trung quoc bai 5

148 170 0
trung quoc bai 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo án lịch sử 10 Ban cơ bản Ngày soạn: 18/10/2008 Ngày giảng:21/10/2008. CHƯƠNG IV ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN Tiết 9 BÀI 6 CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Qua bài học giúp HS nhận thức được: + Ấn Độ là quốc gia có nền văn minh lâu đời, phát triển cao, cùng với Trung Quốc có ảnh hưởng sâu rộng ở châu Á và trên thế giới. + Thời Gúp- ta định hình văn hóa truyền thống Ấn Độ. + Nội dung của văn hóa truyền thống. 2. Về tư tưởng - Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, tạo nên mối quan hệ kinh tế và văn hóa mật thiết giữa hai nước. 3. Về kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC - Lược đồ Ấn Độ trong SGK phóng to. - Bản đồ Ấn Độ ngày nay. - Tranh ảnh về các công trình nghệ thuật của Ấn Độ. - Chuẩn bị đoạn băng video về văn hóa Ấn Độ (đã phát trên VTV2 vào tháng 6 - 2003). III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC. 1. Ổn định tổ chức: (1p) 10A 10B 10C 2. Kiểm tra bài cũ: (3-5 phút) - Câu hỏi: Mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện ở Trung Quốc khi nào? Biểu hiện? Tại sao nó không được tiếp tục phát triển? 3. Dẫn dắt vào bài mới - Ấn Độ là một trong những quốc gia cổ đại phương Đông có nền văn minh lâu đời khoảng 3000 năm đến 1500 năm TCN là khởi đầu cho nền văn minh Sông Hằng, bài học của chúng ta chỉ nghiên cứu từ nền văn minh sông Hằng nằm ở vùng đông bắc, là đồng bằng rộng lớn và màu mỡ, quê hương , nơi sinh trưởng của nền văn hóa truyền thống và văn minh Ấn Độ. Để hiểu được văn hóa truyền thống Ấn Độ là gì? Nó phát triển ra sao? Nó ảnh hưởng ra bên ngoài như thế nào? Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được những vấn đề trên. 4. Tổ chức hoạt động trên lớp HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ TG KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM Hoạt động 1: Làm việc cá nhân GV đặt câu hỏi: Vì sao một số nhà nước đầu tiên lại hình thành bên lưu vực sông Hằng? 10- 12p 1. Thời kỳ các quốc gia đầu tiên. - Khoảng 1500 năm TCN ở đồng bằng sông Hằng đã hình thành một số nước, thường xảy ra tranh giành ảnh hưởng nhưng mạnh nhất là nước Ma-ga-đa. 1 Giáo án lịch sử 10 Ban cơ bản HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ TG KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM - GV đặt câu hỏi gợi mở: Vai trò của vua Asôca? GV chỉ trên lược đồ trong SGK phóng to treo trên bảng, đồng thời cho HS thấy lãnh thổ Ấn Độ cổ đại rộng lớn so với Ấn Độ ngày nay (chỉ trên bản đồ thế giới Ấn Độ ngày nay). Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm - GV đặt câu hỏi cho các nhóm Nhóm 1: Quá trình hình thành vương triều Gúp-ta? Thời gian tồn tại? Vai trò về mặt chính trị của vương triều này? Nhóm 2: Điểm nổi bật trong văn hóa Ấn Độ dưới thời Gúp-ta? Nội dung cụ thể? Nhóm 3: Văn hóa Ấn Độ thời Gúp-ta ảnh hưởng như thế nào đến Ấn Độ giai đoạn sau và ảnh hưởng ra bên ngoài như thế nào? Việt Nam ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ở những lĩnh vực nào? + Nhóm 1: - Đầu công nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất - nổi bật vương triều Gúp-ta (319 - 467), vương triều này đã tổ chức kháng cự không cho người Tây Á xâm lấn từ phía tây bắc, thống nhất miền bắc Ấn Độ, làm chủ gần như toàn bộ miền trung Ấn Độ. Sự phát triển và nét đặc sắc của vương triều Gúp-ta còn giữ được ở thời Hác-sa giai đoạn sau (606 - 647). + Nhóm 2: Điểm nổi bật của thời kỳ Gúp-ta là sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ. Cụ thể: + Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-đu vốn là đạo cổ xưa của người Ấn cũng ra đời và phát triển, thờ 3 vị thần chính: thần Sáng tạo, thần thiện, thần ác và nhiều vị thần khác. Cùng với đạo Hin-đu phát triển thì các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng. Các ngôi đền được xây bằng đá cao đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của các thần và nơi tạc nhiều tượng thần thánh bằng đá, (giới thiệu cho HS xem đền tháp hình núi Meenu, lăng mộ hình bán cầu, hình bát úp, .). 17- 20p - Vua mở nước là Bim-bi-sa-ra, nhưng kiệt xuất nhất (vua thứ 11) là A-sô-ca (thế kỷ III TCN). + Đánh dẹp các nước nhỏ thống nhất lãnh thổ. + Theo đạo phật và có công tạo điều kiện cho đạo phật truyền bá rộng khắp. Ông cho dựng nhiều "cột A-sô-ca" 2. Thời kỳ vương triều Gúp-ta và sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ. Quá trình hình thành và vai trò về mặt chính trị: - Đầu công nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất - nổi bật vương triều Gúp-ta (319- 467), Gúp-ta đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ, làm chủ gần như toàn bộ miền trung Ấn Độ. - Về văn hóa dưới thời Gúp-ta: + Đạo phật: Tiếp tục được phát triển truyền bá khắp Ấn Độ và truyền ra nhiều nơi. Kiến trúc phật giáo phát triển (chùa Hang, tượng phật bằng đá). + Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-đu ra đời và phát triển, thờ 3 vị thần chính: thần Sáng tạo, Thần thiện, Thần ác. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ TG KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM 2 Giáo án lịch sử 10 Ban cơ bản + Chữ viết: Từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ Sanskrit (chữ Phạn) là chữ viết phổ biến ỏ Ấn Độ thời bấy giờ và là cơ sở hình thành chữ viết Ấn Độ ngày nay. Chữ viết phát triển đã tạo điều kiện cho nền văn học viết của Ấn Độ phát triển rực rỡ với các tác giả và tác phẩm tiêu biểu như Sơ kun ta la của Ka li đa sa. + Nhóm 3: Văn hóa thời Gúp-ta đã phát triển khắp Ấn Độ, nó còn rực rỡ sang cả thời Hác-sa. Ngày nay dân số Ấn Độ đa số theo đạo Ấn Độ, chữ viết ngày nay của Ấn Độ dựa trên chữ Sanskrit. Trong quá trình buôn bán với các quốc gia Đông Nam Á, văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng sang các nước này chủ yếu là tôn giáo đạo phật, đạo Hin-đu và chữ Sankrít. Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ (chữ Chăm cổ là dựa trên chữ Sanskrit, đạo Bà-la-môn của người Chăm và kiến trúc tháp Chàm, đạo phật và các công trình chùa mang kiến trúc ảnh hưởng của phật giáo Ấn Độ, .). + Chữ viết: Từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ sanskrit. Văn học cổ điển Ấn Độ - văn học Hin-đu, mang tinh thần và triết lý Hin-đu giáo rất phát triển. Tóm lại thời Gúp-ta đã định hình văn hóa truyền thống Ấn Độ với những tôn giáo lớn và những công trình kiến trúc, tượng, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hóa truyền thống Ấn Độ có giá trị văn hóa vĩnh cửu. - Người Ấn Độ đã mang văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống truyền bá ra bên ngoài mà Đông Nam Á là ảnh hưởng rõ nét nhất. Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ (tháp Chàm, đạo phật, đạo Hin-đu). 5. Củng Cố. (3-5p) - GV khái quát lại nội dunh cơ bản của bài học. - Yêu cầu học sinh về nhà học bài theo câu hỏi cuối bài và đọc trước bài mới. - Bài tập: Hãy tìm những yếu tố văn hoá Ấn Độ ảnh hươnngr đến Việt Nam Ngày soạn: 25/10/2008. Ngày giảng:28/10/2008 3 Giáo án lịch sử 10 Ban cơ bản Tiết 10 BÀI 7 SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ VÀ NỀN VĂN HÓA ĐA DẠNG CỦA ẤN ĐỘ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần: 1. Về kiến thức Nắm được sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống của Ấn Độ. 2. Về tư tưởng - Giáo dục cho HS biết được sự phát triển đa dạng cảu văn hóa Ấn Độ, qua đó giáo dục các em sự trân trọng những tinh hoa văn hóa của nhân loại. 3. Về kỹ năng - Rèn cho HS các kỹ năng phân tích tổng hợp các sự kiện lịch sử của Ấn Độ qua các thời kì lịch sử. - Kỹ năng khai thác tranh ảnh, lược đồ lịch sử. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC - Tranh ảnh về đất nước và con người Ấn Độ thời phong kiến. - Lược đồ về Ấn Độ. - Các tài liệu có liên quan đến Ấn Độ thời phong kiến. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Ổn định tổ chức: (1p) 10A 10B 10C 2. Kiểm tra bài cũ: (3-5phút) Câu hỏi 1: Nêu chính sách về kinh tế, chính trị của vương triêu Mô-gôn? Câu hỏi 2: Vị trí vương triều Đê-li và Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ? Câu hỏi 3: Hãy cho biết sự hình thành và phát triển của các quốc gia đầu tiên ở Ấn Độ? Câu hỏi 4: Những yếu tố văn hóa truyền thống của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài như thế nào và những nơi nào chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ? 3. Dẫn dắt vào bài mới Ấn Độ là quốc gia lớn trên thế giới có lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, là nơi khởi nguồn của Ấn Độ Hin-đu giáo. Lịch sử phát triển của Ấn Độ có những bước thăng trầm với nhiều thời kì lịch sử và các vương triều khác nhau. Để hiểu được sự phát triển của lịch sử văn hóa truyền thống Ấn Độ như thế nào? Ấn Độ đã trải qua các vương triều nào? Bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên. 4. Tổ chức dạy bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ TG KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tình hình Ấn Độ sau thời kỳ Gúp-ta và Hác-sa? 8- 10p 1. Sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ. - Đến thế kỷ VII, Ấn Độ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán. Nổi lên vai trò của Pa-la ở vùng Đông Bắc và nước Pa-la-va ở miền Nam HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ TG KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM 4 Giáo án lịch sử 10 Ban cơ bản - Tiếp đó GV nêu câu hỏi: Việc đất nước bị phân chia như vậy thì văn hóa phát triển như thế nào? - Cuối cùng GV trình bày nước Pa-la-va ở miền Nam có vai trò tích cực trong việc phổ biến văn hóa Ấn Độ. GV nêu câu hỏi: Tại sao nước Pa-la-va đóng vai trò tích cực trong việc phổ biến văn hóa truyền thống Ấn Độ? - GV chốt ý: Pa-la-va thuận lợi về bến cảng và đường biển. - GV sơ kết mục 1 khẳng định: Văn hóa Ấn Độ thế kỷ VII- XII phát triển sâu rộng trên toàn lãnh thỗ và có ảnh hưởng ra bên ngoài. - GV nêu câu hỏi: Hoàn cảnh ra đời của vương triều Hồi giáo Đê-li? - GV nhận xét và chốt ý: Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để người Ấn Độ chống lại được cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ. - GV nêu câu hỏi: Quá trình người Thổ đánh chiếm Ấn Độ thiết lập vương triều Đê-li diễn ra như thế nào? Hoạt động 2: Nhóm - GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể của các nhóm như sau: Nhóm 1: Nêu chính sách thống trị của vương quốc Hồi giáo Đê-li. Nhóm 2: Nêu chính sách về tôn giáo. Nhóm 3: Nêu chính sách về văn hóa. Nhóm 4: Tìm hiểu thành tựu kiến trúc. - HS đọc SGK thảo luận và cử đại diện nhóm trình bày. HS khác có thể bổ sung cho bạn. 13- 15p - Về văn hóa, mỗi nước lại tiếp tục phát triển sâu rộng nền văn hóa riêng của mình trên cơ sở văn hóa truyền thống Ấn Độ - chữ viết văn học nghệ thuật Hin-đu. - Văn hóa Ấn Độ thế kỷ VII - XVII phát triển sâu rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài. 2. Vương triều Hồi giáo Đê-li - Hoàn cảnh ra đời: Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ. - Quá trình hình thành: 1206 người Hồi giáo chiếm vào đất Ấn Độ, lập nên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ gọi tên là Đê-li. - Chính sách thống trị: truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại. - Về tôn giáo, thi hành chính sách mềm mỏng, song xuất hiện sự phân biệt tôn giáo. - Về văn hóa, văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ. - Về kiến trúc, xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo, xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới. 5 Giáo án lịch sử 10 Ban cơ bản HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ TG KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM GV nêu câu hỏi: Vị trí của vương triều Đê-li trong lịch sử Ấn Độ? - GV gợi ý: Có sự giao lưu giữa hai nền văn hóa hay là triệt tiêu; quan hệ giao lưu về buôn bán, truyền bá văn hóa. Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - Trước hết GV trình bày và phân tích: Thế kỷ XV vương triều Hồi giáo Đê-li suy yếu, 1398 thủ lĩnh - vua Ti-mua Leng theo dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ, đến năm 1526 mới chiếm được Đê-li, lập ra Vương triều Mô-gôn (gốc Mông Cổ). - GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về Vương triều Mô-gôn? - GV kết hợp giới thiệu hình 17 "Cổng lăng A-cơ-ba ở Xi-can-dra" trong SGK. - GV nêu câu hỏi: Tác động của những chính sách của vua A-cơ-ba đối với sự phát triển của Ấn Độ? - HS dựa vào hiểu biết của mình và SGK trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý: Làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng. Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân - GV trình bày và phân tích: Hầu hết các ông vua còn lại của vương triều đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị đất nước, một số còn dùng những biện pháp đàn áp quyết liệt, hình phạt khắc nghiệt, . - GV giới thiệu về hình 18 "Lăng Ta- giơ-Ma-han" trong SGK. - GV nêu câu hỏi: Hậu quả của những chính sách thống trị hà khắc đó? - HS đọc SGK trả lời câu hỏi. 13- 15p - Vị trí của vương triều Đê-li: + Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông - Tây. + Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á. 3. Vương triều Mô-gôn - Năm 1398 thủ lĩnh - vua Ti-mua theo dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ, đến năm 1526 lập ra vương triều Mô-gôn. - Các ông vua đều ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa và xây dựng đất nước, đưa Ấn Độ bước phát triển mới dưới thời vua A-cơ- ba (1556 - 1605). - Giai đoạn cuối do những chính sách thống trị hà khắc của giai cấp thống trị, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng. - Ấn Độ đứng trước thách thức xâm lược của thực dân phương Tây (Bồ Đào Nha và Anh). 5. Củng cố: (2-4p) 6 Giáo án lịch sử 10 Ban cơ bản Kiểm tra nhận thức của HS bằng các câu hỏi: + Nêu sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ? + Những nét chính của Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn? + Vị trí của vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ? 6. Dặn dò, bài tập về nhà. - Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK. - Bài tập: + Lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của lịch sử Ấn Độ. +So sánh vương triều Hồi giáo Đê-li với vương triều Mô-gôn? Ngày soạn: Ngày giảng: 7 Giáo án lịch sử 10 Ban cơ bản Tiết 11 KIỂM TRA 45 PHÚT SỞ GD – ĐT LAI CHÂU Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn. ĐỀ KIỂM TRA 45 phút (Mã đề 001) Môn: Lịch sử lớp 10 Họ và tên: ………………………………………… Lớp:…………. II. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3 điểm. Câu 1: Khoanh tròn vào đáp án đúng. (2 điểm) 1, Phần lớn lãnh thổ của các nước Phương Tây cổ đại là: A. Đồng bằng. B. Núi. C. Cao nguyên. D. Núi và cao nguyên. 2, Người Hy-lạp và Rô-ma đem các sản phẩm thủ công nghiệp bán ở: A. Mọi miền ven Địa Trung Hải. B. Khắp thế giới. C. Trung Quốc và Ấn Độ. D. Các nước Phương Đông. 3, Cư dân Địa Trung Hải tập trung đông nhất ở: A. Nông thôn. B. Miền núi. C. Đô thị. D. Cả ba nơi trên. 4, Cư dân Phương Tây bắt đầu biết sử dụng công cụ bằng sắt vào khoảng thời gian: A. Thiên niên kỷ I TCN. B. Thiên niên kỷ II TCN. C. Thiên niên kỷ III TCN. D. Thiên niên kỷ IV TCN. 5. I-li-át và Ô-đi-xê là hai bộ sử thi của đất nước: A. Hy-lạp. B. Ấn Độ. C. Trung Quốc. D. Rô-ma. 6, Thời Tần- Hán Trung Quốc đã tiến hành xâm lược các vùng đất nào? A. Ấn Độ, đất của người Việt cổ. B. Ấn Độ, Triều Tiên, Đất của người Việt cổ . C.