Ngành kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung và dịch vụ lữ hành nói riêng là một ngành công nghiệp không khói - hiện phát triển và trở thành một lĩnh vực giữ vị trí ngày càng quan trọng tr
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Cùng với sự phát triển của đất nước thì con người có nhu cầu đa dạng,
phức tạp hơn Nhu cầu thì vô hạn và thay đổi thời gian theo đà phát triển của xã
hội, xã hội phát triển cao con người cũng có nhu cầu cao Như chúng ta đã biết
trên thế giới ngày nay du lịch là nhu cầu cần thiết và phổ biến nhất đối với mọi
người Đi du lịch là để thăm viếng những vùng đất mới, gặp gỡ những nền văn
minh, văn hóa khác nhau để học hỏi
Ngành kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung và dịch vụ lữ hành nói
riêng là một ngành công nghiệp không khói - hiện phát triển và trở thành một lĩnh
vực giữ vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia
Hiện nay, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người
trong đời sống công nghiệp hiện đại, có tới hàng trăm triệu người đi du lịch và số
người đi du lịch có khuynh hướng ngày càng gia tăng
Thông qua phát triển du lịch, thế giới hiểu hơn về đất nước và con người
Việt Nam Phát triển trên cơ sở khai thác có hiệu quả về lợi thế tự nhiên, sinh
thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh
thủ sự hợp tác, hỗ trợ của quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước
Để doanh nghiệp hoạt động luôn đạt hiệu quả cao, thì việc quản trị kinh
doanh dịch vụ lữ hành đã trở thành một phương thức, một công cụ đắc lực và là
người bạn đồng hành đối với các nhà quản trị doanh nghiệp Từ đó sẽ giúp cho
các nhà quản trị doanh nghiệp có thể nhạy bén nắm bắt cơ hội kinh doanh, tránh
rủi ro của thị trường … nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh
Trang 3Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch toàn cầu và những xu hướng du lịch
mới xuất hiện trong thời gian gần đây đã và đang thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ
giữa các quốc gia trên thế giới trong việc thu hút khách quốc tế Hoạt động lữ
hành trên thế giới diễn ra trong môi trường cạnh tranh quyết liệt Các doanh
nghiệp lữ hành của các nước đều tìm mọi kế sách và biện pháp để giành được lợi
thế và vị thế cạnh tranh trên thị trường nhằm thu hút khách du lịch
Do đó, trong các hoạt động kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực du
lịch nói riêng, đặc biệt là Công ty cổ phần du lịch Bến Tre chi nhánh tại Tiền
Giang thì yếu tố cạnh tranh rất quan trọng - cùng với sự biến động lớn về nhu cầu
và mức độ cạnh tranh gay gắt trên thị trường, việc kinh doanh dịch vụ lữ hành của
các doanh nghiệp ngày càng khó khăn và gặp không ít rủi ro Nên phải làm thế
nào để đưa Công ty theo chiều hướng cạnh tranh có hiệu quả
Vì thế, tôi quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh trong lĩnh vực lữ hành cho công ty cổ phần du lịch Bến Tre chi nhánh
tại Tiền Giang” làm đề tài nghiên cứu của tôi để góp phần nhỏ công sức cho sự
phát triển của Công ty và hoàn thành Luận Văn Tốt Nghiệp của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là phân tích hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực lữ hành của công ty du lịch Bến Tre chi nhánh tại Tiền Giang Từ đó, tìm
ra những mặt tích cực, hạn chế trong hoạt động của Công ty trong thời gian qua
Đồng thời, qua đó thực hiện chiến lược phát triển hoạt động của công ty để
tạo ra nhiều tiềm năng, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các công ty du
lịch của Tỉnh nói chung và ngoài tỉnh nói riêng
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn này là:
3.1 Phương pháp khảo sát thực địa
Trang 4Đây là một phương pháp nghiên cứu truyền thống có hiệu quả rất lớn trong
việc thu thập trực tiếp số liệu, thông tin ban đầu với độ tin cậy và chính xác cao
trên địa bàn nghiên cứu
3.2 Phương pháp phân tích xu thế
Dựa vào quy luật vận động trong quá khứ, hiện tại để rút ra xu thế phát
triển trong tương lai
Phương pháp này sử dụng để đưa ra các dự báo và chỉ tiêu phát triển có thể
được mô hình hóa bằng phương pháp toán học
3.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Để thực hiện phương pháp này, phải tiến hành thu thập lượng thông tin du
lịch, trên cơ sở phân tích, đánh giá các nguồn lực phát triển du lịch, cần xác định
rõ các cơ hội phát triển và những hạn chế
3.4 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp nghiên cứu quan trọng với mục đích là so sánh, phát
hiện những giống và khác nhau giữa các đối tượng nghiên cứu để có thể rút ra kết
luận đúng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn này là hoạt động kinh doanh
của Công ty cổ phần du lịch Bến Tre chi nhánh tại Tiền Giang trong các năm gần
đây
Đề tài này giới hạn phạm vi nghiên cứu trong lĩnh vực lữ hành của Công ty
cổ phần du lịch Bến Tre chi nhánh tại Tiền Giang
5 Nội dung cơ bản của đề tài nghiên cứu
o Phần mở đầu
o Chương 1: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành
của Công ty cổ phần du lịch Bến Tre chi nhánh tại Tiền Giang
Trang 5o Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của
Công ty cổ phần du lịch Bến Tre chi nhánh tại Tiền Giang
du lịch Bến Tre chi nhánh tại Tiền Giang
o Phần kết luận chung
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
Khái niệm cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của
sản xuất, trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế thị trường Có rất nhiều quan
điểm về cạnh tranh Theo từ điển kinh doanh của Anh, cạnh tranh được hiểu là:
“sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh
giành cùng loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía
mình”
Với những quan niệm trên, phạm trù cạnh tranh được hiểu là quan hệ kinh
tế, ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn
thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường,
giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất
Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa
hóa lợi ích Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu
dùng là lợi ích trên tiêu dùng và sự tiện lợi
Trang 61.1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là thuật ngữ ngày càng được sử dụng rộng rãi, nhưng
đến nay vẫn là khái niệm khó hiểu và rất khó đo lường Theo từ điển thuật ngữ
kinh tế học, năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các
đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn
bộ thị phần của đồng nghiệp
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa năng lực cạnh
tranh là: “ khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khu
vực siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện
cạnh tranh trên cơ sở bền vững”
1.1.1.3 Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành
Khái niệm:
Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành thuộc cấp độ cạnh tranh ngành,
là khả năng của các doanh nghiệp, ngành du lịch và Chính phủ trong việc tạo ra
việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế Một ngành có
năng lực cạnh tranh nếu ngành đó có năng lực duy trì được lợi nhuận và thị phần
trên thị trường trong và ngoài nước
Đối với ngành du lịch, năng lực cạnh tranh lữ hành chính là năng lực cạnh
tranh điểm đến du lịch Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch là khả năng của
một điểm đến phân phối hàng hóa và dịch vụ du lịch tốt hơn các điểm đến khác
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ
hành:
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ
hành: yếu tố nhân chủng – xã hội của cầu du lịch và sự thay đổi trên thị trường,
Ảnh hưởng của thỏa mãn khách du lịch, Marketing của các hãng lữ hành và cảm
Trang 7Sử dụng công nghệ thông tin, An toàn, an ninh và rủi ro, Phân biệt sản phẩm
(định vị), Chất lượng của phương tiện và dịch vụ du lịch, Chất lượng tài nguyên
môi trường, Nguồn nhân lực, Chính sách và chính phủ
Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành:
Trong Báo cáo về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành năm 2007 của Diễn
đàn Kinh Tế thế giới đã đưa ra các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh
vực lữ hành sau:
- Hệ thống luật pháp, chính sách về lữ hành: các quy định luật pháp và chính
sách, quy định về môi trường, an toàn và an ninh, y tế và vệ sinh
- Cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh du lịch và lữ hành: cơ sở hạ tầng
giao thông hàng không, cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, cơ sở hạ tầng du lịch,
cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), Năng lực cạnh tranh giá
trong ngành du lịch và lữ hành
- Nguồn lực tự nhiên, văn hóa và nhân lực: nguồn nhân lực, nhận thức du lịch
quốc gia, nguồn lực tự nhiên và văn hóa
1.1.1.4 Tình hình phát triển du lịch trong nước và thế giới
Tình hình chung:
Ngày nay, du lịch được xác định là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu
kinh tế của nhiều nước và được coi là một trong những ngành kinh tế hàng đầu
của nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI
Theo Tổ chức Du lịch thế giới, trong những năm gần đây, du lịch toàn cầu
tiếp tục phát triển mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai, dịch bệnh
(SARS, Cúm gà,…) cuộc chiến Irắc, xung đột, khủng bố ở Trung Đông và nhiều
nơi khác trên thế giới
Trang 8Năm 1999, lượng khách du lịch quốc tế đạt 664 000.000 lượt khách, thu nhập
từ du lịch đạt 445 tỷ USD , đến 2006 lượng khách du lịch quốc tế đạt 842.000.000
lượt khách, thu nhập từ du lịch đạt trên 700 tỷ USD
Du lịch ra nước ngoài:
Đối với các thị trường nguồn du lịch quốc tế vẫn khá là tập trung ở các
nước công nghiệp của Châu Au, Châu Mỹ và Châu Á - Thái Bình Dương Tuy
nhiên, với các mức độ gia tăng của thu nhập thuần, nhiều nước đanbg phát triển
đã cho thấy sự tăng trưởng nhanh trong những thập kỷ qua, đặc biệt ở Đông Bắc
và Đông Nam Á, Trung và Tây Au, Trung Đông và Nam Phi
Tình hình du lịch Châu Á Thái Bình Dương:
Châu Á và Thái Bình Dương tăng trưởng mạnh trong năm 2006, với mức
tăng trưởng bình quân 9.4% Nam Á và Đông Á tăng 11,6% Khu vực thành công
nhất là Nam Á, tăng 13,9% Trong khi đó, lượng khách đến Indonesia giảm 6%,
Thái Lan – tuy có nhiều biến cố chính trị xảy ra nhưng các thông số theo tháng
vẫn tăng 20% Nam Á tăng 13.9% trong năm 2006
1.1.1.5 Sự hình thành và phát triển hoạt động lữ hành
Hoạt động du lịch nói chung và lữ hành nói riêng đã có từ lâu và có quá
trình phát triển lâu dài Trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, có những hình
thức biểu hiện và đặc trưng khác nhau Có thể khái quát lịch sử phát triển hoạt
động lữ hành thành ba giai đoạn cơ bản:
Sự phát triển hoạt động lữ hành trong giai đoạn I(giai đoạn cổ đại):
- Hoạt động lữ hành trong xã hội nguyên thủy:
Trong giai đoạn này không chứa đựng nội dung du lịch, vì con người chưa có
điều kiện vật chất để làm nảy sinh nhu cầu du lịch, họ di chuyển vì lý do sinh tồn
là cơ bản
- Hoạt động lữ hành thời nô lệ:
Trang 9+ Sự phát triển kinh tế hàng hóa tạo ra phạm vi hoạt động trao đổi hàng hóa
không ngừng mở rộng
+ Kinh tế phát triển làm nảy sinh nhu cầu du lịch
+ Lữ hành mang tính chất du lịch được phát triển sớm nhất ở Hy Lạp cổ, Ai
Cập cổ, La Mã, Trung Quốc
+ Điển hình là 3000 năm TCN, Kim Tự Tháp và đền thần Zues được xây
dựng và trở thành thắng cảnh nổi tiếng nhất ở Ai Cập, thu hút rất nhiều du khách
thập phương
- Hoạt động lữ hành thời phong kiến:
+ Vào cuối thời kì xã hội nô lệ, những cuộc chiến tranh liên tiếp diễn ra dẫn
đến sụp đổ đế chế La Mã và Arập vào thế kỷ thứ X
+ Từ thế kỷ thứ X là thời kỳ phục hưng của các quốc gia trung cổ ở Châu Au
+ Các hoạt động lữ hành chủ yếu như: tôn giáo, ngoại giao, thương mại, tiêu
+ Xuất hiện nhiều phát minh khoa học, nhiều quyển sách hướng dẫn các
tuyến hành trình tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động lữ hành phát triển nhanh
chống
Sự phát triển của hoạt động lữ hành giai đoạn II (giai đoan cận đại)
- Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp đối với hoạt động lữ hành:
+ Công nghiệp cơ khí thay thế công trường thủ công
+ Giai cấp tư sản ra đời và phát triển nhanh số lượng
+ Tính chất lao động thay đổi, cường độ làm việc căng thẳng, tạo ra nhu cầu
nghỉ ngơi, giải trí…
+ Máy hơi nước ra đời làm cho ngành giao thông phát triển nhanh
+ Cơ sở vật chất phục vụ du lịch phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng
- Đặc trưng của hoạt động lữ hành thời cận đại
Trang 10Thomas Cook (ông tổ ngành du lịch lữ hành (1808-1892)) – là người đầu
tiên nhận thức được nhu cầu của những khách lữ hành và tìm ra được yếu tố
nhằm thỏa mãn nhu cầu đó
1890 Hãng du lịch Thomas Cook lớn mạnh nhất thế giới với 15 tàu thủy,
200 khách sạn, liên kết với 1000 khách sạn khắp thế giới, và đặt 400 chi nhánh ở
70 quốc gia trên thế giới
Sự phát triển của hoạt động lữ hành giai đoạn III (giai đoạn 1950 đến nay)
Hoạt động lữ hành tuy đã phát triển mạnh từ đầu thế kỷ XX với tư cách là
một ngành non trẻ, nhưng nó phát triển rất mạnh mẽ trong nền kinh tế thế giới sau
chiến tranh thế giới thứ II, đặc biệt từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây
- Những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy sự phát triển của hoạt động lữ hành:
+ Hệ thống dịch vụ phục vụ lữ hành phát triển theo các tuyến giao thông và
các trung tâm đô thị
+ Tình hình an ninh xã hội khá tốt
+ Giao thông thủy bộ phát triển
- Vị trí hãng lữ hành trong hoạt động lữ hành hiện đại:
Trong hoạt động du lịch hiện đại, hãng lữ hành đóng vai trò trung gian cầu
nối giữa khách du lịch với các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch
1.1.2 Vai trò quản trị hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành
Quản trị kinh doanh dịch vụ lữ hành trong điều kiện cạnh tranh là tìm cách,
biết cách tác động đến những người cấp dưới, những người thừa hành để tạo ra và
duy trì các lợi thế về chất lượng sản phẩm, giá cả, thời hạn, sự thuận tiện và uy tín
thương hiệu doanh nghiệp
Người Nhật sử dụng Mô hình 7 chữ S để nói lên những thành tố cơ bản của
hệ thống quản trị, rất thích hợp để áp dụng trong việc quản trị hoạt động kinh
doanh dịch vụ lữ hành
Trang 11Mô hình 7 chữ S bắt đầu từ 7 từ tiếng Anh: Strategy, Structure, System,
Staff, Style, Skill, Shooting mark
1 Strategy: (Chiến lược) Định hướng tổng quát: đạt được mục đích gì, thông
qua hoạt động nào, trên cơ sở các nguồn lực nào trong tương lai xa?
2 Structure: (Cơ cấu tổ chức quản lý) Lựa chọn, thiết lập và không ngừng
hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý theo yêu cầu của thực tế và mục tiêu đã đặt ra
3 System: (Hệ thống) Là sự phối hợp các hoạt động giữa các bộ phận trong hệ
thống
4 Staff: (Cơ cấu nhân lực) xác định và không ngừng làm cho cơ cấu nhân lực
đáp ứng, phù hợp với yêu cầu của hoạt động kinh doanh
5 Style: (Phong cách làm việc) Đó là đặc điểm của người phụ trách chính khi
thực hiện mục tiêu của tổ chức
6 Skill: (Kỹ năng) Đội ngũ lãnh đạo, quản lý và toàn thể nhân viên không chỉ
có kiến thức cần thiết, mà còn phải thành thạo trên thực tế công việc
7 Shooting mark: (Mục tiêu) Đó là ý đồ (ý tưởng) hoặc triết lý kinh doanh
mà một tổ chức thấy cần truyền thụ cho các thành viên của mình và hướng các nổ
lực
Trong 7 yếu tố trên, 3 yếu tố đầu là 3 chữ S “Cứng” vì đó là những yếu tố
rõ ràng, tồn tại trên thực tế Còn 4 yếu tố đầu là 3 chữ S “Mềm” Bảy yếu tố ảnh
hưởng lẫn nhau, cùng phát huy tác dụng Nếu một phương pháp quản trị thiếu
một trong những yếu tố đó thì nó không thể phát huy đầy đủ tiềm lực bên trong
của doanh nghiệp và không phải là một phương pháp hoàn thiện
Tầm quan trọng của 7 yếu tố là không ngang nhau Ba yếu tố đầu là những
yếu tố bên ngoài dễ bị người khác học theo và nắm bắt dễ dàng Các nhân tố về
chế độ, cơ cấu tổ chức và chiến lược trong quản lý phát huy như thế nào, hiệu quả
nó ra sao phụ thuộc một cách trực tiếp vào 4 nhân tố mềm, trong đó mục tiêu của
doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất, vì nó là bộ mặt tinh thần của doanh
Trang 12nghiệp, quyết định mối quan hệ của chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc và nhân
viên, giữa người quản lý và người bị quản lý, giữa cán bộ quản lý các cấp
1.2 Các khái niệm khác
1.2.1 Khái niệm kinh doanh lữ hành
Kinh doanh lữ hành là ngành kinh doanh các chương trình du lịch
Chương trình du lịch là một tour du lịch trọn gói (là một hành trình du lịch
khép kín, quy định ngày bắt đầu và địa điểm kết thúc của tour, quy định cụ thể
chất lượng các dịch vụ kèm theo quy định địa điểm tham quan, địa điểm và thời
gian lưu trú, ăn uống…
1.2.2 Khái niệm doanh nghiệp lữ hành
Tổ Chức Du Lịch Thế Giới đã dự báo đến năm 2010, lượng khách du lịch
quốc tế trên thế giới sẽ đạt gần 1 tỷ lượt người Vì thế, kinh doanh dịch vụ du lịch
ngày càng phát triển và trở thành một lĩnh vực giữ vị trí quan trọng của nhiều
quốc gia, thu hút nhiều ngành, nhiều tổ chức, nhiều doanh nghiệp tham gia
Theo Edgar Robger:
“Doanh nghiệp lữ hành là doanh nghiệp sản xuất, gián tiếp hay trực tiếp
bán các loại dịch vụ, đáp ứng các loại thông tin, làm tư vấn cho du khách khi lựa
chọn các loại dịch vụ ấy”
A-Popliman cho rằng:
“Doanh nghiệp lữ hành là một người hoặc một tổ chức có đủ tư cách pháp
nhân, được quản lý và tổ chức hoạt động với mục đích sinh lợi nhuận thương mại
thông qua việc tổ chức tiêu thụ trực tiếp hoặc gián tiếp các loại dịch vụ, hàng hóa
du lịch hoặc bán các hành trình du lịch hưởng hoa hồng cũng như bán các loại
dịch vụ khác có liên quan đến hành trình du lịch đó”
Trang 13“Doanh nghiệp lữ hành là một doanh nghiệp cung ứng cho du khách các
loại dịch vụ có liên quan đến việc tổ chức, chuẩn bị một hành trình du lịch, cung
cấp những hiểu biết cần thiết về mặt nghề nghiệp (thông qua hình thức thông tin
tư vấn) hoặc làm môi giới tiêu thụ dịch vụ của các khách sạn, doanh nghiệp vận
chuyển hoặc các doanh nghiệp khác trong mối quan hệ thực hiện một hành trình
du lịch”
Acen Georgiev nói:
“Doanh nghiệp lữ hành là một đơn vị kinh tế, tổ chức và bán cho những
dân cư địa phương hoặc không phải là dân cư địa phương (nơi doanh nghiệp đăng
ký) những chuyến đi du lịch tập thể hoặc cá nhân có kèm theo những dịch vụ lưu
trú cũng như các loại dịch vụ bổ sung khác có liên quan đến chuyến đi du lịch;
Làm môi giới bán các hành trình du lịch hoặc các dịch vụ, hàng hóa được sản
xuất bởi các doanh nghiệp khác”
1.2.3 Khái niệm về du lịch
Đến nay người ta vẫn chưa xác định chính xác khái niệm du lịch có từ bao
giờ Chỉ biết rằng du lịch đã xuất hiện từ rất lâu và trở thành một nhu cầu quan
trọng trong đời sống con người Khái niệm du lịch vẫn đang là đối tượng nghiên
cứu và thảo luận của nhiều nhà khoa học và quản lý du lịch Vì thế, cũng có rất
nhiều khái niệm du lịch
Theo tổ chức du lịch thế giới:
“ Du lịch là một hoạt động du hành đến một nơi khác với địa điểm thường
trú thường xuyên của mình nhằm mục đích thỏa mãn những thú vui của họ, không
vì mục đích làm ăn”
Du lịch là tập hợp các mối quan hệ hiện tượng kinh tế bắt nguồn từ hành
trình và cư trú của các cá thể ngoài nơi ở thường xuyên của họ với mục đích hòa
bình, nơi họ đến cư trú không phải là nơi làm việc của họ”
Theo các học giả người Mỹ (Mcintosh và Goeldner):
Trang 14“ Du lịch là một ngành tổng hợp của các lĩnh vực: lữ hành, khách sạn, vận
chuyển và các yếu tố cấu thành khác, kể cả việc xúc tiến, quảng bá… nhằm phục
vụ các nhu cầu và những mong muốn đặc biệt của du khách ”
Vậy du lịch là một hoạt động của con người, ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình để đến một nơi nào đó nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một thời gian nhất định
Hay nói như Mill và Morrison:
“Du lịch là một hoạt động xảy ra khi con người vượt khỏi biên giới của một
quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ … để nhằm mục đích giải trí và lưu trú tại đó ít
nhất 24 giờ nhưng không quá một năm”
Có thể nói, du lịch bắt nguồn từ nhu cầu muốn khám phá, giao tiếp và học
hỏi thế giới xung quanh vốn phong phú, đa dạng và chứa nhiều tiềm ẩn Du lịch
xuất hiện và trở thành một hiện tượng đặc biệt trong đời sống con người
Trước đây, du lịch được xem là đặc quyền của giới thượng lưu, tầng lớp
giàu có Nhưng ngày nay nó đã, đang và sẽ trở thành một nhu cầu phổ biến, đáp
ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của nhiều tầng lớp trong xã hội Du
lịch góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người
Vì thế, đặc tính của du lịch có thể khái quát qua 03 yếu tố cơ bản sau:
- Du lịch là sự di chuyển đến một nơi mang tính tạm thời và trở về sau thời
gian một vài này, vài tuần hoặc lâu hơn
- Du lịch là hành trình tới điểm đến, lưu trú lại đó và bao gồm các hoạt động ở
điểm đến Hoạt động ở các điểm đến của người đi du lịch làm phát sinh các hoạt
động, khác với những hoạt động của người dân địa phương
- Chuyến đi có thể có nhiều mục đích nhưng không vì mục đích định cư và
tiềm kiếm việc làm tại điểm đến
1.2.4 Khái niệm khách du lịch
Trang 15Khách du lịch xuất hiện lần đầu tại Pháp vào cuối thế kỉ XVIII Tới nay đã
có hàng trăm định nghĩa khác nhau về khách du lịch Ở Việt Nam, khách du lịch
theo điều II, chương I pháp lệnh Du lịch của nước ta (1999): “Khách du lịch là
người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc
hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”
Theo nhà kinh tế học người Anh (Ogilive)
“Khách du lịch là tất cả những người thỏa mãn hai điều kiện: rời khỏi nơi ở
thường xuyên trong khoảng thời gian dưới một năm và chỉ tiêu tiền tại nơi họ đến
mà không kiếm tiền ở đó”
Theo nhà xã hội học Cohen:
“Khách du lịch là một người tự nguyện rời khỏi nơi cư trú thường xuyên
trong khoảng thời gian nhất định, với mong muốn được giải trí, khám phá những
điều mới lạ từ những chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên”
Quan điểm của Ogilive chưa phân biệt rõ người đi du lịch và những người
rời khỏi nơi cư trú của mình không vì mục đích đi du lịch Trường hợp của Cohen
thì phân biệt giữa khách du lịch và những người di chuyển khỏi nơi thường xuyên
một cách đơn thuần
Hành trình của khách du lịch là tự nguyện để phân biệt với những người bị
đày và tị nạn Tính tạm thời , sự quay lại nơi cư trú thường xuyên của khách du
lịch khác với những chuyến đi một chiều của những người di cư, càng khác với
những chuyến đi của dân du mục, du canh, du cư Khoảng cách về không gian và
thời gian của khách du lịch tương đối dài hơn những người chỉ đơn thuần tham
quan và dạo chơi Khách du lịch với mong muốn khám phá, tìm hiểu những điều
Trang 16mới lạ, lý thú, những giá trị về văn hóa và thiên nhiên ở điểm đến khác với mục
đích nghiên cứu, học tập và kinh doanh
Từ các định nghĩa trên còn có thể hiểu:
“Khách du lịch là khách thăm viếng, lưu trú tại một quốc gia hoặc một
vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với các
mục đích như nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham gia hội nghị, tôn
giáo, thể thao”
1.2.4.1 Khái niệm khách du lịch quốc tế đến(inbound)
“Khách du lịch quốc tế đến là khách nước ngoài hoặc cư dân Việt Nam
định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch”
1.2.4.2 Khái niệm khách quốc tế đi (outbound)
“Khách du lịch quốc tế đi là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú
tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”
1.2.4.3 Khái niệm khách du lịch nội địa
“ Khách du lịch nội địa là người đang sống trong một quốc gia, không kể
quốc tịch nào, đi đến một nơi khác không phải là nơi cư trú thường xuyên trong
quốc gia đó, ở một thời gian ít nhất 24 giờ và không quá một năm, với các mục
đích giải trí, công vụ, hội hop,… ngoài những hoạt động để lãnh lương ở nơi
đến”
Pháp lệnh du lịch Việt Nam còn quy định:
“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú
tại Việt Nam trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”
1.2.5 Khái niệm nhu cầu:
“Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận
được” ( Thuật ngữ Marketing – Marketing du lịch)
Trang 17
1.2.6 Khái niệm sản phẩm du lịch
Theo Luật du lịch Nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu
của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”
Theo định nghĩa của WTO
“Sản phẩm du lịch là tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không
đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở
vật chất – kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ và đội ngũ cán bộ nhân viên”
Theo Michael M Coltman:
“Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn hoặc một
món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí nơi nghỉ mát”
Thông qua các định nghĩa trên ta có thể đưa ra một khái niệm ngắn
gọn hơn:
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Hàng hóa du lịch và dịch vụ du
lịch (con người) (Tài liệu Tổng Quan Du Lịch - TS Trần Văn Thông)
1.2.7 Các loại hình du lịch
1.2.7.1 Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa: là loại hình du lịch hấp dẫn những du khách thích tìm
hiểu, nghiên cứu những giá trị nhân văn, những phong tục tập quán, các giá trị về
văn hóa nghệ thuật … của một dân tộc hay một bộ tộc nào đó ở những điểm đến
Các di sản văn hóa vật thể (như đền Angkor ở Campuchia, Phố cổ Hội An, cố đô
Huế …) và các di sản văn hóa phi vật thể (như Nhã nhạc cung đình Huế, Không
gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, ca trù, các lễ hội truyền thống, các sinh
hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian của địa phương như ca Huế, đàn ca tài tử Nam
Bộ…) là những yếu tố đặc biệt cơ bản để tạo nên những sản phẩm du lịch văn hóa
độc đáo
Trang 181.2.7.2 Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh
Du lịch nghỉ dưỡng: thu hút những du khách có nhu cầu cải thiện và chăm
sóc sức khỏe Các khu nghỉ mát, an dưỡng ở các vùng núi cao, ở những khu ven
biển hay các khu suối nước khoáng, nước nóng (Khu DL suối nước nóng Bình
Châu ở Đồng Nai, khu Thanh Tâm ở Huế, Trung tâm khoáng bùn, khoáng nóng
Ponagar ở Nha Trang…) là những địa chỉ thu hút đối tượng khách này
1.2.7.3 Du lịch hội nghị, hội thảo(Mice)
Mice viết tắt của Meeting(hội họp), incentive(khen thưởng), convention
(hay conference: hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm)
Mice là loại hình du lịch tiềm năng của Việt Nam, và nếu được phát triển, nó sẽ
mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho ngành du lịch mà còn cho cả ngành thương
mại
1.2.7.4 Du lịch giải trí
Du lịch giải trí: là loại hình du lịch phục vụ cho du khách có nhu cầu nghỉ
ngơi, thư giãn, giải trí … để phục hồi thể thể chất và tinh thần hay tái sản xuất sức
lao động Mục đích của họ là hưởng thụ và tận hưởng những kỳ nghỉ trọn vẹn của
mình nên những nơi có các bờ biển và bãi tắm đẹp, chan hòa ánh nắng mặt trời,
có thể tham gia các hoạt động cắm trại, thể thao… Hawaii, Haitti, Phan Thiết,
Ninh Thuận, Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An, Lăng Cô, Phú Quốc, Vũng Tàu, Long
Hải … là những nơi thích hợp và lý tưởng để phát triển loại hình du lịch này
1.2.7.5 Du lịch thể thao
Du lịch thể thao :hấp dẫn những du khách say mê các hoạt động thể thao
nhằm nâng cao sức khỏe và thể chất
Du lịch thể thao thường gắn liền với những địa phương có biển, có núi …
Ở Việt Nam loại hình du lịch này chưa phát triển Thời gian gần đây một số địa
phương đưa một số loại hình du lịch thể thao nhằm phục vụ khách du lịch như
Trang 19lướt ván, canô kéo dù, đua thuyền, thuyền kayak, …(ở Vũng Tàu, Phan Thiết,
Nha Trang, Đà Nẵng…)
1.2.7.6 Du lịch lữ hành
Du lịch lữ hành: là loại hình du lịch hấp dẫn các du khách thích tham quan
nghỉ dưỡng thông qua một cá nhân hoặc một tổ chức có đủ tư cách pháp nhân,
được quản lý và tổ chức hoạt động thương mại trực tiếp hoặc gián tiếp đến các
loại dịch vụ, hàng hóa du lịch …
1.2.7.6 Du lịch Homestays
Du lịch Homestays là hình thức du khách nghỉ ngơi, ăn ở tại nhà dân Đây
cũng là một loại hình du lịch thích hợp với các du khách thích cuộc sống chân
chất, giản dị, muốn khám phá cuộc sống đời thường của người dân nơi mình du
lịch
Tuy nhiên, cần phải có sự chỉ dẫn, huấn luyện người dân về cách bày trí nơi
ở cho khách, các món ăn phục vụ khách , vệ sinh nhà cửa… để khách không đối
diện với cảnh luộm thuộm, không ngăn nắp… có thể xảy ra ở một số gia đình
Bên cạnh đó, cần hướng dẫn cách giải quyết một số tình huống có thể xảy ra
trong đón khách ở homestays
1.2.7.7 Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch thu hút những du khách thích tìm về
với thiên nhiên, thích khám phá, say mê phong cảnh đẹp và tìm hiểu về thế giới
động vật hoang dã Thông qua đó, chính quyền địa phương muốn nâng cao ý thức
người dân (đặc biệt là giới trẻ) địa phương và du khách về tầm quan trọng và ý
nghĩa to lớn của môi trường sinh thái đối với cuộc sống con người Loại hình này
kết hợp với việc trồng rừng và các hoạt động phục hồi sinh thái tại tuyến điểm du
khách đến
Khu du lịch Vàm Sát, KDL Lâm Viên (Cần Giờ -TP.HCM) với hệ sinh thái
rừng ngập mặn phong phú và đa dạng sinh học, lá phổi xanh của thành phố đông
Trang 20dân nhất nước, là quỹ dự trữ sinh quyển thế giới), vườn quốc gia Nam Cát Tiên
(Đồng Nai, quỹ dự trữ sinh quyển thế giới), là nơi lý tưởng để xây dựng các sản
phẩm du lịch sinh thái hấp dẫn
1.2.7.8 Du lịch sinh thái cộng đồng
Trong một số loại hình du lịch bắt buộc có cộng đồng tham gia mới hình
thành phát triển như du lịch sinh thái, du lịch bền vững… là những nơi có nhiều
tài nguyên hoang dã, còn nguyên trạng đã thu hút được nhiều khách du lịch đến
tham quan, nhưng tại các khu vực này thường các điều kiện giao thông không
thuận lợi nên rất khó khăn cho các hoạt động cung cấp dịch vụ của các công ty du
lịch Vì vậy khách du lịch và các nhà kinh doanh thường dựa vào cộng đồng dân
cư tại các làng, bản, thôn… Hơn nữa các cộng đồng nơi đây cũng có các phong
tục tập quán, lễ hội, lối sống, kiến trúc nhà ở… trở thành tài nguyên du lịch cung
cấp cho khách du lịch tìm hiểu thưởng thức Bên cạnh đó, cộng đồng dân cư tại
đây có nhiều khó khăn trong đời sống, ít công ăn việc làm, thu nhập thấp, trình độ
dân trí và văn hóa bao giờ cũng thấp hơn các khu vực khác
Nếu du lịch phát triển đem lại những cơ hội việc làm cho người dân của các
cộng đồng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động du lịch, hệ thống cơ
sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được cải thiện rõ rệt hơn: hệ thống đường
giao thông, hệ thống nước sạch, hệ thống truyền thông điện, trạm bưu điện, việc
làm và thu nhập được cải thiện theo sự gia tăng của mức độ và lưu lượng du
khách, một số cộng đồng nhân cơ hội này phá được thế biệt lập, sử dụng các
nguồn lực hiện có của mình về cảnh quan, nước, rừng, biển, động thực vật… vốn
trước đây bị quên lãng, nay thành tiềm năng phát triển
1.2.7.9 Du lịch vườn
Đây là loại hình du lịch đang phát triển tại các địa phương, phổ biến nhất là
các hộ gia đình có các ngành nghề truyền thống, điểm tham quan có kiến trúc về
Trang 21nhà ở, vườn cây ăn trái, cây cảnh, hoa kiểng lâu năm tạo được vẽ mỹ quan chung
tại địa điểm kinh doanh dịch vụ du lịch
1.2.7.10 Du lịch tôn giáo
Du lịch tôn giáo: là loại hình du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tính ngưỡng
đặc biệt của các tín đồ, kể cả những người theo các tôn giáo khác đối với một
đấng tối cao nào đó Đây là loại hình du lịch xuất hiện từ rất lâu và ngày nay thu
hút hàng triệu du khách trên thế giới
Hàng năm, trên thế giới có hàng triệu khách du lịch là tín đồ đạo hồi hành
hương đến thánh địa Mecca Nepan là điểm đến của nhiều tín đồ Phật Giáo và
những người thích tìm hiểu về Phật Giáo (kể cả nhiều du khách Phương Tây) Ở
Việt Nam, Chùa Hương (Hà Tây), Yên Tử (Quảng Ninh), Tòa Thánh Tây Ninh
(đạo Cao Đài), Miếu Bà Chúa Xứ (Châu Đốc-An Giang) … thu hút hàng triệu
người hành hương về đây tham quan và cúng bái mỗi năm
1.2.8 Khái niệm thị trường du lịch
Theo nghĩa hẹp:
“Thị trường du lịch là chỉ thị trường nguồn khách du lịch, tức là vào một
thời gian nhất định, tại một thời điểm nhất định tồn tại người mua hiện thực và
người mua tiềm năng có khả năng mua sản phẩm hàng hóa du lịch”
Theo nghĩa rộng :
“ Thị trường du lịch là chỉ tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra
trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch Mâu thuẫn cơ bản của thị trường du
lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịch”
Trang 22
Thị trường du lịch nội địa: là thị trường mà ở đó có cung và cầu du lịch
đều nằm trong biên giới lãnh thổ của một quốc gia Trên thị trường nội địa, mối
quan hệ nảy sinh do việc thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch là mối quan hệ kinh
tế trong một quốc gia Vận động tiền – hàng chỉ di chuyển từ khu vực này đến
khu vực khác
1.2.8.2 Thị trường du lịch quốc tế
Thị trường du lịch quốc tế: là thị trường mà ở đó cung thuộc một quốc gia,
còn cầu thuộc một quốc gia khác
Trên thị trường du lịch quốc tế các doanh nghiệp du lịch của một quốc gia
kết hợp với một doanh nghiệp nước khác đáp ứng nhu cầu của các công dân nước
ngoài Quan hệ tiền – hàng được hình thành và thực hiện ở ngoài biên giới quốc
gia
1.2.9 Khái niệm đối thủ cạnh tranh
Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa rất quan trọng đối với các
công ty do nhiều nguyên nhân Các đối thủ cạnh tranh tranh nhau quyết định tính
chất và mức độ tranh đua hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành phụ thuộc vào
các đối thủ cạnh tranh Mức độ cạnh tranh dữ dội phụ thuộc vào mối tương tác
giữa các yếu tố như số lượng công ty tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng
của ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hóa sản phẩm Sự hiện hữu
của các yếu tố này có xu hướng làm tăng nhu cầu, nguyện vọng của doanh nghiệp
muốn đạt được và bảo vệ thị phần của mình
1.2.10 Các đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan
Nhà cung ứng là tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh cung cấp nguyên liệu
cần thiết cho sản xuất sản phẩm của công ty và đối thủ cạnh tranh Để quy định
mua các yếu tố đầu vào doanh nghiệp cần xác định rõ đặc điểm của chúng, tìm
Trang 23kiếm nguồn cung cấp chất lượng và lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất về chất lượng
uy tín, độ tin cậy và đảm bảo về giá cả
1.2.10.1 Khu lưu trú
Khách sạn
“ Khách sạn du lịch là cơ sở kinh doanh dịch vụ, phục vụ du khách về các
mặt như ăn, nghỉ, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác và là cơ sở vật
chất quan trọng để phát triển ngành du lịch”
Làng du lịch
( Xuất hiện đầu tiên ở Pháp sau Đại chiến thế giới thứ II) “Làng du lịch là
một trung tâm riêng biêt, gồm nhiều lán, nhà dành cho cá nhân hoặc gia đình lưu
trú, tập hợp xung quanh cơ sở sinh hoạt công cộng phục vụ trong giá trọn gói, bao
gồm ăn sáng, vui chơi giải trí”
Khu du lịch
“Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan
thiên nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng
của du khách, đem lại hiệu quả về kinh tế – xã hội và môi trường”
1.2.10.2 Các hệ thống vận chuyển du lịch
Các phương tiện trên bộ :
Xe đạp:
Là phương tiện đi lại trên đường bộ có cấu tạo đơn giản thuần túy cơ học
Năng lượng nhờ chính sức người tạo ra bằng lực đẩy cảu đôi chân cho xe chạy
trên đường
Xe buýt:
Trang 24Là loại ô tô khách đường bộ có sức chứa từ 12 người trở lên hoạt động ở
mọi cự ly trên các tuyến nội tỉnh, thành phố, liên tỉnh, liên thành phố
Xe đạp, mô tô:
Loại hình du lịch này phát triển rất mạnh ở những nước có địa hình bằng
phẳng, thuận lợi và đặc biệt phù hợp với tiêu chí môi trường
Xe chất lượng cao:
Là những loại xe được trang bị đầy đủ tiện nghi, đảm bảo an toàn vận
chuyển với chất lượng phục vụ chu đáo tận tình Nhưng gái cao hơn các phương
tiện khác
Xe lửa:
Xe lửa đã từng là trụ cột trong việc phát triển ngành du lịch Xe lửa thay thế
cho xe ngựa, du lịch bộ hành Nhưng với sự phát triển của xe hơi và đường xá tốt
hơn dịch vụ hỏa xa bị đánh giá kém Dịch vụ hỏa xa không chỉ cạnh tranh với du
lịch ôtô, mà còn mô tô, xe khách cũng như ngành hàng không
Các phương tiện đường thủy:
Loại hình này có thuận lợi và chuyển tải được số lượng lớn du khách với
chi phí vận chuyển chi phí rẻ
- Du lịch tàu biển: có 2 loại
+ Tàu vận chuyển khách bình thường nơi này đến nơi khác Hai là các tàu du
lịch, tương tự như các khách sạn nổi, đó là một kiều du lịch giải trí, đang trực tiếp
cạnh tranh với những khu nghỉ mát trên bờ biển Du thuyền đem đến những kỳ
nghỉ hè thú vị, khách bồng bềnh trên biển thưởng thức ẩm thực các nước du
thuyền đi qua, biết được các điệu nhạc dân tộc, ghé tham quan các cảng nhiều
nước trên hải trình Hành khách có những chuỗi ngày sống quan trọng, lãng
Trang 25+ Tàu chạy trên một lộ trình ngắn, mục đích để khách ngắm nhìn cảnh đẹp ven
bờ Không có dịch vụ lưu trú trên tàu, chỉ có phục vụ ăn uống và giải trí
Các phương tiện hàng không:
Giao thông hàng không là các chuyến bay thực hiện theo các tuyến hàng
không nội địa hay quốc tế và theo các hành trình đã được xác định
Tuyến hàng không quốc tế là tuyến nối liền các nước thông qua các cảng
hàng không hoặc sân bay của mỗi nước, còn trong nước các tuyến chính là tuyến
bay nối giữa các trung tâm kinh tế chính trị của mỗi địa phương Tuyến địa
phương là tuyến nối liền các tỉnh, thành phố khác
1.2.10.3 Chất lượng quy trình phục vụ
Tuyển dụng như thế nào, ở đâu, bao nhiêu, trình độ, mức lương, năng suất
lao động, động cơ làm việc và tiềm năng để đào tạo nguồn nhân lực… là những
vấn đề cần được tính toán cụ thể
1.2.10.4 Cơ sở vật chất trang thiết bị
Cơ sở vật chất phục vụ bao gồm hệ thống các dịch vụ của các nhà hàng,
khách sạn, dịch vụ về vận chuyển (tàu, xe…) so với các đối thủ cạnh tranh về yếu
tố kỹ thuật và khả năng linh hoạt
1.3 Các hình thức chiu thị
Quảng cáo:
Là các hình thức giới thiệu những ý tưởng, sản phẩm tới thị trường mục
tiêu thông qua các phương tiện không phải là con người (gián tiếp)
Khuyến mại:
Là hoạt động kích thích việc mua sắm hay dùng thử của khách hàng bằng
cách dành cho khách hàng những lợi ích tăng thêm so với trường hợp khách hàng
không tham gia vào hoạt động đó
Trang 26Khuyến mãi:
Là khuyến khích mua, là ưu đãi mà công ty, doanh nghiệp dành trực tiếp cho
khách hàng
Bán hàng trực tiếp :
Là hoạt động truyền thông và bán hàng thông qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa
lực lượng bán hàng của một tổ chức và những người mua tiềm năng
Marketing trực tiếp:
Là hoạt động truyền thông marketing mang tính chất tương tác với việc sử
dụng một hay nhiều phương tiện quảng cáo để tạo ra những đáp ứng có thể đo
được hoặc những giao dịch ở bất kỳ thời điểm nào
1.4 Vận dụng ma trận SWOT
Vận dụng phương pháp Ma trận Swot là phân tích những mặt mạnh (S-
trengths), những mặt yếu (W- weaknesses), các cơ hội (O- Opportunites) và các
nguy (T- Threats), phối hợp những mặt trên để xác định, lựa chọn chiến lược kinh
doanh cho phù hợp với công ty
Bước 1: Liệt kê những cơ hội chính
Bước 2: Liệt kê những mối đe dọa chủ yếu bên ngoài công ty
Bước 3: Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu
Bước 4: Liệt kê những điểm yếu của nội bộ doanh nghiệp
Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất
phương án chiến lược O-S thích hợp Chiến lược này để phát huy điểm mạnh và
tận dụng cơ hội
Bước 6: Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương
án chiến lược WO thích hợp, để khắc phục điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội
Trang 27Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất
phương án chiến lược S-T thích hợp nhằm tạo lợi thế mạnh để đối phó với nguy
cơ đe dọa từ bên ngoài
Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe dọa bên ngoài và đề xuất
phương án chiến lược W-T thích hợp để giảm thiểu ảnh hưởng của điểm yếu và
phòng thủ trước mối đe dọa từ bên ngoài
Phối hợp S-T
Sử dụng các điểm mạnh để vượt qua mối
Phối hợp W-T
Giảm thiểu các điểm yếu để tìm cách tránh mối đe dọa
Nhóm chiến lược S – O
Nhóm chiến lược S – T
Trang 28 Nhóm chiến lược W – O
Nhóm chiến lược W - T
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH
VỰC LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY DU LỊCH BẾN TRE CHI NHÁNH
TIỀN GIANG
2.1 Khái quát về công ty
2.1.1 Vị trí địa lý
Công Ty cổ phần du lịch Bến Tre chi nhánh Tiền Giang tọa lạc tại số 8,
đường 30/4, Phường 1, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
Điện thoại: 073.3879103
Fax: 073.3875070
Email: mekongtourbentretg@.vnn.vn
2.1.2 Lịch sử hình thành
Trước đây, khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa thì lượng khách Quốc tế đến
Việt Nam ngày tăng, hành trình của khách về tham quan miền Tây trong một
ngày chủ yếu là đến Mỹ Tho và quay về TP.HCM Trước tình hình đó, Công ty
DL Bến Tre đã quyết định thành lập “Chi nhánh công ty Du lịch Bến Tre tại Tiền
Giang” vào tháng 10/1997 Trụ sở đặt tại số 4/1 Lê Thị Hồng Gấm, Phường 6,
TP Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang(bên cạnh cầu Rạch Miễu hiện nay)
Năm 2004 công ty được cổ phần hóa và đổi tên thành “Chi nhánh Công ty
cổ phần du lịch Bến Tre tại Tiền Giang
Năm 2009, Sở VHTT và DL Tiền Giang chủ trương sắp xếp lại các bến tàu
du lịch trên địa bàn TP Mỹ Tho tập trung về một bến Chi nhánh CTCP Du Lịch
Trang 29Bến Tre dời trụ sở về Bến tàu thủy DL Mỹ Tho – số 8 đường 30/4, Phường 1,
TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang vào tháng 10/2009
Hiện tại Chi nhánh được phép kinh doanh trên các lĩnh vực: dịch vụ ăn
uống, khách sạn, lữ hành nội địa và quốc tế, vận chuyển và hướng dẫn du lịch,
thông tin, phiên dịch Đại lý: bán vé máy bay, tàu hỏa, ký gởi hàng tiêu dùng
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức
2.1.3.2 Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận
Đại hội đồng cổ đông:
Là cấp có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có quyền quyết định mức cổ
tức hằng năm và tất cả tình hình kinh doanh của công ty
Hội đồng quản trị:
PHÒNG TỔ CHỨC SALES
PHÒNG ĐIỀU HÀNH
PHÒNG TỔ
CHỨC
NHÂN SỰ
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH
BAN GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH
DU LỊCH
Trang 30Là người thay mặt đại hội đồng cổ đông để giám sát mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh
Ban kiểm soát:
