Phân tích quan điểm Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa, và Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Bài tập lớn môn:
Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đề bài:
1 Phân tích quan điểm Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa, và Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường
2 Liên hệ thực tiễn.
Trang 2I Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế tri thức
1 Quan niệm về công nghiệp hóa
Thực tế lịch sử cho thấy, những nước đi đầu về CNH như Anh, Pháp và một số nước Tây Âu khác vào thời điểm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, đi liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất với công nghệ chủ đạo là máy hơi nước
Trong điều kiện đó, CNH được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng
lao động sử dụng máy móc, quá trình chuyển nền kinh tế từ nông nghiệp là chủ yếu lên công nghiệp, biến một nước nông nghiệp truyền thống thành nước công nghiệp.
Những biểu hiện đầu tiên của CNH được gắn với nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất Đó là: (i) Chuyển chỗ làm việc từ gia đình vào các công xưởng trên quy mô lớn; (ii) Tập trung dân cư ở các khu đô thị; (iii) Thay thế hệ thống kỹ thuật thủ công dựa vào gỗ, sức cơ bắp, sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật cơ khí với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng mới là sắt và than đá, tạo ra sự đột phá trong phát triển lực lượng sản xuất, tạo bước phát triển vượt bậc của công nghiệp; (iv) Tạo ra những công việc kinh doanh mới nhờ có được những mạng lưới giao thông, vận tải và thông tin liên lạc mới; (v) Tăng mạnh quy mô của thị trường
và việc sử dụng tín dụng, ngân hàng và các dịch vụ tài chính có liên quan; và (vi)
Áp dụng rộng rãi các phát minh mới Với những biểu hiện đó, CNH còn được hiểu
là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh
tế của một vùng hay một nền kinh tế, quá trình chuyển nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp lên nền kinh tế dựa chủ yếu vào công nghiệp Đây không chỉ là quá
trình chuyển biến về kinh tế mà còn chuyển biến cả về văn hóa và xã hội để đạt tới một xã hội mới - xã hội công nghiệp
2 Quan niệm về hiện đại hóa
Theo cách hiểu thông thường, hiện đại hóa (HĐH) là quá trình “làm cho mang tính chất của thời đại ngày nay”, Đó là quá trình biến đổi từ tính chất truyền thống cũ lên trình độ tiên tiến của thời đại hiện nay
Theo ý nghĩa về kinh tế - xã hội, HĐH là quá trình chuyển dịch căn bản từ xã hội truyền thống lên xã hội hiện đại, quá trình làm cho nền kinh tế và đời sống xã hội mang tính chất và trình độ của thời đại ngày nay
HĐH về kinh tế vừa có sự thay đổi về tính chất, vừa có tính xác định về thời gian Giai đoạn đầu của hiện đại hóa được xác định trùng với thời kỳ diễn ra cuộc cách
Trang 3mạng công nghiệp lần thứ nhất (còn gọi là thời kỳ CNH) Trong giai đoạn này, CNH là nội dung cốt lõi của HĐH
Đối với các nước phát triển, HĐH là quá trình chuyển dịch từ xã hội dựa trên nền kinh tế công nghiệp lên xã hội dựa trên nền kinh tế tri thức
Đối với các nước đang phát triển, HĐH là quá trình tăng tốc, rút ngắn lộ trình phát triển để đuổi kịp các nước đi trước và phát triển hơn Do tiến hành CNH trong bối cảnh mới của thế giới nên bên cạnh việc dựa vào các nguồn lực trong nước, các nước đang phát triển còn tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài thông qua thu hút đầu tư để tìm kiếm nguồn vốn và công nghệ mới Đây chính là kiểu CNH rút ngắn hiện đại Nó khác với kiểu CNH rút ngắn cổ điển đã từng tiến hành ở các nước như Liên Xô (cũ) và Nhật Bản vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trước đây
3 Quan niệm về kinh tế tri thức
Bên cạnh cách giải thích truyền thống về lịch sử phát triển nhân loại tiếp cận từ phương thức sản xuất xã hội, vào đầu những năm 90 thế kỷ XX nhiều nhà khoa học còn phân chia giai đoạn lịch sử văn minh nhân loại căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Theo cách này, nhân loại đã trải qua nền văn minh nông nghiệp (từ khi xuất hiện xã hội loài người đến những năm 70 của thế kỷ XVIII) lên nền văn minh công nghiệp (từ những năm 70 thế kỷ XVIII đến nay) và đang trong giai đoạn quá độ chuyển lên một nền văn minh cao hơn gọi là nền văn
minh trí tuệ Trong đó, nền kinh tế được chuyển từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế
công nghiệp và đang quá độ chuyển lên kinh tế tri thức.
Vào đầu những năm 90 thế kỷ XX, do nhận thức về vai trò quan trọng hàng đầu của sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trong tăng trưởng kinh tế, các nhà khoa học và tổ chức thực tiễn đã sử dụng thuật ngữ “kinh tế tri thức” Thuật ngữ này nhanh chóng được thừa nhận và đưa vào sử dụng rộng rãi Tuy đã có nhiều quan niệm và giải thích khác nhau về thuật ngữ này, song các nhà khoa học đều có sự thống nhất trong nhận thức về bản chất của nền kinh tế tri thức khác với hai nền kinh tế trước nó Nếu trong quá trình sản xuất của cải của nền kinh tế nông nghiệp dựa chủ yếu vào sức cơ bắp của con người và tài nguyên thiên nhiên, còn trong nền kinh tế công nghiệp tuy đã có sự trợ giúp của máy móc nhưng sức cơ bắp của con người và tài nguyên thiên nhiên vẫn giữ trọng yếu, thì trong nền kinh tế tri thức, tri thức đóng vai trò quyết định hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia
II Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
Trang 4Bước vào thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới được phát triển theo xu hướng bao trùm
là sự phát triển của kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa trong đó sự phát triển kinh tế tri thức là cấp thiết đối với mọi quốc gia
Sự phát triển của kinh tế tri thức
Phát triển kinh tế tri thức là xu hướng dựa trên trình độ rất cao của lực lượng sản xuất hơn hẳn so với kinh tế công nghiệp Theo xu hướng này, nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc và toàn diện cả về trình độ công nghệ, ngành sản xuất và cơ cấu sản phẩm Tri thức khoa học và công nghệ, kỹ năng của con người là những yếu tố quyết định nhất của sản xuất và trở thành lực lượng sản xuất quan trọng hàng đầu Những yếu tố đó trở thành nguyên nhân trực tiếp của mọi biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội thông qua việc tạo ra những ngành sản xuất mới với những công nghệ mới, phương pháp sản xuất mới, những vật liệu và nguồn năng lượng mới với những ưu thế vượt trội so với những công cụ, nguyên liệu, năng lượng và phương pháp truyền thống do nền kinh tế công nghiệp tạo ra
Với xu hướng này, tuy vai trò của con người trong lực lượng sản xuất không thay đổi, họ vẫn là chủ thể của quá trình sản xuất, sáng tạo và áp dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ, nhưng tính chất hoạt động và yêu cầu đặt ra đối với họ đã có sự thay đổi căn bản so với người lao động trong nền kinh tế nông nghiệp và nền kinh tế công nghiệp Trong nền kinh tế công nghiệp, cường độ lao động của con người đã được giảm nhẹ đáng kể nhờ sự trợ giúp của máy móc, thiết
bị ngày càng hiện đại, để sử dụng chúng có hiệu quả, người lao động phải có sự hiểu biết về tính năng, tác dụng của máy móc đó và về quá trình sản xuất nói chung Trong nền kinh tế tri thức, người lao động là người lao động trí óc, họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất, sản phẩm của họ là những phát minh được ứng dụng ngay vào sản xuất Tri thức khoa học và công nghệ là yêu cầu hàng đầu đối với người lao động
Trên thực tế, xu hướng phát triển kinh tế tri thức đã được khởi động cách đây hàng chục năm, nhất là từ cuối những năm 70 thế kỷ XX khi trên thế giới bắt đầu diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại Theo xu hướng này, đến nay bên cạnh những phát minh mới trong khoa học cơ bản, con người đã đi rất xa trong việc sáng tạo ra các công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động, robot ), những năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời, thủy triều, gió…), vật liệu mới (pô-ly-me, vật liệu tổ hợp composite, gốm cao cấp như siêu bền, siêu cứng, siêu dẫn…), công nghệ sinh học (có những đột phá phi thường trong công nghệ di truyền tế bào, vi sinh, enzim… góp phần giải quyết nạn đói, chữa bệnh), nông nghiệp (tạo được cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp: cơ khí hóa, điện khí hóa lai tạo giống mới, không sâu bệnh, nhờ đó con người đã
Trang 5khắc phục được nạn đói), giao thông vận tải và thông tin liên lạc (máy bay siêu âm, tàu hỏa siêu tốc, cáp sợi thủy tinh quang dẫn,… truyền hình trực tiếp, điện thoại di động, công nghệ chinh phục vũ trụ (vệ tinh nhân tạo, thám hiểm mặt trăng, du hành
vũ trụ…), công nghệ thông tin phát triển và bùng nổ mạnh trên toàn cầu, mạng thông tin máy tính toàn cầu (Internet) ứng dụng sâu rộng trong mọi ngành kinh tế
và xã hội Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại chính là bước quá độ chuyển nền kinh tế công nghiệp lên nền kinh tế tri thức
Bối cảnh của kinh tế thế giới đã và đang làm xuất hiện những cơ hội mới và thời
cơ mới cho sự phát triển nhảy vọt của nước đi sau, tiến hành CNH muộn như Việt Nam
III Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường
Nước nào cũng vậy, phát triển công nghiệp thường kèm theo nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường Nếu không quan tâm phòng, chống ngay từ đầu thì hiểm họa sẽ khôn lường Trên thực tế đã có những quốc gia phát triển công nghiệp quá nhanh
đã phải trả giá đắt cho vấn đề này Quá trình công nghiệp hóa thường kèm theo tốc
độ đô thị hóa nhanh, mức độ phát thải lớn, tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng tăng đến mức tối đa và kết cục là môi trường bị hủy hoại do ô nhiễm mạnh, tài nguyên thì cạn kiệt ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và đe dọa toàn bộ hệ sinh thái
Phát triển công nghiệp phải đảm bảo phát triển bền vững
Cụm từ “Phát triển bền vững” đã và đang trở thành tuyên ngôn và chiến lược hành động của nhiều quốc gia trên thế giới Kể từ Hội nghị Stockhom năm 1987 đến Hội nghị Rio de Janeiro năm 1992 và Johanesbour năm 2002 thì trên 200 quốc gia tham gia đã xác định vấn đề môi trường là yếu tố quyết định cho phát triển bền vững Ngày nay, bên cạnh những thành tựu kinh tế thì thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức về đói nghèo, thiên tai, thiếu năng lượng và nguyên liệu, bệnh tật và suy thoái môi trường Các nước ngày càng nhận thức rõ hơn các nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến sự phát triển bền vững, hệ quả của quá trình công nghiệp hóa thiếu cân nhắc về môi trường Các chính phát triển bền vững sẽ giúp cho các ngành kinh tế có sự cân nhắc sử dụng các nguồn lực sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất Các chính sách phát triển bền vững là công cụ điều chỉnh hướng tới những tư duy cân bằng hơn trong cách thức giải quyết và đáp ứng các mục tiêu kinh tế - xã hội
và môi trường, nhằm tạo ra những tiền đề phát triển trong tương lai
Phát triển công nghiệp xanh - giải pháp tích cực ứng phó với biến đổi khí hậu
Trang 6Hiện nay, biến đổi khí hậu toàn cầu không còn là dự báo mà đã trở thành mối đe dọa gây ra nhiều thảm họa và tai biến thiên nhiên trên toàn thế giới
Công nghiệp xanh đang được ứng dụng và phát triển mạnh mẽ ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… Công nghiệp Xanh là một chiến lược hoạt động mà các ngành công nghiệp tại các quốc gia ở tất cả các giai đoạn phát triển có thể sử dụng
để đạt được phát triển bền vững bằng cách tách tăng trưởng kinh tế ra khỏi việc sử dụng quá mức tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường Các ngành công nghiệp xanh
sẽ giảm thiểu lượng chất thải phát thải, sử dụng năng lượng một cách hiệu quả và triển khai sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo làm nguyên liệu cũng như năng lượng đầu vào Ngoài ra, các ngành công nghiệp xanh còn cung cấp hàng hóa
và dịch vụ môi trường, như quản lý chất thải, năng lượng tái tạo, v.v theo cách có thể dự đoán được để đảm bảo rằng môi trường làm việc, cộng đồng địa phương và thiên nhiên nói chung được an toàn trước những rủi ro nguy hiểm về môi trường Công nghiệp Xanh là một cách tiếp cận toàn diện có tác động lan tỏa rộng rãi, bắt đầu và tập trung vào công nghiệp, nhưng có liên quan đến tất cả mọi mặt của xã hội Sáng tạo và đổi mới kỹ thuật là động lực cho các ngành công nghiệp xanh của tương lai, sẽ là tác nhân xúc tiến việc làm xanh, tăng trưởng trong tương lai, và phát triển bền vững hơn
IV Liên hệ thực tiễn tới Việt Nam
a Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
ở Việt Nam
Mục tiêu của CNH, HĐH là làm cho nước ta sớm trở thành một nước công nghiệp phát triển Đại hội lần thứ XI của Đảng xác định: ra sức phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, với tỷ trọng ngành công nghiệp vượt trội hơn các ngành khác Mức tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7-8%/năm với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ đạt khoảng 45% trong tổng GDP Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30-35% lao động xã hội Nhiệm vụ đặt ra là “Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn đảng, toàn dân ra sức phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
Từ một nền kinh tế nông nghiệp đi lên CNXH, trong bối cảnh toàn cầu hóa, chúng
ta phải tiến thành đồng thời hai quá trình: Chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp lên
Trang 7kinh tế công nghiệp (CNH-HĐH); chuyển từ kinh tế nông-công nghiệp lên KTTT Trong khi ở các nước đi trước, đó là hai quá trình kế tiếp nhau, thì ở nước ta, tận dụng cơ hội là nước đi sau, hai quá trình này được lồng ghép với nhau, kết hợp các bước đi tuần tự với các bước phát triển nhảy vọt, tức là gắn CNH-HĐH với phát triển KTTT
Nội dung trung tâm của thực hiện CNH-HĐH gắn với phát triển KTTT là lựa chọn
để có thể bỏ qua một số thế hệ công nghệ trung gian, đi thẳng vào công nghệ cao, công nghệ mới nhằm nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp dịch vụ có hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cao Trong ''Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020, ngoài một số mục tiêu khối lượng như: tăng trưởng GDP bình quân 7-8%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD còn có một số chỉ tiêu về chất lượng, như là những nấc thang trên lộ trình CNH-HĐH, phát triển KTTT Cụ thể là: tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP; giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt 45% GDP; yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt 35%; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5-3%/năm; giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 30-35%
Chúng ta phải đồng thời lồng ghép 2 qua trình là CNH-HĐH và phát triển KTTT,
do đó phải kết hợp các bước đi tuần tự với các bước phát triển nhảy vọt, với các đề xuất sau:
- Một là, xây dựng 2 trung tâm quốc gia về công nghệ cao ở Hà Nội và TP.
Hồ Chí Minh, lấy đây là đầu tàu, là mô hình tiêu biểu cho phát triển công nghệ của cả nước và là nơi thu hút, nuôi dưỡng công nghệ và tri thức mới của nhân loại
- Hai là, đẩy nhanh quá trình xây dựng thị trường khoa học-công nghệ theo
hướng mọi tri thức, công nghệ đều được trao đổi, mua bán, chuyển giao thuận lợi trên thị trường, được nuôi dưỡng bằng tinh thần cạnh tranh bình đẳng
- Ba là, sử dụng công cụ tín dụng và thuế nhằm khuyến khích các doanh
nghiệp bỏ qua các thế hệ công nghệ trung gian, đi thẳng vào các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao
- Bốn là, tạo môi trường thuận lợi để các tập đoàn xuyên quốc gia không chỉ
đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mà còn xây dựng cả cơ sở đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực chất lượng cao, thành thạo kỹ năng nghề nghiệp
Trang 8- Năm là, khuyến khích du học sinh ra nước ngoài học tập và có chính sách
đãi ngộ thích đáng để thu hút số du học sinh này về nước làm việc hay lập nghiệp
- Sáu là, cần có một chiến lược phát triển khoa học-công nghệ với những
bước đi thích hợp Ở giai đoạn đầu, hướng về sự tiếp cận, tiếp thu, chuyển giao công nghệ mới, trong đó ưu tiên xây dựng các khu công nghệ cao cấp vùng để thu hút công nghệ mới Hình thành một số cơ sở nghiên cứu-ứng dụng đủ sức tiếp thu, cải tiến công nghệ và sáng tạo công nghệ mới gắn sản xuất kinh doanh Giai đoạn tiếp theo sử dụng cơ chế tài chính khuyến khích đối tác nước ngoài hợp tác với cơ sở trong nước trong phát triển công nghệ mới Trên nền tảng đó, tạo ra năng lực nghiên cứu nội sinh giúp các nhà khoa học và cơ sở sản xuất trong nước tiến tới vận dụng và làm chủ những công nghệ và tri thức mới của nhân loại
b Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Ngày 15-11-2004, Bộ Chính trị có Nghị quyết 41- NQ/TW "Về bảo vệ môi trường
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước” đã khẳng định
bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH Năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi trường Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, nội dung BVMT được nâng lên
một tầm cao mới, gắn chặt với quá trình CNH-HĐH: ''Đưa nội dung bảo vệ môi
trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và các chương trình dự án đầu tư'' Một điểm mới so với Đại hội X là đưa thêm nội
dung ''chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; từng bước phát
triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch”.
