1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng bộ huyện yên lập (phú thọ) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2000 đến năm 2015

138 87 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 3.2. Một số kinh nghiệm 100

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề văn hóa ở nước ta được đặc biệt quan tâm. Những thành tựu xây dựng văn hóa, những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển văn hóa thời kỳ Đổi mới như: văn hóa với kinh tế, văn hóa với con người, văn hóa và phát triển, bảo vệ, phát huy và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế,... được chú trọng khảo sát, phân tích trong nhiều công trình nghiên cứu văn hóa.

    • Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa chính là phương thức sinh hoạt của dân tộc, của cộng đồng, gia đình, cá nhân... phù hợp với các đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội, truyền thống của dân tộc, phục vụ mục tiêu phát triển đất nước. Văn hóa dân tộc thay đổi cùng với những biến đổi trong mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước trong từng thời kỳ. Công cuộc Đổi mới do Đảng, Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đến nay đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội và văn hóa.

    • Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, văn hóa Việt Nam cũng có những mặt suy thoái, góp phần làm cho những yếu tố văn hoá lạc hậu phục hồi, một vài nét văn hoá, sinh hoạt từ nước ngoài du nhập vào không phù hợp với truyền thống, đặc điểm dân tộc,…nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách đổi mới trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hoá. Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, đặc biệt là trong xu thế quá trình hội nhập hóa, toàn cầu hóa thì vấn đề văn hóa lại càng được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, đặc biệt là vấn đề xây dựng đời sống văn hóa, nhằm tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh, huy động mọi tiềm lực vào xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần hạn chế những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường trong tiến trình xây dựng nền văn hóa mới và con người mới. Đời sống mới sẽ tạo ra nền văn hóa mới và con người mới với lối sống văn hóa mới. Xây dựng đời sống văn hóa là công việc chung của toàn xã hội, nhưng đòi hỏi phải bắt đầu từ từng người, từng gia đình thì mới có thể thành công.

    • Nhận thức được vai trò quan trọng của đời sống văn hóa, Đảng bộ huyện Yên Lập (tỉnh Phú Thọ) hết sức quan tâm xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn huyện, nhất là trong giai đoạn 2000 - 2015, đồng thời khẩn trương triển khai thực hiện, đưa Nghị quyết vào đời sống văn hóa và cũng đạt được những thành tựu to lớn, tạo điều kiện thúc đẩy văn hoá, xã hội của huyện ngày càng phát triển. Đồng thời cũng khẳng định sự đúng đắn của đường lối, chính sách của Đảng, tăng thêm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, góp phần vào công cuộc xây dựng huyện Yên Lập trở thành một huyện phát triển, nơi cội nguồn của những giá trị văn hóa cơ bản của tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc xây dựng đời sống văn hóa của huyện Yên Lập cũng có những hạn chế nhất định. Việc nghiên cứu về quá trình Đảng bộ huyện Yên Lập lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa trong những năm 2000 - 2015 là hết sức cần thiết, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hơn nữa trong việc xây dựng đời sống văn hóa tại Yên Lập hiện nay.

    • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    • 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

    • Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là làm rõ quá trình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ huyện Yên Lập từ năm 2000 đến năm 2015.

    • 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

    • + Không gian nghiên cứu: toàn bộ địa bàn huyện Yên Lập.

    • 5. Phương pháp nghiên cứu

  • Nguồn tài liệu: Những nguồn tài liệu chính được tác giả sử dụng trong luận văn bao gồm:

  • Phương pháp nghiên cứu

    • 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

    • 7. Bố cục của nghiên cứu

  • Chương 1

  • NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN LẬP VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở HUYỆN YÊN LẬP TRƯỚC NĂM 2000

    • 1.1. Những nhân tố tác động đến công tác xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ huyện Yên Lập

    • 1.1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội, truyền thống lịch sử và văn hóa của huyện Yên Lập

  • 1.1.2. Thực tiễn xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Yên Lập

    • 1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Yên Lập

    • 1.2.1. Chủ trương của Đảng

  • Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đời sống văn hóa ở nước ta

    • Nâng cao tình cảm yêu nước, lòng tự hào dân tộc gắn với phong trào thi đua yêu nước. Nhất trí với đường lối chính trị của Đảng. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Nhà nước. Hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Đấu tranh chống quan điểm sai trái. Có ý thức tự cường, tự tôn dân tộc. Giữ gìn bí mật quốc gia.

    • Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương, Huyện uỷ và Uỷ ban nhân dân huyện Yên Lập đã chỉ đạo các cấp, ngành văn hoá thực hiện tốt Nghị quyết nhằm nâng cao các hoạt động văn hoá và đời sống văn hoá của nhân dân trên toàn địa bàn huyện. Huyện uỷ chủ trương “Đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, phát triển xây dựng làng, bản, khu phố văn hoá, tạo môi trường văn hoá lành mạnh để bài trừ các hủ tục, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội; tiếp tục đưa các hoạt động văn hoá thông tin về cơ sở vùng xa” [107, 422].

    • Phong trào này thực sự phát triển mạnh mẽ sau khi có Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII). Thực hiện Kế hoạch số 02 - KH/TU, ngày 09/9/1998 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Phú Thọ, Ban Thường vụ Huyện uỷ Yên Lập đã triển khai, tổ chức quán triệt thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII). Xác định Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) của Đảng “Về việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là Nghị quyết quan trọng có tầm chiến lược về văn hoá, Huyện uỷ đã chỉ đạo tổ chức quán triệt, học tập một cách nghiêm túc và đồng bộ. Cùng với việc chỉ đạo tổ chức tốt việc quán triệt, học tập Nghị quyết, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo, Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân, ngành Văn hoá - thông tin, Đài truyền thanh từ huyện tới cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết.

    • Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII; Chương trình hành động số 10 CTr/HU ngày 13/10/1998 của Ban Thường vụ Huyện ủy và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Huyện ủy về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII. Trong 15 năm (2000- 2015), các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến kịp thời các văn bản của Trung ương, tỉnh Phú Thọ về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân.

    • Cùng với quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII, các cấp ủy đảng cơ sở cũng đã nghiêm túc tổ chức học tập và thực hiện các văn bản của Trung ương, của tỉnh, của huyện ban hành liên quan đến xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như: Thông tư số 01-TT/TƯ của Ban Bí thư về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TƯ của Bộ Chính trị khóa VIII về công tác báo chí - xuất bản; Chỉ thị số 17-CT/TƯ của Ban Bí thư về phát triển thể dục thể thao đến năm 2010; Chỉ thị số 18-CT/TƯ của Ban Bí thư tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về công tác văn học, nghệ thuật trong tình hình mới; Chỉ thị số 23-CT/TƯ của Ban Bí thư về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới; Chỉ thị số 06-CT/TƯ của Bộ Chính trị về Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; Kết luận số 83-KL/TƯ của Ban Bí thư về tình hình lễ hội, tâm linh, ngoại cảm;, Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 6/1/2007 của Tỉnh ủy về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Hướng dẫn số 09/SVHTTDL-NVVHCS ngày 15/11/2011 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về nội dung bình xét công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa” và tương đương…

    • Xác định Ban chỉ đạo các cấp có vai trò quan trọng, nòng cốt trong việc tham mưu với Huyện ủy, UBND huyện trong xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện phong trào; do vậy, việc thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp luôn được chú trọng. Về cơ cấu Ban chỉ đạo các cấp được thực hiện theo Quyết định số 227/2006/QĐ-TTg ngày 11/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc banh hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; Quyết định 159/QĐ-TTg ngày 15/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Trung ương phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Trưởng Ban chỉ đạo do Phó Chủ tịch UBND huyện đảm nhiệm, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin làm Phó trưởng Ban thường trực; lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện làm Phó Trưởng ban và cơ cấu các phòng, ban, đoàn thể tham gia thành viên. Ban chỉ đạo cấp xã, thị trấn thành phần tương tự cấp huyện. Ban chỉ đạo các cấp đều xây dựng quy chế tổ chức hoạt động để xác định vai trò, trách nhiệm từng thành viên phụ trách theo chuyên ngành và phụ trách cơ sở. Thường xuyên kiện toàn khi có sự thay đổi về vị trí công tác của các thành viên. Hàng năm, Ban chỉ đạo phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc tổ chức phát động và ban hành kế hoạch triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tới các xã, thị trấn, các phòng, ban ngành đoàn thể, tổ chức các hội nghị nhằm định hướng xây dựng phát triển phong trào, kịp thời biểu dương các điển hình tiên tiến, tháo gỡ những vướng mắc đặt ra trong quá trình triển khai thực hiện phong trào ở các đơn vị, các xã, thị trấn. Phân công các thành viên Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể để chỉ đạo trực tiếp các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị.

    • Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 10/6/2013 của Tỉnh ủy về “Tăng cường công tác lãnh đạo thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; chấn chỉnh việc uống rượu, bia, hút thuốc lá, tặng hoa, quà và sử dụng phương tiện công”. Các xã, thị trấn, các khu dân cư, các cơ quan đơn vị đã cụ thể hóa bằng các quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội vào quy ước hoạt động của khu dân cư và quy chế hoạt động của cơ quan, đơn vị, qua đó tạo nên sự chuyển biến tích cực văn minh trong việc cưới, việc tang và đạt được những kết quả khích lệ.

    • Về văn hóa văn nghệ: Văn nghệ là biểu hiện tập trung nhất của văn hóa, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnh của cốt cách, tâm hồm, đặc tính dân tộc. Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng văn nghệ và trở thành ngọn cờ đầu, tiên phong trong sáng tạo văn nghệ, thơ ca,... đồng thời đề xuất việc phát huy các giá trị truyền thống, gìn giữ nó để xây dựng nền văn hóa nghệ thuật mới.

    • Trong quá trình lãnh đạo, Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa nói chung và văn học, nghệ thuật nói riêng. Đây là một lĩnh vực quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa, là nhu cầu thiết yếu của con người, là vũ khí sắc bén, là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực để phát triển kinh tế.

    • Từ năm 1986, Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm trên. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương (khóa VIII) năm 1998 đã xác định rõ mục tiêu và những nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó, văn học, nghệ thuật là một bộ phận rất quan trọng. Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị là sự tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về một lĩnh vực đặc thù của văn hóa – lĩnh vực văn học, nghệ thuật trước những yêu cầu mới, với mục tiêu: Tập trung mọi nguồn lực xây dựng nền văn nghệ Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; nhằm phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, sứ mệnh cao quý của văn nghệ và của đội ngũ văn nghệ sĩ; nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, đảm bảo yêu cầu phát triển của văn hóa văn nghệ trong thời kỳ mới. Văn hóa, văn nghệ của chúng ta vừa phải giàu chất nhân văn, dân chủ, vừa phải nỗ lực vươn lên hướng đến sự hiện đại, vừa tìm tòi, thể nghiệm những phương thức thể hiện và phong cách nghệ thuật mới nhưng với mục đích đáp ứng nhu cầu lành mạnh, đa dạng và bồi dưỡng lý tưởng, thị hiếu thẩm mỹ của nhân dân, ra sức khắc phục yếu kém, nâng cao tính khoa học.

    • Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng trong thời kỳ đổi mới đã xác lập vai trò nền tảng của văn hóa trong đời sống xã hội, hướng tới cái chân, thiện, mỹ. Xác định mục tiêu tạo ra một đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ. Phát huy vai trò văn học, nghệ thuật trong việc nuôi dưỡng, nâng cao tâm hồn Việt Nam. Khẳng định và biểu dương những giá trị chân chính, bồi dưỡng cái chân – thiện – mỹ theo quan điểm tiến bộ. Các quan điểm trong đường lối khi hướng tới hình thành một môi trường văn hóa xã hội chủ nghĩa cũng đã đặc biệt quan tâm đến thiết chế văn hóa nền tảng của xã hội là gia đình.

    • Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI viết rằng: “Công tác văn hóa, văn học nghệ thuật phải được nâng cao chất lượng. Mỗi hoạt động văn hóa văn nghệ phải tính đến hiệu quả xã hội, tác động tốt đến tư tưởng, tâm lý, tình cảm, nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa và trình độ thẩm mỹ của nhân dân. Quan tâm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu lành mạnh của các tầng lớp xã hội và các lứa tuổi” và “Không hình thái tư tưởng nào có thể thay thế được văn học và nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người” [32, 129-130]. Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương (khóa VII) đã khẳng định nhiệm vụ trung tâm của văn hóa văn nghệ trong thời kỳ đổi mới: Bồi dưỡng con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, có nhân cách cao đẹp, có bản lĩnh ngang tầm sự nghiệp đổi mới đất nước, mau chóng bắt kịp xu thế phát triển của thời đại ngày nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Văn hóa, văn nghệ cũng là một mặt trận. Anh chị em nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Văn hóa văn nghệ là sự nghiệp của toàn xã hội, do đó cần phát triển các hoạt động văn hóa văn nghệ nhà nước, tập thể và cá nhân theo đường lối của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

    • Xuất phát từ thực tế, Chương trình hành động của Huyện ủy về phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật đã đề ra mục tiêu: Nâng cao nhận thức, trình độ sáng tạo và thưởng ngoạn văn học, nghệ thuật của các tầng lớp nhân dân; Phát triển mạnh mẽ, sâu rộng phong phú đa dạng phong trào hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng; Cổ vũ cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với thiên nhiên; phê phán những thói hư tật xấu, lên án cái ác, cái thấp hèn.

    • Về thể dục thể thao, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Mỗi một nguời dân yếu ớt tức là cả nước yếu đi một phần; mỗi một người dân khỏe mạnh tức là góp phần làm cho cả nước mạnh khoẻ. Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước…” [60]. Tháng 3/2000, Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại đã được phát động rộng rãi trong cả nước nhằm hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khoẻ của nhân dân. Hưởng ứng phong trào của toàn Đảng, toàn dân, Đảng bộ huyện Yên Lập chính thức phát động tinh thần tập thể dục trong nhân dân qua phong trào “Toàn dân rèn luyện thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

    • Về bảo tồn di sản văn hóa và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc truyền thống, cách mạng, Báo cáo chính trị đã chỉ ra một nội dung mới, xuất phát từ thực tiễn đó là “gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hóa, văn nghệ, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa với phát triển du lịch và hoạt động thông tin đối ngoại nhằm truyền bá sâu rộng các giá trị văn hóa trong công chúng”.

    • Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới, Luật Di sản văn hóa được ban hành năm 2001. Ngay sau đó đã được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và triển khai nhanh chóng tới các huyện.

    • Trong những năm từ 2000 đến 2015, chủ trương về xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tiếp tục được Đảng bộ huyện Yên Lập hoạch định và triển khai thực hiện. Những nội dung xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở trong những năm trước đó tiếp tục được khẳng định và đưa vào chiều sâu. Đặc biệt, trong giai đoạn này, Đảng bộ tỉnh đã chủ trương gắn phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đây chính là nét mới trong chủ trương của Đảng bộ tỉnh về xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở.

    • Trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khoá IX; Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, XI; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9, khoá XI và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, Đảng bộ huyện Yên Lập đã kịp thời đề ra những chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp toàn diện, đồng bộ nhằm đẩy mạnh phát triển văn hoá nói chung và xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở nói riêng. Những chủ trương đó đánh dấu bước phát triển trong nhận thức của Đảng bộ huyện Yên Lập, tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế - văn hoá phát triển bền vững.

  • Tiểu kết chương 1

  • Chương 2

  • SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN LẬP VỀ XÂY DỰNG

  • ĐỜI SỐNG VĂN HÓA (2000 – 2015)

    • 2.1. Xây dựng các thiết chế văn hoá

    • Về tổ chức và nhân sự, cũng giống như các địa phương vùng cao khác, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp văn hóa cũng còn không ít vấn đề khó khăn bởi đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, nhất là ở tuyến cơ sở, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, khó khăn cho việc tham mưu để hoạch định các cơ chế, chính sách, các kế hoạch xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hóa dài hơi. Ở một số địa phương, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quan tâm đến xây dựng và phát triển đời sống văn hóa, dẫn đến chưa quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện, chưa dành nguồn lực thỏa đáng cho các hoạt động văn hóa trên địa bàn, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ nại vào sự quan tâm, giúp đỡ của cấp trên.

    • Vì vậy, để nâng cao trình độ quản lý, khai thác có hiệu quả các thiết chế văn hóa, thông tin, thể thao hàng năm Sở Văn hóa- Thông tin đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác văn hóa thông tin các cấp. Nhiều huyện, xã có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ văn hóa thông tin của địa phương. Đến hết năm 2006, đội ngũ cán bộ quản lý, sử dụng các thiết chế văn hóa, thông tin, thể thao các cấp được bố trí khá ổn định, trình độ chuyên môn từng bước được nâng cao, đáp ứng yêu cầu công tác: cấp tỉnh trên 90% cán bộ có trình độ Đại học, cấp huyện trên 60% cán bộ có trình độ Cao đẳng trở lên, 50% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên ngành. Ở khu dân cư, việc quản lý, sử dụng các thết chế văn hóa, thông tin, thể thao được giao cho các Trưởng khu dân cư [106].

    • Ban Thường vụ Huyện uỷ chỉ đạo UBND huyện xây dựng kế hoạch, phát động và triển khai sâu rộng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo thực hiện phong trào từ huyện đến các xã, thị trấn, ban hành các văn bản lãnh đạo, hướng dẫn các ban, ngành, đoàn thể tổ chức quán triệt, lồng ghép nội dung hoạt động các phong trào từng cơ quan, đơn vị nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết.

    • Về quy chế hoạt động, nguồn kinh phí, năm 2003, HĐND tỉnh Phú Thọ đã ra nghị quyết chuyên đề về “Xây dựng các thiết chế văn hóa, thông tin, thể thao giai đoạn 2003 – 2010”. Sau khi Nghị quyết của tỉnh được ban hành, Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết các cấp đã được thành lập để triển khai nội dung của Nghị quyết đến từng cơ sở. Theo đó, tất cả các huyện, thị đều ra Nghị quyết chuyên đề hoặc xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh. Các mục tiêu của Nghị quyết đã được Sở Văn hóa- Thông tin, các sở, ngành liên quan và nhân dân tích cực thực hiện. Trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết, công tác quy hoạch và bố trí đất xây dựng các thiết chế văn hóa, thông tin, thể thao được chú trọng, đến hết năm 2006, toàn tỉnh đã bố trí được 350/450 ha đất dành cho các thiết chế văn hóa, thông tin, thể thao (đạt 78% chỉ tiêu). HĐND tỉnh đã ra Nghị quyết hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa ở mỗi khu dân cư 10 triệu đồng. Trong 3 năm, toàn tỉnh đã huy động được tổng số vốn là 332,8 tỷ đồng,  đạt 74,26% kế hoạch, trong đó vốn huy động từ ngân sách và đóng góp của nhân dân là 119,4 tỷ đồng [106].

    • Ở huyện Yên Lập, do địa hình bị chia cắt, giao thông khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của huyện còn gần 40%, tỷ lệ dân cư là người dân tộc chiếm khoảng 80% nên các nguồn lực đầu tư cho thiết chế văn hóa còn hạn chế. Hiện nay, mặc dù cả 223 khu dân cư của 17 xã, thị trấn trong toàn huyện đã có nhà văn hóa và sân luyện tập thể dục thể thao nhưng do nhiều yếu tố khách quan, số nhà văn hóa đạt theo tiêu chí nông thôn mới chỉ có 96 nhà. Trong tổng số 127 nhà văn hóa chưa đạt tiêu chí nông thôn mới vẫn còn tới 42 nhà văn hóa làm bằng gỗ, lá và đã xuống cấp. Cũng bởi ở địa bàn miền núi nên việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp văn hóa, thể thao còn nhiều khó khăn [63].

    • Huyện ủy chỉ đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy hướng dẫn các tổ chức cơ sở đảng, Mặt trận và các đoàn thể huyện tổ chức học tập Nghị quyết Trung ương gắn với tiếp tục việc thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TƯ, ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị, về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội cho cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên ở cơ sở và các tầng lớp nhân dân. Kết quả tính đến hết tháng 12/1998 đã có 100% chi, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy xây dựng kế hoạch triển khai học tập và Chương trình thực hiện Nghị quyết của Trung ương, tỉnh và huyện. Tỷ lệ Đảng viên tham gia học tập trung bình đạt 89,7%; đoàn viên, hội viên đạt 81%. Các đơn vị có số đảng viên tham gia học tập cao như: Thị trấn Yên Lập, Phúc Khánh, Xuân An, Thượng Long.

    • Về cơ sở vật chất, thời gian qua, huyện Yên Lập đã tập trung nguồn lực hàng trăm tỷ đồng để củng cố, xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Ở Yên Lập hiện nay, 100% trục đường chính đến các xã đã được nhựa hóa, 100% xã có điện sinh hoạt và trung tâm học tập cộng đồng, có hơn một nửa số xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020. Toàn huyện đã có 223/223 khu dân cư trong huyện đã xây dựng được nhà văn hóa, sân thể thao, (82/223 nhà văn hóa đạt tiêu chí nông thôn mới) hầu hết các khu dân cư đã xây dựng được quy ước, hương ước, góp phần tích cực trong việc xây dựng nếp sống văn minh và đời sống văn hóa lành mạnh; 17/17 xã, thị trấn có nhà Bia tưởng niệm; 16 xã có điểm bưu điện văn hóa; 17/17 xã, thị trấn có thư viện và nhiều tủ sách, phòng đọc ở trường học, cơ quan... qua đó đã tạo điều kiện phong phú đa dạng trong hoạt động văn hóa và hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân; 17/17 xã, thị trấn có cán bộ văn hóa chuyên trách, có trình độ chuyên môn từ trung cấp văn hóa trở lên; hàng năm các đơn vị đều dành và sử dụng nguồn kinh phí chi cho hoạt động văn hóa đúng quy định phân bổ của HĐND [85].

    • Các thiết chế văn hoá - thể thao gồm: Nhà văn hoá, nhà trẻ, nhà mẫu giáo, Trung tâm thể dục thể thao, các loại hình Câu lạc bộ Văn hoá nghệ thuật, các đội văn nghệ, đội thông tin lưu động, khu vui chơi giải trí, phòng đọc sách báo, điểm bưu điện văn hoá xã,...đã và đang đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

    • Đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá, tinh thần của nhân dân ngày càng cao, công tác xã hội hoá xây dựng các thiết chế văn hoá được nhân dân tích cực ủng hộ, đóng góp kinh phí xây dựng; các xã, thị trấn đưa nội dung xây dựng các thiết chế văn hoá vào nghị quyết để tổ chức thực hiện. Đến nay, hầu hết các thôn, xóm trên địa bàn huyện đã dành được quỹ đất để xây dựng nhà văn hoá hoặc khu vui chơi giải trí. Trong những năm tiếp theo, các thiết chế văn hoá như: nhà văn hoá xã, nhà văn hoá thôn, xóm, hệ thống thư viện tiếp tục được hoàn thiện, đảm bảo theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Đồng thời Tỉnh uỷ Phú Thọ, Huyện uỷ Yên Lập tăng cường nguồn kinh phí đầu tư cho sự nghiệp văn hoá - thông tin, tổ chức các hoạt động văn hoá - thông tin có quy mô, chất lượng nhằm đưa văn hoá về với người dân, làm cho văn hoá thấm sâu vào đời sống xã hội. Bên cạnh nguồn kinh phí của Nhà nước, các cấp và ngành chuyên môn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tài trợ nguồn kinh phí xã hội hoá cho các hoạt động văn hóa - thông tin.

    • Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, quán triệt và thực hiện đường lối, chủ trương của Trung ương, Đảng bộ huyện Yên Lập đã cụ thể hoá thành những hành động, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện đã có những bước tiến mới, nhanh chóng được triển khai và nhận được sự đồng tình ủng hộ cao trong quần chúng nhân dân. Nhờ đó trong 15 năm xây dựng đời sống văn hóa (2000 – 2015), Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Lập đã đạt được những thành tựu to lớn. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng các thiết chế văn hoá, nhà văn hoá, Huyện uỷ Yên Lập đã chủ trương đẩy mạnh xây dựng các thiết chế văn hoá, nhà văn hoá nhằm tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân hưởng thụ những giá trị văn hoá một cách thường xuyên, trực tiếp. Để chủ trương của Đảng bộ, của Tỉnh uỷ về việc triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thực sự đi sâu vào cuộc sống và thấm nhuần vào từng người dân thì Đảng bộ huyện Yên Lập đã theo sát và tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề trong Đảng, chính quyền MTTQ, các đoàn thể phụ nữ, thanh niên để triển khai học tập và thực hiện nội dung của các chỉ thị, văn bản. Công tác chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện được đề ra một cách rõ ràng, xuyên suốt trên toàn địa bàn huyện.

    • Trong 15 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy các địa phương đã có nhiều cố gắng triển khai thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật và chính sách về phát triển văn hóa do Trung ương, Chính phủ, các Bộ, ngành và của Tỉnh ban hành, vận dụng sáng tạo phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng địa phương, đơn vị. Công tác đầu tư, xây dựng các thiết chế văn hóa từng bước được chú trọng, quan tâm, đáp ứng phục vụ hoạt động văn hóa trên địa bàn. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm văn hóa”. Các địa phương đã đã đầu tư nguồn lực để xây mới và nâng cấp, sân vận động, khu vui thể thao; xây dựng bia tưởng niệm liệt sỹ; đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới nhiều cơ sở văn hóa từ huyện đến cơ sở; các công trình phục vụ cho nhu cầu hoạt động văn hóa, thể thao, thông tin đã được đầu tư xây dựng nhiều, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân.

    • Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều những nhu cầu khác về thiết chế văn hóa mà huyện chưa thực hiện được. Khu trung tâm huyện vẫn chưa xây dựng được nhà tập luyện và thi đấu thể thao chung; sân vận động đã triển khai nhưng chưa thực sự đi vào hoạt động; toàn địa bàn huyện chưa xây dựng được bảo tàng, rạp chiếu phim, công viên,.... hoạt động của mạng lưới thư viện từ huyện đến cơ sở vẫn được duy trì nhưng chưa có sự tham gia sổi nổi của các tầng lớp nhân dân, chủ yếu vẫn là các cơ quan, ban ngành tìm hiểu tài liệu chuyên khảo, phong trào đọc sách trong nhân dân còn nhiều hạn chế (nguyên nhân phần lớn do điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhân dân chưa có thời gian quan tâm đến việc đọc sách).

    • Từ những thành tích đã đạt được và những khó khăn, hạn chế cần khắc phục, Huyện uỷ Yên Lập cũng đã đề ra những nhiệm vụ mới cho các đơn vị, tập thể, khu dân cư, làng, xã về việc quy hoạch có địa điểm để tổ chức các sinh hoạt văn hoá, thể thao…; hàng năm, xác định chỉ tiêu phát triển văn hoá - thể thao,tăng cường cơ sở vật chất và đào tạo cán bộ cho văn hoá - thể thao; xây dựng quỹ xây dựng đời sống văn hoá; tổ chức các hoạt động giao lưu, sáng tạo, hưởng thụ văn hoá để nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

    • 2.2. Xây dựng nếp sống văn hoá mới

    • Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy, Huyện ủy Yên Lập đã cho ban hành các văn bản về tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống văn bản và cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII áp dụng vào thực tế địa phương như: Nghị quyết của Ban Thường vụ Huyện ủy, Đề án của UBND huyện về phát triển sự nghiệp Văn hóa – thông tin – thể thao và du lịch giai đoạn 2000-2005, 2006 - 2010; đặc biệt triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứXII, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 12/NQ-HU ngày 12/8/2011, UBND huyện xây dựng Đảng kèm theo quyết định số: 1697/QS-UBND về phát triển sự nghiệp Văn hóa – thông tin – thể thao và du lịch giai đoạn 2011-2015.

    • Trong các Hội nghị tổng kết năm và trong Đại hội Đảng bộ huyện theo nhiệm kỳ đều đã có sự đánh giá và nhấn mạnh đến nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong 10 nhiệm vụ cụ thể và bốn nhóm giải pháp lớn mà Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII đề ra, bao trùm và tổng quát nhất là nội dung phát động và thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; huyện đã thành lập “Ban Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, Chủ tịch Ủy ban MTTQ và Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin làm phó ban, các thành viên khác gồm các ban, ngành, đoàn thể liên quan của huyện.

    • Ngày 12/04/2000, Ban chỉ đạo cuộc vận động phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá đã Ban hành Kế hoạch triển khai phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá nhằm:

    • Tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các cấp, các ngành, từ trong các cơ quan nhà nước đến ngoài xã hội, trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dânvề vai trò, vị trí của văn hoá và nhân tố con người đối với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    • Phối hợp và đẩy mạnh các phong trào quần chúng hiện có trong phong trào chung Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, đồng thời lồng ghép bổ sung nội dung văn hoá vào các phong trào hiện có của các Bộ, Ban, Ngành, đoàn thể, các địa phương.

    • Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, bảo tồn có chọn lọc những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc; loại bỏ dần những cái lỗi thời, lạc hậu, hình thành dần những tập quán mới văn minh, sống và làm việc theo pháp luật.

    • Xây dựng và phấn đấu theo các chỉ tiêu, quy chế, quy tắc về nếp sống văn hoá. Huy động nguồn lực của toàn xã hội tham gia các hoạt động sáng tạo và xây dựng đời sống văn hoá, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hoá phát triển, nâng cao dần mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân, góp phần thúc đẩy - xã hội phát triển.

    • Thực hiện phương hướng nêu trong Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) "làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội" và tập trung vào hai lĩnh vực sau:

    • Đoàn kết xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống tốt đẹp

    • Đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá phong phú, lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

    • Để thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; ngay từ đầu năm, Ban chỉ đạo phong trào đã chỉ đạo phòng Văn hoá và Thông tin phối hợp với Uỷ ban MTTQ huyện triển khai, cụ thể hoá chương trình, kế hoạch hoạt động trong công tác đăng ký các danh hiệu văn hoá, đồng thời hướng dẫn các xã, thị trấn bình xét các danh hiệu Gia đình văn hoá, đăng ký danh hiệu thôn, bản, khu dân cư văn hoá. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân tham gia thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hoá, thôn, bản, khu dân cư văn hoá, gắn phong trào với công tác bình xét các danh hiệu cuối năm, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, làm cho phong trào thật sự phát triển rộng khắp về cả chiểu sâu, bề rộng có tác động tích cực, sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Thông qua phong trào các xã, thị trấn, các thôn, bản, khu dân cư đã xây dựng đời sống văn hoá vui tươi, lành mạnh, hạn chế và xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, cảm hoá, giáo dục, giúp đỡ những người lầm lỗi, người trót sa ngã vào tệ nạn xã hội hoàn lương ngay tại gia đình và cộng đồng dân cư. Hàng năm, Ban chỉ đạo phối hợp với Uỷ ban MTTQ và các phòng ban, ngành đoàn thể, xây dựng kế hoạch liên tịch phân công cụ thể theo từng nội dung của phong trào như xây dựng hộ gia đình đạt danh hiệu văn hóa sức khỏe; xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị xanh - sạch - đẹp,… từ đó giúp các cá nhân và tập thể nắm rõ về các tiêu chí, cách chấm điểm, đánh giá, xếp loại danh hiệu văn hóa; tự giác tham gia xây dựng hộ gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn vị văn hóa. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan đơn vị, các xã, thị trấn bình xét và đề nghị công nhận danh hiệu văn hóa. Sơ kết, tổng kết và biểu dương gương điển hình tiên tiến có nhiều thành tích trong quá trình thực hiện phong trào. Qua đó, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, giảm thiểu tệ nạn xã hội, lành mạnh hóa môi trường của cộng đồng và xã hội.

    • Trong những năm qua, phòng Văn hoá và Thông tin, Ủy ban MTTQ huyện cùng với các ban, ngành đoàn thể và các thành viên trong Ban chỉ đạo phong trào làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy đảng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước để mở rộng và không ngừng nâng cao chất lượng phong trào trong giai đoạn mới.

    • Qua 15 năm thực hiện, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã thực sự đi vào cuộc sống, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và di sản vùng đất Tổ. Đồng thời góp phần điều chỉnh lối sống, cách nghĩ của mọi tầng lớp xã hội trên địa bàn huyện. Đa số cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, tiên phong gương mẫu, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống lành mạnh, đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, xây dựng văn hóa mới, con người mới.

    • Thực hiện về Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 19/2/2001 “Phát triển sự nghiệp văn hoá, thông tin, thể thao của huyện Yên Lập giai đoạn 2001- 2005”, hoạt động văn hoá, thông tin có sự chuyển biến rõ nét. Hàng năm, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở tổ chức thành công nhiều đợt kỷ niệm các ngày lễ lớn, ngày truyền thống của Đảng và dân tộc; tăng cường công tác quản lý và đầu tư xây dựng mạng lưới thông tin, tuyên truyền viên tới từng thôn, bản. Hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động (5/1995). Nhằm tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của cấp ủy cơ sở đối với phong trào, ngày 28/10/2003, Ban Thường vụ Huyện uỷ ra Nghị quyết về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng đối với cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Cuộc vận động đã khơi dậy tình làng, nghĩa xóm, nhân dân đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Việc thực hiện quy chế dân chủ, quy ước, hương ước, xây dựng làng xã văn hoá được đẩy mạnh. Nhiều tập tục lạc hậu bị đẩy lùi. Các phong trào, các cuộc vận động thực hiện có hiệu quả. Đến năm 2005, toàn huyện có 7/17 xã, thị trấn; 157/223 khu dân cư; 99 cơ quan, đơn vị và trường học đạt tiêu chuẩn “Văn hoá”. Chất lượng truyền thanh, truyền hình được nâng lên. Hiện nay, toàn huyện có 100 % số xã, thị trấn có đài truyền thanh đến tận khu dân cư. Các giá trị văn hoá, bản sắc các dân tộc trên địa bàn được gìn giữ và phát huy. Đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc huyện Yên Lập những năm qua được cải thiện rõ rệt.

    • Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục - thể thao có bước phát triển mới, thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân tham gia. Một số thiết chế văn hoá được quan tâm đầu tư xây dựng. Đến năm 2005, gần 100 % số xã, thị trấn trong huyện có điểm bưu điện văn hoá, tủ sách, nhà thư viện, nhà văn hoá, sân bãi luyện tập thể dục, thể thao. Nhiều tập tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang giảm hẳn. Điều kiện ăn ở, phương tiện đi lại, nghe nhìn của nhân dân được cải thiện rõ nét.

    • Để cụ thể hóa việc triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, hàng năm Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành Nghị quyết, Quyết định như: Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 12/8/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy về "Phát triển sự nghiệp Văn hóa - Thông tin - Truyền thông - Thể thao và Du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 - 2015”; UBND huyện ban hành Đề án "Phát triển sự nghiệp Văn hóa - Thông tin - Truyền thông - Thể thao và Du lịch kèm theo Quyết định số: 1697/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của UBND huyện Yên Lập giai đoạn 2011 - 2015”, các quyết định về việc thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phối hợp với Uỷ Ban mặt trận Tổ Quốc huyện xây dựng và triển khai chương trình phối hợp chỉ đạo thưc hiện nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, UBND huyện đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, mừng thọ và lễ hội; hướng dẫn xây dựng sửa đổi quy ước, hương ước, văn bản hướng dẫn bình xét gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, cơ quan đơn vị văn hóa. Tham mưu Huyện ủy, HĐND huyện đưa nội dung phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội hằng năm để tập trung chỉ đạo. Các Nghị quyết của Huyện uỷ từ các cấp chính quyền cho đến cơ sở đều đã bám sát tình hình thực tế của địa phương để có biện pháp chỉ đạo đúng.

    • Sau khi được thành lập và kiện toàn, Ban chỉ đạo đã kịp thời ban hành các Hướng dẫn thực hiện các chương trình của Trung ương và của Tỉnh uỷ. Nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” về vấn đề xây dựng nếp sống văn hoá mới được tiến hành ở cấp cơ sở của tỉnh bao gồm:

    • Xây dựng gia đình văn hoá.

    • Xây dựng làng văn hoá.

    • Xây dựng cơ quan, đơn vị văn hoá.

    • Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

    • Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

    • Công tác kiểm tra, giám sát

    • Theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 về Tăng cường quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát, Ban chỉ đạo Trung ương và chính quyền các cấp, các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể chọn điểm chỉ đạo phong trào, tăng cường kiểm tra, giám sát, từ đó rút kinh nghiệm nhân rộng điển hình, khắc phục yếu kém, uốn nắn lệch lạc để phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" phát triển vững chắc đi nhanh vào cuộc sống. Hàng năm, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp thực hiện kiểm tra chéo, đánh giá thực chất phong trào, kịp thời đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn, có giải pháp tạo điều kiện để phong trào phát triển, xem xét việc bình chọn cá nhân, tập thể có thành tích để tuyên truyền, biểu dương kịp thời.

    • Để phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thực hiện có hiệu quả, hàng năm UBND huyện thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung, chương trình, hoạt động phong trào ở các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Đồng thời, Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch, phối hợp với Uỷ ban MTTQ và các ban, ngành đoàn thể huyện tiến hành kiểm tra, giám sát tổ chức, hoạt động của Ban chỉ đạo phong trào cấp xã, thị trấn. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát của Ban chỉ đạo các cấp, kịp thời phát hiện những hạn chế, tồn tại trong triển khai thực hiện, để đề ra các giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn; đồng thời khuyến khích, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng và thực hiện với tinh thần tự giác, trách nhiệm, đoàn kết thống nhất cao.

    • Công tác sơ kết, tổng kết và thi đua, khen thưởng

    • Hàng năm, Ban chỉ đạo huyện yêu cầu các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn tổ chức đánh giá kết quả đạt được, rút ra bài học kinh nghiệm và xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ trong thực hiện phong trào cho thời gian tiếp theo; đánh giá những mặt đạt được và những tồn tại trong thực hiện phong trào. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm phát huy kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong triển khai thực hiện phong trào.

    • Bên cạnh đó, công tác thi đua, khen thưởng luôn được chú trọng. Đây là phong trào rộng lớn thu hút sự tham gia của mọi tầng lớp xã hội nên sẽ có nhiều phong trào nhánh. Mỗi phong trào ứng với một danh hiệu thi đua như: Người tốt việc tốt; Gia đình văn hoá; Khu dân cư tiên tiến, xuất sắc; Làng, ấp, bản, khu phố văn hoá; Công sở đạt tiêu chuẩn văn hoá; Xí nghiệp, nhà máy, doanh nghiệp... văn minh; Văn nghệ sĩ vì sự nghiệp xây dựng đời sống văn hoá; Chiến sĩ vì sự nghiệp xây dựng đời sống văn hoá; Tiểu đội, đại đội, trung đoàn... đồn biên phòng, đồn công an... có môi trường văn hoá tốt.

    • Thông qua công tác thi đua, khen thưởng đã phát hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện phong trào. Qua đó, kịp thời động viên, khích lệ và nhân rộng các tấm gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến. Hàng năm, hướng dẫn các xã, thị trấn tiến hành bình xét các danh hiệu khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa. Phong trào được tổ chức ngày càng thiết thực và toàn diện, tỷ lệ khu dân cư và gia đình văn hóa năm sau đều cao hơn năm trước, góp phần động viên kịp thời, tạo điều kiện cho những điển hình tiên tiến tham gia tích cực trong thực hiện phong trào.

