1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đề cương TƯ TƯỞNG HCM HUFLIT

14 579 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 526,39 KB

Nội dung

Đề cương TƯ TƯỞNG HCM HUFLIT Tư tưởng HCM Đề cương HUFLIT Trường Đại học Ngoại Ngữ Tin học Tp.HCM Đề cương Tư tưởng cô Thuỷ, thầy Tĩnh Tư tưởng Hồ Chí Minh Đề cương Tư tưởng Hồ Chí Minh 10 câu ôn thi cuối kỳ môn Tư tưởng HCM HUFLIT

Trang 1

Câu 1: Trình bày bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng HCM Qua đó, anh (chị) rút ra nhận xét gì?

Điều kiện lịch sử - XH cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

*Bối cảnh XH Việt Nam

-Trước khi Pháp xâm lược, XH Việt Nam là một XH phong kiến, nông nghiệp lạc hậu

-Khi Pháp xâm lược VN, nhà Nguyễn đầu hàng, VN trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến -Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, XH Việt Nam xuất hiện các mâu thuẫn mới trên nền mâu thuẫn cũ:

+Một là, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và tay sai +Hai là, mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến

-Một số giai cấp ra đời, cùng với sự tác động của cuộc cải cách dân chủ tư sản ở Nhật Bản và Trung Quốc đã làm hình thành xu hướng dân chủ tư sản trong nước

-Các phong trào chống Pháp chịu sự chi phối bởi hai hệ tư tưởng, tư sản và phong kiến; chưa có chính Đảng lãnh đạo

 Các phong trào yêu nước đều thất bại

VD: Phong trào Cần Vương - tiêu biểu là khởi nghĩa Hương Khê (Phan Đình Phùng), Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, Phong trào Đông Du, khởi nghĩa Yên Thế (Hoàng Hoa Thám)

Xuất hiện nhu cầu về đường lối cứu nước => Chính điều đó đã thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc – HCM ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc => Sự xuất hiện của Tư tưởng HCM là một điều tất yếu

*Chính sách cải cách, cai trị của thực dân Pháp:

-Kinh tế:

+Phát triển các ngành công nghiệp phục vụ cho khai thác

+Chiếm ruộng đất, thực hiện chế độ mộ phu cực kì man rợ

 Nền kinh tế lạc hậu, phụ thuộc

-Chính trị: cai trị trực tiếp

 Bóp nghẹt mọi thứ tự do dân chủ tối thiểu của nhân dân VN

-Văn hóa: thực hiện chính sách ngu dân, nô dịch

*Bối cảnh thời đại:

-CNTB chuyển từ giai đoạn cạnh tranh tự do sang giai đoạn CNTB độc quyền

-Hình thành hệ thống thuộc địa

 Xuất hiện các mâu thuẫn của thời đại:

+Đế quốc >< dân tộc thuộc địa

+Đế quốc >< Đế quốc => Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra => CNTB suy yếu

Trang 2

+Cách mạng tháng 10 Nga thành công => CNTB >< CNXH

+Tư sản >< vô sản ở các nước phát triển

Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước, trong đó có Việt Nam phát triển nhanh chóng

-Thắng lợi của CM Tháng 10 Nga mở ra một thời kì mới trong lịch sử loài người

-Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được sáng lập bởi Lênin (tổ chức trải qua 7 lần Đại hội và Nguyễn Ái Quốc đã tham dự Đại hội lần thứ V) Tổ chức này có tác động mạnh mẽ đến Cách mạng thế giới cũng như Cách mạng Việt Nam

Nhận xét: Từ thực tiễn bối cảnh lịch sử trên, phong trào yêu nước ở VN muốn giành thắng lợi

phải đi theo con đường Cách mạng vô sản

Câu 2: Trình bày ảnh hưởng của giá trị truyền thống dân tộc VN và tinh hoa văn hóa nhân loại đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Qua đó liên hệ bản thân

*Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:

-Trong mấy nghìn năm lịch sử, dân tộc VN đã tạo ra những anh hùng thời đại Trong đó, tiêu biểu

là HCM - người anh hùng dân tộc

-Tư tưởng HCM là sự kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Trong đó, các giá trị tiêu biểu là:

+Chủ nghĩa yêu nước, kiên cường, bất khuất:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

HCM khẳng định: “Lúc đầu chính chủ nghĩa yêu nước chứ không phải chủ nghĩa cộng sản đã làm tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ Ba…”

o Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất trong dựng nước và giữ nước đã hình thành cho dân tộc VN các giá trị truyền thống, ý thức bền vững Đó là ý thức về chủ quyền quốc gia, một dân tộc tự lực, tự cường,… => tạo động lực mạnh mẽ cho đất nước

o Chủ nghĩa yêu nước là niềm tự hào, kiêu hãnh của mọi thế hệ người VN, là niềm tin vào sức mạnh vô địch của dân tộc VN

+Truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, tinh thần tương thân, tương ái:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” ;

“Lá lành đùm lá rách”

Sau này Bác kế thừa, phát triển thành 4 chữ đồng: “đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”

+Quý trọng hiền tài, biết tiếp thu các giá trị văn hóa của nhân loại

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

Trang 3

+Truyền thống lạc quan, yêu đời, thủy chung: niềm tin vào chính mình, niềm tin vào sự tất thắng của chân lý và chính nghĩa dù phải vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ

+Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi: mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa bên ngoài để làm giàu văn hóa VN

*Tinh hoa văn hóa nhân loại:

-Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, HCM đã được trang bị, tiếp thu nền Quốc học và Hán học

khá vững vàng Trên hành trình cứu nước, Người đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vốn sống, kinh nghiệm để làm giàu tri thức của mình nhằm phục vụ cho Cách mạng Việt Nam

Văn hóa phương Đông:

-Nghiên cứu, tiếp thu tư tưởng tiến bộ của Nho giáo:

+Triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, có thái độ tích cực đối với cuộc đời +Ước vọng về một xã hội bình yên, hòa mục, thế giới đại đồng; triết lý nhân sinh, tu thân dưỡng tính,…

+Nho giáo đề cao văn hóa trung hiếu: “Trung với vua, hiếu với cha mẹ”

Còn theo HCM đó là: “Trung với nước, hiếu với dân.”

+Khuyến học: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.”

-Nghiên cứu, tiếp thu tư tưởng tiến bộ của Phật giáo:

+Tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân

+Nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm làm điều thiện

+Tinh thần bình đẳng, dân chủ, chất phác, chống lại mọi đẳng cấp

+Đề cao lao động, chống lười biếng,…

-Nghiên cứu, tiếp thu Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn: “dân tộc Độc lập, dân quyền Tự do, dân sinh Hạnh phúc.”

-HCM ảnh hưởng mặt tích cực của tư tưởng Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử,

HCM là nhà Mác-xít tỉnh táo và sáng suốt, biết khai thác những yếu tố tích cực từ tư tưởng và

văn hóa phương Đông để phục vụ cho CM Việt Nam

Văn hóa phương Tây:

*HCM tiếp thu nền văn hóa dân chủ và CM phương Tây:

-Văn hóa dân chủ CM Pháp:

+Nghiên cứu, tiếp thu tư tưởng về tự do, bình đẳng, bác ái của các nhà triết học khai sáng Pháp (Voltaire, Rousso, Montésquieu)

+Tiếp thu các giá trị của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Đại CM Pháp (1791) -Văn hóa dân chủ CM Mỹ: Nghiên cứu, tiếp thu các giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ (1776)

-Thiên Chúa giáo: đề cao lòng nhân ái

Trang 4

HCM đã biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại (cả Đông và Tây), vừa tiếp thu, vừa sàn lọc để từ tầm cao tri thức của nhân loại mà suy ngẫm, lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển

*Liên hệ bản thân:

Để hòa nhập, không bị hòa tan trong quá trình hòa nhập sinh viên cần phải:

-Phát huy chủ nghĩa yêu nước, vì chủ nghĩa yêu nước là tư tưởng, tình cảm cao quý nhất, thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo, là lòng dũng cảm của con người VN

-Chủ nghĩa yêu nước sẽ biến thành một lực lượng vật chất thực sự khi nó ăn sâu vào tiềm thức, nhận thức của con người

Câu 3: Trình bày vai trò của Chủ nghĩa Mác – Lênin đối với việc hình thành tư tưởng HCM và nhân tố chủ quan của Người Ý nghĩa phương pháp luận đối với bản thân

*Vai trò của CN Mác – Lênin:

-Là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng HCM

-Người tiếp thu CN Mác - Lênin trên nền tảng những tri thức văn hóa, tinh túy được chắt lọc, hấp thụ vào vốn chính trị, vốn hiểu biết phong phú của Người

-Người có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo; vận dụng CN Mác-Lênin một cách sáng tạo vào từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của VN

-CN Mác - Lênin là tiền đề tư tưởng lý luận trực tiếp, quyết định bản chất của tư tưởng HCM -Quá trình tiếp nhận chủ nghĩa Mác– Lênin “là chặng đường chiến thắng biết bao khó khăn với sự lựa chọn vững chắc, tránh được những sai lầm dẫn tới ngõ cụt”

-HCM tiếp thu CN Mác– Lênin là tiếp thu cái cốt lõi, linh hồn sống của nó - đó là thế giới quan và phương pháp biện chứng duy vật Học tập lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng để giải quyết các vấn đề thực tiễn của CM VN

-HCM tiếp thu CN Mác– Lênin một cách có chắt lọc chứ không máy móc, rập khuôn, giáo điều Như vậy, thế giới quan và phương pháp luận của CN Mác – Lênin đã giúp HCM tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc, “…bây giờ học thuyết nhiều, CN nhiều nhưng CN chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là Chủ nghĩa Lênin”

*Nhân tố chủ quan của Người

-Khả năng tư duy và trí tuệ của HCM:

+Khám phá các quy luật vận động của XH, đời sống văn hóa

+Khám phá cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa

+Từ thực tiễn khái quát thành lý luận

+Đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn, kiểm nghiệm trong thực tiễn

Chính vì vậy mà lý luận của HCM mang giá trị khách quan, khoa học và cách mạng

Trang 5

-Phẩm chất, đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn của Người:

+Sự tác động mạnh mẽ của thời đại và sự nhận thức đúng đắn về thời đại đã tạo điều kiện cho HCM hoạt động có hiệu quả đối với dân tộc và nhân loại

+Có được điều đó là nhờ vào nhân cách, phẩm chất, tài năng, trí tuệ siêu việt của HCM:

o Khả năng tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo

o Bản lĩnh kiên định, luôn tin vào nhân dân, khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi

o Sự khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao của trí thức nhân loại

o Trái tim nhân ái, yêu nước, thương dân, sẵn sàng hy sinh, chịu đựng vì độc lập, tự do của

tổ quốc, vì hạnh phúc của đồng bào

Kết luận: Tư tưởng HCM là sản phẩm tổng hòa giữa những điều kiện khách quan, chủ quan của truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại Thực tiễn dân tộc và thời đại được HCM tổng kết, chuyển hóa một cách sắc sảo, tinh tế Với một phương pháp khoa học biện chứng, tư tưởng HCM đã trở thành tư tưởng mà Việt Nam đang hoạt động

*Ý nghĩa phương pháp luận đối với bản thân:

-Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin một cách sáng tạo vào tình hình thực tiễn chứ không máy móc, rập khuôn, giáo điều

-Trong hoạt động thực tiễn phải năng động, nhạy bén, suy nghĩ độc lập, không được ỷ lại, trông chờ vào bên ngoài, phải kiên định và tin tưởng đường lối CM

-Phải ham học hỏi, khiêm tốn, có tinh thần vượt khó, trước hết bản thân phải chiến thắng những cám dỗ, tiêu cực trong cuộc sống

Câu 4: Trình bày quan điểm của HCM về: độc lập dân tộc – nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa

*Cách tiếp cận quyền con người:

-HCM hết sức trân trọng quyền con người

-Người đã tìm hiểu và tiếp nhận những nhân tố về quyền con người được nêu trong “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của CM Pháp (1791) và trong “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ (1776), như quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” ;

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”

-Từ quyền con người, HCM đã khái quát và nâng cao thành quyền dân tộc

“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”

-Thiên tài của HCM được thể hiện ở chỗ, Người đã sử dụng hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp để khẳng định quyền bình đẳng của dân tộc VN và tất cả các dân tộc trên thế giới Tư tưởng này của HCM có ý nghĩa to lớn, trường tồn đối với tất cả các dân tộc yêu chuộng tự do, bình đẳng

Trang 6

*Nội dung của độc lập dân tộc

Nội dung 1: Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa

-1919, HCM gửi đến Hội nghị Véc-xây bản yêu sách 8 điểm, đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân -1930, Trong Chính cương vắn tắt, HCM xác định mục tiêu chính trị của Đảng là:

+Đánh đổ đế quốc CN Pháp và bọn phong kiến

+Làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập

-Năm 1941: HCM về nước, chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng, thành lập Mặt trận VN độc lập đồng minh, thảo 10 chính sách của Việt Minh trong đó, mục tiêu là “Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền.”

-Tháng 8/1945: HCM đúc kết ý chí đấu tranh cho độc lập, tự do cho nhân dân ta: “dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”

-2/9/1945: sau khi CMT8 thành công, Người đọc “Tuyên ngôn độc lập” của nước VN Dân chủ Cộng hòa, long trọng khẳng định trước toàn thế giới:

“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã trở thành một nước tự do, độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”

-1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc HCM ra lời kêu gọi vang dậy non sông: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…”

-Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh leo thang ra miền Bắc, Chủ tịch HCM đã đưa ra một chân lý bất hủ, có giá trị cho mọi thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”

Nội dung 2, 3, 4:

-Độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thực sự

-Độc lập phải được độc lập trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự

-Phải đem lại cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho mọi người dân

Như vậy:

-Độc lập, tự do là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh, là một tư tưởng lớn trong thời đại giải phóng dân tộc

-“Không có gì quý hơn độc lập tự do” là khẩu hiệu hành động, là nguồn cổ vũ cho các dân tộc bị áp bức trên toàn TG

Vì thế, HCM không chỉ là Anh hùng giải phóng dân tộc của VN mà còn là “Người khởi

xướng cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX”

*Vận dụng

-Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc – đó là động lực mạnh mẽ để xây dựng và phát triển đất nước

-Quán triệt tư tưởng HCM, giải quyết những vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp

-Chăm lo, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam

Trang 7

Câu 5: Trình bày tư tưởng HCM về mục tiêu, động lực của CNXH ở VN

Mục tiêu:

*Những mục tiêu chung:

-Độc lập, tự chủ cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân

-Làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành

-CNXH không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động

*Những mục tiêu cụ thể:

-Về chính trị:

+Xây dựng chế độ nhân dân lao động làm chủ, nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân

“Tất cả quyền lực trong nước VN Dân chủ Cộng hòa đều thuộc về nhân dân Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”

+Nhà nước có hai chức năng: dân chủ với nhân dân và chuyên chính với kẻ thù của nhân dân Hai chức năng này không tách rời nhau mà luôn đi đôi với nhau

-Về kinh tế: nền kinh tế bền vững

+Nền kinh tế XHCN với công – nông nghiệp hiện đại, khoa học – kỹ thuật tiên tiến

+Cách bóc lột theo CNTB được bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện +Nền kinh tế cần phát triển toàn diện ở các ngành, trong đó “Công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế”

-Về văn hóa - XH:

+Văn hóa là mục tiêu cơ bản của CM XHCN

+Văn hóa thể hiện tinh thần của XH: xóa nạn mù chữ; xây dựng, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí; xây dựng, phát triển văn hóa nghệ thuật,…

+Phương châm xây dựng nền văn hóa mới là: dân tộc, khoa học, đại chúng

+Nhiệm vụ hàng đầu của CM XHCN là đào tạo con người: “Muốn có con người XHCN, phải có tư tưởng XHCN.”

+Phát triển cao về văn hóa đạo đức

Động lực:

*Động lực bên trong:

-Động lực quan trọng nhất và quyết định nhất của CNXH là con người, là nhân dân lao động, nòng cốt là công – nông – trí thức Động lực của CNXH bao trùm nhất là con người

-Phát huy động lực con người trên cả hai phương diện: cộng đồng và cá nhân:

+Con người cộng đồng: phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc – là động lực chủ yếu nhất

+Con người cá nhân: Tác động vào nhu cầu và lợi ích, vào các động lực chính trị tinh thần

-HCM coi trọng động lực kinh tế và phát triển kinh tế

-Người quan tâm tới văn hóa, khoa học, giáo dục, coi đó là các động lực tinh thần

Trang 8

*Động lực bên ngoài:

-Phải kết hợp với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, phải sử dụng tốt những thành quả khoa học – kỹ thuật trên thế giới Muốn phát huy được những động lực trên thì phải:

+Có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nhất là trong vấn đề thực hiện công bằng XH phải theo

nguyên tắc, “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”

+Tránh bình quân, thưởng phạt công minh Cơ chế khoán là một điều kiện của CNXH

-Sử dụng vai trò điều chỉnh của các nhân tố tinh thần khác như văn hóa, đạo đức, pháp luật, đối với hoạt động của con người

-Phải đấu tranh chống các lực cản (trở lực):

+Chủ nghĩa cá nhân, lợi mình hại người, tự do, vô tổ chức, vô kỷ luật, và những tính xấu khác +Chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng, không chịu học tập cái mới

Như vậy, giữa nội lực và ngoại lực thì nội lực có vai trò quyết định nhất, còn ngoại lực thì quan trọng

Câu 6: Trình bày tư tưởng HCM đối với nội dung xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận và chính trị

*Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận:

-Để đạt được mục tiêu CM, HCM chỉ rõ: phải dựa vào lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin Vì vậy, chủ nghĩa Mác – Lênin trở thành cái “cốt”, trở thành nền tảng tư tưởng và

kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ĐCS Việt Nam

-Trong quá trình tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, HCM chú ý những điểm sau:

+Một là, việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền CN Mác – Lênin phải phù hợp với từng hoàn cảnh

và từng đối tượng

+Hai là, việc vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin phải phù hợp với từng hoàn cảnh Tránh giáo điều, đồng thời, phải chống lại việc xa rời các nguyên tắc cơ bản của CN Mác - Lênin

+Ba là, trong quá trình hoạt động, Đảng ta phải chú ý học tập, kế thừa những kinh nghiệm tốt của các ĐCS khác, đồng thời Đảng ta phải tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ sung cho chủ nghĩa Mác – Lênin

+Bốn là, Đảng ta phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của CN Mác – Lênin

*Xây dựng Đảng về chính trị:

Theo HCM, việc xây dựng Đảng về chính trị có nhiều nội dung:

-Xây dựng đường lối chính trị, bảo vệ chính trị Trong đó, đường lối chính trị là vấn đề cốt tử trong

sự tồn tại và phát triển của Đảng

-Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo của mình chủ yếu bằng việc đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội

-Xây dựng và thực hiện nghị quyết

-Xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị

-Củng cố lập trường chính trị, nâng cao bản lĩnh chính trị

Trang 9

Đảng muốn xây dựng đường lối chính trị đúng đắn cần phải lưu ý những vấn đề sau:

-Đường lối chính trị phải dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng nó vào từng hoàn cảnh cụ thể của đất nước trong từng thời kỳ

-Trong xây dựng đường lối chính trị, Đảng ta phải học tập kinh nghiệm của các ĐCS khác và vận dụng nó một cách phù hợp

-Đảng phải thật sự là đội tiên phong dũng cảm, là bộ tham mưu sáng suốt của giai cấp CN, của nhân dân lao động và của cả dân tộc

-HCM lưu ý, cần phải giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, thông tin, thời sự cho cán bộ, Đảng viên để họ luôn kiên định lập trường, giữ vững bản lĩnh chính trị trong mọi hoàn cảnh

Câu 7: Trình bày tư tưởng HCM về vai trò và lực lượng của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp CM

Vai trò của đại đoàn kết dân tộc

*Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của CM

-Đoàn kết tạo ra sức mạnh HCM đã nêu ra một số luận điểm có tính chân lý: Đoàn kết làm ra sức mạnh Đoàn kết là điểm mẹ “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công.”

-HCM chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh bại các thế lực đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước thì chưa đủ;

CM muốn thành công và thành công đến nơi đến chốn, phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc bền vững

Đại đoàn kết dân tộc là tư tưởng cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình CM

-Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa sống còn của cuộc CM

*Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc

-Trong tư tưởng HCM, đại đoàn kết dân tộc là mạch nguồn của mọi thắng lợi

-Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc

-Đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi chủ trương, đường lối

-Đảng phải có sức mạnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng, chuyển đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác

Lực lượng của đại đoàn kết dân tộc

*Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

-Vai trò của dân: Là nhân vật trung tâm, là gốc rễ, chủ thể của đại đoàn kết dân tộc, nguồn sức

mạnh vô tận và vô địch của đại đoàn kết dân tộc, là chỗ dựa vững chắc của Đảng cộng sản

-Dân trong quan niệm của HCM là toàn dân, không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, người tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, không phân biệt già, trẻ, trai, gái, giàu, nghèo, quí, tiện -Dân và nhân dân vừa được hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể, vừa được hiểu là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân

Trang 10

-Quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ dân tộc – giai cấp để tập hợp lực lượng, không được phép bỏ sót một lực lượng nào, miễn là lực lượng đó có lòng trung thành và sẵn sàng phục vụ tổ quốc: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà Ai có tài, có đức, có lòng phụng sự tổ quốc thì ta đoàn kết với họ”

*Điều kiện thực hiện đại đoàn kết dân tộc:

-Phải kế thừa truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa của dân tộc

-Phải có lòng khoan dung, độ lượng Tư tưởng HCM không phải là một sách lược nhất thời hay một đoạn thư chính trị, mà là sự tiếp nối và phát triển truyền thống nhân ái, bao dung của dân tộc từ chính mục tiêu của cuộc CM mà Người suốt đời theo đuổi

-Để thực hiện đại đoàn kết dân tộc rộng rãi cần có niềm tin của nhân dân Với HCM, yêu dân, tin dân, dựa vào dân, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao

Câu 8: Trình bày tư tưởng HCM về xây dựng nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân

*Nhà nước của dân:

-Dân là người chủ, nhân dân có quyền xác lập tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và XH

-“Tất cả mọi quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái, trai, giàu, nghèo, giai cấp, tôn giáo” Dân là chủ, mọi người dân đều được hưởng quyền dân chủ

-Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước thì nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu và ủy quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc tế dân sinh Đây là chế độ dân chủ đại diện bên cạnh chế độ dân chủ trực tiếp

-“Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.”

-Nhà nước phải xác định được, thực hiện được trách nhiệm của cử tri và đại biểu do cử tri bầu ra

Họ phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau

*Nhà nước do dân:

-Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, do dân làm chủ

-Phải làm cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ để nâng cao trách nhiệm làm chủ của người dân -Xây dựng nhà nước VN mới, nhân dân có đủ điều kiện về pháp luật và thực tế, tham gia quản lý nhà nước là ở chỗ:

+Toàn bộ công dân bầu ra Quốc hội

+Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ

+Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước

+Mọi công việc của Nhà nước trong quản lý Nhà nước, trong quản lý XH đều thực hiện theo ý chí của nhân dân

Ngày đăng: 20/04/2020, 13:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w