1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa Thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH MTV Hà Tâm

56 95 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 404,5 KB

Nội dung

Phạm Hữu Nghị năm 1996; luận văn Thạc sĩ “Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài - Kinh nghiệm so sánh với Luật Trung Quốc và những định hướng hoàn th

Trang 1

TÓM LƯỢC

Trong đời sống xã hội, hợp đồng là một hình thức thiết lập quan hệ giữa ngườivới người Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của hợp đồng đã chứng minh đó là mộthình thức pháp lý thích hợp và hiệu quả trong việc đảm bảo sự vận động của hàng hóa

và tiền tệ Khi nền kinh tế phát triển, xã hội văn minh thì việc điều chỉnh bằng phápluật quan hệ hợp đồng ngày càng cần thiết, càng được coi trọng và hoàn thiện

Ở nước ta, việc điều chỉnh bằng pháp luật quan hệ hợp đồng đã được áp dụng từlâu, song nó chỉ được hoàn thiện và phát triển hơn khi nước ta bước vào công cuộc đổimới với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhànước Để đáp ứng đòi hỏi khách quan của nền kinh tế cần một hệ thống pháp luậtthống nhất để điều chỉnh quan hệ hợp đồng và tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp luậtkhi đất nước hội nhập kinh tế quốc tế

Trong các loại hợp đồng thì hợp đồng mua bán hàng hóa có vai trò đặc biệt quantrọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như từng doanh nghiệp Đó

là quan hệ trao đổi hợp pháp mà tất cả các tổ chức sản xuất kinh doanh đều phải thựchiện trong quá trình tồn tại và phát triển Qua xem xét hợp đồng tại Công ty TNHHMTV Hà Tâm, tác giải thấy có nhiều điều đáng quan tâm Bởi vậy, tác giả đã chọn đề

tài “Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH MTV Hà Tâm” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp Đề tài này tập trung phân tích

thực trạng pháp luật về giao kết, thực hiện, giải quyết tranh chấp trong hợp đồng muabán hàng hóa, những thuận lợi, hạn chế cần khắc phục cũng như định hướng sửa đổi

và một số kiến nghị trong việc ban hành và thực thi pháp luật về hợp đồng mua bánhàng hóa ở nước ta hiện nay

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Thương mại, các thầy côkhoa Kinh tế - Luật đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường vàhướng dẫn khóa luận tốt nghiệp Được sự giới thiệu của trường Đại học Thương Mại

và sự chấp thuận của Công ty TNHH MTV Hà Tâm, em đã được thực tập và tiếp xúcthực tế với các hoạt động của doanh nghiệp Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giámđốc Công ty - ông Phạm Văn Hà cùng các anh chị nhân viên đã tận tình chỉ dạy, hướngdẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp Đặc biệt, em xin gửi lời cảm

ơn chân thành nhất tới TS Trần Thành Thọ đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trongsuốt quá trình thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và sự hiểu biết còn hạn chế, bàikhóa luận tốt nghiệp này không thể tránh khỏi sai sót Kính mong nhận được sự đónggóp, nhận xét của các thầy cô giáo, cán bộ nhân viên trong Công ty TNHH MTV HàTâm để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn

Trân trọng!

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 5

1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa 5

1.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa 5

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa 6

1.2 Pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa 7

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong nền kinh tế thị trường 7

1.2.2 Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa 8

1.3 Một số nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa 8

1.3.1 Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 8

1.3.2 Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 12

1.3.3 Giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng mua bán hàng hóa 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY TNHH MTV HÀ TÂM 17

Trang 4

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến hợp đồng mua bán hàng

hóa 17

2.1.1 Tổng quan tình hình pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa 17

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa 18

2.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa 19 2.2.1 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 19

2.2.1.1 Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 19

2.2.1.2 Nội dung và hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa 21

2.2.1.3 Trình tự giao kết của hợp đồng mua bán hàng hóa 22

2.2.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 25

2.2.2.1 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng Quyền và nghĩa vụ của bên bán 25

2.2.2.2 Trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm trong hợp đồng mua bán hàng hóa 28

2.2.3 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa 33

2.2.3.1 Thương lượng giữa các bên 33

2.2.3.2 Hòa giải 33

2.2.3.3 Giải quyết tranh chấp tại Tòa án 34

2.2.3.4 Giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài thương mại 34

2.3 Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH MTV Hà Tâm 35

2.3.1 Tổng quan về Công ty TNHH MTV Hà Tâm 35

2.3.2 Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH MTV Hà Tâm 36

2.2.2.1 Thực trạng thực hiện các điều khoản về số lượng, chất lượng và giao nhận trong hợp đồng 36

2.3.2.2 Thực trạng thực hiện các điều khoản về giá cả và thanh toán 37

Trang 5

2.3.2.3 Tranh chấp trong thực hiện hợp đồng 39

2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 39

2.4.1 Các kết quả đạt được 39

2.4.2 Những khó khăn 40

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 42

3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa 42

3.2 Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa 42

3.2.1 Kiến nghị về phía cơ quan quản lý nhà nước 42

3.2.1 Kiến nghị về phía công ty 45

3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 47

KẾT LUẬN 48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Hiện nay, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sau khi gianhập WTO, các quan hệ kinh tế ngày càng pháp triển mạnh mẽ Cùng với tiến trìnhphát triển đó, một nền kinh tế thị trường mới đã được mở ra dựa trên sự thiết lập nềntảng pháp lí quyền tự do kinh doanh trong quan hệ thương mại và phương thức hìnhthành chủ yếu là thông qua các quan hệ hợp đồng đặc biệt là quan hệ hợp đồng thươngmại Hợp đồng là một trong những phương tiện pháp lý chủ yếu để cá nhân, tổ chứctrao đổi lợi ích nhằm thỏa mãn các nhu cầu nhân sinh Hợp đồng cũng đóng vai tròquan trọng trong quá trình vận hành của nền kinh tế, vì nó là hình thức pháp lý cơ bảncủa sự trao đổi hàng hóa trong xã hội Hầu hết các giao dịch trong xã hội, dù có mụcđích kinh doanh hay nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thông thường, đều liên quanđến hợp đồng Điển hình là những chế định về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại.Các quan hệ hợp đồng trong thương mại cũng vì lẽ đó mà trở nên đa dạng và phức tạphơn Chính vì vậy mà vấn đề luật pháp ngày càng cần thiết, được Nhà nước coi trọng

và hoàn thiện Mục đích của pháp luật về hợp đồng nói chung là nhằm bảo vệ quyền tự

do ý chí, dung hòa và thỏa mãn các lợi ích khác nhau của các bên Quyền tự do ý chínày chỉ bị hạn chế bởi một số ngoại lệ nhằm bảo vệ trật tự công hoặc nhằm bảo đảmquyền lợi hợp pháp của bên thứ ba Pháp luật về hợp đồng được quy định trong nhiềuvăn bản khác nhau như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại và các văn bản pháp luậtkhác có liên quan Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, LuậtThương mại được coi là ngành luật điển hình trong hệ thống pháp luật quốc gia điềuchỉnh các quan hệ phát sinh giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa các thương nhânvới các chủ thể khác hoặc giữa các chủ thể khác với nhau có liên quan đến hoạt độngthương mại, hoặc các hành vi thương mại trong đó có hợp đồng thương mại

Trên thực tế, việc tuân thủ quy định về hợp đồng trong doanh nghiệp còn rấtnhiều hạn chế Việc ban hành Luật Thương mại 2005 đã phần nào khắc phục đượcnhững vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải như quyền tự do tự nguyện thỏa thuận tronghoạt động thương mại, thừa nhận thói quen và giá trị pháp lý của các giao dịch thôngqua internet trong hoạt động thương mại,… tuy nhiên Luật vẫn còn nhiều thiếu xót Đểquá trình vận dụng pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng thương mại nói riêngdiễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả thì chúng ta cần nghiên cứu kỹ lưỡng các quyđịnh của pháp luật về hợp đồng Hơn nữa, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHHMTV Hà Tâm, tác giả thấy các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa giữaCông ty và đối tác khiến cả hai bên gặp phải nhiều khó khăn Xuất phát từ thực tiễn

Trang 8

trên tác giả đã lựa chọn vấn đề “Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – Thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH MTV Hà Tâm” làm đề tài khóa luận của mình.

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Luật Thương mại là một trong những vấn đề cơ bản của hệ thống pháp luật nước

ta nên cũng đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau Vấn đề phápluật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa được nghiên cứu dưới nhiều góc

độ khác nhau Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như Luận án Tiến sỹ luật

học “Chế độ hợp đồng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của TS Phạm Hữu Nghị năm 1996; luận văn Thạc sĩ “Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài - Kinh nghiệm so sánh với Luật Trung Quốc và những định hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam” của tác giả

Trương Thị Bích năm 2012; luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hường năm 2010

“Tự do giao kết hợp đồng - Những vấn đề lý luận thực tiễn”; khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Hậu – Đại học Thương mại năm 2014 “Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005 - Thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Nhật Việt”.

Không chỉ kể đến các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ hay luận án tiến sĩcủa các tác giả, còn có nhiều công trình được viết dưới dạng bài báo, tạp chí đề cập

xung quanh tới vấn đề về hợp đồng như: “Một số bất cập của chế định hợp đồng trong

Bộ luật Dân sự 2005” của tác giả Trần Thị Huệ, tạp chí dân chủ và pháp luật định kỳ tháng 6 năm 2013; “Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Những vấn đề đặt

ra khi sửa đổi Bộ luật Dân sự 2005” của tác giả Phạm Văn Bằng tạp chí dân chủ và

pháp luật số định kì tháng 4 năm 2013… Tất cả các công trình nghiên cứu, các bài báokhoa học, các luận văn hay luận án trên đều có những thành công nhất định về một sốvấn đề pháp lý của hợp đồng

Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của những bài viết trên đa phần chỉ dừng tại LuậtThương mại, trên cơ sở BLDS cũ 2005 trong khi BLDS 2015 đã có hiệu lực và thườngtập trung trong một số lĩnh vực cụ thể như chế độ giao kết hợp đồng mua bán hànghóa, chế độ hợp đồng nói chung ở nước ta hay sự so sánh giữa hợp đồng của Việt Nam

và Trung Quốc mà không nghiên cứu trên góc độ của những ngành luật khác Ngoài

ra, những công trình này mới chỉ nghiên cứu hợp đồng ở một số khía cạnh khác nhau

mà chưa có luận giải đầy đủ Do đó bài khóa luận này sẽ đi sâu phân tích cụ thể vấn đề

về hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật hiện hành và áp dụng cụ thể vào Công tyTNHH MTV Hà Tâm Từ đó chỉ ra các bất cập và hướng hoàn thiện nhằm nâng caohiệu quả thực thi thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại nước ta

Trang 9

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Xuất phát từ thực tiễn, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa còn nhiều vấn

đề cần tìm hiểu và làm rõ Trong quá trình thực tập, tác giả nhận thấy pháp luật về hợpđồng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên do hạn chế về quy

mô cũng như trình độ quản lý nên Công ty TNHH MTV Hà Tâm còn chưa chú trọngđến vấn đề này Do đó, bài khóa luận này được thực hiện nhằm giải quyết những vấn

đề sau:

Thứ nhất, chỉ ra thực trạng các quy định pháp luật về hợp đồng tại Việt Nam;phân tích các quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồng và thực trạng thực hiện các quyphạm pháp luật đó trong Công ty TNHH MTV Hà Tâm

Thứ hai, trên cơ sở phân tích thực trạng đưa ra một số giải pháp kiến nghị hoànthiện các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu mà khóa luận hướng tới là những vấn đề pháp lý liên quanđến hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH MTV HàTâm

- Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về hợp đồngmua bán hàng hóa theo các quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện tại Công tyTNHH MTV Hà Tâm trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa Cụ thể là tiếpcận nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định hiện hành về hợp đồng mua bánhàng hóa Đánh giá việc thực hiện những quy định trên tại Công ty và đưa ra những ưuđiểm và nhược điểm của những quy định pháp luật về hợp đồng trong việc thực hiệntại doanh nghiệp Từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thốngpháp luật về hợp đồng, để giúp các doanh nghiệp hiểu biết và tuân thủ đúng theo quyđịnh của pháp luật

Trang 10

Về không gian, bài khóa luận tốt nghiệp này nghiên cứu dựa trên những quy địnhcủa pháp luật về hợp đồng Chủ yếu là những quy định của Luật Thương mại 2005 và

Bộ luật Dân sự 2015

5 Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ vấn đề nghiên cứu, bài khóa luận sử dụng nhiều phương pháp nghiêncứu khoa học như: Ở chương 1, bài khóa luận sử dụng phương pháp liệt kê, phân tích– tổng hợp các vấn đề chung về hợp đồng mua bán hàng hóa, cơ sở ban hành, nội dung

và các nguyên tắc, yêu cầu trong pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa Sangchương 2, tác giả sử dụng phương pháp phân tích thực trạng các quy phạm pháp luậtđiều chỉnh vấn đề giao kết, thực hiện hợp đồng, giải quyết tranh chấp phát sinh tronghợp đồng, qua đó thấy được những tích cực và khó khăn của pháp luật hiện hành Cuốicùng là ở chương 3, tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, liệt kê nhằm đưa

ra những kiến nghị giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả trong việcthực thi pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và những vấn đề cần tiếp tục nghiêncứu sâu hơn

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài lời cảm ơn, lời mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt và danh mục thamkhảo, nội dung của bài khóa luận bao gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh hợp đồng muabán hàng hóa

Chương 2: Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng muabán hàng hóa và thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH MTV Hà Tâm

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về hợp đồng muabán hàng hóa ở Việt Nam hiện nay

Trang 11

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU

CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa

1.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng nói chung là một hành vi pháp lý, là sự thể hiện ý chí của các bên đểlàm phát sinh các quyền và nghĩa vụ Hợp đồng là loại hành vi pháp lý cơ bản và thôngdụng nhất Ý chí của cá nhân đóng vai trò quan trọng trong hợp đồng, khi sự thốngnhất của các ý chí là thực chất và không trái pháp luật thì nó sẽ làm phát sinh các nghĩa

vụ ràng buộc các bên

Hiện nay hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng thông dụng của hợp đồng dân

sự, chiếm một số lượng lớn Căn cứ điều 388 BLDS 2015 có nêu khái niệm chung củahợp đồng: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặcchấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”

Theo quy định tại khoản 2 điều 3 LTM 2005: “Hàng hóa bao gồm: tất cả các bấtđộng sản, kể cả bất động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đấtđai” Cũng tại khoản 8 điều 3 của luật này có quy định: “Mua bán hàng hóa là hoạtđộng thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hànghóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán,nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận” Việc mua bán hàng hóa đượcthực hiện dựa trên cơ sở hợp đồng

Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, nó là sự thỏathuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ muabán LTM 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thươngmại, nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong luật dân sự đểxác định bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa Theo Điều 430 BLDS 2015: “Hợpđồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sởhữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán” Hàng hóa được hiểu làđộng sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, và các vật gắn liền với đất Do

đó, hàng hóa thuộc tài sản và có phạm vi hẹp hơn tài sản Từ đó cho thấy, hợp đồngmua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, ta xem xét hợp đồng mua bán hàng hóa giữacác tổ chức cá nhân có đăng ký kinh doanh mà quan hệ với nhau vì mục đích lợinhuận Trong LTM 2005 không có nêu khái niệm về hợp đồng thương mại mà chỉ cóhoạt động thương mại, trong đó mua bán hàng hóa là một hoạt động thương mại Bêncạnh đó, theo khoản 1 điều 3 của luật này: ”Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm

Trang 12

mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiếnthương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” , như vậy các hoạt độngthương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhuận và đây là điểm khác biệt giữahợp đồng dân sự và hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại Các hợpđồng được giao kết không nhằm mục đích lợi nhuận là hợp đồng mua bán hàng hóa cótính chất dân sự

Do vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng được giao kết bởi các thươngnhân, là sự thỏa thuận giữa các bên để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa

vụ của các bên, và giao kết nhằm mục đích sinh lợi

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa

Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể xem xét trong mối liên hệ vớihợp đồng mua bán tài sản theo nguyên lý của mối quan hệ giữa luật riêng và luậtchung

Là hợp đồng ưng thuận: hợp đồng được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏathuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không phụthuộc vào thời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hànhđộng của bên bán nhắm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng mua bán đã có hiệu lực

Là hợp đồng song vụ: Mỗi bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đều bị ràngbuộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kiathực hiện nghĩa vụ đối với mình Trong hợp đồng mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa

vụ chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bánphải bàn giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua phải thanh toán cho bênbán

Có tính đền bù: Bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽnhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dướidạng khoản tiền thanh toán

Với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ mua bán hàng hóa, hợp đồng muabán hàng hóa có những đặc điểm nhất định, xuất phát từ bản chất thương mại của hành

vi mua bán hàng hóa:

Về chủ thể: Hợp đồng được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp

nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Về cơ bản, hợpđồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân

Về hình thức: Tại điều 24 LTM 2005 cũng có quy định về hình thức của hợp

đồng mua bán hàng hóa: “Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói,

Trang 13

bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể Đối với các loại hợp đồng muabán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theocác quy định đó.” Chủ yếu các hợp đồng trong hoạt động thương mại, hợp đồng muabán hàng hóa được thành lập bằng văn bản, bởi việc giao kết hợp đồng bằng văn bảnmang tính đảm bảo cao hơn so với các hình thức khác Hơn nữa, vì hợp đồng mua bánhàng hóa diễn ra là nhằm mục đích sinh lợi nên việc ký kết hợp đồng phải được giaokết bằng văn bản.

Về đối tượng: Hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa được phép

giao dịch, không nằm trong đối tượng hàng hóa bị cấm Cùng với sự phát triển của xãhội, hàng hóa trở nên phong phú bao gồm nhiều loại, có thể là vật hữu hình hay vôhình, động sản, động sản hình thành trong tương lai hay bất động sản… đều là nhữngđối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa Mỗi đối tượng đều có hình thức trao đổikhác nhau, nhưng vẫn phải tuân theo những nguyên tắc chung trong hợp đồng muabán hàng hóa

Về mục đích: Hành vi mua bán của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá có

tính chất hành vi thương mại Mục đích thông thường của các bên mua bán là lợinhuận

Về nội dung: Hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện quyền và nghĩa vụ giữa các

bên trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sởhữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền; còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa vàtrả tiền cho bên bán Hành vi của các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa có tính chấthành vi thương mại Mục đích thông thường của các bên là lợi nhuận

1.2 Pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong nền kinh tế thị trường

Cùng với xu hướng chung của nền kinh tế cả nước và trên thế giới, nếu trong thời

kỳ bao cấp chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước thì đến giai đoạn này việc mở ra cáccác doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng phát triển Khi nền kinh tế bao cấp banđầu trở nên lạc hậu, các doanh nghiệp làm theo chỉ tiêu của nhà nước trở nên lỗi thờikhông còn phù hợp với thời kỳ mới Trước thực tế này mà tháng 12/1986, Đại hội VIcủa Đảng đã quyết định đổi mới một cách toàn diện, trong đó đổi mới kinh tế là trọngtâm, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển kinh tế của đất nước Đại hội đã quyết địnhchuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sựquản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cùng với đó ngày 25/9/1989Nghị định số 17/HĐBT, Quyết định số 18/HĐBT cùng với các văn bản hướng dẫn được

Trang 14

Hội đồng Nhà nước thông qua BLDS được ban hành ngày 28/10/1995, sau đó là14/06/2005, trong đó LTM được Quốc Hội thông qua ngày 10/5/1997 quy định về hợpđồng trong một số hành vi thương mại Tuy nhiên thực tế cho thấy các quan hệ hợpđồng trong kinh doanh thương mại thì pháp lệnh hợp đồng kinh tế vẫn là căn cứ chính.Dẫn đến tình trạng các quy định chồng chéo gây nhiều khó khăn trong quá trình ápdụng, nội dung của các văn bản có nhiều điểm không thống nhất

Ngay khi đưa vào thực tiễn áp dụng, luật đã lộ rõ ra những điểm yếu Hơn nữatrong giai đoan Việt Nam gia nhập là thành viên của WTO, pháp luật cần có nhữngthay đổi theo những quy định mà WTO đề ra Nên đến ngày 24/11/2015 Quốc hội đãthông qua BLDS trong đó đã thống nhất điều chỉnh các mối quan hệ về hợp đồng nóichung, bên cạnh các văn bản pháp luật riêng đối với từng lĩnh vưc, theo đó LTM vàcác văn bản pháp luật có liên quan điều chỉnh đã được ra đời

1.2.2 Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa

Bộ Luật dân sự được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2015 và có hiệu lực thựchiện ngày 01/01/2017 là nguồn luật chung điều chỉnh hợp đồng Đây là luật chungđiều chỉnh, nêu nguyên tắc áp dụng chung về chủ thể, giao dich dân sự, nghĩa vụ dân

sự được áp dụng các quan hệ hợp đồng dân sự (nghĩa hẹp), hợp đồng kinh doanhthương mại Trên cơ sở những quy định áp dụng chung thì có luật áp dụng riêng đốivới từng lĩnh vực Luật TM, Luật LĐ

Luật thương mại thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực thực hiện ngày01/01/2006 được dùng cho các quan hệ hợp đồng trong hoạt động thương mại Vớihợp đồng mua bán hàng hóa, LTM đóng vai trò là luật riêng áp dụng, Luật dân sự làluật chung áp dụng Trình tự áp dụng luật được tuân theo quy đinh chung, áp dụng luậtriêng trước, nếu không có những quy định có liên quan thì sẽ áp dụng đến luật chungtức là BLDS

Các văn bản khác có liên quan: hợp đồng thì được giao kết và thực hiện trênnhiều lĩnh vực khác nhau,vì vậy mỗi một lĩnh vực lại có luật chuyên ngành áp dụngnhư có thể liệt kê một số luật như: Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (Sửa đổi bổsung năm 2010), Luật đầu tư 2014,

1.3 Một số nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán

Trang 15

cho các bên tham gia giao kết, hướng dẫn xử sự của các chủ thể trong quá trình giaokết và thiết lập quan hệ hợp đồng hợp pháp.

- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội:Theo nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, các bên chủ thể giao kết hợp đồngđược quyết định mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng, không có bất kỳ cá nhân, tổ chứcnào kể cả Nhà nước được can thiệp, làm thay đổi ý chí của các bên chủ thể Tuy nhiên

sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng không được trái với điều cấm của pháp luật

và những chuẩn mực đã được xã hội thừa nhận rộng rãi

Nguyên tắc này được thể hiện tại Điều 3 BLDS 2015 (nguyên tắc bình đẳng,không phân biệt đối xử, tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận…); Khoản 1 điều 11LTM 2005(Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các qui định của phápluật mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập quyền, nghĩa vụ các bên trong hoạt độngthương mại và bảo hộ các quyền đó)

- Thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng:

Việc tham gia hợp đồng hay không là do các bên có toàn quyền định đoạt Khôngmột cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được áp đặt ý chí của mình cho đơn vị kinh tế khi

ký kết hợp đồng Mọi sự ép buộc ký kết hợp đồng giữa bên này với bên kia đều làmcho hợp đồng vô hiệu

- Áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên

mà các bên đã được biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của phápluật

- Áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại:

Tại Điều 13 LTM 2005 có quy định: “Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thỏa thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì

áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong luật này và trong BLDS.”

 Trình tự giao kết:

- Đề nghị giao kết hợp đồng:

Đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên biểu hiện ý chí, muốn bày tỏ cho bênkia ý muốn tham gia giao kết với họ một hợp đồng dân sự Một lời đề nghị được coi là

đề nghị giao kết hợp đồng thì phải chứa đựng một số yếu tố cơ bản sau:

+ Thể hiện rõ được nguyện vọng muốn đi đến giao kết hợp đồng của bên đề nghị.+ Phải có chứa toàn bộ mọi điều kiện cơ bản của hợp đồng

+ Phải xác định rõ bên được đề nghị

Trang 16

+ Yêu cầu về thời hạn trả lời là không bắt buộc: Theo Điều 386, Điều 394 BLDS

2015 còn dự liệu cả trường hợp đề nghị có thời hạn trả lời và đề nghị không có thờihạn trả lời

Việc đề nghị giao kết hợp đồng có thể được thực hiện bằng nhiều cách khácnhau: người đề nghị có thể trực tiếp (đối mặt) với người được đề nghị để trao đổi, thỏathuận hoặc có thể thông qua điện thoại…Ngoài ra, lời đề nghị còn được chuyển giaobằng công văn, giấy tờ…

Hiệu lực của đề nghị được bắt đầu và chấm dứt theo quy định tại Điều 388, Điều

391 BLDS 2015 Trình tự thay đổi, rút lại, sửa đổi hay hủy bỏ lời đề nghị được thựchiện theo quy định của Điều 389, Điều 392, Điều 390 BLDS 2015

- Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị chuyểncho bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ các nội dung đã nêu trong đề nghị giao kếthợp đồng

 Thời điểm giao kết hợp đồng:

Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị được chấp nhận giao kết.Theo quy định tại Điều 400 BLDS 2015, có thể xác định thời điểm giao kết hợp đồngmua bán hàng hóa như sau:

- Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợpđồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng củathời hạn đó

- Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận

về nội dung của hợp đồng

- Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vàovăn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản

- Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng vănbản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo thời điểm các bên thỏa thuận

về nội dung của hợp đồng

Theo quy định hiện hành, hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thờiđiểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác( Điều 401 BLDS 2015)

 Hợp đồng vô hiệu và việc xử lý hợp đồng vô hiệu:

Theo quy định của Điều 407 BLDS 2015 thì vấn đề hợp đồng vô hiệu sẽ được ápdụng theo các quy định từ Điều 123 đến Điều 133 BLDS 2015, bởi hợp đồng là mộtloại giao dịch dân sự

Trang 17

Giao dịch dân sự bị vô hiệu khi không có một trong các điều kiện được quy địnhtại Điều 117 của BLDS 2015 bao gồm: Người tham gia giao dịch có năng lực phápluật dân sự, nằng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; ngườitham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; mục đích và nội dung của giao dịchdân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội Ngoài ra,nếu pháp luật yêu cầu giao dịch phải được thể hiện bằng một hình thức cụ thể nào đóthì hình thức của giao dịch cũng là điều kiện có hiệu lực của giao dịch.

Theo đó, hợp đồng vô hiệu trong các trường hợp sau:

- Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ: Là hợp đồng kinh tế được ký kết khi có cácdấu hiệu sau:

+ Nội dung của hợp đồng kinh tế đó vi phạm các điều cấm của pháp luật Điềunày có nghĩa rằng nếu giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm củapháp luật, trái đạo đưc xã hội thì bị vô hiệu Vi phạm điều cấm của pháp luật tức là viphạm những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vinhất định Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với ngườitrong đời sống xã hội được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng

+ Một trong các bên ký hợp đồng không có giấy phép kinh doanh theo quy địnhcủa pháp luật để thực hiện công việc đã thoả thuận trong hợp đồng

+ Người ký hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo Người

ký hợp đồng không đúng thẩm quyền tức là người đó không phải là đại diện theo phápluật, đại diện theo uỷ quyền hoặc là đại diện theo uỷ quyền nhưng ký kết vượt quáphạm vi uỷ quyền mà nội dung ký hợp đồng nằm toàn bộ trong phạm vi vượt quá uỷquyền đó Người ký kết có hành vi lừa đảo là người có hành vi như giả danh, giả mạogiấy tờ, chữ ký, con dấu

Xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ: Về nguyên tắc các hợp đồng này dù cácbên chưa thực hiện, đã thực hiện hay đã thực hiện xong đều phải xử lý theo pháp luật

Trang 18

Các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau tất cả tài sản đã nhận được từ việc thựchiện hợp đồng Trong trường hợp không thể hoàn trả bằng hiện vật thì phải bằng tiền,nếu tài sản đó không bị tịch thu theo quy định của pháp luật; thu nhập bất hợp phápphải nộp vào ngân sách nhà nước; thiệt hại phát sinh do các bên gánh chịu.

- Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần:

Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần là hợp đồng kinh tế có một phần nội dung viphạm điều cấm của pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến nội dung các phần còn lạicủa hợp đồng hoặc có phần nội dung do người được uỷ quyền ký hợp đồng vượt quáphạm vi uỷ quyền có nghĩa là chỉ có phần thoả thuận trái pháp luật và phần nội dung

ký vượt phạm vi uỷ quyền bị vô hiệu các phần còn lại vẫn có hiệu lực pháp luật và vẫnđược thực hiện bình thường

Xử lý hợp đồng vô hiệu từng phần:

+ Các bên phải sửa đổi điều khoản trái pháp luật, khôi phục các quyền và lợi íchchính đáng của mỗi bên đồng thời bị xử lý theo quy định của pháp luật đối với phần vôhiệu đó

+ Nguyên tắc xử lý hợp đồng vô hiệu từng phần giống như nguyên tắc xử lý hợpđồng vô hiệu toàn bộ

1.3.2 Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

 Một số nguyên tắc thực hiện hợp đồng:

Nguyên tắc thực hiện đúng: Chấp hành thực hiện đúng hợp đồng là không được

tự ý thay đối tượng này bằng một đối tượng khác hoặc không được thay thế việc thựchiện nó bằng cách trả một số tiền nhất định hoặc không thực hiện nó Nguyên tắc nàyđòi hỏi thỏa thuận cái gì thì thực hiện đúng cái đó

Nguyên tắc thực hiện đầy đủ: Nguyên tắc này có nghĩa là thực hiện đầy đủ tất cảcác điều khoản đã cam kết trong hợp đồng, tức là tất cả các quyền và nghĩa vụ phátsinh từ quan hệ hợp đồng đều phải được thực hiện đầy đủ Cụ thể là thực hiện đúng đốitượng, đúng chất lượng, đúng thời gian, đúng số lượng, đúng phương thức thanh toán

và các thoả thuận khác trong hợp đồng

Nguyên tắc giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng: Nguyên tắc này đòihỏi các bên phải hợp tác chặt chẽ với nhau, thường xuyên theo dõi và giúp đỡ nhau đểthực hiện đúng và nghiêm chỉnh mọi điều khoản của hợp đồng, giúp nhau khắc phụcnhững khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế

Trang 19

 Thực hiện các nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa:

- Về giao hàng:

Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng,chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từliên quan theo quy định của luật (Điều 34 LTM 2005) Nếu hợp đồng mua bán hànghóa mà phải qua người vận chuyển thì bên bán phải ký hợp đồng vận chuyển, hợpđồng bảo hiểm rủi ro trên đường vận chuyển Nếu hợp đồng quy định bên bán không

ký hợp đồng bảo hiểm mà bên mua ký thì bên bán phải cung cấp cho bên bán nhữngthông tin về hàng hóa để họ tiến hành ký hợp đồng bảo hiểm (khoản 3 Điều 36 LTM2005)

Mọi vấn đề liên quan đến giao hàng các bên có thể thỏa thuận ghi vào hợp đồng.Nếu những vấn đề này không được ghi vào hợp đồng thì sẽ theo quy định chung củapháp luật

Khi thực hiện hợp đồng thì bên bán phải có nghĩa vụ đảm bảo tính hợp pháp củahàng hóa, bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa, bảo đảm tính hợppháp về sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đó (Điều 46 LTM 2005), chịu trách nhiệm bảohành hàng hóa (Điều 49 LTM 2005)

- Về địa điểm giao hàng tại LTM 2005 có quy định tại Điều 35:

Các bên có thể thỏa thuận về địa điểm, thời hạn và phương thức giao hàng tùytheo tính chất của hàng hóa trong hợp đồng khi đã thỏa thuận về địa điểm giao hàngthì các bên phải tôn trọng thỏa thuận và phải thực hiện đúng thỏa thuận đó Bên bánphải có nghĩa vụ giao hàng, bên mua phải có nghĩa vụ nhận hàng đúng địa điểm đãthỏa thuận

Trong trường hợp không thỏa thuận địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàngđược xác định theo khoản 2 điều 35 LTM

- Về thời gian giao hàng tại Điều 37 LTM 2005 có quy định:

Các bên thường thỏa thuận về thời điểm giao hàng trong hợp đồng Nếu các bênkhông thỏa thuận vấn đề này trong hợp đồng thì áp dụng quy định của pháp luật hoặctheo tập quán Nếu các bên không thỏa thuận về thời điểm giao hàng cụ thể mà chỉ nêuthời hạn giao hàng thì bên bán có thể giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thờihạn đó và phải báo trước cho bên mua Nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận vềthời hạn giao hàng thì theo quy định tại Điều 37 LTM 2005, bên bán phải giao hàngtrong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng

Trang 20

- Về trách nhiệm do giao hàng không phù hợp với hợp đồng tại Điều 39 LTM

2005 có quy định:

Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng.Bên bán phải chịu trách nhiệm trừ trường hợp những khiếm khuyết của hàng hóa bênmua phải biết hoặc đã biết khi ký hợp đồng

- Về thanh toán tại Điều 50 đến Điều 55 LTM 2005 có quy định:

Thanh toán tiền hàng được coi là nghĩa vụ quan trọng mà người mua phải thựchiện Bên mua phải có nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng theo đúng thỏa thuận và cácbên có thể thỏa thuận về phương thức, địa điểm, thời hạn thanh toán, và trình tự thủtục thanh toán, đồng tiền thanh toán…Khi đó bên mua phải tuân thủ đúng các phươngthức thanh toán và thực hiện thanh toán theo trình tự , thủ tục theo thỏa thuận Nếu cácbên không có sự thỏa thuận này thì sẽ tuân theo quy định của pháp luật, điều này đượcquy định tại LTM 2005: Xác định địa điểm thanh toán theo quy định tại Điều 54, thờihạn thanh toán theo quy định tại Điều 55 và khoản 3 Điều 50

Trong trường hợp bên mua hàng vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng thìphải trả lãi trên số tiền trả chậm đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trườngtại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian trả chậm, khi bên vị phạm yêu cầu,trừ trường hợp có thỏa thuận khác Điều 306 LTM 2005 Khi người mua vị phạm nghĩa

vụ thanh toán thì người bán cũng có thể căn cứ vào Khoản 4 Điều 51, Điều 308 về tạmngưng thực hiện hợp đồng, Điều 312 về hủy bỏ hợp đồng, Điều 321về hình thức xử lýhành vi vi phạm pháp luật thương mại

- Chuyển rủi ro tại Điều 57 đến Điều 61 LTM 2005 có quy định:

Vấn đề chuyển rủi ro trong việc mua bán hàng hóa và một vấn đề cơ bản mà cácbên cần nắm Các bên cần thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro để tránh phát sinhtranh chấp Trong hợp đồng không có thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro, nếu bênbán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định, thì rủi ro về mấtmát hoặc hư hỏng được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho bên mua.Nếu hợp đồng không có quy định về việc vận chuyển hàng hóa cũng như địa điểmgiao hàng nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bênmua khi hàng hóa đã được chuyển giao cho người vận chuyển đầu tiên Trong cáctrường hợp cụ thể thời điểm chuyển rủi ro được pháp luật quy định chi tiết hơn

- Chuyển quyền sở hữu tại Điều 62 LTM 2005 có quy định:

Việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua là do hai bên thỏathuận hoặc nếu không có thỏa thuận thì quyền sở hữu được chuyển sang người mua làtại thời điểm giao hàng

Trang 21

Ngoài ra, vấn đề này BLDS 2015 cũng có quy định tại Điều 238 về việc chuyểngiao quyền sở hữu của mình cho người khác.

 Một số biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng:

Tại Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định 9 biện pháp bảo đảm bảo đảmthực hiện nghĩa vụ lần lượt bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược,

ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản

So với Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bổ sung thêm hai

biện pháp bảo đảm mới, đó là “cầm giữ tài sản” và “bảo lưu quyền sở hữu” Tuy

nhiên, đây không phải là các định chế mới mà thực tế chúng đã được ghi nhận và thể

hiện ở Bộ luật Dân sự năm 2005 nhưng không phải ở giác độ biện pháp bảo đảm thực

hiện nghĩa vụ dân sự

Về cầm giữ tài sản: Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, cầm giữ tài

sản được quy định ở Điều 416 tại “Phần II Thực hiện hợp đồng” với ý nghĩa là biệnpháp mà luật cho phép bên có quyền sử dụng nhằm gây “sức sép” đối với bên có nghĩa

vụ trong hợp đồng song vụ để bên này phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết theo thỏathuận giữa các bên trong hợp đồng song vụ Chính vì tính chất (bản chất) của biệnpháp cầm giữ tài sản là chiếm giữ tài sản để bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, dovậy, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã tiếp cận cầm giữ tài sản với tư cách là một biện phápbảo đảm được xác lập theo quy định của luật

Về bảo lưu quyền sở hữu: bảo lưu quyền sở hữu được quy định tại Điều 461 Bộ

luật Dân sự năm 2005 với tư cách là một thỏa thuận (một nội dung) trong hợp đồngmua trả chậm, trả dần Đến Bộ luật Dân sự năm 2015, bảo lưu quyền sở hữu trong hợpđồng mua bán được tiếp cận với tư cách là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.Cách tiếp cận mới này của Bộ luật Dân sự năm 2015 phù hợp với bản chất “bảo đảmthực hiện nghĩa vụ” của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu Nó cho thấy sự tiệm cận gầnhơn với thông lệ quốc tế về biện pháp bảo đảm của Bộ luật Dân sự năm 2015

1.3.3 Giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng mua bán hàng hóa

 Các phương thức giải quyết tranh chấp

Theo quy định tại Điều 317 LTM 2005, các phương thức giải quyết tranh chấptrong thương mại bao gồm:

- Thương lượng giữa các bên

- Hòa giải giữa các bên

- Giải quyết tại trung tâm trọng tài thương mại( theo thủ tục tố tụng trọng tàiđược quy định tại luật trọng tài thương mại năm 2010)

Trang 22

- Giải quyết tranh chấp tại tòa án (theo thủ tục tố tụng dân sự được quy địnhtrong Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015) Thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấpthương mại (tại điều 319 LTM 2005) là 2 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợppháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của LTM2005.

 Chế tài áp dụng giải quyết tranh chấp

Tùy theo mức độ vi phạm sẽ áp dụng chế tài phù hợp để giải quyết tranh chấptheo quy định tại Điều 292 LTM 2005 Sau đây là các chế tài thường được áp dụng:

- Buộc thực hiện hợp đồng: Đây là chế tài có chức năng đảm bảo hợp đồngđược thực hiện như thoả thuận, đúng với mục đích ban đầu của các bên; được áp dụngđối với bất kỳ hành vi vi phạm hợp đồng nào

- Phạt vi phạm:

Là chế tài có chức năng tăng cường ý thức tuân thủ hợp đồng của các bên Bên bị

vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng Điều kiện để áp dụng chế tài này là phải có tồn tại thoả thuận về việc phạt viphạm giữa các bên, đồng thời đã xảy ra hành vi vi phạm mà các bên thoả thuận là điềukiện để áp dụng chế tài phạt vi phạm

- Bồi thường thiệt hại: Đây là chế tài có chức năng bù đắp tổn thất vật chất chobên bị vi phạm Bên vi phạm có trách nhiệm bồi thường giá trị tổn thất thực tế vàkhoản lợi trực tiếp đáng lẽ bên bị vi phạm được hưởng nếu không có hành vi vi phạm

Trang 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN

TẠI CÔNG TY TNHH MTV HÀ TÂM 2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến hợp đồng mua bán hàng hóa

2.1.1 Tổng quan tình hình pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa

Khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thịtrường, các quan hệ kinh tế giữa các đơn vị kinh tế cũng có sự thay đổi Trong điềukiện đó, điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế ban hành kèm theo Nghị định 54/CP ngày10/3/1975 không còn phù hợp nữa Nhà nước đã ban hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế(PL HĐKT) ngày 25/9/1989 và nhiều văn bản khác để điều chỉnh các quan hệ hợpđồng PL HĐKT 1989 ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực pháp lý

về hợp đồng kinh tế nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng PL HĐKTđược coi là một trong những bước đi lập pháp đầu tiên, phản ứng nhanh chóng trướcđòi hỏi của kinh tế Điểm thành công nhất của PL HĐKT là sự khẳng định nguyên tắc

tự do hợp đồng bằng quy định ký kết hợp đồng kinh tế là quyền của các đơn vị kinh tế,không cơ quan, cá nhân, tổ chức nào được áp đặt ý chí của mình cho các chủ thể kháckhi ký kết các hợp đồng kinh tế Tuy vậy, sau một thời gian nhận thấy PL HĐKT vẫncòn tồn đọng một số bất cập, Quốc hội đã lần lượt ban hành hai văn bản pháp luật mới

là BLDS năm 1995 và LTM năm 1997 quy định về hợp đồng và quyền tự do hợpđồng Đây chính là một bước đột phá mới trong hệ thống Việt Nam

Nhìn chung, nội dung hai văn bản pháp luật này có những quy định thoáng hơn

về hợp đồng Với những quy định mở rộng về chủ thể giao kết và hình thức giao kết

mà BLDS 1995 và LTM 1997 đã phần nào giải quyết mâu thuẫn tư tưởng của PLHĐKT về quyền tự do hợp đồng, mở rộng phạm vi điều chỉnh các loại hình doanhnghiệp mà PL HĐKT không điều chỉnh Tuy nhiên, hệ thống pháp luật quy định vềhợp đồng đang tồn tại này khi đưa vào thực thi lại xuất hiện nhiều vấn đề bất cập.Trong hệ thống văn bản pháp luật quy định về hợp đồng, chúng ta thấy có ba kháiniệm cùng tồn tại: hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại

Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết trên, năm 2005 Quốc Hội lần lượt thông qua haivăn bản pháp luật lớn là BLDS 2005 và LTM 2005 Đây cũng chính là hai văn bản chủyếu điều chỉnh những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng nói chung và hợp đồngmua bán hàng hoá nói riêng Trong đó, BLDS 2005 quy định những vấn đề pháp luật

Trang 24

mang tính chung về hợp đồng, còn LTM 2005 quy định những vấn đề mang tínhchuyên ngành về hợp đồng mua bán hàng hoá

Sau đó, Quốc hội đã thông qua BLDS 2015 vào ngày 24/11/2015 và có hiệu lựcthực hiện ngày 01/01/2017 thay thế cho BLDS 2005 Theo đó, BLDS 2015 đã cónhững điểm mới hơn so với BLDS 2005 như: liên quan đến các quy định về giao dịchdân sự theo hướng bảo đảm tốt hơn quyền tự do thể hiện ý chí, sự an toàn pháp lý, sự

ổn định của giao dịch, quyền và lợi ích của các bên, xử lý vi phạm hợp đồng phù hợpvới quy định của LTM 2005,

Theo đó, mối quan hệ giữa hợp đồng dân sự với hợp đồng chuyên ngành đượcgiải quyết theo hướng ưu tiên áp dụng luật hợp đồng chuyên ngành Những nội dung

về hợp đồng mua bán hàng hoá trong hệ thống pháp luật hiện hành được quy định mộtcách chi tiết, rõ ràng hơn các văn bản pháp luật trước đó

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa

Nhân tố chủ quan

Yếu tố con người

Con người đóng vai trò trung tâm, là chủ thể chính của mọi hoạt động, quyếtđịnh trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp Trình

độ, năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của ban giám đốc tốt thì sẽ đảm bảo được

kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp đề ra, cho phép việc thực hiện các hợp đồng muabán hàng hóa có được các chiến lược kinh doanh đúng đắn, nhanh nhạy với thị trường,tận dụng các cơ hội có được và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tiếp đó là trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanhnghiệp, đây là những người trực tiếp thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa Họ trựctiếp đi giao dịch ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa và thực hiện chúng, trong quátrình thực hiện hợp đồng họ luôn giám sát và đôn đốc công việc cho tới khi hoànthành Chính vì vậy mà họ là nhân tố quyết định hiệu quả của việc thực hiện hợp đồng

Nguồn tài chính của doanh nghiệp:

Tài chính hay vốn là nhân tố cực kỳ quan trọng và quyết định đến sự tồn tại củadoanh nghiệp cũng như hoạt động mua bán hàng hóa Có nguồn tài chính đồi dào sẽđảm bảo hoạt động mua bán hàng hóa được thực hiện và diễn ra liên tục như ứng trước

tiền hàng, cho phép thanh toán chậm, đưa ra các điều khoản thanh toán ưu đãi và dễ

dàng hơn trong việc đàm phán ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Trang 25

Nhân tố khách quan

Nhân tố kinh tế:

Hiện nay trong nền kinh tế thị trường đặc biệt khi tham gia vào WTO tiêu thụ sảnphẩm hàng hóa, dịch vụ là hoạt động chính, là vấn đề tất yếu của hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Các giao dịch mua bán hàng hóa theo đó mà diễn ra và chiếm một

số lượng chủ yếu trong các giao dịch dân sự Sử dụng pháp luật là công cụ thực hiệncác giao dịch dân sự và gắn liền với các hoạt động mua bán hàng hóa là hợp đồng muabán hàng hóa Các hoạt động trao đổi, mua bán của các doanh nghiệp hiện nay dù íthay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp cũng đều đã sử dụng hợp đồng mua bán hàng hóanhư một công cụ hữu hiệu để thỏa thuận các điều khoản giữa các bên

Nhân tố chính trị - pháp luật

Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao, sự cân bằng các chính sách của nhànước, vai trò và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ, sự điều tiết vàkhuynh hướng can thiệp của Chính phủ vào đời sống kinh tế xã hội, các quyết địnhbảo vệ người tiêu dùng, hệ thống pháp luật, sự hoàn thiện và hiện thực thi hànhchúng có ảnh hường rất lớn đến hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp.Các chính sách bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quy phạm kỹthuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, các hoạt động củadoanh nghiệp như sản xuất kinh doanh hay hoạt động mua bán hàng hóa đều phải dựavào các quy định của pháp luật Doanh nghiệp phải chấp hành các quy định của phápluật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước, với xã hội và với người laođộng như thế nào là do pháp luật quy định (nghĩa vụ nộp thuế, trách nhiệm đảm bảo vệsinh môi trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp,tuân thủ các yêu cầu trong khi thực hiện hợp đồng …)

2.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa

2.2.1 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

2.2.1.1 Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hoá có thể được giao kết giữa thương nhân với thươngnhân hoặc giữa thương nhân với một bên không phải là thương nhân

Chủ thể là thương nhân

Theo Điều 6 LTM 2005 thì thương nhân bao gồm: tổ chức kinh tế được thành lậphợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại thường xuyên và có đăng ký kinh doanh

Trang 26

LTM 2005 cũng thừa nhận thương nhân thông qua việc không đặt điều kiện đăng kýkinh doanh là một trong những điều kiện bắt buộc để được công nhận nhưng đối vớitrường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọihoạt động của mình Quy định này đã giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tế làngười không đăng ký kinh doanh nhưng có hành vi kinh doanh thì có được coi làthương nhân không Bên cạnh đó, những quy định này lại có phần không rõ ràng vì nókhông giới hạn trách nhiệm của thương nhân trong phạm vi hoạt động thương mại Vìvậy một tổ chức, cá nhân trước khi đăng ký kinh doanh tiến hành các hành vi khôngnhằm mục đích sinh lợi vẫn có thể phải chịu trách nhiệm như với thương nhân Thương nhân sẽ không bao gồm hộ gia đình, tổ hợp tác vì tuy được thừa nhận làchủ thể của luật dân sự, có quyền hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh,

cá thể song hộ gia đình, tổ hợp tác không phải tổ chức kinh tế, cũng không phải là cánhân Thương nhân gồm có thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài có thể

là cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác việc xác định tư cách thương nhân nướcngoài phải căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch.Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theoquy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận (Căn cứKhoản 1, Điều 16 LTM 2005)

Thương nhân là cá nhân.

