1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHUYÊN đề NGUOIF MÔNG

26 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 254 KB

Nội dung

TÊN ĐỀ TÀITRI THỨC BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC CỦA NGƯỜI H’MÔNG TẠI XÃ SAN SẢ HỒ HUYỆN SA PA – TỈNH LÀO CAIA. MỞ ĐẦU1.Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu1.1. Mục tiêu nghiên cứu1.1.1. Ý tưởng khoa họcLào Cai có 13 dân tộc với 23 nhóm ngành khác nhau cư trú. Các dân tộc ở Lào Cai hầu hết đều sinh sống tại những nơi vùng núi, vùng đồi . Vì vậy, cần có một nghiên cứu về cuộc sống, sinh hoạt đặc biệt về việc bảo vệ nguồn nước của người dân nói chung và dân tộc H Mông nói riêng tại xã Sản Hồ huyện Sa Pa Tỉnh Lào Cai. 1.1.2. Mục tiêu chungNghiên cứu sưu tầm tư liệu hoàn chỉnh về việc bảo vệ nguồn nước của người dân tộc H Mông nói riêng tại xã Sản Hồ huyện Sa Pa Tỉnh Lào Cai. 1.1.3. Mục tiêu cụ thể Khảo sát, nghiên cứu một cách toàn diện cuộc sống của người dân tộc H Mông trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trên cơ sở đó cung cấp những hiểu biết về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc. Sưu tầm các tài liệu thứ cấp ở thư viện quốc gia, các viện nghiên cứu viết về các dân tộc ở Lào Cai đã xuất bản. Xây dựng lược đồ phân bố và các đặc tính dân cư của dân tộc H Mông trong địa bàn tỉnh Lào Cai.1.2. Đối tượng nghiên cứu:Bảo vệ nguồn nước của người dân tộc H Mông tại xã Sản Hồ huyện Sa Pa Tỉnh Lào Cai. 1.3. Phạm vi nghiên cứuĐề tài được thực hiện trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo địa giới tương ứng với từng thời kỳ lịch sử cụ thể, có so sánh với các địa phương khác để làm sáng tỏ thêm vấn đề cần nghiên cứu.2.Tổng quan tình hình nghiên cứu và luận giải tính cấp thiết của đề tài nghiên cứuTrước hết, có thể khẳng định rằng :Trong đời sống nước đóng một vai trò rất quan trọng không chỉ đối với người H’Mông mà đối với tất cả các dân tộc. Nước là một phần không thể nào thiếu được của cuộc sống. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài3.1. Ý nghĩa khoa họcĐề tài góp phần nghiên cứu và bổ sung lý thuyết về nghiên cứu tập tục sinh hoạt của thành phần tộc ngườilàm tài liệu cung cấp cho các trường học xây dựng giáo trình về môn dân tộc học địa phương, lịch sử văn hoá. Qua việc khảo sát, nghiên cứu toàn diện các mặt của đời sống các tộc người sẽ góp phần cụ thể hoá thêm khái niệm “cuộc sống văn hoá của một bộ phận dân tộc người Lào CaiNhững chuyên đề nghiên cứu một cách tổng quát và toàn diện về cuoocj sống các dân tộc cư trú ở Lào Cai đã cung cấp thêm tư liệu khoa học cho hoạt động nghiên cứu lịch sử địa phương cũng như chuyên ngành nghiên cứu “khu vực học”, “nhân học”, “văn hoá học”,.... Thông qua những nghiên cứu về cuộc sống người dân tộc ở Lào Cai, độc giả sẽ hiểu thêm đặc trưng của nền văn hoá Việt Nam nền văn hoá “đa dạng trong thống nhất”. 3.2. Ý nghĩa thực tiễnLào Cai là một tỉnh vùng cao, biên giới, nơi có sự cư trú của hơn 20 tộc người. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị và quốc phòng. Do đó, việc nghiên cứu về các dân tộc cư trú trên địa bàn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế, ổn định chính trị và giữ vững quốc phòng.Mặt khác, các dân tộc sinh sống ở Lào Cai từ lâu đời và có nhiều truyền thống quý báu. Vì thế, thông qua quá trình nghiên cứu sẽ giúp khơi dậy những truyền thống đó để đồng bào tiếp tục gìn giữ và phát huy nó trong đời sống hiện đại.Đồng thời, việc nghiên cứu về các dân tộc ở Lào Cai cũng góp phần thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững chắc. Hơn thế nữa, những kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những kiến thức hữu ích cho các nhà quản lý trong quá trình hoạch định chính sách để những chính sách đó đáp ứng được yêu cầu bức thiết của nhân dân các dân tộc tỉnh nhà. B. NỘI DUNG:I Quan niện về nguồn nước và cách phân loại nguồn nước1.1.Quan niệm về nguồn nướcTheo tiếng H’Mông nước gọi là “Đề”, cũng như các dân tộc khác nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt của họ. Người H’Mông có tập quán cư trú ở vùng rẻo cao núi đá, điều kiện đi lại khó khăn nên việc vận chuyển nhất là nước rất hạn chế nên vai trò của nguồn nước, đặc biệt là những nguồn nước gần nơi cư trú, nơi sản xuất đối với họ là quan trọng hơn cả. Hơn nữa, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với loại hình canh tác lúa nước trên những thửa ruộng bậc thang do đó nước là một yếu tố không thể thiếu. Ngoài ra nước còn là yếu tố không thể thiếu cho nhu cầu ăn uống sinh hoạt của người và vật nuôi. Cho nên đến với bản làng người H’Mông dễ dàng nhận thấy tiêu chí chọn làng đầu tiên của họ là làng đó phải được cư trú bên sườn núi xung quanh bao gồm đầy đủ các yếu tố cần thiết cho cuộc sống như: Dưới chân làng phải có một con suối lớn, trên làng phải có một khu rừng già hay rừng cây tán rộng lâu năm có khả năng giữ đất và giữ nước. Và điều quan trọng là quanh khu vực người dân cư trú và canh tác phải có nhiều mạch nước và khe nước đủ để cung cấp cho sinh hoạt và cho sản xuất quanh năm . Có thể nói nước có đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tộc người tồn tại song song với vai trò của rừng và nước là một trong những yếu tố hình thành lên bản làng của người H’Mông.Nguồn nước: Theo tiếng H’Mông nguồn nước được gọi là “Hấu đề” trong đó từ “Hấu” có nghĩa là nguồn, là gốc. Còn từ “Đề” có nghĩa là nước. Theo quan niệm của người H’Mông nguồn nước chính là nơi nước bắt đầu chảy ra thành dòng hay còn gọi là “Thlế chớ” – Nơi nước bắt đầu chảy ra. Bản Cát Cát của người H’Mông ở xã San Sả Hồ huyện Sa Pa là một bản làng nằm dưới chân dãy núi Phan xi păng – “Hủa xi pan” với hệ thống rừng quốc gia Hoàng Liên cho nên những nguồn nước ở đây hầu hết đều bắt nguồn từ rừng này mà ra “Cù dống”. Cũng có những nguồn nước, con suối chảy từ nơi khác đến nhưng về nguồn gốc tận cùng của những nguồn nước đó cũng là bắt nguồn từ rừng. Do vai trò của nước đối với đời sống người H’Mông là rất quan trọng cho nên việc khai thác, bảo vệ, giữ gìn nguồn nước cũng rất được người dân quan tâm.1.2.Phân loại nguồn nướcQua quá trình khảo sát và điền dã thực tế về nguồn nước và cách thức sử dụng nguồn nước của người dân tại bản Cát Cát chúng tôi tiến hành phân loại nguồn nước theo những tiêu chí sau:Theo nguồn gốc:1. Nước mạch, nước khe “Háng đề” tức là nơi nước chảy ra, đùn lên từ lòng đất nhưng chỉ là những dòng nhỏ, mạch nhỏ; Mỏ nước “Háng thlế”, dịch ra còn có nghĩa là những thung lũng nước hoặc chỗ có nhiều nước: Bản Cát Cát của người H’mông là một bản làng nằm trong thung lũng với bốn bề là núi cao, người dân canh tác nương rẫy và làm ruộng bậc thang ngay chính trên những sườn của thung lũng đó. Trong khi thu thập ý kiến của những người lớn tuổi làm ruộng ở đây được biết: Nếu tính các khe nước và mạch nước nhỏ thì bốn bên của bản, ở tất cả các khu ruộng đều có, áng chừng phải hơn trăm cái bao gồm cả những khe nước chảy từ trên rừng xuống và những khe nước đùn từ dưới đất lên, các khe này thường có nhiều hơn vào mùa mưa, nhiều khe có quanh năm, nhưng các khe nước này đều rất nhỏ, nước trong và mát. Phải rất nhiều khe nước như thế thì mới đủ để dùng cho một khu ruộng bậc thang, việc tìm và phát hiện những khe nước là điều kiện tốt nhất để đảm bảo nguồn nước canh tác cho những thửa ruộng bậc thang. Còn nếu tính riêng những khe nước đủ lớn để chọn làm ruộng bậc thang cũng như để dùng trong sinh hoạt thì cũng có đến vài chục cái. Có những cái vừa sử dụng làm nước sinh hoạt vừa sử dụng làm nước để trồng cấy lúa (nhưng đó phải là những khe nước lớn) bắt ngồn từ những mỏ nước “Háng thlế” như những khe nước lấy từ rừng trúc “Trông xôong” ngay phía trên nhà của hộ gia đình ông Câu, anh trai ông Câu, ông Khoa, anh xông, ông Dể,… ở đội 2 thôn Cát Cát (có tổng cộng 7 hộ dùng nguồn nước khe lấy từ rừng trúc “Trông xôong” này. Nguồn nước này vừa sử dụng cho sinh hoạt và cũng dùng để cung cấp nước cho những thửa ruộng bậc thang ngay phía dưới, trước cửa nhà) .Qua việc quan sát và thu thập thông tin từ những người lớn tuổi trong bản được biết ở trong thôn trước kia và cũng như hiện nay người dân vẫn sử dụng nguồn nước chính lấy từ các khe chảy từ các mỏ nước lớn“Háng thlế”. Có tất cả 3 mỏ nước lớn phân bố đều khắp các phía của làng. Thứ nhất là ở đội 1 từ trên đường xuống tức tính từ khu trụ sở ủy ban nhân dân xã xuống trạm soát vé số 1 xuống khu trạm xá xuôi xuống dưới thì thường dùng nước từ mỏ nước lớn bắt nguồn từ cao nguyên Lồ Sấy Thủng thuộc vào dãy Cang Thàng phía bên trên trụ sở của ủy ban nhân dân xã San Sả Hồ hiện nay. Mỏ nước này là mỏ nước lớn nhất, ngon nhất, ngọt nhất hầu như người dân ở đây đều dẫn nước từ mỏ này về nhà để dùng. Thứ hai là ở đội 2, tính từ khu rừng trúc hất ngược xuống khu ruộng bậc thang thì các hộ gia đình ở đây thường dùng nước từ các khe chảy từ khu rừng trúc “Trông xôong” xuống. Thứ ba là ở đội 3, phía bên kia trường học thì thường dùng nước ở khe bắt nguồn từ mỏ nước lớn ở phía đường đi Lai Châu chảy xuống. Trước kia người dân chỉ sử dụng ba nguồn nước đó nhưng những năm gần đây, các hộ gia đình trong bản cũng đều được sử dụng nguồn nước sạch do nhà nước xây dựng cho dân. Nguồn nước này được dẫn từ khe nước lớn bắt nguồn từ cao nguyên Lồ Sấy Thủng thuộc vào dãy Cang Thàng phía bên trên trụ sở của ủy ban nhân dân xã San Sả Hồ bằng hệ thống mương máng xây và hệ thống ống dẫn nước bằng nhựa, có bể dự trữ nước để dẫn về các hộ gia đình.2. Nước suối: Người H’Mông ở Cát Cát không có tên gọi với danh từ chung là suối mà mỗi con suối lại có một tên gọi riêng biệt. Đặc điểm chung của những con suối ở đây hầu hết đều nhỏ, gập ghềnh nhiều đá lởm chởm giữa dòng. Trên địa bàn thôn Cát Cát có tất cả ba con suối.“Đề vô ki” hay còn gọi là suối Hoa, suối Ba ba. Sở dĩ có những tên gọi này với những lý do như sau: Con suối này được bắt nguồn từ trên Thác bạc đổ xuống và chảy thành dòng xuống địa bàn của thôn. Vì con suối này chảy dưới chân dãy Phan xi păng, vườn quốc gia Hoàng Liên với thảm thực vật phong phú đặc biệt là các loại hoa như hoa lan, hoa đỗ quyên với đủ các màu trắng, đỏ, tím,… nên hai bên bờ suối nhất là vào mùa xuân đều ngập tràn trong sắc hoa, những cánh hoa đó rơi xuống dòng chảy của suối tạo nên một cảnh sắc rất đẹp, người ta tưởng tượng như đó là những con suối có dòng chảy bằng hoa, tên suối hoa bắt nguồn từ đó . Còn tên gọi suối Ba ba là do phía trên dòng suối từ chỗ thác Tiên sa đi ngược lên phía trên trước kia có một hòn đá to có hình dạng rất giống như một con ba ba nên người ta gọi đây là suối ba ba.“Đề chô lú” theo tiếng Kinh còn có những tên gọi khác như suối vàng, suối thủy tiên, suối chim én: Những tên gọi như suối vàng, suối thủy tiên đều là do những người làm du lịch và khách du lịch đặt. Còn tên gọi suối chim én theo lời của ông Má A Chư, 90 tuổi tại thôn Cát Cát kể lại rằng: Trước kia vào mùa xuân không biết từ đâu chim én cứ từng đàn, từng đàn bay về làm tổ bên những vách đá cạnh suối cho nên người dân ở đây còn gọi suối này là suối chim én. Con suối này bắt nguồn từ dãy Phan xi păng chảy xuống địa bàn thôn Cát Cát thành dòng chảy lớn tạo nên con suối “Đề chô lú”.“Thềnh hù” con suối này người Kinh thường gọi là suối Bàng. Con suối này bắt nguồn từ nhiều khe nhỏ hợp thành một khe nước lớn bắt đầu từ phía trên đường chảy dồn xuống tạo thành thác nước nhỏ chảy thành dòng, con suối này ở gần khu vực cây thiêng của làng, chảy cắt ngang khu ruộng bậc thang của đội 2. Bình thường con suối này ít nước, dòng chảy nhỏ nhưng cứ mỗi khi trời mưa lâu, mưa khoảng 2 – 3 ngày thì mới có nhiều nước. Nhưng khi nào trời mưa to khoảng 2 ngày thì nước đổ về đầy suối, thậm chí mực nước rất lớn. Nếu so giữa 3 con suối thì con suối này khi lũ to, mực nước là lớn hơn cả. Trước đây khi chưa có cây cầu sắt bắc qua suối như bây giờ thì việc đi lại vào những ngày này rất khó khăn, những ngày mưa lũ to người dân ở bên này bờ còn không qua được phía bên kia, phải đợi khi nước rút thì mới sang được bờ.Cả ba con suối này gặp nhau tại một điểm hợp thành một dòng chảy đổ xuống khu vực Bản Hồ. Do con suối “Thềnh hù” nằm phía bên trên cao hơn so với con suối “Đề vô ki” và “Đề chô lú” cho nên khi đổ từ trên cao xuống tại điểm giao nhau tạo thành một dòng thác trắng xóa nhìn rất đẹp mắt. Người ta vẫn thường nói dòng thác là nơi hội tụ của cả ba con suối nhưng thực chất thì dòng thác đó chỉ được tạo nên từ nguồn nước ở con suối “Thềnh hù” cùng với những mạch nước ngầm trên đó chảy xuống mà tạo thành. Người H’Mông chỉ gọi là “Cháng đề” tức thác nước nhưng những người làm du lịch ở đây còn đặt tên cho thác này là thác Tiên sa. Nguồn nước của thác này phụ thuộc phần lớn vào nguồn nước từ “Thềnh hù” và các mạch nước phía bên trên dòng thác đổ xuống cho nên thác này chỉ có nhiều nước và đẹp nhất vào mùa mưa nhất là trong khoảng tháng 5, tháng 6, tháng 7 âm lịch.3. Nước mưa “Đề nàng”: Nguồn nước nay chỉ có khi có mưa, mùa mưa ở đây là vào tháng 5, 6, 7, chỉ có những tháng này mới có nhiều mưa, những trận mưa lớn tuy không có nhiều ý nghĩa trong việc cung cấp nước cho sinh hoạt, ăn uống nhưng lại có ý nghĩa rất to lớn trong nông nghiệp là cung cấp nguồn nước cho cây trồng. Cho nên họ không coi đây là nguồn nước chính nhưng nguồn nước này đóng vai trò quan trọng trong việc trồng cây và cấy lúa trên những thửa ruộng bậc thang. Nước mưa cũng được dùng trong sinh hoạt, ở những hộ gia đình có ít nước hay mạch nước nhỏ vào mùa mưa họ cũng hứng nước đó để dùng trong việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.4. Nước ao: Nguồn nước này không nhiều trong bản chỉ có 3 hộ là đào ao thả cá và sử dụng nguồn nước này trong sinh hoạt hàng ngày, đó là các hộ gia đình của ông Phay, ông Phú và ông Chơ. Những ao này được đào ở khu đất bằng, ở lưng chừng đồi, nơi có nhiều mạch nước chảy xuống. Diện tích những cái ao này không lớn lắm, cái to nhất là của nhà ông Chơ, to hơn cái nhà. Thực tế do khí hậu ở Cát Cát khá lạnh nên việc nuôi cá không đem lại năng xuất cao, chủ yếu là để phục vụ đời sống gia đình, cải thiện bữa ăn. Hiện nay có thả một số loại cá như cá trôi, cá trắm, cá chép,… Còn trước kia, cách bây giờ khoảng 40 – 50 năm khi những giống cá này chưa về đến đây thì giống cá được nuôi chủ yếu là cá đỏ “gì là” và cá trắng “Dẻ đơ”, những giống cá này là những giống cá được bắt tứ ngoài suối rồi mang về thả, hoặc nếu nhà nào không có thì thường đi xin ở trên Ý Lèng Hồ “Hảng đinh de” tại những nhà cũng nuôi cá mà có nhiều loại cá này. Ngoài ra những ao cá này còn đóng vai trò như những “Háng thlế” cung cấp nước cho những thửa ruộng phía dưới của ao.Có thể thấy các nguồn nước trong bản khá nhiều, đa số là các nguồn nước có sẵn trong tự nhiên mà người dân không phải mất công khai phá hay đào, khơi. Trong các nguồn nước kể trên thì có nước khe, nước mạch và nước suối là nguồn nước được sử dụng nhiều nhất vì những nguồn nước này vừa sạch lại có nước quanh năm.Theo mục đích sử dụng:1. Nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày: Trong mục này được chia làm hai phần đó là nước dùng để ăn uống và nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày khác như tắm rửa,…Nước dùng trong ăn uống: Người H’Mông có tập quán ăn chín uống sôi, nước lã sau khi hứng về dùng nồi để đun cho sôi sau đó mở nắp để nguội cả nhà cùng uống. Do điều kiện khí hậu nơi đây nằm trong đai khí hậu Sa Pa nên quanh năm mát mẻ, có khi cả mấy ngày cũng không phải uống giọt nước nào. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp đặc biệt như đối với trẻ con hoặc khi lên rẫy hoặc đi đường xa thì cũng có người vẫn uống nước lã lấy từ các khe, các mạch hay suối. Tiêu chuẩn để chọn nguồn nước để dùng này cũng không quá phức tạp, chỉ cần nguồn nước đó sạch, đảm bảo vệ sinh là được. Thường thì người H’Mông dùng nguồn nước khe và mạch để uống, trước kia khi chưa có nguồn nước sạch hoặc vào mùa nước cạn, nước khe mạch ít thì họ cũng dùng nước suối hay nước mưa. Hiện nay phổ biến là dùng nguồn nước sạch do nhà nước xây dựng và nguồn nước khe do người dân tự dẫn về sử dụng.Nước dùng trong những sinh hoạt khác: Cũng vẫn dùng các nguồn nước như nước uống nhưng sử dụng nhiều hơn là nguồn nước suối như: việc tắm, giặt quần áo, chăn màn hay giặt sạch sợi lanh sau khi đã luộc để tẩy trắng sợi, ngâm gỗ,… Đặc biệt là việc đánh bắt cá trên các dòng suối, hoạt động này tuy không diễn ra thường xuyên nhưng cũng đóng một vai trò nhất định, cung cấp một nguồn thực phẩm phong phú cải thiện bữa ăn. Những hộ nhà có ao thì cũng dùng nước ao để phục vụ sinh hoạt gia đình. Ngoài ra trước kia trong bản có nhiều nhà còn sử dụng cố giã gạo bằng nước, để vận hành cối này người ta cũng dùng nước khe, nước mạch khơi thành những mương hay bắc thành những chiếc máng có dòng chảy lớn làm cho nước chảy từ trên cao dội xuống phần gáo nước của cối giã tạo lực như chiếc đòn bẩy làm chiếc chày nâng lên hạ xuống để giã vào cối bên trong có chứa đầy thóc.2.Nước phục vụ sản xuất: Trong đó quan trọng nhất là nguồn nước dùng để phục vụ cho việc trồng cấy lúa nước trên những thửa ruộng bậc thang. Vì không giống như người H’Mông ở Bắc Hà hay Mường Khương cây trồng chính của họ là cây ngô, một loại cây trồng không cần nhiều nước, được trồng trên những sườn núi, quả đồi, vai trò của cây lúa thấp hơn cây ngô rất nhiều. Còn ở bản Cát Cát người H’Mông cũng trồng ngô nhưng với số lượng ít hơn lúa, ở những sườn đồi không có nước để làm ruộng bậc thang. Cây ngô mang lại hiệu quả kinh tế không cao, còn cây trồng chính của họ lại là cây lúa nước, nguồn cung cấp lương thực chính. Trong việc trồng cấy nguồn nước sử dụng nhiều nhất vẫn là nước khe và các mạch ở phía trên của khu ruộng được dẫn trực tiếp chảy vào ruộng. Do đặc thù của loại ruộng này là thoải theo hình bậc thang từ trên xuống dưới nên quá trình dẫn nước cũng như vậy, nước phải được bắt đầu từ thửa ruộng cao nhất chảy qua các thửa ruộng trung gian ở giữa xuống đến thửa ruộng thấp nhất. Chính vì thế những nguồn nước phía dưới thấp như nước suối thì không dùng được vào việc làm ruộng bậc thang. Làm nông nghiệp rất phụ thuộc vào tự nhiên, canh tác ruộng bậc thang ở đây cũng vậy rất phụ thuộc vào thời tiết cũng như việc mưa nắng. Mặc dù có những khe, mạch nước nhưng những nguồn nước này vào mùa khô cũng hay bị cạn, rất ít nước. Cho nên vào những thời điểm nắng nóng, ít mưa, hạn hán nếu không có nước mưa thì việc mất mùa cũng thường hay xảy ra nhất là vào giai đoạn khi lúa vừa cấy xong đến giai đoạn lúa chuẩn bị vào đòng, đang vào đòng ứng với khoảng thời gian mùa hè nắng nóng, trùng với thời điểm thường hay khô hạn, ít nước nhưng lại hay có mưa tuy nhiên có những năm mưa rất ít, lượng nước không đáng kể như năm ngoái (năm 2010). Vào thời điểm đó mà trời không có mưa thì mất mùa cũng là điều bình thường. Một số hộ có ao cá thì họ cũng sử dụng chúng như một kho chứa nước, dẫn nước từ ao xuống các ruộng phía dưới .Nước dùng trong chăn nuôi: Ngoài 3 hộ nuôi cá ra thì các hộ khác trong bản ít phải quan tâm đến nguồn nước này. Do vật nuôi ở đây nuôi dưới hình thức thả rong là chủ yếu nên vật nuôi tự kiếm nước để uống trên các dòng chảy lộ thiên, các mương máng dẫn nước, các vũng nước hay trong các thửa ruộng. Ngay cả những vật nuôi cần nhiều nước như vịt thì họ cũng thả rong trên những mảnh ruộng bậc thang gần nhà mà không phải quan tâm đến việc dẫn nước về hay quây thành một khu riêng để phục vụ chăn nuôi.1.Vai trò của nguồn nước trong đời sống.Có thể nói trong đời sống nước đóng một vai trò rất quan trọng không chỉ đối với người H’Mông mà đối với tất cả các dân tộc. Nước là một phần không thể nào thiếu được của cuộc sống. Nước dùng để phục vụ trực tiếp các nhu cầu trong sinh hoạt và trong sản xuất.Thứ nhất, trong lao động sản xuất: Trong lĩnh vực này nước có hai vai trò chính là phục vụ cho trồng trọt và chăn nuôi. Do điều kiện khí hậu ở đây lạnh, chăn nuôi các loại thủy hải sản không thích hợp nên nước dùng trong lao động sản xuất chủ yếu là phục vụ cho việc trồng trọt với cây trồng chính là lúa nước. Trong trồng trọt nước là một yếu tố rất quan trọng, là tiêu chuẩn để chọn vị trí làm ruộng. Đặc thù ruộng ở đây là những khu ruộng bậc thang nằm trên những sườn đồi dốc thoai thoải nên việc dẫn nước từ phía dưới lên trên ruộng rất khó, người dân ở đây không sử dụng. Cho nên khi làm ruộng bậc thang kinh nghiệm đầu tiên trong việc chọn đất là ở đây là phải chọn chỗ nào có những mạch, khe nước hoặc vị trí đó phải là nơi thuận lợi để dẫn nước từ các mạch và các khe. Nguồn nước dùng để trồng cấy cũng giống như nguồn nước dùng trong sinh hoạt, đều là các mạch và khe nước nhưng các mạch và khe này không cần nước sạch như nước dùng trong sinh hoạt mà chỉ cần các mạch, khe đó có nhiều nước là được và cách dẫn nước cũng không cần cẩn thận và cầu kỳ như cách dẫn nước sinh hoạt. Cây trồng chính là cây lúa, một năm ở đây lại chỉ cấy được một vụ, nguồn thực phẩm chính cũng là cây lúa nên trong cuộc sống của người H’Mông ở bản Cát Cát họ rất chú trọng tới việc chăm sóc cây lúa, cũng như bảo vệ nguồn nước cho cây lúa vì từ khi cấy lúa cho đến giai đoạn lúa trổ bông nếu thiếu nước vào ruộng thì bông lúa sẽ lép và năm đó sẽ mất mùaMặc dù vai trò của nước trong chăn nuôi so với trồng trọt ở đây mức độ sử dụng ít hơn nhưng vai trò thì cũng không kém phần quan trọng. Nước vừa để vật nuôi như trâu, lợn,… là điều kiện để chăn nuôi một số loại động vật dưới nước như cá, thủy cầm như vịt.Trong đời sống sinh hoạt: Ngoài vai trò của nước trong sinh hoạt như nước để tắm rửa, giặt giũ, nước để ăn uống thì nước còn có một vai trò khác đó là nguồn nước còn cung cấp cho người dân ở đây nguồn thức ăn để cải thiện đời sống. Trong bản có tất cả ba con suối lớn, ngoài ra có đến hàng trăm những khe nước lớn nhỏ, đó là môi trường sinh tụ của nhiều loại tôm cá. Mặc dù việc đánh bắt ở đây không nhiều bằng săn bắn nhất là từ mấy chục năm trở lại đây nhất là từ những năm 1990 với sự xuất hiện của hoạt động du lịch, nguồn cá trong các khe suối không còn được nhiều như trước nữa, hình thức đánh cá bằng mìn bị nhà nước cấm nên hoạt động đánh bắt của người dân ở đây lại càng ít hơn nhưng vẫn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của dân tộc.Dân tộc H’Mông ở Cát Cát cũng như dân tộc H’Mông ở những nơi khác là một dân tộc thiểu số với tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh tức là họ cho rằng tất cả mọi thứ trong tự nhiên đều có thần như mỗi một khu đất lại có một vị thần riêng, một cây cổ thụ lớn thì sẽ có thần cây, một tảng đá lớn cũng có thần đá,… Và nguồn nước ở đây thì họ cũng coi là có thần nước cai quản. Những lễ hội hay nghi lễ lớn liên quan đến nguồn nước ở đây không có mà chỉ có lễ cúng nguồn nước vào ngày cuối năm và đầu năm đó là lễ cúng nguồn nước sạch do người chủ gia đình thực hiện vào ngày 29 hoặc 30 tết và thắp hương ở nguồn nước vào ngày mùng 1 tết. Những lễ này tuy không lớn nhưng cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tộc người vì họ cho rằng những lễ cầu cúng đó có ý nghĩa để cầu xin thần nước cho nước chảy mãi, người dân sẽ không bao giờ thiếu nước để ăn và thiếu nước vào ruộng, cho cây lúa tốt tươi, bông lúa nặng hạt.2.Kinh nghiệm sử dụng và bảo vệ nguồn nước3.1. Cách khai thác nguồn nướcNhư đã nói ở trên, trong bản Cát Cát có khá nhiều nguồn nước nhưng đa số đều là nguồn nước lộ thiên, nhiều nhất là hệ thống các khe và mạch nước ngay trên mặt đất nên việc khai thác và sử dụng nguồn nước không đòi hỏi nhiều công sức như ở những vùng khác. Những nơi khác để lấy nước sinh hoạt thì họ phải đào giếng vì nguồn nước lộ thiên ít, chủ yếu là các mạch nước ngầm nằm sâu dưới lòng đất cho nên phải đào sâu trúng mạch chảy thì mới có nước để dùng. Nhưng ở đây chưa thấy có hộ gia đình nào phải đào giếng để lấy nước mà nguồn nước được dùng chủ yếu là dẫn từ các khe bằng hệ thống rãnh nước và mương máng về nhà. Người H’Mông sử dụng nguồn nước chủ yếu là phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày và trong việc trồng cấy lúa nước trên những thửa ruộng bậc thang. Cũng giống những nơi khác ở Sa Pa như Tả Van, Lao Chải,… ở Cát Cát do điều kiền khí hậu nên cũng chỉ thích hợp để canh tác lúa một vụ vào thời gian nóng nhất trong năm ứng với thời điểm hay có mưa. Vụ lúa này kéo dài khoảng bốn tháng cũng như một vụ lúa hai vụ, nó bắt đầu từ cuối tháng tư đầu tháng năm cho đến cuối tháng tám đầu tháng chín thì thu hoạch xong. Còn việc sử dụng nguồn nước để chăn nuôi thì ít, có một số hộ gia đình cũng đào ao để thả cá còn nuôi gia cầm trên dòng nước thì cũng chưa thấy có. Nguồn nước lớn và ngon nhất từ trước đến giờ vẫn là mạch nước ngay phía bên trên nhà trình tường hiện nay. Rất nhiều nhà chung nhau sử dụng nguồn nước đó.Trong bản có hệ thống 3 con suối trong đó có 2 con suối là suối “Đề vô ki” và“Đề chô lú” có những đặc điểm rất thích hợp với việc làm hệ thống thủy điện như dòng chảy nhanh, mạnh có độ dốc, và lưu lượng nước thường xuyên. Thao lời ông Má A Chơ: Từ những năm 1920 khi bố của ông Má A Chơ còn sống người Pháp đã sử dụng chính sức lao động của những người dân nơi đây đặc biệt là những người H’Mông trong bản Cát Cát để xây dựng nhà máy thủy điện trên các con suối. Nhà máy thủy điện này được đặt trên con suối “Đề vô ki” vì tính ra trong ba con suối, suối này là suối bắt nguồn từ thác bạc nên lượng nước quanh năm tương đối ổn định, suối có độ dốc nhất, dòng chảy tuy nhỏ nhưng mạnh nhất, gập ghềnh nhất tạo ra tốc độ dòng chảy lớn. Khi đó nhà máy thủy điện này hoạt động rất tốt, đảm bảo việc cung cấp điện cho phần lớn bộ phận dân cư trên thị trấn Sa Pa. Từ khi người Pháp rút khỏi Sa Pa thì nhà máy thủy điện này dần dần xuống cấp, hư hỏng, cách đây khoảng 20 năm thì nhà máy này không còn được sử dụng nữa.Cách dẫn nước: Người H’Mông ở đây không dẫn nước từ chỗ thấp lên chỗ cao mà thường chỉ dẫn nước từ chỗ cao chảy xuống chỗ thấp hoặc những chỗ ngang bằng nhau. Nước được dẫn từ các khe chảy ra nhằm lấy nước cho sinh hoạt hoặc lấy nước cho sản xuất. Có 2 cách chính đó là đào mương rãnh trên mặt đất để dẫn nước “ Cử đề” và dùng những cây dạng ống để làm mương máng dẫn nước “Seo lồng chự”. Trong cách dẫn nước để dùng cho sản xuất và dùng cho sinh hoạt có sự khác nhau dựa theo mục đích sử dụng. Cụ thể như sau:Cách dẫn nước với mục đích dùng trong sản xuất: Ở những chỗ địa hình đất liền, tương đối bằng phẳng không bị chia cắt bởi những hào hay khu trũng sâu thì người ta thường dùng cuốc đào thành những rãnh nhỏ rộng khoảng từ 20 – 40cm, sâu từ 10 – 20cm để dẫn nước từ trên nguồn về khu ruộng của mình vì nguồn nước này không cần nước sạch. Sau khi nước về các ruộng thì họ tạo thành các khe hở trên các thửa ruộng để dẫn nước từ ruộng ở trên cao xuống những ruộng ở dưới thấp. Nếu nguồn nước có độ cao tương đương với thửa ruộng nào thì sẽ được dẫn trực tiếp vào thửa đó chứ không nhất thiết là bắt buộc phải dẫn từ thửa ruộng ở vị trí cao nhất. Ngoài ra ở những nơi địa hình không được nối liền tức là bị chia cắt bởi vực sâu hay muốn đưa nước từ bên này suối sang bên kia suối, những chỗ đá không đào được rãnh nước thì người ta dùng một cách khác đó là dùng hệ thống máng nước bằng thân cây khoét rỗng như một chiếc cầu để đưa nước từ bên này qua bên kia. Nếu khoảng cách quá xa mà không thể dùng một máng nước đưa qua được mà phải nối máng hoặc nước chảy nhiều, đảm bảo độ bền cho máng nước người ta còn làm cọc chống từ dưới mặt đất lên để đỡ đoạn giữa của máng nước. Một dòng nước từ nguồn dẫn đến nơi sử dụng có thể chỉ dùng một cách dẫn bằng mương máng đào hay bằng ống cây, có khi lại sử dụng kết hợp cả 2 loại hình này, điều đó phụ thuộc vào địa hình dẫn nước.Cách dẫn nước trong sinh hoạt: Nước dùng trong sinh hoạt gia đình phảỉ là nước sạch nên chủ yếu họ dùng cây làm máng dẫn nước từ nguồn về đến nhà vì nếu dùng rãnh đào thì trong dòng nước đó sẽ bị lẫn cả đất, đá, lá cây còn dùng máng để dẫn thì nước sẽ đỡ bị bẩn hơn, tuy nhiên một số hộ dẫn nước về sinh hoạt vẫn dùng theo hình thức “ Cử đề” này . Máng dẫn nước thường được làm bằng cây vầu “Xùng khó trử”, cây mai