận về xây dựng nông thôn mới
2.1.1.1 Quan niệm về nông thôn
Nông thôn được quan niệm khác nhau ở mỗi nước vì điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh
tế - xã hội ở mỗi nước là khác nhau Để có được định nghĩa nông thôn, các nhà nghiên cứu thường so sánh nông thôn vói thành thị C.Mác - Ph.Ăngghen trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” (viết năm 1845 -1846), hai ông đã trình bày một cách cơ bản quan niệm duy yật lịch sử
về nông thôn - đặt trong mối quan hệ với thành thị Theo C.Mác, “sự phân công lao động trong nội bộ của một dân tộc gây ra trước hết là sự tách rời giữa lao động công nghiệp với lao động nông nghiệp và do đó gây ra sự tách rời giữa thành thị và nông thôn” [62, tr.270] Sự hình thành đô thị cũng là quá trình làm cho xã hội nông thôn được nhìn nhận rõ hơn Giữa thành thị
và nông thôn có những điểm khác biệt, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra “sự đối lập giữa thành thị và nông thôn xuất hiện cùng với bước quá độ từ thời đại dã man lên thời đại văn minh, từ tổ chức bộ lạc nhà nước, từ tính địa phương lên dân tộc, và cứ tồn tại mãi suốt toàn bộ lịch sử văn minh cho đến ngày nay” [61, tr.323]
Theo V Staroverov - nhà xã hội học người Nga đã đưa ra một định nghĩa khá bao quát
về nông thôn, khi ông cho rằng:
Nông thôn có những đặc trưng riêng biệt của nó, nông thôn phân biệt với đô thị bởi trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp kém hơn, thua kém hơn về mức độ phúc lợi xã hội, sinh hoạt Nông thôn là hệ thống độc lập tương đối ổn định, là một tiểu hệ thống không gian - xã hội Nông thôn và đô thị hợp lại thành chỉnh thể
xã hội và lãnh thổ (không gian) của cơ cấu xã hội [26, ừ 5 8]
28
Nông thôn khác với thành thị, ở đó một cộng đồng chủ yếu là nông dân, có mật độ dân
cư thấp, kết cấu hạ tầng kém phát triển, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa kém hơn đô thị
Từ những ý hiểu này cho thấy nông thôn cũng có những đặc trưng như: về nghề nghiệp chủ yếu là lao động xã hội truyền thống, hoạt động sản xuất nông nghiệp; mật độ dân
cư ừên km2 thấp; lối sống, có tính cố kết cộng đồng cao thể hiện trong mối quan hệ ứng xử giữa con người với con người Các hành vi của cá nhân nông thôn Việt Nam thường đặt ửong các thiết chế xã hội (gia đình, dòng họ, làng, xóm, ), sức mạnh cộng đồng và thiết chế xã hội ảnh hưởng đến cá nhân Chính lối sống này làm cho cách ứng xử xã hội nông thôn nặng về luật tục hơn là tính pháp lý theo kiểu “phép vua thua lệ làng”; văn hóa nông thôn là một loại hình văn hóa đặc thù mang đậm nét dân gian, dân tộc [26, tr.58-60] Đặc thù riêng biệt của nông thôn Việt Nam là sự phân công lao động chưa cao, trình độ chuyên môn thấp, chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp Để hiểu nông thôn cần tiếp cận từ những đặc trưng cơ bản về phương thức sản xuất, kinh tế, văn hóa, lối sống
Trong “Tài liệu hỏi - đáp xây dựng NTM”, Ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội có đưa ra
khái niệm:
“Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã” [14, f r l l ]
Như vậy, có thế hiếu: Nông thôn dựa vào sự phân chia theo địa giới hành chính, chính trị để phân biệt với thành thị, nhưng có những nét đặc thù về phương thức lao động sản xuất, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, văn hóa, lối sổng, có tính cổ kết cộng đồng cao.
2.1.1.2 Quan niệm về nông thôn mới
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiếp cận vấn đề “NTM” Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn đóng vai ừò rất to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thấy một đặc điểm có tính chất đặc thù của nước ta: là một nước nông nghiệp - không những thế mà còn là một nước nông nghiệp lạc
29
hậu, tàn dư của chế độ thuộc địa nửa phong kiến nặng nề Tháng 11 năm 1940, trong thư gửi Hội nghị cán bộ nông dân cứu quốc toàn quốc, Người viết: “Nước ta là một nước nông nghiệp Hơn 9 phần 10 dân ta là nông dân trung, bần và cố nông” [65, tr.248]
Người cũng đã chỉ rõ: quá trình, bước đi để xây dựng “nông thôn mới” thiết thực, có hiệu quả, là phải xây dựng cơ sở vật chất cho người nông dân để họ ổn định và có điều kiện tăng gia sản xuất, trước hết là “nhà ở” Người nói: “chúng ta đang chuẩn bị xây dựng nông thôn mới Việc đầu tiên của nông thôn mói là xây dựng nhà ở cho đàng hoàng” [67, tr.446]
Thuật ngữ “Nông thôn mới” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng ở đây để phân biệt với nông thôn cũ trong chế độ hàng nghìn năm phong kiến, thực dân xâm lược, Người nhấn mạnh đến mục đích của NTM là làm cho đời sống nhân dân nông thôn được cải thiện, tuy nhiên chưa đạt đến các tiêu chí như NTM hiện nay, nhưng dù vậy cũng đã cho thấy phát triển nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan ừọng đối với một nước mới giành độc lập như Việt Nam
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông thôn, Đảng ta đã đưa ra đường lối, chính sách để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ đổi mới Thuật ngữ “NTM” đã xuất hiện từ kỳ đại hội lần thứ IV của Đảng, tư tưởng NTM như là nông thôn
xã hội chủ nghĩa chỉ mới dừng lại ở loại hình lý tưởng và chưa được định hình một cách rõ rệt
Ở Nghị quyết số 41- NQ/TW (1981) có nêu “NTM là cải tạo quan hệ sản xuất cũ, đem quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mới vào nông thôn kết họp vói nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân” [28, tr.22] Trong nghị quyết này NTM tuy được nhắc đến nhưng còn chung chung, chưa làm rõ được nội hàm khái niệm
Đến Đại hội Đảng lần thứ X, Nghị quyết 26-NQ/TW của Đảng (2006) là một bước ngoặt quan trọng trong nhận thức về NTM và xây dựng NTM Nghị quyết này đã đưa ra quan điểm khá toàn diện về mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn “Nghị quyết cũng làm rõ các khía cạnh của NTM gồm kết cấu kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế, quy hoạch xã hội, sự ổn định, văn hóa, dân trí, môi trường sinh thái và hệ thống chính trị ” [28, tr.23]
30
Từ các nghị quyết, đã có thể xác định khái niệm về NTM: NTM trước hết phải là nông thôn, bao hàm các đặc trưng, chức năng cơ bản của nông thôn là vùng nông dân quần tụ trong đơn vị làng xã và chủ yếu làm nông nghiệp, nhưng có những thuộc tính khác với nông thôn truyền thống, NTM phải được gắn chặt với “quy hoạch mới”, phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội,
“cơ sở hạ tầng mới”, “văn hóa mới” và có những bước phát triển “mới” văn minh hiện đại hơn
so vói nông thôn truyền thống, song vẫn bảo lưu và giữ gìn, phát huy được những giá trị tốt đẹp của xã hội nông thôn truyền thống
Theo đó, NTM là một kiểu tổ chức nông thôn theo các tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu
của phát triển trên các phương diện sau: Thứ nhất: Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; Thứ hai: Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; Thứ ba: Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; Thứ tư: Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao; Thứ năm: An ninh tốt, dân chủ được phát huy.
2.1.1.3 Quan niệm về xây dựng nông thôn mái
Thực tiễn phát triển của các nước trên thế giới đã chứng minh sẽ không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp và khu vực nông thôn còn nghèo nàn, lạc hậu, cư dân nông thôn có đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần thấp kém, lạc hậu Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng ta đã khẳng định tính cấp thiết phải “xây dựng NTM” Xây dựng NTM là một thuật ngữ gắn thêm với phát triển nông nghiệp và đến nay được Đảng và
Nhà nước ta xác định là một nhiệm vụ ừọng tâm phát triển đất nước “Cương lĩnh xây dựng đất nước ừong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (1991) của Đảng chỉ rõ “phát triển nông lâm
-ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội” Đây được xem là một ừong những định hướng lớn về chính sách phát triển kinh tế, xã hội nông thôn trong thời kỳ đổi mới
Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn như Nghị quyết số 05-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành
31
trung ương Đảng (khoá VII) về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, ngày 10/6/1993, Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” Đảng ta xác định:
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh
tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường [30, ừ 126]
Theo đó, Thủ tướng chính phủ đã ban hành các quyết định về xây dựng NTM: Quyết định số 800/QĐ-TTG ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Quyết định số 1600/ QĐ-TTG ngày 8/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 691/QĐ-TTG ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mới giai đoạn 2018 - 2020 Qua các văn bản, quyết định, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ mục tiêu, nội dưng và chủ thể xây dựng NTM
về mục tiêu xây dựng NTM, theo Quyết định số 800/QĐ-TTG năm 2010 xác định mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 là:
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn vói đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh ừật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa [103] Mục tiêu tổng quát xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020, được xác định ừong Quyết định số 1600/QĐ-TTG là:
32
Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tàng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất họp lý, gắn phát ừiển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát ừiển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững [106]
Đến giai đoạn 2016 - 2020, Nhà nước ta xác định nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân là mục tiêu hàng đầu của xây dựng NTM, trong đó mục tiêu cụ thể cũng xác định “Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015” [106]
Xây dựng NTM gồm những nội dung cơ bản sau: Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng NTM gồm 11 nội dung về: (1) Quy hoạch xây dựng NTM; (2) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, (3) Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, (4) Giảm nghèo và an sinh xã hội; (5) Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; (6) Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn; (7) Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn; (8) Xây dựng đời sóng văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn, (9) cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; (10) Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính t rị -x ã hội trên địa bàn; (11) Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 - 2020 gồm 19 tiêu chí tập trung vào 5 nhóm tiêu chí sau: (1) Quy hoạch,
(2) Hạ tầng kinh tế - xã hội, (3) Kinh tế và tổ chức sản xuất, (4) Văn hóa - Xã hội - Môi trường, (5) Hệ thống chính ừị [107]
Đối tượng thụ hưởng và thực hiện Chương ừình được xác định trước hết “là người dân
và cộng đồng dân cư trên địa bàn nông thôn” [106] Đây chính là chủ thể tích cực tham gia vào quá ừình xây dựng và thực hiện quy hoạch xây
33
dựng NTM; chủ động, sáng tạo trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, trực tiếp phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tích cực, sáng tạo ừong xây dựng và giữ gìn đời sống văn hóa - xã hội, môi trường
ở nông thôn và cũng là nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính t r ị - xã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh ừật tự Như vậy, xây dựng NTM ngoài hệ thống chính ừị từ Trung ương đến cơ sở, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội thì xác định người dân và cộng đồng dân cư trên địa bàn nông thôn hay nói cách khác chính là gia đình ở nông thôn là chủ thể quan trọng thực hiện xây dựng NTM
Từ những phân tích trên, rút ra quan niệm: Xây dựng NTM là cuộc cách mạng nông nghiệp, nông thôn và cuộc vận động lớn để người dân, cộng đồng dân cư frên địa bàn nông thôn đồng sức, đồng lòng xây dựng nhà cửa, đường xá, thôn, xã khang trang, sạch đẹp, phát ừiến sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), cỏ nếp sổng văn hoá, giữ gìn môi trường và đảm bảo an ninh nông thôn; nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tình thần của người dân.
2.1.2 Một sổ vấn đề lý luận về xây dựng nông thôn mói và về vai trò của gia đình trong xây dựng nông thôn mói
2.1.2.1 Quan niệm về gm đình
Gia đình là vấn đề được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu Tùy vào cách tiếp cận, các nhà khoa học đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về gia đình
C.Mác và Ph.Ăngghen đã đề cập đến khái niệm gia đình trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” (1845) Khi luận chứng về những tiền đề, điều kiện cho sự tồn tại của con người, các ông
đã cho rằng “Hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” [62, tr.41] Với quan điểm này, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra gia đình được ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của xã hội loài người; chức năng chính của gia đình là tái tạo, sinh sôi, nảy nở con người và dựa ừên hai mối quan hệ chính là quan hệ hôn nhân (vợ -chồng) và quan hệ huyết thống (cha mẹ - con cái)
34
Sau này, trong Chương 2 có tựa là “Gia đình” của tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” (1884), Ph.Ăngghen đã đưa ra nhận định ngày càng rõ hơn
về gia đình “Gia đình (tiếng Anh: Family) có nguồn gốc từ tiếng La tinh là Familia Theo Ph.Ăngghen:
Danh từ familia lúc đầu thậm chí cũng không dùng để chỉ vợ chồng và con cái của họ, mà chỉ dùng để chỉ những người nô lệ Famulus có nghĩa là nô lệ trong gia đình và familia là chỉ toàn thể những người nô lệ thuộc quyền sở hữu của người nào đó Danh từ đó là
do người La Mã đặt ra để chỉ một cơ cấu xã hội mới, mà người cầm đầu giữ vợ, con và một số
nô lệ dưới quyền lực gia trưởng La Mã và có quyền sinh sát đối với tất cả những người này [dẫn theo Hoàng Bá Thịnh, 93, tr.18] Theo Tổ chức UNESCO (Tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc): Gia đình là yếu tố tự nhiên và cơ bản, một đơn vị kinh tế - xã hội và
là một giá trị vô cùng quý báu của nhân loại cần được giữ gìn và phát huy Theo đó: gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, cùng sống chung và có ngân sách chung; các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi về mọi mặt, được pháp luật thừa nhận
Ở Việt Nam, theo Luật Hôn nhân và Gia đình định nghĩa tại điều 3: Giải thích từ ngữ:
“Gia đình là tập họp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau” [59, tr.7]
Có thể thấy, các định nghĩa về gia đình đều có điểm chung là xác định gia đình dựa trên ba mối quan hệ là hôn nhân, huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, các thành viên ừong gia đình chung sống cùng nhau và có quan hệ bình đẳng
Có thể còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu thêm về khái niệm gia đình, nhưng căn
cứ vào tình hình chung của hôn nhân, gia đình ở nước ta, kế thừa những cách tiếp cận hợp lý khác nhau với cách tiếp cận của chủ nghĩa xã hội khoa học, có thể đưa ra một khái niệm về gia
đình như sau: Gia đình là phạm trù dùng để chỉ một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành và phát triển trên cơ sở các mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng Các thành viên trong gia đình cỏ sự gắn kết nhất định với nhau về trách nhiệm,
35
nghĩa vụ, quyền lợi về kinh tế, văn hóa, tình cảm; được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
2.1.2.2 Quan niệm về vai trò của gia đinh trong xây dựng nông thôn mói
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Vai trò là chức năng, tác dụng của cái gì hoặc của ai trong
sự vận động, phát triển của nhóm, tập thể nói chung” [136, tr.1788] Như vậy, vai trò cũng chính là chức năng, tác dụng cơ bản Khi xem xét vai ừò của gia đình chứng ta cũng sẽ xuất
phát từ các chức năng cơ bản của gia đình, theo đó vai trò của gia đình là sinh sản (tái sản xuất sức lao động), nuôi dưỡng và giảo dục, kinh tế và tổ chức sản xuất và vai trò cân bằng tâm - sinh
lý, tình cảm
Vai trò sinh sản, tái sản xuất con người thể hiện chức năng đặc thù nhất của gia đình và
có ý nghĩa to lớn là cung cấp nguồn nhân lực mới, đảm bảo sự phát triển liên tục và trường tồn của xã hội loài người Khẳng định vai trò này, Ph.Ăngghen cũng đã chỉ rõ: “Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp Nhưng bản thân sản xuất đó lại có hai loại Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt ; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống” [63, tr.44] Vai trò này hiện nay tác động đến nguồn nhân lực, nguồn lao động của mỗi quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nuôi dưỡng và giáo dục để hình thành nhân cách của con người Gia đình là “cái nôi”, môi trường giáo dục, nuôi dưỡng đầu tiên và lâu dài trong cuộc đòi mỗi người Vai trò giáo dục của gia đình không chỉ là giáo dục nhân cách mà còn là thực hiện vai trò văn hóa của gia đình góp phần giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình, dòng hộ, cộng đồng và dân tộc, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia; định hướng nghề nghiệp và cũng là “pháo đài” để giữ gìn an ninh, trật tự xã hội
Một vai trò tự nhiên, vốn có của gia đình đó là vai trò kinh tế, tổ chức đời sống gia đĩnh góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển Hoạt động kinh té của gia đình bao gồm cả hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động tổ chức tiêu dùng của gia đình C.Mác và Ph.Ăngghen cũng quan tâm đến vai trò kinh tế của gia đình, trong quan niệm của các ông, gia đình tham gia vào mọi quá trình sản xuất, từ sản xuất hàng hóa đến tiêu thụ sản phẩm; từ việc
36
tái tạo ra con người đến việc đào tạo, bồi dưỡng con người; tò chỗ tạo sự khác biệt về sở hữu đến chồ giải quyết vấn đề sở hữu Nhấn mạnh vai ừò của gia đình đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, thực ra gia đình là “quan
hệ xã hội duy nhất” trong buổi đầu của lịch sử xã hội
Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay các quá trình sản xuất, tiêu dùng, phát triển công nghiệp hóa, phát triển kinh tế, đều tác động trở lại gia đình, củng cố hoặc làm biến đổi hình thức và kết cấu gia đình Do đó, mỗi gia đình cần chủ động tổ chức một cách khoa học hoạt động lao động sản xuất cũng như tiêu dùng của gia đình để vừa phát triển kinh tế gia đình, vừa đảm bảo gia đình phát triển lành mạnh, hạnh phúc
Gia đình còn là nơi chia sẻ, cảm thông và thỏa mãn các nhu cầu tâm lý, sinh lý, tình cảm giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, quan tâm, gắn bó, duy trì tình cảm giữa các thành viên trong gia đình Đây là vai ừò tình cảm của gia đình, củng cố các mối quan hệ của gia đình, bảo vệ gia đình hạnh phúc, bền vững C.Mác và Ph.Ăngghen khi nhắc đến gia đình dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, các ông khẳng định đó là gia đình một vợ, một chồng dựa trên cơ sở hôn nhân mói tự do và tiến bộ, các thành viên trong gia đình đều bình đẳng, tôn trọng và yêu thương nhau, đảm bảo cho mỗi người tự do và phát triển toàn diện Hiện nay, thực hiện tốt vai trò này không chỉ góp phần quan trọng đảm bảo xây dựng gia đình phát triển bền vững, hạnh phúc, mà còn góp phần thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh
Gia đĩnh có vai ừò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với mỗi cá nhân con người mà còn có vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của xã hội Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến vai ừò của gia đình đối với sự phát triển của xã hội Người khẳng định: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thi gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt” [66, tr.300] Tiếp tục phát triển tư tưởng của Người ừong giai đoạn hiện nay, Đảng ta khẳng định
“Gia đình là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” [31, tr.76-77]
37
Các gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc sẽ có tác động tích cực, góp phần quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội Gia đình không chỉ có vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội mà còn là chủ thể, động lực, thiết chế xã hội đặc thù góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, trong đó thể hiện rõ nét nhất là chương trình xây dựng NTM hiện nay
Từ quan niệm về xây dựng nông thôn mói, gia đình và vai trò gia đình, có thể đưa ra quan niệm: Vai trò của gia đình trong xây dựng NTM là gia đình thực hiện các chức năng kinh
tế, giáo dục, tình cảm trong các nội dung xây dựng NTM, được thể hiện rõ nét ở các nội dung: phát Men hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; phát ừiển kinh tế và tổ chức sản xuất; giữ gìn, bảo lưu, phát ừiển các giả trị văn hóa, phát ừiến giáo dục, đào tạo; bảo vệ môi trường; thực hiện quá trình dân chủ hóa ở nông thôn góp phần xây dựng hệ thống chính fri, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình và đảm bảo an ninh nông thôn.
2.1.2.3 Nội dung vai trò của gia đinh trong xây dựng nông thôn mới - Vai trò của gia đình trong phát ừiển hạ tầng kinh tế - xã hội Trong Bộ tiêu chí quốc
gia về xây dựng NTM giai đoạn 2015 đến 2020, tiêu chí phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội được xác định ở nội dung thứ 2 với 8 tiêu chí (từ tiêu chí số 2 đến tiêu chí số 9), cụ thể đạt các yêu cầu sau: Hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn thôn, xã; Hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng; Cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện nông thôn; Xây dựng hoàn chỉnh các công trình đảm bảo đạt chuẩn về cơ sở vật chất cho các
cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; Hoàn thiện hệ thống Trung tâm văn hóa - thể thao, Nhà văn hóa - Khu thể thao; Hoàn thiện hệ thống chợ nông thôn, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo quy hoạch phù họp với nhu cầu của người dân; Xây dựng, cải tạo, nâng cấp về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trạm y tế xã; Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở; Hoàn chỉnh các công trình cung cấp nước sinh hoạt cho người dân [106]
Đảng và Nhà nước ta xác định xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là một trong những nhóm tiêu chí quan trọng hàng đầu ừong xây dựng NTM hiện nay Vì thế là tiêu chí được đầu
tư quan tâm mạnh nhất và đạt được hiệu quả cao, huy
38
động sự đồng thuận, tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân Trong đó gia đình thể hiện vai trò trong phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở những nội dung sau:
Thứ nhất, gia đình tuyên fruyen, động viên các thành viên tham gia đóng góp cho phát ừiển hạ tầng kinh tế - xã hội của NTM.
Vai trò này xuất phát từ đặc điểm của gia đình nông thôn Việt Nam đề cao tính cộng đồng, tức là tính chi phối của tập thể gia đình đối vói các thành viên, với tinh thần vì lợi ích chung Dễ nhận thấy rằng tính cộng đồng, tính tập thể trong gia dinhViêt Nam thường cao hơn, lấn át tính cá nhân - điều này khác với gia đình phương Tây thường đề cao cái tôi cá nhân Ngoài ra, gia đình Việt Nam còn nổi lên tính gia tộc, dòng họ (quan hệ huyết thống), có gia phong, gia lễ, có sự gắn bó chặt chẽ quan hệ nhà - tộc họ - làng, nước, Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương cũng nên quan tâm đến đặc điểm này của gia đình để có sự tác động phù hợp khi vận động các gia đình đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng cho xây dựng NTM
Thứ hai, gia đình trực tiếp đóng góp phát ừiển hạ tầng kinh tế - xã hội NTM thông qua các hành động như hiến tặng đất đai, ủng hộ tiền mặt, ủng hộ hiện vật, đóng góp ngày công,
Các tiêu chí của phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội sẽ đạt được nhanh chóng khi từng gia đình nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, nhà văn hóa, khu thể thao, chợ, trạm y tế, nước sạch, trong phát triển kinh tế - xã hội cho từng cá nhân, gia đình và xã hội Từ đó, chính quyền vận động gia đình thực hiện vai ừò trong đóng góp xây dựng cùng với sự giúp đỡ của địa phương, Nhà nước
Gia đình trực tiếp đóng góp phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội NTM thông qua các hành động thực tiễn, gia đình tự nguyện hiến tặng đất đai để mở rộng giao thông thôn xã, tự nguyện đóng góp tiền mặt, ủng hộ hiện vật, ngày công để xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao, chợ thương mại,
Thứ ba, gia đình có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ, giữ gìn, sửa chữa, gia tăng chất lượng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.
Gia đình nông thôn chính là đối tượng hưởng thụ các thành quả của xây dựng NTM và cũng chính là đối tượng góp phần tu bổ, nâng cấp kết cấu hạ tầng
39
kinh tế - xã hội của NTM - đây vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của các gia đình trong xây dựng NTM Gia đĩnh thực hiện vai ừò giáo dục, tình cảm để vận động từng thành viên trong gia đình nhận thức được vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ từ đó có những hành động cụ thể, tự giác để giữ gìn, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
- Vai trò của gia đình trong phát ừiển kinh tế và tổ chức sản xuất
Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2015 đến 2020, nội dung phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất phải đạt yêu cầu tiêu chí 10 về thu nhập, tiêu chí số 11 về thực hiện xóa đói giảm nghèo, tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, tiêu chí số
13 về tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, nâng cao hiệu quả hoạt động của họp tác xã thông qua tăng cường năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh cho các hợp tác xã, tổ họp tác Thực hiện những nội dung này có ý nghĩa tác động trực tiếp đến sự ổn định, phát triển kinh tế của gia đình Vai trò kinh tế, tổ chức sản xuất của gia đình được thể hiện rõ nét nhất trong thực hiện các tiêu chí này của xây dựng NTM
Thứ nhất, gia đình là nơi tạo ra nguồn nhân lực quan trọng phát triển kinh tế nông thôn
và xây dựng NTM.
Vai trò sinh sản - tái sản xuất con người là vai trò đầu tiên của gia đình Ở nông thôn, gia đình là nơi cung cấp lực lượng lao động chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguồn nhân lực dồi dào, quan trọng, quyết định sự thành công trong xây dựng NTM Sức lao động của các thành viên trong gia đình chính là lực lượng sản xuất chính
Tại Đại hội XII, Đảng ta đã khẳng định vai trò của gia đình đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước Với mục tiêu của xây dựng NTM là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang hướng đến mô hình “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” cần một nguồn nhân lực lớn, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, gia đĩnh chính là nơi đóng góp ban đầu, nền tảng, cung cấp, phát triển, định hướng, giáo dục nguồn nhân lực cho xây dựng NTM hiện nay ở nước ta
40
Thứ hai, trong xây dựng NTM, gia đình cỏ vai trò phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất, thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Gia đình có chức năng kinh tế (tổ chức hoạt động kinh tế), “đó là đơn vị cơ bản trong sản xuất và tích trữ của cải vật chất, là nơi định hướng các hoạt động lao động, phân công trách nhiệm trong lao động và phân chia các sản phẩm lao động Hoạt động kinh tế của gia đình quyết định đời sống vật chất và tinh thần của gia đình đó Chức năng kỉnh tế là một trong những chức năng cơ bản của gia đình, nó tạo cơ sở vật chất để gia đình tồn tại và phát triển” [48, ừ 126]
Gia đình có vai trò nâng cao thu nhập cho người dân, giải quyết việc làm thường xuyên Nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những tiêu chí quan trọng, chi phối đến các tiêu chí khác trong xây dựng NTM Chỉ khi hộ gia đình có kinh tế ổn định, có thu nhập tốt thì người dân mới có điều kiện tham gia đóng góp xây dựng NTM
Gia đình còn thực hiện vai trò xóa đói giảm nghèo góp phần xây dựng NTM Nghị quyết số 30A/2008/NQ-CP năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo xác đinh: xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành công của công cuộc xóa đói giảm nghèo Công cuộc giảm nghèo nhanh, bền vững phải phát huy vai ừò làm chủ của người dân từ khâu xây dựng kế hoạch, đến tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả của Chương trình Xóa đói giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước mà vai trò rất lớn thuộc về mỗi gia đình, mỗi thành viên của gia đình nỗ lực vươn lên thoát nghèo, nâng cao đời sống của hộ gia đình
Thứ ba, trong xây dựng NTM, gia đình cỏ vai trò giải quyết việc làm, đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất.
Sản xuất gia đình là bước sản xuất đầu tiên giải quyết việc làm cho người lao động Sản xuất gia đình như một đơn vị họp tác, những nhiệm vụ được phân công tùy theo tuổi và giới tính của các thành viên ừong gia đình Trong điều kiện
41
sản xuất nông nghiệp truyền thống, thô sơ, thủ công thì gia đình đông con, nhiều con trai, nhiều lao động sẽ là một lợi thế để phát triển kinh tế hộ gia đình Phương thức tạo thu nhập, giải quyết việc làm của gia đình cũng rất đa dạng, từ nhiều nguồn khác nhau: công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của CNH, HĐH thi “gia đình cũng đang chuyển
từ đơn vị sản xuất sang đơn vị tiêu dùng Những biến đổi ừong xã hội công nghiệp tạo ra nơi làm việc tách ra khỏi nơi ở, vì vậy chức năng tái sản xuất tách khỏi chức năng sản xuất và mang tính chuyên biệt hóa hơn” [93, tr.128] Tuy nhiên, gia đình ở nông thôn vẫn là nơi giải quyết việc làm chính cho thành viên gia đình cũng như cho người dân ở nông thôn, vi phương thức sản xuất hiện nay vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp hoặc các nghề thủ công truyền thống, buôn bán, dịch vụ,
- Vai trò của gia đình trong giữ gìn, bảo lim, phát ừ-iển các giá trị vần hóa, phát ờiển giáo dục, đào tạo và bảo vệ môi trường
Giữ gìn, bảo lưu, phát triển các giá trị văn hóa, phát triển giáo dục, đào tạo và bảo vệ môi trường là một trong các nội dung ừong nhóm tiêu chí thứ tư của xây dựng NTM Tiêu chí
số 14, 16, 17 trong nhóm tiêu chí IV của bộ tiêu chí về xây dựng xã NTM có đưa ra nội dung
về giáo dục, đào tạo (phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giá dục trung học cơ sở; lao động có việc làm qua đào tạo); Văn hóa (thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định); Môi trường và an toàn thực phẩm (Sử dụng nước hợp vệ sinh, nước sạch theo quy định, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi ừồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn; mai táng theo quy định, )
Đây cũng là nội dung gia đình thể hiện rõ nét nhất vai trò giáo dục, tình cảm ừong việc giữ gìn, bảo lưu, phát triển các giá trị văn hóa, phát triển giáo dục, đào tạo và bảo vệ môi trường
Thứ nhất, gia đình có vai trò giáo dục, tạo điều kiện tốt để nâng cao trình độ dân ừĩ cho các thành viên.
Gia đình là trường học đầu đời của mỗi con người, là môi trường xã hội hóa đầu tiên của con người Chính những người thân thiết như ông bà, cha mẹ, anh
42
chị, là những người “thầy, cô giáo” đầu tiên giáo dục con người những bài học về đạo đức, lối sống, nền nếp, gia phong, giáo dục hình thành nhân cách, giáo dục về đạo đức, phẩm chất cho mồi cá nhân, mỗi công dân của xã hội
Giáo dục trong gia đình phần lớn là giáo dục dựa trên những giá trị từ kinh nghiệm của những người lớn, giáo dục dựa trên nền tảng là tình cảm một thịt, tình yêu thương gắn bó và có
sự tác động thường xuyên, từ từ nên dễ tiếp nhận và sâu sắc “Vấn đề giáo dục con cái trong gia đình là nền tảng quan trọng cho thành công của hệ thống giáo dục chính quy” [23, tr.122]
Vai trò giáo dục của gia đình xuất phát ngay từ chính bản chất của gia đình, giáo dục những tri thức căn bản nhất, là nền tảng hình thành tri thức của mỗi cá nhân từ đó có vai trò đầu tư cho con cái học tập, nâng cao trình độ, định hướng nghề nghiệp Trước kia ở gia đĩnh nông thôn Việt Nam thường chỉ cần con mình biết chữ, làm nông nghiệp tại gia, gia đình giáo dục con cái phương thức sản xuất đơn giản, thô sơ Cùng với quá ừình CNH, HĐH, gắn với xây dựng NTM, gia đình nông thôn Việt Nam đã nhận thức cao hơn về việc nâng cao dân trí cho các thành viên trong gia đĩnh, về việc đầu tư học tập và định hướng nghề nghiệp cho con Như vậy, việc nâng cao ừình độ dân trí ở nông thôn cũng xuất phát trước hết từ mỗi gia đình,
cá nhân của các thành viên trong gia đình, sau đó là đến nhà trường và xã hội Đảng ta đã chỉ
rõ “Gia đinh là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” [31, tr.76-77], vĩ vậy cần “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” [31, tr.76-77]
Thứ hai, gia đình có vai trò bảo lưu, giữ gìn, phát trien các giá trị văn hóa dân tộc.
Những giá trị văn hóa truyền thống gia đình Việt Nam đã thấm sâu, quện chặt vào trong mỗi thành viên của gia đình, trở thành sức mạnh tinh thần to lớn để cho dân tộc ta vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh làm nên những chiến thắng lừng lẫy, ghi tên Việt Nam lên bản đồ thế giới Đó là một trong những thành quả thể hiện những giá trị văn hóa tinh hoa của dân tộc Gia đình chính là
43
nơi giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống và xây dựng, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại đưa đất nước đi lên, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong tình hình mới Phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc chính là nhiệm vụ của mỗi gia đình, văn hóa truyền thống gia đình không tách rời, biệt lập với văn hóa truyền thống chung của dân tộc, mà đó là sự kế thừa, tiếp nối, dòng chảy của văn hóa dân tộc
Trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, tiêu chí văn hóa chia làm hai loại: thứ nhất là cơ
sở vật chất văn hóa (tiêu chí 6); hai là đời sống văn hóa (tiêu chí 16) Gia đình có vai trò trên
cả hai phương diện này: Thứ nhất, về tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, gia đình đồng tình với chủ trương, chính sách, gia đình hiến tặng đất đai, ủng hộ tiền mặt, hiện vật, tham gia đóng góp ngày công, trực tiếp xây dựng, sửa chữa, giữ gìn, tu bổ nhà văn hóa, sân vận động, sân thể thao Thứ hai, gia đình còn có vai trò xây dựng đời sống văn hóa gia đình Ke thừa, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn liền vói xây dựng những giá trị mới, tiến bộ, văn minh của gia đình trong xã hội phát triển Gia đình nông thôn có vai trò giữ gìn, xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng thông qua việc tích cực xây dựng gia đình văn hóa, tham gia các buổi văn nghệ quần chúng, lễ hội truyền thống, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ cưới, lễ tang, lễ hội; tham gia phong trào thi đua, hội họp, sinh hoạt cộng đồng, tham gia bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, di tích lịch sử Gia đình thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình Những hoạt động này của gia đình góp phần thực hiện nhóm tiêu chí về văn hóa ừong xây dựng NTM
Thứ ba, gia đình đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, môi sinh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 55/2014/TT-BNNPTNT về Hướng dẫn ừiển khai một số hoạt động bảo vệ môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 đến 2020, gồm các nội dung sau: Xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước, xử lý nước thải; Xây dựng các điểm thu gom,
xử lý chất thải rắn; Chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; Cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái, phát ừiển cây
44
xanh Trong thông tư cũng chỉ rõ áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020.
Môi trường sống ở nông thôn gắn chặt với từng cá nhân - đây cũng chính là nơi tiềm
ẩn nhiều bệnh tật nếu không được xử lý đúng cách, đúng quy định, sạch sẽ, tiêu chí này cũng phục vụ cho chính đời sống của các gia đình nông thôn Để phát huy được vai trò của gia đình trong thực hiện tiêu chí này cần có sự định hướng của nhà nước, hướng dẫn của các tổ chức, công ty môi trường, các chính sách và hỗ trợ một phần nguồn vốn
Gia đình có vai trò trong tham gia đóng góp tích cực và nhiều mặt ừong đầu tư vốn, thi công xây lắp, sản xuất thiết bị Các gia đình thực hiện thu gom, xử lý rác bằng các hình thức hầm biogas, hố ga lắng cặn, ao sinh hoạt, thu gom, xử lý bằng các hình thức bể tự hoại; gia đình thu gom bằng các dụng cụ phù họp, phân loại rác ngay tại hộ gia đình, tự chôn lấp hợp vệ sinh các loại rác hữu cơ có thể phân hủy tại khuôn viên các hộ gia đình Mỗi gia đình khi có người mất, chôn cất tại nghĩa trang có ý thức đảm bảo thực hiện theo quy hoạch của Ban quản
lý và quy chế quản lý nghĩa trang, có thể đóng góp trồng cây xanh, tiền mặt để tu bổ, cải tạo nghĩa trang của địa phương
Các gia đình chủ động cải tạo, xây dựng hệ thống ao, hồ trong khuôn viên, vùng, vườn, thường xuyên nạo vét, tu bổ, tạo không gian, cảnh quan sinh thái, điều hòa môi trường, cải tạo, xây dựng hệ thống cây xanh Việc trồng, khai thác các sản phẩm cây xanh hàng năm thực hiện theo đứng quy chế được xã, chính quyền ban hành
- Vai trò của gia đình trong thực hiện dân chủ ở nông thổn góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; đảm bảo bình đẳng giới và phòng, chổng bạo lực gia đình
Tiêu chí số 18 của bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM về xây dựng hệ thống chính trị
và tiếp cận pháp luật có các nội dung cơ bản sau: Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn; có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn
“trong sạch, vững mạnh” Tổ
45
chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên; xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định; đảm bảo bĩnh đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người
dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội
Trong nội dung này, gia đình thực hiện quá trình dân chủ hóa ở nông thôn góp phàn xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; đảm bảo bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ ừợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội
Thứ nhất, gia đình thực hiện dân chủ ở nông thôn góp phần xây dựng hệ thống chỉnh frị
cơ sở vững mạnh.
Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh vừa là tất yếu, vừa là mục tiêu vừa là nhân tố quyết định đến sự thắng lợi của công cuộc xây dựng NTM Gia đình góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh thông qua việc thực hiện quá trình dân chủ hóa nông thôn, được thể hiện qua các nội dung sau:
Gia đình tham gia xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức thực hiện xây dựng NTM ở địa phương Thông qua các buổi họp cử tri hoặc cử tri đại diện gia đình theo địa bàn từng thôn, xóm cùng bàn bạc và trực tiếp quyết định chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ
sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định pháp luật; góp ý vào các chương trình, chủ trương, chính sách của Đảng, chính quyền
Gia đình có vai trò tham gia vào việc bàn bạc, biểu quyết để các cấp có thẩm quyền ra quyết định như hương ước, quy ước của thôn; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng thôn; Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban phát triển thôn
Ngoài ra, các gia đình còn có vai trò quan trọng ừong tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định về “Dự thảo quy hoạch xây dựng NTM cấp xã”, “Dự thảo đề án xây dựng NTM cấp xã”, “Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã, phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất”, “Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án ừên địa bàn cấp xã,
46
chủ trương, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch khu dân cư ”
Gia đình động viên, tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình phấn đấu đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản; tích cực tham gia các buổi họp chi bộ; tham gia và đóng góp ý kiến vào các buổi họp thôn, xóm; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; các thành viên trong gia đình tích cực tham gia các tổ chức xã hội như Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hội Nông dân, hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh Để xây dựng hệ thống tổ chức chính t rị -x ã hội trong sạch, vững mạnh, bên cạnh việc xây dựng, chỉrih đốn tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền ở địa phương thì cần huy động sự giúp đỡ, tham gia của quần chúng nhân dân, các hộ gia đình
Thứ hai, gia đình đảm bảo bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình.
Đây là tiêu chí mới được bổ sung vào Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng xã NTM giai đoạn 2016 - 2020, tiêu chí này liên quan trực tiếp đến gia đình Xã hội càng phát triển thi việc thực hiện bình đẳng giới càng cần được quan tâm, bình đẳng không có nghĩa là nam giới và phụ nữ hoàn toàn như nhau mà là các điểm tương đồng và khác biệt giữa họ được thừa nhận
và tôn trọng Bình đẳng giới trong gia đình đã được quy định trong điều 18 Luật Bình đẳng giới, theo đó bình đẳng giói thực hiện trong gia đình là bình đẳng quyền, nghĩa vụ trong quan
hệ dân sự, quan hệ khác, trong sở hữu tài sản, chăm sóc con cái giữa vợ và chồng; bình đẳng giữa cha mẹ và con cái; bình đẳng giữa các con cái, con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui choi, giải trí và phát triển Thực hiện bình đẳng giới là “chìa khóa” để đẩy lùi bạo lực gia đình, các hành vi bạo lực gia đình được quy định tại khoản 2, luật phòng, chống bạo lực gia đình ban hành năm 2007 bao gồm các hành vi bạo lực về thể xác, tinh thần, kinh tế và tình dục
Gia đình thực hiện vai trò giáo dục nhận thức, lối sống và văn hóa ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình, xuất phát ngay từ vợ và chồng tôn trọng, bình đẳng với nhau, tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình được
47
phát huy mọi khả năng, bình đẳng về kinh tế, quyền dân sự, hưởng thụ các giá trị văn hóa Trong gia đình không có sự phân biệt đối xử giữa các con trai và con gái tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển
Gia đình thực hiện vai trò kinh tế, giáo dục, tình cảm để khắc phục những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình ở nông thôn như tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, tư tưởng lạc hậu, khó khăn kinh tế, tệ nạn xã hội (rượu bia, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm, ), thiếu hiểu biết
về pháp luật
Vai trò gia đình, sự đóng góp của mỗi thành viên trong việc thực hiện bình đẳng giói, phòng, chống bạo lực gia đình góp phần xây dựng xã hội an toàn lành mạnh và phát triển là rất quan trọng Thực hiện tiêu chí này không chỉ do các cấp, chính quyền, các tổ chức xã hội mà cần có sự chung tay và hành động quyết liệt của chính bản thân gia đình, nhằm hướng tới mục tiêu “xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”
- Vai trò của gia đình tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự xã hội nông thôn
Đây là tiêu chí quan ừọng ừong chương trình xây dựng NTM, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân yên tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, tuy nhiên, đây là tiêu chí khó giữ vững, rất dễ có sự biến động nếu chủ quan, mất cảnh giác Đây cũng là tiêu chí cuối cùng Chương ừình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, nhưng lại là tiêu chí rất quan trọng ảnh hưởng đến từng sự bình yên của gia đình
Gia đình có vai trò giáo dục các thành viên tránh xa tệ nạn xã hội, gây mất an ninh trật
tự Nghiên cứu về tội phạm cho thấy phần lớn những người phạm tội đều xuất thân từ những gia đình không hoàn chỉnh, thiếu sự quan tâm, giáo dục của cha mẹ Tình hình an ninh trật tự ở địa phương có được bảo đảm hay không cũng là do từng “tế bào của xã hội” lảnh mạnh, vững vàng, tích cực bảo vệ Tại Đại hội XI, Đảng ta nhấn mạnh “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội” [30, tr.77]
Xuất phát từ chức năng giáo dục, chức năng tình cảm của gia đình thì gia đình chính là
“cái nôi” đầu tiên giáo dục hình thành nhân cách cho từng công dân
48
của xã hội, động viên thành viên gia đình mình thực hiện, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước Gia đình còn là nguồn động viên để những người đã phạm sai lầm nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội, hay với chức năng tình cảm mà những người phạm sai lầm ra đầu thú để nhận sự khoan hồng của pháp luật,
Gia đình có vai trò tích cực thực hiện “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, đấu tranh, tố giác tội phạm, phòng, chống các tệ nạn xã hội (cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, mại dâm), phòng chống bạo lực gia đình, tìm hiểu hệ thống pháp luật và không để xảy ra khiếu kiện tụ tập đông người, truyền đạo trái phép,
Như vậy, với 19 tiêu chí nêu ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM chia thành năm nhóm nội dung đã bao quát tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội ở nông thôn Việc thực hiện cuộc vận động này không chỉ do Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, tổ chức xã hội thực hiện mà cần có sự chung tay của đông đảo quần chúng nhân dân, của gia đình nông thôn - chủ thể chính xây dựng NTM
2.2 NHỮNG YỂU TÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG XÂY DựNG NÔNG THÔN MỚI
2.2.1 Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến vai trò của giã đình trong xây dựng nông thôn mới
2.2.1.1 Những tác động thuận lợi của điều kiện tự nhiên, kỉnh tế, xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến vai trò của gia đinh vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới
Thứ nhất, vùng ĐBSH có diện tích 14.962,5 km2 (chiếm 4,5% diện tích cả nước), dân
số tính đến năm 2015 là 20.925,5 nghìn người (21,7% dân số cả nước), mật độ 991 người/km2 (2015) [110, tr.24] Theo quyết định số 795/QĐTTg về Phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế
-xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) bao gồm 11 tình, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh
49
Vùng ĐBSH có dân cư đông đúc, có lịch sử phát triển lâu đời gắn với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Bên cạnh đó, vùng có Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thảnh phố quan trọng như thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh đã tạo cho vùng có vị trí, vai trò quan trọng, là vùng trung tâm đầu não về chính trị, kỉnh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước [105] tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình vùng ĐBSH phát huy vai ừò ừong xây dựng NTM
Thứ hai, về địa hình và điều kiện tự nhiên của vùng ĐBSH.
Đồng bằng sông Hồng là một ừong 7 vùng kinh tế - xã hội và là một trong hai vựa lúa lớn nhất ở nước ta (đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở phía Nam) Địa hình tương đối bằng phẳng, hưóng thấp dần từ Tây Bắc - Đông Nam; trong vùng có nhiều ô trũng (Hà Nam - Nam Định - Ninh Bình)
Đặc trưng khí hậu của vùng là có một mùa đông lạnh (tháng 10 đến tháng 4), mùa đông cũng là mùa khô nhưng có mưa phùn Đất đai chủ yếu là đất phù sa màu mỡ Vì vậy, phần lớn diện tích đất đồng bằng, đất bãi ven sông được sử dụng trồng các loại rau vụ đông, đây cũng là thế mạnh độc đáo của vùng
Điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình vùng ĐBSH phát triển về nông nghiệp, phát triển nông sản hàng hóa như lúa gạo, rau tươi, quả tươi, thịt lợn, gia cầm và thủy sản, phục vụ nhu cầu cung cấp nguyên liệu phát triển ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu các sản phẩm nông sản cho xây dựng NTM
Ngoài ra, ĐBSH nằm ở hạ lưu của Sông Hồng - Thái Bình với nhiều chi lưu, nên mạng lưới sông ngòi rất dày đặc; ĐBSH có vùng biển khá rộng, đường bờ biển khá dài (400 km) từ Thủy Nguyên, Hải Phòng đến Kim Sơn, Ninh Bình, thềm lục địa mở rộng ra phía biển
500 km, có nhiều bãi triều rộng, phù sa dày là cơ sở để phát triển ngành thủy - hải sản (tôm, rong câu)
về giao thông vận tải, vùng có nhiều đầu mối quan trọng nối với các tỉnh phía Bắc và
phía Nam, là cửa khẩu quốc té hàng đàu của cả nước (sân bay Nội Bài, cảng biển Hải Phòng)
Cơ cấu ngành nghề của gia đình khiến cho cơ cấu kinh tế của vùng đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng của khu vực nông -lâm - ngư nghiệp, ừong nội
50
bộ của từng ngành cũng có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH đất nước Tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM vùng ĐBSH
Thứ ba, một thế mạnh của ĐBSH là dân số và nguồn lao động.
Theo Tổng cục thống kê số liệu sơ bộ năm 2015, dân số ĐBSH là 20.925,5 nghìn người, trong đó dân số nông thôn có 13.745,5 nghìn người chủ yếu là nông dân [109] ĐBSH
là vùng có trình độ dân trí cao, trình độ tay nghề của người lao động khá hơn so với các vùng khác, đặc biệt Hà Nội là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước, có hệ thống các trường đại học, viện nghiên cứu, cao đẳng, trung cấp, Đây là điều kiện thuận lợi để gia đình vùng ĐBSH nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nghề và tạo nguồn lao động chất lượng cao cho xây dựng NTM
2.2.1.2 Những yếu tố cản trở việc thực hiện vai trò của gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới
Thứ nhất, mật độ dân số vùng ĐBSH quá cao: 994 người/km2 (trong đó cả nước là 227
người/km2, đồng bằng sông Cửu Long là 434 người/km2) [110, tr.85] “Đặc điểm đất chật người đông dẫn đến lao động dư thừa, việc làm thiếu ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị”[51, Ừ.30] Tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn là 1,94%, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 1,99% “Lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn vừa nhiều vừa tăng nhanh dẫn đến thu nhập và tích lũy của dân cư nông thôn, nhất là nông dân vùng này thấp, nguồn vốn trong dân đầu tư cho tạo việc làm mới ngoài nông nghiệp hạn chế so với vừng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long” [51, tr.31 ] Điều này gây khó khăn cho việc gia đình vùng ĐBSH thực hiện tiêu chí giải quyết việc làm ừong xây dựng NTM
Thứ hai, đại bộ phận dân cư ở nông thôn vùng ĐBSH chủ yếu thạo nghề làm nông
nghiệp Nhiều địa phương trong vùng dân số, lao động ở khu vực nông thôn và làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, trên 82% (ở Hải Dương chiếm 86,8%; Hưng Yên chiếm 84%, Vĩnh Phúc chiếm 87,7%) [110, tr.96-97] lại có xu hướng tăng dần làm cho tình trạng dư thừa lao động nông nghiệp, thiếu việc làm trong các hộ nông dân trở thành phổ biến
và nghiêm trọng
51
chủ yếu lao động làm nghề thuần nông (làm mộng, trồng màu, cây ăn quả, ) hoặc nghề truyền thống, buôn bán nhỏ Đây là khó khăn cho gia đình vùng ĐBSH khi phát triển các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ hoặc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp để thực hiện xây dựng NTM tại vùng
Thứ ba, đất nông nghiệp một số tỉnh vùng ĐBSH bị thu hồi trở nên manh mún và phân
tán trong nhiều hộ gia đình dẫn đến khó khấn trong quá trình cơ giới hóa, điện khí hóa nông nghiệp, thực hiện chủ trương “Cánh đồng lớn” trong xây dựng NTM
“Hiện trạng đất đai, độ an toàn của quỹ đất nông nghiệp liên quan tới chiến lược an toàn lương thực của vừng ĐBSH trở thành một tình huống trong phát triển bởi như nhiều người đã nhận định: đất đai vùng ĐBSH đang thu hẹp lại “miếng da lừa”” [51, tr.33] Điều này dẫn đến tình trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai, thậm chí trở thành “điểm nóng” ở nhiều tỉnh vùng ĐBSH như Mỹ Đức (Hà Nội), Nam Định, Vĩnh Phúc, Hạn chế này cùng với khó khăn
về thiếu vốn, thiếu năng lực trong tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động công nghiệp và dịch vụ nên làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu trong xây dựng NTM
Thứ tư, điểm xuất phát về kinh tế vùng ĐBSH tuy có cao hơn các vùng khác nhưng
nhìn chung còn thấp, tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh té theo hướng công nghiệp hóa còn chậm Tốc độ tăng trưởng của các địa phương trong vùng không đồng đều, vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp hoặc các làng nghề thủ công, nói chung kinh tế còn kém phát triển Tác động mặt trái của CNH, HĐH và phát triển của ngành nghề,., đang diễn ra
ở nhiều nơi rất nghiêm trọng, gây khó khăn cho hoàn thiện các tiêu chí của xây dựng NTM
Quá trình CNH, HĐH còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc xây dựng NTM đã được thực hiện nhưng đến nay vẫn chưa tạo được những bước phát triển bền vững cho ngành công nghiệp, dịch vụ và kinh tế hộ gia đình vùng ĐBSH
Tóm lại, ĐBSH là một trong những vùng được thiên nhiên ưu đãi, có điều kiện vị trí địa lý thuận lợi Nông thôn vùng ĐBSH hiện nay còn nhiều khó khăn nhưng cũng là vùng có nhiều tiềm năng phát triển, đời sống văn hóa, lịch sử lâu đời, nguồn lực tự nhiên, nguồn nhân lực được ưu đãi hơn các vùng khác Những
52
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội này cũng ảnh hưởng đến phương thức sinh hoạt, sản xuất, kinh tế, đời sống, tập quán của gia đình vùng ĐBSH Điều này cũng tác động đến việc gia đình vùng ĐBSH phát huy vai trò trong xây dựng NTM
2.2.2 Tác động từ đặc điểm gia đình vùng đồng bằng sông Hồng tối xây dựng nông thôn mói hiện nay
2.2.2.1 Đặc điần về quy mô, tình trạng hôn nhân
về quy mô và tình trạng hôn nhân, gia đình vùng ĐBSH có quy mô nhỏ nhất so với
các vùng khác; tỷ lệ không kết hôn đang có xu hướng tăng
Quy mô trung bình một gia đình Việt Nam 3,7 người/ hộ, trong đó Trung du miền núi phía Bắc là 3,9 người/ hộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long là 3,7 người/ hộ, Tây Nguyên là 4,0 người/ hộ, Đông Nam Bộ là 3,6 người/hộ, vừng ĐBSH là 3,5 người/ hộ (khu vực nông thôn ĐBSH là 3,4 người/hộ) [111, tr.22] Như vậy, so với cả nước và các vùng khác, gia đình vùng ĐBSH có quy mô nhỏ nhất Điều này cho thấy gia đình nông thôn vùng ĐBSH đã chuyển dần mô hình gia đình truyền thống (ở đông người, nhiều thế hệ trong một nhà) sang mô hình gia đình hiện đại ít người, có thể do hiện nay người dân ở nông thôn có xu hướng thoát ly sớm, làm việc ở thành thị, từ đó chất lượng cuộc sống của hộ gia đình nông thôn được nâng cao
Tình trạng hôn nhân trong gia đình của vùng ĐBSH cũng có những điểm riêng biệt, tỷ trọng gia đình kết hôn có vợ/chồng cao chiếm 71,4% trong khi đó ở Đông Nam Bộ là 61,7%
và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 66,4% [110,tr.34] Tình trạng không kết hôn (góa) ở vùng ĐBSH cững cao hơn các vùng khác chiếm 7,4% đứng thứ hai trong cả nước, Tây Nguyên chiếm 5,5%, Đông Nam Bộ chiếm 5,9%, đồng bằng sông Cửu Long chiếm 6,8% [109, ừ.34] Gia đình vùng ĐBSH vẫn chủ yếu là “gia đình đủ” (có vợ/ chồng), tỷ lệ ly hôn (chiếm 1,2%), ly thân (chiếm 0,4%) tương đối thấp Điều này cho thấy người dân ở ĐBSH đề cao vai ừò của gia đình và gia đình có ảnh hưởng lớn đến mỗi người
2.2.2.2 Đặc điểm về cơ cấu ngành nghề
Cơ cấu ngành nghề gia đình nông thôn vùng ĐBSH chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, thu nhập hộ gia đình vẫn đang còn thấp
53
Biểu đầ 2.1: Cơ cấu nghề nghiệp chính của hộ gỉa đình vùng đồng bằng sông Hồng
Nguồn: Số liệu khảo sát 6 tỉnh vùng ĐBSH năm 2017
Qua khảo sát tại các hộ gia đình vùng ĐBSH năm 2017 cho thấy cơ cấu ngành nghề những hộ gia đình sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao, ví dụ như Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, trong khi đó những vùng như Hà Nội (qua khảo sát ở huyện Chương Mỹ, huyện Đan Phượng), Quảng Ninh, Hải Phòng thì ngành nghề chính của chủ hộ gia đinh là tiểu thủ công nghiệp hoặc buôn bán, dịch vụ nhỏ
Qua khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2014 của Tổng cục thống kê, tỷ lệ hộ nghèo của vùng ĐBSH có xu hưứng giảm (năm 2010 là 8,3%, năm 2012 là 6,0%, năm 2014 giảm còn 4,0%) [109, tr.19], so với các vùng ừong cả nước là đứng thứ hai (xem phụ lục 1) Đây là một chuyển biến tốt cho thấy mức sống của dân cư ĐBSH đã có thay đổi, mặc dù là vùng có dân sổ lán nhưng tốc độ phát triển của các hộ gia đình vùng ĐBSH so với cả nước là cao hơn
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của xây dựng NTM thì kinh tế hộ gia đình vừng ĐBSH còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức như chênh lệch lớn về năng suất lao động giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp Mức thu nhập bình quân của các hộ nông nghiệp vẫn thấp nhất so với các vùng ừong cả nước (khoảng 1,073 triệu đồng) Từ đó nhiều hộ gia đình đã phải dịch chuyển sang các nghề phi
54
nông nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm
2015 phân theo vùng của ĐBSH còn khá cao (tỷ lệ thất nghiệp là 2,42%, tỷ lệ thiếu việc làm là 1,60%) cao hơn với tỷ lệ chung của cả nước (2,33%, 1,89%) [110, tr.155],
2.2.23 Đặc điểm về đời sống văn hỏa gia đình
Thứ nhất, gia đình vùng ĐBSH có đời sổng văn hóa tình thần phong phú đa dạng, nền nếp, gia phong, cỏ tính giáo dục cao.
ĐBSH là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt, nơi khai sinh của các vương triều Đại Việt, đồng thời cũng là quê hương của các nền văn hóa Đông Sơn, Thăng Long - Hà Nội Đây là cái nôi hình thảnh văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và đến hiện nay, cũng là vùng bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống Trên đường đi tới xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa vùng ĐBSH chứa đựng nhiều tiềm năng cần phải khai thác và phát huy Nơi lưu trữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa chính là các gia đình, dòng họ Những nét văn hóa đó vẫn được lưu truyền ở các gia đình trong làng quê người Việt và được thể hiện đậm nét trong đời sống văn hóa tinh thần của người nông dân vùng ĐBSH
Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam nói chung và gia đình vùng ĐBSH nói riêng được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá ừị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc Hiện nay, phong trào xây dựng gia đình văn hóa được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhân dân Trong quá ừình xây dựng gia đĩnh văn hóa, các gia đình vùng ĐBSH luôn biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, lấy gia đình làm “pháo đài” chống lại sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội và mặt trái của cơ chế thị trường Muốn lấy văn hóa là một trong những mũi nhọn để xây dựng NTM vùng ĐBSH, thì phải xuất phát từ chính gia đình Gia đình là cái nôi kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp vừa kết họp với những giá trị tiên tiến hiện đại, hướng tới mục tiêu làm cho gia đình là tế bào lành mạnh của xã hội và cũng là nơi xây dựng nền văn hóa nông thôn bền vững
55
Không chỉ là nơi lưu giữ, giáo dục văn hóa, gia đình vùng ĐBSH còn là nơi giáo dục, hình thành nhân cách, lối sống cho mỗi người Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung và phát triển năm 2011), Đảng ta khẳng định: Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng cả đòi người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách Trong một đời người, con người sống lâu nhất trong gia đình và chịu ảnh hưởng từ gia đình sâu sắc nhất trong việc hình thành nhân cách Cách giáo dục của gia đình bằng nền nếp, truyền thống, bằng tình yêu thương, nêu gương [31]
Hiện nay, trước sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường và sự phát triển CNH, HĐH thì gia đình càng đóng vai trò lớn lao trong việc giữ gìn những giá trị truyền thống, giáo
dục đạo đức con người Gia đình cùng “chung sức xây dựng NTM” thông qua các phong trào
thi đua như sản xuất, kinh doanh giỏi, xóa đói giảm nghèo; “ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “nuôi con khỏe, dạy con ngoan”,
Thứ hai, gia đình nông thôn vùng ĐBSH trọng tình nghĩa, tình cổ kết cộng đồng, dòng
họ chặt chẽ, coi trọng các quan hệ huyết thống.
Gia đình vùng ĐBSH chịu ảnh hưởng lớn bởi tính chất gia tộc, dòng họ (quan hệ huyết thống), gia đình còn là một cộng đồng lớn hơn, có nhà thờ họ, có gia phong, gia lễ, gia quy, Ngoài ý nghĩa “hộ gia đình” thì gia đình nông thôn ở vùng ĐBSH có nghĩa hiểu khác nữa là gia tộc, tức là một cộng đồng người có quan hệ huyết thống dòng họ gắn bó chặt chẽ với nhau, thể hiện tinh thần đùm bọc, yêu thương nhau, hỗ ừợ nhau về vật chất và tinh thần và cũng có
sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau về thái độ cũng như hành động đối với các cộng đồng Đây là
cơ sở để củng cố khối đoàn kết toàn dân, là động lực của các phong trào như: phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, phong trào xóa đói giảm nghèo, nhất là phong trào xây dựng NTM cần có sự ủng hộ, đóng góp lớn của gia đình, cộng đồng
Tuy vậy, tính cộng đồng của gia đình nói riêng và vừng ĐBSH nói chung được hình thành trên cơ sở nền kinh tế tiểu nông, khép kín, không khoa học nên cũng có những hạn chế nhất định, nhất là sự thủ tiêu ý thức cá nhân, con người
56
hòa tan vào cộng đồng, lệ thuộc vào cộng đồng Tạo ra tâm lý ỷ lại “dĩ hòa vi quý”, “cha chung không ai khóc”của các gia đình vùng ĐBSH, không phát huy được khả năng của từng gia đình; hoặc sinh tâm lý sống an toàn “nước nổi bèo nổi”, cào bằng, trung bình chủ nghĩa, đố kỵ, Điều này cũng gây khó khăn, hạn chế việc phát huy vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong quá trình thực hiện xây dựng NTM
Thứ ba, gia đình vùng ĐBSH có truyền thống đấu tranh xây dựng và bảo vệ làng, xã.
Ngay từ buổi sơ khai, gia đình vùng ĐBSH đã phải linh hoạt trong ứng xử với tự nhiên, sống hài hòa với tự nhiên; trong ứng xử xã hội, thường phải đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược nên có truyền thống đấu tranh xây dựng và bảo vệ làng, xã
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ĐBSH là chiến trường nóng bỏng, nơi đọ sức quyết liệt giữa ta và địch vì vậy mỗi thôn xóm thảnh một pháp đài, mỗi người dân là một chiến sĩ anh dũng, chiến đấu ngay trong lòng địch, mồi gia đình đều dốc sức, dốc của tham gia chiến đấu giữ làng, giữ xóm Hàng trăm thôn, xã vang dội những chiến công như: Nguyên Xá (Thái Bình), Tam Nông (Hưng Yên), Liên Minh (Nam Định), cùng vói đó
là các địa danh nổi tiếng như Đường 10 quật khởi, “Cát Bi rực lửa”, Các gia đình vùng ĐBSH cũng phát huy truyền thống trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm
Đến nay, trong công cuộc đổi mới của đất nước, gia đình vùng ĐBSH vẫn phát huy được truyền thống cách mạng, hun đúc nên truyền thống văn hóa tốt đẹp của các gia đình: cần
cù, hiếu học, thông minh, dũng cảm, yêu nước và cách mạng Từ đó, tinh thần cách mạng cũng được gia đình vùng ĐBSH phát huy trong đấu tranh phòng, chống tiêu cực, tham ô, tham nhũng ở địa phương hiện nay, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, xã hội
Đây là những đặc điểm cơ bản của gia đình vùng ĐBSH Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương cần tìm hiểu những đặc điểm này để phát huy những thế mạnh, đồng thời khắc phục, điều chỉnh những hạn chế để gia đình vùng ĐBSH phát huy hom nữa vai trò ừong xây dựng NTM thòi gian tới
57
2.2.3 Tác động nhận thức của người dân, chính quyền về vai trò của gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là chương trình lớn, có tầm quan trọng tác động trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, và cũng tác động lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân người dân, gia đĩnh nông thôn Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta xác định nguyên tắc tiên quyết đó là: xây dựng NTM là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm và quyền lợi thiết thực của mỗi người dân nông thôn Đây là chương trình phục vụ chính người dân hay nói cách khác là phục vụ chính các thành viên trong gia đình nên người dân phải là chủ thể xây dựng, vai trò của từng gia đinh phải được phát huy
Đe người dân và chính quyền nhận thấy được việc xây dựng NTM không phải chỉ là việc của chính quyền, tổ chức chính trị hay mỗi cá nhân mà còn có sự ủng hộ của một thiết chế
xã hội đặc thù có ảnh hưởng rất lớn đến từng cá nhân - đó là gia đình Chương trình xây dựng NTM phục vụ cuộc sống của gia đình nên các gia đình phải là chủ thể trực tiếp thực hiện, trực tiếp hưởng thụ và cũng trực tiếp xây dựng, tu sửa và giữ gìn nhưng phải có sự ủng hộ, động viên, đồng lòng của gia đình thì mới có thể phát huy hết được sức mạnh
Việc nâng cao nhận thức từ chính quyền, đoàn thể và người dân sẽ tạo sự chuyển biến trong hành động không chỉ của cá nhân mà với toàn xã hội trong xây dựng NTM Bên cạnh
đó, từ việc nâng cao nhận thức sẽ tránh được tình trạng gia đình nông thôn trông chờ, ỉ lại vào
sự đầu tư của Nhà nước khi triển khai những công trình của chính mình
Muốn thực hiện thành công bất kỳ đường lối, chính sách nào trước hết phải xuất phát
từ chính nhận thức, nhận thức có đúng, hoàn chỉnh thì khi thực hiện mới đạt hiệu quả cao Vì vậy, muốn phát huy được vai trò của gia đình cần phải nâng cao nhận thức của nhân dân, chính quyền và xã hội phải thấy được vai trò, vị trí, trách nhiệm to lớn của gia đình trong xây dựng NTM
58
2.2.4 Tác động của cơ chế, chính sách đến việc thực hiện vai trò của gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mói
Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra, được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế, được sắp xếp, tổ chức thực hiện và bao giờ cũng hướng đến một mục đích nhất định; nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó Cơ chế, chính sách được ban hành đều có sự tính toán và chủ đích rõ ràng Từ thực tiễn, Đảng và Nhà nước ta đưa ra cơ chế, chính sách để vận động gia đình vùng ĐBSH phát huy vai trò trong xây dựng NTM
Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã khẳng định:
Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, con người mói Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng cần đề ra phương hướng, chính sách và có biện pháp tổ chức thực hiện
về xây dựng gia đình văn hóa mới, bảo đảm hạnh phúc gia đình [34, tr.429-tr.430] Muốn xây dựng NTM thành công cần có những cơ chế, chính sách phù hợp thu hút sự quan tâm, đóng góp của tất cả các tầng lóp nhân dân, tổ chức chính trị, xã hội Với một thiết chế xã hội đặc thù như gia đình thì cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước là cần thiết để huy động được sự tham gia nhiệt tình, tự giác vào phong trào xây dựng NTM
Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương đứng đắn, phù hợp sẽ có tác động rất lớn đến gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM Đảng và Nhà nước hoạch định, xây dựng được những chủ trương, biện pháp, đường lối, chính sách phù họp sẽ lôi cuốn, động viên, thu hút được đông đảo các hộ gia đình tham gia đóng góp xây dựng NTM
Những cơ chế chính sách về xây dựng NTM cần thiết để phát huy vai trò của gia đình trong xây dựng NTM như: Cơ chế về huy động vốn từ hộ gia đình để xây dựng NTM; rà soát sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn tập trung vào các lĩnh vực sản xuất theo các mô hình: kinh tế họp tác, kinh tế trang ừại, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ,
59
các hình thức liên kết, ưu tiên các dự án phát triển nông nghiệp, công nghệ cao, chế biến hàng nông sản và các dự án sử dụng nhiều lao động để tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho gia đình nông thôn; cơ chế thực hành dân chủ: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng; Chính sách hỗ trợ thiệt hại để khôi phục sản xuất do thiên tai, dịch bệnh Xây dựng chính sách thu hút cán bộ kỹ thuật, cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học về công tác tại xã để
hỗ trợ cho bà con nông dân; cơ chế, chính sách xây dựng gia đình văn hóa Ngoài ra, cần có cơ chế động viên, khen thưởng kịp thời đối với các gia đinh tích cực tham gia xây dựng NTM, từ
đó gây dựng thành các điển hình tiên tiến, tuyên dương để có sức lan tỏa trong cộng đồng
Như vậy, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước có tác động hai mặt đến gia đình vùng ĐBSH vùng xây dựng NTM, cơ chế, chính sách đứng, phù hợp thì sẽ phát huy được vai trò của gia đình và ngược lại nếu cơ chế, chính sách không phù họp hoặc chưa có cơ chế, chính sách để vận động gia đình tham gia thì xây dựng NTM sẽ không thể thành công
2.2.5 Tác động bỏi đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cách mạng khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế đến việc thực hiện vai trò của
gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng nông thôn mói
Đảng và Nhà nước ta hiện nay đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 23/NQ-TƯ ngày 22/3/2018 về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ừong đó xác định mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu CNH, HĐH, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam ừở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại
Trước hết, tác động tích cực quá trình đô thị hóa, CNH, HĐH đất nước, cuộc cách mạng khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế đến gia đình vùng ĐBSH Quá trình này giúp gia đình vùng ĐBSH tiếp cận với khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiếp nhận và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ ừong
60
quá trình sản xuất như giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật sản xuất, bảo quản, vận chuyển, mô hình trang trại, tạo điều kiện thuận lợi để gia đình thực hiện ứng dụng công nghệ cao trong xây dựng NTM
Quá trình đô thị hóa, CNH, HĐH đất nước, việc ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ vào sản xuất giúp cải thiện thu nhập cho gia đình vùng ĐBSH, đời sống gia đình được nâng cao hơn thúc đẩy thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, chính sách
an sinh xã hội cho xây dựng NTM; bên cạnh đó còn mở ra cho gia đình vùng ĐBSH nguồn lực về vốn với nhiều loại hình như ngân hàng, tín dụng, các quỹ hoặc các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, Nguồn vốn này đã hỗ trợ cho kinh tế gia đình vùng ĐBSH phát triển tạo điều kiện thực hiện nhóm tiêu chí thứ ba của xây dựng NTM
Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã làm cơ cấu ngành nghề đa dạng hơn, các sản phẩm thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống được phục hồi, từ đó giải quyết lao động tại chỗ cho các hộ gia đình, giải quyết việc làm cho thành viên trong gia đĩnh Cùng với
đó, quá trình hội nhập quốc tế mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân, thành viên gia đình vùng ĐBSH có điều kiện tiếp cận đến gia đĩnh tốt hơn; có cơ hội tìm kiếm việc làm và xuất khẩu lao động ra các nước trên thế giới, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đĩnh vùng ĐBSH
Ngoài ra, thành tựu của quá trình CNH, HĐH, khoa học công nghệ làm thay đổi về kết cấu hạ tầng nông thôn, nâng cao đòi sống cho gia đình vùng ĐBSH phát triển toàn diện Kết cấu hạ tầng nông thôn gồm đường giao thông, mạng lưới điện, thủy lợi, nước sạch, bưu chính viễn thông, mạng internet và các dịch vụ khác Thành tựu quan trọng này của quá trình CNH, HĐH làm cho đời sống gia đình vùng ĐBSH được cải thiện hơn, thuận lợi hơn trong quá trinh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hội nhập quốc tế, gia đình tích cực tham gia hoàn thiện tiêu chí xây dựng NTM
Quá trình CNH, HĐH, hội nhập quốc tế làm thay đổi khá căn bản đời sống gia đình nông thôn vùng ĐBSH theo hướng văn minh, hiện đại, mở cửa hội nhập,
61
không còn khép kín sau lũy tre làng Thay đổi trước hết về nghề nghiệp, thu nhập của gia đình, cùng với đó là tạo điều kiện cho có cơ hội giao lưu, hội nhập, tiếp cận với lối sống văn minh hiện đại, có cơ hội giao lưu bên ngoài Do đó, thay đổi nếp sống, tư duy, tác phong công nghiệp được nâng cao hơn, lối sống văn minh, hiện đại, mở rộng hơn trong xây dựng NTM vùng ĐBSH
Tuy nhiên, mặt trái của quá trình đô thị hóa, CNH, HĐH, hội nhập quốc tế cũng tác động tiêu cực đến việc gia đình vùng ĐBSH thực hiện vai trò trong quá trình xây dựng NTM
Tình trạng đất nông nghiệp bị thu hẹp làm cho một bộ phận gia đình nông thôn vùng ĐBSH không có đất canh tác, không có việc làm tại chỗ dẫn đến tình trạng ly nông, ly hương Quá trình đô thị hóa, CNH, HĐH cho thấy các khu công nghiệp, khu đô thị, khu chế xuất, được xây dựng, đất nông nghiệp bị thu hẹp, hoặc người dân bỏ làm nông để làm tại các khu công nghiệp Tình trạng này dẫn đến nhiều hệ lụy như mâu thuẫn trong quá trình thu hồi đất, đền bù mặt bằng, người dân không có trình độ bị thất nghiệp, thiếu việc làm Các thành viên đi làm xa gia đình dễ bị cám dồ, dẫn đến nguy cơ sa vào tệ nạn xã hội, gây khó khăn cho xây dựng NTM
Bên cạnh việc phát triển của hệ thống ngân hàng, tín dụng, cũng nảy sinh hình thành các tín dụng đen, cho vay nặng lãi, lừa đảo sự cả tin, hám lợi trước mắt của một bộ phận người dân nông thôn dẫn đến tình trạng gia đình bị rơi vào cảnh nợ nần, trắng tay, gây mất an ninh trật tự xã hội ở địa phương
Cùng với đó, quá trình CNH, HĐH cũng đang tác động tiêu cực đến lợi ích kinh tế của gia đình Kinh tế gia đình nông thôn vùng ĐBSH cơ bản vẫn là kinh tế tự phát, không có quy hoạch đồng bộ thiếu nhất quán, khiến cho kinh tế trong xây dựng NTM còn tồn tại manh mún, chưa hiệu quả, chưa đi vào chiều sâu và thiếu tính bền vững
Mặt trái của đô thị hóa, CN H, HĐH dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao, phá vỡ môi trường sống của nông thôn vùng ĐBSH, dẫn đến tình trạng sức khỏe của thành viên gia đình vùng ĐBSH bị ảnh hưởng, tỷ lệ ung thư tăng lên, vô sinh,
62
Quá trình hội nhập quốc tế diễn ra cũng làm cho việc thực hiện các chức năng của gia đình vùng ĐBSH bị phá vỡ Tỷ lệ bố mẹ trong độ tuổi lao động đi xuất khấu lao động ở nước ngoài tương đối nhiều, dẫn đến việc giáo dục con cái không được đảm bảo; tội phạm tuổi vị thành niên có xu hướng tăng Mặt trái của quá trình hội nhập cũng ảnh hưởng không tốt đến văn hóa gia đình vùng ĐBSH, kết cấu gia đình lỏng lẻo, đạo đức gia đình suy thoái; tình trạng
ly hôn, không kết hôn tăng lên Đây là hậu quả chung của quá trình CNH, HĐH, hội nhập quốc tế, vì vậy, gia đình phải là thành trì vững chắc để giữ gìn văn hóa gia đình, giáo dục phẩm chất đạo đức của các thành viên trong gia đình
Như vậy, trong khi đất nước đã có những chuyển biến về mọi mặt, đời sống của nhân dân được cải thiện thì quá trình đô thị hóa, CNH, HĐH, hội nhập quốc tế có tác động hai chiều đến gia đình vùng ĐSBH, vừa làm cho gia đình phát huy được vai trò, vừa nảy sinh nhiều vấn
đề bức xúc cần sớm được khắc phục trong quá trình xây dựng NTM Vì vậy, cần phải có những chính sách cụ thể, phù hợp để đảm bảo lợi ích cho gia đình trong xây dựng NTM
Tiểu kết chương 2
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, được hình thành và phát triển trên cơ sở các mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển, thành bại của một quốc gia Gia đình ở nông thôn có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam mà thể hiện rõ nét nhất hiện nay là chương trình xây dựng NTM, được triển khai sâu rộng trên khắp cả nước từ năm 2010 đến nay
