1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số giải pháp sử dụng phương pháp CHANT trong ôn luyện từ vựng tiếng anh

17 142 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 272,89 KB

Nội dung

Để tạo cho các em học sinh có tinh thần học tập say mê môn Tiếng Anh, cần phải tạo cho các em một môi trường học sôi nổi, phương pháp dạy học của giáo viên phải luôn đổi mới, khoa học và

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÊN ĐỀ TÀI:

“Sử dụng phương pháp Chant trong ôn luyện từ vựng Tiếng Anh”

Họ và tên : Trần Thị Thúy Mẫn

Chức vụ : Giáo viên

Đơn vị công tác : Trường Tiểu học số 1 Kiến Giang

Trang 2

1 Phần mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI thế kỷ của nền văn minh hiện đại, thế

kỷ của khoa học công nghệ thông tin Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển lấy nền kinh tế tri thức làm nền tảng cho sự phát triển và coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu và cải tiến chất lượng dạy và học để hoàn thành tốt việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực con người cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

Để tồn tại và phát triển xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo kịp các nước phát triển đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt được các tành tựu tiên tiến nhất Nhằm đưa đất nước Việt Nam trở thành một nước văn minh giàu mạnh

Bởi vậy hệ thống các môn học trong nhà trường hiện nay là hướng tới những vấn đề cốt lõi thiết thực đó Trong đó, ngoại ngữ - môn tiếng Anh, là một trong những ngôn ngữ có vai trò như một phương tiện tích cực hỗ trợ hiệu quả nhất cho quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước Vì vậy nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn tiếng Anh nói riêng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay Và điều đó được đặc biệt chú trọng hơn cho các đối tượng là học sinh ở bậc tiểu học - người mới bắt đầu tiếp cận với ngoại ngữ, nó là chìa khóa mở ra kho tàng tri thức nhân loại Nó là người hướng đạo đưa ta đến với Thế giới bắt tay với bạn bè năm châu, tiếp thu và lĩnh hội những tinh hoa nhân loại

Để tạo cho các em học sinh có tinh thần học tập say mê môn Tiếng Anh, cần phải tạo cho các em một môi trường học sôi nổi, phương pháp dạy học của giáo viên phải luôn đổi mới, khoa học và có hiệu quả Bởi vậy, đóng vai trò là một người thầy, người giáo viên luôn đi tìm cho mình phương pháp phù hợp nhất để áp dụng vào bài dạy, giúp cho người học tiếp thu bài nhanh, nhớ bài tốt và đặc biệt là niềm đam mê đối với môn học Muốn học sinh giao tiếp bằng Tiếng Anh tốt, đòi hỏi các em phải có một vốn từ cơ bản khá phong phú, từ đó có thể nghe hiểu và

Trang 3

Tuy nhiên việc học Tiếng Anh ở các trường Tiểu học còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là trong việc học và sử dụng từ vựng Vì vậy, dạy cho học sinh cách học và sử dụng Tiếng Anh là để cung cấp cho học sinh một kho tàng từ điển sống

về ngôn từ và cấu trúc câu, là một yêu cầu rất cần thiết trong việc học Tiếng Anh đặc biệt là những học sinh mới làm quen với môn học Tiếng Anh

Làm thế nào để các em có được một vốn từ vựng cần thiết và có thể sử dụng được cấu trúc một cách có hiệu quả nhất Sau một thời gian dạy học tìm tòi, học hỏi dần dần tôi rút ra được một số kinh nghiệm và tôi đã áp dụng tương đối thành công trong quá trình dạy từ vựng, cấu trúc ở mỗi bài khóa Để phát triển ngành giáo dục theo kịp các nước trong khu vực và thế giới, Bộ giáo dục đưa tiếng Anh vào bậc tiểu học như một môn tự chọn và tương lai gần nó sẽ là bộ môn chính thức, làm nền tảng cho những bậc học cao hơn

Giáo viên có được cơ hội mạnh dạn ứng dụng và sáng tạo cách dạy phù hợp trên lớp và từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở bậc tiểu học

Dưới đây, tôi xin chia sẻ cùng đồng nghiệp qua việc nghiên cứu đề tài: “Sử

dụng phương pháp Chant trong ôn luyện từ vựng Tiếng Anh”

