1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận đường lối đường lối của đảng đưa VN gia nhập WTO

21 29 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 57,1 KB

Nội dung

Đây được xem là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của WTO.+ Là khuôn khổ, thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị

Trang 1

Khái quát về Tổ chức thương mại thế giới WTO

1.1.1 Nguồn gốc

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra đời từ tổ chức tiền thân là Hiệp định Chung

về Thuế quan và Mậu dịch (General Agreement on Tariffs and Trade – GATT) WTO được thành lập theo Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới ký tại Marrakesh (Marốc) ngày 15/04/1994, và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995 Đây là tổ chức quốc tế duy nhất đề ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết WTO có trụ sở chính ở Geneva, Thụy Sĩ

Cho tới tháng 7 năm 2016, tổ chức này có 162 nước thành viên Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức vào ngày 11/01/2007

1.1.2 Chức năng

+ Giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kĩ thuật cho các nước thành viên thực hiện nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ Đây được xem là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của WTO.+ Là khuôn khổ, thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO

+ Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các thành viên liên quan đến quan đến việc thực hiện

và giải thích Hiệp định WTO và các hiệp định thương mại đa phương và nhiều bên

+ Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, đảm bảo thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại

1.1.3 Nguyên tắc hoạt động

WTO hoạt động dựa trên bốn nguyên tắc chính:

+ Nguyên tắc tối huệ quốc;

+ Nguyên tắc mở cửa thị trường;

+ Nguyên tắc cạnh tranh công bằng;

+ Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia

Phần lớn các quyết định của WTO đều được thông qua trên cơ sở đồng thuận Trong một số trường hợp nhất định, khi không đạt được sự đồng thuận, các thành viên có thể tiến hành bỏ phiếu Mỗi thành viên WTO chỉ có quyền bỏ một phiếu và các phiếu bầu của các thành viên có giá trị ngang nhau

Trang 2

1.2 Tình hình chung của Việt Nam trước khi gia nhập WTO

Giai đoạn 1986–1990, Việt Nam tập trung triển khai ba chương trình kinh tế lớn: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu Các hình thức ngăn sông cấm chợ, chia cắtthị trường được xóa bỏ dần, kế hoạch kinh tế của nhà nước được thực hiện trên cơ sở hạch toán Đặc biệt, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể được thừa nhận và bắt đầu được tạo điều kiện hoạt động Nền kinh tế dần dần được thị trường hóa Song Đảng chủ trương và thực hiện kinh tế quốc doanh là chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế khác Cơ chế quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính dần dần giảm đi

Kinh tế Việt Nam bắt đầu có những chuyển biến tốt Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ tự cung cấp, có dự trữ và còn xuất khẩu gạo Khoán 10 được triển khai từ năm 1988 trên quy mô toàn quốc càng khuyến khích nông dân sản xuất lúa gạo Hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng, nhiều hơn và đa dạng hơn Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại giảm Từ năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô, đem lại nguồn thu xuất khẩu lớn Lạm phát được kiềm chế dần dần Đến năm 1990, GDP bình quân đầu người mới đạt mức 98 USD (Lào là 186 USD, và Campuchia là 191 USD)

Tháng 6 năm 1991, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, tại đây một văn kiện quan trọng đã ra đời, đó là "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" Cương lĩnh này sau đó liên tục được bổ sung và điều chỉnh trong các kỳ họp của Ban Chấp hành trung ương Đảng và Đại hội Đại biểu toàn quốc tiếp theo Cương lĩnh này và các văn kiện có tính chất sửa đổi nó tuyên bố rằng nhiệm vụ trung tâm của xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: "đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa"[47] "gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện"[48] Các văn kiện này nêu phương hướng: "thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà

nước" [48] và "phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"[47]

Thời kỳ 1991–1999 được coi là giai đoạn phát triển thành công của Việt Nam, gắn với nhiệm kỳ Tổng Bí thư Đỗ Mười, hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Võ Văn Kiệt (từ tháng 8 năm

1991 – tháng 9 năm 1997) Việc chuyển sang kinh tế thị trường đã làm thay đổi toàn diện nền kinh tế Tăng trưởng trên 9% đạt được vào các năm 1995 (9,54%) và 1996 (9,34%) tuy nhiên phân hóa xã hội và tham nhũng cũng gia tăng Giai đoạn 1993-1997 là thời kỳ kinh tế Việt Nam kiềm chế thành công lạm phát đồng thời lại tăng trưởng nhanh chóng Sau đó, kinh tế

Trang 3

tăng trưởng chậm lại trong 2 năm 1998-1999, sau đó tiếp tục đà tăng nhanh trong những năm đầu 2000 trong hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải.

Thập niên 1990 và đầu 2000 là thời kỳ mà Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế mà đỉnh cao là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (năm 2006) và Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (năm 2001) Các sách báo trong nước thời kỳ này dùng cụm từ

"đổi mới" để mô tả thời kỳ 1986-2000, thời kỳ chuyển biến thực sự về nhận thức tư duy kinh

tế, áp dụng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Báo chí nước ngoài khen ngợi Việt Nam, víViệt Nam như "con hổ" kinh tế trong tương lai gần GDP bình quân đầu người đạt mức 396 USD (Lào 328 USD, Campuchia 283 USD) năm 2000

1.3 Vai trò và sự cấp thiết gia nhập WTO

WTO là tổ chức thương mại lớn của thế giới thu hút nhiều nước gia nhập Việt Nam đã gia nhập WTO bắt đầu thời kì mới với những cơ hội và thách thức dường như là gia vị trong bữa ăn mà các thực khách Việt buộc phải nếm thử Việc gia nhập WTO giúp nhiều nước biết đến Việt Nam và qua đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài Đây chính là bước ngoặt lớn của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới Mặc dù đã trải qua nhiều năm mở cửa và đổi mới, nước ta vẫn là một nước đang phát triển: dân số vẫn sống dựa vào nông nghiệp, nền kinh tế thị trường vẫn còn trong giai đoạn hình thành và chịu nhiều ảnh hưởng của thơi kinh thế tập trung bao cấp; tình trạng độc quyền vẫn còn tồn tại khá nặng nề trong một số lĩnh vực nhất là tài chính, ngân hàng, bưu điện, viễn thông; khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn rất thấp; hệ thống pháp luật hiện hành chưa đáp ứng các yêu cầu của hội nhập,

Trang 4

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1.4 Quan điểm, đường lối của Đảng về việc mở rộng đối ngoại và hội nhập quốc tế và việc gia nhập WTO

1.4.1 Cơ sở của chủ trương của Đảng

1.4.1.1 Xu thế toàn cầu hóa và đặc điểm khu vực:

 Xu thế toàn cầu hoá:

 Toàn cầu hoá là quá trình lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế phát triển vượt

qua các rào cản bởi biên giới quốc gia và khu vực, lan toả ra phạm vi toàn cầu

 Trao đổi hàng hoá tăng mạnh đã thúc đẩy phát triển sản xuất của các nước

 Nguồn vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý cùng các hình thức đầu tư,

hợp tác mang lại lợi ích cho các bên tham gia hợp tác

 Tăng tính tuỳ thuộc lẫn nhau, nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia, thuận lợi

cho việc xây dựng môi trường hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước

 Các nước công nghiệp phát triển thao túng, chi phối quá trình toàn cầu hoá tạo nên

sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế

 Làm gia tăng sự phân cực giữa các nước giàu và nghèo

 Tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương, từ những năm 1990:

 Khu vực tuy vẫn tồn tại những bất ổn, như vấn đề hạt nhân, vấn đề tranh chấp lãnh hải

thuộc vùng biển Đông và việc một số nước trong khu vực tăng cường vũ trang, nhưng

châu Á - Thái Bình Dương vẫn được đánh giá là khu vực ổn định

 Có tiềm lực lớn và năng động về phát triển kinh tế

 Tình hình Việt Nam

 Chịu sự bao vây, chống phá của các thế lực thù địch đối với Việt Nam từ nữa cuối thập

kỷ 1970 của thể kỷ XX

 Nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng khoảng nghiêm trọng

 Là một trong những thách thức lớn đối với cách mạng Việt Nam

 Nhu cầu phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nước ta với các quốc

gia khác

 Yêu cầu đất nước ta:

 Phát huy tối đa các nguồn lực trong nước

Trang 5

kinh tế với các nước và tham gia vào cơ chế hợp tác đa phương có ý nghĩa đặc

biêt quan trọng

 Kể từ năm 1986, dưới chính sách “Đổi mới”, tăng cường định hướng thị trường và hội

nhập vào nền kinh tế toàn cầu đã trở thành mục tiêu chính của Việt Nam Tiến trình cải

cách tập trung vào việc tái cơ cấu các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ

trong nước, tổ chức lại hệ thống hành chính và thiếp lập các mối quan hệ kinh tế với

thế giới

 Việc gia nhập WTO chính là một bước đi lớn của Việt Nam nhằm hội nhập vào nền

kinh tế toàn cầu

1.4.2 Chủ trương của Đảng đưa VN gia nhập WTO

1.4.2.1 Bối cảnh

 Kể từ năm 1986, dưới chính sách “Đổi mới”, tăng cường định hướng thị trường và hội nhậpvào nền kinh tế toàn cầu đã trở thành mục tiêu chính của Việt Nam Tiến trình cải cách tậptrung vào việc tái cơ cấu các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong nước, tổ chứclại hệ thống hành chính và thiếp lập các mối quan hệ kinh tế với thế giới

 Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ "Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ độngtham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốctế" Đại hội lần thứ IX và lần thứ X khẳng định chủ trương "Chủ động hội nhập kinh tế quốc

tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững"

 Tuy nhiên, trong quá trình gia nhập WTO của mình, Việt Nam đã không nhận được nhiều đối

xử đặc biệt và khác biệt từ các Thành viên WTO Việt Nam đã phải thực hiện các bước cụ thểtrước, trong và sau giai đoạn đàm phán để có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức nhằmhỗ trợ quá trình phát triển của mình

1.4.2.2 Định hướng của Đảng

 Đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường cấc mối quan hệ kinh tế với khuvực Theo đó, đã mở rộng mạnh mẽ quan hệ kinh tế song phương và đa phương; phát triểnquan hệ đầu tư với nhiều nước và vùng lãnh thổ; bình thường hóa quan hệ với các tổ chứctài chính - tiền tệ quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợptác Á – Âu và Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương (APEC), gia nhập Hiệphội các nước Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN -Trung Quốc,

Trang 6

 Trên cơ sở những thành tựu của công cuộc đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, việc mở cửa thị trường và hội nhập khu vực đã mang lại nhữngkết quả rất đáng khích lệ Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, kinh tế tăng trưởng với tốc độcao, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp nước ta được cải thiện đáng kể

 Tham gia vào các thể chế khu vực nói trên tạo ra bước hội nhập đầu tiên, là bước chuẩn bịquan trọng của Việt Nam vào hệ thống thương mại để chuẩn bị cho việc trở thành Thànhviên WTO, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới Vì vậy, việc nộp đơn và sau đó làđàm phán để gia nhập WTO là bước đi tiếp theo khách quan của cả tiến trình đổi mới vàchủ động hội nhập kinh tế quốc tế WTO chỉ là một trong những điểm đến của quá trìnhđổi mới lâu dài, liên tục, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh Ta chủ động gia nhập WTO vì nhận thấy các quy định cơ bản của tổ chức này làcùng chiều với công cuộc đổi mới của ta và việc gia nhập WTO có thể giúp ta phát triểnnhanh, có hiệu quả và bền vững hơn

 Cải cách đa dạng cách ngành kinh tế trong nước: Việt Nam xác định dệt may, giầy dép,nông nghiệp, thủy sản và du lịch là những ngành có thể được hưởng lợi ngay từ cácchương trình cải cách này và đã xây dựng ưu tiên đàm phán của mình, có tính tới nhữngngành có tiềm năng có lợi thế so sánh

 Nỗ lực để tập hợp đủ hỗ trợ trong nước cho tiến trình gia nhập: các cơ quan quản lý ViệtNam đã nhận thấy tiến trình gia nhập WTO có thể kéo dài và phức tạp Do vậy Đảng Cộngsản và các cơ quan Nhà nước, các ngành đã tổ chức các cuộc tham vấn ở cấp chính trị đểxây dựng tầm nhìn rõ ràng về chi phí, lợi ích và các ưu tiên trong các cuộc đàm phán gianhập Xây dựng một chiến lược đàm phán phù hợp Kết quả là Việt Nam đang đạt đượcnhiều tiến bộ trong việc xây dựng một tiến trình mở, chính thức để đảm bảo quyền của cáchiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức dân sự trong việc xây dựng các văn bản pháp lý

 Xây dựng lộ trình gia nhập WTO cụ thể: Do thời gian kéo dài, độ phức tạp cao và phạm virất rộng của Thỏa thuận gia nhập, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng một “lộ trình” xácđịnh các hoạt động khác nhau trong quá trình gia nhập và giai đoạn thực thi Thông tin chitiết về các cấu phần của “lộ trình” này nằm trong Nghị quyết tháng 2 năm 2007 về việc banhành Chương trình hành động của Chính phủ để thực thi Nghị quyết 4 Hội nghị Trungương X về một số chủ chương và chính sách lớn để phát triển nhanh và bền vững cho nềnkinh tế khi Việt Nam gia nhập WTO (Nghị quyết số 16/2007/CP-NQ của Chính phủ) vàtrong Kế hoạch phát triển kinh xã hội 5 năm 2006 – 2010 (SRV, 2006)

Trang 7

 Tranh thủ thời gian sớm gia nhập WTO vì lợi ích của ta song với những bước đi vữngchắc, gắn kết quá trình đàm phán với sự chuẩn bị ở trong nước về luật pháp, cơ chế chínhsách và nhất là sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước và nâng cao khả năng cạnh tranh Tránhđột biến về thu ngân sách; cố gắng duy trì mức độ bảo hộ thích hợp, với thời hạn hợp lýđối với một số ngành hàng hết sức cần thiết, có ý nghĩa chiến lược và nhạy cảm về mặt xãhội.

 Thực hiện nhất quán chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa; kết hợp hài hòa các nghĩa vụ

và quyền lợi của ta trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế

1.4.2.4 Đường lối của Đảng:

Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện và sâu sắc mọilĩnh vực của nền kinh tế Sự nghiệp đổi mới của Việt Nam được tiến hành trong bối cảnh quốc

tế có nhiều thay đổi sâu sắc và một cục diện, trật tự thế giới mới đang hình thành, trong đó cácnước có chế độ chính trị khác nhau vừa tranh đấu vừa hợp tác với nhau Đảng nhận thức rõràng bối cảnh đó là điều kiện để chúng ta phát triển đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ vàrộng mở Và cùng với chính sách kinh tế nhiều thành phần, Đại hội VI còn chủ trương bố trílại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, tập trung thực hiện cho được ba chương trìnhmục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu

Tháng 5/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 13 về “Nhiệm vụ và chính sách đối ngoạitrong tình hình mới”, khẳng định mục tiêu chiến lược và lợi ích cao nhất của Đảng và nhândân ta là phải củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung xây dựng và phát triển kinh tế

Đại hội Đảng lần thứ VII (năm 1991) đã xác định rõ chủ trương “độc lập tự chủ, đaphương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại” với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn vớitất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”, đánhdấu bước khởi đầu tiến trình hội nhập trong giai đoạn mới của nước ta Thực hiện chủ trương

Trang 8

này, Việt Nam đã không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại song phương và đaphương với nhiều đối tác, dưới nhiều hình thức, trên nhiều lĩnh vực (trao đổi hàng hóa, đầu tưsản xuất, mở rộng quan hệ tài chính - tín dụng, hợp tác khoa học kỹ thuật), tạo ra môi trườngkinh doanh trong nước thuận lợi và khai thác hiệu quả các nguồn lực bên ngoài phục vụ choquá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

Đại hội Đảng lần VIII (tháng 6/1996) khẳng định tiếp tục được mở rộng mối quan hệ quốc

tế, hợp tác nhiều mặt với các trung tâm kinh tế, chính trị khu vực và quốc tế Đồng thời Đảngchủ trương xây dựng nền kinh tế mở và đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thếgiới

Đại hội Đảng lần IX (năm 2001) của Đảng nhấn mạnh việc “chủ động hội nhập kinh tếquốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế,bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa” Bên cạnh xác định mục tiêu, chúng

ta cần phải có những đề xuất, định hướng đúng sao cho có thể đạt được thành công là trởthành thành viên của WTO Đại hội đã làm rõ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta;đường lối và chính sách phát triển kinh tế - xã hội; phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học vàcông nghệ, xây dựng nên văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; tăng cường quốc phòng

và an ninh; mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy sứcmạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huydân chủ, tăng cường pháp chế; xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sứcchiến đấu của Đảng

1.5 Những thay đổi trong các lĩnh vực sau khi gia nhập WTO

1.5.1 Thay đổi tích cực về kinh tế

 Tăng trưởng kinh tế khả quan: Nền kinh tế Việt sau khi gia nhập WTO được hơn 12 năm, mặc

dù bị ảnh hưởng nhiều tác động từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, những vấn đạt được mức

kỳ vọng tăng trưởng bình quân là 6,29%/năm – thành tựu này vô cùng quan trọng

 Đổi thay thể chế chính sách kinh tế, thương mại đầu tư: WTO đã giúp chúng ta thay đổi một diện mạo khung khổ pháp lý, thể chế chính sách về kinh tế, thương mại, đầu tư, phát triển, cũng như phương thức quản lý kinh tế của Việt Nam Từ khi gia nhập, đã mở màn cho sự bùng nổ mới của khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, đạt kỷ lục gần 60.000 doanh nghiệp mới đã được thành lập

Trang 9

 Điểm sáng xuất nhập khẩu, hút vốn FDI: Sau 10 năm Việt Nam gia nhập WTO, tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng vượt trội hơn 4 lần, vượt mốc 350 tỷ USD Tốc

độ sản xuất nhập khẩu ngày một tăng nhanh chóng Theo nhiều chuyên gia kinh tế, tốc độ tăng trưởng thương mại lớn là một điều rất đáng mừng, đây là một minh chứng cho nền kinh

tế Việt Nam mở cửa đang rất phát triển

1.5.2 Tình hình thay đổi trong cơ cấu hàng xuất khẩu

 Năm 2007, có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt từ 1 tỉ USD trở lên và đã có sự phân hoá rõ rệt: 4mặt hàng bứt phá mạnh hơn đạt trên 3 tỉ USD, 2 mặt hàng đạt trên 2 tỉ USD Việc bãi bỏ hạnngạch xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ đầu năm 2007 và các biện pháp điều hành chủ động củanước ta phù hợp với bối cảnh bị Hoa Kỳ áp đặt Chương trình giám sát hàng dệt may nhậpkhẩu từ Việt Nam, đã làm cho các doanh nghiệp trong nước yên tâm đầu tư, mở rộng sảnxuất, doanh nghiệp nước ngoài tin tưởng ký hợp đồng, nhờ vậy xuất khẩu dệt may vẫn tăngđều, trong đó riêng vào thị trường Hoa Kỳ tăng 27% Đây là năm thứ hai liên tiếp, hàng dệtmay đứng thứ nhì sau dầu thô, thậm chí đã có lúc “bỏ qua” dầu thô, đứng đầu các mặt hàngxuất khẩu Cũng nhờ giải quyết được những khó khăn về nguyên liệu, xuất khẩu sản phẩm gỗvào các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU, Nhật đều tăng từ 12 đến 28% so với cùng kỳ năm

2006, đứng thứ 5 trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực Đồ gỗ đã có mặt tại các thịtrường của 120 nền kinh tế, vượt Thái Lan và In-đô-nê-xia để cùng với Ma-lai-xia đứng đầu

về xuất khẩu mặt hàng này ở Đông Nam Á Xuất khẩu than đá vào các thị trường chính tăng22%, nổi bật là Trung Quốc (chiếm 80% lượng than xuất khẩu), đây là mặt hàng đầu tiên vềđích kế hoạch năm ngay từ 6 tháng đầu năm

 Do mất cân đối gay gắt cung - cầu về gạo trên thị trường thế giới, trong khi chất lượng gạocủa ta được cải thiện nhờ tiến bộ trong gieo trồng, bảo quản và xay sát, nên chỉ 11 tháng đầunăm đã đạt mục tiêu xuất khẩu năm Lần đầu tiên gạo xuất khẩu của Việt Nam vươn lênngang giá với gạo Thái Lan, thậm chí có chủng loại còn trúng thầu với giá cao hơn Gạo ViệtNam đã xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể cả EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản - lànhững thị trường có yêu cầu khắt khe

1.5.3 Du lịch lữ hành

 Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, các cam kết cho phép thành lậppháp nhân thực hiện kinh doanh dịch vụ đại lý lữ hành và kinh doanh lữ hành, sắp xếp chỗtrong khách sạn ảnh hưởng lớn nhất đối với các doanh nghiệp du lịch lữ hành khai thác khách

du lịch quốc tế inbound của Việt Nam Việc cho phép thêm các doanh nghiệp du lịch lữ hành

có vốn đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ kinh doanh gửi khách tại thị trường ViệtNam sẽ tăng thêm năng lực khai thác khách du lịch inbound nói chung và làm cho hoạt động

Trang 10

du lịch inbound trong những năm tới sẽ phát triển mạnh mẽ Đặc biệt, lượng khách du lịchcông vụ, hội nghị (MICE) sẽ tăng mạnh sau khi Việt Nam gia nhập WTO và tổ chức thànhcông sự kiện APEC

 Đây là cơ hội đầu tiên và lớn nhất đối với doanh nghiệp nhận khách nội địa khi gia nhậpWTO Cơ hội lớn thứ hai đối với doanh nghiệp là sức ép buộc phải có sự cải cách mạnh mẽtại bản thân mỗi doanh nghiệp nếu muốn tồn tại trên thị trường Các doanh nghiệp Việt Nam

sẽ được tiếp cận và học hỏi trình độ quản lý tiên tiến của các doanh nghiệp lớn trên thế giới

Cơ hội thứ ba là việc chính phủ cam kết về xây dựng tính minh bạch, có thể dự đoán đượctrong các quy định và chính sách cũng tạo ra tiền đề phát triển cho các doanh nghiệp nóichung và lữ hành du lịch nói chung

 Cùng với việc mất thị trường, các doanh nghiệp lữ hành khai thác Inbound nội địa cũng sẽ cókhả năng mất nguồn nhân lực chất lượng cao do hiện tượng chảy máu chất xám vì khả nănghàng loạt những người quản lý giỏi, những hướng dẫn viên giỏi ở các công ty trong nước hiệnnay sẽ bị thu hút về các công ty nước ngoài do mức thu nhập tăng cao và các điều kiện làmviệc chuyên nghiệp

1.5.4 Công nghiệp

 Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những ngành công nghiệp và doanh nghiệp có lợi thế sosánh (tức là có thể cạnh tranh với các ngành và doanh nghiệp cùng loại của nước ngoài thôngqua xuất khẩu sản phẩm hoặc đầu tư ra thị trường nước ngoài) sẽ có thêm nhiều cơ hội tiếpcận các thị trường nước ngoài và do đó sẽ có thể phát triển mạnh Ngược lại, gia nhập WTO

sẽ mang đến nhiều ảnh hưởng có hại cho những ngành và doanh nghiệp hoàn toàn không cólợi thế so sánh, như các ngành công nghiệp sử dụng nhiều vốn, nhiều công nghệ, hoặc sửdụng nhiều cả hai yếu tố này

 Sau gia nhập, nếu không có những điều chỉnh thích hợp trong hoạch định chính sách pháttriển công nghiệp thì những ngành công nghiệp không có lợi thế so sánh sẽ bị đào thải dầnbằng sản phẩm nhập khẩu Cho đến nay những ngành này vẫn được nhà nước bảo hộ chặt chẽ

và khuyến khích phát triển bằng nhiều biện pháp Sự bảo hộ này sẽ phải được điều chỉnh lạicho phù hợp với các luật lệ của WTO nếu nhà nước tiếp tục muốn duy trì và phát triển nhữngngành công nghiệp này

Ngày đăng: 05/05/2020, 16:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w