    • Công tác tuyên truyền, vận động

    • Trong 15 năm, huyện Yên Lập đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Tuyên truyền trên hệ thống Đài Truyền thanh, tuyên truyền trực quan bằng baner, khẩu hiệu, văn nghệ cổ động, trong sinh hoạt các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các câu lạc bộ và trong các cuộc họp nhân dân tại thôn, bản. Huyện đã phát hành trên 20.000 tờ rơi tuyên truyền về các tiêu chí xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa - khu văn hóa” và mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa của huyện đến từng hộ gia đình; tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc trong huyện lần thứ X; tổ chức tuyên truyền thực hiện Quy chế nếp sống văn minh làng, xã, đề án xây dựng nông thôn mới đến từng địa bàn dân cư…

    • Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện thường xuyên tuyên truyền về công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và phổ biến, giáo dục pháp luật. Duy trì hàng tuần chuyên mục “Xây dựng đời sống văn hóa” và chuyên mục “pháp luật và đời sống” để tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, những gương điển hình người tốt, việc tốt. Công tác tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử của huyện luôn đảm bảo đúng mục đích, bám sát các sự kiện chính trị nổi bật của Trung ương, của tỉnh, của huyện và các địa phương, từ khi đi vào hoạt động Trang thông tin điện tử của huyện đã đăng tải trên 2.500 tin, bài, ảnh, video và có trên 200 nghìn lượt truy cập.

    • Các đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở đã phối hợp tuyên truyền sâu rộng trong hội viên, đoàn viên, gắn với hoạt động của các câu lạc bộ như: Câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình, Câu lạc bộ Gia đình hạnh phúc. Tuyên truyền qua các hội nghị sơ kết, tổng kết hàng năm, qua họp khu dân cư, sinh hoạt chi bộ và ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Qua đó tạo được sự chuyển biến trong nhận thức của nhân dân về xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng khu dân cư văn hóa.

    • Thực hiện các chương trình, dự án, chỉ thị của Tỉnh ủy Phú Thọ, Huyện uỷ Yên Lập cũng đã triển khai thực hiện phong trào theo đúng yêu cầu của Ban chỉ đạo tỉnh bằng việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá. Đồng thời tổ chức học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Trong đó, mỗi thị trấn hay mỗi xã chọn một số nội dung trọng tâm để chỉ đạo như: xây dựng mô hình huyện điểm văn hoá, xây dựng mô hình tổ chức cưới theo nếp sống văn hoá, xây dựng các mô hình dòng họ văn hoá,... Cấp ủy đảng các xã xa thị trấn thì Huyện uỷ tập trung chỉ đạo thực hiện đề án xóa đói, giảm nghèo, xây dựng mô hình ăn ở vệ sinh, xóa bỏ tập tục lạc hậu, xây dựng hương ước, quy ước thực hiện nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc... Đặc biệt, cấp ủy đảng các cấp đều đã ban hành và chỉ đạo thực hiện tốt quy định về quy ước tổ chức việc cưới, việc tang, lễ hội theo tinh thần Quyết định 308/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ.

    • Ở các Đảng bộ xã, chi bộ cơ sở dưới dự chỉ đạo của tổ chức đảng cấp trên đã nhanh chóng tổ chức quán triệt, ra Nghị quyết thực hiện phong trào, coi đó là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và vận động các tầng lớp, các đoàn thể nhân dân hưởng ứng phong trào. Trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện phong trào, các tổ chức Đảng ở cơ sở, thông qua các thành viên trong Ban chỉ đạo đã nêu cao vai trò trách nhiệm của mình, kết hợp, phối hợp và lồng ghép các nội dung, chương trình hành động của các ngành và các đoàn thể để triển khai thực hiện có hiệu quả.

    • Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa đã phát huy được tinh thần tương thân, tương ái, cùng giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần trong nhân dân.

    • Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” thực sự là một cuộc vận động văn hoá lớn, phát huy được sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân trong việc thực hiện khẩu hiệu “Nhà nước và nhân dân cùng làm văn hoá”, chăm lo xây dựng đới sống văn hoá cho mỗi người dân, mỗi cộng đồng để văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội. Qua đó, tăng cường đoàn kết, phát huy nội lực và tinh thần tự quản trong nhân dân để cùng nhau xây dựng, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của cha ông, thực hiện nếp sống văn hoá, phát huy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ vững an ninh trật tự ở thôn xóm, ngăn ngừa, đấu tranh phòng chông tội phạm và các tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh.

    • Xây dựng lối sống mới là nội dung được Hồ Chí Minh lúc sinh thời quan tâm nhiều nhất. Người quan niệm: "Muốn xây dựng một xã hội mới và tốt đẹp thì phải tiêu diệt những thói hư, tật xấu của xã hội cũ còn sót lại. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải bồi dưỡng con người xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa là con người có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng" [54, 110]. Người đã viết, đã bàn rất nhiều về xây dựng lối sống mới thông qua những tác phẩm như Đời sống mới, Sửa đổi lối làm việc,…

    • Hồ Chí Minh quan niệm văn hóa đạo đức và lối sống có quan hệ mật thiết với nhau. Theo Người, đạo đức là cái gốc của xã hội, của con người; đạo đức là nền tảng để hình thành và xây dựng lối sống mới của con người mới trong xã hội mới. Người cho rằng, đạo đức là những quy tắc, những chuẩn mực phù hợp với cuộc sống, được con người và cộng đồng thừa nhận nhằm điều hòa quan hệ giữa người với người trong quá trình phát triển xã hội. Còn lối sống là cái biểu hiện bên ngoài, là hệ quả trực tiếp của đạo đức. Trong thực tế, các quan điểm lối sống, lẽ sống của dân tộc, cộng đồng cũng chính là quan điểm, giá trị văn hóa đạo đức của dân tộc, của cộng đồng và ngược lại. Và những chuẩn mực, những khuôn mẫu đạo đức khi đã trở thành nếp, thành thói quen, tập quán xã hội thì đó chính là lối sống của một cộng đồng, một cá nhân.

    • Phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”

    • Gia đình là tế bào của xã hội, được coi là một đơn vị xã hội đầu tiên. Gia đình là môi trường vô cùng quan trọng để hình thành nên nhân cách con người. Gia đình có vai trò tái sản xuất ra con người, tạo ra sức lao động cho cộng đồng, giáo dục cho các thành viên thấm nhuần, làm theo các chuẩn mực và giữ gìn các giá trị truyền thống văn hóa. Xuất phát từ nhận thức về ý nghĩa và vai trò của công tác xây dựng gia đình văn hoá, phong trào xây dựng “Gia đình văn hoá” được Huyện uỷ triển khai sâu rộng nhanh chóng với nhiều biện pháp, hình thức khác nhau trên toàn địa bàn huyện.

    • Huyện uỷ Yên Lập coi đây là một nội dung trọng tâm của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. “Gia đình văn hoá” vốn được coi là hạt nhân của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với nhiều nội dung tiêu chí cụ thể, phong phú. Ban chỉ đạo các cấp đã phối hợp với các ban ngành đoàn thể hướng dẫn việc học tập, đăng ký và thực hiện các tiêu chí xây dựng “Gia đình văn hoá” như: Hội phụ nữ với Câu lạc bộ Gia đình văn hoá theo chuẩn mực no ấm, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ; Hội nông dân với phong trào xây dựng “Gia đình nông dân văn hoá”; Uỷ ban MTTQ, Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh…đều có những nội dung xây dựng gia đình thành viên theo các chuẩn mực văn hoá tạo nên phong trào rộng lớn ở cơ sở.

    • Theo tinh thần của Nghị quyết ngày 2/1/2002 Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin đã ký Quyết định số 01/2002/QĐ-BVHTT về việc ban hành Quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hoá, Làng văn hoá, Khu phố văn hoá, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã đề ra kế hoạch, để được công nhận là gia đình văn hoá thì gia đình đó phải đạt được 4 tiêu chuẩn sau:

    • Gia đình ấm no, hoà thuận, tiến bộ, khoẻ mạnh và hạnh phúc

    • Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân

    • Thực hiện kế hoạch hoá gia đình

    • Đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư

    • Ban vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư’’ tích cực triển khai nội dung cuộc vận động, tuyên truyền từng hộ gia đình đăng ký danh hiệu “Gia đình văn hóa” với các tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia phong trào thi đua của địa phương; từng hộ gia đình phấn đấu học tập, công tác, lao động sản xuất và kinh doanh đạt năng xuất, chất lượng và hiệu quả; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân, không vi phạm pháp luật; tự giác thực hiện hương ước khu dân cư; Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và mừng thọ. Trong gia đình mọi người đều bình đẳng, các thành viên có trách nhiệm thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, nêu cao vai trò gương mẫu của ông bà, cha mẹ, anh chị, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình và xã hội, tạo mối quan hệ nhân ái, nghĩa tình trong bà con xóm giềng. Tại các địa phương đã xây dựng được nhiều gia đình, thôn, bản, tổ liên gia, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, trường học và các vùng dân cư có đời sống văn hóa lành mạnh. Theo báo cáo của Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ huyện những năm gần đây tỷ lệ hộ gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa đạt từ 84,5-90%. Hàng năm, vào dịp kỉ niệm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11) - Ngày Hội đại đoàn kết toàn dân, Ban Công tác Mặt trận ở các khu dân cư đã làm tốt công tác biểu dương các gia đình văn hóa tiêu biểu.

    • Hàng năm, Ban Chỉ đạo phong trào huyện đã hướng dẫn các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị bình chọn công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, tổ chức khen thưởng các “Gia đình văn hóa” tiêu biểu, kịp thời động viên và nhân rộng góp phần nâng cao chất lượng phong trào. Việc phát động, đăng ký và tổ chức bình xét danh hiệu “Gia đình văn hóa” hàng năm ở cơ sở diễn ra công khai, dân chủ. Số lượng và chất lượng gia đình văn hoá ngày càng được nâng lên. Các mục tiêu và chỉ tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam trên địa bàn huyện được triển khai và thực hiện có hiệu quả. Đặc biệt, các chỉ tiêu: Chăm lo phát triển giáo dục, giảm tỷ lệ hộ nghèo, công tác kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện… tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác gia đình, động lực quan trọng thúc đẩy xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ và hạnh phúc.

    • Từ năm 2000 đến năm 2015 số lượng gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa ngày càng cao: Năm 2000 đạt 65%; năm 2005 đạt 68.2%; năm 2010 đạt 75%; năm 2015 đạt 87,2% (tăng 22,2% so với năm 2000) [79].

    • Qua thực hiện phong trào xây dựng “Gia đình văn hoá”, những giá trị văn hoá truyền thống gia đình Việt Nam được giữ gìn và phát huy: ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng thuỷ chung, anh em hoà thuận. Có nhiều gia đình vẫn giữ được nếp sống có nhiều thế hệ cùng chung sống với nhau hoà thuận, có ý thức chăm lo, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp tình làng nghĩa xóm; các gia đình cùng nhau thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc giáo dục trẻ em, việc thực hiện Luật bình đẳng giới và Luật phòng chống bạo lực gia đình. Vai trò của người phụ nữ và gia đình được đề cao hơn, cùng nhau thực hiện tốt nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” cùng các phòng trào “đền ơn đáp nghĩa”, “chăm sóc người có công”, công tác Xã hội hóa các hoạt động Văn hoá - Thể thao thu hút đông đảo các gia đình tham gia.

    • Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 72/2001/ QĐ - TTg về việc chọn ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam.

    • Tuy nhiên, do ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, nhiều giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam bị tác động xấu như: Cha mẹ tập trung làm kinh tế không quan tâm đến con cái, quan hệ của các thành viên trong gia đình lỏng lẻo, tình trạng ly thân, ly hôn, ngoại tình, quan hệ tình dục trước hôn nhân, bạo lực gia đình… diễn ra ngày càng phức tạp; một số đơn vị các cấp chính quyền chưa quan tâm, sâu sát đến công tác gia đình; công tác xóa đói, giảm nghèo chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn cao; các tai, tệ nạn xã hội có xu hướng phát triển, xâm nhập vào gia đình;… là những vấn đề xã hội đang cản trở sự phát triển bền vững trong mỗi gia đình.

    • Như vậy, muốn nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân, muốn xây dựng được nền văn hóa mới, lối sống mới, con người mới thì cần phải bắt đầu từ mỗi gia đình – nguồn gốc của xã hội.

    • Phong trào xây dựng “Khu dân cư văn hóa”

    • Từ gia đình, những chuẩn mực ứng xử và giá trị nền tảng phải được mở rộng thành những quan hệ tốt đẹp trong từng làng, xóm, thôn, ấp rồi lan tỏa ra cả cộng đồng. Sự lan tỏa đó sẽ tạo nên tinh thần đoàn kết, tương hỗ giữa các cá nhân với cá nhân, gia đình với gia đình, tiến tới xây dựng khu dân cư văn hóa trở thành một phong trào.

    • Văn kiện Đại hội XI đã nhấn mạnh việc đưa phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả. Trong những năm qua, phong trào xây dựng khu dân cư văn hoá phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành phong trào sôi nổi và rộng khắp, thu hút được sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, khơi dậy niềm tin và sự thi đua sáng tạo trong cộng đồng dân cư. Bên cạnh việc xây dựng “Gia đình văn hoá” thì Ban thường vụ Huyện uỷ Yên Lập còn rất chú trọng đến phong trào xây dựng “Khu dân cư văn hóa”. Các cấp Đảng uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã nhận thức một cách sâu sắc về phong trào xây dựng Khu dân cư văn hóa, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở.

    • Việc thực hiện Quy ước thôn, bản, khu dân cư văn hóa đã phát huy được hiệu quả, nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp, các giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ, bảo tồn, phát huy, quan hệ gia đình, hàng xóm ngày càng được gắn bó, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương được giữ vững. Có thể nói, phong trào xây dựng khu dân cư văn hóa đã góp phần rất quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn huyện.

    • Để phát huy hiệu quả danh hiệu văn hóa, trong những năm qua Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn, các khu vực dân cư và đơn vị đạt danh hiệu Văn hóa cấp tỉnh tổ chức lễ đón nhận trang trọng, tạo không khí thi đua sôi nổi trong các khu dân cư, đơn vị, cơ quan, các xã và toàn huyện. Việc bình xét khu dân cư văn hoá hàng năm được tiến hành đúng quy trình, thủ tục dựa trên các tiêu chuẩn, hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh, cụ thểtiêu chuẩn chung gồm 4 điểm sau:

    • Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển

    • Có đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú: Có các thiết chế văn hoá, giáo dục, y tế phù hợp, có đội văn nghệ quần chúng; tổ chức sinh hoạt văn hoá, thể thao vui chơi giải trí thường xuyên; thực hiện tốt Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng; không có tệ nạn xã hội; không tàng chữ và sử dụng văn hoá phẩm thuộc loại cấm lưu hành.

    • Có môi trường cảnh quan sạch đẹp: Đường giao thông, đường làng xóm sạch sẽ, có nhiều cây xanh và từng bước được nâng cấp; các hộ gia đình được sử dụng nước sạch và có nhà tắm, nhà xí hợp vệ sinh; tôn tạo và bảo vệ các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

    • Có khu vui chơi giải trí và hoạt động văn hoá - thể thao.

    • Thực hiện tốt pháp luật, chủ trương của Đảng và các chính sách xã hội của Nhà nước, đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng và thực hiện Quy ước, Hương ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư theo Chỉ thị 24/1998/CT-TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ; các tổ chức đoàn thể hoạt động có hiệu quả; trẻ em đang độ tuổi đi học đều được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trở lên; có phong trào đền ơn đáp nghĩa và hoạt động từ thiện có hiệu quả.

    • Năm 2015 toàn huyện có 181/223, tương đương với 81,2% khu dân cư đạt văn hóa (tăng 35,2% so với năm 2000). Trong đó tiêu biểu là xã Nga Hoàng có 6/6 khu; Mỹ Lương 15/16 khu; Ngọc Đồng 11/12 khu. Năm 2015 Ban chỉ đạo huyện đề nghị Chủ tịch UBND huyện công nhận 97 khu dân cư đạt danh hiệu văn hóa 03 năm liền; khen thưởng 17 khu dân cư đạt danh hiệu văn hóa tiêu biểu 3 năm liền [84].

    • Hằng năm, Ban Chỉ đạo huyện có văn bản hướng dẫn các xã, thị trấn về tiêu chuẩn, thủ tục công nhận danh hiệu làng văn hoá, triển khaitới các thôn, xóm, các xã, thị trấn; đồng thời xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá chất lượng các làng văn hoá đã được công nhận, và kiểm tra đề nghị công nhận. Thông qua cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, Ban Chỉ đạo đã phối hợp với các cấp uỷ đảng, chính quyền vận động nhân dân thực hiện quy chế dân chủ, tham gia xây dựng các Quy ước xây dựng thôn, bản, khu dân cư văn hoá.

    • Năm 2016, UBND huyện ban hành Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 26/01/2016 về triển khai thực hiện sửa đổi, bổ sung Quy ước thôn, khu trên đại bàn huyện Yên Lập. Triển khai kế hoạch của UBND huyện, UBND các xã, thị trấn đã tiến hành sửa đổi, bổ sung Quy ước thôn, khu dân cư. Việc sửa đổi, bổ sung Quy ước nhằm động viên nhân dân tích cực thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; góp phần tích cực vào việc xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng vững mạnh. Qua đó nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tích cực tham gia phong trào “Quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc”, “Phòng, chống tội phạm ma túy”, “Toàn dân giáo dục cảm hóa người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng”, “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông”... Với phong trào thi đua sôi nổi và được sự hưởng ứng nhiệt liệt từ quần chúng nhân dân, các cụm dân cư đã phát huy tốt vai trò tự quản, ý thức chủ động, tích cực của cộng đồng, đặc biệt là ý thức tự giác, tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo. Bằng tình làng nghĩa xóm, nhân dân ở các thôn, bản, khu đã giúp đỡ, cảm hóa giáo dục nhiều đối tượng vi phạm pháp luật trở thành người tốt, tạo cho họ công ăn việc làm ổn định; giáo dục các đối tượng thanh thiếu niên chậm tiến; tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh phong trào tự quản an ninh trật tự ở địa bàn dân cư và nơi công cộng. Trên địa bàn huyện có 223 tổ hòa giải, đã hòa giải thành công nhiều vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, bất hòa trong gia đình, góp phần giữ vững và ổn định tình hình trật tự an ninh thôn xóm.

    • Ban chỉ đạo phong trào của huyện thường xuyên chỉ đạo Ban chỉ đạo các xã, thị trấn, Ban vận động các thôn, xóm xây dựng hương ước đúng quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi thôn, xóm và được nhân dân đóng góp dân chủ trước khi hoàn chính để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các chi bộ, đoàn thể thôn làng tổ chức họp, thảo luận các nội dung phong trào, tiến hành soạn thảo hương ước, quy ước đề nghị UBND huyện phê duyệt để thực hiện trong cộng đồng dân cư. Đến nay hầu hết các thôn làng đã xây dựng hương ước, quy ước đảm bảo theo quy chế dân chủ, theo quy định của pháp luật và phù hợp với thuần phong mỹ tục của địa phương.

    • Phong trào xây dựng làng văn hóa, khu dân cư văn hóa của huyện Yên Lập trong những năm qua được phát triển rộng khắp trong toàn huyện và trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng cả về số lượng và chất lượng, được các cấp, các ngành và đông đảo nhân dân tích cực hưởng ứng. Phong trào xây dựng Khu dân cư văn hóa đã tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội của huyện ngày càng ổn định và từng bước phát triển, tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội ở các khu dân cư và địa phương.

    • Việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã được cả hệ thống chính trị triển khai thực hiện đồng bộ theo chức năng, nhiệm vụ; đã được lồng ghép, thống nhất giữa các thành viên, các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tham gia thực hiện. Cuộc vận động đã góp phần tích cực đối với phong trào xây dựng “Thôn, bản, khu văn hóa”, tạo nên diện mạo mới ở vùng nông thôn trên địa bàn huyện cả về văn hóa lẫn kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, tiếp tục khẳng định nội dung của cuộc vận động đã đáp ứng được yêu cầu là cầu nối giữa Đảng - Chính quyền - Nhân dân, khơi dậy nguồn lực truyền thống đoàn kết, tạo nên sức mạnh nội lực trong mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư.

    • Cùng với đó là thường xuyên làm tốt việc giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc, mỗi bản làng, dòng họ trọng tâm là nêu cao vai trò gương mẫu của ông bà, cha mẹ, anh chị, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình và xã hội, tạo mối quan hệ nhân ái, nghĩa tình trong bà con làng xóm. Tại các cơ quan, đơn vị và 17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện xây dựng được nhiều gia đình, tổ liên gia, tập thể, cơ quan, doanh nghiệp văn hóa.

