Quy tắc ứng xử trong nhà trường

2 1.2K 4
Quy tắc ứng xử trong nhà trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD – ĐT BẮC KẠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG PT DTNT BA BỂ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /QTUX-DTNT Ba Bể, ngày 01 tháng 9 năm 2010 QUY TẮC ỨNG XỬ VĂN HÓA TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ BA BỂ Căn cứ Thông tư số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ giáo dục. Cắn cứ Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đạo đức nhà giáo. Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Ba Bể xây dựng qui tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường. Kể từ năm học 2010-2011 như sau: A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Điều chỉnh về hành vi cũng như nhận thức của thầy cô giáo – học sinh – CBCNV theo hướng thân thiện, tích cực đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ quan văn hóa một cách cụ thể. - giúp cho các thành viên nhà trường tu dưỡng, rèn luyện nhân cách người thầy, người cán bộ công chức viên chức nhà nước, người học sinh theo chuẩn mực mới trên cơ sở kế thừa và phát huy văn hóa tốt đẹp của dân tộc. B. NỘI DUNG QUY TẮC: 1 Những quy định chung: - Tôn trọng các quyết định của cấp trên, chấp hành nghiêm túc và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao. - Luôn hiểu rõ nhiệm vụ, công việc của mình; có ý thức chia sẽ trách nhiệm - Tích cực chủ động chấp hành nghĩa vụ được giao. Mọi người luôn tạo không khí cởi mở, dân chủ và hợp tác trên cơ sở thật sự tôn trọng và giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. - Luôn luôn làm việc theo nhóm (tổ chức), chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết cho nhau. - Luôn luôn kiểm soát hành vi, cử chỉ, lời nói của mình không đùn đẩy, tránh né công việc, không buộc tội, đỗ lỗi cho nhau. - Thái độ, ngôn ngữ lịch sự. (trong giao tiếp, trong nghe, gọi, trả lời điện thoại…) Không được nói nặng lời, xúc phạm đồng nghiệp, học sinh và các thành viên khác trong và ngoài cơ quan. 2. Ứng xử của lãnh đạo nhà trường. - Đối xử bình đẳng với các thành viên trong nhà trường, không phân biệt đối xử với thành viên nhà trường trong bất cứ trường hợp nào. - Không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm của giáo viên và học sinh. Mọi góp ý, nhắc nhở thành viên nào phải được tổ chức tại phòng riêng hay cuộc họp, không được nóng nảy, tùy tiện phê bình CBCNV- GV. - Phân công, phân nhiệm (Chia sẻ quyền lực) hợp lý và phải tôn trọng quyền lực được chia sẻ, không bao biện hoặc thay đổi quyết định khi công việc chưa hoàn thành. - Bảo đảm dân chủ, công khai chủ trương, chính sách, quyền lợi trách nhiệm của từng thành viên. - Luôn gương mẫu thân thiện với mọi người… 3. Cư xử của giáo viên: - Xưng hô với học sinh: Cô (thầy) em … đối xử thân thiện với học sinh, động viên, nhắc nhở, phê bình, khiển trách… phải chân thành, có giải thích rõ nguyên nhân và tác hại của hành vi chưa tốt mà học sinh mắc phải… 1 - Tuyệt đối không xúc phạm học sinh: La mắng, đánh, hăm dọa làm tổn hại sức khỏe hoặc tinh thần của học sinh. Quan tâm chăm sóc hs như con em mình. - Đối với đồng nghiệp, phải thân tình, bảo ban, giúp đỡ, hợp tác, chia sẽ, học tập lẫn nhau. Không lập nhóm riêng đối lập nhau, tẩy chay, bất hợp tác, mặc kệ nhau… - Đối với Cha mẹ học sinh - Cán bộ nhân viên ân cần, tỏ ra lịch sự, nghiêm túc, biết lắng nghe và có tinh thần hợp tác trong các hoạt động giáo dục học sinh. - Đối với lãnh đạo: Thẳng thắn, mạnh dạn, góp ý, phê bình xây dựng vì mục tiêu chung – phải có ý kiến riêng mình nhưng phải có căn cứ để hợp tác, phát huy trí tuệ tập thể, bảo đảm dân chủ thật sự, xây dựng văn minh công sở. 4. Ứng xử của CBCNV: - Có quan hệ bình đẳng với mọi người trong cơ quan, đối xử thân thiện, hợp tác với giáo viên trong giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng học sinh. - Không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm học sinh bằng lời nói hay hành vi khác. - Có trách nhiệm như người cha, mẹ, anh chị em trong gia đình để dạy dỗ, nuôi dưỡng học sinh. - Quan tâm chăm sóc (nấu cháo, mang cơm, thuốc cho học sinh đau ốm tại phòng y tế hay bệnh viện bất kể thời gian nào). - Đối với CMHS phải biết lắng nghe, ân cần, hướng dẫn thực hiện đúng quy định của nhà nước và nhà trường. - Không được tỏ thái độ bàng quan, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác (GVCN, quản lý học sinh, BGH…). 5. Ứng xử của học sinh. - Kính trọng thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường; đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước; - Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường; - Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn và bảo vệ môi trường; - Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giúp đỡ gia đình và tham gia công tác xã hội. - Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử phải có văn hoá, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học. - Trang phục của học sinh phải sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, văn hóa dân tộc, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường. - Không được tô son, đánh phấn, sơn móng tay, móng chân, nhuộm tóc để trang điểm; không được sử dụng điện thoại. Trên đây là quy tắc ứng xử trong nhà trường. Mong các thành viên thực hiện có hiệu quả để đơn vị đạt mục tiêu “Nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực học sinh thanh lịch” BGH NHÀ TRƯỜNG P. HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Xuân Huyên 2 . Ứng xử của lãnh đạo nhà trường. - Đối xử bình đẳng với các thành viên trong nhà trường, không phân biệt đối xử với thành viên nhà trường trong bất cứ trường. trong nhà trường. Mong các thành viên thực hiện có hiệu quả để đơn vị đạt mục tiêu Nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực học sinh thanh lịch” BGH NHÀ TRƯỜNG

Ngày đăng: 26/09/2013, 23:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan