tiểu luận đường lối NGHỆ THUẬT QUÂN sự độc đáo TRONG CHIẾN DỊCH điện BIÊN PHỦ

16 978 0
tiểu luận đường lối NGHỆ THUẬT QUÂN sự độc đáo TRONG CHIẾN DỊCH điện BIÊN PHỦ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần I Bối cảnh lịch sử trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1 Bối cảnh tình hình trong nước Đến cuối năm 1953, Chiến tranh Đông Dương đã kéo dài 8 năm, quân Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường Trong Đông Xuân 1953 - 1954 ta giành được nhiều thắng lợi trên khắp các mặt trận, đưa địch vào tình thế khó khăn khi kế hoạch Nava từng bước bị thất bại Trước đó, với thắng lợi của chiến dịch Tây Bắc mùa đông năm 1952, chiến dịch Thượng Lào cuối xuân đầu hè năm 1953 và hè thu 1953, cục diện chiến tranh ở Việt Nam nói riêng và ở Đông Dương nói chung càng chuyển biến mạnh theo hướng có lợi cho quân và dân ta, bất lợi cho thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, buộc chúng phải có những tính toán mới nếu không muốn chấm dứt sự thống trị tại bán đảo Đông Dương Bên cạnh đó, Mỹ đã viện trợ tới gần 80% chiến phí cho Pháp và tạo ra 1 đội ngũ cố vấn cấp cao trong hàng ngũ Pháp Người Pháp giờ phụ thuộc vô cùng lớn vào Mỹ Chính phủ Pháp muốn tìm một giải pháp hòa bình có thể chấp nhận được để chấm dứt cuộc chiến nhưng cũng muốn duy trì quyền lợi của mình tại Đông Dương Cuộc chiến bước sang năm thứ 8 đã chứng tỏ Pháp chỉ còn cách duy nhất là tìm một lối thoát danh dự, nếu không muốn dâng Đông Dương cho Mỹ 2 Tại sao Điện Biên Phủ được Pháp chọn làm tập đoàn cứ điểm then chốt 2.1 Đặc điểm vị trí, địa hình Vị trí: Điện Biên Phủ là thung lũng hình lòng chảo nằm ở địa đầu Tây Bắc, nằm gần biên giới Việt - Lào, trên một ngã ba của nhiều tuyến đường quan trọng và có sân bay Mường Thanh được xây dựng từ năm 1889 Thung lũng này ở rất xa trung tâm Hà Nội (khoảng 300km), cách biên giới với Lào vài giờ đi xe 1 Địa hình: Địa hình tương đối hiểm trở, núi cao bao quanh với các rừng cây và rất nhiều bình địa trống trải xen với các quả đồi cao vài chục đến vài trăm mét 2.2 Ý nghĩa chiến lược của căn cứ địa này đối với Pháp Theo đánh giá của Na-va và nhiều nhà quân sự Pháp thì Điện Biên Phủ “là một vị trí chiến lược quan trọng chẳng những đối với chiến trường Đông Dương mà còn đối với miền Đông Nam Á – một trục giao thông nối liền các miền biên giới Lào, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc” Đây là một địa điểm có tính chiến lược cao, có thể giúp địch bao quát cả Bắc Lào và Bắc Việt, có thể nhanh chóng hợp sức với các tập đoàn quân khác, thuận lợi cho việc vừa cố thủ vừa tiến công và cả rút lui Và Điện Biên Phủ được chọn làm trận đánh có tính chất quyết định sau khi cân nhắc những lợi thế và thiệt hơn với quân đối phương, hi vọng đây sẽ là đòn chí tử dập tắt mọi âm mưu chống đối của Việt Minh 3 Thuận lợi và khó khăn của quân ta 3.1 Khó khăn a Về tương quan lực lượng: + Quân Pháp có lực lượng quân sự mạnh mẽ, với ưu thế vượt trội về khí tài quân sự, phương tiện chiến đấu và lực lượng tinh nhuệ có nhiều kinh nghiệm + Lực lượng Việt Minh còn thô sơ, khí tài phương tiện hạn chế yếu kém + Về phía Quân đội Nhân dân Việt Nam, tuy có quân số đông hơn đối phương nhưng chưa có kinh nghiệm đánh công kiên lớn trên cấp tiểu đoàn Nếu đánh mạo hiểm sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, có thể thua trên toàn bộ cục diện và “hết vốn” - theo cách nói của Bác 2 Số liệu về tương quan lực lượng giữa quân ta và thực dân Pháp: Thực dân Pháp Quân đội Việt