luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN A – ĐẶT VẤN 3
1 Giới thiệu chung 3
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4
4 Phương pháp thu thập thông tin số liệu 4
PHẦN B – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
Chương 1 - Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 5
1.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu 5
a Khái niệm cơ bản của chuỗi giá trị ứng 5
b Mục tiêu nghiên cứu chuỗi giá trị ứng 5
c Thành phần đối tượng của chuỗi giá trị 6
1.2 Cơ sở thực tiễn 6
1.2.1 Tình hình sản xuất nuôi tôm ở huyện Tuy Phước, Bình Định 6
1.2.2 Tình hình sản xuất nuôi tôm ở xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước Bình Định 6
Chương 2– Phân tích “chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi” ở xã Phước Thuận, Tuy Phước, Bình Định 7
2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 7
2.1.1 Vị trí địa lý 7
2.1.2 Điều kiện tự nhiên 7
2.1.3 Điều kiện KT-XH 8
2.1.4 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nuôi tôm ở xã Phước Thuận 8
2.3 Phân tích "Chuỗi giá trị của sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu" ở Xã Phước Thuận, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định 10
2.3.1 Chuỗi cung và các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 10
2.3.2 Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định .12
a Mối quan hệ (1) giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ đầu vào với hộ nuôi tôm 12
b Mối quan hệ giữa hộ nuôi tôm với thu gom nhỏ ở địa phương (2), thu gom lớn trong tỉnh (3) và người bán lẻ (4): 12
c Mối quan hệ giữa thu gom nhỏ địa phương với thu gom lớn trong tỉnh (5) và chợ bán lẻ ở địa phương (6) 13
Trang 2d Mối quan hệ giữa người thu gom lớn trong tỉnh với công ty chế biến (7), bán buôn tỉnh khác (8) và người tiêu dùng là các nhà hàng khách sạn lớn trong tỉnh (9) 15
e Mối quan hệ giữa công ty chế biến và nhà nhập khẩu nước ngoài (10) 15
f Mối quan hệ giữa chợ bán lẻ ở địa phương và người tiêu dùng (11) 15
2.2.3 Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi ở Phước Thuận, Tuy Phước,
2.3.4 Đánh giá chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi ở xã Phước Thuận, Tuy Phước, BĐ 26
2.4 Đánh giá chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
PHẦN C - KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 27
I KẾT LUẬN 27
II KIẾN NGHỊ 29
Trang 3PHẦN A – ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Giới thiệu chung
Việt Nam có bờ biển trải dài 3.260km suốt từ Bắc vào Nam là tiềm năng to lớn chonuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ Trong những năm gần đây ngành thuỷ sản ởViệt Nam phát triển nhanh chóng giúp cho nguồn thu nhập của người dân ngày càng cảithiện rõ rệt, làm chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế, đánh thức các tiềm năng đấtđai, lao động, mở ra triển vọng xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu
Đặc biệt, mặt hàng thủy sản của nước ta trong hơn 20 năm qua đã tạo lập được một
vị thế khả quan trên thị trường thế giới, sản phẩm xuất khẩu sang nhiều nước như: Mỹ,Nhật, Châu Âu Trong đó, sản phẩm tôm tuy chỉ chiếm khoảng 20% về khối lượng xuấtkhẩu nhưng luôn chiếm trên 40% trong tổng doanh thu xuất khẩu thủy sản Mặt hàng nàyngày càng đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu cao, giải quyết việc làm cho hàng ngànlao động, trở thành ngành hàng có tầm quan trọng chiến lược đóng góp vào nền kinh tếquốc dân
Và một trong những địa phương có diện tích nuôi tôm lớn đó là huyện Tuy Phước,tỉnh Bình Định có lợi thế bờ biển trải dài và đầm Thị Nại với diện tích hơn 5.000 ha.Hằng năm, các hộ nuôi trên địa bàn huyện sản xuất hàng tấn tôm các loại cung cấp chothị trường tiêu thụ trong và ngoài nước
Tuy nhiên trong quá trình nuôi trồng thủy sản các hộ nông dân ở huyện Tuy Phướccòn gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất, kiểm soát dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước vàđặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm Đúng vậy, trải qua quá trình nuôi vất vả đến lúc thuhoạch hộ nông dân cũng phải tìm đầu ra cho con tôm của mình sao cho được giá nhất.Nhưng do sản phẩm tôm sản xuất từ các hộ nông dân đến người tiêu dùng cuối cùngthường có chuỗi giá trị phức tạp phải trải qua nhiều khâu trung gian, chi phí trong chuỗilại cao, nên chênh lệch giá giữa hộ sản xuất tôm và người tiêu dùng cuối cùng là rất lớn.Tạo ra một thực tế lâu nay hộ nông dân vẫn phải chấp nhận là mặc dù chịu nhiều rủi ronhưng lợi nhuận họ thu được so với các tác nhân khác chỉ là một phần rất nhỏ
Đó là lý do mà nhóm chúng em chọn đề tài “Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định” Từ đó đưa ra một số kết luận và
kiến nghị nhằm nâng cao giá trị chuỗi giá trị của sản phẩm tôm trong quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế, đồng thời đem lại lợi ích nhiều hơn cho người nông dân
Trong quá trình thực hiện mặc dù nhóm chúng em đã cố gắng hết sức nhưng khôngtránh khỏi sai sót mong thầy và các bạn góp ý để chuyên đề được tốt hơn
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm đáp ứng một số mục tiêu sau:
- Nghiên cứu đánh giá chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi ở huyện Tuy Phước, tỉnhBình Định
Trang 4- Phân tích hoạt động của các tác nhân trong chuỗi nhằm xác định các giá trị sảnphẩm do các tác nhân tạo ra Trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất giúp các tác nhân có nhữnghoạt động thiết thực nhằm giúp chuỗi hoạt động thông suốt và bền vững.
- Thông qua phân tích hoạt động của các tác nhân trong chuỗi, đề xuất hoạt độngnhằm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm tôm cho hộ nghèo, nuôi trồng theo hình thứcquảng canh Trên cơ sở đó giúp các hộ nghèo nâng cao thu nhập, phát triển cộng đồngcác địa phương trong tỉnh
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi không gian huyệnTuy Phước, tỉnh Bình Định Tuy nhiên các đối tượng được nghiên cứu trên phạm vi khácnhau Cụ thể nghiên cứu tập trung:
+ Hộ nuôi tôm chủ yếu ở 3 xã: Phước Thuận, Phước Hoà, Phước Sơn
+ Hộ và cơ sở thu gom tập trung nghiên cứu ở huyện Tuy Phước
- Thời gian nghiên cứu thông tin, số liệu liên quan tập trung vào năm 2009 và nhữngtháng đầu năm 2010
- Đối tượng nghiên cứu: các hộ nuôi tôm, người thu gom ở huyện Tuy Phước, tỉnhBình Định Những vấn đề liên quan đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tôm
4 Phương pháp thu thập thông tin số liệu.
+ Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu trên internet, thông tin đại chúng, các báo cáo
hàng năm của huyện Tuy Phước
+ Số liệu sơ cấp: Đối với hộ nuôi tôm được phỏng vấn theo nhóm, theo địa phương Gồm có 4 nhóm, trong đó có 3 nhóm gồm 10 thành viên điều tra 90 hộ nuôi tôm, 3 hộ thu gom và 1 nhóm gồm 5 thành viên điều tra 3 hộ thu gom Các đối tượng được phỏng vấn theo mẫu có sẵn.
- Phương pháp phân tích: Trên cơ sở các thông tin, số liệu thu thập được, thông qua
việt xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi cung cấp cho thị trường, nghiên cứu phântích, đánh giá những tác nhân trong chuỗi, những thuận lợi, khó khăn của các tác nhân.Trên cơ sở đó đưa ra các nhận định, biện pháp nhằm tăng hoạt động của từng tác nhân,giúp chuỗi hoạt động bền vững
Trang 5PHẦN B – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1 - Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 1.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
Lý luận về “chuỗi giá trị thị trường”
a Khái niệm cơ bản của chuỗi giá trị cung ứng
Khái niệm: Chuỗi giá trị cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia mộtcách trực tiếp hay gián tiếp vào việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Bên trong tổ chứcchẳng hạn như nhà sản xuất chuỗi giá trị cung ứng bao gồm tất cả các chức năng liênquan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng, thông qua các chức năng như pháttriển các sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối tài chính và dịch vụ cho kháchhàng
Trong định nghĩa trên nói rỏ ba vấn đề sau:
Một là thành phần tham gia chuỗi giá trị bao gồm các doanh nghiệp tham gia trựctiếp hay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
Hai là, mối quan hệ và dòng chảy bên trong chuỗi giá trị như thông tin dòng thanhtoán và dòng quyền sở hữu
Ba là, nói về chức năng phân phối trong toàn bộ chu kỳ sống của sản phẩm, dịch vụ
Sơ đồ 1 – Chuỗi giá trị cung ứng
b Mục tiêu nghiên cứu chuỗi giá trị ứng
Thứ nhất là đối tượng chuỗi giá trị ứng là những tác động của nó đến chi phí vai tròtrong việt sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng
Thứ hai, mục tiêu của chuỗi giá trị ứng là kết quả và hiệu quả trên toàn chuỗi giá trịứng, tổng chi phí từ khâu vận chuyển , phân phối đến tồn kho trong sản xuất và thànhphẩm cần tối thiểu hóa chi phí thấp nhất
Thứ ba, quản trị chuỗi giá trị ứng tập trung vào việt tích hợp một cách hiệu quả nhàcung cấp, nhà sản xuất , nhà kho và các cữa hàng, nó bao gồm các hoạt động của doanhnghiệp ở các cấp độ , từ cấp chiến lược chiến thuật, đến tác nghiệp
- Cấp độ chiến lược : xử lý với các giả định có tác động đến tổ chức, những quyđịnh này bao gồm số lượng , vị trí , công suất của nhà máy sản xuất trong quá trình cungcấp
Lưu trữ vận chuyển
Lưu trữ vận chuyển ra ngoài
Phân phối
và tiêu dùng
Khách hàng Nhà cung cấp,
nhà buôn.
Trang 6- Cấp độ chiến thuật bao gồm những quyết định được cập nhật ở bất cứ nơi nào ,điều này bao gồm những quyết định thu mua , sản xuất, các chính sách tồn kho và chiếnlược vận tải.
- Cấp tác nghiệp liên quan tới các quyết định hàng ngày
c Thành phần đối tượng của chuỗi giá trị
Trong một chuỗi giá trị cung ứng nguyên vật liệu đầu vào được mua từ nhiều nhàcung cấp, nhà buôn Các bộ phận của sản phẩm được sản xuất từ một nhà máy hoặc nhiềunhà máy , sau đó vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ hoặc qua các khâu chế biến, nó trảiqua nhiều khâu trung gian rồi chuyển đến đại lý bán lẽ và người tiêu dùng Vì vậy đểgiảm thiểu chi phí và cải tiến cung cấp phục vụ các chiến lược cung ứng hiệu quả thì phảixem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi giá trị ứng
1.2 Cơ sở thực tiễn
Việt nam có bờ biển dài 3260 km với địa hình khí hậu, nguồn nước và chế độ thủyvăn thích hợp cho ngành nuôi trồng thủy sản, bờ biển Việt Nam uốn lượn, chỗ nhô tạonên các bán đảo nhỏ, chỗ vòng lại hình thành nên vùng vịnh và cảng lớn, với hơn 4000hòn đảo lớn ven bờ trải dài từ Quảng ninh đến Kiên giang, 10 ha vùng đầm phá và 29 vạn
ha bãi triều đây chính là tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản Những vùng tậptrung nhiều là ở Đồng bằng sông cửu long với 752,2 ngàn ha nuôi trồng thủy sản, chiếm74,46% diện tích cả nước, thu 1838,64 ngần tấn với năng suất 2,44 tấn/ha Đặc biệt đây làvùng có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn nhất nước Thấp nhất là Tây nguyên với khoảng1,02% diện tích và 0,61% sản lượng cả nước (theo số liệu năm 2008)
Huyện Tuy Phước là một huyện ven biển rất thuận lợi cho việc nuôi trông thủy sảnvới diện tích là 261,77 km² Dân số là 185.974 người (2005) Phía tây giáp với huyệnVân Canh, phía đông và bắc là An Nhơn, Phù Cát, và Quy Nhơn ở phía đông và phíanam Trong huyện có 13 đơn vị hành chính cấp xã gồm các thị trấn Diêu Trì, Tuy Phước
và các xã Phước Thắng, Phước Hưng, Phước Hoà, Phước Quang, Phước Sơn, PhướcHiệp, Phước Lộc, Phước Thuận, Phước Nghĩa, Phước An, Phước Thành).Địa hình củahuyện là địa hình đồng bằng tích tụ ven sông và đồng bằng duyên hải ở phía đông huyện.Đầm Thị Nại ở phía Đông huyện.Tuy Phước là huyện thuần nông, trồng lúa, màu, raucâu, mía, cây ăn quả, chăn nuôi bò, gia cầm, cá, tôm, đánh bắt và chế biến hải sản Côngnghiệp kém phát triển, chủ yếu là sản xuất xi măng, đá xây dựng, khai thác cao lanh.Vềgiao thông có các tuyến quốc lộ 1A, 19, đường sắt Thống Nhất chạy qua
Bảng 1 – Diện tích, năng suất, sản lượng tôm huyện Tuy Phước (2007-2009)
Trang 7QCCT tấn/ha 0.52 0.54 0.59 0.02 4.41 0.04 8.17
(Nguồn: Phòng thống kê Huyện Tuy Phước)
Bảng số liệu phản ánh rõ, diện tích nuôi, sản lượng và năng suất của ba năm
2007-2009 Diện tích mặt nước nuôi trồng của cả huyện năm 2008 giảm 2.20ha, giảm 0.22% sovới năm 2007.Trong đó mô hình nuôi BTC giảm 11.80ha ( tức giảm 10.57%), QCCT lạităng lên 9.60ha ( tức tăng 1.08%), sản lượng nuôi trồng cũng tăng 59.79 tấn (tức tăng9.96% )so với năm 2007.Trong đó BTC tăng 34.13 tấn ( 25.31%), QCCT tăng 25.75 tấn (5.53%)
Sản lượng của hoạt động nuôi trồng năm 2009 cũng tăng so với năm 2008 tăng 7.20tấn ( 1.09%), BTC giảm 3.40 tấn ( 2.01%), QCCT tăng cao với 28.36 tấn ( 5.77%) Diệntích hai mô hình này đều giảm 27.80 ha ( 2.78% ) so với 2008 Trong đó BTC giảm 7.80
ha (7.82%), QCCT giảm 20.00 ha ( 2.22% )
Năng suất của huyện thì qua ba năm đều tăng, nhưng năm 2009 thì tăng đồng đềunhất với 0.69 tấn/ha cả huyện, BTC 1.80 tấn/ha, QCCT 0.59 tấn/ha
Chương 2 – Phân tích “chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi”
ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý huyện Tuy Phước
Phía tây giáp với huyện Vân Canh, phía đông và bắc là An Nhơn, Phù Cát, và QuyNhơn ở phía đông và nam Huyện có diện tích là 261,77 km² Dân số là 185.974 người(2005) Trong huyện có 13 đơn vị hành chính cấp xã gồm các thị trấn Diêu Trì, TuyPhước và các xã Phước Thắng, Phước Hưng, Phước Hoà, Phước Quang, Phước Sơn,Phước Hiệp, Phước Lộc, Phước Thuận, Phước Nghĩa, Phước An, Phước Thành) Về giaothông có các tuyến quốc lộ 1A, 19, đường sắt Thống Nhất chạy qua Trước đây huyệnTuy Phước thuộc phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định; từ 1976, thuộc tỉnh Nghĩa Bình; từ 1989,trở lại tỉnh Bình Định
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
- Địa hình: Địa hình của huyện là địa hình đồng bằng tích tụ ven sông và đồng bằng
duyên hải ở phía đông huyện Đầm Thị Nại ở phía Đông huyện
- Khí hậu-thời tiết: Ở huyện Tuy Phước khí hậu chia làm 2 mùa Mùa nắng từ tháng
1 đến tháng 9 trong đó tháng 3-4-5 là nắng nóng nhất, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 12
và mùa mưa ở đây có lượng mưa trung bình khoảng 1800mm/năm.Vùng này có nhiệt độthấp: mùa đông cao hơn 200C, mùa khô bình quân khoảng 400C và nhiệt độ bình quân cảnăm vào khoảng 30-320C
Trang 82.1.3 Điều kiện KT-XH
Dân số chiếm khoảng 80% dân số trong tỉnh, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triểnkinh tế của huyện Lao động chủ yếu làm trong lĩnh vực dịch vụ với cơ cấu lao động nhưsau:nông nghiệp 30%, TM-Dịch vụ 40%, Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp và Xâydựng 28% là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nói chung và nuôi trồng thuỷsản nói riêng Với trình độ dân trí tương đối cao, huyện rất chú trọng đến việc đào tạonguồn nhân lực và mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân
Trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng rất được chú trọng phát triển,điện đườngtrường trạm đầy đủ rất thuận lợi cho việc đi lại, sản xuất của người dân ở đây.Cơ sở hạtầng du lịch từng bước được đầu tư
Tuy Phước là huyện có hệ thống giao thông khá đồng bộ Trên địa bàn huyện cóquốc lộ 1 A và tuyến đường sắt Bắc - Nam xuyên suốt chiều dài của tỉnh, có quốc lộ 19chạy theo hướng Ðông - Tây, Trên địa bàn tỉnh Bình Ðịnh có trường Ðại học sư phạmQuy Nhơn, đào tạo đa lĩnh vực với 29 ngành khác nhau; có trường Công nhân kỹ thuật,trường Cao đẳng sư phạm và các trường Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề
Việc tiêu thụ tôm thường phụ thuộc vào tư thương và các doanh nghiệp ở các vùngkhác đến Tuy nhiên, hiện nay ở địa bàn đã có một số hộ thường bán tôm cho các đầu mốithu mua tôm Hình thức thu mua của tư thương khá linh hoạt, họ có thể ứng trước giống,thức ăn cho nông hộ thiếu vôn, giá mua cũng tương đối và tôm đượcphân loại 1 cách khákỹ,phần lớn được tiêu thụ tại ao
Trong những năm gần đây diện tích ao nuôi tôm được mở rộng Năng suất đượcnâng cao, để đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng như tiêu thụ của người dân thì đã hình thànhnên rất nhiều dịch vụ cụ thể như :
Dịch vụ cày thuê dịch vụ phân bón thức ănn được vận chuyển đến tại nhà,đến cuối
vụ thu hoạch chi trả
Huyện mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cho người dân Các cán bộ khuyến nông
đã đến từng xã chuyển giao kỹ thuật cho nông hộNông dân được vay vốn với tỷ lệ lãi suất
ưu đãi
2.1.4 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nuôi tôm ở huyện Tuy Phước
Huyện Tuy Phước mặc dù có nhiều lợi thế, thuận lợi cho ngành nuôi trồng thuỷ sảnnhưng vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định
* Môi trường nuôi thuận lợi
Sau nhiều năm phải đối đầu với dịch bệnh tôm nuôi, những năm gần đây huyện TuyPhước đã từng bước chuyển phần lớn diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh sangnuôi xen canh, luân canh, nuôi sinh thái theo hướng bền vững… nên đã hạn chế dịchbệnh, năng suất và sản lượng tôm nuôi liên tục tăng Năm 2009, tổng sản lượng tôm nuôitrên địa bàn huyện đạt 715 tấn, tăng 7,52% so năm 2008, tạo đà cho vụ nuôi tôm 2010 đạtkết quả cao hơn
Trang 9Theo kế hoạch, vụ nuôi tôm năm 2010, toàn huyện Tuy Phước đưa vào thả nuôi trên
973 ha diện tích mặt nước Trong đó, có 872 ha nuôi tôm theo hướng thân thiện với môitrường (nuôi xen cá, cua, hàu… ), nhằm hạn chế dịch tôm, giảm chi phí đầu tư… Chỉ có
60 ha vùng hồ Úc (Phước Sơn), vùng đồng Mỹ Trung (Phước Thắng), vùng Lộc Hạ(Phước Thuận), với điều kiện môi trường đảm bảo là nuôi theo mô hình bán thâm canh;
80 ha vùng trong đê thuộc các xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Thắng nuôi tôm thẻchân trắng 2 vụ/năm Ngoài ra, ngành Nông nghiệp huyện cũng đã chủ động điều chỉnhlịch thời vụ nhằm tránh điều kiện thời tiết bất lợi, tăng cường tập huấn kỹ thuật nuôi vàxây dựng các mô hình nuôi tôm cộng đồng… Theo đó, vụ nuôi tôm năm 2010, trên địabàn huyện bắt đầu thả tôm giống từ tháng 3 cho đến tháng 6 và chỉ nuôi 1 vụ chính trongnăm Riêng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là có thể nuôi 2 vụ/năm Mật độ tôm giốngthả nuôi chỉ từ 15 - 20 con tôm sú/m², hoặc 60 - 80 con tôm thẻ chân trắng/m² đối vớidiện tích nuôi bán thâm canh; 5 con tôm sú/m² và các đối tượng thủy sản khác đối vớidiện tích nuôi quảng canh cải tiến
Qua điều tra cho thấy vụ nuôi tôm năm 2010, môi trường nuôi thuận lợi hơn cácnăm trước, do năm vừa qua mưa lũ diễn ra khá nhiều Bên cạnh đó, vào đầu vụ, PhòngNN-PTNT, Trạm Khuyến nông, Trạm Thú y huyện đã phối hợp với các ngành chức năngcủa tỉnh, tổ chức 10 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú thương phẩm, nuôi tômthẻ chân trắng và nuôi các đối tượng thủy sản khác cho trên 350 hộ nuôi tôm trên địa bànhuyện Toàn huyện cũng đã xây dựng được 13 chi hội và 2 nhóm cộng đồng trong nuôitôm để hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong việc nuôi tôm đem lại hiệu quả kinh tế cao
* Khó khăn
- Thiếu vốn là khó khăn hàng đầu
Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi cơ bản, nhưng đến nay toàn huyện chỉ mới cóhơn 300 ha mặt nước đã thả tôm nuôi, số diện tích còn lại người nuôi tôm chưa tiến hànhthả tôm được vì gặp phải một số khó khăn Trong đó, những khó khăn được xem là căn
cơ nhất là thiếu vốn sản xuất, hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh, công tác kiểm dịchnguồn tôm giống chưa được chú trọng…
Hiện nay, vốn đang là vấn đề bức xúc của người nuôi tôm địa phương Các tổ chứctín dụng trên địa bàn huyện rất dè dặt trong việc cho người nuôi tôm vay vốn, bởi lẽ hiệuquả từ nuôi tôm những năm gần đây khá thấp, người nuôi tôm chưa trả hết nợ vay ngânhàng Do thiếu vốn, một số hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện không đủ tiền tu sửa bờ bao,phải dùng lưới che chắn để tạm thả tôm nuôi
- Hệ thống thủy lợi phục vụ cấp thoát nước
Một âu lo nữa của người nuôi tôm ở Tuy Phước là nhiều khu vực nuôi tôm trên địabàn huyện chưa có hệ thống thủy lợi phục vụ cấp thoát nước Hệ thống thủy lợi cung cấpnước ngọt cho vùng nuôi tôm Huỳnh Giản đã được UBND tỉnh phê duyệt với số vốn đầu
tư là 21 tỉ đồng, trong đó, vốn đóng góp của người dân địa phương là 8 tỉ đồng Tuynhiên, thời gian qua, người dân ở đây đã “cạn” vốn, không lấy đâu ra tiền để đóng góp,nên dự án này vẫn chưa thực hiện được
Trang 10- Giống
Chất lượng con giống không đảm bảo cũng là vấn đề đáng quan tâm đối với vụ nuôitôm năm nay ở Tuy Phước Bên cạnh những hộ nuôi tôm tuân thủ tốt việc kiểm tra chấtlượng con giống trước khi thả nuôi, thời gian qua trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hộ thảtôm giống chưa qua kiểm dịch vào nuôi Chẳng hạn, vụ nuôi tôm năm 2009 trên địa bàn
xã Phước Hòa, có đến 70% diện tích thả tôm giống chưa qua kiểm dịch…
2.2 Phân tích "Chuỗi giá trị của sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu" ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
2.2.1 Chuỗi cung và các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
Huyện Tuy Phước, Bình Định là một địa phương có diện tích mặt nước lợ lớn,điển hình là đầm Thị Nại với diện tích 5.060 ha nổi tiếng là "vườn ươm" của các loài thuỷsản nên rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản Hằng năm các hộ nuôi ở đâycung cấp cho thị trường hàng tấn tôm sú, tôm thẻ, cũng như các loại thuỷ sản khác Đểhiểu được hoạt động của thị trường này, chúng ta cùng tìm hiểu các tác nhân chính trongchuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi Chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi ở huyện Tuy Phướcgồm các tác nhân: cơ sở cung cấp các dịch vụ đầu vào, hộ nuôi tôm, người mua gom,người bán lẻ và người tiêu dùng
Đặc trưng của các tác nhân tham gia:
- Cơ sở cung cấp các dịch vụ đầu vào: là những công ty, đại lý cung cấp cho
người nuôi tôm những yếu tố đầu vào như vốn, tôm giống, thức ăn, phân bón (NPK, đạm,lân, kali ), thuốc phòng trừ dịch bệnh, Sự biến động của các yếu tố đầu vào ảnhhưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của người dân Khi đến mùa vụ nếu một trong cácnhân tố đó không đáp ứng đủ hoặc chất lượng kém thì năng suất tôm sau này sẽ thấp, thunhập của người dân từ đó cũng giảm xuống, không ổn định
+ Vốn: là một yếu tố đầu vào quan trọng không thể thiếu của quá trình sản xuất bất
cứ một sản phẩm nào và tôm cũng vậy Phải có vốn thì người dân mới tiến hành muagiống, phân bón, thức ăn, mở rộng quy mô sản xuất Ở đây, vốn sản xuất của người dân
có từ 3 nguồn chính đó là vốn vay ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chiếm
tỷ lệ 42%, vốn tự có chiếm 20% và nguồn vay khác chiếm 38%
+ Giống tôm: được người dân tự mua về dưới nhiều nguồn khác nhau của hầu hết
các trại giống thuộc địa bàn thành phố Quy Nhơn Nhưng trong những năm gần đây đểgiảm bớt chi phí vận chuyển hội khuyến ngư của các xã đã đến liên hệ các trại giống đểmua với số lượng lớn sau đó về phân phối lại cho các hộ Chính vì vậy mà giống cũngđược chọn tốt hơn vì ngoài kinh nghiệm thì cán bộ khuyến ngư còn được tham gia tậphuấn kỹ thuật thường xuyên hơn các hộ nông dân Loại giống mà người dân chủ yếu sửdụng qua các vụ là giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng Giống khi mới nhập về đã quakiểm dịch và có xuất sứ rõ ràng Tuy nhiên, do quá trình vận chuyển cùng với công tácbảo quản không tốt nên số lượng bị hao hụt, còn chất lượng thì giảm sút, tỷ lệ sống thấp
+ Thức ăn: đối với những hộ nuôi tôm sú sử dụng thức ăn chính cho tôm là cá vụn
được mua ở chợ địa phương Còn tôm thẻ chân trắng thức ăn chủ yếu là thức ăn công
Trang 11nghiệp do các đại lý tại địa phương cung cấp Thường thì thức ăn tươi có giá rẻ hơn sovới thức ăn công nghiệp.
+ Các loại thuốc trị bệnh, phân bón…: Sau khi tham khảo ý kiến của cán bộ
khuyến ngư xã cùng với kinh nghiệm sản xuất của mình về sử dụng các loại thuốc phòngtrị bệnh cho tôm các hộ nông dân đến các đại lý, cửa hàng để mua Cũng có thể ngườibán tư vấn luôn cho nông dân nên sử dụng loại thuốc nào là tốt
- Hộ nuôi tôm: là nhân tố quan trọng trong chuỗi Sau khi các cơ sở cung cấp dịch
vụ đầu vào (vốn, giống, thức ăn, thuốc, phân bón ) hộ nông dân kết hợp với nguồn lựcsẵn có là lao động gia đình, ao nuôi tiến hành nuôi tôm cung ứng cho thị trường
Hiện nay, đa số các hộ sản xuất riêng lẻ không liên kết với nhau, tuy nhiên vẫn cómột số hộ chung vốn, tư liệu sản xuất, mở rộng diện tích ao cùng nhau nuôi Hình thứcnuôi chung này sẽ giảm được chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường, nhưng rủi ro sẽcao khi dịch bệnh xảy ra tôm dễ bị lây lan chết hàng loạt
- Người mua gom: là những người trung gian đầu mối, kết nối giữa người sản
xuất và thị trường tiêu thụ Họ tổ chức thu mua tôm của các hộ gia đình, sau đó gom vềmột địa điểm để bán lại cho nhiều đối tượng khác nhau như người thu gom lớn hơn, chongười bán lẻ hoặc cho công ty chế biến tôm Có nhiều hình thức mua gom khác nhau:
+ Người mua gom nhỏ ở địa phương: thường là những người sống trong xã, họ sử
dụng công lao động gia đình trực tiếp đến tận hộ nuôi thu mua tôm và vận chuyển vềnhập cho những người thu gom lớn, hoặc bán cho những người bán lẻ ở chợ địa phương.Hình thức này thường áp dụng cho những chủ mua gom có vốn nhỏ, tận dụng công laođộng sẵn có để làm dịch vụ trung gian mua gom tôm Thường trong một xã có từ 12-15
hộ thu gom nhỏ, và các hộ nông dân ở đây thường bán sản phẩm cho những người này
+ Người mua gom lớn trong tỉnh (đầu mối): thường là những người có vốn lớn,
tạo được nhiều mối quan hệ, họ thuê thêm lao động và mua sắm hoặc thuê phương tiệnvận chuyển lớn đến tận các hồ nuôi để xem tôm rồi thoả thuận giá cả, cách thức bán saukhi mua xong họ tập trung sản phẩm bán cho các công ty chế biến trong tỉnh là chủ yếu,còn lại họ bán cho các nhà hàng khách sạn và bán buôn tỉnh khác Nhưng phần lớn họmua lại sản phẩm từ các hộ thu gom nhỏ sẽ rút ngắn được thời gian và công sức
+ Người mua gom là công ty chế biến: là những công ty chế biến thủy sản xuất
khẩu sử dụng các phương tiện vận chuyển, lao động của công ty về tận ao nuôi của hộ giađình để tiến hành thu mua với hợp đồng thu mua đã ký trước từ đầu vụ nuôi, sau đó vậnchuyển về công ty để tiến hành chế biến và xuất khẩu Hình thức mua bán, khối lượng vàgiá cả đã được thỏa thuận trước và được ghi rõ trong hợp đồng, tuy nhiên để thực hiệnđược các hợp đồng mua bán này công ty cũng phải bõ ra một khoản chi phí nhất định để
hỗ trợ cho hộ, cơ sở nuôi, chẳng hạn như hỗ trợ vốn, con giống, thức ăn Đây là hìnhthức mua gom làm cho chuỗi cung ngắn lại do cắt giảm bớt các khâu trung gian khác.Đồng thời nó còn thể hiện sự liên kết chặc chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân theohướng hai bên cùng có lợi, chia sẻ bớt rủi ro, mang tính bền vững Nhưng hình thức nàyvẫn chưa được áp dụng rộng rãi, hai tác nhân này chỉ liên kết với nhau ở tỷ lệ rất thấp
Trang 12- Người bán lẻ tôm nuôi ở chợ: là những người sử dụng lao động của gia đình đến
các địa điểm tập trung tôm của các hộ thu gom nhỏ ở địa phương để mua tôm rồi vậnchuyển đến chợ để bán lại cho người tiêu dùng là các hộ gia đình hoặc nhà hàng, kháchsạn
2.2.2 Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
Qua sơ đồ 2 ta thấy có thể tổng quát thành 6 mối quan hệ chính chia thành 12 quan
hệ nhỏ giữa các tác nhân trong chuỗi:
a Mối quan hệ giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ đầu vào với hộ nuôi tôm (1)
Đây là mối quan hệ ít chặt chẽ và không ổn định khi các hộ nuôi tôm tự túc đầuvào không có sự hỗ trợ của cán bộ khuyến ngư, chỉ khi nào có nhu cầu mua bán các hộnuôi tôm mới tìm đến các trại giống, cửa hàng bán lẻ hay đại lý nhưng chỉ mang tínhngẫu hứng không có một liên kết nào, đặc biệt là con giống Có những vụ nuôi mà ngườidân thấy thuận lợi là họ tăng thêm con giống thì chắc chắn việc cung ứng giống sẽ thiếuhụt và ngược lại Nhưng tình trạng này được khắc phục khi có sự can thiệp của cán bộkhuyến ngư, họ tập trung nhu cầu giống của các hộ nuôi rồi liên hệ với các trại giống ởthành phố Quy Nhơn để đặt hàng Theo cách như vậy thì sự liên kết với các dịch vụ đầuvào rất cao, nguồn cung ứng giống sẽ ổn định Không những về giống mà nguồn cung cácyếu tố khác như thức ăn, thuốc, phân bón cũng được giải quyết dễ dàng
b Mối quan hệ giữa hộ nuôi tôm với thu gom nhỏ ở địa phương (2), thu gom lớn trong tỉnh (3), người tiêu dùng (4), công ty chế biến (5): khi tôm đến mùa thu
hoạch thì người nông dân có thể bán sản phẩm của mình qua 4 hướng khác nhau
- Hộ nuôi tôm bán cho thu gom nhỏ tại địa phương
Tôm đến lúc thu hoạch thì hộ nuôi tôm bán cho thu gom nhỏ tại địa phương là chủyếu, chiếm 58% trong các hình thức bán Quan hệ giữa hộ nuôi tôm và thu gom nhỏ rấtrời rạc, vì trong một xã có nhiều hộ thu gom nhỏ nên khi cần người nông dân có thể liên
hệ để bán dễ dàng và họ chỉ bán sản phẩm cho người nào có mức gía hấp dẫn Họ có thểliên lạc với nhau qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp để trao đổi, thoả thuận Sau khi thumua tôm tại hồ, họ tiến hành phân loại và bảo quản bằng cách ướp lạnh và đưa đi tiêu thụNhưng do giữa những người thu gom họ có liên hệ mật thiết với nhau về mức giá mua
mà người nông dân lại hạn chế về thông tin nên tình trạng ép giá vẫn diễn ra phổ biến,
thiệt hại cuối cùng cũng thuộc về nông dân Và giữa người thu gom và hộ nông dân
không có một quan hệ hỗ trợ nào, việc mua bán chỉ dựa trên quan hệ quen biết trong làngxã
- Hộ nuôi tôm bán cho thu gom lớn trong tỉnh
Hơn một nữa số hộ nuôi tôm trong xã bán cho thu gom nhỏ ở địa phương nhưngmột số hộ nuôi khác chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng bán cho thu gom lớn trong tỉnhchiếm 34% Mối quan hệ giữa hộ nuôi tôm với thu gom lớn trong tỉnh có chặt chẽ hơnnhững thu gom nhỏ tại địa phương bởi quy mô mua và giá mua hấp dẫn hơn Trước khibán tôm giữa hai tác nhân này đã có liên hệ từ trước và quan hệ mua bán được duy trì qua
Trang 13nhiều vụ Những người thu gom lớn cũng đến tận hồ để thu mua sản phẩm sau đó đem đitiêu thụ nhưng với số lượng mua nhiều hơn và đòi hỏi chất lượng cao hơn chính vì vậy
mà chỉ phù hợp với những hộ nuôi tôm số lượng lớn
- Hộ nuôi tôm bán cho người tiêu dùng
Đối với kênh này thì các tác nhân hoàn toàn không biết gì nhau chỉ mang tính chấtthuận mua vừa bán theo giá thị trường qua từng ngày với số lượng nhỏ Nếu bán cho đốitượng này thì người nông dân phải tự thu hoạch thường vào lúc chiều tối và bảo quản tômrồi sáng sớm đem bán, hình thức bán này chỉ chiếm 3%
- Hộ nuôi tôm bán cho Công ty chế biến
Đây là mối quan hệ rất chặc chẽ nếu tạo ra được thì sẽ rất có lợi cho cả hai bên bởi
nó rút ngắn các khâu trung gian, cắt giảm chi phí trong chuỗi, chênh lệch giá thấp ngườinông dân có thể bán với giá cao hơn mà không ảnh hưởng đến mức giá cuối cùng Nhưng
do quy mô sản xuất nhỏ lẻ của các hộ nuôi tôm nên các công ty chế biến không thích muabán theo kiểu này vì phải tốn nhiều chi phí Chính vì vậy mà bán theo hình thức này vẫnchưa áp dụng rộng rãi, chỉ thích hợp với những hộ chung vốn đầu tư mở rộng diện tíchnuôi, chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn là 5%
c Mối quan hệ giữa thu gom nhỏ địa phương với thu gom lớn trong tỉnh (6) và chợ bán lẻ ở địa phương (7)
Sau khi thu mua tôm tại hồ của hộ nuôi tôm, họ tiến hành phân loại và bảo quảnbằng cách ướp lạnh và toàn bộ chi phí họ phải trả sau đó đưa đi tiêu thụ thông qua 2hướng:
- Thu gom nhỏ bán cho thu gom lớn trong tỉnh
Sản phẩm bán cho thu gom lớn phải có chất lượng tốt, đồng đều và hình thức nàychiếm đến 90% tổng khối lượng của các nhà thu gom nhỏ Mối quan hệ này khá mậtthiết, mang tính bền vững tương đối cao Thực chất thu gom nhỏ chính là người của thugom lớn thuê mua Những hộ thu gom nhỏ cần tạo quan hệ mật thiết, giữ uy tín với các
hộ thu gom lớn, đảm bảo nguồn tiêu thụ cho mình, từ đó hưởng chênh lệch giá Ngượclại, người thu gom lớn cũng luôn cần có số lượng lớn tôm thương phẩm chất lượng caođáp ứng nhu cầu cho các cơ sở đầu mối của tỉnh, do đó phải có quan hệ chặt chẽ với các
hộ thu gom nhỏ và phải thiết lập cho mình một hệ thống cung cấp ổn định Để tiết kiệmchi phí, các hộ thu gom lớn thường cố gắng tự mình tìm nguồn cung cấp đầu vào bằngcách liên hệ trực tiếp với hộ nuôi tôm Khi lượng cung tôm khan hiếm hoặc tôm của hộthu gom nhỏ này không đảm bảo chất lượng, họ sẽ liên hệ với các hộ thu gom nhỏ khác,miễn sao mua được số lượng tôm có chất lượng như yêu cầu với mức giá rẻ nhất Chính
vì vậy mà đôi khi tính bền vững, lâu dài trong mối quan hệ này bị hạ thấp
- Thu gom nhỏ bán cho bán lẻ ở chợ địa phương
Hình thức này chiếm 10% tổng khối lượng tôm còn lại của các nhà thu gom nhỏ.Đây cũng chỉ là mối quan hệ đơn thuần giữa người bán và người mua không hề có mộtliên kết nào
Trang 14Sơ đồ 2 - Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu
ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
CƠ SỞ CUNG CẤP DICH VỤ ĐẦU VÀO
(giống, thức ăn, thuốc…)
HỘ NUÔI TÔM
T h u g o m n h ỏ ở đ ị a p h ư ơ n g
(gia đình, nhà hàng, khách sạn…)
Trang 15d Mối quan hệ giữa người thu gom lớn trong tỉnh với công ty chế biến (8), bán buôn tỉnh khác (9) và người tiêu dùng là các nhà hàng khách sạn lớn trong tỉnh (10)
- Thu gom lớn trong tỉnh bán cho công ty chế biến: Trong ba mối quan hệ trên
thì quan hệ giữa thu gom lớn với công ty chế biến là chặt chẽ nhất, chiếm 57% tổng khốilượng thu gom Các công ty chế biến chỉ thích mua sản phẩm từ các nhà thu gom lớn vìviệc mua tại các hồ nuôi tôm số lượng nhỏ lẽ, tôm chưa được phân loại mất nhiều thờigian Vì vậy họ luôn muốn làm ăn với các nhà thu gom lớn để mua được sản phẩm đảmbảo cả về chất lượng và số lượng, tạo nên quan hệ làm ăn uy tín và lâu dài
- Thu gom lớn bán cho bán buôn tỉnh khác: chiếm 31% tổng khối lượng của
các nhà thu gom lớn Các tỉnh lân cận chủ yếu khu vực Tây Nguyên là thị trường khátiềm năng của đầu ra sản phẩm tôm ở huyện Tuy Phước Vì vậy mà mối quan hệ này khábền vững để giải quyết đầu ra cho sản phẩm này
- Thu gom lớn bán cho các nhà hàng, khách sạn trong tỉnh: chiếm 12% tổng
khối lượng thu gom Mặc dù mua với số lượng ít hơn so với hai tác nhân trên nhưng đây
là đầu ra mang tính chất thường xuyên nên cũng tạo được mối quan hệ khá chặt chẽ
Nói chung việc thông qua các thu mua lớn giá cả sẽ cao hơn giá mua trực tiếp củacác hộ nông dân nhưng giảm chi phí thu gom và luôn giữ được chất lượng sản phẩm.Chính vì vậy, các mối quan hệ giữa các nhà thu gom lớn với nhà hàng, khách sạn, công tychế biến và bán buôn tỉnh khác là rất chặt chẽ Bên cạnh đó, các hộ thu gom lớn luôn chú
ý giữ liên lạc với các đầu mối này, chủ động liên hệ với họ khi có nguồn hàng với sốlượng và chất lượng cao
e Mối quan hệ giữa công ty chế biến và nhà nhập khẩu nước ngoài (11): sau
khi chế biến xong thì 100% sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài Đây là mối quan hệđòi hỏi uy tín cao, làm ăn tương đối lâu dài, do đó nó rất chặt chẽ
f Mối quan hệ giữa chợ bán lẻ ở địa phương và người tiêu dùng (12)
Tôm được bán trực tiếp cho người tiêu dùng, giá bán theo thỏa thuận và thanh toán100% bằng tiền mặt Lượng tiêu dùng ở địa phương là rất ít, người tiêu dùng tùy thuộcvào nhu cầu của mình mà lựa chọn sản phẩm của từng hộ bán lẻ khác nhau, không cốđịnh Do đó mối quan hệ này không chặt chẽ
Tóm lại, mỗi một mối quan hệ có tính chặt chẽ và bền vững riêng Nguyên nhân
chính dẫn đến những mối quan hệ chặt chẽ hay ít chặt chẽ là do quan hệ cung-cầu về hàng hoá, dịch vụ của các tác nhân với nhau Tác nhân với vai trò cầu về hàng hoá, dịch
vụ sẽ quyết định mối quan hệ đó Trong 12 mối quan hệ trên ta thấy, các mối quan hệ số (5), (6), (8), (9), (10), (11) là chặt chẽ, bền vững Các mối quan hệ số (1), (2), (3) là ít chặt chẽ và quan hệ số (4), (7), (12) chỉ là tạm thời, tính ổn định thấp.
2.2.3 Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi ở Phước Thuận, Tuy Phước, BĐ
Như ta đã thấy hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm tôm ở xã Phước Thuận rất đa dạng,phức tạp, có mối quan hệ chồng chéo Điều kiện về thời gian và không gian không cho