1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

LOP 5-T21

3 228 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 727 KB

Nội dung

Tuần 21: Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2010 Tập đọc Trí dũng song toàn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nắm được nội dung bài đọc : Ca ngợi sứ thần Gang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. 2. Kỹ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn: giọng lúc rắn rỏi, hào hứng ; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông. 3. Thái độ: Bảo vệ quyền lợi và danh dự của đất nước. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc SGK, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của thầy 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc: - Gọi HS đọc toàn bài. - Yêu cầu HS chia đoạn. - Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc bài văn. - Gọi HS đọc phần Chú giải trong SGK - Yêu cầu HS đọc nối tiếp bài văn (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV đọc mẫu toàn bài, cách đọc như sau: Hoạt động của trò - 3HS đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK - Nhận xét bạn đọc bài. - 1HS đọc. - Bài chia 4 đoạn. - HS đọc bài theo thứ tự. + HS 1: Mùa đông năm…cho ra lẽ. + HS 2: Thám hoa…để đền mạng Liễu Thăng. + HS 3: Lần khác…sai người ám hại ông. + HS 4: Thi hài Giang Văn Minh…chết như sống. - 1 HS đọc thành tiếng. - HS nối tiếp nhau đọc bài. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp, mỗi HS đọc 1 đoạn. - Theo dõi. 1 + Toàn bài đọc với giọng lưu loát, diễn cảm, đoạn Giang Văn Minh khóc: giọng ân hận, xót thương. Câu hỏi giọng cứng cỏi. Đoạn Giang Văn Minh ứng đối: giọng dõng dạc, tự hào. Đoạn kết bài: đọc chậm, giọng xót thương. + Nhấn giọng ở những từ ngữ: khóc lóc, thảm thiết, hạ chỉ, vừa khóc vừa than, giỗ cụ tổ năm đời, bất hiếu, phán, không ai, từ năm đời, không phải lẽ, bèn tâu, mấy trăm năm, cúng giỗ, thoát, rêu vẫn mọc, máu còn loang, thảm bại, anh hùng thiên cổ, chết như sống. * Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS giải nghĩa các từ: tiếp kiến, hạ chỉ, than, cống nạp. - Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. 1. Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng. 2. Giang Văn Minh đã khôn khéo như thế nào khi đẩy nhà vua vào tình thế phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng? - Giảng: Sứ thần Giang Văn Minh đã khôn khéo đẩy vua nhà Minh vào hoàn cảnh vô tình thừa nhận sự vô lí của mình, nhà vua dù biết mình đã mắc mưu vẫn phải bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng. 3. Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh? 4. Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh? - Tiếp nối nhau giải thích theo ý hiểu: + Tiếp kiến: gặp mặt. + Hạ chỉ: ra chiếu chỉ, ra lệnh + Than: than thở + Cống nạp: nộp - 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi. 1. Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán: Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Giang Văn Minh tâu luôn: Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ? vua Minh biết đã mắc mưu đành phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng. 2. Ông khôn khéo đẩy vua nhà Minh vào tình thế thừa nhận sự vô lí bắt góp giỗ Liễu Thăng của mình nên phải bỏ lệ này. - Lắng nghe. 3. Đại thần nhà Minh ra vế đối: Đồng trụ bây giờ rêu vẫn mọc. Ông đối lại ngay: Bạch đằng thủa trước máu còn loang. 4. Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay thấy Giang Văn minh không những không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều, còn dám lấy việc quân đội cả 3 triều đại Nam Hán, Tống, Nguyên đều thảm hại trên sông Bạch Đằng để đối lại nên giận quá, sai người ám hại ông. 2 5. Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn? 6. Nội dung chính của bài là gì? - Ghi nội dung bài lên bảng. c. Đọc diễn cảm - Yêu cầu 5 HS đọc bài theo hình thức phân vai. HS cả lớp theo dõi để tìm cách đọc phù hợp với từng nhân vật. - Treo bảng phụ có nội dung đoạn chọn hướng dẫn luyện đọc. Tổ chức cho HS luyện đọc. + GV đọc mẫu. + Yêu cầu 3 HS luyện đọc theo vai. + Tổ chức cho HS thi đọc. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 5. Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt, để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại 1 vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc. * Nội Dung: Bài văn ca ngợi sứ thần Giang Văn minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. - 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. - HS 1: người dẫn chuyện - HS 2: Giang Văn Minh - HS 3: vua nhà Minh - HS 4: đại thần nhà Minh - HS 5: vua Lê Thần Tông - 1 HS nêu ý kiến về giọng đọc. - 3 HS ngồi cạnh nhau luyện đọc theo vai - 3 tốp HS thi đọc, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất, nhóm đọc hay nhất. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau. Toán Tiết 101: Luyện tập về tính diện tích I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Củng cố về tính diện tích một số hình đã học. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học. 3. Thái độ: Tích cực học tập. II. Chuẩn bị: - Các hình minh hoạ (VD1, VD2, BT1, BT2) trong SGK. - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 3

Ngày đăng: 27/09/2013, 18:10

Xem thêm

w