1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TIẾNG VIỆT TUẦN 5

12 165 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 95,5 KB

Nội dung

TUẦN 5 Môn: TẬP ĐỌC Tiết: 09 I. Mục tiêu: 1. Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn. 2. Hiểu nội dung : Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3) 3. Hiểu được trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc, chúng ta luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của bạn bè năm châu. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc SGK – tranh ảnh về các công trình như nhà máy thủy điện Hòa Bình, cầu Mỹ Thuận…. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn đọc. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động 1: - KTBC : Bài ca về Trái Đất. - Giới thiệu MĐ, YC của bài . Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc. - GV giới thiệu tranh ảnh công trình. - 2 HS khá giỏi đọc toàn bài. - HS quan sát tranh minh họa . - Từng tốp 4HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài. - GV sửa lỗi phát âm, giọng đọc: A-lếch-xây, vàng óng, ửng, mảng nắng,… và giúp HS hiểu từ được chú giải, - Luyện đọc theo cặp; 1 vài HS đọc trước lớp. - GV đọc diễn cảm cả bài – hướng dẫn cách đọc. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. - HS đọc thầm từng đoạn và trao đổi nhóm 2 các câu hỏi trong SGK trang 45 - Từng HS trình bày trước lớp ý kiến dưới sự điều khiển của nhóm trưởng; các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại ý kiến đúng. - Hướng dẫn HS nêu nội dung. - Một vài em nhắc lại. Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc diễn cảm. - GV hướng dẫn HS đọc đoạn : A-lếch-xây nhìn tôi…hết bài. - 1 vài HS đọc đoạn văn – Luyện đọc theo cặp. - Thi đọc trước lớp. - Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. Hoạt động tiếp nối: - HS nhắc lại nội dung câu chuyện. MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC TUẦN 5 - Chuẩn bị bài sau: Ê-mi-li, con . - Nhận xét tiết học. TUẦN 5 Môn: TẬP ĐỌC Tiết: 10 I.Mục tiêu: 1. Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam; (trả lời được các caau hỏi 1,2,3,4,; thuộc lòng 1 khổ thơ trong bài. - HS khá, giỏi thuộc được khổ 3 và 4; biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng. 2. Đọc đọc đúng tên nước ngoài trong bài; đọc diên x cảm được bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng 3. Yêu hoà bình, có thái độ, việc làm thể hiện lòng yêu nước. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc SGK. Bảng phụ những câu thơ cần hướng dẫn đọc. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động 1: - KTBC : Một chuyên gia máy xúc. - Giới thiệu MĐ, YC của bài . Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc. - 3HS khá giỏi đọc toàn xuất xứ bài thơ và toàn bài thơ. - GV giới thiệu tranh minh họa – ghi bảng tên riêng để HS luyện đọc. HS quan sát tranh minh họa . - Từng tốp 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ của bài. - GV sửa lỗi phát âm, giọng đọc: Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn Khổ 1: đọc giọng trang nghiêm. Khổ 2:Giọng phẫn nộ, đau thương Khổ 3: giọng yêu thương, nghẹn ngào, xúc động Khổ 4: giọng đọc chậm, xúc động - giúp HS hiểu từ được chú giải, - Luyện đọc theo cặp; 1 vài HS đọc trước lớp. - GV đọc diễn cảm cả bài – hướng dẫn cách đọc. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. - HS đọc thầm từng khổ thơ và trao đổi nhóm 2 các câu hỏi trong SGK - Vài HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu. - Từng HS trình bày trước lớp ý kiến dưới sự điều khiển của nhóm trưởng; các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại ý kiến đúng. - Hướng dẫn HS nêu nội dung, ý nghĩa.1 vài em nhắc lại. Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc diễn cảm. - GV hướng dẫn HS đọc khổ 3. - 1 vài HS đọc khổ thơ – Luyện đọc theo cặp. Ê-MI-LI, CON… TUẦN 5 - Thi đọc trước lớp. - Thi đọc thuộc lòng bài thơ. - Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. Hoạt động tiếp nối: - HS nêu lại nội dung chính, GV liên hệ thực tế. - Chuẩn bị bài sau: Sự sụp đổ của chế độ a-pac-thai. - Nhận xét tiết học. TUẦN 5 Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết: 09 I.Mục tiêu: 1. Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Cánh chim hòa bình. 2. Hiểu nghĩa của từ Hòa bình ; tìm được từ đồng nghĩa với từ Hòa bình; viết một đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố. - HS khá, giỏi làm được đầy đủ BT3. 3. Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi BT 1, 2 Từ điển tiếng Việt. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động 1: - KTBC:Luyện tập về từ trái nghĩa . - Giới thiệu MĐ, YC của tiết . Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: * Mục tiêu: Hiểu nghĩa của từ hòa bình. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS trao đổi cùng bạn, – trình bày ý kiến. - Cả lớp và GV nhận xét : chọn ý b là trạng thái không có chiến tranh - GV giải thích thêm một số ý. Bài 2: * Mục tiêu: Tìm được từ đồng nghĩa với từ hòa bình. - HS đọc yêu cầu của bài. GV giúp HS hiểu nghĩa của các từ : thanh thản, thái bình… - HS làm việc theo nhóm, ghi ra bảng nhóm, phát biểu ý kiến. - Cả lớp nhận xét – GV thống nhất một số từ và ví dụ để HS hiểu rõ hơn - HS ghi một số từ vào vở một số từ đồng nghĩa với từ Hòa bình : bình yên, thanh bình, thái bình. Bài 3: * Mục tiêu: Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố. - 2 HS đọc yêu cầu bài tập. - GV gạch chân từ trọng tâm và gợi ý đoạn văn cho HS tham khảo. - 1 HS làm bảng phụ, cả lớp viết vào vở đoạn văn. - Tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã làm. - Cả lớp và GV nhận xét: về câu, dùng từ, dấu câu… - GV chấm một số đoạn văn, khen những HS đặt câu hay. Hoạt động tiếp nối: - Nêu lại một số từ thuộc chủ đề. - Chuẩn bị bài sau: Từ đồng âm. - Nhận xét tiết học. MỞ RỘNG VỐN TỪ: HÒA BÌNH TUẦN 5 Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết: 10 I.Mục tiêu: 1. Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND ghi nhớ). 2. Nhận dạng được một số từ đồng trong giao tiếp. Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm; đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm; bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố. * HS khá, giỏilàm được đầy đủ BT 3, nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3, 4 3. Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: Một số tranh ảnh về các sự vật, hiện tượng có tên gọi giống nhau III.Hoạt động dạy học : Hoạt động 1: - KTBC: Mở rộng vốn từ: Hòa bình. - Giới thiệu MĐ, YC của tiết. Hoạt động 3: Phần nhận xét. - HS làm việc cá nhân, chọn dòng nêu đúng nghĩa của mỗi từ câu. + Câu (cá) + Câu (văn) - GV giúp HS hoàn thiện và kết luận về từ đồng âm. Hoạt động 4: Phần ghi nhớ. - 2HS đọc nội dung trong SGK – cả lớp đọc thầm – nêu ví dụ. Hoạt động5: luyện tập. Bài 1: * Mục tiêu: Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm. - HS đọc yêu cầu – làm việc theo cặp, phát biểu ý kiến. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. + Cánh đồng:…+ Một nghìn đồng:…+ Hòn đá:…+ Ba và má:… Bài 2: * Mục tiêu: Đặt được câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm. - 2 HS đọc yêu cầu. - HS làm việc độc lập, làm vào vở và bảng phụ. - HS đọc kết quả bài làm – nhận xét,bổ sung bài trên bảng. - GV sửa bài. Bài 3: * Mục tiêu: Bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố. - HS đọc mẩu chuyện Tiền tiêu, trao đổi bài, tiếp nối nhau trình bày ý kiến. - GV chốt ý đúng. Bài 4: * Mục tiêu: Bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố. - HS thi giải câu đố nhanh. TỪ ĐỒNG ÂM TUẦN 5 - GV nhận xét, mở rộng ý. Hoạt động tiếp nối: - Yêu cầu HS nêu lại ghi nhớ. - Chuẩn bị bài sau: MRVT: Hữu nghị - hợp tác. - Nhận xét tiết học. TUẦN 5 Môn: TẬP LÀM VĂN Tiết: 09 I.Mục tiêu: 1.Biết thống kê theo hàng và thống kê bằng cách lập bảng để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ 2. HS khá, giỏi nêu được tác dụng của bảng thống kê kết quả học tập của cả tổ. 3. Qua bảng thống kê kết quả học tập của cá nhân và cả tổ, có ý thức phấn đấu học tốt hơn. II. Đồ dùng dạy học: Sổ điểm của lớp. Bảng thống kê đã kẻ sẵn. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động 1: - KTBC: HS đọc lại bảng thống kê HS trong tổ. - Giới thiệu MĐ, YC của tiết . Hoạt động2: Hướng dẫn HS luyện tập. Bài 1: * Mục tiêu: Biết thống kê theo hàng. - GV đặt câu hỏi giúp HS xác định có cần lập thành bảng thống kê không? - 1 HS khá làm bảng phụ, cả lớp tự làm vào vở. - HS làm bảng phụ trình bày trước lớp. - Cả lớp và GV bổ sung, hoàn chỉnh. - GV nhấn mạnh : đây là thống kê đơn giản về 1 người không cần lập bảng thống kê mà chỉ cần trình bày theo hàng. Bài 2: * Mục tiêu: Biết thống kê bằng cách lập bảng để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ. - GV gợi ý cho HS: + Trao đổi bảng thống kê kết quả học tập vừa làm BT1 để thu thập đủ số liệu về từng thành viên trong tổ. + Kẻ bảng thống kê có đủ số cột dọc và dòng ngang. - 2 HS lên bảng thi kẻ bảng thống kê. Cả lớp và GV nhận xét thống nhất mẫu đúng. - GV mở bảng phụ có mẫu đúng. - Từng HS đọc kết quả học tập của mình để tổ trưởng điền nhanh vào bảng. - Đại diện các tổ trình bày – nhận xét HS có kết quả tốt nhất. - GV nhấn mạnh về tác dụng của bảng thống kê. Hoạt động tiếp nối: - HS nhắc lại tác dụng của bảng thống kê. - Chuẩn bị bài sau: Trả bài văn tả cảnh. - Nhận xét tiết học. LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THÔNG KÊ TUẦN 5 Môn: TẬP LÀM VĂN Tiết: 10 I.Mục tiêu: 1. Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu…); nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi. 2. Viết lại đoạn văn trong bài cho hay hơn. 3. Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết một số lỗi chung. Bài HS đã chấm điểm. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động 1: - KTBC: - Giới thiệu MĐ, YC của tiết . Hoạt động2: Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa 1 số lỗi điển hình. - GV nhận xét chung về kết quả bài viết của lớp. - GV hướng dẫn chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt theo trình tự: + Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp chữa trên nháp. + Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng (nếu sai). Hoạt động3: Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài. a. Sửa lỗi trong bài: - Mỗi HS chọn đọc lại bài và tự sửa lỗi. - Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi. b. Học tập những đoạn văn hay: + GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay. + HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. c. Viết lại một đoạn văn trong bài làm : + Mỗi HS tự chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm của mình để viết lại cho hay hơn ; trình bày đoạn văn đã viết. * GV nhận xét. Hoạt động tiếp nối: - HS về viết lại bài chưa đạt để được tốt hơn. - Chuẩn bị bài sau: Quan sát một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối ). - Nhận xét tiết học. TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH TUẦN 5 Môn: KỂ CHUYỆN I.Mục tiêu: 1. Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hòa bình chống chiến tranh. 2.Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. 3. HS có thái độ, hành vi, việc làm đúng với đề bài của câu chuyện kể như: viết thư, vẽ tranh,… II. Đồ dùng dạy học: Một số truyện, sách báo gắn với chủ điểm Hòa bình. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động 1: - KTBC: Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai. - Giới thiệu MĐ, YC của tiết . Hoạt động2: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài. - 1 HS đọc đề bài. GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý trong đề bài : Kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh. - GV giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề. - 4 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1, 2 ,3,4. - GV nhắc HS: + Truyện trong gợi ý là truyện đã học. + Cần tìm truyện ngoài SGK để giới thiệu cho các bạn nghe. - GV kiểm tra HS chuẩn bị nội dung. - 1 số HS giới thiệu tên câu chuyện các em chọn kể. Hoạt động 3: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. - GV viết lên bảng tên HS tham thi kể và tên câu chuyện. - Thi kể chuyện trước lớp. - GV mở bảng phụ tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện - Cả lớp và GV nhận xét nhanh về nội dung câu chuyện; cách kể; khả năng hiểu chuyện của người kể. - Cả lớp bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hấp dẫn nhất. Hoạt động tiếp nối: - Nêu lại nội dung đề bài - Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. - Nhận xét tiết học. KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC [...]...TUẦN 5 Môn: CHÍNH TẢ Nghe - viết: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC I.Mục tiêu: 1 Viết đúng bài chính tả ; biết trình bày đúng đoạn văn 2 Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh : trong các tiếng có uô, ua; tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong 4 câu thành ngữ ở BT3 -... chính tả Bài 2: * Mục tiêu:Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô, ua - 1HS đọc bài Anh hùng Núp tại Cu-ba, - Cả lớp đọc thầm, viết vào vở những tiếng chứa uô/ua - HS lên bảng viết.Cả lớp nêu nhận xét về: cách đánh dấu thanh trong tiếng vừa tìm - GV chốt lại và nhấn mạnh Bài 3: * Mục tiêu: Tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền... ngữ - HS lần lượt lên bảng làm, phát biểu ý kiến về ý nghĩa của các thành ngữ - GV giúp HS hiểu rõ hơn các thành ngữ - Hai, ba HS đọc thuộc lòng các thành ngữ Hoạt động tiếp nối: TUẦN 5 - HS nêu lại cách ghi dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi - Viết lại nhiều lần từ đã viết sai - Chuẩn bị bài sau: Nhớ - viết: Ê-mi-li, con… - Nhận xét tiết học . dung câu chuyện. MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC TUẦN 5 - Chuẩn bị bài sau: Ê-mi-li, con . - Nhận xét tiết học. TUẦN 5 Môn: TẬP ĐỌC Tiết: 10 I.Mục tiêu: 1. Hiểu. CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC TUẦN 5 Môn: CHÍNH TẢ I.Mục tiêu: 1. Viết đúng bài chính tả ; biết trình bày đúng đoạn văn. 2. Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong

Ngày đăng: 27/09/2013, 16:10

w