1.2 Điểm mới của đề tài

Sáng kiến đã chọn được một biện pháp thật sự hữu ích giúp học sinh nhớ từ vựng môn Tiếng Anh và được vận dụng vào các tiết dạy giúp các em nắm được từ, khắc sâu vốn từ thông qua mẫu câu và các bài tập thực hành, giúp các em vượt qua trở ngại và tự tin hơn trong giao tiếp Tiêng Anh

Trang 4

2 Phần nội dung

2.1 Thực trạng về việc dạy và học Tiếng Anh ở trường

2.1.1 Thuận lợi

* Về phía giáo viên:

- Bản thân đã được tham gia tập huấn chương trình SKG Tiếng Anh 3,4,5 mới, nên nắm vững cơ cấu chương trình, cũng như phương pháp dạy-học cơ bản

- Bản thân đã được tham gia học tập lớp “Bồi dưỡng phương pháp tiếng Anh tiểu học” do Trường ĐH ngoại ngữ Huế và Bộ GD&ĐT phối hợp đào tạo theo Đề

án 2020 của Bộ

- Giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác giảng dạy môn Tiếng Anh

- Phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học

* Về phía học sinh:

- Học sinh đã được làm quen với Tiếng Anh ở lớp 1,2 theo chương trình First Friends và học Tiếng Anh ở lớp 3 Qua đó, các em cũng đã nắm được cơ bản vốn

từ vựng Tiếng Anh

- Học sinh rất hào hứng với bộ môn Tiếng Anh, nên ý thức học tập của các em rất tốt

- Chương trình sách giáo khoa có nội dung kiến thức phù hợp với thực tế cuộc sống học sinh và có nhiều tranh ảnh đẹp, dễ bắt mắt, tạo niềm hứng thú cho học sinh

- Nhiều học sinh đã hình thành được kỹ năng học tập môn Tiếng Anh, tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức và có ý thức vận dụng tốt

- Các em được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập, và được sự quan tâm của nhà trường cũng như từ phía cha mẹ các em

2.1.2 Khó khăn

* Về phía giáo viên:

Trang 5

- Giáo viên Tiếng Anh đa số thường dạy theo phương pháp truyền thống không thích hợp với tâm sinh lý học sinh tiểu học

- Giáo viên phát âm theo mỗi cách khác nhau, ngữ điệu không giống giọng nói của người bản ngữ Điều này khó khăn cho các em trong phần luyện nghe

- Giáo viên không kết hợp Chants, sing, dance trong quá trình giảng dạy thì lớp học thiếu sinh động, tinh thần tập thể không cao, không phát huy tính tích cực học sinh

- Giáo viên chưa hình dung phải Chant như thế nào cho hấp dẫn đúng từ trọng tâm, phát âm hoặc phải kết hợp với nhạc cụ nào v.v

- Giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học còn ngại dùng Chants, sing , dance… lồng ghép trong giảng dạy nên các em dễ nhàm chán

- Thời gian trên lớp còn ít, số lượng học sinh nhiều nên giáo viên không có đủ thời gian để sữa phát âm cũng như chữa bài cho từng cá nhân học sinh

* Về phía học sinh:

- Việc phát âm và nghe nói của học sinh còn rất nhiều hạn chế Điều quan tâm là phản xạ chậm, nhút nhát trước tập thể, kỷ năng hoạt động nhóm kém và vốn

từ hạn chế

- Ở lứa tuổi này các em còn ham chơi nên ý thức học tập chưa cao Thêm vào

đó các em ít chú trọng vào việc học và lười học bài nhất là từ vựng Tiếng Anh nên điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng môn Tiếng Anh

- Một số em tuy đã nắm được một số lượng từ vựng và mẫu câu nhưng các em vẫn chưa vận dụng được kiến thức đã học và liên hệ thực tế để nói hoặc viết được thành câu

- Số lượng học sinh quá nhiều so với diện tích lớp nên khó khăn triển khai họat động múa, cử điệu hoặc triển khai trò chơi

2.1.3 Chất lượng giai đoạn đầu năm học 2018-2019

Thời gian đầu năm học, nhận thấy khả năng ghi nhớ từ vựng của các em rất kém, tôi bắt đầu điều chỉnh dần phương pháp và hình thức tổ chức lớp học Đến

Trang 6

tuần học thứ 5, tôi đã khảo sát chất lượng học từ vựng Tiếng anh của học sinh khối

4 thông qua bài kiểm tra nhằm nắm bắt mặt bằng chất lượng cũng như phân loại học sinh

* Kết quả:

Lớ

p

TS

HS

Điểm 10 Điểm 9 Điểm 8 Điểm 7 Điểm 6 Điểm 5 Điểm <5

4/1 30 2 6,7 2 6,7 4 13,4 6 20,0 5 16,6 6 20,0 5 16,6

4/2 26 1 3,8 3 11,6 3 11,6 5 19,2 5 19,2 5 19,2 4 15,4

4/3 28 1 3,6 2 7,1 5 17,9 7 25,0 6 21,4 4 14,3 3 10,7

* Đánh giá kết quả

Kết quả trên cho thấy mặt bằng chất lượng rất thấp Trong đó, tỷ lệ khá giỏi thấp, tỷ lệ yếu rất cao Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả trên là:

+ Cơ hội thực hành Tiếng Anh ít: Phạm vi học và thực hành Tiếng Anh chỉ

có được trong lớp học Chính vì thế mà học sinh cảm thấy học như bị bắt buộc, học

để lấy điểm cao là chủ yếu, các em chưa ý thức được học Tiếng Anh để có thể sử dụng làm phương tiện giao tiếp sau này

+ Hạn chế về thời gian và các hình thức trò chơi: Học sinh ở bậc Tiểu học còn nhỏ nên tốc độ viết của các em còn chậm Đây là một lí do chủ yếu dẫn đến việc hạn chế thời gian tổ chức các trò chơi Bên cạnh đó các hình thức trò chơi vẫn chưa được tổ chức phong phú Đặc biệt là học sinh Tiểu học rất thích học Tiếng Anh có lồng ghép vào các trò chơi Điều này là rất tốt vì phần nào giáo viên đã làm được việc: Học mà chơi, chơi mà học

+ Động cơ và ý thức học tập chưa cao: Môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học vẫn

là môn học tự chọn nên một số phụ huynh và học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học này Một số học sinh lên lớp là vì bắt buộc phải lên chứ các em không có một động cơ học tập nào Đối tượng học sinh yếu kém rất ngại thực hành giao tiếp Vì khả năng tiếp thu chậm, sợ thực hành sai, sợ những nhận xét không tốt

Trang 7

của giáo viên Một số ít khác là đối tượng khá, giỏi, các em ngại giao tiếp không phải vì khả năng tiếp thu chậm mà các em bị hạn chế về mặt tâm lí, ngại thực hành trước đám đông Ở lứa tuổi này các em rất ham chơi nên ý thức học tập chưa cao Thêm vào đó các em rất ít chú trọng vào việc học và rất lười học bài nhất là từ vựng Tiếng Anh

Trên cơ sở những nguyên nhân phân tích trên, trong thời gian tiếp theo của năm học, bản thân tôi đã mạnh dạn có những điều chỉnh tổng thể trong các tiết dạy của mình

Tôi xin trình bày hệ thống các giải pháp đã áp dụng dưới đây

2.2 Các giải pháp

2.2.1 Nội dung biện pháp:

Từ thực tế việc dạy Tiếng Anh nói trên, tôi đã mạnh dạn sử dụng phương pháp Chant trong chương trình dạy học giúp học sinh nâng cao kĩ năng nghe và cách phát âm vì thế giúp các em cải thiện kĩ năng nói Chant là công cụ hữu ích trong việc dạy và học từ vựng, cấu trúc câu và mẫu câu Tuy nhiên để áp dụng vào thực tế cho phù hợp, sinh động và hiệu quả cao thì còn tùy thuộc vào phương tiện giảng dạy của từng tiết học và sự linh hoạt của giáo viên để biến mỗi hoạt động trở nên lí thú, dễ lôi cuốn học sinh, gây cho các em sự hứng thú học tập và nhớ từ

a Khái niệm Chant:

Theo nghĩa Tiếng Anh, Chant có 2 nghĩa: Nghĩa động từ và nghĩa danh từ

Động từ: hát, cầu kinh, tụng kinh

Danh từ: thánh ca

b Phân loại:

Có rất nhiều thể loại Chant như: Grammar Chants, Jazz Chants, Vocabulary Chants

c Các hình thức sử dụng Chant:

- Đầu giờ học: ôn lại bài cũ hoặc khởi động trước khi vào bài mới

- Trong quá trình luyện đọc, luyện âm, luyện mẫu câu, giới thiệu mẫu câu

Trang 8

- Củng cố bài học.

- Sử dụng trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Thành lập nhóm mới hoặc đặt tên cho nhóm mới

d Mục đích của việc sử dụng phương pháp Chant:

- Chant cải thiện việc phát âm, ngữ điệu và từ vựng Giúp học sinh tự tin và năng động khi tham gia họat động học tập

- Giúp các em quen và thành thạovề nhịp điệu của ngôn ngữ khi nói tiếng Anh Từ cấp độ cơ bản, cấu trúc cơ bản đơn giản, cấu trúc câu đơn giản và mở rộng về vốn từ

- Tất cả các Chant đa số thể hiện các âm tiết mạnh Nó giúp học sinh giữ được nhịp

và nhấn mạnh tự nhiên

- Qua chant, học sinh sẽ được cải thiện và phát triển ngân hàng từ vựng qua các tình huống giao tiếp ngay trên lớp và thói quen nói tiếng Anh

- Nhờ những giai điệu Chant giúp học sinh hiểu nghĩa , nhớ từ nhanh và khắc sâu hơn

- Chant giúp các em thích thú khi giáo viên diễn tả điệu bộ

2.2.2 Thực hiện

Để có một tiết dạy Chant thực sự lí thú và bổ ích, giáo viên cần:

- Nắm các bước sử dụng Chants cho phù hợp

- Nắm vững các loại hình chants theo chủ đề trong đó có từ vựng, cấu trúc câu hay

từ vựng và cấu trúc câu ……

- Giáo viên phải tự sáng tạo và kết hợp các phương pháp

- Âm thanh, hình ảnh, múa, mime , cử điệu không thể không có trong Chants

a Các bước dạy bài Chant:

- Phân tích ngữ cảnh/ Khai thác nội dung bài học

- Giáo viên đọc mẫu và hướng dẫn học sinh nhấn và tạo nhịp điệu ( Học sinh cần chú ý từ loại để nhấn đúng trọng âm và ngữ điệu)

- Tương tác giữa giáo viên- học sinh; học sinh- giáo viên; học sinh- học sinh (vỗ

Trang 9

tay hoặc đánh phách).

- Học sinh luyện Chant theo nhóm 2- nhóm 4

- Học sinh Chant trước lớp theo nhóm ( kết hợp hành động)

- Giáo viên khuyến khích học sinh thay từ, mẫu câu theo nội dung chủ điểm bài học

b Cách xây dựng bài Chant:

Trong bộ Sách giáo khoa hiện hành do Nhà Xuất Bản Giáo Dục xuất bản, Chương trình Tiếng Anh từ lớp 3,4,5 thực hiện 4 tiết/ tuần và chương trình lớp 1,2 thực hiện 2 tiết /tuần thì Chants là một phần trong quy trình một đơn vị bài học Mà theo yêu cầu của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2018-2020 thì cần đa dạng các hình thức học tập và phong phú về nội dung để phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh

Vậy làm thế nào để tạo ra một bài Chants trong một tiết học làm cho tiết học trở nên lý thú, sôi động lôi cuốn học sinh, gây cho các em sự hứng thú học tập môn Tiếng Anh

*Xây dựng bài Chant bắt đầu từ Words- Phrases:

Đối với cách này ta có thể sử dụng thể loại Jazz Chants Vì Jazz Chants là

bài tập khi học sinh lặp lại những từ và cụm từ ngắn trong âm nhạc, được sáng tạo bởi Carolyn Graham vào những năm 1980

Jazz Chants là những bài thơ ngắn với những giai điệu được lặp đi lặp lại Nhịp điệu có thể khác nhau tùy thuộc vào ý tưởng của người đọc

Các bước Jazz Chants thường thực hiện như sau:

Bước 1: Chọn một chủ đề quan tâm cho học sinh.

Bước 2: Sử dụng ngôn ngữ "thật" hữu ích và phù hợp với độ tuổi của học sinh Bước 3: Để thực hiện, chọn 3 từ vựng - một từ có 2 âm tiết, một từ có 3 âm tiết, và

một từ có 1 âm tiết

Ví dụ: Baseball, basketball, chess

Baseball, basketball, chess

Trang 10

Baseball, basketball,

Baseball, basketball

Baseball, basketball, chess

Bước 4: Bây giờ chúng ta sẽ làm theo mẫu:

+ từ 2 âm tiết- từ 3 âm tiết- từ 1 âm tiết: Lặp lại 2 lần

+ từ 2 âm tiết- từ 3 âm tiết : lặp lại 2 lần

+ từ 2 âm tiết- từ 3 âm tiết- từ 1 âm tiết

Bước 5: Kết hợp vỗ tay theo nhịp điệu.

Giáo viên đứng giữa lớp và Chant Lớp được chia nhóm đứng theo hàng hoặc sử dụng puppets cử động theo nhịp, hát cùng học sinh

Dùng cử điệu pha một chút khôi hài khi chant

Ví dụ1: Unit 8: What subjects do you have today?

Music - Vietnamese - Art

Music - Vietnamese - Art

Music - Vietnamese

Music - Vietnamese

Music - Vietnamese – Art

Ví dụ 2: Unit 16: Let’s go to the bookshop

Sweet shop - cinema - zoo

Sweet shop - cinema - zoo

Sweet shop - cinema

Sweet shop - cinema

Sweet shop - cinema - zoo

Ví dụ 3: Unit 13: Would you like some milk?

Drink: Water - orange juice - milk Food: Chicken - vegetable - beef

Water - orange juice - milk Chicken - vegetable - beef

Water - orange juice Chicken - vegetable - beef

Water - orange juice Chicken - vegetable - beef

Trang 11

Water - orange juice - milk Chicken - vegetable - beef

* Đối với những bài Chants có trong chương trình hoặc giới thiệu mẫu câu mới:

Đối với thể loại này, trước khi Chant, Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách phân biệt từ loại: từ loại nào nhấn và từ loại nào không nhấn Cụ thể:

Từ loại nhấn là: Danh từ, động từ, tính từ, trạng từ:

Từ loại không nhấn là: Mạo từ, trợ động từ, giới từ, liên từ và đại từ ( they, she, us)

Trong mỗi đơn vị vài học, Phần Lesson 1, 2- Part 1,2,3 đều có giới thiệu mẫu câu mới Ở phần này, sau khi giới thiệu mẫu câu mới, giáo viên sẽ áp dụng Chant mẫu câu Cách này giúp học sinh nhớ từ, mẫu câu, phân biệt từ loại, và đọc đúng ngữ điệu

Ví dụ: Unit 8: What subjects do you have today?

Lesson 1: Part 1, 2

1.Look, listen and repeat

Sentence Patttern: What subjects do you have today?

I have Vietnamese, Maths and English

Giáo viên làm mẫu một đến hai lần cách vỗ tay hay đánh phách vào những từ gạch chân, học sinh sẽ làm rất tốt và lâu dần tạo thành một phản xạ tự nhiên trong tư duy của các em về trọng âm từ và ngữ điệu của câu

Và để luyện tập mẫu câu ở phần 2: Point and say- đây là cơ hội tốt cho học sinh thực hành tốt hơn, giáo viên sẽ giới thiệu và cho học sinh Chant phần từ vựng trước khi thay vào mẫu câu

Ví dụ: Unit 8: What subjects do you have today?

Lesson 1: Part 1,2

2 Point and say:

Phần này có các từ mới sau: Maths, Science, IT, Vietnamese, Art, Music Sau khi giới thiệu từ mới, giáo viên sẽ cho học sinh Chant rồi thay vào mẫu câu

Ngày đăng: 19/04/2020, 16:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w