Với chức năng quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế,Cục Hải quan Thừa Thiên Huế là cơ quan thực hiện pháp luật về thuế và các khoảnthu khác đối với hàng hóa xuất
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực, chính xác và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn sử dụng trong luận văn đãđược chỉ rõ nguồn gốc
Thừa Thiên Huế, ngày 01 tháng 11 năm
2012
Người cam đoan
Hoàng Thị Mai Lan
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp vớikinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân.Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quý thầy giáo,
cô giáo Trường Đại học kinh tế Huế, Ban Giám hiệu, Phòng ĐTSĐH, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế các đồng chí đồng nghiệp và bạn
KHCN-HTQT-bè đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắcnhất đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại học Huế, là ngườitrực tiếp hướng dẫn khoa học; Thầy đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhnghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ
Tôi cũng xin chân thành cám ơn đến Lãnh đạo Cục, cán bộ công chức Cục Hảiquan tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiệnluận văn cũng như trong công tác
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn bên cạnh độngviên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Măc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếmkhuyết, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô giáo; đồngnghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn
Thay lời cám ơn, kính chúc quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp dồi dào sứckhỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống
Xin chân thành cám ơn!
Thừa Thiên Huế, ngày 01 tháng 11 năm 2012
Hoàng Thị Mai Lan
Trang 3TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: HOÀNG THỊ MAI LAN
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Niên khóa 2010-2012
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN TOÀN
Tên đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế.
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách thuế xuất nhập khẩu của nước ta đã có những bước cải tiến tíchcực, góp phần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, xuấtnhập khẩu phát triển mạnh mẽ và đúng hướng, tạo sự bình đẳng cho các đối tượngtham gia xuất nhập khẩu Tuy nhiên, chính sách thuế xuất nhập khẩu vẫn còn tồn tạinhiều bất cập, làm hạn chế phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại, thương mại và đầu tưgiữa Việt Nam và các nước Chính vì vậy, công tác quản lý thuế trong bối cảnh hộinhập như hiện nay cần phải được điều chỉnh hết sức linh hoạt, phù hợp với các thông
lệ quốc tế nhưng đồng thời phải thể hiện được vai trò bảo hộ sản xuất trong nước.Công tác quản lý thuế phải được hiện đại hóa, từ cơ cấu tổ chức đến phương thứcquản lý và ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào quản lý thuế Do đó, việc nângcao hiệu quả công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu là một đòi hỏi cấp thiết, là nhiệm
vụ trọng tâm của ngành Hải quan trong giai đoạn hiện nay
Với chức năng quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế,Cục Hải quan Thừa Thiên Huế là cơ quan thực hiện pháp luật về thuế và các khoảnthu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, đảm bảo thu đúng, thu đủ và nộp kịp thờivào Ngân sách nhà nước Nhiệm vụ quản lý thuế xuất nhập khẩu là một trong nhữngchức năng, nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị Do đó, hoàn thiện công tác quản lý thuếđối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại là một yêu cầu tất yếu khách quan
Xuất phát từ nhận thức và thực tiễn trên nêu trên, tác giả đã chọn đề tài
”Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế” làm Luận văn Thạc sĩ.
2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp khảo sát, phỏng vấn
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
- Hệ thống hoá và góp phần bổ sung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận tổngquan về thuế, thuế XNK và công tác quản lý thuế XNK;
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu thương mại ở Cục hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008-2011;
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý thuế đối vớihàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại ở Cục hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBCC : Cán bộ công chức
CIF : Điều kiện giao hàng bao gồm giá thành cộng
bảo hiểm và cước phí vận chuyển(Cost Insurance and Freight)C/O : Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
DAF : Điều kiện giao hàng tại biên
giới (Delivered At Frontier)DIAN : Cơ quan thuế và hải quan Colombia
FOB : Điều kiện giao hàng lên tàu (Free On Board)GATT : Hiện định chung về thương mại và thuếquan GTGT : Giá trị gia tăng
HS : Hệ thống hài hòa về phân loại và áp mã hàng hóaMFN : Quy chế đối xử tối huệ quốc
WCO : Tổ chức hải quan thế giới
(World Customs Organization)WTO : Tổ chức thương mại thế giới
(World Trade Organization)USCBP : Cơ quan hải quan và bảo vệ biên giới Hoa Kỳ
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình thu nộp NSNN của tỉnh TT-Huế trong năm 2008 – 2011
36Bảng 2.2: Số lượt hành khách, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh và
kim ngạch Xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TT-Huế trong giai đoạn 2008 - 2011 39Bảng 2.3: Tình hình thực hiện thu nộp NSNN so với dự toán tại Cục Hải quan
TT-Huế trong giai đoạn 2008 – 2011 41Bảng 2.4: Tình hình thực hiện thu thuế phân theo từng sắc thuế tại Cục Hải
quan TT-Huế trong giai đoạn 2008 – 2011 44Bảng 2.5: Số thuế thu nộp NSNN phân theo từng đơn vị tại Cục Hải quan TT-
Huế giai đoạn 2008 – 2011 46Bảng 2.6: Tình hình nợ thuế tại Cục Hải quan TT-Huế trong giai đoạn 2008 –
2011 49Bảng 2.7: Tình hình hoàn thuế, không thu thuế tại Cục Hải quan tỉnh Thừa
Thiên Huế trong giai đoạn 2008 – 2011 51Bảng 2.8: Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công
chức hải quan về thời gian thông quan hàng hóa 54Bảng 2.9: Kiểm định ý kiến của DN và CBCC hải quan về thời gian thông
quan hàng hóa Xuất nhập khẩu 56Bảng 2.10: Kết và cán bộ công chức hải quan về quy trình thủ tục hải quan và
quản lý thuế 57Bảng 2.11: Kiểm định ý kiến của DN và CBCC hải quan về quy trình thủ tục
hải quan và quản lý thuế 63Bảng 2.12: Kết quả khảo sát ý kiến của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải
quan về chính sách quản lý thuế 64
Trang 6Bảng 2.13: Số lượng tờ khai được phân luồng tại Cục Hải quan tỉnh Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2011 73Bảng 2.14: Kiểm định ý kiến của DN và CBCC hải quan về chính sách quản lý
thuế 75Bảng 2.15: Kết quả khảo sát ý kiến của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải
quan về ứng dụng CNTT vào công tác quản lý của cơ quan hải quan 77Bảng 2.16: Kiểm định ý kiến của doanh nghiệp và cán bộ công chức về ứng
dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý của cơ quan hải quan 80Bảng 2.17: Kết quả khảo sát ý kiến của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải
quan về kỹ năng, trình độ của cán bộ công chức hải quan 82Bảng 2.18: Kiểm định ý kiến của doanh nghiệp và cán bộ công chức Hải quan
về kỹ năng, trình độ của cán bộ công chức Hải quan 85Bảng 2.19: Kết quả khảo sát ý kiến của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải
quan về công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp thông tin 87Bảng 2.20: Kết quả kiểm định ý kiến của doanh nghiệp và cán bộ công chức
Hải quan về công tác tuyên truyển, hỗ trợ cung cấp thông tin 92Bảng 2.21: Kết quả khảo sát ý kiến của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải
quan về công tác phối hợp giữa các cơ quan Hải quan – Thuế - Khobạc – Ngân hàng 93Bảng 2.22: Kiểm định ý kiến của doanh nghiệp và cán bộ công chức Hải quan
về công tác phối hợp giữa các cơ quan Hải quan – Thuế - Kho bạc – Ngân hàng 96
Trang 7MỤC LỤC
Lời
cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế iii
Danh mục các từ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Mục lục vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 2
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
5.KẾT CẤU LUẬN VĂN 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẪN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 4
1.1.TỔNG QUAN VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 4
1.1.1.Thuế 4
1.1.1.1.Khái niệm 4
1.1.1.2.Bản chất của thuế 5
1.1.1.3.Chức năng của thuế 6
1.1.1.4.Phân loại thuế 8
1.1.2.Thuế xuất nhập khẩu 10
1.1.2.1.Khái niệm 10
1.1.2.2.Vai trò của thuế xuất nhập khẩu 10
1.1.2.3.Đặc điểm của thuế xuất nhập khẩu 14
1.1.2.4.Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu 14
1.1.2.5.Phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu 17
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 18
Trang 81.2.1 Khái niệm 18
1.2.2 Mục tiêu của quản lý thuế xuất nhập khẩu 18
1.2.3 Cơ chế quản lý thuế xuất nhập khẩu 19
1.2.4 Nội dung công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu 20
1.2.5 Tổ chức bộ máy quản lý thuế xuất nhập khẩu 25
1.3 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC NƯỚC 26
1.3.1 Ấn Độ 26
1.3.2 Hoa Kỳ 27
1.3.3 Colombia 29
1.3.4 Marốc 30
1.3.5 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu 30 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
1.4.1 Phương pháp luận 31
1.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 31
1.4.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp 31
1.4.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp 31
1.4.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 32
1.4.4 Phương pháp phân tích 32
1.4.5 Phương pháp khảo sát, phỏng vấn 32
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 33
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 33
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 33
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 34
2.2 Thực trạng công tác quản lý thuế tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế 36
Trang 92.2.1 Giới thiệu về Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế 36
2.2.2 Thực trạng công tác quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại 38
2.2.2.1 Công tác giám sát quản lý 38
2.2.2.2 Thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà nước 41
2.2.2.3 Tình hình thực hiện thu thuế 43
2.2.2.4 Tình hình nợ thuế 47
2.2.2.5 Tình hình miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế 50
2.2.2.6 Tình hình kiểm tra sau thông quan 52
2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ QUA KHẢO SÁT Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CÁN BỘ CÔNG CHỨC HẢI QUAN 52
2.3.1 Đặc điểm của mẫu điều tra 52
2.3.2 Thời gian thông quan hàng hóa 54
2.3.3 Thủ tục hải quan và quản lý thuế xuất nhập khẩu 56
2.3.4 Đánh giá về nội dung chính sách thuế 64
2.3.5 Ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa Hải quan 76
2.3.6 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ cán bộ công chức Hải quan 81 2.3.7 Công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp thông tin cho người khai HQ, người nộp thuế 86
2.3.8 Phối kết hợp giữa các cơ quan Hải quan – Thuế - Kho bạc – Ngân hàng93 2.4 Những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu 96
2.4.1 Nội dung chính sách thuế 96
2.4.2 Ứng dụng công nghệ thông tin 99
2.4.3 Quản lý rủi ro 99
2.4.4 Công tác tuyên truyền, hỗ trợ cung cấp thông tin, phổ biến pháp luật 100 2.4.5 Cải cách hành chính và hiện đại hóa hải quan 101
2.4.6 Công tác tổ chức cán bộ 102
Trang 102.4.7 Công tác phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng 103
2.4.8 Đánh giá chung 103
CHƯƠNG 3.CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN THỪA THIÊN HUẾ 105
3.1 DỰ BÁO MỘT SỐ XU HƯỚNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 105
3.1.1 Bối cảnh quốc tế 105
3.1.2 Bối cảnh trong nước 107
3.1.2.1 Huy động và kiểm soát thu ngân sách sẽ vẫn là một chức năng quan trọng của Hải quan Việt Nam trong thời gian tới 107
3.1.2.2 Yêu cầu hiện đại hoá hoạt động quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của ngành Hải quan 107
3.2 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH HẢI QUAN ĐẾN NĂM 2020 109
3.2.1 Quan điểm phát triển 109
3.2.2 Mục tiêu phát triển 110
3.2.2.1 Mục tiêu tổng quát 110
3.2.2.2 Mục tiêu chủ yếu 110
3.2.3 Định hướng phát triển 112
3.3 CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 116
3.3.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về thuế xuất nhập khẩu 116
3.3.2 Đổi mới công tác thu nộp ngân sách 117
3.3.3 Hoàn thiện hệ thống kế toán thuế 117
3.3.4 Hoàn thiện cơ sở dữ liệu và thông tin của đối tượng nộp thuế 118
3.3.5 Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người khai hải quan, người nộp thuế 118
Trang 113.3.6 Giải pháp về quản lý và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng
công tác xác định trị giá tính thuế 119
3.3.7 Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan 120
3.3.8 Nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro trong nghiệp vụ hải quan.120 3.3.9 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thủ tục hải quan 121
3.3.10 Giải pháp về trang thiết bị kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về hải quan 122
3.3.11 Phát huy sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác quản lý thuế 122
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 123
1 Kết luận 123
2 Kiến nghị 124
2.1 Đối với Nhà nước: 124
2.2 Đối với Tổng cục Hải quan 125
2.3 Đối với Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế 125
2.4 Đối với doanh nghiệp 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO 126
PHỤ LỤC 123
PHỤ LỤC 01 PHIẾU KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 124
PHỤ LỤC 02 PHIẾU KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG CHỨC HẢI QUAN 130
PHỤ LỤC 03 KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC BIẾN ĐIỀU TRA 135
PHỤ LỤC 04 CƠ CẤU MẪU ĐIỀU TRA 137 Bản nhận xét của Ủy viên phản biện luận văn
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lực lượng Hải quan đang ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu của
“người gác cửa nền kinh tế đất nước”, góp phần quan trọng trong việc tạo điều kiệnthuận lợi cho các hoạt động đầu tư, xuất nhập khẩu và du lịch phát triển Ngoài việcthực hiện các chức năng kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vậntải xuất nhập cảnh, phòng chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biêngiới trong phạm vị quản lý của hải quan thì lực lượng Hải quan còn là cơ quan tổ chứcthực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Ở bất cứ một quốc gia nào, thuế xuất nhập khẩu đều giữ một vai trò vô cùngquan trọng đối với nền kinh tế Thuế xuất nhập khẩu mang lại nguồn thu lớn choNgân sách nhà nước, đồng thời vừa là công cụ quản lý, điều hành vĩ mô nền kinh tếcủa Nhà nước thông qua điều tiết thuế suất để hạn chế xuất nhập khẩu, bảo hộ nềnsản xuất trong nước hoặc khuyến khích xuất nhập khẩu các mặt hàng có giá trị giatăng cao nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế đối ngoại
Trong thời gian qua, chính sách thuế xuất nhập khẩu của nước ta đã có nhữngbước cải tiến tích cực, góp phần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng đầu tư, xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ và đúng hướng, tạo sự bình đẳngcho các đối tượng tham gia xuất nhập khẩu Tuy nhiên, chính sách thuế xuất nhậpkhẩu vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, làm hạn chế phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại,thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước Chính vì vậy, công tác quản lýthuế trong bối cảnh hội nhập hiện nay cần phải được điều chỉnh linh hoạt, phù hợpvới các thông lệ quốc tế nhưng đồng thời phải thể hiện được vai trò bảo hộ nền sảnxuất trong nước Công tác quản lý thuế phải được hiện đại hóa, từ cơ cấu tổ chức đếnphương thức quản lý và ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào quản lý thuế Do
đó, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu là một đòi hỏi cấpthiết, là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Hải quan trong giai đoạn hiện nay
Với chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực hải quan trên địa bàn tỉnh ThừaThiên Huế, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế là cơ quan thực hiện pháp luật về thuế vàcác khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, đảm bảo thu đúng, thu đủ và
Trang 13nộp kịp thời vào Ngân sách nhà nước Nhiệm vụ quản lý thuế xuất nhập khẩu là mộttrong những chức năng, nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị Do đó, hoàn thiện công tácquản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại là một yêu cầu tất yếukhách quan của Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế.
Xuất phát từ nhận thức và thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài ”Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế” làm Luận văn Thạc sỹ.
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hoá lý luận về thuế, thuế xuất nhập khẩu và công tác quản lý thuếđối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế, những mặt tồn tại vàhạn chế của công tác quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại trênđịa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý thuếđối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huếtrong thời gian tới
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu: là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
+ Phạm vi nội dung: Cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng công tác quản lýthuế và giải pháp hoàn thiện công tác quản thuế xuất nhập khẩu
+ Phạm vi không gian: Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế
+ Phạm vi thời gian: Luận văn chỉ tập trung phân tích, đánh giá thực trạngcông tác quản lý giai đoạn 2008-2011 và đề xuất một số giải pháp định hướng khảthi trong tương lai
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 145 KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần chính của luận văn được chia làm 03chương như sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về thuế và quản lý thuế XNK
Chương II: Thực trạng quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩuthương mại tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương III: Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hàng hóaxuất nhập khẩu thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 15CHƯƠNG 1 NHỮNG VẪN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ XUẤT NHẬP
Xét trên mỗi phương diện thì sẽ có những nhận định riêng về thuế TheoBenjamin Franklin đã đưa ra một lời tuyên bố bất hủ trong lịch sử thuế khoá:
“Trong cuộc sống không có gì tất yếu, ngoài cái chết và thuế” Theo định nghĩacủa nhà kinh tế học Gaston Jèze (1869-1963) người được xem là "giáo hoàng" vềtài chính công người Pháp đã đưa ra một khái niệm cổ điển nhất và cũng nổitiếng nhất về thuế Ông cho rằng: thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tínhchất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nướcthông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước Cùngvới thời gian, khái niệm cổ điển này đến nay đã được bổ sung, chỉnh sửa và hoànthiện hơn bởi hai tác giả người Anh Christopher Pass và Baryan Lower: “Thuế làmột khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp docác công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bùđắp những chi tiêu của Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế-xãhội của Nhà nước” [19, 20]
Một định nghĩa khác về thuế tương đối hoàn chỉnh của hai nhà kinh tế MỹK.P.Makkohhell và C.L.Bryu cho rằng: “Thuế là một khoản chuyển giao bắt buộc
Trang 16bằng tiền (hoặc là chuyển giao bằng hàng hoá, dịch vụ) của các công ty và các hộgia đình cho Chính phủ, mà trong sự trao đổi đó họ không nhận được một cách trựctiếp hàng hoá hoặc dịch vụ nào cả, khoản nộp đó không phải là tiền phạt mà toà ántuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật” [7, 10]
Qua phân tích, tìm hiểu những cách nhìn về thuế của các học giả nêu trên, cóthể nhận thức chung về thuế như sau:
Theo tác giả, Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo luật của mỗi tổ chức,
cá nhân đối với nhà nước, không mang tính hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế, nhưng được dùng để trang trải các chi phí vì lợi ích chung của toàn dân như: quốc phòng, an ninh, giao thông, giáo dục và y tế
1.1.1.2 Bản chất của thuế
Thuế là một công cụ tài chính của Nhà nước, được sử dụng để hình thànhnên quỹ tiền tệ tập trung nhằm sử dụng cho mục đích công cộng Bản chất của thuếđược thể hiện bởi các thuộc tính bên trong, vốn có của thuế:
Thứ nhất: Thuế là một hình thức động viên tài chính mang tính quyền lực,
tính cưỡng chế và tính pháp lý Do vai trò quan trọng của thuế đối với việc hìnhthành quỹ NSNN và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống kinh tế - xã hội nênthẩm quyền quy định, sửa đổi, bãi bỏ các Luật thuế đều thuộc cơ quan lập pháp.Ðây là nguyên tắc sớm được ghi nhận trong pháp luật của các nước Tính quyền lựccòn thể hiện chỉ có cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội mới có quyền ban hành
và bãi bỏ các Luật thuế Tuy vậy, do yêu cầu điều chỉnh các quan hệ pháp luật vềthuế, Quốc hội có thể giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định, sửa đổi hoặcbãi bỏ một số loại thuế thông qua hình thức ban hành Pháp lệnh hoặc Nghị quyết vềthuế Đặc điểm tính pháp lý thể hiện các quy định về thuế được ban hành dưới hìnhthức Luật thuế hay các Pháp lệnh thuế Tính cưỡng chế thể hiện việc quy định xử lýhình sự tội trốn thuế hay các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính nếu chưa đếnmức xử lý hình sự, đây là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế, phân biệt thuế với cáchình thức huy động tài chính khác của NSNN
Thứ hai: Thuế là khoản nộp mang tính bắt buộc của các cá nhân và tổ chức
Trang 17đối với Nhà nước không mang tính hoàn trả trực tiếp Thuế là nghĩa vụ mà các cánhân và tổ chức khi có các dấu hiệu và điều kiện được quy định cụ thể trong Luậtthuế thì phải thực hiện đối với Nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡngchế của Nhà nước.Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế được biểu hiện ngườinộp thuế được hưởng gián tiếp qua những công trình công cộng mà nhà nước xâydựng Nghĩa là người nộp thuế không được đòi hỏi Nhà nước cung ứng hàng hoá,dịch vụ công cộng tương xứng với số tiền thuế mình đã nộp Nhà nước cung ứngmột lượng hàng hoá, dịch vụ chung cho toàn xã hội.[19, 20, 21]
Thứ ba: Thuế là công cụ phản ánh quan hệ phân phối lại của cải vật chất
dưới hình thức giá trị giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội Hoạt độngthu thuế của Nhà nước làm phát sinh quan hệ phân phối giữa Nhà nước với các thểnhân và pháp nhân trong xã hội Ðối tượng của quan hệ phân phối này là của cải vậtchất được biểu hiện dưới hình thức giá trị
1.1.1.3 Chức năng của thuế
Dù chưa có sự thống nhất trong việc đưa ra số lượng các chức năng của thuếtuy nhiên thông qua quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của thuế có thể thấy rằngthuế luôn thực hiện hai chức năng: chức năng huy động nguồn lực tài chính cho nhànước và chức năng điều tiết
a Chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính
Thuế luôn có công dụng là phương tiện huy động nguồn lực tài chính choNhà nước ngay từ khi ra đời, công dụng này được gọi là chức năng huy động tậptrung nguồn lực tài chính của thuế Đây là chức năng cơ bản của thuế, đặc trưng chothuế ở tất cả các dạng Nhà nước, trong tiến trình phát triển của xã hội Thông quachức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính của thuế mà các quỹ tiền tệ tậptrung của Nhà nước được hình thành, để đảm bảo cơ sở vật chất cho sự tồn tại vàhoạt động của Nhà nước Chính chức năng này đã tạo ra những tiền đề để Nhà nướctiến hành tham gia phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhậpquốc dân Do đó chức năng này còn được gọi là chức năng phân phối của thuế
Sự phát triển và mở rộng các chức năng của Nhà nước đòi hỏi phải tăng
Trang 18cường chi tiêu tài chính, do đó vai trò của chức năng huy động tập trung nguồn lựccủa thuế ngày càng được nâng cao Thông qua thuế, một phần đáng kể tổng sảnphẩm quốc nội được tập trung vào NSNN Thuế trở thành nguồn thu có tỷ trọng lớnnhất trong tổng thu NSNN của tất cả các nước có nền kinh tế thị trường.
Chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính tạo ra những tiền đềkhách quan cho sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế Trong quá trình thựchiện chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính của thuế đã tự động làm xuấthiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế của thuế
b Chức năng điều tiết của thuế
Thuế là một lĩnh vực liên quan đến vấn đề tài chính, biểu hiện trên nhữngthuộc tính chung của các mối quan hệ tài chính
Nhà nước thực hiện điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô bằng cách đưa ra nhữngchuẩn mực mang tính định hướng lớn trên diện rộng và bằng các công cụ đòn bẩy đểhướng các hoạt động kinh tế - xã hội theo các mục tiêu Nhà nước đã định và tạo hànhlang pháp lý cho các hoạt động kinh tế - xã hội thực hiện trong khuôn khổ luật pháp
Chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế của thuế tự động xuất hiện trong quátrình thực hiện chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính của thuế Nhànước thực hiện quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội bằng nhiều biện phápnhư giáo dục chính trị tư tưởng, hành chính, luật pháp và kinh tế, trong đó biệnpháp kinh tế làm gốc với nhiều công cụ để quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế như:công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng Trong đó, thuế là một công cụ thuộc lĩnh vực tàichính và là một trong những công cụ sắc bén nhất được Nhà nước sử dụng để điềutiết vĩ mô nền kinh tế
Nhà nước thực hiện chức năng điều chỉnh của thuế thông qua việc quy địnhcác hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đốitượng nộp thuế; xây dựng chính xác, hợp lý các mức thuế phải nộp có tính đến khảnăng của người nộp thuế Với công cụ thuế, sự can thiệp của Nhà nước không mangtính chất mệnh lệnh, bắt buộc mà chủ yếu tạo ra sự lựa chọn cho các chủ thể trongviệc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh của mình
Nhà nước trong vai trò hướng dẫn xã hội, định hướng các khuynh hướng tiêu
Trang 19dùng Việc áp dụng các mức thuế sẽ làm giảm cầu với những hàng hoá, dịch vụ mànhà nước cho là cần hạn chế hoặc nên ưu đãi Thông qua điều chỉnh thuế suất cácsắc thuế gây nên làm tăng khả năng cạnh tranh đối với hàng sản xuất trong nướcgiúp điều chỉnh khối lượng hàng hoá đưa ra thị trường và đưa vào để thực hiện bảo
hộ nền sản xuất trong nước và bảo vệ lợi ích của thị trường nội địa Mặt khác, tácđộng đánh thuế sẽ gây nên phản ứng của người tiêu dùng tạo nên sự lựa chọn trongtiêu dùng
Hệ thống chính sách thuế được áp dụng thống nhất chung cho các ngànhnghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư bất kể trong hay ngoài nước đảmbảo sự bình đẳng và công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi chủ thể
1.1.1.4 Phân loại thuế
Theo từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và tùy thuộc vào cơ sở cũngnhư mục đích và yêu cầu cụ thể, thông thường thuế được phân loại theo các cáchthức sau: [7, 10, 19, 20, 21]
a Dựa theo tính chất chuyển dịch của thuế
- Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập và tài sản của ngườinộp thuế Đối tượng nộp thuế đồng nhất với đối tượng chịu thuế Thuế trực thu trựctiếp động viên, điều tiết thu nhập của người chịu thuế Ví dụ: thuế thu nhập doanhnghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuếnhà, đất…Về nguyên tắc thuế trực thu mang tính chất luỹ tiến vì có tính đến khảnăng của người nộp thuế Người có thu nhập cao hơn phải nộp nhiều hơn, người cóthu nhập thấp thì phải nộp ít hơn
- Thuế gián thu không đánh trực tiếp vào thu nhập hay tài sản của người nộpthuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ Người nộpthuế và người chịu thuế không đồng nhất với nhau Người chịu thuế là người tiêudùng hàng hoá dịch vụ Thuế gián thu là một bộ phận cấu thành của hàng hoá, dịch
vụ Trong giá cả hàng hoá, dịch vụ người tiêu dùng đã mua bao gồm cả thuế Ngườisản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ sẽ nộp thay người tiêu dùng vào NSNN Vềnguyên tắc thuế gián thu mang tính chất luỹ thoái vì nó không tính đến khả năng thu
Trang 20nhập của người chịu thuế Người có thu nhập cao hay thấp đều cùng phải chịu thuếnhư nhau nếu cùng mua một thứ hàng hoá dịch vụ, với tổng thu nhập trong kỳ thì tỷ
lệ thu nhập nộp thuế của những người có thu nhập thấp sẽ cao hơn tỷ lệ nộp thuếcủa người có thu nhập cao Thuế gián thu gồm: thuế XK, thuế NK, thuế GTGT,thuế TTĐB Thuế gián thu với những ưu điểm đối tượng chịu thuế rất rộng, ngườichịu thuế không cảm nhận được gánh nặng của loại thuế này Thuế gián thu đem lạinguồn thu thường xuyên và ổn định Nghiệp vụ tính và thu thuế đơn giản, chi phíquản lý thuế hơn thuế trực thu, tuy nhiên thuế gián thu có nhược điểm như có tínhchất luỹ thoái nên không đảm bảo công bằng xã hội, người giàu có tỷ lệ động viênthấp hơn so với người nghèo [10, 19, 20]
b Căn cứ vào cơ sở tính thuế:
Theo cách phân loại này, thuế được chia thành:
+ Thuế tiêu dùng là loại thuế có cơ sở đánh thuế là phần thu nhập của tổ
chức, cá nhân mang ra tiêu dùng trong hiện tại (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụđặc biệt, thuế xuất nhập khẩu)
+ Thuế thu nhập là loại thuế có cơ sở tính thuế là thu nhập kiếm được Làloại thuế đánh vào thu cập của cá nhân hay pháp nhân Trong trường hợp đánh vàothu nhập cá nhân được gọi là thuế thu nhập cá nhân Còn trong trường hợp đánh vàothu nhập của pháp nhân nó được gọi là thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Thuế tài sản là thuế có cơ sở đánh thuế vào quyền sở hữu hoặc quyền sửdụng tài sản có nhiều loại thuế tài sản như thuế nhà đát, thuế trước bạ, thuế thừa kế…
+ Thuế đánh vào việc khai thác hoặc sử dụng một số tài sản quốc gia nhưthuế tài nguyên, thuế sử dụng đất, sử dụng vốn của ngân sách Nhà nước
+ Thuế khác và lệ phí, phí
Các loại thuế trên được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau để vừa pháthuy tác dụng riêng của từng loại thuế, vừa hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm thực hiệnmột cách tổng hợp các mục tiêu và vai trò của hệ thống pháp luật thuế
Trang 21Về mặt kinh tế, thuế xuất nhập khẩu là một phần của cải xã hội được tậptrung vào ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước, làkhoản đóng góp bắt buộc của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.Thuế xuất nhập khẩu là một bộ phận của chi phí cấu thành nên giá hàng hoá nênảnh hưởng rất lớn đến sức cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu trên thị trường.
Về mặt xã hội, thuế xuất nhập khẩu phản ánh mối quan hệ giữa nhà nước vớicác chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, là công cụ được nhà nước sử dụng
để thực hiện chức năng quản lý của mình đối với hoạt động kinh tế đối ngoại, điềuchỉnh các quan hệ phân phối và phân phối lại thu nhập xã hội giữa các cá nhân, tổchức và nhà nước Thuế xuất nhập khẩu mang tính xã hội cao nên trong quá trìnhxây dựng chích sách thuế và tổ chức thực hiện cần đảm bảo tính công bằng, minhbạch, rõ ràng và phù hợp với trình độ của cơ quan thu thuế cũng như người nộpthuế Thuế XK, NK là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế tàichính, thương mại vĩ mô tổng hợp, gắn liền với cơ chế quản lý xuất nhập khẩu vàchính sách đối ngoại của một quốc gia
Thuế xuất nhập khẩu hoặc thuế quan là cách gọi chung của hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế là thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào hàng hoá được chuyên chở qua biên giới hoặc lãnh thổ hải quan.
1.1.2.2 Vai trò của thuế xuất nhập khẩu
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu nằm trong hệ thống thuế quốc gia cho nên cũng
Trang 22có vai trò của thuế nói chung như tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và điều tiết
vĩ mô nền kinh tế Dưới góc độ một sắc thuế cụ thể, vai trò thuế xuất nhập khẩu,được phát huy ở những góc độ khác nhau tùy theo thực trạng phát triển kinh tế củamỗi quốc gia trong từng thời kỳ thể kiện trên các mặt sau:
Một là, tạo nguồn thu ngân sách nhà nước: Để thực sự phát huy vai trò tạo
nguồn thu ngân sách nhà nước, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải bao quát hếtcác hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của các tổ chức, cá nhân,đảm bảo thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước Thôngqua thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Nhà nước huy động một phần thu nhập đượctạo ra từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa để tập trung vào ngân sách nhànước Tuy nhiên, nếu Nhà nước dùng quyền lực của mình để huy động quá mức thunhập thì phần thuộc về tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩuhàng hóa sẽ giảm xuống, họ sẽ cảm thấy công sức bỏ vào kinh doanh được bù đắpkhông thỏa đáng từ đó họ chuyển sang kinh doanh ngầm để trốn thuế hoặc chấm dứthoạt động kinh doanh, dẫn đến Nhà nước thất thu thuế Vì vậy, khi tái phân phối thunhập bằng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải chú ý đến khả năng nộp thuế của tổchức, cá nhân hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu Khả năng nộp thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu là tỷ lệ tối đa (trích từ thu nhập có được thông qua hoạt độngkinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa) để nộp thuế mà không gây ảnh hưởng hoặcthay đổi hoạt động kinh doanh của họ Khả năng nộp thuế còn tùy thuộc vào trình
độ phát triển kinh tế, ý thức chấp hành pháp luật, truyền thống văn hóa của mỗi mộtquốc gia Khả năng nộp thuế là một tiêu thức dùng để phân định ranh giới phân chiahợp lý giữa Nhà nước động viên thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chưa đạt giới hạnkhả năng nộp thuế thì nguồn lực xã hội tập trung vào ngân sách nhà nước chưa thậtđầy đủ Ngược lại, nếu Nhà nước động viên vượt giới hạn khả nộp thuế thì sẽ bàomòn, dẫn đến triệt tiêu hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa củacác tổ chức, cá nhân do đó làm giảm số thu trong tương lai, không đảm bảo nuôidưỡng nguồn thu
Hai là, kiểm soát và điều tiết đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng
Trang 23hóa: Trong nền kinh tế thị trường hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa diễn ra ở
hầu khắp các nước, dưới nhiều hình thức đa dạng về chủng loại hàng hóa Vì vậy,thông qua việc kiểm tra, thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để nắmđược thực chất hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là loại hàng gì, với số lượng baonhiêu, và xuất khẩu đi nước nào, nhập khẩu từ nước nào, qua đó Nhà nước kiểmsoát được toàn bộ các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để có những điều chỉnhchính sách đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với thực tiễn Để điềutiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ngoài các biện pháp phi thuế quannhư hạn ngạch, giấy phép…thì biện pháp sử dụng công cụ thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu, Nhà nước khuyến khích hay hạn chế hoạt động xuất khẩu, nhập khẩuđối với từng loại hàng hóa, chẳng hạn như: để khuyến khích xuất khẩu sản phẩmhoàn chỉnh, Nhà nước quy định thuế suất thuế xuất khẩu cao đối với nguyên liệuthô, sản phẩm chưa qua chế biến nhằm hạn chế xuất khẩu Đối với nguyên liệu nhậpkhẩu cần cho sản xuất trong nước mà trong nước chưa sản xuất được nhưng chưađáp ứng được nhu cầu thì Nhà nước quy định mức thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩuthấp, thậm chí bằng 0% để khuyến khích nhập khẩu cho phát triển sản xuất trongnước Đối với những sản phẩm mà trong nước đã sản xuất được đủ nhu cầu tiêudùng trong nước hoặc những sản phẩm tiêu dùng cao cấp (ô tô, điều hòa,…), thuếsuất thuế nhập khẩu thường được qui định ở mức thuế cao để hạn chế nhập khẩu vàhạn chế tiêu dùng Như vậy, thông qua công cụ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,Nhà nước thực hiện điều tiết đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
Ba là, bảo hộ sản xuất trong nước: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mà đặc
biệt là thuế nhập khẩu tác động trực tiếp vào giá cả hàng hóa nhập khẩu trên thịtrường Đối với những hàng hóa nhập khẩu là những sản phẩm mà trong nước đãsản xuất được hoặc những mặt hàng cần bảo hộ, Nhà nước đánh thuế nhập khẩu cao
sẽ hạn chế tiêu dùng hàng nhập khẩu, khuyến khích tiêu dùng sản phẩm trong nước,trong điều kiện đó hàng sản xuất trong nước sẽ có điều kiện cạnh tranh so với hàngnhập khẩu nhờ giá thành sản phẩm thấp hơn Khi đánh thuế nhập khẩu hàng tiêudùng ở mức thấp, nghĩa là Nhà nước không hạn chế nhập khẩu mặt hàng được nhập
Trang 24với chất lượng cao, mẫu mã đẹp và với giá rẻ, đồng thời mức thuế nhập khẩu thấp
sẽ trực tiếp thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, kiệntoàn tổ chức, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnhtranh với hàng ngoại nhập nếu muốn tồn tại và phát triển Đối với hàng hóa là đầuvào của ngành sản xuất trong nước, hàng là máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuấttrong nước, việc đánh thuế nhập khẩu sẽ có tác dụng trực tiếp đến chi phí đầu vàocủa giá thành sản phẩm, với giá thành sản phẩm giảm (do thuế nhập khẩu thấp) sẽgiúp cho doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sảnphẩm, hạ giá thành sản xuất, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa sảnxuất trong nước Thông qua công cụ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Nhà nước thểhiện quan điểm bảo hộ sản xuất trong nước, định hướng tiêu dùng và thu hút đầu tư.Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế vì bị ràng buộc bởi những cam kết quốc
tế về cắt giảm thuế nhập khẩu do vai trò bảo hộ của thuế nhập khẩu phần nào bị hạnchế, hơn nữa nếu quá nhấn mạnh đến vai trò bảo hộ của thuế nhập khẩu thì khôngnhững không thực hiện được các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia mà cònlàm cho nền sản xuất trong nước trở nên trì trệ, kém phát triển do ỷ lại vào sự bảo
hộ của Nhà nước Do đó, để phát huy tốt vai trò bảo hộ của thuế nhập khẩu thì phải
có sự lựa chọn những ngành nghề phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước,đồng thời buộc các ngành được bảo hộ phải có chiến lược đầu tư đổi mới kỹ thuậtcông nghệ, cải tiến phương thức quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giáthành, chủ động trong cạnh tranh với hàng nhập khẩu khi hết thời hạn bảo hộ trongtiến trình cam kết thực hiện các điều ước quốc tế
Bốn là, khẳng định chủ quyền quốc gia và chống phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế: Vai trò này của công cụ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được
thể hiện ở chỗ, bất kể một loại hàng hóa nào khi nhập khẩu vào Việt Nam đều phảikhai báo, xuất trình để kiểm tra và nộp thuế (đối với các mặt hàng thương mại chịuthuế), mọi hành động phân biệt đối xử của nước ngoài đối với hàng hóa của ViệtNam nếu làm tổn hại đến nền sản xuất trong nước thì phải chịu các biện pháp trảđũa thông qua việc áp dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bổ sung
Trang 251.1.2.3 Đặc điểm của thuế xuất nhập khẩu
Từ khái niệm và sự ra đời của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho thấy thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng có những đặc điểm như sau:
- Trong điều kiện nền kinh tế của các nước đang phát triển như Việt Nam,nguồn thu ngân sách nhà nước từ các sắc thuế nội địa chưa đảm bảo, nhu cầu tiêudùng hàng hóa nhập khẩu là khá lớn thì thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là mộtnguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước, bởi vì thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu nằm trong giá cả hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nên số thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu thu được tăng tỷ lệ thuận với quy mô tiêu dùng hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu của xã hội
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không phân biệt đối tượng chịu thuế làngười giàu hay kẻ nghèo, nếu tiêu dùng một loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩunhư nhau thì số thuế phải nộp cũng như nhau
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chỉ đánh vào hàng hóa được phép xuấtkhẩu, nhập khẩu qua biên giới của một nước, kể cả hàng hóa đưa vào khu chế xuất
và từ khu chế xuất đưa vào tiêu thụ trong nước
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu bởi vì thuế đượccấu thành trong giá cả hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, người chịu thuế là người tiêudùng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đó Nhà nước thu thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu của người tiêu dùng gián tiếp thông qua người cung cấp hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu
1.1.2.4 Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu
Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là số lượng đơn vị từng mặt hàngthực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo
tỷ lệ phần trăm; đối với các mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế là
số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hảiquan và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa [1, 3]
- Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Giá tính thuế đối với hàng xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp
Trang 26đồng (giá FOB, giá DAF) Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá thực tếphải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.