Nam - 16 tiểu đoàn bộ binh, 7 đại đội bộ binh, - 10 trung đoàn bộ binh, 1 đại pháo binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội máy đoàn công binh và pháo binh bay - Quân số 55.000, sau tăng - Quân số 10.814 người, sau tăng viện 4.291 viện thêm khoảng 4.000 người Cao điểm lên tới khoảng 16.200 người người - 230.000 dân công vận tải - 3.000 PIM (culi) vận tải hậu cần, 30.000 hậu cần quân nhân kỹ thuật (vận hành không quân Pháp ở các sân bay vùng Bắc Bộ) - Khoảng 420 máy bay yểm trợ, thả 4.000 tấn hàng và 5.000 tấn bom - Pháo binh bắn yểm trợ hơn 110.000 viên đạn pháo cỡ 105mm trở lên - 10 xe tăng - 37 phi công Mỹ Bảng 3.1 Tương quan lực lượng giữa ta và Pháp (nguồn: tapchicongsan.org.vn) b Các khó khăn khác: + Địa hình trên đường hành quân hiểm trở, lại liên tục bị quân địch quấy rối lùng sục, tình thế vận tải rất khó khăn, lương thực lên chưa đến nơi đã hết + Địa hình Điện Biên Phủ tuy ở thế lòng chảo có lợi cho ta nhưng với hỏa lực và lô cốt địch dày đặc rất khó để tiến công, phục kích, trái lại ta hoàn toàn có thể bị đánh bật ra bất cứ lúc nào 3.2 Thuận lợi + Toàn quân dân một lòng chung sức đánh giặc, nhất là lúc Pháp đang sa lầy ở Đông Dương và quân ta vừa có một loạt chiến thắng ở các chiến dịch 1952 - 1953 đã giải phóng vùng rất rộng ở phía Bắc và Tây Bắc 3 + Chỉ thị của Đảng và Bác rất kiên quyết và nhạy bén, tư duy quân sự của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp hợp lí và am hiểu cục diện sâu sắc + Nhân dân yêu nước Pháp vẫn đấu tranh cho sự hòa bình ở Pháp: Raymonde Dien - tấm gương tiêu biểu Phần II Nghệ thuật quân sự độc đáo được sử dụng trong chiến dịch Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm và đã sáng tạo ra một nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc rất phong phú và độc đáo Ngày nay, Ðảng ta đề ra đường lối tiến hành chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân Xuất phát từ đường lối đó, nghệ thuật quân sự của ta trước hết là nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc Ðó cũng là sự kế thừa và phát huy lên một trình độ mới nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc Trong chiến tranh nhân dân ở nước ta, không phải chỉ có lực lượng vũ trang mà còn có đông đảo quần chúng nhân dân cầm vũ khí đánh giặc Cho nên nghệ thuật quân sự của ta không những chỉ đạo hoạt động quân sự của các lực lượng vũ trang mà còn phải chỉ đạo hoạt động quân sự của đông đảo quần chúng nhân dân tham gia đánh giặc với mọi thứ vũ khí có trong tay Ðó là một đặc điểm quan trọng của nghệ thuật quân sự Việt Nam Trong khởi nghĩa vũ trang ở nước ta, từ khởi nghĩa từng phần cho đến tổng khởi nghĩa, đều có lực lượng vũ trang cách mạng tham gia, nhưng lực lượng chủ yếu quyết định thắng lợi là lực lượng của đông đảo quần chúng cầm vũ khí đứng lên lật đổ chính quyền của địch Cho nên nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa vũ trang của ta chủ yếu là nghệ thuật chỉ đạo hoạt động quân sự của quần chúng lâm thời vũ trang, đồng thời chỉ đạo hoạt động tác chiến của các lực lượng vũ trang phát triển đến một trình độ nhất định Trong chiến tranh giải phóng, nghệ thuật quân sự của ta chủ yếu là nghệ thuật chỉ đạo tác chiến của lực lượng vũ trang được phát triển ngày càng cao và ngày càng hoàn chỉnh Ðồng thời, đó cũng là nghệ thuật chỉ đạo hoạt 4 động quân sự ngày càng phát triển của đông đảo quần chúng lâm thời cầm vũ khí đánh giặc trong suốt quá trình chiến tranh Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc là nghệ thuật chỉ đạo tác chiến của lực lượng vũ trang phát triển ở trình độ cao ngay từ đầu, đồng thời vẫn chỉ đạo hoạt động quân sự của đông đảo quần chúng cầm vũ khí đánh giặc Kết hợp quân sự với chính trị, tác chiến với binh vận, tác chiến với nổi dậy, kết hợp tiêu diệt lực lượng quân sự địch với phát động quần chúng giành quyền làm chủ từ lâu đã trở thành những nguyên tắc trong nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc ở nước ta Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nghệ thuật, cách đánh chiến dịch của quân đội ta đã có bước phát triển vượt bậc, được nâng lên thành nghệ thuật quân sự độc đáo mà trước đó chưa từng có trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của quân và dân ta 1 Phương châm tác chiến Hình II.1: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh (bên trái), Phạm Văn Đồng (bên phải), Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên trái) quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1954 (Nguồn: Báo Vietnma.net) Ngay từ đầu mọi công tác chuẩn bị cho chiến dịch đã diễn ra theo phương án với cách đánh nhanh chóng, ngày 14/1/1954 tại hang Thẩm Púa, Bộ chỉ huy chiến dịch đã phổ biến lệnh tác chiến bí mật với phương án “đánh nhanh, thắng nhanh”, chủ trương đánh địch trong 3 đêm 2 ngày nhằm hạn chế 5 những khó khăn về mặt hậu cần Tuy nhiên, khi mà quân đội Pháp được tăng cường về đây ngày càng đông, công sự đã trở nên vững chắc hơn rất nhiều, Bộ chỉ huy đã nhận thấy những bất lợi cũng như sự không còn hợp lí có thể dẫn tới thất bại này Trong tình thế như vậy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định tổ chức lại trận đánh theo phương án “Đánh chắc, tiến chắc” đánh lâu dài theo kiểu “bóc vỏ” dần tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ Việc thay đổi phương châm tác chiến đã thể hiện sự phân tích khoa học, khách quan tình hình địch, ta và yếu tố địa hình Điều này giúp tránh được tổn thất về người và điều quan trọng hơn là đảm bảo sự thắng lợi của chiến dịch 2 Xây dựng thế trận chia cắt, cô lập Điện Biên Phủ Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch mà cả dân tộc ta chống lại một đội quân nhà nghề thiện chiến và được trang bị tốt Trong cuộc chiến đó, cả nhân dân ta đã huy động mọi nguồn lực cao nhất dồn về chiến tuyến Thực hiện chủ chương đánh thu hút lực lượng Pháp tại khắp các chiến trường Đông Dương, quân đội ta đã tiến hành một loạt các cuộc hành quân, vây đánh thu hút lực lượng đối phương chia lửa cho chiến trường Điện Biên Phủ Trong thời gian này, quân đội ta đã tiến hành các cuộc hành quân, đánh lớn tại thượng Lào, Tây Nguyên, liên khu V làm cho Pháp phải dải đội hình ra khắp các chiến trường Tại Điện Biên Phủ, trước khi chiến dịch mở màn, cùng với việc động viên bộ đội kéo pháo ra, tiếp tục bí mật chuẩn bị lại mọi mặt, Bộ tư lệnh đã rút Đại đoàn 308 tiến công rầm rộ sang hướng Thượng Lào, nhằm cô lập địch ở Điện Biên Phủ hơn nữa và tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giúp bạn Lào mở rộng vùng giải phóng và không cho địch đánh vào sau lưng ta Nhận thấy sự có mặt của các trung đoàn quân ta ở Thượng Lào, Nava đã nhanh chóng bổ sung quân số tại đây bằng lực lượng ở đồng bằng Bắc bộ, Tây Bắc và Trung Lào Đến cuối 12-1953, quân Pháp đã tập trung quân số lên đến 26 tiểu đoàn, biến đây trở thành nơi tập trung quân lớn thứ ba của Pháp sau đồng bằng Bắc 6 Bộ và Điện Biên Phủ Với kế hoạch này, ta đã đạt được cả hai mục đích vừa nghi binh thu hút sự chú ý của chúng và vừa