1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh​

113 75 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Vấn đề cạnh tranh trong đấu thầu hiện nay rất khốc liệt do vậy việc xây dựng, nâng cao năng lực cạnh trong đấu thầu có ý nghĩa quan trọng với các doanh nghiệp.. Chính việc phải tham gia

Trang 1

I

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HOÀNG VĂN MINH

NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG

HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

HÀ NỘI – 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HOÀNG VĂN MINH

NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG

HÀ NỘI – 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu:" Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh " được

hình thành và phát triển từ những quan điểm của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hoàng Văn Hải Các số liệu và kết quả có được trong luận văn là hoàn toàn trung thực

Hà Nội, ngày20 tháng 01năm 2018

Tác giả

Hoàng Văn Minh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân

Trước hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TSHoàng Văn Hải,

người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, thực hiện nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này

Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ tận tình cho tác giả hoàn thành quá trình học tập và hoàn thành luận văn này

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh Đạo, các đồng nghiệp đang công tác tại Công ty cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp tài liệu cần thiết cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn

Cuối cùng xin cám ơn gia đình cùng các bạn bè đồng nghiệp đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn đúng thời hạn

Do hạn chế về thời gian, kiến thức Khoa học và kinh nghiệm thực tế của bản thân chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp và trao đổi tận tình của các thầy cô giáo và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG ii

DANH MỤC HÌNH iii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Những đóng góp của luận văn 2

5 Kết cấu của luận văn 3

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG 4

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xâydựng 4

1.2 Khái luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng 5

1.2.1 Quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 5

1.2.2 Nội dung năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 10

1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam 16

1.2.4 Căn cứ pháp lý về năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 18

1.2.5 Sự cạnh tranh trong đấu thầu xâydựng 22

1.3 Nội dung năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xâydựng 26

1.4 Những nhân tố tác động đến cạnh tranh đấu thầu xây dựng của doanhnghiệp 30

1.4.1 Những nhân tố bên ngoài của doanhnghiệp 30

1.4.2 Những nhân tố nội bộ của doanhnghiệp 33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 39

CHƯƠNG 2 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN 40

2.1 Quy trình tiến hành nghiên cứu: 40

2.2 Phương pháp nghiên cứu 41

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 41

Trang 6

2.2.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu 41

2.2.3 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 42

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 43

CHƯƠNG 3- THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015 44

3.1 Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Bảo Tàng Hồ Chí Minh .44

3.1.1 Thông tin chung về doanhnghiệp 44

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Côngty 44

3.1.3 Nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức của Công ty 46

3.2 Những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh .47

3.2.1 Các nhân tố bêntrong 47

3.2.2 Các nhân tố bênngoài 52

3.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Công ty HCMCC trong giai đoạn2011-2015 57

3.3.1 Tình hình đấu thầu của Công ty trong giai đoạn2011-2015 57

3.3.2 Năng lực cạnh tranh đấu thầu của Công ty HCMCC trong giai đoạn (2011-2015) 58

3.3.3 Đánh giá chung về thực trạng năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Công ty 63

3.4 Phân tích các đối thủ cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới .69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 75

CHƯƠNG 4 -CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH 76

4.1 Định hướng phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty 76

4.1.1 Xu hướng phát triển của cạnh tranh đấu thầu xâydựng 76

4.1.2 Định hướng phát triển của Công Ty CPXD Bảo Tàng Hồ Chí Minh .78

4.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của Công Ty CPXD Bảo Tàng Hồ Chí Minh 81

Trang 7

4.2.1 Nhóm giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của Công Ty

CPXD Bảo Tàng Hồ Chí Minh 81

4.2.2 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu và kỹ thuật đấu thầu của Công ty 90

4.3 Một số kiến nghị đối với Nhà nước trong lĩnh vực cạnh tranh đấu thầu xây dựng cơbản 94

4.3.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu thầu xâydựng 95

4.3.2 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đấu thầu xây dựng 97

4.3.3 Hoàn thiện nâng cao bộ máy cơ quan quản lý đấuthầu 98

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 100

KẾT LUẬN 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Trang 8

i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

1 CPXD Cổ phần xây dựng

2 ĐTXD Đấu thầu xây dựng

3 HCMCC Công ty cổ phần Xây Dựng Bảo Tàng Hồ Chí Minh

4 KCN Khu công nghiệp

5 NĐ - CP Nghị định, chính phủ

Trang 9

5 Bảng 3.5 Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất

kinh doanh từ năm 2011-2015 Công tyHCMCC 58

6 Bảng 3.6 Bảng thống kê số lƣợng trúng thầu Công ty

9 Bảng 3.9 Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công Ty

Đầu Tƣ Phát Triển Nhà và Đô Thị (HUD) 69

10 Bảng 3.10 Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đầu

tƣ phát triển hạ tầng đô thi UDIC năm 2015 71

11 Bảng 4.1 Dự kiến kế hoạch sản lƣợng năm 2017 77

Trang 10

iii

DANH MỤC HÌNH

1 Hình 1.1 Phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp 14

3 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty CP Xây Dựng Bảo

Trang 11

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trưởng thành và phát triển ngay từ những ngày đầu khó khăn gian khổ của đất nước, công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh đã sớm định hướng cho mình hướng đi đúng đắn trong công cuộc chuyển biến của cả đất nước khi bước vào nền kinh tế thị trường Là một trong nhiều những công ty khác trực thuộc sự quản lý của Công ty xây dựng Hà Nội, công ty không những đã tự khẳng định được sự tồn tại và phát triển của mình trong cơ chế thị trường mà đã và đang có những bước đi vững chắc trên mọi mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Ngày nay, đấu thầu được áp dụng trên nhiều lĩnh vực nhưng nhiều nhất vẫn

là trong lĩnh vực xây dựng công trình Phương thức đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có vai trò lớn đối với chủ đầu tư, nhà thầu và nhà nước Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một trong những công cụ để tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh mạnh thì đồng nghĩa với lợi thế cạnh tranh mạnh và ngược lại

Vấn đề cạnh tranh trong đấu thầu hiện nay rất khốc liệt do vậy việc xây dựng, nâng cao năng lực cạnh trong đấu thầu có ý nghĩa quan trọng với các doanh nghiệp Chính việc phải tham gia đấu thầu và cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp cũng sẽ là động lực để doanh nghiệp phát huy được tính năng động, sáng tạo trong đấu thầu, tích cực tìm kiếm thông tin, xây dựng các mối quan hệ, tìm mọi cách nâng cao uy tín, thương hiệu trên thị trường Hơn nữa, việc thắng thầu sẽ giúp doanh nghiệp tạo được them nhiều công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hơn nữa

Vậy làm sao để nâng cao được năng lực cạnh tranh trong đấu thầu củadoanh nghiệp xây dựng trong thời điểm kinh tế có nhiều biến đổi như hiện nay? Trước tình hình nổi cộm hiện nay trong ngành xây dựng như vậy nên em đã đi

sâu tìm hiểu về thực trạng đấu thầu nơi công ty mình nhằm tìm ra cách thúc đẩy mạnh hơn nữa năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty HCMCC Đó chính là

lí do giúp em quyết tâm nghiên cứu đề tài này, đề tài:

Trang 12

b) Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề sau:

- Những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh trongđấu thầu xây dựng của doanh nghiệp

- Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh trongđấu thầu xây dựng của Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng caonăng lực cạnh tranhtrongđấu thầu xây dựng của Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a) Đối tượng nghiên cứu:năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây

dựngcủaCông ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh

b) Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo Tàng Hồ Chí Minh

- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu kết quả hoạt động đấu thầu từ năm 2011 đến 2015 và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

4 Những đóng góp của luận văn

- Về mặt lý luận: Luận văn trình bày một cách hệ thống những lý luận cơ bản năng lực canh tranh trong đấu thầu và những biện pháp nâng cao năng lực canh tranh trong đấu thầu xây dựng

- Về mặt thực tiễn: Từ hệ thống lý luận cơ bản trên, luận văn đã tìm hiểu và áp dụng những lý luận cơ bản đó vào Công ty Cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh Qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh thắng thầu và sự phát triển

Trang 13

3

của Công ty

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1:Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng

Chương 2:Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn

Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Bảo Tàng Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2011-

2015

Chương 4: Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Bảo Tàng Hồ Chí Minh

Trang 14

4

CHƯƠNG 1–TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG

ĐẤU THẦU XÂY DỰNG

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xâydựng

Nâng cao năng lực cạnh tranh là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp

vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Liên quan đến đề tài nghiên cứu đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu đã được công bố như:

- Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Bưu chính

viễn thông trên địa bàn Thành phổ Hồ Chỉ Minh - thực trạng và giải pháp - Luận

văn Thạc sĩcủa Trương Hoài Trang, Hà Nội, 2005

- Một sổ giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngần

hàng Công thương Việt Nam - luận văn Thạc sĩ của Phan Lê Mai Linh, Đà Nẵng,

2003

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT

trogng điều kiện hội nhập quốc tế - luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Minh Tuấn, Hà

Nội, 2008

- Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng Nhà nước ở

Việt Nam - luận án Tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Tiến Triển

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu trên địa bàn

thành phố Hà Nội- luận án Tiến sỹ kinh tế của Phạm Thu Hương, Hà Nội 2017

- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường các nước

EU của doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong giai đoạn hiện nay- luận án Tiến sỹ

kinh tế của Nguyễn Hoàng, Hà Nội 2009

- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ

Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - Đề tài nghiên cứu khoa học

của TS Lưu Khánh Cường, Hà Nội

- Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế - Tiến sỹ Nguyễn Vĩnh Thanh, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội

Trang 15

5

Trung ương (CIEM) và cơ quan phát triển Liên họrp quốc (UNDP) - Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội

Trong công tác đấu thầu xây dựng nói riêng thì cũng có những công trình nghiên cứu đã được công bố như:

- Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện

Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Huyền, Hà Nội, 2011

- Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây

dựng công trình 545 – Luận văn Thạc sĩ của Ngô Tấn Hưng, Đà Nẵng, 2006

- Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần xây

dựng thủy lợi 1- Luận văn Thạc sĩ của Ngô Thanh Tùng, Thái Nguyên, 2013

- Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của

Tổng Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Luận văn Thạc sĩ của Lê Văn Hưng, Hà Nội, 2014

1.2 Khái luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng

1.2.1 Quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

* Quan niệm về cạnh tranh

Theo tiến trình của lịch sử các học thuyết kinh tế, các học giả cũng đã đưa ra rất nhiều quan niệm về cạnh tranh

Trong tác phẩm “Quốc phú luận” của Adam Smith, tác giả đã cho rằng cạnh tranh có thể phối họp kinh tế một cách nhịp nhàng, có lợi cho xã hội Theo Smith,

“nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau, thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác”, “cạnh tranh và thi đua thường tạo ra sự cố gắng lớn nhất Ngược lại, chỉ có mục đích lớn lao nhưng lại không có động cơ thúc đẩy thực hiện mục đích ấy thì rất ít có khả năng tạo ra được bất kỳ sự cố gắng lớn nào” (Adam Smith, 1997, tr.6) Adam Smith lấy chủ nghĩa cá

Trang 16

Cùng suy nghĩ với Adam Smith, Mill cho rằng cạnh tranh là cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của xã hội Mill đề cao tự do cá nhân, nhưng lại cho rằng xã hội có quyền sử dụng vũ lực để ngăn ngừa cá nhân gây ra hậu quả xấu

Theo Charles Robert Darwin, nhà sinh vật học người Anh mô tả cạnh tranh trong giới sinh vật là quá trình sinh vật không ngừng thích ứng với môi trường bên ngoài để tồn tại Không có cạnh tranh thì không có tiến hoá của toàn bộ các loài, trong đó có cả loài người Vận dụng nguyên lý của Darwin vào nền kinh tế thị trường cho thấy rằng cồng ty nào hoặc sản phẩm nào thích hợp với quá trình phát triển thì mới tồn tại được, kẻ yếu bị xua đuổi Quan điểm cạnh hanh của ông là chuyển từ cạnh tranh đối kháng sang cạnh tranh hợp tác Quan điểm này phù hợp với xu thế kinh tế hiện nay: nhiều Công ty kết họp với nhau thành các tập đoàn đa quốc gia, cùng thiết lập quy tắc cạnh tranh mới, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và hợp tác để cùng tồn tại và phát triển

Trong lý luận cạnh tranh của mình, trọng điểm nghiên cứu của Các Mác những cuộc cạnh tranh này diễn ra dưới ba góc độ: cạnh tranh giá thành thông qua nâng cao năng suất lao động giữa các nhà tư bản nhằm thu được giá trị thặng dư siêu ngạch; cạnh tranh chất lượng thông qua nâng cao giá trị sử dụng hàng hoá, hoàn thiện chất lượng hàng hoá để thực hiện được giá trị hàng hoá; cạnh tranh giữa

Trang 17

tự động giữ được cân đối, những người tham gia thị trường cũng được giả định là có đầy đủ thông tin như nhau Trong nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, người sản xuất phải bố trí sản xuất theo thị hiéu của người tiêu dùng, còn người tiêu dùng phải chọn lựa hàng hoá và dịch vụ bằng hình thức tiền tệ

Ngược với tư tưởng xem cạnh tranh là một quá trình tĩnh của các nhà kinh tế học thuộc trường phái cổ điển mới của thế kỷ XIX, các nhà kinh tế học của trường phái Áo cho rằng: “Một chỉ tiêu quan trọng về sự ra đời của lý luận cạnh tranh hiện đại là vứt bỏ việc lấy cạnh tranh hoàn hảo làm giáo điều của mô hình cạnh tranh hiện thực và lý tưởng, cạnh hanh được xem xét ở góc độ là một quá trình động, phát triển chứ không phải là quá trình tình Tương ứng với điều này, đối tượng nghiên cứu trọng điểm cũng không còn là giá cả được quyết định như thế nào trên tiền đề

đã định sẵn và phải thích ứng với kết cấu hiện có như thế nào để thực hiện được sự cân đối kinh tế, mà là hình thức kết hợp các yếu tố cạnh tranh trong quá trình cạnh tranh thực tế thực hiện được tiến bộ và sáng tạo kỹ thuật Như vậy thì lý luận cạnh

tranh mói là môn lý luận độc lập với lý luận giá cả” (Trần Sửu, 2006, trang 56)

Quan điểm của David Ricardo cũng đề cao tự do canh tranh, đặc biệt là tư tưởng về lợi thế so sánh Mỗi quốc gia, mỗi ngành có những lợi thế về tài nguyên

Trang 18

* Phân loại cạnh tranh

Dựa trên những góc độ khác nhau mà có thể phân cạnh tranh thành nhiều loại: Dưới góc độ các chủ thể kinh tế tham gia thị trường, có canh tranh giữa những người sản xuất với nhau, giữa người mua và người bán, người sản xuất và người tiêu dùng và giữa những người mua với nhau

Dưới góc độ quy mô cạnh tranh có cạnh tranh của sản phẩm, cạnh tranh của doanh nghiệp và cạnh hanh của quốc gia

Theo tính chất của phương thức cạnh tranh có: cạnh tranh hợp pháp hay cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không hợp pháp hay cạnh tranh không lành mạnh Theo hình thái của canh tranh có: cạnh tranh hoàn hảo hay thuần túy và cạnh tranh không hòan hảo

Theo công đoạn của sản xuất - kinh doanh có: cạnh tranh trước khi bán hàng, trong quá trình bán hàng và sau khi bán hàng

Theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể trong cạnh tranh có cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành

Trang 19

9

Theo phạm vi lãnh thổ có cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế

Quan niệm về năng lực cạnh tranh

Trong cạnh tranh sẽ có người có khả năng cạnh tranh mạnh, người có khả năng cạnh tranh yếu hoặc sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh, sản phẩm có khả năng cạnh tranh yếu, khả năng cạnh tranh này gọi là năng lực cạnh tranh hay sức cạnh tranh

+ Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là sự vượt trội của nó (về các chỉ tiêu) so với sản phẩm cùng loại do các đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường Như vậy việc xác định năng lực cạnh tranh của sản phẩm hên thị trường là xác định mức độ tin cậy của người tiêu dùng đối với sản phẩm về giá cả, đổi mới công nghệ, dịch vụ sau bán hàng so với sản phẩm cùng loại mà đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường, chứ không quan tâm đến việc nó có ưu điểm hon các sản phẩm xuất khẩu tại chỗ hay không Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chính là năng lực nắm giữ và nâng cao thị phàn của loại sản phẩm do chủ thể sản xuất và cung ứng nào đó đem ra để tiêu thụ so với sản phẩm cùng loại của các chủ thể sản xuất, cung ứng khác đem đến tiêu thụ ở cùng một khu vực thị trường và thời gian nhất định

Như vậy năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng của nó, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán,

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra được năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua: thị phần, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, thu nhập bình quân, phương pháp quản lý, bảo vệ môi trường, uy tín của doanh nghiệp đối với xã hội, tài sản của doanh nghiệp các yếu tố này tạo nên lợi thế canh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có khả năng

Trang 20

10

triển khai các hoạt động với hiệu suất cao hơn các đối thủ cạnh tranh, tạo ra giá trị khác biệt hay chi phí thấp hoặc cả hai yếu tố trên Như vậy đối với doanh nghiệp thì lợi thế canh tranh là xuất phát điểm, là điều kiện cần, khả năng cạnh tranh mạnh là điều kiện đủ để doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh mạnh trên thương trường Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh thì nhất thiết phải có lợi thế cạnh tranh nhưng ngược lại thì chưa chắc đúng Neu doanh nghiệp có lợi thế canh tranh nhưng không có khả năng tận dụng tốt lợi thế đó để cung cấp các sản phẩm đem lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng, không phát triển các lợi thế mới để duy trì ưu thế của mình so với đối thủ thì doanh nghiệp đó không thể được coi là có sức cạnh tranh mạnh và lợi thế sớm muộn cũng sẽ mất đi

Một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh Quốc gia cao phải có nhiều doanh nghiệp có sức cạnh tranh, ngược lại để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có sức cạnh tranh, môi trường kinh doanh của nền kinh tế phải thuận lợi, các chính sách vĩ mô phải rõ ràng, nền kinh tế phải ổn định, bộ máy Nhà nước phải trong sạch, có tính chuyên nghiệp Đồng thời tính nhạy bén, năng động trong quản lý của doanh nghiệp

là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế, sức cạnh tranh của doanh nghiệp tạo cơ sở cho năng lực cạnh tranh Quốc gia Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm vừa là bộ phận cấu thành, vừa là một trong những mục tiêu của nâng cao năng lực cạnh tranh của Quốc gia

1.2.2 Nội dungnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

* Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp

- Phương pháp quản lý: Trình độ tổ chức và quản lý là yếu tố quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Hiện nay có nhiều phương pháp quản lý tốt mà nhiều doanh nghiệp đã áp dụng vào quản trị thành công tại đơn vị mình đó là phương pháp quản lý theo tình huống, quàn lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, quản lý theo phương pháp của quản lý chất lượng Mỗi phương pháp sẽ có một hiệu quả riêng của nó Quản lý theo tình huống là phương pháp quản lý linh hoạt Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý điều hành sản xuất nên

Trang 21

11

hiện nay nhiều doanh nghiệp đã phấn đấu nhận các chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001- 2000, ISO 14000 Phương pháp quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống là phương pháp mới Trước đây quản lý thường chú trọng tới mục tiêu, có nghĩa là quy định những chỉ tiêu định lượng và phấn đấu để đạt những chỉ tiêu đó Điều này đúng nhưng chưa đủ vì doanh nghiệp đã không chú ý đến môi trường và điều kiện tạo ra kết quả đó mà chính đây mới là cái gốc của việc tạo ra kết quả Phương pháp quản lý theo chất lượng là hoạt động bao trùm mọi phòng ban, chi nhánh của doanh nghiệp

Hệ thống tổ chức gọn nhẹ là hệ thống tổ chức ít cấp, linh hoạt, dễ thay đổi khi môi trường kinh doanh thay đổi, quyền lực đuợc phân chia để mệnh lệnh truyền đạt được nhanh chóng, góp phần tạo năng suất cao, hoạt động của doanh nghiệp được trôi chày, không bị chồng chéo, ách tắc trong sản xuất, tạo sự tin tưởng cho khách hàng Doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao là doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, không cứng nhắc mà phải linh động thay đổi tùy thuộc vào môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp trong từng thời kỳ hoạt động của doanh nghiệp Vãn hoá doanh nghiệp tốt là mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phải theo pháp luật, có lương tâm và đạo đức trong kinh doanh, kinh doanh giỏi và tích cực tham gia các hoạt động xã hội Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vì nó tác động đến cách thức các cá nhân, nhóm, bộ phận tương tác với nhau và khả năng sáng tạo của họ Nếu doanh nghiệp xây dựng được văn hóa doanh nghiệp tức là tạo cho doanh nghiệp có đặc trưng bản sắc riêng và tạo được hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng và xã hội, làm cho hình ảnh doanh nghiệp

in sâu vào tâm trí người lao động, ngày càng yêu mến doanh nghiệp của mình hơn,

sẽ khuyến khích được tính sáng tạo, kích thích tinh thần học tập, thỉ đua trong đội ngũ nhân viên qua đó nâng cao được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Ngược lại không xây dựng được văn hóa doanh nghiệp thì sẽ không kích thích được tinh thần tự hào vì mình là thành viên của doanh nghiệp do đó sẽ không kích thích , khai thác hết được khả năng làm việc, cống hiến hết sức mình của đội ngũ nhân viên,

Trang 22

* Ban Lãnh đạo

Ban lãnh đạo của một doanh nghiệp có vai trò quan trọng vì họ là người nắm toàn bộ nguồn lực của tổ chức, vạch ra đường lối, chiến lược, chính sách, kế hoạch hoạt động, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động của các bộ phận của doanh nghiệp để đưa hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao Năng lực lãnh đạo doanh nghiệp góp phần vô cùng quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Thể hiện cả trong công tác đối nội và đối ngoại Người lãnh đạo biết nhìn xa trông rộng, có óc quan sát, phân tích, phán đoán tình hình để lãnh đạo, nắm bắt cơ hội và giải quyết đối ngoại tốt sẽ giúp Công ty làm ăn phát đạt, lãnh đạo đưa công ty ngày càng phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp rất quan trọng vì nếu lẫnh đạo tốt là biết rô điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, biết hoàn cảnh, nguyện vọng của nhân viên để khuyến khích, động viên kịp thời nhằm khuyến khích tinh thần tận tụy, khả năng cống hiến của nhân viên Lãnh đạo doanh nghiệp phải đoàn kết có quyết tâm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để từ đó nhân viên cấp

Trang 23

13

dưới cũng cố gắng phát huy tài năng, đóng góp các sáng kiến phát triển doanh nghiệp

* Nguồn lực của doanh nghiệp

Nguồn vốn - năng lực tài chính: vốn là một nguồn lực của doanh nghiệp cần

phải có trước tiên vì không có vốn thì không thành lập được doanh nghiệp và không thể hoạt động được Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là doanh nghiệp

có nguồn vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động họp lý, có kế hoạch sử dụng đồng vốn có hiệu quả để phát triển lợi nhuận Doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh là điều kiện cần thiết

để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình, tuy nhiên các doanh nghiệp có nguồn vốn nhỏ nhưng biết cách sử dụng hiệu quả và nhắm vào các đối tượng khách hàng đặc thù là loại đối tượng mà các doanh nghiệp lớn không quan tâm hoặc có quan tâm nhưng nếu họ chọn loại khách hàng này để phục vụ thì không hiệu quả thì các doanh nghiệp đó cũng có tính cạnh tranh cao và sẽ càng ngày càng nâng cao được vị thế của doanh nghiệp mình

Nhân lực là nguồn lực rất quan trọng Trình độ nguồn nhân lực của doanh

nghiệp thể hiện ở trình độ quản lý, trình độ lành nghề của đội ngũ công nhân viên, trình độ tư tưởng của các thành viên trong doanh nghiệp Trình độ nhân lực cao sẽ tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng, tạo ra giá trị lớn, tạo ra uy tín và danh tiếng cho doanh nghiệp Và từ đó có thể phát triển thị trường, mở rộng quy mô sản xuất

Trình độ công nghệ: năng lực công nghệ không chỉ thể hiện ở dây chuyền

trang thiết bị phưorng tiện vận tải mà còn thể hiện ở trình độ, chuyên môn sử dụng của người lao động trong doanh nghiệp Một doanh nghiệp có trang thiết bị, phương tiện hiện đại nhưng không có đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề sử dụng thì cũng không phát huy được tính hiện đại mà dây chuyền hiện đại mang lại do đó khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng kém Công nghệ hiện đại kết họp với đội ngũ cán

bộ công nhân lành nghề là điều kiện tuyệt vời để doanh nghiệp nâng cao năng lực

Trang 24

14

cạnh tranh của đơn vị mình, đẩy nhanh được tiến độ sản xuất, tính an toàn cao tạo được niềm tin cho khách hàng

Hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng: Hoạt động này góp

phần thúc đẩy sàn xuất, cải tiến năng suất lao động Chính người lao động trong doanh nghiệp sẽ nắm rồ các ưu nhược điểm trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp mình nên sẽ đề xuất được các sáng kiến cải tiến phù họp với tình hình cùa doanh nghiệp nhất và như vậy sẽ nâng cao được hiệu quà sản xuất kinh doanh của đơn vị, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Hiệu quả kỉnh doanh là hình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định Nó là phạm trù phản ánh chiến lược của các hoạt động kinh doanh Nếu doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế

- xã hội Muốn vậy doanh nghiệp phải tạo ra dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì nội bộ doanh nghiệp ổn định, mọi thành viên an tâm làm việc, toàn tâm, toàn ý vì lợi ích của doanh nghiệp, trong đó

có lợi ích của chính bản thân họ

Hình 1.1: Phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp

(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)

Trang 25

15

Thị phần là yếu tố phản ánh chính năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thị

phần càng lớn thì doanh nghiệp càng có năng lực cạnh tranh và ngược lại Nếu chỉ xem xét thị phần của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định thì cũng chưa có thể kết luận được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp một cách chính xác cần phải xem xét khả năng duy trì và mở rộng thị trường của doanh nghiệp Trong một thời

kỳ cụ thể thì thị phần của doanh nghiệp thể hiện vị thế của doanh nghiệp hơn là thể hiện khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp đó Nghiên cứu sự biến đổi thị phàn của doanh nghiệp trong các thời kỳ khác nhau sẽ hiểu rõ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Chiến lược kỉnh doanh của doanh nghiệp: doanh nghiệp cần xác định phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp mình để có chiến lược kinh doanh tối ưu Theo Derek Abell (1980) thì phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp được mô tả theo mô hình sau:

Theo mô hình này thì phạm vi kinh doanh là sự kết hợp của 3 khía cạnh: xác định khách hàng là ai? Nhu cầu cần thoả mãn là gì? doanh nghiệp cần thoả mãn nhu cầu bằng cách nào? Neu xác định đúng các khía cạnh sẽ tìm ra được phạm vi kinh doanh tốt giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh tốt là chiến lược khác biệt, biết phát huy các sở trường của doanh nghiệp mình và cạnh tranh đánh bại các đối thủ khác Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm chiến lược lựa chọn, phát triển thị trường mục tiêu; chiến lược giữ vững và phát triển thị trường hiện tại; chiến lược thâm nhập thị trường mới; chiến lược giá cả

Nhận thức của người lao động trong doanh nghiệp: Mọi người trong doanh nghiệp cần nhận thức rõ mình làm cho Công ty tức là mình làm cho mình và xây dựng Công ty ngày càng phát triển thì đời sống của người lao động trong Công ty ngày càng tăng lên, qua đó làm cho xã hội ngày càng phát triển hon Từ nền tảng nhận thức như vậy làm cho mọi người trong Công ty sẽ luôn luôn phấn đấu, nghiên cứu có nhiều sáng kiến, ý thức lao động tốt, năng suất sản xuất tăng, uy tín doanh

Trang 26

16

nghiệp tăng cao Người lao động cũng càn phải nắm rõ các quy định, quy chế của Công ty cũng như nắm rõ các quy định của pháp luật để không có những hành vi gây tổn hại đến hình ảnh Doanh Nghiệp Người lao động cũng cần phải nhận thức được nguy cơ bị đào thải do quy luật cạnh tranh để không ngừng vươn lên, học hỏi Nếu người lao động không ý thức được vấn đề này, không có ý thức tốt trong công việc sẽ gây tổn hại đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Công tác giáo dục, đào tạo trong doanh nghiệp là một khâu quan trọng và luôn đồng hành với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nhất là khâu giáo dục tư tưởng đạo đức Công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ là khâu then chốt vi thời đại ngày nay là thời đại cạnh tranh tri thức, doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, có trình độ tay nghề tốt kết hợp với một số nhân tố khác chắc chắn sẽ tạo ra một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao

Thương hiệu doanh nghiệp là một vấn đề mà hiện nay đã được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm Khi doanh nghiệp có thương hiệu sẽ tạo được niềm tin của khách hàng và thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp mình Thương hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại và tiềm năng Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp Nhờ thương hiệu của doanh nghiệp mà giá dịch vụ của doanh nghiệp được khách hàng đánh giá cao hơn, sử dụng nhiều hơn và thậm chí giá dịch vụ sẽ cao hơn

Hoạt động tiếp thị, quảng bá doanh nghiệp, khả năng nắm bắt thu thập thông tin góp phần quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việc nắm bắt nhanh thông tin về các dự án được đầu tư, chủ đàu tư, đối thủ cạnh tranh, xử lý kịp thời các thông tin và đề xuất phương hướng tiếp thị hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh, thu hút được sự tin cậy cảm tình của khách hàng và

họ sẽ sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp mình

1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

Việt Nam

Trang 27

17

Hiện nay toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã thực sự trở thành vấn đề thời sự đối với mỗi Quốc gia, mỗi tổ chức, doanh nghiệp và có tác động không nhỏ tới từng cá nhân trong xã hội Đê bắt nhịp với tiến trình hội nhập này, nền kinh tế quốc dân trong đó có các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp phải đối mặt với các thách thức ngày càng khốc liệt của thị trường Các nền kinh tế ngày càng phát triển hùng mạnh, biên giới quốc gia trở nên chật hẹp buộc các Công ty phải vượt qua biên giới quốc gia để thâm nhập vào mạng kinh tế toàn cầu Quá trình các nền kinh tế thâm nhập vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau gọi là quá trình toàn cầu hóa Toàn cầu hóa ở đây là toàn cầu hóa kinh tế, thực chất là tòan cầu hóa sản xuất và tòan cầu hóa thị trường, trong đó thị trường đóng vài trò chủ đạo và đang phát triển ngày càng sâu, rộng Xu hướng toàn cầu hóa và nền kinh tể các nước chủ yếu là nền kinh

tế thị trường thúc đẩy sự cạnh tranh không chỉ trong phạm vi quốc gia mà lan tỏa ra thế giới, gọi là cạnh tranh Quốc tế Và ngược lại cạnh tranh Quốc tế cũng xâm nhập vào từng quốc gia rồi bién các thị trường Quốc gia đó thành một bộ phận của thị trường thế giới

Việt Nam hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế cũng đã hơn 10 năm: năm

1995 gia nhập ASEAN, năm 1996 tham gia vào AFTA, năm 1998 là thành viên chính thức của APEC, năm 1992 Việt Nam đã nối lại quan hệ với IMF, WB, ADB

và đặc biệt đầu năm 2007 đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO Như vậy chủng ta đã từng bước hội nhập trên cả 3 phương diện: đơn phương, song phương và đa phương Việt Nam đã từng bước tham gia vào thể chế kinh tế Khu vực và Thế giới, đã tạo cho doanh nghiệp nhiều thuận lợi để phát triển thị trường, tiếp thu phát triển công nghệ mới, hiện đại, tiếp cận được nhiều phương thức quản

lý công nghiệp, hiện đại Bên cạnh những thuận lợi chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn, mà khó khăn lớn nhất là cạnh tranh trong điều kiện không cân sức Tuy có nhiều thách thức và mất mát, ta không có con đường nào khác là phải hội nhập vào kinh tế toàn cầu Các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có doanh nghiệp vận tải hàng dự án cần phải khẩn trương tạo thế và lực cho mình để tận dụng những thuận

Trang 28

18

lợi, hạn chế những khó khăn để đứng vững và vươn lên trong cuộc cạnh tranh gay gắt hiện nay

1.2.4 Căn cứ pháp lý về năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

Theo qui định tại mục 12, Điều 4, Chương 1, Luật Đấu thầu được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2013, thì: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tưđể ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư,

dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch

và hiệu quả kinh tế”

Xét trên phương diện chủ thể tham gia thì đấu thầu được chia làm hai loại đấu thầu trong nước và đấu thầu quốc tế.“Đấu thầu trong nước là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham dự thầu” [mục 15, Điều 4, Chương 1, Luật Đấu thầu 2013], "Đấu thầu quốc tế là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài được tham dự thầu" [mục 14, Điều 4, Chương 1, Luật Đấu thầu 2013]

Như vậy, đấu thầu xây dựng là quá trình lựa chọn các nhà thầu có năng lực

thực hiện những công việc có liên quan tới quá trình tư vấn, xây dựng, mua sắm thiết bị và lắp đặt các công trình, hạng mục công trình xây dựng nhằm đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, các yêu cầu kỹ thuật của dự án Đấu thầu xây dựng là phương

thức đấu thầu được áp dụng rộng rãi đối với hầu hết các dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Đấu thầu xây dựng có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, về chủ thể tham gia đấu thầu xây dựng Đấu thầu xây dựng là một

trong những phương thức cạnh tranh nhằm lựa chọn các nhà thầu thực hiện những công việc như: tư vấn, khảo sát thiết kế, thi công xây lắp, mua sắm trang thiết bị cho các công trình, hạng mục công trình xây dựng Xét về thực chất, đây là một hoạt động mua bán mang tính đặc thù, tính đặc thù ở đây được thể hiện qua quá trìnhthựchiệncủachủthểthamgia.Thựcchấtđâylàhoạtđộngcạnhtranhxuất phát từ mối quan hệ cung - cầu, diễn ra giữa hai chủ thể: cạnh tranh giữa bên mời thầu (chủ đầu

Trang 29

19

tư) với các nhà thầu và cạnh tranh giữa các nhà thầu với nhau Trong quá trình tham gia đấu thầu có nhiều chủ thể khác nhau như: chủ đầu tư (bên mời thầu) và các doanh nghiệp xây dựng có khả năng đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư Các bên tham gia đấu thầu phải đảm bảo tuân thủ qui định của pháp luật về điều kiện tham gia đấu thầu Đối với chủ đầu tư, phải là đơn vị có đủ năng lực về tài chính, có khả năng tổ chức thực hiện và quản lý dự án Về phía các nhà thầu, đối với nhà thầu trong nước thì phải đáp ứng đủ các điều kiện: có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh và thực hiện đúng theo đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; hoặc có quyết định thành lập (đối với các đơn vị không có đăng ký kinh doanh) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và thực hiện theo đúng quyết định thành lập Đối với nhà thầu là tổ chức nước ngoài thì phải có đăng ký hoạt động hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi nhà thầu mang quốc tịch cấp Đối với nhà thầu là cá nhân thì: 1) Phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên; 2) Có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp; 3) Có đăng ký hoạt động hợp pháp hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp do cơ quan có thẩm quyền cấp và thực hiện đúng theo đăng ký hoạt động hoặc chứng chỉ chuyên môn; 4) Không ở trong tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang trong thời gian chờ chấp hành các hình phạt của tòa án các cấp Mặt khác, các nhà thầu phải đảm bảo sự độc lập về tài chính, theo đó, nhà thầu phải

là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập; không có cùng lợi ích kinh tế với các tổ chức và

cá nhân liên quan

Thứ hai, về đối tượng hàng hóa tham gia đấu thầu xây dựng Hàng hóa tham

gia đấu thầu xây dựng là hàng hóa đặc biệt, đó là các dự án xây lắp, các dự án cung ứng hàng hóa, các dự án tư vấn về thiết kế, giám sát, đầu tư… Các nhà thầu thực hiện việc cạnh tranh với nhau để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, đó là: đấu thầu tuyển chọn tư vấn thiết kế; đấu thầu mua sắm hàng hóa, thiết bị; đấu thầu xây lắp; đấu thầu thực hiện lựa chọn đối tác thực hiện dự án Hàng hóa lúc đầu đem ra thị trường chưa được định giá một cách cụ thể, dựa trên các thông số yêu cầu về điều kiện kinh tế - kỹ thuật của dự án, doanh nghiệp và nhà đầu tư thông qua hình thức

Trang 30

20

đấu thầu để xác định giá cả cụ thể của hàng hóa và các yêu cầu cụ thể về kỹ thuật và điều kiện thực hiện để hoàn tất việc mua bán Hoạt động này diễn ra giữa người mua (chủ dự án) với người bán (nhà thầu) và giữa các nhà thầu với nhau nhằm bán được sản phẩm của mình Thông qua cạnh tranh đấu thầu sẽ hình thành giá thầu - giá của hàng hóa đem ra bán đây cũng chính là giá dự toán của côngtrình

Thứ ba, về phương thức tổ chức đấu thầu, theo qui định của pháp luật có ba

phương thức đấu thầu cơ bản mà chủ đầu tư dự án có thể lựa chọn tổ chức đấu thầu,

đó là: đấu thầu một túi hồ sơ, đấu thầu hai túi hồ sơ và đấu thầu hai giai đoạn

Đấu thầu một túi hồ sơ, là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trongmột túi hồ sơ Phương thức này được áp dụng đối với đấu thầu mua sắm và xây lắp

Đấu thầu hai túi hồ sơ, là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và

đề xuất về giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm Túi hồ sơ đề xuất

kỹ thuật sẽ được chủ dự án xem xét trước Theo đó, những hồ sơ sau khi đánh giá đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất về giá để xem xét tiếp Phương thức này trong lĩnh vực xây dựng thường chỉ áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn

 Phương thức đấu thầu hai giai đoạn chỉ áp dụng cho các trường hợp sau:

- Các gói thầu mua sắm và xây lắp có giá từ 500 tỷ đồng trởlên;

- Các gói thầu mua sắm hàng hóa có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phứctạp

- Dự án thực hiện theo hợp đồng chìa khóa traotay;

 Phương thức đấu thầu hai giai đoạn được thực hiện theo qui trình sau:

- Giai đoạn 1: Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ trình bày các đề xuất

về kỹ thuật và phương án tài chính cho bên mời thầu Bên mời thầu xem xét, đánh giá và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ thầu chínhthức;

Trang 31

21

- Giai đoạn 2: Bên mời thầu mời các nhà thầu đã tham gia ở giai đoạn 1

nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung theo yêu cầu chungcủa dự án và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện,điều kiện thực hiện hợp đồng, giá dự thầu

Thứ tư, về hình thức tổ chức đấu thầu Tùy theo từng dự án cụ thể, việc đấu

thầu xây dựng được tổ chức theo hai hình thức cơ bản qui định tại Nghị định 66/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 06 năm 2003 đó là: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế

Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng phổ biến trong đấu thầu Hình thức đấu thầu này không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia Bên mời thầu phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu về các điều kiện kỹ thuật, thời gian dự thầu Đấu thầu hạn chế, là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ kinh nghiệm và năng lực tham gia đấu thầu Trong trường hợp không có đủ 5 nhà thầu tham dự, bên mời thầu phải báo cáo chủ dự án trình người

có thẩm quyền xem xét, quyết định Trên cơ sở của bên mời thầu về kinh nghiệm và năng lực của các nhà thầu một cách khách quan và công bằng, chủ dự án sẽ quyết định danh sách nhà thầu tham dự đấu thầu Đấu thầu hạn chế chỉ áp dụng khi có một trong các điều kiệnsau:

- Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của góithầu;

- Do nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tổ chức đấu thầu hạnchế;

- Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợithế

Thứ năm, về nguyên tắc đấu thầu Khác với các hình thức mua bán hàng hóa

khác, đấu thầu xây dựng phải tuân thủ các nguyên tắc mua bán đặc thù, đó là: nguyên tắc công bằng, bí mật, công khai, có đủ năng lực và trình độ, và đảm bảo cơ

sở pháp lý

Nguyên tắc công bằng thể hiện quyền bình đẳng giữa các chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu Theo đó, các nhà thầu phải được đảm bảo đối xử bình đẳng trong việc tiếp nhận thông tin từ chủ đầu tư, bình đẳng trong việc trình bày các giải pháp

Trang 32

và sự công bằng giữa các nhà thầu với nhau, đồng thời, cũng là biện pháp bảo vệ nhằm tránh thiệt hại cho chủ đầu tư trong trường hợp các nhà thầu bỏ thầu thấp hơn giá dự kiến do có sự rò rỉ thông tin

Nguyên tắc công khai là một trong những yêu cầu bắt buộc trong đấu thầu xây dựng (ttừ những công trình đặc biệt, là bí mật quốc gia) Các công trình xây dựng khi đem ra đấu thầu đều phải đảm bảo tính công khai các thông tin cần thiết như: tính năng của công trình, điều kiện của các nhà thầu tham gia đấu thầu, thời gian mở

hồ sơ dự thầu Các thông tin này phải được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo qui định của pháp luật Tuân thủ nguyên tắc này sẽ tạo ra sự công bằng giữa các nhà thầu và thu hút được nhiều nhà thầu, nâng cao chất lượng công tác đấuthầu

Nguyên tắc có đủ năng lực và trình độ đòi hỏi chủ đầu tư và các bên dự thầu phải có năng lực thực sự về kỹ thuật và tài chính để thực hiện những điều kiện cam kếtkhithamgiađấuthầu.Tuânthủnguyêntắcnàysẽtránhđược thiệthại cho các bên khi thực hiện các cam kết đã đề ra, qua đó, nâng cao chất lượng, tạo ra sân chơi bình đẳng cho các nhà thầu khi tham gia đấuthầu

Nguyên tắc đảm bảo cơ sở pháp lý đòi hỏi các bên tham gia đấu thầu phải chấp hành các qui định của nhà nước về nội dung, thủ tục đấu thầu và những cam kết trong hợp đồng giao nhận thầu Khi các bên tham gia đấu thầu không tuân thủ nguyên tắc này, chủ dự án và cơ quan quản lý dự án có quyền kiến nghị hủy kết quả đấuthầu

1.2.5 Sự cạnh tranh trong đấu thầu xâydựng

Thuật ngữ "Cạnh tranh" được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao Theo nhà

Trang 33

23

kinh tế học Michael Porter của Mỹ thì: Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá

cả có thể giảm đi

Cạnh tranh cũng có nghĩa là cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau Trong kinh doanh, cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm chiếm ưu thế trên cùng một đối tượng khách hàng, sản phẩm nhằm giành thắng lợi về phía mình

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng trong đấu thầu là sự cố gắng giành được quyền thực hiện các dự án thông qua gọi thầu với điều kiện thuận lợi và tối ưu trên cơ sở nguồn nội lực và ngoại lực có khả năng khống chế được củadoanh nghiệp nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích kinh tế - xã hội Cụ thể, cạnh tranh đấu thầu có thể được hiểu trên các khía cạnhsau:

- Theo nghĩa hẹp, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng trong đấu thầu là quá trình doanh nghiệp đưa ra những giải pháp về kỹ thuật, trang thiết

bị, nhân lực, tiến độ thi công, giá bỏ thầu, ưu thế về kinh nghiệm thể hiện tính ưu việt của mình so với nhà thầu khác nhằm thỏa mãn các yêu cầu của bên mời thầu trong việc thực hiện dự án Cách hiểu này chỉ giới hạn ở khâu đấu thầu, chưa chỉ ra được sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh, do đó rất khó xác định được tính toàn diện của cạnh tranh trong quá trình đấuthầu

- Theo nghĩa rộng, cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là sự ganh đua quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm thông tin, đưa ra các giải pháp về kỹ thuật, ưu thế về kinh nghiệm, điều kiện thực hiện dự án, giá bỏ thầu nhằm đảm bảo trúng thầu và thực hiện các cam kết theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng thường được hiểu theo nghĩa rộng, nó có một số đặc điểmsau:

Trang 34

24

Thứ nhất, về chủ thể tham gia cạnh tranh đấu thầu xây dựng Cạnh tranh trong

đấu thầu xây dựng thường có nhiều chủ thể tham gia, các chủ thể này có cùng mục tiêu theo đuổi đó là phải giành được những lợi thế về phía mình Các chủ thể tham gia cạnh tranh đấu thầu phải tuân thủ các qui định của pháp luật, các thông lệ quốc

tế và các ràng buộc về điều kiện tham gia đấu thầu do cơ quan quản lý dự án đặt ra Các chủ thể khi tham gia đấu thầu đều phải cạnh tranh với nhau, điều này dẫn tới sự hình thành nhiều mối quan hệ cạnh tranh giữa các chủ thể khi tham gia đấu thầu Đó

là, mối quan hệ cạnh tranh giữa người bán và người mua, theo đó, người mua (bên mời thầu) thì muốn mua được công trình xây dựng có chất lượng cao, thời gian thi công ngắn, chi phí hợp lý, về phía những người bán (nhà thầu) thì muốn bán được công trình trong tương lai có giá cao với chi phí hợp lý và có lợi nhuận lớn nhất trong hạn độ bảo đảm các qui chuẩn của xây dựng

Thứ hai, về đối tượng của cạnh tranh đấu thầu xây dựng Khi đánh giá và

quyết định lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư thường căn cứ vào các tiêu chí để xét thầu,

đó là: kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu; khả năng tài chính; trình độ chuyên môn,

kỹ thuật; tiến độ thi công và giá dự thầu Trong đó, bên mời thầu chú ý nhiều nhất tới chất lượng, tính năng ưu việt về kỹ thuật và giá thành sản phẩm, đó cũng chính

là đối tượng cạnh tranh giữa các nhà thầu vớinhau

Cạnh tranh bằng chất lượng công trình, là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc đề xuất các giải pháp tốt nhất về khoa học - công nghệ nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn do bên mời thầu đưa ra Để thắng thầu, doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ nhằm nâng cao chất lượng công trình Chất lượng công trình là một trong những yếu tố quan trọng nhất, nó khẳng định năng lực thi công, uy tín của doanh nghiệp Mặt khác, chất lượng công trình còn góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hoàn thành các mục tiêu kinh tế - kỹ thuật mà doanh nghiệp đã đề ra và thương hiệu của doanh nghiệp

Cạnh tranh bằng giá dự thầu cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quyết định đến thành công hay thất bại trong đấu thầu xây dựng Do đó, xây dựng được

Trang 35

Cạnh tranh bằng tiến độ thi công Tiến độ thi công thể hiện năng lực của nhà thầu trên các khía cạnh như; trình độ tổ chức và quản lý thi công, khả năng kỹ thuật, trang thiết bị máy móc và nguồn nhân lực Nhà thầu cạnh tranh với nhau qua các tiêu chí này để giành những ưu thế trong đấu thầu Thực hiện đầy đủ các cam kết về tiến độ thi công là điều kiện quan trong để thắng thầu cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Thứ ba, về hình thức cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng Trong đấu thầu xây

dựng, tồn tại hai hình thức cạnh tranh chủ yếu là: cạnh tranh theo chiều rộng và cạnh tranh theo chiềusâu

Cạnh tranh theo chiều rộng (cạnh tranh có giới hạn) bao gồm các yếu tố chính như: Đa dạng hóa các công trình xây dựng mà doanh nghiệp kinh doanh trên cơ sở nguồn lực hiện có; cải tiến phương thức thanh toán và các điều kiện thicông trong hợp đồng nhận thầu; nâng cao năng lực xây dựng hồ sơ dự thầu, đặc biệt là hoạt động giới thiệu và thông tin về doanh nghiệp; đổi mới công tác tổ chức thi công; tăng cường hoạt động tìm kiếm thông tin kinh tế; đẩy mạnh hoạt động marketing, truyền thông

Cạnh tranh theo chiều sâu (cạnh tranh không có giới hạn) là sự đầu tư của doanh nghiệp thông qua việc nâng cấp thiết bị thi công, nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ của khoa học - công nghệ vào thi công, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ khoa học và công nhân, viên chức trong doanh nghiệp Cạnh tranh theo chiều sâu thực chất là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thông qua việc đầu tư nghiên cứu nhằm nâng cao hàm lượng khoa học - kỹ thuật của hàng

Trang 36

1.3 Nội dung năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xâydựng

Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp thường được đánh giá qua các tiêu chí như: năng lực tài chính, số lượng cơng trình trúng thầu, giá trị cơng trìnhtrúngthầu;tỷlệthắngthầutrongcácdựán;chỉtiêuvềlợinhuậncủadoanh nghiệp; chỉ tiêu về chất lượng cơng trình; chỉ tiêu về kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu Cụ thể:

- Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính của doanh nghiệp thường được đánh giá qua các chỉ tiêu sauđây:

* Hệ số vay nợ

Hệ số này phản ánh khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, hệ số này càng cao thì khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng giảm Do đĩ, khi khả năng thanh tốn lãi vay thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khĩ khăn trong huy động vốn vay và sẽ khơng đáp ứng đủ vốn khi nhu cầu vốn lưu động của cơng trình tăng

* Khả năng thanh tốn hiệnhành

* Khả năng thanh tốn nhanh

Tổng tài sản nợHệ số vay nợ =

Tổng tài sản

Tài sản lưu độngKhả năng thanh toán hiện hành =

Nợ ngắn hạn

Tài sản lưu động- Hàng hóa tồn khoKhả năng thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Tiền mặtKhả năng thanh toán tức thời =

Nợ ngắn hạn

Trang 37

27

* Lợi nhuận của doanh nghiệp Hệ sốdoanh lợi bao gồm:

Hệ số này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh và kết quả cạnh tranh đấu thầu của doanh nghiệp, hệ số này tỷ lệ thuận với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

-Số lượng công trình trúng thầu và giá trị công trình trúngthầu

Tiêu chí này phản ánh một cách khái quát kết quả, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động đấu thầu, tình hình dự thầu, kết quả hoạt động đấu thầu nói riêng và kết quả kinh doanh nói chung của doanh nghiệp trong năm Số lƣợng công trình trúng thầu phản ánh khả năng và qui mô của doanh nghiệp trong cạnh tranh đấu thầu Giá trị trúng thầu hằng năm của doanh nghiệp là tổng giá trị của tất cả các công trình (kể cả gói thầu trong hạng mục công trình) mà doanh nghiệp đã trúng thầu trong năm Giá trị công trình trúng thầu trong năm phản ánh năng lực và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ công tác đấu thầu của doanh nghiệp có hiệu quả và ngƣợclại

- Tỷ lệ trúng thầu trong các dựán

Tiêu chí này phản ánh năng lực cạnh tranh đấu thầu của doanh nghiệp, nó đƣợc xác định dựa trên hai chỉ tiêu: theo số công trình và theo giá trị công trình trong năm Chỉ số này tỷ lệ thuận với năng lực cạnh tranh đấu thầu của doanh nghiệp Tỷ lệ này đƣợc tính nhƣsau:

Trang 38

28

P1: Tỷ lệ trúng thầu theo số công trình doanh nghiệp dự thầu Ctt: Số công trình trúng thầu

Cdt: Số công trình doanh nghiệp dự thầu

* Tính theo giá trị công trình

- Năng lực kỹ thuật của doanhnghiệp

Năng lực kỹ thuật của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định chất lượng của công trình, là yếu tố quan trọng, có tác động lớn đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong công tác đấu thầu Đây là yếu tố hàng đầu quyết định đến uy tín trên thương trường, tiến độ thực hiện dự án và năng lực thi công của

Trang 39

29

doanh nghiệp Năng lực kỹ thuật của doanh nghiệp được xác định dựa trên một số tiêu chí sau:

- Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹthuật của bên mờithầu;

- Tính hợp lý, tính tối ưu và tính khả thi của các giải pháp kỹthuật;

- Khả năng đáp ứng các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh môi trường;

- Khả năng đáp ứng của thiết bị thi công (số lượng, chủng loại, chất lượng, công nghệ, tiến độ huy động )

- Uy tín và kinh nghiệm của nhàthầu

Khi đánh giá các tiêu chí để lựa chọn nhà thầu, chủ dự án không chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật, giá công trình do doanh nghiệp đưa ra mà chủ đầu tư còn xem xét đến uy tín trên thương trường và kinh nghiệm của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các dự án tương tự trước đó Uy tín của nhà thầu được thể hiện qua các tiêu chí như: uy tín về thương hiệu, uy tín về năng lực thi công, uy tín về năng lực tài chính và đội ngũ cán bộ, công nhân viên lành nghề Đó là những yếu tố hết sức quan trọng tác động đến khả năng trúng thầu của doanh nghiệp, vì vậy, doanh nghiệp luôn xem việc xây dựng thương hiệu, uy tín trên thương trường là yếu tố hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển củamình-

- Giá bỏthầu

Giá bỏ thầu có tác động rất lớn đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong quá trình tham gia đấu thầu Khi tham gia dự thầu, các doanh nghiệp mong muốn đưa ra một mức giá hợp lý, thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh nhằm lôi kéo

sự chú ý của chủ đầu tư, điều này làm cho việc cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp diễn ra hết sức khốc liệt

Khác với các sản phẩm tiêu dùng thông thường, giá của công trình xây dựng được xác định trước khi có công trình và được xác định thông qua đấu thầu Giá công trình xây dựng được ghi trong hồ sơ dự thầu và được gọi là giá bỏ thầu Khả

năng cạnh tranh về giá của nhà thầu có thể được xác định qua các tiêu chí sau:

Trang 40

30

i G

A

G K

Gi: Là giá dự thầu của nhà thầu thứ i (i = 1 ÷ m)

Trong thực tế, giá bỏ thầu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nơi thực hiện dự án, đó là: đường giao thông, điện, nước, khả năng khai thác vật tư tại chỗ, trình độ dântrí;

- Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của dựán,

- Tiến độ thực hiện dựán

Đối với những dự án xây dựng lớn, thời gian triển khai thường kéo dài, do đó nảy sinh nhiều vấn đề như: trượt giá vật tư, chi phí quản lý cao, công trình chậm được đưa vào sử dụng ảnh hưởng đến tính hiệu quả của dự án Vì vậy, chủ đầu tư thường rất quan tâm đến tiến độ thực hiện dự án của doanh nghiệp và đây là một trong những tiêu chí để xem xét khả năng trúng thầu Tiến độ thực hiện dự án xây dựng thường được xem xét trên các khía cạnh:

- Khả năng đảm bảo tiến độ theo qui định đã camkết;

- Tính hợp lý về tiến độ hoàn thành các hạng mục công trình liênquan;

- Khả năng rút ngắn tiến độ thicông

1.4 Những nhân tố tác động đến cạnh tranh đấu thầu xây dựng của doanhnghiệp

1.4.1.1 Tình hình đối thủ cạnhtranh

Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp Số lượng, năng lực và uy tín của doanh nghiệp tham gia dự thầu sẽ phản ánh mức độ quyết liệt của quá trình cạnh tranh đấu thầu Muốn thắng thầu, doanh nghiệp tham gia dự thầu phải thể hiện sự vượt trội của mình trước

Ngày đăng: 19/04/2020, 21:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w