Để được công nhận là thương nhân thì một cá nhân phải có năng lực hành vi dân

sự đầy đủ theo quy định của pháp luật và hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên như một nghề nghiệp Cá nhân cũng có thể trở thành tư nhân ngay cảkhi hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên như một nghề nghiệp màchưa đăng ký kinh doanh Thương nhân là cá nhân sẽ bao gồm: Cá nhân kinh doanh;Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp doanh Trong lĩnh vực hoạt động thương mại dothương nhân phải chịu trách nhiệm đầy đủ về hành vi thương mại của mình, vì vậynhững người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người mất năng lực hành vidân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người đang bị truy cứu trách nhiệmhình sự, … và các tội khác theo quy định của pháp luật sẽ không được công nhận làthương nhân

Thương nhân là tổ chức

Trong thực tiễn hợp đồng mua bán hàng hoá, thương nhân là tổ chức là chủ thểchủ yếu Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp nhằm mục đích hoạt động thươngmại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh sẽ được coi là thươngnhân Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện quy định tại

Trang 27

Điều 74 BLDS năm 2015 Không phải tất cả những tổ chức được coi là pháp nhân đều

có thể trở thành thương nhân mà chỉ có pháp nhân nào là tổ chức kinh doanh đượcthành lập để hoạt động thương mại mới trở thành thương nhân Pháp nhân là tổ chứckinh tế gồm: Doanh nghiệp Nhà nước; Hợp tác xã; Công ty trách nhiệm hữu hạn;Công ty cổ phần; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Các tổ chức kinh tế khác có

đủ điều kiện theo quy định là thương nhân Theo quy định của LTM năm 2005 hộ giađình và tổ hợp tác không được xếp là tổ chức hay cá nhân

Chủ thể không phải là thương nhân.

Nếu căn cứ vào mục đích sinh lợi, thì trong rất nhiều trường hợp tổ chức, cá nhânkhông phải là thương nhân cũng được coi là chủ thể của hợp đồng với thươngnhân.Nghĩa là một bên của hợp đồng là cá nhân, tổ chức hoạt động thương mại độc lập

và thường xuyên, còn bên kia là chủ thể không cần điều kiện nói trên Bên không phải

là thương nhân có thể là mọi chủ thể có đủ năng lực vì hành vi để tham gia giao kết vàthực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá theo quy định của pháp luật Đó có thể là cánhân, cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, cũng

có thể là hộ gia đình, tổ hợp tác và không hoạt động thương mại độc lập và thườngxuyên như một nghề

2.2.1.2 Nội dung và hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa

Để hợp đồng mua bán hàng hoá có hiệu lực, thì nội dung các thoả thuận tronghợp đồng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội Trong LTM 2005 không quyđịnh nội dung giao kết của hợp đồng mua bán hàng hóa, nhưng trên cơ sở hợp đồngnói chung có thể khái quát nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo Điều

398 BLDS 2015, bao gồm: Đối tượng của hợp đồng; Số lượng, chất lượng; Giá,phương thức thanh toán; Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền,nghĩa vụ các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Phương thức giải quyết tranhchấp

Nội dung chủ yếu của hợp đồng là những nội dung mà khi các bên giao kết vớinhau đều phải thoả thuận, nếu chưa thoả thuận được thì coi như chưa giao kết hợpđồng Khi đã thoả thuận được nội dung chủ yếu thì hợp đồng mua bán hàng hoá coinhư đã có hiệu lực pháp lý Nội dung khác các bên có thể thoả thuận ghi vào hợpđồng, khi các bên không ghi vào hợp đồng thì mặc nhiên chấp nhận những quy địnhchung của pháp luật về vấn đề đó hoặc chấp nhận những tập quán thói quen trong hoạtđộng thương mại

Trang 28

Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa

Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá là cách thức thể hiện ý chí thoả thuậngiữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng Theo đó, BLDS 2005 quy định cụ thể hìnhthức của hợp đồng dân sự tại Điều 401 là giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằnghành vi cụ thể Tuy nhiên, dù nội dung quy định không có gì thay đổi nhưng BLDS

2015 đã bỏ điều luật này và chỉ quy định chung tại Điều 199 về hình thức giao dịch

dân sự: “1.Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi

cụ thể, ”

Theo Điều 24 LTM 2005 quy định:”1 Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể; 2 Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo quy định đó” Trong đó, hình thức văn bản bao gồm cả điện báo,

telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác Những quy định của LTM ViệtNam phù hợp với pháp luật quốc tế về mua bán hàng hoá, đã tạo điều kiện cho sự hộinhập khi các chủ thể có quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế Có thể nói, hình thứccủa hợp đồng mua bán hàng hoá trong LTM 2005 là phù hợp với Điều 11 Công ước

viên (CISG) 1980: "Không yêu cầu hợp đồng

mua bán phải được ký hoặc phải được xác nhận bằng văn bản hoặc phải tuân thủ mọi yêu cầu nào đó về mặt hình thức Có thể dùng bất kỳ phương tiện nào, kể cả lời khai nhân chứng để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng đó".

Như vậy LTM 2005 đã khắc phục được hạn chế về hình thức hợp đồng do cácvăn bản pháp luật trước đó quy định như pháp luật Hợp đồng kinh tế Hợp đồng muabán hàng hóa là sự thoả thuận giữa các bên với nhau, dưới góc độ pháp lý việc tuânthủ hình thức của hợp đồng sẽ là bắt buộc một khi pháp luật có sự ghi nhận về vấn đề

đó với mục đích hạn chế các rủi ro cho các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng

2.2.1.3 Trình tự giao kết của hợp đồng mua bán hàng hóa

Trình tự giao kết hợp đồng là quá trình mà trong đó bên bán và bên mua bày tỏ ýchí với nhau bằng cách trao đổi ý kiến để đi đến thỏa thuận cùng nhau xác lập quyền

và nghĩa vụ mỗi bên

LTM 2005 không quy định cụ thể về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hànghóa, vì thế thủ tục giao kết hợp đồng sẽ áp dụng theo luật chung là BLDS 2015

Thứ nhất, về đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thì theo khoản 1 Điều

386 BLDS 2015: “1.Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là việc thể hiện rõ

ý định giao kết hợp đồng mua bán và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị với bên đã được xác định cụ thể.” Đề nghị hợp đồng mua bán có thể do bên bán

Ngày đăng: 21/04/2020, 13:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, số 91/2015/QH13, từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Dân sự
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2015
2. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, số: 36/2005/L-QH11, từ ngày 05 tháng 5 đến ngày 14 tháng 6 năm 2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Thương mại
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2005
3. Quốc Hội (2010), Luật Trọng tài thương mại, số: 12/2010/L-CTN, ngày 29 tháng 6 năm 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Trọng tài thương mại
Tác giả: Quốc Hội
Năm: 2010
5. Nghị định số 54/CP của Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 3 năm 1975 về Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế.http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-54-CP-Dieu-le-ve-che-do-hop-dong-kinh-te-44677.aspx Link
2. PGS.TS. Đinh Văn Tuấn - TS. Nguyễn Minh Tuấn (đồng chủ biên) - Giáo trình luật Dân sự Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội Tập 2 - Nhà xuất bản Công an nhân dân 2012 Khác
3. Thạc sỹ luật học: Đặng Văn Được - Hướng dẫn pháp luật Hợp đồng thương mại - NXB Lao động - Xã hội 2006 Khác
4. Thạc sỹ luật học: Phạm Hoàng Giang - Sự phát triển của pháp luật hợp đồng:Từ nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng đến nguyên tắc công bằng – Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 10/2006 Khác
5. TS. Nguyễn Viết Tý - Hai mươi năm phát triển của Luật Kinh tế - Nhìn dưới góc độ phương pháp luận - Tạo chí Luật học số 01/2007II.VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Khác
6. Nghị định số 735/TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 10 tháng 04 năm 1956 về Điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh Khác
7. Nghị định số 59/2006/NĐ- CP ngày 12/06/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.III. MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w