1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HD TH CHUẨN KTKN Địa ly 9

17 342 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 188,5 KB

Nội dung

PHẦN THỨ HAI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ LỚP 9 A. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH Sau khi học chương trình Địa lí 9, học sinh đạt được: 1. Về kiến thức: Hiểu và trình bày được: - Những kiến thức cơ bản về, cần thiết, phổ thông về dân cư, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế của nước ta. - Một số kiến thức cần thiết về địađịa phương của tỉnh, thành phố nơi các em đang sống. 2. Về kĩ năng Rèn luyện, củng cố và hình thành ở mức độ cao hơn các kĩ năng cần thiết trong học tập địa lí, đó là: - Kĩ năng phân tích văn bản. - Kĩ năng đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ. - Kĩ năng xử số liệu thống kê theo yêu cầu cho trước. - Kĩ năng vẽ biểu đồ các dạng khác nhau và rút ra nhận xét từ biểu đồ. - Kĩ năng sưu tầm và phân tích tài liệu từ các nguồn khác nhau (báo chí, bài viết, tranh, .) bao gồm các tài liệu in trên giấy và tài liệu điện tử (từ các trang WEB, đĩa tra cứu). - Kĩ năng xây dựng sơ đồ cấu trúc và sơ đồ thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội - Kĩ năng viết và trình bày các báo cáo ngắn. - Kĩ năng liên hệ thực tiễn địa phương, đất nước. 3. Về thái độ, hành vi - Có tình yêu quê hương đất nước, ý thức công dân và sự định hướng nghề nghiệp để sau này phục vụ Tổ quốc. B. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Các kiến thức, kĩ năng cần đạt của chương trình Địa lí lớp 9 được cụ thể thành những yêu cầu chi tiết sau: ĐỊA LÍ VIỆT NAM (tiếp theo) Chủ đề 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ Nội dung 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 1. Kiến thức 1.1. Nêu được một số đặc điểm về dân tộc Nước ta có 54 dân tộc, người Việt (Kinh) chiếm đa số. Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hoá, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán… 1.2. Biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 3 - Người Việt là dân tộc có nhiều kinh nghiêm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo. Người Việt là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học – kĩ thuật. - Các dân tộc ít người có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất, đời sống. - Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 1.3.Trình bày đặc sự phân bố các dân tộc ở nước ta - Người Việt phân bố rộng khắp trong cả nước, tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng, trung du và ven biển. - Dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. - Sự khác nhau về các dân tộc và phân bố dân tộc giữa: + Trung du và miền núi phía Bắc; + Trường Sơn – Tây Nguyên; + Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 2. Kĩ năng - Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân phân theo thành phần dân tộc để thấy được các dân tộc có số dân rất khác nhau, dân tộc Kinh chiếm khoảng 4/5 số sân cả nước. - Thu thập thông tin về một dân tộc (số sân, đặc điểm về phong tục, tập quán, trang phục, nhà ở, kinh nghiệm sản xuất, địa bàn phân bố chủ yếu,…). Nội dung 2: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ 1. Kiến thức 1.1. Trình bày được một số đặc điểm dân số nước ta; nguyên nhân và hậu quả - Một số đặc điểm của dân số: + Số dân (dân số đông, nhớ được số dân của nước ta ở thời điểm gần nhất). + Gia tăng dân số: gia tăng dân số nhanh (dẫn chứng). + Cơ cấu dân số: theo tuổi (cơ cấu dân số trẻ), giới tính; cơ cấu dân số theo tuổi và giới đang có sự thay đổi. - Nguyên nhân và hậu quả: + Nguyên nhân: (kinh tế - xã hội) + Hậu quả (sức ép đối với tài nguyên môi trường, kinh tế - xã hội). 2. Kĩ năng - Vẽ và phân tích biểu đồ dân số, bảng số liệu về cơ cấu dân số Việt Nam. - Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm 1989 và 1999 để thấy rõ đặc điểm cơ cấu, thay đổi của cơ cấu dân số theo tuổi và giới ở nước ta trong giai đoạn 1989 – 1999. Nội dung 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ 1. Kiến thức 1.1. Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta - Mật độ dân số nước ta cao (dẫn chứng bằng số liệu ở thời điểm gần nhất). - Dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ: + Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị; miền núi, dân cư thưa thớt. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất. 4 + Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau (dẫn chứng). 1.2.Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư - Quần cư nông thôn: đặc điểm về mật độ, kiến trúc nhà ở, chức năng. - Quần cư thành thị: đặc điểm về mật độ, kiến trúc nhà ở, chức năng. 1.3. Nhận biết quá trình đô thị hoá ở nước ta - Số dân đô thị tăng, quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị. - Trình đô thị hoá thấp. Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ, lược đồ phân bố dân cư và đô thị hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết sự phân bố dân cư, đô thị ở nước ta. - Phân tích các bảng số liệu về mật độ dân số của các vùng, số dân thành thị và tỉ lệt dân thành thị ở nước ta. Nội dung 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 1. Kiến thức 1.1. Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động - Nguồn lao động: + Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. + Mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động. - Sử dụng lao động: cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực. 1.2. Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phất triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm. - Khu vực nông thôn: thiếu việc làm (dẫn chứng). Nguyên nhân. - Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao (dẫn chứng). 1.3. Trình bày được hiện trang chất lượng cuộc sống ở nước ta - Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta còn thấp, chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn. - Chất lượng cuộc sống đang được cải thiện (dẫn chứng). 2. Kĩ năng - Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn, theo đào tạo; cơ cấu sử dụng lao động theo ngành; cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta. Chủ đề 2: ĐỊA LÍ KINH TẾ Nội dung 1: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Kiến thức 1.1. Trình bày sơ lược về quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam - Nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước. - Đặc điểm chính về phát triển kinh tế của các giai đoạn : + Từ cách mạng tháng 8 (1945) đến 1954. + Từ năm 1954 đến 1975. +Từ 1975 đến những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX. 5 + Từ năm 1986 đến nay. 1.2. Thấy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: + Chuyển dịch cơ cấu ngành. + Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ. + Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. - Những thành tựu và thách thức: + Thành tựu: tăng trưởng kinh tế nhanh, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. + Thách thức: ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, thiếu việc làm, xóa đói giảm nghèo,… 2. Kĩ năng - Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. - Đọc bản đồ, lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. Nội dung 2: NGÀNH NÔNG NGHIỆP 1. Kiến thức 1.1. Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp - Nhân tố tự nhiên: Tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản. + Tài nguyên đất: đa dạng; đặc điểm và phân bố của hai nhóm đất chính (đất phù sa và đất feralit). + Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá đa dạng, nhiều thiên tai (dẫn chứng). + Tài nguyên nước: phong phú, phân bố không đều trong năm (dẫn chứng). + Tài nguyên sinh vật: phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi. - Nhân tồ kinh tế – xã hội: Điều kiện kinh tế - xã hội là yếu tố quyết định đến sự phát triển. + Dân cư và lao động nông thôn: chiếm tỉ lệ cao, nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. + Cơ sở vật chất - kĩ thuật: ngày càng hoàn thiện . + Chính sách phát triển nông nghiệp: nhiều chính sách nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển. + Thị trường trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng. 1.2. Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp - Đặc điểm chung: phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, trồng trọt vẫn là ngành chính. - Trồng trọt: + Tình hình phát triển: Cơ cấu đa dạng. Lúa là cây trồng chính. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa bình quân đầu đầu người không ngừng tăng. Cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển khá mạnh. Có nhiều sản phẩm xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, trái cây. + Phân bố: các vùng trọng điểm lúa, các vùng phân bố cây công nghiệp chủ yếu. - Chăn nuôi: + Tình hình phát triển: chiếm tỉ trọng còn nhỏ trong nông nghiệp; đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh. + Phân bố: các vùng phân bố chủ yếu của trâu, bò, lợn, gia cầm. 2. Kĩ năng - Phân tích bản đồ, lược đồ nông nghiệp hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và bảng phân bố cây công nghiệp để thấy rõ sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở nước ta. 6 - Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi, cơ cấu ngành trồng trọt, tình hình tăng trưởng của gia súc, gia cầm ở nước ta. Nội dung 3: NGÀNH LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN 1. Kiến thức 1.1. Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta; vai trò của từng loại rừng - Thực trạng và phân bố: + Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp. + Khai thác gỗ: khai thác và chế biến gỗ, lâm sản chủ yếu ở niền núi, trung du. + Trồng rừng: Tăng tốc độ che phủ rừng, phát triển mô hình nông lâm kết hợp. - Vai trò của các loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và mô hình nông lâm kết hợp. 1.2. Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành thủy sản - Nguồn lợi thủy sản (thuận lợi, khó khăn). - Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản: + Khai thác thủy sản: sản lượng tăng nhanh, tên các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác. + Nuôi trồng thủy sản: phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá. Tên các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất. - Xuất khẩu thủy sản đã có những bước phát triển vượt bậc. 2. Kĩ năng - Phân tích bản đồ, lược đồ lâm nghiệp, thủy sản hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để thấy rõ sự phân bố của các loại rừng, bãi tôm cá; vị trí các ngư trường trọng điểm. - Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để hiểu và trình bày sự phát triển của lâm nghiệp, thủy sản. Nội dung 4: NGÀNH CÔNG NGHIỆP 1. Kiến thức 1.1. Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp - Các nhân tố tự nhiên: + Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở để phát triểncơ cấu công nghiệp đa ngành (dẫn chứng). + Sự phân bố tài nguyên tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng. - Các nhân tố kinh tế- xã hội: + Dân cư và lao động: nguồn lao động dồi dào, thị trường lớn, có khả năng tiếp thu khoa học - kĩ thuật. + Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng: đang được cải thiện, song còn nhiều hạn chế (dẫn chứng). + Chính sách phát triển công nghiệp: có nhiều chính sách phát triển công nghiệp (dẫn chứng). + Thị trường: ngày càng mở rộng, song đang bị cạnh tranh quyết liệt (dẫn chứng). 1.2. Trình bày được tình hình phát triển và một số thành tựu của sản xuất công nghiệp - Phát triển nhanh. - Cơ cấu ngành đa dạng (dẫn chứng) 7 - Một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành (khái niệm về ngành công nghiệp trọng điểm, tên các ngành công nghiệp trọng điểm). - Phân bố: tập trung ở một số vùng (dẫn chứng) 1.3. Biết sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm - Công nghiệp khai thác nhiên liệu: nơi phân bố chủ yếu của công nghiệp khai thác than, công nghiệp khai thác dầu khí. - Công nghiệp điện: tên các nhà máy nhiệt điện, thủy điện lớn. - Một số ngành công nghiệp nặng khác: + Công nghiệp cơ khí điện tử (tên các trung tâm lớn nhất). + Công nghiệp hóa chất (tên các trung tâm lớn nhất). + Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: tên các vùng tập trung các nhà máy xi măng lớn, hiện đại; nơi tập trung các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp. + Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: tên các thành phố tập trung công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. + Công nghiệp dệt may: tên các trung tâm dệt may lớn. 2. Kĩ năng - Phân tích biểu đồ để thấy rõ nước ta có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng. - Phân tích các bản đồ, lược đồ công nghiệp hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để thấy rõ sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm, các trung tâm công nghiệp ở nước ta. - Xác định trên bản đồ (lược đồ) Công nghiệp Việt Nam hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất là Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng; hai trung tâm công nghiệp lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nội dung 5: NGÀNH DỊCH VỤ 1. Kiến thức 1.1. Biết được cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ - Cơ cấu: đa dạng, gồm ba nhóm ngành: dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng (tên một số ngành trong từng nhóm) - Vai trò: + Cung cấp nguyên, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế. + Tạo ra các mối quan hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài. + Tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế. 1.2. Biết được đặc điểm phân bố của các ngành dịch vụ nói chung - Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư, sự phát triển của sản xuất. - Các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều (dẫn chứng) - Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta : TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. 1.3. Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành dịch vụ * Giao thông vận tải: - Có đủ các loại hình vận tải, phân bố rộng khắp cả nước, chất lượng đang được nâng cao. 8 - Các loại hình giao thông vận tải: + Đường bộ: chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất, được đầu tư nhiều nhất; các tuyến quan trọng. + Đường sắt: các tuyến quan trọng. + Đường sông: mới được khai thác ở mức độ thấp, tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long và lưu vực vận tải sông Hồng. + Đường biển: gồm vận tải ven biển và vận tải quốc tế. Hoạt động vận tải biển quốc tế được đẩy mạnh. Tên ba cảng biển lớn nhất cả nước. + Đường hàng không: hàng không Việt Nam đã và đang phát triển theo hướng hiện đại hóa; tên ba đầu mối chính trong nước và quốc tế. +Đường ống: vận tải đường ống ngày càng phát triển, chủ yếu chuyên chở dầu mỏ và khí. * Bưu chính viễn thông: - Bưu chính có những bước phát triển mạnh mẽ (dẫn chứng). - Viễn thông: phát triển nhah và hiện đại (dẫn chứng). * Thương mại: - Nội thương: + Phát triển mạnh, không đều giữa các vùng (dẫn chứng). + Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai trung tâm thưong mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta. - Ngoại thương: + Tên các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu. + Tên các nước, lãnh thổ .buôn bán nhiều với Việt Nam. * Du lịch: - Tiềm năng du lịch phong phú gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên (dẫn chứng) và tài nguyên du lịch nhân văn (dẫn chứng). - Phát triển ngày cành nhanh. 2. Kĩ năng - Phân tích số liệu, lược đồ giao thông hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, biểu đồ để nhận biết cơ cấu và sự phát triển của ngành dịch vụ ở nước ta. - Xác định trên bản đồ (lược đồ) một số tuyến đường giao thông quan trọng, một số sân bay, cảng biển lớn. + Các quốc lộ số 1 A, đường Hồ Chí Minh, 5, 6, 22…; đường sắt Thống Nhất. + Các sân bay quốc tế: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh. + Các cảng lớn: Hải phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. Chủ đề 3: SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ Nội dung 1: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ 1. Kiến thức 1.1. Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội - Vị trí địa lí: ở phía bắc đất nước, tên các nước và vùng tiếp giáp. - Lãnh thổ: chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ của cả nước, có đường bờ biển dài. - Ý nghĩa của vị trí địa lí, lãnh thổ: dễ giao lưu với nước ngoài và trong nước, lãnh thổ giàu tiềm năng. 9 1.2. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội - Đặc điểm: địa hình cao, cắt xẻmạnh, khí hậu có mùa đông lạnh; nhiều loại khoáng sản; trữ lượng thủy điện dồi dào. - Thuận lợi: Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành. - Khó khăn: địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp, xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét… 1.3. Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng - Đặc điểm: + Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người. Tên một số dân tộc tiêu biểu. Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hế các địa phương. + Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc (dẫn chứng). + Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc Đổi mới. - Thuận lợi: + Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới…). + Đa dạng về văn hóa. - Khó khăn: + Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế. + Đời sống người dân con nhiều khó khăn. 1.4. Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một số ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp; sự phân bố của các ngành đó - Công nghiệp: + Thế mạnh chủ yếu là khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện. + Phân bố: tên các vùng khai thác chủ yếu, các nhà máy thủy điện lớn, trung tâm luyện kim đen. - Nông nghiệp: + Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới), quy mô sản xuất tương đối tập trung. Một số sản phẩm có giá trị trên thị trường (chè, hồi, hoa quả…); là vùng nuôi nhiều trâu, bò, lợn. + Phân bố: vùng phân bó chủ yếu của chè, hồi… - Lâm nghiệp: nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông - lâm kết hợp. 1.5. Nêu được tên các trung tâm kinh tế và các ngành kinh tế của từng trung tâm Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long. 2. Kĩ năng - Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng. - Phân tích các bản đồ (lược đồ) Địa lí tự nhiên, Kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, phân bố một số khoáng sản, phân bố của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp của vùng. - Phân tích các bảng số liệu để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư, xã hội, tình hình phát triển kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ. Nội dung 2: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 10 1. Kiến thức 1.1. Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội - Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ: ở tên các vùng tiếp giáp. Đồng bằng châu thổ lớn thứ hai của đất nước. - Ý nghĩa của vị trí địa lí, lãnh thổ: thuận lợi cho lưu thông, trao đổi với các vùng khác và thế giới. 1.2. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội - Đặc điểm: châu thổ sông Hồng bồi đắp, khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, nguồn nước dồi dào, chủ yếu là đất phù sa, có vịnh bắc bộ giàu tiềm năng. - Thuận lợi: + Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước. + Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh + Một số khoáng sản có giá trị đáng kể (đá vôi, than nâu, khí tự nhiên). + Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch. - Khó khăn: thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài nguyên khoáng sản. 1.3. Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng - Đặc điểm: số dân đông, mật độ dân số cao nhất nước (dẫn chứng); nhiều lao động có kĩ thuật. - Thuận lợi: + Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. + Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật. + Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước. + Có một số đô thị được hình thành từ lâu đời (Hà Nội và Hải Phòng). - Khó khăn: + Sức ép dân số đông đối với phát triển kinh tế - xã hội. + Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. 1.4. Trình bày được tình hình phát triển kinh tế - Công nghiệp: + Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh. + Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng. + Tên các ngành công nghiệp trọng điểm và sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng. - Nông nghiệp: + Trồng trọt: Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực; đứng đầu cả nước về năng xuất lúa (dẫn chứng). Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao. + Chăn nuôi: Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước. Chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa), gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang được phát triển. - Dịch vụ: + Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch phát triển. + Tên các đầu mối giao thông vận tải, du lịch lớn nhất, các địa danh du lịch nổi tiếng của vùng. 1.5. Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn - Hai thành phố, trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, Hải Phòng. 11 - Tam giác kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. 1.6. Nhận biết vị trí , giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Tên của các tỉnh, thành phố thuộc các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. - Vai trò: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ. 2. Kĩ năng - Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. - Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội và sự phát triển kinh tế của vùng. - Sử dụng các bản đồ (lược đồ) Địa lí tự nhiên, Kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để thấy rõ sự phân bố tài nguyên và các ngành kinh tế của vùng. - Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng Nội dung 3: VÙNG BẮC TRUNG BỘ 1. Kiến thức 1.1. Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội - Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ: lãnh thổ hẹp ngang, tên các vùng và nước tiếp giáp. - Ý nghĩa của vị trí địa lí, lãnh thổ: cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông và ngược lại, cửa ngõ hành lang Đông – Tây của Tiểu vùng sông Mê Công. 1.2. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội - Đặc điểm: Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía bắc và phía nam Hoành Sơn, từ đông sang tây (từ tây sang đông tỉnh nào cũng có núi, gò đồi, đồng bằng, biển). - Thuận lợi: Có một số tài nguyên quan trọng: rừng, khoáng sản, du lịch, biển (dẫn chứng). - Khó khăn: Thiên tai thường xảy ra (bão, lũ, hạn hán, gió nóng tây nam, cát bay). 1.3. Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển của vùng - Đặc điểm: là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt từ đông sang tây (dẫn chứng). - Thuận lợi: lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống lao động, cần cù, giàu nghị lực và kinh nghiệm trong đấu tranh với thiên nhiên. - Khó khăn: mức sống chưa cao, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế. 1.4. Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu ở Bắc Trung Bộ - Nông nghiệp: + Lúa: tình hình sản xuất và phân bố. + Trồng rừng và cây công nghiệp: tên một số cây công nghiệp; phân bố. + Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản: phân bố. 12 [...]... Đảo, Th Chu, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa) - Phân tích bản đồ (lược đồ), sơ đồ, số liệu th ng kê để nhận biết tiềm năng kinh tế biển, đảo của Việt Nam, tình hình phát triển của ngành dầu khí ở nước ta Chủ đề 4: ĐỊAĐỊA PHƯƠNG Nội dung 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH TH CỦA TỈNH (th nh phố) 1 Kiến th c 1.1 Nhận biết vị trí địa lí, ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - Vị trí địa. .. của tỉnh (th nh phố) Nội dung 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1 Kiến th c 1.2 Trình bày được đặc điểm địa hình, khí hậu, th y văn, đất, th c vật, khoáng sản của tỉnh (th nh phố) Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (th nh phố) - Địa hình: đặc điểm chính của địa hình, các dạng chủ yếu và sự phân bố, ý nghĩa kinh tế - Khí hậu:... Atlat Địa lí Việt Nam để th y rõ sự phân bố tài nguyên và các ngành kinh tế của vùng - Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương th c theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng 15 Nội dung 7: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1 Kiến th c 1.1 Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh th và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế xã hội - Vị trí địa lí, giới hạn lãnh th : nằm... tỉnh (th nh phố) Nội dung 3: KINH TẾ 1 Kiến th c 1.1 Trình bày và giải th ch được những đặc điểm kinh tế của tỉnh (th nh phố) so với cả nước - Đặc điểm chung: + Nhận định chung về trình độ phát triển kinh tế của tỉnh (th nh phố) so với cả nước + Tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây, đặc biệt là trong th i kì Đổi Mới Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế Th mạnh kinh tế của tỉnh (th nh phố)... tích các bản đồ Địa lí tự nhiên, Kinh tế vùng Tây Nguyên hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và số liệu th ng kê để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư, tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng Nội dung 6: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ 1 Kiến th c 1.1 Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh th và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế xã hội - Vị trí địa lí, giới hạn lãnh th : tên các vùng... địa lí: thuộc vùng nào, tên các tỉnh láng giềng, các th nh phố lớn ở gần - Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế - xã hội 1.2 Nêu được giới hạn, diện tích - Diện tích của tỉnh (th nh phố) - Các đơn vị hành chính và trung tâm chính trị của tỉnh (th nh phố) 2 Kĩ năng - Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí địa lí của tỉnh (th nh phố), các đơn vị hành chính huyện, quận của tỉnh (th nh phố)... có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa - Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa; th trường tiêu th lớn - Khó khăn: mặt bằng dân trí chưa cao (dẫn chứng) 1.4 Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng - Nông nghiệp: + Vùng trọng điểm lương th c th c phẩm lớn nhất cả nước + Vai trò, tình hình sản xuất lương th c th c phẩm và phân bố - Công nghiệp: + Bắt... hoạt động khai th c tài nguyên biển, đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển - Khai th c, nuôi trồng và chế biến hải sản: tiềm năng và th c trạng - Du lịch biển – đảo: tiềm năng và th c trạng - Khai th c và chế biến khoáng sản biển: tiềm năng và th c trạng - Phát triển tổng hợp giao th ng vận tải biển: tiềm năng và th c trạng 1.4.Trình bày đặc điểm tài nguyên và môi trường biển, đảo; một số biện pháp... (dẫn chứng) + Nhiều tài nguyên thiên nhiên - Thuận lợi: có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành (đất badan nhiều nhất cả nước, rừng tự nhiên còn khá nhiều, khí hậu cận xích đạo, trữ lượng th y điện khá lớn, khoáng sản có bô xit với trữ lượng lớn - Khó khăn: thiếu nước vào mùa khô 1.3 Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự... khăn đối với sự phát triển của vùng - Đặc điểm: Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (tên một số dân tộc tiêu biểu), là vùng th a dân nhất nước ta Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở các đô th , ven đường giao th ng, các nông, lâm trường - Thuận lợi: nền văn hóa giàu bản sắc, thuận lợi cho phát triển du lịch - Khó khăn: thiếu lao động, trình độ lao động chưa cao 1.4 Trình bày được . th p dân số nước ta các năm 198 9 và 199 9 để th y rõ đặc điểm cơ cấu, thay đổi của cơ cấu dân số theo tuổi và giới ở nước ta trong giai đoạn 198 9 – 199 9 cách mạng th ng 8 ( 194 5) đến 195 4. + Từ năm 195 4 đến 197 5. +Từ 197 5 đến những năm cuối th p kỉ 80 của th kỉ XX. 5 + Từ năm 198 6 đến nay. 1.2. Th y được

Ngày đăng: 27/09/2013, 22:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w