1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên

100 71 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những chính sách quantrọng của mỗi quốc gia bởi nó không chỉ tác động đối với sự phát triển kinh

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS Dương Thanh Hà

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn: “Tạo việc làm cho người

lao động trên địa bàn Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” hoàn toàn được hình

thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫnkhoa học của TS Dương Thanh Hà Các số liệu và kết quả có được trong Luận văntốt nghiệp là hoàn toàn trung thực

Thái Nguyên, tháng 08 năm 2019

Tác giả

Nguyễn Văn Thạch

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình học cao học và viết luận văn tốt nghiệp này, tôi

đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các thầy cô giáo trong nhà trường, từ gia đình,bạn bè và Ban lãnh đạo, các cán bộ Ủy ban nhân dân, Chi cục thống kê, Phòng Laođộng – Thương binh và Xã hội Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế

& Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảocho tôi suốt thời gian học tập tại trường

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Dương Thanh Hà đã dành nhiều thờigian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệpnày

Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các bác, các cô chú, các anh chị

là các cán bộ Ủy ban nhân dân, Chi cục thống kê, Phòng Lao động – Thương binh

và Xã hội Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cũng nhưgóp ý kiến cho luận văn được hoàn thiện hơn

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã độngviên, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành tốt khoá học

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng năm 2019

Tác giả

Nguyễn Văn Thạch

Trang 5

MỤC LỤC

i LỜI CẢM ƠN ii MỤC

LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 3

5 Kết cấu của luận văn 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 4

1.1 Cơ sở lý luận về tạo việc làm cho người lao động 4

1.1.1 Các khái niệm cơ bản về việc làm và tạo việc làm 4

1.1.2 Vai trò của tạo việc làm cho người lao động 10

1.1.3 Nội dung tạo việc làm cho người lao động 13

1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo việc làm 25

1.2 Kinh nghiệm tạo việc làm ở một số địa phương 30

1.2.1 Kinh nghiệm về tạo việc làm của một số địa phương 30

1.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 32

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 34

2.2 Phương pháp nghiên cứu 34

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 34

2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin: 36

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin: 36

Trang 6

2.3.1 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh thực trạng kinh tế xã hội của thị xã Phổ Yên 37

Trang 7

2.3.2 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh thực trạng lao động và việc làm của thị xã Phổ

Yên 37

2.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng công tác giải quyết việc làm của thị xã Phổ Yên 38

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 39

3.1 Giới thiệu khái quát về thị xã Phổ Yên 39

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 39

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 39

3.1.3 Đặc điểm dân số – lao động 41

3.2 Thực trạng công tác giải quyết việc làm cho người lao động tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018 46

3.2.1 Thực trạng việc làm tại Thị xã Phổ Yên 46

3.2.2 Thực trạng công tác tạo việc làm tại Thị xã Phổ Yên 53

3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tạo việc làm cho người lao động tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 67

3.3.1 Nhân tố khách quan 67

3.3.2 Nhân tố chủ quan 68

3.4 Đánh giá chung về thực trạng công tác tạo việc làm cho người lao động thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 71

3.4.1 Những kết quả đạt được 71

3.4.2 Các hạn chế, tồn tại 73

3.4.3 Nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại 74

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 76

4.1 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 76

4.1.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên đến năm 2025 76

4.1.2 Phương hướng tạo việc làm của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2020-2025 78 4.2 Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã Phổ Yên ,

Trang 8

tỉnh Thái Nguyên 78

4.2.1 Giải pháp 1: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 78

4.2.2 Giải pháp 2: Thu hút đầu tư, phát triển các khu công nghiệp tạo việc làm cho người lao động 79

4.2.3 Giải pháp 3: Tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn 80

4.2.4 Giải pháp 4: Phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp 81

4.2.5 Giải pháp 5: Phát triển thị trường lao động trên địa bàn thị xã giai đoạn 2020-2025 82

KẾT LUẬN 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

PHỤ LỤC 88

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CNH – HĐHLàng nghề truyền thống LNTT

Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNVVN

Xuất khẩu lao động XKLĐ

Lao động – Thương binh và Xã hội LĐ – TB & XHChuyên môn Kỹ thuật CMKT

Giải quyết việc làm GQVL

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Thông tin thu thập nghiên cứu 34

Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế thị xã Phổ Yên giai đoạn 2016-2018 40

Bảng 3.2 Tổng hợp dân số thị xã Phổ Yên tính đến thời điểm 31/12/2018 41

Bảng 3.3 Biến động dân số thị xã Phổ Yên giai đoạn 2016 – 2018 41

Bảng 3.4: Tổng hợp lao động qua đào tạo thị xã Phổ Yên giai đoạn tính đến thời điểm 31/12/2018 43

Biểu 3.5 Trình độ CMKT của lực lượng lao động thị xã Phổ Yên giai đoạn 2016 – 2018……… 45

Bảng 3.6 Tình trạng việc làm của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2016-2018 46

Bảng 3.7 Quy mô và cơ cấu lao động có việc làm chia theo khu vực và giới tính của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2016-2018 47

Bảng 3.8: Quy mô và cơ cấu lao động làm việc theo ngành kinh tế của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2016-2018 49

Bảng 3.9: Quy mô và cơ cấu lao động có việc làm theo thành phần kinh tế của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2016-2018 51

Bảng 3.10 Thu nhập bình quân của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2016-2018 53

Bảng 3.11 Quy mô lao động làm việc trong ngành CN-XD thị xã Phổ Yên giai đoạn 2016-2018 55

Bảng 3.12 Số lượng DNVVN giai đoạn 2016-2018 56

Bảng 3.13: Quy mô lao động trong ngành dịch vụ giai đoạn 2016-2018 62

Bảng 3.14: Tình hình sử dụng quỹ Quốc gia GQVL giai đoạn 2016-2018 67

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những chính sách quantrọng của mỗi quốc gia bởi nó không chỉ tác động đối với sự phát triển kinh tế màcòn tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội quốc gia đó Vấn đề về lao động và việclàm ở nước ta hiện nay vẫn còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu pháttriển của nền kinh tế đất nước Nguyên nhân do mỗi năm ở Việt Nam có lượngngười bước vào độ tuổi lao động quá lớn, gây sức ép đến việc giải quyết việc làmcho người lao động Sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàhội nhập quốc tế đòi hỏi nước ta phải chuyển đổi cơ cấu lao động, chính vì vậy tạoviệc làm không chỉ là một vấn đề cấp thiết trong xã hội, mà nó còn là tiền đề quantrọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động góp phần chuyển đổi cơ cấu laođộng của nước ta Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (World Bank), thì nước tađang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kĩ thuật bậc cao và chấtlượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn nhiều so với các nước khác Trongkhi tồn tại một nghịch lý đó là cử nhân, thạc sĩ ra trường không có việc làm vẫn còn

ở mức báo động Từ con số 72.000 người không có việc làm tăng lên đến 162.000người trong đầu năm nay, trong đó, nhóm người không có chuyên môn kỹ thuậtchiếm gần 60% tổng số lao động thất nghiệp, nhóm có bằng đại học và trên đại họcchiếm gần 17% Như vậy, so với thế giới, Việt Nam thuộc diện có tỉ lệ thất nghiệpthấp nhưng đối với tình hình lao động việc làm trong nước thì tỉ lệ thất nghiệp vẫnchiếm tỉ lệ cao

Phổ Yên là thị xã nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, gồm 18 đơn vịhành chính cấp xã, phường Thị xã Phổ Yên là một trong những trung tâm côngnghiệp của tỉnh với nhiều khu công nghiệp cả cũ và mới xây dựng Hiện nay, PhổYên đang tận dụng các dự án công nghiệp, du lịch và phát triển đô thị, đặc biệt là tổhợp khu đô thị - dịch vụ - công nghiệp Yên Bình để nhanh chóng chuyển dịch cơcấu kinh tế Tận dụng lợi thế đó không chỉ giúp thị xã Phổ Yên tập trung phát triểnkinh tế theo hướng đa dạng các lĩnh vực, phát triển công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp và các ngành nghề dịch vụ, tạo thuận lợi thu hút đầu tư, khuyến khích các

Trang 12

thành phần kinh tế phát triển trên địa bàn, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế,khai thác triệt để các tiềm năng, thế mạnh của địa phương mà còn giúp giải quyếtviệc làm cho lao động địa phương.

Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu laođộng, mất cân bằng cung - cầu lao động Vấn đề giải quyết việc làm cho lao độngdôi dư vẫn là một yêu cầu hết sức quan trọng và cấp bách đối với địa phương Vậyvấn đề đặt ra là giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn thị xã như thế nào chohiệu quả, đảm bảo cuộc sống ổn định cho người lao động, đạt được mục tiêu pháttriển kinh tế, đời sống xã hội bền vững là một bài toán không dễ giải quyết Xuấtphát từ những lý do trên, nghiên cứu chuyên sâu thực trạng và giải pháp tạo việclàm cho người lao động thị xã Phổ Yên là thực sự cần thiết, không chỉ tạo việc làmcho người lao động mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn

Chính vì vậy, được sự nhất trí của Nhà trường, dưới sự hướng dẫn của TS.

Dương Thanh Hà, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tạo việc làm cho người lao

động trên địa bàn Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn thạc sĩ chuyên

ngành Quản lý Kinh tế Tôi mong muốn góp phần vào việc tìm ra các giải pháp đểgiải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn một cách hiệu quả

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin giúp các nhà quản lý có địnhhướng, biện pháp tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã Phổ Yên, nângcao thu nhập, mức sống cho người dân, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế thànhcông

2.2 Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo việc làm cho người lao động

- Phân tích và đánh giá thực trạng tạo việc làm cho người lao động tại thị xãPhổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

- Đề xuất các giải pháp nhằm tạo việc làm hiệu quả cho người lao động trênđịa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 13

Công tác tạo việc làm cho người lao động tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Về thời gian: Sử dụng các số liệu phân tích trong khoảng thời gian từ năm

2015 đến năm 2018, đề xuất các giải pháp cho giai đoạn 2020-2025

4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

4.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về mặt lý luận và thựctiễn về giải quyết việc làm và trong việc nhận định tầm quan trọng của việc tạo việclàm cho người lao động trên địa bàn thị xã Phổ Yên nói riêng và nước ta nói chung

Xác định các tiêu chí cơ bản và các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm chongười lao động

4.2 Giá trị thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ công tácnghiên cứu các giải pháp hữu hiệu để tạo việc làm hiệu quả cho người lao động trênđịa bàn thị xã Phổ Yên cũng như tại Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tếhiện nay Đồng thời, các giải pháp được xây dựng trong luận văn sẽ giúp ích chocông tác tạo việc làm trên địa bàn thị xã Phổ Yên

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, các nội dung chính của luận văn đượctrình bày trong 4 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác tạo việc làm cho người lao động.Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị

xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Chương 4: Thực trạng công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thị

xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Trang 14

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO

NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.1 Cơ sở lý luận về tạo việc làm cho người lao động

1.1.1 Các khái niệm cơ bản về việc làm và tạo việc làm

1.1.1.1 Khái niệm về việc làm

Lao động và việc làm có mối quan hệ gắn kết với nhau, vì vậy để hiểu rõkhái niệm và bản chất của việc làm, chúng ta phải liên hệ đến phạm trù lao động

Theo Trần Xuân Cầu (2013), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại

học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội: “Lao động là một yếu tố tất yếu không thể thiếuđược của con người, nó là hoạt động cần thiết và gắn chặt với lợi ích của con người.Bản thân cá nhân mỗi con người trong nền sản xuất xã hội đều chiếm những vị trínhất định Mỗi vị trí mà người lao động chiếm giữ trong hệ thống sản xuất xã hộivới tư cách là một sự kết hợp của các yếu tố khác trong quá trình sản xuất được gọi

là chỗ làm hay việc làm”

Theo Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động cơ sở lý luận và thực

tiễn ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội “Việc làm là hoạt động lao động

của con người nhằm mục đích tạo ra thu nhập đối với cá nhân, gia đình hoặc chotoàn xã hội, không bị pháp luật cấm Như vậy, việc làm là một phạm trù tồn tạikhách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nềnsản xuất Người lao động được coi là có việc làm khi chiếm giữ một vị trí nhất địnhtrong hệ thống sản xuất của xã hội Nhờ có việc làm mà người lao động mới thựchiện được quá trình lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội, cho bản thân”

Hiện nay, việc làm được nghiên cứu qua 3 loại hình:

Thứ nhất là thực hiện công việc để nhận được tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc đó

Thứ hai là thực hiện công việc mang lại lợi ích cho bản thân Trong khi đó,

tư liệu sản xuất để thực hiện công việc đó thuộc quyền sở hữu toàn bộ hay một phầnhoặc có quyền sử dụng chúng

Thứ bao là thực hiện công việc gia đình nhưng không có thu về tiền công, tiềnlương cho công việc này Công việc này có thể là hoạt động sản xuất nông nghiệpgia

Trang 15

đình hoặc phi nông nghiệp do chính thành viên trong gia đình quản lý, sở hữu.

Theo Bộ Luật lao động 2012, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật lao

động, hiệu lực từ 01/5/2013, NXB giao thông vận tải, Hà Nội: “Mọi hoạt động lao

động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.Tùy theo các mục đích nghiên cứu khác nhau mà người ta phân chia việc làm rathành nhiều loại Theo mức độ sử dụng thời gian làm việc, có việc làm chính vàviệc làm phụ Việc làm chính là công việc mà người thực hiện giành nhiều thời giannhất hoặc có thu nhập cao hơn so với công việc khác Việc làm phụ là công việc màngười thực hiện giành nhiều thời gian nhất sau công việc chính”

Bên cạnh đó, việc làm còn được chia thành 3 loại sau:

Một là việc làm toàn thời gian: Làm một công việc đủ 8 giờ một ngày và 5ngày một tuần

Hai là việc làm bán thời gian: Làm một công việc không đủ thời gian theogiờ hành chính quy định của Nhà nước 8 tiếng một ngày và 5 ngày một tuần màkhông liên tục và chỉ kéo dài khoảng nửa giờ đến 5 giờ một ngày

Ba là việc làm thêm: Làm một công việc không chính thức, không liên tụckhi đã có một công việc chính thức và ổn định

Như vậy, ta thấy vấn đề việc làm được đề cập và nghiên cứ dưới rất nhiềukhía cạnh và ngày càng được nhìn nhận một cách đúng đắn, khoa học và đầy đủ hơncùng với sự phát triển của xã hội

1.1.1.2 Khái niệm lao động có việc làm, lao động không đủ việc làm, thất nghiệp

Người có việc làm: Theo Trần Xuân Cầu (2013), Giáo trình kinh tế nguồn

nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội: “Đó là những người lao động có

công việc mà người lao động nhận được tiền công, đó là những công việc mà ngườilao động thu lợi nhuận cho bản thân và gia đình, hoạt động đó phải được pháp luậtthừa nhận”

Lao động thiếu việc làm: Theo Trần Xuân Cầu (2013), Giáo trình kinh tế

nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội: “Bao gồm những người

có việc làm không ổn định hoặc đang có việc làm (40 giờ trong 5 ngày trở lên)trong tuần lễ tham gia không đầy đủ thời gian làm trong ngày, trong năm và hưởng

Trang 16

thu nhập rất thấp không đủ sống từ việc làm đó nhưng không thể kiếm được việc làm khác”.

Người thất nghiệp: Theo Trần Xuân Cầu (2013), Giáo trình kinh tế nguồn

nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội: “Người thất nghiệp là những

người, có thể và muốn làm việc, chủ động và tích cực đi tìm kiếm việc làm, nhưngkhông thể tổ chức được lao động vì không có chỗ làm việc trống hoặc là vì nghềnghiệp không phù hợp”

Ở Mỹ, người lao động là người có khả năng làm việc mong muốn tìm đượcviệc làm, có đăng ký tìm việc làm ở các trung tâm dịch vụ việc làm hoặc liên hệ trựctiếp với người lao động nhưng không có việc làm trong tuần thực hiện điều tra tìnhtrạng thất nghiệp Ở Liên Bang Đức thì cho rằng, người thất nghiệp là người laođộng tạm thời không có quan hệ lao động hoặc chỉ thực hiện các công việc ngắn hạn

Để quan niệm người thất nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam

hiện nay, theo Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động cơ sở lý luận và thực

tiễn ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội: “Người thất nghiệp là những

người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang ở trong tình trạng không

có việc làm và đang đi tìm việc làm, đồng thời sẵn sàng đi làm ngay nếu được chấpnhận” Với quan niệm này, người thất nghiệp có thể là những công nhân trong cácdoanh nghiệp, học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp, bồ đội xuấtngũ nhưng chưa có việc làm Những người trong độ tuổi lao động, hoặc ngoài độtuổi lao động có khả năng lao động nhưng không có nhu cầu tìm việc làm thì khôngđược coi là người thất nghiệp

1.1.1.3 Các khái niệm tạo việc làm, giải quyết việc làm

* Tạo việc làm

Một quốc gia nếu có tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao sẽ tác động xấu đến sự pháttriển và ổn định về cả mặt kinh tế và xã hội Về mặt kinh tế, khi số lượng người laođộng bị thất nghiệp lớn, tức là mức thất nghiệp cao, thì số lượng người lao động đó

và những tài nguyên liên quan đã bị phí phạm vì không có sự kết hợp để tạo ra củacải xã hội, tạo ra những giá trị kinh tế cần thiết Như vậy sự tăng trưởng và pháttriển kinh tế bị giảm sút, ảnh hưởng đến thu nhập của dân cư, thu nhập quốc dân Về

Trang 17

mặt xã hội, bộ phận người lao động bị thất nghiệp sẽ làm gia tăng các tệ nạn xã hội,tâm trạng, tinh thần của họ luôn luôn ở trong tình trạng chán nản, buồn bã, căngthẳng, khiến họ có những suy nghĩ tiêu cực thậm chí không lành mạnh, gây ảnhhưởng xấu hoặc nghiêm trọng đến những người xung quanh và xã hội Thất nghiệpluôn tồn tại một cách khách quan trong nền kinh tế, không thể loại bỏ nhưng có thểhạn chế tỷ lệ của nó.

Vì vậy, trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020,Đảng ta đã xác định: “Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa nguồn lực lao động xã hội

là mục tiêu quan trọng hàng đầu của chiến lược, là một tiêu chuẩn để định hướng cơcấu kinh tế và lựa chọn công nghệ ở nước ta hiện nay”

Theo Trần Xuân Cầu (2013), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Nhà Xuấtbản Đại học Kinh tế Quốc dân: “Tạo việc làm là quá trình tạo điều kiện kinh tế xãhội cần thiết để NLĐ có thể kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, nhằm tiếnhành quá trình lao động, tạo ra hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu thị trường”

Như vậy, tạo việc làm cho người lao động là đưa người lao động vào làmmột công việc với việc sử dụng các tư liệu sản xuất một cách phù hợp để tạo rahàng hóa và dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế

Nói chúng tạo việc làm là tất cả những hoạt động cần thiết để tạo được ranhững công việc làm mới để những người lao động chưa có việc làm sẽ có đượcviệc làm hoặc tạo thêm việc làm cho những NLĐ đang thiếu việc làm và giúp NLĐ

tự tạo việc làm

- Về phía NLĐ: NLĐ muốn tìm được công việc phù hợp với bản thân và cólương tốt thì phải tham gia các khóa đào tạo hoặc tự đào tạo bản thân, nâng caochuyên môn kỹ thuật, năng lực của mình để có những kỹ năng nhất định đáp ứngđược yêu cầu của vị trí công việc mình mong muốn

- Về phía người sử dụng lao động: Các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế cónhu cầu tuyển dụng lao động để tiến hành sản xuất kinh doanh Họ cần thông tin vềthị trường, cần vốn, cần sức lao động, cần kinh nghiệm, cần sự quản lý khoa học, sựhiểu biết các chính sách của Nhà nước, các quy luật và xu hướng phát triển kinh tế

để có thể vận dụng linh hoạt, tăng quy mô hoạt động, đáp ứng được nhu cầu ngày

Trang 18

càng cao của người lao động, tạo động lực cho họ làm việc ổn định Đồng thời ngàycàng tạo ra nhiều vị trí công việc mới, thu hút lao động.

- Về phía Nhà nước: Ban hành chính sách, cơ chế có liên quan đến lao động,tạo môi trường pháp lý ổn định và hợp lý cho hoạt động kinh tế

* Giải quyết việc làm

Theo Trần Xuân Cầu (2013), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Nhà Xuấtbản Đại học Kinh tế Quốc dân: “Giải quyết việc làm là việc tạo ra các cơ hội đểngười lao động có việc làm và tăng thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, giađình, cộng đồng và xã hội Như vậy, giải quyết việc làm là nhằm khai thác triệt đểtiềm năng của một con người, nhằm đạt được việc làm hợp lý và việc làm có hiệuquả”

Do đó, có một công việc phù hợp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối vớingười lao động, giải quyết được yêu cầu này mới tạo cơ hội cho họ thực hiện quyền

và nghĩa vụ của một người công dân đối với đất nước và của một con người đối với

xã hội Việc làm chỉ được hình thành khi trên thị trường lao động, người sử dụnglao động và người lao động gặp được nhau và tiến hành thực hiện công việc Muốngiải quyết được việc làm phải xem xét ở cả phía người lao động, người sử dụng laođộng và vai trò của nhà nước trong việc quản lý lao động

Nói chung, giải quyết việc làm là tập hợp tất cả các biện pháp, chính sáchkinh tế, xã hội từ vĩ mô đến vi mô để giúp cho người lao động có được việc làm

1.1.1.4 Một số mô hình lý thuyết về tạo việc làm

* Lý thuyết tạo việc làm của John Maynard Keynes

J.M Keynes (1883- 1946) là một nhà kinh tế người Anh Ông có tác phẩmnổi tiếng là cuốn "Lý luận chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ" xuất bản năm

1936 Trong đó, J.M Keynes xem xét việc làm trong mối quan hệ giữa sản lượng thu nhập - tiêu dùng - đầu tư - tiết kiệm - việc làm Theo ông, “Trong một nền kinh

-tế, khi sản lượng tăng, thu nhập tăng, đầu tư tăng thì việc làm tăng và ngược lại.Tâm lý của quần chúng là khi tổng thu nhập tăng thì cũng tăng tiêu dùng, nhưng tốc

độ tăng tiêu dùng chậm hơn so với tăng thu nhập và có khuynh hướng tiết kiệm mộtphần thu nhập, làm cho cầu tiêu dùng có hiệu quả hay cầu tiêu dùng thực tế giảmtương đối so với thu nhập dẫn đến một bộ phận hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Trang 19

không có khả năng bán được Thừa hàng hóa là nguyên nhân gây ra khủng hoảng,ảnh hưởng tới quy mô sản xuất ở chu kỳ tiếp theo, nên việc làm giảm, thất nghiệptăng Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, khi quy mô đầu tư tư bản tăng thì hiệuquả giới hạn của tư bản đầu tư có xu hướng giảm sút tạo nên giới hạn chật hẹp vềthu nhập của doanh nhân trong đầu tư tương lai”.

Khi giới hạn hiệu quả kinh tế còn lớn hơn lãi suất thì các doanh nghiệp mớitiếp tục nghiên cứu mở rộng đầu tư Còn lại thì họ sẽ thu hẹp quy mô sản xuất khiếncho nhiều lao động mất việc, tỷ lệ thất nghiệp tăng, nên Keynes cho rằng để tăngviệc làm, giảm thất nghiệp thì phải tăng tổng cầu của nền kinh tế Cụ thể, Chính phủthực hiện vai trò trò kích thích tiêu dùng để tăng tổng cầu Biện pháp chủ yếu làtăng các khoản chi tiêu của chính phủ, khuyến khích các tổ chức kinh tế hoặc tưnhân đầu tư vào sản xuất kinh doanh bằng các chính sách ưu đãi của Chính phủ nhưgiảm thuế, giảm lãi suất, hỗ trợ đầu tư, thậm chí tăng lượng tiền giấy cấp cho ngânsách để tăng đầu tư và trang trải các khoản chi tiêu tăng của Chính phủ

* Lý thuyết về tạo việc làm bằng chuyển giao lao động giữa hai khu vực củanền kinh tế của Athur Lewis

Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), Luận văn thạc sĩ Quản trị Nhân lực,Trường Đại học Lao động Xã hội: “Lý thuyết này của Athur Lewis - nhà kinh tế họcJamaica ra đời vào những năm 50 của thế kỷ XX, được giải thưởng Nobel 1979 Tưtưởng cơ bản của lý thuyết này là chuyển số lao động dư thừa từ khu vực nôngnghiệp sang khu vực công nghiệp hiện đại do hệ thống tư bản nước ngoài đầu tư vàocác nước lạc hậu Quá trình này sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển Bởi vìtrong khu vực nông nghiệp, đất đai chật hẹp, lao động lại quá dư thừa Ngoài số laođộng cần đủ cho sản xuất nông nghiệp, còn có lao động thừa làm các ngành nghề lặtvặt, buôn bán nhỏ, phục vụ trong gia đình và lao động phụ nữ Số lao động dôi dưnày không có công ăn việc làm Nói cách khác, họ không có tiền lương và thu nhập

Vì vậy, việc di chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp

có hai tác dụng Một là, chuyển bớt lao động ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp, chỉ đểlại lượng lao động đủ để tạo ra sản lượng cố định Từ đó nâng cao sản lượng theođầu người đồng thời tạo việc làm cho số lao động dôi dư trong nông nghiệp”

Trang 20

* Lý thuyết về tạo việc làm bằng di chuyển lao động của Harris Todaro

Lý thuyết về tạo việc làm bằng di chuyển lao động của Todaro ra đời vàothập kỷ 60-70 của thế kỷ XX Ông nghiên cứu việc làm thông qua sự di chuyển laođộng dựa trên việc thực hiện điều chỉnh thu nhập, tiền lương giữa các khu vực kinh

tế khác nhau Ông cho rằng ở khu vực nông thôn, đa số người lao động có thu nhậpthấp hoặc trung bình Khi có cơ hội, họ sẽ di chuyển từ vùng nông thôn lên thànhthị, nơi có thu nhập cao hơn

Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), Luận văn thạc sĩ Quản trị Nhân lực,Trường Đại học Lao động Xã hội: “Mô hình Harris Todaro cho phép giải thích được

lý do tồn tại tình trạng thất nghiệp ở các đô thị tại các nước đang phát triển, và tạisao người dân lại chuyển tới các thành phố mặc dù đang tồn tại nan giải vấn đề thấtnghiệp Để giải quyết vấn đề này, mô hình Harris - Todaro thừa nhận sự tồn tại củakhu vực kinh tế phi chính thức Đó là khu vực kinh tế bao gồm các hoạt động, khônghoàn toàn là bất hợp pháp, nhưng thường cũng không được sự thừa nhận chính thứccủa xã hội và hầu hết các hoạt động này đều không đăng ký với nhà nước”

Nói chung, các lý thuyết về việc làm trên đều có mục tiêu nghiên cứu chung

là sự ảnh hưởng của mối quan hệ cung cầu lao động đối với việc làm Tuy nhiên,các lý thuyết đó đều chưa làm nổi lên được vai trò của Chính phủ bằng những hệthống chính sách về kinh tế, xã hội của mình để tạo được việc làm cho người laođọng, điều tiết và ổn định nền kinh tế Nhưng trên cơ sở những lý thuyết ban đầu

đó, định hướng gợi mở cho tác giải khi tiến hành nghiên cứu thực trạng công tác tạoviệc làm cho người lao động ở Thị xã Phổ Yên nói riêng và người lao động ở ViệtNam nói chung để tìm ra những giải pháp hữu hiệu, phù hợp để giải quyết việc làm

1.1.2 Vai trò của tạo việc làm cho người lao động

1.1.2.1 Trên bình diện kinh tế - xã hội

Về mặt kinh tế, việc làm luôn gắn liền với vấn đề sản xuất Kinh tế phát triển

sẽ tạo điều kiện để giải quyết tốt vấn đề việc làm và ngược lại, nếu không giải quyếttốt vấn đề việc làm và thất nghiệp thì đó sẽ là những yếu tố kìm hãm sự tăng trưởngcủa kinh tế

Mỗi người dân ở trong độ tuổi lao động mà có công việc thì mới có thu nhập

Trang 21

để đảm bảo cho nhu cầu cuộc sống của mình và gia đình Chính vì vậy, công tác tạo việc làm có ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ cuộc sống của dân cư.

Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), Luận văn thạc sĩ Quản trị Nhân lực,Trường Đại học Lao động Xã hội: “Việc làm ngày nay gắn chặt với trình độ họcvấn, trình độ tay nghề của từng cá nhân, thực tế cho thấy những người không cóviệc làm thường tập trung vào những vùng nhất định (vùng đông dân cư khó khăn

về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, ) vào những nhóm người nhất định (lao độngkhông có trình độ tay nghề, trình độ văn hoá thấp) Việc không có việc làm trongdài hạn còn dẫn tới mất cơ hội trau rồi, nắm bắt và nâng cao trình độ kĩ năng nghềnghiệp làm hao mòn và mất đi kiến thức, trình độ vốn có”

Đối với nhiều ngành kinh tế, lao động là một nguồn lực quan trọng không thểthay thế được Vì vậy có thể nói, lao động chính là một trong những nhân tố gópphần tạo nên thu nhập quốc dân, tăng trưởng kinh tế Do đó, nền kinh tế phải có sựcân đối hài hòa giữa việc đảm bảo cung cầu lao động, tạo được việc làm cho nguồnlao động Có như vậy, việc làm và kinh tế mới đảm bảo duy trì được mối quan hệhài hòa và nền kinh tế đảm bảo xu hướng phát triển bền vững, đồng thời đảm bảolợi ích và phát huy năng lực tiềm tàng của nguồn lao động

Gia đình là tế bào của xã hội, cá nhân cấu thành nên gia đình Việc làm củamỗi cá nhân cũng vì thế mà tác động trực tiếp đến xã hội, bao gồm cả tác động tíchcực và tiêu cực Nếu đảm bảo được việc làm cho tất cả các cá nhân trong xã hội thì

sẽ giảm thiểu sự phát sinh các mẫu thuẫn nội tại xã hội, hạn chế các tiêu cực, tệ nạn

xã hội, bản thân con người cũng được duy trì nhân cách và trí tuệ tốt Bởi vì mỗicon người đều có nhu cầu có việc làm, ngoài việc để có thu nhập đảm bảo các nhucầu của cuộc sống thì còn có mong muốn phát triển và tự hoàn thiện bản thân, nênnếu không có việc làm, lòng tự tin của con người sẽ bị tác động, cảm giác xa lánh,lạc lõng với cộng đồng xã hội, gây ra những tệ nạn xã hội Ngoài ra, việc làm củamột bộ phận người lao động không được đảm bảo sẽ tạo ra khoảng cách phân hóagiàu nghèo ngày càng rõ rệt, nảy sinh ra nhiều mâu thuẫn và ảnh hưởng tới tìnhhình ổn định chính trị của đất nước

Chính vì vai trò vô cùng quan trọng của việc làm đối với từng cá nhân, đối

Trang 22

với nền kinh tế, xã hội nên Nhà nước cần phải có những chính sách, biện pháp cụ thể và hữu hiệu để giải quyết được sự đòi hỏi về việc làm của nhân dân.

1.1.2.2 Trên bình diện chính trị - pháp lí

Thất nghiệp, không có việc làm không những có hậu quả lớn tới kinh tế - xãhội của một quốc gia và còn đe dạo tới an ninh quốc gia, sự ổn định và phát triểnkinh tế xã hội của mỗi quốc gia Chính vì vậy ở bất kì quốc gia nào, việc làm đã,đang và sẽ luôn là vấn đề cấp thiết, nhạy cảm đối với từng cá nhân, từng gia đìnhđồng thời cũng là vấn đề xã hội lâu dài, vừa cấp bách nếu không được giải quyết tốt

có thể trở thành vấn đề chính trị

Đối với bình diện pháp lý, việc làm là một trong những quyền cơ bản củacon người, có việc làm mới có quan hệ lao động, vì vậy việc làm chính là nền tảnghình thành, là nội dung và là công cụ để duy trì quan hệ lao động Nếu việc làmkhông tồn tại thì quan hệ lao động cũng vì thế mà bị triệt tiêu vì không có chủ thể,cũng không còn nội dung để tồn tại

1.1.2.3 Trên bình diện Quốc gia - Quốc tế

Đối với mỗi Quốc gia, chính sách việc làm và giải quyết việc làm là bộ phận

có vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống các chính sách xã hội nói riêng và trongtổng thể chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung Tại đa số các quốc gia thìchính sách xã hội của nhà nước đều tập trung vào các lĩnh vực về lao động, bảo đảmviệc làm, bảo hiểm xã hội Chính sách việc làm là chính sách cơ bản nhất của Quốcgia, góp phần bảo đảm an toàn, ổn định và phát triển xã hội

Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, theo Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015),Luận văn thạc sĩ Quản trị Nhân lực, Trường Đại học Lao động Xã hội: “Vấn đề laođộng việc làm không chỉ dừng lại ở phạm vi Quốc gia mà nó còn có tính toàn cầuhóa, tính Quốc tế sâu sắc Vấn đề hợp tác, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoàicũng được đặt ra đồng thời với việc chấp nhận lao động ở nước khác đến làm việctại nước mình Điều này giúp cân bằng lao động Lao động từ nước kém phát triểnsang làm việc ở nước phát triển, từ nước dư thừa lao động sang nước thiếu lao động.Trong thị trường đó, cạnh tranh không chỉ còn là vấn đề giữa những NLĐ mà còntrở thành vấn đề giữa các Quốc gia” Từ đó vấn đề lao động việc làm còn được điều

Trang 23

chỉnh hoặc chịu sự ảnh hưởng chi phối của các công ước Quốc tế về lao động Cácnước dù muốn hay không cũng phải áp dụng hoặc tiếp cận với những “luật chơichung” và “sân chơi chung” càng ngày càng khó khăn và quy mô hơn.

1.1.2.4 Đối với từng thành viên xã hội

Kể từ khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, theo đó quan niệm

về việc làm và vấn đề liên quan như thất nghiệp, chính sách giải quyết việc làm đã

có những thay đổi cơ bản Điều 55 Hiến Pháp năm 1992 quy định: “Lao động làquyền và nghĩa vụ của công dân Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càngnhiều việc làm cho NLĐ” Từ quan niệm nay đã mở ra bước chuyển căn bản trong

nhận thức về việc làm Trên cơ sở này, Bộ Luật lao động 2012, Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều Bộ luật lao động hiệu lực từ 01/5/2013, NXB giao thông vận tải,

Hà Nội: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đềuđược thừa nhận là việc làm”

1.1.3 Nội dung tạo việc làm cho người lao động

1.1.3.1 Tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế

Theo Trần Xuân Cầu (2013), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại

học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội: “Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liềnvới sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảođảm công bằng xã hội Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởngkinh tế Nhưng không phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh

tế Tăng trưởng kinh tế thường tạo việc làm cho người dân nhưng mức độ còn phụthuộc vào mối quan hệ vốn, lao động và công nghệ Thời gian vừa qua, đóng gópcủa các yếu tố vốn và lao động vào tăng trưởng khá cao Trong điều kiện trình độkhoa học, công nghệ còn thấp, tăng trưởng dựa vào vốn và lao động hay tăng trưởngtheo chiều rộng là phù hợp và tạo được nhiều việc làm Đối với các quốc gia cótrình độ công nghệ, đầu tư như Việt Nam, tăng trưởng kinh tế là nhân tố đặc biệtquan trọng đối với vấn đề tạo việc làm”

Cơ cấu kinh tế hoàn thiện sẽ là cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế Giai đoạnhiện nay, cơ cấu kinh tế của nước ta đang trong quá trình chuyển dịch tích cực, pháttriển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế thế giới Tỷ trọng

Trang 24

ngành công nghiệp và dịch vụ gia tăng, ngược lại giảm tỷ trọng ngành nông nghiệptrong GDP Nguồn lao động cũng dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khuvực kinh tế công nghiệp và dịch vụ, từ nông thôn ra thành thị Như vậy, các laođộng qua đào tạo nghề hoặc lao động có trình độ sẽ có nhiều cơ hội hơn Nền kinh

tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam đang hướng tới hộinhập kinh tế thế giới Quá trình hội nhập này là một thách thức lớn đối với nước tanhưng cũng là một cơ hội to lớn của nền kinh tế Trong bối cảnh đó, nguồn cunglao động của nước ta rất dồi dào, tuy nhiện trình độ lao động của nước ta không cao,không đáp ứng được yêu cầu đặt của thị trường lao động, dẫn tới tình trạng lao độngnước ta đang dư thừa nhưng lại vẫn phải tìm kiếm và nhập khẩu lao động có trình

độ từ các nước tiên tiến khác

* Về phát triển công nghiệp:

Đối với một quốc gia, ngành công nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trongnền kinh tế quốc dân, các chiến lược phát triển kinh tế xã hội chủ lực là kinh tế côngnghiệp Các nước phát triển thì ngành công nghiệp đã đạt được những thành tựuvượt bậc, tiến tới nền kinh tế tri thức Đối với Việt Nam, việc phát triển ngành côngnghiệp cũng đặc biệt quan trọng khi mà nền kinh tế đang phát triển theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa

Để phát triển ngành công nghiệp, đồng thời tạo ra nhiều việc làm cho laođộng nước nhà là một nhiệm vụ tương đối khó khăn Cần tập trung phát triển cáckhu công nghiệp, cụm công nghiệp, LNTT, tiểu thủ công nghiệp, đầu tư phát triển

hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo việc làm cho người lao động, xây dựng cơ sở vững chắccho sản xuất, kinh doanh của ngành kinh tê công nghiệp Vì vậy, Nhà nước cũngcần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư, thu hút các dự án, mở trọng sản xuấtkinh doanh

Mặt khác, để phát triển ngành công nghiệp đồng thời giải quyết được nhiềuviệc làm cho người lao động trên địa bàn huyện thì cần tập trung khuyến khích pháttriển các ngành sử dụng nhiều lao động dịch chuyển về vùng nông thôn, chuyểnhình thức gia công sang sản xuất thành phẩm, xuất khẩu trực tiếp nhằm tăng thêmlao động đồng thời tăng giá trị của nền công nghiệp nước nhà và khả năng cạnh

Trang 25

tranh trên thị trường Tập trung vào việc phát triển các ngành công nghiệp chủ lực,

có khả năng cạnh tranh, lợi thế so sánh như chế biến nông sản và thực phẩm, dệt,may mặc, chế biến gỗ

* Về phát triển dịch vụ:

Theo Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình thị trường lao động, NXB Lao động

-Xã hội, Hà Nội: “Khi kinh tế càng phát triển thì vai trò của ngành dịch vụ ngày càngquan trọng Dịch vụ được xem là một lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế quốc dânbao hàm tất cả những hoạt động phục vụ sản xuất và đời sống dân cư Hoạt độngdịch vụ bao hàm cả hoạt động thương mại Hiện nay xuất hiện nhiều ngành nghềphi nông nghiệp đòi hỏi phải có các dịch vụ đầu tư vào như vận tải, kho bãi, viễnthông, thương mại, sự đa dạng đó dẫn đến sự đa dạng hóa nghề nghiệp của laođộng nông thôn không làm nông nghiệp gia tăng cả về số lượng và tỷ trọng Quátrình chuyển dịch lao động có việc làm là điều tất yếu và chắc chắn được diễn ramạnh mẽ trong thời gian tới Không những vậy, thu nhập và đời sống của người dânngày càng được cải thiện nên nhu cầu về các ngành dịch vụ càng được quan tâm,nâng cao hơn so với trước đây, đặc biệt về ngành dịch vụ ăn uống, nhà hàng, làmđẹp, giải trí ”

Ngành dịch vụ được phát triển sẽ góp phần làm tăng số lượng việc làm Thựchiện đa dạng hóa các ngành dịch vụ sẽ thu hút những lao động đang dư thừa ở vùngnông thông hoặc ở khu vực công nghiệp trong quá trình CNH – HĐH sang, thựchiện đúng quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, làmgiảm thiểu tỷ lệ trạng thất nghiệp Đồng thời, cùng với quá trình phát triển ngànhdịch vụ cũng góp phần làm tăng chất lượng việc làm, nâng cao thu nhập cho ngườilao động, phát huy năng lực, khả năng tiềm tàng của đội ngũ lao động

Đối với những địa phương có tiềm năng về du lịch thì việc khai thác các tiềmnăng này bằng cách đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch tâm linhtrên địa bàn sẽ thúc đẩy quá trình phát triển ngành dịch vụ, giúp cho cả lao độngchưa qua đào tạo có được công ăn việc làm Cùng với đó là gắn du lịch với các làngnghề phát triển Viêc xây dựng hệ thống dịch vụ thương mại, chợ mua bán phục vụkhách du lịch cũng tạo thêm nhiều việc làm cho lao động đang thất nghiệp

Trang 26

* Về phát triển nông - lâm - ngư nghiệp:

Theo Nguyễn Thị Thơm, Phí Thị Hằng (2009), Giải quyết việc làm cho lao

động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa, NXB Chính Trị Quốc gia, Hà Nội

“Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng, nó tạo nên

sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội Đồngthời, nông nghiệp cũng là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; là đầu vàoquan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác Nông nghiệp giúpphát triển thị trường nội địa, việc tiêu dùng của người nông dân và mạng dân cưnông thôn đối với hàng hóa công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng (vải, đồ gỗ, dụng cụgia đình, vật liệu xây dựng), hàng hóa tư liệu sản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu,nông cụ, trang thiết bị, máy móc) là tiêu biểu cho sự đóng góp về mặt thị trường củangành nông nghiệp đối với quá trình phát triển kinh tế”

Ngành nông nghiệp sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong cơ cấu kinh

tế Sự chuyển dịch cơ cấu này khiến lực lượng lao động trong nông nghiệp giảmdần, đất đai trong nông nghiệp cũng thu hẹp lại do xu hướng đô thị hóa Ngànhnông nghiệp lúc này vừa là nhân tố vừa là điều kiện để thúc đẩy các ngành kinh tếkhác phát triển

Hiện đại hóa ngành nông nghiệp, phát triển ngành nông nghiệp đồng nghĩavới việc nhân lực cần thiết cho nông nghiệp giảm đi, diện tích đất trồng trọt cũnggiảm, chăn nuôi hiện đại phát triển Nước ta đang hướng tới một nền kinh tế côngnghiệp hóa, ngành nông nghiệp hiện đại chỉ còn chiếm khoảng 10% lao động Sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu lao động, nguồn laođộng ở nông thôn chuyển sang làm việc trong ngành công nghiệp và dịch vụ, thunhập cao hơn nên đời sống cũng được ổn định hơn

Vì vậy, trong xu hướng kinh tế CNH – HĐH, nếu muốn lượng lao động hoạtđộng trong ngành nông nghiệp được ổn định, có những chỗ việc làm tốt hơn chongười lao động thì phải đảm bảo được năng suất sản phẩm, chất lượng sản phẩmnông nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả và sự bền vững của ngànhnông nghiệp

Theo Nguyễn Thị Thơm, Phí Thị Hằng (2009), Giải quyết việc làm cho lao

Trang 27

động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa, NXB Chính Trị Quốc gia, Hà Nội

“Phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn kết chặt chẽ sản xuất với công nghiệp bảoquản, chế biến và thị trường tiêu thụ; tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuấthàng hóa tập trung; Trên cơ sở đổi mới tư duy, tiếp cận thị trường, kết hợp ứngdụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyênđất, nước, nhân lực được đào tạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trườngsinh thái để khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗiđịa phương để phát triển ngành nông nghiệp”

Bên cạnh đó, quá trình phát triển ngành nông nghiệp phải phù hợp với sựdịch chuyển cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp, gắn với phát triển nguồnnhân lực đáp ứng được yêu cầu công nghệ, kỹ thuật hiện đại Nhà nước cũng cần cócác chính sách huy động được các nguồn lực trong xã hội như lao động, đất đai,rừng biển, hội nhập được với quốc tế

* Về phát triển làng nghề truyền thống - tiểu thủ công nghiệp:

Theo Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình thị trường lao động, NXB Lao động

-Xã hội, Hà Nội: “LNTT là những thôn, làng có một hay nhiều nghề thủ công truyềnthống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn thuchiếm phần chủ yếu trong năm Các sản phẩm làm ra của các làng nghề có tính mỹnghệ và đã trở thành hàng hoá trên thị trường Mặt hàng sản xuất của các làng nghềchính là sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, bản thân nó là dạng sơ khai của côngnghiệp, đồng thời việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và máy móc hiện đạivào quá trình sản xuất sẽ thúc đẩy công nghiệp phát triển Làng nghề phát triển đãtạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn đã mở rộng quy mô và địa bàn hoạtđộng, các dịch vụ vật liệu và tiêu thụ sản phẩm”

Đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa thì sự phát triển của các làng nghề truyền thống có ý nghĩaquan trọng Hoạt động của các LNTT đã đóng góp đáng kể và việc tăng tỷ trọng sảnphẩm tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và công nghiệp, giảm đi tỷ trọng sản phẩm nôngnghiệp, giúp người lao động chuyển từ khu vực thu nhập thấp sang khu vực phinông nghiệp có thu nhập cao hơn Khi đó, kinh tế nông thôn sẽ không còn là ngành

Trang 28

nông nghiệp đơn thuần nữa mà sẽ có các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng đồng hành phát triển.

Ngoài ra, ở khu vực nông thôn có sẵn các nguồn lực như điều kiện tự nhiên,

cơ sở vật chất, tiềm năng vốn, nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất do đó việcphát triển LNTT, tiểu thủ công nghiệp sẽ có điều kiện để huy động tối đa các nguồnlực cho cho sự phát triển ngành nghề Khi đó, việc sản xuất được thúc đẩy, hànghóa tạo ra ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng được nâng cao, đáp ứng ngàycàng đa dạng các yêu cầu của thị trường Với giá trị kinh tế và xuất khẩu của mình,các sản phẩm của LNTT góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế nông thôn Laođộng ở ngành này thì trình độ cao, có vốn làm quản lý, thợ lành nghề thì làm thợchính, người không có vốn, trình độ thấp thì làm phục vụ, những công đoạn đơngiản, từ đó góp phần thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo ở nông thôn

Quan trọng hơn nữa là các LNTT được phát triển, mở rộng quy mô thì sẽ lànơi giải quyết nhiều việc làm cho lao động ở nông thôn, tạo điều kiện tăng tu thụ chongười lao động, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệpthuần túy sang tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Ở các vùng nông thôn hiện nay, đấtcanh tác nông nghiệp càng ngày càng bị thu hẹp do bị đô thị hóa dẫn tới tỷ lệ laođộng thiếu việc làm, bị thất nghiệp tăng cao Do đó, công tác tạo việc làm, giải quyếtthất nghiệp trở nên cấp bách, cần sự chung sức của các ngành nghề và lĩnh vực mộtcách đồng bộ Để giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn góp phần phát triểnkinh tế xã hội, nâng cao đời sống dân cư thì việc phát triển các làng nghề, tiểu thủcông nghiệp là một yếu tố rất quan trọng, cần phải được hỗ trợ phát triển

Việc phát triển các LNTT sẽ hình thành một lực lượng lao động có tay nghềcao cũng như một tập hợp các nghệ nhân nghề mới Từ nguồn lao động này sẽ họctập và nghiên cứu tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học vào hoạt động sản xuấttạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành giảm, tăng khả năng cạnhtranh Kết quả lại có điều kiện để quay trở lại đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ởnông thôn, nâng cao trình độ lao động, tác phong lao động, tính tổ chức và kỷ luậtchuyên nghiệp của người lao động Đây lại là điều kiện để tạo thuận lợi cho việcứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và hoạt động dịch vụ trong

Trang 29

LNTT Do đó, muốn phát triển LNTT, tiểu thủ công nghiệp trong quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế hiện nay thì điều cần thiết là phải tạo lập được đội ngũ thợ lànhnghề, nghệ nhân giỏi, thợ giỏi, có tâm huyết với nghề và nhiệt tình truyền nghề cholớp trẻ .

* Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Theo Trần Việt Tiến (2012), “Chính sách việc làm ở Việt Nam: Thực trạng

và định hướng hoàn thiện”, Tạp chí kinh tế và phát triển: “Các doanh nghiệp vừa và

nhỏ có vai trò to lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt đối vớikhu vực nông thôn đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm chocông nghiệp phát triển mạnh, đồng thời thúc đẩy các ngành thương mại - dịch vụphát triển Sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng góp phần làm tăng tỷ trọngcông nghiệp, dịch vụ và làm thu hẹp dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong nềnkinh tế quốc dân Các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn góp phần đa dạng hoá cơ cấucông nghiệp Phát triển DNVVN tạo ra sự năng động, linh hoạt cho toàn bộ nềnkinh tế, trong việc thích nghi với những thay đổi của thị trường trong nước và quốc

tế Các DNVVN có ưu thế là năng động, dễ thay đổi cơ cấu sản xuất, thích ứngnhanh với tình hình, đó là những yếu tố rất quan trọng trong kinh tế thị trường đểđảm bảo khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả của sản xuất kinh doanh”

Trong tổng số các đơn vị sản xuất kinh doanh thì các DNVVN chiếm phầnlớn, trên dưới 90% tổng số các doanh nghiệp, có vị trí hết sức quan trọng vào việcgia tăng thu nhập quốc dân của quốc gia và ngày càng gia tăng mạnh mẽ, tốc độ giatăng cao hơn hơn các doanh nghiệp lớn

Các DNVVN có vai trò to lớn trong việc giải quyết một số lượng lớn laođộng chưa có việc làm, góp phần tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóađói giảm nghèo cho các hộ gia đình trên toàn quốc Nếu chỉ tính về tác dụng tạocông ăn việc làm thì các DNVVN vượt trội hơn hẳn so với các khu vực khác, gópphần giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, góp phần ổn định an ninh trật tự, antoàn xã hội của đất nước

1.1.3.2.Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động

Tạo việc làm thông qua XKLĐ là việc các cơ quan Nhà nước (bao gồm các

Trang 30

cơ quan quản lý và các tổ chức chính trị, xã hội,… có chức năng liên quan đếnXKLĐ) và các doanh nghiệp XKLĐ bằng các việc làm của mình tìm kiếm, khaithác, thu hút, tổ chức các hoạt động, tạo ra cơ chế và chính sách, đặt NLĐ (chủthể cần tìm việc) vào các chỗ làm việc trống được đặt ở nước ngoài, tại các thịtrường khác nhau với đòi hỏi về yêu cầu của NLĐ khác nhau, yêu cầu về ngànhnghề khác nhau, có điều kiện làm việc, mức thu nhập, chế độ đãi ngộ khác nhau.Thuật ngữ XKLĐ được sử dụng ở Việt Nam để chỉ hoạt động chuyển dịch laođộng từ quốc gia này sang quốc gia khác Tham gia vào quá trình này gồm 2 bên:Bên nhập khẩu lao động và bên XKLĐ.

Theo quy định tại điều 6 của Luật số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quyđịnh về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì NLĐ có thể điXKLĐ theo 4 hình thức cụ thể như sau :

Thứ nhất là “Thông qua doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệpđược phép hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài Các doanh nghiệp hoạtđộng dịch vụ là loại hình doanh nghiệp được Bộ LĐ-TB&XH cấp giấy phép hoạtđộng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài Doanh nghiệp khai thác hợp đồng, đăng

ký với cơ quan có thẩm quyền, tổ chức tuyển chọn lao động, đưa và quản lý NLĐ ởnước ngoài”

XKLĐ theo hình thức này được coi là một loại hình kinh doanh dịch vụ đemlại lợi nhuận cho các doanh nghiệp từ đó hình thành nên sự cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp trong hoạt động XKLĐ, thúc đẩy việc mở rộng thị trường XKLĐ,tăng lượng các hợp đồng cung ứng, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao

để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của các doanh nghiệp Đây là hình thức phổ biếnnhất được nhiều NLĐ lựa chọn, hiện nay và trong thời gian tới NLĐ đi XKLĐ theohình thức này là chủ yếu

- Ưu điểm: Thống nhất cao trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành, có cơ sở

để thực hiện các mục tiêu tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho NLĐ, thuận lợi choviệc bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, tạo sự tin cậy cho phía đối tác, là cơ sở để hợp tácbền vững, đây là hoạt động phi lợi nhuận, chi phí xuất khẩu được giảm tới mức thấpnhất tạo điều kiện cho nhiều NLĐ tham gia

Trang 31

- Nhược điểm : Hạn chế về số lượng thị trường xuất khẩu, NLĐ không đượcchủ động về thời gian đi xuất khẩu, yêu cầu cao, chặt chẽ trong tuyển chọn laođộng, hạn chế số lượng lao động xuất khẩu.

Thứ hai là “Thông qua doanh nghiệp nhận thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư ởnước ngoài Đây là hình thức mà các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân Việt Namtrúng thầu ở nước ngoài, đưa NLĐ của doanh nghiệp mình đi làm việc ở các côngtrình trúng thầu ở nước ngoài hoặc các tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nướcngoài, đưa NLĐ Việt Nam sang làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh do tổchức, cá nhân này đầu tư thành lập ở nước ngoài NLĐ đi theo hình thức này phải làNLĐ đã có hợp đồng lao động với doanh nghiệp và chỉ đi làm việc tại các côngtrình trúng thầu hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thànhlập ở nước ngoài”

- Ưu điểm: NLĐ không mất các chi phí xuất khẩu, có việc làm, thu nhập ổnđịnh do có quyền lợi và nghĩa vụ trực tiếp với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư

ra nước ngoài, thuận lợi trong công tác quản lý, bảo vệ NLĐ ở nước ngoài

- Nhược điểm: Số lượng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài

ở nước ta còn rất hạn chế nên NLĐ được xuất khẩu theo hình thức này không nhiều.Thời gian làm việc ở nước ngoài phụ thuộc vào thời gian hoàn thành công việc củadoanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài

Thứ ba là “Thông qua doanh nghiệp XKLĐ theo hình thức thực tập, nâng caotay nghề Đây là hình thức XKLĐ mới được đưa vào điều chỉnh trong Luật, hìnhthức này xuất hiện tương đối nhiều trong những năm qua tại các doanh nghiệp, nhất

là ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp XKLĐ theohình thức này phải có hợp đồng với cơ sở thực tập ở nước ngoài để đưa NLĐ đi làmviệc theo hình thực tập, nâng cao tay nghề, có hợp đồng đưa NLĐ đi thực tập”

Với hình thức này thì NLĐ không mất các khoản chi phí xuất khẩu, có điềukiện thuận lợi trong việc học tập, nâng cao tay nghề tại cơ sở thực tập ở nước ngoài.Tuy nhiên, hình thức này chỉ dành cho NLĐ đang làm việc tại các doanh nghiệp cónhu cầu đưa lao động của doanh nghiệp đi thực tập, nâng cao tay nghề tại các cơ sở

ở nước ngoài, nên cũng giống như hình thức xuất khẩu thông qua doanh nghiệp

Trang 32

nhận thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư ở nước ngoài là các hình thức xuất khẩu riêng biệt, không mang tính phổ biến rộng rãi.

Thứ tư là “NLĐ tự đi theo hình thức hợp đồng cá nhân Đây là hình thứcNLĐ chủ yếu đi thông qua các mối quan hệ họ hàng giới thiệu, được bảo lãnh hoặcchủ sử dụng lao động cũ tuyển dụng lại lần thứ hai, số lượng đi không nhiều NLĐ

ký hợp đồng trực tiếp với chủ, không thông qua bên trung gian môi giới Khi có hợpđồng trực tiếp đến Sở LĐ-TB&XH nơi thường trú để đăng ký hợp đồng cá nhân vàkhi làm việc ở nước ngoài thì đăng ký công dân với cơ quan đại diện ngoại giao,lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại”

Hình thức này được Nhà nước khuyến khích do mang lại nhiều lợi ích kinh

tế cho NLĐ, không mất các khoản chi phí xuất khẩu, gia tăng tính tự chủ và tự chịutrách nhiệm của NLĐ Nhưng quyền lợi của NLĐ cũng khó được đảm bảo nếu NLĐthiếu trách nhiệm khi tham gia XKLĐ

1.1.3.3 Đào tạo nghề cho người lao động

Theo Luật Giáo dục nghề nghiêp số 74/2014/QH13 quy định: “Đào tạo nghềnghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghềnghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm saukhi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp”

Trần Xuân Cầu (2013), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học

Kinh tế Quốc dân, Hà Nội: "Những hoạt động nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vàthái độ cần có cho sự thực hiện có năng suất và hiệu quả trong pham vi một nghềhoặc nhóm nghề Nó bao gồm đào tạo ban đầu, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, cậpnhật và đào tạo liên quan đến nghề nghiệp chuyên sâu Mục tiêu chung của giáo dụcnghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ,

có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; cótrách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việctrong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động;tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm,

tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn”

Thực hiện đào tạo nghề sẽ có tác động vào sự chuyển dịch cơ cấu lao động

Trang 33

Yêu cầu của quá trình CNH – HĐH đòi hỏi người lao động phải được đào tạo nghềđược trang bị kỹ năng, được rèn luyện nâng cao năng lực khi họ dịch chuyển từ khuvực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ Bởi vì, khi hoạt động trongkhu vực thuần nông nghiệp thì phần lớn người lao động chưa có trình độ chuyênmôn kỹ thuật hoặc trình độ không phù hợp với yêu cầu về công việc của khu vựccông nghiệp Khi đã được đào tạo nghề thì người lao động sẽ có nhiều cơ hội tìmkiếm việc làm, thậm chí kiếm được việc làm có mức thu nhập cao Chính vì vậy,đào tạo nghề chính là cốt lõi của sự thay đổi việc làm phù hợp với xu hướng biếnđộng của nền kinh tế.xã hội.

Trong qua trình cạnh tranh về nhân lực thì lao động đã qua đào tạo nghề rấtđược chú ý Thể hiện qua chất lượng hàng hóa khi xuất khẩu hay khả năng cung cấplao động theo các yêu cầu của thị trường lao động quốc tế Ở các nước kinh tế pháttriển thì tỷ lệ lao động có qua đào tạo, tay nghề cao hơn so với Các nước phát triển

tỷ trọng lao động làng nghề cao lớn hơn so với lao động có trình độ kém, không quađào tạo, tay nghề thấp và không có tay nghề Ở Việt Nam, lực lượng lao động cótrình độ chuyên môn kỹ thuật bậc trung sẽ ngày càng nhiều và thế hệ lao động quađào tạo sẽ là thế hệ nòng cốt, đại biểu cho thế hệ lao động tương lai

1.1.3.4 Phát triển thị trường lao động

Theo Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động cơ sở lý luận và thực

tiễn ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội: “Thị trường lao động là thị

trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình đểxác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công”

Với nền kinh tế mở, hội nhập quốc tế hiện nay, nước ta sẽ có được nhiều cơhội, tuy nhiên thách thức cũng không nhỏ đối với sự phát triển thị trường lao động

Sự tham gia quá trình phân công phân đoạn trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu sẽyêu cầu phân bố lại lao động và gắn chặt lợi ích của các quốc gia về thị trường laođộng Khi đó, các quốc gia sẽ cần các công ty xuyên quốc gia để làm tác nhân giúpquốc gia tham gia nhiều hơn vào hệ thống sản xuất toàn cầu Với vai trò là nơi sửdụng lao động đa quốc gia, các công ty này sẽ có xây dựng được hệ thống tiêuchuẩn lao động mới, thay đổi các yêu cầu truyền thống, phù hợp với luật pháp của

Trang 34

từng quốc gia Có cạnh tranh quốc tế về phân công lao động cũng sẽ thúc đẩy cạnh tranh và phân công lao động trong nước

Theo Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động cơ sở lý luận và thực

tiễn ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội: “Các Trung tâm Giới thiệu việc

làm chính là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động Nâng cao hiệuquả hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm góp phần phát triển thị trườnglao động Mục tiêu chung của phát triển thị trường lao động là đảm bảo có một thịtrường hiện đại, hiệu quả, cạnh tranh và công bằng, góp phần giải quyết việc làm vàthực hiện các mục tiêu phát triển đất nước”

Đối với các cấp huyện, thị trường lao động được phát triển bằng một số hìnhthức hỗ trợ người lao động đi làm việc ở tỉnh khác hoặc xuất khẩu lao động sangnước ngoài Hoặc đơn giản là hỗ trợ các khu công nghiệp tuyển dụng được côngnhân vào làm việc

1.1.3.5 Các chương trình, mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm cho người lao động

Theo Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động cơ sở lý luận và thực

tiễn ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội: “Vốn cho vay của Quỹ quốc gia

về việc làm (gọi là Quỹ cho vay giải quyết việc làm) được dùng để cho vay hỗ trợcác dự án nhỏ nhằm tạo thêm việc làm, được quản lý thống nhất từ trung ương đếnđịa phương Mục đích của cho vay vốn để giải quyết việc làm nhằm góp phần tạoviệc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nâng cao tỷ lệ sử dụng thờigian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động, phù hợp với cơcấu kinh tế, bảo đảm việc làm cho người có nhu cầu làm việc, nâng cao chất lượngcuộc sống của nhân dân”

Vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm được sử dụng cho các đối tượngđược vay vốn như: Hộ kinh doanh cá thể; tổ hợp sản xuất; hợp tác xã; cơ sở sảnxuất kinh doanh của người tàn tật; DNNVV, Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội

và các hộ gia đình Những năm qua, nguồn vốn này cũng chưa được sử dụng hiệuquả như mong muốn Dự kiến ban đầu là sẽ tạo điều kiện cho khoảng 1,7-1,8 triệulao động tìm được việc làm nhưng sau đến nay thì chỉ mới có 1,3 triệu lao động tìm

Trang 35

được việc làm thông qua vay vốn, chỉ đáp ứng được 76,5% so với yêu cầu.

Ở cấp huyện, ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo cơ quan chức năng xây dựng kếhoạch, thực hiện sử dụng vốn một các có hiệu quả tối đa Chỉ tiêu vay vốn đượcgiao về cho các cấp xã, ở đây thực hiện đảm bảo quy trình và đạt kết quả tốt

1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo việc làm

1.1.4.1 Nhân tố khách quan: Điều kiên tự nhiên của địa phương

Điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương là nhân tố có tính chất tự nhiên đầutiên ảnh hưởng đến việc gia tăng nguồn việc, tạo việc làm cho người lao động, trướchết phải nói đến nhân tố có tính chất tự nhiên, vốn có sẵn ở mỗi quốc gia, mỗi địaphương Các điều kiện tự nhiên của địa phương như đất đai, khoáng sản, khí hậu,địa hình, hạ tầng giao thông Đây là những nền tảng cơ bản đảm bảo cho conngười tồn tại và phát triển

Theo Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động cơ sở lý luận và thực

tiễn ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội: “Với những thuận lợi về vị trí

địa lý, địa hình, hệ thống giao thông sẽ tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, pháttriển kinh tế; đồng thời tạo cho địa phương có khả năng, cơ hội và nguồn lực lớnhơn trong việc khai thác, phát huy các nguồn lực nội tại cũng như khai thác, thu hútcác nguồn lực từ bên ngoài để thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế,góp phần tạo việc làm cho người lao động không chỉ trong nội tại địa phương đó màcòn có khả năng thu hút lao động của các địa phương lân cận tìm kiếm việc làm”

Các vùng miền, các địa phương có điều kiện tự nhiên khác nhau về cả vị tríđịa lý thuận lợi hoặc khó khăn, thời tiết mỗi vùng miền cũng khác nhau về nhiệt độ,

độ ẩm, bão lũ hay hạn hán Đây là những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sảnxuất kinh doanh, nhất là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp Do đó, các quốc gia nóichung, địa phương nói riêng dựa trên điều kiện tự nhiên của mình để nghiên cứu cácgiải pháp tạo việc làm cho người lao động đạt hiệu quả cao nhất

Tiềm năng khoáng sản, sông ngòi, đất đai, rừng, biển cũng ảnh hưởng lớn tớicông tác tạo việc làm của địa phương Đất đai là một nguồn tài nguyên quan trọng

cơ bản, là tư liệu lao động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là đối với ngànhnông nghiệp, đối với công nghiệp đất đai cũng là một nguồn tài nguyên quan trọng

Trang 36

Địa phương nào có nguồn quỹ đất dồi dào, thuận lợi sẽ thu hút đầu tư, xây dựng và

mở rộng nhiều khu công nghiệp, tạo việc làm cho lao động địa phương và các khuvực lân cận

Bên cạnh đó, phong cảnh tự nhiên, các di tích lịch sử, đền, chùa cũng làmột loạt các lợi thế của từng địa phương Lợi thế này quyết định địa phương đó cókhả năng để thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch hay không, có khảnăng tạo thêm công ăn việc làm cho lao động đã được đào tạo chuyên nghề ngành

du lịch hoặc lao động phổ thông phục vụ Nếu địa phương chỉ có đất rộng thì tậptrung thúc đẩy hoạt động thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động cơ sở lý luận và thực tiễn ở

Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội: “Các chính sách vĩ mô của Nhà nước

có vai trò to lớn trong việc tạo việc làm, đồng thời điều chỉnh việc làm phù hợp vớimục tiêu, trình độ phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ Có rất nhiều chínhsách tác động đến việc làm như chính sách tạo vốn, chính sách đất đai, chính sáchthuế, chính sách đào tạo nghề hợp thành một hệ thống chính sách hoàn chỉnh cóquan hệ qua lại, bổ sung cho nhau hướng vào phát triển cả cung và cầu về lao động,đồng thời làm cho cung và cầu phù hợp với nhau Thực chất là tạo ra sự phù hợpgiữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động”

Nếu Nhà nước xây dựng được các chính sách vĩ mô đúng đắn và hợp lý sẽ làmột yếu tố thuận lợi, tạo động lực và môi trường thích hợp cho các các doanhnghiệp, những người sử dụng lao động mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường đầu

Trang 37

tư, vì vậy sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động Ngược lại, nếu các chínhsách đó bị sai lệch hoặc không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của các doanhnghiệp, tạo tâm lý không tốt trong quá trình hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh,thu hẹp quy mô sản xuất, làm số lượng việc làm giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên,đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn .

Do đó, trình độ hoạch định và mức độ khả thi, hiệu quả của các chính sách,đường lối của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và quản lý xã hội được thểhiện rõ ràng nhất và đầu tiên ở khả năng tạo ra việc làm, số lượng và chất lượng củaviệc làm cho người lao động

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt ưu tiên hướng các chính sách xã hộivào công tác tạo việc làm cho nhân dân Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VIII, Đảng ta nhấn mạnh: “Phương hướng quan trọng nhất là Nhà nướccùng toàn thể nhân dân ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch và cácchương trình kinh tế - xã hội Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân,mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động Mọicông dân đều được tự do hành nghề, thuê mướn nhân công theo pháp luật, phát triểndịch vụ việc làm Tiếp tục phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăngdân cư trên các địa bàn có tính chiến lược về kinh tế, an ninh - quốc phòng Mởrộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động Giảm đáng kể tỷ lệthất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn”

Xuất phát từ định hướng đó, hàng loạt các chính sách kinh tế và xã hội tậptrung phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm đã được nhà nước ta triểnkhai như: tạo điều kiện về đất đai, thuế, tín dụng cho các chủ đầu tư trong và ngoàinước đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô, lĩnh vực sản xuất,khuyến khích sản xuất hàng hóa xuất khẩu, khuyến khích tìm kiếm thị trường xuấtkhẩu lao động hiệu quả, tăng cường giáo dục, đào tạo nghề cho người lao động

Sự cần thiết phải bảo vệ người sử dụng lao động bảo vệ NSDLĐ có vai tròquan trọng trong quan hệ lao động, cần thiết phải bảo vệ NSDLĐ trong quan hệ laođộng bởi những lý do sau đây:

Thứ nhất, trong quan hệ pháp luật, các chủ thể đều phải chịu sự điều chỉnh

Trang 38

chung của pháp luật do vậy NSDLĐ cũng cần được bảo đảm những quyền và lợi íchhợp pháp của mình;

Thứ hai, NSDLĐ là một bên không thể thiếu để hình thành và duy trì quan

hệ lao động (QHLĐ), khi không đạt được lợi ích trong quá trình sử dụng lao độngthì họ sẽ không thể tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh, không giải quyết việc làmcho người lao động (NLĐ) và ngưng trệ sự phát triển kinh tế đất nước Vì vậy, bảo

vệ NSDLĐ sẽ dẫn đến QHLĐ có thể phát triển bền vững, NLĐ mới có điều kiện ổnđịnh việc làm, đảm bảo cuộc sống;

Thứ ba, xuất phát từ xu thế chung trong quy định pháp luật lao động (PLLĐ)của các nước trên thế giới Thay vì chỉ cố gắng bảo vệ NLĐ với quan niệm bên yếuthế trong QHLĐ, các nước đã thay đổi và cân bằng lợi ích giữa hai chủ thể này;

Thứ tư, có sự tổ chức, quản lý và điều hành của NSDLĐ sẽ tạo ra môi trườnglao động trình độ cao, có tính kỷ luật NLĐ sẽ làm việc với cường độ hợp lý để tạo

ra của cải vật chất Khi đó lợi ích của NSDLĐ cũng được tăng lên và họ sẽ có điềukiện trả lương cho NLĐ cao hơn, bảo đảm cho NLĐ làm việc trong điều kiện tốthơn

Các biện pháp bảo vệ người sử dụng lao động Với tư cách là một chủ thểtrong quan hệ lao động, NSDLĐ được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bằng cácbiện pháp như:

- Yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động

- Yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính đối với NLĐ

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại, áp dụng phạt hợp đồng đối với NLĐ

- Tham gia vào tổ chức đại diện NSDLĐ

1.1.4.2.2 Môi trường đầu tư, nguồn lực tài chính

Phương thức tạo việc làm thông qua hoạt động đầu tư trong nước và trực tiếpcủa người dân là một trong những phương thức tạo việc làm hiệu quả Điều kiện để

có thể tiến hành đầu tư là vốn, môi trường đầu tư và các chính sách đầu tư gắn vớicông nghệ kỹ thuật sản xuất, các khâu đầu vào, đầu tư của quá trình sản xuất Nếumôi trường đầu tư thuận lợi sẽ gia tăng được đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởngkinh tế, phát triển xã hội Kinh tế có tăng trưởng thì mới có thêm nhiều việc làmđược tạo ra, nhiều lĩnh vực tăng trưởng sẽ tạo ra càng nhiều việc làm Muốn vậy các

Trang 39

chính sách khuyến khích đầu tư phải hợp lý và hiệu quả, doanh nghiệp có điều kiện

để phát triển, kinh tế địa phương, kinh tế ngành cũng phát triển theo Ngoài cácchính sách thu hút đầu tư trong nước, đầu tư của người dân cũng cần phải có cácchính sách thu hút đầu tư nước ngoài vì khối lượng vốn của nước ngoài khi quyếtđịnh đầu tư vào nước ta là rất lớn, khả năng tạo việc làm với số lượng cao

Nguồn lực tài chính vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế

xã hội của một quốc gia, thể hiện sức mạnh của nhà nước về mặt kinh tế Nguồn lựctài chính bao gồm: ngân sách nhà nước, vốn của dân, vốn đầu tư của các doanhnghiệp nhà nước và nước ngoài, vốn tín dụng Tất cả đều chung một mục tiêu là tậptrung phát triển kinh tế xã hội của đất nước tùy theo các lĩnh vực khác nhau Bảnchất của nguồn lực là hữu hạn, do đó huy động chúng như nào, phân bổ và sử dụngphải hợp lý ra sao là một yêu cầu quan trọng được đặt ra Nếu quốc gia có được mộtnguồn lực tài chính dồi dào và ổn định thì các mục tiêu kinh tế xã hội nói chung vàmục tiêu về phát triển việc làm cũng được quan tâm và tập trung đầu tư thực hiện,hiệu quả được tốt hơn Ví dụ như có nguồn ngân sách đầu tư cho công tác đào tạonghề cho người lao động thì có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứngđược yêu cầu của các đơn vị nước ngoài đối với lao động nước ngoài hoặc tiến hànhcho người lao động vay vốn để đi xuất khẩu lao động

1.1.4.2.3 Thị trường lao động

Hiện nay, dân số Việt Nam đạt khoảng hơn 100 triệu người, có thể nói nước

ta đang trong thời kỳ dân số vàng Con số 100 triệu người cho thấy nước ta có lựclượng lao động vô cùng dồi dào Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển nhưViệt Nam, dân số tăng nhanh sẽ tạo áp lực về việc làm và phát triển kinh tế Nềnkinh tế chậm phát triển sẽ ít thu hút đầu tư, dẫn tới tình trạng dư thừa lao động, tỷ lệthất nghiệp gia tăng Với một lực lượng lao động dồi dào như vậy, chúng ta sẽ làmnhư thế nào để không lãng phí nguồn lực này? Chỉ bằng cách nâng cao chất lượnglao động Lao động có chất lượng là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế và thuhút đầu tư Lao động chất lượng thấp sẽ khó thu hút đầu tư và trình độ công nghệthấp Ngược lại, lao động có chất lượng cao sẽ thu hút đầu tư, đáp ứng yêu cầu vềnhân lực của các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam, tạo cơ hội tăng thêm việc làm,

Trang 40

tăng thêm thu nhập cho người lao động Đến thời điểm này, nước ta cũng đang thuhút rất nhiều các doanh nghiệp, tập đoàn lớn phát triển sản xuất kinh doanh như:Samsung, Microsoft, Canon, Intel… giúp giải quyết việc làm cho rất nhiều lao độngđịa phương.

Tuy nhiên, nhiều địa bàn lao động nông nghiệp vẫn còn số lượng lớn thìnguồn lao động lại dồi dào, sẵn có nhưng chất lượng lao động lại thấp, không cótrình độ tay nghề hay chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của việc chuyển dịch cơ cấulao động sang công nghiệp và dịch vụ Ở khu vực này, cơ cấu lao động chưa rõràng, tỷ lệ thất nghiệp khi không có mùa vụ cao Muốn nâng cao trình độ chuyênmôn kỹ thuật của người lao động nông thôn, đảm bảo đáp ứng đượcyêu cầu của cácdoanh nghiệp sản xuất hoặc các khu công nghiệp có nhu cầu lao động nhiều thì phảithực hiện và thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề cho người lao động

1.2 Kinh nghiệm tạo việc làm ở một số địa phương

1.2.1 Kinh nghiệm về tạo việc làm của một số địa phương

1.2.1.1 Kinh nghiệm tạo việc làm ở thị xã Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

Thanh Miện thuộc tỉnh Hải Dương, là một huyện lớn nằm cách thành phốHải Dương 30km và cách thủ đô Hà Nội hơn 50km Huyện Thanh Miện là đầu mốigiao thông, nối liền rất nhiều huyện, thị trong tỉnh và các tỉnh như Hưng Yên, TháiBình, giao giữa rất nhiều đường quốc lộ Vị trí địa lý của huyện là một nhân tố tựnhiên rất thuận lợi để huyện phát triển kinh tế - xã hội, từ đó khả năng tạo đượcnhiều việc làm cho người lao động qua việc kinh doanh vận tải hay hàng hóa vàdịch vụ Có điều kiện thuận lợi như vậy thì chính quyền huyện đòi hỏi phải giảiquyết tốt việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp

Kinh nghiệm tạo việc làm của huyện Thanh Miện, Hải Dương:

Lãnh đạo huyện Thanh Miện xác định: Ổn định quy mô dân số, phát triểndân số phải căn cứ và xuất phát từ sự phát triển của kinh tế và khả năng tạo việclàm Ngoài ra, huyện Thanh Miện chủ trương thúc đẩy phát triển các làng nghề tiểuthủ công nghiệp, phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua các chính sách và chươngtrình cho người dân vay vốn với nhiều ưu đãi

Phát triển dịch vụ - việc làm: Huyện Thanh Miện đã đẩy mạnh hoạt động của

Ngày đăng: 06/05/2020, 16:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w