D. Tinh dầu trong điều tri bệnh răng miệng
2. Kết quả nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn
Thí nghiệm được tiến hành với các thuốc thử trên 3 đĩa petri ứng với từng loại vi khuẩn. Kết quả thu được là số trung bình cộng của 3 đĩa này.
Bảng 1. Kết quả tác dụng kháng khuẩn của Bồ kết trên vi khuẩn kiểm định
định Nồng độ
Đường kính vòng vô khuẩn (mm) Bac.subtilis Sta.aureus E.coli
10% 10,50 13,00 -
20% 10,57 14,00 -
40% 10,97 14,90 -
Chứng - - -
(-): không có vòng vô khuẩn
Nhân xét:
Dịch chiết Bồ kết ở nồng độ 40% có tác dụng kháng khuẩn tốt hơn so với dịch chiết ở nồng độ 10% và 20%.
Bồ kết có tác dụng kháng khuẩn trên chủng vi khuẩn Bac.subtilis và tác dụng tốt trên chủng Staphylococcus aureus.
Trên chủng E.coli, Bồ kết không có tác dụng kháng khuẩn.
Bảng 2. Kết quả tác dụng kháng khuẩn của Tế tân trên vi khuẩn kiểm định
định Nồng độ
Đường kính vòng vô khuẩn (mm) Bac.subtilis Sta.aureus E.coli
10% 8,57 9,00 -
20% 8,93 9,25 -
40% 10,67 9,57 -
Chứng - - -
(-): không có vòng vô khuẩn
NX:
Ở nồng độ 40%, dịch chiết Tế tân có tác dụng kháng khuẩn tốt.
Tế tân không có tác dụng trên chủng E.coli và có tác dụng kháng khuẩn trên 2 chủng vi khuẩn Bac.subtilis và Sta.aureus.
Bảng 3. Kết quả tác dụng kháng khuẩn của Xuyên tiêu trên vi khuẩn kiểm định
định Nồng độ ^
Đường kính vòng vô khuẩn (mm)
Bac.subtilis Sta. aureus E.coli
10% 10,27 10,00 -
20% 11,27 10,80 -
40% 11,20 10,50 -
Chứng - - -
(-): không có vòng vô khuẩn
NX: Xuyên tiêu có tác dụng kháng khuẩn tốt ở nồng độ 20%.
Cũng như Bồ kết và Tế tân, Xuyên tiêu có tác dụng kháng khuẩn tốt trên chủng Bac.sublitis và Sta.aureus.
Xuyên tiêu không có tác dụng với chủng E.coli.
Bảng 4. Kết quả tác dụng kháng khuẩn của Long não hương trên vi khuẩn kiểm định
¥Iv kiếni định Nồng độ
Đường kính vòng vô khuẩn (mm)
Bac.subtilis Sta. aureus E.coli
5% 9,63 9,13 -
10% 11,00 9,67 -
20% 13,13 10,20 -
Chứng - - -
(-): không có vòng vô khuẩn
NX:
Dịch chiết Long não hương ở nồng độ 20% có tác dụng kháng khuẩn tốt với VK Bac.subtilis, có tác dụng vừa với chủng Sta.aureus.
Trên chủng E.coli, Long não hương không có tác dụng kháng khuẩn. Dựa vào các kết quả thu được ở trên, chúng tôi nhận thấy nồng độ các dịch chiết có tác dụng kháng khuẩn tốt nhất là:
Bồ kết 40% Xuyên tiêu 20% Tế tân 40% Long não hương 20%
Lấy 4 dịch chiết trên đem trộn với nhau theo tỉ lệ 1:1:1:1 để được một hỗn hợp. Thử tác dụng kháng khuẩn hỗn hợp đó trên 2 chủng vi khuẩn Bac.subtilis và Sta.aureus.
Kết quả được trình bày trong bảng 5.
Bảng 5. Kết quả thử tác dụng kháng khuẩn của các dịch chiết đơn và hỗn hợp trên vi khuẩn
kiểm định Nồng độ
Đường kính vòng vô khuẩn (mm) Bac.subtilis Sta. aureus
Bồ kết 40% 10,97 14,90
Tế tân 40% 10,67 9,57
Xuyên tiêu 20% 11,27 10,80 Long não hương 20% 13,13 10,20
Hỗn hợp 11,97 12,07
Nhân xét:
Hỗn hợp có tác dụng trên cả 2 loại vi khuẩn kiểm định nhưng không mạnh hơn một số dịch chiết đơn. Cụ thể là: đối với chủng Bac.subtilis, kích thước vòng vô khuẩn của hỗn hợp nhỏ hơn kích thước vòng vô khuẩn của dịch chiết LNH 20%, và đối với chủng Sta. aureus thì nhỏ hơn kích thước vòng vô khuẩn của dịch chiết BK 40%. Có kết quả này là do khi trộn các dịch chiết đơn theo tỉ lệ 1:1:1:1 thì nồng độ của các dịch chiết đơn trong hỗn hợp giảm xuống còn 1/4 so với nồng độ của chính nó khi đem thử riêng.
Từ kết quả thực nghiệm chúng tôi cũng nhận thấy đường kính vòng vô khuẩn của hỗn hợp đo được lại lớn hơn kích thước vòng vô khuẩn của 3 dịch chiết còn lại trong số 4 dịch chiết có trong hỗn hợp. Như vậy, chúng tôi sơ bộ kết luận: ở tỉ lệ 1:1:1:1 các dịch chiết BK 40%, TT 40%, XT 20%, LNH 20% trong hỗn hợp có tác dụng hiệp đồng kháng khuẩn.