Căn cứ Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM và các vai trò của gia đình, luận án xây dựng khung lý thuyết về vai trò của gia đình trong xây dựng NTM tập trung ở năm nội dung
cơ bản sau: phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất; giữ gìn, bảo lưu, phát triển các giá trị văn hóa, phát triển giáo dục, đào tạo; bảo vệ môi trường; thực hiện quá trình dân chủ
63
hóa ở nông thôn góp phần xây dựng hệ thống chính trị, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình và đảm bảo an ninh nông thôn
Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng đi đầu trong xây dựng NTM, gia đình nông thôn vùng ĐBSH đã và đang tích cực tham gia góp phần cho vùng nhanh chóng đạt được các tiêu chí NTM Tuy nhiên, hiện nay nhiều yếu tố tác động đến việc thực hiện vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM Trong đó có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng ĐBSH; đặc điểm gia đình vùng ĐBSH; nhận thức của người dân, của chính quyền về vai trò của gia đình; tác động của cơ chế, chính sách để vận động gia đình vừng ĐBSH phát huy vai trò trong xây dựng NTM và tác động từ quá trình đô thị hóa, CNH, HĐH, cách mạng khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế
Đây chính là cơ sở để luận án đưa ra những quan điểm, giải pháp phát huy hơn nữa vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM ở giai đoạn tiếp theo,với mục tiêu đưa các tỉnh vùng ĐBSH nhanh chóng “cán đích” NTM, và xây dựng NTM một cách bền vững, đi vào chiều sâu, đáp ứng nhu cầu, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình vùng ĐBSH
64
Chương 3 VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SỒNG HỒNG TRONG XÂY DựNG NÔNG THÔN MỚI
HIỆN NAY - THựC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐÈ ĐẶT RA • • •
3.1 THựC TRẠNG THựC HIỆN VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HÒNG TRONG XÂY DƯNG NÔNG THÔN MỚI HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN
3.1.1 Thực trạng thực hiện vai trò của gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mói hiện nay
3.1.1.1 Thực trạng thực hiện vai trò của gia đinh vùng đồng bằng sông Hồng trong phát triển hạ tầng kỉnh tế - xã hội
Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội là tiêu chí được đầu tư quan tâm nhiều nhất của ĐBSH khi thực hiện xây dựng NTM và cũng là tiêu chí dễ đánh giá, dễ nhận thấy, nhất là xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, nhà văn hóa, khu thể dục thể thao, nhà ở, Đối với tiêu chí này, gia đình nông thôn vùng ĐBSH đã và đang tích cực tham gia xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn khang trang hơn, sạch đẹp hơn
Thời gian qua, gia đình vùng ĐBSH đã tích cực tham gia xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, công trình cung cấp điện thông qua các hoạt động thiết thực như hiến đất làm đường, ủng hộ hiện vật, ủng hộ ngày công lao động,
Chính quyền địa phương vùng ĐBSH đã tích cực vận động gia đình tham gia xây dựng đường làng, ngõ xóm, từ đó có noi đã ừở thành những phong trào, thu hút được đông đảo gia đình ủng hộ như “Phong trào làm đường giao thông nông thôn”, phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng NTM”,
Gia đình vùng ĐBSH đã đồng tình và tự nguyện đóng góp cho xây dựng hạ tầng giao thông, hạ tầng thủy lợi, hạ tầng điện của địa phương với nhiều hình thức từ hiến tặng đất đai, ủng hộ hiện vật, ủng hộ tiền mặt, đóng góp công lao động đến tham gia giữ gìn, sửa chữa tu bổ, nhất là đối với hạ tầng giao thông và hạ tầng thủy lợi, các hộ còn tích cực tham gia giữ gìn, sửa chữa, tu bổ các hạ tầng sau khi đã xây dựng Trong đó, hạ tầng giao thông (xây dựng đường làng, ngõ xóm,
Trang 2Năm 2001
Năm 2006
Năm 2011
Năm 2016 Thu nhập chính từ nông, lâm, thủy sản 73,7 52,8 38,3 27,92
Thu nhập chính từ công nghiệp, xây dựng 8,8 19,5 27,7 35,42
65
đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng, ) được gia đình vừng ĐBSH quan tâm và đóng góp xây dựng nhiều nhất, làm thay đổi bộ mặt nông thôn của vùng, thể hiện qua biểu đồ sau:
■ Hiến tặng đất đai ■ úng hộ tiền mặt Đóng góp ngày còng
6 7
Hạ tầng giao thông Hạ tầng thủy lợi Hạ tầng điện
Bỉểu đồ 3.1: Tỷ lệ gỉa đình vùng đồng bằng sông Hồng đóng góp xây dụng hạ tầng gỉao thông, thủy lợi, điện
Nguồn: Bảng 6, phụ ỉục 1.2
Ở Hải Dương, “sau 5 năm thực hiện NTM xây dựng, cải tạo, nâng cấp 2.350 km đường giao thông, đến nay 92,5% đường xã, 91,7% đường thôn, 88,6% đường xóm được chuẩn NTM” [115]; Tổng số tiền thực hiện xây dựng giao thông là 2,460 tỷ đồng trong đó các hộ gia đình đóng góp là 1,910 tỷ đồng chiếm 77% [115]
Tại Quảng Ninh, với phong ưào thi đua “Quảng Ninh chung sức xây dựng NTM” được các cốp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và địa phương triển khai sáng tạo, cụ thể bằng các phong trào gia đình tham gia hiến đất, hiến công, quyên góp tiền mặt, vật tư, vật liệu xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, kênh mương nội đồng [112]
Điển hình như huyện Đan Phượng (Hà Nội), đây là huyện đầu tiên của Thành phố Hà Nội được công nhận đạt chuẩn NTM (tháng 10 /2015) và hiện đang
66
tiếp tục triển khai để trở thành huyện NTM kiểu mẫu Trong quá trình xây dựng NTM, các gia
đình đã đóng góp gần 202 tỷ đồng (bằng gần 9% tổng nguồn vốn đầu tư XDNTM của huyện),
cộng với hàng trăm nghìn ngày công lao động, hơn 2.500 m2 đất thổ cư để làm đường giao thông Điển hình là các gia đình ông Đặng Văn Trung, bà Tạ Thị Thái (xã Thượng Mỗ), anh Phạm Văn Tiến (xã Phương Đình) [35]
Hiệu quả của Chương trình xây dựng NTM nhìn thấy rõ ràng nhất đó là sự thay đổi đường làng, ngõ xóm ở nông thôn vừng ĐBSH Đến nông thôn vùng ĐBSH, đâu cũng thấy những con đường bê tông sạch đẹp, hai bên là cây xanh, hoa tươi được tỉa gọn gàng, những ngôi nhà cao tầng mói đang được xây dựng, được đánh số và có tên đường cụ thể
Chỉ tiêu về hạ tầng điện cũng rất quan trọng Gia đình vùng ĐBSH cũng đóng góp vào việc nâng cấp hệ thống đường dây, cột điện; lắp đặt đèn chiếu sáng đường làng, cải tạo điện gia đình Tại Hải Dương, giai đoạn I các gia đình đóng góp khoảng 400 triệu đồng, trong đó 300 triệu trong nâng cấp đường dây, lắp đèn chiếu sáng đường làng và 100 triệu cho việc cải tạo điện gia đình [116] Bên cạnh đó, gia đình vùng ĐBSH trong quá trình hưởng thụ, sử dụng các công trình, hạng mục này cũng luôn giữ gìn, tu bổ và nâng cấp; sử dụng điện tiết kiệm, không gây lãng phí, đảm bảo an ninh năng lượng cho toàn vùng
Gia đình vùng ĐBSH tích cực tham gia xây dựng hệ thống cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao, để phục vụ cho chính đời sống tinh thần của các thành viên trong gia đình Các gia đình
đã đóng góp xây dựng và nâng cấp các thiết chế vãn hóa thể thao xã, thôn và trung tâm văn hóa, thể thao xã đạt chuẩn có đầy đủ các hạng mục như hội trường, nhà luyện tập thể thao, sân vận động, sân khấu ngoài ười, một số xã đã huy động được nhân dân xây dựng cả nhà chức năng, ; xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn các tỉnh được đầu tư, xây mới, cải tạo nâng cấp chợ nông thôn, bưu điện, hạ tầng mạng lưới bưu chính, viễn thông, đáp ứng dịch vụ internet,
Đối với các mục hạ tầng này, gia đình vùng ĐBSH chủ yếu thực hiện ủng hộ tiền mặt, đóng góp ngày công lao động và tham gia sửa chữa, tu bổ và chủ yếu tập trung vào hạ tầng văn hóa và giáo dục đào tạo, vì đây là những hạ tầng phục
67
vụ cho đời sống văn hóa, tinh thần của các thành viên trong gia đình, được sử dụng thường xuyên mang tỉnh cộng đồng cao
70 ~~
60 50 40 30 20 10 0
Hạ tans Hạ tảii2 vàn Hạ tầiis chợ Hạ tảne Hạ tầri2 y té Hạ tầng trụ
■ Hiên tặng đảt đai ■ Ưng hộ tién mặt Una hộ hiện vật
■ Góp ngày cỏng ■ Sửa chừa, tu bò ■ Chưa đóng góp Bỉểu đồ 3.2: Tỷ lệ gia đình vùng đồng bằng sông Hồng đóng góp xây dựng hạ tầng văn hóa,
giáo dục đào tạo, chợ, thông tín truyền thông, y tế, trụ sở, nhà ở cư dân
Nguồn: Bảng 6, phụ lục 1.2
Tiêu biểu như tại Vmh Phúc, các hộ gia đình đóng góp tiền mặt và hiến tặng đất đai giải phóng mặt bằng để xây dựng nhà văn hóa thôn [121] Tại Hải Dương, các hộ gia đình đóng góp
150 triệu đồng xây dựng C0 sở vật chốt văn hóa cấp thôn, chiếm 11,7% tổng số vén đầu tư, đóng góp khoảng 60 triệu đồng để cải tạo, nâng cấp chợ, xây mái chợ, chiếm 17,6% tổng số vốn đầu tư [115] Tại huyện Đan Phượng, huyện Chương Mỹ (Hà Nội), Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh, cùng với chinh quyền thôn, xã, các hộ gia đình đã tích cực tham gia xây dựng, nâng cấp, giữ gìn nhà vần hóa
Hạ tầng phục vụ giáo dục, đào tạo cũng được các gia đỉnh quan tâm chủ yếu đóng góp
để xây dựng trường, trang thiết bị đầu tư cho giáo dục Các tỉnh vùng ĐBSH những năm gần đây tầng số trường học đạt chuẩn quổc gia, con em
68
gia đình vùng ĐBSH được học tập với cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục hiện đại hơn, khang trang, sạch đẹp hơn Gia đình đang phối họp cùng với nhà trường tạo điều kiện học tập tốt nhất cho thế hệ tương lai
Tinh Vĩnh Phúc, trong thời gian qua các hộ gia đình cũng tích cực đóng góp để xây dựng, nâng cấp, cải tạo trường mầm non, mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở với
số tiền là 5,1 tỷ đồng, [121]
Trong những năm qua các gia đình vùng ĐBSH đã tự giác xây mới, nâng cấp, cải tạo nhà ở theo quy hoạch của địa phương; các hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở Ví
dụ Hà Nội hỗ trợ xây dựng 11.260 hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở xuống cấp, hư hỏng nặng, xây dựng, sửa chữa 3.296 nhà ở hộ chính sách cho người có công [43] Tại Vĩnh Phúc, nhà ở dân cư được cải thiện đáng kể, khang trang hơn Để được như vậy, các gia đình đã chi hơn 5,1 tỷ đồng (chiếm gần 80% vốn đầu tư) nhất là việc xây mới, chỉnh trang nhà ở dân cư [121] Tại một số địa phương, cộng đồng dân cư còn đóng góp xây dựng trụ sở thôn, xã như Thái Bình, Quảng Ninh,
Khi bắt đầu xây dựng đề án NTM, qua đánh giá hiện trạng xây dụng cơ sở hạ tầng là tiêu chí đạt được ở mức độ thấp nhất nhưng đến nay cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở hầu hết các
xã của các tỉnh đặc biệt là các xã điểm xây dựng NTM đều đã được cải tạo, nâng cấp khá đồng
bộ, làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn
Tuy nhiên, khi gia đình thực hiện xây dựng kinh tế - xã hội nông thôn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục sau:
Một là, chính quyền địa phương và gia đình vùng ĐBSH chưa đánh giá đủng tiềm năng về vai trò của gia đình trong xây dựng, giữ gìn nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
Nhận thức của một số cán bộ, Đảng viên và nhân dân, một số gia đình vùng ĐBSH về xây dựng NTM còn chưa đầy đủ; hầu như vẫn còn tâm lý ừông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, việc huy động đóng góp của nhân dân, gia đình và doanh nghiệp còn khó khăn Qua
"Bảng 4, phụ lục 1.2: Tổng hợp ý kiến đánh giá của gia đình vùng ĐBSH về những tổ chức tham gia vào xây dụng NTM" cho thấy gia đình vẫn đề cao vai trò của Đảng, nhà nước, chính quyền địa phương và
69
nhân dân mà coi nhẹ vai trò của các doanh nghiệp và tổ chức chính t rị -x ã hội Trong khi đó xây dựng NTM, càn huy động tất cả các nguồn lực, nhất là các chủ thể có nguồn lực về “sức người, sức của”, nên cần quan tâm đến việc huy động doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể tham gia
để hỗ trợ gia đình trong xây dựng NTM
Hai là, gia đình vùng ĐBSH đóng góp cho việc xây dựng các hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội
ở địa phương chưa đồng đều giữa các hạng mục hạ tầng, chưa chú trọng xây dựng các hạng mục
hạ tầng một cách bền vững.
Nguồn lực đầu tư cho các công tác xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội NTM ở ĐBSH còn rất hạn hẹp, chủ yếu vẫn là nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước; Công tác đấu giá đất còn gặp nhiều khó khăn do thị trường bất động sản đóng băng; Việc thu hút nguồn lực xã hội, nhất là nguồn lực đóng góp, ủng hộ từ các gia đình chưa nhiều Có địa phương nguồn huy động vốn ủng hộ từ nhân dân chỉ chiếm khoảng từ 10% - 20%, còn chủ yếu là từ vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp
Gia đình đóng góp vào xây dựng các hạng mục hạ tầng kinh t ế - k ỹ thuật nông thôn còn chưa đồng đều giữa các tiêu chí và thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và phục
vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân Chính quyền địa phương kêu gọi gia đình đóng góp xây dựng hạ tầng về giao thông, thủy lợi, điện, giáo dục, đào tạo, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân
cư dễ hơn, nhận được sự ủng hộ, thực hiện của đông đảo các gia đình trong khi đó, các tiêu chí như chợ nông thôn, về thông tin, truyền thông, y tế thì chưa thu hút được sự tham gia đầu tư, thực hiện của các gia đình Qua biểu đồ 3.2 Tỷ lệ gia đình vừng ĐBSH đóng góp xây dựng hạ tầng văn hóa, giáo dục, đào tạo, chợ, thông tin truyền thông, y tế, trụ sở, nhà ở, cư dân” cho thấy tỷ lệ gia đình “chưa đóng góp” xây dựng hạ tầng thông tin, y tế, trụ sở, nhà ở là tương đối cao (ừên 50%)
Bên cạnh đó, với hạ tầng giao thông nông thôn, thủy lợi, điện phục vụ sản xuất ở những vùng nông thôn xa trung tâm nhiều nơi còn khó khăn, các gia đình chưa có sự ủng hộ tiền mặt, hiện vật mà chủ yếu là tham gia đóng góp công lao động
70
Ba là, gia đình vùng ĐBSH chưa quan tâm nhiều đến việc tham gia giữ gìn, sửa chữa, tu
bổ, nâng cấp các hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội.
Mặc dù tỷ lệ gia đình trả lời có tham gia giữ gìn, sửa chữa, tu bổ hạ tầng cơ sở kinh tế
-xã hội khá cao: hạ tàng giao thông (67%), hạ tàng thủy lợi (44%), hạ tầng cơ sở vật chất văn hóa (32,3%) (xem biểu đồ 3.1, 3.2), nhưng trên thực tế của nhiều địa phương cho thấy qua giai đoạn I xây dựng NTM, các công trình giao thông, thủy lợi nội đồng bắt đầu xuống cấp, chưa được đầu tư kịp thời; cơ sở vật chất về văn hóa, giáo dục, y tế của một số xã còn thiếu, chưa được nâng cấp; tỷ lệ hộ nông dân được dùng nước họp vệ sinh và công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn còn thấp
Công tác giữ gìn, nâng cấp, sửa chữa, tu bổ cơ sở hạ tầng chưa được chính quyền địa phương quan tâm, chưa huy động sức dân, chưa phát huy được sự tham gia tích cực của gia đình trong nâng cao ý thức trách nhiệm giữ gìn các hạng mục hạ tầng này mà mới chỉ dừng lại
ở việc ủng hộ để cải tạo hạ tầng cũ và xây dựng hạ tầng mới
Bổn là, một sổ gia đình ở một sổ địa phương phải đi vay để đóng góp cho xây dựng NTM.
Chính quyền tại một số địa phương đã huy động từ các gia đình để đóng góp xây dựng
hạ tầng cơ sở, tuy nhiên ở một số địa phương một số gia đình còn khó khăn thậm chí có gia đình thuộc hộ nghèo chưa đủ khả năng phải đi vay để đóng góp cho xây dựng NTM Điều nay cũng làm hạn chế sự tham gia của đông đảo gia đình trong xây dựng NTM, thậm chí tạo sức ép, gánh nặng lên các gia đình
3.1.1.2 Thực trạng thực hiện vai trò của gia đình trong phát ứiển kinh tế và tổ chức sản xuất
- Vai trò của gia đình vừng ĐBSH trong phát ừiển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập
và xóa đỏi giảm nghèo
Phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo là một ừong các tiêu chí quan trọng của xây dựng NTM, gồm các tiêu chí 10,11, 12, 13 về kinh tế và tổ chức sản xuất
71
Trong những năm qua, gia đình vùng ĐBSH đã có những đóng góp tích cực ừong thực hiện nhóm tiêu chí thứ 3 của xây dựng NTM, được thể hiện qua các nội dung sau:
Một ỉà, những năm vừa qua, gia đình vùng ĐBSH đã thực hiện chuyển địch cơ cẩu hộ theo hưởng hiện đại, chuyển từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Vừng ĐBSH có sự dịch chuyển nhanh, sau 10 năm cơ cấu hộ có sự chuyển dịch rõ nét
từ hộ nông, lâm thủy sản sang hộ phi nông, lâm, thủy sản Cơ cấu gia đình vùng ĐBSH có sự chuyển dịch nhanh với tỷ trọng hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm đến 21,5%; nhóm hộ công nghiệp - xây dựng và địch vụ tăng 14,95%, nhóm hộ dịch vụ tăng 5,06% Điều này diễn ra ở tất
cả các tỉnh vùng ĐBSH, ừong đó một số tỉnh có sự chuyển dịch mạnh mẽ như Hải Dương, Bắc Ninh
6 r 47"/ 0
I Hộ Nông lâm Hộ Công nghiệp Hộ Dịch vụ I Hộ khác Thủy sản I Xây dựng Bỉểu đề 3.3: Cơ cấu hệ vùng đồng bằng sông Hồng qua 3 kỳ Tổng điều tra
Nguồn: Báo cảo sơ bộ kết quả điều tra nông thôn , nông nghiệp và thủy sản năm 2016\ Ban chỉ đạo tống điều tra nông thôn , nông nghiệp và thủy sản trung ương, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nộỉ, 2016, ír 70
Sự chuyển dịch này theo hướng tích cực, nâng cao nguồn thu nhập của gia đình, tạo điều kiện thúe đẩy sự phát triển CNH, HĐH ở địa phương, cũng đồng nghĩa với việc gia đình vùng ĐBSH đang thực hiện rất tốt nhóm tiêu chí thứ 3 của chương trình xây dựng NTM
72
Hai là, thực hiện tiêu chí nâng cao thu nhập, phát Men kinh tế địa phương, gia đình vùng ĐBSH đã mở rộng quy mô sản xuất, phát triển kỉnh tể trang trại, gia trại; ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và thực hiện chương trình “Cánh đồng lớn
Thực hiện tiêu chí nâng cao thu nhập trong xây dựng NTM, gia đình vùng ĐBSH đã
mở rộng quy mô sản xuất, phát triển kinh tế trang trại, gia trại, qua đó đã giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho thành viên trong gia đình Từ năm 2011 đến năm 2016, “vùng ĐBSH có
số lượng trang trại tăng mạnh nhất (tăng 6.435 trang trại) chiếm gần một nửa số trang trại tăng thêm trong vòng 5 năm qua của cả nước” [7, tr.26], số trang trại tăng chủ yếu ở loại hình trang trại chăn nuôi, “vùng ĐBSH có số lượng trang trại chăn nuôi tăng nhanh nhất, tăng 6.272 trang trại chiếm 46,6% số lượng ừang trại tăng thêm của cả nưóc” [7, tì".26]
Gia đình vùng ĐBSH được hưởng những điều kiện thuận lợi phát ừiển ừồng ừọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản quy mô lớn như đất đai, mặt nước, khí hậu, vì vậy những năm vừa qua đã xuất hiện nhiều mô hình ừang trại, gia trại ở ĐBSH như vườn cam canh ở huyện Đông Anh, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức (Hà Nội), nuôi ếch làm giàu ở Sóc Sơn, mô hình gia ừại nuôi lợn của ông Nguyễn Văn Sơn (chủ tịch mặt trận xã Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình),
Trong những năm gần đây, để khắc phục tình trạng sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tính bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng chương trĩnh
“Cánh đồng lớn” ừên phạm vi cả nước Các gia đình vùng ĐBSH đã tích cực tham gia sản xuất theo mô hình này, “Năm 2016, cả nước có khoảng 619 nghìn hộ tham gia sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn Bình quân số hộ tham gia một cánh đồng lớn là 274 hộ, trong đó cao nhất
là khu vực ĐBSH (375 hộ/ cánh đồng), ” [7, tr.31]
Ba là, thu nhập gia đình vùng ĐBSH được nâng cao góp phần xây dựng NTM.
Từ năm 2010 đến nay thu nhập của gia đình vùng ĐBSH có những chuyển biến tiến bộ
về nguồn thu nhập, số hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ nông, lâm,
73
thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lán nhung có xu hướng giảm, thu nhập từ phi nông, lâm, thủy sản tăng lên
Bảng 3.1: Cơ cấu hộ gia đình phân theo nguồn thu nhập chính vùng đồng bằng sông
Hồng
_ Đơn vị tỉnh: %
Nguôn: Tông hợp sô liệu Tông điêu tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản
các năm 2001, 2006, 2011, 2016
Các gia đình ở Quảng Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình có thu nhập lớn nhất từ ngành nông, lâm, thủy sản; Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng các hộ gia đình có nguồn thu nhập lớn nhất từ ngành công nghiệp, xây dựng (xem phụ lục 3) Kết quả trên phản ánh xu hướng phát triển sản xuất của các gia đình có ngành nghề phi nông, lâm, thủy sản phát triển, nguồn thu nhập của gia đình không còn phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp
Tác giả tiến hành khảo sát mức thu nhập của hộ gia đình từ 2005 - 2010 và
từ 2010 đến nay để có sự so sánh, kết quả khảo sát 6 tỉnh vùng ĐBSH năm 2017 được thể hiện qua biểu đồ sau:
45 40 35 30 25
20
15
10
5
0
Biểu đồ 3.4: Thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình từ 2005 - 2010 và từ 2010 đến
nay
Nguồn: Bảng 16, phụ lục 1.2
74
Sự thay đổi về thu nhập của hộ gia đình từ năm 2005 (trước khi thực hiện xây dựng NTM) đến nay (sau khi thực hiện giai đoạn I của xây dựng NTM) số hộ thu nhập từ 1 triệu - 10 triệu/1 tháng đã giảm mạnh 36,7%, số hộ thu nhập từ 10 triệu đến 20 triệu, từ 20 triệu đến 30 triệu, từ 30 triệu - 50 triệu và trên 50 triệu có chiều hướng tăng, lần lượt là tăng 4.7%; 5,3%; 20% và 7,6% Qua đó cho thấy, thu nhập gia đình vùng ĐBSH có sự chuyển biến cùng vói quá trình thực hiện xây dựng NTM
Đơn cử như ở Quảng Ninh, “năm 2016, thu nhập của người dân khu vực nông thôn đạt 33,07 triệu đồng/ người tăng 11,98% so vói năm 2015 Toàn tỉnh có 72% số xã đạt tiêu chí thu nhập”[l 12]
Tại Đan Phượng (Hà Nội), thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 28,8 triệu đồng/người/năm (tăng 10,5 triệu đồng so với năm 2011) [35]
Phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho các thảnh viên gia đình vùng ĐBSH trong những năm qua góp phần thực hiện thắng lợi tiêu chí chương trình xây dựng NTM
Bổn là, gia đình vùng ĐBSHphát huy vai trò trong xóa đói giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn II (2016 - 2020) đưa ra mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo đa chiều vùng ĐBSH là dưới 2% Đây là mục tiêu khá cao cho vùng ĐBSH ừong giai đoạn tới Thực tế cho thấy trong thời gian qua tỷ lệ hộ nghèo của gia đình vùng ĐBSH đã có xu hướng giảm góp phần đảm bảo đạt tiêu chí của xây dựng NTM Ví dụ như:
Tại Nam Định, thời gian qua chính sách an sinh xã hội được đảm bảo; đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể Tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn từ 9,95% năm 2010 giảm xuống còn 2,5% năm 2015 Các chế độ đối vói các đối tượng chính sách và hộ nghèo được giải quyết đứng, đủ, kịp thòi [119]; Tỉnh Quảng Ninh, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 7,68% năm 2010 xuống còn 1,55% năm 2015 [112]
Tuy nhiên, để vai ừò của gia đình được phát huy cao hơn trong phát triển kinh tế hộ gia đình và xóa đói giảm nghèo, cần khắc phục một số hạn chế như:
75
Một là, quy mô sản xuất của gia đình vùng ĐBSH nhìn chung còn manh mún, nhỏ lẻ.
Sản xuất của gia đình vùng ĐBSH nhiều nơi vẫn mang tính truyền thống là chính, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa có hướng trồng các loại cây lâu năm, có giá trị cao, do đó, thu nhập còn thấp, không ổn định Sản xuất nông nghiệp của các gia đình vùng ĐBSH vẫn phát ừiển theo chiều rộng, chậm chuyển sang sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả thấp, thiếu bền vững Năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi tuy tăng khá, nhưng chất lượng sản phẩm còn kém, chưa có nhiều hộ gia đình chuyên canh quy mô lớn, việc nhân rộng các mô hình còn hạn chế
Hai là, đời sống và thu nhập của một bộ phận gia đình vùng ĐBSH còn thấp, không ổn
định
Đời sống của dân cư nông thôn tuy đã được cải thiện, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, khoảng cách chênh lệch thu nhập giữ nông thôn và thành thị còn cao, nhất là bộ phận nông dân
có đất bị thu hồi để phát triển công nghiệp, đô thị, giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi còn gặp nhiều khó khăn Đời sống và thu nhập của một bộ phận các gia đình vùng xa trung tâm, thuần nông còn thấp, không ổn định, vẫn còn nhiều lao động thiếu việc làm, kinh tế hộ gia đình gặp nhiều khó khăn
Ba là, công tác nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới cho các gia đình
vùng ĐBSH còn hạn chế, nhất là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Qua khảo sát cho thấy, chỉ 15% số gia đình biết và đang ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, 55,7% biết nhưng không ứng dụng và 29,3% không biết (Bảng 8, phụ lục 1.2) Như vậy, tỉ lệ các gia đình vùng ĐBSH áp dụng công nghệ cao ừong sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế Khi được hỏi về nông nghiệp công nghệ cao gia đình vùng ĐBSH chủ yếu nhận thức
đó chỉ là sử dụng các loại giống cây ừồng, vật nuôi, phân bón hữu cơ, máy cày, máy gặt, Người dân chưa biết cách ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp, hoặc biết nhưng chưa có điều kiện ứng dụng
76
Khó khăn của gia đình vùng ĐBSH khi áp dụng mô hình “sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” chủ yếu về thị trường tiêu thụ, cách thức sản xuất và vốn đầu tư (xem bảng 10, phụ lục 1.2)
Bổn là, các gia đình còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại về công tác xóa đói giảm nghèo Một
bộ phận gia đình vùng ĐBSH thuộc hộ nghèo vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo Mặt khác, bệnh thảnh tích đã khiến cho một số địa phương khống chế tỷ lệ nghèo thấp hơn so vói thực tế, dẫn đến một số gia đình nghèo chưa tiếp cận được các chính sách, gây ra những hiểu biết sai lệch về chính sách của Nhà nước
Thậm chí có gia đình đã được hỗ trợ từ chính sách nhưng lại rơi vào tái nghèo, chưa tìm
ra được phương thức sản xuất phù hợp để vươn lên Đây cũng là khó khăn lớn để vùng ĐBSH đạt được tiêu chí xây dựng NTM
- Vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong giải quyết việc làm và đa dạng hình thức tổ chức sản xuất
Giải quyết việc làm cho người dân và đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững thuộc tiêu chí 13 trong tổ chức sản xuất của mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và đây cũng là một hình thức để giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho gia đình vùng ĐBSH
Trong những năm qua, gia đình vùng ĐBSH đã góp phần thực hiện hai tiêu chí này và đạt được những thành tựu cơ bản sau:
Một là, tỷ lệ người có việc làm trong độ tuổi lao động ở gia đình vùng ĐBSH ngày càng cao, phấn đấu đến năm 2020 đạt chuẩn NTM là hơn 90%.
Để gia đình vùng ĐBSH phát huy vai ừò trong giải quyết việc làm, chính quyền địa phương đã khuyến khích các gia đình thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, áp dụng nông nghiệp công nghệ cao tăng năng suất lao động; động viên các thành viên ừong gia đình tham gia các lóp đào tạo nghề, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm, bảo đảm các nghề nông nghiệp phù họp với quy hoạch xây dựng NTM Từ đó, vấn đề giải quyết việc làm cho thành viên ừong gia đình được thực hiện tốt hơn, tỷ lệ lao động qua đào tạo được tăng lên
77
Trong giai đoạn I, Huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề đạt trên 55%[36], huyện Đan Phượng (Hà Nội) đạt 63%, hàng năm giải quyết việc làm mới cho 2000 lao động[35]
Ở Vĩnh Phúc, trong 5 năm qua ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh chỉ đạo ngành Lao động, thương binh & xã hội phối hợp với các cấp, các ngành trong tỉnh đã giải quyết và tạo việc làm cho 111.257 lao động [121]
Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao hơn qua các năm Điều này phản ánh việc giải quyết việc làm ở nông thôn đang hướng dần đến phát triển bền vững, quan tâm đến việc nâng cao chất lượng lao động Cụ thể:
Bảng 3.2: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kỉnh tế
đã qua đào tạo phân theo địa phưong
Đơn vị tỉnh: %
Trang 3Nguôn: Tông cục thông kê, Niên giám thông kê năm 2015, NXB
Thống kê, Hà Nội, 2016, [110, tr 149],
Gia đình vùng ĐBSH thòi gian qua đã thực hiện tốt các chính sách của Trung ương, địa phương để giải quyết việc làm cho thành viên trong gia đình, hướng đến tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, tạo được nguồn lao động chất lượng cao
Hai là, gia đình vùng ĐBSH đa dạng hình thức tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực.
Các tỉnh vùng ĐBSH đã chú trọng phát triển hàng hóa tập trung, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh ừanh, đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo vững chắc cho an ninh lương thực, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển mạnh chăn nuôi, thủy sản tập trung gắn với an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi
78
trường; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, trong đó tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của các họp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp; phát triển mạnh liên kết 4 nhà (Nhà nước, Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà khoa học), trong đó xác định liên kết 2 nhà “Nhà nông
- Nhà doanh nghiệp” là trụ cột
Theo đó gia đình vùng ĐBSH có điều kiện phát huy vai trò trong đa dạng hóa hình thức
tổ chức sản xuất và nguồn tiêu thụ nông sản cũng được đảm bảo bền vững hơn Gia đình vùng ĐBSH đã tham gia vào hợp tác xã, hàng năm các hợp tác xã ở các địa phương đã có kế hoạch
mở rộng sản xuất kinh doanh và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi
Ở một số địa phương phát huy được thế mạnh của phát triển kỉnh tế gia đình, qua việc phát triển các làng nghề truyền thống Một số gia đình đã phát triển các nghề thủ công như mây tre đan, thêu tranh, mộc mỹ nghệ, móc sợi, đúc dát đồng, Hầu hết các gia đình làm nghề đều
có thu nhập khá Một số sản phẩm đã trở thành thương hiệu xuất khẩu ra nước ngoài
Gia đình vùng ĐBSH đã gắn đa dạng hóa hình thức sản xuất vói tiêu thụ sản phẩm Điển hình ở gia đình của một số địa phương như:
Tại Thái Bình các hợp tác xã có hợp đồng bao tiêu sản phẩm Hiện nay có 23 doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp tham gia liên kết vói họp tác xã, trang trại và nông dân trên địa bàn tỉnh; trong đó có 164 hợp tác xã ký hợp đồng liên kết với công ty Cổ phần Giống cây trồng Thái Bình, công ty Vạn Đạt, công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến nông sản xuất khẩu Thái Dương, [118]
Tỉnh Quảng Ninh chính quyền địa phương đã đa dạng hóa hình thức sản xuất, với chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” làm trọng tâm phát triển sản xuất, thực hiện hỗ trợ trực tiếp đầu tư hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ lãi suất, thiết kế nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp bao bì, xúc tiến thương mại
Sau hơn 8 năm thực hiện xây dựng NTM, gia đình vùng ĐBSH đã góp phần tích cực để nhiều xã ở các địa phương đạt tiêu chí này, tuy nhiên để đạt hiệu quả cao hơn nữa, cần khắc phục một số hạn chế sau:
Một là, sản xuất nông nghiệp tại các gia đình vùng ĐBSH vẫn còn nhỏ lẻ, sản phẩm ít
và không ổn định, khâu bảo quản, chế biến chưa đảm bảo; thiếu sự
79
liên kết giữa các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ trên thị trường chưa đáp ứng được tiêu chí trong xây dựng NTM
Hai là, hiệu quả hoạt động trong hợp tác xã nông nghiệp của các gia đình vùng ĐBSH
còn thấp, chưa được quan tâm, củng cố về tổ chức, năng lực quản trị Chưa có cơ chế hấp dẫn
để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho gia đình vùng ĐBSH trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và tạo điều kiện thực hiện các hình thức sản xuất, tham gia các hợp tác xã và bao tiêu sản phẩm
Ba là, ở nhiều xã, sản xuất nông nghiệp hàng hóa và ngành nghề chưa phát triển; không
có mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, điều này gây khó khăn cho gia đình vùng ĐBSH
Bốn là, thị trường tiêu thụ sản phẩm hạn hẹp và bị động Các gia đình nông dân vùng
ĐBSH phải đối mặt với thực tế là sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, đặc biệt vào thời điểm mùa vụ
Kết quả khảo sát tại 06 tinh vùng ĐBSH năm 2017 với câu hỏi: “Gia đình ông/ bà thường bán sản phẩm lao động của mình cho ai?” Kết quả như sau: 61,7% bán cho tư thương, 23% tự tiêu thụ sản phẩm và chỉ có 5,0% thông qua họp tác xã (xem bảng 7, phụ lục 1.2)
Từ kết quả này cho thấy, cách tiêu thụ sản phẩm chủ yếu vẫn là tự bán ở chợ, hoặc bán cho tư thương thu mua chưa có đầu ra ổn định, chưa được định hướng trong việc tiêu thụ sản phẩm Đây là một rào cản lớn đối với sự phát triển kinh tế gia đình vùng ĐBSH
3.1.1.3 Thực trạng thực hiện vai trò của gia đình trong giữ gìn, bảo lỉm và phát ờiển các giá trị văn hóa , phát ừiển giáo dục, đào tạo; bảo vệ môi trường Thứ nhất, thực hiện vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong giữ gìn, bảo lưu và phát ừiển các giá trị văn hóa
về nhận thức, cán bộ, đảng viên, nhân dân và gia đình vùng ĐBSH đã nhận thức được
sự cần thiết phải xây dựng đời sống văn hóa mới ở nông thôn phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực xây dựng NTM
Ý thức tự giác đã thấm vào mọi gia đình, từng cá nhân, được thể hiện qua những hành
vi cụ thể như: bảo tồn truyền thống tốt đẹp của quê hương, xây dựng gia đình văn hóa, đoàn kết xây dựng đời sống vật chất và tinh thần, Đời sống
80
văn hóa, tinh thần gia đình ở nông thôn có những chuyển biến tích cực Phong ừào xây dựng gia đình văn hóa thu hút hơn 90% số hộ nông thôn tham gia Đen nay, cả vùng ĐBSH có gần
19 triệu gia đình trong tổng số hơn 22 triệu gia đình đạt chuẩn danh hiệu gia đình văn hoá đạt tỉ
lệ 85,03% [91]
Gia đình vùng ĐBSH cũng đang làm tốt công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trong đó trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu dân cư văn hóa, xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật Đồng thời, gia đình vùng ĐBSH hiện nay đang thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, bài trừ các hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội
Tuy vậy còn tồn tại một số hạn chế sau:
Một là, một số gia đình ở vùng ĐBSH và chính quyền địa phương chỉ quan tâm đến
phát triển kinh tế, xây dựng đường xá, trụ sở, nhà văn hóa mà chưa quan tâm đúng mức đến nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, chưa có thời gian, vật chất để quan tâm đến việc hưởng thụ các giá trị văn hóa
Hai là, một số gia đình vùng ĐBSH tổ chức đám cưới, đám tang, hội làng linh đình, phô
trương, lãng phí diễn ra khá phổ biến; một bộ phận cư dân nông thôn có tâm lý phục cổ - khôi phục nguyên xi các lễ hội truyền thống, trong đó có những lễ hội không còn phù họp với xã hội hiện tại
Ba là, đời sống văn hóa cho gia đình vùng ĐBSH chưa phong phú, ở một số địa
phương, cơ sở vật chất văn hóa như nhà văn hóa, khu vui chơi, khu thể thao được đầu tư tốn kém nhưng sử dụng chưa thực sự hiệu quả, tình trạng có nhà văn hóa nhưng chủ yếu chỉ được
sử dụng làm noi họp thôn, chưa phát huy được hết các công năng của nhà văn hóa
Bốn là, vai trò giáo dục và tình cảm của gia đình chưa phát huy tốt ở một số địa phương.
Gần đây gia đình ở một số vùng nông thôn, xuất hiện các hiện tượng như mê tín dị đoan, coi thường pháp luật, bạo lực gia tăng; ảnh hưởng của đời sống đô thị, công nghiệp, nền kinh té thị trường tệ nạn cờ bạc, rượu chè, mại dâm, bạo lực gia đình, dẫn đến văn hóa, cấu trúc gia đình nông thôn bị phá vỡ; cha mẹ lo kiếm tiền, rạn nứt tình cảm, không còn nhiều thời gian chăm lo, giáo dục con cái, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách của con cái
Trang 4Năm là, cá biệt một số địa phương nảy sinh bệnh thành tích trong thực hiện tiêu chí
NTM, xây dựng huyện, làng, xã, gia đình văn hóa Có nơi gắn biển gia đình văn hóa đến từng
hộ gia đình tạo ra sự phô trương, lãng phí không cần thiết Không nhận thức đúng vần hóa là phục vụ con người chứ không chạy theo thành tích để lấy danh
Thứ hai, thực hiện vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong phát triển giảo dục, đào tạo
ở nông thôn
Xây dựng NTM là quá trình phát triển toàn diện, đồng bộ trên tất cả các mặt từ kinh tế, chính trị, vần hóa, xã hội, do đó phải quan tâm phát triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí Đảng, Nhà nước ta cũng phải quan tâm đến nâng cao trình độ dân trí, phát triển giáo dục, đào tạo ở nông thôn thực hiện tiêu chí 14 của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 -2020
Một ỉà 9gia đình vùng ĐBSH thực hiện tốt vai trò giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách, lối sống, nâng cao trình độ cho các thành viên ừong giã đình, góp phần thực hiện tiêu chí
14 của xây dựng NTM
Đơn vị tỉnh: %
■ rít quan trọng ■ Quan trọng Không quan trọng
Phẩm chất Truyền Nền nếp Đườnalối Phãpluặt Kiến Thức ĐỊnhhướna đạo đức thồns VH sinh hoạT chinh sách cùa Nhà siáo dục học tập.
nhâncãch dân tộc truyền cúaĐàns nước, quy phổthôna nghề lối sổng thốnesia
định cúa địa nshiệp
Biểu đồ 3.5: Thể hỉện tổng hợp ý kiến của gia đình vùng đồng bằng sông Hồng đánh giá về vai
trò của gia đình trong gỉáo dục con cái theo các nội dung
Nguồn: Bảng 18, phụ ỉục 1.2 Qua bảng này cho thấy các
gia đình vùng ĐBSH đánh giá cao vai trò của giã đình trong việc hình thành, giáo dục và phát triển phẩm chất đạo đức, nhân
82
cách lối sống cho con cái, giáo dục truyền thống, văn hóa dân tộc, nền nếp sinh hoạt và truyền thống gia đình Đây là vai trò quan trọng của gia đình trong xây dựng gia đình văn hóa, từ đó xây dựng nhân cách, lối sống lành mạnh của các thành viên trong gia đình, góp phàn giáo dục công dân tốt cho xã hội
Các gia đình vùng ĐBSH cũng đã đóng góp cho xây dựng hạ tầng giáo dục và đào tạo (trường, lớp học, trang thiết bị dạy và học, ), 64,7% ủng hộ tiền mặt, 12,7% đóng góp công lao động (xem bảng 6, phụ lục 1.2) Ngoài ra các gia đình cũng hiến tặng đất đai, ủng hộ hiện vật Theo đó, cơ sở vật chất giáo dục đào tạo cho các thành viên trong gia đình đã được hoàn thiện một bước
Hai là, gia đình vùng ĐBSH quan tâm, tạo mọi điều kiện cho con em có môi trường học
tập tốt nhất Ngay ở một số xã, huyện kinh tế còn khó khăn, thuần nông nhưng phụ huynh cũng
đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cho con em mình đến trường Ở nhiều nofi đã hình thành quỹ khuyến học, khuyến tài để động viên, khuyến khích các cháu có thành tích học tập tốt, giúp đỡ các cháu có hoàn cảnh khó khăn, nhiều gia đình đã được chính quyền địa phương quan tâm, động viên, giúp đỡ, khắc phục khó khăn cho con học tập
Các gia đình nông thôn vùng ĐBSH đã quan tâm đầu tư cho con học tập, gia đình vùng ĐBSH hiện nay không chỉ chu cấp cho con cái tiền học phí, sách vở - những khoản tối thiểu mà còn quan tâm đầu tư cho con cái học thêm các lóp bồi dưỡng như tin học, ngoại ngữ, và đầu
tư phương tiện hiện đại phục vụ cho việc học tập (Bảng 20, phụ lục 1.2)
Để thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục ừong xây dựng NTM, các hộ gia đình cũng luôn ủng hộ con cái học tập nâng cao trình độ Qua khảo sát cho thấy mức độ đầu tư cho con cái học tập ở cả con trai và con gái có sự tương đồng như nhau, không có sự chênh lệch đáng kể, từ
đó cho thấy nhận thức về bình đẳng giới ở nông thôn vùng ĐBSH được nâng cao hơn (xem bảng 21,22 phụ lục 1.2)
Tuy vậy, phát huy vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong nâng cao trình độ dân trí cũng còn một số hạn ché đặt ra như:
Một số gia đình còn tâm lý ỷ lại vào nhà trường, cho rằng việc giáo dục, nâng cao trình
độ cho con em họ là công việc của giáo viên, của nhà trường, chưa giành nhiều thời gian cho việc dạy học cho con hoặc cha mẹ cũng chưa đủ trình
83
độ để dạy con (một số cha mẹ mới tốt nghiệp cấp 1) Thời gian để dạy con học tập ở nhà của gia đình nông thôn vùng ĐBSH không nhiều, thậm chí đến 50% số hộ gia đình được hỏi đưa ra câu trả lời là “Không dạy con ở nhà” (xem bảng 19, phụ lục 1.2) Đây là tỷ lệ tương đối cao
Ngoài ra, các bậc phụ huynh thường ỷ lại cho nhà trường, giáo viên nên gia đình chưa
đề cao vai trò trong việc giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định địa phương, kiến thức giáo dục phổ thông và định hướng học tập, nghề nghiệp cho con cái (xem bảng 18, phụ lục 1.2)
Thứ ba, gia đình vùng ĐBSH thực hiện vai ừò trong giữ gìn, bảo vệ môi ừường.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn I và giai đoạn II đã đưa ra tiêu chí số 17 về đảm bảo môi trường, môi sinh - đây là tiêu chí để xây dựng môi trường sống trong lành cho nông thôn Việt Nam
Sau khi giai đoạn I được triển khai thực hiện, công tác bảo vệ môi trường vùng ĐBSH
đã được quan tâm và có những chuyển biến tích cực: Hệ thống cấp nước sạch được đầu tư và vận hành, cảnh quan khu vực nông thôn được cải tạo, nâng cấp có mô hình tốt trong xây dựng môi trường nông thôn, Quy hoạch các khu tập kết, xử lý rác thải, lò đốt rác, hỗ trợ xe thu gom chuyên dụng, hỗ trợ kỉnh phí, tổ chức các buổi tuyên truyền, các hoạt động vì môi trường
Qua khảo sát cho thấy, thời gian qua gia đình vùng ĐBSH đã tích cực thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng NTM, các tiêu chí được gia đình vùng ĐBSH thực hiện nghiêm túc như không chặt phá, khai thác sử dụng cây xanh trái quy định (chiếm 92,3%); thực hiện chôn cất người mất tại khu nghĩa trang địa phương họp vệ sinh (chiếm 88,3%); thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại, hố ga lắng cặn (chiếm 80%); thực hiện thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi bằng hầm biogas, hố ga lắng cặn, ao sinh hoạt (chiếm 57%) (xem bảng 24, phụ lục 1.2) Ô nhiễm môi trường cũng được các gia đình vùng ĐBSH quan tâm
xử lý, các gia đình được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách xây dựng bãi chôn lấp rác, xây dựng bể chứa rác thải bao bì thuốc bảo vệ thực vật
Như vậy, ý thức của gia đình vùng ĐBSH trong bảo vệ môi trường, môi sinh đã được nâng lên rất nhiều, vừa phục vụ cho chính gia đình mình, vừa đảm bảo cho môi trường chung của xây dựng NTM
84
Một số mô hình bảo vệ môi trường huy động được sự tham gia tích cực của gia đình, điển hình như ở Hưng Yên, trước đây ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn là đáng báo động Với chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, Tỉnh ủy, Sở Tài nguyên môi trường, năm 2012, thí điểm
mô hình tại 100 hộ gia đình thôn Tiên Cầu, xã Hiệp Cường; năm 2013 nhân rộng mô hình tại
820 hộ gia đình trên toàn tỉnh Hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 01 thùng xử lý rác thải hoặc nắp hố rác di động và chế phẩm vi sinh của Viện Công nghệ Môi trường Việc triển khai mô hình phân loại xử lý rác thải tại gia đình không những góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường nông thôn mà còn đem lại lợi ích về mặt kinh tế, tiết kiệm được tiền công thu gom, vận chuyển
và xử lý rác thải, việc phân loại rác thải hữu cơ tại hộ gia đình sẽ giảm được khoảng 60% lượng rác thải sinh hoạt ra môi trường
Mô hình xã hội hóa xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn tại thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang Chất thải rắn sẽ được phân loại ngay từ hộ gia đình, 01 lần/ ngày; chất thải rắn vô cơ và chất thải rắn tái chế tại hộ gia đình sẽ được công ty thu 02 lần/ ngày Tạo cho các gia đình có ý thức giữ gìn môi trường, môi sinh, tự giác thực hiện thu gom, phân loại,
xử lý chất thải ngay từ đầu vừa đảm bảo môi trường vừa làm giảm chi phí, nhà máy vừa có thể chiết xuất ra mùn vi sinh hữu cơ, cung cấp cho các cơ sở sản xuất, phân bón tổng họp
về chỉ tiêu đường làng, ngõ, xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, nhiều địa
phương đã huy động được các gia đình thường xuyên tổ chức các ngày chủ nhật xanh, ừồng cây, vệ sinh, gắn kết cộng đồng, thực hiện chôn cất người mất tại khu nghĩa trang địa phương họp vệ sinh, đúng quy hoạch
Tuy nhiên, kết quả và hiệu quả thực hiện tiêu chí môi trường còn nhiều hạn chế so với yêu cầu đặt ra Đây là một trong những tiêu chí có tỷ lệ đạt thấp nhất Hầu hết các gia đình nông thôn, nhất là ở các xã khó khăn chưa có ý thức trong việc sắp xếp nơi ở đảm bảo hợp vệ sinh; các công trình chăn nuôi, bếp, công trình phụ chậm được tu bổ xây dựng Nhà ở, khuôn viên, tường rào còn chưa sạch đẹp, chưa có biện pháp cải tạo vườn tạp để tạo ra hàng hóa tăng thu nhập, cải thiện đòi sống cho gia đình
85
Một số hoạt động của gia đình vùng ĐBSH trong việc thực hiện bảo vệ môi trường nông thôn cũng còn rất hạn chế, ví như qua khảo sát năm 2017 tại 06 tình vùng ĐBSH, có 27,3% gia đình vùng ĐBSH thực hiện thu gom, phân loại rác thải ngay tại hộ gia đình, 29,7% gia đình thực hiện chôn lấp họp vệ sinh các loại rác hữu cơ có thể phân hủy tại khuôn viên hộ gia đình, 37,7% gia đình vùng ĐBSH thực hiện cải tạo, xây dựng hệ thống ao, hồ theo quy định (xem bảng 24, phụ lục 1.2)
Đây là chỉ tiêu nhận thấy bằng cảm quan không được định tính nên khi triển khai và công tác đánh giá tại các địa phương không đồng đều Với tiêu chí chất thải, nước thải khi triển khai tại các gia đình, thực tế còn hạn chế vẫn còn gia đình chưa có ý thức bảo vệ môi trường trong sinh hoạt, sản xuất như việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, việc xả nước, rác thải; sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh, việc đầu tư các công trình phục vụ đời sống và sức khỏe (bể nước, cống rãnh thoát nước, hố xí, ), việc tham gia công tác vệ sinh môi trường cộng đồng, còn hạn chế Một bộ phận gia đình nông thôn vùng ĐBSH chưa có thói quen dùng nước sạch, chưa tự giác trong việc giữ gìn nguồn nước sạch, môi trường
về chỉ tiêu xử lý, phân loại rác thải, vẫn đang còn tình trạng các gia đình nhất là hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa có thói quen phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; vẫn còn một bộ phận gia đình khu vực nông thôn chưa tham gia hợp đồng vệ sinh môi trường với nhiều lý do khác nhau Việc đóng phí vệ sinh môi trường chưa kịp thời gây khó khăn trong việc vận hành các khâu thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải Đối với chỉ tiêu nghĩa trang, do tập quán sinh hoạt và quan niệm tâm linh, nên còn có gia đình chưa quy tập các ngôi mộ về khu vực đã quy hoạch
3.1.1.4 Thực trạng thực hiện vai trò của gia đình trong quá trình dàn chủ a ở nông thôn góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình
- Thực hiện vai trò của gia đình trong quá trình dân chủ hỏa ở nông thôn góp phần xây dựng hệ thống chính trị
Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân quản lý và dân hưởng lợi”, ngay từ khi bắt đầu triển khai chương trình xây dựng NTM,
86
các địa phương vùng ĐBSH đã xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ hàng đàu được ưu tiên để phát huy sức mạnh trong dân, trong từng gia đình ở nông thôn vùng ĐBSH
Thấm nhuần chủ trương trên, các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể, người dân và gia đình ở các địa phương đều nhận thức được nghĩa vụ và trách nhiệm trong tham gia xây dựng NTM, coi xây dựng NTM là việc của chính mình, của gia đình mình; bản thân và gia đình chính là đối tượng thực hiện và cũng là đối tượng trực tiếp hưởng thụ những thành quả của NTM nên chủ động tham gia đóng góp ý kiến và xây dựng
Qua giai đoạn đầu chương trình xây dựng NTM đã đạt được nhiều thảnh tựu, gia đình
đã tích cực phát huy tinh thần dân chủ, tham gia đóng góp ý kiến, cụ thể qua các hoạt động sau:
Một ỉà, gia đình vùng ĐBSH tích cực tham gia xây dụng NTM ngay từ khâu lập quy
hoạch, đề án thông qua việc đóng góp ý kiến, thảo luận sôi nổi những vấn đề liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi của mỗi người, mỗi gia đình trong xây dựng NTM
Đảng bộ, chính quyền các địa phương vùng ĐBSH thực hiện quá trình dân chủ hóa, vận động gia đình tham gia xây dựng NTM ngay từ khâu lập quy hoạch, đề án thông qua việc tổ chức các buổi lấy ý kiến đóng góp của các gia đình Gia đình được biết đến các dự thảo quy hoạch, đề án xây dựng NTM của xã, huyện, tình; kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm của xã; dự án công trình đầu tư; quản lý, sử dụng các loại quỹ, nhất là các khoản từ phía nhân dân đóng góp, từ đó chính quyền địa phương tổ chức họp bàn, lấy ý kiến, ra nghị quyết để triển khai thực hiện xây dựng NTM
Qua khảo sát cho thấy, hầu hết gia đình vùng ĐBSH đã biết đến Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, chiếm tỷ lệ đến 95,3% (xem bảng 2, phụ lục 1), điều này cho thấy Chương trình xây dựng NTM thực sự đã đi vào cuộc sống của từng gia đình nông thôn Có được điều này do các tỉnh ĐBSH đang thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho gia đình về chương trình xây dựng NTM Đơn
Trang 5Cơ sở hạ tầng
đất đai
ủng
hộ tiền mặt
ủng
hộ hiện vật
Đóng góp công lao động
Tham gia giữ gìn, sửa chữa,
tu bổ
Chưa đóng góp
Hạ tâng giao thông
(Đường làng, ngõ xóm, đường giao
thông thôn, xóm; giao thông nội
đồng, )
Hạ tâng thủy lợi
(Hồ tưới, trạm bơm, kênh mương, tiêu
thoát nước, giữ môi trường nước, )
Hạ tâng điện
(Đường dây điện,trạm biến áp, )
87
cử như Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình - đây là các tình dẫn đầu cả nước về xây dựng NTM- trong đó Quảng Ninh là tình thứ ba ừong cả nước có huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện đạt chuẩn NTM (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh); Đảng bộ, chính quyền địa phương đã thường xuyên tổ chức các hoạt động lấy ý kiến đóng góp từ quần chúng nhân dân, niêm yết công khai những nội dung của xây dựng NTM tại trụ sở xã, thông báo công khai trên các phương tiện truyền thanh xã, công khai đến các trưởng thôn, trưởng xóm để thông báo đến từng gia đình, thu hút sự tham gia tích cực của gia đình tham gia xây dựng NTM
Hai là, gia đình vùng ĐBSH đã có nhận thức đúng đắn về các chủ thể góp
phần tham gia xây dựng NTM
□ Đảng, Nhà nước
■ Chính quyền địa
phưong
□ Tẳ chức xã hội
□ Doanh nghiệp
■ Ngưòi dân
□ Gia đình
Biểu đồ 3.6: Tổng họp ý kiến của giã đình vùng đồng bằng sông Hồng đánh gi á chủ thể tham
gia vào xây dựng nông thôn mói
Nguồn: Số liệu khảo sát 6 tỉnh vùng ĐBSH năm 201 7
Qua bảng khảo sát cho thấy, người dân nhận thức ngày càng đúng đắn hơn vai trò của gia đình trong xây dựng NTM, có đến 60,3% số gia đình được hỏi cho rằng gia đình là chủ thể cần tham gia vào công cuộc xây dựng NTM
Bên cạnh đó, khi được hỏi về mức độ vai ừò của gia đình trong xây dựng NTM, tỷ lệ người dân đã đánh giá gia đình có vai trò rất quan trọng và quan trọng trong xây dựng NTM khá cao, chiếm đến 97% (xem bảng 5, phụ lục 1.2)
88
Như vậy, người dân đã nhận thức được gia đình chính là chủ thể quan trọng góp phần xây dựng NTM và gia đình cũng chính là đối tượng hưởng thụ những thành quả của Chương trình này Từ nhận thức đủng đắn vai trò của gia đình, chính quyền địa phương, người dân và gia đình sẽ có những hoạt động thiết thực để thúc đẩy gia đình đóng góp vai trò trong xây dựng NTM ngay từ khâu quy hoạch đến triển khai thực hiện
Ba là, gia đình vùng ĐBSH đã tham gia góp ý vào kế hoạch, chương trình xây dựng
NTM của địa phương như “Dự thảo quy hoạch xây dựng NTM cấp xã”, “Dự thảo đề án xây dựng NTM cấp xã”, “Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã, phương án chuyển đổi
cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất”, “Dự thảo kế hoạch triển khai các chương tình, dự án trên địa bàn cấp xã, chủ trương, phương án đền bù, hồ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch khu dân cư ” Chính quyền địa phương đã và đang thực hiện tốt công tác này, một mặt để các kế hoạch, dự án có tính khả thi hơn, phù hợp với thực tiễn, mặt khác quan trọng hơn
là lấy được ý kiến đóng góp của nhân dân, của gia đình, phát huy được tính chất dân chủ, ngay
từ khâu lên quy hoạch xây dựng NTM
Thông qua các buổi họp cử tri hoặc cử tri đại diện các gia đình theo địa bàn từng thôn, xóm đã cùng bàn bạc và trực tiếp quyết định chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tàng, các công trình phúc lợi công cộng và các công việc khác ừong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp vói quy định pháp luật Đây là hoạt động gắn trực tiếp đến lợi ích của từng gia đình, nên ừong những năm qua được các địa phương duy trì thường xuyên và nhận được nhiều đóng góp hữu ích từ các gia đình để xây dựng NTM đạt hiệu quả cao hơn, phục vụ cho chính đời sống của gia đình
Qua khảo sát cho thấy từ các buổi họp thôn, xóm đã thu hút được sự tham gia tích cực của các gia đình, gia đình thường xuyên tham gia là 20% và thỉnh thoảng tham gia (chiếm 50,3%), tỷ lệ gia đình không tham gia chỉ chiếm 7% Điều này cho thấy các gia đình đã nâng cao trách nhiệm bản thân ừong việc tham gia họp để tiếp nhận thông tin và đóng góp ý kiến trong xây dựng NTM, thể hiện qua biểu đồ sau:
89
Biều đồ 3.7: Tỷ lệ đánh gỉá mức độ gia đình tham gia góp ý, xây dụng kế hoạch, chương trình,
quy định, của địa phương
Nguồn: Bảng 25, phụ ỉục 1.2 Bốn là, các mô hình tự quản cũng được các gia đình nhiệt tình tham gia, qua các mô
hình đó gia đình nâng cao ý thức trong chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước
Ở Thái Bình đại diện các gia đình đã bàn bạc, biểu quyết để cấp có thẩm quyền ra quyết định một số việc như: Hương ước, quy ước của thôn, bầu, miễn nhiệm, bãi miễn trưởng thôn; Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban phát triển thôn
Ngoài ra, hiện nay giâ đình vùng ĐĐSH đang thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ nhân dân giám sát việc tổ chức hoạt động của Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội Bên cạnh đó, gia đình cũng ủng hộ, vận động, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các thành viên ừong gia đinh phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh Thành viên trong gia đình vùng ĐBSH đã tham gia vào các tổ chức chính tri - xã hội, tỷ lệ tham gia cao nhất là Hội Nông dân và Hội Phụ nữ Qua các tổ chức đoàn thể đó, gia đình đổng góp ý kiến cho hoạt động của chính quyền, tổ chức Đảng,
90
cũng như phản ánh những hoạt động bất thường gây ảnh hưởng đến ANTT xã hội nông thôn
Tuy nhiên, gia đình vùng ĐBSH vẫn còn hạn chế trong việc phát huy vai trò trong thực hiện dân chủ hóa ở nông thôn
Việc tham gia vào các buổi họp thôn, xã nhiều khi còn mang tính hình thức, chưa đạt hiệu quả cao Đại diện gia đình cũng chưa có nhiều ý kiến đóng góp trong các buổi họp, chưa quan tâm đến việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của nhân dân ừong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát Đảng
Đảng bộ, chính quyền địa phương vẫn chưa quan tâm đứng mức đến việc thực hiện lấy
ý kiến của các gia đình trong lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng NTM ở từng thôn, xóm Quy hoạch mang tính chất chung chung, chưa đi vào đặc thù của từng địa phương, vậy nên chưa thu hút được đóng góp ý kiến của đông đảo gia đình
Các gia đình vẫn còn tâm lý ỷ lại, cho rằng việc xây dựng hệ thống chính trị, thực hiện dân chủ hóa mang tầm vĩ mô của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương nên chưa thực sự chủ động phát huy được vai trò trong việc đóng góp ý kiến trong các buổi họp thôn, xóm về xây dụng NTM
Một số gia đình vùng ĐBSH vẫn coi đây là hoạt động mang tính chất phong trào nên chưa thực sự mang tính bền vững, đóng góp ý kiến mang tính chiếu lệ, hòi hợt Tỷ lệ gia đình thường xuyên tham gia góp ý, xây dựng kế hoạch, chương trình, quy định, của địa phương chỉ chiếm 20% (xem biểu đồ 3.7), còn lại các gia đình chỉ “thỉnh thoảng” đóng góp ý kiến Điều này cho thấy các gia đình vùng ĐBSH chưa thực sự tích cực trong việc phát huy tinh thần dân chủ xây dựng hệ thống chính trị trong xây dựng NTM
Kết quả tác giả khảo sát, cho thấy tỷ lệ thành viên trong gia đình là đảng viên chiếm khoảng 20,3%, điều này cũng làm hạn chế việc tham gia sinh hoạt Đảng; góp ý, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở địa phương và động viên các thành viên trong gia đình phát triển công tác Đảng, kết nạp Đảng Mức độ tham gia vào các tổ chức chính t r ị - xã hội còn thấp nên chưa phát huy được vai ừò của gia đình vùng ĐBSH trong việc giáo dục, vận động các thành viên trong gia đình phấn đấu
91
đứng vào hàng ngũ của Đảng, tích cực tham gia sinh hoạt tập thể, đóng góp ý kiến để xây dựng
tổ chức cơ sở Đảng và hoạt động của chính quyền
- Thực hiện vai trò của gia đình trong bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình
Một nội dung mới được bổ sung vào tiêu chí 18 xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020
là “Bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình” - đây là chỉ tiêu mà gia đình là chủ thể thực hiện, thời gian qua đã được các gia đình ủng hộ, thực hiện nhiệt tình và đã đạt hiệu quả cao
Qua công tác tuyên truyền giúp cho các thành viên trong gia đình vùng ĐBSH nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, đẩy lùi tư tưởng, định kiến giói, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh do việc lựa chọn giới tính thai nhi và phòng, chống bạo lực gia đình, kỹ năng bảo vệ con cháu mình trước các hành vi quấy rối, xâm hại tình dục, Từ đó, các gia đình tích cực tham gia thực hiện bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình; chăm sóc, hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình góp phần xây dựng thôn xóm văn hóa
Hiện nay, về cơ bản thành viên trong gia đình nông thôn vùng ĐBSH nhất là quan hệ giữa vợ - chồng được cải thiện, bình đẳng, tạo điều kiện cho người phụ nữ tham gia các công việc xã hội Qua khảo sát cho thấy, bố mẹ tạo điều kiện cho con ừai và con gái học tập, nâng cao trình độ học vấn như nhau, bố mẹ quan tâm đến việc đầu tư cho con cái học tập, kể cả con trai và con gái đều hướng đến cho con học ở trình độ cao đẳng, đại học (Bảng 21, Phụ lục 1), đối với nghề nghiệp mà cha mẹ mong muốn cho con cái làm cũng có sự tương đồng giữa hai giới trai và gái (Bảng 22, Phụ lục 1) Hiện nay, sự bình đẳng giữa cha mẹ và con cái, giữa con cái với nhau cũng được thực hiện tốt hơn trong gia đình vùng ĐBSH, thể hiện khi được hỏi về nghề nghiệp mà bố mẹ mong muốn cho con cái mình làm, chủ yếu các gia đình cho rằng
“Mong muốn cho các cháu làm trong cơ quan nhà nước hoặc tùy sự lựa chọn của các cháu” (Nữ,
40 tuổi)
Đe gia đình vùng ĐBSH thực hiện vai trò ừong phòng, chống bạo lực gia đình, Hội nông dân đã phối họp vói Ban Xã hội - Dân số và Gia đình tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kiến thức cho cán bộ, hội viên nông dân và các thành viên trong gia đình
về thực trạng, hậu quả của bạo lực gia đình
92
đối với xã hội, ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình, vai trò của nam giới đối với phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống xâm hại tình dục đối với trẻ em, góp phần xây dựng gia đình văn hóa và xây dựng NTM
Tại Nam Định, “Hội nông dân tỉnh đã phối họp với các địa phương tổ chức các buổi tọa đàm với chủ đề “Đừng vung tay, Hãy cầm tay” tại huyện Hải Hậu; giao lưu sân khấu hóa
“Chung tay xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và ừẻ em gái” tại huyện Ý Yên; tập huấn “Nâng cao vai trò, ừách nhiệm của nam giới về phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Nghĩa Hưng, diễn đàn
“Đàn ông đích thực nói không bạo lực với phụ nữ” tại huyện Giao Thủy”[100]
Các gia đình nông thôn vùng ĐBSH đã tích cực tham gia các mô hình phòng, chống bạo lực gia đĩnh Mô hình đã giúp gia đình nâng cao nhận thức, phát huy vai trò hạt nhân của gia đĩnh thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiều mô hình còn giúp các gia đình thực hiện tốt Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giói, từng bước giảm thiểu các vụ bạo lực gia đình Điển hình như tại huyện Mê Linh (Hà Nội), các xã như: Đại Thành, Tam Đồng, Thạch Đà, Kim Hoa đều có các mô hình triển khai theo hình thức “Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc”, “Câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình”,
Qua khảo sát cho thấy, gia đình vùng ĐBSH tích cực tham gia thực hiện phòng, chống bạo lực gia đĩnh (Bảng 26, phụ lục 1.2), có hơn 50% gia đình được hỏi “thường xuyên” thực hiện hoạt động này, 44,7% gia đình “thỉnh thoảng” tham gia Nhận thức và hành động của gia đình vùng ĐBSH cho hoạt động này được nâng cao hơn, có ý thức tự giác hơn Khi hỏi về sự ủng hộ của phòng, chống bạo lực gia đình, hầu hết nhận được sự đồng tình của thành viên ừong gia đình
Tuy nhiên, hiện nay thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình ở gia đình vùng ĐBSH còn một số hạn chế như:
Công tác tuyên truyền, giáo dục về giới và bình đẳng giới chưa thực sự đạt hiệu quả cao Nội dung tuyên truyền chưa được chuyển tải thường xuyên, sâu rộng, chưa sát với đối tượng Nhận thức của thành viên trong gia đình, nhất là phụ nữ trong gia đình nông thôn vùng ĐBSH về quyền lợi của mình còn nhiều hạn chế, định kiến giới và tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “thập nữ viết vô, nhất nam
93
viết hữu”, tư tưởng gia trưởng của nam giới trong gia đình vẫn khá phổ biến.Từ nhận thức đó nên bình đẳng giới trong gia đình vẫn chưa thực sự được thực hiện
Sự bất bình đẳng giới ở gia đình nông thôn vùng ĐBSH vẫn tồn tại trong nhiều lĩnh vực, phụ nữ vẫn phải làm những công việc nội trợ là chủ yếu, tư tưởng trọng nam khinh nữ trong quá trình sinh con, nuôi con, chăm sóc con cái, kế hoạch hóa gia đình, chính vì thế phụ nữ còn gặp phải những vấn đề khác như bạo lực gia đình, nạn nhân của buôn bán người, bóc lột lao động, xâm hại tình dục
vẫn còn diễn ra tình trạng bạo lực gia đình ở một số địa phương, nhất là vùng nông thôn
ở ĐBSH Bạo lực gia đình đang trở thành vấn đề xã hội nhức nhối, gây hậu quả không chỉ cho thể xác, tâm lý của người bị bạo hành mà còn gây hậu quả cho xã hội Đối tượng bị bạo lực gia đình hiện nay chủ yếu vẫn là phụ nữ, trẻ em gái, dưới hình thức bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục Gần đây, diễn ra tình trạng xâm phạm tình dục đối với ừẻ em gái, cũng gây hậu quả nghiêm trọng đến tâm lý, cuộc sống của nạn nhân, lên án sự suy đồi về đạo đức ngày càng nghiêm trọng Tuy nhiên đây là vấn đề nhạy cảm nên vẫn bị giấu giếm nhiều, do tâm
lý xấu hổ hay quan niệm “xấu chàng hổ ai” nên nhiều phụ nữ bị bạo hành hay con cái họ bị bạo hành, bị xâm phạm nhưng vẫn cam chịu, nhẫn nhịn chịu đựng để giữ sự êm ấm cho gia đình
3.1.1.5 Thực trạng thực hiện vai trò của gia đình tham gia đảm bảo an
ninh nông thôn
Hiện nay, đã có khá nhiều địa phương trên địa bàn vùng ĐBSH đạt chuẩn tiêu chí An ninh ừật tự trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dụng NTM Điều này không chỉ đưa địa phương “cán đích” NTM theo lộ trình đề ra, mà còn góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn
an ninh, trật tự xã hội thôn xóm, đem lại sự bình yên cho nhân dân Gia đình vùng ĐBSH đã có các hoạt động tham gia đảm bảo an ninh trật tự xã hội, thực hiện tiêu chí 19 của xây dựng NTM, được thể hiện qua các nội dung sau:
Thứ nhất, gia đình vùng ĐBSH đã phát huy vai trò trong đảm bảo an ninh, trật tự ở
nông thôn
Đe phát huy vai trò của gia đình trong đảm bảo an ninh trật tự xã hội, chính quyền một số địa
phương đã kết hợp chặt chẽ lồng gắn tiêu chí “Đảm bảo ANTT
94
xã hội nông thôn” và tiêu chí xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa” trong cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, duy tri hoạt động của ừên 2000
tổ chức quần chứng tự quản ở cơ sở như : “Địa bàn không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Khu dân cư an toàn, đoàn kết, văn hóa”; “Tổ tự quản An ninh trật tự, an toàn giao thông, ” thông qua đó phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thu hút gia đình tham gia, góp phần ổn định vững chắc tình hình an ninh nông thôn vùng ĐBSH
Mặt khác qua các phong trào, công tác tuyên tuyền cũng đã nâng cao ý thức cảnh giác, trách nhiệm và năng lực tự bảo vệ của gia đình trong việc phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh làm thất bại âm mưu “Diễn biến hòa bình”, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch và các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước
Phát huy vai trò giáo dục, tình cảm của gia đình - đây là vai trò quan trọng của gia đình, thời gian qua đã vận động các gia đình tích cực tham gia đấu tranh tố giác các loại tội phạm và
tệ nạn xã hội, cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng hoàn lương sớm tái hòa nhập cộng đồng Gia đình phát huy vai trò giáo dục, tình cảm trong việc vận động các thành viên không tham gia các tệ nạn xã hội như lô đề, cờ bạc, rượu chè,., gây mất trật tự xã hội an ninh nông thôn
Thứ hai, gia đình vùng ĐBSH tích cực tham gia các mô hĩnh bảo vệ an ninh, trật tự xã
hội thực hiện thắng lợi tiêu chí 19 của xây dựng NTM
Một số địa phương đã hình thành các mô hĩnh bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, trong đó có một số mô hình huy động vai trò của gia đình trong đảm bảo an ninh, xã hội, như mô hình “Tổ liên gia tự quản” (Hình thức thực hiện mỗi “Tổ liên gia tự quản” có từ 10 đến 20 hộ gia đình liên kết, các Tổ liên gia được tổ chức hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện, tự giác, tự đảm bảo kinh phí của các hộ gia đĩnh, các tổ được sự lãnh đạo trực tiếp của chi Bộ), chức năng chính của Tổ liên gia là tham gia hòa giải cơ sở, cùng nhau giữ gìn an ninh ừật tự, giúp nhau phát triển kinh
tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa gia đình, văn hóa khu dân cư
Tại Thái Bình đã kết họp chặt chẽ lồng ghép tiêu chí “Đảm bảo an ninh trật tự xã hội nông thôn” và tiêu chí xây dựng “Khu dân cư văn hóa” ừong cuộc vận
95
động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, duy tri hoạt động của trên 2000 tổ chức quàn chúng tự quản ở cơ sở như: “Địa bàn không có tội phạm và tệ nạn xã hội”; “Khu dân
cư an toàn, đoàn kết, văn hóa”; “Tổ tự quản an ninh trật tự, an toàn giao thông”, Thông qua các tổ chức này đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy vai trò tự quản của các gia đình, từ đó góp phần ổn đinh vững chắc tình hình an ninh trật tự, xã hội nông thôn
Thứ ba, nhờ có sự tham gia của gia đình nên vùng ĐBSH thời gian vừa qua tình hình
khiếu kiện giảm, không có “điểm nóng”, không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập ở địa phương, kiềm chế, làm giảm tội phạm, tai nạn giao thông; an ninh chính trị, trật tự xã hội ở nông thôn được đảm bảo, giữ vững Gia đình vừng ĐBSH tích cực tham gia các hoạt động giữ vững an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn như: phong trào “Toàn dân bảo vệ An ninh tổ quốc”; phòng, chống tệ nạn xã hội; tìm hiểu hệ thống pháp luật; tham gia phòng ngừa tội phạm; phát hiện, đấu tranh, tố giác tội phạm; đảm bảo an toàn giao thông; không khiếu kiện, tụ tập đông người; không tham gia truyền đạo trái phép (bảng 26, phụ lục 1.2), từ đó, góp phần đảm bảo an ninh nông thôn và thực hiện có hiệu quả tiêu chí cuối cùng trong xây dựng NTM
Tuy nhiên, gia đình vùng ĐBSH góp phần thực hiện tiêu chí 19 còn một số hạn chế như:
Với tiêu chí 19 của xây dựng NTM là tiêu chí cuối cùng nhưng lại là tiêu chí khó đạt nhất, khó đánh giá nhất Trên báo cáo của các địa phương, số xã đạt chuẩn của tiêu chí này khá cao, ví dụ như Thái Bình có 255 xã đạt,chiếm 96,9% [118]; Quảng Ninh 100% xã đạt [114]; Chương Mỹ (Hà Nội) có 22/30 xã cơ bản đạt, chiếm 73,3% [45]; Nam Định có 204/209 xã đạt, chiếm 98% [120], Tuy nhiên, thực tế khi khảo sát (bảng 26, phụ lục 1.2) thì mức độ thực hiện chủ yếu là “thỉnh thoảng”, chưa được duy trì một cách “thường xuyên”, nhất là với hoạt động
“Tim hiểu hệ thống pháp luật” và “Phát hiện, đấu tranh, tố giác tội phạm” mức độ thực hiện
“thường xuyên” rất thấp, do tâm lý e ngại, né tránh của nhân dân vẫn còn, cho rằng việc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm là nhiệm vụ của lực lượng chức năng
96
Trong thời gian qua, tình hình an ninh trật tự, xã hội ở nông thôn vùng ĐBSH đang còn một số diễn biến phức tạp như một số nơi vẫn diễn ra khiếu kiện kéo dài về đền bù giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường do lực lượng chức năng chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến từng gia đình và có nơi chính quyền địa phương chưa thực hiện đúng chủ trương, chưa giải thích kịp thời cho nhân dân hiểu (điển hình như vụ việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức (Hà Nội)), Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc cũng chưa đồng đều, một số gia đình không dám đấu tranh, tố giác tội phạm; mô hình quần chứng tự quản
về an ninh trật tự chưa được tập trung xây dựng vào những xã xây dựng NTM, xã trọng điểm,
xã phức tạp nên chưa thu hút gia đình thực hiện vai trò
Trong thời gian gần đây, tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật vẫn diễn ra, tệ nạn ma túy, cờ bạc còn xảy ra5 điều này cho thấy một nguyên nhân là do vai trò giáo dục của gia đình chưa được phát huy có hiệu quả, có nơi, có lúc còn bị buông nhẹ, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường
3.1.2 Nguyên nhân thực trạng thực hiện vai trò của gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới hiện nay
3.I.2.I Nguyên nhân của thành tựu
Gia đình vùng ĐBSH tích cực tham gia, đóng góp cho xây dựng NTM không chỉ dừng lại ở những hành động mang tính phong trào mà là hành động thiết thực góp phần thực hiện thắng lợi xây dựng NTM Có được những thành tựu này do nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:
* Nguyên nhân khách quan:
Trước hết, các tỉnh vùng ĐBSH nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung đã tiếp thu
kinh nghiệm xây dựng NTM của các nước trong khu vực và trên thế giới, thu hút gia đình tham gia thực hiện xây dựng NTM
Các nước phát triển ừên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, đã thực hiện xây dựng làng mói từ những năm 1970 đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, không có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn, áp dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, huy động sức mạnh, tính tự giác từ chính các gia đình ở nông thôn Tiếp thu kinh nghiệm của các nước ừong quá trình xây dựng NTM,
97
Đảng và Nhà nước ta đã xác định chủ thể xây dụng NTM chính là người dân, huy động được sự ủng hộ và tham gia của nhân dân, Đảng và nhân dân cùng làm, từ đó chính quyền địa phương ở Việt Nam nói chung và vùng ĐBSH nói riêng đã triển khai để huy động nhân dân cụ thể là gia đình nông thôn tích cực đóng góp sức người, sức của cho Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM
Thứ hai, hệ thống chính trị các tỉnh vùng ĐBSH coi xây dựng NTM là nhiệm vụ ừọng
tâm, trong đó phát huy vai trò chủ thể của gia đình vùng ĐBSH là yếu tố quyết định sự thảnh công của chương trình
Ngay từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng chính quyền vùng ĐBSH vẫn luôn ưu tiên, quan tâm, chỉ đạo, tập trung nguồn lực cho xây dụng NTM, xem đây là một ửong những nhiệm vụ trọng tâm Đây được xem như nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc và được sự chỉ đạo quyết liệt Chính quyền địa phương không chỉ huy động sức mạnh của các tổ chức chính trị xã hội trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dụng NTM, phát triển nông nghiệp, nông thôn mà còn tạo mọi điều kiện về cơ chế, chính sách để các gia đình vùng ĐBSH trực tiếp tham gia xây dựng NTM, gia đình vùng ĐBSH vừa là chủ thể, vừa là người thụ hưởng những thành quả của xây dựng NTM
Gia đình vùng ĐBSH trong thời gian qua đã thực hiện tích cực vai trò trong xây dựng NTM do chính quyền làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phát huy tính chủ động và sáng tạo của gia đình, nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, thực sự quan tâm đến lợi ích của từng gia đình trong việc lựa chọn nội dung, quản lý và đánh giá kết quả thực hiện chương trình xây dựng NTM ở địa phương Việc huy động, đóng góp của gia đình được thực hiện trên cơ sở tự nguyên, bàn bạc dân chủ, đẩy mạnh phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng NTM”, động viên khen thưởng kịp thòi các hộ gia đình, cá nhân tích cực tham gia đóng góp trong xây dựng NTM
Ngoài ra, chính quyền địa phương còn phát huy được tính dân chủ, biết tôn trọng, cầu thị, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng chính đáng của các hộ gia đình, gia đình góp ý dự thảo văn bản xây dựng NTM, làm mọi việc để chăm lo lợi ích của người dân, nếu mắc khuyết điểm không ngại sửa sai, nhận lỗi trước dân Trong
98
quá trình thu hút gia đình đóng góp sức người, sức của, hiến đất cho xây dựng NTM, chính quyền địa phương cũng tích cực phòng, chống tham nhũng- nhất là nạn tham nhũng vặt, tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, để đem lại niềm tin cho gia đình tích cực thực hiện vai trò trong các tiêu chí xây dựng NTM
Thứ ba, thu hút các nguồn lực xã hội hóa để giúp đỡ gia đình thực hiện vai trò trong xây
dựng NTM
Một trong những điều kiện quan trọng để gia đình thực hiện tốt vai trò trong xây dựng NTM, đó là sự chung tay của các nguồn lực xã hội, nguồn vốn, bố trí đầu tư, đa dạng các nguồn lực xã hội hóa, hỗ trợ hình thức sản xuất, bao tiêu đầu vào và đầu ra sản phẩm, hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp Huy động sự đóng góp, hỗ trợ của các doanh nghiệp, thực hiện liên kết 4 nhà “Nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp”, từ đó các gia đình yên tâm sản xuất, nâng cao năng suất lao động Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, cũng đã tạo điều kiện cho gia đình vùng ĐBSH vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, trang trại, từng bước nâng cao đời sống cho gia đình Việc huy động kinh phí đa dạng bảo đảm cho việc triển khai các dự án và chương trình trong kế hoạch xây dựng NTM và cũng góp phần động viên, hỗ trợ gia đình nông thôn phát triển kinh tế gia đình, giải quyết việc làm tại chỗ, thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững, hoàn thành thắng lợi mục tiêu xây dựng NTM
* Nguyên nhân chủ quan:
Bản thân gia đình vùng ĐBSH nâng cao nhận thức về vai trò trong xây dựng NTM, nâng cao trình độ học vấn, phát triển kinh tế gia đình và ý thức phát huy dân chủ ở nông thôn
Gia đình vùng ĐBSH đã nâng cao nhận thức về vai trò của mình trong xây dựng NTM, với mục tiêu “Đảng và nhân dân cùng làm”, gia đình vùng ĐBSH nhận thức ngày càng rõ hơn nội dung các tiêu chí xây dựng NTM và vai trò của mình đối với từng tiêu chí, nhất là đối với tiêu chí xây dựng, giữ gìn đường làng, ngõ xóm, nhà ở; giữ gìn và phát triển giáo dục, văn hóa; phòng, chống bạo lực gia đình và giữ gìn an ninh trật tự xã hội nông thôn
99
Gia đình vùng ĐBSH có truyền thống hiếu học, chú trọng đến công tác giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ học vấn, có ý thức tự giác trong việc nâng cao trình độ học vấn cho các thảnh viên trong gia đinh Xét về trình độ học vấn, người dân vùng ĐBSH được xác định có trình độ học vấn tương đối cao hơn các vùng khác, đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện có hiệu quả xây dựng NTM
Ngoài ra, gia đình nông thôn vùng ĐBSH còn có cả những gia đình là trí thức, công chức nên hiểu rất rõ tầm quan trọng của xây dựng NTM, đi đầu trong đóng góp, làm gương cho các gia đình trong làng, thôn Hơn nữa, sự năng động, sáng tạo, nhạy bén vốn có của nông dân thông qua các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cũng là yếu tố giúp cho gia đình nông thôn vùng ĐBSH tranh thủ thuận lợi về tự nhiên và khai thác tiềm năng của vùng để phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống gia đình, xóa đói giảm nghèo bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng NTM ngay từ những năm đầu tiến hành
Bên cạnh đó, năng lực thực hành dân chủ của gia đình vùng ĐBSH từng bước được phát huy cũng là một nguyên nhân dẫn đến thành tựu thực hiện vai trò của gia đình trong xây dựng NTM Các gia đình vùng ĐBSH có trách nhiệm hơn với những công việc chính trị, xã hội, sự hiểu biết về dân chủ, về quyền lợi và nghĩa vụ của gia đình được nâng cao Mặt khác, gia đình vùng ĐBSH còn tạo điều kiện, động viên các thành viên trong gia đình tham gia vào các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, từ đó phấn đấu đứng vào hàng ngũ của Đảng Chính các hoạt động dân chủ gia đình vùng ĐBSH đang góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững an ninh ừật tự,
xã hội nông thôn
3.I.2.2 Nguyên nhân của hạn chế
* Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, do công tác tuyên truyền và vận động gia đình vùng ĐBSH thực hiện vai trò
trong các nội dung xây dựng NTM còn hạn chế, chưa được sâu rộng, còn thiếu những hình thức sáng tạo, phong phú, chưa thu hút được đông đảo sự quan tâm của gia đình, chưa làm thường xuyên; nhận thức của một số cán bộ và
100
nhân dân chưa đầy đủ, chưa phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị Sự phối hợp giữa chính quyền và nhân dân, gia đình nhiều nơi chưa chặt chẽ
Công tác thông tin, tuyên truyền để thu hút các gia đình vùng ĐBSH tham gia sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ở hợp tác xã còn nhiều hạn chế nên gia đình vùng ĐBSH chưa phân biệt được sự khác nhau giữa mô hình họp tác xã kiểu mới với mô hình họp tác xã kiểu cũ dẫn đến hoài nghi, thiếu tin tưởng vào sự phát triển của hợp tác xã
Ngoài ra, công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia hoạt động của tổ chức chính t r ị - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị cũng chưa được mạnh mẽ Thực hiện quy chế dân chủ tói đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa thường xuyên, phương pháp tuyên truyền chậm đổi mới, thiếu đa dạng Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đúng nội dung, ý nghĩa vai trò của gia đình trong xây dựng hệ thống chính trị nên tinh thần thái
độ phục vụ nhân dân chưa thực sự nhiệt tình
Thứ hai, một số nội dung trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM chưa phù hợp
với thực tiễn và sự phát triển của địa phương nên chưa phát huy được hiệu quả vai trò của gia đình nông thôn vùng ĐBSH trong xây dựng NTM
Qua những năm đầu (từ năm 2010 - 2015) ừiển khai chương trình xây dựng NTM, đã được chỉnh sửa và bổ sung ừong Bộ tiêu chí xây dựng NTM từ năm 2016 - 2020, nhưng qua thực tế một số tiêu chí xây dựng NTM chưa thực sự hợp lý, chưa phù hợp với thực hiện vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM
Ví dụ như chính sách xây dựng các trung tâm thương mại nông thôn ừong khi người dân nông thôn ĐBSH vẫn chủ yếu là họp chợ cóc, chợ quê vào sáng sớm, mua bán trực tiếp hoặc trao đổi nông sản; hay hạ tầng thông tin truyền thông, lắp đặt đường internet, truyền hình cáp, với số tiền phí hàng tháng còn tương đối cao
Sự phát triển của các tỉnh, kể cả trong một tỉnh thì các huyện, xã cũng không đồng đều, trình độ dân trí, thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của gia đình nông thôn ĐBSH còn chênh lệch so vói khu vực nội thành Các cơ chế, chính
101
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa đủ mạnh Thủ tục hành chính tiếp nhận đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn còn rườm rà, phức tạp Cơ chế, chính sách trên một số lĩnh vực cũng còn lạc hậu, chưa phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của gia đình khu vực nông thôn ĐBSH, vì vậy, chưa khuyến khích được các gia đình thay đổi phương thức sản xuất, cơ giới hóa mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp của gia đình vùng ĐBSH thu hẹp nhanh, phân bố nhỏ lẻ, manh mún nên khó khăn cho việc cơ giới hóa, hiện đại hóa và xây dựng nền sản xuất nông nghiệp quy mô lớn
Sản xuất của gia đình vùng ĐBSH dễ bị tác động của giá cả, các yếu tố thị trường, thiên tai dịch bệnh ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, huy động nguồn lực cho đầu tư và phát triển kinh tế gia đình Những năm qua thời tiết diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới bị suy thoái, thị trường nông sản, thực phẩm biến động nên sản xuất và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, việc đóng góp cho xây dựng NTM của gia đình vùng ĐBSH bị hạn chế
* Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, do nhận thức của chính quyền địa phương và các gia đình vùng ĐBSH về vai
trò của họ trong xây dựng NTM chưa cao
Ở một số nơi chính quyền địa phương và gia đình chưa nhận thức đứng vai trò của gia đình trong xây dựng NTM Khi được hỏi về chủ thể tham gia xây dựng NTM, vẫn có ý kiến cho rằng Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương là chủ thể chính thực hiện xây dựng NTM,
vì vậy, vẫn có tâm lý ỷ lại, ừông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước, một bộ phận gia đình chưa tích cực, tự giác đóng góp xây dựng NTM Bên cạnh đó, một số cán bộ chưa xác định đúng mục tiêu của xây dựng NTM là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, lấy nhân dân là mục tiêu, động lực xây dựng NTM nên chưa có hành động cụ thể động viên gia đình vùng ĐBSH thực hiện vai ừò xây dựng NTM
Nhận thức của các gia đình và cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức về vai trò của gia đình với vấn đề bảo vệ môi trường chưa cao Việc tuyên truyền phổ biến các quy định về bảo vệ môi trường nói riêng, các định hướng của Nhà
102
nước trong quản lý và phát triển nông thôn nói chung còn chưa được thực hiện thường xuyên, dẫn đến các gia đình chưa nắm rõ được quy định trong xử lý chất thải Ý thức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của gia đình và cơ sở gia đình thực hiện sản xuất chưa cao Đa số gia đình chỉ tập trung phát riển kinh tế, mở rộng sản xuất theo nhu cầu thị trường mà coi việc thu gom, xử lý chất thải là việc của nhà nước
Thứ hai, do bản thân đời sống kinh tế gia đình vùng ĐBSH còn gặp nhiều khó khăn, vẫn
chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, buôn bán nhỏ
Gia đình vùng ĐBSH ở một số địa phương chưa sẵn sàng đóng góp tiền mặt, hiện vật cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và đóng góp chưa mang tính tự nguyện hay còn tình trạng huy động đóng góp quá sức về kinh tế của gia đình (huy động các hộ đóng góp khoảng từ 300.000 đồng đến 1 triệu đồng)
Do số đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực nông thôn lớn, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn
và chưa đồng bộ nên đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn Sự phát triển của các địa phương không đồng đều, trình độ dân trí, thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của gia đình khu vực nông thôn vùng ĐBSH còn chênh lệch lớn so với khu vực nội thành
Ngoài ra, diện tích đất ở nông thôn của gia đình vùng ĐBSH cũng đang bị thu hẹp, chủ yéu là đất nông nghiệp, đất ở hiện còn rất ít nên gia đình chưa có điều kiện hiến tặng đất cho làm đường làng, ngõ xóm, giao thông nội đồng cho xây dựng NTM
Gia đình nông thôn vùng ĐBSH vẫn chủ yếu là các hộ nông dân, làm thủ công, buôn bán nhỏ, thu nhập chưa cao nên việc ứng dụng khoa học công nghệ vào đa dạng hóa hình thức sản xuất còn hạn chế, khi tham gia vào hợp tác xã cũng chưa nhiệt tình, chưa có điều kiện đóng góp vốn nhiều Các gia đình khi thực hiện đa dạng hóa tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vẫn còn tâm lý ỷ lại vào sự giúp đỡ của nhà nước
Khi áp dụng mô hình “sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”, gia đình vùng ĐBSH còn gặp khó khăn về vốn đầu tư, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng và thị trường tiêu thụ sản phẩm Tuy nhiên khi được hỏi “Nếu nhận được sự trợ
103
giúp về vốn, ông/ bà có sẵn sàng chuyển đổi hình thức sản xuất không?” thì hầu như các gia đình không sẵn sàng chuyển đổi hình thức sản xuất do tâm lý cố hữu, ngại thay đổi Vì vậy, kinh
tế hộ gia đình vùng ĐBSH vẫn chưa phát triển một cách bền vững, có chiều sâu
Ngoài ra, tình hình vay vốn cũng tương đối khó khăn, khi được hỏi về tình hình vay vốn của địa phương, có 35% gia đình cho rằng gặp “khó khăn” trong quá trình vay vốn (xem bảng
13, phụ lục 1.2), hay hiện nay ở nông thôn vùng ĐBSH có tình trạng cho vay tính dụng đen, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đất đai của gia đình ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của gia đình nói riêng và tình hình an ninh trật tự xã hội nói chung
Thứ ba, có nơi gia đình có tâm lý e ngại, không muốn đóng góp, chưa tích cực thực hiện
xây dựng NTM do sau giai đoạn 2010-2015, có tình trạng thiếu minh bạch trong xây dựng NTM diễn ra, tình trạng nợ tiêu chí, nợ đọng, chạy theo thành tích xuất hiện ở các địa phương
Theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình xây dụng NTM ở vùng ĐBSH, những kết quả đạt được rất đáng ghi nhận, đến năm 2015, số xã đạt NTM là 17,1% Tuy nhiên, chỉ sau 9 tháng đến tháng 10/2016, tăng lên bất thường là 23% Nhiều địa phương do bệnh thành tích nên xin nợ tiêu chí nhưng không biết đến bao giờ có thể trả được Do việc chạy theo thành tích trước sức ép hoàn thành các tiêu chí, nhiều địa phương đã tự xoay sở tìm mọi cách huy động nguồn lực phục vụ chương trình, dẫn đến nhiều nơi thậm chí không có khả năng thanh toán các khoản nợ Nhiều tỉnh “sa lầy” ừong nợ đọng xây dựng cơ bản NTM, có tỉnh nợ gần 1000 tỷ chủ yếu tập trung tại các công trình như trụ sở làm việc, nhà văn hóa, một số trạm y
tế đầu tư thiết bị trị giá gần 500 triệu đồng nhưng thiếu đồng bộ nên vẫn nằm bất động, có nơi xây hồ chứa rác ừong các thôn gần 1 tỷ đồng Một số cán bộ xã, huyện có tình trạng tham ô, tham nhũng đối với đóng góp hay nguồn vốn đầu tư xây dựng NTM Điều đó làm cho nhân dân mất niềm tin, một số gia đình không muốn đóng góp cho chương trình, hoặc có đóng góp thi
104
rất ít, không tự giác, nhiệt tình tham gia vào công việc giữ gìn, tu bổ, sửa chữa công trình, hạng mục để xây dựng NTM bền vững
Gia đình vùng ĐBSH chưa tích cực trong việc tham gia tu bổ, sửa chữa các công trình, hạng mục văn hóa, thậm chí có gia đình ít tham gia các hoạt động văn hóa Một trong những nguyên nhân là do có địa phương còn lãng phí trong xây dựng các công trình này Việc xây dựng các nhà văn hóa, thể thao nhằm cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần của người dân, song trên thực tế sau khi đầu tư xây dựng với số tiền hàng chục tỷ đồng, nhiều nhà văn hóa vẫn không đưa vào sử dụng do bất tiện vì xây dựng xa trung tâm, cho nên mỗi khi hội họp hay tổ chức hoạt động lại tổ chức ở UBND xã, có nơi xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao chỉ cốt để đạt chỉ tiêu NTM, các hoạt động văn hóa chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của các thành viên trong gia đình
3.2 NHỮNG VẤN ĐÈ ĐẶT RA TRONG THựC HIỆN VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG XÂY DƯNG NÔNG THÔN MỚI HIỆN NAY
Quá trình xây dựng NTM giai đoạn I (2010 - 2015), gia đình vùng ĐBSH đã tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả, làm thay đổi “bộ mặt” nông thôn ĐBSH, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống gia đình nông thôn vùng ĐBSH, tuy nhiên qua thực hiện đã nảy sinh một số vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu Cụ thể:
3.2.1 Phát huy vai trò gia đình trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỉnh tế - xã hội của xây dựng nông thôn mói chưa đảm bảo tính bền vững
Trong thời gian qua, gia đình tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn tuy nhiên chưa đảm bảo tính bền vững, cụ thể là:
Thứ nhất, gia đình vùng ĐBSH cũng như chính quyền địa phương chưa quan tâm đến
đầu tư, xây dựng, sửa chữa tất cả các hạng mục cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của NTM
Trong giai đoạn từ 2010 - 2015, mới chỉ tập trung vào xây dựng hạ tầng giao thông còn các hạ tầng thương mại nông thôn (Chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa), hạ tầng thông tin hoặc truyền thông (Bưu chính,
105
viễn thông, internet, đài truyền thanh, hệ thống loa, ứng dụng công nghệ thông tin), hạ tầng y tế (Trạm xá, bệnh viện, trang thiết bị y tế, ),.” vẫn chưa được đầu tư quan tâm đúng mức, có nơi còn chưa có chợ kiên cố, vẫn là chợ tạm, chỉ họp buổi sáng, hoặc mua bán nhỏ lẻ; hạ tầng thông tin, truyền thông ở vùng nông thôn cũng còn rất hạn chế Các hộ gia đình “chưa đóng góp” xây dựng hạ tầng y tế chiếm tỷ lệ khá cao Bên cạnh đó sự đầu tư của chính quyền, doanh nghiệp đến hạ tầng này cũng chưa được quan tâm, vì vậy ở một số địa phương tuyến huyện, xã hạ tầng
y tế còn rất kém, không đảm bảo các trang thiết bị, trình độ của y bác sĩ cũng thấp, dẫn đến tình trạng quá tải ở tuyến trên hoặc không cứu chữa kịp thời
Thứ hai, gia đình e ngại trong việc đóng góp xây dụng NTM giai đoạn tới
Do chạy theo thành tích để đạt tiêu chuẩn NTM nên có nhiều công trình hạng mục phục
vụ cho đời sống của gia đinh nông thôn đã xây dựng nhưng đến nay lại bị bỏ hoang, không sử dụng hoặc đã bắt đầu xuống cấp
Gia đình đóng góp xây dựng các khu thể thao, nhà văn hóa và khu học tập cộng đồng, chợ, to lớn, hoành tráng, mất hơn nửa tỉ đồng cũng chỉ để “trang trí”, đóng cửa cả ngày, bị xuống cấp, trong khi đó khoản nợ vài trăm triệu đồng chưa có tiền để hoàn trả; Các hộ gia đình góp công, góp của làm nên những con đường mới nhưng đường lại nhỏ hẹp đan xen, đi lại gặp nhiều khó khăn, gây những mâu thuẫn nhất định trong quá trình đóng góp của gia đình với việc sử dụng các nguồn vốn đó của chính quyền địa phương
Đơn cử như ở xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), mặc dù đã được công nhận xã điểm NTM toàn quốc từ nhiều năm qua, nhưng ở đây có tới hai nhà máy cấp nước đang chờ sử dụng trong khi các hộ phải tự bỏ tiền đào giếng, lấy nước tưới hoa màu Những vấn
đề này cho thấy, do chạy theo thành tích, nên chính quyền địa phương đã huy động quá sức của nhân dân; bên cạnh đó xuất hiện tình trạng tham ô, tham nhũng của một số cán bộ Từ đó dẫn đến mất niềm tin của nhân dân, gia đình vào sự đóng góp xây dựng NTM
Cần xác định đây là chương trình lâu dài phục vụ thiết thực cho đời sống người dân nông thôn chứ không phải mang tính phong trào nên phải thực hiện đảm bảo tính bền vững Điều này phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của người đứng
106
đầu ở các địa phương, nhất là Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND xã, huyện Và khi tổ chức thực hiện thì nhất định phải lấy ý kiến thảo luận từ nhân dân, đại diện của các gia đình, phát huy tinh thần dân chủ, đặt nhân dân vừa là chủ thể thực hiện, vừa là đối tượng hưởng thụ của quá trình xây dựng NTM
3.2.2 Thu hồi đất phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng dẫn đến tình trạng thành viên trong gia đình mất việc làm, thất nghiệp, ly nông, ly hương, không đảm bảo tính bền vững trong xây dựng
nông thôn mói
Thứ nhất, thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện công nghiệp hóa trong những năm gần
đây đã mang đến những thay đổi lớn ở các vùng nông thôn Các khu công nghiệp được hình thành đã tạo ra sự tăng trưởng kỉnh tế cao, đa dạng hóa nguồn thu nhập, nâng cấp cơ sở hạ tầng, góp phần rất lớn vào việc thực hiện xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn Tuy nhiên, việc thu hồi đất đã tác động trực tiếp đến việc làm và đời sống của gia đình nông thôn trước mắt cũng như lâu dài Việc mất đất đai, thiếu việc làm, không tự chủ về lương thực, ly nông, ly hương là tình trạng phổ biến của các gia đình, nhất là ở các tinh như Hưng Yên, Hải Dương, từ đó dẫn đến những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, xảy ra tình trạng khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cấp,
Thứ hai, giải quyết việc làm cho các gia đình sau khi chuyển giao đất cho các xí nghiệp,
khu công nghiệp Do đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các nhà máy, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của các gia đình có giảm đi Mỗi hộ chỉ còn từ 1 đến 2 lao động làm nghề nông, ừồng cấy trên diện tích đất còn lại hoặc chăn nuôi, thủy sản theo qui mô nhỏ Một số gia đình thuê đất của các hộ trong thôn hoặc xã lân cận để làm nông nghiệp, một phần lớn lao động
ở các hộ phải tìm kiếm việc làm trong các lĩnh vực khác như làm thuê trong nông nghiệp, làm việc gia đình, phụ hồ, làm thuê trong các xưởng nhựa, thủ công mỹ nghệ, bán hàng thuê,
Các loại hình dịch vụ khác như buôn bán nhỏ, làm nghề phụ như chế biến nông sản, làm công nhân ừong khu công nghiệp may, điện tử, cũng là nghề đang phát triển ở những địa phương được điều tra Tuy nhiên, do yêu cầu cao về trình độ, đặc biệt là học vấn, điều kiện và
kỷ luật lao động chặt chẽ là nguyên nhân chủ
107
yếu của việc rất ít lao động trong các gia đình nông dân tìm được việc làm trong các nhà máy, hoặc do sức khỏe kém, không chấp hành tốt kỷ luật lao động hoặc do công ty bị phá sản, bị chấm dứt hợp đồng nên phải quay trở lại nghề nông hoặc tìm việc làm thuê
Thứ ba, đảm bảo an ninh lương thực cũng là một vấn đề đặt ra cho gia đình ở nhiều
vùng nông thôn trên cả nước Trước khi thu hồi đất để phát triển công nghiệp, chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn đã mang lại sự đảm bảo về lương thực Việc thu hồi đất đã dẫn đến không tự chủ được về lương thực, ảnh hưởng đến việc các gia đình phát huy vai trò trong phát triển kinh tế hộ, đầu tư giáo dục và chăm sóc sức khỏe vì hàng tháng vẫn phải lo cho việc chi tiêu ăn uống hàng ngày
Mặc dù việc phát triển CNH, HĐH trong nông nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp ở nông thôn là cần thiết, tuy nhiên, để giai đoạn tiếp theo của xây dựng NTM hướng đến bền vững thì cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp, giải quyết việc làm cho thành viên gia đình để họ có cơ hội ly nông mà không ly hương, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình
3.2.3 Những biến đổi của giã đình vùng đồng bằng sông Hồng làm ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của gia đình trong xây dựng nông thôn mói
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường làm biến đổi các chức năng của gia đình, nên một số chức năng của gia đình chưa được phát huy trong quá trình xây dựng NTM,
cụ thể:
Thứ nhất, về vai trò sinh sản của gia đình, tạo nguồn lao động cho nông thôn - đây là
chức năng quan trọng của gia đình Tuy nhiên, hiện nay với tác động của công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế nên nhận thức của nhiều gia đình có nhiều thay đổi Nếu trước kia gia đình nhận thức “đông con nhiều phúc”, thi hiện nay tỉ lệ gia đình cho rằng phải có nhiều con chiếm tỉ
lệ thấp hơn Điều này cũng có tính hai mặt, một mặt đảm bảo được ké hoạch hóa gia đình, mặt khác lại xuất hiện tư tưởng sai lệch như không muốn kết hôn hoặc kết hôn nhưng không sinh con, Điều này ảnh hưởng đến nguồn lao động của sản xuất nói chung và cho quá trình xây dựng NTM nói riêng
108
Thứ hai, vai trò giáo dục của gia đình - đây là trách nhiệm quan trọng của gia đình Gia
đinh hiện nay không chỉ là nơi giáo dục phẩm chất cho các thành viên mà còn là nơi giáo dục về đường lối, chính sách, về chuyên môn, tay nghề, tạo công ăn việc làm cho các thành viên Tuy nhiên, trong thực hiện tiêu chí văn hóa, giáo dục của gia đình cho thấy hiện nay nhiều gia đinh chưa phát huy tốt được vai trò này Cha mẹ phải đi làm ca ở các khu công nghiệp nên không có nhiều thời gian dạy con học tập, thiếu sự quan tâm của cha mẹ Mặt khác, tác động mặt trái của CNH, HĐH, kinh tế thị trường dẫn đến một bộ phận gia đình bị phá vỡ nền nếp gia phong, đạo đức truyền thống của gia đình dẫn đến tệ nạn xã hội thâm nhập vào như cờ bạc, rượu chè, nghiện ma túy, , lối sống thực dụng, hưởng thụ, cá nhân xuất hiện Theo đó, xung đột gia đình xuất hiện, tỷ lệ ly hôn tăng lên, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hình thành nhân cách của trẻ
Thứ ba, biến đổi về vai trò kinh tế của gia đình Hiện nay do quá trình công nghiệp hóa
mà các thành viên gia đình nông thôn vùng ĐBSH đi làm tại đô thị, các nhà máy, khu công nghiệp hoặc xuất khẩu lao động nên vai trò tổ chức sản xuất của gia đình cũng suy giảm hoặc mất đi và chức năng tiêu dùng được tăng lên
Cơ cấu nghề nghiệp của gia đình hiện nay có nhiều biến đổi, ngành phi nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tăng lên thì việc sản xuất tự cung, tự cấp của gia đình cũng suy giảm
Thứ tư; vai ừò tâm lý, tình cảm của một số gia đình hiện nay cũng bị phá vỡ, quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình ừở nên lỏng lẻo, đời sống tâm lý, tình cảm không còn được duy trì Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự rạn nứt trong gia đình và là nguồn gốc xuất hiện những tiêu cực len lỏi vào như ma túy, mại dâm, cờ bạc, rượu chè, Mâu thuẫn giữa các thế hệ, các thành viên trong gia đình đang đặt ra thách thức mới, tình trạng bạo hành vẫn còn tồn tại trong một số gia đình do thực hiện chưa tốt chức năng cân bằng tâm sinh lý, tĩnh cảm
Như vậy, quá trình CNH, HĐH, kinh tế thị trường là một tất yếu để phát triển vùng ĐBSH, tuy nhiên cũng đặt ra rất nhiều vấn đề tác động đến vai trò của gia đình Vì vậy, Đảng, Nhà nước, tổ chức đoàn thể chính t r ị - xã hội và chính
109
quyền địa phương cần đưa ra các chính sách để gia đình thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng NTM trong giai đoạn tiếp theo
3.2.4 Quá trình sản xuất của một sổ gia đình vùng đồng bằng sông Hồng chưa đảm bảo tiêu chí phát triển bền vững về môi trường trong xây dựng nông thôn mói
Một trong những mục tiêu của quá trình xây dựng NTM là phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tuy nhiên song hành cùng sự phát triển là những nguy cơ về ô nhiễm môi trường từ chất thải của các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của các gia đình và sự tác động từ các khu công nghiệp
Vệ sinh môi trường nông thôn đang là vấn đề bức xúc của xã hội, tiêu chí môi trường là tiêu chí đạt thấp nhất Các gia đình quan tâm đến phát triển kinh tế hộ, phát triển sản xuất, tuy nhiên có nơi sản xuất tại gia đình vẫn chưa gắn với vấn đề bảo vệ môi trường, môi sinh Chất thải từ hoạt động sản xuất của các gia đình đang làm cho môi trường không khí, nước, đất bị ô nhiễm và có xu hướng gia tăng, đặc biệt vấn đề chất thải rắn nông thôn đã và đang là vấn đề cấp bách đặt ra ở nhiều vùng và địa phương
Do nguồn nước mặt bị ô nhiễm và nhiễm mặn nên gia đình chuyển sang khai thác nước dưới đất để phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Bên cạnh đó, nhiều giếng nước gia đình không còn sử dụng hoặc khai thác không hiệu quả nhưng không có biện pháp xử lý hoặc được xử lý không đứng quy định đã làm gia tăng nguy cơ đưa nguồn ô nhiễm vào nước ngầm, gây ra hiện tượng ô nhiễm thông tầng mạch nước ngầm
Với đặc thù làng nghề ở Việt Nam chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, nằm xen kẽ trong khu dân cư nên ô nhiễm không khí mang tính cục bộ và gây ảnh hưởng trực tiếp đến đòi sống người dân Các gia đình đang còn tập trung một số nghề truyền thống như gốm sứ, chế tác đá, đồ gỗ
mỹ nghệ hay các nghề chế biến lương thực, thực phẩm, giết mổ dẫn đến ô nhiễm mùi, ô nhiễm khí độc hại
Đối với môi trường đất, trong trồng trọt, việc các gia đình sử dụng ngày càng tăng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học đang làm ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đất Thực
tế cho thấy, các loại chất thải này thường bị vứt bừa bãi ừên
110
đồng mộng hoặc nguy hiểm hơn, có trường họp vứt ngay đầu nguồn nước sinh hoạt Các gia đình với hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng cao, tuy nhiên dựa vào nguồn thức ăn công nghiệp, dược phẩm mà các gia đình lại chưa có biện pháp xử lý chất thải gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động
Xử lý chất thải rắn ở nông thôn cũng là một vấn nạn đặt ra, chất thải rắn từ sinh hoạt của các gia đình được thu gom tập trung về các bãi chôn lấp lộ thiên, hầu hết không có hệ thống xử
lý nước ri rác hoặc có nhưng hoạt động không hiệu quả đã và đang gây ô nhiễm môi trường xung quanh
Có thể thấy rằng, gia đình đang phát huy được vai trò trong phát ừiển kinh tế hộ gia đình và sản xuất hàng hóa, góp phần xây dựng NTM và thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, các gia đình vùng ĐBSH cũng làm ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh gây ô nhiễm khu vực nông thôn
3.2.5 Một sổ chính quyền, địa phương vùng đồng bằng sông Hồng huy động, sử dụng các nguồn lực đóng góp của gia đình trong xây dựng nông thôn mói thiếu minh bạch
và không hiệu quả làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân
Trong giai đoạn 2010 - 2015 xây dựng NTM được sự hưởng ứng nhiệt tình của quần chúng nhân dân, các gia đình đóng góp tiền, ngày công lao động, hiến tặng đất, tài sản cho việc xây dựng các hạng mục của NTM Tuy nhiên, lại diễn ra tình trạng mâu thuẫn giữa việc đóng góp của gia đình với cách sử dụng nguồn vốn đầu tư của chính quyền xã, huyện
Hơn 8 năm xây dựng NTM, nhiều địa phương có những thay đổi đáng kể, nhưng khi triển khai chương trình này, thậm chí có những xã, huyện cán bộ suy thoái đạo đức nên đã lợi dụng việc xây dựng NTM để tham ô, tham nhũng Công trình chưa làm xong đã xuống cấp, người dân đã phát hiện ra nhiều sai phạm nghiêm trọng, có đơn thư và gây mất niềm tin cho gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM, như: cấp xi măng thừa, chồng chéo ừên một tuyến đường, tự ý cắt tiền hỗ trợ dồn đổi ruộng đất, thất thoát làm công trình, cán bộ xã tư lợi
Ill
Ví dụ như năm 2012, lãnh đạo các xã ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đã nhận tiền giải ngân để phát cho dân và ký họp đồng với một số doanh nghiệp cung cấp con giống, vật nuôi cho các hộ dân Tuy nhiên, nhiều hộ dân để được phát tiền phải nộp lại một khoản cho chủ tịch xã, cấu kết để nhận tiền nhà nước, nhưng con giống vật nuôi không tới tay người dân
Vùng ĐBSH là nơi đã xảy ra một số vụ mâu thuẫn giữa chính quyền và nhân dân như
vụ Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng, Hải Phòng), vụ việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội Điều này làm suy giảm niềm tin của quần chúng nhân dân, gia đình vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, dẫn đến nguy cơ hình thành điểm nóng chính trị xã hội có thể bùng phát bất cứ lúc nào, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến khối liên minh giai cấp, gây mất khối đại đoàn kết dân tộc
Các địa phương muốn thay đổi nhanh kết cấu hạ tầng nông thôn nên nhiều nơi dồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng quá sức so vói nguồn lực của địa phương, từ đó nảy sinh dấu hiệu nợ đọng Gần đây, Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cho biết, theo số liệu từ các địa phương, tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản về NTM đến cuối tháng 5/ 2018 là trên 1.630 tỷ đồng Trong đó có 2 địa phương thuộc đồng bằng sông Hồng tự cân đối ngân sách còn nợ đọng
là Hải Phòng và Vĩnh Phúc Cả nước có 4 địa phương hiện có số nợ đọng nhiều nhất thì có đến
3 địa phương thuộc ĐBSH là Hải Phòng trên 230 tỷ đồng, Hải Dương trên 210 tỷ đồng và Hà Nam trên 150 tỷ đồng [1] Chính những mâu thuẫn này gây dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân, từ đó gia đình cũng dè dặt và e ngại hơn khi đóng góp xây dựng NTM Vì vậy, thời gian tới chính quyền các địa phương cần có giải pháp hợp lý để giải quyết nợ đọng, sử dụng nguồn đóng góp của dân, nguồn vốn nhà nước một cách công khai, minh bạch, có hiệu quả cao, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình vùng ĐBSH nói riêng và cả nước nói chung
112
Tiểu kết chương 3
Thời gian qua, gia đĩnh vùng ĐBSH đã thể hiện vai trò tích cực để vùng ĐBSH trở thành vùng trọng điểm, dẫn đầu trong việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM, các gia đình
tự giác, tích cực đóng góp tiền, hiện vật, ngày công lao động, hiến tặng đất đai trong phát triển
hạ tầng kinh tế - xã hội; kinh tế hộ gia đình vùng ĐBSH phát triển và hình thức tổ chức sản xuất
đa dạng, cơ cấu lao động chuyển dịch từ nông, lâm ngư nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ; gia đình phát huy vai trò trong xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, nâng cao trình độ dân trí, thực hành dân chủ ở nông thôn; thực hiện bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình và đảm bảo trật tự an ninh, xã hội
Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa vai trò của gia đình trong đảm bảo an ninh nông thôn cần khắc phục những hạn chế như: Nhận thức của các cấp chính quyền về vai trò của gia đình chưa đầy đủ, gia đình xây dụng NTM chưa mang tính bền vững, phát triển kinh tế hộ gia đình còn manh mún, chưa xứng vói tiềm năng, mâu thuẫn của quá trình CNH, HĐH, kinh tế thị trường vói thực tiễn thu hồi đất đai dẫn đến ly nông, ly hương, ứng dụng khoa học công nghệ cao mới ô lứiiềm môi trường, môi sinh, mâu thuẫn giữa đóng góp của gia đình với việc sử dụng của chính quyền địa phương,
Từ những thành tựu và hạn chế này, luận án rút ra những nguyên nhân và những vấn đề cấp thiết đặt ra trong quá trình gia đình thực hiện vai trò trong xây dựng NTM hiện nay Đây chính là những căn cứ thực tiễn để luận án đưa ra quan điểm và giải pháp cần thiết để gia đình tiếp tục thực hiện có hiệu quả vai trò của mình trong xây dựng NTM thời gian tói
113
Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP cơ BẢN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG XÂY DựNG NÔNG THÔN MỚI HIỆN
NAY
4.1 QUAN ĐIỂM Cơ BẢN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG XÂY DƯNG NÔNG THÔN MỚI HIỆN NAY
4.1.1 Xác định gia đình vừa là chủ thể, vừa là đối tượng hưởng thụ trong xây dựng nông thôn mới vùng đồng bằng sông Hồng
Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chủ đạo, điều hành; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai ừò chủ thể trong xây dựng NTM Để xây dựng NTM vùng ĐBSH đạt hiệu quả cao hom, hướng đến xây dựng NTM bền vững cần xác định quan điểm: Gia đình vùng ĐBSH vừa là chủ thể, vừa là đối tượng hưởng thụ, vừa là mục tiêu xây dựng NTM
Chủ thể xây dựng NTM là mọi tầng lóp nhân dân, các thành viên trong gia đình Vì vậy, thời gian tới cần phát huy vai trò chủ thể của gia đình vùng ĐBSH, gia đĩnh vừng ĐBSH là chủ thể tích cực tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM; chủ động, sáng tạo trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn; trực tiếp ừong phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; tích cực, sáng tạo ừong xây dựng và gìn giữ đời sống văn hóa - xã hội, môi trường ở nông thôn; là nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính t rị -x ã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh ừật tự
/ y 1 _ Ạ *
xã hội
Ngoài ra, gia đình vùng ĐBSH còn là đối tượng trực tiếp hưởng thụ các thành quả của xây dựng NTM Từ cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội như đường làng, ngõ xóm khang trang, sạch đẹp, giao thông thuận lợi, nhà sinh hoạt văn hóa cộng
114
đồng, môi trường, môi sinh đảm bảo, các gia đình được sử dụng nước sạch đến sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm tại chỗ cho nhân dân;
an ninh trật tự xã hội được đảm bảo, đều phục vụ trực tiếp cho nâng cao đời sống của gia đình nông thôn vùng ĐBSH nói riêng và gia đình nông thôn cả nước nói chung
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương cần xác định rõ mục tiêu của chương trình “Xây dựng NTM” là nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của gia đình nông thôn; phát triển kinh tế gia đình; xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng
bộ và hiện đại để phục vụ cho đời sống của gia đình nông thôn nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, khu dân cư, ; tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình tham gia các tổ chức chính t rị -x ã hội, xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, văn minh, giàu đẹp; gia đình tích cực bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn nền nếp gia đình, bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh trật tự xã hội được giữ vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phòng, chống bạo lực gia đình
4.1.2 Phát huy vai trò của gia đình vùng đồng bằng sông Hồng hướng đến xây dựng nông thôn mói bền vững
“Phát triển nông thôn bền vững phải bao gồm 4 quá trình: CN H, HĐH; đô thị hóa; kiểm soát dân số; bảo vệ môi trường sinh thái Quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn phải theo các tiêu chí xây dựng NTM, giảm thiểu sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn về mức sống vật chất và tinh thần” [80, ừ.22] Phát triển nông thôn bền vững có các đặc điểm là “Thứ nhất, phát triển nông thôn bền vững có tác động theo nhiều chiều cạnh khác nhau; Thứ hai, phát
triển nông thôn bền vững mang tính toàn diện và đa phương, Có thể hiểu, phát ừiển nông thôn bền vững là sự phát ừiển nồng thôn bảo đảm bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường nhằm nâng cao chẩt lượng cuộc sổng của người dân nông thôn” [80, ừ.22] Như vậy, mục tiêu
cuối cùng mà phát triển nông thôn bền vững muốn hướng đến chính là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình nông thôn phát triển bền vững
115
Xuất phát từ quan điểm phát triển nông thôn bền vững, muốn xây dựng NTM bền vững
cần thực hiện đồng thời bốn nhóm tiêu chí sau: một là: Giữ vững chất lượng hạ tầng kinh tế - xã hội, nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; hai là: Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất có hiệu quả, sản xuất bền vững, theo hướng hàng hóa; ba là: Phát triển hài hòa
các mặt của xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển, trình độ dân trí cao; cải
thiện môi trường, môi sinh, bổn là: Nâng cao chất lượng lãnh đạo hệ thống chính trị và đảm bảo
an ninh trật tự xã hội Như vậy “Xây dựng NTM bền vững là xây dựng và củng cố vững chắc nông thôn theo các tiêu chí NTM, phù hợp vói đặc điểm tùng vùng của nông thôn Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn”
Thời gian tới cần nhận thức và huy động gia đình vùng ĐBSH xây dựng NTM phát triển toàn diện, theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, tăng năng suất, có chất lượng, đạt hiệu quả cao và tăng khả năng cạnh tranh, giữ gìn môi trường, xây dựng hệ thống chính trị - xã hội, đảm bảo vững chắc an ninh trật tự, xã hội toàn vùng nói riêng và của cả nước nói chung
4.1.3 Phát huy vai trò của gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong thưc hiên dân chủ ở nông thôn là trách nhiêm của cả hê thống chính tri,
trước hết là hệ thống chính trị cấp cơ sở vùng đồng bằng sông Hồng
Xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó cấp ủy đảng và chính quyền cơ sở đóng vai trò lãnh đạo, điều hành Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội đóng vai trò nòng cốt trong vận động các tầng lóp nhân dân thực hiện Trong những năm tiếp theo để phong trào xây dựng NTM ở ĐBSH đạt hiệu quả cao hơn cần xác định quan điểm: Phát huy vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong thực hiện dân chủ
ở nông thôn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết là hệ thống chính trị cấp cơ sở vùng ĐBSH
Phát huy vai ừò của gia đình vùng ĐBSH trong thực hiện dân chủ ở nông thôn xây dựng NTM phải coi là việc làm thường xuyên, mang tính lâu dài của cả
116
hệ thống chính trị, nhất là hệ thống chính trị cơ sở, chứ không phải công tác mang tính phong trào, hay mang tính giai đoạn nhất định Có thể nói hệ thống chính trị cấp cơ sở và ý thức tự giác của mỗi gia đình là nhân tố quan trọng, quyết định đến việc các xã, huyện nhanh chóng đạt được danh hiệu “Huyện NTM”, “Xã NTM” và giữ gìn danh hiệu đó trên thực tiễn để hướng đến xây dựng NTM bền vững
Hệ thống chính trị cơ sở có vai trò, nhiệm vụ tổ chức và vận động nhân dân thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM thông qua việc làm, hành động cụ thể diễn ra hàng ngày ở cơ sở, xã, thôn, xóm và trong từng gia đình Quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước là yếu tố khách quan, bên ngoài; hệ thống chính trị cơ sở, sự tham gia của từng người dân, gia đình là yếu tố bên trong, yếu tố chủ quan, là tiềm năng, nội lực để thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng NTM
Hệ thống chính trị cơ sở thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong phát huy vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM, công khai, minh bạch trong quá trình quản lý, sử dụng các nguồn vốn đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc để tạo sự đồng thuận trong nhân dân, niềm tin của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM
Để phát huy vai trò của gia đình trong xây dựng NTM cần huy động sự tham gia của cả
hệ thống chính trị cơ sở, trong đó cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng kế hoạch, hướng dẫn cụ thể; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội nhất là Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, tổ chức các hoạt động để vận động gia đình tham gia xây dựng NTM; từng cán
bộ, đảng viên nâng cao trách nhiệm ừong vận động gia đình mình làm gương, đi đầu ừong đóng góp, thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM
4.1.4 Phát huy vai trò của gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mói gắn vói “Quy hoạch phát triển kỉnh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng” và “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”
Xây dựng NTM vùng ĐBSH cần gắn với những chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước, như “Quy hoạch phát triển kinh tế
-117
xã hội vùng đồng bằng sông Hồng” và “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”
Vùng ĐBSH được Đảng và Nhà nước ta xác định là vùng có vị trí, vai ừò quan trọng, là vùng trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước, theo
đó ngày 23 tháng 5 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 795/QĐ-TTg Quyết định Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, trong đó xác định quan điểm phát triển vừng là:
Phát triển kinh tế - xã hội vùng phù họp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước, phù họp với quy hoạch phát triển các ngành và lĩnh vực của cả nước theo hướng mở, có khả năng hội nhập quốc tế sâu, rộng, gắn kết chặt chẽ với các vùng trong cả nước; Tận dụng tốt các lợi thế của Vùng để nâng cao tăng trưởng và khả năng cạnh tranh, gắn với phát triển bền vững [105]
Gắn xây dựng NTM với các quan điểm “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng” để nhanh chóng phát triển kinh tế - xã hội nông thôn vùng ĐBSH Xây dựng vùng ĐBSH thực sự là địa bàn tiên phong hoàn thành sớm mục tiêu xây dựng NTM, nâng cao số lượng và chất lượng thực hiện của các địa phương, từ đó góp phần thực hiện các “đột phá chiến lược” của vùng, tái cấu trúc kinh tế, đổi mới thành công mô hình tăng trưởng, ừở thành đầu tàu của cả nước về phát triển kinh tế, đảm đương vai trò to lớn đối vói sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
Để phát huy vai ừò của gia đình ừong xây dựng NTM cũng cần gắn với Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Ngày 29 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 629/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 với mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mồi người, là tế bào lành mạnh của xã hội Kết họp giữa tiêu chí xây dựng NTM và mục tiêu, giải pháp, giai đoạn thực hiện và tầm nhìn 2030 của Chiến lược
118
cho thấy thực hiện Chiến lược góp phần rất lớn trong việc phát huy vai trò của gia đình ừong xây dựng NTM Qua đó hướng đến nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của gia đình vùng ĐBSH và cộng đồng ừong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật
về hôn nhân và gia đình, phát triển nông nghiệp, nông thôn; bình đẳng giới, ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình; kế thừa, phát huy giá trị tốt đẹp của gia đình vùng ĐBSH trong thực hiện nhóm tiêu chí thứ tư của xây dựng NTM về giáo dục, đào tạo, văn hóa; nâng cao năng lực của gia đình trong phát triển kinh tế, ứng phó với thiên tai và khủng hoảng kinh tế; tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, thực hiện nhóm tiêu chí thứ ba trong xây dựng NTM về kinh tế và tổ chức sản xuất
4.2 GIẢI PHÁP Cơ BẢN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG XÂY DƯNG NÔNG THÔN MỚI HIỆN NAY
Theo từ điển Tiếng Việt, “phát huy là làm cho cái hay, cái tốt nhân rộng thêm tác dụng, thúc đẩy tiếp tục nảy nở nhiều hơn” [136, ừ 1321] Như vậy, phát huy vai trò của gia đình là làm cho những chức năng, điểm tốt của gia đình được tiếp tục lan rộng và phát triển Phát huy vai trò của gia đình trong xây dựng NTM là làm cho chức năng, điểm tốt của gia đình được tiếp tục lan rộng và phát triển trong thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM thời gian tới
Xây dựng NTM giai đoạn tiếp theo cần đi vào thực chất, hiệu quả, nâng cao về chất
lượng Nếu như giai đoạn đầu từ năm 2010 đến 2015 là xây dựng thì giai đoạn tiếp theo từ 2016 đến 2020, tầm nhìn 2030 và sau này là giai đoạn hoàn thiện, về đích, củng cổ\ nếu giai đoạn đầu
là xây dựng xã đạt chuẩn NTM thì giai đoạn tiếp theo là xây dựng xã NTM kiểu mẫu, Vĩ vậy,
cần huy động mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng các tiêu chí, nhanh chóng đưa vùng ĐBSH trở thảnh vùng điểm, trọng tâm, đi đầu trong xây dựng thảnh công NTM phát triển bền vững
Đồng bằng sông Hồng là vùng đi đầu trong xây dựng NTM, để phát huy vai trò của gia đình vùng ĐBSH ừong xây dựng NTM đòi hỏi các giải pháp phải đảm bảo tính tổng thể; tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,
119
và tác động không chỉ vào chủ thể gia đình mà còn vào các chủ thể khác; tính khả thi và hướng đến xây dựng NTM bền vững trong thời gian tói cần tập trung thực hiện các giải pháp cơ bản sau:
4.2.1 Nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận xã hội về phát huy vai trò của gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mói
Để nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, nhận thức của người dân và gia đình vùng ĐBSH về vị trí, vai trò của gia đình trong xây dựng NTM trước hết cần thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền
Công tác tuyên truyền góp phần thay đổi nhận thức của gia đình, qua đó phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của gia đình trong xây dựng NTM Thông qua công tác tuyên truyền, những mô hình, hiệu quả, những cách làm hay có điều kiện lan tỏa để các địa phương có thể áp dụng
Để làm tốt công tác tuyên truyền, cần tập trung vào một số biện pháp cụ thể sau:
4.2.1.1 Đa dạng hóa phương thức truyền thông về Chương trình xây dựng nông thôn mói và vai trò của gia đinh trong xây dụng nông thôn mới
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Truyền thông đại chứng là quá trình truyền tải và phổ biến thông tin xã hội đến số lượng công chúng lớn, phân tán về không gian, thời gian Tin tức từ hệ thống này đến công chúng một cách nhanh chóng, đều đặn và gián tiếp; được thực hiện thông qua cơ chế trung gian như đài phát thanh, truyền hình, sách, báo, các tạp chí, báo mạng điện tử, Hiện nay, phương tiện truyền thông đại chúng rất phát triển, đến được với từng người dân, từng gia đình, vĩ vậy cần thông qua các trang thông tin truyền thông này để tuyên truyền chủ trương, chính sách và phương pháp tiến hành xây dựng NTM một cách sâu rộng, nhanh chóng và phổ biến Cùng với
đó là tuyên truyền, giới thiệu các mô hình, điển hình tiên tiến về các gia đình tích cực đóng góp xây dựng NTM, các mô hình làm kinh tế gia đình giỏi, cách làm hay về xây dựng NTM
120
Chính quyền từ trung ương đến địa phương (tình, thành phố, huyện, xã) cần quan tâm hơn nữa đến việc phối hợp với Đài phát thanh, truyền hình địa phương, tòa báo, website để nâng cao hiệu quả hoạt động của các chuyên mục về nông nghiệp, nông dân, nông thôn như:
“Dạy nghề”, “Bạn của nhà nông”, “Cùng nông dân bàn cách làm giàu”, “Nhà nông cần biết”,
“Sinh ra từ làng” (Đài Tmyền hình Việt Nam); “Hướng tới nông thôn Việt Nam no ấm, giàu đẹp, văn minh” (Hệ VOV1), “Nhân vật và sự kiện” (Hệ VOV2), “Xây dựng NTM, chuyên mục hôm nay” (Kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam); http://nongthonmoi.gov.vn (Vãn phòng điều phối chương trình Mục tiêu xây dựng Quốc gia xây dựng NTM), http://nongthonmoihanoi.gov.vn (Văn phòng điều phối chương trình Mục tiêu xây dựng Quốc gia xây dựng NTM Hà Nội),
Bên cạnh đó, hiện nay một kênh thông tin rất phát triển, tỷ lệ người dừng tăng lên đó là tuyên truyền qua mạng internet, sử dụng các trang mạng xã hội, như sử dụng các mạng xã hội quốc tế (lập fanpge facebook, youtube, twitter, blog, ), mạng trong nước đã bắt đầu hợp tác với chính quyền một số tình để cung cấp thông tin như zalo,
Thứ hai, tuyên tìvyền qua nhiều hình thức sử dụng tài liệu, pa nô, áp phích, tờ gấp, tờ rơi, trang thông tin truyền thông trên mạng internet,
Các ngành liên quan cần nhanh chóng biên soạn và phát hành tài liệu tuyên truyền, tài liệu tham khảo, tài liệu hỏi - đáp, tờ gấp, tờ rơi, các bộ ảnh, có chất lượng tốt tuyên truyền về vai trò của gia đình trong xây dựng NTM, tài liệu phải phù hợp với từng đối tượng, địa bàn tuyên truyền, các tài liệu này cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm theo và được phát đến từng người dân, từng gia đình
Ngoài ra, địa phương cần ừeo các tờ panô, áp phích, ừên đường, nhà văn hóa để người dân dễ dàng tiếp nhận, mang tính quần chúng Đây là hình thức tác động nhanh nhất, tuy không đầy đủ nhưng mang tính khẩu hiệu, dễ tác động vào suy nghĩ và hành động
Thứ ba, tuyên truyền thông qua hình thức tổ chức các phong trào, cuộc vận động, thỉ đua,
Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay xây dựng NTM” của Chính phủ, các ban ngành, địa phương cần tổ chức thường xuyên và nâng cao chất
121
lượng của phong trào thi đua, để tạo khí thế mới, khích lệ nông dân, các gia đình tham gia thi đua xây dựng đường làng, ngõ xóm, nâng cao lao động sản xuất, góp phần nhanh chóng đạt chuẩn NTM
Các ban ngành, địa phương, tổ chức xã hội, đẩy mạnh các phong trào thi đua thu hút được sự tham gia của các gia đình; tạo sự đồng thuận của toàn xã hội và phát huy sức mạnh của
hệ thống chính trị trong quyết tâm triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua, kịp thời khen thưởng những tập thể, cá nhân, gia đình tiêu biểu tích cực đóng góp cho xây dựng NTM
Thứ tư, tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, hình thức sân khẩu hóa,
Trong công cuộc xây dựng NTM, văn hóa giữ vai trò quan ừọng ừong nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, bảo tồn và phát huy giá ừị văn hóa của dân tộc Bên cạnh đó, hiện nay đời sống vật chất của người dân, gia đình được nâng cao hơn nên họ quan tâm hơn đến đời sống tinh thần Vì vậy, thời gian tới, các địa phương cần tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền dưới hình thức cổ động trực quan, các cuộc thi tìm hiểu về đề tài NTM, huy động gia đĩnh tham gia xây dựng NTM thông qua: Sân khấu hóa, sáng tác, tập huấn, liên hoan văn hóa văn nghệ, hội thi văn nghệ, thi đấu thể thao, giao lưu, tọa đàm, liên hoan tuyên truyền lưu động, Thông qua các chương ừình này các gia đình có điều kiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, vừa góp phần cổ vũ tinh thần phấn đấu, hăng say xây dựng NTM
Thứ năm, các tố chức chính trị - xã hội, lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên tích cực thực hiện đổi mới phương pháp tuyên truyền, nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên ừvyền về xây dựng NTM.
Lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên phối hợp cùng các cộng tác viên tuyên truyền miệng và những người có uy tín để vận động người dân, gia đình tự nguyện tham gia thực hiện các tiêu chí tại địa phương, “đả thông tư tưởng” để các gia đình đóng góp cho xây dựng NTM, nhất là hiến tặng đất đai, đóng góp tiền của, ngày công cho các tiêu chí phục vụ trực tiếp đời sống của gia đình như đường làng, ngõ xóm, nhà văn hóa, vệ sinh môi trường, y tế,
122
Trong công tác tuyên truyền về xây dựng NTM, vai trò đặc biệt quan trọng là sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Đồng thời, phối họp với các ban, ngành tổ chức tập huấn, xây dựng mô hình điểm, tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân, phụ nữ, đoàn viên và đưa nội dung tuyên truyền, phát động phong trào thi đua xây dựng NTM vào ký kết giao ước thi đua hàng năm
Thứ sáu, tuyên ừttyền xây dựng NTM thông qua các buổi sinh hoạt chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp và các tổ chức chỉnh trị - xã hội.
Cấp ủy các cấp quán triệt Nghị quyết của Đảng và chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, đưa nội dung xây dựng NTM trở thành nhiệm vụ chính trị, thường xuyên được đưa ra trong các buổi sinh hoạt thường kỳ Tổ chức cơ sở đảng căn cứ chức năng, nhiệm vụ mà xác định vai trò trong việc phối họp, hỗ trợ hay trực tiếp lãnh đạo quần chúng, gia đình thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính t r ị - xã hội lồng ghép nhiệm vụ xây dựng NTM trong hoạt động thường xuyên, quán triệt đến các cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm tham gia xây dụng NTM; trong đó, những người đứng đầu chính quyền địa phương, hội trưởng các tổ chức cần làm gương đi đầu trong việc vận động gia đình tham gia xây dựng NTM, từ đó mới có sức mạnh lan tỏa đến các gia đình khác trong
xã, huyện
4.2.1.2 Nội dung tuyên truyền về vai trò cửa gia đình trong xây dựng nông thôn mới cần rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, phù hợp với mọi gia đình vùng đồng bằng sông Hồng
Các ngành, đơn vị, địa phương cần bám sát nội dung của xây dựng NTM và vai trò của gia đình để chủ động xây dựng kế hoạch, định hướng nội dung tuyên truyền xây dựng NTM ừong giai đoạn tiếp theo; trong đó, lồng ghép vai ừò của gia đình không chỉ tham gia xây dựng
mà còn giữ gìn, tu bổ, bảo vệ, hướng đến xây dựng NTM một cách bền vững
Cần lồng ghép nội dung về vai trò của gia đình trong xây dựng NTM như: vai ừò của gia đình trong xây dựng các hạ tầng cơ sở như đường, làng, ngõ xóm,
123
nhà văn hóa; vai trò gia đình trong phát ừiển kinh tế địa phương; vai trò gia đình trong giữ gìn văn hóa truyền thống, tiếp thu văn hóa mới; vai trò của gia đình trong đảm bảo xây dựng hệ thống chính trị và đảm bảo an ninh trật tự xã hội nông thôn
Các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội cần lồng ghép nội dung tuyên truyền về vai trò của gia đình trong xây dựng NTM Tuyên truyền trong các tổ chức chính trị xã hội, trong cán
bộ, đoàn viên và hội viên, đến từng gia đình để hiểu rõ và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các đề án, chương trình, kế hoạch của địa phương về nông nghiệp, nông dân và nông thôn”; về vai trò chủ thể của gia đình trong sự nghiệp xây dựng NTM Trên
cơ sở đó, các gia đình tự nguyện đóng góp tiền, công sức, hiến tặng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, làm đường giao thông nông thôn, thủy lợi, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng ở khu dân cư Vận động để mỗi gia đình tự xây dựng, nâng cấp, chỉnh trang nhà ở, cải tạo lại vườn ao, đầu tư cho sản xuất để có tăng thu nhập cho gia đình, tạo cảnh quan đường làng ngõ xóm, cũng như cảnh quan gia đình được sạch đẹp hơn, khang trang hơn
Xây dựng các phong trào với các nội dung thiết thực như: Gia đình tích cực tham gia bảo hiểm y tế”, “Cựu chiến binh nêu gương sáng, hiến kế, hiến công xây dựng quê hương đất nước”, phong trào “Phụ nữ chung sức xây dựng NTM” gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Gia đình tham gia bảo đảm quốc phòng an ninh”, “Gia đình nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng”, Qua đó, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong cộng đồng xã hội, các gia đình đồng tình hưởng ứng
Chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính t r ị - xã hội tham gia vận động gia đình giáo dục con em không tham gia các tệ nạn xã hội, không vi phạm pháp luật Đồng thời, mỗi thành viên trong gia đình cũng tích cực trong phòng ngừa, đấu ừanh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm an ninh trật tự trong gia đình mình cũng như trong làng, xóm, khu vực nông thôn, nâng cao ừách nhiệm, hành động của thành viên gia đình thực hiện bảo vệ ừẻ
em tránh
124
các hành vi bạo lực, xâm hại ở gia đình và cộng đồng nhằm góp phần xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
4.2.2 Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính tiị các cấp ở vùng đồng bằng sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi để gia đình phát huy vai trò trong xây dựng nông thôn mới
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của đoàn thể chính t rị -x ã hội vùng ĐBSH là một điều kiện chính trị quan trọng để phát huy vai trò của gia đình trong xây dựng NTM
Thứ nhất, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa phương thức hoạt động, nâng cao năng lực lãnh đạo của tố chức đảng cấp cơ sở vùng ĐBSH trong việc phát huy vai trò của gia đình trong xây dựng NTM.
Thành công trong xây dựng NTM và thu hút được sự tham gia của đông đảo quần chúng, gia đình cần phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên sâu sát, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể Thực tiễn cho thấy nơi nào cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thực sự quan tâm vào cuộc thường xuyên, quyết liệt thì dù có khó khăn đến mấy vẫn tạo nên những chuyển biến rõ nét, làm cho nông thôn được “thay da đổi thịt” Để làm được điều đó trước hết cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức đảng cấp cơ sở vùng ĐBSH ừong việc thực hiện chương trình xây dựng NTM
Cùng với đó, cần đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng các cấp, xây dựng kế hoạch, lộ tình và có giải pháp cụ thể trong triển khai công tác phát huy vai trò của gia đình trong xây dựng NTM, có thể lựa chọn các tiêu chí có thế mạnh của vùng ĐBSH, có tính đột phá hoặc tiêu chí có thể thu hút được sự tham gia tích cực của gia đình
để ưu tiên thực hiện trước Đối với các xã đã đạt chuẩn NTM, tiếp tục huy động sức mạnh của gia đình trong việc nâng cao chất lượng các tiêu chí để phấn đấu xây dựng NTM kiểu mẫu
Tổ chức cơ sở Đảng vùng ĐBSH cần nâng cao vai trò lãnh đạo, thường xuyên chỉ đạo các thôn, các tổ chức đoàn thể và từng gia đình chủ động thực hiện
125
chương trình bằng những công việc cụ thể như: Chỉnh trang tường rào, cổng ngõ, nhà ở, chuồng trại chăn nuôi, cải tạo vườn tạp, đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất và xây dựng các công trình vệ sinh, thu gom rác thải xây dựng nếp sống mới ở nông thôn; nâng cao nhận thức,
tư duy mói trong sản xuất và đời sống của dân cư nông thôn
Bên cạnh đó, một yếu tố rất cấp thiết trong việc đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức đảng
cơ sở trong phát huy vai trò của gia đình trong xây dựng NTM chính là mỗi đảng viên cần tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, nâng cao nhận thức của đảng viên về vai trò của gia đình trong xây dựng NTM Theo đó, mỗi đảng viên nêu cao ý thức gương mẫu, vận động gia đình trong thực hiện các chủ trương, kế hoạch của địa phương nhằm chuyển biến trong nhận thức và hành động của gia đình, xác định xây dựng NTM là trách nhiệm, nghĩa vụ và cũng mang lại lợi ích cao nhất của mỗi gia đình vùng ĐBSH
Thứ hai, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, quản lỷ của Nhà nước trong phát huy vai trò của gia đình trong xây dựng NTM.
Theo báo cáo của Chánh văn phòng Điều phối NTM Trung ương: “Rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai của giai đoạn trước và tiếp tục nâng cao chất lượng các kết quả đạt chuẩn đảm bảo thực chất và bền vững, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những địa phương để xảy ra tình trạng chạy theo thành tích, huy động quá sức dân, có tư tưởng “chùng lại” ừong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NTM sau khi đã được công nhận đạt chuẩn ”[73] Theo đó, những năm tiếp theo để gia đình vùng ĐBSH phát huy vai trò trong xây dựng NTM đi vào chiều sâu, đạt chất lượng cần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý của chính quyền Nhà nước
Để nâng cao niềm tin của nhân dân, các gia đình vùng ĐBSH với sự quản lý của chính quyền về xây dựng NTM, hoạt động của bộ máy nhà nước các cấp phải thực hiện công tác sắp xếp tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu, cải cách thủ tục hành chính Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước phải thống nhất từ trung ương đến địa
126
phương, đặc biệt là bộ máy cấp xã, huyện hoạt động phải thực sự đạt hiệu quả, mang lại lợi ích cho nhân dân, có hướng dẫn, kế hoạch cụ thể để xây dựng NTM tại địa phương
ủy ban nhân dân huyện kịp thời chỉ đạo việc kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp huyện, Ban quản lý cấp xã, Ban phát triển thôn về xây dựng NTM nhanh chóng kịp thời nắm bắt tình hình, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, các gia đình thực hiện xây dựng NTM Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình, phát hiện những gia đình điển hình tiên tiến, những sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng NTM để khích lệ, động viên và nhân ra diện rộng; thường xuyên hướng dẫn và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện
Thứ ba, nâng cao hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong phát huy vai trò của gia đình trong xây dựng NTM.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội khác cần tiếp tục thực hiện tốt, có hiệu quả đối với công tác phát huy vai trò của gia đình trong xây dựng NTM Tích cực tuyên truyền, phổ biến đến các thành viên, nhân dân về vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước giai đoạn mới, qua đó các thành viên, tầng lớp nhân dân hiểu rõ, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức trong việc vận động gia đình tham gia xây dựng NTM
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội có các hoạt động thường xuyên để vận động các gia đình giúp nhau làm kinh tế, thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu họp pháp, hỗ
ừợ các gia đình đăng ký sản xuất, kinh doanh, vận động gia đĩnh thực hiện quy hoạch và chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, khu dân cư, góp công xây dựng, giữ gìn kết cấu hạ tầng nông thôn Vận động gia đình vùng ĐBSH tham gia tổ chức hợp tác xã nông nghiệp, hỗ trợ liên kết giữa các hợp tác xã và hộ nông dân với doanh nghiệp, phát triển kinh tế trang ừại, gia ừại, phát huy nghề truyền thống của địa phương, của gia đình Các hoạt động trên góp phần tích cực thực hiện các tiêu chí 1,2,6,9,11,12,13 ừong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM
127
Tổ chức các cuộc vận động sát thực với gia đình, thu hút sự tham gia của đông đảo gia đình như “Gia đình 5 không, 3 sạch” (Các tiêu chí của gia đình 5 không, 3 sạch: 5 không là không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, không sinh con thứ ba trở lên, không có trẻ em suy dinh dưỡng và trẻ em bỏ học; 3 sạch là sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ) Các tiêu chí “Gia đình 5 không, 3 sạch” phù hợp với mục tiêu của Chương trình xây dựng NTM vì đều hướng tới xây dựng gia đình và cộng đồng ấm no, hạnh phúc, văn minh, góp phần thực hiện tiêu chí 9 (nhà ở dân cư), tiêu chí 10 (thu nhập), tiêu chí 11 (hộ nghèo), tiêu chí 14 (giáo dục), tiêu chí 15 (y tế), tiêu chí 16 (văn hóa), tiêu chí 17 (môi trường)
và tiêu chí 19 (an ninh trật tự),
Theo quy định tại Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Ban chấp hành
trung ương về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội [5], các tổ chức chính trị-xã hội tiếp tục phát huy vai trò
trong thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM Tiếp thu ý kiến của thành viên, lấy ý kiến của nhân dân, các gia đình, các chuyên gia và tổ chức khảo sát thực tế để có cơ sở kiến nghị với cấp ủy, chính quyền cùng cấp; giám sát thông qua thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, văn bản, báo cáo, đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của tổ chức
4.2.3 Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát huy vai trò của gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mói
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo một ừong những giải pháp tập trung cần làm trong trong thời gian tói là:
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện tất cả các cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình; hoàn thiện Đe án “Phát triển hệ thống trung tâm cung ứng hàng nông sản Việt Nam hiện đại giai đoạn 2018 - 2020, định hướng 2030” ; Chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động ban hành các cơ chế, chính sách, các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình đồng bộ và phù họp với điều kiện triển khai thực tế của địa phương [18]
128
Theo đó, Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương cần hoàn thiện cơ chế, chính sách
để phát huy vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dụng NTM
Thứ nhất, Chính phủ, các Bộ, ngành địa phương tập trung rà soát lại tất cả các cơ chế, chính sách để huy động gia đình tham gia xây dựng NTM:
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện tất cả các cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình; hướng dẫn và đôn đốc các địa phương triển khai hiệu quả các Đề án xây dựng NTM đặc thù, các Đề án thí điểm xây dựng NTM kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020 Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc biệt là các cơ chế, chính sách nhằm huy động nguồn lực xã hội, thu hút doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế gia đình Rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách và huy động các tổ chức chính trị xã hội trong việc vận động gia đình đóng góp nguồn lực cho xây dựng NTM Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cụ thể để các tổ chức chính trị xã hội tham gia trực tiếp vào vận động gia đình đóng góp nguồn lực cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Xây dựng, đưa ra các chính sách, chương trình, kế hoạch phát huy vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng hệ thống chính trị ở nông thôn vững mạnh, bảo đảm
sự lãnh đạo của Đảng và điều hành, quản lý của chính quyền
Rà soát lại tất cả các cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình hiệu quả, có cơ chế, chính sách thích hợp và đủ mạnh để thực sự khuyến khích việc gia đình vùng ĐBSH ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn phát triển sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
Thứ hai, hướng dẫn và đôn đốc các địa phương triển khai hiệu quả các Đề án xây dựng NTM đặc thù đã được Thủ tướng Chỉnh phủ và cấp cỏ thẩm quyền ban hành để gia đình tham gia xây dựng NTM.
Trong những năm 2016, 2017, Thủ tướng Chính phủ và các cấp có thẩm quyền đã ban hành rất nhiều các đề án xây dựng NTM đặc thù, các Đề án thí điểm xây dựng NTM kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020, đề án hỗ trợ cho các thôn, bản, ấp thuộc các xã khó khăn nhất xây dựng NTM gắn với giảm nghèo
129
bền vững; đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030, Qua các đề án này cho thấy Đảng và Nhà nước, các bộ ban ngành quan tâm đến thực hiện chương trình xây dựng NTM đi vào chất lượng, thực chất, xây dựng NTM phát triển bền vững Từ đó, chính quyền địa phương phải chủ động hướng dẫn đến từng thôn,
xã, gia đình tích cực triển khai thực hiện các Đề án, phát huy vai ừò của gia đình trong một số
Đề án có tác động trực tiếp đến phát triển của gia đình như bảo vệ môi trường, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triển sản phẩm truyền thống của gia đình,
Thứ ba, các tình, thành phố chủ động ban hành các cơ chế, chính sách, các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình đồng bộ và phù hợp với điều kiện ừiển khai thực tế của gia đình vùng ĐBSH.
Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cần đôn đốc các địa phương vùng ĐBSH triển khai lập dự án, xây dựng mô hình thí điểm trong đó phát huy được vai trò của gia đình như mô hình gia đình ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xây dựng NTM, mô hình gia đình bảo vệ môi trường trong xây dựng NTM,
Hướng dẫn, phối hợp với UBND các tỉnh vùng ĐBSH để xây dựng “Đề án xây dựng NTM đặc thù”, tiến hành rà soát hiện trạng của vùng, tỉnh, huyện, thôn, xã và gia đình để làm
cơ sở triển khai xây dựng Đề án mang tính đặc thù của vùng ĐBSH và các tành, lồng ghép trong đó là các nội dung để phát huy vai ừò của gia đình ừong xây dựng NTM
4.2.4 Tăng cường huy động các nguồn lực để phát huy vai trò của gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mói có hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 đưa ra mục tiêu
“đến năm 2020 số xã đạt tiêu chuẩn NTM đạt 50%, trong đó đồng bằng sông Hồng là 80%,
Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của
cư dân nông thôn: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã, ” [106]
130
Thứ nhất, chính quyền địa phương vận động gia đình vùng ĐBSH tham gia đóng góp hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn phải theo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch.
Theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 có quy định về vận động đóng góp xây dựng NTM, “Chính quyền địa phương (tình, huyện, xã) không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương” [106], cùng với đó thực hiện nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, “cộng đồng và người dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho tùng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua” [106] Tạo điều kiện cho hộ nghèo tham gia xây dựng NTM bằng cách vận động “Hộ nghèo tham gia trực tiếp lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương được chính quyền địa phương xem xét, trả thù lao theo mức phù hợp với mức tiền lương chung của thị trường lao động tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương” [106]
Thứ hai, thúc đẩy gia đình vùng ĐBSH hưởng ứng mạnh mẽ công cuộc hoàn thiện kết cẩu
hạ tầng hiện đại bằng tăng cường sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho các xã.
Theo đó, gia đình vừng ĐBSH tiếp tục hoàn thiện, bảo trì, tu dưỡng các hạng mục phục
vụ trực tiếp cho đời sống hàng ngày như giao thông, thủy lợi, điện, y tế, Vùng ĐBSH có các tỉnh Hà Nội, Quảng Ninh, Nam Định, Hải Dương, Vĩnh Phúc, là các tính có lợi thế trong huy động, lồng ghép các nguồn lực phục vụ xây dựng NTM, vĩ vậy
Ban chỉ đạo các xã tích cực chủ động trong việc huy động ngân sách địa phương và các nguồn lực xã hội hóa cho xây dựng NTM, thực hiện lồng ghép Chương trình xây dựng NTM với các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác, cùng với nguồn vốn hỗ ừợ trực tiếp của cấp ừên để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí NTM [9]
131
Thứ ba, nhanh chóng giải quyết các vấn đề bức xúc của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để xây dựng NTM.
Để gia đình vùng ĐBSH tiếp tục có sự tin tưởng, phát huy vai trò tích cực trong xây dựng NTM, Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp cần quan tâm giải quyết các vấn đề bức xúc đang diễn ra hiện nay như vấn đề môi trường nông thôn, cấp nước sạch, thu gom xử lý rác thải sinh hoạt, xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp và nhất là vấn đề xử lý nợ đọng cơ bản trong xây dựng NTM, tránh để lại gánh nặng lên vai của người dân, các xã, huyện xây dựng NTM Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta cần xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình là xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM, nhất là đối với các địa phương tự túc ngân sách
Bên cạnh đó, phải tăng cường kiểm soát trong việc phê duyệt các dự án đầu tư để đảm bảo chỉ khi xác định được nguồn vốn thì các địa phương mới quyết định đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện cho các tiêu chí NTM Tình hình phát triển kinh tế của đất nước đang tốt hơn, nguồn thu ngân sách của các địa phương có nhiều khả quan, nên các địa phương cần quan tâm để đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực trong xây dựng NTM phát triển bền vững Riêng năm 2017 cả nước có thêm 11 địa phương báo cáo đã xử lý hết nợ trong
đó vùng ĐBSH có Hà Nội, Quảng Ninh, Nam Định, trước đó năm 2016 có Bắc Ninh, Hải Dương cũng đã hoàn toàn xử lý xong nợ đọng; đây là tín hiệu để vùng ĐBSH nhanh chóng phát huy thế mạnh để đạt mục tiêu xây dựng NTM trong thời gian tới và phát huy được tính tự giác, chủ động của gia đình ừong đóng góp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của NTM
4.2.5 Phát triển kỉnh tế gia đình vùng đồng bằng sông Hồng, thực hiện thành công nhóm tiêu chí thứ ba về kỉnh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mói
Một trong những mục tiêu Chương trình xây dựng NTM hướng đến giai đoạn tiếp theo
là “Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập tăng” [106], để
132
đạt được mục tiêu này Đảng, Nhà nước ta và chính quyền các địa phương vùng ĐBSH càn thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế gia đình trên cả 4 mũi nhọn là sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất và nâng cao chất lượng đào tạo nghề tạo việc làm thường xuyên cho các thành viên trong gia đình
Thứ nhất, gia đình vùng ĐBSH tập trung đẩy mạnh phát ừiển nông nghiệp sản xuất hàng hóa có giá trị và hiệu quả kỉnh tế cao.
Các địa phương vùng ĐBSH cần đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đòi sống cho gia đình nông thôn Trong đó lĩnh vực nông nghiệp tập trung các giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa có giá trị, hiệu quả kinh tế cao, phát huy hàng nông sản lợi thế của các tình vùng ĐBSH, trọng tâm là sản xuất lúa chất lượng cao, rau an toàn, hoa, cây cảnh, cây ăn quả đặc sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản xuất giống, chăn nuôi bò thịt, bò sữa, nuôi thâm canh thủy sản ĐBSH là vùng có thuận lợi về điều kiện tự nhiên, nhiều tỉnh có mặt hàng nông sản lợi thế không chỉ bán hàng trong nước mà xuất khẩu sang các thị trường trên thế giói, như Thanh Hà (Hải Dương); nhãn lồng, cam, ổi Văn Giang (Hưng Yên); chuối ngự Đại Hoàng, cá kho Nhân Hậu, gà móng Tiên Phong, bánh đa làng Chều, rượu Vọc Vũ Bản (Hà Nam),
Chính quyền địa phương vận động, hướng dẫn gia đình vùng ĐBSH thúc đẩy phát triển nhanh các hình thức tích tụ ruộng đất để tổ chức sản xuất cánh đồng lớn; các mô hình liên kết sản xuất hàng hóa “cánh đồng lớn liên kết chuỗi giá trị” và các mô hình kinh tế trang trai, gia ừại; các mô hình liên kết ừong từng lĩnh vực: Trồng ừọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản và ngành nghề nông thôn
Gia đình vùng ĐBSH sản xuất nông nghiệp chủ động, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật thâm canh và cơ giới hóa vào sản xuất và chế biến nông sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường quản lý chất lượng nông, thủy sản, đảm bảo nông, thủy sản của địa phương đạt tiêu chí
an toàn
Triển khai và nhân rộng Đe án “Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), giai đoạn 2017 - 2020 ” ừên phạm vi toàn vùng, nhằm tạo ra nhiều
133
sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của vùng, miền, tập trung theo chuỗi giá trị gia tăng cao, gắn với xây dựng thương hiệu Vùng ĐHBH có Quảng Ninh là tỉnh đi đàu cho thực hiện Đề án, thời gian tới chính quyền tinh Quảng Ninh tiếp tục “tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP chủ lực các cấp và thực hiện Kế hoạch phát triển 31 sản phẩm chủ lực cấp huyện, trong đó chọn ra 12 sản phẩm cấp tỉnh và 6 sản phẩm cấp quốc gia gắn với phát triển đồng bộ sản phẩm theo chuỗi từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, đảm bảo cơ bản đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng cung cấp cho các thị trường trong nước và quốc
15] Việc thực hiện Đề án OCOP sẽ phát huy được thế mạnh của xã, chính quyền xã cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch để các gia đình tham gia, xây dựng được thương hiệu sản phẩm, tăng chất lượng sản phẩm, từ đó vừa nâng cao thu nhập, vừa giải quyết việc làm tại chỗ thường xuyên cho các thành viên trong gia đình, khắc phục tình trạng “ly nông, ly hương”
Thứ hai, gia đình vùng ĐBSH đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh là chìa khoá giúp ĐBSH tiếp tục thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, khẳng định vai trò là “động lực” cho sự phát triển chung của cả nước Vi vậy thời gian tới, chính quyền các tinh vùng ĐBSH cần tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020, ừong đó, khẩn trương hoàn thiện thủ tục giao nhiệm vụ
và kinh phí cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các Đề tài, Dự án khoa học công nghệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo đúng tiến độ và quy định
Tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mói vào sản xuất và đời sống trong nông thôn Có cơ chế khuyến khích hỗ ừợ các tổ chức, cá nhân nghiên cứu ứng dụng thực hiện các đề tài, dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn Trong đó, ưu tiên ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cho gia đình trong trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, vệ sinh môi trường, xử lý chất thải làng nghề, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sản xuất thử nghiệm các sản phẩm, chế phẩm mới
134
Xây dụng thị trường tiêu thụ nông sản và sản phẩm cho gia đình trong làng nghề thủ công thông qua hệ thống các cơ sở dịch vụ thương mại đều khắp ở các vùng Khuyến khích, hồ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân họp tác trực tiếp với nông dân, các hợp tác xã để sản xuất, chế biến các sản phẩm chất lượng cao, an toàn thực phẩm để tiêu thụ tại các siêu thị, thay thế sản phẩm nhập khẩu và phục vụ xuất khẩu
Đồng thời, các địa phương tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc về môi trường cho gia đình ở nông thôn trong quá trình phát triển sản xuất và công nghiệp hóa Thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các điểm tập kết, khu xử lý rác thải, từng bước hoàn thiện mạng lưới thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ở khu vực nông thôn Nghiên cứu xây dựng và triển khai một số mô hình về bảo vệ môi trường cấp xã, nhất là xử lý rác thải phù họp với từng vùng để rút kinh nghỉệm, nhân rộng
Huy động các tập đoàn lớn như công ty VinEco, công ty Vinaseed, đầu tư, mở rộng
mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở vùng ĐBSH vừa phát triển kinh tế của vùng, vừa giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho gia đình vùng ĐBSH Đơn cử như tập đoàn Hòa Phát chính thức đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2015 và định hướng phát triển theo chuỗi 3F (Farm-Feed- Food), tập đoàn đã thực hiện một số mô hĩnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi lợn, bò và gia cầm tại một số tỉnh, thành phố vùng ĐBSH như Hưng Yên, Thái Bình Vì vậy, cần có chính sách thu hút gia đình vùng ĐBSH tham gia liên kết, cung ứng sản phẩm cho doanh nghiệp lớn, nhưng muốn vậy đặt ra vấn đề quan trọng là gia đình vùng ĐBSH phải nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, từ đó tăng thu nhập cho gia đình, giải quyết việc làm thường xuyên, nhanh chóng hoàn thành nhóm tiêu chí thứ ba của xây dựng NTM
Thứ ba, gia đình vùng ĐBSH tích cực thực hiện đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất.
Tăng cường điều kiện kinh tế, xã hội để phát triển hơn nữa kinh tế hộ gia đình Phát triển kinh tế hộ, thực hiện đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao thu nhập,
135
mức sống là trọng tâm phát triển kinh tế của NTM Để làm được việc này, trước hết Nhà nước càn quan tâm giải quyết vấn đề tín dụng cho phát triển kinh tế hộ gia đình, định hướng chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp như chuyển dịch nghề nghiệp của các hộ gia đình nông thôn từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề phi nông nghiệp khác
Dịch chuyển phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng làm tiểu thủ công nghiệp, buôn bán, dịch vụ “Thu hút” lao động trẻ với học vấn phổ thông rời khỏi các hộ gia đình nông thôn
để tới làm việc ở các xí nghiệp, công ty Nhà nước, các tổ chức đoàn thể cũng như gia đình cần đầu tư mạnh cho giáo dục và đào tạo Đây là một chiến lược của đa số các hộ gia đình nhằm tạo điều kiện cho lực lượng lao động trẻ có thể thoát ly tìm việc làm mới và cũng là vấn đề nền tảng, then chốt nhất để phát triển kinh tế hộ gia đĩnh bền vững Chuyển đổi mô hình sản xuất từ kinh tế hộ lên một hình thức cao hơn
Tăng cường huy động các nguồn lực từ các ngân sách nhà nước các cấp cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Huy động xã hội hóa từ các nhà doanh nghiệp để giúp đỡ, phát triển kinh tế hộ gia đình Huy động tham gia của doanh nghiệp cần phải có chính sách rất
cụ thể và bảo đảm hiệu quả cho doanh nghiệp Việc huy động nguồn lực từ các hộ gia đình phải phù họp với điều kiện kinh tế của nhân dân
Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp, phát triển các hợp tác xã ngành nghề, dịch vụ, các hội nghề nghiệp trong nông thôn Cần rà soát, đánh giá hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, dịch vụ Có các giải pháp cụ thể đối với các hợp tác xã sản xuất kinh doanh kém hiệu quả Có chính sách hỗ trợ để khuyến khích gia đình tham gia các hợp tác xã nông nghiệp
4.2.6 Nâng cao chất lượng đòi sống văn hóa, chăm lo giáo dục đào tạo, y tế và bảo
vệ môi trường để gia đình vùng đồng bằng sông Hồng phát huy vai trò trong xây dựng nông thôn mói bền vững
Đời sống văn hóa, chăm lo giáo dục đào tạo, y tế và bảo vệ môi trường có vai trò rất quan trọng, tạo động lực cho xây dựng NTM phát triển bền vững hiện
136
nay Hiện nay, Đảng, Nhà nước và chính quyền vùng ĐBSH cần có các giải pháp cụ thể để gia đình vùng ĐBSH phát huy vai trò trong nâng cao chất lượng đòi sống văn hóa, chăm lo giáo dục, y tế và bảo vệ môi trường góp phần xây dựng NTM phát triển bền vững
Thứ nhất, phát ừiển vãn hóa cho gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM
Trước hết, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đến toàn thể cán bộ, người dân, gia đình vùng ĐBSH Nhấn mạnh trách nhiệm của mỗi cá nhân và gia đình là chủ thể trong kiến tạo đời sống văn hóa mới Công tác tuyên truyền cần thực hiện kiên trì, bền bỉ làm cho mỗi cán bộ, gia đình thấm nhuần được yêu cầu xây dựng đời sống văn hóa
Bên cạnh đó, chính quyền cần quan tâm đến việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất về văn hóa, huy động sự đóng góp của các gia đình vùng ĐBSH vào xây dựng, tu bổ, giữ gìn nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng, sân thể thao, Tạo được “sân chơi” khang trang, sạch sẽ, là nơi sinh hoạt chung cho cộng đồng dân cư
Song song với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất về văn hóa, các địa phương vùng ĐBSH cũng cần tập trung phát động các phong trào thi đua, các cuộc vận động như xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu dân cư văn hóa, trọng tâm là chỉ đạo nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng NTM” bao gồm các nội dung cụ thể, thiết thực như: thi đua sản xuất hộ gia đình, kinh doanh giỏi, xóa đói, giảm nghèo, “ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, “gia đình, dòng họ hiếu học”, góp phần thay đổi bộ mặt văn hóa nông thôn, nâng cao nhận thức của nhân dân và giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương; đẩy mạnh hơn nữa thực hiện đề án “Phát triển văn hóa nông thôn” nhằm tạo nền tảng vững chắc để xây dựng văn hóa, nâng cao chất lượng gia đĩnh văn hóa, phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng trong bảo tồn, phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Qua các phong ừào, các cuộc vận động, các gia đình đoàn kết thi đua phát triển kinh tế, xây dựng gia đình
137
bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc Các khu dân cư đã nâng cao ý thức và vai trò tự quản, từng bước xây dựng mô hình làng vãn hóa chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển đa dạng ngành nghề; huy động được nội lực của gia đình nông thôn trong xây dựng đời sống văn hóa NTM
Ngoài ra, chính quyền địa phương cần có văn bản hướng dẫn cụ thể các gia đình thực hiện nghiêm túc các quy ước, hương ước, nếp sống văn minh ừong việc cưới, việc tang và lễ hội; tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao để vừa phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làm cho quan hệ gia đình, hàng xóm ngày càng được gắn bó vừa đảm bảo tính hiện đại, không rườm rà, tốn kém
Phát huy vai ừò của gia đình gắn với chiến lược xây dụng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gia đình cần quan tâm đến giáo dục đạo đức, nhân cách, văn hóa truyền thống, đầu tư mạnh cho giáo dục đào tạo nâng cao dân trí cho các thành viên trong gia đình; tăng cường đầu tư các nguồn lực cho phong trào xây dựng gia đình văn hóa kết họp với phương châm xã hội hóa, tạo nền tảng cho sự phát triển chung của toàn xã hội
Khuyến khích và thường xuyên tổ chức các hoạt động xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội thu hút số lượng lớn gia đình tham gia; tổ chức các hoạt động phát triển cộng đồng ở các thôn, xã nhằm phát huy và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp
Xây dựng gia đình văn hóa trong NTM là sự vun bồi những giá trị tốt đẹp đã và đang tồn tại, làm cho phong trào ngày càng đi vào chiều sâu, khơi dậy được tinh thần ý thức tự giác tham gia của người dân Đây là một quá trình lâu dài, xuất phát từ nhận thức cá nhân đồng thời với việc quan tâm của các ngành, đoàn thể, hướng đến lợi ích của từng gia đĩnh gắn với lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội Sự quyết tâm đồng thuận ấy sẽ giúp cho phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tiêu chí văn hóa trong xây dựng NTM hiện nay tại ĐBSH
138
Thứ hai, gia đình vùng ĐBSH tích cực phát Men giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ dân trì cho các thành viên trong gia đình.
Gia đình là cái nôi đầu tiên giáo dục phẩm chất đạo đức, nhận thức cho con người, vì vậy để nâng cao trình độ dân trí gia đình vùng ĐBSH cần tích cực chăm lo giáo dục, đào tạo cho các thành viên trong gia đình, tạo động lực để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng và cho đất nước
Phát triển giáo dục và đào tạo trong xây dựng NTM hiện nay cần huy động các nguồn lực (nhà nước, cộng đồng và gia đình) bảo đảm cơ sở vật chất càn thiết cho phát triển giáo dục, nhất là giáo dục phổ thông ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn Động viên các gia đình cho con em đi học đầy đủ các cấp học từ mầm non đến trung học cơ sở, thậm chí đến bậc Đại học, sau Đại học, bảo đảm không có một trẻ em nào không được đến trường
Gia đình cần phối họp cùng nhà trường để giáo dục con cái, không chỉ giáo dục con cái
về kiến thức phổ thông mà còn giáo dục cả về phẩm chất đạo đức, nhân cách lối sống; truyền thống, văn hóa dân tộc; nền nếp sinh hoạt, truyền thống gia đình; đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, quy định địa phương và định hướng học tập, nghề nghiệp cho con
Gia đình vùng ĐBSH cần phát huy truyền thống hiếu học, thông minh, cần cù, nhiều địa phương sự ảnh hưởng của dòng họ tương đối lón như Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Trải qua bao thế hệ, những nét đẹp vãn hoá ở các làng, dòng họ khoa bảng ở vùng ĐBSH vẫn được gìn giữ, phát huy, góp phần tạo nên truyền thống văn hóa làng xã, truyền thống hiếu học trong gia đình, dòng họ cần khuyến khích các làng, dòng họ duy trì hoạt động của ban khuyến học, xây dựng tủ sách dòng họ, tạo điều kiện cho con cháu được học hành, mở mang tri thức, động viên tất cả các gia đình cho con đến trường, không có thành viên bỏ học, không mắc tệ nạn xã hội, không vi phạm pháp luật, các thành viên trong dòng họ đều tự giác học tập thường xuyên dưới nhiều hình thức, đồng thời tham gia tích cực vào phong trào khuyến học, khuyến tài
139
Để làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài, thực hiện đề án xã hội học tập, cần tập trung xây dụng gia đình học tập và quan tâm xây dựng cộng đồng học tập Đâu là nền tảng vững chắc để xây dựng xã hội học tập, hình thành các xã, huyện điểm, góp phần nâng cao trình
độ dân trí cho gia đình vùng ĐBSH
Chính quyền địa phương cần khuyến khích các gia đình vùng ĐBSH tạo mọi điều kiện cho con cái học tập, bên cạnh việc đầu tư học phí, cho con học các lớp kỹ năng, máy tính, bố
mẹ cần dành thời gian để dạy con ở nhà, củng cố kiến thức cho con, phát huy vai trò giáo dục của gia đình
Thứ ba, giải pháp phát huy vai frò của gia đình trong bảo vệ môi trưòng góp phần xây dựng NTM bền vững.
Chính quyền địa phương tuyên truyền đến các gia đình vừng ĐBSH thực hiện tốt tiêu chí môi trường trong xây dựng huyện NTM theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016
và tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng xã NTM theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ; triển khai thực hiện Đề án thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng NTM tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa, giai đoạn 2017 - 2020 theo Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 26/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp các ngành liên quan và các địa phương tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc về môi trường nông thôn, tạo môi trường, môi sinh thuận lợi cho gia đình sinh hoạt như cấp nước sạch, thu gom xử lý rác thải sinh hoạt, xử lý môi trường ừong sản xuất (thuốc bảo vệ thực vật, nước thải chăn nuôi, nước thải làng nghề, nhà máy, khu công nghiệp, ) đặc biệt ĐBSH là vùng tập trung đông dân cư ở vùng đồng bằng và vùng ven đô thị Chính quyền địa phương cần xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến xử lý chất thải rắn, nước sinh hoạt ở các khu dân cư tập trung, cần đưa vào hoạt động có hiệu quả cao, phục vụ trực tiếp cho đòi sống của gia đình vùng ĐBSH
Vận động gia đình vùng ĐBSH chú trọng bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, hiện đại, họp lý và giữ gìn được những
140
đặc trưng và bản sắc nông thôn, trong đó: thu hút các gia đình tham gia phát quang, trồng, giữ gìn, nhân rộng mô hình đường hoa, cây xanh, trồng hoa từ nhà ra ruộng, từ việc nhân rộng mô hình vườn mẫu, xã kiểu mẫu, tạo môi trường nông thôn trong lành, không có các hoạt động gây
ô nhiễm, suy thoái môi trường,
ủy ban nhân dân huyện, tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo các xã phối hợp các ngành, đoàn thể xã tăng cường vận động, tuyên truyền các gia đình nâng cao ý thức vệ sinh môi trường, tạo thói quen phân loại rác thải, không vứt rác bừa bãi, đào hố chôn rác, dọn dẹp vệ sinh quanh nhà, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp và xử lý dứt điểm nhà vệ sinh trên sông, kênh, mương
Bên cạnh đó, cần thực hiện ngay các biện pháp khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm ừọng trên địa bàn vùng ĐBSH (làng nghề sản xuất giấy tái chí Phú Lâm và Phong Khê (Bắc Ninh), làng nghề như sắt thép Dục Tú (Đông Anh), Xuân Đỉnh (Từ Liêm), làng nghề tái chế, sản xuất đồ nhựa Minh Khai (Hưng Yên), làng nghề ở Nam Định, ) và bố trí kinh phí để xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng
Vì vậy, để nhanh chóng khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu làng nghề vùng ĐBSH, UBND các tỉnh cần vận động các gia đình ở làng nghề nâng cao ý thức xử lý nước thải, rác thải khi sản xuất; sớm thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình họp tác xã kiểu mới quản lý
và xử lý ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề chế biến nông, lâm sản tại một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trong tiến trình xây dựng NTM” của Viện Phát triển kinh tế hợp tác thuộc Liên minh Họp tác xã Việt Nam và Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030; xây dựng các dự án thí điểm huy động vai trò của gia đình trong
xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường cho các làng nghề vùng ĐBSH ở các tỉnh, thành phố, như: Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương,
Một ừong những yếu tố để xây dựng NTM phát triển bền vững là phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường, môi sinh, vì vậy, việc thực hiện các
141
giải pháp để huy động sức mạnh của gia đình vùng ĐBSH bảo vệ môi trường trong xây dựng NTM mang tính cấp thiết, là nhiệm vụ trọng tâm
4.2.7 Nâng cao trách nhiệm, vai trò của gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng hệ thống chính trị, tiếp cận pháp luật, thực hiện bình đẳng giói,
thôn
- Trước hết, nhóm giải pháp để nâng cao frách nhiệm, vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng hệ thống chính trị, tiếp cận pháp luật, thực hiện bình đẳng giới, phòng, chổng bạo lực gia đình
Theo tinh thần Đại hội XII của Đảng chỉ ra “Trước những khó khăn, thách thức trên con đường đổi mới, phải hết sức chú trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững manh” [33, tr.63] Hệ thống chính trị vững manh có vai trò nòng cốt, chủ công trong công cuộc đổi mới ở nước ta nói chung và xây dựng NTM nói riêng Vì vậy, trong các giải pháp để gia đình phát huy vai trò trong xây dựng NTM, không thể thiếu các giải pháp để nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hộ; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho gia đình vùng ĐBSH
Thứ nhất, để gia đình tin tưởng, ủng hộ đường lối, chính sách xây dựng NTM của Đảng
và Nhà nước cần củng cố tổ chức cơ sở đảng, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên; chống quan liêu, xa dân; nâng cao nhận thức chính trị, đạo đức lối sống, ý thức trách nhiệm của từng đảng viên Phát huy vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong động viên, ủng hộ các thành viên để kết nạp vào hàng ngũ của Đảng; đồng thời phát hiện những đảng viên thoái hóa, yếu kém về phẩm chất chính trị, lối sống để giáo dục, thậm chí loại khỏi hàng ngũ đảng, có như vậy hàng ngũ của Đảng cơ sở mới ngày càng vững mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng, từ đó gia đình mới tin tưởng, động viên con cái kết nạp Đảng, cống hiến cho việc xây dựng Đảng vững mạnh
142
Thứ hai, gia đình vùng ĐBSH đề cao trách nhiệm trong hoạt động kiểm ừa, giám sát,
góp ý cán bộ, lãnh đạo về thái độ cũng như quy chế công chức phục vụ nhân dân; phát huy tinh thần dân chủ ở cơ sở để gia đình góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, xây dựng Đảng ừong sạch, vững mạnh
Thứ ba, đổi mới nội dưng và phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chính
trị-xã hội Trong thời gian tói các tổ chức trong hệ thống chính trị từ trung ương đến cấp huyện phải hướng về cơ sở, đề cao trách nhiệm và đổi mới sự chỉ đạo, tăng cường làm việc trực tiếp vói cơ sở với nhiều hình thức tổ chức hiệu quả hơn như lồng ghép nội dung vận động, tuyền truyền xây dựng NTM với các trò chơi, diễn kịch, hát chèo do chính các gia đình tham gia, dàn dựng Khi người dân được trực tiếp tham gia vào các hoạt động này, bản thân họ và các thảnh viên trong gia đình sẽ nhận thức tốt hơn nữa các nội dung mà chính quyền muốn truyền tải tới người dân
Thứ tư, gia đình nâng cao trách nhiệm trong tham gia các buổi tuyên truyền pháp luật,
hoặc chủ động tìm hiểu các bộ luật mới liên quan trực tiếp đến gia đình nông thôn như luật đất đai, luật đầu tư, Gia đình phát huy vai trò trong giáo dục, tuyên truyền pháp luật, chính sách, đến các thành viên trong gia đình, dòng họ, hàng xóm, láng giềng,
Thứ năm, với công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng giới, cần có
sự quan tâm, vào cuộc của các tổ chức xã hội một cách quyết liệt, kết họp đồng bộ nhiều giải pháp, lấy phòng ngừa là chính, tập trung tuyên truyền giúp thay đổi nhận thức, hành vi ứng xử
về gia đình, trang bị các kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ mình cho các thành viên trong gia đình nhất là phụ nữ và ừẻ em, từ đó xóa bỏ dần bạo lực gia đình, vận động mọi người chung tay ngăn chặn bạo lực gia đình làm tốt công tác hòa giải đi đôi với phòng, chòng các tệ nạn xã hội Phát huy vai ừò của gia đình, sự đóng góp của mỗi thành viên ừong mỗi gia đình trong việc xây dựng xã hội an toàn lành mạnh và phát triển là rất quan trọng; hình thảnh lối sống ý thức của các thảnh viên ừong gia đình; vận động các gia đình vùng ĐBSH
143
tham gia các mô hình “xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, “gia đình thực hiện bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình”,."
- Nhóm giải pháp phát huy vai trò của gia đình trong giữ vững quốc phòng, an ninh và trật
tự xã hội nông thôn.
Thứ nhất, chính quyền địa phương, lực lượng công an cần đa dạng hóa hình thức tuyên
truyền về nội dung quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội đến với gia đình vùng ĐBSH; nội dung tuyên truyền dễ nhớ, dễ hiểu, dễ tiếp cận đến các gia đình nông thôn, phát huy vai trò giáo dục của gia đình, thực hiện công tác tuyên truyền thông qua chính các thành viên của gia đình -tranh thủ thông qua các thành viên là Đảng viên, thường xuyên sinh hoạt trong các tổ chức chính trị
Thứ hai, cần đẩy manh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân trong việc phát huy vai trò của gia đình trong chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước bảo đảm trật tự an toàn xã hội; nêu cao tinh thần cảnh giác của các gia đình trước âm mưu “diễn biến hòa bình”, kích động biểu tình, gây rối an ninh trật tự của các thế lực thù địch, phản động, phần tử xấu, nhất là trên không gian mạng Xác định rõ công tác bảo vệ an ninh, ừật tự là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị, ừong đó lực lượng Công an là nòng cốt và huy động sức mạnh của các thiết chế xã hội trong đó có gia đình
Thứ ba, để phát huy được vai trò của gia đình trong đảm bảo quốc phòng, an ninh, ừật
tự xã hội ừong xây dựng NTM, các tỉnh vùng ĐBSH có thể hình thành các “Tổ liên gia tự quản”, thông qua hoạt động của các tổ liên gia tự quản đạt hiệu quả, lực lượng Công an huyện, Công an xã thường xuyên cử cán bộ dự họp với các tổ liên gia ở các thôn dân cư, thông báo cho quần chúng nhân dân nắm được tình hình an ninh trật tự trên địa bàn cũng như hiểu rõ về các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, qua đó, các gia đình nâng cao ý thức cảnh giác, có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, tố giác, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn
xã hội
144
Thứ tư, củng cố, nhân rộng các mô hình quần chúng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự
hoà giải gắn kết với các mô hình phát triển NTM như cụm công nghiệp, khu kinh tế trang trại tập trung, họp tác xã, nhóm hộ gia đình trong cùng ngành nghề, cùng tuyến đường, cùng khu vực Trong đó chú trọng xây dựng các mô hình liên kết, giáp ranh về an ninh trật tự Thực hiện
có hiệu quả các Nghị quyết liên tịch giữa Công an, Quân đội, các ngành, đoàn thể trong công tác bảo vệ an ninh trật tự
Thứ năm, phát huy vai trò tình cảm, giáo dục của gia đình trong việc chủ động phát
hiện, ngăn chặn các đối tượng trong và ngoài nước móc nối, lôi kéo các thành viên trong gia đình tham gia khiếu kiện, chống đối chính quyền nhà nước Cần tranh thủ những người có ảnh hưởng lớn trong gia đình, dòng họ để kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm của các đối tượng có biểu hiện bị lôi kéo, kích động Không gây những hiểu nhầm, mâu thuẫn với gia đình có người
bị phạm tội nhất là các đối tượng có học thức, có công vói cách mạng
Các lực lượng cần thông qua các gia đình, nhân dân ngay trong thôn, xóm để chủ động đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh nông thôn, an ninh nội bộ, văn hoá, tư tưởng, kinh tế, thông tin và an ninh tuyến biển; nhanh chóng xử lý tốt những vấn đề phức tạp nảy sinh từ các hộ gia đình nông thôn, không để bị động, bất ngờ
Gia đình là thiết chế xã hội đặc thù, quan hệ giữa các thành viên ừong gia đình và quan
hệ giữa gia đình với xã hội như một xã hội thu nhỏ, vì vậy, các giải pháp để phát huy vai trò gia đĩnh trong đảm bảo an ninh trật tự xã hội xây dựng NTM cần tiến hành thường xuyên, để nâng cao tính tự giác của gia đình vùng ĐBSH trong giữ gìn an ninh trật tự xã hội nông thôn
145
Tiểu kết chương 4
Những năm qua, gia đình vùng ĐBSH đang có những đóng góp quan trọng trong tham gia xây dựng NTM, làm thay đổi bộ mặt của nông thôn, đảm bảo phát triển kinh tế gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và nông thôn vùng ĐBSH, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục để phát huy hơn nữa vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM, vì vậy cần đề ra những quan điểm, giải pháp đồng bộ, phù hợp để gia đình phát huy hơn nữa vai trò trong xây dựng NTM bền vững
Để có được những giải pháp phù hợp, cần quán triệt đầy đủ những quan điểm có tính định hướng trong quá trình thực hiện Phải xác đinh gia đình vùng ĐBSH vừa là chủ thể, vừa là đối tượng hưởng thụ của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM vùng ĐBSH; từ đó xác định phát huy vai trò gia đình vùng ĐBSH hướng đến xây dựng NTM bền vững; Việc phát huy vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết là hệ thống chính trị cấp cơ sở vùng ĐBSH; Phát huy vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM cần gắn với “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng” và “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”
Trên cơ sở những quan điểm đó, những nhóm giải pháp, kiến nghị được đề xuất là nguồn tham khảo để cơ quan ban ngành xây dựng, hoạch định các chính sách phù họp để gia đình vùng ĐBSH phát huy hơn nữa vai ừò trong xây dựng NTM giai đoạn tiếp theo Các nhóm giải pháp phải mang tính đồng bộ, toàn diện để gia đình tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa vai trò trong xây dựng NTM Trong đó cần quan tâm đến giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách để vận động, thu hút gia đình đóng góp nguồn lực cho xây dựng NTM và có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời những gia đình điển hình, đi đầu, tích cực đóng góp sức người, sức của cho “cuộc cách mạng” này, từ đó có sức lan tỏa đến đông đảo các gia đình trong thôn, xóm, huyện, trở thành phong trào thi đua, ý thức tự giác của mỗi gia đình vùng ĐBSH đóng góp xây dựng NTM
146
KẾT LUẬN
Mục tiêu tổng quát của “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM” là để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, để đạt được mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước ta xác định đối tượng hưởng thụ chính là người dân và cộng đồng dân cư trên địa bàn nông thôn
và đối tượng thực hiện Chương trình này là người dân, cộng đồng dân cư nông thôn, hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội Như vậy, người dân và cộng đồng dân cư nông thôn vừa là đối tượng thực hiện vừa là đối tượng hưởng thụ các thành quả của Chương trình xây dựng NTM Gia đình chính là nơi người dân và cộng đồng dân
cư được sinh ra, nuôi dưỡng, trưởng thành và cư trú, vì vậy việc thu hút, động viên các gia đình thực hiện vai trò trong xây dựng NTM là cần thiết
Gia đình vùng ĐBSH phát huy tích cực vai trò trong thực hiện thảnh công các nhóm tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, từ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn đến đời sống vật chất, tinh thần gia đình vùng ĐBSH được cải thiện rõ rệt, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững, thu nhập vùng nông thôn tăng dần qua các năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và bền vững; an ninh trật tự địa bàn nông thôn được đảm bảo, hệ thống chính ừị cơ sở được tăng cường Việc huy động nội lực gia đĩnh vùng ĐBSH theo nhiều hĩnh thức; việc đóng góp phải được bàn bạc dân chủ và thống nhất, có sự giám sát cộng đồng, đảm bảo công khai, minh bạch thì người dân sẽ tin tưởng và tích cực tham gia Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục, đặt ra một số vấn đề mâu thuẫn như phát huy vai trò của gia đình tham gia xây dựng
cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn chưa đảm bảo tính bền vững; thu hồi đất đai để thực hiện quá tình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSH dẫn đến tình trạng thành viên trong gia đình mất việc làm, thất nghiệp, ly nông, ly hương, không đảm bảo tính bền vững trong xây dựng NTM; gia đình vùng
147
ĐBSH ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp gắn với vấn đề bảo bệ môi trường, môi sinh trong xây dựng NTM; mâu thuẫn giữa việc đóng góp, hiến tặng tài sản của gia đình với việc sử dụng của chính quyền địa phương dẫn đến gia đình e ngại, không tích cực đóng góp xây dựng NTM
Để giải quyết các mâu thuẫn này cần thực hiện đồng bộ và triệt để nhiều giải pháp khác nhau, từ giải pháp nâng cao nhận thức đến hoàn thiện hệ thống chính trị các cấp vùng ĐBSH, hoàn thiện cơ chế, chính sách để gia đình vùng ĐBSH tiếp tục phát huy trong xây dựng NTM, phát ừiển kinh tế gia đinh vùng ĐBSH, nâng cao chất lượng đời sống vãn hóa, chăm lo giáo dục đào tạo, bảo vệ môi trường, nâng cao trách nhiệm, vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng hệ thống chính trị, phòng, chống bạo lực gia đinh và đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật
tự xã hội nông thôn
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM chỉ có thể thực hiện thắng lợi khi có
sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, các lực lượng và sự ủng hộ nhiệt tình, tự giác, chủ động, sáng tạo của nhân dân, mở rộng ra là của cả các gia đình Những thành quả của xây dựng NTM vùng ĐBSH nói riêng và cả nước nói chung không những làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam mà còn nâng cao chính đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình nông thôn Việt Nam nói chung và nông thôn vùng ĐBSH nói riêng
Vùng ĐBSH là một vùng đi đầu ừong mọi hoạt động, có số xã đạt chuẩn NTM lớn nhất
cả nước, vì vậy, ừong thời gian tới một mặt cần có chính sách thiết thực, phù hợp giữa “ý Đảng, lòng dân” để phát huy hơn nữa vai ừò gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM phát triển bền vững “Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực, thôi thúc toàn Đảng, toàn dân quyết tâm thực hiện, song đồng thời cũng là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài đòi hỏi phải thực hiện đồng
bộ các giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững”[8,tr.30], gắn Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựngNTM giai đoạn 2016 - 2020 với các chiến lược, chính sách, đề
án lớn như “Chiến lược xây dựng gia đĩnh Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, chính sách phát
148
triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo quan điểm Nghị quyết
23 của Bộ Chính trị; phát huy vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM phát triển bền vững gắn với giải quyết mối quan hệ về phát triển kinh tế, xã hội, phát triển văn hóa, ổn định chính trị của vùng và ừên cả nước Từ đó, xây dựng NTM ở nước ta phải đảm bảo về chất lượng, thực chất và đi vào chiều sâu Gia đĩnh vùng ĐBSH và ừên cả nước đặt niềm tin vào chính sách, chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước tích cực, tự giác phát huy vai ừò ừong xây dựng NTM
149
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
* Với cắc Bộ ngành
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì Chương trĩnh mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, Bộ chủ ừì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, huy động sự tham gia của gia đình trong xây dựng NTM
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung nguồn kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM vùng ĐBSH nhằm giúp vùng thực hiện hiệu quả các nội dung mục tiêu của chương trình đã đề ra, góp phần vào phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống gia đình vùng ĐBSH
- Bộ Tài chính ngoài việc bố trí vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác, cần quan tâm bố trí tăng thêm vốn trực tiếp và sớm phân bổ cho Chương trình xây dựng NTM giúp các địa phương vùng ĐBSH thực hiện cơ bản hoàn thành các công trình, dự án trọng điểm theo kế hoạch, động viên chính quyền địa phương, người dân cũng như gia đình vùng ĐBSH tích cực tham gia xây dựng NTM phát triển bền vững ừong thời gian tới
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cần có hướng dẫn cụ thể về cơ chế xử lý nước thải, rác thải tại các làng nghề truyền thống, rác thải tại khu dân cư, gia đình để đảm bảo ổn định tiêu chí về môi trường trong xây dựng NTM
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có kế hoạch tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao, các hội thi, giao lưu các gia đình quy mô lớn theo vùng ĐBSH hoặc
cả nước để lồng ghép nội dung gia đình tìm hiểu về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM Bổ sung các tiêu chí tham gia xây dựng NTM vào tiêu chí “Xây dựng gia đình văn hóa”
- Ban Chỉ đạo Trung ương rà soát, sửa đổi đồng bộ các chính sách đã được Trung ương ban hành đảm bảo tính khả thi, sát với thực tiễn, và yêu cầu của gia đình vùng ĐBSH như: Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn; chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
150
công nghệ cao, chính sách hỗ trợ trong liên kết tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,
* Với ủy ban nhân dân địa phương các cấp
- Đề nghị Tinh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tình tiếp tục quan tâm, ban hành các cơ chế, chính sách để huy động các gia đình nông thôn, có cơ chế khen thưởng với các gia đình gương mẫu, đi đầu trong xây dựng NTM; đồng thời quan tâm hồ trợ gia đình khó khăn, những xã khó khăn, có số tiêu chí NTM đạt thấp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình
Ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai các chương trình vận động gia đình vùng ĐBSH tham gia xây dựng NTM trên địa bàn các tinh vùng ĐBSH;
Quy hoạch và thúc đẩy các gia đình vùng ĐBSH phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh theo hướng liên kết chuỗi giá trị phù họp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp
- ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình ừên địa bàn huyện, xã Rà soát và bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch NTM cấp xã phù họp với quy hoạch NTM cấp huyện, lấy ý kiến của các gia đình góp ý vào dự thảo quy hoạch của địa phương;
Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, đề nghị ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, Hội Phụ nữ huyện, xã và các tổ chức thành viên tích cực tham gia vận động các gia đình hội viên chung tay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, xây dựng cuộc vận động “Gia đình xây dựng NTM”
151
DANH MỤC BÀI VIẾT ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIỀN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN
ÁN
1 Nguyễn Thị Minh Huệ (2016), “Một số giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn
gắn với xây dựng nông thôn mới”, Tạp chí Nông thôn men, (ISSN 1859 - 0195), (434),
tr.22-23
2 Nguyễn Thị Minh Huệ (2017), “Quán triệt quan điểm đại hội XII của Đảng về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững”, tại
trang http://www.ỉyỉuanchinhừĩ.vn, ngày 06/01.
3 Nguyễn Thị Minh Huệ (2017), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách đối vói nông dân
và sự vận dụng của Đảng ta trong quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới”, tại trang http://www.tapchicongsan.org.vn, ngày 25/7.
4 Nguyễn Thị Minh Huệ (2018), “Lực lượng Công an nhân dân vói công tác xây dựng
nông thôn mới”, Tạp chí Lý luận chỉnh trị Công an nhân dân, ỢSSN 2354 - 1393), (34).
5 Nguyễn Thị Minh Huệ (2018), “Vai trò của lực lượng an ninh ở nông thôn”, Tạp chí Nông thôn mới, (ISSN 1859 - 0195), Kỳ 3 (505).
6 Nguyễn Thị Minh Huệ (2018), “Phát huy vai trò của gia đinh trong đảm bảo an ninh
nông thôn ở tỉnh Thái Binh”, Tạp chí Khoa học và giáo dục an ninh, (ISSN 1859 - 4778),
(16)
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Phạm Anh (2018), "22 tính thảnh nợ đọng 1630 tỷ đồng xây dụng nông thôn mới", tại trang https://www.tienphong vn/kinh-te/22-tinh-thanh-no-dong-l 630- ty-dong-xay-nong-thon-moỉ-1293349.tpo, [truy cập ngày 29/6/2018].
2 Vũ Quang Ảnh (2012), Thực hiện đường lối của Đảng về phát tìiển kinh tế nông nghiệp ở một sổ tình, thành đồng bằng sông Hồng từ năm 1997 đến năm 2010, Luận án Tiến sĩ Lịch
sử, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
3 Ban Bí thư (2005), Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/2/2005 Xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội
4 Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản (4/2015), Kỷ yếu hội thảo khoa học công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Đột phá phát ừiển nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới, gắn với nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị - từ thực tiên Hà Nam, Phủ Lý,
Hà Nam
5 Ban Chấp hành Trung ương (2013), Quyết định sổ 217-QD/TW ngày 12/12/2013 về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, Hà Nội
6 Ban Chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết sổ 26-NQ/TWngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội
7 Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản Trung ương (2016) , Báo cáo sơ bộ Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm
2016, NXB Thống kê, Hà Nội
8 Ban Chỉ đạo chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới - Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương (2015), Báo cáo tóm tắt Kết quả Xây dựng nông thôn mới 2014, Kế hoạch 2015 và định hướng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội
9 Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương, Văn phòng điều phối (2017) , Báo cáo sổ 05/BC-VPĐP ngày 23 tháng 2 năm 2017, Báo cảo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2016, kế hoạch năm
2017, Hải Dương
153
10 Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trinh mục tiêu quốc gia tỉnh Quảng Ninh, Ban xây dựng nông thôn mói (2016), Bảo cáo số 04-BC/BXDNTM ngày 28/12/2016, Báo cáo kết quả ừiển khai thực hiện Chương ừình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2016; nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm
2017, Quảng Ninh.
11 Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Quảng Ninh, Ban xây dựng nông thôn mới (2017), Báo cáo sổ 777-BC/BXDNTM ngày 18/12/2017, Báo cáo kết quả ừiển khai thực hiện Chương ừình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm, 2017; nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm
2018, Quảng Ninh.
12 Ban Dân vận Trung ương (2000), Một sổ vấn đề công tác vận động nông dân ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
13 Ban Nông nghiệp Trung ương (1991), Kỉnh tế xã hội nông thôn Việt Nam ngày nay, tập
2, NXB Thể thao văn hóa, Hà Nội
14 Ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội (2012), Tài liệu hỏi - đáp xây dựng nông thôn mới, Hà
Nội
15 Benedict J.tria Kerrkvliet, Jamesscott (2000), Một số vẩn đề nông nghiệp, nông dân, nồng thôn ở các nước và Việt Nam, Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định sưu tầm và giới
thiệu, NXB Hà Nội, Hà Nội
16 Bert N Adams (Trường đại học Wisconsin, Madison, Mỹ) và Jan Trost (Trường đại
học Upsalla, Thụy Điển) (2005), cẩm nang về Nghiên cứu gia đinh fren thế giới (Handbook of World Families), NXB Sage, Thụy Điển.
17 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư sổ 54/2009/TT- BNNPTNT ngày 21/8/2009 hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới Hà Nội
18 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2017), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện năm 2017 và dự kiến một sổ nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2018, Hà Nội
19 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2014), Chương trình hành động của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn - quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
154
20 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2017), Chương trình, khung tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp, giai đoạn 2016 - 2020, Chuyên đề 9: Quy ừình ừiển khai thực hiện dự án phát ừiển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trong nông thôn mới, Hà Nội
21 Bộ Văn hóa Thông tin (1997), Xây dựng gia đỉnh văn hóa trong sự nghiệp đổi mới, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội
22 Mai Huy Bích (1993), Đặc điểm gia đình đồng bằng sông Hồng, NXB Văn hóa thông
tin, Hà Nội
23 Mai Huy Bích (2011 ), Xã hội học gia đình, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
24 Phạm Thị Bình (2012), Tác động của kinh tế thị trường đến chức năng gia đình ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội
25 Phạm Thi Thanh Bình (2017), "Phát triển nông nghiệp bền vững ở Thái Lan", Tạp chỉ Cộng sản, (123), tr.91-96.
26 Tống Văn Chung (2011), Giáo trình cơ sở xã hội học nông thôn Việt Nam, NXB Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội
27 Tô Xuân Dân, Lê Văn Viện và Đỗ Trọng Hùng (2014), Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, Tầm nhìn mới, Tổ chức quản lý mới, Bước đi mới, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
28 Bùi Quang Dũng, Nguyễn Trung Kiên, Bùi Hải Yến và Phừng Thị Hải Hậu (2015),
"Chương trình xây dựng nông thôn mói: một cái nhìn từ lịch sử chính sách", Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (91).
29 Du Ying, China’s Agricultural Restructuring and System Reform under Its Accession to
the WTO, (Department of Policy and Law, Ministry of Agriculture, China),ACLAR China Grain Market Policy Project Paper No 12, November 2000.
30 Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31 Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toaàn quốc lần thứ XI, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội
155
32 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh bổ sung, phát Men năm, 2011), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
33 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016,), Vãn kiện Đại hội đại biểu toaàn quốc lần thứ XII,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
34 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Vãn kiện Đảng, Toàn tập, tập 47, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội
35 Đảng bộ thảnh phố Hà Nội, Huyện ủy Đan Phượng (2016), Chương trình số 07-CTr/HU, Chương trình Phát ừiển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 -2020, Hà Nội
36 Đảng bộ thành phố Hà Nội, Huyện ủy Chương Mỹ (2016), Chương trình sổ 0- CTr/HU, Chương trình Phát Men sản xuất, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 -2020, Hà Nội
37 Frans Elltis (1994), Chính sách nông nghiệp trong các nước phát triển, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
38 Nguyễn Thị Hà (2011), “Lồng ghép giói trong xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam
hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và giới, (4), ừ 1 .66-73
39 Trịnh Hà (2016), "Phát ừiển sản xuất để xây dựng nông thôn mới", tại trang http://baophutho.vn/idnh-te/nong-thon-moi/201 606/phat-Men-san-xuat-de- xay-dung-nong-thon-moi-44502, [truy cập ngày 27/6/2016]
40 Phạm Mạnh Hà (2013), Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tình Ninh Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị
-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
41 Nguyễn Thị Hằng (1997), vẩn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội
42 Trần Ngọc Hiên (1993), Tư tưởng của Lênỉn, Hồ Chỉ Minh về nông dân, nông thôn và nông nghiệp, Trung tâm Thông tin tư liệu Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội
43 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Nghị quyết sổ 03/2010/NQ- HĐND về xây dựng nông thôn mới Thành phổ Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020, định hướng 2030, Hà Nội
156
44 Phạm Huỳnh Minh Hùng (2017), Phát huy vai trò chủ thế của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay ”, Luận án Tiến sĩ triết học, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
45 Huyện ủy Chương Mỹ, Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, tùng bước nâng cao đời sống nhân dân (2015), số 02- BC/BCĐ, Báo cáo kết quả thực hiện công tác dồn điền đổi thửa gắn vói chuyển đổi cơ cẩu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội
46 Huyện ủy Chương Mỹ, Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân (2015), số 01- BC/BCĐ, Báo cáo Tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội
47 Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội (2016), “Hợp tác quốc tế vĩ phát triển nông thôn ở Việt Nam: sự kết nối chính sách
và thực tế”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, NXB Thế giới, Hà Nội.
48 Đặng Cảnh Khanh, Lê Thi Quý (2009), Gia đình học, NXB Chính trị - Hành chính, Hà
Nội
49 Nguyễn Linh Khiếu (2001), Gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn hóa xã hội nông thôn,NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
50 Đặng Phương Kiệt (2007), Gia đình Việt Nam những giả trị truyền thống và các vẩn đề tâm - bệnh lý xã hội, NXB Lao động, Hà Nội
51 Bùi Thị Ngọc Lan (Chủ biên) (2007), Việc làm của nông dân vừng Đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội
52 Bùi Thị Ngọc Lan (2017), “Xây dựng nông thôn mới bền vững - động lực cho phát
triển nông nghiệp Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lý luận chỉnh ừỊ & Truyền thông, (7).
53 Bùi Thị Ngọc Lan (2009), “Gia đình Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ giới”, Tạp chỉ
Lý luận chính trị (11), ừ.52-55.
157
54 Bùi Thị Ngọc Lan (2011), “Mấy vấn đề đặt ra trong xây dụng gia đình Việt Nam thời
kỳ đổi mới”, Tạp chí Lý luận chính trị, (12).
55 Bùi Thị Ngọc Lan (2015), “Tư tưởng của V.I.Lênin về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn và ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay”, Tạp chỉ Lý luận chỉnh trị (11)
56 Thanh Lê (2001), Xã hội học gia đình, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh,
Hồ Chí Minh
57 Trương Giang Long, Nguyễn Thành Long (2011), Liên kết “4 nhà” - giải pháp cơ bản góp phần xây dựng nông thôn men ở đồng bằng sông Cửu Long, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội
58 Trịnh Duy Luân, Helle Rydstrom, Wil Burghoom (2008), Gia đình Nông thôn Việt Nam trong chưyển đổi, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
59 Luật Hôn nhân và gia đình (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2015), NXB Lao động.
60 Nghiêm Sỹ Liêm (2001), Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết hoc, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
61 C.Mác, Ph.Ăngghen (1981), Tuyển tập, tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội.
62 C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, NXB Sự thật, Hà Nội.
63 C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
64 Martine Segalen (dịch giả Phan Ngọc Hà) (2014), Xã hội học gia đình, NXB Thế giới,
Hà Nội
65 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
66 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, NXB Chính tri quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
67 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
68 Trần Quang Minh (2010), Nông nghiệp Hàn Quốc trên đường phát ừiển, NXB Từ điển
Bách khoa, Hà Nội
69 Nguyễn Hữu Minh (2014), Gia đình Việt Nam trong quả trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
70 Nguyễn Hữu Minh (2015), "Gia đình Việt Nam sau 30 năm đổi mới", Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11 (96), tr.51 - 59.
158
71 Nguyễn Thị Ngân (2013), Sự biến đổi của chức năng gia đình ở vùng Đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh hiện nay, Đe tài khoa học cấp cơ sở, Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
72 Văn Ngọ (2018), "Nông thôn mới ngày càng thực chất hơn", tại ừang http://nongnghiep.vn/nong-thon-moi-ngay-cang-thuc-chat-hon- post214057.html, [truy
cập ngày 07/03/2018]
73 Trần Minh Ngọc (Chủ biên) (2010), Việc làm của nồng dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
74 Trần Ngọc Ngoạn (Chủ biên), 2008, Phát ừ-iển nông thôn bền vững: Những vẩn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
75 Vũ Oanh (1998), Nông nghiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
76 Vũ Văn Phúc (2013), Xây dựng nông thôn mới những vẩn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
77 Đỗ Thanh Phương (2015), "Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin và Hồ Chí Minh về nông
nghiệp, nông dân và nông thôn trong xây dựng nông thôn mới", Tạp chí Lý luận chính trị (3).
78 Nguyễn Thị Minh Phương (2014), Định hướng giáo dục cho con trong các gia đình nông thôn ngày nay, Luận án tiến sĩ Xã hội học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
79 Chu Tiến Quang, Lê Xuân Đình (2007), “Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong phát triển
nông thôn mới bền vững”, Tạp chí Cộng sản, (125).
80 Đồ Đức Quân (2010), Một sổ giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn vùng ĐB Bắc Bộ trong quá trình xây dựng, phát ừiển các khu công nghiệp (Qua khảo sát các tình Vĩnh Phúc, Hải Dương, Ninh Bình), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
81 Đồ Văn Quân (2014), “Phát triển kinh tế hộ gia đình trong tiến ừình xây dựng nông thôn mói ở đồng bằng sông Hồng hiện nay”, tại trang
http://wwwJyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/644-phat-trien- kinh-te-ho-gỉa-dinh-trong-tỉen-trỉnh-xay-dung-nong-thon-moỉ-o-dong-
bang-song-hong-hỉen-nay.hừnl, [truy cập ngày 25/4/2014]
159
82 Chu Hữu Quý (1996), Phát Men toàn diện kinh tế- xã hội nông thôn, nông nghiệp Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
83 Robert Chamber (1991), Phát triển nông thôn - Hãy bắt đầu từ những người cùng khổ,
NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội
84 Robert Cliquet (2003), Những xu hướng chính ảnh hưởng đến gia đình trong thiên niên
kỷ mới ở Tây Âu và Bắc Mỹ, Trường Đại học Ghent, Bỉ
85 Servaas Storm (1997), The unfinished agenda: Indian Agriculture under thestructural reforms, Servaas Storm, Department of Applied Economics, Eramus University,
Rotterdam, The Netherlands, The Journal of International Trade and Economic Development 6:2 249-286,1997
86 Sim Sang Joon (2001), Gia đình người Việt ở Châu thổ sông Hồng và mối liên hệ của nó với cộng đồng xã hội, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà
Nội
87 Tô Văn Sông (2013), Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong quả trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nôn thôn, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị
-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
88 Tài liệu tập huấn khuyến nông (2016), Những vấn đề cơ bản về xây dựng nông thôn mới.
89 Đỗ Thị Thạch (2011), “về xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng Đại hội
XI của Đảng”, tại trang http://www.tapchicongsan.org.vn/ Home/Vỉet-nam-tren-duong-doỉ-moỉ/2011/13615/Ve-xay-dung-gia-dinh- van-hoa-Vỉet-Nam-duoỉ-anh-sang.aspx, [truy
cập ngày 14/11/2011]
90 v.v Thành (2015), "Gần 19 triệu gia đình văn hóa nhưng văn hóa vẫn xuống cấp", tại trang https://tuoifre.vn/gan- ỉ9-trieu-gia-dinh-van-hoa-nhung-van- hoa-van-xuong-cap-1014142.htm, [truy cập ngày 22/11/2018].
91 Thành ủy Hà Nội, Ban chỉ đạo Chương trình số 02/CTr/TU của Thành ủy (2017) , Báo cáo số 30/ BC-BCĐ ngày 09/02/2017 Báo cáo sơ kết 01 năm thực hiện Chương trình sổ 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội “Phát ờiển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sổng nông dân giai đoạn 2016 - 2020, nhiệm vụ, giải pháp năm 2017”, Hà Nội
160
92 Chu Thị Thoa (2002), Bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
93 Hoàng Bá Thịnh (Chủ biên) (2015), Giáo trình gia đỉnh học, NXB Đại học Quốc gia,
Hà Nội
94 Hoàng Bá Thịnh (2016), "Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc và Việt Nam", Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (104), tr.3-11.
95 Lê Thi (1997), Gia đình Việt Nam và xây dựng văn hóa gia đình trong công cuộc đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
96 Lê Thi (1997), Vai frò của gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam, NXB Phụ nữ, Hà Nội
97 Lê Thi (2002), Gia đình Việt Nam trong bổi cảnh đất nước đổi mới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
98 Trần Hữu Tòng, Trương Thìn (1997), Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới, NXB Chính tộ quốc gia, Hà Nội.
99 Nguyễn Kim Tôn (2017), Nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay, Luận án tiến sĩ Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính tộ
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
100 Hoàng Tuấn (2018), "Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình cho cán bộ, hội viên nông dân", tại trang http://baonamdinh
com.vn/channeỉ/5086/201808/nang-cao-nhanthuc-ve-binh-dang-gioi-va- phong-chong-bao-luc-gia-dinh-cho-canbo-hoi-vien-nong-dan-2525858/,
[truy cập ngày 18/12/2018]
101 Nguyễn Đức Truyền (2003), Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn ĐBSH trong thời kỳ đổi mới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
102 Trung tâm phát triển nông thôn, Dự án MISPA (2006), Lỷ luận và thực tiễn xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa, Dịch giả Cù Ngọc Hưởng, Viện Nghiên cứu quản
lý kinh té Trung ương, Hà Nội
103 Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định sổ 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020,
Hà Nội.
161
104 Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 về Phê duyệt Chiến lược Phát ừiển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, Hà Nội
105 Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định sổ 795/QĐ-TTg về Phê duyệt tổng thể phát ừiển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, Hà Nội
106 Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định sổ 1600/Đ-TTg ngày 16 tháng 8 năm
2016, Quyết định Phê duyệt Chương trình, Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mời giai đoạn 2016 -2020, Hà Nội
107 Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1908/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 về việc Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng xã nông thôn mới giai đoạn
2016 - 2020, Hà Nội
108 Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định sổ 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 về việc Phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, Hà Nội
109 Tổng cục thống kê (2016), Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm
2014, NXB Thống kê, Hà Nội.
110 Tổng cục thống kê (2016), Niên giám thống kê năm 2015, NXB Thống kê, Hà
Nội
111 Tổng cục thống kê (2016), Kết quả chủ yếu điều tra biến động dân sổ và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2015, NXB Thống kê, Hà Nội
112 Tỉnh ủy Quảng Ninh, Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới (2016), Bảo cảo sổ OỈ-BC/BCĐ-TU về sơ kểt 05 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh (2010 -2015), Quảng Ninh
113 Tỉnh ủy Quảng Ninh, Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mói (2016), Báo cáo sổ
04 -BC/BCĐ-TU về Kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2016; phương hướng nhiệm vụ năm 2017, Quảng Ninh
114 ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Ban Xây dựng nông thôn mới (2017), Bảo cáo sổ 418/BC-BXDNTM về Kết quả ừiển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới 6 thảng đầu năm, nhiệm vụ 6 thảng cuối năm 2017, Quảng Ninh
162
115 ủy ban nhân dân tình Hải Dương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban
Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (2016), Báo cáo số 1969/BC-BCĐ về Tổng kết thực hiện chương trình, mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tình Hải Dương giai đoạn 2011-2015, Hải Dương.
116 ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2016), Mau biểu sổ 05/TK, Kết quả huy động
và thực hiện nguồn lực đầu tư thực hiện chương trình, mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2011 - 2015 (Kèm theo công văn sổ 12/BCĐTW-VPĐP ngày 11 tháng 8 năm 2015 của Bam Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới), Hải Dương
117 ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình (2016), Báo cáo sổ 44/BC-SNNPTNT về Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2015, nhiệm
vụ và giải pháp năm 2016, Thái Bình
118 ủy ban nhân dân tình Thái Bình (2017), Báo cáo sổ 48/BC-UBND về Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2016, nhiệm vụ và giải pháp năm 2017, Thái Bình
119 ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định (2016), Báo cảo sổ 23/BC-UBND về Tổng kết
5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015; phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016 -2020, Nam Định
120 ủy ban nhân dân tình Nam Định, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bảo cáo số 42/BC-SNN về sơ kết thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 52/KH-UBND của ủy ban nhân dân tình về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020, Nam Định
121 ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (2015), Báo cáo sổ 68/BC-UBND về Tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tình Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 -2015, Vĩnh Phúc
122 ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (2018), Báo cáo số 04/BC-BCĐ ngày 11 tháng 01 năm 2018 về Báo cáo tổng kết công tác thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2017, Phương hướng, nhiệm vụ năm 2018, Ninh Bình
163
123 ủy ban nhân dân tính Hung Yên, Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (2017), Báo cảo sổ 01/BC-BCĐ ngày 03 tháng 02 năm 2017 về Báo cáo tổng kết công tác thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nồng thân mới năm 2016, Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2017, Hưng Yên
124 ủy ban nhân dân tỉnh Hung Yên, Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (2018), Báo cáo sổ 04/BC-BCĐ ngày 16 thảng 01 năm 2018 về Báo cáo tổng kết công tác thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2017, Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2018, Hưng Yên
125 ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình (2017), Báo cáo sổ 109/BC- UBND, ngày 29 tháng 11 năm 2017, Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2017, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm xây dựng nông thôn mới giải đoạn 2018 -2020, Thái Bình
126 ủy ban nhân dân tình Vĩnh Phúc (2017), Báo cáo số 231/BC- UBND, ngày 23 tháng 8 năm 2017, Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm 2017, Vĩnh Phúc
127 Nguyễn Thị Tố Uyên (2012), Các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hỏa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ
Khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
128 Lê Ngọc Văn (2004), Thực trạng và những vấn đề đặt ra đổi với gia đình Việt Nam hiện nay, Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em, Hà Nội
129 Lê Ngọc Văn (2012), Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội
130 Khúc Thị Thanh Vân (2012), Vai trò của vốn xã hội trong phát ừiển lành tế hộ gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay - Nghiên cứu trường hợp tại Nam Định và Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ xã hội học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội
164
131 Khúc Thị Thanh Vân (2013), Tác động của vốn xã hội đến nông dân trong quá ừinh phát ừiển bền vững nông thôn vùng đồng bằng bắc bộ (2010-2020), NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội
132 Đồ Đức Viêm (2014), Quy hoạch xây dựng nông thôn mới, NXB Chính trị quốc
gia, NXB Xây dựng, Hà Nội
133 Viện Xã hội học, Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam (2017), Hội thảo Giới thiệu một sổ kết quả nghiên cứu về xã hội học nông thôn ở Nhật Bản và dự kiến nghiên cứu xã hội học nông thôn ở Việt Nam, Hà Nội
134 Viện Chính sách và phát triển nông nghiệp, nông thôn, Trung tâm phát triển
nông thôn, Dự án MISPA, Dịch giả Cù Ngọc Hưởng (2016), Lý luận và thực tiễn xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa, Hà Nội.
135 Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Viện Khoa học Lao động và xã hội, Nhóm nghiên
cứu Kinh tế Phát triển, Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam, kết quả điều fra hộ gia đình nông thôn năm 2008 tại 12 tình (2014), NXB Hồng Đức, Hà Nội.
136 Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa - thông tin, Hà Nội
165
PHỤ LỤC Phu luc 1.1 • • Mã số phiếu: PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
Thưa Quỷ Ông, Bà !
Để có cơ sở thực tiễn phục vụ nghiên cứu đề tài: Phát huy vai trò của gia đình vùng đồng 11 bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới bền vững hiện nay”, Chúng tôi tiến hành khảo sát
lấy ý kiến về nhận thức và tình hình thực tế đóng góp của gia đình trong xây dựng nông thôn mới ở một số tỉnh trên địa bàn đồng bằng sông Hồng
Chúng tôi rất mong ông, bà dành thòi gian để trả lòi phiếu điều tra bằng cách khoanh tròn hoặc đánh dấu X vào đáp án lựa chọn Những thông tin của ông/bà sẽ góp phần hữu ích cho việc hoàn thiện, bổ sung chính sách của Nhà nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, những thông tin này chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học và không nhằm mục đích
gì khác
Rất mong nhận được sự họp tác của ông, bà
Xin trân trọng cảm ơn!
Giám sát viên
(Kỷ và ghi rõ họ tên)
Ngày tháng năm 20.
Điều tra viên
(Kỷ và ghi rõ họ tên)
166
PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN
2 Nghề nghiệp:
3 Năm sinh:
Tôn giáo:
Nam/Nữ:
5 Học vấn:
6 Ông/ bà là Đảng viên không? a Đảng viên b Không
PHẦN 2: NÔI DUNG CHÍNH Càu 1: Ông/ bà có biết về
“Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mói” không?
Câu 2 Ỏng/ bà biết từ nguồn thông tin nào sau đây?
(lựa chọn 2 phương án)
1 Báo,đài,tivi,
2 Cán bộ địa phương giới thiệu
3 Những buổi họp của các tổ chức xã hội, chính quyền
4 Các khẩu hiệu, bảng tin
5 Người thân, hàng xóm
6 Khác:
Câu 3 Theo Ông/ bà những tỗ chức nào tham giã vào xây dựng NTM?
(có thể chọn nhiều phương án)
2 Chính quyền địa phương 5 Người dân
Câu 4 Theo Ông/bà gia đình có vai trò như thế nào trong xây dựng NTM ?
1 Rất quan trọng
2 Quan trọng
3 Bình thường
4 Không có vai trò
1 Biết {chuyển câu 2)
2 Không biết (chuyển câu 3)
167
Câu 5 Ông/ bà cho biết những đóng góp của gia đình mình cho việc xây dựng các hạ
tầng cơ sở kỉnh tế - xã hội ở địa phương mình như sau:
(có thể chọn nhiều phương án)
Trang 6Hạ tâng giáo dục và đào tạo (Trường,
lớp học, trang thiết bị dạy và học, )
Hạ tâng cơ sở vật chât văn hóa, thê thao,
du lịch
(Nhà văn hóa, sân vận động, khu tham
quan, di tích,nghỉ dưỡng, )
Hạ tâng thương mại nông thôn (Chợ
nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi
hàng hóa)
Hạ tâng thông tin hoặc truyên thông
(Bưu chính, viễn thông, internet, đài
truyền thanh, hệ thống loa, ứng dựng
công nghệ thông tin)
Hạ tâng y tê
(Trạm xá, bệnh viện, trang thiết bị y
tế, )
Hạ tâng trụ sở, nhà ở dân cư (trụ sở công
vụ, nhà ở gia đình )
xuyên
Thỉnh thoảng
ít khỉ Không thực
hiện
Cơ giới hóa các khâu trong quá trình
sản xuất (làm đất, gieo trồng, thu
hoạch, phun thuốc, bón phân, tưới
nước, )
Tự động hóa
Sử dụng công nghệ vật liệu mới
Công nghệ sinh học và các giông cây
trồng
Giông vật nuôi, cây trông có năng suất
và chất lượng cao
Canh tác hữu cơ
Vẩn đề
Rất thuận lợi
Khá thuận lợi
Thuận lợi
Khó khăn Rất khó khăn
Vốn đầu tư
Diện tích đất đai
Nguồn lao động
Cơ sở hạ tầng
Cách thức sản xuất
168
Câu 6 Gia đình ông/ bà thường bán sản phẩm lao động của mình cho:
1 Nhà nước
2 Tư thương
3 Họp tác xã mua bán
4 Tự tổ chức tiêu thụ sản phẩm
Câu 7 Ông/ bà có biết đến mô hình “Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao” không?
1 Biết và đang ứng dụng (chuyển câu 8)
2 Biết nhưng chưa ứng dụng (chuyển câu 9)
3 Không biết (chuyển câu 9)
4 Chưa từng nghe tới (chuyển câu 9)
Câu 8 Gia đình ông/ bà áp dụng những hình thức “Sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao” dưói đây như thế nào?
{Thường xuyên: vụ/năm nào cũng áp dụng Thỉnh thoảng: Đã sử dụng nhưng có vụ/ năm không áp dụng
ỉt khi: Mới áp dụng 1-2 lần)
169
Câu 9. Ông/ bà hãy đánh giá như thế nào về các vấn đề sau khỉ áp dụng mô hình
“Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” ở gia đình mình?
Trang 7Thị trường tiêu thụ sản phẩm
1 Cơ quan nhà nước
2 Khu công nghiệp
3 Doanh nghiệp tư nhân
4 Sản xuất tại nhà
5 Lao động ở nước ngoài
6 Chưa có việc làm
Thu nhập bình quẫn/ngưòi/năm
Từ năm 2005 đến 2010 Từ năm 2010 đến nay
a Trên 50 triệu
b Từ 30 triệu đến dưới 50 triệu
c Từ 20 triệu đến dưới 30 triệu
d Từ 10 triệu đến dưới 20 triệu
e Từ 1 triệu đến dưới 10 triệu
Hoạt động văn hóa Thường
xuyên
Thỉnh thoảng
ít khi Không tham
gia
Xây dựng gia đình văn hóa
Lễ hội truyền thống
Giữ gìn phong tục, tập quán, hương ước
Văn nghệ quần chúng
Thực hiện nếp sống văn minh trong lễ
cưới, lễ tang, lễ hội
Phong trào thi đua, hội họp, sinh hoạt cộng
đồng
Bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, di
tích lịch sử
Nội dung
Rất quan trọng Quan trọng Không quan
trọng
Phẩm chất đạo đức, nhân cách lối sống
Truyền thống, văn hóa dân tộc
Nền nếp sinh hoạt, truyền thống gia đình
Câu 10 Gia đình ông/ bà co vay vốn để sản xuất không?
Câu 11 Nếu có thì vay từ nguồn nào?
1 Ngân hàng
2 Qũy tín dụng
3 Bạn bè, người thân
4 Vốn nước ngoàii
5 Nguồn khác
Câu 12 Ồng/ bà thấy tình hình vay vốn:
1 Rất thuận lợi
2 Khá thuận lợi
3 Thuận lợi
4 Khó khăn
5 Rất khó khăn
Câu 13 Nếu nhận được sự trợ giúp về vốn, ông / bà có sẵn sàng chuyển đỗi hình
thức sản xuất không?
170
Câu 14 Ông/ bà cho biết con cái mình trong độ tuồi lao động đang làm
viêc ở đâu ?
■
(Độ tuổi lao động là 15 - 60 tuổi đối với nam và 15 - 55 tuổi đối với nữ)
Câu 15 Nghề nghiệp chính của hộ gia đình ông/ bà là gì?
1 Sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi)
2 Tiểu thủ công nghiệp
3 Buôn bán, dịch vụ
4 Nghề truyền thống
5 Nghề khác:
Câu 16 Thu nhập bình quân đầu người của gia đình ông/ bà trong thòi gian qua
như thế nào?
Đơn vị: VN đồng
171
Câu 17. Gia đình ông/ bà đã tham gia vào các hoạt động văn hóa dưói đây như thế nào?
{Thường xuyên: Tham gia tât cả các hoạt động do chính quyên tô chức trong năm Thỉnh thoảng: Có 1- 2 hoạt động không tham gia ỉt khỉ: Chỉ tham gia 1 lần trong năm)
Câu 18 Ông/ bà cho biết, vai trò của gia đình trong giáo dục con cái như thế nào
theo những nội dung dưóỉ đây?
Trang 8Đường lối, chính sách của Đảng
Pháp luật của Nhà nước, quy định địa phương
Kiến thức giáo dục phổ thông
Định hướng học tập, nghề nghiệp
Trình đô hoc vẩn • •
Cấp n trở xuống
cấpm
Cao đẳng, đại học
Sau đại học
Nông nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp
Buôn bán - Dịch vụ
Cán bộ nhả nước
Cán bộ quản lý
Miễn là có thu nhập cao
Tùy các cháu
Nghề khác (ghi rõ)
xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khỉ Không
tham gia
Khám, chữa bệnh theo bảo hiêm
Khám, chữa bệnh theo yêu câu
Tiêm chủng
Phòng, chông bệnh tật
Chăm sóc, phục hôi sức khỏe
Có Không
Thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi bằng hầm biogas, hố ga lắng cặn,
ao sinh hoạt
Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại, hố ga láng cặn
Thu gom, phân loại rác thải ngay tại hộ gia đình
Chôn lấp hợp vệ sinh các loại rác hữu cơ có thể phân hủy tại khuôn
viên hộ gia đình
172
Câu 19 Ỏng/ bà dành thòi gian mấy giờ 1 ngày để dạy con cái học tập?
3 2 giờ/ ngày
Cệịịị 20 Ông/ bà đã đầu tư những gì cho con cái học tập?
1 Học phí hàng tháng
2 Sách, vở
3 Cho học thêm các lớp bồi dưỡng (tin học, tiếng anh, )
4 Trang thiết bị (như máy tính, laptop, )
5 Không đầu tư gì
Câu 21 Ỏng/ bà sẽ cho con cái mình học đến trình độ học vấn nào?
Câu 22 Ong/ bà muôn cho con cái mình làm nghê gì?
173
Câu 23. Gia đình ông/ bà tham gia các dịch vụ y tế dưói đây như thế nào?
{Thường xuyên: 1 tháng 1 lân Thỉnh thoảng: 3 tháng/1 lần
ỉt khi: 1-2 năm / lần) Câu 24 Gia đinh ông/bà thực hiện các công tác bảo vệ môi trường trong
nông nghiệp và xây dựng nông thôn mói nào dưói đây?
Trang 9Thực hiện chôn cất người mất tại khu nghĩa trang địa phương họp vệ
sinh
Cải tạo, xây dựng hệ thống ao, hồ theo quy định
Nạo vét, tu bổ ao, hồ thường xuyên, tạo không gian, cảnh quan sinh
thái và điều hòa môi trường
Cải tạo, xây dựng hệ thống cây xanh theo quy hoạch
Trồng và khai thác các sản phàm cây xanh hàng năm
Không chặt phá, khai thác, sử dụng cây xanh trái quy định
Hoạt động xây dựng hệ thông chinh
trì-xã hôi
Thườn g xuyên
Thỉnh thoảng
ít khi Không
tham gia
Góp ý, xây dựng kê hoạch, chương trình, quy
định, của địa phương
Động viên các thành viên trong gia đình phát
triển công tác Đảng, kết nạp Đảng
Sinh hoạt Đảng
Góp ý, xây dựng tô chức cơ sở Đảng ở địa
phương
Các buôi họp thôn, xóm,
Đóng góp ý kiên vào các buôi họp thôn,
xóm,
Các mô hình tự quản
Tham gia hoạt động của Đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh
Tham gia hoạt động của hội Nông dân
Tham gia hoạt động của hội Phụ nữ
Tham gia hoạt động của hội Cựu chiên binh
Hoạt động giữ vững an ninh, trật tự
- xã hội ở nông thôn
Thường
thoảng
ít khi
Không thực hiên
Phong trào “Toàn dân bảo vệ An ninh Tô quôc
Phòng, chông tệ nạn xã hội
(Ma túy, nghiện hút, trộm cắp, cờ bạc, mại
dâm)
Tìm hiêu hệ thông pháp luật
Tham gia phòng ngừa tội phạm
Phát hiện, đâu tranh, tô giác tội phạm
Phòng, chông bạo lực gia đình
Đảm bảo an toàn giao thông
Khiêu kiện, tụ tập đông người
Ttruyên đạo trái phép
174
Câu 25. Các thành viên trong gia đình ông/ bà tham gia các hoạt động sau như thế nào?
Câu 26 Gia đình ông/ bà thực hiện các công tác góp phần giữ vững an ninh, trật tự - xã
hội ở địa phương như thế nào?
Xỉn cảm ơn Ông/ Bà !
175
Phụ lục 1.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI CHỦ THẺ GIÁO DỤC
- Số phiếu phát ra là 300 phiếu, trong đó mỗi tỉnh có số phiếu điều tra như sau:
+ Vĩnh Phúc: 50 phiếu + Quảng Ninh: 50 phiếu + Thái Bình: 50 phiếu + Nam Định: 50 phiếu
+ Huyện Đan Phượng, huyện Chương Mỹ (Hà Nội): 50 phiếu + Hải Dương: 50 phiếu
- Số phiếu thu về 300, các phiếu hợp lệ: 300 phiếu
Bảng 1: Tổng họp thông tin cá nhân của chủ thể giáo dục được trưng
cầu ý kiến
Trang 10Hà Nội 50 16,7%
2
3
3
Những buôi họp của các tô chức
xã hội, chính quyền
rp A 1 r w 1 A •
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội Hiến tặng
đất đai
ủng
hô tiền •
mặt
ủng hộ
hiện
vật
Đóng
góp
công
lao
động
Tham gia giữ
gin, sửa
chữa,
tu bỗ
Chưa
đóng
góp
176
Bảns 2: Tổng họp ý kiến người dân biết về “Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới”
Bảns 3: Tổng họp ý kiến nguồn thông tin để người dân biết đến “Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM”
Bảns 4: Tổng họp ý kiến đánh giá củã giã đình vùng ĐBSH về những tỗ chức tham
gia vào xây dựng NTM?
Bảns 5: Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về vai trò của gia đình trong xây
dựng NTM ?
Ill
Bans 6: Tổng hơp ý kiến cho biết những đóng góp của gia đình vùng ĐBSH cho việc
xây dựng các hạ tầng cơ sở kỉnh tế - xã hội ở địa phương
(có thể chọn nhiều phương án)