CHH-HĐH sẽ kéo theo đô thị hóa Dân số đô thị năm 1996 là 19%, năm 2010 đạt 30% và dự kiến tăng lên 45% vào 2020 Đây thực sự là sức ép lớn về môi trường trong quản lý đô thị Theo nghiên cứu của Bộ KH-CN, các đô thị Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Việt Trì, Ninh Binh, Quy Nhơn, Nha Trang, Biên Hòa là những tụ điểm phát thải các chất độc hại Riêng Hà Nội, mỗi năm thải vào môi trường nước khoảng 3.600 tấn chất hữu cơ, 320 tấn dầu mỡ, hàng chục tấn kim loại nặng
Song song với quá trình CNH-HĐH, chúng ta đang phải chịu những áp lực về thay đổi cấu trúc và mô hình phát triển do sự cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường ngày càng lộ rõ Do đó, các mối quan tâm về môi trường cần được lồng ghép ngay
từ quá trình ra các quyết định về phát triến kinh tế và xã hội Có nghĩa là, cần cụ thể hóa nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường, tiếp cận mô hình tăng trưởng xanh đã được đề cập trong văn kiện của Đại hội Đảng
Trang 9lần thứ XI Trong đó, Nhà nước cần dành sự quan tâm đặc biệt để xây dựng năng lực nội sinh nhằm sử dụng và phát triển các công nghệ tiết kiệm tài nguyên, nguyên liệu, năng lượng ; vì đây là động lực chủ yếu để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng phát triển bền vững Một nghiên cứu của VCCI cho thấy, có khoảng trên 70% máy móc thiết bị ở nước ta sử dụng công nghệ cũ; 70% đã khấu hao hết và gần 50% là máy móc cũ, hoặc vừa mới tân trang được nhập vào Thực tế này là một thách thức đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị lớn nhằm tạo ra bước đột phá lớn trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng
Bước đột phá ở đây là chuyển đổi quyết liệt từ cơ chế nặng về ''bao cấp”, ''xin cho” sang cơ chế kinh tế hóa, tài chính hóa trong quản lý tài nguyên, môi trường Thực
tế hiện nay, nhà nước bỏ ra rất nhiều kinh phí, trang thiết bị và nguồn nhân lực cho công tác điều tra tài nguyên khoáng sản, khí tượng, thủy văn nhưng thường là cung cấp không hoặc với khoản phí không đáng kể cho các nhà đầu tư Đó là sự bù
đắp không cân xứng dẫn đến không đủ nguồn lực cho công tác quy hoạch tài
Nhà nước cũng cần sử dụng công cụ tài chính nhằm khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ sạch; sản xuất và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các sản phẩm và bao bì
không gây hại hoặc ít gây hại đến môi trường; tái chế và sử dụng các sản phẩm tái
chế.
Trang 10Phần Tài liệu tham khảo:
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.23
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam Sđd., tr 87-88.
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.9.
(4) Nguyễn Phú Trọng - Trần Đình Nghiêm Nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị đại
biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994,
tr.34
(5) Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ương khoá VII Hà Nội, 1994, tr.23-24.
(6) Đảng Cộng sản Việt Nam Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa VIII Trích theo: Các nghị quyết của Trung ương Đảng
1996 - 1999 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.46.
(7) Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.91
(8) Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.112