gọi là “Lồng chử” vì những cây này có thân rỗng to, thẳng ở bản lại mọc nhiều nên không khó để tìm. Trung bình mỗi máng nước dài khoảng từ 4 – 7m. Cây vầu thì thường dùng làm máng nhỏ vì cây nhỏ hơn cây mai nên chỉ thích hợp dùng ở chỗ có dòng chảy nhỏ còn những chỗ có dòng chảy lớn thì thường dùng cây mai vì cây này thân cây to hơn, ruột cũng rỗng lớn hơn, có những cây to bề ngang của ruột còn hơn cả một găng tay người lớn, tính ra trung bình những cây đó đường kính cũng phải từ 15 – 20cm, chiều dài từ 5 – 8m, dẫn được nhiều nước. Những máng này cũng rất bền, trung bình cũng phải được 1 năm, có cái bền còn dùng được đến 2 năm (đối với những loại máng mà có nước chảy thường xuyên thì có độ bề lâu hơn vì máng được ngâm với nước sẽ chắc hơn, còn những máng để khô không được nước chảy nhiều thì độ bền sẽ không bằng và dễ bị mục hoặc giòn, nứt và gẫy). Máng có 3 loại đó là loại máng ống thông “Chá đề”, máng cách đốt “jằng xùng” và máng một nửa tiếng H’Mông cũng gọi là “Chá đề”. Trong đó có máng ống thông là dùng để dẫn nước sạch “Đề hú”, còn máng cách đốt và máng một nửa dùng để dẫn nước sinh hoạt hoặc nước sản xuất. Cụ thể về các laọi máng này như sau:Thứ nhất: Máng ống thông “Chá đề” là loại máng còn nguyên vẹn cả một cây chặt đoạn gốc và đoạn ngọn lấy đoạn ống to đều đều nhau ở giữa vì đoạn gốc và đầu cây thân ống nhỏ, dẫn được ít nước và nước chảy sẽ không đều. Cây sau khi chọn và chặt xong thì được khoét sạch các đầu mấu bên trong thành một chiếc ống thông dùng để dẫn nước sạch “Đề hú” về các hộ gia đình để ăn uống. Đây là loại máng làm kỳ công nhất từ khâu chọn cây cho đến cách đục khoét thân. Cây chọn phải thẳng, có độ to đều đều nhau, phải là cây bánh tẻ vì nếu chọn cây già quá thì gỗ chắc, cứng, khó đục hơn nữa những cây già thường giòn, khi để ngoài lâu dễ bị nứt hoặc vỡ làm rò rỉ nước. Còn nếu chọn cây non quá thì tuy khi đục ống dễ dàng nhưng khi dùng ống đó để một thời gian, nhất là để ngoài trời thì nó dễ bị teo vào hoặc dễ bị gãy ra thành khúc ở những đầu mấu. Có nhiều cách để đục thông các đầu mấu trong thân cây: Đối với những cây ngắn người ta dùng những thanh sắt cứng, to, nhọn hoặc những dụng cụ như chiếc thuổng chọc vào ống cây để đục những đầu mấu trong thân cây. Còn đối với những cây dài hơn nếu dùng theo cách đó thì không thể đục được hết các đầu mấu mà chỉ có thể đục được những mấu ở hai đầu. Người ta còn có một cách khác là dùng con dao nhọn do người H’Mông tự rèn, dao này thường rất cứng, rất sắc buộc vào thân của một cây trúc nhỏ nhưng phải đủ độ cứng và chắc sao cho vừa vào thân ống đó để chọc thủng các đầu mấu ở đoạn giữa. Những ống này có thể được để trên mặt đất hoạc chôn dưới một lớp đất nhẹ. Vì dẫn nước thường ở xa nhà nên người ta phải dùng nhiều ống nối lại với nhau. Cách nối loại ống này cũng phải rất tỉ mỉ không như loại máng một nửa chỉ cần nối các máng đè lên nhau là xong còn loại máng này người ta phải nối rất cẩn thận không để nước rò rỉ ra ngoài và cũng như không để nước bẩn, đất cát bên ngoài lọt vào trong máng. Do những máng này ngắn, nên để dẫn nước từ nguồn về nhà thì cần phải sử dụng rất nhiều máng để nối lại với nhau. Cách nối máng này như sau. Trước tiên, họ dùng những dây mây “Tra dê hau” hoặc những dây thép để buộc các đầu ống nối lại với nhau cho chắc. Sau đó dùng loại đất “Pì phau cừ đê” là loại đất bùn, đất sét lấy từ dưới ruộng lên, nhào mịn sao cho có độ dẻo vừa phải để đắp lên chỗ vừa nối đó với mục đích làm chỗ đó kín vào, nước không bị rò rỉ ra ngoài.Thứ 2: Máng cách đốt “jằng xùng” là loại máng dùng để dẫn nước trong sinh hoạt hoặc trong sản xuất. Cách chọn cây để làm máng thì cũng tương tự như máng ống thông cũng vẫn là những cây to đều và thẳng nhưng mức độ thẳng không quan trọng bằng làm ống thông. Cách làm loại máng này đơn giản hơn rất nhiều chỉ cần dùng dao khoét đi một phần cây ở chỗ vùng xung quanh đầu mẩu thành một ô vuông sau đó lại dùng dao nhọn khoét sạch đầu mẩu trong thân cây đi một cách dễ dàng. Còn phần giữa của hai đốt thì vẫn để nguyên như ống thông tạo thành những đoạn cách đều nhau qua lỗ thủng ở đầu mấu. Cách nối loại máng này cũng tương tự như loại máng ống thông nhưng chỉ cần dùng dây mây và dây thép buộc lại chứ không cần phải đắp đất ở bên ngoàiThứ 3: Máng một nửa “Chá đề”: Loại máng này cách chọn cây thì cũng tương tự như hai loại máng trên nhưng cách làm thì đơn giản hơn. Chỉ cần dùng cây mai hoặc cây vầu bổ đôi thành 2 nửa bằng nhau sau đó dùng dao khoét hết đầu mẩu phía bên trong đi, như vậy là đã có một máng nước. Như các loại máng khác thì một cây chỉ làm được một cái máng, còn loại máng này thì từ một cây có thể làm thành được 2 chiếc máng. Loại máng này sử dụng phổ biến nhất là trong việc dẫn nước vào ruộng vì cách làm dễ, tiết kiệm nguyên liệu, thời gian và công sức. Cách nối máng cũng đơn giản, chỉ cần gác máng này lên máng kia hoặc lấy dây buộc ở đầu nối là được.Cách dẫn nước này hiện nay vẫn còn được sử dụng tuy nhiên bên cạnh những loại máng truyền thống đó người dân còn sử dụng cả những ống nhựa để dẫn nước, nhất là nước dùng trong việc ăn uống thì bây giờ đa số là dùng loại ống dẫn này. Do những nguồn nước ở đây luôn có sẵn, nên bình thường người dân ở đây không có thói quen dự trữ nước, mà chỉ dùng trực tiếp nước từ máng bắc từ nguồn chảy về nhà. Tuy nhiên một số hộ gia đình vẫn có thùng gỗ để chứa nước nhất là vào mùa hạn hán, ít nước hoặc vào mùa mưa khi mà nước trên các nguồn nhất là các khe thường hay đục do các khe đó tường lộ thiên hoặc bắt nguồn từ rừng nên mỗi khi mưa to mưa xối vào thường cuốn theo đất đá chảy vào dòng làm cho nước không trong như ngày thường. Khi đó họ có biện pháp xử lý như sau. Nếu mà mưa không lâu nước chảy đục thì người ta không dùng nước đó để dùng nữa mà cho chảy hết ra ngoài cho đến khi nào nước trong trở lại thì dùng. Nếu mà mưa nhiều, lâu và vẫn bắt buộc phải sử dụng nước đó vì không có nguồn nước khá thì người ta sẽ hứng nước vào thùng sau đó để lắng hết căn đất rồi múc lấy phần nước sạch phía trên để dùng.Ngoài ra người H’Mông còn biết lợi dụng sức nước để phục vụ cho đời sống, họ sáng tạo ra những chiếc cối giã gạo “Chỉu đề” để tận dụng sức nước. Trước kia khi chưa có điện, chưa có máy sát thóc, chiếc cối này được sử dụng rất phổ biến hầu như gia đình nào cũng có một cái. Những chiếc cối này thường được để gần nhà, bên cạnh nhà ngay chỗ nguồn nước chảy. Chiếc cối này có có hai bộ phận chính là chày giã và cối giã. Chày giã gạo như một cái cầu bập bênh được làm bằng một thân cây gỗ thông lớn, dài khoảng 3 – 4m chia làm hai phần. Thứ nhất là máng hứng nước ở phía cuối của chày giã được đục từ thân cây, khoét rỗng như một chiếc gáo để hứng dòng nước chảy từ một máng nước phía trên xuống. Tiếp theo là đến phần điểm tựa của chày giã chia chày giã thành hai phần là gáo nước và chày giã. Điểm tựa này cũng chính là hai cột gỗ cao khoảng 50cm so với mặt đất để đỡ và nâng chiếc cối gia lên. Thường thì người ta làm cánh tay đòn phía bên gáo nước dài hơn cánh tay đòn phía bên chày giã. Mục đích là để giảm lượng nước chảy vào gáo mà vẫn tạo được một lực mạnh để giã đầu chày xuống lòng cối đá. Phần thứ hai là chày giã chỉ là một thanh gỗ bình thường được đẽo là lõi của thân cây thông, bề dày của bản gỗ khoảng từ 15 – 20 cm. Tính từ điểm tựa đến đầu chày giã có độ dài khoảng bằng 13 độ dài của chiếc chày giã gạo này. Phía đầu của cánh tay đòn này có được gắn một chiếc chày nhỏ phù hợp với bề rộng cũng như độ sâu của chiếc cối không được quá to hay quá nhỏ, quá dài cũng như quá ngắn, được đóng chắc vào cánh tay đòn sao cho khi giã thì đầu chiếc chày đó sẽ giã thẳng xuống chiếc cối mà không bị lệch ra ngoài và phải vừa với chiếc cối. Còn chiếc cối thì được làm bằng một hòn đá khoét rỗng ruột, hòn đá thường có hình trụ dài nhưng đầu cối lại rộng hơn, đáy cối nhỏ dần như hình nón cụt, thành cối dày từ 3 – 5cm, nhiều cái cối do sử dụng quá lâu từ đời này qua đời khác thành cối cũng bị mòn đi rất nhiều, đáy cối cũng sâu thêm, bề mặt lòng cối trở nên bóng. Ruột cối càng to thì càng chứa được nhiều thóc gạo, bình thường mỗi cối chứa khoảng từ 4 – 5kg thóc, có những cối to còn chứa đến cả 10kg. Do những chiếc cối giã này thường để ngoài trời, để đề phòng những trường hợp mưa nước làm ướt gạo trong cối thì họ còn làm cả mái che cho chiếc cối. Nguyên lý hoạt động của những chiếc cối này cũng rất đơn giản, người ta sẽ mắc một máng nước từ khe chảy xuống sao cho nước sẽ chảy thẳng vào phần gáo của chiếc cối giã và đổ đầy gạo vào chiếc cối giã. Do cách đặt cối giã và cấu tạo của cối giã co nên bình thường khi chưa có nước chảy vào, phần máng nước của chiếc cối giã sẽ bẩu lên và khi nước chảy đầy vào phần gáo của máng nước thì chiếc chày sẽ từ từ như một chiếc bập bênh trong đó phần gáo chứa đầy nước sẽ nặng hơn nên trĩu dần xuống làm cho đầu phía bên kia có chày giã đang đặt trong cối giã bị bẩu dần lên qua điểm tựa cao hơn mặt đất ở giữa chiếc cày giã. Và khi chiếc gáo đầy lại bị nước xối vào sẽ trĩu dần xuống làm cho nước ở trong gáo bị chảy hết ra ngoài. Khi đó đầu gáo trở nên nhẹ hơn và ngay lập tức bị bẩu ngược trở lên đồng thời theo nguyên lý của đòn bẩy thì đầu phía bên chày giã sẽ bị dập mạnh xuống chiếc cối chứa gạo trong đó. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại như vậy rất nhiều lần, chiếc chày được nâng lên rồi lại hạ xuống tạo thành nguồn lực giac xuống chiếc cối làm lớp vỏ của những hạt thóc bị đập bung ra thành hạt gạo trắng. Khi đó người ta chỉ cần múc gạo trong cối ra mang đi sẩy cho hết lớp vỏ là đã có gạo trắng để nấu. Nếu như nước trên nguồn lớn, nước máng chảy to thì chỉ cần một ngày đã giã xong một mẻ còn nếu nước chảy bé thì cũng phải mất từ 2 – 3 ngày mới giã xong được một mẻ. Những cối giã gạo này tuy công suất không lớn nhưng cũng rất tiện lợi vì giã gạo thì cần phải có sức khỏe, mà ban ngày những người khỏe mạnh đều phải lên nương rẫy đến tối mới về nhà, ban đêm thì là thời gian nghỉ ngơi nên họ chỉ tranh thủ giã gạo khi rảnh rỗi nên những chiếc cối này có thể làm thay sức con người, giã gạo cả ngày lẫn đêm nếu nước chảy đều đặn vào máng mà con người lại không phải mất sức. Không chỉ là cối giã gạo, nhiều hộ gia đình còn sử dụng cối giã này để giã cả ngô, sắn để nấu cho lợn ăn. Tuy nhiên, cách đây vài chục năm, kể từ khi có điện, có máy sát người dân ở đây không còn sử dụng những chiếc cối giã gạo bằng nước này nữa. Nhiều hộ gia đình phá bỏ, một số hộ thì vẫn để đó, khi hoạt động du lịch phát triển ở đây thì những chiếc cối giã gạo này được công ty du lịch mua và dựng lại để tạo cảnh quan cho khu du lịch, góp phần giữ lại bản sắc của chính những người H’Mông nơi đây. Hiện nay trong khu du lịch Cát Cát có tất cả 8 chiếc cối giã bằng nước được bố trí dọc hai bên đường đi bộ từ đầu làng từ chỗ trạm kiểm soát vé số 1 đi xuống đến dưới suối.3.2. Kinh nghiệm đánh bắt thủy hải sản trên khe, suốiDo đặc điểm các con suối ở đây là nhỏ, dốc và nước chảy siết nên các khe, suối ở Cát Cát không có nhiều cá. So với trước kia thì hiện nay, kể từ khi có sự xuất hiện của hoạt động du lịch (cách bây giờ khoảng trên dưới 20 năm) mật độ cá trên các con suối giảm hẳn và còn chủ yếu là những con cá nhỏ như cá bống “Kê dú úi”, cá trắng “Dẻ đơ”,… Người dân ở đây thường săn bắn các loại thú trên rừng là chủ yếu còn hoạt động đánh bắt cá cũng không thường xuyên như việc đi săn, chỉ thỉnh thoảng vào vụ có nhiều cá thì đi đánh bắt gọi là có cái để cải thiện bữa ăn và cho có đủ chất. Việc đánh bắt cá trước đây đã ít, hiện nay lại còn ít hơn do lượng cá ở đây càng ngày càng giảm về số lượng và việc đánh bắt cá trên các dòng cùng khó hơn. Ngoài ra chính sách cấm săn bắt cũng như cấm dùng các chất gây nổ để đánh bắt cá cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch, trao đổi buôn bán thực phẩm ở nơi đây cũng là một trong những tác động đáng kể đến hoạt động này. Do họ ít đi đánh bắt cá nên những kinh nghiệm về các loại cá cũng như đánh bắt của người dân nơi đây cũng không nhiều.Theo lời những người đàn ông lớn tuổi trong làng, đọan suối mà có nhiều cá nhất vẫn là khe suối nhỏ nơi mà cả ba con suối “Thềnh hù”, “Đề vô ki” và “Đề chô lú” gặp nhau và giao nhau. Đó chính là ở chỗ thác nước Tiên Sa sau đó hợp lại thành một dòng suối nhỏ đổ xuống một khe thấp hơn và chảy xuống phía dưới Bản Hồ. Mặc dù khe này có rất nhiều cá nhưng khe suối đó lại nằm sâu xuống phía dưới so với mặt bằng của các con suối kia, hai bên là vách núi cao hiểm trở, dòng chảy rất nhỏ lại có đá gập ghềnh, mấp mô, chủ yếu là những hòn đá tai mèo, trơn trượt nên việc đánh bắt ở đó rất khó, ít ai dám đi xuống khe suối đó. Còn những chỗ khác cũng có cá nhưng không nhiều bằng ở chỗ đó và cũng chỉ có chủ yếu là cá nhỏ. Cá thường sống nhiều ở những khu nước trũng, nước chảy không siết, còn hai bên bờ có bụi cây hoặc dưới chân những hòn đá dưới suối là địa điểm ẩn nấp của những con cua “Trau trì”.Trên các khe suối ở đây có những loại cá sau: Nhiều nhất là cá trắng “Dẻ đơ” là loại cá mình thon, đầu nhỏ, người có màu trắng và hơi xám ở lưng, con cá này thường nhỏ, sống theo đàn rất đông. Những con to thì mình bằng hai ngón tay, dài khoảng một gang tay. Cá này có nhiều nhưng rất khó để bắt, kể cả khi quang chài nên chủ yếu bắt được do nổ mìn. Nhiều không kém cá trắng là cá bống “Kê dú úi”, cũng là loại cá nhỏ, sống nhiều ở tầng đáy, cũng không quá khó để bắt, thường bắt được khi dùng vợt để xúc và khi quăng chài. Cá rắn hổ mang “Dề cềnh dú ” là loại cá màu đen, có vảy cứng như rắn hổ mang nên mới có tên gọi như vậy. Cá này cũng nhiều không kém cá trắng, là loại cá đánh bắt được nhiều nhất khi căng chài. Một loại cá nữa là cá đỏ “Gì là”, cá này có hình dáng như sau: có hai vạch đỏ chạy dọc theo sống lưng, bụng trắng, con to cũng phải đến gần 1kg. Một loại cá nữa cũng có rất nhiều là cá rô “Xì pua” nhìn gần giống như loại cá rô đồng. Ngoài ra ở đây còn có rất nhiều cua “Trau trì” ẩn nấp hai bên bờ có bụi cây hoặc dưới chân những tảng đá. Cua ở đây thường mai rất cứng, bắt được nhiều nhất là khi đi xúc hoặc khi mò theo dưới chân của những tảng đá ở bên suối.Cách đoán định và kinh nghiệm đánh bắt các loại cá: Theo kinh nghiệm của những người dân nơi đây thì ở những chỗ nước sạch, khi mặt trời chiếu vào thẳng dòng nước là khi mà đánh bắt cá khó nhất. Vào thời điểm trăng tròn tức là giữa tháng trong khoảng những ngày 13, 14, 15, 16 âm lịch hàng tháng là thời điểm thích hợp nhất để đánh bắt cá vào ban đêm vì khi đó trăng sáng, việc đánh bắt cá vào ban đêm cũng dễ hơn vào ban ngày. Mùa có nhiều cá nhất là mùa hè vì khi đó thời tiết nắng ấm, cá về đây đẻ nhiều nhưng mùa này cũng lại là mùa đánh bắt khó nhất vì hay có nước lũ to bất ngờ và trời hay mưa nên đá ở suối trơn, khó di chuyển. Thời điểm thích hợp để đánh bắt cá và cũng chính là thời điểm mà người dân ở đây hay đi đánh bắt đó là vào mùa đông. Tuy mùa này thời tiết lạnh nhưng cũng vì thế nên suối thường cạn, nước ít nên dễ dàng trong việc di chuyển, đi lại trên các hòn đá trong lòng suối. Là mùa khô nên đá ở lòng suối không bị ngập nước, không có nhiều rêu mọc nên không trơn, đi lại dễ dàng hơn. Khi đó nước cạn, dòng chày nhỏ, cá sẽ tập chung trong những vũng nước trũng hoặc náu mình dưới chân của những tảng đá, chỉ cần mò bằng tay hoặc dùng chài quăng hoặc dùng cây rừng cho vào

TÊN ĐỀ TÀI "TRI THỨC BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC CỦA NGƯỜI H’MÔNG TẠI XÃ SAN SẢ HỒ HUYỆN SA PA – TỈNH LÀO CAI" A MỞ ĐẦU Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.1 Mục tiêu nghiên cứu 1.1.1 Ý tưởng khoa học Lào Cai có 13 dân tộc với 23 nhóm ngành khác cư trú Các dân tộc Lào Cai hầu hết sinh sống nơi vùng núi, vùng đồi Vì vậy, cần có nghiên cứu sống, sinh hoạt đặc biệt việc bảo vệ nguồn nước người dân nói chung dân tộc H' Mơng nói riêng xã Sản Hồ- huyện Sa Pa Tỉnh Lào Cai 1.1.2 Mục tiêu chung Nghiên cứu sưu tầm tư liệu hoàn chỉnh việc bảo vệ nguồn nước người dân tộc H' Mơng nói riêng xã Sản Hồ- huyện Sa Pa - Tỉnh Lào Cai 1.1.3 Mục tiêu cụ thể - Khảo sát, nghiên cứu cách tồn diện sống người dân tộc H' Mơng địa bàn tỉnh Lào Cai Trên sở cung cấp hiểu biết đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội dân tộc - Sưu tầm tài liệu thứ cấp thư viện quốc gia, viện nghiên cứu viết dân tộc Lào Cai xuất - Xây dựng lược đồ phân bố đặc tính dân cư dân tộc H' Mông địa bàn tỉnh Lào Cai 1.2 Đối tượng nghiên cứu: Bảo vệ nguồn nước người dân tộc H' Mông xã Sản Hồ- huyện Sa Pa - Tỉnh Lào Cai 1.3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài thực địa bàn tỉnh Lào Cai theo địa giới tương ứng với thời kỳ lịch sử cụ thể, có so sánh với địa phương khác để làm sáng tỏ thêm vấn đề cần nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu luận giải tính cấp thiết đề tài nghiên cứu Trước hết, khẳng định :Trong đời sống nước đóng vai trò quan trọng khơng người H’Mông mà tất dân tộc Nước phần thiếu sống Ý nghĩa khoa học thực tiễn đề tài 3.1 Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần nghiên cứu bổ sung lý thuyết nghiên cứu tập tục sinh hoạt thành phần tộc ngườilàm tài liệu cung cấp cho trường học xây dựng giáo trình mơn dân tộc học địa phương, lịch sử văn hoá Qua việc khảo sát, nghiên cứu toàn diện mặt đời sống tộc người góp phần cụ thể hố thêm khái niệm “cuộc sống văn hoá'' phận dân tộc người Lào Cai Những chuyên đề nghiên cứu cách tổng quát toàn diện cuoocj sống dân tộc cư trú Lào Cai cung cấp thêm tư liệu khoa học cho hoạt động nghiên cứu lịch sử địa phương chuyên ngành nghiên cứu “khu vực học”, “nhân học”, “văn hố học”, Thơng qua nghiên cứu sống người dân tộc Lào Cai, độc giả hiểu thêm đặc trưng văn hoá Việt Nam - văn hoá “đa dạng thống nhất” 3.2 Ý nghĩa thực tiễn Lào Cai tỉnh vùng cao, biên giới, nơi có cư trú 20 tộc người Đây địa bàn có vị trí chiến lược kinh tế, trị quốc phòng Do đó, việc nghiên cứu dân tộc cư trú địa bàn có ý nghĩa quan trọng việc phát triển kinh tế, ổn định trị giữ vững quốc phòng Mặt khác, dân tộc sinh sống Lào Cai từ lâu đời có nhiều truyền thống quý báu Vì thế, thơng qua q trình nghiên cứu giúp khơi dậy truyền thống để đồng bào tiếp tục gìn giữ phát huy đời sống đại Đồng thời, việc nghiên cứu dân tộc Lào Cai góp phần thực chiến lược đại đoàn kết toàn dân, xây dựng trận quốc phòng tồn dân an ninh nhân dân vững Hơn nữa, kết nghiên cứu đề tài cung cấp kiến thức hữu ích cho nhà quản lý trình hoạch định sách để sách đáp ứng yêu cầu thiết nhân dân dân tộc tỉnh nhà B NỘI DUNG: I/ Quan niện nguồn nước cách phân loại nguồn nước 1.1 Quan niệm nguồn nước Theo tiếng H’Mông nước gọi “Đề”, dân tộc khác nước có vai trò quan trọng đời sống sinh hoạt họ Người H’Mơng có tập qn cư trú vùng rẻo cao núi đá, điều kiện lại khó khăn nên việc vận chuyển nước hạn chế nên vai trò nguồn nước, đặc biệt nguồn nước gần nơi cư trú, nơi sản xuất họ quan trọng Hơn nữa, hoạt động kinh tế chủ yếu nơng nghiệp với loại hình canh tác lúa nước ruộng bậc thang nước yếu tố khơng thể thiếu Ngồi nước yếu tố khơng thể thiếu cho nhu cầu ăn uống sinh hoạt người vật nuôi Cho nên đến với làng người H’Mông dễ dàng nhận thấy tiêu chí chọn làng họ làng phải cư trú bên sườn núi xung quanh bao gồm đầy đủ yếu tố cần thiết cho sống như: Dưới chân làng phải có suối lớn, làng phải có khu rừng già hay rừng tán rộng lâu năm có khả giữ đất giữ nước Và điều quan trọng quanh khu vực người dân cư trú canh tác phải có nhiều mạch nước khe nước đủ để cung cấp cho sinh hoạt cho sản xuất quanh năm1 Có thể nói nước có đóng vai trò quan trọng đời sống tộc người tồn song song với vai trò rừng nước yếu tố hình thành lên làng người H’Mông Nguồn nước: Theo tiếng H’Mơng nguồn nước gọi “Hấu đề” từ “Hấu” có nghĩa nguồn, gốc Còn từ “Đề” có nghĩa nước Theo quan niệm người H’Mơng nguồn nước nơi nước bắt đầu chảy thành dòng hay gọi “Thlế chớ” – Nơi nước bắt đầu chảy Bản Cát Cát người H’Mông xã San Sả Hồ - huyện Sa Pa làng nằm chân dãy núi Phan xi păng – “Hủa xi pan” với hệ thống rừng quốc gia Hoàng Liên nguồn nước hầu hết bắt nguồn từ rừng mà “Cù dống” Cũng có nguồn nước, suối chảy từ nơi khác đến nguồn gốc tận nguồn nước bắt nguồn từ rừng Do vai trò nước đời sống người H’Mông quan trọng việc khai thác, bảo vệ, giữ gìn nguồn nước người dân quan tâm 1.2 Phân loại nguồn nước Qua trình khảo sát điền dã thực tế nguồn nước cách thức sử dụng nguồn nước người dân Cát Cát tiến hành phân loại nguồn nước theo tiêu chí sau: - Theo nguồn gốc: Qua trình khảo sát thực tế Cát Cát người H’Mông xã San Sả Hồ làng cư trú chân dãy Phan xi păng, khu rừng quốc gia Hoàng Liên, chân làng hệ thống ba suối: suối hoa, suối thủy tiên, suối bàng có hàng trăm khe nước nhỏ chảy từ nhiều hướng từ khu rừng Nước mạch, nước khe -“Háng đề” tức nơi nước chảy ra, đùn lên từ lòng đất dòng nhỏ, mạch nhỏ; Mỏ nước - “Háng thlế”, dịch có nghĩa thung lũng nước chỗ có nhiều nước: Bản Cát Cát người H’mơng làng nằm thung lũng với bốn bề núi cao, người dân canh tác nương rẫy làm ruộng bậc thang sườn thung lũng Trong thu thập ý kiến người lớn tuổi làm ruộng biết: Nếu tính khe nước mạch nước nhỏ bốn bên bản, tất khu ruộng có, chừng phải trăm bao gồm khe nước chảy từ rừng xuống khe nước đùn từ đất lên, khe thường có nhiều vào mùa mưa, nhiều khe có quanh năm, khe nước nhỏ, nước mát Phải nhiều khe nước đủ để dùng cho khu ruộng bậc thang, việc tìm phát khe nước điều kiện tốt để đảm bảo nguồn nước canh tác cho ruộng bậc thang Còn tính riêng khe nước đủ lớn để chọn làm ruộng bậc thang để dùng sinh hoạt có đến vài chục Có vừa sử dụng làm nước sinh hoạt vừa sử dụng làm nước để trồng cấy lúa (nhưng phải khe nước lớn) bắt ngồn từ mỏ nước - “Háng thlế” khe nước lấy từ rừng trúc “Trơng xơong” phía nhà hộ gia đình ơng Câu, anh trai ơng Câu, ơng Khoa, anh xông, ông Dể,… đội thôn Cát Cát (có tổng cộng hộ dùng nguồn nước khe lấy từ rừng trúc “Trông xôong” Nguồn nước vừa sử dụng cho sinh hoạt dùng để cung cấp nước cho ruộng bậc thang phía dưới, trước cửa nhà) Qua việc quan sát thu thập thông tin từ người lớn tuổi biết thôn trước người dân sử dụng nguồn nước lấy từ khe chảy từ mỏ nước lớn“Háng thlế” Có tất mỏ nước lớn phân bố khắp phía làng Thứ đội từ đường xuống tức tính từ khu trụ sở ủy ban nhân dân xã xuống trạm sốt vé số xuống khu trạm xá xi xuống thường dùng nước từ mỏ nước lớn bắt nguồn từ cao nguyên Lồ Sấy Thủng thuộc vào dãy Cang Thàng phía bên trụ sở ủy ban nhân dân xã San Sả Hồ Mỏ nước mỏ nước lớn nhất, ngon nhất, người dân dẫn nước từ mỏ nhà để dùng Thứ hai đội 2, tính từ khu rừng trúc hất ngược xuống khu ruộng bậc thang hộ gia đình thường dùng nước từ khe chảy từ khu rừng trúc “Trông xôong” xuống Thứ ba đội 3, phía bên trường học thường dùng nước khe bắt nguồn từ mỏ nước lớn phía đường Lai Châu chảy xuống Trước người dân sử dụng ba nguồn nước năm gần đây, hộ gia đình sử dụng nguồn nước nhà nước xây dựng cho dân Nguồn nước dẫn từ khe nước lớn bắt nguồn từ cao nguyên Lồ Sấy Thủng thuộc vào dãy Cang Thàng phía bên trụ sở ủy ban nhân dân xã San Sả Hồ hệ thống mương máng xây hệ thống ống dẫn nước nhựa, có bể dự trữ nước để dẫn hộ gia đình Nước suối: Người H’Mơng Cát Cát khơng có tên gọi với danh từ chung suối mà suối lại có tên gọi riêng biệt Đặc điểm chung suối hầu hết nhỏ, gập ghềnh nhiều đá lởm chởm dòng Trên địa bàn thơn Cát Cát có tất ba suối “Đề vơ ki” hay gọi suối Hoa, suối Ba ba Sở dĩ có tên gọi với lý sau: Con suối bắt nguồn từ Thác bạc đổ xuống chảy thành dòng xuống địa bàn thơn Vì suối chảy chân dãy Phan xi păng, vườn quốc gia Hoàng Liên với thảm thực vật phong phú đặc biệt loại hoa hoa lan, hoa đỗ quyên với đủ màu trắng, đỏ, tím,… nên hai bên bờ suối vào mùa xuân ngập tràn sắc hoa, cánh hoa rơi xuống dòng chảy suối Theo lời ông Má A Câu – Trưởng thôn Cát Cát ông Má A Dể, đội thôn Cát Cát, xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa tạo nên cảnh sắc đẹp, người ta tưởng tượng suối có dòng chảy hoa, tên suối hoa bắt nguồn từ đó3 Còn tên gọi suối Ba ba phía dòng suối từ chỗ thác Tiên sa ngược lên phía trước có đá to có hình dạng giống ba ba nên người ta gọi suối ba ba “Đề chơ lú” theo tiếng Kinh có tên gọi khác suối vàng, suối thủy tiên, suối chim én: Những tên gọi suối vàng, suối thủy tiên người làm du lịch khách du lịch đặt Còn tên gọi suối chim én theo lời ông Má A Chư, 90 tuổi thôn Cát Cát kể lại rằng: Trước vào mùa xuân từ đâu chim én đàn, đàn bay làm tổ bên vách đá cạnh suối người dân gọi suối suối chim én Con suối bắt nguồn từ dãy Phan xi păng chảy xuống địa bàn thôn Cát Cát thành dòng chảy lớn tạo nên suối “Đề chô lú” “Thềnh hù” suối người Kinh thường gọi suối Bàng Con suối bắt nguồn từ nhiều khe nhỏ hợp thành khe nước lớn phía đường chảy dồn xuống tạo thành thác nước nhỏ chảy thành dòng, suối gần khu vực thiêng làng, chảy cắt ngang khu ruộng bậc thang đội Bình thường suối nước, dòng chảy nhỏ trời mưa lâu, mưa khoảng – ngày có nhiều nước Nhưng trời mưa to khoảng ngày nước đổ đầy suối, chí mực nước lớn Nếu so suối suối lũ to, mực nước lớn Trước chưa có cầu sắt bắc qua suối việc lại vào ngày khó khăn, ngày mưa lũ to người dân bên bờ khơng qua phía bên kia, phải đợi nước rút sang bờ Cả ba suối gặp điểm hợp thành dòng chảy đổ xuống khu vực Bản Hồ Do suối “Thềnh hù” nằm phía bên cao so với suối “Đề vô ki” “Đề chô lú” đổ từ cao xuống điểm giao tạo thành dòng thác trắng xóa nhìn đẹp mắt Người ta thường nói dòng thác nơi hội tụ ba suối thực chất dòng thác tạo nên từ nguồn nước suối “Thềnh hù” với mạch nước ngầm chảy xuống mà tạo thành Người H’Mông gọi “Cháng đề” tức thác nước người làm du lịch đặt tên cho thác thác Tiên sa Nguồn nước thác phụ thuộc phần lớn vào nguồn nước từ “Thềnh hù” mạch nước phía bên dòng thác đổ xuống thác có nhiều nước đẹp vào mùa mưa khoảng tháng 5, tháng 6, tháng âm lịch Nước mưa “Đề nàng”: Nguồn nước có có mưa, mùa mưa vào tháng 5, 6, 7, có tháng có nhiều mưa, trận mưa lớn khơng có nhiều ý nghĩa việc cung cấp nước cho sinh hoạt, ăn uống lại có ý nghĩa to lớn nông nghiệp cung cấp nguồn nước cho trồng Cho nên họ không coi nguồn nước nguồn nước đóng vai trò quan trọng việc trồng cấy lúa ruộng bậc thang Nước mưa dùng sinh hoạt, hộ gia đình có nước hay mạch nước nhỏ vào mùa mưa họ hứng nước để dùng việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày Nước ao: Nguồn nước không nhiều có hộ đào ao thả cá sử dụng nguồn nước sinh hoạt hàng ngày, hộ gia đình ông Phay, ông Phú ông Chơ Những ao đào khu đất bằng, lưng chừng đồi, nơi có nhiều mạch nước chảy xuống Diện tích Tên gọi khách du lịch người làm du lịch đặt nên Theo lời anh Nguyễn Trung Kiên, 32 tuổi – Trưởng phòng thương mại du lịch cơng ty cổ phần du lịch Cát Cát ao không lớn lắm, to nhà ông Chơ, to nhà Thực tế khí hậu Cát Cát lạnh nên việc nuôi cá không đem lại xuất cao, chủ yếu để phục vụ đời sống gia đình, cải thiện bữa ăn Hiện có thả số loại cá cá trôi, cá trắm, cá chép,… Còn trước kia, cách khoảng 40 – 50 năm giống cá chưa đến giống cá ni chủ yếu cá đỏ “gì là” cá trắng “Dẻ đơ”, giống cá giống cá bắt tứ suối mang thả, nhà khơng có thường xin Ý Lèng Hồ “Hảng đinh de” nhà ni cá mà có nhiều loại cá Ngoài ao cá đóng vai trò “Háng thlế” cung cấp nước cho ruộng phía ao Có thể thấy nguồn nước nhiều, đa số nguồn nước có sẵn tự nhiên mà người dân công khai phá hay đào, khơi Trong nguồn nước kể có nước khe, nước mạch nước suối nguồn nước sử dụng nhiều nguồn nước vừa lại có nước quanh năm - Theo mục đích sử dụng: Nước dùng sinh hoạt hàng ngày: Trong mục chia làm hai phần nước dùng để ăn uống nước dùng sinh hoạt hàng ngày khác tắm rửa,… Nước dùng ăn uống: Người H’Mơng có tập qn ăn chín uống sôi, nước lã sau hứng dùng nồi để đun cho sơi sau mở nắp để nguội nhà uống Do điều kiện khí hậu nơi nằm đai khí hậu Sa Pa nên quanh năm mát mẻ, có ngày khơng phải uống giọt nước Tuy nhiên có vài trường hợp đặc biệt trẻ lên rẫy đường xa có người uống nước lã lấy từ khe, mạch hay suối Tiêu chuẩn để chọn nguồn nước để dùng không phức tạp, cần nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh Thường người H’Mơng dùng nguồn nước khe mạch để uống, trước chưa có nguồn nước vào mùa nước cạn, nước khe mạch họ dùng nước suối hay nước mưa Hiện phổ biến dùng nguồn nước nhà nước xây dựng nguồn nước khe người dân tự dẫn sử dụng Nước dùng sinh hoạt khác: Cũng dùng nguồn nước nước uống sử dụng nhiều nguồn nước suối như: việc tắm, giặt quần áo, chăn hay giặt sợi lanh sau luộc để tẩy trắng sợi, ngâm gỗ,… Đặc biệt việc đánh bắt cá dòng suối, hoạt động khơng diễn thường xun đóng vai trò định, cung cấp nguồn thực phẩm phong phú cải thiện bữa ăn Những hộ nhà có ao dùng nước ao để phục vụ sinh hoạt gia đình Ngồi trước có nhiều nhà sử dụng cố giã gạo nước, để vận hành cối người ta dùng nước khe, nước mạch khơi thành mương hay bắc thành máng có dòng chảy lớn làm cho nước chảy từ cao dội xuống phần gáo nước cối giã tạo lực đòn bẩy làm chày nâng lên hạ xuống để giã vào cối bên có chứa đầy thóc Nước phục vụ sản xuất: Trong quan trọng nguồn nước dùng để phục vụ cho việc trồng cấy lúa nước ruộng bậc thang Vì khơng giống người H’Mơng Bắc Hà hay Mường Khương trồng họ ngô, loại trồng không cần nhiều nước, trồng sườn núi, đồi, vai trò lúa thấp ngơ nhiều Còn Cát Cát người H’Mông trồng ngô với số lượng lúa, sườn đồi khơng có nước để làm ruộng bậc thang Cây ngơ mang lại hiệu kinh tế khơng cao, trồng họ lại lúa nước, nguồn cung cấp lương thực Trong việc trồng cấy nguồn nước sử dụng nhiều nước khe mạch phía khu ruộng dẫn trực tiếp chảy vào ruộng Do đặc thù loại ruộng thoải theo hình bậc thang từ xuống nên trình dẫn nước vậy, nước phải ruộng cao chảy qua ruộng trung gian xuống đến ruộng thấp Chính nguồn nước phía thấp nước suối khơng dùng vào việc làm ruộng bậc thang Làm nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên, canh tác ruộng bậc thang phụ thuộc vào thời tiết việc mưa nắng Mặc dù có khe, mạch nước nguồn nước vào mùa khơ hay bị cạn, nước Cho nên vào thời điểm nắng nóng, mưa, hạn hán khơng có nước mưa việc mùa thường hay xảy vào giai đoạn lúa vừa cấy xong đến giai đoạn lúa chuẩn bị vào đòng, vào đòng ứng với khoảng thời gian mùa hè nắng nóng, trùng với thời điểm thường hay khơ hạn, nước lại hay có mưa nhiên có năm mưa ít, lượng nước khơng đáng kể năm ngoái (năm 2010) Vào thời điểm mà trời khơng có mưa mùa điều bình thường Một số hộ có ao cá họ sử dụng chúng kho chứa nước, dẫn nước từ ao xuống ruộng phía dưới4 Nước dùng chăn ni: Ngồi hộ ni cá hộ khác phải quan tâm đến nguồn nước Do vật nuôi ni hình thức thả rong chủ yếu nên vật ni tự kiếm nước để uống dòng chảy lộ thiên, mương máng dẫn nước, vũng nước hay ruộng Ngay vật ni cần nhiều nước vịt họ thả rong mảnh ruộng bậc thang gần nhà mà quan tâm đến việc dẫn nước hay quây thành khu riêng để phục vụ chăn nuôi Vai trò nguồn nước đời sống Có thể nói đời sống nước đóng vai trò quan trọng không người H’Mông mà tất dân tộc Nước phần thiếu sống Nước dùng để phục vụ trực tiếp nhu cầu sinh hoạt sản xuất Thứ nhất, lao động sản xuất: Trong lĩnh vực nước có hai vai trò phục vụ cho trồng trọt chăn ni Do điều kiện khí hậu lạnh, chăn ni loại thủy hải sản khơng thích hợp nên nước dùng lao động sản xuất chủ yếu phục vụ cho việc trồng trọt với trồng lúa nước Trong trồng trọt nước yếu tố quan trọng, tiêu chuẩn để chọn vị trí làm ruộng Đặc thù ruộng khu ruộng bậc thang nằm sườn đồi dốc thoai thoải nên việc dẫn nước từ phía lên ruộng khó, người dân khơng sử dụng Cho nên làm ruộng bậc thang kinh nghiệm việc chọn đất phải chọn chỗ có mạch, khe nước vị trí phải nơi thuận lợi để dẫn nước từ mạch khe Nguồn nước dùng để trồng cấy giống nguồn nước dùng sinh hoạt, mạch khe nước mạch khe không cần nước nước dùng sinh hoạt mà cần mạch, khe có nhiều nước cách dẫn nước không cần cẩn thận cầu kỳ cách dẫn nước sinh hoạt Cây trồng lúa, năm lại cấy vụ, nguồn thực phẩm lúa nên sống người H’Mông Cát Cát họ trọng tới việc chăm sóc lúa, bảo vệ nguồn nước cho lúa từ cấy lúa giai đoạn lúa trổ bơng thiếu nước vào ruộng bơng lúa lép năm mùaMặc dù vai trò nước chăn ni so với trồng trọt mức độ sử dụng vai trò khơng phần quan trọng Nước vừa để vật nuôi trâu, lợn,… điều kiện để chăn nuôi số loại động vật nước cá, thủy cầm vịt Theo lời ông Má A Câu Trong đời sống sinh hoạt: Ngoài vai trò nước sinh hoạt nước để tắm rửa, giặt giũ, nước để ăn uống nước có vai trò khác nguồn nước cung cấp cho người dân nguồn thức ăn để cải thiện đời sống Trong có tất ba suối lớn, ngồi có đến hàng trăm khe nước lớn nhỏ, mơi trường sinh tụ nhiều loại tôm cá Mặc dù việc đánh bắt không nhiều săn bắn từ chục năm trở lại từ năm 1990 với xuất hoạt động du lịch, nguồn cá khe suối khơng nhiều trước nữa, hình thức đánh cá mìn bị nhà nước cấm nên hoạt động đánh bắt người dân lại có ý nghĩa quan trọng đời sống dân tộc Dân tộc H’Mông Cát Cát dân tộc H’Mông nơi khác dân tộc thiểu số với tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh tức họ cho tất thứ tự nhiên có thần khu đất lại có vị thần riêng, cổ thụ lớn có thần cây, tảng đá lớn có thần đá,… Và nguồn nước họ coi có thần nước cai quản Những lễ hội hay nghi lễ lớn liên quan đến nguồn nước khơng có mà có lễ cúng nguồn nước vào ngày cuối năm đầu năm lễ cúng nguồn nước người chủ gia đình thực vào ngày 29 30 tết thắp hương nguồn nước vào ngày mùng tết Những lễ không lớn có ý nghĩa quan trọng đời sống tộc người họ cho lễ cầu cúng có ý nghĩa để cầu xin thần nước cho nước chảy mãi, người dân không thiếu nước để ăn thiếu nước vào ruộng, cho lúa tốt tươi, lúa nặng hạt Kinh nghiệm sử dụng bảo vệ nguồn nước 3.1 Cách khai thác nguồn nước Như nói trên, Cát Cát có nhiều nguồn nước đa số nguồn nước lộ thiên, nhiều hệ thống khe mạch nước mặt đất nên việc khai thác sử dụng nguồn nước khơng đòi hỏi nhiều công sức vùng khác Những nơi khác để lấy nước sinh hoạt họ phải đào giếng nguồn nước lộ thiên ít, chủ yếu mạch nước ngầm nằm sâu lòng đất phải đào sâu trúng mạch chảy có nước để dùng Nhưng chưa thấy có hộ gia đình phải đào giếng để lấy nước mà nguồn nước dùng chủ yếu dẫn từ khe hệ thống rãnh nước mương máng nhà Người H’Mông sử dụng nguồn nước chủ yếu phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày việc trồng cấy lúa nước ruộng bậc thang Cũng giống nơi khác Sa Pa Tả Van, Lao Chải,… Cát Cát điều kiền khí hậu nên thích hợp để canh tác lúa vụ vào thời gian nóng năm ứng với thời điểm hay có mưa Vụ lúa kéo dài khoảng bốn tháng vụ lúa hai vụ, cuối tháng tư đầu tháng năm cuối tháng tám đầu tháng chín thu hoạch xong Còn việc sử dụng nguồn nước để chăn ni ít, có số hộ gia đình đào ao để thả cá ni gia cầm dòng nước chưa thấy có Nguồn nước lớn ngon từ trước đến mạch nước phía bên nhà trình tường Rất nhiều nhà chung sử dụng nguồn nước Trong có hệ thống suối có suối suối “Đề vơ ki” và“Đề chơ lú” có đặc điểm thích hợp với việc làm hệ thống thủy điện dòng chảy nhanh, mạnh có độ dốc, lưu lượng nước thường xuyên Thao lời ông Má A Chơ: Từ năm 1920 bố ông Má A Chơ sống người Pháp sử dụng sức lao động người dân nơi đặc biệt người H’Mông Cát Cát để xây dựng nhà máy thủy điện suối Nhà máy thủy điện đặt suối “Đề vơ ki” tính ba suối, suối suối bắt nguồn từ thác bạc nên lượng nước quanh năm tương đối ổn định, suối có độ dốc nhất, dòng chảy nhỏ mạnh nhất, gập ghềnh tạo tốc độ dòng chảy lớn Khi nhà máy thủy điện hoạt động tốt, đảm bảo việc cung cấp điện cho phần lớn phận dân cư thị trấn Sa Pa Từ người Pháp rút khỏi Sa Pa nhà máy thủy điện xuống cấp, hư hỏng, cách khoảng 20 năm nhà máy khơng sử dụng Cách dẫn nước: Người H’Mông không dẫn nước từ chỗ thấp lên chỗ cao mà thường dẫn nước từ chỗ cao chảy xuống chỗ thấp chỗ ngang Nước dẫn từ khe chảy nhằm lấy nước cho sinh hoạt lấy nước cho sản xuất Có cách đào mương rãnh mặt đất để dẫn nước “ Cử đề” dùng dạng ống để làm mương máng dẫn nước “Seo lồng chự” Trong cách dẫn nước để dùng cho sản xuất dùng cho sinh hoạt có khác dựa theo mục đích sử dụng Cụ thể sau: Cách dẫn nước với mục đích dùng sản xuất: Ở chỗ địa hình đất liền, tương đối phẳng khơng bị chia cắt hào hay khu trũng sâu người ta thường dùng cuốc đào thành rãnh nhỏ rộng khoảng từ 20 – 40cm, sâu từ 10 – 20cm để dẫn nước từ nguồn khu ruộng nguồn nước khơng cần nước Sau nước ruộng họ tạo thành khe hở ruộng để dẫn nước từ ruộng cao xuống ruộng thấp Nếu nguồn nước có độ cao tương đương với ruộng dẫn trực tiếp vào khơng thiết bắt buộc phải dẫn từ ruộng vị trí cao Ngồi nơi địa hình khơng nối liền tức bị chia cắt vực sâu hay muốn đưa nước từ bên suối sang bên suối, chỗ đá khơng đào rãnh nước người ta dùng cách khác dùng hệ thống máng nước thân khoét rỗng cầu để đưa nước từ bên qua bên Nếu khoảng cách xa mà dùng máng nước đưa qua mà phải nối máng nước chảy nhiều, đảm bảo độ bền cho máng nước người ta làm cọc chống từ mặt đất lên để đỡ đoạn máng nước Một dòng nước từ nguồn dẫn đến nơi sử dụng dùng cách dẫn mương máng đào hay ống cây, có lại sử dụng kết hợp loại hình này, điều phụ thuộc vào địa hình dẫn nước Cách dẫn nước sinh hoạt: Nước dùng sinh hoạt gia đình phảỉ nước nên chủ yếu họ dùng làm máng dẫn nước từ nguồn đến nhà dùng rãnh đào dòng nước bị lẫn đất, đá, dùng máng để dẫn nước đỡ bị bẩn hơn, nhiên số hộ dẫn nước sinh hoạt dùng theo hình thức “ Cử đề” Máng dẫn nước thường làm vầu “Xùng khó trử”, mai gọi “Lồng chử” có thân rỗng to, thẳng lại mọc nhiều nên khơng khó để tìm Trung bình máng nước dài khoảng từ – 7m Cây vầu thường dùng làm máng nhỏ nhỏ mai nên thích hợp dùng chỗ có dòng chảy nhỏ chỗ có dòng chảy lớn thường dùng mai thân to hơn, ruột rỗng lớn hơn, có to bề ngang ruột găng tay người lớn, tính trung bình đường kính phải từ 15 – 20cm, chiều dài từ – 8m, dẫn nhiều nước Những máng bền, trung bình phải năm, có bền dùng đến năm (đối với loại máng mà có nước chảy thường xun có độ bề lâu máng ngâm với nước hơn, máng để khơ khơng nước chảy nhiều độ bền khơng dễ bị mục giòn, nứt gẫy) Máng có loại loại máng ống thơng “Chá đề”, máng cách đốt “jằng xùng” máng nửa tiếng H’Mơng gọi “Chá đề” Trong có máng ống thông dùng để dẫn nước “Đề hú”, máng cách đốt máng nửa dùng để dẫn nước sinh hoạt nước sản xuất Cụ thể laọi máng sau: Thứ nhất: Máng ống thơng “Chá đề” loại máng ngun vẹn chặt đoạn gốc đoạn lấy đoạn ống to đều đoạn gốc đầu thân ống nhỏ, dẫn nước nước chảy không Cây sau chọn chặt xong khoét đầu mấu bên thành ống thông dùng để dẫn nước “Đề hú” hộ gia đình để ăn uống Đây loại máng làm kỳ công từ khâu chọn cách đục khoét thân Cây chọn phải thẳng, có độ to đều nhau, phải bánh tẻ chọn già q gỗ chắc, cứng, khó đục già thường giòn, để ngồi lâu dễ bị nứt vỡ làm rò rỉ nước Còn chọn non đục ống dễ dàng dùng ống để thời gian, để ngồi trời dễ bị teo vào dễ bị gãy thành khúc đầu mấu Có nhiều cách để đục thơng đầu mấu thân cây: Đối với ngắn người ta dùng sắt cứng, to, nhọn dụng cụ thuổng chọc vào ống để đục đầu mấu thân Còn dài dùng theo cách khơng thể đục hết đầu mấu mà đục mấu hai đầu Người ta có cách khác dùng dao nhọn người H’Mông tự rèn, dao thường cứng, sắc buộc vào thân trúc nhỏ phải đủ độ cứng cho vừa vào thân ống để chọc thủng đầu mấu đoạn Những ống để mặt đất hoạc chôn lớp đất nhẹ Vì dẫn nước thường xa nhà nên người ta phải dùng nhiều ống nối lại với Cách nối loại ống phải tỉ mỉ không loại máng nửa cần nối máng đè lên xong loại máng người ta phải nối cẩn thận không để nước rò rỉ ngồi khơng để nước bẩn, đất cát bên lọt vào máng Do máng ngắn, nên để dẫn nước từ nguồn nhà cần phải sử dụng nhiều máng để nối lại với Cách nối máng sau Trước tiên, họ dùng dây mây “Tra dê hau” dây thép để buộc đầu ống nối lại với cho Sau dùng loại đất “Pì phau cừ đê” loại đất bùn, đất sét lấy từ ruộng lên, nhào mịn cho có độ dẻo vừa phải để đắp lên chỗ vừa nối với mục đích làm chỗ kín vào, nước khơng bị rò rỉ ngồi Thứ 2: Máng cách đốt “jằng xùng” loại máng dùng để dẫn nước sinh hoạt sản xuất Cách chọn để làm máng tương tự máng ống thông to thẳng mức độ thẳng không quan trọng làm ống thông Cách làm loại máng đơn giản nhiều cần dùng dao khoét phần chỗ vùng xung quanh đầu mẩu thành ô vuông sau lại dùng dao nhọn khoét đầu mẩu thân cách dễ dàng Còn phần hai đốt để ngun ống thông tạo thành đoạn cách qua lỗ thủng đầu mấu Cách nối loại máng tương tự loại máng ống thông cần dùng dây mây dây thép buộc lại khơng cần phải đắp đất bên ngồi Thứ 3: Máng nửa “Chá đề”: Loại máng cách chọn tương tự hai loại máng cách làm đơn giản Chỉ cần dùng mai vầu bổ đôi thành nửa sau dùng dao khoét hết đầu mẩu phía bên đi, có máng nước Như loại máng khác làm máng, loại máng từ làm thành máng Loại máng sử dụng phổ biến việc dẫn nước vào ruộng cách làm dễ, tiết kiệm nguyên liệu, thời gian công sức Cách nối máng đơn giản, cần gác máng lên máng lấy dây buộc đầu nối Cách dẫn nước sử dụng nhiên bên cạnh loại máng truyền thống người dân sử dụng ống nhựa để dẫn nước, nước dùng việc ăn uống đa số dùng loại ống dẫn Do nguồn nước ln có sẵn, nên bình thường người dân khơng có thói quen dự trữ nước, mà dùng trực tiếp nước từ máng bắc từ nguồn chảy nhà Tuy nhiên số hộ gia đình có thùng gỗ để chứa nước vào mùa hạn hán, nước vào mùa mưa mà nước nguồn khe thường hay đục khe tường lộ thiên bắt nguồn từ rừng nên mưa to mưa xối vào thường theo đất đá chảy vào dòng làm cho nước khơng ngày thường Khi họ có biện pháp xử lý sau Nếu mà mưa khơng lâu nước chảy đục người ta khơng dùng nước để dùng mà cho chảy hết nước trở lại dùng Nếu mà mưa nhiều, lâu bắt buộc phải sử dụng nước khơng có nguồn nước người ta hứng nước vào thùng sau để lắng hết đất múc lấy phần nước phía để dùng Ngồi người H’Mơng biết lợi dụng sức nước để phục vụ cho đời sống, họ sáng tạo cối giã gạo “Chỉu đề” để tận dụng sức nước Trước chưa có điện, chưa có máy sát thóc, cối sử dụng phổ biến gia đình có Những cối thường để gần nhà, bên cạnh nhà chỗ nguồn nước chảy Chiếc cối có có hai phận chày giã cối giã Chày giã gạo cầu bập bênh làm thân gỗ thông lớn, dài khoảng – 4m chia làm hai phần Thứ máng hứng nước phía cuối chày giã đục từ thân cây, khoét rỗng gáo để hứng dòng nước chảy từ máng nước phía xuống Tiếp theo đến phần điểm tựa chày giã chia chày giã thành hai phần gáo nước chày giã Điểm tựa hai cột gỗ cao khoảng 50cm so với mặt đất để đỡ nâng cối gia lên Thường người ta làm cánh tay đòn phía bên gáo nước dài cánh tay đòn phía bên chày giã Mục đích để giảm lượng nước chảy vào gáo mà tạo lực mạnh để giã đầu chày xuống lòng cối đá Phần thứ hai chày giã gỗ bình thường đẽo lõi thân thông, bề dày gỗ khoảng từ 15 – 20 cm Tính từ điểm tựa đến đầu chày giã có độ dài khoảng 1/3 độ dài chày giã gạo Phía đầu cánh tay đòn có gắn chày nhỏ phù hợp với bề rộng độ sâu cối không to hay nhỏ, dài ngắn, đóng vào cánh tay đòn cho giã đầu chày giã thẳng xuống cối mà khơng bị lệch ngồi phải vừa với cối Còn cối làm đá kht rỗng ruột, đá thường có hình trụ dài đầu cối lại rộng hơn, đáy cối nhỏ dần hình nón cụt, thành cối dày từ – 5cm, nhiều cối sử dụng lâu từ đời qua đời khác thành cối bị mòn nhiều, đáy cối sâu thêm, bề mặt lòng cối trở nên bóng Ruột cối to chứa nhiều thóc gạo, bình thường cối chứa khoảng từ – 5kg thóc, có cối to chứa đến 10kg Do cối giã thường để trời, để đề phòng trường hợp mưa nước làm ướt gạo cối họ làm mái che cho cối Nguyên lý hoạt động cối đơn giản, người ta mắc máng nước từ khe chảy xuống cho nước chảy thẳng vào phần gáo cối giã đổ đầy gạo vào cối giã Do cách đặt cối giã cấu tạo cối giã co nên bình thường chưa có nước chảy vào, phần máng nước cối giã bẩu lên nước chảy đầy vào phần gáo máng nước chày từ từ bập bênh phần gáo chứa đầy nước nặng nên trĩu dần xuống làm cho đầu phía bên có chày giã đặt cối giã bị bẩu dần lên qua điểm tựa cao mặt đất cày giã Và gáo đầy lại bị nước xối vào trĩu dần xuống làm 10 Trên khe suối có loại cá sau: Nhiều cá trắng “Dẻ đơ” loại cá thon, đầu nhỏ, người có màu trắng xám lưng, cá thường nhỏ, sống theo đàn đơng Những to hai ngón tay, dài khoảng gang tay Cá có nhiều khó để bắt, kể quang chài nên chủ yếu bắt nổ mìn Nhiều không cá trắng cá bống “Kê dú úi”, loại cá nhỏ, sống nhiều tầng đáy, khơng q khó để bắt, thường bắt dùng vợt để xúc quăng chài Cá rắn hổ mang “Dề cềnh dú ” loại cá màu đen, có vảy cứng rắn hổ mang nên có tên gọi Cá nhiều khơng cá trắng, loại cá đánh bắt nhiều căng chài Một loại cá cá đỏ “Gì là”, cá có hình dáng sau: có hai vạch đỏ chạy dọc theo sống lưng, bụng trắng, to phải đến gần 1kg Một loại cá có nhiều cá rơ “Xì pua” nhìn gần giống loại cá rơ đồng Ngồi có nhiều cua “Trau trì” ẩn nấp hai bên bờ có bụi chân tảng đá Cua thường mai cứng, bắt nhiều xúc mò theo chân tảng đá bên suối Cách đoán định kinh nghiệm đánh bắt loại cá: Theo kinh nghiệm người dân nơi chỗ nước sạch, mặt trời chiếu vào thẳng dòng nước mà đánh bắt cá khó Vào thời điểm trăng tròn tức tháng khoảng ngày 13, 14, 15, 16 âm lịch hàng tháng thời điểm thích hợp để đánh bắt cá vào ban đêm trăng sáng, việc đánh bắt cá vào ban đêm dễ vào ban ngày Mùa có nhiều cá mùa hè thời tiết nắng ấm, cá đẻ nhiều mùa lại mùa đánh bắt khó hay có nước lũ to bất ngờ trời hay mưa nên đá suối trơn, khó di chuyển Thời điểm thích hợp để đánh bắt cá thời điểm mà người dân hay đánh bắt vào mùa đơng Tuy mùa thời tiết lạnh nên suối thường cạn, nước nên dễ dàng việc di chuyển, lại đá lòng suối Là mùa khơ nên đá lòng suối khơng bị ngập nước, khơng có nhiều rêu mọc nên khơng trơn, lại dễ dàng Khi nước cạn, dòng chày nhỏ, cá tập chung vũng nước trũng náu chân tảng đá, cần mò tay dùng chài quăng dùng rừng cho vào nước nhiều cá Cách đánh bắt cá dụng cụ đánh bắt cá có nhiều loại như: Thời xa xưa người ta thường đánh bắt cách bẫy cá “Tó chn dề” Dụng cụ để bẫy cá giỏ tự đan tre, có hình thon, tròn, nhỏ hai đầu phình to đoạn giữa, dài khoảng từ 40 – 50cm, đầu đan kín lại với đầu để hở miệng với đường kính khoảng 10cm Đầu giỏ có đan thêm nắp tre vòng tròn, có nhiều nan làm tua rua dẻo xung quanh vòng tròn đó, nan xiên vào phía thành hình hình nón cụt cho cá chui qua khe hở để vào bên giỏ Khi đóng nắp giỏ người ta bịt vòng tròn vào đầu giỏ, hướng đầu có tua rua làm nan tre dẻo vào phía giỏ với mục đích làm cho cá xiên vào phía bên giỏ dễ ăn mồi quay bị nan tre cản lại, không Cách đánh bắt sau: Cho giun thối vào phía giỏ để làm mồi nhử cá thức ăn thích loại cá, sau đậy nắp giỏ vào, đem đặt chỗ khe đá, nơi dòng nước chảy xun qua khơng chảy siết không làm nát vào chảy tan hết mồi nhử, chỗ phải thường xuyên có cá bơi lội qua lại Cách đặt người ta cho đầu giỏ tức đầu có nắp đậy có tua rua hướng lên phía nguồn nước để hứng lấy dòng chảy nước, lần đặt khoảng chừng chục nhiều vị trí khác xung quanh nơi mà hay có nhiều cá qua lại Đặt khoảng buổi ví dụ ban đêm đặt bẫy sáng gỡ bẫy Theo kinh nghiệm người dân nơi đặt bẫy vào ban đêm hay nhiều 12 Cách đánh bắt thường bắt loại cá cá bống, lươn, cá rắn hổ mang,… có cá to, cá nhỏ Nhiều giỏ đánh lúc Dụng cụ thứ hai lưới, chài mua chợ người dân tự làm dây lanh dây bao, dây cước đan thành ô mặt sàng nhỏ để cá chui qua được, chân lưới chài có gắn thêm chì Để có lưới làm nhiều thời gian nên thường người dân mua chài, lưới chợ dùng vừa tiết kiệm thời gian mà tiện lợi, loại lưới lưới đánh cá dân tộc khác Dùng dụng cụ để đánh bắt nhiều cá to cá Dụng cụ thứ ba vợt để xúc Vợt xúc có hai loại vợt xúc dây vợt xúc tre Loại vợt xúc dây thường mua người Giáy, loại mà vòng tròn làm khung vợt cán vợt tre sắt, bên bụng vợt làm dây dù, dây bao dây cước cách đan giống đan chài, lưới Cũng có người H’Mông tự đan chủ yếu dây lanh, dây đay cách đan phức tạp vợt sử dụng nên phần đơng họ mua người Giáy mua chợ đem dùng Loại vợt xúc tre hay gọi rổ xúc dạng thuyền người Kinh bé chủ to rổ hay dùng chút, đầu rổ thon tròn đầu rổ để làm điểm đặt xúc Hai đầu rổ cao hơn, phía trũng xuống Những loại vợt nhỏ, nhẹ trẻ người lớn sử dụng được, thường sử dụng để xúc cá quanh bờ vào mùa nước lũ “Lù lầu” Nhưng dùng vợt xúc loại cá nhỏ quanh bờ cá bống tôm, cua Cách thứ tư dùng lưới dăng : Cách đánh bắt sư dụng nhiều vào mùa nước lũ, đặt lưới ngang dòng chảy nước sau lùa cá để cá vướng vào lưới nhấc lưới lên thu cá Cách đánh bắt thu đủ loại từ cá lớn, cá bé, cua, tôm Lưới dăng cá làm tương tự loại lưới khác, có điều hình chữ nhật dài khoảng….m, rộng khoảng….m Cách thứ năm để đánh bắt tát nước: Cách thường sử dụng dòng nước vũng nước nhỏ, Dùng đất, đá đắp hai đầu dòng nước, khơng cho nước vào sau dùng tay dùng chậu, xô tát cạn nước bên để bắt cá Cách thứ sáu dùng thuốc nổ: Cách sử dụng chỗ nước sâu, trong, nhiều cá Cách trước thường sử dụng nhà nước chưa cấm, rừng thuốc mang đánh cá khơng thấy chỗ có nhiều cá lại mua thuốc nổ chợ mang để đánh Đánh theo kiểu nhiều cá, to, nhỏ chết hết Cá nhiều ăn phải ngày hết Do đánh mìn nên nhiều, cá bên dùng vợt để xúc, bên lấy tay mò lặn xuống để bắt Nhưng cách đánh bắt vừa nguy hiểm lại ảnh hưởng đến nguồn cá, giống cá, môi trường cảnh quan, môi trường sinh thái cảnh quan du lịch nên từ lâu bị nhà nước cấm, người dân khơng sử dụng nữa, phổ biến dùng chài lưới để đánh cá Cách thứ bảy dùng rừng để đánh cá: Đó dạng leo, mọc rừng đồi phía đường từ Sa Pa dẫn xuống Cát Cát thấy mọc Người H’Mơng khơng biết tiếng Kinh gọi theo tiếng dân tộc gọi “Lế” Cây dạng leo, thân to phải ngón tay, to bàn tay, thân màu xanh trắng, rễ màu đỏ đỏ, hồng hồng thường hay mọc bám vào thân gỗ lớn hay mọc leo lên bụi leo nơi râm mát, nơi có bóng Loại người có nhai phải khơng chết, có cá ăn phải chết Cách dùng để đánh cá sau: Sau lấy về, nhổ 13 thân lẫn rễ tốt khơng cắt lấy thân mang đập dập cho nát, đập chảy nước, nước trắng nước vo gạo Mang thân đập dập đem thả vào vũng nước chỗ có nhiều cá, thấy nước chỗ trắng nước vo gạo đủ Người dân thường dùng để đánh cá vũng nước sâu nơi có nhiều cá Trung bình vũng nước muốn đánh chết cá phải dùng đến bó “Lế” to với chục thân Cách đánh cơng hiệu dùng mìn, làm cá lớn nhỏ chết hết, người đánh việc dùng tay để nhặt cá chết lên nhiều họ dùng thêm vợt để vớt Cách đánh thường đánh cá to khoảng – ngón tay, chủ yếu cá trắng “Dẻ đơ” Hiện nay, cách đánh cá loại không sử dụng phổ biến phần cá khơng nhiều trước kia, ngày có người đánh cá suối, cách đánh người dân nhận thức hậu giống mìn, làm tiêu diệt hết loại giống cá lớn nhỏ Những cách kể dùng phổ biến nhất, ngồi có hình thức đánh bắt khác câu,… không phổ biến Cách chế biến bảo quản cá sau đánh bắt về: Người H’Mơng khơng có thói quen đánh bắt cá việc săn, lượng cá đánh bắt không nhiều cách chế biến bảo quản đơn giản Về cách chế biến sau mổ cá họ cho vào nồi cho nước mối vào nấu chín khơng rán để ăn Cá đánh bắt thường ăn hết ngày mang Cũng có nhiều bắt nhiều cá khơng ăn hết họ mổ sạch, ướp muối mang nướng sau treo gác bếp khơng ướp muối mang sấy để ăn dần Nếu mùa đông không cần thiết phải bảo quản, cá để – ngày không 3.3 Kinh nghiệm lũ lụt Bản Cát Cát có hệ thống gồm ba suối với đặc điểm chung dễ nhận thấy chế độ lũ dòng là: lũ nhanh, mạnh thường xảy lũ quét, lũ ống, nước lũ lên nhanh mà rút nhanh có vài đống hồ Tuy nhiên suối lại có đặc điểm khác Suối Vàng “Đề chô lú” suối to thường xuyên có lũ tất suối đây, lần có mưa xảy lũ Sở dĩ lũ suối lớn nước cung cấp cho dòng dồn từ dãy Phan xi păng đổ xuống có mưa nước chảy núi đổ dồn xuống chân núi, chảy phía “Đề chơ lú”, nhiều chưa có mưa đầu nguồn có mưa trời quang đãng bình thường, nước xanh tự dưng lũ từ đầu nguồn ập mà không đoán trước Rất nhiều trường hợp người dân trẻ nhỏ không để ý đến thay đổi nước, bị lũ đến bất ngờ không kịp chạy nên bị lũ Suối Ba ba “Đề vô ki” suối bắt nguồn từ thác bạc nguồn nước lớn, có chế độ lũ gần giống lũ suối vàng lũ nhỏ Còn “Thềnh hù” suối ngắn có dòng chảy nhỏ bắt nguồn từ khe nước phía đường lớn chạy cắt ngang khu ruộng bậc thang đội chảy xuôi xuống hợp với nhiều khe mạch nước khác đổ xuống thành thác Tiên sa Bình thường mực nước suối khơng lớn đến có lũ độ dâng nước đáng kể Lũ dòng suối không nhanh hai suối Nếu mưa nhỏ khơng có lũ, mưa to mưa lâu, khoảng – ngày lũ đổ về, nước suối dâng lên nhiều rút nhanh, trời tạnh mưa nước bắt đầu rút Cách khoảng – năm chưa làm cầu sắt có lần lũ lên cao, ngập ruộng bậc thang hai bên bờ suối làm cho ngày người dân không qua bờ bên kia, phải đợi nước rút gần cạn sang bờ 14 Nước suối thường có nhiều vào khoảng từ tháng – tháng 10 lũ hay xuất vào mùa hè khoảng tháng – tháng dương lịch thời điểm mùa mưa, nước đổ dòng nhiều, thời gian lũ vào mùa đông khoảng từ tháng – tháng thời điểm thời tiết thường hanh khơ, mưa, nguồn nước đổ dòng Nhận biết đặc điểm chế độ lũ nên vào mùa lũ hoạt động suối đánh bắt thủy sản, tắm rửa, giặt giũ người dân hạn chế đặc biệt trẻ nhỏ họ phải để ý quan sát thật kỹ Kinh nghiệm việc đốn định lũ: Người H’Mơng cư trú chân dãy núi Phan xi păng nên hoạt động sống họ gắn bó dựa nhiều vào từ việc lấy củi để đốt, lấy thuốc chữa bệnh, săn bắt thú rừng, hái rau rừng, măng, nấm rừng,… để lấy nguồn thực phẩm Việc đoán định thời tiết phần vào đó, cụ thể như: Họ nhìn lên đỉnh Phan xi păng mà mây đen kéo đến che kín đỉnh trời lại âm u khơng có nắng chắn có mưa to, mưa chưa đổ họ khẳng định đầu nguồn có mưa sửa có lũ lớn Còn suối nhìn dòng nước có thay đổi thấy nước chảy bình thường, xanh mà tự nhiên lại có cát trơi xuống nhiều, dòng chảy có kèm theo đất đặc biệt có nhiều cây, rác rửa trơi theo dòng chắn đầu nguồn mưa lớn có lũ chuẩn bị đổ Khi phải nhanh chóng lên bờ tránh xa nguồn nước Một mà thấy tượng nước xanh trở nên đục dần lũ đến gần, khơng nhanh chóng chạy khơng kịp Ngồi họ vào vật như: Trời bình thường, nước xanh tự nhiên có nhiều cá bơi xuống phía theo chiều dòng chảy cách tốn loạn khơng theo hàng lối bình thường chắn đầu nguồn có lũ cá chạy lũ Hoặc không người dân người già lại có thêm cách tính sau: Tháng mà bắt đầu vào đầu tháng mà có mưa chắn tháng có mưa nhiều, mà mưa nhiều có nhiều lũ, phải cẩn thận với việc lại dòng nước Và ngược lại tháng mà đầu tháng khơng có mưa, trời khơ chắn tháng hạn hán dễ xảy tượng cháy rừng, khơ hạn Ngồi theo lời ơng Mã A Chư, thầy cúng 90 tuổi thôn Cát Cát cho biết: Người già dễ cảm nhận thời tiết, tháng mà hay đái nhiều chắn tháng có nhiều mưa Biện pháp phòng xử lý có lũ: Do tập quán cư trú người H’Mông rẻo núi cao phía bên suối, nhà họ gần khe nước mà lũ có dòng suối khe nước quanh nhà khơng có lũ Ngồi canh tác lúa nước họ lại có thói quen canh tác ruộng bậc thang làm cao so với suối có lũ, kể lũ lớn khơng ảnh hưởng nhiều đến đời sống họ Vì nên biện pháp xử lý có lũ người dân cho không cần thiết Qua việc thu thập ý kiến người dân họ khơng có biện pháp để phòng tránh lũ lũ nguy hiểm không gây nhiều hậu quả, việc sạt lở xảy Cho nên biện pháp đơn giản kè bờ bao đất, sọt đá đóng cọc tre hai bên bờ không thấy người dân sử dụng Các hoạt động sông suối không nhiều nên họ cần biết thời điểm thường hay có lũ cách đốn định lũ dòng suối, trơng chừng nhắc nhở trẻ nhỏ thời điểm có lũ khơng chơi suối họ yên tâm lo lắng 3.4 Kinh nghiệm hạn hán 15 Lũ dòng diễn thường xuyên năm có mức độ lớn nhỏ lũ có khác nhau, hạn hán mức độ diễn hơn, thường vài năm có đợt hạn hán không nghiêm trọng Thời gian hạn hán thường rơi vào khoảng từ tháng 10 năm trước đến tháng năm sau thời điểm thời tiết hanh khơ mưa Kinh nghiệm dự đoán hạn hán như: Đầu tháng mà thấy thời tiết hanh, khơ, khơng có mưa tháng khô hạn tháng mà sáng ngủ dậy thấy có nắng chắn nóng nực, tháng khơng có giọt mưa Khi nguồn nước suối cạn mà nước khe giảm, nhiều khe ln nước Biện pháp xử lý hộ gia đình phải dùng nước cách tiết kiệm phải khơi thơng dòng chảy dẫn nước từ xa hệ thống mương máng ống dẫn nước, thời gian hạn hán lâu quá, nguồn nước khơng đủ dùng phải tự khắc phục cầu cho mưa xuống Trong trường hợp phần lớn hộ gia đình chờ mưa số hộ, hộ gia đình có người làm thầy cúng thường nghi lễ cầu mưa “Ý păng chen khao đề han” để cầu cho mưa xuống Như năm ngối thơn thời tiết hanh khơ, lâu ngày khơng có mưa nên thiếu nước vào ruộng, nhiều hộ gia đình bị mùa Trước năm 1990 chưa có nguồn nước bản, nhiều hộ gia đình cao sử dụng nước khe dẫn mương máng không đến nhà không đủ dùng hay vào thời gian nắng hạn, khe nước cạn họ phải gánh nước nguồn chí phải gánh nước suối nhà để dùng Theo lời kể ông Má A Câu trước hộ gia đình nhà ơng số hộ gia đình khác bên khu nhà trình tường thường xuyên phải gánh nước nguồn mước ít, có mạch nước phía bên nhà trình tường mà nhiều nhà phải dùng chung nhiều phải gánh nước từ mạch bên hay xuống suối để gánh Khi người H’Mơng chưa sử dụng xơ Dụng cụ gánh nước “Chi chằng háng đề” đôi ống mai dài 1m, đường kính ống khoảng từ 15 – 20cm sau dùng dây rừng dây thừng làm lỗ xuyên đầu ống buộc hai ống lại với nhau, sử dụng dùng dây vắt qua cổ đòn gánh để gánh hai ống hai bên Ống to đựng nhiều nước, gánh nước dóng nước bị sánh ngồi Nếu dóng mai dài cần dóng làm ống đựng nước ống ngắn người ta dùng nhiều dóng để làm thành ống, cách thông ống giống cách thông làm máng dẫn nước trình bày tất nhiên phải để lại mấu cuối để làm đáy, cho nước khơng chảy Ngồi có cách khác dùng ống hứng nước sau đặt vào gùi thổ nhà dùng thùng nước “Thúng đế” làm mảnh gỗ thông ghép vào, to gần thồ cho đặt vào thồ, hứng nước vào gánh mang nhà Nước sau lấy đổ vào thùng gỗ để dùng dần Dụng cụ chứa nước người H’Mông thùng gỗ thơng, điều đặc biệt họ có kỹ thuật ghép mảnh gỗ thông lại với không cần dùng chất kết dính keo mà làm hồn chỉnh thành thùng gỗ lớn, miệng thùng tròn, dùng sợi dây mây buộc thùng để cố định giữ chặt miếng ghép nhỏ, đơn giản đựng nước nước khơng bị rò rỉ ngồi qua mảnh gỗ ghép Bất người gia đình từ bố, mẹ đến lấy nước lúc rỗi rãi cơng việc, để dùng trừ người sức khỏe yếu già cả, bệnh tật, trẻ nhỏ,… Họ thường hay lấy nước vào buổi sáng sớm thời tiết mát mẻ nước nguồn buổi trưa hay chiều trời hay nắng nóng, trâu bò, người qua lại hoạt động người dòng nước nhiều, nước khơng nữa, ban ngày họ phải lên nương, lên rẫy khơng có thời gian nhà để lấy nước Còn 16 buổi tối có số hộ gánh nước khơng nhiều trời tối đường khó nhìn, sau ngày làm việc vất vả họ muốn nghỉ ngơi ăn cơm ngủ sớm 3.5 Cách chia nước Nước coi tài sản dùng chung toàn cộng đồng họ có thói quen phân chia nguồn nước để sử dụng quy định không thành văn hay điều khoản cụ thể từ lâu người dân tuân thủ thực theo Đó nguồn nước gần hộ gia đình gia đình dùng phải có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước Việc sử dụng nguồn nước hộ gia đình phải biết chia sẻ cho Trong cách chia nước có chia nước sinh hoạt chia nước sản xuất, cách chia giống có vài điểm khác biệt nhỏ Về cách chia nước sinh hoạt: Nước dùng sinh hoạt dẫn hệ thống ống mương máng hộ gia đình để sử dụng Như trước nhóm dòng họ, gia đình cư trú gần lại dùng chung nguồn nước Gia đình hay dòng họ phát nguồn nước sớm họ bắc ống nước lên chỗ chảy nhiều nước, dòng nước mạnh dồi Các gia đình bắc dần đường máng dẫn nước xung quanh đó, máng phải đảm bảo bắc không cho trùng chéo lên hay làm cản thở, lấn át dòng chảy nhau, phía bên có người bắc hết hộ sau lại bắt nước vị trí thấp vị trí miễn chỗ phải nằm nguồn nước có nhiều nước chảy đủ mạnh để dẫn đến nhà Nếu mạch nước nhỏ nhà dùng riêng mạch lớn chút khoảng – – nhà dùng chung, có mạch lớn mạch nước bắt nguồn từ cao nguyên Lồ sầy thủng thuộc dãy Cang thàng có đến chục hộ gia đình dùng chung Cách bắc máng bố trí máng nước nguồn tương tự Khi dẫn nước có gia đình tự làm hệ thống máng đường ống dẫn nước riêng từ đầu nguồn đến gia đình, có trường hợp vài gia đình dùng chung đường máng dẫn nước từ đầu nguồn nhà Khi cách dẫn chia nước sau: Đường ống dẫn nước hộ gia đình làm mắc máng chảy từ hộ đến hộ cuối Họ dùng nước nhà hứng đủ nước để dùng đến hộ gia đình thứ hai đến hộ khác Hộ cần dùng bắc máng nước thùng gia đình nhà mình, đầy lại để máng vào mạch nước chung, có gia đình chưa lấy đủ nước gia đình khác cần nói với câu “Nhà tao dùng rồi, mày cho tao lấy trước nhé, tao lấy tí đủ nước dùng tao lại trả” hộ gia đình thay lấy nước Nhưng hộ dùng chung máng nước sinh hoạt có từ – hộ nhiều hộ không đủ nước để dùng việc chia nước xích mích dùng nước dễ xảy Cách chia nước sản xuất: Cũng tương tự chia nước sinh hoạt Chia nước sản xuất nói đến việc dẫn chia nước vào ruộng bâc thang Cũng nơi khác canh tác lúa ruộng bậc thang nhà có mộ khu ruộng có nhiều ruộng Nước dẫn theo đường bậc thang từ xuống tức từ ruộng cao thấp Cho nên cách chia nước dựa theo Do ruộng thường khai bìa rừng, có nhiều mạch, khe nước chảy xuống, làm ruộng họ thường dẫn nước từ mạch, khe ruộng Nếu khe mạch nhỏ khơng đủ nước dùng họ lại phải đào rãnh làm máng dẫn nước từ khe nước lớn ruộng Nước dẫn chảy hệ thống rãnh máng nước, ruộng cần nước họ đắp cho nước vào, nước đủ họ tháo nước khơng cho nước chảy vào Cũng chia nước sinh hoạt, nhà có khu ruộng cạnh 17 nguồn nước nhà dẫn nước vào ruộng trước tiên, mà nước đủ cho ruộng đến nhà khác, luân chuyển nhà cuối Có thể làm đường dẫn nước từ nguồn nước cao đến khu ruộng thả nước vào ruộng nhà phía sau mở đường theo ruộng cho nước chảy xuống khu ruộng phía dưới, tất nhiên trường hợp ngày lúa bình thường khơng phải vừa sử dụng đạm, lân bón cho lúa hay vừa phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ xong Vì tháo nước vào thời điểm làm trơi hết phân bón thuốc cho Cách chia nước sinh hoạt sản xuất người H’Mơng đơn giản có nhiều xảy trường hợp tranh chấp nước Theo lời ông Vàng A Seng kể trường hợp tranh chấp nước thường xảy sau: "Nhà có khu ruộng bậc thang bên dùng nước mà không cho nhà bên dùng cùng, bảo bảo ruộng chưa đủ nước, khe nước chảy vào ruộng nhà khe Hoặc hai nhà dùng chung khe nước, thằng dùng khe bảo khe nhà ơng thằng dùng khe lại bảo khe nhà ơng Những lúc phải có nhiều lý nói lại được, phải bảo từ đến nguồn nước dùng chung làng này, này, từ bố mày với bố tao sống không dám bảo nguồn nước riêng nhà Nước chảy từ khe phía xuống, nhà gần khe mà bảo khe nước nhà khơng cho chảy xuống mày có nước mà dùng Mày mà lấy nhà tao với nhà bên lấy mà cho vào ruộng, lúa chết hết, nước vào ruộng nhà mày đủ rồi, mày tháo nước tao lấy vào ruộng, đủ tao lại đắp nước vào cho mày Nếu thằng hiểu lý tháo nước cho thằng khơng hiểu lý, cãi bảo anh em nhà đến nói, khơng phải mời người già, trưởng thơn đến cãi lý phải chịu Nhiều tranh chấp lớn cãi nhau, đánh phải nhờ quyền giải quyết" Nhưng vụ tranh chấp lớn lâu khơng xảy ra, có vài tranh chấp nhỏ, gia đình khác tự giải với 3.6 Các biện pháp bảo vệ nguồn nước - Các nghi lễ liên quan đến bảo vệ nguồn nước: Qua trình tìm hiểu thu thập thông tin từ người lớn tuổi thầy cúng biết, nghi lễ hay phong tục tập quán liên quan đến nguồn nước không nhiều, phong tục tập quán người H’Mơng nơi có tất ba nghi lễ liên quan đến cúng nguồn nước bảo vệ nguồn nước đơn giản Cụ thể: Thứ nhất, lễ cúng bảo vệ nguồn nước, cầu xin nước “Ý păng chen khao đề han”: Lễ cúng diễn vào ngày 29 30 tết hàng năm thời điểm hạn hán, trời hanh khơ, nắng lâu ngày khơng có nước, tháng 2, tháng người dân đây, số hộ gia đình dùng biện pháp cầu cúng để cầu mong vị thần nước cho mưa xuống trường hợp ít, số hộ gia đình có thành viên làm thầy cúng, mà chủ yếu hạn hán hay lâu ngày khơng mưa người dân để vậy, chờ trời mưa xuống Cụ thể lễ cúng nhưu sau: Đã thành thông lệ, vào ngày 29 30 tết hàng năm, gia đình cử người có trách nhiệm đến nguồn nước sử dụng gia đình (nguồn nước dùng để ăn, khơng phải nguồn nước sản xuất) đến để cầu cúng Thường người người đàn ơng làm chủ gia đình, trường hợp người có việc quan trọng đến ốm đau bệnh tật khơng người trai gia đình biết am hiểu lý người H’Mơng làm thay việc Còn trường hợp lý nhà khơng có người phải thơi 18 để năm sau cúng đàn bà gái không cúng Đến ngày người chủ gia đình chuẩn bị từ nhà lễ vật dâng cúng để mang theo trước nguồn nước Lễ vật đơn giản gồm có muối gạo, hai thứ quan trọng đời sống họ, ngồi khơng cần thêm hương hay tiền vàng, rượu chè Người chủ nhà mặc trang phục dân tộc, quần áo chỉnh tề cầm theo dao phát thẳng nguồn nước để cúng Thời điểm ngày cúng được, miễn họ thu xếp thời gian, cơng việc nhà gần đến ngày tết nên bận rộn chuẩn bị đón tết giải dứt điểm công việc năm cũ để đón tết vui vẻ thỏa mái Nhưng có nhà cẩn thận, chủ nhà trước chọn ngày để theo họ quan niệm có vào ngày đẹp, đẹp làm việc đẹp, sn sẻ, cầu xin thần nước nghe thấy đáp ứng lời cầu xin Khi đến nguồn nước, người chủ gia đình đứng nghiêm chỉnh, quay mặt vào nguồn nước, bên tay cầm nắm gạo, bên tay cầm nắm muối trắng bắt đầu cầu cúng, nội dung lời cầu cúng dịch tiếng Kinh sau: “Tôi tên Má A Chinh Nhà đội thôn Cát Cát Hôm đẹp, ngày lành, tháng tốt, năm tốt Tôi mang gạo, mang muối đến cho thần nước, mong thần nước nhận lấy cho nước suối chảy, cho nước khe để nguồn nước khơng bị cạn, để dòng suối, dòng khe quanh năm chảy mãi, nước đầy đủ cấy cho lúa nặng hạt, nước đầy để ăn không thiếu nước,…” Sau đọc xong khấn, người chủ gia đình quăng nắm gạo nắm muối cầm sẵn tay từ khấn xuống dòng nước hành động đưa lễ vật cho thần nước để thần nước nhận lấy lễ vật dâng lên Tiếp theo, người chủ gia đình dùng dao phát chuẩn bị trước từ nhà mang theo để phát dọn cỏ xung quanh nguồn nước cho thật sẽ, quang đãng trước Lễ cúng diễn nhanh khoảng 10 phút việc đọc lời cầu khấn phát cỏ Mỗi gia đình phải cúng riêng nguồn nước mà nhà sử dụng để ăn cho dù hai hay bà nhà có dùng chung nguồn nước với phải nhà cúng riêng nhà nhà khơng phải khe nước có nhà cúng đại diện Còn cúng để cầu mưa hạn hán cách làm tương tự khác nội dung trời lâu ngày khơng có mưa, lúa chết khơ, trâu chết khát, mong thần nước cho mưa xuống Thứ hai, cúng nước vào ngày mùng tết : Vào ngày tết tất dân tộc có nghi lễ thắp hương thùng nước, chỗ thường diễn hoạt động sử dụng đến nước gia đình, dân tộc H’Mơng Vào ngày mùng tết, lúc sáng sớm mà thắp hương cho cho tổ tiên xong họ bắt đầu thắp hương cho nguồn nước chỗ bể nước hay thùng nước gia đình, nơi người nhà thường hay sử dụng nước vị trí để giặt giũ, tắm rửa hay rửa bát, rửa rau,… Người thắp hương người chủ gia đình, người làm chủ việc thờ cúng, nghi lễ gia đình Nghi lễ đơn giản, vào buổi sáng ngày mùng 1, người chủ nhà sau thắp hương bàn thờ tổ tiên xong cầm nén hương cắm vào chỗ đất gần nơi chứa nước, nơi sinh hoạt liên quan đến nước gia đình diễn đó, khơng cần cầu cúng hay rót rượu chè Nhưng hương dùng để đốt người H’Mơng trong tất nghi lễ dùng loại hương dân tộc họ tự làm mua người Giáy người Giáy tự làm bán (Cây hương dài khoảng 40 40cm, có cán hương làm tre mai bỏ phần cật ruột sau đem chẻ nhỏ, phơi thật khơ hương cháy Sau làm phần bột hương bao bên ngồi, bột hương làm từ vỏ hai loại rừng trộn lẫn với vỏ kháo theo vỏ loại mà họ khơng biết tên, mơ tả loại leo rừng, thường leo thành bụi leo bám vào thân Lời cầu cúng hộ gia đình có người chủ nhà tên Má A Chinh, nhà Đội thôn Cát Cát – xã San Sả Hồ 19 to, mọc chỗ râm mát, đất ẩm ướt Hai loại lấy sâu khu rừng già Cách chế biến loại bột sau: Sau lấy vỏ đem phơi thật khơ có khơ giã nát làm hương cháy hết, sau phơi vỏ thật khô mang giã nát, nát tốt, trước chưa có máy nghiền phải giã tay, có máy nghiền nên cần mang nghiền Sau giã riêng hai loại vỏ thành thứ bột thật mịn, thật nhỏ họ lại mang sàng lọc thật kĩ lưỡng sàng, loại sàng nhỡ, có mắt nhỏ sàng dùng để sàng cám người Kinh Họ sàng lấy phần bột mịn, lọt xuống sàng phần lại sàng lại mang giã tiếp sau lại sàng tất thành thứ mịn Sau hồn thành cơng đoạn hai loại bột, họ trộn hai loại bột với theo tỉ lệ – loại leo phần, có tác dụng chất keo kết dính cáo ba phần có tác dụng chất bột cháy, tạo hương thơm đặc trưng hương cháy Sau chuẩn bị xong hai công việc bắt đầu hương, lăn hương Để không bụi, bột không bay người không bị dặm làm có gió thổi họ thường quây bạt ngồi bên lăn hương Sau lăn hương xong mang phơi lần cho hương thật khô Khi hương khơ dùng phẩm đỏ mua ngồi chợ hòa với nước thành loại dung dịch mà đỏ, lấy cán hương đem nhúng vào dung dịch đó, để cán khơ mang sử dụng Loại hương đặc trưng cho dân tộc, nghi lễ, việc cầu cúng dùng phổ biến, vừa thơm, cháy lại lâu, cháy nên ưa dùng đặc biệt dân tộc thiểu số) Thứ ba nghi lễ ăn thề bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước hay có tên gọi khác lễ hội “Nào Xồng” Lễ hội mục đích ăn thề bảo vệ rừng nội dung khác bảo vệ nguồn nước, vệ sinh công cộng, chăn thả gia súc, cưới xin, ma chay, lễ hội đề cập đến nhiều Lễ ăn thề thường tổ chức vào dịp đầu năm cuối năm, thường tổ chức dịp đầu năm vào ngày thìn tháng hai ngày – âm lịch theo quan niệm đồng bào tháng hai tháng đầu năm, khởi đầu cho mùa vụ tổ chức vào ngày thìn họ quan niệm ngày thìn ngày rồng, có nhiều nước, lễ ăn thề vào ngày năm mưa thuận gió hòa, ngơ lúa tốt tươi Và người già cho biết vào ngày tổ chức thường có mưa, ứng với linh nghiệm thần linh trước lời cầu xin người dân Theo lời ông Má A Chư, thầy cúng Cát Cát cho biết: Ngày trước, người H’Mông Cát Cát không nhiều nên năm lễ ăn thề lại gia đình đứng tổ chức,cứ luân phiên năm nhà năm sau nhà khác hết nhà thôn Mỗi nhà cử người đại diện đến để tham dự lễ ăn thề, người thôn đến nhà để nấu nướng, ăn uống bàn bạc thống quy ước chung thơn Còn người H’Mơng ngày đông làm tốn nhiều tiền lại không đủ chỗ để ngồi, nên không làm mà phải đóng góp tự nấu ăn làm xã Như năm trước tiền có giá nhà cần đóng từ 10 – 15 nghìn đồng để mua lợn to, gà, vịt để mổ, nhà phải đóng nhiều từ 45 – 50 nghìn đồng có nhiều đóng nhiều Ngồi nhà có mang đóng góp thêm để nấu thằng mang gạo, thằng mang rau, thằng mang nồi, mang củi, có thằng mang rượu, gà,… Sau tất người thống với nội dung hương ước chung làng không tự ý chặt rừng già, không thả trâu để ăn lúa, phải làm nhà vệ sinh sẽ,… bắt đầu vào liên hoan ăn uống gọi ăn thề “Nào xồng” Nhưng có nhiều thằng khơng đồng ý, người 20 già với trưởng thơn phải nói chịu nghe, khơng nghe khơng tất người đống ý, khơng đồng ý mà cố tình vi phạm bị phạt Không lễ hội Nào Xồng số nơi khác Tả Van – Sa Pa, Bắc Hà – Lào Cai,… bắt đầu lễ hội, già làng hay vị chủ lễ phải làm lễ cúng trời đất, cuối lễ hội có phần hội người vui chơi, ném pao, đẩy gậy, trai gái hát múa Còn lễ Nào Xồng Cát Cát khơng có lễ cúng mà giống lễ Xồng người H’Mông Yên Bái, cần người tập hợp đông đủ, già làng trưởng thôn đứng lên giới thiệu với người thôn vị khách đến dự, bắt đầu chủ trì lễ hội Lễ hội thực chất tụ họp tất thành viên thôn để thống quy định hương ước bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, cưới xin, ma chay, lễ hội,… sau ăn uống liên hoan khơng có cầu cúng hay thắp hương hay tế lễ cầu xin - Việc tu sửa nguồn nước Như nói trên, hệ thống dẫn nước có hai loại dẫn mương đào mặt đất dẫn hệ thống máng nước tre mai ống nhựa Như trước mương có loại dùng cuốc đào cho thành khe mặt đất để dẫn nước máng có máng tre mai người dân tự làm Từ du lịch phát triển năm 1991 - 1992 hệ thống mương máng nâng cấp, dòng mương xây xi măng Đường máng dẫn nước tre mai người dân thay dần ống nhựa cứng dây dẫn nước nhựa nên bền đảm bảo Những hệ thống dẫn nước lại chia theo hai loại Thứ hệ thống đường dẫn dùng chung mương rãnh dẫn nước cho nhiều khu ruộng, cho tồn thể hộ gia đình bản, hệ thống mương máng thoát nước trời mưa to, lũ lụt Những hệ thống toàn dân góp sức để đào lên có trách nhiệm chung, phải gìn giữ bảo quản tài sản chung tồn cộng đồng Do hệ thống việc tu sửa nâng cấp trách nhiệm chung, tất người phải tham gia làm cần tu sửa Các trường hợp phải tu sửa là: Sau trận mưa to lũ lụt làm cho đất đá, cỏ theo dòng nước lập đầy dòng mương máng dòng mương máng dùng chung hầu nham gia hưởng ứng nằm bên đường nên việc trâu bò qua lại dẫm làm hỏng đường mương máng diễn thường xuyên nên phải sửa sang lại Hoặc đường mương máng lâu không vệ sinh, rác rưởi, cối mọc nhiều vừa làm chặn dòng chảy nước lại vừa vệ sinh cần phải sửa chữa, khơi thông Những máng dẫn nước sử dụng lâu bị mòn gẫy phải làm lại Khi trưởng thơn đứng lên phát động hộ gia đình tham gia Ít nhà phải cử người đại diện Loại thứ hai hệ thống mương máng dùng riêng cho hộ gia đình, loại mương máng việc tu sửa tùy theo thân gia đình Nếu gia đình mà tự dùng đường nước tự dọn dẹp, có vài hộ gia đình dùng chung đường nước với họ tự rủ sửa sang nguồn nước cần thiết Đối với loại mương máng gia đình thường tu sửa với mùa vụ lúa vào làm vạc bờ ruộng, sửa sang ruộng hay đắp nước vào ruộng chuẩn bị cho vụ cày cấy mới, làm cỏ ruộng,… tức vào khoảng thời gian từ tháng đến tháng sau trận mưa lớn khiến cho cành cây, cây, đất đá, rác bị theo mắc vào dòng nước làm cản dòng chảy nước vào gây vệ sinh, chưa đến mùa vụ cấy lúa hệ thống dường dẫn khơng cần thiết phải tu sửa Hoặc trường hợp trâu nhà thả ra, 21 phá nguồn nước, đường nước nhà khác nhà có trâu phải tự giác đến để làm lại đường nước cho gia đình - Việc bảo vệ nguồn nước bảo vệ môi trường xung quanh nguồn nước Theo thông tin mà ông Má A Câu, trưởng thôn Cát Cát cung cấp: Để nâng cao ý thức trách nhiệm người dân việc gìn giữ bảo vệ nguồn nước ngồi quy định quyền địa phương làng có quy ước, hương ước riêng có đề cập đến việc bảo vệ nguồn nước Tuy nhiên, hương ước đề cập riêng đến bảo vệ nguồn nước khơng có, mà quy định vấn đề có quy ước liên quan đến việc bảo vệ rừng Những quy ước có từ lâu đời, từ đời ơng, đời bà ơng Câu thấy có người già, trưởng từ ngày trước họp bàn thống với người dân xây dựng lên để bảo vệ nguồn nước dùng, hương ước có nhiều thay đổi, bổ xung sủa đổi cho hoàn chỉnh Và quy định việc bảo vệ rừng bảo vệ nguồn nước quyền địa phương xây dựng dựa tham khảo quy định hương ước này, có bổ xung thêm hình thức xử phạt theo quy định pháp luật chủ yếu nội dung giữ nguyên Trong hương ước có quy định vấn đề sau: Việc bảo vệ nguồn nước chủ yếu liên quan chặt chẽ đến việc bảo vệ rừng họ ý thức có rừng có nước để uống, có nước cho sinh hoạt, có nước cho sản xuất, Do trình sinh sống họ tự nhận thấy khu ruộng cạnh bìa rừng, cạnh rừng, phía có rừng già có nhiều nước nơi khác nguồn nước từ dòng suối khe lớn bé chảy từ rừng mà Cho nên hương ước quy định rõ ràng cụ thể việc cấm chặt phá rừng bừa bãi, khu rừng già, gỗ rừng đầu nguồn có tác dụng quan trọng việc giữ đất giữ nước, thuộc vườn quốc gia Hoàng Liên đặc biệt khu rừng phòng hộ trồng tồn xa mộc theo chương trình trồng rừng dự án 661 Tuy nhiên bảo vệ rừng tuyệt đối không chặt gỗ rừng mà đến độ tuổi khai thác khai thác phải có kế hoạch có xin phép người chịu trách nhiệm quản lý Như trước hộ gia đình có việc quan trọng muốn dùng đến gỗ phải đến trình bày với người nắm giữ hương ước làng cần dùng gỗ vào việc gì, dùng gỗ, loại gỗ hay tre nứa để xin chặt Nếu thấy hợp lý cần thiết Ban nắm giữ hương ước định cho gia đình chặt rõ chặt khu vực chặt loại Người khai thác phải bắt buộc tuân thủ theo, chặt số theo cho phép, chỗ cho phép, tự ý chặt thêm hay chặt sai chỗ bị phạt tiền Người dân không phép chặt phép hái lượm lâm sản phụ rừng vào mùa măng mọc hái măng rừng, mùa nấm mọc, rau rừng,… hay nhặt cành khô làm củi đốt Ngoài ra, để bảo vệ nguồn nước chống sói mòn, sạt lở đất người dân tích cực trồng rừng để giữ đất, giữ nước Như khu rừng nằm vị trí hai suối “Đề vơ ki” “Đề chơ lú” khu rừng người dân trồng bổ xung thêm vào để tăng lượng rừng, tăng độ che phủ khả giữ đất giữ nước ngồi có tác dụng điều hòa khơng khí, tạo cảnh quan đẹp để phát triển du lịch gọi với tên rừng phòng hộ Những loại thường trồng rừng gỗ kim thơng gai thơng dầu ngồi có xa mộc số loại khác Khi trồng thêm khu rừng phòng hộ họ phân lơ để trồng giao trách nhiệm quản lý cho 22 người dân, bản, làng chịu trách nhiệm quản lý lô rừng để nâng cao tinh thần tự giác trách nhiệm cá nhân lơ để bảo vệ tài sản chung Có ban kiểm tra định kỳ rừng độ tuổi để khai thác, có tổng kết họp bàn kế hoạch khai thác trồng mới, trồng bổ xung, có trưởng lơ phó lơ chịu trách nhiệm Mỗi lơ rộng, phải đến rừng Khu rừng coi khu rừng cấm, cấm người dân bước chân vào hay cấm lấy thứ từ rừng Mà người dân sử dụng sản vật phụ lấy từ rừng nấm hay măng, cành củi, rau rừng,… không tự ý khai thác chặt to để lấy gỗ, tự ý khai thác bị xử phạt Khi đến độ tuổi khai thác cần có báo cáo xin phép khai thác Nếu gia đình lơ khó khăn hay có việc cần dùng đến gỗ gỗ làm nhà, lợp ngói,… phải báo cáo theo tổ, theo lơ Gia đình khó khăn ưu tiên lấy trước Khi báo cáo phải Lơ cho phép khai thác có trách nhiệm khai thác số lượng vị trí lơ Nếu vi phạm bị phạt Chặt sai li phạt 15.000 đồng Khi bị vi phạm phạt mà chấp hành gọi phạt nhẹ để cảnh cáo cá nhân khơng chấp hành theo phạt gấp – lần, trường hợp mà phạt nhẹ xử lý lơ trường hợp phạt nhiều tiền phải đưa lên quyền xã để giải Theo kế hoạch trồng rừng dự án 661 – viết tắt dự án trồng triệu rừng huyện Sa Pa xã San Sản Hồ tổ chức thực trồng rừng tăng độ che phủ đồi phía bên đường lớn từ thị trấn Sa Pa xuống Cát Cát bên cao nguyên “Lồ sấy thủng” dãy “Cang thàng”với 100% diện tích xa mộc Do loại vừa đẹp, có khả giữ đất, cải tạo đất, tạo giá trị cảnh quan lại có tác dụng giữ nước, quan trọng mạch nước từ cao nguyên “Lồ sấy thủng” thuộc dãy “Cang thàng” chảy xuống Cát Cát, cung cấp nguồn nước cho người dân sử dụng Diện tích rừng nhà nước cung cấp giống giao cho người dân tự tổ chức trồng chăm sóc, quản lý đạo giám sát chung quyền địa phương Bảo vệ môi trường xung quanh nguồn nước: Quan trọng bảo vệ rừng hương ước nêu lên vấn đề như: Khơng dùng mìn hay thuốc nổ để đánh bắt cá trước cách khoảng chục năm trở trước người dân có thói quen sử dụng mìn để đánh bắt cá khe suối hay săn, nhà lúc có thuốc nổ Còn người dân ý thức dùng mìn để đánh bắt cá vừa nguy hiểm lại vừa phá hoại môi trường đặc biệt môi trường nước loại động vật sinh sống nước nên hương ước quy định rõ, cố tình vi phạm trường hợp bị đưa lên xã để giải Không vệ sinh bừa bãi, không ném rác khe suối Như ngày trước chưa có khách du lịch nên vấn đề vệ sinh nguồn nước chưa quan tâm nhiều rác thải chưa nhiều bây giờ, từ ngày có du lịch rác thải khe suối máng nước ngày nhiều, phải thuê người làm vệ sinh, dọn dẹp quét rác Cho nên hương ước quy đinh hộ gia đình khơng đổ rác thải bừa bãi mà phải tự đốt rác Việc giữ gìn vệ sinh lưu ý đến đối tượng khách du lịch Không vệ sinh dòng nước mà hộ gia đình phải làm nhà vệ sinh tự hoại Không chăn thả gia súc dòng nước: Gia súc ni theo hình thức thả rơng, trước việc chăn thả trâu tắm dòng nước phổ biến làm ôi nhiễm môi trường nước gây 23 cảnh quan khu du lịch nên năm gần để bảo vệ nguồn nước cảnh quan cho khu du lịch hoạt động chăn thả gia súc nguồn nước bị cấm, vi phạm tùy theo mức độ bị nhắc nhở sử phạt Không đựơc chăn thả gia súc khu rừng cấm (rừng phòng hộ, đầu nguồn), thả gia súc nơi quy định, vi phạm bị xử phạt theo quy định Xử phạt người vi phạm nguồn nước Bộ máy quản lý giám sát việc xử phạt: Do vi phạm nguồn nước xảy ra, xảy vài vụ tranh chấp nước gia đình phần lớn tự giải với nhau, khơng nhờ đến người ngồi (Trưởng thơn người ban giám sát việc thực hương ước) giải Việc xử lý hành động vi phạm bảo vệ nguồn nước đặt mối quan hệ mật thiết với việc bảo vệ rừng xử lý vi phạm rừng quan niệm người dân đây, nước bắt nguồn từ rừng, có rừng có nước Vì thơn chưa có máy chun việc quản lý giám sát việc sử phạt hoạt động vi phạm nguồn nước mà nhiệm vụ giao cho ban giám sát rừng hay chinhs ban giám sát việc thực hương ước chịu trách nhiệm giám sát xử lý chung, quan trọng xử lý hoạt động chặt phá trái phép hệ thống rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước Bộ máy giám sát đứng đầu trưởng thơn ngồi có, số người dân gương mẫu việc bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước (khoảng chục người) có trách nhiệm kiểm tra định kỳ, đứng giải vụ việc tranh chấp, vi phạm Việc quản lý giám sát xử phạt có phận chuyên trách giám sát chung Tuy nhiên trách nhiệm tồn thể người dân thơn bản, phải người thực giám sát Trường hợp biết phát vi phạm quy tắc bảo vệ rừng, bảo vệ nước nêu hương ước phải có trách nhiệm nhắc nhở Nếu khơng nghe phải báo cáo lên trưởng thơn quyền xã Các hình thức xử phạt người vi phạm: Việc xử phạt người vi phạm nguồn nước quy định theo mức độ vi phạm Nếu vi phạm nhẹ để trâu bò qua lại nguồn nước, vứt rác thải nguồn nước bị nhắc nhở để khơng tái phạm, cố tình vi phạm bị xử phạt như: bắt nhốt trâu từ – ngày, phải dọn dẹp lại chỗ đổ rác,… cố tình vi phạm nhiều lần ban kiểm tra trình lên ủy ban nhân dân xã giải phạt tiền hình thức sử phạt khác Đó trường hợp liên quan trực tiếp đến vi phạm nguồn nước Ngồi có số vụ liên quan đến việc tranh chấp sử dụng nước hộ gia đình Tuy nhiên vụ tranh chấp chủ yếu hộ gia đình dùng chung nguồn nước, người bắc máng nước phía bên người người dùng bên làm ảnh hưởng hay cản trở nguồn nước nhau, có người dùng nước bên hứng không cho người bên dùng, xảy tranh chấp Hoặc trường hợp khác hộ gia đình làm ruộng bậc thang cạnh nhau, nhà có khu ruộng bên đắp khơng cho nước chảy xuống nhà có khu ruộng phía bên Những trường hợp chủ yếu hộ tự giải với khơng nhờ đến thành viên ban thực hương ước, số vụ tranh chấp dẫn đến xơ sát, đánh phải đưa lên xã giải nhiên cách giải phân tích nguồn gốc quyền sử dụng nguồn nước, hòa giải khơng có sử phạt hành 24 Được đề cập nhiều hương ước việc xử phạt người vi phạm khai thác chặt rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn Cấm khơng chăn thả gia súc khu rừng Nếu cố tình vi phạm bị phạt đồng bạc trắng 15 lít rượu Số lễ vật Ban giám sát việc thực hương ước thu giữ làm quỹ sử dụng công việc chung góp thêm vào để làm lễ cúng thiêng vào cuối năm lễ “Nào xồng” ăn thề bảo vệ nước, bảo vệ rừng tồn thơn Nếu tự ý chặt khu rừng phạt lợn 30 kg 20 lít rượu Hình phạt áp dụng cho người tự ý chặt gỗ rừng mà chưa cho phép trưởng thôn ủy ban nhân dân xã Tuy nhiên hương ước chưa quy định rõ việc xử lý gỗ chặt Chỉ có trước gia đình có khu rừng riêng tự đưa cách sử phạt người chặt trộm hay chặt mà chưa chủ rừng cho phép Ví dụ như: Khi chặt khu rừng gia đình khác mà chưa có đồng ý họ phải trả lại cho người chủ rừng, ngồi bị phạt thêm số lễ vật khác gồm có gà to 10 đồng bạc trắng Ngày mục phạt làng có thay đổi việc dùng tiền giấy thay cho dùng đồng bạc trắng, xuất luật quản lý xử phạt hành vi vi phạm rừng Cụ thể sau: Khi chưa có đồng ý Ban giám sát hay quyền xã tự ý khai thác gỗ rừng đầu nguồn 1m2 gỗ chặt bị phạt theo loại gỗ Đối với loại gỗ quý pơ mu, thơng, sồi, đinh, lim, … mức phạt – triệu đồng/1m Đối với loại gỗ bình thường mức phạt có nhẹ từ – triệu đồng/1m2 Nếu chặt gỗ tạp, bụi nhỏ mức phạt 15.000 đồng/cây Nếu vi phạm mà ngoan cố khơng chịu nộp phạt bị đưa lên quyền xã giải với mức phạt cao nhiều 5000.000 đồng/m2 tất trường hợp chấp hành phạt rừng vi phạm theo nhưũng quy định coi phạt hành ngoan cố vi phạm mà khôgn nhận lỗi khơng chị nộp phạt bị đưa lên quyền xã giải quyết, phải nộp phạt nhiều gấp từ – lần Ngoài làng, xã cho phép chặt lại cố tình chặt sai bị sử phạt ví dụ cho chặt bắp tay mà lại chặt bắp chân bị phạt Cụ thể: Chặt sai li phạt 15.000 đồng Khi bị vi phạm phạt mà chấp hành gọi phạt nhẹ để cảnh cáo cá nhân khơng chấp hành theo phạt gấp – lần, trường hợp mà phạt nhẹ xử lý lơ trường hợp phạt nhiều tiền phải đưa lên quyền xã để giải Nước có vai trò quan trọng đời sống tộc người, tùy vào dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo vùng mà cách ứng xử với nguồn nước có điểm khác Người H’Mơng Cát Cát vậy, để bảo vệ nguồn nước phục vụ đời sống họ có phương thức riêng, nghi lễ riêng thể cách ứng xử bảo vệ nguồn nước nghi lễ cầu cúng, cách chia nước sinh hoạt, sản xuất, phù hợp với phong tục tập quán điều kiện sinh sống qua thể rõ nét văn hóa tộc người 25 DANH SÁCH NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN STT Họ tên Mã A Káng Vàng A Giả Tuổi Nghề nghiệp Địa Thầy cúng Thôn Cát Cát 68 Thầy cúng Thôn Cát Cát Mã A Câu 39 Trưởng thôn Thôn Cát Cát Vàng A Phò 42 Nơng nghiệp Thơn Cát Cát Mã A Kỷ Cán xã Thôn Cát Cát Thào A Phình 47 Nơng nghiệp Thơn Cát Cát Mã A Sử 42 Cán xã Thôn Cát Cát Má A Dể 44 Nông nghiệp Thôn Cát Cát Má A Chinh 24 Nông nghiệp Thôn Cát Cát 10 Nguyễn Trung Kiên 32 Trưởng phòng thương mại du lịch Công ty cổ phần du lịch Cát Cát 26 ... trò rừng nước yếu tố hình thành lên làng người H Mông Nguồn nước: Theo tiếng H Mông nguồn nước gọi “Hấu đề từ “Hấu” có nghĩa nguồn, gốc Còn từ Đề có nghĩa nước Theo quan niệm người H’Mơng nguồn... gẫy) Máng có loại loại máng ống thơng “Chá đề , máng cách đốt “jằng xùng” máng nửa tiếng H Mông gọi “Chá đề Trong có máng ống thông dùng để dẫn nước Đề hú”, máng cách đốt máng nửa dùng để dẫn... “Chá đề loại máng ngun vẹn chặt đoạn gốc đoạn lấy đoạn ống to đều đoạn gốc đầu thân ống nhỏ, dẫn nước nước chảy không Cây sau chọn chặt xong khoét đầu mấu bên thành ống thông dùng để dẫn nước “Đề

Ngày đăng: 05/05/2020, 16:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w