1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Thiên can tàng trong địa chi kho tài liệu huyền học

18 934 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 528,75 KB

Nội dung

Thiên Can tàng trong Địa ChiBÀI 1 Trong Nguyên Lý Tam Tài: Thiên – Địa – Nhân , hầu như các Học Phái về Mệnh Lý, Phong Thủy đều lấy Ngũ Hành Nạp Âm làm Nhân Nguyên – Nhân Mệnh, chỉ

Trang 1

Thiên Can tàng trong Địa Chi

BÀI 1

Trong Nguyên Lý Tam Tài: Thiên – Địa – Nhân , hầu như các Học Phái về Mệnh Lý,

Phong Thủy đều lấy Ngũ Hành Nạp Âm làm Nhân Nguyên – Nhân Mệnh, chỉ riêng Môn Phái Bát Tự Tử Bình lấy Can Tàng trong Chi làm Nhân Mệnh Cũng là Môn Bát Tự, nhưng Bát Tự Hà Lạc cũng không dùng Can Tàng mà dùng Ngũ Hành Nạp Âm

Lý Hư Trung – Người sáng lập Môn Tinh Mệnh Học ( Đời Đường ) – cũng không dùng Can Tàng mà dùng Ngũ Hành Nạp Âm Từ Lý Hư Trung đến Quỷ Cốc Tử trở về trước, các Nhà Mệnh Lý Học rất cọi trọng Nạp Âm và lấy Nạp Âm của Niên Trụ làm Nhân Mệnh, còn Can Tàng thì không nói đến Sách Tam Mệnh Thông Hội không nói tới Can Tàng mà nói nhiều về Nạp Âm và các Thần Sát

Đến thời Uyên Hải Tử Bình ( Đời Tống ) thì bắt đầu lấy Trụ Ngày làm căn cứ chủ yếu và lấy Can Tàng làm Nhân Mệnh, ít dùng Nạp Âm và cũng không coi trọng các Thần Sát

Đối với Bộ Môn Mệnh Lý Bát tự Tử Bình thì Can Tàng đóng vai trò vô cùng quan trọng Thế nhưng, lý thuyết về Can Tàng quá ít ỏi, đã thế lại còn rất mâu thuẫn nhau trong các Sách Mệnh Lý, gây khó khăn cho người đọc

Về Can Tàng thường có hai điều băn khoăn sau:

1/ Đó là loại câu hỏi thuộc dạng Bạn OSGeo đã nêu

2/ Loại câu hỏi như Bạn Kim Hải Đông đã nêu trước đây

A / Về loại câu hỏi mà Bạn OSGeo nêu

Bạn OSGeo hỏi:

Tại sao Ngọ lại tàng Đinh, Kỷ ? Tại sao là Đinh mà không phải Bính ?

Tôi đặt lại câu hỏi cho vấn đề này để được tổng quát hơn:

1/ Mỗi Địa Chi tàng mấy Can ? Là những Can nào ?

2/ Tại sao lại là những Can đó ?

Giải thích :

Trang 2

Thiên Can tàng trong Địa Chi được xác định bởi 3 thời kỳ quan trọng của Vòng Trường Sinh của Ngũ hành:

Trường Sinh – Lâm Quan ( Lộc ) – Mộ.

Trường sinh ( Sinh ) là giai đoạn đầu tiên của Ngũ Hành

Lâm Quan là giai đoạn mà Ngũ hành vừa đạt được Thịnh Vượng

Mộ: Tất cả Ngũ Hành sau khi Chết ( Tử ) đều nhập Mộ

Tại sao không chọn Đế Vượng mà chọn Lâm Quan ?

– Đế Vượng là giai đoạn cực Vượng của Ngũ Hành Dịch nói: Vật cực tắc phản Tại Cực Điểm đã

có mầm mống suy bại Hơn nữa, Tại Đế Vượng, xuất hiện Kình Dương – Dương Nhận, là Hung Tinh

12 Địa Chi được chia thành 3 Nhóm : Mạnh, Trọng, Quý và được gọi là

Tứ Mạh, Tứ Trọng, Tứ Quý

Tứ Mạnh : Đó là những Địa Chi thuộc Trường Sinh : Dần – Thân, Tỵ – Hợi

Tứ Trọng : Đó là những Địa Chi thuộc Tứ Chính : Tý – Ngọ, Mão – D ậu

Tứ Quý : Đó là những Địa Chi thuộc Tứ Mộ : Thìn – Tuất, Sửu – Mùi

Thời gian của Tứ Quý là Tháng 3, Tháng 6, Tháng 9, Tháng 12

Dư khi của mỗi Mùa được tích tụ tại Tứ Quý

I/ Xác định Can Tàng trong Địa Chi:

1/ Lấy Can Tàng theo giai đoạn Trường Sinh của Ngũ Hành:

a/ Hành Thủy:

Thủy trường sinh tại Thân Thân ẩn tàng Thủy Khí Khí Trường Sinh thuộc Dương

Do đó: Thân ẩn tàng Nhâm Thủy ( 1 )

b/ Hành Hỏa:

Trang 3

Hỏa trường tinh tại Dần Dần ẩn tàng Hỏa Khí Khí Trường Sinh thuộc Dương

Do đó: Dần ẩn tàng Bính Hỏa ( 2 ).

c/ Hành Thổ:

Thổ Trường Sinh tại Dần Dần tàng Thổ Khí Khí Trường Sinh thuộc Dương

Do đó: Dần tàng Mậu ( 3 )

Thân tàng Mậu ( 4 ) ( ? )

( Thân tàng Mậu : Thiệu Vĩ Hoa, trong Sách Dự đoàn theo Tứ Trụ, giải thích: Vì Thân là đất Bệnh của Mậu , nên Mậu tàng trong Thân –Thiệu Vĩ Hoa đã đặt thêm một tiêu chí khác ( ! ) )

c/ Hành Mộc :

Mộc trường sinh tại Hợi Hợi ẩn tàng Mộc Khí Khí Trường Sinh thuộc Dương

Do đó: Hợi ẩn tàng Giáp Mộc ( 5 )

d/ Hành Kim :

Kim trường sinh tại Tỵ Tỵ ẩn tàng Kim Khí Khí Trường Sinh thuộc Dương

Do đó: Tỵ ẩn tàng Canh Kim ( 6 )

2/ Lấy Can Tàng theo giai đoạn Lâm Quan ( Lộc ):

a/ Giáp Lâm Quan tại Dần Ất Lâm Quan tại Mão

Do đó: Dần ẩn tàng Giáp ( 7 )

Mão tàng Ất ( 8 )

b/ Bính Lộc tại Tỵ Đinh Lộc tạo Ngọ

Do đó: Tỵ tàng Bính ( 9 )

Ngọ tàng Đinh ( 10 )

c/ Mậu Lộc ở Tỵ Kỷ Lộc tại Ngọ

Do đó: Tỵ tàng Mậu ( 11 )

Ngọ tàng Kỷ ( 12 )

Trang 4

c/ Canh Lộc tại Thân Tân Lộc tại Dậu

Do đó: Thân tàng Canh ( 13 )

Dậu tàng Tân ( 14 )

d/ Nhâm Lộc tại Hợi Quý Lộc tại Tý

Do đó: Hợi tàng Nhâm ( 15 )

Tý tàng Quý ( 16 )

3/ Lấy Can Tàng theo giai đoạn Nhập Mộ:

@ / Theo Mộ:

a/ Tại Thìn:

+/ Thủy Mộ tại Thìn Thìn ẩn tàng Thủy Khí Mộ Khí thuộc Âm

Do đó: Thìn tàng Quý ( 17 )

+/ Mậu và Thìn là Tỷ Kiên

Do đó: Thìn tàng Mậu ( 18 )

b/ Tại Tuất :

+/ Hỏa Mộ tại Tuất Tuất ẩn tàng Hỏa Khí Mộ khí thuộc Âm

Do đó: Tuất tàng Đinh ( 19 )

+/ Mậu và Tuất là Tỷ Kiên

Do đó: Tuất tàng Mậu ( 20 ).

Trang 5

c/ Tại Sửu:

+/ Kim Mộ tại Sửu Sửu ẩn tàng Kim Khí Mộ Khí thuộc Âm

Do đó: Sửu tàng Tân ( 21 )

+/ Kỷ và Sửu là Tỷ Kiên

Do đó: Sửu tàng Kỷ ( 22 ).

d/ Tại Mùi:

+/ Mộc Mộ tại Mùi Mùi ẩn tàng Mộc Khí Mộ Khí thuộc Âm

Do đó: Mùi tàng Ất ( 23 )

+/ Kỷ và Mùi là Tỷ Kiên

Do đó: Mùi tàng Kỷ ( 24 ).

@ / Theo Dư Khí :

Tại Tứ Quý – cuối mỗi Mùa – Dư Khí lưu tàng tại Tứ Quý.

a/ Thìn :

Thìn là Tháng 3, Thìn chứa dư khí của Ất Mộc Tháng 2

Do đó: Thìn tàng Ất ( 25 )

b/ Tuất :

Tuất là Tháng 9, Tuất chứa dư khí của Tân Kim Tháng 8

Do đó: Tuất tàng Tân (26 ).

c/ Sửu :

Sửu là Tháng 12, Sửu chứa dư khí của Quý Thủy Tháng 11

Trang 6

Do đó: Sửu tàng Quý ( 27 ).

d/ Mùi:

Mùi là Tháng 6, chứa dư khí của Ngọ Hỏa Tháng 5

Do đó: Mùi tàng Đinh ( 28 ).

Tập hợp các kết quả đã thu được ở trên:

a/ Tại Tứ Sinh :

Dần tàng: Bính ( 2 ) – TS ( Trường Sinh ),

Giáp ( 7 ) – Lộc

Mậu ( 3 ) – TS

Thân tàng:

Nhâm ( 1 ) – TS , Canh ( 13 ) – Lộc , Mậu ( 4 ) – Bệnh

Tỵ tàng :

Canh ( 6 ) – TS , Bính ( 9 ) – Lộc , Mậu ( 11 ) – Lộc Hợi tàng :

Giáp ( 5 ) – TS , Nhâm ( 15 ) – Lộc

b/ Tại Tứ Chính :

Tý tàng : Quý ( 16 ) – Lộc

Ngọ tàng : Đinh ( 10 ) – Lộc , Kỷ ( 12 ) – Lộc

Trang 7

Mão tàng : Ất ( 8 ) – Lộc

Dậu tàng : Tân ( 14 ) – Lộc

c/ Tại Tứ Mộ :

+/ Thìn tàng:

Quý ( 17 ) – Mộ

Mậu ( 18 ) – Mộ ( Tỷ Kiên )

Ất ( 25 ) – Mộ ( Dư Khí )

+/ Tuất tàng:

Đinh ( 19 ) – Mộ

Mậu ( 20 ) – Mộ ( Tỷ Kiên )

Tân ( 26 ) – Mộ ( Dư Khí ).

+/ Sửu tàng :

Tân ( 21 ) – Mộ

Kỷ ( 22 ) – Mộ ( Tỷ Kiên )

Quý ( 27 ) – Mộ ( Dư Khí )

+/ Mùi tàng :

Ất ( 23 ) – Mộ

Kỷ ( 24 ) – Mộ ( Tỷ Kiên )

Đinh ( 28 ) – Mộ ( Dư Khí )

II / Nhận xét về các Can Tàng

Trang 8

1/ Các kết quả thu được nói trên đều thống nhất với các Sách mệnh Lý

2/ Nhận xét :

a/ Số lượng Can Tàng trong các Địa Chi :

Có Chi tàng 1 Can, có Chi tàng 2 Can, có Chi tàng 3 Can

b/ Tại Tứ Chính :

@/ Các can Tàng trong các Chi thuộc Tứ Chính đều Âm

@/ Mỗi Chi tàng 1 Can Riêng Chi Ngọ tàng 2 can.

Tại Sao tại Tứ Chính, mỗi Chi chỉ tàng 1 Can, riêng Chi Ngọ tàng hai Can ?

+/ Bốn Phương Tý – Ngọ , Mão – Dậu tạo thành Hệ Trục Tọa Độ quan trọng nhất của Quả Địa Cầu Nên:

4 Phương Tý – Ngọ , Mão – Dậu được gọi là Tứ Chính

Tại Tứ Chính, Khí Vượng và thuần nhất, không có tạp khí, do đó mỗi Chi chỉ có một Can Tàng Khí của Can Tàng này là Bản Khí của Địa Chi tàng nó.

+ / Chi Ngọ tàng 2 Can:

Bính Hỏa và Mậu Thổ cũng như Đinh Hỏa và Kỷ Thổ có Vòng Trường Sinh giống nhau , nên trong Bảng Trường Sinh Người ta xếp Bính Mậu vào một cột và Đinh Kỷ vào một cột Do đó, tại Ngọ có hai Can Tàng: Đinh Lộc tại Ngọ, Kỷ Lộc tại Ngọ nên Ngọ tàng Đinh, Ngọ tàng Kỷ Viết gọn lại thành: Ngọ tàng Đinh và Kỷ.

c/ Tại Tứ Sinh :

+ Các Địa Chi Dần, Thân, Tỵ đều tàng 3 Can Riêng Chi Hợi tàng 2 Can

+ Các Can tàng trong Tứ Sinh đều là Can Dương

d/ Tại Tứ Mộ :

+ Các Chi đều tàng 3 Can

Trang 9

+ Ngoại trừ Can Mậu Dương tàng ở Thìn và Tuất thì tất cả các Can tàng trong các Địa Chi thuộc Mộ đều Âm

( Lý Hư Trung đặt Mậu tại Sửu Mùi, Kỷ tại Thìn Tuất Không có giải thích ).

Thiên Can tàng trong Địa Chi

BÀI 2

B / Về Câu hỏi của Bạn Kim Hải Đông

Bạn Kim Hải Đông hỏi :

Các Can Tàng trong mỗi Địa Chi được sắp xếp theo thứ tự như thế nào ?

Rất cần thiết phải giải đáp câu hỏi này, vì độ vượng của mỗi Can Tàng phụ thuộc vào vị trí của nó trong Địa Chi tàng nó Xác định sai độ vượng của Can Tàng sẽ dẫn đến sai lệch trong Dự Đoán Tứ trụ

Về câu hỏi này, tôi đã có lời giải thích đăng trên Topic “ Gửi Kim Hải Đông”, đăng ngày 15/3.

Để có một Bài hoàn chỉnh về Can Tàng, nhân đây, tôi viết lại vấn đề này

Tôi đặt lại câu hỏi để rõ hơn tính mục đích

Câu hỏi :

Cách xác định độ vượng của các Can Tàng trong Địa Chi ?

Giải thích:

Trang 10

Không có Sách nào giải thích về thứ tự các Can Tàng trong Chi , nên các Sách đã sắp xếp các Can Tàng rất lộn xộn, chẳng ai giống ai Điều này gây khó khăn cho các Thầy Tứ Trụ khi Luận Mệnh

1/ Thứ tự Can Tàng trong Địa Chi :

+ Vị trí đầu là Bản Khí , tức là Can Tàng và Địa Chi cùng một Hành

Khí của Can Tàng vượng nhất

+ Ví trí thứ hai là Trung Khí :

Khí của Can Tàng đã suy giảm rất nhiều

+ Ví trí thứ ba là Tạp Khí ( Còn gọi là Dư Khi ):

Khi của Can Tàng bị pha tạp và rất yếu

2/ Độ vượng của các Can Tàng

Theo Nhà Dịch Học Thiệu Vĩ Hoa thì

Độ vượng của mỗi Địa Chi được tính là 30độ

( 360 độ : 12 = 30 độ )

Phân chia Độ Vượng cho các Can Tàng như sau :

1/ Địa Chi tàng 3 Can :

Bản Khí: 18 độ ,

Trung Khí : 9 độ,

Dư Khí ( Tạp Khí ) : 3 độ.

2/ Địa Chi tàng 2 Can :

Bản Khí : 21 độ,

Trang 11

Trung Khí : 9 độ.

3/ Địa Chi tàng 1 Can :

Bản Khí : 30 độ.

3/ Xác định Vị Trí các Can Tàng:

a/ Vị trí thứ nhất

Vị trí thứ nhất của Can Tàng trong Địa Chi phải là Can có cùng Bản Khí ( Ngũ Hành ) với Địa Chi tàng nó Vị trí này dễ xác định

Ví dụ: Can Tàng đầu tiên trong Chi Dần phải là Giáp, Vì Dần và Giáp đều thuộc Hành Mộc

b/ Xác định vị trí của Can Tàng thứ hai và Can Tàng thứ ba

Theo tôi, để sắp xếp các Can Tàng, ta phải căn cứ vào độ vượng của chúng:

+ Can vương nhất xếp vào vị trí đầu : Bản Khí.

Đó là Can có cùng Bản Khí với Địa Chi.

+ Can có dộ vượng thứ hai: Xếp vào vị trí thứ hai Đó là Trung Khí

+ Can có độ vượng thấp nhất : Xếp vào vị trí thứ ba Đó là Dư Khí.

c/ Cách xét độ vượng của các Can Tàng:

Độ vượng của các Can Tàng được xét trong cùng thời điểm với Địa Chi tàng chúng ( Xét theo Bảng Trường Sinh )

+ Hiển nhiên là Can có cùng Bản Khí với Địa Chi là Can vượng nhất

+ Tiếp theo đó, nếu còn hai Can Tàng , thì xét độ vượng của chúng ( Trong cùng Thời Điểm của Địa Chi tàng chúng ) Can nào vượng hơn thì xếp vị trí thứ hai – Trung khí Can còn lại xếp cuối cùng – Dư khí

Ví dụ:

1/ Xét Địa Chi Thân

Trang 12

Thân tàng 3 Can: Canh , Mậu, Nhâm

Trong đó:

+ Canh là Bản khí, vì nó cùng Hành Kim với Địa Chi Thân

Vậy, Canh là Can Tàng thứ nhất

+ Còn Can Mậu và Can Nhâm ?

Tại Thời điểm Thân thì: Mậu Bệnh, Nhâm Trường Sinh ( Theo Bảng rường Sinh ) Vậy thì, Nhâm là Trung Khí, Mậu là Dư Khí

2/ Xét Địa Chi Tuất:

Tuất tàng: Mậu, Tân, Đinh

+ Hiển nhiên Mậu là Bản Khí

Tại Thời điểm Tuất: – Tân: Quan Đới, – Đinh: Dưỡng

Vậy:

+ Tân: Trung khí

+ Đinh: Dư Khí

Bảng Can tàng trong Địa Chi

( Đã chỉnh lý hoàn chỉnh )

1/ Các Địa Chi thuộc Tứ Chính :

Trang 13

Tý tàng Quý

Ngọ tàng Đinh, Kỷ

Mão tàng Ất.

Dậu tàng Tân.

2/ Các Địa Chi thuộc Tứ Sinh :

Dần tàng Giáp, Bính, Mậu

Thân tàng Canh, Nhâm, Mậu

Tỵ tàng Bính, Mậu , Canh.

Hợi tàng Nhâm, Giáp

3/ Các Địa Chi thuộc Tứ Mộ :

Thìn tàng Mậu, Ất, Quý

Tuất tàng Mậu, Tân, Đinh

Sửu tàng Kỷ, Quý, Tân

Mùi tàng Kỷ, Đinh, Ất

C / Ý nghĩa của Can Tàng trong Chi:

1/ Can Tàng là Nhân Nguyên:

Trang 14

@/ Nguyên Lý Tam Tài :

Ba Lực Lượng Cơ Bản của Tạo Hóa là: Thiên – Địa – Nhân, trong đó, Thiên là Trời, Địa là Đất, Nhân là Sinh Vật mà Con Người là Đại Diện Theo Thuyết này thì Con Người là một Tiểu Vũ Trụ Con Người sống trong Vũ Trụ, muốn tồn tại thì Con Người phải hài hòa với

Vũ Trụ, hành động phải tuân theo quy luật của Vũ Trụ ; nếu đi ngược với quy luật của Vũ Trụ thì Con Người sẽ bị diệt vong

Bởi vậy, Khi luận Mệnh ta phải xem xét mối tương quan trong các Thiên Can với các Địa chi ( Nơi sinh, nơi sống, nơi làm việc, môi trường sinh sống nói chung … ) và các Can Tàng ( Quan hệ Lục Thân, Thập Thần ) Trong Mệnh Lý Học cũng gọi Tam Tài là Tam Nguên: Thiên Nguyên – Nhân Nguyên – Địa Nguyên Trong đó Nhân Nguyên là Nhân Mệnh Mệnh Lý Bát Tự Tử Bình lấy Can Tàng trong Địa Chi làm Nhân Mệnh Các Trường Phái Mệnh Lý khác thì lấy Ngũ Hành Nạp Âm làm Nhân Mệnh

@/ Thiên Can Có Gốc và Can Tàng Thấu Khí :

a/ Can Tàng trong Địa Chi là cơ sở thiết yếu để luận mức độ vượng suy của Nhật Chủ Ngũ Hành Vượng được biểu hiện ra khi Thiên Can Có Gốc, Can Tàng Thấu Khí.

Ví dụ:

Ta thấy, các Địa Chi: Dần,Tỵ, Ngọ, Mùi, Tuất đều có tàng Bính hoặc tàng Đinh Nếu khi

đó, trong Tứ Trụ có một số Địa Chi nói trên, đồng thời Thiên Can của một vài Trụ nào đó

là Bính hoặc Đinh , thì những Thiên Can này là Có Gốc.

Giả sử : Trụ Năm là Tân Tỵ, Trụ Tháng là Bính Thân

Vì trong Tỵ có Bính và Thiên Can Trụ Tháng là Bính : Thiên Can Trụ Tháng là Có Gốc Trong trường hợp này, ta cũng nói: Bính trong Tỵ ở Trụ Năm được thấu ra ở Trụ Tháng Bính Thân: Can Bính tàng trong Tỵ được gọi là Thấu Khí hoặc Thấu Can.

+ Thuật Ngữ Có Gốc, Thấu Khí không những chỉ tính với Bản khí mà cả với Trung khí và

Dư khí

Ghi Chú:

Thiên Can mà Có Gốc hoặc được Thấu Khí thì Khí của Thiên Can bền vững.

Trang 15

b/ Can tàng trong cùng một Địa Chi không có tính tương tác

Ví dụ:

+/ Bính và Canh đều tàng trong Tỵ: Bính không khắc Canh

+ / Mậu và Quý cùng tàng trong Thìn: Mậu và Quý không hóa hợp nhau

Khi nói đến Thiên Can hợp hóa là nói đến Thiên Can lộ khí, chứ không xét Can tàng với nhau

c/ Có Nhà Mệnh Lý cho rằng :

Các Thiên Can tàng trong Địa Chi thực chất là số Ngày trong Tháng mà ngũ Hành đại diện Khí đương quyền chiếm Lệnh

Ví dụ: Địa Chi Thân tàng 3 Can: Canh, Nhâm, Mậu thì Canh quản 17 ngày, Nhâm 10 ngày, Mậu 3 ngày

2/ Nhờ Can Tàng, ta giải thích được một số Khái Niệm trong Học Thuyết Mệnh Lý.

a/ Tìm hiểu về Dương Nhận ( Kình Dương ) nhờ Can Tàng:

Dương Nhận là Hung Tinh trên Trời, Ác Sát dưới đất Dương Nhận phá bại Tài, khắc hại Thê.

Nhưng Dương Nhận chỉ hung bạo khi Can Dương Dương Nhận của Can Âm không có

gì dáng lo ngại

Dương Nhận của các can Dương :

Giáp Dương Nhận tại Mão

Bính ……… Ngọ

Mậu ……… Ngọ

Canh ……… Dậu

Nhâm ……… Tý

Giải thích :

Trang 16

1/ Giáp Nhận ở Mão, tại sao ?

Người sinh ngày Giáp gặp Mão Tức Giáp gặp Dương Nhận tại Mão Mão tàng Ất Mộc Ất

là Em của Giáp, nó có thể phân Kiếp Tài của Anh nó và làm khắc thương Chị Dâu: Ất khắc Kỷ, Kỷ là Vợ của Giáp Kim là Quan Tinh của Mộc, trong đó: Tân là Chính Quan và Canh là Thất Sát của Giáp Mão và Dậu tương xung Dậu tàng Tân Xung bỏ Tân Kim trong Dậu Ất và Canh kết hợp thành Vợ Chồng Như vậy là Kiếp Tài, xung Quan, hợp Sát đều xuất hiện, do đó là hung ác nhất

2/ Các Can còn lại cũng giải thích như vậy

b/ Giải thích sự tương xung giữa một số cặp Địa Chi đặc biệt:

+/ Thìn Tuất Sửu Mùi đều là Thổ tại sao không hợp mà lại xung ?

Giải thích: Chúng xung khắc là do các Can Tàng chứa trong chúng.

Thìn Tuất tương xung : Vì trong Thìn có Ất, Quý

trong Tuất có Tân, Đinh

Sửu Mùi tương xung : Vì trong Sửu có Quý, Tân

trong Mùi có Đinh, Ất

+/ Xét các cặp Địa Chi: Dần – Hợi, Dần – Sửu, Dần – Mùi:

Cặp Dần – Hợi : Đó là hai Địa Chi hợp Nhưng trong hợp có xung vì: Dần tàng Mậu, Hợi tàng Nhâm Mậu khắc Nhâm Do đó, nếu cặp này gặp nhau thì lúc đầu là hợp, nhưng về sau sẽ phát sinh mâu thuẫn

Cặp Dần – Sửu , Dần – Mùi : Không xuất hiện sự tương tác nào vì các Can Tàng trong Dần đều là Can Dương, còn các Can Tàng trong Sửu, Mùi đều là Can Âm: Chúng không khắc chế nhau

+/ Xét các cặp Địa Chi: Tý – Ngọ, Mão – Dậu:

Sự tương xung giữa hai cặp Địa Chi này có lực mạnh nhất trong tất cả các cặp Địa Chi khác vì Khí của chúng chuyên mà thuần ( Vì trừ Ngọ ra, các Địa Chi Tý, Mão, Dậu chỉ

Ngày đăng: 29/04/2020, 22:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w