bảo đảm cho bộ đội ở Điện Biên Phủ rút ra khu tập kết an toàn Đây có thể được coi đã là một thành công lớn 3 Phát huy sức mạnh tác chiến Trong những tính toán chiến lược của ta, bộ đội chính quy ngày càng lớn mạnh cả về chất lượng và số lượng được điều động tối đa lên Điện Biên Phủ nhưng vẫn đảm bảo chốt giữ tại những vị trí quan trọng khác Bốn sư đoàn bộ binh, một sư đoàn pháo binh hành quân ra mặt trận Đây là trận công kiên lớn nhất, là lần đầu tiên ta phối hợp đánh hiệp đồng các binh chủng bộ binh và pháo binh So sánh lực lượng giữa ta và địch, ta có nhiều lợi thế về bộ binh nhưng Pháp lại có những đơn vị vô cùng thiện chiến đã từng tham gia chiến tranh thế giới và chưa từng thua một trận đánh nào Về pháo binh, Pháp hơn hẳn ta khi có những khẩu pháo hạng nặng như 155mm, có thể oanh tạc xa và gây những thiệt hại nghiêm trọng nếu trúng mục tiêu Hơn nữa chúng còn có ưu thế tuyệt đối về xe tăng, máy bay (máy bay vận chuyển và máy bay chiến đấu) và nhiều vũ khí quân sự khác Cùng với đó, trận địa mà địch xây dựng tại Điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm, với 8 cụm cứ điểm với hỏa lực nhiều tầng rất mạnh, tập trung thành ba phân khu Trung tâm, Phân khu Bắc và Phân khu Nam Nghiên cứu cách bố trí lực lượng địch tại Điện Biên Phủ cũng như những hạn chế của nó, Quân đội nhân dân ta đã đề ra cách đánh là thực hiện chia cắt và tập trung hỏa lực vào tiêu diệt từng cứ điểm một, cùng với đó là tiến hành tiến công cùng lúc nhiều mục tiêu khác nhau để địch không thể yểm trở cho nhau Trận mở màn tại Trung tâm đề kháng Him Lam ngày 13/3/1954, là lá chắn đầu tiên phía Đông Bắc của địch, hướng tiến công chính của quân ta đã khiến cho địch tan tác Những loạt đạn pháo không thể chính xác hơn của pháo binh đã dọn đường cho bộ binh xông lên tiêu diệt từng vị trí, từng tên 7 địch trong các hầm trú ẩn 5 giờ sau những tiếng súng đầu tiên của trận chiến, Him Lam hoàn toàn thất trận và được kiểm soát bởi Việt Minh Liên tiếp hai ngày sau đó lần lượt các cứ điểm Độc Lập và Bản Kéo cũng nhanh chóng bị xóa sổ, mở toang cánh cửa phía Bắc và Đông Bắc vào khu trung tâm Mường Thanh, nơi tập trung sức mạnh chính của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ Điều đáng chú ý là ta thực hiện tiến công cả ba quả đồi ở Him Lam bằng cách tiến hành thọc sâu chia cắt và tiêu diệt riêng rẽ từng ngọn đồi một vào cùng một thời điểm, do đó chúng không thể hỗ trợ cho nhau, cũng có nghĩa là ta đã phân tán được hỏa lực của đối phương, vốn được trang bị rất mạnh để hỗ trợ nhau trên ba quả đồi Điều này đã tạo điều kiện cho ta tiến công và tiêu diệt thành công từng mục tiêu một mà tránh được hỏa lực mạnh nhất của chúng Hình II.2: Cột khói bốc lên sau trận đánh mở màn trên đồi Him Lam, ngày 13/3/1954 (Nguồn: báo Vietnam.net) 4 Thực hành chiến thuật để đánh hạ địch Thực tế đã cho thấy, kết thúc giai đoạn I, ta có thời gian xây dựng và hình thành một hệ thống giao thông hào bao quanh tập đoàn cứ điểm của Pháp Hệ thống này sẽ lấn dần tới các cứ điểm của Pháp, siết chặt vòng vây quanh phân khu trung tâm, cắt đứt liên lạc giữa các phân khu, đặt các vị trí của địch trong tầm ngắm của súng, pháo và bộ binh ta Nhờ đó cấu trúc trận địa của Pháp bị cắt xẻ hoàn toàn theo ý đồ của ta, địch muốn công hay thủ đều 8 khó, chỉ chờ ngày thất bại Chứng tỏ rằng ta đã “vây chặt khóa chắc” Pháp tại Điện Biên Phủ Ta tập trung tấn công các vị trí hiểm yếu như sân bay, kho xăng, trại lính để triệt tiêu sức mạnh địch nhiều nhất có thể, tích cực du kích quấy rối Nhờ đó ta không chỉ làm chủ bầu trời mà còn khiến địch tổn thất người và của rất lớn Ta còn lập nhiều phong trào khuyến khích quân sĩ tích cực chiến đấu: “săn đầu Tây”, “săn Tây bắn tỉa”, “cướp dù tiếp tế”, ”nghi binh tập kích”, và còn hơn nữa Ngoài ra, khi tham gia chiến đấu ta đánh chiếm đến đâu tổ chức phòng ngự ngay đến đó, biến cứ điểm địch thành trận địa phòng ngự và bao vây của ta, hình thành hệ thống trận địa tiến công vây hãm địch ngày càng chặt, cuối cùng dồn quân địch vào thế có thể bị tiêu diệt nhanh chóng, và vào những ngày cuối cùng của chiến dịch đã có hàng nghìn binh sĩ Pháp ra đầu hàng do thất bại không thể tránh khỏi tại tập đoàn cứ điểm đã được phòng ngự và bao vây chắc chắn 5 Nghệ thuật tạo lập thế trận chiến tranh nhân dân Một nét đặc sắc trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta là đã vận dụng, phát triển sáng tạo phương thức chiến tranh nhân dân Việt Nam, thực hiện “kháng chiến toàn dân, toàn diện” để đánh thắng một đế quốc sừng sỏ, có tiềm lực kinh tế, quân sự vượt trội Sự kết hợp nhuần nhuyễn loại hình chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy đã trở thành nét đặc sắc về cách đánh của chiến tranh nhân dân, từ đó tạo ra thế trận tác chiến rộng khắp, đánh địch với nhiều loại hình, quy mô Đây quả là một nghệ thuật độc đáo của dân ta Trong thực tế, trước khi Chiến dịch Điện Biên Phủ nổ súng, ta đã tổ chức một số đơn vị chủ lực “nhỏ” và “tinh” đánh vào các hướng địch yếu nhưng hiểm, tiêu diệt lực lượng địch tại chỗ và giải phóng một số địa bàn chiến lược, buộc địch phải phân tán lực lượng cơ động ra các hướng để đối 9 phó Đồng thời, bằng sự phối hợp chặt chẽ giữa chiến tranh du kích rộng khắp trên phạm vi cả nước với các hoạt động tác chiến của đơn vị chủ lực cấp sư đoàn, trung đoàn trên một số chiến trường, ta đã thành công trong việc kìm giữ, giam chân một số đơn vị chủ lực địch Bên cạnh đó, thế trận Chiến dịch Điện Biên Phủ còn được tạo bởi thế trận chiến tranh nhân dân thông qua việc ta đã xây dựng được “thế trận lòng dân” vững chắc, huy động tối đa sức mạnh tổng hợp của nhân dân cả nước tham gia chiến đấu, nhất là trong công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho Chiến dịch; tạo sự bất ngờ lớn cho địch, khi chúng cho rằng với địa hình hiểm trở, xa hậu phương, ta không thể khắc phục để vận chuyển, tiếp tế đủ lương thực, thực phẩm, đạn dược,… phục vụ chiến trường Điện Biên Phủ Hình II.3: Đoàn dân công đẩy xe đạp thồ chở vũ khí, lương thực, thuốc men lên trận tuyến (Nguồn: báo Vietnam.net) Phần III Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm vận dụng vào tình hình mới 1 Kết quả, ý nghĩa Với những chiến lược, chiến thuật quan trọng, phù hợp tại từng thời điểm, chỉ sau 56 ngày đêm chiến đấu, ta đã làm nên một Điện Biên Phủ "chấn động địa cầu" ghi một trang sử vàng vẻ vang vào tư tưởng quân sự Việt Nam Chiến dịch này đã kết thúc hoàn toàn mọi âm mưu, toan tính thực dân trên đất 10 nước Việt Nam của Pháp, buộc chúng phải dừng mọi hoạt động quân sự tại Đông Dương và đi tới kết thúc chiến tranh Việt Nam trong thất bại Hình III.1: Tướng Christian de Castries cùng toàn bộ Bộ chỉ huy quân Pháp tại Điện Biên Phủ ra hàng (Nguồn: TTXVN) Hình III.2: 17h30 ngày 7/5/1954, bộ đội Việt Nam vẫy lá cờ chiến thắng trên nóc hầm của chỉ huy lực lượng Pháp, Tướng De Castries (Nguồn: Báo Đầu tư) Đối với thực dân Pháp, thất bại ở Điện Biên Phủ là hệ quả tất yếu của những toan tính chiến lược sai lầm, mà trên hết, Pháp đã không thấy hết sức mạnh của một dân tộc đã kiên quyết đứng lên cầm súng chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc; không đánh giá đúng sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một đảng tiên phong và lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh Chiến thắng này đã đưa lịch sử Việt nam bước sang trang mới, đi lên chủ nghĩa xã hội và có tầm ảnh hưởng lớn tới phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, đặc biệt là những nước thuộc địa Pháp.Có thể khẳng định rằng, thắng lợi oanh liệt của chiến lịch Điện Biên Phủ đánh dấu đỉnh cao phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam thế kỷ 20 11 2 Bài học kinh nghiệm vận dụng vào tình hình mới Ngày nay, những kinh nghiệm về chỉ đạo và vận dụng cách đánh chiến dịch, chiến thuật trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn giữ nguyên giá trị trong công cuộc bảo vệ đất nước, bảo vệ hòa bình và độc lập dân tộc Theo đó, việc vận dụng vào tình hình mới cần tập trung vào một số vấn đề trọng điểm sau: Thứ nhất, nghiên cứu vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam vào xây dựng phương thức tác chiến chiến lược; chỉ đạo và xây dựng các phương án, kế hoạch tác chiến, các kế hoạch về công tác bảo đảm tác chiến và chiến đấu, … nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam và lực lượng dân quân tự vệ Thứ hai, nếu xảy ra các tình huống chiến tranh xâm lược của địch, trên cơ sở phân chia chiến trường, phát huy sức mạnh của toàn quân, toàn dân, thực hiện chiến tranh toàn dân, toàn diện; chỉ đạo các lực lượng tại chỗ dựa vào các khu vực phòng thủ, thế trận, chuẩn bị sẵn và kiên quyết ngăn chặn, tiêu hao, tiêu diệt quân địch, buộc chúng phải phân tán đối phó, tạo điều kiện để tập trung lực lượng của các binh đoàn chủ lực, tiến tới thực hiện trận quyết chiến chiến lược đánh bại hoàn toàn ý chí và kế hoạch xâm lược của kẻ thù, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu nắm chắc tình hình địch, ta và các địa bàn tác chiến, tiến hành lựa chọn phương châm tác chiến phù hợp, vận dụng linh hoạt cách đánh chiến dịch, chiến thuật và các thủ đoạn chiến đấu nhằm tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận, tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch Thực hiện tốt việc phòng thủ giữ vững địa bàn, tạo thế trận phản công, tiến công để giành lại địa bàn, khu vực bị chiếm Trong từng trận đánh phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức chiến thuật, các thủ đoạn chiến đấu để từng bước tiêu hao, tiêu diệt quân địch; tiến tới những trận đánh quyết định giành thắng lợi cuối cùng của chiến dịch, cũng như kết thúc chiến tranh Trong điều kiện đất nước ta hiện nay, so sánh về lực lượng tác chiến, ta vẫn còn những hạn chế về số lượng, cũng như vũ khí trang bị kỹ thuật và phương tiện chiến tranh hiện đại, trình độ khoa học - kỹ thuật, công nghệ Vì 12 vậy, tư tưởng “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy ít địch nhiều” cần được quán triệt trong mọi hoạt động xây dựng lực lượng, huấn luyện bộ đội 13 B KẾT LUẬN Đối với thực dân Pháp, thất bại ở Điện Biên Phủ là hệ quả tất yếu của những toan tính chiến lược sai lầm, mà trên hết, Pháp đã không thấy hết sức mạnh của một dân tộc đã kiên quyết đứng lên cầm súng chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc; không đánh giá đúng sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một đảng tiên phong và lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh Có thể khẳng định rằng, Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối "kháng chiến, kiến quốc" của chiến lược chiến tranh nhân dân đúng đắn, sáng tạo Chiến lược ấy đã tạo ra và nhân lên sức mạnh để quân và dân Việt Nam đủ sức đương đầu và làm thất bại các chính sách, kế hoạch, bộ máy chiến tranh và đội quân xâm lược nhà nghề được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại của thực dân Pháp Qua quá trình nghiên cứu về chiến dịch Điện Biên Phủ, nhóm đã nhận thấy rằng: Nghệ thuật quân sự Việt Nam hình thành, phát triển, gắn liền với các yếu tố địa lí, kinh tế, chính trị xã hội Từ khi có Đảng lãnh đạo Nghệ thuật quân sự Việt Nam phát triển dựa trên nền tảng lí luận quân sự Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tinh hoa truyền thống Quân sự dân tộc Từ khi có Đảng lãnh đạo Nghệ thuật quân sự Việt Nam đã kế thừa Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên và đã không ngừng phát triển, góp phần quyết định giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ Nghiên cứu, học tập Nghệ thuật quân sự Việt Nam, chúng ta tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc Mỗi người chúng ta, nhất là thế hệ trẻ, phải nhận rõ trách nhiệm để luôn giữ gìn, kế thừa và phát triển truyền thống đó, hoàn thành mọi nhiệm vụ góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa 14 C TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Ban nghiên cứu quân sự thuộc tổng cục chính trị, 1977, Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam tập 1, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội 2 Bộ quốc phòng, 2004, Từ điển Bách Khoa Quân sự Việt Nam, NXB quân đội nhân dân, Hà Nội 3 Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 2004, Điện Biên Phủ mốc vàng thời đại, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội 4 Trần Quỳnh, 15/4/2014, Đòn nghi binh chiến lực, thần tốc, táo bạo và thần kỳ, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Hà Nội 5 http://btctlsdienbienphu.svhttdldienbien.gov.vn/Article/327/Nghe-thuatquan-su-doc-dao-trong-chien-dich-Dien-Bien-Phu.html? fbclid=IwAR1IH5h0mtcMQ_OQ2l42TojjtDtqa6duRaj9q6Basl9jZ_42EX7bG R_pQt8 (truy cập ngày 26/8/2019) 6 http://tapchiqptd.vn/vi/tim-hieu-truyen-thong-quan-su/nghe-thuat-tao-lapthe-tran-trong-chien-dich-dien-bien-phu/13664.html?fbclid=IwAR2aj_zSlYB1icMmxYHwcHkk0b7EoMBMADFj_qnaWd6LhDEfnzBGIPwDkM (truy cập ngày 26/8/2019) 7 https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/xay-dung-quan-doi/net-dac-saccua-nghe-thuat-tac-chien-trong-chien-dich-dien-bien-phu-257750? fbclid=IwAR30TGKYPoa9guCVPqnIGl49zzr6gwNOq7d1aw33MIDfNuo7kFN91Wf5mc (truy cập ngày 26/8/2019) 8.http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/60_nam_Dien_Bien_Phu/2014/271 21/Van-dung-nghe-thuat-quan-su-trong-chien-dich-Dien-Bien-Phu.aspx? fbclid=IwAR1lbt_3m2GcfbzqCX1Oh6HTBfx0rYem1LeSsfTK2_OHjjedfrjeE INWKFo (truy cập ngày 26/8/2019) 15 ... dân đánh giặc nước ta Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nghệ thuật, cách đánh chiến dịch quân đội ta có bước phát triển vượt bậc, nâng lên thành nghệ thuật quân độc đáo mà trước chưa có... thắng lợi chiến dịch Xây dựng trận chia cắt, cô lập Điện Biên Phủ Chiến dịch Điện Biên Phủ chiến dịch mà dân tộc ta chống lại đội quân nhà nghề thiện chiến trang bị tốt Trong chiến đó, nhân dân... cơng nhân Xuất phát từ đường lối đó, nghệ thuật quân ta trước hết nghệ thuật quân tồn dân đánh giặc Ðó kế thừa phát huy lên trình độ nghệ thuật quân truyền thống dân tộc Trong chiến tranh nhân dân