Là những người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh, việc quản trị và điều hành của công ty
Ban Giám Đốc (gồm có Giám Đốc và Phó Giám Đốc):
Giám Đốc là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty Trợ giúp cho giám đốc là phó giám đốc
Trung tâm điều hành du lịch:
Có nhiệm vụ theo dõi và quảng cáo các tour du lịch
Phòng tổ chức hành chánh:
Có nhiệm vụ theo dõi tổ chức quản lý việc thực hiện chế độ cho công nhân
viên, bố trí sắp xếp luân chuyển cán bộ, soạn thảo ký kết các hợp đồng lao động
Ngoài ra, Phòng còn đề xuất với Ban giám đốc về việc thành lập, giải thể các đơn
vị cơ sở cho phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của đơn vị
Phòng tài chính kế toán:
Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc thực hiện toàn bộ công tác, hạch toán
theo đúng nguyên tắc chế độ chính sách của Nhà nước Cuối kỳ kế toán, phòng kế
toán có nhiệm vụ lập báo cáo tài hính kịp thời, đầy đủ đúng quy định làm cơ sở
để đề ra phương hướng hoạt động
Phòng kế hoạch kinh doanh:
Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về khâu tổ chức điều hành kinh
doanh, lập kế hoạch định hướng phát triển cho tương lai Phòng còn theo dõi, đôn
đốc việc kiểm tra thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng bộ phận để
Trang 31o Bộ phận kinh doanh:
Các đơn vị kinh doanh trực thuộc công ty Cơ cấu các phòng ban và số
lượng nhân viên mỗi phòng ban có thể thay đổi tùy theo yêu cầu công việc Ngoài
vị trí giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng do hội đồng quản trị bổ nhiệm Ccá
vị trí khác giám đốc có quyền ra quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm Công ty có
thể thành lập các chi nhánh hoặc phòng đại diện tại các đơn vị khác hoạt động
như công ty con
Phòng tổ chức Sales
- Nghiên cứu và phân tích các thông tin về thị trường du lịch trong và ngoài
nước nhằm cố vấn cho Ban giám đốc, các bộ phận chức năng trong việc hoạch
định chiến lược của công ty nhằm mở rộng thị phần và chiếm lĩnh thị trường
Tiến hành hoặc phối hợp với các bộ phận khác nhằm quảng bá, xúc tiến du lịch
- Phối hợp với các bộ phận khác nhằm xây dựng các chương trình du lịch phù
hợp với nhu cầu khách hàng
- Đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới độc đáo so với các đối thủ cạnh
tranh
- Ký hợp đồng và triển khai thực hiện các hợp đồng các hãng lữ hành, các đối
tác du lịch của công ty trong và ngoài nước
- Phối hợp với các bộ phận khác nhằm thực hiện tốt các hợp đồng đã ký
Phòng điều hành , hướng dẫn du lịch
- Triển khai thực hiện điều hành các dịch vụ của: phòng sales và marketing,
các chi nhánh ở các địa phương như đặt phòng, đặt ăn, đặt vé máy bay, đặt vé tàu,
đặt xe và hướng dẫn (nếu công ty không có bộ phận điều hành), những thủ tục
xuất nhập cảnh, công văn xin tham quan căn cứ chiến trường xưa nếu khách là
cựu chiến binh…
- Thực hiện công tác điều hành dịch vụ nối tour liên quan đến địa bàn mà
phòng phụ trách
Trang 32- Thiết lập và duy trì mối quan hệ với các cơ quan chức năng như :Công an
địa phương, Hải quan, bệnh viện, … nhằm tranh thủ sự hổ trợ và hợp tác khi có
sự cố xảy ra
- Phối hợp với các bộ phận khác như kế toán, sales marketing nhằm thực hiện
việc thanh toán, tránh thất thoát cho công ty: thu tiền khách hàng hoặc thanh toán
cho các đối tác cung cấp dịch vụ
- Hướng dẫn cho hướng dẫn viên cộng tác, các đối tác về thủ tục hành chính
liên quan đến công ty như: tạm ứng, quyết toán, hóa đơn, chứng từ…
- Cố vấn, thông tin cho Ban giám đốc, cho các bộ phận liên quan về tính chất
dịch vụ ở các nơi và sự thay đổi (nếu có)… từ các đối tác cung cấp dịch vụ…
- Thường xuyên kiểm tra chất lượng hướng dẫn, đặc biệt là hướng dẫn cộng
tác
- Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và nâng cao đạo đức nghề
nghiệp cho đội ngũ hướng dẫn
- Xây dựng, duy trì và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên cộng tác chuyên
nghiệp trở thành lực lượng nồng cốt cho doanh nghiệp
- Kiểm tra thẻ hướng dẫn viên quốc tế và hướng dẫn thủ tục cho hướng dẫn
tham gia khóa học và cấp thẻ mới
Nhân sự: Chi nhánh gồm 01 giám đốc, 01 Phó giám đốc, 01 điều hành, 10
hướng dẫn viên (Anh, Pháp, Hoa)
2.2 Tình hình kinh doanh lữ hành quốc tế của Công ty du lịch Bến Tre
chi nhánh Tiền Giang
2.2.1 Lĩnh vực Inbound
2.2.1.1 Số lượng du khách qua các năm
Bảng 1: Số lượng du khách đến Công ty cổ phần du lịch Bến Tre chi nhánh
Tiền Giang (2006- 2009)
Trang 33Năm 2006 2007 2008 2009
Nguồn: Công ty cổ phần du lịch Bến Tre chi nhánh Tiền Giang
Lượng khách quốc tế đến Công ty tăng đều qua các năm, 2006-
2008(40,430 lượt so với 56,205) tăng 15,775 lượt do tình trạng lạm phát đã được
không chế , khắc phục đươc tình hình dịch cúm gia cầm Riêng năm 2009 lượng
khách giảm so với năm 2008 (56,205 lượt so với 41,576 lượt) giảm 14,629 lượt
do suy thoái kinh tế kéo dài và dịch bệnh bắt đầu lây lan trở lại đặc biệt là H1N1…
2.2.1.2 Doanh thu qua các năm
Bảng 2: Doanh thu từ hoạt động du lịch của Công ty cổ phần du lịch Bến Tre
chi nhánh Tiền Giang (2006-2009)
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Công ty cổ phần du lịch Bến Tre chi nhánh Tiền Giang
Sự gia tăng về lượng du khách qua các năm dẫn đến hiệu quả về doanh thu
của Công ty Năm 2006 đạt 2 tỷ 440 triệu đồng đến năm 2008 đạt 4 tỷ 357 triệu
đồng tăng 1 tỷ 917 triệu đồng Riêng năm 2009, do số lượng khách giảm đi nên
doanh thu cũng giàm hơn so với năm 2008 là 1 tỷ 225 triệu đồng
2.2.1.3 Lợi nhuận qua các năm
Bảng 3: Lợi nhuận từ hoạt động của Công ty cổ phần du lịch Bến Tre chi
nhánh Tiền Giang (2006-2009)
Đơn vị: Ngàn đồng