Phân tích thực tế về quản lý nhà nước đối với xuất khẩu thuỷ sản
Trang 1CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN
1 Khái niệm chung về quản lý Nhà nước về xuất khẩu thủy sản
1.1 Khái niệm quản lý Nhà nứớc:
Quản lý Nhà nước là một quá trình, trong đó các cơ quan của hệ thốngbộ máy quyền lực của một quốc gia cấp Trung ương đến cấp cơ sở (ở ViệtNam là cấp xã, phường) thực hiện các tác động vào đối tượng là: hệ thống cáctổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các đoàn thể và các hộgia đình trong xã hội bằng các công cụ hành chính, (các chỉ thị, nghị quyết,quyết định) và các biện pháp phi hành chính(sử dụng các chính sách khuyếnkhích kinh tế, các chương trình hỗ trợ phát triển…) nhằm đạt được tới mụctiêu phát triển được định sẵn thể hiện qua các chủ trương, quy hoạch, kếhoạch phát triển về kinh tế, xã hội và môi trường).
1.2 Các yếu tố cấu thành cảu quản lý nhà nước
- Các cơ chế, nguyên tắc và chế độ họat động của bộ máy chính quyền.
Trang 2- Nguồn nhân lực cảu bộ máy công quyền, bao gồm các công chức, viênchức, những người thừa hành công vụ và những người phục vụ cho các họatđộng khác nhau của các cơ quan, bộ phận của bộ máy công quyền trong quátrình thực thi chức năng quản lý nhà nước.
1.2.2 Các đối tượng của quản lý Nhà nước:
Đối tượng của quản lý nhà nước là những hành vi của các tổ chức, baogồm:
- Các tổ chức kinh tế họat động vì mục tiêu lợi nhuận (doanh nghiệp nhànước, doanh nghiệp tư nhân; các công ty, Tổng công ty; các hộ kinh doanh).
- Các tổ chức, doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực dịch vụ công tácvà các tổ chức họat động không vì lợi nhuận (các doanh nghiệp nhà nước,doanh nghiệp tư nhân, trường học, cơ sở y tế, các tổ chức từ thiện…).
- Các tổ chức phi Chính phủ họat động vì sự phát biểu của cộng đồng xãhội.
1.2.3 Các công cụ chủ yếu của Chính phủ:
- Hệ thống pháp luật và bộ máy thực thi pháp luật.
- Các công cụ tài chính tiền tệ (tài khóa, ngân hàng trung ương và thuế).- Hệ thống kinh tế nông nghiệp (Doanh nghiệp nông nghiệp )
1.2.4 Các công cụ để thực hiện quản lý nhà nước:
Để thực hiện việc quản lý Nhà nứơc sử dụng hệ thống các lọai công cụgồm pháp luật, chính sách và công cụ khác, cụ thể là:
- Hệ thống văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành.
Trang 3- Hệ thống văn bản về chế độ, chính sách do các cơ quan công quyềntrong bộ máy nhà nứơc ban hành theo thẩm quyền của mình theo Pháp luậtquy định.
Yêu cầu của việc xây dựng hệ thống pháp lụât là bảo vệ và mang lại lợiích tối đa cho cả Nhà nứơc và các đối tượng bị quản lý (các tổ chức kinh tế ,tổ chức xã hội, doanh nghiệp, hộ gia đình…)
Yêu cầu của việc xây dựng, hoạch định các chính sách kinh tế và xã hộilà phải thúc đẩy tạo ra sự phát triển bền vững của nền kinh tế, môi trường tựnhiên và các giá trị văn hóa xã hội mang bản săc dân tộc Các chính sách kinhtế gồm có: chính sách đất đai; chính sách đầu tư; chính sách tín dụng, tàichính; chính sách khoa học, công nghệ; chính sách thị trường; chính sách bảohiểm rủi ro kinh doanh …Các chính sách xã hội gồm: chính sách việc làm vàthu nhập dân cư; chính sách bảo hiểm xã hội; chính sách giáo dục đào tạo;chính sách xóa đói giảm nghèo…
2 Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước ngành thủy sản:
- Quản lý nhà nứơc các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữuphần vốn của Nhà nứơc tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lýtheo quy định của pháp luật.
Trang 42.2 Về nhiệm vụ và quyền hạn:
- Trình chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh vàcác dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ về thủy sản.
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chiến lược, quy họach pháttriển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về thủy sản và các chươngtrình, dự án quan trọng của Bộ.
- Ban hành các quy định, chỉ thị, thông tư, thuộc phạm vi quản lý nhànước của Bộ.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các vănbản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệtthuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến,giáo dục pháp luật về thủy sản.
- Quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản bao gồm các họat động: Xácđịnh quy họach, kế họach nuôi trồng thủy sản; quy định việc xuất khẩu vànhập khẩu giống thủy sản, di giống, thuần hóa giống; Thống nhất quản lý chấtlượng giống xây dựng và quản lý hệ thống giống; Đăng ký giống quốc gia;Quản lý tiêu chuẩn các lọai vật tư, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trongnuôi trồng thủy sản; Phối hợp với các Bộ ngành, các địa phương kiểm sóatảnh hửơng của thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp và môi trườngnuôi trồng thủy sản thoe quy định của pháp luật.
- Quản lý nhà nước về khai thác thủy sản gồm:
Thống nhất quản lý các hoạt động khai thác thủy sản cảu người vàphương tiện trong nứơc, nước ngoài trong nội địa và trên vùng biển ViệtNam; Chỉ đạo việc thực hiện khai thác thủy sản theo quy hoạch, kế hoạch và
Trang 5các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Quảnlý và phân cấp quản lý ngư trừơng, bãi cá; Cấp, thu hồi giấy phép khai thácthủy sản theo quy định cảu pháp luật; Quy định các nghề, phương tiện, đốitượng và mùa vụ khai thác thủy sản; Thống nhất quản lý đăng kiểm phươngtiện nghề cá, đăng ký, kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị đòi hỏi nghiêm ngặtvề an toàn trong ngành thủy sản như: nồi , hơi, bình chịu áp lực, thiết bị lạnh,quy định các chức danh và tiêu chuẩn các chức danh thuyền viên tầu cá, đăngký và cấp sổ thuyền viên tàu cá, cấp bằng thuyền trưởng, máy trửơng tàu theoquy định của pháp luật.
- Quản lý nhà nước về chế biến thủy sản gồm:
Tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch công nghiệp chế biếnthủy sản Quy định điều kiện sản xuất, tiêu chuẩn ký thuật và vệ sinh môitrường trong chế biến, bảo quản và vận chuyển Quản lý chất lượng An toànvệ sinh thực phẩm thủy sản xuất khẩu Phối hợp với các Bộ liên quan trongviệc ban hành cac quy định về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sảnnhập khẩu và thực phẩm thủy sản sản xuất để tiêu dùng trong nứơc Xâydựng, ban hành các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thủy sản và hướng dẫn,kiểm tra việc thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Quản lý việc bảo vệ và phat triển nguồn lợi thủy sản gồm các côngviệc:
Quy định danh mục các loài thủy sản cần được bảo vệ, cần được tái tạo;các biện pháp bảo vệ môi trường các hệ sinh thái thủy sản, bảo tồn quỹ gen,đa dạng hóa sinh học thủy sản; phối hợp với Bộ tài nguyên và Môi trường vàcác Bộ, ngành co liên quan quy định các biện pháp bảo vệ môi trường, tàinguyên nước có liên quan đến môi trường sống thủy sản; Quy định vùng cấmkhai thác; vùng cạn hạn chế khai thác, các loài thủy sản cấm nhập khẩu, xuất
Trang 6khẩu; Tổ chức điều tra, nghiên cứu, đánh giá, quản lý và bảo vệ sự phát triểnbền vững nguồn lợi thủy sản, quản lý các khu bảo tồn nội địa, khu bảo tồnbiển.
- Trách nhiệm quản lý, phát triển các họat động dịch vụ hậu cần ngànhthủy sản gồm các công việc: Quản lý, phát triển cơ khí thủy sản và hệthốngcảng cá, bến cátheo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;Thống nhất quản lý các dịch vụ cho khai thác nuôi tròng và chế biến trênbiển.
- Trách nhiêm quản lý, phát triển thương mại ngành thủy sản gồm cáccông việc: Phối hợp với các Bộ liên quan xây dựng các chính sách thươngmại ngành thủy sản để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định Nghiên cứuphát triển thị trường, phát triển công tác thông tin thị trường, xúc tiến thươngmại, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản tìm kiếm và mởrộng thị trường.
- Trách nhiệm tổ chức và phát triển các họat động khuyến ngư, hướngdẫn, phổ biến thông tin và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ nuôi trồng, đánhbắt, chế biến, bảo vệ nguồn lợi và môi trường các hệ sinh thái thủy sản.
- Trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thànhphô trực thuộc Trung ương tổ chức chỉ đạo: công tác phòng chống lụt bão;tìm kiếm cứu nạn, an toàn đi biển và bảo hộ lao động trong ngành thủy sản;giữ gìn trật tự an ninh quốc phòng trên biển.
- Trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, thẩm định, giám định, kiểm tra và chịutrách nhiệm về việc thực hiện có hiệu quả các dự án trong nước và các dự áncó vốn đầu tư nước ngòai về thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thủy sản theo quy định củapháp luật.
Trang 7- Trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học,ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong ngành thủy sản.
- Trách nhiệm trong việc đưa ra các quyết định, các chủ trương, biệnpháp cụ thế và chỉ đạo thực hiện cơ chế họat động của các tổ chức dịch vụcông trong ngành thủy sản theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạohọat động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.
- Trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đạidiện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nướcthuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức kinhtế tập thế và kinh tế tư nhân, các hội và tổ chứ phi Chính phủ trong ngànhthủy sản thoe quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại tố cáo, chốngtham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm trong ngàng thủy sản.
- Trách nhiệm ra quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cái cáchhành chính cảu Nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.
- Trách nhiệm quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, chỉ đạo thực hiện chếđộ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối vớicán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trongngành thủy sản.
- Trách nhiệm quản lý tài chính, tài sản được Nhà nước giao và tổ chưucthực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
Trang 82.3 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước của Bộ Thủy sản:
- Các tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Thủy sản thực hiện chức năng quản lýnhà nước ngành thủy sản:
+ Vụ Nuôi trồng thủy sản;
+Vụ Kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân;+ Vụ Kế hoạch -Tài chính;
+Vụ Khoa học, công nghệ;+Vụ Hợp tác quốc tế;+Vụ Pháp chế;
+Vụ Tổ chức cán bộ;
+Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
+Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thú y thủy sản;+Thanh tra Bộ;
+Văn phòng;
- Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ:+ Viện Nghiên cứu thủy sản;
+Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản;+Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I;+Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II;+Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản III;+ Trung tâm Khuyến ngư quốc gia;+Trung tâm Tin học;
Trang 9+Báo Thủy sản;+ Tạp chí Thủy sản;
Bộ Thủy sản đã ban hành các văn bản cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụvà quyền hạn của các tổ chức trên đây để tạo điều kiện cho các tổ chức này cócăn cứ pháp lý họat động.
Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương , một số nơi có thành lậpSở Thủy sản, chủ yếu là ở những địa phương có ngành thủy sản phát triểnmạnh, hoặc có tiềm năngphát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản; một số Bộkhac như Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính… đều có một vụ riêng thựchiện quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của Bộ mình đối với ngànhthủy sản Bằng việc tổ chức bộ máy và thực hiện phối hợp họat động giữa cáccơ quan quản lý nêu trên, tạo nên tổng thể bộ máy quản lý nhà nứơc đối vớingành thủy sản ở nước ta.
3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nứoc ngành thủy sản
3.1 Phạm vi nguồn lực mặt nứơc trải rộng tạo ra sự phức tạp đối với côngtác quản lý nhà nước ngành thủy sản:
Yếu tố này sinh ra do sự phân bố tự nhiên các dịên tích mặt nước có điềukiện phát triển thỷ sản rất đa dạng và không đồng đều giữa các vùng; quy môvề diện tích mặt nước ở từng vùng, trữ lượng nước trong mỗi sông, hồ, vùngmặt biển…rất khác nhau Vì vậy, đây là yếu tố tạo ra sự phức tạp lớn nhất đốivới quản lý nhà nước các họat động thủy sản, thể hịên trên các mặt sau:
- Quản lý việc sử dụng nguồn nước mặt không giống nhau, không thểhoặc rất khó có quy định chung nhất về các điều kiện trong sử dụng nguồnnước hựop lý cho tất cả các vùng.
Trang 10- Quản lý các quá trình tác động gây ô nhiễm nguồn nứoc khó chặt chẽdo tính trải rộng và nhiều chủ thể cùgn tham gia sử dụng.
- Tính phù hợp về sinh thái cảu các loài thủy sản đối với từng vùng rấtkhác nhau, không có công thức chung.
- Tình trạng biến động về môi trường tự nhiên (bão, lụt, hạn rất khácnhau) do đó ảnh hưởng không giống nhau tới nguồn nước của từng vùng).
3.2 Tính đa dạng vềcác nguồn thủy sản(nhiều giống, nhiều chủng loàithủy sản với tính sinh học và yêu cầu về điều kiện sống khác nhau)
Yếu tố này gây ra những kho khăn cho công tác quản lý nhà nước đốivới ngành thủy sản trên các mặt sau:
- Khó xác định các tiêu chuẩn cụ thể đối với từng loài thủy sản đượcphép đưa vào sản xuất.
- Khó xác định các điều kiện nhằm hạn chế tác động xấu đên nguồnnước trong quá trình tiến hành nuôi trồng thủy sản.
3.3 Hoạt động kinh tế thủy sản vừa mang tính tạo nguồn lợi( nuôi trồng)vừa mang tính khai thác (đánh bắt) Yếu tố này đòi hỏi công tác quản lýnhà nước phải rất cụ thể, chi tiết đối với từng lọai họat động.
- Đối với họat động nuôi trồng: thực hiện việc quản lý nhà nước phải trảirộng từ khâu sản xuất giống; sản xuất thương phẩm (thủy sản hàng hóa); pháttriển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho các họat động này; quản lý các tácđộng ảnh hưởng của họat động nuôi trồng đến nguồn lới thủy sản và môitrường nước.
- Đối với các họat động khai thác (đánh bắt) thì công tác quản lý nhànước pảhi điều chỉnhcác họat động đóng mới và cải hóan phương tiện đánhbắt; phạm vi và quy mô khai thác; đưa ra những quy định ràng buộc người
Trang 11tham gia đánh bắt thủy sản với nghĩa vụ bảo vệ các nguồn lợi thủy sản tựnhiên.
3.4 Lao động ngành thủy sản phần lớn là bộ phận dân cư nghèo, kiếnthức và hiểu biết kỹ thuật nuôi trồng cũng như đánh bắt hạn chế, do đóNhà nước phải có trách nhiệm đào tạo, tập huấn những kiến thức cơ bảncho họ.
Yếu tố này đòi hỏi công tác quản lý nhà nước phải thực hiện những côngviệc sau:
- Đưa ra các điều kiện về tiêu chuẩn, kiến thức đối với những ngườitham gia họat động nuôi trồng hoặc đánh bắt.
- Tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn và cấp bằng hoặc chứng chỉ chotừng lọai họat động với các trình độ chuyên môn khác nhau.
- Thiết lập các chương trình hỗ trợ người nghèo trong nuôi trồng và đánhbắt thủy sản
4 Mục tiêu và nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về xuất khẩu thủysản:
4.1 Mục tiêu của quản lý nhà nước về xuất khẩu thủy sản:
Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với xuất khẩu thủy sản là phải pháthuy được các thế mạnh của ngành, đó là sử dụng có hiệu quả cao nhất cácdiện tích mặt nước sẵn có do thiên nhiên tạo ra trong quá trình đưa vào nuôitrồng thủy sản nhằm mục đích kinh tế (sản xuất kinh doanh), (hoặc bảo tồnnguồn lợi tự nhiên) Đối với diện tích mặt nước sử dụng vào mục đích kinhdoanh thì quản lý nhà nước có mục tiêu tạo ra khung pháp lý có vao trò điềuchỉnh các họat đọng nuôi trồng và đánh bắt sao cho đảm bảo vừa đạt hiệu quảkinh tế cao vừa không làm tổn hại đến môi trường thiên nhiên như gây ô
Trang 12nhiễm họăc làm cạn kiệt nguồn nước dẫn đến không thể phát triển sản xuấtkinh doanh bền vững Đối với diện tích mặt nước sử dụng vào mục tiêu bảotồn nguồn lợi thủy sản thì quản lý nhà nướccó vai trò tạo khung pháp lý điềuchỉnh các họat động của con người sống tại chỗ và những người tham quan,du lịch được hưởng lợi mà không làm cho các nguồn lợi thủy sản tự nhiên bịmất đi hoặc bị tổn hại, đồng thời tạo các điều kiện về vật chất, tinh thafn đểkhông ngừng phát triển các nguồn lợi thủy sản đã có và ngày một đa dạnghơn.
4.2 Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về xuất khẩu thủy sản:
4.2.1 Thực hiện phân vùng qui hoạch nhằm phân bổ hợp lý nguồn lựcngành thủy sản theo khả năng về điều kiện tự nhiên, sinh thái:
Mỗi quốc gia có các điều kiện tự nhiên đặc thù tạo ra tiềm năng để pháttriển ngành kinh tế thủy sản, đó là quy mô về diện tích mặt nước “nội địa” vàdiện tích mặt nước biển có khả năng nuôi trồng hoặc khai thác các loài thủysản Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, sinh thái Chính phủ Nhà nước có vai tròphân bổ những diện tích mặt nước cụ thể vào phát triển thủy sản theo lợi thếtự nhiên, băng việc thực hiện công tác quy hoạch và phân vùng phát triển thủysản Đối với nuôi trồng thủy sản, công tác quy hoạch phát triển thủy sản phảidựa vào việc đánh giá khả năng nguồn lợi thủy sản hiện tại và có thể pháttriển hơn trong tương lai với các điều kiện về khả năng, đặc điểm nguồn nướcvà lọai thủy sản thích hợp có thể nuôi trồng phù hợp, từ đó đưa ra những địnhhướng, các chỉ báo vềcác giống thủy sản có thể đưa vào sản xuất, có thể thuầnchủng, hoặc có thể nuôi kết hựop nhiều loài thủy sản káhc nhau trên cùng mộtdiện tích, trên một vùng sinh thái.