Ngày đăng: 05/05/2020, 16:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần I. Bối cảnh lịch sử trước chiến dịch Điện Biên Phủ

    • 1. Bối cảnh tình hình trong nước 

    • 2. Tại sao Điện Biên Phủ được Pháp chọn làm tập đoàn cứ điểm then chốt

      • 2.1 . Đặc điểm vị trí, địa hình

      • 2.2 . Ý nghĩa chiến lược của căn cứ địa này đối với Pháp

      • 3. Thuận lợi và khó khăn của quân ta

        • 3.1 . Khó khăn

          • a. Về tương quan lực lượng:

          • b. Các khó khăn khác:

          • 3.2 . Thuận lợi 

          • Phần II. Nghệ thuật quân sự độc đáo được sử dụng trong chiến dịch

            • 1. Phương châm tác chiến

            • 2. Xây dựng thế trận chia cắt, cô lập Điện Biên Phủ

            • 3. Phát huy sức mạnh tác chiến

            • 4. Thực hành chiến thuật để đánh hạ địch

            • 5. Nghệ thuật tạo lập thế trận chiến tranh nhân dân

            • Phần III. Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm vận dụng vào tình hình mới 

              • 1. Kết quả, ý nghĩa

              • 2. Bài học kinh nghiệm vận dụng vào tình hình mới 

              • B. KẾT LUẬN

              • C. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan