1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 6 tuổi làm quen môi trường xung quanh

23 58 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 156,5 KB

Nội dung

Cho trẻlàm quen với Môi trường xung quanh sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết những gì quanhmình, từ môi trường tự nhiên cỏ, cây, hoa lá, chim muông… đến môi trường xãhội công việc của mỗ

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI LÀM QUEN

VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH.

Quảng Bình, tháng 09 năm 2018

Trang 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI LÀM QUEN

VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH.

Trang 3

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảngđầu tiên của hệ thống giáo dục Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt

có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo Giáo dục có tầmquan trọng rất lớn đối với con người, mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ pháttriển về thể chất, tình cảm, ngôn ngữ, tư duy, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiêncủa nhân cách con người

Trong thời đại ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ như vũ bảo của khoa học, côngnghệ loài người đã tiến tới nền tri thức tiên tiến và văn minh hiện đại, đã trang bị chomình một kho tàng trí thức để lao động làm giàu cho đất nước Xu hướng phát triển củathời đại phụ thuộc hoàn toàn vào con người, với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là độnglực của sự phát triển Chính vì thế Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp giáodục đặc biệt là sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Sự quan tâm đã từngbước thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật, các chỉ thị, quy định và quy ước Luậtgiáo dục năm 2005 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định: “ Bậchọc mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ hìnhthành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa ViệtNam, cần giáo dục trẻ trở thành những người công nhân có cả đức lẫn tài xứng đáng làngười kế tục xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là những chủ nhân tương lai của đất nước ViệtNam Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức,và sự hiểu biếtsâu sắc, vận dụng linh hoạt giữa lý luận và thực tiễn vào trong hoạt động dạy học theo

xu hướng chung đổi mới phương pháp dạy học

Như chúng ta đã biết, làm quen môi trường xung quanh là một hoạt động giúp trẻmầm non khám phá thế giới xung quanh mình thông qua việc tiếp xúc với môi trườngxung quanh, để từ đó trẻ khám phá sự vật hiện tượng ở môi trường xung quanh và cóthái độ tích cực với môi trường Làm quen với MTXQ bao gồm các kỹ năng tư duy,

Trang 4

quan sát, suy luận, dự đoán, phân loại, đo lường, trải nghiệm…bởi vì môi trường cho trẻhoạt động là nơi có nguồn tin phong phú, khuyến khích trẻ hoạt động và có ý nghĩa giúptrẻ tìm tòi, khám phá những điều mới lạ của trẻ để từ đó kiến thức kỹ năng của trẻ đượccủng cố và bổ sung Môi trường xung quanh mang đến cho trẻ nguồn biểu tượng phongphú đa dạng, sinh động đầy hấp dẫn với trẻ thơ Thế giới xung quanh thích thú, sinhđộng biết bao, vậy nên trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, tìm hiểu chúng Cho trẻlàm quen với Môi trường xung quanh sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết những gì quanhmình, từ môi trường tự nhiên( cỏ, cây, hoa lá, chim muông… ) đến môi trường xãhội( công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau) và trẻhiểu biết về chính bản thân mình

Nhưng để trẻ thực sự yêu thích môn học đầy hấp dẫn nhiều mới lạ như mônhọc Làm quen với môi trường xung quanh thì không phải là vấn đề đơn giản mà mỗinhà giáo chúng ta đều có thể làm được Thực tế việc cho trẻ làm quen môi trường xungquanh trong trường mầm non đang gặp rất nhiều khó khăn, nếu giáo viên không quantâm tạo điều kiện cho trẻ học tập, không sáng tạo trong việc tổ chức cho trẻ học như thếnào, giáo viên chúng ta phải làm như thế nào để các hoạt động giáo dục luôn mới mẻ vàgiúp trẻ thực sự muốn khám phá, muốn được trải nghiệm thì chất lượng sẽ không đượcnâng cao, sự sáng tạo của trẻ sẽ bị nhiều yếu tố chi phối Vì thế tổ chức hoạt động Làmquen Môi trường xung quanh là một vấn đề quan trọng mà mỗi nhà giáo dục hiện nayđều quan tâm và thực hiện, bởi chúng ta không nên áp dụng các phương pháp dạy trẻtheo lối sáo mòn, cô làm gì trẻ làm nấy, trẻ sẽ được khám phá môn học Môi trường xungquanh một cách dễ dàng hơn, hứng thú hơn Xu hướng chung của đổi mới phương phápdạy học là đổi mới theo quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm Thầy giữ vaitrò chủ đạo , tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của trò Trò thì hoạt động tích cựcchiếm lĩnh tri thức và biến nó thành vốn hiểu biết của mình để tiếp tục hoạt động nhậnthức và hành động thực tiễn

Thực tế hiện nay các tiết học Làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ 5-6tuổi còn tẻ nhạt, giáo viên dạy trẻ chưa có hứng thú học tập, nhận thức về quan điểm "

Trang 5

lấy người học làm trung tâm" vẫn còn hạn chế, việc tổ chức các hoạt động làm quenMTXQ hiệu quả chưa cao Bản thân giáo viên dạy học theo kiểu truyền thống, chỉnhằm cung cấp kiến thức một chiều cho trẻ ,chưa quan tâm thoả đáng đến quá trình hoạtđộng của trẻ, mà chỉ chú trọng đến kết quả cuối cùng của trẻ là lĩnh hội được các kiếnthức, kỷ năng trong một hoạt động cụ thể Đối với môn học Làm quen môi trường xungquanh giáo viên thường nói nhiều, làm thay trẻ, đưa ra hệ thống câu hỏi đóng chưa pháthuy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ, chưa tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào quátrình hoạt động một cách tích cực Giáo viên chưa tạo được môi trường trong và ngoàilớp học phù hợp, gần gũi và thực sự cuốn hút trẻ.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen Môi trường xung quanh ”.

1.2 Điểm mới của đề tài:

Giúp cho giáo viên nhận thức sâu sắc hơn về môn học Làm quen Môi trườngxung quanh Thông qua đề tài '' Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổilàm quen Môi trường xung quanh'' giáo viên biết vận dụng giữa lý luận và thực tiễn, tạo

sự chuyển biến mạnh mẻ trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ “làm quen môi trườngxung quanh” nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng yêucầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay

1.3 Phạm vi áp dụng đề tài: Đề tài được áp dụng rộng rãi cho giáo viên dạy lớp mẫu

giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non

2 PHẦN NỘI DUNG 2.1 Thực trạng trước khi nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen Môi trường xung quanh”

Trường Mầm non tôi đang công tác là một trường có bề dày về thành tích nhiềunăm Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đa số trẻ, khoẻ, nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ,tích cực học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm,chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao

Trang 6

Năm học 2018 – 2019 bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớpmẫu giáo lớn 5-6 tuổi gồm 36 cháu Được sự phân công của nhà trường, bản thân tôi đãtiếp nhận lớp và nghiên cứu hồ sơ của trẻ, nắm bắt tình hình tâm sinh lý của từng trẻ để

có kế hoạch giáo dục Vào đầu năm học, tôi đã tổ chức nhiều tiết Làm quen Môi trườngxung quanh nhằm khảo sát tình hình của trẻ Qua đó tôi nhận thấy một số nhược điểmlớn là đa số trẻ chưa có hứng thú với môn học này, trẻ chưa tự tin mạnh dạn để khámphá khoa học củng như khám phá xã hội và các sự vật xung quanh, cho nên dẫn đếntrong quá trình tổ chức lớp tôi đã đạt được kết quả khá thấp

Kết quả đó được thể hiện qua khảo sát như sau:

Tổng số: 36 cháu

STT Kỹ năng quan sát, tìm ra đặc điểm, khả

năng so sánh, phân loại

- Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên được tập huấn chuyên môn

- Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy

- Các chương trình truyền thông, internet vô cùng phong phú tạo diều kiện cho giáo viêntìm tòi sưu tầm

Trang 7

- Lớp có 2 giáo viên, các giáo viên của lớp nhiệt tình, có đủ trình độ chuyên môn nghiệp

- Giáo viên trong lớp còn dạy theo lối cũ, chưa phát huy hết được tính tích cực chotrẻ

Để có bản thân mạnh về chuyên môn vững về nhận thức thì phải làm tốt công tác bồidưỡng và tự bồi dưỡng nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ

Trang 8

Luôn tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của các cấp tổchức, bản thân giáo viên phải siêng năng đọc sách báo, tham khảo tài liệu về chuyênmôn, chính trị ,văn hoá,pháp luật

Tham gia các hội thi do nhà trường và cấp huyện tổ chức như:" Giáo viên dạy giỏi"'Giáo viên làm đồ dùng đồ chơi", tổ chức tập huấn, hội thảo ,về các chuyên đề, đặc biệt

là chuyên đề "Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" triễn khai bộ tiêu chí thực hành áp dụngquan điểm "giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", đổi mới phương pháp day học, nhằm tíchcực hoá các hoạt động dạy học, luôn chủ động sáng tạo, dạy học tập trung vào trẻ, lấytrẻ làm trung tâm để phát triễn mọi khả năng của trẻ, tổ chức hướng dẫn trẻ học tập bằngcách tự phát hiện khả năng của mình và có niềm tin trong lao động, học tập

Tham gia ghi chép các tiết dạy mẫu, các buổi thao giảng, nhằm giúp bản thân đúc rútkinh nghiệm, vận dụng phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo

Bản thân cần tìm hiểu kĩ càng về môn học Làm quen môi trường xung quanh để cóđược những kiến thức vững vàng để lên kế hoạch giáo dục trẻ phù hợp Giáo viên phảinắm được một số nguyên tắc khi dạy trẻ, biết khai thác nội dung phù hợp với trẻ lớpmình phụ trách, đặc biệt muốn làm được những điều đó giáo viên phải nắm vữngphương pháp giáo dục của bộ môn Môi trường xung quanh, luôn nêu gương học sinh vềlời nói việc làm, phong cách ứng xử với đồng chí, đồng nghiệp, và đặc biệt là phụhuynh học sinh

2.2.2 Xây dựng môi trường gần gũi, lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận môn học Làm quen môi trường xung quanh.

– Môi trường là yếu tố trực tiếp tác động hằng ngày đến trẻ Môi trường trang trí lớp, môi trường học tập, môi trường vui chơi…có vai trò quan trọng đến giáo dục trẻ làm quen môi trường xung quanh rất lớn, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, trẻ đã cósẵn những kiến thức nhất định, nếu không mới mẻ về hình thức củng như nội dung thì khó mà lôi kéo được sự chú ý của trẻ vào môn học

Thiết kế môi trường giáo dục phải hướng vào việc phát triển toàn diện của trẻ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mầm non và mục tiêu cuối độ tuổi, đồng thời phù hợp với mục

Trang 9

đích tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn tạo cho trẻ cảm giác được yêu thương, tôn trọng và đáp ứng các nhu cầu chính đáng.

Môi trường giáo dục trong trường mầm non gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học Cả hai môi trường này đều rất quan trọng đến việc dạy và họccủa cô và trẻ Trẻ em sẽ tham gia vào các hoạt động và các loại trò chơi khác nhau tùy thuộcvào môi trường mà trẻ đang ở đó Vì vậy trẻ cần có cơ hội để chơi và học ở môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học

* Môi trường bên ngoài lớp học

Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng caochất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ, mỗi hình ảnh, mỗi khu vực hoạt độngđều có ý nghĩa giáo dục đối với trẻ Xây dựng môi trường ngoài lớp học phù hợp, antoàn, sạch đẹp, hấp dẫn sẽ tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ.Khi bố trí các góc/khu vực hoạt động ngoài trời cần lưu ý: Các góc/khu vực hoạt độngngoài trời cần được xác định rõ ràng; mỗi góc/khu vực hoạt động có nhiều loại học liệu,

đồ chơi và phương tiện, trong đó có loại đặc trưng cho từng góc/khu vực, tạo cơ hội chotrẻ tham gia hoạt động:

Ví dụ: Khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời, khu phát triễn vận động thể chất, khu vựcchơi cát nước, giao thông, vườn rau, vườn cổ tích, hệ thống đường đi lối lại trênsân Đặc biệt, với yếu tố thời tiết khí hậu nắng nóng nhiều việc chỉ đạo đội ngũ tăngcường trồng nhiều cây xanh bóng mát để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ khi vui chơi

Về các đồ chơi, học liệu, trang thiết bị ở các góc/khu vực hoạt động đảm bảo an toàn, vệsinh: không có đồ sắc nhọn, không độc hại, được vệ sinh sạch sẽ, được bảo dưỡng định

kì, sửa chữa kịp thời, tạo hình ảnh và ấn tượng riêng của trường/lớp

Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non đáp ứng yêu cầu chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là thực sự cần thiết và rất quan trọng Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự

Trang 10

bố trí khu vực chơi ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sựphát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết môi trường xung quanh của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo Xây dựng tốt môitrường giáo dục trong trường mầm non là phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ mầm non vào học lớp 1 trường tiểu học; phù hợp với phương

châm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo: "Học bằng chơi, chơi mà học"

Bản thân sưu tầm , tìm kiếm, tận dụng nguyên vật liệu phế thải sẵn có ở địa phương

để tạo ra các loại đồ dùng đồ chơi khác nhau để trẻ khám phá phục vụ cho các hoạtđộng ngoài trời như làm các con vật vừa giúp trẻ hoạt động khám phá thế giới động vật,trẻ được trải nghiệm nhìn thấy, chơi với các con vật đó giúp trẻ hứng thú hơn

Môi trường giáo dục phải thực sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao, đảm bảo vệ sinhnguồn nước, không khí, vệ sinh an toàn trong ăn uống, các thiết bị, đồ dùng, đồ chơiđược bảo dưỡng thường xuyên, gữi gìn vệ sinh và tạo sự hấp dẫn, mới lạ Ngoài ra môitrường giáo dục cũng cần tạo cho trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lý, được yêu thương,được tôn trọng và đáp ứng nhu cầu chính đáng Và đặc biệt phải phù hợp với chươngtrình và chủ đề mà giáo viên đang thực hiện:

Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề: “Thế giới thực vật’

– Ở góc thiên nhiên là góc dành riêng cho trẻ để khám phá xung quanh Ở góc này tôi trồng rất nhiều cây xanh Tôi bố trí sẵn bình nước tưới, chăm sóc cây để khi trẻ tham gia

ở hoạt động góc để trẻ vừa chăm sóc cây và khám phá các loại cây Trong quá trình chăm sóc ở góc thiên nhiên, trẻ được hình thành kỹ năng, kỹ xảo lao động, được bồi dưỡng phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, có ý thức trách nhiệm trong công việc được giao Trong hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ quan sát những sự thay đổi của từng ngày, từng mùa của các lá trên từng cây và cho trẻ tìm tòi sự giống nhau và khác nhau giữa các loại cây với nhau, cây ra hoa, cây ăn quả, cây cho bóng mát

– Từ đó trẻ cảm nhận được vẽ đẹp của thiên nhiên và hình thành thái độ đúng đắn với môi trường, rèn luyện kỹ năng chăm sóc cho cây

Trang 11

* Môi trường trong lớp học

Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẻ gây hứng thú cho trẻ và góp phần hình thành mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ Vì vậy môi trường giáo dục trong lớp có vai trò quan trọng đốivới sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm, kỹ năng xã hội, khả năng thẩm mĩ, sáng tạo của trẻ

cuốn trẻ các cô giáo cần tạo nên một môi trường trong lớp học với những màu sắc sinh động và ngộ nghĩnh Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; Khi thiết kế các góc hoạt động trong lớp giáo viên cần cần chú ý: Bố trí các góc hoạt động hợp lí: Góc hoạt động cần yên tĩnh bố trí xa góc hoạt động ồn ào, góc thư viện/sử dụng sách, tranh ở những nơi nhiều ánh sáng…

Các góc hoạt động có “ranh giới” rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi Sắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ dàng quan sát/ giám sát được toàn bộ hoạt động của trẻ Tên hoặc ký hiệu các góc đơn giản, gần gũi với trẻ, được viết theo đúng quy định mẫu chữ hiện hành Nhiều góc sẽ ở trong phòng, nhiều góc sẽ ở ngoài trời Các góc phải được bày biện hấp dẫn Có đồ chơi, học liệu và

phương tiện đặc chưng cho từng góc Học liệu, nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi trong góc hoạt động đóng vai trò không nhỏ trong quá trình học và chơi của trẻ Vì vậy các đồdùng và học liệu mà giáo viên cung cấp cho các góc hoạt động cần được lên kế hoạch thật cẩn thận để hỗ trợ giáo viên lên kế hoạch cho việc học của trẻ và để thu hút trẻ thamgia, cũng như tạo ra các cơ hội học tập khác Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất

Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề/hoạt động và hứng thú của trẻ

Có nguyên vật liệu mang tính mở (lá cây, hột hạt…), sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm chưa hoàn thiện…

Có sản phẩm mua sẵn, sản phẩm cô và trẻ tự làm, sản phẩm của địa phương đặc trưng

Ngày đăng: 28/04/2020, 15:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w