XĐGN tại huyện quế sơn, tỉnh quảng nam

43 533 0
XĐGN tại huyện quế sơn, tỉnh quảng nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hóa PHẦN I MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Nghèo đói là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử và phổ biến, đây là vấn đề thách thức đối với sự phát triển kinh tế xã hội của nhiều nước trên thế giới. Buộc các nhà đầu tư, các tổ chức, toàn xã hội phải đối diện nghèo đói mang tính chất toàn cầu. Đối với Việt Nam được đánh giá rất cao về công tác XĐGN. Trong những năm gần đây, với chủ trương hội nhập và mở cửa để phát triển kinh tế xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và liên tục thì hiện tượng nghèo đói, phân hóa giàu - nghèo, phân tầng xã hội đã có những mối quan hệ sâu sắc tới sự phát triển kinh tế xã hội. Tập trung mọi nỗ lực, khả năng và điều kiện để XĐGN tạo được tiền đề khai thác nguồn lực con người phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm đưa nước ta ngang tầm với các nước trong khu vực, quốc tế; rút ngắn khoảng cách về lạc hậu. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác XĐGN, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách để giải quyết vấn đề nghèo đói, với nhiều chính sách như: chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN, chương trình phát triển kinh tế xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa, chương trình 135; chương trình 327…. Mỗi người dân càng thấm thía và trân trọng những thành quả của Đảng và Nhà nước mang lại và tin tưởng con đường Đảng và Bác Hồ đã chọn cho nhân dân Việt Nam, Độc lập tự do gắn liền với Chủ Nghĩa Xã Hội. Việc xây dựng đất nước trong thời bình ngày nay không còn con đường nào khác đó là sự đồng lòng, nỗ lực để xây dựng đất nước càng vững mạnh về mọi mặt: kinh tế - chính trị - xã hội… Huyện Quế Sơn là huyện trung du miền núi của tỉnh Quảng Nam, người dân chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Mặc dù trong những năm gần đây được Đảng và Nhà nước quan tâm rất nhiều, các dự án, các SVTH: Phạm Đình Hòa K41 - KTCT 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hóa chương trình hổ trợ cho người nghèo, khắc phục một phần khó khăn về kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống. Nhưng hiện tượng nghèo đói vẫn còn là vấn đề thách thức đối với huyện. Đó là lý do chọn đề tài “XĐGN tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp 2007-2011, cũng với mong muốn đóng góp một phần nào cho công tác XĐGN, phát triển kinh tế xã hội. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: * Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của việc tổ chức thực hiện chính sách XĐGNhuyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp mang tính khả thi trong thời gian tới chủ yếu về mặt quản lý để nâng cao hiệu quả của chính sách XĐGN của huyện, góp phần thực hiện mục tiêu XĐGN của huyện xuống mức tối thiểu. * Nhiệm vụ: Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về chính sách XĐGN của Đảng và nhà nước. Đi sâu phân tích thực trạng việc tổ chức thực hiện chính sách XĐGN của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam Đề xuất phương hướng và giải pháp mang tính khả thi đối với công tác XĐGN trong thời gian tới của huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ nông dân nghèo, thông qua việc điều tra, khảo sát các mô hình kinh tế hộ nông dân. Thực hiện công tác XĐGN và tác động của nó đối với sự phát triển xã hội huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. SVTH: Phạm Đình Hòa K41 - KTCT 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hóa Đối tượng nghiên cứu chính là những nhà, những hộ nghèo đói trên địa bàn huyện. 4. Phạm vi nghiên cứu: Về mặt không gian: Tập trung nghiên cứu các hộ nông dân nghèo đói ở địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Về mặt thời gian: Phân tích đánh giá số liệu trong 5 năm từ năm 2006 đến năm 2010 5. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, trừu tượng hóa của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thống kê, điều tra xã hội học, điều tra các số liệu sơ cấp và thứ cấp. Phân tích số liệu (qua các số liệu được cấp từ các thống kê của huyện) 6. Ý nghĩa của đề tài: Góp phần làm rõ cơ sở, nội dung, nhiệm vụ và vai trò của chính sách XĐGN của Đảng và Nhà nước ta, cũng như huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Những kết quả, giải pháp trong đề tài này có thể là những tài liệu, nguồn thông tin cho những người nghiên cứu sau này về tình hình XĐGNhuyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Là cơ sở lý luận để các nhà hoạch định chính sách XĐGN có thể xem xét thêm. Tổng kết và rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện và ở Việt Nam. Phân tích đánh giá thực trạng của việc XĐGN ở nước ta, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong XĐGN. Đề xuất giải pháp nhằm kết hợp tăng trưởng kinh tế gắn với XĐGN. SVTH: Phạm Đình Hòa K41 - KTCT 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hóa Đề xuất một số ý kiến đóng góp thiết thực đối với các nhà quản lý, đối với Ban chỉ đạo các cấp trong việc thực thi chính sách XĐGNhuyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. 7. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về XĐGN tại địa bàn huyện Quế Sơn- tỉnh Quảng Nam. Chương 2 : Thực trạng đói nghèo và XĐGNhuyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam. Chương 3 : Phương hướng và giải pháp XĐGNhuyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam SVTH: Phạm Đình Hòa K41 - KTCT 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hóa PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM 1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo đói 1.1.1 Các khái niệm về nghèo đói 1.1.1.1 Quan niệm về nghèo đói Trong lịch sử các nhà khoa học đã đưa ra một số khái niệm sau đây: nghèo khổ, phân hóa giàu nghèo; còn trong xã hội học có đề cập đến các thuật ngữ: phân tầng xã hội, phân hóa giai cấp… Trên thực tế, có nhiều cách tiếp cận khác nhau và có thể sử dụng vào mục đích nghiên cứu như: Nghèo, hộ nghèo, dân cư nghèo… Vậy, nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không đủ các điều kiện về vật chất và tinh thần để duy trì một cuộc sống tối thiểu trong điều kiện chung của cộng đồng. Còn Đói là một bộ phận của người nghèo không đủ các nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống hàng ngày. Do đó “nghèo đói là khái niệm được dùng từ lâu đời trên thế giới để diễn đạt mức sống của một nhóm dân cư, một Quốc gia, so với mức sống của công đồng nhiều quốc gia hay một quốc gia khác”[8,26] Vậy, nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống tối thiểu không thỏa mãn nhu cầu về ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp. Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống nhỏ hơn mức sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống hàng ngày. Nghèo đói được chia làm: nghèo đói tuyệt đối và nghèo đói tương đối. SVTH: Phạm Đình Hòa K41 - KTCT 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hóa Nghèo đói tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản cho cuộc sống con người, nhu cầu này được xã hội thừa nhận tuỳ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế xã hội và các phong tục, tập quán của địa phương. Nghèo đói tuyệt đối chỉ xãy ra khi thu nhập hay mức tiêu dùng của một người hay hộ gia đình giảm xuống thấp hơn giới hạn nghèo đói. Nghèo đói tương đối là tình trạng được xác định khi so sánh mức sống của cộng đồng hay nhóm dân cư này với cộng đồng hay nhóm dân cư khác hoặc giữa các vùng với nhau. Tỷ trọng dân số nghèo đói của một quốc gia nói lên sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của quốc gia đó. Ngân hàng thế giới đã thu thập những thông tin có sẵn về phân phối thu nhập theo đối tượng của 66 nước gồm các nước phát triển và các nước đang phát triển. Nghèo đói tương đối được chú ý nhiều hơn, để có giải pháp thu hẹp sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo. Trong thực tế, việc đánh giá thực trạng nghèo đói thường kết hợp với các phương pháp tương đối và phương pháp tuyệt đối. 1.1.1.2 Quan niệm về giảm nghèo Theo tài liệu của bộ lao động thương binh xã hội về công tác XĐGN cho thấy giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Vậy những người thoát nghèo, tức là họ có mức sống cao hơn mức sống tối thiểu, tức là họ đã chuyển từ tình trạng ít có điều kiện lựa chọn sang tình trạng có điều kiện lựa chọn hơn, để cải thiện đời sống mỗi người 1.1.1.3 Các chuẩn mực phân định nghèo ở Việt Nam Chuẩn nghèo là chi phí cần thiết để đảm bảo đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. SVTH: Phạm Đình Hòa K41 - KTCT 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hóa Theo chuẩn nghèo, cận nghèo giai đoạn 2011-2015, quy định tại chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Thủ Tướng Chính Phủ. Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo. Khu vực thành thị( thị trấn ): Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo. Theo quy định tại quyết định số117/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2008 của Thủ Tướng Chính Phủ là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 130 % mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo 2011, cụ thể : Khu vực nông thôn: Những hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 401.000 đến 520.000đồng/người/tháng Khu vực thành thị :những hộ có thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng. ( Thu nhập bình quân đã khấu trừ chi phí sản xuất ) Giới hạn nghèo đói được xác định sau đây: Thứ nhất là, chi phí ước tính cho một khối lượng “hàng hóa cơ bản”, thứ hai là, căn cứ vào tiêu chí dinh dưỡng. Những nhóm người khác nhau trong cộng đồng hay giữa các vùng có tình trạng nghèo đói khác nhau thì đòi hỏi cần có các chính sách khác nhau và phù hợp cho họ phát triển. 1.2 Thực tiễn đói nghèo và chương trình XĐGN ở Việt Nam 1.2.1 Thực tiễn đói nghèo ở Việt Nam Mặc dù trong thời gian qua, Việt Nam đã thành công trong quá trình thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, đó là sự nổ lực của các cấp ngành, các tổ chức trong công tác XĐGN, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thì tỷ lệ người nghèo giảm xuống rất nhanh. SVTH: Phạm Đình Hòa K41 - KTCT 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hóa Theo cổng thông tin điện tử của Đảng Cộng Sản Việt Nam: Kể từ khi Việt Nam thực thi chương trình xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2005-2010 đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước giảm xuống khá nhanh, từ 22% vào năm 2005 giảm xuống còn 9,45% năm 2010, đã vượt mục tiêu 10% đề ra của Quốc hội. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội Việt Nam đã trình lên Chính phủ Nghị quyết Định hướng xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2011-2020. Nghị quyết nhằm giảm số hộ nghèo từ 15-17% vào năm 2011 xuống còn 4-5% vào năm 2020 theo chuẩn nghèo mới. Nhân tố tác động trực tiếp đến chương trình XĐGN đó là thị trường kinh tế nước ta liên tục trong 15 năm qua tăng trên 6%. Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể trong nổ lực XĐGN, đó chính là việc thực hiện đồng bộ các chính sách đối với người nghèo, chính sách đất đai, vay vốn, đào tạo nghề, chính sách miễn giảm thế và đóng góp xã hội, đồng thời là kết quả của các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và các giải pháp nâng cao trình độ văn hóa, giáo dục, y tế… Nhưng thực tế, tỷ lệ nghèo đói vẫn tăng hoặc giảm ở một số vùng, nhất là những vùng sâu, vùng xa, hải đảo, dân tộc thiểu số… Dẫn đến sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, hiện tượng phân hóa giàu nghèo lại có xu hướng tăng lên. 1.2.2 Mục tiêu và quan điểm của Đảng và Nhà nước về XĐGN 1.2.2.1 Quan điểm Bước sang năm 2011, nước ta có những thuận lợi cơ bản đó là nền kinh tế luôn giữ được mức tăng trưởng khá về an sinh xã hội được đảm bảo, kinh tế chính trị luôn được ổn định. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã thành công tốt đẹp, tạo được sức mạnh và niềm tin trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Đó là niềm khích lệ giúp Việt Nam tiếp tục thực hiện tốt chương trình XĐGN trong giai đoạn hiện nay. SVTH: Phạm Đình Hòa K41 - KTCT 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hóa 1.2.2.2 Mục tiêu Trên thực tế, vấn đề XĐGN ở Việt Nam còn nhiều bất cập, đó là tỷ lệ hộ nghèo giữa các vùng còn chênh lệch nhau rất lớn. Sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn càng lớn. Do đó, để khắc phục được vấn đề tồn tại đó Đảng và Nhà nước đã đưa ra những mục tiêu sau đây: Một là xóa bỏ tình trạng cùng cực thiếu đói Hai là đạt phổ cập giáo dục tiểu học Ba là tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ Bốn là giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh Năm là tăng cường sức khoẻ bà mẹ mang thai và trẻ em. Sáu là phòng chống bệnh HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác Bảy là đảm bảo bền vững môi trường Tám là thiết lập quan hệ dối tác toàn cầu vì mục đích phát triển 1.2.2.3 Vai trò của Nhà nước Nhà nước với tư cách là người có thể tham gia kinh doanh đứng đầu một số ngành kinh tế, các ngành cơ bản, vì vậy một trong những chương trình XĐGN là xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho người nghèo. Nhất là vùng sâu vùng xa, họ không có điều kiện tiếp xúc thị trường và trung tâm kinh tế văn hóa xã, đây là cơ hội giao lưu kinh tế văn hóa với nhau giữa các địa phương trong và ngoài nước, tạo việc làm, tăng thu nhập, giúp người dân thoát được nghèo đói, vươn lên giàu có. Nhà nước với tư cách là người điều tiết vĩ mô toàn xã hội thông qua các công cụ (thuế, tài chính, tiền tệ…) để quản lý xã hội. Vì vậy, với chương trình XĐGN, nhà nước phải giám sát theo dõi chỉ đạo xuống từng địa phương, nhất là vấn đề cấp vốn: phải đúng đối tượng, đúng hộ thực sự nghèo để cấp vốn, vốn được cấp cho SVTH: Phạm Đình Hòa K41 - KTCT 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hóa người dân với nhiều ưu đãi: lãi xuất thấp, thời gian hoàn trả vốn lâu hơn, được hổ trợ về khoa học kỹ thuật. Ngoài ra người dân nghèo còn được hưởng nhiều chương trình ưu đãi khác như: đào tạo nghề và chi phí đào tạo nghề được miễn giảm, khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế miễn phí… Nhà nước với tư cách là người xây dựng các chiến lược dài hạn, ngắn hạn cho phù hợp với giai đoạn hiện nay. Trong đó có chiến lược về chương trình XĐGN, nhân rộng chương trình này một cách rộng rãi đối với các ngành, các cấp trong toàn xã hội, kết hợp với các chương trình đền ơn đáp nghĩa, gia đình có công cách mạng. Chương trình khuyến học, thưởng cho các con em nghèo vượt khó vươn lên trong học tập… Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo là rất cần thiết, phải có các cơ sở khám bệnh, kiểm tra sức khoẻ cho người nghèo theo định kỳ, nhất là đối với người già, phụ nữ và trẻ em, giúp người nghèo chữa trị bệnh, hướng dẫn người nghèo tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là chính. Nhờ có chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, trong thời gian qua, rất nhiều dự án, nhiều chương trình hổ trợ người nghèo, đã đưa xuống các cơ sở, các dự án đã được nhân ra như sau: Dự án 1: Chủ yếu là hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng trước mắt là ưu tiên các vùng sâu, vùng xa, bãi ngang, những vùng còn nhiều rất nhiều khó khăn trong đời sống xã hội. Dự án 2: Nhân rộng các mô hình giảm nghèo, tạo cơ hội cho các hộ nghèo ổn định cuộc sống, giải quyết việc làm, tăng thu nhập tiến tới thoát nghèo và vươn lên giàu có, góp phần ổn định kinh tế - chính trị và xã hội. Dự án 3: Hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo thông qua truyền thông, quảng bá, giám sát để đánh giá thực hiện chương trình có hiệu quả tốt nhất. SVTH: Phạm Đình Hòa K41 - KTCT 10 . luận và thực tiễn về XĐGN tại địa bàn huyện Quế Sơn- tỉnh Quảng Nam. Chương 2 : Thực trạng đói nghèo và XĐGN ở huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam. Chương 3 : Phương. Ở HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM 2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý Quế

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:37

Hình ảnh liên quan

Bảng 3 Kết quả sản xuất qua điều tra - XĐGN tại huyện quế sơn, tỉnh quảng nam

Bảng 3.

Kết quả sản xuất qua điều tra Xem tại trang 26 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan