1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các câu hỏi thi môn đường lối cách mạng phần 2

34 1,4K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 59,31 KB

Nội dung

các câu hỏi thi môn đường lối cách mạng phần 2

Mục lục Chương I. Mở đầu .2 Chương II. Những vần đề cơ bản của cách mạng mạnghội chủ nghĩa ở Việt Nam .3 Chương III. Kết luận 33 1 Chương I Lời mở đầu Chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là vấn đề lý luận và thực tiễn rất cơ bản, trọng yếu, liên quan trực tiếp đến đướng lối chính trị của Đảng, phương hướng phát triển của đất nước. Đây là vấn đề trung tâm cốt lõi trong đường lối cách mạng nước ta: nó chi phối toàn bộ các hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội đối ngoại, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng của Đảng ta. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cách nào thì qua mỗi chặng đường Cách mạng chung ta mới có được những nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn. Đề tài này của chúng tôi nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, vấn đề xuyên suốt quá trình phát triển của đất nước. 2 Chương II Những vấn đề cơ bản của cách mạnghội chủ nghĩa ở Việt Nam (1975 tới nay) 2.1.Cơ sở để Đảng ta đề ra mục tiêu phương hướng công nghiệp hóa tại đại hội III (1960) Trước thời kỳ đổi mới, nước ta có 2 giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa: 1960-1975 ở miền bắc; 1975-1985 trên cả nước. Ở miền bắc: Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc đặc điểm kinh tế miền bắc, trong đó đặc điểm lớn nhất là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải trải qua giai đoạn phát triển TBCN, Đại hội III của Đảng khẳng định: Muốn cải tiến tình trạng kinh tế lạc hậu của nước ta, không có con đường nào khác, ngoài con đường CN hóa XHCN Khẳng định tính tất yếu của CNH đối với công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Mục tiêu cơ bản : Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại, bước đầu xâu dựng cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội Phương hướng xây dựng và phát triển công nghiệp : Ưu tiên phá triển công nghiệp nặng một cách hợp lý Kết hợp chặt chẽ phát triển công và nông nghiệp Phát triển công nghiệp nhẹ song song với ưu tiên phát triển công nghiệp nặng Phát triển công nghiệp trung ương và ưu tiên phát triển công nghiệp địa phương Trên phạm vi cả nước sau đại thắng mùa xuân 1975, cả nước độc lập, thống nhất và quá độ lên CNXH. Trên cơ sở phân tích một cách toàn diện đặc điểm, tình hình trong nước và quốc tế.ĐH IV(1976). 2.2.Ở đại hội VI (1986) Đảng ta nhận định : “Trong thời kì đổi mới chúng ta đã chủ trương công nghiệp hóa khép kín, hướng nội thiên về phát triển công nghiệp nặng, dựa vào tài nguyên thiên nhiên và lao động có phù hợp với Việt Nam lúc bấy giờ hay không? Tại sao? Nhận định như trên là không phù hợp với hoàn cảnh VN thời bấy giờ, đại hội đại biểu toàn quốc VI của Đảng (12/1986) với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự 3 thật, nói rõ sự thật” đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương CNH thời kỳ 1960- 1975. Vì Nguyên nhân khách quan: chúng ta tiến hành CNH từ một nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn và trong điều kiện chiến tranh kéo dài, bị tàn phá nặng, không thể tập trung sức người, sức của cho CNH. Nguyên nhân chủ quan: Chúng ta mắc những sai lầm xuất phát từ tư tưởng tả khuynh, chủ quan và duy ý chí trong nhận thức và chủ trương CNH Xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cải tạo XHCN và quản lý kinh tế,…Do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết, những tiền đề để đi lên CNH, mặt khác chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Bố trí cơ cấu kinh tế: Cơ cấu sản xuất- đầu tư, không kết hợp chặt chẽ công nghiệp và nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn mà không tập trung giải quyết những vấn đề căn bản( lương thực, thực phẩm,hàng tiêu dùng, xuất khẩu) dẫn tới hiệu quả thấp Không thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của ĐH V:chưa coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. 2.3.Trong thời kì đổi mới chúng ta tiến hành công nghiệp hóa dựa trên những lợi thế nào?Những lợi thế đó ngày này đang như thế nào? Chúng ta tranh thủ cáchội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng,lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển kinh tế tri thức Lợi thế: Lao động : Dân số nước ta khá đông,nguồn lao động dồi dào, nguồn lực con người là yếu tố chuẩn bị cho sự phát triển nhanh và bền vững. Con người là yếu tố quyết định sự phá triển kinh tế vì con người sáng tạo ra các nhân tố khác, và sử dụng các nhân tố đó. Tài nguyên thiên nhiên: Đất đai màu mỡ,hệ thống song ngòi kênh rạch lớn, khí hâu nhiệt đới ẩm gió mùa nên thích hợp phát triển nông nghiệp, hoa màu, đặc biệt là lúa nước. Đất rừng rộng lớn chiếm ¾ diện tích toàn lãnh thổ Viêt Nam đây là điều kiện thuận lợi phát triển lâm nghiệp… 4 Có nguồn viện trợ từ các nước XHCN như Liên Xô… Khai thác các nguồn vốn từ bên ngoài, các công nghệ thị trường và những nguồn lực bên trong nước có hiệu quả. Là nước đi sau về tiến hành công nghiệp hóa, hiện đai hóa thì ta có lợi thế là khắc phục những khó khăn mà người đi trước gặp phải. Nước ta có vị trí địa lý thuậ n lợi cho việc phát triển và giao lưu kinh tế.Nằm gần trung tâm đông nam á, đầu mối các tuýến đường giao thông quốc tế . Thêm điều kiện hội nhập từ khi tham gia vào ASEAN và Mỹ bỏ lệnh cấm vận Hiện nay thì chúng ta vẫn đang phát huy rất tốt những lợi thế đang có.Nhưng cần có sự hợp lý hơn nữa tránh tình trạng, khai thác quá mức. Nhờ chính sách khôn khéo ngoại giao của nhà nứớc nên ta vẫn giữ được các mối quan hệ rất tốt đẹp với các nước trên thế giới.Nâng cao tay nghề nguồn lao động dồi dào vẫn đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu. 2.4. Vì sao ở Việt Nam công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa? Sự gắn kết này có phải là điểm riêng của việt Nam hay không? Ở Việt Nam CNH phải gắn liền với HĐH vì HĐH là đích đến của CNH vì nó là quá trình áp dụng khoa học kĩ thuật vào nền sản xuất CNH, HĐH là 2 quá trình khác biệt nhau. CNH chỉ tiến hành trong 1 thời gian nhất định còn HĐH là quá trình lâu dài, CNH do các nước nông nghiệp lạc hậu hoặc trong thời kì quá độ lên CNXH tiến hành còn HĐH thì được tiến hành ở tất cả các quốc gia. Đặc điểm nước ta là 1 nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trước đây dẫn đến kinh tế bị tụt hậu so với thế giới điều đó đòi hỏi nước ta phải tiến hành CNH. Bối cảnh thế giới sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ. Nếu nước ta không kịp thời CNH, HĐH thì sẽ bị loại bỏ phía sau Trên thế giới trải qua 2 cuộc cách mạng kĩ thuật: Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất diến ra đầu tiên ở nước Anh vào những năm 30 cuối thế kỉ XVIII 5 Cuộc cách mạng lần thứ 2 còn gọi là cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại diễn ra vào những năm 50 của thế kỉ XX. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tạo nên sự thay đổi to lớn trong nhiều lĩnh vực của đời sống kiinh tế, chính trị và xã hội CNH, HĐH là điểm chung của các nước đang phát triển chứ không phải của riêng Việt Nam. Dựa và các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật các nước đang phát triển trong đó có VN cần phải gắn liền CNH, HĐH để rút ngắn thời gian để hội nhập với nền kinh tế thế giới tạo ra 1 nền tảng tốt về kinh tế tiến lên CNXH. 2.5. Vì sao Đảng ta lại chủ trương CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức. Xuất phát từ tầm quan trọng của kinh tế tri thức Đặc điểm của nền kinh tế tri thức: Tất cả các vấn đề trong xã hội đều phải mang tính toàn cầu hóa Lao động tri thức chiếm 70% Trình độ, lực lượng sản xuất trong nền kinh tế đạt tiên tiến nhất Nguồn nhân lực phải được tri thức hóa Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng chi phối toàn bộ sự phát triển của xã hội và được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của xã hộihội loài người trải qua 3 nền kinh tế: kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức Đảng ta gắn CNH, HĐH với phát triển kinh tế tri thức định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 2.6.Tại sao nói nhu cầu đổi mới cơ chế quản lí kinh tế ở Việt Nam là tất yếu khách quan. Dưới áp lực của tình thế khách quan, nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chúng ta đã có những bước cải tiến về nền kinh tế theo hướng thị trường, tuy nhiên còn chưa toàn diện, chưa triệt để. Đó là khoán sản phẩm trong nông nghiệp theo chỉ thị 100 – CT/TW của Ban Bí thư Trung ương khóa IV; bù giá vào lương ở Long An; Nghị quyết TW8 khóa V (1985) về giá - lương - tiền; thực hiện Nghị định 25 và Nghị định 26 - CP của Chính phủ… Tuy vậy, đó là những căn cứ thực tế để Đảng đi đến quyết định đi đến thay đổi cơ chế quản lí kinh tế 6 Đề cập sự cần thiết đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội VI khẳng định: “Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội”. Chính vì vậy, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trở thành nhu cầu cần thiết và cấp bách. 2.7. Tại sao nói phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam là tất yếu khách quan? Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường. Kinh tế hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi, để bán trên thị trường. Mục đích của sản xuất trong nền kinh tế hàng hóa không phải để thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất ra sản phẩm mà nhằm để bán, tức là để thỏa mãn nhu cầu người mua, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường có cùng bản chất nhưng khác nhau về trình độ phát triển. Như vậy, kinh tế hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định (trình độ cao) thì đó là kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường tồn tại khi có đồng thời 2 điều kiện: Phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa các chủ thể kinh tế. Phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở chung của sản xuất hàng hóa chẳng những không mất đi mà trái lại còn được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Phân công lao động trong từng khu vực, từng địa phương cũng ngày càng phát triển. Sự phát triển của phân công lao động được thể hiện ở tính phong phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi trên thị trường. Việc chuyên môn sản xuất không chỉ ở các sản phẩm với nhau mà còn ở các chi tiết của một sản phẩm. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa các chủ thể Trong nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sỡ hữu. Do đó, tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, có lợi ích riêng nên quan hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể thực hiện bằng quan hệ hàng hóa – tiền tệ. 7 ở Việt Nam có đầy đủ 2 điều kiện đó 2.8.Đặc điểm của kinh tế thị trường Một là: quá trình lưu thông những sản phẩm vật chất và phi vật chất từ sản xuất tới tiêu dùng phải được thực hiện bằng phương thức mua bán. Sở dĩ có sự luân chuyển vật chất trong nền kinh tế là do có sự phân công chuyên môn hóa trong việc sản xuất ra sản phẩm ngày càng cao trong xã hội, cho nên sản phẩm trước khi trở thành hữu ích trong đời sống xã hội cần được gia công qua nhiều khâu chuyển tiếp nhau. Bên cạnh đó có những người những doanh nghiệp, có những ngành, những vùng sản xuất dư thừa sản phẩm này nhưng lại thiếu sản phẩm khác, do đó cần có sự trao đổi để đáp ứng đủ nhu cầu. Sự luân chuyển vật chất trong quá trình sản xuất có thể được thực hiện bằng nhiều cách: Luân chuyển nội bộ, luân chuyển qua mua bán…Trong nền kinh tế thì trường, sản phẩm được sản xuất ra chủ yếu để trao đổi thông qua thị trường. Hai là: Người trao đổi hàng hóa phải có quyền tự do nhất định khi tham gia trao đổi trên thị trường ở bốn mặt sau đây Thứ nhất: Tự do lựa chọn nội dung sản xuất và trao đổi Thứ hai: Tự do lựa chọn đối tác trao đổi Thứ ba: Tự do thỏa thuận giá cả trao đổi Thứ tư: Tự do cạnh tranh Ba là: hoạt động mua bán được thực hiện thường xuyên rộng khắp, trên cơ sở một kết cấu hạ tầng tối thiểu, đủ để việc mua bán được diễn ra thuận lợi, an toàn với một kết cấu thị trường ngày càng đầy đủ. Bốn là: Các đối tác hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều theo đuổi lợi ích của mình. Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp của sự phát triển kinh tế. Năm là: Tự do cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trường, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế và xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, có lợi cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. 8 Sáu là: Sự vận động của các quy luật khách quan của thị trường dẫn dắt hành vi thái độ của các chủ thể kinh tế tham gia thị trường, nhờ đó hình thành một trật tự nhất định của thị trường sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng. Một nền kinh tế có những đặc điểm cơ bản trên đây được gọi là một nền kinh tế thị trường. Ngày nay cùng với sức sản xuất mạnh mẽ trong từng quốc gia và sự hội nhập kinh tế mang tính toàn cầu đã tạo điều kiện và khả năng vô cùng to lớn để phát triển kinh tế thị trường đạt đến trình độ cao đó là kinh tế thị trường hiện đại. 2.9.Em hiểu như thế nào về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? Để có cái nhìn đầy đủ và chính xác nhất về “nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa(XHCN), trước tiên chúng ta phải hiểu thế nào là “nền kinh tế thị trường”? Trong quá trình vận động phát triển của mình thì con người đã trải qua ba trạng thái của nền kinh tế, từ kinh tế tự nhiên đến kinh tế hàng hóa và bây giờ là kinh tế thị trường. Nếu như ở kinh tế tự nhiên con người tự thân vận động, tự cung tự cấp mọi thứ mà chưa có sự sao đổi thì ở kinh tế hàng hóa sản phẩm làm ra được mang trao đổi trên thị trường. Và nền “ kinh tế thị trường” chính là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao mà ở đó hàng hóa được vận động theo cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều chỉnh của thị trường thông qua quy luật thị trường về cung cầu, giá cả, cạnh tranh v.v Điều kiện tồn tại kinh tế thị trường đó là phải có sự phân công lạo động XH mang tính chất chuyên môn hóa và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa các chủ thể Kinh tế. Vậy có thể hiểu là nền kinh tế TT định hướng XHCN là nền kinh tế thị trường của XHCN. Tức là nó vừa tuân theo quy luật của kinh tế TT vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế của CNXH và các yếu tố đảm bảo tính định hướng XHCN. Đặc điểm nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: Là nền kinh tế hỗn hợp (có cả sự vận hành của cơ chế TT, của sự điều tiết của nhà nước). Các quy luật khách quan của nền KTTT được tôn trọng, các mạch máu kinh tế và các nghành trọng yếu (khai mỏ, ngân hàng, quốc phòng…) được nhà nước quản lý. Các thông lệ quốc tế trong quản lý và điều hành kinh tế được vận dụng một cách hợp lý. Nền KT chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế XH. 9 Là một nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu, nhưng khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền KT. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Là nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và chủ động hội nhập kinh tế thành công. Việc phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động và theo hiệu quả kinh tế, đồng thời theo cả mức đóng góp vốn. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường Các tổ chức chính trị XH, tổ chức XH, nghề nghiệp và nhân dân được khuyến khích tham gia vào quá trình phát triển kinh tế. 2.10.Nêu ưu điểm và nhược điểm của kinh tế thị trường Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự do cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn đứng vững được trên thị trường phải luôn luôn đổi mới về sản phẩm, về tổ chức quản lý. Do vậy, nó luôn tạo ra lực lượng sản xuất cho xã hội, tạo ra sự dư thừa hàng hoá để cho phép thoả mãn nhu cầu ở mức tối đa. Ưu điểm: Phá vỡ kinh tế tự nhiên và thuc đẩy xã hội hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội. Kích thích tính năng động, sáng tạo của chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất. Vận động theo quy luật KTTT tạo sức cạnh tranh cao trong nền kinh tế. Tích tụ và tập trung sản xuất đến phát triển với quy mô lớn. KTTT mang lại điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tự đó thúc đẩy trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, hiện đại, tiên tiến hơn. Nhược điểm: Kinh tế thị trường chú trọng đến những nhu cầu có khả năng thanh toán, không chú ý đến những nhu cầu cơ bản của xã hội. 10 . trải qua 2 cuộc cách mạng kĩ thuật: Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất diến ra đầu tiên ở nước Anh vào những năm 30 cuối thế kỉ XVIII 5 Cuộc cách mạng lần. Cuộc cách mạng lần thứ 2 còn gọi là cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại diễn ra vào những năm 50 của thế kỉ XX. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Ngày đăng: 27/09/2013, 07:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w