Ấn Độ, Triều Tiên D. Triều Tiên, đất của người Việt cổ. 7, Nho giáo xuất hiện ở Trung Quốc vào thời: A. Thời Cổ Đại. B. Nhà Tần. C. Nhà Hán. D. Nhà Đường. 8. Nhà nước đem ruộng mình trực tiếp quản lý chia cho nông dân là chính sách: A. Chính sách tịch điền. B. Chính sách phong điền. C. Chính sách lộc điền. D. Chính sách quân điền. Câu 2: Hoàn chỉnh nội dung về Thị quốc ở Phương Tây cổ đại: Thị quốc cổ đại là đô thị buôn bán, làm nghề ………………… và sinh hoạt dân chủ. Ở đó người ta bàn và quyết định…………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… II, PHẦN TỰ LUẬN: 7 điểm. Câu 1: (3 điểm) Văn hoá Hy-lạp và Rô-ma cổ đại đã phát triển như thế nào? Câu 2: (2 điểm) Trình bày tình hình kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường? Qua đó em có nhận xét gì? Câu 3: (2 điểm) Trình bày những nét chính về vương triều Mô-gôn? tại sao nói nền văn hoá Ấn Độ đa dạng và phát triển xuyên suốt lịch sử Ấn Độ? SỞ GD – ĐT LAI CHÂU Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn. ĐỀ KIỂM TRA 45 phút 8 Giáo án lịch sử 10 Ban cơ bản (Mã đề 002) Môn: Lịch sử lớp 10 Họ và tên: ……………………………………… Lớp:……. II. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3 điểm. Khoanh tròn vào đáp án đúng. 1, Lực lượng lao động chính trong xã hội cổ đại Phương Tây là: A. Chủ nô. B. Nô lệ. C. Nông dân. D. Quý tộc. 2, Điều kiện tự nhiên của Địa Trung Hải thuận tiện cho sản xuất: A. Nông nghiệp. B. Thủ công nghgiệp. C. Thương nghiệp. D. Cả thủ công và thương nghiệp. 3, Hai giai cấp cơ bản trong xã hội cổ đại Phương Tây là: A. Địa chủ và nông dân. B. Quý tộc và nông dân công xã. C. Chủ nô và nô lệ. D. Chủ nô và nông dân. 4, Người đánh bại nhà Tuỳ lập ra nhà Đường là: A. Lý Uyên. B. Trần Thắng. C. Ngô Quảng. D. Chu Nguyên Chương. 5, Trung Quốc chuyển sang chế độ Phong kiến vào khoảng thời gian nào? A. Thế kỷ III TCN. B. Thế kỷ IV TCN. C. Thế kỷ V TCN. D. Thế kỷ VI TCN. 6, Vì sao gọi là Thị Quốc Địa Trung Hải? A. Vì nhiều quốc gia có thành thị. B. Vì mỗi thành thị là một quốc gia. C. Vì mỗi thành thị có nhiều quốc gia. D. Cả ba đáp án trên. 7, Người Hy-lạp và Rô-ma mua các sản phẩm như lúa mì, súc vật… ở: A. Mọi miền ven Địa Trung Hải. B.Từ Hắc Hải, Ai Cập. C. Trung Quốc và Ấn Độ. D. Các nước phương Đông. 8, Nhà Tần ở Trung Quốc tồn tại được khoảng bao nhiêu năm? A. 10 năm. B. 15 năm. C. 20 năm. D. 22 năm. Câu 2: Hoàn chỉnh bộ máy nhà nước thời Tần trong lịch sử phong kiến Trung Quốc: …………………………. là vị vua khởi đầu việc xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến tập quyền. Vua Tần xưng là ……………… Dưới vua có……………… …………………………………………………………………………………………. II, PHẦN TỰ LUẬN: 7 điểm. Câu 1: (3 điểm) Trình bày những thành tựu của văn hoá Trung Quốc thời Phong Kiến? Văn hoá Trung Quốc thời Phong Kiến có ảnh hưởng gì đến nước ta? Câu 2: (1 điểm) Tại sao nói thời Gúp-ta là thời kỳ định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ? Câu 3: (3 điểm) Trình bày những nét chính về vương triều Hồi giáo Đê-li? tại sao nói nền văn hoá Ấn Độ đa dạng và phát triển xuyên suốt lịch sử Ấn Độ? 9 Giáo án lịch sử 10 Ban cơ bản Ngày soạn: 06/11/2008 Ngày giảng:11/11/2008 10 [...]... 0 ,5 điểm Nội dung kiến thức học sinh cần trình bày Nội dung kiến thức học sinh cần trình bày * Nguyên nhân: - Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc thị trường cao - Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm 32 Giáo án lịch sử 10 Ban cơ bản 0 ,5 diểm 0, 25 điểm 0, 25 điểm 0, 25 điểm 0, 25 điểm 0, 25 điểm 0 ,5 điểm 0, 25 điểm 0, 25 điểm 0, 25 điểm 0, 25. .. KIỂM TRA HỌC KỲ I KHỐI 10 Môn: Lịch Sử ĐỀ CHẴN Câu 1: (3 điểm) Thang Điểm 0 ,5 điểm Nội dung kiến thức học sinh cần trình bày *Sự hình thành - Từ thế kỷ VII đến X, ở Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia phong 31 Giáo án lịch sử 10 Ban cơ bản 0, 25 điểm 0, 25 điểm 0, 25 điểm 0, 25 điểm 0, 25 điểm 0, 25 điểm 0 ,5 điểm 0, 25 điểm 0, 25 điểm kiến dân tộc như Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ me, các vương... Tầng lớp quí tộc, thương nhân tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên vàng bạc của các nước châu Mĩ, châu Phi và châu Á 34 Giáo án lịch sử 10 Ban cơ bản 0, 25 điểm 0 ,5 điểm 0 ,5 điểm 0, 25 điểm 0, 25 điểm 0, 25 điểm 0 ,5 điểm 0 ,5 điểm 0, 25 điểm 0, 25 điểm + Giai cấp tư sản còn cướp đoạt ruộng đất của nông dân biến thành các đồn điền Các cuộc đấu tranh đầu tiên *Văn hóa phục hưng - Nguyên nhân: + Giai cấp... KIỂM TRA HỌC KỲ I KHỐI 10 Môn: Lịch Sử ĐỀ LẺ Câu 1: (3 điểm) Thang Điểm 0, 25 điểm Nội dung kiến thức học sinh cần trình bày * Văn Hoá Campuchia: Cam-pu-chia xây dựng được một nền văn hoá riêng, hết sức độc đáo: 33 Giáo án lịch sử 10 Ban cơ bản 0, 25 điểm 0, 5 điểm 0, 25 điểm 0, 25 điểm 0, 25 điểm 0, 25 điểm 0, 25 điểm 0, 75 điểm - Sáng tạo ra những chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn... nhiều lái buôn nhiều nước trên thế giới đến buôn bán + Chính trị, tổ chức bộ máy chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương + Văn hóa, các dân tộc Đông Nam Á xây dựng được một nền văn hóa riêng của mình với những nét độc đáo Câu 2: (3 điểm) Thang Điểm 0, 25 điểm 0 ,5 điểm 0 ,5 điểm 0 ,5 điểm 0 ,5 điểm 0, 75 điểm * Khái niệm lãnh địa phong kiến - Giữa thế kỷ IX các lãnh địa phong kiến Tây Âu ra đời, đây... lĩnh vực chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc Song tiếp thu mỗi nước đều đem lồng nội dung của mình vào, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Câu 2: (3 điểm) Thang Điểm 0 ,5 điểm 0 ,5 điểm 0 ,5 điểm 0 ,5 điểm 0 ,5 điểm 0 ,5 điểm * Nguyên nhân ra đời: - Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa + Thị trường buôn bán tự do + Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa * Sự ra đời:... trị 5 Xã hội Thể chế chuyên chế cổ đại Quý tộc và nông dân công xã HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GV hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các nội dung theo mẫu sau Nội Dung 1 Thời gian 2 Kinh tế 3 Chính trị 4 Xã hội TG nguyên Ven biển Địa Trung Hải Thủ công nghiệp và thương nghiệp rất phát triển Nền dân chủ chủ nô Chủ nô và nô lệ KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM 15- 2 Xã hội phong kiến -trung đại 17p Phương Đông trung. .. học sinh các cuộc phát kiến địa lý trên lược đồ + Va-xcô đơ Ga-ma đã đến được Ca-li cut Ấn Độ (5- 1498) + Tháng 8-1492 Cô-lôm-bô đến được Cu Ba và một số đảo vùng Ăngti Ông là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ + Ma-gien-lan là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển ( 151 9 - 152 1) - Hệ quả của phát kiến địa lý: + Đem lại hiểu biết mới về trái đất, về những con đường... phong kiến -trung đại 17p Phương Đông trung đại Khoảng thế kỷ thứ III trước công nguyên. (Trung Quốc) Chủ yếu là nông nghiệp Thể chế chuyên chế trung ương tập quyền Địa chủ và nông dân Phương Tâyủtung đại Năm 476 sau công nguyên Thủ công nghiệp và thương nghiệp rất phát triển Chế độ phong kiến phân quyền Quý tộc và nông nô 5 Củng cố, dặn dò - Giáo viên khái quát, hệ thống lại toàn bộ kiến thức của ba thời... cực Nam của lục địa Phi, đặt tên mủi Hảo Vọng… + Va-xcô đơ Ga-ma đã đến được Ca-li cut Ấn Độ (5- 1498)… + Tháng 8-1492 Cô-lôm-bô đến được Cu Ba và một số đảo vùng Ăngti Ông là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ… + Ma-gien-lan là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển ( 151 9 - 152 2)… * Hệ quả của phát kiến địa lý: ⇒ đựơc coi là “cuộc cách mạng thực sự” trên lĩnh vực giao . ở: A. Mọi miền ven Địa Trung Hải. B. Khắp thế giới. C. Trung Quốc và Ấn Độ. D. Các nước Phương Đông. 3, Cư dân Địa Trung Hải tập trung đông nhất ở: A. Nông. xây dựng đất nước, đưa Ấn Độ bước phát triển mới dưới thời vua A-cơ- ba ( 155 6 - 16 05) . - Giai đoạn cuối do những chính sách thống trị hà khắc của giai cấp

Ngày đăng: 27/09/2013, 12:10

Hình ảnh liên quan

- Kĩ năng lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển của hai vương quốc Lào và Cam-pu-chia. - trung quoc bai 5

n.

ăng lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển của hai vương quốc Lào và Cam-pu-chia Xem tại trang 15 của tài liệu.
- Lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển của vương quốc Cam-pu-chia và Lào theo nội dung sau: - trung quoc bai 5

p.

bảng niên biểu các giai đoạn phát triển của vương quốc Cam-pu-chia và Lào theo nội dung sau: Xem tại trang 18 của tài liệu.
quốc thành vương quốc Thời gian hình Giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất Biểu hiện của sự phát triển - trung quoc bai 5

qu.

ốc thành vương quốc Thời gian hình Giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất Biểu hiện của sự phát triển Xem tại trang 18 của tài liệu.
+ Lập bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chế độ phong kiến phương Đơng với Tây Âu theo những nội dung sau: - trung quoc bai 5

p.

bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chế độ phong kiến phương Đơng với Tây Âu theo những nội dung sau: Xem tại trang 22 của tài liệu.
Lập bảng thống kê về phong trào Văn hĩa Phục hưng, cải cách tơn giáo và chiến tranh nơng dân Đức theo nội dung sau: - trung quoc bai 5

p.

bảng thống kê về phong trào Văn hĩa Phục hưng, cải cách tơn giáo và chiến tranh nơng dân Đức theo nội dung sau: Xem tại trang 28 của tài liệu.
GV: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu theo mẫu sau. - trung quoc bai 5

ng.

dẫn học sinh lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu theo mẫu sau Xem tại trang 29 của tài liệu.
+ Lần đầu tiên con người biết được hình ảnh chính xác của Trái đất (hình cầu). - trung quoc bai 5

n.

đầu tiên con người biết được hình ảnh chính xác của Trái đất (hình cầu) Xem tại trang 33 của tài liệu.
- Kiến trúc: Xây dựng một số cơng trình kiến trúc Phật giáo điển hình là That Luơng ở Viêng Chăn. - trung quoc bai 5

i.

ến trúc: Xây dựng một số cơng trình kiến trúc Phật giáo điển hình là That Luơng ở Viêng Chăn Xem tại trang 34 của tài liệu.
+ Nhĩm 1: Tình hình kinh tế của Chăm pa từ thế kỷ II - X. - trung quoc bai 5

h.

ĩm 1: Tình hình kinh tế của Chăm pa từ thế kỷ II - X Xem tại trang 42 của tài liệu.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN (TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV) - trung quoc bai 5
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN (TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV) Xem tại trang 49 của tài liệu.
Cồ Việt và tình hình nước ta cuối thời Đinh,  nội bộ  lục  đục, vua mới cịn nhỏ (Đinh Tồn 6 tuơi), lợi dụng tình hình đĩ quân   Tống  đem   quân   sang   xâm   lược nước   ta - trung quoc bai 5

i.

ệt và tình hình nước ta cuối thời Đinh, nội bộ lục đục, vua mới cịn nhỏ (Đinh Tồn 6 tuơi), lợi dụng tình hình đĩ quân Tống đem quân sang xâm lược nước ta Xem tại trang 51 của tài liệu.
+ Các giai đoạn hình thành, phong trào và hồn thiện của bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến Việt Nam. - trung quoc bai 5

c.

giai đoạn hình thành, phong trào và hồn thiện của bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến Việt Nam Xem tại trang 53 của tài liệu.
- vùng biên giới Việt Trung cũng hình thành các đặc điểm buơn bán. - trung quoc bai 5

v.

ùng biên giới Việt Trung cũng hình thành các đặc điểm buơn bán Xem tại trang 56 của tài liệu.
- Thế kỉ XVI-XVIII nhiều đơ thị mới hình thành phát triển hưng thịnh. - trung quoc bai 5

h.

ế kỉ XVI-XVIII nhiều đơ thị mới hình thành phát triển hưng thịnh Xem tại trang 70 của tài liệu.
-PV: Tình hình tơn giáo thế kỷ X-XV phát triển như thế nào? - trung quoc bai 5

nh.

hình tơn giáo thế kỷ X-XV phát triển như thế nào? Xem tại trang 74 của tài liệu.
2. tình hình xã hội. - trung quoc bai 5

2..

tình hình xã hội Xem tại trang 86 của tài liệu.
+ Nhĩm 1: Thảo luận và điền vào bảng thống kê tình hình chính trị tổ chức bộ máy nhà nước, qua các thời kỳ - trung quoc bai 5

h.

ĩm 1: Thảo luận và điền vào bảng thống kê tình hình chính trị tổ chức bộ máy nhà nước, qua các thời kỳ Xem tại trang 88 của tài liệu.
- HS theo dõi so sánh để hồn chỉnh trong bảng thống kê. - trung quoc bai 5

theo.

dõi so sánh để hồn chỉnh trong bảng thống kê Xem tại trang 89 của tài liệu.
- HS tự lập bảng thống kê vào vở ghi. - GV: Sau khi HS tự lập bảng GV gọi một vài em kể tên các cuộc đấu tranh của nhân dân   ta,   từ   thời   Bắc   thuộc   đến   thế   kỷ XVIII. - trung quoc bai 5

t.

ự lập bảng thống kê vào vở ghi. - GV: Sau khi HS tự lập bảng GV gọi một vài em kể tên các cuộc đấu tranh của nhân dân ta, từ thời Bắc thuộc đến thế kỷ XVIII Xem tại trang 90 của tài liệu.
a. Tình hình nước Anh trước cách mạng - trung quoc bai 5

a..

Tình hình nước Anh trước cách mạng Xem tại trang 101 của tài liệu.
+ Hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản cơng nghiệp và vơ sản cơng nghiệp. - trung quoc bai 5

Hình th.

ành 2 giai cấp mới là: tư sản cơng nghiệp và vơ sản cơng nghiệp Xem tại trang 114 của tài liệu.
- Bảng thống kê biểu thị sự thay đổi về sản lượng cơng nghiệp của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ. - trung quoc bai 5

Bảng th.

ống kê biểu thị sự thay đổi về sản lượng cơng nghiệp của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ Xem tại trang 123 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan