Thực trạng vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam hiện nay, Thực trạng vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam hiện nay,Thực trạng vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam hiện nay
Trang 1MỞ ĐẦU
Về nguyên tắc, bản án, quyết định dân sự của tòa án nước nào thì chỉ có
hiệu lực trên lãnh thổ nước đó Vấn đề đặt ra là nếu tại nước mà bản án, quyết định dân sự được tuyên thì bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc không thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nhưng ở lãnh thổ quốc gia khác thì bên có nghĩa vụ như đã nói, lại
có tài sản hoặc có đủ điều kiện để thực hiện những nghĩa vụ từ bản án, quyết định dân sự đó Như vậy, công nhận và cho thi hành bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là động thái cần thiết của cơ quan tư pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp triệt để cho bên có quyền Để hiểu rõ vấn đề này em xin chọn đề tài
28 “ Thực trạng vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu rõ vấn đề này
NỘI DUNG
I, KHÁI CHUNG VỀ CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT
ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái niệm
Công nhận bản án, quyết định dân sự (QĐDS) của tòa án nước ngoài có nghĩa là công nhận giá trị hiệu lực của bản án, QĐDS nước ngoài cũng như các quyền và nghĩa vụ dân sự trong bản án, QĐDS đó như bản án, QĐDS do tòa án nước mình tuyên
Thi hành bản án, QĐDS của tòa án nước ngoài có nghĩa là thi hành các quyền và nghĩa vụ dân sự trong bản án, QĐDS đó đúng như bản án, QĐDS do tòa
án nước mình tuyên
Theo nguyên tắc chung việc công nhận và thi hành bản án, QĐDS của tòa án nước ngoài sẽ được tiến hành trên cơ sở các điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia Trong trường hợp giữa các quốc gia không có điều ước quốc tế quy định
về vấn đề này thì sẽ tiến hành dựa trên nguyên tắc có đi có lại
Để bản án, QĐDS của tòa án nước ngoài được công nhận và thi hành cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản sau: Thứ nhất, bản án, QĐDS đã có hiệu lực pháp lực; thứ hai, bản án,QĐDS đó được tuyên không vi phạm các quy định về mặt tố
Trang 2tụng; Thứ ba, bản án, QĐDS của tòa án nước ngoài không trái với các quy định pháp luật của nước được yêu cầu công nhận
1.2 Ý nghĩa của việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Công nhận và thi hành bản án, QĐDS của tòa án nước nào chỉ có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ của nước đó Do đó, nếu muốn được thi hành ở nước ngoài thì phải được cơ quan có thẩm quyền có nước đó công nhận Việc công nhận và thi hành bản án QĐDS của tòa án nước ngoài sẽ đảm bảo khả năng thi hành của các bản án, quyết định đã được tòa án nước ngoài tuyên, hạn chế tình trạng cùng một
vụ việc nhưng phải giải quyết đến hai lần
Khẳng đinh chủ quyền về mặt tài phán của các quốc gia Không có một quốc gia nào có quyền ép buộc một quốc gia khác phải công nhận và thi hành bản án, QĐDS của tòa án nước ngoài tại nước mình
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự đặc biệt là người được thi hành bản án QĐDS, bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự một cách hiệu quả
2 Nội dung pháp lý của công nhận và thi hành bản án, quyết định dân
sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, vấn đề công nhận và thi hành bản án, QĐDS của tòa
án nước ngoài được quy định trong các điều ước quốc tế song phương ( chủ yếu trong hiệp định tương trợ tư pháp) Việt Nam ký kết với các nước và trong pháp luật Việt Nam
2.1 Theo điều ước quốc tế song phương các nước ký kết với các nước
Để công nhận và thi hành bản án, QĐDS của tòa án nước ngoài, Việt Nam
đã ký các hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề dân sự, hôn nhân – gia đình và hình sự với nước ngoài Hầu hết các hiệp định này đều đề cập đến vấn đề công nhận và thi hành các bản án, QĐDS của các bên ký kết tại nước mình Nội dung chủ yếu được qui định trong các hiệp định về vấn đề này đó là
+ Phạm vi công nhận và thi hành: các bản án, QĐDS của tòa án nước ngoài được công nhận và thi hành theo quy định trong các hiệp định bao gồm các bản án,
Trang 3QĐDS và quyết định về việc bồi thường thiệt hại dân sự, quyết định về tài sản trong bản án hình sự Trong một số Hiệp định tương trợ tư pháp còn phân biệt bản
án, QĐDS có tính chất tài sản và bản án, QĐDS không có tính chất tài sản trong việc công nhận và cho thi hành
+ Điều kiện công nhận và thi hành bản án, QĐDS của tòa án các nước ký kết Nhìn chung bao gồm 3 điều kiên bảo gồm:
- Bản án, QĐDS đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật của nước ký kết đã tuyên bản án , quyết định đó
- Bản án, QĐDS của nước ký kết có hiệu lực pháp luật mà không trái với pháp luật của nước ký kết được yêu cầu, hoặc trước đó nước ký kết được yêu cầu chưa bao giờ công nhận bản án, quyết định về một vụ án tương tự từ nước thứ ba hoặc vào thời điểm công nhận bản án, quyết định đó tòa án của nước ký kết được yêu cầu chưa thụ lý hoặc xem xét vụ tương tự
- Bản án, quyết định cuả tòa án xét xử vụ án mà các đương sự hoặc người đại diện và quyền tố tụng của họ chưa được đảm bảo
Việc công nhận và thi hành bản án, quyết định đó sẽ không gây phương hại đến chủ quyền và an ninh quốc gia hoặc không gây mâu thuẫn với các nguyên tắc
cơ bản của pháp luật nước ký kết được yêu cầu
+ Đơn yêu cầu công nhận và thi hành: Việc công nhận và cho thi hành bản
án, QĐDS của nước ngoài chỉ đặt ra khi có đơn yêu cầu của các đương sự
+ Thủ tục xem xét đơn yêu cầu công nhận và thi hành: tất cả các hiệp định đều quy định tòa án là cơ quan có thẩm quyền xem xét và ra quyết định công nhận
và cho thi hành bản án, QĐDS của tòa án nước ngoài
3 Theo quy định của pháp luật Việt Nam
3.1 Phán quyết của trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
Điều 424 BLTTDS 2015 quy định:
“1 Phán quyết của trọng tài nước ngoài sau đây được xem xét công nhận
và cho thi hành tại Việt Nam:
Trang 4a)Phán quyết của trọng tài nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài;
b)Phán quyết của trọng tài nước ngoài không thuộc trường hơp quy định tại điểm a khoản này trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
2 Phán quyết của trọng tài nước ngoài quy định tại khoản 1 điều này được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành.
3 Trọng tài nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài quy định tại khoản 1 điều này được xác định theo luật trọng tài thương mại của Việt Nam’’
Như vậy, BLTTDS năm 2015 đã sử dụng thuật ngữ “phán quyết” của trọng tài nước ngoài thay cho thuật ngữ “quyết định” của trọng tài nước ngoài của BLTTDS năm 2004, đồng thời dẫn chiếu đến cách giải thích khái niệm về “phán quyết Trọng tài”, “phán quyết của trọng tài nước ngoài” tại Luật trọng tài thương mại năm 2010 BLTTDS năm 2015 quy định điều kiện phán quyết của trọng tài nước ngoài được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phải là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành
3.2 Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam
Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài là những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như quy định tại khoản 5 điều 31 BLTTDS 2015 Vì vậy, phù hợp với điểm b khoản 1 điều 37 và khoản 3 điều 38 của BLTTDS 2015, tòa kinh tế tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
Như vậy, tòa án có thẩm quyền theo lãnh thổ để giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài theo quy đinh của pháp luật Việt Nam là:
Trang 5-Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người phải thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân; hoặc
-Tòa án nhân cấp tỉnh nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người thi hành
là cơ quan, tổ chức; hoặc
-Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài
Trường hợp sau khi thụ lý mà Tòa án xét thấy việc giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài thuộc thẩm quyền của tòa án khác của Việt Nam thì Tòa án đã thụ lý ra quyết định chuyển hồ
sơ cho Tòa án khác của Việt Nam thì tòa án đã thụ lý ra quyết định chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên yêu cầu đó trong sổ thụ lý Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự để đương sự, Viện kiểm sát có thể thực hiện quyền khiếu nại, quyền kiến nghị đối với quyết định này trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết đinh theo điều 456 BLTTDS 2015
3.3 Quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
Theo quy định tại điều 423 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì: Người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
-Nếu người phải thi hành là cá nhân, thì họ phải cư trú, làm việc tại Việt Nam
-Nếu nười phải thi hành là cơ quan, tổ chức, thì cơ quan, tổ chức đó phải có trụ sở chính tại Việt Nam;
-Nếu tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, thì tài sản đó phải đang có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu
3.4 Bảo đảm quyền kháng cáo, kháng nghị, thi hành phán quyết; chi phí
tố tụng
Trang 6Việt bảo đảm quyền kháng cáo, kháng nghị, bảo đảm hiệu lực quyết định của tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài, bảo đảm việc gửi quyết định của tòa án về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, bảo đảm quyền chuyển tiền, tài sản thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài và nghĩa vụ chịu lệ phí, chi phí xét đơn yêu cầu được quy định từ Điều 426 đến 430 của BLTTDS 2015 trên tinh thân thừa kế các quy định của BLTTDS 2004, trong đó bổ sung them quy định nới về chi phí tống đạt ra nước ngoài Quy định này bảo đảm sự tương thích giữa BLTTDS và Luật tương trọ tư pháp thì ngoài việc quy định người yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam Theo đó, người yêu cầu tòa án Việt Nam công nhận
và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài phải chịu chi phí tống đạt ra nước ngoài văn bản tố tụng của tòa án Việt Nam liên quan đến yêu cầu của họ (Điều 430)
3.5 Về xét kháng cáo, kháng nghị
Quyền kháng cáo, kháng nghị được quy định tại Điều 461 của BLTTDS
2015 quy định, theo đó, đương sự, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo quyết định đó; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị quyết định của Tòa án quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 457 và khoản 5 Điều 458 của BLTTDS 2015
So với BLTTDS 2004 thời hạn kháng cáo của đương sự được giữ nguyên (15 ngày), thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát được rút ngắn lại từ 15 ngày đối với Viện kiểm sát cùng cấp, 30 ngày đối với Viện kiểm sát cấp trên xuống còn 7 ngày đối với Viện kiểm sát cùng cấp và 10 ngày đối với Viện kiểm sát cấp trên
II, THỰC TRẠNG CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
1 Tình hình công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam
Việc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa
án nước ngoài, trước hết là thể hiện trách nhiệm của nhà nước Việt Nam trong việc
Trang 7thực hiện các cam kết quốc tế, mặt khác là nhằm thực hiện một số mục tiêu cơ bản như sau:
Thứ nhất, bảo vệ các quyền và lợi ích của công dân, pháp nhân Việt Nam trên lãnh thổ các nước dã ký kết hiệp định, đồng thời bảo vệ quyền lợi của công dân, pháp nhân các nước ký kết hiệp định trên lãnh thổ Việt Nam Đây chính là biểu hiện cao nhất của việc thi hành nghĩa vụ pháp lý quốc tế trên cơ sở điều ước
Thứ hai, việc tòa án Việt Nam tiến hành công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa an nước ngoài, cũng là sự tôn trọng và khẳng định hiệu lực pháp luật của các bản án, quyết định đó trên phạm vi lãnh thổ của Việt Nam( theo nguyên tắc có đi có lại)
Công nhân và hti hành bản án, quyết định dân sự của Tòa an nước ngoài, đối với các quốc gia liên quan, phải được coi là giai đoạn cuối cùng khép lại toàn bộ quá trình tố tụng dân sự quốc tế Xét về mặt trình tự thì đây là một bước, một giai đoạn không thể thiếu được của quá trình tố tụng, nếu kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp đển khởi kiện, xét xử, ra quyết định, thi hành Mặt khác, vấn đề công nhận và thi hành quyết định của Tòa án nước ngoài còn là một nội dung quan trọng cảu tư pháp quốc tế đang được nhiều quốc gia quan tâm Do đó, việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài còn giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao lưu dân sự giữa các quốc gia ngày càng phát triển, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực dân sự, kinh tế, văn hóa – xã hội
Thực tế ở Việt Nam có rất ít bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được công nhận và thi hành tại Việt Nam đúng theo các quy định cảu pháp luật, mặc dù số luowjgn đơn yêu cầu của đương sự được gửi đến Việt Nam không phải là ít Cụ thể theo số liệu thống kê của Bộ tư pháp cho thấy, từ năm 1994 đến
2004 đã nhận được hơn 150 hồ sơ xin công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản
án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài Các yêu cầu này chủ yếu là của công dân Việt Nam đang làm ăn, sinh sống tại Đức, Nga, Ucraina… đã được Tòa án Đức, Nga, Ucraina xét xử cho ly hôn, nay một trong hai bên về nước làm đơn yêu càu công nhận để có thể kết hơn với người khác ở Việt Nam Các đơn yêu cầu này
đã không được Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
Trang 8Từ khi có Bộ luật tố tụng dân sự đến năm 2011, Bộ Tư pháp thụ lý được 50 đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tịa Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài Như vậy có thể nói trên thực tế ở Việt Nam có rất ít bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được công nhận và thi hành tại Việt Nam mặc dù số lượng đơn yêu cầu của đương sự được gửi đến Việt Nam không phải là
ít Để khắc phục tình trạng đo, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc hiện thực hóa các quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa
án nước ngoài
2 Thực tiễn về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Tình huống thực tiễn:
Bà GNP cư trú tại Việt Nam và ông TDD cư trú tại Hợp chúng quốc Hoa Kỳ kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam Sau đó, ông TDD xin ly hôn với bà GNP tại Hoa Kỳ Ngày 04/3/2009, Tòa Thượng thẩm bang California, hạt San Bernardino, Hợp chủng quốc Hoa kỳ cho ông TDD ly hôn với bà GNP theo bản án
ly hôn số FAMRS số 802358 Con chung và tài sản chung giữa họ là không có Ngày 01/8/2009, bà GNP có đơn gửi đến bộ tư pháp để yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án nêu trên tại Việt Nam Đơn và các tài liệu kèm theo của bà GNP được chuyển đến Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam để giải quyết Thụ lý đơn, Thẩm phán được phân công giải quyết cho rằng, do ông TDD đang cư trú tại Hòa
Kỳ nên bà GNP chưa đủ điều kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết Ngày 18/11/2009, Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án của Tòa án nước ngoài Căn cứ để viện dẫn là điều 194; Điều 342; 343; khoản 1 Điều 344; điểm b khoản 1 Điều 354; Điều 357 và điều 358 của
Bộ luật tố tụng dân sự 2004
Nhận xét:
Điều 344 của Bộ luật TTDS quy định chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu thi hành bản án, quyết định là “người được thi hành” trong bản án, quyết định đó Việc xác định tư cách chủ thể của người nộp đơn không phải lúc nào cũng rõ ràng Đối với những vụ án dân sự liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu tài sản, đòi tài sản… với bên nguyên đơn và bên bị đơn thì việc xác định người được thi hành và người phải thi hành tương đối đơn giản Tuy nhiên, với những bản ản, quyết định
Trang 9có liên quan đến vấn đề nhân thân thì việc xác định này trên thực tế là không dễ dàng Như trong tình huống thực tiễn trên việc xác định bà GNP và ông TDD ai là
“người được thi hành” và ai là “người thi hành” cũng còn nhiều vướng mắc Bời nếu Tòa án xác định ông TDD là người được thi hành thì bà GNP không có tư cách nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án của Tòa thương thẩm bang California, hạt San Bernardino tại Việt Nam Điều này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của hai bên chủ thể trong bản án bởi cả hai bên chủ thể đều thể hiện mong muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân với nhau Việc tòa án Việt Nam không chấp nhận tư cách nộp đơn yêu cầu của bà GNP sẽ kéo theo hệ quả là bà GNP phải làm đơn ly hôn tại Việt Nam và mục đích của việc công nhận và cho thi hành bản
án, quyết định của tòa án nước ngoài sẽ không đạt được Còn nếu tòa án xác đinh
bà GNP là người được thin hành thì bà GNP hoàn toàn có tư cách nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam Như vậy, kết luận của Tòa án nhân dân thành phố HCM với vụ việc trên
là chưa chính xác
3 Một số đề xuất, kiến nghị về hoàn thiện và thực hiện pháp luật Việt Nam về thủ tục công nhận và cho thi hành tịa Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài
3.1 Hoàn thiện quy định của pháp luật có liên quan
Công ước New York là một công cụ có ảnh hưởng sâu sắc trên thế giới về việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài, mặc dù BLTTDS 2015 đã có những cái tiến đáng ghi nhận nhưng pháp luật của Việt Nam
về thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài vẫn còn những bất cập trong tương quan với công ước New York và xu hướng chung của thế giới Bên cạnh đó , thực tiến thi hành về vấn đề này thực sự là không hiệu quả Trong nỗ lực cải cách pháp luật về thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả thi hành, lấy lại niểm tin của nhà đầu tư nước ngoài và tạo dựng uy tín của Việt nam thì việc tham khảo và áp dụng Luật mẫu khi sửa đổi Luật TTTM hiện hành là một giải pháp đáng quan tâm
3.2 Tiếp tục kí kết mới các điều ước quốc tế và nội luật hóa những điều ước quốc tế về lĩnh vực này
Trang 10Những vướng mắc trong công tác công nhận và thi hành bản án, quyết định nước ngoài trong những năm qua chủ yếu là do Việt Nam có quá ít các hiệp định tương trợ tư pháp với các quốc gia Pháp luật của quốc giá nơi có bản án, quyết định cần thi hành có những đặc thù mà Việt Nam không thể giải quyết được triệt
để, ngoài ra có những trường hợp pháp luật VN và quốc gia đó có xung đột pháp luật thì việc công nhận và thi hành gần như không thể thực hiện được Trước thực tiễn đó đặt ra nhu cầu phải tiến hành kí kết các điều ước song phương nhằm công nhận và thi hành các bản án, quyết định của nhâu cũng như giải quyết xung đột về thẩm quyền của các tóa án, Đặc biệt VN cần phải nhanh chóng kí kết điều ước quốc tế với những quốc gia mà những năm gần đây có nhiều bản án, quyết định được yêu cầu công nhận và thi hành như Đài Loan, Mỹ ,Đức ,Hàn quốc…
Việt Nam cần tiếp tục nội luật hóa những quy định trong các điều ước quốc
tế mà Việt Nam đã tham gia Từ trước đến nay VN vẫn chưa có thói quen áp dụng trực tiếp các điều ước quốc tế mà phải chuyển hóa vào các văn bản của quốc gia để
áp dụng Điều này đã làm số lượng các văn bản mới cũng như sửa đổi ngày cáng nhiều, nhiều khi gây chồng chéo, mâu thuẫn.Vì vậy, bên cạnh việc chuyển hóa vào luật trong nước, chúng ta nên làm quen với cách thức áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế đó
Ngoài việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật thì một nhiệm vụ nữa cũng
vô cùng quan trọng đó là phải đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc triển khai các giải pháp xây dựng và áp dụng pháp luật về công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của tòa án nước ngoài tại Việt Nam
KẾT LUẬN
Vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam không còn là vấn đề mới nữa nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót về cách thức vận hành cũng như cách áp dụng Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện những quy định của pháp luật về vấn đề này Với quan điểm và cái nhìn chủ quan của bản thân về vấn đề trên và do kiến thức còn hạn chế nên bài viết sẽ còn nhiều thiếu xót, em mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo Em xin chân thành cảm ơn