UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN AN MINH Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Số /ĐA-UBND An Minh, ngày tháng năm 2010 ĐỀ ÁNPHÁTTRIỂNGIÁODỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN AN MINH Giaiđoạn 2010-2015 Pháttriểngiáodục – Đào tạo là một tư tưởng lớn của Đảng và nhà nước ta. Trong những năm qua, công tác pháttriểngiáodục – Đào tạo ở địa phương từng bước phát triển, đóng góp một phần quan trọng trong sự nghiệp giáodục- đào tạo trong huyện. Thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, UBND huyện An Minh xây dựng đề ánpháttriểngiáodục – Đào tạo huyện An Minh giaiđoạn 2010-2015 như sau : I/ MỤC TIÊU YÊU CẦU : 1 1. Mục tiêu : a/ Huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáodục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức được tham gia đóng góp đểpháttriểngiáodục cũng như được hưởng thụ những thành quả của giáodục ngày càng cao. b/ Sự thống nhất nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội, mọi cá nhân, tập thể, cộng đồng về vị trí vai trò quan trọng của sự pháttriểngiáodục – Đào tạo trong sự pháttriển của đất nước, đồng thời xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ học tập và đóng góp sức người, sức của đểpháttriểngiáodục – Đào tạo. 2/ Yêu cầu : a/ Phòng giáodục – Đào tạo tổ chức, phối hợp các ban ngành đoàn thể, các lực lượng xã hội, quản lý tốt các loại hình giáodục trong huyện. Sử dụng nguồn tài chính từ nhà nước và từ nhân dân để mở rộng hợp lý về quy mô, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục-đào tạo, đáp ứng nhu cầu pháttriển kinh tế xã hội ở địa phương. b/ UBND huyện sẽ tham mưu tích cực với cấp trên trong công tác pháttriểngiáo dục- Đào tạo. Đề nghị cấp trên xây dựng và ban hành một hệ thống đầy đủ và đồng bộ các văn bản pháp lý về pháttriểngiáodục – Đào tạo để các hoạt động này được tiến hành ổn định và phát triển. II/ NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP: Trang 1 A/ Nội dung: 1/ Thực hiện pháttriểngiáodục nhằm phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được tham gia học tập. 2/ Đẩy mạnh xây dựng xã hội học, tạo điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội học tập suốt đời, góp phần nâng cao trình độ phổ cập giáodục các cấp học phổ thông, tạo điều kiện cho việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tri thức và khả năng thích ứng với thị trường lao động. 3/ Tiếp tục hoàn thiện chính sách đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, tăng nguồn lực đầu tư, đồng thời đổi mới đầu tư, đổi mới mục tiêu, phương thức, cơ cấu và nguồn vốn đầu tư, tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình quốc gia pháttriểngiáo dục- Đào tạo, hỗ trợ các xã khó khăn trong huyện, ưu đãi các đối tượng chính sách và trợ giúp người nghèo trên cơ sở đổi mới chế độ miễn, giảm học phí theo hướng công khai hợp lý. Mức học phí quy định theo nguyên tắc đủ trang trải các chi phí cần thiết, có tích lũy đầu tư đểpháttriển và xóa bỏ mọi khoản thu khác không phù hợp. 4/ Đa dạng hóa các loại hình giáo dục, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước bằng nhiều hình thức phù hợp với huy hoạch phát triển, yêu cầu và đặc điểm của giáodục từng xã ( Thị), đặc biệt chú trọng đến công tác phát tiển mạng lưới trường lớp mầm non trong huyện. Các nhà đầu tư vào giáodục được đảm bảo lợi ích hợp pháp về vật chất tinh thần. 5/ Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra thực hiện luật pháp, phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, các hội nghề nghiệp trong việc giám sát các hoạt động xã hội hóa giáo dục. Tạo môi trường cạnh tranh pháttriển cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng nhu cầu cho giáodục địa phương. 6/ Pháttriểngiáodục phải bảo đảm chất lượng và hiệu quả, đảm bảo sự thống nhất quản lý của nhà nước, các đơn vị trường học trong huyện đóng vai trò chủ động trong quá trình xã hội hóa giáo dục, đồng thời gắn liền với nhu cầu pháttriển kinh tế - xã hội của huyện. 7/ Pháttriểngiáodục ở các cấp học: a/ Đối với giáodục Mầm Non: vận động tuyên truyền nhân dân tiếp tục hiến đất để xây dựng trường.Mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường mẫu giáo trên mọi địa bàn xã ( Thị Trấn), đặc biệt ở những xã khó khăn, ngoài những kinh phí nhà nước ưu tiên đầu tư cho Mầm Non, phải huy động các lực lượng xã hội, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp để ủng hộ thêm về cơ sở vật chất cho Mầm Non, về chuyên môn giao cho ngành giáo dục. Phấn đấu đến 2015 có 90 % số xã ( Thị Trấn) có nhà trẻ và trường Mẫu Giáo, Tiến tới phổ cập mẫu giáo 5 tuổi đạt chỉ tiêu, khuyến khích các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân đóng góp kinh phí để xây Trang 2 dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia. Khuyến khích thành lập các trường Mầm Non dân lập, tư thục ở những xã ( Thị Trấn ) có điều kiện kinh tế phát triển, không xây dựng trường Mầm Non ở những đơn vị này. b/ Đối với giáodục Tiểu học: Phòng giáodục – Đào tạo nên có kế hoạch cụ thể phối hợp với chính quyền địa phương, chỉ đạo Thủ trưởng các đơn vị phải chủ động trong công tác này, phải linh hoạt, nhạy bén và tích cực huy động các nguồn lực xã hội, của những gia đình có thu nhập cao đầu tư pháttriển cho giáodục tiểu học. Tiếp tục vận động đội ngũ CB-GV-CNV trong đơn vị đang công tác để đóng góp ngày giờ công và vật chất cho đơn vị trường đạt chuẩn quốc gia. Huy động tối đa các nguồn ngoài ngân sách nhà nước để tập trung cho các trường chuẩn. Phấn đấu đến 2015 có thêm 6 trường đạt chuẩn quốc gia: trường TH Đông Hoà 1, TH Đông Thạnh 3, TH Đông Hoà 3, TH Đông Hoà 4, TH Vân Khánh Đông, và trường TH Vân Khánh Tây. Có thêm 6 trường dạy 2 buổi / ngày, có 90 % trường tiểu học đạt Xanh – Scạh – Đẹp 11 tiêu chí và 15 tiêu chí. Ban chỉ đạo phổ cập giáodục các học có kế hoạch cụ thể phối hợp các ban ngành đoàn thể ở địa phương để vận động tuyên truyền, tạo điều kiện cho các đối tượng học sinh trong độ tuổi phổ cập được đến trường theo quy định. c/ Đối với giáodục Trung học cơ sở: Khuyến khích các doanh nghiệp ,các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân đóng góp kinh phí, đất để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Hiệu trưởng phải tích cực tham mưu với chính quyền địa phương, với hội khuyến học, hội đồng giáodục xã ( Thị trấn ), hội phụ huynh học sinh và các nhà hảo tâm để thực hiện công tác xây dựng đơn vị trường đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu đến năm 2015 có 3 trường đạt chuẩn quốc gia: trường THCS- Thị trấn Thứ 11, trường THCS Đông Hưng 1, THCS Đông Thạnh 1, có 100 % trường THCS trong huyện đạt trường Xanh – Sạch – Đẹp 11 tiêu chí và 15 tiêu chí. Ban chỉ đạo phổ cập của huyện cần tập trung chỉ đạo sâu sát về PCGD-THCS ở các xã ( Thị Trấn) trong huyện, Chính quyền địa phương phối hợp với các ban ngành đoàn thể tuyên truyền vận động các đối tượng phổ cập trong độ tuổi ra lớp theo quy định. Ngành giáodục tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trường phối hợp các ban ngành đoàn thể trong công tác phổ cập, chỉ đạo đội ngũ giáo viên giảng dạy đầy đủ các lớp phổ cập để hoàn thành chỉ tiêu và duy trì tỷ lệ hàng năm. d/ Đối với giáodục thường xuyên: Đẩy mạnh việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Pháttriểngiáodục thường xuyên như là một hình thức huy động tiềm năng của cộng đồng để xây dựng xã hội học tập , tạo cơ hội cho mọi người, mọi trình độ, mọi lứa tuổi tham gia học tập phù hợp với điều kiện của mỗi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực. Trang 3 Mở rộng tham gia học các lớp từ xa, các lớp liên thông, các lớp vừa học, vừa làm và các phương thức không chính quy khác. tạo cơ hội cho đông đảo người lao động được tiếp tục học tập, được đào tạo lại, được bồi dưỡng ngắn hạn, định kỳ thường xuyên theo các chương trình giáodục – Đào tạo, các chương trình kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu thực tế ở địa phương nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động. Phấn đấu đến năm 2015 có 11/11 xã ( Thị trấn ) đều có trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả, pháttriển gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, tổ chức hội khuyến học trong các doanh nghiệp, chỉ đạo trung tâm học tập cộng đồng trong huyện hoạt động tích cực, có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. B/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHÁTTRIỂNGIÁO DỤC: 1/ Công tác tuyên truyền: - Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động trong đội ngũ cán bộ công chức và nhân dân, đồng thời cung cấp đầy đủ các thông tin về xã hội hóa giáodụcđể nâng cao nhận thức cho toàn xã hội. - Tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách về xã hội hóa giáodụcđể các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp có nhận thức đúng, đầy đủ, thực hiện có hiệu quả các chủ trương xã hội hóa giáo dục. 2/ Đổi mới cơ chế chính sách và quản lý nhà nước về giáo dục: - Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng , sự chỉ đạo và quản lý của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân các cấp, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn, Hội Phụ nữ, đoàn thanh niên, hội khuyến học, các lực lượng xã hội tham gia pháttriển sự nghiệp giáo dục. - Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước trong giáo dục, đầu tư không dàn trải mà chủ yếu tập trung đầu tư cho những xã khó khăn, người dân còn nghèo, trình độ chưa được nâng lên. Có chính sách khuyến khích các cơ sở thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư pháttriểngiáo dục. - Ban hành các chính sách đảm bảo lợi ích chính đáng, hợp pháp về vật chất tinh thần cho tập thể, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, các lực lượng xã hội tham gia xã hội hóa giáo dục. 3/ Về chính sách đất đai: - Tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân để tìm quỹ đất cho sự nghiệp giáo dục. Chỉ đạo UBND xã( Thị Trấn) có quy hoạch cụ thể, thực hiện công khai hóa, đơn giản các thủ tục khi người dân có nguyện vọng hiến đất để xây dựng trường học. Có chính sách khen thưởng kịp thời để động viên người hiến đất cho nhà nước.Thực hiện việc miễn tiền thuế sử dụng đất đối với cơ sở giáo dục. Trang 4 4/ Về chính sách nhân lực: Ngành giáodục cần có kế hoạch cụ thể để đưa đi đào tạo , bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo về chất lượng và số lượng giáo viên, đến 2015 đảm bảo đầy đủ giáo viên dạy ở cấp học mầm non, tiểu học và THCS, nâng cao trình độ quản lý ở các đơn vị giáo dục. Khuyến khích, vận động những người có đủ điều kiện để tự đi học nhằm nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu pháttriểngiáodục hiện nay. 5/ Về cơ sở vật chất: Đa dạng hóa các nguồn vố đầu tư , động viên các khoản đóng góp tự nguyện, từ thiện cho giáo dục, mở rộng các quỹ khuyến học, khuyến khích cá nhân và tập thể đầu tư mở thêm trường học mới đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Tranh thủ các nguồn viện trợ của các nhà hảo tâm để ưu tiên cho xây dựng cơ sở vật chất cho giáodục và nhà công vụ cho giáo viên. 6/ Xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hóa, môi trường giáodục lành mạnh: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền thực hiện liên kết các lực lượng xã hội như: mặt trận tổ quốc, tổ Chức công đoàn, Đoàn TNCS-HCM, Hội LHPN, Hội nông dân, hội khuyến học, Hội cựu chiến binh, ban đại diện cha mẹ học sinh…, để tạo ra sự tích cực hỗ trợ cho giáo dục- đào tạo.Tập hợp các lực lượng xã hội tham gia xây dựng môi trường nhà trường từ cơ sở hạ tầng, cảnh quan, nề nếp kỷ cương dạy và học đến các mối quan hệ ngoài xã hội, hỗ trợ nhà trường tổ chức các hoạt động xã hội. III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1/ Trách nhiệm của Phòng giáodục – Đào tạo: - Chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện đề pháttriểngiáodục trong toàn ngành, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả cho UBND huyện theo định kỳ. - Thành lập Ban chỉ đạo pháttriểngiáodục trong Ngành giáodục – Đào tạo để chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện đề ánpháttriểngiáodục trong địa bàn huyện. - Phối hợp với chính quyền các cấp, các ban Ngành đoàn thể của huyện, Ủy ban nhân dân xã ( Thị trấn ) trong hoạt động phát triểngiáo dục. 2/ Trách nhiệm của UBND xã ( Thị Trấn): - Chỉ đạo cơ sở giáodục ở địa phương xây dựng, quy hoạch, kế hoạch, và tổ chức thực hiện pháttriểngiáodục phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, với thẩm quyền và điều kiện của địa phương, tìm mọi biện pháp huy động các nguồn lực tại địa phương đẩy mạnh thực hiện pháttriểngiáo dục. Trang 5 - Xây dựng cơ chế chính sách điều hành thực hiện pháttriểngiáodục ở địa phương phù hợp với chủ trương của Đảng và nhà nước về khuyến khích xã hội hóa giáo dục, đặc biệt ưu đãi về đất đai, thuế, tạo điều kiện thuận lợi và quan tâm đối với nhà giáo. - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ khuyến khích xã hội hóa giáo dục, kịp thời chấn chỉnh những lệch lạc, tiêu cực, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm. Định kỳ tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời đề xuất với phòng giáodục và UBND huyện về các cơ chế chính sách cần được điều chỉnh hoặc bổ sung, các giải pháp, các mô hình pháttriểngiáodục tốt cần được nhân rộng. 3/ Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị trường học: -Thành lập hội cha mẹ học sinh ở đơn vị trường học theo điều lệ trường học, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể ở địa phương trong thực hiện pháttriểngiáo dục. Chủ động tham mưu và đề xuất tích cực với chính quyền địa phương những giải pháp cụ thể để nhằm chấn chỉnh và uốn nắn kịp thời trong quá trình điều hành và chỉ đạo ở đơn vị. - Thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương , chính sách, quy định của Đảng và nhà nước về pháttriểngiáo dục, nâng cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tuân thủ các mục tiêu hoạt động đã được quy định trong điều lệ trường học, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học và công tác quản lý của các đơn vị trường học. TM/ UBND HUYỆN CHỦ TỊCH Nơi nhận: - TT huyện uỷ - TT UBND huyện - Các ngành có liên quan - Lưu VT Trang 6 . UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN AN MINH Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Số /ĐA-UBND An Minh, ngày tháng năm 2010 ĐỀ ÁN PHÁT. Minh, ngày tháng năm 2010 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN AN MINH Giai đoạn 201 0- 2015 Phát triển giáo dục – Đào tạo là một tư tưởng lớn của Đảng