ệ số giá thị trường trên giá ghi sổ là hệ số được sử dụng để so sánh giá trị trường của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỉ lệ này được tính bằng cách lấy
Trang 1Hệ số giá thị trường trên giá ghi sổ -
Price to Book ratio
Hệ số giá thị trường trên giá ghi sổ là hệ số được sử dụng để so
sánh giá trị trường của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ
phiếu đó Tỉ lệ này được tính bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại
của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu
đó
Công thức tính như sau:
Trong đó
Trang 2Ví dụ: giả sử rằng công ty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân
đối kế toán là 100 tỷ VNĐ, tổng nợ là 75 tỷ VNĐ, như vậy giá trị
ghi sổ của công ty là 25 tỷ VNĐ Nếu hiện tại công ty có 1 triệu cổ
phiếu đang lưu hành, mỗi cổ phiếu sẽ đại diện cho 25.000 VNĐ
giá trị ghi sổ của công ty Nếu mỗi cổ phiếu này có giá thị trường
là 50.000 VNĐ, như vậy tỉ lệ P/B là 50.000/25000 = 2
Đối với các nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ có thể tìm kiếm
được các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua
Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn
giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỉ lệ P/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai
Trang 3trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài
sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức hoặc là thu nhập trên
tài sản của công ty là quá thấp
Nếu như điều đầu tiên xảy ra, các nhà đầu tư nên tránh xa các cổ
phiếu này bởi vì giá trị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được
thị trường điều chỉnh về đúng giá trị thật Còn nếu điều thứ hai
đúng thì có khả năng là lãnh đạo mới của công ty hoặc các điều
kiện kinh doanh mới sẽ đem lại những triển vọng kinh doanh cho
công ty, tạo dòng thu nhập dương và tăng lợi nhuận cho các cổ
đông Ngược lại, nếu một công ty có giá thị trường của cổ phiếu
cao hơn giá trị ghi sổ thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty
làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao
Trang 4Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi bạn xem xét các doanh nghiệp
có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính bởi giá trị
tài sản của các công ty này tương đối lớn Vì công tác kế toán
phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn ngặt nghèo, giá trị ghi sổ của
tài sản hoàn toàn không tính tới các tài sản vô hình như thương
hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác
do công ty tạo ra Giá trị ghi sổ không có ý nghĩa nhiều lắm với
các công ty dịch vụ vì họ giá trị tài sản hữu hình của họ không
lớn
Ví dụ: Microsoft là công ty mà phần lớn tài sản của công ty này là
tài sản trí tuệ, các bản quyền phần mềm chứ không phải là các tài
sản hữu hình khác Cổ phần của công ty này chẳng mấy khi
được bán với giá thấp hơn 10 lần giá trị ghi sổ của chúng