Tình cảnh sống thê thảm của người nông dân trong nạn đói 1945 và niềm khao khát hạnh phúc gia đình, niềm tin vào cuộc sống, tình yêu thương đùm bọc giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết. Xây dựng truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, dựng đối thoại, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
Trang 1CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA
HƯỚNG DẪN ÔN LUYỆN
- Xây dựng truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, dựng đối thoại, nghệthuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc
2 Kĩ năng:
- Tóm tắt tác phẩm
- Củng cố, nâng cao kĩ năng đọc hiểu truyện ngắn hiện đại
3 Thái độ, tư tưởng
Cảm thông với nỗi đau khổ của người dân trong nạn đói 1945, cảm phục tình cảm
gia đình, khát vọng hạnh phúc của người dân lao động
4 Định hướng năng lực phát triển học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, nănglực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tínhtoán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực riêng:
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Kim Lân
+ Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn 1975
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về giá trị tư tưởng và nghệthuật của truyện
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công nội dung, nghệ thuật
truyện Vợ nhặt
+ Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các nhân vật trong truyện, các nhân vật
có cùng đề tài với các tác giả khác
+ Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học
II Đối tượng, thời gian và phương pháp thực hiện
- Đối tượng: học sinh lớp 12 - trường THPT
- Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 06 tiết
- Phương pháp:
+ Phát phiếu học tập cho học sinh, yêu cầu học sinh làm đề cương theo nhóm + Tổ chức thảo luận nhóm
Trang 2III Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề
- Kiến thức cơ bản
+ Tình huống truyện
+ Niềm khao khát hạnh phúc của gia đình được thể hiện qua nhân vật Tràng
+ Niềm tin vào cuộc sống và tình thương giữa những người nghèo khổ được thểhiện chủ yếu qua nhân vật bà cụ Tứ
- Kiến thức nâng cao, mở rộng:
+ Kiến thức về văn học sử
+ Kiến thức về lí luận văn học
+ Các tài liệu hướng dẫn giảng dạy và sách tham khảo dành cho giáo viên
+ Các đề thi THPTQG và thi thử THPTQG trong những năm gần đây
IV Kiến thức cơ bản
1 Tác giả Kim Lân
- Kim Lân, tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng,huyện Từ Sơn (nay là làng Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn), tỉnh BắcNinh
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn Thế giới nghệ thuật của ông thườngtập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân Ông có những trangviết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê Ông viết chân thật và xúc động vềcuộc sống và người dân quê bởi ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ Kim Lân
viết truyện có duyên, cách dựng truyện khéo, nhân vật sống như thật trong cuộc đời,
cách viết dân dã mà tinh tế, thuần phác mà tài hoa với nét hóm hỉnh riêng của ngườitừng trải, yêu đời Ông được xem là một trong số ít cây bút viết về nông thôn hay nhấttrong văn xuôi hiện đại nước ta
2 Tác phẩm Vợ nhặt:
- Là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962).
- Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư - được viết ngay sau Cách
mạng tháng 8 nhưng dang dở và bị mất bản thảo Sau khi hoà bình lập lại (1954), KimLân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này
3 Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt
- Nhặt là từ thường đi với những thứ nhỏ bé hoặc không ra gì như nhặt rơm, nhặt
rác… Nhưng ở đây từ nhặt lại được gắn liền với từ vợ, một từ mang sắc thái ý nghĩa
trang trọng, thể hiện sự trân trọng đối với vị trí, vai trò của người phụ nữ trong giađình cũng như ngoài xã hội
- Người ta hỏi vợ, cưới vợ còn nhân vật trong truyện thì lại nhặt vợ Nhan đề chính