Các phương pháp xác định trị giá:
+Phương pháp 1: Phương pháp trị giá giao dịch
Trị giá giao dịch là trị giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phảithanh toán cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu Giá thực tế đã thanh toánhay sẽ phải thanh toán được xác định bằng tổng số tiền người mua đã thanh toánhay sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóanhập khẩu
+Phương pháp 2: Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu
giống hệt
Hàng hoá nhập khẩu giống hệt phải là hàng hoá nhập khẩu giống nhau về mọiphương diện, kể cả đặc điểm vật lý, chất lượng và danh tiếng được sản xuất ở cùngmột nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác được uỷ quyền củanhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam
+Phương pháp 3: Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu
tương tự
Hàng hoá nhập khẩu tương tự là những hàng hoá đã được cơ quan hải quanchấp nhận xác định trị giá tính thuế theo phương pháp giao dịch và có cùng các điềukiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang xácđịnh trị giá tính thuế này
Trường hợp không tìm thấy lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng điều kiện muabán với lô hàng nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế thì lựa chọn lô hàng nhậpkhẩu tương tự khác về điều kiện mua bán, nhưng phải được điều chỉnh về cùng điềukiện mua bán
+Phương pháp 4: Phương pháp trị giá khấu trừ.
Trị giá khấu trừ được xác định căn cứ vào đơn giá bán hàng hóa nhập khẩu, hànghóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng nhập khẩu trương tự trên thị trường nội địa ViệtNam và trừ (-) các chi phí hợp lý, lợi nhuận thu được sau khi bán hàng nhập khẩu
Trang 27+Phương pháp 5: Phương pháp trị giá tính toán.
Trị giá tính toán bao gồm các khoản: Chi phí trực tiếp để sản xuất hàng hóa nhậpkhẩu như giá thành, chi phí sản xuất; chi phí chung và lợi nhuận phát sinh; chi phívận tải, bảo hiểm và các khoản có liên quan đến việc vận tải hàng hóa nhập khẩu
+Phương pháp 6: Phương pháp suy luận
Nếu không thể xác định được trị giá tính thuế lần lượt và tuần tự theo cácphương pháp trên thì trị giá tính thuế sẽ được xác định theo phương pháp suy luận,căn cứ vào các tài liệu, số liệu khách quan, có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tínhthuế
Trị giá tính thuế theo phương pháp suy luận được xác định bằng cách áp dụngtuần tự và linh hoạt các phương pháp xác định trị giá tính thuế trước đó và dừngngay tại phương pháp xác định được trị giá tính thuế, với điều kiện việc áp dụngđảm bảo nguyên tắc xác định trị giá tính thuế
- Thuế suất:
Thuế suất là một trong những công cụ quan trọng để nhà nước điều tiết vĩ mônền kinh tế trong từng thời kỳ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế Do đóthuế suất thuế xuất nhập khẩu được quy định đối với từng loại hàng hoá được xácđịnh dựa trên biểu thuế suất của luật thuế xuất nhập khẩu Thuế suất đối với hàng
hoá xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu.
Thuế suất đối với hàng nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt vàthuế suất thông thường Biểu thuế nhập khẩu phân biệt theo khu vực thị trường hoặccác hiệp định thương mại về đối xử tối huệ quốc:
+ Thuế suất thông thường áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từnước không có thoả thuận đối xử tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương mại vớiViệt Nam Thuế suất thông thường được quy định cao hơn không quá 50% so vớithuế suất ưu đãi, công thức tính như sau:
Thuế suất
thông thường = Thuế suấtưu đãi = ưu đãi x 50%Thuế suất
+ Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước,nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc (MFN) trong quan
hệ thương mại với Việt Nam
Trang 28+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từnước mà Việt Nam và nước đó đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu.
- Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu:
Là số lượng hàng hoá thực tế ghi trên tờ khai mà cơ sở có hàng xuất khẩu,nhập khẩu nộp cho cơ quan hải quan
1.1.2.5 Phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu
Hai phương pháp tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu là: thuế suất theo tỷ lệ phầm trăm (%) và thuế tuyệt đối [16]
-Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối, thì căn cứ tính thuế như sau:
+Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan theo danh mục hàng hoá áp dụng mức thu thuế tuyệt đối;
+Mức thuế tuyệt đối tính cho một đơn vị hàng hoá tại thời điểm tính thuế
Số thuế phải nộp xác định theo công thức sau:
vị hàng hoá xuất nhập khẩu, danh mục hàng hoá nhập khẩu áp dụng mức thuế tuyệtđối do Chính phủ ban hành tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời
kỳ và mức thuế tuyệt đối do Bộ tài chính ban hành Trong trường hợp mặt hàng ápdụng thuế tuyệt đối thì số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượngđơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhânvới mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá tại thời điểm tính thuế
- Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phầm trăm (%), thì căn cứ tínhthuế như sau:
+Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu;
+Trị giá tính thuế từng mặt hàng;
Trang 29+Thuế suất của từng mặt hàng.
Số thuế phải nộp xác định theo phương pháp sau:
Giá tính
x thuế từng đơn
vịmặt hàng
Thuế suất
x thuế XK,NK từngmặt hàng
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 1.2.1 Khái niệm
Theo nghĩa rộng, quản lý thuế xuất nhập khẩu là việc nhà nước tác động có
tổ chức và bằng pháp quyền đối với các quá trình kinh tế xã hội và hành vi của conngười nhằm thực hiện các mục tiêu chung thông qua công cụ thuế quan Theo cáchhiểu này, phạm vi của hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đối với thuế xuấtnhập khẩu bao gồm toàn bộ các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp về lĩnhvực thuế xuất nhập khẩu
Theo nghĩa hẹp, quản lý thuế xuất nhập khẩu là việc cơ quan hải quan sửdụng quyền lực nhà nước để tổ chức thực hiện các quy định về thuế đối với hànghoá xuất nhập khẩu Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, khái niệm quản lý nhànước về hải quan đối với thuế xuất nhập khẩu được được hiểu theo nghĩa hẹp
Với tư cách là cơ quan chấp hành thu, mục tiêu cơ bản của hoạt động quản lýthuế xuất nhập khẩu là thực hiện thu đúng, thu đủ đồng thời tạo điều kiện thuận lợicho thương mại phù hợp với các thông lệ quốc tế
Quản lý thuế xuất nhập khẩu là hoạt động quản lý nhà nước trong thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách thuế XNK của cơ quan quản lý đối với các hoạt động của đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu quản lý.
1.2.2 Mục tiêu của quản lý thuế xuất nhập khẩu
Mục tiêu bao trùm của quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là phát huymột cách tốt nhất, có hiệu quả nhất và đầy đủ các vai trò của công cụ thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu Tùy theo điều kiện và trình độ phát triển kinh tế của mỗinước trong từng giai đoạn mà nhấn mạnh, quan tâm đến từng mục tiêu cụ thể ởnhững mức độ khác nhau, nhưng dù ở các nước phát triển hay các nước đang phát
Trang 30triển thì công tác quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng nhằm đạt được cácmục tiêu cụ thể sau:
- Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Bảo hộ hợp lý và có hiệu quả nên sản xuất trong nước và phù hợp với thông
1.2.3 Cơ chế quản lý thuế xuất nhập khẩu
Cơ chế quản lý thuế là phương thức hoạt động của hệ thống thuế hợp với cácqui luật khách quan nhằm đạt được mục tiêu Ở Việt Nam có ba cơ chế quản lý thuếxuất nhập khẩu điển hình như sau: [12, 13]
- Cơ chế quản lý cơ quan hải quan tính thuế và thông báo thuế: Là cơ chếquản lý trong đó cơ quan hải quan đảm nhiệm toàn bộ trách nhiệm tính thuế và yêucầu đối tượng nộp thuế theo thông báo của cơ quan hải quan Cơ chế này chỉ phùhợp trong một khoảng thời gian bởi bộc lộ nhiều hạn chế như tốn kém chi phí quản
lý thuế, doanh nghiệp hoàn toàn thụ động, công tác thanh tra thuế chưa được chútrọng đúng mức
- Cơ chế doanh nghiệp thực hiện khai báo thuế, cơ quan hải quan kiểm tra,tính lại thuế và ra thông báo thuế, doanh nghiệp nộp thuế vào NSNN theo thông báothuế của cơ quan hải quan Cơ chế quản lý thuế này từng bước khắc phục đượcnhững hạn chế của cơ chế trên, doanh nghiệp đã chủ động xác định số thuế phải nộp
và từng bước nâng cao trách nhiệm trong việc khai báo thuế Tuy nhiên, qua mộtthời gian thực hiện cũng đã bộc lộ nhiều nhược điểm như việc khai báo sai sót cònxảy ra phổ biến, tình hình gian lận thương mại, trốn thuế vẫn gia tăng, chi phí quản
lý thuế vẫn tăng
- Cơ chế quản lý Tự khai – tự tính - tự nộp thuế: Là cơ chế quản lý thuếtrong đó doanh nghiệp tự giác tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ thuế Cơ quan hải
Trang 31quan không can thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp Tuy nhiên, cơquan hải quan có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, hỗ trợ, hướng dẫn doanhnghiệp hiểu rõ pháp luật về thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát chặtchẽ việc tuân thủ luật thuế thông qua công tác thanh tra, kiểm tra Mục đích của cơchế này là nhằm nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế trên cơ sởtăng cường tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế và đẩy mạnh thanh tra và kiểmtra, do đó tỷ lệ đối tượng nộp thuế tuân thủ tự nguyện luật thuế ngày càng cao, cónghĩa là số thu ngày càng lớn, thất thu ngày càng giảm Hiệu quả quản lý thể hiệnkhi đối tượng nộp thuế tăng lên nhanh chóng, sẽ không gây áp lực cho cơ quan hảiquan do cơ quan hải quan không kiểm tra và tính thuế đối với tất cả các tờ khai như
cơ chế cơ quan hải quan tính thuế và ra thông báo thuế mà trách nhiệm kê khai vàtính thuế là của đối tượng nộp thuế, cơ quan hải quan chỉ tập trung tăng cường côngtác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế và kiểm tra thanh tra các đối tượng nộpthuế có dấu hiệu nghi ngờ gian lận thuế, vì vậy có điều kiện phân bổ nguồn lực cóhiệu quả hơn, giúp tiết kiệm được chi phí, thời gian quản lý Trường hợp đối tượngnộp thuế đã thực hiện nghiêm túc luật thuế, kê khai và tính toán chính xác số thuếphải nộp thì rõ ràng việc tính toán kiểm tra lại của cơ quan hải quan là thừa và lãngphí thời gian, công sức
1.2.4 Nội dung công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu
Xem xét trên quan điểm vĩ mô, quản lý thu thuế xuất nhập khẩu là một trong
ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp về thuế xuất nhập khẩu của công tácquản lý thuế, đây là một khâu quan trọng đóng vai trò quyết định hiệu quả của việc
sử dụng công cụ thuế
Khi nói đến quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu thường nhấn mạnh đến cácnội dung mang tính chấp hành như qui trình quản lý thu thuế, chế đố quản lý sổ thu,quản lý ấn chỉ, quản lý nợ thuế, quản lý đối tượng nộp thuế, các chính sách miễn,giảm, hoàn thuế, truy thu thuế…Tuy nhiên, qua nghiên cứu khái niệm về quản lýthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, để đạt được mục tiêu của công tác quản lý, cần phảiquán triệt đầy đủ những nội dung cơ bản của công tác quản lý thuế xuất khẩu, nhậpkhẩu đó là:
Trang 32- Xây dựng và ban hành chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm hệ thống các văn bảnpháp luật quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như: Luật thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu, Nghị định của Chính phủ hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu, Thông tư của các Bộ hướng dẫn Nghị định của Chính phủ
- Xây dựng qui trình qui phạm quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu: Trên cơ sởcác chính sách nhà nước về quản lý thuế xuất nhập khẩu cơ quan quản lý thuế xuấtnhập khẩu xây dựng các qui trình cụ thể cho tất cả các loại hình kinh doanh xuấtnhập khẩu, qui định cụ thể các khâu nghiệp vụ từ khâu đăng ký, tiếp nhận, kiểm trahàng hóa, tính thuế, theo dõi thu thuế, số nợ thuế, nợ khó đòi, tiền phạt chậm nộpthuế, tiền phạt theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các khoản phí và lệ phí…
- Tổ chức thực hiện chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được banhành, bao gồm các nội dung: tổ chức bộ máy quản lý, tuyển dụng và đào tạo cán bộ,
tổ chức tuyên truyền về chính sách thuế, quản lý nợ thuế, cưỡng chế thuế Gồm:
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế Xuất nhập khẩu: Chínhsách thuế xuất nhập khẩu chỉ có thể đi vào thực tiễn cuộc sống một cách đầy đủ,thống nhất khi và chỉ khi công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vềthuế được triển khai sâu rộng trong quần chúng nhân dân Mọi tổ chức, cá nhân cầnphải có nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật, đồng thời phải hiểu rõ tráchnhiệm và quyền hạn của các cơ quan chức năng; quyền lợi và nghĩa vụ của côngdân, những hạn chế mà pháp luật quy định Việc tăng cường công tác tuyên truyền,phổ biến pháp luật còn có ý nghĩa nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về thuế củacông dân và tổ chức Đồng thời, tăng cường sự giám sát của xã hội đối với việc thựcthi chính sách thuế, đảm bảo tính công khai, minh bạch và công bằng xã hội
+Tổ chức quản lý thu thuế xuất nhập khẩu
* Quản lý đối tượng nộp thuế: là khâu đầu tiên và quan trọng nhất đối vớicông tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu Thông tin về đối tượng nộp thuế thôngqua mã số thuế cho biết “lai lịch” “lịch sử” hoạt động của đối tượng nộp thuế.Những thông tin liên quan đến doanh nghiệp sẽ cung cấp cho cơ quan hải quan
Trang 33những căn cứ để ra các quyết định quản lý như quyết định hình thức mức độ kiểmtra, quyết định việc có được ân hạn thuế hay không Nhằm quản lý chặt chẽ các cácđối tượng có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phải dựa trên cơ sở dữ liệu đượcxây dựng về đối tượng kinh doanh xuất nhập khẩu Dựa trên cơ sở thông tin thuthập được cơ quan hải quan tiến hành tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin và phânloại đối tượng để có cơ sở áp dụng quản lý rủi ro trong các lĩnh vực nghiệp vụ hảiquan nhằm tập trung nguồn lực để quản lý đối với doanh nghiệp có tính rủi ro cao, ápdụng hình thức kiểm tra hàng hoá Xuất nhập khẩu phù hợp theo qui định đồng thờihạn chế sự can thiệp của cơ quan hải quan đối với các doanh nghiệp chấp hành tốtpháp luật Qua đó khuyến khích các doanh nghiệp tự nguyện chấp hành tốt pháp luật.
* Quản lý căn cứ tính thuế: dựa vào thủ tục khai báo hải quan của đối tượngnộp thuế Xuất nhập khẩu Các đối tượng có hàng hoá Xuất nhập khẩu căn cứ vào tờkhai hải quan, có trách nhiệm kê khai đầy đủ, chính xác các tiêu chí ghi trên tờ khai
để xác định đúng đối tượng, đúng thuế suất theo qui định của pháp luật Căn cứ vàocác nội dung đã kê khai, đối tượng nộp thuế phải tự tính số thuế phải nộp theo quiđịnh Thực hiện kê khai theo tờ khai hải quan có ý nghĩa quan trọng, nhất là trongđiều kiện cải cách thủ tục hành chính, đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính, tự nộpthuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai của mình Do đó, yêucầu các đối tượng nộp thuế phải nắm bắt sâu về danh mục hàng hoá của biểu thuếXuất nhập khẩu [20]
* Quy trình thủ tục hải quan nói chung và quản lý thu thuế đối với hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu thương mại nói riêng được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: - Kiểm tra tư cách pháp lý của người khai báo hải quan
Bước 2: - Kiểm tra các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan (số lượng, chủng loạichứng từ, tính hợp lệ của chứng từ), kiểm tra nội dung khai hải quan, đối chiếu nộidung khai hải quan với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan Các chứng từ thuộc hồ
sơ hải quan bao gồm: tờ khai hải quan, bảng kê chi tiết hàng hoá đối với lô hàng cónhiều chủng loại, giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu của cơ quan quản lý nhànước có thẩm quyền, hợp đồng mua bán hàng hoá, hoá đơn thương mại, bản sao vận
Trang 34tải đơn, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O)… kiểm tra hồ sơ và thông quanhàng hóa đối với các lô hàng miễm kiểm tra thực tế hàng hoá.
Bước 3: - Kiểm tra thực tế hàng hoá: là quá trình cơ quan hải quan công khaikiểm tra hiện vật được xuất trình để đối chiếu thực tế hiện vật so với chứng từ khaibáo đã được đăng ký thủ tục hải quan Từ đó, làm cơ sở để xác định chính xác sốthuế Xuất nhập khẩu phải nộp đối với hàng hoá Xuất nhập khẩu Để thực hiện việckiểm tra thực tế hàng hoá có hiệu quả, cơ quan hải quan tiến hành tổ chức thu thậptrao đổi thông tin để xây dựng cơ sở số liệu về quá trình chấp hành pháp luật củachủ hàng, chính sách quản lý Xuất nhập khẩu, tính chất, chủng loại, nguồn gốc hànghóa xuất nhập khẩu, các thông tin liên quan, cơ quan hải quan sẽ quyết định hoặcthay đổi hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá, cách xác định tỷ lệ kiểm tra thực
tế hàng hoá đối với từng lô hàng Xuất nhập khẩu cụ thể Việc kiểm tra thực tế hànghoá phải xác định được các thông số quan trọng nhất là: tên và mã hàng, xuất xứ, sốlượng hàng, bảo đảm yêu cầu xác định được giá tính thuế và thuế suất Việc xácđịnh mã số và thuế suất phải thực hiện theo nguyên tắc: một mặt hàng chỉ phân loạivào một mã số và chỉ có một mức thuế suất nhập khẩu duy nhất và phải được thốngnhất trên toàn quốc Thực hiện thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tếhàng hóa
Bước 4: - Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả
tờ khai cho người khai hải quan
Bước 5: - Phúc tập hồ sơ
Với mục tiêu đơn giản hoá thủ tục hành chính, cơ quan hải quan đã giảm bớtviệc kiểm tra thực tế hàng hoá mà chuyển sang quá trình kiểm tra sau thông quan.Đây là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan nhằm thẩm định tính chính xác,trung thực của nội dung các chứng từ mà đối tượng nộp thuế đã xuất trình với cơquan hải quan để ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm chính sách quản
lý Xuất nhập khẩu đối với hàng hoá Xuất nhập khẩu đã được thông quan Đối tượngkiểm tra sau thông quan là các chứng từ, sổ sách kế toán, các chứng từ khác có liênquan đến lô hàng Xuất nhập khẩu, hàng hoá Xuất nhập khẩu đã được thông quan
Trang 35Việc kiểm tra sau thông quan chỉ được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với hàng hoá xuất nhập khẩu đã được thông quan.
* Quản lý thu nộp tiền thuế: Cùng với việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hảiquan, công tác quản lý thu nộp tiền thuế cũng được cải cách theo hướng đơn giản vàtạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuế Trong đó, chú trọng tăng cường mốiquan hệ phối hợp giữa Hải quan - Thuế - Kho bạc - Các tổ chức tín dụng, đẩy mạnhtrao đổi thông tin, đảm bảo việc thanh khoản, xác định nộp thuế kịp thời nhằm nângcao hiệu quả công tác quản lý thu nộp tiền thuế Ngoài ra, cơ quan hải quan cũngtăng cường quản lý các đối tượng nợ thuế quá hạn, chây ỳ; tổ chức phối hợp với các
cơ quan chức năng cưỡng chế thi hành, phát hiện các trường hợp vi phạm để đảmbảo việc đôn đốc, thu nộp thuế
* Quản lý miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế: Chính sách miễn, giảm,hoàn thuế Xuất nhập khẩu nhằm thực hiện các mục tiêu, chính sách ưu đãi thuế củanhà nước đối với một số đối tượng, hàng hóa và đảm bảo thực hiện đúng các thông
lệ, tập quán thương mại quốc tế, các lĩnh vực khuyến khích đầu tư sản xuất trongnước, hoặc thu hút đầu tư, khoa học công nghệ phục vụ sản xuất trong nước
Chủ thể tham gia vào quá trình quản lý trên thực tế có rất nhiều cơ quan trựctiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình quản lý như: Hải quan, Thuế vụ, Quản lýthị trường, Công an, Bộ đội biên phòng, Thương mại,…và nhân dân Đối tượng bịquản lý đa dạng và phức tạp, bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạtđộng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc mọi thành phần kinh tế và tất cả cáchàng hóa được phép hoặc không được phép xuất khẩu, nhập khẩu đều thuộc đốitượng của công tác quản lý Quản lý thuế Xuất nhập khẩu đòi hỏi sử dụng nhiềubiện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện công tác quản lý, bao trùm toàn bộ cácnội dung của công tác quản lý, từ khâu xây dựng chính sách, tổ chức thực hiệnchính sách đến việc kiểm tra việc thực hiện chính sách Địa bàn quản lý rộng khắptrải dài trên toàn lãnh thổ, từ cửa khẩu biên giới đất liền, trên biển và trong nước
- Kiểm tra thanh tra việc thực hiện chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu trong thực tiễn bao gồm cả việc giải quyết khiếu nại về thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu: Kiểm tra thuế xuất nhập khẩu là việc cơ quan hải quan áp dụng các biện
Trang 36pháp nghiệp vụ kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa nhằm xác địnhtính chân thực của các khai báo hải quan về thuế xuất nhập khẩu Kiểm tra thuế cóthể được thực hiện trước, trong và sau thông quan.
Thanh tra thuế xuất nhập khẩu là việc cơ quan hải quan thực hiện các biệnpháp nhằm xác minh, làm rõ việc chấp hành pháp luật về thuế xuất nhập khẩu củađối tượng nộp thuế, công chức quản lý thuế, đối tượng liên quan khi có dấu hiệu viphạm pháp luật hoặc khi có khiếu nại, tố cáo
1.2.5 Tổ chức bộ máy quản lý thuế xuất nhập khẩu
Tổng cục Hải quan là cơ quan thuộc Bộ tài chính, thực hiện nhiệm vụ "kiểmtra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển tráiphép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủtrương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhậpkhẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu” Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam gồm có:
- Tổng cục Hải quan: Đứng đầu là Tổng cục trưởng, giúp việc cho Tổng cụctrưởng có các Phó Tổng cục trưởng, các Vụ, Cục chuyên môn và các cơ quan sựnghiệp bao gồm:
+ Các Vụ, Cục chuyên môn: Cục điều tra chống buôn lậu, Cục kiểm tra sauthông quan, Cục công nghệ thông tin và thông kê hải quan, Thanh tra, Văn phòngTổng cục, Cục giám sát quản lý, Cục kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, Vụ phápchế, Vụ hợp tác quốc tế, Vụ kế hoạch tài chính, Vụ tổ chức cán bộ
+ Các đơn vị sự nghiệp: Viện nghiên cứu hải quan, Trung tâm phân tích phânloại hàng hóa xuất nhập khẩu miền bắc, Trung tâm phân tích phân loại hàng hóaxuất nhập khẩu miền trung, Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩumiền nam, Trường hải quan Việt Nam, Báo hải quan
- Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh: Là cơ quan thuộc Tổng cục Hải quan, đứng đầu
là Cục trưởng Giúp việc cho Cục trưởng có các Phó cục trưởng và các phòng chuyênmôn Thông thường Cục Hải quan tỉnh có các phòng chuyên môn: Phòng nghiệp vụ,
Trang 37Phòng tổ chức cán bộ, Văn phòng Cục, Đội kiểm soát chống buôn lậu, Chi cục kiểmtra sau thông quan… Tại một số Cục Hải quan lớn có thể có thêm một số phòngchuyên môn khác như Phòng trị giá hải quan, Trung tâm công nghệ thông tin,…
- Chi cục hải quan cửa khẩu, các địa điểm làm thủ tục hải quan nội địa: Là
cơ quan thuộc Cục hải quan tỉnh, trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước về hải quan,đứng đầu là Chi cục trưởng Giúp việc cho Chi cục trưởng có các Phó chi cụctrưởng và tùy thuộc vào đặc thù từng Chi cục mà có thể biên chế thành các Đội, Tổthuộc Chi cục như Đội nghiệp vụ, Đội tổng hợp, Đội kiểm soát chống buôn lậu trựcthuộc Chi cục
Trong cơ cấu của ngành Hải quan không có biên chế riêng cho bộ phận thựchiện công tác quản lý thuế Mà các hoạt động liên quan đến việc quản lý thuế được
bố trí đồng thời với các hoạt động quản lý khác Ở một chừng mực nào đó có thểcoi những bộ phận sau là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong quản quản lý thuếxuất nhập khẩu:
Cấp Tổng cục Hải quan là Cục thuế xuất nhập khẩu, có trách nhiệm soạnthảo các văn bản quy phạm pháp luật, các quy trình nghiệp vụ quản lý thu thuế xuấtnhập khẩu trình các cấp có thẩm quyền ban hành, giải đáp các vướng mắc về thuếxuất nhập khẩu…
Cấp Cục Hải quan tỉnh là Phòng nghiệp vụ (Ở một số Cục Hải quan tỉnh lớncòn có thể có thêm Phòng trị giá hải quan) có trách nhiệm tham mưu cho Cụctrưởng trong các vấn đề liên quan đến thuế xuất nhập khẩu
Cấp Chi cục Hải quan là Đội nghiệp vụ, là bộ phận trực tiếp thực hiện cácquy định về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, tham mưu cho Lãnh đạo Chi cụccác vấn đề về thuế xuất nhập khẩu
1.3 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC NƯỚC
1.3.1 Ấn Độ
Tại Ấn Độ, có sự thống nhất chung giữa cơ quan thuế nội địa và thuế quanthành cơ quan Thuế và Hải quan, cấp cao nhất là Tổng cục Thuế và Hải quan
Trang 38(EBEC) trực thuộc Bộ Tài chính có chức năng chính là: thu thuế xuất nhập khẩu,tạo thuận lợi cho thương mại, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại vàbuôn bán ma túy…
Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Ấn Độ là một trong những nước đầutiên ở khu vực châu Á đưa tự động hoá vào quy trình quản lý thuế, kiểm soát hảiquan và sử dụng trao đổi dữ liệu điện tử giữa thuế và hải quan Cho đến nay, hơn90% các Cục Hải quan địa phương đã có cổng điện tử, nhờ đó doanh nghiệp khôngcần phải đến để mở từ khai trực tiếp mà thực hiện việc kết nối với hải quan thôngqua mạng điện tử [12]
Để hỗ trợ cho công tác quản lý rủi ro, CBEC đã xây dựng bộ tiêu chí rủi rohoàn chỉnh, áp dụng kỹ thuật cũng như đưa các máy móc hiện đại vào hoạt độngnghiệp vụ thực tế như hệ thống máy tính được kết nối với máy chủ hiện đại, sửdụng đường truyền có tốc độ cao, máy soi container… Bên cạnh đó khâu kiểm trasau thông quan cũng góp phần hạn chế rủi ro, chống buôn lậu và gian lận thươngmại và truy thu được một lượng thuế mà khâu tiền kiểm đã bỏ sót
Để phục vụ cho công tác xác định trị giá hải quan, hiện tại EBEC có 36 đơn
vị hải quan được trang bị hệ thống công nghệ thông tin hiện đại để tìm kiếm và traođổi thông tin về trị giá với các nước trong và ngoài khu vực
Để hạn chế gian lận qua giá, EBEC đã xây dựng hệ thống quản lý rủi ro vềgiá thông qua một chương trình quản lý rủi ro gọi là VRAM Trên cơ sở quản lý rủi
ro VRAM, hàng hóa nhạy cảm là những mặt hàng có thuế suất cao, giá trên thịtrường quốc tế thường xuyên thay đổi và mặt đã có tiền sử vi phạm trong xác địnhtrị giá Với những mặt hàng này, EBEC thường xuyên chỉ đạo sát sao việc kiểm trađịnh kỳ và kiểm tra sau thông quan, thường xuyên cập nhật thông tin để đưa ra giátham chiếu sát với thực tế
1.3.2 Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một nước có trình độ phát triển cao về mọi mặt, có nhiều kinhnghiệm trong quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường Lực lượng Hải quanHoa Kỳ cũng là một lực lượng có trình độ phát triển cao Cơ quan Hải quan Hoa Kỳ
Trang 39rất quan tâm đến công tác nhân sự trong công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu vìvậy họ xem yếu tố con người là điều kiện tiên quyết để quản lý tốt Một trongnhững kinh nghiệm của Hải quan Hoa Kỳ mà Hải quan Việt Nam cần xem xét rútkinh nghiệm đó là tổ chức hội chợ việc làm, cơ quan Hải quan và bảo vệ biên giớiHoa Kỳ (USCBP) tổ chức thông báo rộng rãi, niêm yết công khai và chỉ tuyển dụngnhững người có đủ điều kiện đáp ứng trình độ chuyên môn và yêu cầu công việc.Bản mô tả công việc đối với từng vị trí công việc tuyển dụng được công khai trênwebsite của USCBP với chi tiết yêu cầu về trình độ chuyên môn, tiền lương, địađiểm làm việc Quá trình tuyển dụng luôn đảm bảo sự công bằng, bình đẳng vàcông khai đối với tất cả các ứng viên [8]
Về hệ thống thuế quan của Hoa Kỳ là Biểu thuế quan hài hòa của Hợp chủngquốc Hoa Kỳ (Harmonized Tariff Schedule – HTS), hệ thống thuế quan này đượchầu hết các quốc gia thương mại lớn sử dụng
Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ đánh theo tỷ lệ trên giá trị - tức làmức thuế xác định bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng nhập khẩu Mức thuếsuất của Hoa Kỳ biến động từ dưới 1% đến gần 40%, đối với hàng dệt may nhậpkhẩu thường phải chịu thuế cao hơn Một số hàng nhập khẩu, thường là nông sản vàcác loại hàng chế biến khác là dối tượng chịu ”thuế theo số lượng” – là loại thuế ấnđịnh đối với một số lượng nhất định Một số sản phẩm chịu thuế gộp, loại kết hợpthuế theo tỷ lệ trên giá trị và thuế theo số lượng
Về Quy chế tối huệ quốc: Hầu hết các đối tác thương mại của Hoa Kỳ có chế
độ buôn bán ”Tối huệ quốc” (MFN) Hàng hóa của các nước thuộc diện đối xử tốihuệ quốc sẽ chịu mức thuế như nhau khi vào Hoa Kỳ Khi Hoa Kỳ giảm, loại bỏhoặc thay đổi một loại thuế quan thì sự thay đổi đó được áp dụng bình đẳng với tất
cả các quốc gia được hưởng MFN Hàng nhập khẩu từ các nước không có MFN sẽphải chịu mức thuế cao hơn rất nhiều Hiện nay, Hoa Kỳ dành chế độ MFN cho tất
cả các thành viên của WTO và hầu hết các quốc gia khác
Về trị giá hải quan: Hoa Kỳ chấp nhận dùng Hiệp định WTO về tính giá hảiquan làm cơ sở cho Luật tính giá hải quan của Hoa Kỳ, Luật hiện hành của Hoa Kỳcoi ”giá trị giao dịch” là cơ sở xác định trị giá của hàng nhập khẩu Nhìn chung, giá
Trang 40trị giao dịch là mức giá thực tế đã trả hoặc phải trả cho hàng nhập khẩu đó, với một
số chi phí bổ sung không bao gồm trong giá đó Nếu phương pháp tính giá hải quanthứ nhất không được sử dụng, luật quy định phương pháp thứ hai sẽ được sử dụng.Theo thứ tự như sau: giá trị giao dịch của hàng hóa giống hoặc tương tự; giá trị suydiễn; giá trị tính toán [22]
1.3.3 Colombia
Tại Colombia, cơ quan Thuế và Hải quan (DIAN) được giao nhiệm vụ thựchiện các biện pháp kiểm tra và tạo thuận lợi cho các đối tác kinh tế nhằm đảm bảocác quy định về thuế (nhất là hệ thống thuế suất) và hải quan được áp dụng chínhxác DIAN có nhiệm vụ thu thuế, tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại vàthúc đẩy tự do cạnh tranh
Trải qua nhiều lần cải tổ trong quá trình phát triển, dưới sự chỉ đạo trực tiếpcủa Chính phủ, DIAN đã thực hiện một cuộc tự đánh giá toàn diện để tìm ra nhữngvấn đề vướng mắc và những giải pháp nhằm tái khởi động một quá trình phát triểnvới những nền tảng mới Mục tiêu của việc tự đánh giá này nhằm hướng tới cungcấp dịch vụ , củng cố sự độc lập và tính hợp pháp cũng như nâng cao năng lực cạnhtranh của nền sản xuất đất nước Nhiều hoạt động mang tính chiến lược đã được tiếnhành như: xây dựng một mô hình quản lý mới, tái cơ cấu tổ chức, cải cách hệ thốngvăn bản pháp lý và quản lý hiệu quả các điều kiện hoạt động [8]
Mô hình quản lý mới mà DIAN xây dựng có tên gọi “Mô hình thu thuế mộtcửa, dịch vụ và kiểm tra tự động” (MUISCA) về quản lý thống nhất, hài hòa cácquy trình quản lý thuế
Các nhân viên của DIAN, với vai trò là những người quản lý, chuyên gia cácquy trình nắm bắt được các nhu cầu của tổ chức, đã được giao kiểm tra và phát triểncác thủ tục và dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, với sự trợ giúpcủa một nhóm chuyên gia Liên quan đến các vấn đề hải quan, điều quan trọng làDIAN kiên trì theo đuổi các định hướng và chuẩn mực của Tổ chức Hải quan Thếgiới (WCO) để hòa nhập hiệu quả vào cộng đồng hải quan quốc tế và tận dụng đượccác kinh nghiệm quốc tế Bên cạnh đó, DIAN còn nhận được sự trợ giúp của các
Bộ, Ngành khác như Bộ Ngoại thương khi ban hành các chính sách về quản lý hoạt