Đối với khai thác thủy sáng tự nhiên (trên các vúng nước mặt biển hoặcmặt nước sông, hồ có diện tích lớn) thì công tác quản lý nhà nước phải đưa ra
Trang 13được những chỉ báo về khả năng có thể khait hác tối đa trong khoảng thờigian nhất định (một năm hoặc một số năm), các quy định về tiêu chuẩn, điềukiện được tham gia đánh bắt và những nghĩa vụ phải tuân thủ mà Nhà nướcđã đưa ra đối với nhữgn người tham gia đánh bắt thủy sản.
4.2.2 Đề ra và thực hiện các biện pháp bảo vệ, duy trì và tái tạo cácnguồn lợi thủy sản, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành thủy sản:
Đối với các họat động đánh bắt thủy sản tự nhiên, Chính phủ thực hiệnquyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản thông qua việc:
- Đưa ra các quy định hạn chế họat động khai thác quá mức dẫn đến cạnkiệt nguồn lợi thủy sản trong thời gian nhất định hoặc lâu dài.
- Đưa ra các quy định cấm đánh bắt thủy sản tự nhiên bằng các phươngtiện và dụng cụ mang tính hủy diệt.
- Đưa ra những tiêu chuẩn về kích cỡ từng lòai thủy sản hoặc trọnglượng tối thiểu với từung cá thể thủy sản được phép khai thác.
Đối với họat động nuôi trồng thủy sản, Chính phủ có thể:
- Đưa ra các quy định hạn chế về sử dụng nguồn nước đưa vào nuôitrồng nhằm không dẫn đến làm cạn kiệt trữ lượng nước.
- Đưa ra những quy định hạn chế csc chất độc dẫn đến gây ô nhiễm từcác họat động nuôi trồng.
4.2.3 Thực hiện kiểm tra các họat động nuôi trồng và đánh bắt thủy sảncủa những người sống và họat động trong nghề thủy sản:
Đối với họat động đánh bắt thủy sản tự nhiên , Chính phủ có thể thựchiện kiểm tra , thanh tra trực tiếp các quá trình đánh bắt, xử lý bằng hànhchính và kinh tes casc trường hợp vi phạm quy định đối với các họat độngđánh bắt.
Trang 14Đối với họat động nuôi trồng, Chính phủ có thể tiến hành kiểm tra việctuân thủ nhữgn quy định về bảo vệ nguồn nước, chống ô nhiễm, chống làmcạn kiệt…
4.2.4 Tạo dựng và phát triển các mối quan hệ quốc tế trong lĩnh vựcthủy sản:
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực này có vai trò:
- Tạo lập các quan hệ thương mại, quan hệ buôn bán các sản phẩm thủysản và quan hệ trao đổi với các nước nhập khẩu và xuất khẩu thủy sản.
- Nhập khẩu và phổ biến các giống thủy sản có chất lượng cao vào cáchọat động nuôi trồng thủy sản trong nước.
- Phối hợp với các nước lân cận và trong khu vực cùng ảnh hưởng đểcùng nhau thực hiện các giải pháp chugnv ề bảo vệ, phát triển các nguồn lợithủy sản, môi trường; Phôi hợp với các nước lân cận và trong khu vực cùngảnh hưởng thực hiện các giải pháp an toàn đối với các họat động đánh bắtthủy sản trên biển và khả năng phòng chống thiên tai như bão, lốc…
Trang 15CHƯƠNG II:
PHÂN TÍCH THỰC TẾ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚIXUẤT KHẨU THUỶ SẢN
1 Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản.
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tăng từ 307,7 triệu USDnăm 1992 lên 2.199,6 triệu USD năm 2003 Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu trungbình hàng năm thời kỳ 1992 – 2003 là 20,4%, đây là tỷ lẹ tăng trưởng khácao Đặc biệt, năm 2000 tỷ lệ tăng trưởng đạt 57,5% chủ yếu do xuất khẩusang thị trường Mỹ tăng mạnh với tỷ lệ tăng trưởng 132% Trong 7 tháng đầunăm 2004 tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam so với cùng kỳ năm 2003đã đạt tỷ lệ thấp nhất (0,7%) do tác động của vụ kiện phá giá tôm vào Mỹ,ngay từ quý I/2004 giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ đã giảm16,5% so với cùng kỳ.
Bảng 1 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
Đơn vị : Triệu USD1992 1994 1996 1998 2000 2001 2002 2003KN XK thuỷ sản
Tỷ lệ tăng so với nămtrước (%)
Tỷ trọng XK thủy sảnso với tổng KNXK(%)
Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, thuỷ sản luôn duytrì vị trí thứ 3 về kim ngạch từ nhiều năm nay sau xuất khẩu dầu thô và xuất
Trang 16khẩu may mặc và là một tang những động lực thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩucủa cả nước Về tỷ trọng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản so với tổng kimngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước dao động từ 8,2% đến 13,7% Như vậy, tỷtrọng xuất khẩu thuỷ sản so với tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nướchầu như không tăng trong giai đoạn 1992 – 2003, mặc dù xuất khẩu thuỷ sảnluôn đạt tốc độ tăng trưởng cao Điều này có thể lý giải bởi sự gia tăng nhanhchóng trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nền kinh tế.
Để thấy được sự phát triển trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trongnhững năm qua cần xem xét vị trí về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của ViệtNam trên thị trường thuỷ sản thế giới Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã từvị trí không đáng kể (1992) vươn lên vị trí thứ 9 (2001), thứ 8 (2002) trên thếgiới Tỷ trọng của Việt Nam trong tổng kim ngachj xuất khẩu thuỷ sản của cảthế giới đã tăng lên nhanh trong những năm vừa qua Nếu như 1992 tỷ trọngcủa Việt Nam là 0,7% thì các con số đó là 1,2% (1994); 1,6% (1998); 3,2%(2001).
Với tiềm năng về sản xuất thuỷ sản trải rộng trên phạm vi cả nước, thamgia vào hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ở nước ta hiện nay có 34 tỉnh và 3 tổngcông ty Nhà nước xuất khẩu thuỷ sản Trong đó, kim ngạch xuất khẩu chủ yếutập trung vào 9 tỉnh và 1 tổng công ty xuất khẩu với mức kim ngạch xuất khẩucủa mỗi đơn vị hiện nay từ 50 triệu đến gần 400triệu USD/năm Tỷ trọng kimngạch xuất khẩu của các tỉnh xuất khẩu chính như sau: Cà Mau chiếm 16%tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước; Sóc Trăng – 11,5%; Thành phốHồ Chí Minh – 9,6%; Bạc Liêu – 7%; Khánh Hoà - 6,7%; Bà Rịa – Vũng Tàu– 4%; Cần Thơ - 3,8%; An Giang – 3,3%; Kiên Giang – 2,9%; Tổng công tyThuỷ sản Việt Nam - 6%.
Trang 17Như vậy, 10 đơn vị này chiếm 70,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cảnước đơn vị tỉnh xuất khẩu chủ yếu đều là các tỉnh phía Nam, trong đó có 8tỉnh thuộc Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Phát triển mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam.
Quá trình phát triển kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản diễn ra đồng thời vớiquá trình mở rộng các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu Cách đây 18 năm, ViệtNam hầu như chưa xuất khẩu cá, nhưng đến nay xuất khẩu cá đã chiếm vị tríthứ 2 sau tôm Các sản phẩm cá được xuất khẩu hiện nay bao gồm: 1) Theomôi trường sống có cá biển, cá nước lợ, cá nước ngọt dưới các dạng; 2) Theodạng sản phẩm chế biến có cá tươi, cá đông lạnh, cá khô; 3) Theo qui cáchsản phẩm có cá nguyên con, cá philê, cá khúc… Các sản phẩm thuỷ sản xuấtkhẩu được đa dạng hoá theo loài, dạng và qui cách sản phẩm phù hợp với nhucầu nhiều vẻ của thị trường.
Về cơ cấu kim ngachj xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam theo sản phẩmđã có sự biến đổi lớn trong thời gian 2 thập kỷ qua Nếu như năm 1986 kimngạch xuất khẩu thuỷ sản hầu hết là hàng đông lạnh, trong đó tôm chiếm tới64%, cá hầu như chưa có thì đến các năm từ 1998 đến 2003 tuy tôm vẫnchiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng đã giảm đi một cách rõ rệt Tỷ lệ tôm xuấtkhẩu còn 43,8% trong năm 2001 và 48,1% trong năm 2003, trong khi cá đãchiếm 11,4% năm 1998 rồi 21,7% năm 2002 Bên cạnh đó, tỷ trọng kimngạch xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản khác đã tăng từ 15,3% năm 1998 lên22,9% năm 2003 Cơ cấukim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu 2004 tuychưa phản ánh hết được cơ cấu năm 2004, nhưng xuất khẩu tôm giảm xuốngmức thấp (29,8%) chủ yếu do vụ kiện bán phá giá tôm vào Mỹ Tỷ trọng cáxuất khẩu có xu hướng tăng mạnh vào 6 tháng cuỗi năm 2004.
Trang 18Bảng 2 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản theo mặt hàng chủ yếu.
Đơn vị: %
tháng/2004Bạch tuộc đông
Cá đông lạnhCá khô
Mực đông lạnhMực khô
Tôm đông lạnhCác mặt hàng khác
Tổng số
Nguồn: Bộ Thuỷ sản
Chất lượng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu cảu Việt Nam đã được nânglên không ngừng và nhanh chóng được chấp nhận ngày càng cao tại các thịtrương trên thế giới Việc thị trường EU, nơi khắt khe vào bậc nhất trên thếgiới về vấn đề chất lượng thực phẩm, chấp nhận hàng thuỷ sản Việt Nam đãminh chứng cho điều đó Nếu như từ tháng 9/2001 đến tháng 12/2002 ViệtNam có tới 72 lô hàng thủy sản không đảm bảo chất lượng bị Eu tiêu huỷhoặc trả lại, thì đến năm 2003 chỉ còn lại 4 lô hàng Năm 1999, Việt Nam chỉcó 18 doanh nghiệp được xuất khẩu thuỷ sản vào EU, đến nay đã có 153
Trang 19doanh nghiệp Hàng thủy sản của Việt Nam từ chỗ bị EU áp dụgn biện phápkiểm tra 100% lô hàng xuất khẩu, đến nay đã không còn bị áp dụng biện phápnày.
Mặc dù, chất lượng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã có nhiều tiếnbội trong thời gian qua, nhưng Việt Nam vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa để đápứng yêu cầu về chất lượng thuỷ sản của các nước ngập khẩu ngày càng caothêm, và danh mục các chất bị cấm trong sản xuất thuỷ sản xuất khẩu sẽ đượcbổ sung thêm.
Phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
Trước đây, thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam còn hạn hẹp.Đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu thuỷ sản đến khoảng 70 nước trên thế giói.Trong đó các thị trường xuất khẩu thuỷ sản mới, thị trường Mỹ có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng Do thị trường Nhật Bản thường chiếm tỷ trọng 50 – 60% kimngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, đến nay chỉ còn dưới % Mỹ đã vượtlên thay thế Nhật Bản trở thành thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất củaViệt Nam vào năm 2001 và chiếm 3,4% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản củaViệt Nam vào năm 2003 Trung Quốc trước đây chỉ chiếm khoảng 2% kimngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, đã vươn lên đứng thứ 3 (sau Nhật,Mỹ) chiếm 15% cào năm 2000 Tuy vậy, vào năm 2003 kim ngạch xuất khẩuthuỷ ản của Việt Nam vài Trung Quốc đã sụt giảm mạnh do dịch viêm đườnghô hấp cấp (SARS) cà có sự thay đổi về cơ chế nhập khầu thuỷ sản Thịtrường châu Âu chiếm từ 7 – 10% và các nước NICs như Hàn Quốc, HồngKông, Đài Loan mỗi nước chiếm khoảng 5%.
Trang 20Bảng 3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
Đơn vị: Triệu USD & %
Nhật BảnMỹ
Trung QuốcHàn QuốcHồng KôngĐài LoanChâu ÂuSingapoểc
Thái LanNước khácTổng số
Nguồn: Bộ thuỷ sản.
Tỷ trọng nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhậpkhẩu thuỷ sản của một số thị trường chính tăm lên khá nhanh trong nhữngnăm vừa qua và đã khẳng định được vị trí của Việt Nam trong việc cung cấpthuỷ sản cho các thị trường này.
Trang 21Bảng 4 Tỷ trọng nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong tổng kimngạch nhập khẩu thuỷ sản của một số thị trường chính
Đơn vị: %
Nhật BảnMỹ
Châu ÂuTrung QuốcHồng Kông
Nguồn: Niên giám thống kê
Theo số liệu bảng 11 cho thấy, tỷ trọng nhập khẩu thuỷ sản của ViệtNam tại thị trường Nhật Bản đã tăng từ 2,1% (1995) lên 3,0% (2001), tươngtự tại thị trường EU cũng tăng từ 0,1% lên 0,4% Đặc biệt, tại các thị trườngTrung Quốc và thị trường Mỹ tỷ trọng nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam đãtăng lên nhanh chóng trong thời ký 1995 – 2001.
Tính cạnh tranh trên một số thị trường nhập khẩu thuỷ sản chính củaViệt Nam hiện nay:
Khi xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường, Việt Nam không chỉ cạnhtranh với các nước xuất khẩu thuỷ sản vào các thị trường đó mà còn phải đốimặt với các nhà cung cấp thuỷ sản nội địa và các quio định ngặt nghèo tạichính thị trường đó Trong số các thị trường xuất khẩu tuỷ sản chính của ViệtNam, các thị trường đánh lưu ý bao gồm:
* Thị trường Nhật Bản
Những đặc điểm chính của thị trường Nhật Bản là:
Trang 22+ Khả năng tự cung cấp thuỷ sản của Nhật Bản giảm xuống mạnh làmcho nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của nước này tăng lên nhanh Tỷ lệ nhậpkhẩu tổng nhu cầu của mặt hàng này ở Nhật Bản là: 28% (1990), 41% (1995),47% (2000) Nhập khẩu thuỷ sản vào nước này cao nhất thế giới.
+ Các công cụ, chính sách điều tiết nhập khẩu của Nhật Bản phức tạpvào bậc nhất thế giới bao gồm hàng loạt các chính sách thuế và công cụ phithuế quan Chỉ riêng hệ thống tiêu chuẩn đối với hàng nhập khẩu thuộc lĩnhvực phi thuế quan đã bao gồm hàng loạt các hệ thống tiêu chuẩn, các luật rấtchi tiết.
+ Hệ thống phân phối thuỷ sản ở Nhật Bản tương đối phức tạp, cồngkềnh, cần huy động nhiều nhân công, dẫn tới chi phí lưu thông cao, giá cả đắtđỏ.
+ Người tiêu dùng Nhật Bản rất quan tâm đến chất lượng thực phẩm(hương vị, độ tươi mới, an toàn vệ sinh, xuất xứ,…), họ rất coi trọng các tiêuchuẩn của Nhật Bản
Các nước cạnh tranh xuất khẩu chính với Việt Nam:
Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị trường nàylà Inđônêxia, ấn Độ, Thái Lan Trong đó, Thái Lan đã không còn vị trí đầu vềxuất khẩu tôm vào Nhật Bản do tập trung quá mức vào thi trường Mỹ, thayvào đó Inđônêxia đã vươn lên vị trí số 1 vào nă 2000 Trong 6 tháng đầu năm2004 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nhật Bản tăng 33% so với cùngkỳ năm 2003 chủ yếu do sản phẩm tôm của Việt Nam đang dần chiếm thế chủđộng trước sản phẩm loại này của Inđônêxia Bên cạnh đó, các sản phẩm cáda trưon cua Việt Nam cũng đã có vị thế mới tại thị trường Nhật Bản.
*Thị trường EU
Trang 23Những đặc điểm chính của thị trường EU là:
+ Nhập khẩu thuỷ sản vào thị trường châu Âu đã bão hoà trong một sốnăm gần đây, tuy vậy đây là khu vực nhập khẩu tuỷ sản rất lớn (gấp 2 lầnNhật Bản).
+ Các công cụ, chính sách điều tiết nhập khẩu thực phẩm vào EU vàoloại khắt khe nhất thế giới EU rất quan tâm đến vấn đề môi trường liên quanđến thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ và xử phạt nghiêm đối với hàng thực phẩmnhập khẩu không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
+ Hệ thống phân phối thuỷ sản của Châu Âu tập trung vào các trung tâmthương mại, trung tâm bán lẻ, siêu thị và các công ty nhập khẩu Việc giaodịch buôn bãn chủ yếu thông qua trụ sở chính và văn phòng trung tâm chứkhông phải trực tiếp với các cửa hàng địa phương.
+ Việc thâm nhập hàng thuỷ sản vào EU rất khó khăn do rào cản an toànvệ sinh thực phẩm.
Các nước cạnh tranh xuất khẩu chính với Việt Nam:
Các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị trường EU là Ecuađo,Thái Lan, Achentina, Băngleđét Ngaòi ra, các nguồn sản xuất tôm và cátrong khu vực thị trường này cũng là đối thủ cạnh tranh mạnh của Việt Nam.Với sự công nhận của EU về chất lượng thuỷ sản của Việt Nam hiện nay,không những sức cạnh tranh của Việt Nam tại thị trường này tăng lên mà cácthị trường khác cũng trở nên dễ dàng hơn đối với sản phẩm thuỷ sản của ViệtNam.
*Thị trường Mỹ
Những đặc điểm chính của thị trường Mỹ:
Trang 24+ Nhập khẩu thuỷ sản vào Mỹ lớn thứ hai thế giới (nếu tính theo nước)và tăng trưởng nhập khẩu thuỷ sản hàng năm vào nước này khá cao (4 – 9%).
+ Hệ thống các qui định, luật lệ điều tiết nhập khẩu cũng khá nhiều vàphức tạp, việc tranh chấp thươg mại giữa các nước đang phát triển với phíaMỹ về xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ thường hay xảy ra Tuy nhiên, các qui địnhmôi trường của Mỹ không khắt khe như thị trường EU.
+ Hệ thống phân phối thuỷ sản của Mỹ rất hiện đại, tiện lợi, trong đó cócác hệ thống cung ứng nhà hàng, hệ thống cung ứng cho các cơ sở ăn uốngcông cộng ở các trường học, các chợ bán cá cho hộ gia đình Hoạt động quảngcáo ở Mỹ rất hiệu quả.
+ Người tiêu dùng ở Mỹ thuộc nhiều tầng lớp rất phân biệt về văn hoá vàthu nhập nên các sản phẩm thuỷ sản tiêu thụ ở Mỹ rất đa dạng
Các nước cạnh tranh xuất khẩu chính với Việt Nam:
Về mặt hàng tôm: đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Thái Lan,các đối thủ còn lại là ấn Độ, Mêxicô, Êcuađo và Trung Quốc Thái Lan là bạnhàng truyền thống và cung cấp tôm nhiều nhất cho thị trường Mỹ Năm 2001,Việt Nằmt vị trí thứ 7 (2000) đã vượt nhiều đối thủ để trở thành nước xuấtkhẩu tôm nhiều thứ hai vào thị trường Mỹ Tuy nhiên, trừ Thái lan, khốilượng tôm xuất khẩu vào Mỹ của từng đối thủ cạnh tranh với Việt Nam khácchỉ kém Việt Nam chút ít (khoảng từ 5 – 15%) Ưu thế cạnh tranh của tômViệt Nam trên thị trường Mỹ được đánh giá tốt về mặt chất lượng và sốlượng.
Về mặt hàng cá: đối thủ cạnh tranh lớn nhất của các doanh nghiệp ViệtNam là các nhà sản xuất cá của Mỹ, vụ kiện của các nhà sản xuất này đã gâytổn thất lớn cho các cơ sở sản xuất cá tra, cá bas a và nhiều doanh nghiệp xuấtkhẩu của Việt Nam.
Trang 25*Thị trường Trung Quốc
Những đặc điểm chính của thị trường Trung Quốc:
Tuy Trung Quốc không phài là nước nhập khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới(chỉ hơn 1 tỷ USD/năm), nhưng là nước láng giềng gần gũi, có nhiều néttương đồng về tiêu dùng và văn hoá với Việt Nam Đây là thị trường nhiềutriển vọng cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nam 1995, kim ngạch xuấtkhẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Trung Quốc mới đạt10 triệu USD, đến năm2001 đã đạt 299 triệu USD (24,5% của nhập khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc).Tuy các qui định về an toàn vệ sinh thực phẩm của Trung Quốc ít chặt chẽhơn EU, Nhật Bản và Mỹ, song cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế vàvăn hoá của Trung Quốc, các qui định này sẽ ngày càng trở nên chặt chẽ hơn.
Các nước cạnh tranh xuất khẩu chính với Việt Nam:
Hầu như không có các đối thủ cạnh tranh quyết liệt của Việt Nam tại thịtrường Trung Quốc, nhưng các nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan,Inđônêxia,… sẽ là các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của Việt Nam trong thờigian tới, nhất là khi Thái Lan đã đạt được những thoả thuận thương mại songphương với Trung Quốc.
*Thị trường các nước NICs châu á
Những đặc điểm chính của các thi trường các nước NICs:
Thị trường các nước NICs châu á là khu vực xuất khẩu truyền thống củaViệt nam Đây là khu vực thị trường có mức tiêu thụ hàng hoá khá lớn vàchủng loại sản phẩm tiêu thụ đa dạng rất phù hợp với cơ cấu nguồn lợi thuỷsản của Việt Nam.
Các nước cạnh tranh xuất khẩu chính với Việt Nam:
Trang 26Không có các đối thủ cạnh tranh quyết liệt của Việt Nam tại các thịtrường này Hiện nay, mặc dù kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản cuar khu vựcnày không lớn nhưng tỷ trọg kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đếnđó cũng rất đáng kể.
Giá cả xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam.
Cùng với quá trình đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chấtlượng và tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu trong xuất khẩu thuỷ sản, giá cả xuấtkhẩu thuỷ sản của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể Năm 1997, giá tôm cáđông lạnh xuất khẩu trung bình của Việt Nam chỉ là 5,93 USD/kg và 2,53USD/kg, thì đến năm 1999 là 9,81 USD/kg và 2,9 USD/kg Mặc dù , trongcác năm 2001 – 2003, giá tôm quốc tế rớt mạng nhưng giá tôm Việt Nam vẫngiữ ở mức cao: năm 2001 là 8,9 USD/kg và 3,00 USD/kg, của năm 2003 là8,48 USD/kg và 3,07 USD/kg Trong 6 tháng đầu năm 2004 giá tôm xuấtkhẩu của Việt Nam tiếp tục giảm đi khoảng 10% do ảnh hưởng của vụ kiệnbán phá tôm ở Mỹ Tuy nhiên, do tôm nhập khẩu chiếm tới 80% nhu cầu tômở Mỹ, nên dù Mỹ có tăng tỷ lệ nhập khẩu của các nước không bị kiện (cácnước bị kiện là các nước xuất khẩu tôm lớn như : Thái Lan, Trung Quốc, ViệtNam, ấn Độ, Êcuađo, Brazin), các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục nhập khẩu tômtừ các nước bị kiện, giá tôm nhập khẩu sẽ tăng lên Trên thực tế giá tôm xuấtkhẩu tháng 7/2004 đã cao hơn tháng 6 đến 95 sau khi DOC có kết luận sơ bộvề biên phá giá tôm của các nước bị kiện.
Mặc dù, giá xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam đã được nâng lên rõ rệttrong những năm vừa qua, nhưng nếu so với giá của các đối thủ cạnh tranh thìgiá xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vẫn còn thấp hơn Chẳng hạn tại thịtrường Nhật, hiện nay giá tôm xuất khẩu của Việt Nam là 833 Yên/kg, trongkhi giá tôm của Thái Lan và Inđônêxia là 944-950 Yên/kg, hay giá tôm của
Trang 27Việt Nam thấp hơn các nước trên 10% Một trong những nguyên nhân chínhcủa tình trạng này là hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu và chế biến thuỷ sảncủa Việt Nam hiện chưa có thương hiệu riêng cho các sản phẩm của mình vàchủ yếu được tiêu thụ dưới nhãn hiệu của các nhà nhập khẩu, hay thương hiệucủa hệ thống phân phối, siêu thị ở nước ngoài Điều này ảnh hưởng rất lớnđến giá xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong khi các nước xuất khẩu thủysản lớn trong khu vực như Thái Lan, Inđônêxia, là các đối thủ cạnh tranh lớncủa Việt Nam, lại quảng bá được thương hiệu của mình Thêm vào đó, sauphán quyết sơ bộ của DOC, biểu thuế áp dụng cho tôm của Thái Lan, ấn Độ,Brazin, Êcuađo thấp hơn tương đối nhiều so với Việt Nam Inđônêxia lâu naylà nguồn cung cấp tôm chủ yếu cho Nhật, không nằm trong vụ kiện này, lạiđang chuyển hướng tập trung bán hàng vào Mỹ, nơi có lợi hơn trong xuấtkhẩu thuỷ sản so với Nhật Trong các điều kiện trên, giá thuỷ sản xuất khẩucủa Việt Nam thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của Inđônêxia, Thái Lan vànhiều đối thủ cạnh tranh khác.
Một trong những bất lợi khác về giá cả xuất khẩu thuỷ sản của Việt Namlà cơ cấu giá thành còn bất hợp lý, đặc biệt tang điều kiện có lợi thế về nguồnlợi thuỷ sản, nhưng chi phí nguyên liệu đầu vào cho chế biến còn cao Theocác số liệu điều tra tại các cơ sở chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, chi phínguyên liệu thuỷ sản chiếm trung bình 70,1% tổng chi phí, còn lại 29,9% làcác chi phí tiền công, khấu hao cơ bản, vận tải, giao dịch, quảng cáo chỉchiếm trên 1% Chính vì vậy, mặc dù giá cả thuỷ sản xuất khâu của Việt Namđã được cải thiện đáng kể, nhưng hiệu quả thực tế của các doanh nghiệp sảnxuất, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam hiện nay chưa được cải thiện tương ứng.
Trang 282 Thực trạng quản lý nhà nước về xuất khẩu thủy sản:
2.1 Tổ chức phát triểncác dịch vụ thiết yếu cho ngành thủy sản:
2.1.1 Hệ thống sản xuất giống thủy sản nước ngọt:
Về số lượng: tổng số cơ sở sản xuất giống thủy sản cả nước là 350 cơ sởvao` name 2001, hàng năm sản xuất ra khoảng 12 tỷ cá bột đáp ứng cơ bảncho nhu cầu nuôi cá trong cả nước Nhiều giống cá mới được nghiên cứu vàđưa vào sản xuất thương phẩm thành công như cá chim trắng, cá rô phi đơntính siêu thịt, tôm càng xanh, cá trình, cá lăng, cá chiên, cá bỗng…
Về chất lượng các cơ sở sản xuất giống thủy sản: chiếm phần lớn các cơsở sản xuất giống đã được xây dựng từ 20-30 năm về trước, trong thời giandài họat động đã không hoặc ít được đầu tư nâng cấp hoặc bị trang lại cácthiết bị nên đang xuống cấp nghiêm trọng Giá thành sản xuất giống của cáccơ sở rất cao làm cho sức tiêu thụ chậm, chất lượng giống không đảm bảo, dễthóai hóa.
2.1.2 Hệ thống sản xuất giống thủy sản nước lợ:
Năm 2001 cả nước đã có tới 4077 trại tôm giống, tập trung chủ yếu ở cáctỉnh miền Trung từ Đà Nẵng đến Bình Thuận Phần lớn các cơ sở sản xuấtgiống thương phẩm chỉ sản xuất một đối tượng là tôm sú giống, vì vậy việcgiải quyết nhu cầu cho nuôi trồng thủy sản nước lợ còn rất hạn chế về giống.
2.1.3 Hệ thống sản xuất và cung ứng thức ăn:
Cả nước có 39 cơ sở sản xuất thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản vớitổng công suất 50000tấn/năm.Sản lượng này chỉ đủ cung cấp khoảng 50%nhu cầu về thức ăn cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản Vì vậy, hàng năm phảinhậpkhẩu khoảng 40.000 taasn từ các nước Thái lan, Hồng Kông, Đài Loan.
Trang 292.1.4 Hệ thống dịch vụ khuyến ngư:
Họat động khuyến ngư đã được thực hiện trong nhiều năm qua dưới sựchỉ đạo và trực tiếp tở chức của Bộ Thủy sản Năm 2001 thành lập trung tâmkhuyến ngư Trung ương đóng tại Bộ Thủy sản.
Tại cấp tỉnh trong cả nước có 25/28 tỉnh ven biển đã thành lập trung tâmkhuyến ngư ở 26 tỉnh khác, công tác khuyến ngư do các trung tâm khuyếnnông đảm nhận
Họat động khuyến ngư đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc phát triểnnuôi trồng thủy sản bằng nhiều họat động như tổng kết csc mô hình nuôitrồng thủy sản giỏi; xâu dựng các chính sách khuyến ngư, chuyển giao côngnghệ và kinh nghiệm sản xuất cho ngư dân các vùng Hạn chế của các họatđộng là việc phổ biến các mô hình nuôi trồng thủy sản chưa có tác dụng rộngrãi, thành công chưa nhiều, việc tổ chức thông tin chưa đảm bảo thườngxuyên và chưa đáp ứng về thời vụ đói với ngư dân, hình thức thông tin cưhaphù hợp với điều kiện nhận thức và khả năng tiếp nhận của ngư dân.
2.1.5 Hệ thống dịch vụ về vốn cho phát triển thủy sản:
Trong những năm qua phần lớn vốn tín dụng phục vụ cho phát triển thủysản do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm nhận Năm 1998Ngân hàng đã cho vay là 2,55 tỉ VNĐ, năm 1999 là 443,9 tỉ đồng, năm 2001là1700 tỉ Đã có khoảng 259504 hộ ngư dân được tiếp cận vốn vay của Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xu hướng dư nợ tín dụng cho pháttriển thủy sản ngày càng tăng, chứng tỏ tính hiệu quả kinh tế cao của ngànhnày càng hấp dẫn Ngân hàng chuyển vốn tín dụng cho các hộ ngư dân vay.Theo thống kê của Bộ Thủy sản, tổng tín dụng do Ngân hàng nông nghiệp vàPhát triển nông thôn chuyển đến cac hộ ngư dân chiếm tới 43% tổng dư nợcủa cac hộ.