    • Để đảm bảo giữ gìn môi trường văn hoá lành mạnh trong điều kiện mở cửa hội nhập, các xã thị trấn đã phát huy tốt vai trò quản lý Nhà nước về lĩnh vực văn hoá, trong đó thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội, đảm bảo mọi hoạt động văn hoá phát triển phù hợp với định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với nhu cầu truyền thống văn hóa của dân tộc.

    • Đến nay, trên địa bàn huyện 100% các xã, thị trấn đều xây dựng được Hương ước, Quy ước; 100% khu dân cư tổ chức tốt “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”, 100% trục đường chính đến các xã được nhựa hoá; 100% xã có điện sinh hoạt, thị trấn Yên Lập có đèn chiếu sáng cộng đồng; 100% xã, thị trấn duy trì kết quả đạt chuẩn quốc gia về Y tế giai đoạn 2001 - 2010, trong đó 9/17 xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về Y tế giai đoạn 2011 - 2020; 100% xã có trung tâm học tập cộng đồng; 100% khu dân cư trong huyện đã xây dựng được nhà văn hoá [84].

    • Phong trào xây dựng và thực hiện cơ quan, công sở, doanh nghiệp văn hóa, đơn vị lực lượng vũ trang có nếp sống văn hóa

    • Với tinh thần các các cơ quan, đơn vị công tác, sản xuất, học tập phải là môi trường rèn luyện, hình thành nhân cách con người và nền văn hóa Việt Nam, phong trào xây dựng “Cơ quan văn hoá” được các cơ quan, đơn vị trong toàn huyện hưởng ứng tích cực. Trong đó, thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ cơ sở, đoàn kết nội bộ, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tham nhũng, thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy như: Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 10/6/2013 của Tỉnh ủy về “Tăng cường công tác lãnh đạo thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; chấn chỉnh việc uống rượu, bia, hút thuốc lá, tặng hoa, quà và sử dụng phương tiện công”; Quy chế văn hóa công sở; Luật phòng, chống bạo lực gia đình và Luật Bình đẳng giới. Tích cực tham gia phòng chống các tai tệ nạn xã hội vv,… từ đó góp phần tạo nếp sống văn hóa, văn minh công sở. Các tiêu chuẩn để xét công nhận danh hiệu cơ quan, đơn vị văn hoá bao gồm những tiêu chí sau:

    • Thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế, nhiệm vụ chính trị đã được đề ra bao gồm: hoàn thành xuất sắc kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ công tác của cơ quan, đơn vị hàng năm; thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Công nhân viên chức lao động; đời sống của cán bộ công nhân viên chức lao động ổn định, từng bước được cải thiện, thường xuyên chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Công nhân viên chức lao động trong cơ quan đơn vị; khắc phục các thủ tục phiền hà, thực hiện cải cách hành chính có hiệu quả, có nếp sống văn minh lịch sự trong sinh hoạt và giao tiếp; đấu tranh có hiệu quả với nạn tham nhũng, lãng phí của công và các hiện tượng tiêu cực khác.

    • Thực hiện tốt các vấn đề về văn hoá - xã hội bao gồm: Có kế hoạch thực hiện hiệu quả không ngừng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, tay nghề, bậc thợ cho Công nhân viên chức lao động hàng năm; giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự trong nội bộ cơ quan, đơn vị và trong quan hệ với nhân dân; không có người vi phạm các tệ nạn xã hội; có từ 80% gia đình cán bộ, công nhân viên chức lao động đạt chuẩn gia đình văn hoá ở cơ sở xã, phường nơi cư trú; thường xuyên có các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao góp phần nâng cao đời sống văn hoá và rèn luyện thể chất cho người lao động.

    • Môi trường cảnh quan sạch đẹp bao gồm: Trụ sở làm việc gọn gàng, ngăn nắp, thường xuyên đảm bảo xanh, sạch, đẹp, có sơ đồ vị trí làm việc của các bộ phận trong đơn vị, có bản nội quy cơ quan, lịch tiếp dân đầy đủ. Có một số khẩu hiệu (tranh cổ động nếu có) tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của đất nước, địa phương đơn vị và khẩu hiệu xây dựng đời sống văn hóa cơ quan văn hoá nội tại, ngoại thất của cơ quan, đơn vị mình.

    • Thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng và Pháp luật của Nhà nước bao gồm: chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy chế của cơ quan; nội bộ đoàn kết; cơ quan, đơn vị xây dựng và thực hiện tốt quy ước về xây dựng đời sống văn hóa; tổ chức Đảng, đoàn thể như: Công đoàn, phụ nữ, thanh niên đều phải đạt mục tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh hàng năm; giữ gìn bí mật quốc gia.

    • Để thực hiện một cách hiệu quả những nội dung trên cần cụ thể hoá và bổ sung nội dung của các phong trào trên cho phù hợp và thiết thực với từng địa bàn hoạt động của mỗi đơn vị.

    • Lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong toàn huyện đã hưởng ứng và thực hiện tốt các phong trào như xây dựng cơ quan, công sở xanh - sạch - đẹp, an toàn. Quan tâm chú trọng đến công tác từ thiện, có tinh thần tương thân, tương ái; đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Cán bộ công nhân viên chức thực hiện tác phong làm việc khoa học, văn minh, kỷ cương nơi công sở và phấn đấu thực hiện tốt các tiêu chuẩn về xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan đơn vị văn hóa.

    • Đến năm 2015, toàn huyện đã có 134/143 = 93,7% tập thể, cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn văn hóa, tăng 27,2% so với năm 2000 [84].

    • Hàng năm, Liên đoàn Lao động huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong huyện tổ chức tuyên truyền, phát động phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hoá, Tổ chức đăng ký, kiểm tra và tham mưu với Ban chỉ đạo huyện ra quyết định công nhận danh hiệu “đơn vị văn hoá”. Không chỉ biểu dương những cơ quan, đơn vị, mà Ban chỉ đạo các huyện, xã cũng đặc biệt chú ý đến việc biểu dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể đã có thành tích xuất sắc trong phong trào ở địa phương.

    • Các nội dung xây dựng cơ quan, đơn vị văn hoá được đưa vào quy chế hoạt động của cơ quan, đảng bộ, chi bộ cơ quan trực tiếp chỉ đạo như:

    • Ngành Giáo dục gắn nội dung xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường tiên tiến xuất sắc với tiêu chí xây dựng cơ quan trường học văn hoá.

    • Ngành Y tế phát động toàn ngành, trạm y tế xã đăng ký đạt chuẩn và xây dựng đơn vị văn hoá.

    • Các cơ quan, ban ngành đều có ý thức xây dựng đơn vị cơ quan văn hoá, nhiều đơn vị có phong trào Văn hoá văn nghệ - thể dục thể thao, hoạt động xã hội sôi nổi, xây dựng môi trường đơn vị cơ quan sạch đẹp.

    • Tác phong làm việc của cán bộ, công chức luôn văn minh, lịch sự. Cảnh quan môi trường nơi làm việc luôn đảm bảo xanh, sạch, đẹp.

    • Đến năm 2015 có : 81,2% khu dân cư đạt danh hiệu văn hóa, tăng 1,55 % so với năm 2011, đạt 93,3% mục tiêu Nghị quyết (mục tiêu Nghị quyết là 87%); 87,2% hộ gia đình đạt danh hiệu văn hóa, tăng 8,39 % so với năm 2011, vượt 0,2% so với mục tiêu Nghị quyết; 93,7% cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa, tăng 0,1 % so với năm 2011, đạt 94,1 % mục tiêu Nghị quyết, (mục tiêu Nghị quyết là 99,5%);

    • 100% xã, thị trấn có nhà văn hóa kiêm hội trường, 100% khu dân cư có nhà văn hóa, trong đó 42,6% đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 12,6 mục tiêu Nghị quyết;

    • 11/17 xã, thị trấn, đạt 70,5% có cụm baner, áp phích tuyên truyền, cổ động; vượt 10,5% so với mục tiêu Nghị quyết;

    • 100% đội văn nghệ các xã, thị trấn duy trì hoạt động thường xuyên, đạt mục tiêu Nghị quyết;

    • 100% khu dân cư xây dựng được hương ước, đạt mục tiêu Nghị quyết;

    • Xây dựng 01 Nhà văn hóa thanh thiếu nhi, không đạt mục tiêu Nghị Quyết;

    • Xây dựng khu di tích lịch sử Ngô Quang Bích, xã Xuân An được công nhận khu di tích lịch sử cấp tỉnh, đạt mục tiêu Nghi quyết;

    • Phấn đấu xây dựng khu di tích lịch sử Phục Cổ xã Minh Hòa được Bộ văn hóa - Thông tin công nhận khu di tích lịch sử cấp quốc gia, không đạt mục tiêu Nghị quyết [84-85].

    • Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tiếp tục được tập trung chỉ đạo thực hiện; vận động, tuyên truyền từng hộ gia đình đăng ký danh hiệu "gia đình văn hóa" với các tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành chủ chương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia phong trào thi đua của địa phương; từng hộ gia đình phấn đấu học tập, công tác, lao động sản xuất và kinh doanh đạt năng xuất, chất lượng và hiệu quả; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân, không vi phạm pháp luật; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và mừng thọ; trong gia đình mọi người bình đẳng, các thành viên có trách nhiệm thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết tương trợ trong cộng đồng. Tập trung lao động sản xuất từng bước giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện.

    • Công tác xây dựng nếp sống văn hóa được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm, trong đó chú trọng tới các đối tượng thanh, thiếu niên. Thông qua phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", các quy định trong hương ước khu dân cư. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng đối với các xã, thị trấn, khu dân cư đạt danh hiệu văn hóa 3 năm liền; gia đình văn hóa tiêu biểu.

    • Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, mừng thọ và lễ hội

    • Phong trào thực hiện nếp sống văn hoá trong việc cưới

    • Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới có tiến bộ, 100% xã, thị trấn trong huyện đã xây dựng và ban hành quy ước văn hóa, hằng năm tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung quy ước văn hóa đảm bảo phù hợp với các quy định của Nhà nước và sự phát triển của xã hội, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Trong những năm gần đây, đa số đám cưới đã được nhân dân tổ chức theo hướng lành mạnh, tiết kiệm, văn minh và phù hợp với truyền thống của dân tộc. Việc thách cưới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm và hầu như không còn. Việc đăng ký và trao giấy đăng ký kết hôn tổ chức tại UBND xã, thị trấn theo đúng luật. Hầu hết các đám cưới hiện nay chỉ tổ chức trong 1,5 ngày (trước kia từ 2-3 ngày)..., cưới xin theo các hủ tục lạc hậu cơ bản trên địa bàn huyện không còn.

    • Trong hương ước, quy ước của xã và khu dân cư được quy định rõ: Số lượng khách mời dự tiệc cưới không quá 300 người; không tổ chức tiệc cưới ở nhiều nơi, nhiều lần, không mời khách trong giờ hành chính. Không tổ chức cưới ở những nơi chi phí quá tốn kém, không phù hợp với đời sống, thu nhập chung của cộng đồng dân cư và cán bộ công chức. Dựng rạp không quá 15m chiều dài và 3m chiều ngang, không làm ảnh hưởng tới giao thông (đối với những gia đình ở mặt đường). Hiện nay, các đám cưới diễn ra đúng thời gian quy định, không phô trương hình thức, không mời khách tràn lan, tổ chức ăn uống dài ngày đảm bảo tốt việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới; không uống rượu say, không hút thuốc lá; không mở loa đài trước 5 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; khuyến khích hình thức báo hỷ sau ngày cưới thay cho việc mời dự tiệc cưới.Nam nữ thanh niên dân tộc đều đăng ký kết hôn đúng độ tuổi, không còn lệ thách cưới, tuỳ theo tôn giáo và điều kiện của mỗi dân tộc, sính lễ và hình thức cưới, hỏi gọn nhẹ, bớt rườm rà.

    • Đến 12/2015, trên địa bàn huyện có tổng số 11.758 đám cưới; vi phạm nếp sống văn minh trong việc cưới có 10 trường hợp, tảo hôn 20 trường hợp, tập trung chủ yếu và những năm đầu thực hiện cuộc vận động [94].

    • Thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang

    • Nhận thực rõ việc tiếp tục thực hiện việc tang theo nếp sống văn hóa có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi gia đình, và khu dân cư. Trong 10 năm qua UBND các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trên địa bàn huyện đã tập trung nhiều giải pháp tuyên truyền vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân hưởng ứng thực hiện. Quán triệt tinh thần, nội dung quy định về việc tang các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tổ chức thảo luận, tuyên truyền, kiên trì vận động trực tiếp tại các gia đình nhằm nâng cao nhận thức và ý thức thực hiện của cán bộ, hội viên và nhân dân. 100% gia đình hội viên cam kết và thực hiện tốt việc tang theo nếp sống văn hóa.

    • Nếp sống văn minh trong việc tang được thực hiện tương đối tốt, không còn hiện tượng để thi hài người chết quá 48h trong nhà, không sử dụng nhạc tang, kèn, trống quá 22 giờ đêm và trước 5 giờ sáng, an táng đúng nơi quy định, đảm bảo vệ sinh không gây ô nhiễm môi trường. Các xã, thị trấn, các thôn, bản, khu dân cư đều thành lập Ban tổ chức tang lễ để tổ chức việc tang nhanh, gọn, trang trọng, đúng quy định và phù hợp với phong tục ở địa phương, do đó đã hạn chế được một số hủ tục lạc hậu như khóc mướn, lăn đường,... Việc cúng 49 ngày, 100 ngày được tổ chức gọn nhẹ trong nội bộ gia đình và dòng tộc. Khuyến khích thực hiện hỏa táng và hạn chế vòng hoa viếng. Thực hiện nghiêm túc việc không rải tiền thật (Việt Nam đồng) và vàng mã trên đường đưa tang; nghiêm cấm lợi dụng việc tang để hành nghề mê tín dị đoan (bắt tà, trừ ma), chơi cờ bạc…

    • Đến tháng 12/2015, trên địa bàn huyện có 4.878 đám tang chôn cất theo phương thức truyền thống, có 10 đám tang hỏa táng, 4 mồ mả xây cất không theo kích thước quy định [89].

    • Đối với việc mừng thọ

    • Việc tổ chức mừng thọ đã thực sự trở lại đúng với ý nghĩa tôn kính người cao tuổi do Mặt trận tổ quốc, Hội Người cao tuổi tổ chức chúc thọ vào đầu xuân tại Nhà văn hoá xã, với nghi lễ trang trọng trao Giấy chứng nhận và quà lưu niệm của xã, thị trấn. Việc ăn uống chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình, đã giảm chi phí mừng thọ từ 60 đến 70% so với trước khi chưa có Chỉ thị.

    • Đến hết năm 2015, trên địa bàn huyện có tổng số 1.032 cụ được Hội người cao tuổi tổ chức chúc thọ. Việc mừng thọ cũng được tổ chức theo nếp sống văn hóa mới, thể hiện sự kính trọng, động viên người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống hữu ích, không phô trương, hình thức, tránh lãng phí [94].

    • Thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức lễ hội

    • Việc tổ chức lễ hội được thực hiện tiết kiệm, trang trọng, đúng quy định của pháp luật, đúng nghi lễ truyền thống tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân trong dịp xuân về. Các loại hình văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc Mường được khơi dậy và phát huy như diễn tấu cồng chiêng, đâm đuống, hát giang, hát ví,... Lễ hội là dịp để tôn vinh và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của người Mường nói chung và đồng bào Mường Yên Lập nói riêng. Các lễ hội của người Dao như tết nhảy, lễ cấp sắc được quy định ở một số chương, điều trong quy ước văn hóa. Trong đó là giảm số ngày đêm tổ chức và chi phí, nghi lễ tổ chức phải giữ đúng bản sắc dân tộc, không có biểu hiện mê tín dị đoan. Đối với lễ Noel hàng năm được tổ chức đúng quy định, nghi lễ của đạo thiên chúa, không lợi dụng sự mộ đạo của con chiên để tuyên truyền tư tưởng trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

    • 2.3. Đời sống văn hoá văn nghệ

    • Sau khi triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển sự nghiệp văn học - nghệ thuật, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và Nghị quyết số 23-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong tình hình mới, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết “Về phát triển sự nghiệp Văn hóa – thông tin – thể thao và du lịch giai đoạn 2000-2005, 2006-2010”; Nghị quyết số 12-NQ-HU ngày 22/8/2011 về “Phát triển sự nghiệp Văn hóa - Thông tin truyền thông - Thể thao và Du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 - 2015”. Hoạt động văn hóa, văn nghệ tại huyện Yên Lập đã có bước phát triển tiến bộ, phong trào văn nghệ quần chúng phát triển ngày càng rộng khắp; hoạt động văn hóa, văn nghệ đang từng bước được xã hội hóa.

    • Sau khi đánh giá tình hình sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật, chỉ ra những mặt hạn chế cần khắc phục, Đảng bộ huyện chỉ rõ nhiệm vụ và giải pháp nhằm đẩy mạnh phong trào xã hội hóa và nâng cao chất lượng sự nghiệp văn hóa, văn nghệ là: Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác tuyên truyền Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về văn hóa nghệ thuật và các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa. Xác định rõ văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu để phát triển kinh tế. Đẩy mạnh công tác phát triển sự nghiệp văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, phát động mạnh mẽ các phong trào văn hóa. Chăm lo bảo tồn, tôn tạo và phát huy những giá trị nhân văn tốt đẹp trong truyền thống cách mạng và văn hiến của quê hương, dân tộc, xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh trong Đảng và trong xã hội.

    • Hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật phong phú hơn về nội dung và đề tài, đa dạng hơn về hình thức, thể loại và phong cách biểu hiện. Tại các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị, trường học đều có phong trào văn nghệ phát triển ở mọi lứa tuổi, nhiều đơn vị đã thành lập và duy trì tốt hoạt động của các câu lạc bộ tổng hợp, câu lạc bộ thơ. Đến nay toàn huyện có 09 CLB văn nghệ; 02 CLB thơ; 02 CLB tổng hợp. Nhiều đơn vị đã tổ chức ngày hội văn hoá, thể thao quần chúng cấp xã, trong đó cấp huyện 7 năm liên tục tổ chức “Ngày hội văn hoá - thể thao các dân tộc”, các xã, thị trấn và các cơ quan, ban, ngành, trường học đều có phong trào văn nghệ phát triển ở mọi lứa tuổi. Hằng năm tích cực tham gia vào các hoạt động Phục vụ Giỗ tổ Hùng Vương, lễ hội Đền Hùng với các hoạt động làm trại, thi nấu ăn, cắm hoa, thi văn nghệ, thi đấu thể thao; hoạt động đón nhận bằng của UNESCO công nhận hát xoan là di sản thế giới cần được bảo vệ khẩn cấp và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Tổ chức thường xuyên các liên hoan diễn xướng dân gian, liên hoan hát xoan và dân ca Phú Thọ, liên hoan văn nghệ trong công nhân viên chức lao động và cộng đồng nhân dân; gìn giữ phát triển và khuyến khích các loại hình nghệ thuật, trong đó chú trọng đến nghệ thuật dân gian. Các đơn vị đi đầu trong phong trào là: Mỹ Lung, Thị trấn Yên Lập, Thượng Long, Xuân An, Minh Hòa, Hưng Long [85].

    • Phong trào văn hoá văn nghệ (VHVN) và thể dục thể thao (TDTT) trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, của ngành cấp trên, và đặc biệt là đã thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, tạo nên phong trào phát triển toàn diện, sôi nổi ở địa phương và đạt nhiều thành tích cao trong các kỳ hội thi, hội diễn, thi đấu tại tỉnh.

    • Nội dung, hình thức hoạt động được đổi mới, chất lượng được nâng cao, các hoạt động văn hóa thể thao, tuyên truyền cổ động, liên hoan, hội thi, hội diễn giao lưu phát triển từ cơ sở, thôn làng, các xã, thị trấn, cơ quan đến huyện. Các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là phát thanh truyền hình ngày càng phát triển, làm phong phú những hình thức và phương tiện, đưa văn hóa văn nghệ đến với đông đảo quần chúng nhân dân hơn.Nội dung biểu diễn vừa mang ý nghĩa phục vụ nhiệm vụ chính trị, vừa phục vụ nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hoá của đông đảo quần chúng nhân dân, nhất là vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đảng, đất nước, của tỉnh và của huyện. Hầu hết các xã đều có đội văn nghệ tham gia biểu diễn tại địa phương vào những dịp lễ, tết để phục vụ nhân dân tại địa phương.

    • 2.4. Thể dục thể thao

    • Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”

    • Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 20/6/2005 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển sự nghiệp thể dục thể thao đến 2010, Huyện uỷ chỉ đạo phòng Văn hoá và thông tin phối hợp với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội tích cực tuyên truyền rộng rãi tới các đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân để nâng cao nhận thức về quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với sự nghiệp thể dục thể thao trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện. Vì vậy, phong trào thể dục thể thao “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia với phương châm “mỗi người tự chọn cho mình một môn thể thao thích hợp” để rèn luyện thân thể, nâng cao thể lực. Đối với lực lượng vũ trang thường xuyên đẩy mạnh phong trào chiến sĩ khoẻ, hàng năm tổ chức tập luyện thể thao và tham gia hội thao truyền thống ở tỉnh đều đạt kết quả tốt. Các trường học đã thực hiện tốt chương trình giáo dục thể chất nội khoá và ngoại khoá, để tiêu chuẩn hoá công tác giáo dục 100% các trường đã có giáo viên thể dục. Cán bộ công nhân viên chức tích cực đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, hàng năm phong trào thể dục thể thao là một trong những tiêu chí để xếp loại cán bộ công chức, cơ quan đơn vị văn hoá.

    • Để phong trào thể dục thể thao ngày càng phát triển, Đảng bộ huyện Yên Lập đã chú trọng đến việc xây dựng cơ sở vật chất cho các hoạt động thể dục thể thao, đầu tư cho việc mua sắm dụng cụ thể dục. Hàng năm, phòng Văn hóa và Thông tin huyện phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung cụ thể như: Kiểm tra, rà soát tỉ lệ người dân, số hộ gia đình tập luyện thể dục thể thao; hướng dẫn đẩy mạnh hoạt động của các câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng đặc biệt là những môn thể thao phổ biến được nhân dân yêu thích; thường xuyên tổ chức các giải thể thao truyền thống như giải bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, cờ tướng, bắn nỏ...; mở rộng các môn thể thao, những trò chơi dân gian mang tính chất rèn luyện sức khỏe thu hút đông đảo quần chúng tham gia như bóng chuyền hơi, kéo co, thể dục dưỡng sinh, đi bộ; thường xuyên tuyển chọn những vận động viên có thành tích tốt trong huyện tham gia thi đấu tại tỉnh.

    • Do có sự chuyển biến về nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân về vai trò, tác dụng của thể dục thể thao. Phong trào thể dục thể thao quần chúng trong những năm qua có bước phát triển khá sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân toàn huyện, đặc biệt là các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào có đạo, từ các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đến các đơn vị lực lượng vũ trang. Hàng năm huyện đã thường xuyên tổ chức các giải thể thao nhằm duy trì và đẩy mạnh phong trào cơ sở. Ngay khi Nghị quyết được ban hành, huyện đã tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao cấp huyện và cấp cơ sở lần thứ V vào năm 2005 thu hút hàng nghìn vận động viên tham gia.

    • Từ năm 2005 đến 2009, phong trào thể dục thể thao ở huyện đã từng bước phát triển. Số người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, số câu lạc bộ và gia đình thể thao không ngừng tăng lên, tính đến tháng 06 năm 2009 số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là 21.400 người = 25,6%. Số gia đình thể thao 2.429 = 11,7%. Tổng số câu lạc bộ thể thao là 55 (trong đó câu lạc bộ nhiều môn của các xã, thị trấn là 11/17 = 64,7%, câu lạc bộ thể dục thể thao của các tổ chức đoàn thể quần chúng là 44) [9].

    • Phong trào thể dục thể thao trong trường học: Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ giữa phòng Văn hoá –thể thao và phòng Giáo dục – Đào tạo, công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao trong các trường học có bước phát triển khá, chất lượng được nâng lên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đến năm 2009, toàn huyện có 57/57 = 100% (tăng 30 trường so với năm 2005) trường thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thể dục thể thao nội khoá, ngoại khoá; 100% số trường trung học cơ sở, 100% số trường phổ thông trung học có giáo viên thể dục. Nhiều trường đã chú trọng đầu tư xây dựng sân bãi, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao của học sinh trong nhà trường [9].

    • Phong trào thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang: Các đơn vị lực lượng vũ trang của huyện luôn duy trì chế độ, nề nếp rèn luyệnsức khỏe phục vụ công tác và sẵn sàng chiến đấu. Nhiều đơn vị đã quan tâm, chú trọng đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, dụng cụ luyện tập phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao, tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sỹ thường xuyên tập luyện thể dục thể thao rèn luyện sức khoẻ và tham gia các giải thi đấu thể thao của huyện, tỉnh. Đến nay 87% chiến sỹ lực lượng vũ trang dạt danh hiệu chiến sỹ khoẻ, 75% cán bộ, chiến sỹ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

    • Phong trào thể dục thể thao trong công nhân, viên chức, lao động ở các cơ quan, doanh nghiệp phát triển khá sôi động. Phần lớn cán bộ, công nhân, viên chức nhận thức rõ tác dụng của thể dục thể thao đã tự giác tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, mỗi người tự chọn cho mình một môn thể thao phù hợp để tập luyện thường xuyên. Các môn thể thao được yêu thích và nhiều người tham gia như: cầu lông, cờ tướng, bóng chuyền hơi. Toàn huyện hiện có 87% số cơ quan, doanh nghiệp có phong trào thể dục thể thao thường xuyên. Nhiều giải thể thao đã được tổ chức trong các cơ quan, doanh nghiệp. Một số đơn vị có phong trào thể dục thể thao tốt, tiêu biểu như Huyện uỷ, UBND huyện, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Văn hoá – Thể thao, Kho bạc.

    • Phong trào thể dục thể thao ở các vùng nông thôn được đẩy mạnh với các môn thể thao được nhân dân ưa thích như bóng đá, bóng chuyền hơi, cầu lông và các môn thể thao dân tộc như cờ tướng, bắn nỏ,… Toàn huyện hiện có 17/17 = 100% số xã, thị trấn (tăng 2 xã so với năm 2005) có phong trào tập luyện, thi đấu thể thao thường xuyên. Một số xã, thị trấn có phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển mạnh là thị trấn Yên Lập, Hưng Long, Mỹ Lương, Xuân Thuỷ, Ngọc Đồng, Nga Hoàng, Thượng Long [9].

    • Từ năm 2005 phòng Văn hoá và Thông tin đã phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo thành lập 2 lớp năng khiếu bắn nỏ và điền kinh đã có 55 em tham gia. Từ lớp năng khiếu đã đào tạo được những nhân tố tiêu biểu xuất sắc tham gia đạt thành tích cao tại Hội khoẻ Phù Đổng năm 2008 và chọn cử học tại trường năng khiếu của tỉnh góp phần tạo nguồn vận động viên có thành tích cao của huyện, của tỉnh.

    • Hiện nay toàn huyện đã có 348 đội bóng chuyền (trong đó có 224 đội bóng chuyền hơi của hội Phụ nữ và của CLB Người cao tuổi), 24 đội bóng đá [9].

    • Thể thao thành tích cao

    • Đây là một nội dung hoạt động quan trọng của ngành thể dục thể thao, có ý nghĩa to lớn nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị của huyện, động viên phong trào thể dục thể thaoquần chúng và thông qua đó tuyển chọn tài năng thể thao cho đội tuyển của huyện và tỉnh. Phòng Văn hoá –Thể thao đã phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức được nhiều giải thi đấu thể thao từ cấp cơ sở đến cấp huyện, đồng thời tham gia tích cực các giải thể thao của cụm, tỉnh. Tổ chức các cuộc thi đấu giao hữu với huyện bạn đạt chất lượng chuyên môn khá tốt, được tỉnh đánh giá cao.

    • Trong những năm gần đây, phong trào thể thao thành tích cao của huyện đã có nhiều cố gắng. Phòng Văn hoá – Thể thao phối hợp với Uỷ ban MTTQ huyện, các đoàn thể chính trị - xã hội cử đoàn vận động viên tham gia thi đấu ở tỉnh, trong những qua đều đạt được: Giải thể thao Người cao tuổi nhân dịp Quốc tế Người cao tuổi hàng năm (giải ba đôi cầu lông nữ); giải cây vợt trẻ của Đoàn thanh niên (giải nhì, giải ba môn cầu lông nam); giải nhân dịp Giỗ tổ Hùng Vương tại Đền Hùng (giải nhì nữ đơn nữ, ba cá nhân nam, giải ba toàn đoàn môn bắn nỏ).

    • Năm 2015, dân số tập luyện thể dục thể thao đạt 35,8%; tăng 21,5% so với năm 2000; số hộ gia đình tham gia luyện tập thể thao đạt 25,6%; tăng 15,8% so với năm 2000, trên toàn huyện có 09 Câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở, trong đó có 6 câu lạc bộ dưỡng sinh sức khỏe ngoài trời; 100% số trường phổ thông thực hiện tốt chương trình giáo dục chính khóa, số trường tổ chức các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa đạt trên 60%; phần lớn các trường phổ thông đáp ứng đầy đủ điều kiện về diện tích, sân bãi, dụng cụ phục vụ cho giáo dục thể chất của học sinh; giáo viên thể chất của các trường THCS, THPT cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học [10].

    • Tính đến năm 2015, việc thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-HU của Ban thường vụ Huyện ủy về hoạt động thể dục thể thao đã đạt được những kết quả sau:

    • 100% xã, thị trấn, khu dân cư có sân tập luyện thể thao, đạt mục tiêu Nghị quyết;

    • 35,8% số người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tăng 08,% so với mục tiêu Nghị quyết;

    • 100% trường học thực hiện tốt chương trình giáo dục thể chất chính khóa và ngoại khóa, đạt mục tiêu Nghị quyết;

    • 100% xã, thị trấn có câu lạc bộ thể thao với môn bóng chuyền hơi, đạt mục tiêu Nghị quyết;

    • 40% cơ quan, xí nghiệp, lực lượng vũ trang có sân thể thao, đạt 67% so với mục tiêu Nghị quyết (mục tiêu Nghị quyết là 60%);

    • Xây dựng 01 sân tennis, đạt 100% mục tiêu Nghị quyết [10].

    • Sự nghiệp thể dục, thể thao trên địa bàn huyện từng bước có chuyển biến tích cực, tạo được không khí sôi nổi và rộng khắp, phong trào thể thao quần chúng được duy trì thường xuyên trong các cơ quan, đơn vị, trường học và khu dân cư, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia; 17/17 xã, thị trấn duy trì thường xuyên phong trào thể dục thể thao. Hằng năm đều tổ chức các giải thể thao, các hoạt động giao lưu thể thao. Khuyến khích các môn thể đang phát triên như quần vợt, bóng chuyền hơi; từng bước nâng cao thành tích ở các môn thể thao thế mạnh như: việt dã, bắn nỏ, chạy, nhảy xa; mở rộng các môn thể thao yêu thích như: bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn và cờ tướng…Quan tâm quy hoạch và đầu tư xây dựng các thiết chế thể thao ở khu dân cư theo chuẩn nông thôn mới và xây dựng sân vận động huyện để phục vụ tổ chức các sự kiện văn hóa thể thao. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tốt đại hội thể dục thể thao cấp huyện và cơ sở, hội khỏe Phù Đổng trong ngành giáo dục và đào tạo.

    • Ngoài ra, để đảm bảo sức khoẻ cho lứa tuổi từ trung đến cao tuổi, trong những năm gần đây, các cụm dân cư đã tự phát động phong trào tập thể dục, tập dưỡng sinh. Sân nhà văn hoá xóm, sân UBND xã, thị trấn trở thành nơi để tập luyện hoặc đi bộ, tạo nên không khí sôi nổi, vừa là nơi giao lưu thư giãn, lại vừa giúp mọi người sống khoẻ. Hoạt động này đã tạo nên thói quen bổ ích, tích cực trong cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện trong những năm gần đây.

    • 2.5. Phát triển con người mới

    • Xây dựng gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến

    • Văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, vì thế trong suốt cuộc đời mình Hồ Chí Minh thường xuyên cổ vũ một cách kiên trì, đầy sáng tạo cho nhiệm vụ xây dựng “đời sống mới” bao gồm đạo đức mới, nếp sống mới, lối sống mới, thuần phong mỹ tục mới,... Từ tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng xuyên suốt trong các văn kiện Đại hội XI của Đảng là gắn chặt văn hóa với con người, việc tập trung phát triển văn hóa nhằm mục tiêu trực tiếp và quan trọng nhất là nuôi dưỡng và xây dựng nhân cách con người Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH.

    • Trong phạm vi cộng đồng, xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng vấn đề giáo dục văn hóa đạo đức cho cộng đồng, đặc biệt Người coi trọng xây dựng lối sống, lẽ sống, nếp sống xã hội nhằm mục tiêu xây dựng một đời sống mới, một nền đạo đức mới, một nền văn hóa mới toàn diện, toàn dân.

    • Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng việc triển khai và thực hành tư tưởng về đạo đức và lối sống trong đời sống xã hội. Tư tưởng đạo đức, lối sống Hồ Chí Minh được triển khai một cách toàn diện, trên mọi phạm vi, đối với mọi đối tượng, trong tất cả các mối quan hệ (mà cơ bản là quan hệ đối với mình, đối với người, đối với công việc…) dưới hình thức hết sức giản dị, trong sáng, dễ hiểu, dễ học và dễ làm theo.

    • Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm văn hóa đạo đức và lối sống có quan hệ mật thiết với nhau. Đạo đức là cái gốc của xã hội, của con người; đạo đức là nền tảng để hình thành và xây dựng lối sống mới của con người mới trong xã hội. Người cho rằng, đạo đức là những quy tắc, những chuẩn mực phù hợp với cuộc sống, được con người và cộng đồng thừa nhận nhằm điều hòa quan hệ giữa người với người trong quá trình phát triển xã hội. Lối sống là cái biểu hiện bên ngoài, là hệ quả trực tiếp của đạo đức. Trong thực tế, các quan điểm lối sống, lẽ sống của dân tộc, cộng đồng cũng chính là quan điểm, giá trị văn hóa đạo đức của dân tộc, của cộng đồng và ngược lại. Khi những chuẩn mực, những khuôn mẫu đạo đức khi đã trở thành nếp, thành thói quen, tập quán xã hội thì đó chính là lối sống của một cộng đồng, một cá nhân.

    • Phong trào xây dựng gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến đã tạo nên những chuyển biến to lớn, sâu sắc trong đời sống văn hóa của nhân dân, trở thành việc làm thường xuyên trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trong mỗi gia đình, dòng họ và đã được các tầng lớp nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước là phải thi đua”, trong những năm qua, phong trào thi đua lao động sáng tạo ở huyện Yên Lập được phát động thường xuyên, đều khắp trên các lĩnh vực, đời sống xã hội, tạo sự chuyển biến tích cực ở mọi cấp, mọi ngành, mọi đoàn thể, mọi cơ quan, đơn vị và trong nhân dân góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế, tạo môi trường xã hội lành mạnh, củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Ngoài ra, phong trào thi đua còn khơi dậy ý thức, trách nhiệm, sự nhiệt tình và những sáng kiến, sáng tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

    • Xây dựng lối sống mới trong nền văn hóa mới đậm đà bản sắc dân tộc mang tính hiện đại hướng đến tâm lý thích ứng, chủ nghĩa yêu nước, tình cảm quê hương, ý thức tiết kiệm, tinh thần hiếu học, ý chí tự lực tự cường, lập thân, lập chí, lập nghiệp..... cùng với sự phát triển về tính cách, lối sống mới có liên hệ bản chất với các năng lực cá nhân, phát huy mọi tiềm năng của con người, khát vọng của mỗi người trên tất cả các bình diện để cho mỗi cá nhân được tự do phát triển.

    • Quán triệt quan điểm, chủ trương của Nghị quyết về xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Chương trình hành động của Huyện ủy đã xác định: Xây dựng con người là mục tiêu bao trùm trong xây dựng, phát triển văn hóa, thể hiện rõ quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Mục tiêu của phát triển văn hóa là hướng tới nâng cao trình độ phát triển toàn diện về ý thức, trí tuệ, năng lực sáng tạo của con người đồng thời chứa đựng đậm nét bản chất nhân văn, nhân đạo và tiên tiến của mỗi cá nhân góp phần cùng cộng đồng tạo thành giá trị cao quý chuẩn mực về đạo đức của toàn xã hội, nhằm vào mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, văn minh. Đẩy lùi lối sống sa đọa, phi đạo đức, phi lý tưởng, thiếu hoài bão ở mỗi người dân.

    • Nhận thức rõ xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của chủ nghĩa xã hội; những năm qua, cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đã chăm lo xây dựng con người Việt Nam mới. Trọng tâm là giáo dục cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nâng cao về nhận thức chính trị tư tưởng, rèn luyện giữ gìn đạo đức, lối sống; khơi dậy truyền thống yêu nước, có hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân đối với đất nước, với xã hội và cộng đồng.

    • Trên cơ sở 05 đức tính của con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới được nêu trong Nghị quyết; quán triệt tinh thần tư tưởng “Muốn xây dựng CNXH phải có những con người mới XHCN” của chủ tịch Hồ Chí Minh, các đảng bộ, chi bộ đã làm tốt công tác giáo dục cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ nâng cao về nhận thức chính trị tư tưởng, rèn luyện giữ gìn đạo đức, lối sống. Thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chỉ đạo chấp hành nghiêm túc Quy định số 02 của Tỉnh ủy về "Thực hiện chuẩn mực đạo đức theo tấm gương Hồ Chí Minh đối với cán bộ, đảng viên, công chức". Các tổ chức đảng, cơ quan, trường học, đoàn thể đã có sự liên hệ, xây dựng các chuẩn mực đạo đức phù hợp với cơ quan, đơn vị mình, từng đảng viên, cán bộ có đăng ký rèn luyện, học tập và công tác theo tấm gương của Bác Hồ. Đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực từ lao động sản xuất, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, tận tụy phục vụ nhân dân theo chức trách được giao; ngăn chặn và đẩy lùi các biểu hiện tham nhũng, lãng phí, quan liêu, nhờ đó đã xuất hiện nhiều gương xuất sắc trong phong trào “thanh niên lập nghiệp”, “người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “công dân kiểu mẫu”, “ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền” đã được Hội đồng Thi đua Khen thưởng huyện xét và đề nghị các cấp tặng Giấy khen, Bằng khen. Trong đó tổng kết 04 năm thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh toàn huyện đã có 40 tập thể và cá nhân được cấp huyện khen thưởng; 02 cá nhân được cấp tỉnh khen thưởng và 01 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen [7].

    • Nhiều phong trào thi đua được phát động ở các cấp, các ngành trong toàn huyện như: Phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”; phong trào “Xã, thị trấn lành mạnh, không có tệ nạn ma túy, mại dâm”, “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc”; phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; phong trào “Thi đua quyết thắng” trong lực lượng vũ trang nhân dân; phong trào “Nông dân sản xuất giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo”; phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”...đã thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn huyện tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện. Qua các phong trào, đã xuất hiện nhiều cá nhân và tập thể điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực được các cấp, các ngành biểu dương, khen thưởng. Từ năm 2000 đến 2015 đã có trên 1050 tập thể, cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen; trên 600 cá nhân được công nhận Chiến sỹ thi đua cơ sở; trên 120 tập thể, cá nhân được các Bộ, ngành, UBND tỉnh tặng Bằng khen…

    • Phong trào khuyến học, khuyến tài cũng được chú trọng. Với sự năng động và nhiệt tình của Ban chấp hành Hội khuyến học huyện, hàng năm vận động ủng hộ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp để gây dựng các quỹ từ thiện… sử dụng vào công tác thi đua khen thưởng của hội, động viên kịp thời các đối tượng học sinh nghèo vượt khó học tập tốt và các em có thành tích xuất sắc trong học tập.

    • Nhận thức sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII), Ban thường vụ Huyện uỷ đặc biệt quan tâm đến việc chỉ đạo xây dựng con người mới để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Để trở thành con người mới, trước hết mỗi cán bộ, đảng viên phải mang trong mình cốt cách của truyền thống văn hoá dân tộc: đó là tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc, cần cù chịu khó trong lao động, có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng. Trong những năm qua, huyện Yên Lập đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới cán bộ, đảng viên và nhân dân. Những tấm gương người tốt việc tốt được ghi danh sẽ là nhân tố quan trọng góp phần cổ vũ, động viên và nhân rộng những tấm gương điển hình, đóng góp công sức cho phong trào xây dựng nông thôn mới.

    • Đảng bộ huyện Yên Lập đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát huy lối sống "Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người"; hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ môi trường; kết hợp hài hòa tính tích cực cá nhân và tính tích cực xã hội; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn. Đồng thời chăm lo xây dựng con người phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Từ đó tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc.

    • Trên địa bàn huyện hiện có 02 tôn giáo chính đó là Phật giáo và Thiên chúa giáo, tập trung chủ yếu ở các xã Xuân An, Đồng Lạc và Thị trấn Yên Lập. Thực hiện Nghị quyết của Trung ương và Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đã chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho đồng bào có đạo. Chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, giúp đỡ đồng bào theo đạo xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, xây dựng môi trường văn hóa, nâng cao ý thức làm chủ; kiên trì vận động đồng bào các tôn giáo thực hiện sống “tốt đời, đẹp đạo”; tăng cường sự đoàn kết giữa đồng bào có đạo và không có đạo trên địa bàn.

    • Thực hiện chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước, những năm qua các cấp uỷ đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm đến người có đạo, đảm bảo mọi người dân đều được tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo. Huyện uỷ luôn tạo điều kiện sinh hoạt tôn giáo đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước và địa phương. Đảm bảo cho các hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường, đúng tôn chỉ, mục đích và tuân thủ pháp luật; giải quyết các nhu cầu chính đáng, hợp pháp của các tôn giáo, hỗ trợ và tạo điều kiện để tổ chức các ngày lễ trọng của các tôn giáo diễn ra tốt đẹp. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tôn giáo phát huy ý tưởng công bằng, bác ái, vị tha và hoạt động hướng thiện, nhân đạo.

    • 2.6. Bảo tồn di sản văn hóa và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc

    • Công tác du lịch bảo tồn di sản văn hóa - lịch sử của địa phương được sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả; công tác phổ biến, tuyên truyền về hoạt động quảng bá du lịch đã được các cấp, các ngành quan tâm, tạo được sự chuyển biến sâu sắc trong nhân dân về vị trí vai trò của du lịch gắn với văn hóa truyền thống và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.

    • Việc quy hoạch khu di tích lịch sử văn hóa gắn với cộng đồng Chiến khu Lòng Chảo - Minh Hòa đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; khu di tích lịch sử văn hóa Căn cứ Tôn Sơn - Mộ Xuân, xã Xuân An được công nhận khu di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và được hỗ trợ kinh phí để tu bổ, sửa chữa và bảo tồn. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo vệ và phát huy giá trị, công tác xã hội hoá được tăng cường và thu hút được đông đảo các tổ chức và cá nhân nhân dân tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Điển hình như: các loại trang phục, nhạc cụ, công cụ sản xuất của đồng bào các dân tộc Mường, Dao; nhà sàn của người Mường, đình, chùa…của người Mường, người kinh; các loại hình nghệ thuật âm nhạc, ca múa, (múa mỡi, sênh tiền, trống đu…) lễ hội, (cúng nhà mới, cơm mới, lập tỉnh. Tết nhảy…) nghệ thuật nấu ăn, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, y học dân tộc.

    • Trong Quy ước, Hương ước của các thôn, xóm đều đã có quy định nhân dân có trách nhiệm bảo vệ và góp phần tôn tạo các giá trị văn hóa trên địa bàn. Ngành Giáo dục với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã có nhiều hoạt động, lồng ghép các chương trình học tập ngoại khóa, giáo dục học sinh ý thức bảo vệ, tôn tạo di sản văn hóa trên địa bàn.

    • Hằng năm huyện phối hợp với Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức kiểm kê đúng, đủ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tại địa phương. Hoàn thành đề tài khoa học cấp tỉnh "Điều tra, nghiên cứu, phục dựng và đề xuất giải pháp phát huy lễ hội truyền thống dân tộc Mường huyện Yên Lập". Yên Lập đang từng bước tìm kiếm khai thác những sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương gắn với các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện như: Đan lát, ẩm thực gắn với nhà sàn truyền thống, một số làn điệu dân ca cổ của dân tộc Mường, dân tộc Dao để phục vụ cho hoạt động quảng bá du lịch vùng miền.

    • Đến năm 2015, căn cứ Tôn Sơn - Mộ Xuân, xã Xuân An được công nhận khu di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, đạt mục tiêu Nghị quyết; Quy hoạch khu du lịch lịch sử sinh thái gắn với cộng đồng Chiến khu Lòng Chảo - Minh Hòa được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, đạt mục tiêu Nghị quyết; Tu sửa, bảo tồn 15 nhà sàn truyền thống dân tộc Mường tại khu Mít, Mơ - Thị trấn Yên Lập, chưa đạt mục tiêu Nghị quyết.

    • Việc bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá huyện Yên Lập thực hiện đúng quy định, đảm bảo tính trung thực của lịch sử hình thành di tích, không làm sai lệch các giá trị và đặc điểm vốn có của di tích, không làm biến đổi những yếu tố cấu thành di tích, đảm bảo tính nguyên gốc.

    • Về bảo tồn và phát huy, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

    • Thực hiện Nghị quyết Trung ương; Chương trình hành động của Huyện ủy việc bảo tồn và phát huy, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn đã được quan tâm, từng bước khôi phục, bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống, khuyến khích truyền dạy, sử dụng phát triển tiếng nói, chữ viết riêng của các dân tộc trong cộng đồng, nhiều cơ quan, đơn vị đã đứng ra tổ chức các lớp dạy tiếng dân tộc như: Chi cục thuế; Công an huyện mở lớp dạy tiếng Mường hay lớp truyền dạy chữ dân tộc Dao của ông Phùng Sinh Huyện ở Khe Bằng Trung Sơn. Bên cạnh đó nhiều giá trị văn hóa truyền thống, những phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc thiểu số, các lễ hội tín ngưỡng dân gian được quan tâm khôi phục gắn liền với phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan góp phần tạo môi trường văn hóa phong phú, lành mạnh.

    • Trên cơ sở khảo sát, kế thừa và từ sự đồng thuận của nhân dân, đã khôi phục một số lễ hội truyền thống của đồng bào Mường, Dao như: Lễ vào nhà mới, lễ cúng sức khoẻ, lễ chúc phúc, lễ mừng cơm mới, lễ Lập tỉnh, Tết nhảy….; các thể loại văn nghệ dân gian như: hát giang, hát ví, múa mỡi, trống đu, sêng tiền của dân tộc Mường; hát đối, múa rùa , múa chuông của dân tộc Dao được khôi phục; duy trì và phát huy các môn thể thao truyền thống như bắn nỏ, đẩy gậy; các trò chơi dân gian kéo co, ném còn…, đồng thời mở nhiều lớp truyền dạy hát Xoan và các làn điệu dân ca của các dân tộc trong huyện đã được đông đảo đồng bào hưởng ứng, thường xuyên tập luyện và tích cực tham gia biểu diễn tại các hội thi, các chương trình văn nghệ quần chúng phục vụ nhân dân, nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ trọng đại của đất nước và địa phương.

    • Cùng với việc giữ gìn và phát triển những di sản văn hoá quý báu của huyện, tiếp thu những tinh hoa văn hoá các địa phương khác, sáng tạo vun đắp nên những giá trị mới, hàng năm, Phòng Văn hoá huyện Yên Lập tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước về văn hoá, kiểm tra, kiểm soát ngăn ngừa các loại văn hoá phẩm độc hại, xây dựng nếp sống lành mạnh, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, gắn việc phát triển kinh tế với quan tâm đến các vấn đề xã hội, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đông đảo tầng lớp dân cư tham gia các cuộc vận động tổ liên gia tự quản, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan.

  • Tiểu kết chương 2

    • Phong trào đã góp phần thay đổi diện mạo đời sống văn hoá tinh thần ở nông thôn. Cuộc sống của người dân trong các khu dân cư ngày càng ổn định và từng bước phát triển, có môi trường cảnh quan sạch đẹp. Nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và có tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong cộng đồng, làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện. Điều này đã góp phần tích cực tạo dựng môi trường văn hoá lành mạnh, ngăn chặn và từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đóng vai trò trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

    • Huyện uỷ Yên Lập và các ban, ngành đoàn thể trong huyện đã có những nỗ lực và cố gắng nhất định nhằm cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng trên toàn địa bàn huyện. Vấn đề xây dựng nếp sống mới đã thực sự trở thành một phong trào lớn, thu hút được mọi sự quan tâm của các cấp, mọi ngành và toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện.

  • Chương 3

  • MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM TỪ THỰC TIỄN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN LẬP (2000 – 2015)

    • 3.1. Một số nhận xét

      • 3.1.1. Ưu điểm

    • Trong 15 năm qua (2000 – 2015), dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, huyện Yên Lập đã thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá". Chính điều đó đã góp phần tạo ra diện mạo mới, làm cho môi trường văn hoá ở khắp các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp và trường học trên địa bàn huyện.

    • Thông qua phong trào thi đua xây dựng “nông thôn mới”, Ủy ban MTTQ huyện đã phối hợp với các tổ chức thành viên đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung của 19 tiêu chí xây dựng “nông thôn mới”, về cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng “nông thôn mới”, qua đó động viên các tầng lớp nhân dân chung tay góp sức, phấn đấu xây dựng địa phương trở thành xã, huyện “nông thôn mới”. Trên cơ sở phân tích sâu sắc tình hình thực tế của địa phương, đặc biệt là điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa, tâm lý tộc người, Nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, XIV, XV, XVI, đã xác định những chủ trương xây dựng và phát triển văn hóa nói chung, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở nói riêng phù hợp. Điểm sáng tạo trong nhận thức của Đảng bộ huyện trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là Đảng bộ huyện luôn bám sát thực tiễn địa phương, thực trạng đời sống văn hóa ở cơ sở, đánh giá đúng vị trí, vai trò của văn hóa trong đời sống tinh thần của nhân dân để từ đó đề ra những chủ trương đúng với quan điểm của Đảng và phù hợp tình hình thực tế của địa phương, đáp ứng với nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Hiện nay, 100% khu dân cư có nhà văn hóa, trong đó có gần 100 nhà văn hóa đạt chuẩn “nông thôn mới”. Đến cuối năm 2015, cơ bản các xã trên địa bàn huyện đã thực hiện từ 10-16 tiêu chí xây dựng “nông thôn mới”, trong đó xã Hưng Long đạt 16/19 tiêu chí, xã Đồng Thịnh đạt 14/19 tiêu chí…  

    • Để giúp nhân dân địa phương có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, Đảng bộ huyện đã vận động các tầng lớp nhân dân tích cực ủng hộ, giúp đỡ người nghèo bằng nhiều hình thức như giúp nhau bằng hiện vật, ngày công lao động, kinh nghiệm sản xuất; huy động các nguồn lực tại cộng đồng dân cư kết hợp với các nguồn lực khác để thực hiện có hiệu quả chương trình xóa nhà tạm cho hộ nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Đảng bộ huyện cũng đã chủ động phối hợp với chính quyền cùng cấp và các tổ chức thành viên động viên nhân dân tích cực phát triển kinh tế- xã hội; xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, tham gia cùng Nhà nước làm các công trình giao thông, thủy lợi bằng đóng góp tiền, công lao động, hiện vật, hiến đất…

    • Ba là, sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Đảng bộ huyện đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

    • Các thiết chế văn hóa - thể thao cơ bản được hoàn thành theo đúng tiến độ yêu cầu. Hiện nay, 100% xã, trị trấn trên địa bàn huyện có CLB thể thao, sân tập thể thao. Các phong trào thể dục thể thao của huyện đều có sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân, các ban ngành đoàn thể với các lứa tuổi khác nhau.

    • Các gia đình văn hoá trên địa bàn đều ý thức thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Nhiều phong tục tập quán truyền thống dân tộc được gìn giữ, bảo tồn và phát huy; các hủ tục trong ma chay, cưới hỏi, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội dần được đẩy lùi. Đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình trên địa bàn được nâng cao rõ rệt. Phong trào đã nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và đông đảo nhân dân về tầm quan trọng và vai trò to lớn của văn hóa trong sự nghiệp đổi mới; nâng cao nhận thức cho các gia đình chống lại sự xâm nhập của tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc, bình đẳng tiến bộ. Các tầng lớp nhân dân hồ hởi phấn khởi, tự tin, thái độ tinh thần cởi mở khi tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương. Từ đó đã tạo được khối đoàn kết, thống nhất cộng đồng dân cư, góp phần vào việc ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn trên địa bàn.

    • Công tác văn hóa văn nghệ, thông tin truyền thông của huyện đã có chuyển biến tích cực. Các chương trình, kế hoạch phát triển văn hóa, thông tin truyền thông của huyện được triển khai đồng bộ, đạt hiệu quả, cơ bản đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết đề ra. Phong trào văn hóa, văn nghệ được duy trì và phát triển tới các khu dân cư; các xã, thị trấn và các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang tạo bầu không khí vui tươi, sôi nổi trên địa bàn. Công tác tuyên truyền được đổi mới về nội dung và hình thức từng bước đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Công tác quản lý nhà nước các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện đi vào nề nếp, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tích cực. Công tác bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa, di tích lịch sử được củng cố và phát triển. Các hoạt động văn hóa dân gian được khôi phục, bảo tồn, duy trì và phát triển.

    • Bên cạnh đó, việc lãnh đạo, triển khai thực hiện chủ trương xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa đã góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển văn hóa, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi hoạt động xã hội, từng bước xây dựng nếp sống văn minh và môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống tinh thân cho các tầng lớp nhân dân.

    • Từ sau khi có Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Ban Thường vụ Huyên ủy đã ban hành các văn bản chỉ đạo, cụ thể hóa nghị quyết; xây dựng kế hoạch tổ chức học tập, quán triệt trong toàn Đảng bộ; chỉ đạo các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết; tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về mục đích, nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Huyện uỷ Yên Lập đã thực hiện và đạt được những kết quả nhất định trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người: Tư duy lý luận về văn hóa có bước phát triển; nhận thức về văn hóa của các cấp, các ngành và toàn dân được nâng lên; đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành; công tác quản lý của Đảng bộ huyện về văn hóa được tăng cường, thể chế văn hóa từng bước được hoàn thiện. Đội ngũ làm công tác văn hóa, văn nghệ có bước trưởng thành; quyền tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ được tôn trọng.

    • Hằng năm, Ban Chỉ đạo huyện đã triển khi các văn bản của Trung ương, của tỉnh, huyện tuyên truyền hướng dẫn các cơ quan, đơn vị các xã, thị trấn tổ chức thực hiện tốt các tiêu chí của phong trào. Phong trào thi đua lao động sáng tạo được phát động mạnh mẽ trên các lĩnh vực, đời sống kinh tê - xã hội, các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể và lực lượng vũ trang tổ chức thực hiện có hiệu quả như: Phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc”, "Phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", phong trào "Xã, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm", đã xuất hiện nhiều tập thể điển hình, nhiều gương người tốt việc tốt. Các phong tục tập quán lạc hậu từng bước bị loại bỏ, các lễ hội được tổ chức đúng với nghi thức dân gian truyền thống, hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao được duy trì và phát triển.

      • 3.1.2. Những tồn đọng, hạn chế

    • Bên cạnh những kết quả đã đạt được, sự nghiệp Văn hoá, Thông tin, Truyền thông, Thể thao và Du lịch của huyện còn một số hạn chế.

    • Thứ nhất, trong hoạch định chủ trương và chỉ đạo, một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa nhận thức đúng vị trị, tầm quan trọng của vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở nên chưa có những chủ trương kịp thời.

    • Biểu hiện rõ nhất là coi nhẹ nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa so với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, dẫn đến việc thực hiện mang nặng tính hình thức. Bên cạnh đó, việc quy hoạch chọn địa điểm để xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở cơ sở còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc tạo quỹ đất. Việc huy động vốn để sửa chữa, nâng cấp, làm mới lại nhà văn hóa ở một số thôn, làng thuộc miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều thôn, làng chưa xây dựng được quỹ văn hóa để chủ động trong việc tu sửa, nâng cấp và duy trì tổ chức các hoạt động văn hóa ở cộng đồng. Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt ở nhà văn hóa thôn, buôn, làng còn nhiều thiếu thốn, việc nâng cấp các thiết chế văn hóa ở một số cơ sở chưa được chú trọng đầu tư. Một số cơ chế chính sách về hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hoá thể thao chậm được ban hành khó khăn cho việc thực hiện ở cơ sở. Nguồn kinh phí phục vụ cho xây dựng thiết chế văn hoá còn hạn chế nên một số công trình tiến độ thi công còn kéo dài.

    • Thứ hai, về tổ chức thực hiện phong trào chưa thực sự đa dạng

    • Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" kết quả còn thấp. Việc thực hiện các hương ước, quy ước văn hóa khu dân cư tại một số đơn vị chưa thiết thực, công tác gia đình có lúc chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Công tác quản lý các dịch vụ văn hóa có lúc, có nơi chưa chặt chẽ. Thiết chế văn hóa ở khu dân cư còn chưa đồng bộ, chưa đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới. Phong trào thể dục thể thao chưa phát triển đồng đều trong một số cơ quan, đơn vị và khu dân cư: đối tượng tham gia luyện tập thể dục, thể thao chưa đa dạng; đầu tư cho thể thao mũi nhọn để có thành tích khi tham gia các giải của tỉnh tổ chức còn hạn chế.

    • Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong việc triển khai thực hiện phong trào chưa thường xuyên, phương thức tuyên truyền còn đơn giản, chưa đa dạng phong phú. Hiện nay, 57,4% khu dân cư chưa có hệ thống loa truyền thanh; chất lượng tin bài của đài truyền thanh cơ sở chưa sâu, số lượng ít. Các thiết chế văn hóa ở cơ sở còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ, sinh hoạt văn hoá tinh thần của người dân.

    • Thứ ba, chất lượng làng, khu dân cư văn hoá, gia đình văn hoá ở một số cơ sở còn thấp so với quy định.

    • Việc bình xét danh hiệu làng, khu dân cư, gia đình văn hoá có nơi còn mang tính hình thức đôi khi còn nặng về thành tích phong trào; chưa chú trọng công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết; việc kiểm tra, giám sát của các cấp ủy thực hiện Nghị quyết chưa thường xuyên, liên tục.

    • Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở cơ sở có nơi hoạt động chưa đồng đều, chưa có sự phối kết hợp một cách chặt chẽ. Việc chỉ đạo và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) chưa toàn diện, còn lúng túng; chưa ưu tiên tập chung đầu tư nguồn lực cho phát triển văn hóa; chưa đề cao đúng mức vai trò của người dân tham gia vào quá trình gìn giữ, phát triển nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc trong huyện; việc xây dựng những cơ chế khuyến khích phát triển văn hóa còn chưa hoàn thiện; chưa thu hút các tổ chức kinh tế, các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp sức lực, trí tuệ, tài chính cho phát triển văn hóa cơ sở.

    • Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu trong đạo đức, lối sống. Một bộ phận nhân dân còn mang nặng tư tưởng trông chờ, ỷ nại chưa chủ động phấn đấu vươn lên xóa đói, giảm nghèo; việc nhân rộng các tấm gương điển hình tiêu biểu, gương người tốt, việc tốt còn hạn chế.

    • Nguyên nhân dẫn đến những tồn đọng và hạn chế

    • 1. Mặt trái của cơ chế thị trường cùng với quá trình mở cửa hội nhập quốc tế đã tác động sâu rộng đã làm băng hoại, phá vỡ các giá trị văn hóa truyền thống. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật nhất là công nghệ thông tin, cũng như việc tăng cường mở cửa quan hệ nhiều mặt với các nước trên thế giới, bên cạnh những nét văn hoá tốt đẹp còn có cả những vấn đề tiêu cực, những thói hư tật xấu cản trở việc xây dựng nếp sống văn hoá.

    • 2. Các thế lực thù địch không ngừng tăng cường các các hoạt động “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy tự diễn biến bằng các thủ đoạn xuyên tạc, vu cáo, chống phá quyết liệt Đảng, Nhà nước ta trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa, tuyên truyền các văn hoá phẩm độc hại, lối sống ích kỷ, cá nhân. Ngoài ra, một số quy định về nội dung, tiêu chuẩn của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng gia đình văn hóa”, “gia đình văn hóa”… còn chưa thật phù hợp với thực tế của từng địa phương.

    • 3. Công tác lãnh chỉ đạo chưa thật quyết liệt, việc cụ thể hóa, thể chế hóa Nghị quyết của Đảng còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa toàn diện, thiếu chiều sâu; công tác kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả. Trong xây dựng đạo đức mới còn tồn tại một số đội ngũ cán bộ đảng viên, công chức văn hoá, thể thao từ huyện đến cơ sở vi phạm quy chế, điều lệ Đảng như: tham nhũng, lãng phí, sống xa hoa, không thực hiện đầy đủ các phong trào đã phát động. “Đảng viên làm trước, làng nước theo sau”, như vậy cán bộ đảng viên phải là người sống gương mẫu trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày ở khu dân cư nơi mình sinh sống để nhân dân học tập và noi theo.

    • 4. Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức chưa đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đội ngũ làm công tác văn hóa trên địa bàn còn nhiều bất cập, chất lượng tham mưu thấp. Một số cán bộ văn hóa từ huyện đến cơ sở năng lực chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, chưa chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền các biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác văn hóa - thông tin truyền thông - thể thao và du lịch trên địa bàn. Nguồn lực đầu tư của Nhà nước xây dựng thiết chế văn hóa và huy động xã hội hóa còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.

    • 5. Việc đầu tư kinh phí hỗ trợ xây dựng phong trào còn khó khăn thiếu thốn. Xuất phát điểm nền kinh tế của huyện thấp, do vậy kinh phí chi cho hoạt động sự nghiệp Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch còn hạn hẹp chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.

    • 3.2. Một số kinh nghiệm

    • Từ thực tiễn qua 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung 5, khóa VIII, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

    • Trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền phải bám sát vào chương trình, kế hoạch đã đề ra; thường xuyên kiểm tra, giám sát; sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để chỉ đạo tiếp theo. Làm tốt công tác khen thưởng, động viên kịp thời và thực chất các tập thể, cá nhân điển hình, tiên tiến.

    • Lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa mới phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, phải thông qua các tầng lớp nhân dân, để phục vụ nhân dân, phải đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết. Mọi quyền lợi từ phát triển công tác Văn hoá - Thông tin truyền thông - Thể thao và Du lịch phải hướng tới lợi ích của Nhân dân. Phát triển công tác Văn hoá - Thông tin truyền thông - Thể thao và Du lịch cần lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa, kết hợp với việc xóa đói giảm nghèo.

    • Mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Đảng phải liên hệ mật thiết với nhân dân, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng, phát huy mọi quyền làm chủ của nhân dân lao động. mọi công việc phải được bàn với dân “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Các phong trào phải thiết thực, đem lại lợi ích cho quần chúng nhân dân.

    • Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lí các cấp phải thật sự nêu gương trong việc xây dựng và thực hiện đời sống văn hóa (nhất là trong việc cưới, việc tang, giáo dục, quản lí con cháu không hư hỏng, vi phạm pháp luật). Coi trọng việc tuyên truyền nêu gương người tốt, việc tốt; thực hiện phương châm: “Lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, “Lấy cái tích cực, đẩy lùi tiêu cực”.

    • Đảng không được xa rời quần chúng nhân dân, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, mệnh lệnh, cửa quyền đều trái với nguyên tắc của Đảng. Cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân hướng tới học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nêu gương trong việc xây dựng và thực hiện đời sống văn hóa.

    • 2. Kết hợp đồng bộ quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở với quá trình phát triển kinh tế - xã hội

    • Một trong những chủ trương lớn của Đảng là gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế với công tác xây dựng Đảng, phát triển văn hóa và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Một quốc gia muốn phát triển bền vững, ngoài dựa vào các “yếu tố cứng” như tài nguyên thiên nhiên, tiền vốn, cơ sở vật chất,… thì cần phải biết tận dụng, khai thác “yếu tố mềm”, đó chính là nguồn nhân lực con người với vai trò là nhân cách văn hóa năng động, sáng tạo nhất, đóng góp quyết định nhất đến sự hùng mạnh, phồn vinh của xã hội. Hay nói cách khác, văn hóa là một “nguồn lực mềm” làm động lực và đòn bẩy thúc đẩy kinh tế phát triển và làm “hài hòa hóa” các mối quan hệ xã hội và “lành mạnh hóa” môi trường xã hội.

    • Đảng bộ huyện phải chủ động nắm bắt thực tiễn, bám sát thực tiễn yêu cầu cuộc sống của nhân dân, yêu cầu đổi mới nội dung, phương phức hoạt động và tham mưu cho cấp ủy đảng phát động cuộc vận động phù hợp. Nội dung của chỉ đạo phải gắn với đời sống xã hội, cụ thể ở từng địa phương, từng ngành, phải được thể hiện thông qua các yếu tố văn hóa và nhân tố con người, hướng tới xây dựng con người được cụ thể hóa bằng các phong trào thi đua, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng và xã hội.

    • Mỗi địa phương đều có những điều kiện, có những lợi thế và hạn chế khác nhau. Vì vậy việc áp dụng một cách dập khuôn máy móc đường lối chủ trương chung vào hiện thực xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Yên Lập thì sẽ không hiệu quả. Chính vì vậy phải biết bám sát thực tiễn để vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của địa phương để thực hiện. Việc gắn kết chặt chẽ quá trình xây dựng đời sống văn hóa với các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đã làm cho các hoạt động văn hóa ở huyện Yên Lập được triển khai thực hiện đồng bộ, đi vào chiều sâu, tạo động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.

  • KẾT LUẬN

    • Trong 15 năm qua (2000-2015), Đảng bộ huyện Yên Lập đã lãnh đạo toàn dân trên địa bàn huyện thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” dựa trên tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII).

    • 1. Đảng bộ huyện Yên Lập không ngừng lớn mạnh và hoàn thiện hơn qua các thời kỳ lịch sử

    • Yên Lập là một huyện miền núi nên trình độ kinh tế, văn hóa, giáo dục còn nhiều hạn chế. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Lập luôn cố gắng bám sát sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Phú Thọ. Qua các thời kỳ lịch sử với nhiều biến đổi, Đảng bộ huyện Yên Lập đã chứng tỏ được khả năng lãnh đạo linh hoạt, đúng đắn của mình từ đấu tranh giành chính quyền đến thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

    • 2. Đảng bộ huyện Yên Lập có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và vai trò của việc xây dựng đời sống văn hóa

    • Ngay khi phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” dựa trên tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) được phát động, Đảng bộ huyện Yên Lập đã nhanh chóng đề ra các chủ trương, định hướng, nghị quyết và kế hoạch cụ thể để thực hiện phong trào một cách mạnh mẽ và hiệu quả. Các thiết chế văn hóa, nếp sống văn hóa được Đảng bộ quan tâm và sát sao hơn so với thời kỳ trước; đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến gần với người dân, để mỗi người dân đều trở thành một nhân tố quan trọng của phong trào; cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng trên toàn địa bàn huyện. Nhận thức đúng đắn của Đảng bộ huyện Yên Lập đã được chứng minh qua những kết quả đã đạt được trên tất cả các mặt của đời sống văn hóa.

    • 3. Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Lập đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong đời sống văn hóa (nếp sống văn hóa mới, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, phát triển con người, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị văn hóa)

    • Phong trào và cuộc vận động đã đ­ược nhân dân trong huyện đồng tình hưởng ứng và tự giác tham gia, khơi dậy được các nguồn lực trong nhân dân, tạo nên sức mạnh nội lực ngay trong mỗi ng­ười dân, đó là yếu tố quan trọng thúc đẩy cuộc vận động ngày càng phát triển và có hiệu quả. Đời sống văn hoá - xã hội được cải thiện trên các lĩnh vực. Các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí được tổ chức thường xuyên. Có thể nói, nơi nào có phong trào xây dựng đời sống văn hóa tốt thì nơi đó nội lực được khơi dậy, các tiềm năng của nhân dân được phát huy, dân chủ được tôn trọng, tốc độ phát triển kinh tế tăng nhanh, cơ sở hạ tầng được xây dựng, an ninh trật tự được giữ vững, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hoàn thành sớm, quan hệ giữa Đảng và nhân dân ngày càng được khăng khít hơn. Phong trào đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc củng cố hệ thống chính trị cơ sở, nâng cao đạo đức lối sống, trình độ dân trí, phục vụ đắc lực trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

    • 4. Kết quả triển khai thực hiện phong trào cho thấy đây thực sự là chủ trương lớn của Đảng, làm chuyển biến từ nhận thức đến hành động trong cấp uỷ đảng, chính quyền, các đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân

    • Phong trào đã kết hợp được sức mạnh pháp luật, hệ thống chính trị với dư luận xã hội thực sự đưa văn hoá trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, củng cố khối đại đoàn kết gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc; phát huy kết quả của các phong trào thi đua yêu nước, động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái xây dựng xã hội mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh; tạo không khí thi đua sôi nổi, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá; làng, khu dân cư văn hoá, xã phường, thị trấn văn hoá; cơ quan, đơn vị văn hoá; tạo động lực quan trọng  thúc đẩy đời sống kinh tế phát triển; tham gia xoá đói giảm nghèo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tạo năng xuất, chất lượng, hiệu quả cao. Góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, các hiện tượng tiêu cực, tạo môi trường văn hoá lành mạnh; góp phần ổn định tình hình chính trị ở cơ sở và cơ quan, đơn vị. Huy động được đông đảo lực lượng xã hội tích cực tham gia đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá, thông tin, thể thao; góp phần xây dựng văn hoá, con người  Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

    • 5. Không chỉ có ngành Văn hoá chủ động bám sát phong trào  mà các ngành thành viên khác của Ban chỉ đạo như Mặt trận Tổ quốc và các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội cũng tích cực triển khai nhiều phong trào thi đua

    • Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” sau này là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” do Uỷ ban MTTQ phát động, cuộc vận động thanh niên thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, phong trào xây dựng làng Văn hoá - sức khoẻ của ngành Y tế chủ trì... đã thực sự có bước chuyển mới cả về chất và lượng trong đời sống văn hoá cơ sở. Phong trào đã góp một phần rất tích cực khơi dậy các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc trong lối sống, nếp sống, nêu cao tinh thần trách nhiệm giữa gia đình và cộng đồng, góp phần ổn định tình hình chính trị, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo bầu không khí phấn khởi, hồ hởi trong nhân dân.

    • 6. Công tác lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa trong những năm 2000 - 2015 của Đảng bộ huyện Yên Lập cũng còn một số hạn chế nhất định

    • Cơ sở vật chất chưa được đầu tư đồng bộ, tư duy chuyển biến chậm trong nhận thức của cán bộ và nhân dân, nên chưa trở thành hoạt động tự giác hàng ngày. Bên cạnh đó ở một số cuộc vận động, các phong trào thi đua chất lượng hiệu quả còn chưa cao. Nhiều phong trào mới chỉ phát triển bề rộng, chưa thực sự đi vào chiều sâu. Điều đáng quan tâm là tỷ lệ làng văn hoá, gia đình văn hoá, đơn vị văn hoá khá cao nhưng nếp sống mới chậm hình thành, thực hiện nếp sống văn minh chưa nghiêm, tồn tại lối sống thiếu văn hoá, phi đạo đức ở một bộ phận thanh niên trẻ, tệ nạn xã hội ngày càng tăng,… Những hạn chế thiết sót này ngoài những nguyên nhân khách quan còn có những nguyên nhân chủ quan tạo ra, và cần có những giải pháp, bước đi đúng đắn phù hợp để khắc phục những hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm đưa phong trào đi lên trong những năm tới.

    • Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong những năm qua đã được cải thiện. Có được điều đó là do Đảng bộ huyện đã biết quán triệt, vận dụng các quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng đời sống văn hóa vào thực tiễn của địa phương, biết kết hợp hài hoà giữa phát triển văn hoá với phát triển kinh tế xã hội. Với những thành tựu đã đạt được và trên cơ sở kinh nghiệm đã qua, tin tưởng rằng công tác xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Yên Lập dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện sẽ đạt được những thành tựu mới trong thời gian tới, góp phần đưa huyện Yên Lập và tỉnh Phú Thọ tiến hành thắng lợi công cuộc CNH - HĐH đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

    • Nhìn lại chặng đường đã qua của huyện Yên Lập có thể thấy sự nỗ lực, cố gắng của từng người dân, từng cán bộ để ngày hôm nay, huyện Yên Lập từ một huyện miền núi nghèo của tỉnh đã vươn lên, có đời sống tốt hơn, tích cực hơn, bắt kịp với các huyện khác trong tỉnh.

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC

  • PHỤ LỤC 1:

  • PHỤ LỤC 2:

  • PHỤ LỤC 3:

  • TIÊU CHUẨN CÔNG NHẬN DANH HIỆU LÀNG VĂN HOÁ CẤP HUYỆN

  • PHỤ LỤC 4:

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐINH THỊ HÀ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN LẬP (TỈNH PHÚ THỌ) LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Hà Nội - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐINH THỊ HÀ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN LẬP (TỈNH PHÚ THỌ) LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 60220315 Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Viết Nghĩa Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan là cơng trình khoa học riêng tôi, xuất phát từ thực tế địa phương để hình thành hướng nghiên cứu đề tài Các tài liệu và số liệu trích dẫn luận văn là hoàn toàn trung thực và có xuất xứ rõ ràng Nếu có khơng trung thực, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nội, tháng 10 năm 2017 Người viết cam đoan Đinh Thị Hà i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ, tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc tới PGS TS Trần Viết Nghĩa – người Thầy tận tình bảo, hướng dẫn tác giả suốt trình làm luận văn Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Thầy Cô khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi tác giả theo học Cảm ơn cán bộ Thư viện Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, quan ban ngành huyện Yên Lập (Ủy ban Nhân dân huyện n Lập, Phòng Văn hóa Thơng tin huyện Yên Lập) tạo điều kiện cho tác giả vấn đề tư liệu để thực Luận văn Cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân ln đợng viên, khuyến khích, giúp đỡ tác giả q trình học tập và làm Luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2017 Tác giả Đinh Thị Hà ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CLB CNH – HĐH CP HĐND MTTQ Nxb TƯ THCS THPT UBND VHTTDL VNĐ XHCN : Câu lạc bộ : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa : Chính phủ : Hội đồng nhân dân : Mặt trận Tổ quốc : Nhà xuất : Trung ương : Trung học sở : Trung học phổ thông : Ủy ban nhân dân : Văn hóa, Thể thao và Du lịch : Việt Nam đồng : Xã hội chủ nghĩa iii BẢN ĐỒ HUYỆN YÊN LẬP (TỈNH PHÚ THỌ) Nguồn: Ảnh đồ hành lấy từ internet (http://bando.tnmtphutho.gov.vn/map.phtml ) iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết đề tài Lịch sử nghiên cứu vấn đề .2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .5 Phương pháp nghiên cứu .5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài .6 Bố cục nghiên cứu Chương NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN LẬP VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở HUYỆN YÊN LẬP TRƯỚC NĂM 2000 1.1 Những nhân tố tác động đến công tác xây dựng đời sống văn hóa Đảng bợ huyện Yên Lập 1.1.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội, truyền thống lịch sử văn hóa huyện Yên Lập 1.1.2 Thực tiễn xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Yên Lập 16 1.2 Chủ trương Đảng bộ huyện Yên Lập 18 1.2.1 Chủ trương Đảng 18 1.2.2 Chủ trương Đảng tỉnh Phú Thọ Đảng huyện Yên Lập 37 Tiểu kết chương .46 Chương 47 SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN LẬP VỀ XÂY DỰNG 47 ĐỜI SỐNG VĂN HÓA (2000 – 2015) .47 2.1 Xây dựng thiết chế văn hoá 47 2.2 Xây dựng nếp sống văn hoá 53 v 2.3 Đời sống văn hoá văn nghệ 74 2.4 Thể dục thể thao 77 2.5 Phát triển người .81 2.6 Bảo tồn di sản văn hóa và phát huy giá trị văn hóa dân tợc 87 Tiểu kết chương .90 Chương 92 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM TỪ THỰC TIỄN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN LẬP (2000 – 2015) 92 3.1 Một số nhận xét 92 3.1.1 Ưu điểm 92 3.1.2 Những tồn đọng, hạn chế 97 3.2 Một số kinh nghiệm 100 KẾT LUẬN 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 PHỤ LỤC 121 vi MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Từ năm 1986 đến nay, lãnh đạo Đảng Cợng sản Việt Nam, vấn đề văn hóa nước ta được đặc biệt quan tâm Những thành tựu xây dựng văn hóa, vấn đề lý luận và thực tiễn đặt trình phát triển văn hóa thời kỳ Đổi như: văn hóa với kinh tế, văn hóa với người, văn hóa và phát triển, bảo vệ, phát huy và phát triển sắc văn hóa dân tợc q trình hợi nhập quốc tế, được trọng khảo sát, phân tích nhiều cơng trình nghiên cứu văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa là phương thức sinh hoạt dân tợc, cợng đồng, gia đình, cá nhân phù hợp với đặc điểm kinh tế, trị, xã hợi, truyền thống dân tộc, phục vụ mục tiêu phát triển đất nước Văn hóa dân tợc thay đổi với biến đổi mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước thời kỳ Công cuộc Đổi Đảng, Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đến đạt được thành tựu to lớn kinh tế, xã hợi và văn hóa Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu đạt được, văn hóa Việt Nam có mặt suy thối, góp phần làm cho yếu tố văn hoá lạc hậu phục hồi, mợt vài nét văn hố, sinh hoạt từ nước ngoài du nhập vào không phù hợp với truyền thống, đặc điểm dân tộc,…nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam kiên định xây dựng và thực chủ trương, sách đổi nhiều lĩnh vực, có lĩnh vực văn hố Trước u cầu nghiệp đổi đất nước, đặc biệt là xu q trình hợi nhập hóa, toàn cầu hóa vấn đề văn hóa lại càng được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề xây dựng đời sống văn hóa, nhằm tạo mơi trường văn hóa lành mạnh, huy đợng tiềm lực vào xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần hạn chế tác động tiêu cực kinh tế thị trường tiến trình xây dựng văn hóa và người Đời sống tạo văn hóa và người với lối sống văn hóa Xây dựng đời sống văn hóa là cơng việc chung toàn xã hợi, đòi hỏi phải người, gia đình thành cơng Nhận thức được vai trò quan trọng đời sống văn hóa, Đảng bợ huyện n Lập (tỉnh Phú Thọ) quan tâm xây dựng đời sống văn hóa địa bàn huyện, là giai đoạn 2000 - 2015, đồng thời khẩn trương triển khai thực hiện, đưa Nghị vào đời sống văn hóa và đạt được thành tựu to lớn, tạo điều kiện thúc đẩy văn hố, xã hợi huyện ngày càng phát triển Đồng thời khẳng định đắn đường lối, sách Đảng, tăng thêm lòng tin nhân dân lãnh đạo Đảng, góp phần vào cơng c̣c xây dựng huyện n Lập trở thành một huyện phát triển, nơi cội nguồn giá trị văn hóa tỉnh Phú Thọ Bên cạnh kết đạt được, việc xây dựng đời sống văn hóa huyện Yên Lập có hạn chế định Việc nghiên cứu q trình Đảng bợ huyện n Lập lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa năm 2000 - 2015 là cần thiết, sở rút bài học kinh nghiệm và giải pháp nhằm thực hiệu việc xây dựng đời sống văn hóa Yên Lập Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn nói trên, tác giả định chọn đề tài: “Đảng huyện Yên Lập (tỉnh Phú Thọ) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2000 đến năm 2015” làm đề tài cho luận văn Thạc sỹ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề Xây dựng đời sống văn hóa là mợt đề tài được quan tâm nghiên cứu là một nội dung quan trọng mà Đảng trọng công cuộc đổi đất nước và đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, đại hóa Trên bình diện rợng, có nhiều cơng trình, bài viết đề tài này nhiều góc đợ khác Tuy nhiên, gắn với việc thực hiện, sửa đổi, phát huy giá trị văn hóa, kể đến mợt số bài liên quan: - Về bài tạp chí: Phong trào xây dựng làng văn hóa huyện Đơng Anh (Nguyễn Thu Hạnh - Tạp chí văn hóa thơng tin Hà Nợi số - 2005); Cuộc vận động tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa địa bàn quận Hồn Kiếm (Phương Lan - Tạp chí văn hóa thơng tin Hà Nợi số - 2005); Muốn văn hóa dân tộc phát triển văn hóa Đảng phải đầu (Nguyễn Khoa Điềm - Tạp chí xây dựng đời sống văn hóa 2005)… Các bài viết tạp chí đưa được thực trạng phong trào xây dựng đời sống văn hóa và vai trò Đảng trình địa phương triển khai phong trào (cụ thể mợt số địa phương) - Về sách: 66 Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định “Phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, http://moj.gov.vn/, số 629/QĐ-TTg, ngày 29/5/2012 67 Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định “Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến 2030”, http://moj.gov.vn/, số 2164/QĐ-TTg, ngày 11/11/2013 68 Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định “Về việc phê duyệt chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020”, http://moj.gov.vn/, số 518/QĐ-TTg, ngày 6/5/2009 69 Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định “Phê duyệt Chương trình thực phong trào Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020”, http://moj.gov.vn/, số 1610/QĐ-TTg, ngày 16/9/2011 70 Ủy ban Nhân dân huyện Yên Lập ( 2010), Về việc kiện toàn Ban đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Quyết định số 1145/QĐ-UBND ngày 02/10/2010, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 71 Ủy ban Nhân dân huyện Yên Lập ( 2015), Về việc kiện toàn Ban đạo phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” sở hợp Ban đạo phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Ban vận động Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, Quyết định số 1333/QĐUBND ngày 22/9/2015, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 72 Ủy ban Nhân dân huyện Yên Lập (2000), Về việc thành lập Ban đạo phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 15/2/2000, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 73 Ủy ban Nhân dân huyện Yên Lập (2001), Về tổ chức triển khai thực phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 01/3/2001, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 74 Ủy ban Nhân dân huyện Yên Lập (2004), Về việc kiện toàn Ban đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 28/9/2004, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 75 Ủy ban Nhân dân huyện Yên Lập (2006), Về ban hành đề án phát triển nghiệp Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện Yên Lập giai đoạn 2006 – 2010, Quyết định số 1224/QĐ-UBND ngày 20/12/2006, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 76 Ủy ban Nhân dân huyện Yên Lập (2007), Nghị Về phổ cập bậc trung học giai đoạn 2007-2010 định hướng đến năm 2015, số 19-NQ/HU ngày 2/2/2007, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 116 77 Ủy ban Nhân dân huyện Yên Lập (2007), Về việc thực Nghị số 21/2005/NQ-HĐND Ban thường vụ Huyện ủy chiến lược Dân số - Gia đình Trẻ em huyện Yên Lập giai đoạn 2006 – 2010, Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 01/02/2007, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 78 Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập (2008), Báo cáo “Sơ kết 03 năm thực Nghị 46-NQ/TƯ Bộ Chính trị “Về bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khoẻ nhân dân tình hình mới” 05 năm thực Chỉ thị 06-CT/TW Ban Bí thư củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế sở , Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 79 Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập (2009), Báo cáo Sơ kết 04 năm thực Nghị 19-NQ/TƯ ngày 20/06/2005 “Về phát triển nghiệp thể dục – thể thao đến năm 2010”, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 80 Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập (2011), Quyết định việc thành lập, kiện toàn Ban đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011 - 2015, Quyết định số 1697/QĐ-UBND ngày 28/12/2011, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 81 Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập (2011), Về việc thực Nghị số 12/NQHU Ban thường vụ Huyện ủy "Phát triển nghiệp Văn hóa - Thơng tin - Truyền thơng - Thể thao Du lịch địa bàn huyện giai đoạn 2011 - 2015”, Kế hoạch số 1489/KH-UBND ngày 15/11/2011, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 82 Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập (2012), Chỉ thị việc tập trung đạo xây dựng nhà văn hóa khu dân cư, số 08/CT-UBND ngày 17/9/2012, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 83 Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập (2012), Về nội dung bình xét, cơng nhân danh hiệu “gia đình văn hóa”, “khu dân cư văn hóa”, Hướng dẫn số 920/HD-UBND ngày 30/10/2012, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 84 Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập (2013), Báo cáo Tổng kết 15 năm thực Nghị Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII “Xây dựng phát triển văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà sắc dân tộc”, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 85 Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập (2013), Báo cáo Kết kiểm tra 15 năm thực Nghị Trung ương (khóa VIII) Về “xây dựng phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà sắc dân tộc”, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 86 Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập (2013), Kết luận Ban Thường vụ Huyện ủy Kết 15 năm thực Nghị Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương 117 Đảng khóa VIII “xây dựng phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà sắc dân tộc”, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 87 Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập (2013), Về nội dung bình xét, cơng nhân danh hiệu khu dân cư đạt ch̉n văn hóa nơng thơn mới; thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, Hướng dẫn số 1102/HD-UBND ngày 27/8/2013, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 88 Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập (2013), Về việc thành lập Ban đạo công tác gia đình huyện Yên Lập, Quyết định số 969/QĐ-UBND ngày 27/8/2013, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 89 Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập (2013), Về việc thực phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2013 – 2015, Kế hoạch số 1502/KHUBND ngày 10/12/2013, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 90 Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập (2014), Thành lập Ban đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” sở hợp Ban đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Ban vận động Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, Quyết định số 1280/QĐ-UBND ngày 01/10/2014, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 91 Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập (2014), Về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể “cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, Quyết định số 929/QĐ-UBND ngày 31/7/2014, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 92 Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập (2014), Về việc triển khai thực Nghị số 33 - NQ/TW BCH TW đảng khóa XI “về xây dựng phát triển văn hóa, người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Kế hoạch số 1246/KH-UBND ngày 17/11/2014, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 93 Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập (2015), Về việc kiện toàn Ban đạo cơng tác gia đình huyện n Lập, Quyết định số 1334/QĐ-UBND ngày 22/9/2015, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 94 Ủy ban Nhân dân huyện Yên Lập (2016), Báo cáo Tổng kết 10 năm (20052015) vận động thực nếp sống văn minh việc cưới, việc tang, mừng thọ lễ hội, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 95 Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập (2016), Báo cáo Tổng kết thực Nghị số 12/NQ-HU ngày 12/8/2011 Ban Thường vụ Huyện ủy "Phát triển nghiệp Văn hóa - Thơng tin truyền thơng - Thể thao Du lịch địa bàn huyện giai đoạn 2011 - 2015”, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 118 96 Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập (2016), Kế hoạch Phát triển nghiệp văn hóa, thơng tin, truyền thông, thể thao du lịch huyện Yên Lập giai đoạn 2016-2020, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 97 Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập (2016), Kết 02 năm thực Chương trình hành động Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực Nghị số 33-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI xây dựng phát triển văn hóa, người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 98 Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập (2016), Về triển khai thực sửa đổi, bổ sung Quy ước thôn, khu địa bàn huyện Yên Lập, Kế hoạch số 61/KH- UBND ngày 26/01/2016, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 99 Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2000), Về tổ chức thực phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Kế hoạch 1561/KH-UBND ngày 28/7/2000, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 100 Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2005), Quyết định “Về việc cơng nhận danh hiệu Đơn vị văn hóa cấp tỉnh 2004”, số 1542/QĐ-CT, ngày 9/6/2005, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 101 Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2016), Về tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Kế hoạch số 3011/KHUBND ngày 21/7/2016, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 102 Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Sở Văn hóa thơng tin (2006), Hướng dẫn “Nội dung bình xét cơng nhận danh hiệu làng, khu dân cư, xã, phường, thị trấn văn hóa”, số 5531/HD-NVVH, ngày 15/9/2006, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 103 Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Báo cáo Tổng kết 15 năm thực Nghị Trung ương (khóa VIII) Về “xây dựng phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà sắc dân tộc”, Lưu trữ phòng lưu trữ huyện Yên Lập 104 Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng 105 Hoàng Vinh (2006), Những vấn đề văn hóa đời sống xã hội Việt Nam nay, Nxb Văn hóa Viện văn hóa 106 Phạm Quang Vĩnh, Phú Thọ xây dựng thiết chế văn hóa (2007), http://daibieunhandan.vn/, cập nhật ngày 23/08/2007 107 Trần Quốc Vượng (1997), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nợi 119 108 Trần Quốc Vượng (2003), Văn hố Việt Nam tìm tòi suy ngẫm, Nxb Văn học, Hà Nội 120 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Kết xây dựng “nông thôn mới” huyện Yên Lập (Phú Thọ) Nguồn: Ảnh lấy từ Trang thông tin điện tử huyện Yên Lập (http://yenlap.phutho.gov.vn/) Lễ hợi mở cửa rừng xã Minh Hòa, huyện Yên Lập Nguồn: Ảnh lấy từ Trang thông tin điện tử huyện Yên Lập (http://yenlap.phutho.gov.vn/) 121 Múa rùa – dân tộc Dao (xã Xuân Thủy- huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ) Nguồn: Ảnh lấy từ Trang thông tin điện tử huyện n Lập (http://yenlap.phutho.gov.vn/) Mơ hình nhà sàn Giỗ tổ Hùng Vương (Phần dự thi huyện Yên Lập) Nguồn: Ảnh lấy từ Trang thông tin điện tử huyện Yên Lập (http://yenlap.phutho.gov.vn/) 122 Di tích Bia Phục cổ xã Minh Hòa (huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ) Nguồn: Ảnh lấy từ Trang thông tin điện tử huyện Yên Lập (http://yenlap.phutho.gov.vn/) Câu lạc bộ thơ Việt Nam tỉnh Phú Thọ chi nhánh huyện Yên Lập Nguồn: Ảnh lấy từ Trang thông tin điện tử huyện Yên Lập (http://yenlap.phutho.gov.vn/) 123 Ngày hội thể thao huyện Yên Lập Nguồn: Ảnh lấy từ Trang thông tin điện tử huyện Yên Lập (http://yenlap.phutho.gov.vn/) 124 PHỤ LỤC 2: TIÊU CHUẨN CÔNG NHẬN DANH HIỆU GIA ĐÌNH VĂN HỐ CẤP HUYỆN 1- Gia đình thực tốt quyền và nghĩa vụ cơng dân: a) Các thành viên gia đình phải thực tốt đường lối, chủ trương cuả Đảng, sách và pháp luật Nhà nước; Giữ gìn an ninh trị, trật tự an toàn xã hội; vệ sinh môi trường; nếp sống văn hóa nơi cơng cợng; bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan địa phương; tích cực tham gia hoạt đợng xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư b) Khơng vi phạm pháp luật Nhà nước, quy định địa phương và quy ước, hương ước cộng đồng; c) Không vi phạm quy định thực nếp sống văn minh việc cưới, việc tang và lễ hội; khơng sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm đợc hại; không mắc tệ nạn xã hội; tham gia tích cực bài trừ tệ nạn xã hợi và phòng chống loại tội phạm d) Tham gia thực đầy đủ phong trào thi đua; sinh hoạt, hợi họp cợng đồng 2- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ người cợng đồng: a) Vợ chồng bình đẳng, thương u giúp đỡ tiến bợ Khơng có bạo lực gia đình hình thức; thực bình đẳng giới; vợ chồng thực sinh quy định, có trách nhiệm ni khỏe, dạy ngoan b) Gia đình nề nếp; ơng bà, cha mẹ gương mẫu; cháu thảo hiền; giữ gìn giá trị văn hóa gia đình truyền thống, tiếp thu có chọn lọc giá trị văn hóa gia đình; c) Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh; nhà ngăn nắp; khuôn viên xanh-sạch-đẹp; sử dụng nước sạch, nhà tắm và hố xí hợp vệ sinh; thành viên gia đình có nếp sống lành mạnh, thường xun luyện tập thể dục thể thao; 125 d) Tích cực tham gia chương trình xóa đói, giảm nghèo; đoàn kết tương trợ xóm giềng, giúp đỡ đồng bào hoạn nạn; hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa, cuộc vận động “Ngày người nghèo” và hoạt đợng nhân đạo khác cộng đồng e) Thực nếp sống văn minh, giữ gìn phong mỹ tục, khơng sử dụng văn hố phẩm đồi truỵ 3- Tổ chức lao đợng, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt suất, chất lượng, hiệu quả: a) Trẻ em độ tuổi học được đến trường, chăm ngoan, hiếu học; người lớn đợ tuổi lao đợng có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; b) Có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, chủ đợng “Xóa đói giảm nghèo”, đợng làm giàu đáng; Có kế hoạch tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm c) Kinh tế gia đình ổn định, thực hành tiết kiệm; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần thành viên gia đình ngày càng nâng cao 126 PHỤ LỤC 3: TIÊU CHUẨN CƠNG NHẬN DANH HIỆU LÀNG VĂN HỐ CẤP HUYỆN 1- Có đời sống kinh tế ổn định và bước phát triển: a) Có từ 80% hợ gia đình trở lên có đời sống kinh tế ổn định; nhiều hợ gia đình giầu, 5% hợ gia đình nghèo, khơng có hợ gia đình đói; b) Có từ 80% hợ gia đình trở lên có nhà ngói nhà bền vững cấp 1, 2, khu vực đồng và cận thị 2- Có đời sống văn hố tinh thần lành mạnh, phong phú: a) Có thiết chế văn hoá, giáo dục, y tế phù hợp, có đợi văn nghệ quần chúng; tổ chức sinh hoạt văn hố, thể thao vui chơi giải trí thường xun; b) Thực tốt Nếp sống văn minh việc cưới, việc tang, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng; khơng có tệ nạn xã hợi; khơng tàng chữ và sử dụng văn hố phẩm tḥc loại cấm lưu hành; c) Có từ 80% số hợ gia đình trở lên được cơng nhận là Gia đình văn hố 3- Có môi trường cảnh quan đẹp: a) Đường giao thông, đường làng xóm sẽ, có nhiều xanh và bước được nâng cấp; b) Có từ 80% hợ Gia đình trở lên được sử dụng nước và có nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh; c) Tơn tạo và bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh địa phương 4- Thực đường lối Đảng, sách, pháp luật Nhà nước: a) Thực tốt đường lối, chủ trương Đảng, sách, pháp luật Nhà nước; b) Đảm bảo an ninh, trị, trật tự an toàn xã hội; thực tốt Quy chế dân chủ sở; xây dựng và thực Quy ước, Hương ước theo Chỉ thị 24/1998/CT-TTg ngày 19/6/1998 Thủ tướng Chính phủ; c) Các tổ chức đoàn thể hoạt đợng có hiệu quả; d) Trẻ em đợ tuổi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trở lên; 127 đ) Có phong trào đền ơn đáp nghĩa và hoạt động từ thiện có hiệu 5- Có từ năm liên tục trở lên được Ban vận động "Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư" xã, phường, thị trấn bình xét là Làng văn hoá; 6- Được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh công nhận là Làng văn hoá 128 PHỤ LỤC 4: TIÊU CHUẨN CƠNG NHẬN DANH HIỆU CƠ QUAN, ĐƠN VỊ VĂN HỐ CẤP HUYỆN 1- Việc thực tốt nhiệm vụ kinh tế, nhiệm vụ trị được đề ra: a) Hoàn thành xuất sắc kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ công tác quan, đơn vị hàng năm b) Thực đầy đủ chế đợ, sách Đảng và Nhà nước Công nhân viên chức lao động và hoàn thành nghĩa vụ đơn vị Nhà nước theo quy định c) Đời sống cán bộ công nhân viên chức lao động ổn định, bước được cải thiện, Thường xuyên chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Công nhân viên chức lao động quan đơn vị d) Tham gia, hưởng ứng tích cực hoạt đợng xã hợi, từ thiện, góp phần xây dựng được quỹ bảo trợ xã hội và sử dụng quỹ này mục đích 2- Thực tốt vấn đề văn hố - xã hợi a) Thực tốt việc tổ chức cho Công nhân viên chức lao động học tập thị, nghị Đảng, sách, pháp luật Nhà nước b) Có kế hoạch thực hiệu khơng ngừng nâng cao trình đợ học vấn, chun mơn, tay nghề, bậc thợ cho Công nhân viên chức lao động hàng năm c) Giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch nội bộ quan, đơn vị và quan hệ với nhân dân d) Xây dựng và thực tốt chế độ giao ban, hội họp đơn vị đ) Các thiết chế văn hoá, Thể dục thể thao phù hợp (sân cầu lơng, bóng chuyền, bóng bàn,…) và tổ chức hoạt đợng văn hố, văn nghệ, thể dục thể thao thường xun có chất lượng e) Khơng có người vi phạm tệ nạn xã hợi g) Có từ 80% gia đình cán bợ, cơng nhân viên chức lao đợng đạt chuẩn gia đình văn hố sở xã, phường nơi cư trú 3- Có mơi trường cảnh quan đẹp 129 a)Trụ sở làm việc gọn gàng, ngăn nắp, thường xuyên đảm bảo xanh, sạch, đẹp b) Có sơ đồ vị trí làm việc bợ phận đơn vị, có nợi quy quan, lịch tiếp dân đầy đủ Có mợt số hiệu (tranh cổ đợng có) tun truyền nhiệm vụ trị đất nước, địa phương đơn vị và hiệu xây dựng đời sốngvăn hoa quan văn hố nợi tại, ngoại thất quan, đơn vị 4- Thực nghiêm túc chủ trương, đường lối Đảng và Pháp luật Nhà nước a)Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương Đảng, sách pháp luật Nhà nước và nội quy, quy chế quan b) Nợi bợ đoàn kết, khơng có đơn thư khiếu nại vượt cấp c) Tổ chức thực tốt quy chế dân chủ quan, đơn vị theo nội dung Nghị định 71/CP và 07/CP Chính phủ d) Cơ quan, đơn vị xây dựng và thực tốt quy ước xây dựng đời sống văn hóa đ) Tổ chức Đảng, đoàn thể như: Công đoàn, phụ nữ, niên phải đạt mục tiêu chuẩn vững mạnh hàng năm Nguồn: Toàn Phụ lục 1,2,3,4 Phòng Văn hóa - Thơng tin huyện Yên Lập (tỉnh Phú Thọ) cung cấp 130 ... công tác xây dựng đời sống văn hóa Đảng bợ huyện n Lập và thực tiễn xây dựng đời sống văn hóa huyện Yên Lập trước năm 2000 Chương 2: Đảng bộ huyện Yên Lập đạo xây dựng đời sống văn hóa Chương... trình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa Đảng bợ Huyện n Lập từ năm 2000 đến năm 2015 - Trình bày có chọn lọc một cách hệ thống chủ trương, lãnh đạo Đảng bộ Huyện Yên Lập công tác xây dựng đời. .. và đạo Đảng bộ huyện Yên Lập việc xây dựng đời sống văn hoá 4.2 Phạm vi nghiên cứu: + Về nợi dung: Sự lãnh đạo phát triển văn hóa Đảng bộ huyện Yên Lập xây dựng nếp sống văn hóa mới, xây dựng

Ngày đăng: 05/05/2020, 14:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w