là một dụng ý nghệ thuật của Kim Lân
+ Nhan đề Vợ nhặt gợi cho người đọc hình dung về thân phận con người, nó nhỏ
bé, nó rẻ rúng như cái rơm, cái rác có thể nhặt được ở bất cứ đâu
+ Thực chất, nhan đề Vợ nhặt là để nói về sự khốn cùng, sự thê thảm của nạn đói
năm 1945 Hai từ nhưng nói được rất nhiều về cảnh ngộ, về số phận của nhân vậtTràng cũng như người đàn bà xa lạ
+ Nó cũng bộc lộ sự cưu mang đùm bọc, bộc lộ khát vọng và sức mạnh hướng tới
tổ ấm gia đình của người dân
Trang 3- Vợ nhặt cũng là cách nói ngược tình huống nhặt được vợ của anh cu Tràng Có
nghĩa nhan đề đã giới thiệu cho người đọc tình huống độc đáo, oái oăm mà Kim Lân
sẽ trình bày trong tác phẩm Từ đó kích thích sự tò mò, gợi những suy ngẫm của ngườiđọc
=> Vợ nhặt - chỉ hai từ, những đã thâu tóm được giá trị nội dung và tư tưởng của
toàn bộ tác phẩm
V Hệ thống các dạng câu hỏi, bài tập đặc trưng của chuyên đề
1 Bảng mô tả mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Vận dụng Cấp độ cao
Nhận biết nội dung
từ ngữ, chi tiết nghệthuật đặc sắc
Tích hợp kiếnthức, kĩ năng đãhọc để viết mộtđoạn văn nghịluận về vấn đềchính trị, xã hội
Tích hợp kiến thức,
kĩ năng đã học đểlàm một bài vănnghị luận về thểloại truyện ngắn
2 Hệ thống câu hỏi và đề văn thường gặp
2.1 Câu hỏi đọc hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Bà lão cúi đầu nín lặng Bà lão hiểu rồi Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu
ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”
Câu 1 Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2 Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
Câu 3 Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quảnghệ thuật của các thành ngữ đó
Câu 4 “Bà lão cúi đầu nín lặng Bà lão hiểu rồi Bà lão hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự”
Đó là cơ sự gì? Giải thích vì sao bà lão lại khóc?
Câu 5 Dấu ba chấm (…) trong câu văn Còn mình thì… có ý nghĩa gì?
Câu 6 Qua đoạn văn, em hiểu gì về bà lão?
Câu 7 Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử
- Sinh con đẻ cái
- Ăn nên làm nổi.
Trang 4- Các thành ngữ dân gian quen thuộc trong lời ăn tiếng nói nhân dân được sử dụngmột cách sáng tạo, qua đó dòng tâm tư của người kể hòa vào với dòng suy nghĩ củanhân vật bà cụ Tứ; suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật trở nên thật gần gũi, được thể hiệnrất tự nhiên; nỗi lòng, tâm trạng của người mẹ thương con được diễn tả thật chân thực.Câu 4 Bà lão hiểu rằng :
- Bà phải dựng vợ gả chồng cho con vào lúc trong nhà đang khốn khó, phải đối diệnvới nạn đói khủng khiếp
- Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không Bàkhóc vì lo lắng, thương con, tủi phận mình
Câu 5 Ý nghĩa : Thể hiện sự đứt đoạn trong lời độc thoại nội tâm của nhân vật bà cụ
Tứ khi bà so sánh giữa người ta với mình Dấu chấm còn có tác dụng :Tách biệt giữa dòng suy nghĩ của bà cụ với câu văn miêu tả Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt
Câu 6 Bà cụ là người mẹ thương con , giàu lòng nhân ái Tấm lòng của bà cụ Tứ thậtcao cả và thiêng liêng
Câu 7 Học sinh có thể tham khảo các ý chính sau:
* Dẫn dắt nội dung đoạn văn
* Giải thích:
– Tình mẫu tử gì? Hiểu đơn giản là tình yêu thương của mẹ dành cho con
– Biểu hiện của tình mẫu tử? Chăm sóc nuôi nấng ta từng ngày Mẹ chính là nơinương tựa vô cùng vững chãi cho mỗi đứa con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi ngườicon như chúng ta có thể thổ lộ mọi điều thầm kín Mẹ là nguồn động viên tinh thầncho các con Khi con vấp ngã, mẹ sẵn sàng nâng con dạy Khi con vui hay buồn, mẹluôn là người ở bên con, chia sẻ và động viên con…
– Ý nghĩa của tình mẫu tử? Tình yêu thương cùng những lời chỉ bảo ân cần của mẹ
sẽ là hành trang quý báu giúp con vào đời Chính tình mẫu tử sẽ là sức mạnh giúp conngười vượt qua những khó khăn trong cuộc sống Mẹ luôn quan tâm đến con, dành chocon những gì tốt đẹp nhất
– Phê phán những đứa con bất hiếu với mẹ và nêu hậu quả.
– Bài học nhận thức và hành động? Mỗi chúng ta cần biết trân trọng thứ tình cảm
thiêng liêng đó.Những ai đang còn mẹ thì hãy biết quý trọng và yêu thương mẹ…
2.2 Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1 (NB): Chi tiết nào sau đây không phải dùng để giới thiệu gia cảnh, thân thế của
Tràng?
A Người ta nhặt được hắn ở một cái lò gạch bỏ không
B Dân xóm ngụ cư
C Còn có mẹ già
D Cái nhà đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc đầy cỏ dại
Câu 2 (NB): Trong “Vợ nhặt”, đặc sắc nghệ thuật nổi bật nhất của Kim Lân khi xây
dựng nhân vật bà cụ Tứ là:
A Tái hiện hành động của nhân vật
B Bút pháp miêu tả ngoại hình
C Khắc họa tính cách nhân vật
Trang 5D Miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật.
Câu 3 (TH): Cụm từ nào phù hợp với chỗ trống trong câu văn sau: Tình huống truyện
… mà Kim Lân tạo dựng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” đã trở thành phương tiện khám phá tính cách nhân vật và bộc lộ chủ đề của tác phẩm.
A gần gũi, quen thuộc
B Ly kì, rùng rợn
C bất ngờ, éo le
D đậm chất trào phúng
Câu 4: (TH) Điều quan trọng nhất mà Kim Lân muốn nói qua câu chuyện “nhặt vợ”
giữa ngày đói khát thê thảm?
A Thân phận khổ đau của con người
B.Sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người lao động
C.Tình trạng đen tối của xã hội đương thời
D Tội ác của thực dân phát xít
Câu 5 (VD): Nội dung nào sau đâu không phải là biểu hiện của giá trị nhân đạo trong
truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân?
A Trân trọng niềm khát khao tổ ấm gia đình của người lao động
B Ca ngợi tình thương yêu giữa những người nghèo khổ
C Xót thương trước tình cảnh thê thảm của người nông dân trước cách mạngtháng Tám
D Xây dựng tình huống đặc biệt: vừa mừng vừa lo, vừa vui vừa tủi
Câu 6 (VDC): Nhà văn Kim Lân từng tâm sự về ý đồ và cảm hứng sáng tác truyện
ngắn Vợ nhặt: “Cái điểm sáng mà tôi đưa vào trong truyện là những suy nghĩ về nhân phẩm con người (…) tuy trong cảnh nghèo đói nhưng con người vẫn giữ gìn đạo lí.”
Vì vậy, các nhân vật của tác phẩm dù trong hoàn cảnh cùng khổ vẫn giữ gìn đượcnhững đạo lí nào?
A.Tình người ấm áp, tính trượng nghĩa
B.Tình yêu thương, tính trượng nghĩa và khát vọng hạnh phúc
C.Khát vọng đấu tranh, tinh thần lạc quan
D.Tình người ấm áp, khát vọng hạnh phúc và tinh thần lạc quan
2.3 Nghị luận về một đoạn văn bản
ĐỀ BÀI 1:
Trình bày cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật Tràng trong buổi sáng hôm sau khi lấy Thị làm vợ trong đoạn trích:
“…Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy Trong người
êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra.Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.
(….)
Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà…”.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai NXB Giáo dục, 2008)
Trang 6Gợi ý
1 Vài nét về tác giả, tác phẩm
“Vợ Nhặt” là truyện ngắn được trích trong tập truyện “Xóm ngụ cư” của nhàvăn Kim Lân Câu truyện kể về nhân vật anh cu Tràng một người nông dân hiền lànhchất phác trong nghịch cảnh lại có được hạnh phúc lứa đôi.Không chỉ xây dựng nhânvật thành công qua nét tính cách và ngoại hình, Kim Lân còn khắc họa rất thành côngdiễn biến tâm trạng của nhân vật này Đặc biệt thông qua đoạn trích:
“…Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy Trong người
êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra.Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.
(….)
Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà…”.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai NXB Giáo dục, 2008)
2 Phân tích
* Hoàn cảnh sáng tác (Bối cảnh rộng): Vợ Nhặt được lấy bối cảnh từ nạn đói khủng
khiếp năm Ất Dậu 1945 khi mà đất nước ta óc đến 2 triệu người chết đói.Nhân dân tachịu cảnh áp bức một cổ hai tròng.Ở miền Bắc, phát xít Nhật bắt dân ta phải nhổ lúatrồng đay Thực dân Pháp thì ra sức vơ vét thóc gạo của người nông dân Hậu quả làđến cuối năm 1945, người dân rơi vào thảm cảnh bi thương khi hàng triệu người bịchết đói Đây được xem là nạn đói lớn nhất trong lịch sử Nhưng kỳ lạ thay ngay cảtrong hoàn cảnh đói khát tăm tối nhất khi người ta cận kề bên miệng vực của cái chếtthì những con người lao động Việt Nam vẫn lạc quan hướng về tương lai hạnh phúchơn
* Nhân vật Tràng
- Trong buổi sáng hôm sau, anh Tràng đã có những cảm xúc mới mẻ cùng nhữngcảm nhận lần đầu có “trong người êm ái lửng lơ như người vừa trong giấc mơ đi ra”.Hạnh phúc đến bất ngờ khiến Tràng vẫn chưa hết bất ngờ Từ những đổi thay trongcảm xúc, Tràng nhận ra mọi thứ xung quanh cũng đổi khác “có cái gì vừa thay đổi mớilạ” Khung cảnh nhà cửa, vườn tược gọn gàng, sạch sẽ đã mang đến luồng sinh khímới xua đi cái ám ảnh đói khát đang bủa vây “Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều đượcquét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khoummươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong Hai cái ang nước vẫn để khô cong
ở dưới gốc cây ổi đã kín nước đầy ăm ắp”
- Nhìn cảnh mẹ và vợ đang lúi húi dọn dẹp Tràng, hình ảnh bình dị nhưng lại khiếncho Tràng xúc động, Tràng thấy cuộc sống của mình thau đổi hẳn, những suy nghĩ củahắn cũng trở nên trưởng thành, chín chắn hơn, Tràng cảm thấy mình phải có trách
nhiệm với vợ con, với gia đình nhỏ của mình “Bỗng nhiên ắn thấy hắn thương yêu gắn
bó với cái nhà của hắn lạ lùng Hắn có một gia đùn Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”.
Trang 7 Sự thay đổi của nhân vật Tràng trong buổi sáng hôm sau vợ về nhà đã tiếpnối mạch diễn biến của câu chuyện, đồng thời thể hiện sự trân trọng của nhà văn KimLân đối với nhân vật của mình cũng là sự trân trọng sâu sắc với những người dânnghèo khổ nhưng có khát khao sống mạnh mẽ./
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhà văn đã vận dụng thành công đặc trưng thể loạitruyện ngắn: Cốt truyện đơn giản nhưng nhiều chi tiết nghệ thuật sắc nét, đa nghĩa Bútpháp miêu tả tâm lý tài tình, bắt nhạy từng chuyển biến trong tâm trạng nhân vật.Ngôn ngữ cá thể hóa cao độ mang đến sự giản dị, gần gũi của làng quê Việt Nam…Qua “vỏ mỏng” nhưng Kim Lân đã dựng được một lớp “lõi dày” cho tác phẩm Hìnhtượng nhân vật Tràng chính là tấm chìa khóa mở ra tư tưởng của toàn bộ câu chuyện,nhà văn như muốn nói: Dẫu cho hoàn cảnh có đè nén, có “bèo bọt hóa” con người,nhưng con người vẫn không chịu làm kiếp bèo bọt mà vẫn kiên nhẫn làm Người.Những người đói, họ không nghĩ đến cái đói mà nghĩ đến cái sống Xuất thân trong cái
cảnh chết chóc nhưng sự sống vẫn kiên định chống chọi “Sự sống chưa bao giờ chán nản” (Xuân Diệu), sự sống vươn lên trên cái chết, sự sống chiến thắng cái chết Đó
chính là thông điệp nhân sinh sâu sắc nhất mà Kim Lân muốn mang đến cho chúng taqua nhân vật Tràng
* Khái quát vấn đề: Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên từng nói: “Thời gian có thể phủ bụi một số thứ, Nhưng có những thứu càng rời xa thời gian, càng sáng, càng đẹp” Tôi cho rằng “Vợ nhặt” của Kim Lân là một tác phẩm như thế Ra đời cách đây
gần nửa thế kỉ nhưng sức sống của nó vẫn sẽ tồn tại đến muôn đời./
Và sáng hôm sau, trong buổi cơm “Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này.”
(Kim Lân – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr28 và tr31)
Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong hai lần miêu tả trên, từ đó là nổi bật thôngđiệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua nhân vật này
Gợi ý
1 Giới thiệu nhân vật
- Là một bà mẹ nghèo, già nua (lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già), là dân
ngụ cư
Trang 8- Ngoại hình: dáng đi lọng khọng, chậm chạp, run rẩy, vừa đi vừa ho húng hắng, lẩmnhẩm tính toán theo thói quen người già.
2 Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ
> Như thường lệ, buổi chiều ấy trời sẩm tối Chưa thấy người, nhưng anh Tràng biết
là mẹ, bởi ngoài đầu ngõ có tiếng người húng hắng ho Từ ngoài rặng tre, bà lọngkhọng đi vào Tính bà vẫn thế, vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng Nhưnghôm nay khác, thấy mẹ, Tràng reo lên như một đứa trẻ và gọi ới vào trong nhà: U đã
về đấy! Anh con trai lật đật chạy ra đón mẹ từ ngoài cổng và trách sao bà về muộn Ồ,hẳn có chuyện gì rồi, mọi bữa anh cu Tràng đâu có thế Mà còn gọi ới vào trong nữa.Trong nhà nào có ai Lâu nay, khi ông lão và đứa con gái út lần lượt ra đi, nhà chỉ cònmỗi hai mẹ con Bà nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng, chậm hỏi: “Có việc gì thế vậy?Anh cu Tràng chưa chịu nói, giục bà vào nhà.” “Người đàn bà nào lại đứng ở đầugiường con mình thế kia?” “ai thế nhỉ? sao lại chào mình bằng u?”
> Phải, làm sao bà ngờ được lại có ngày hôm nay, khi mà giữa nhưng năm đói mònđói mỏi, nhà lại nghèo mà con trai bà lại dẫn không về 1 người vợ Mọi việc đến với
bà quá nhanh Chính bởi tình huống hết sức đặc biệt này của câu chuyện “vợ nhặt”,mọi diễn biến nội tại đã được đẩy lên đến cao trào, trở thành 1 sợi chỉ xuyên suốt làmcho mạch tp đi theo 1 chiều hướng rất logic của tâm lý nhân vật Bà lão thực sự đi từngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, tới mức: “không còn tin vào mắt, vào tai mìnhnữa” “Bà lão nhấp nháy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoènthì phải Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lần nữa, vẫn chưa nhận ra người nào Bà quay lạinhìn con tỏ ý không hiểu”
+ Khi biết con mình “nhặt” được vợ thì lòng bà mẹ nghèo khổ hiểu ra: buồn, lo, tùicực, ai oán, xót thương… Tâm trạng cứ băn khoăn như thế cho đến khi mọi chuyệnđược vỡ lẽ thông qua lời xác nhận của con trai: “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy
u ạ…”
Lần 2 :
– Hoàn cảnh :
– Phân tích : Ý nghĩa của dòng nước mắt
“Dòng nước mắt” của bà cụ Tứ là biểu hiện của nỗi đau khổ, tủi phận: con lấy vợ
vào giữa ngày đói khiến bà lão vừa mừng lại vừa tủi, vừa lo lắng Giọt nước mắt chỉ
“rỉ” ra hiếm hoi bởi cả đời đã cạn khô nước mắt trong những tháng ngày khốn khổdằng dặc “Kẽ mắt kèm nhèm” là sự hiện hình của một bức chân dung đầy khổ hạnhcủa người phụ nữ nông dân lớn tuổi Là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng: tìnhthương con thắt lòng
Đó là nước mắt bà hờn tủi cho mình, xót thương cho các con:
Trang 9Bà cụ tủi thân vì cho rằng mình chưa làm tròn bổn phận người mẹ:“chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này Còn mình thì…” Với người phụ nữ Việt Nam thì nào đâu
chỉ có việc mang nặng đẻ đau, nuôi con trưởng thành, mà còn phải lo cho con yên bềgia thất Cha mẹ nào chưa lo được tấm chồng, cô vợ cho con thì chết không nhắm mắtđược Với quan niệm truyền thống ấy, bà cụ Tứ cũng hiện lên đầy tâm sự Trong lờiđộc thoại ở trên, bà đã thầm so sánh “người ta” với “mình”, nghĩ đến người ta, bà thấytủi thân mình, vì người ta giàu có, có của ăn của để lo được cho con, còn bà thì có
“dăm ba mâm cơm” cũng không lo được cho con Đằng sau dấu chấm lửng mà Kim
Lân cố tình để lại ấy là nỗi lòng, là nước mắt của người mẹ già tội nghiệp Bà xót
thương cho các con: Thứ nhất là xót thương cho “số kiếp đứa con mình” vì bà hiểu
rằng con trai bà không được bình thường, không được may mắn như con nhà người.Nghĩ thế nhưng bà không hề rẻ rúng coi thường cô con dâu mà ngược lại tấm lòngngười mẹ ấy trào dâng những tình cảm dành cho người con gái cùng đường lỡ
bước:“Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình.
Mà con mình mới có được vợ…” Trong suy nghĩ đầy nhân văn ấy, người mẹ đã đồng
cảm với cô con dâu bị nạn đói đẩy cho tới đường cùng buộc phải liều thân theo mộtanh chàng xấu xí về làm vợ Cũng trong suy nghĩ ấy bà cũng thầm cảm ơn cô con dâu
vì nhờ thị mà con trai bà mới có được vợ Tình thương người đàn bà vợ nhặt ấy cònđược thể hiện trong hành động vồn vã, ân cần, cử chỉ quan tâm “con ngồi xuống đây,
ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân”; trong suy nghĩ nhân hậu: “bà lão nhìn người đàn
bà, lòng đầy thương xót Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi”.
Đó là nước mắt “mừng”cho hạnh phúc của các con:
Bao nhiêu nỗi niềm được nén lại của người mẹ trong mấy chữ:“Ừ! thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng” Mẹ chỉ “mừng lòng” chứ
không phải là “vui lòng” Vì một lẽ giản đơn, đặt trong hoàn cảnh đói kém như thế nỗimừng chưa đủ để gọi là vui Nhưng chính câu nói ấy đã xua tan nỗi phấp phỏng lo âucho Tràng, xóa đi nỗi bẽ bàng, lo sợ cho người con dâu, thổi vào tâm hồn đôi trẻ một
luồng gió mới và mở ra một hạnh phúc trong tầm tay Bà cụ khuyên nhủ, động viên con những điều chí tình, đôn hậu, tràn đầy niềm lạc quan Là người từng trải, kinh
qua bao nỗi nhọc nhằn nên người mẹ ấy hiểu lắm, cảm thông lắm Khổ đau, đói rét
không quật ngã được người mẹ ấy vì mẹ tin rằng: “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời” Đó
cũng là triết lý sống dân gian đã dưỡng nuôi bao tâm hồn con người Việt Mẹ động
viên “Nhà ta thì nghèo con ạ Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn Rồi may ra ông giời cho khá…” Lời động viên ấy là lời chí tình là cả niềm tin mãnh liệt của bà Bà dặn dò, bảo ban hai con “Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi” Lời khuyên ấy của người mẹ là món quà vô giá, gói trọn bao tình yêu thương vô
bờ của bà dành cho các con Tấm lòng người mẹ ấy cao đẹp biết nhường nào!
Đó là dòng nước mắt bà lo lắng cho tương lai của các con:
Kim Lân ba lần tả bà cụ Tứ khóc và bốn lần trực tiếp tả nỗi lo lắng của bà:“Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không ?” Nghĩ về cuộc đời mình bà lại càng lo cho con: “Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời nó liệu
có hơn bố mẹ trước kia không ?” Lần thứ hai, người mẹ nghèo khổ ấy để những giọt
Trang 10nước mắt lo lắng, tủi buồn của mình chảy ròng ròng trên khuôn mặt già nua khắc
khổ: “Năm nay thì đói to đấy Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá” Đến lúc nghe tiếng trống thúc thuế đầu làng, bà cụ lại một lần nữa xót xa: “Giời đất này không biết có sống qua được không các con ạ?” Nỗi lo lắng ấy và nước mắt bao lần chảy
xuôi chính là lòng yêu thương con vô bờ bến của người mẹ Việt Nam Thật đáng tựhào và quý trọng biết bao
Gạt đi nước mắt để sống lạc quan, bà là điểm tựa cho hạnh phúc của đôi vợ chồng son:
Bà dậy sớm cùng con dâu thu dọn nhà cửa như để đón chào một cuộc sống mới
tươi vui hơn “làm ăn có cơ khấm khá hơn” đang mở ra ở phía trước Khuôn mặt bà cụ
Tứ có sự thay đổi từ “bủng beo u ám” nay đã “rạng rỡ hẳn lên” Kim Lân đã làm
thay đổi mạch cảm xúc của toàn bộ câu truyện Cái khuôn mặt ấy ngày hôm qua “bủngbeo u ám” bao nhiêu thì hôm nay “rạng rỡ” bấy nhiêu đã làm cho sức sống của câutruyện bỗng bừng sáng ở những dòng cuối
Bà đã nhóm lên bếp lửa niềm tin cho các con bằng chính ngọn lửa lạc quanđang thắp sáng cõi lòng bà Bữa ăn đầu đón nàng dâu thật thảm hại nhưng tất cả đều
ăn rất ngon, vui vẻ Dù ăn cả “chè khoán” bằng cám nhưng bà cụ vẫn tươi cười,
chuyện trò rôm rả, thân mật với hai con Bà lão nói “toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này” Bà còn mở ra một viễn cảnh tươi sáng qua câu chuyện đàn gà: “Tràng ạ Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho
mà xem…” Hình ảnh đàn gà trong câu chuyện của bà cụ Tứ như một liều thuốc tinh
thần mở ra bao điều tốt đẹp “Đôi gà – đàn gà” là sự sinh sôi – sự sinh sôi lấn át sự huỷdiệt, sự sống lấn át cái chết Chính câu chuyện ấy đã thổi hồn vào bữa ăn, vào khát
vọng hạnh phúc của Tràng và người đàn bà Về điều này, Kim Lân khẳng định “Khi đói người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống” Đó cũng là tinh thần của nhân dân ta từ bao đời nay “Còn da lông mọc còn chồi nảy cây”.
Đánh giá chi tiết:
Giá trị nội dung: Dòng nước mắt đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu
sắc: phơi bày tình cảnh xã hội những năm trước cách mạng và trong nạn đói 1945; cảmthông thương xót; tố cáo xã hội; trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn người mẹ
Đặc sắc nghệ thuật: chi tiết nhỏ nhưng nội dung ý nghĩa truyền tải lớn; diễn tả nội
tâm nhân vật đặc sắc; tình huống truyện độc đáo; nghệ thuật xây dựng nhân vật đặcsắc, đối thoại sinh động, hấp dẫn; ngôn ngữ mộc mạc giản dị, gắn với khẩu ngữ nhưngđược chắt lọc kĩ lưỡng, tạo sức gợi đáng kể; miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo…;trần thuật hấp dẫn
Đánh giá : Nhân vật bà cụ Tứ đã cho ta hiểu bao điều về tình yêu thương vô bờ bến
của người mẹ dành cho con Bà chính là là linh hồn của tác phẩm, là hiện thân cho tìnhmẫu tử, là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp các bà mẹ Việt Nam: rất nhân hậu, rất baodung, giàu lòng nhân ái, thương con vô hạn, hết lòng vun đắp cho các con được hạnhphúc, khát khao sống, khát khao yêu thương và truyền được ngọn lửa sống ấy từ mìnhsang cho các con Người mẹ già ấy phải chăng chính là ánh sáng của cả thiên truyện,lặng thầm đằng sau bóng tối bi thảm của những kiếp đời nghèo khổ Ánh sáng ấy làm