Nguyễn Tuân – người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp

17 819 0
Nguyễn Tuân – người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề nghiên cứu Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp "Người lái đò sông Đà"

Chuyên đề Nguyễn Tuân – “Người lái đò Sông Đà” Nguyễn Tuân – người nghệ sĩ suốt đời tìm cái đẹp MỞ ĐẦU Lí chọn đề tài Chẳng phải tự nhiên mà tên tuổi Nguyễn Tuân lại được người ta nhắc tới nhiều đến vậy mỗi quay dòng lịch sử nhìn lại những thời đại Văn học vàng son đã qua của dân tộc Là những năm 30-45 với hai mảng màu ấn tượng và nổi trội khác biệt giữa bảng màu u ám thời bấy giờ – “hoài cổ” và “xê dịch”; là một Nguyễn Tuân hăm hở hòa mình vào cuộc sống thời kì đổi mới những năm sau Cách mạng tháng Tám "Lớn lên" ở cả hai thời kỳ, từ cuộc đời cũ đến cuộc đời mới ; vừa là bút nổi bật của xu hướng văn học lãng mạn với đủ thứ "tật bệnh điển hình", vừa ở hàng ngũ những nhà văn thành tâm chào đón và chân thành theo Cách mạng đến cùng; hành trình gian khở nửa thế kỷ ấy có lúc va vấp, có lúc chênh vênh, có lúc phải tự "lợt xác" đớn đau, nhà văn giữ vẹn được nhân cách, bản ngã của mình Trên đỉnh cao sáng tạo vừa chói lòa vinh quang vừa cực kỳ cheo leo hiểm trở, nhà văn phải dốc đến kỳ sức lực để không trở nên nhạt nhẽo, giữ được nét độc đáo của phong cách nghệ thuật, làm nên một dòng chảy thống nhất xuyên suốt các trang văn của ông, hình thành nên một cá tính, một phong cách rất riêng của ông Nguyễn, để rồi người ta không ngần ngại mà khẳng định “Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ” (Nguyễn Minh Châu) Đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo Toàn bộ cuộc đời gần năm nghìn trang viết của ông đã tạo nên một "huyền sử" huyền sử của một người ưa lối chơi "độc tấu" Cái ngông, suy đến cùng, lại một giá trị, được đảm bảo bởi sức bền vững của tài hoa và tầm cao tư tưởng nghệ thuật Giáo sư Nguyễn Ðăng Mạnh có nhận định : "Hạt nhân của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân gói gọn mợt chữ ngơng Cái ngơng vừa có màu sắc cổ điển, kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chí của những Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Ðà, và trực tiếp là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn ; vừa mang dáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng từ các hệ thống triết lý nổi loạn của xã hội tư sản phương Tây triết lý siêu nhân, quan niệm về người cao đẳng, thuyết hiện sinh ” Cung đàn văn chương Nguyễn Tuân được viết một khuông nhạc với âm trầm bổng khác của các nốt nhạc, phong cách Nguyễn Tuân vì vậy mà có sức hấp dẫn người đọc Và một những “nốt nhạc” đã làm say đắm biết bao người bản đàn muôn cung nghìn điệu ấy chính là lòng đam mê tìm vẻ đẹp độc đáo của người và cuộc sống không bao giờ vơi cạn của ông Nguyễn Nếu nói “ngơng” là cá tính đặc trưng cho Ngũn Tuân thì sự cố chấp của ông đối với cái đẹp, cái mỹ hẳn là một nỗi ám ảnh Ðời viết văn nửa thế kỷ của Nguyễn Tuân là một quá trình lao động nghệ thuật thật sự nghiêm túc Về sau, đã ở đỉnh cao nghề nghiệp, ông không bao giờ tỏ lơi lỏng, hời hợt ; mà ngược lại, nghiêm khắc với chính mình Khơng quá nói rằng là nhà văn "suốt đời tìm cái Ðẹp, cái Thật" (Nguyễn Ðình Thi), thậm chí ông còn tự nhận mình là người "sinh để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa" Nhà văn Pautopxki đã nhận xét: "Đọc Nguyễn Tuân có người đã gọi nghệ thuật là người tìm cái đẹp, không vậy, ông còn là người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp" Trước Cách mạng tháng Tám, quan niệm về cái Ðẹp của Nguyễn Tuân đậm màu sắc chủ quan, "không bà gì với luân lý thời đại" Một chuyển động đến “long trời lở đất” Cách mạng tháng Tám đã khiến ông ngừng viết (như nhiều đồng nghiệp khác), trái lại càng kích thích ông viết Bởi dường như, sau “khủng hoảng tâm thần” và cách sớng “phóng túng hình hài”, ông đã tìm được lối thoát cho mình, mợt c̣c giải phóng lớn của dân tợc, là mợt thời có mợt, để làm thay đổi ông, không tư cách một công dân mà cả tư cách nghệ sĩ - người có lúc đã tưởng chết được nếu tước quyền viết của mình Giờ đây, quan niệm về cái đẹp của người mang một nỗi chấp nhất với nghề viết ấy - không ngừng viết bất lúc nào, với bất chuyển đợng nào của lịch sử, đã có sự hài hòa cần thiết Bởi cái Ðẹp giờ hiện hữu thực tại, là đời sống muôn màu của Nhân Dân ; cầm lên tay mà nâng niu ngắm nghía Hoài cổ không còn mang ý nghĩa níu kéo dĩ vãng mà được nâng lên thành ý thức về sự góp mặt của dĩ vãng ở hiện tại Có thể nói, chính sự đởi thay cách nhìn, cách khám phá về cái đẹp của Nguyễn Tuân là một tỏng những đặc điểm tiêu biểu để người ta nhận diện được đâu là ơng Ngũn của thời đại mới Tùy bút “Sơng Đà” coi là một cột mốc quan trọng, đỉnh cao mới sáng tác của Nguyễn Tuân nói chung và phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân từ sau Cách mạng tháng Tám nói riêng Ðọc "Sơng Ðà", thấy trữ lượng cái Ðẹp - chất "vàng" của đất nước và người Việt Nam cuộc sống mới - quả là nhiều Cánh cửa tâm hồn tài hoa, lãng tử của Nguyễn Tuân mở toang cho cái Ðẹp ùa vào, tưới tắn tâm hồn tưởng chừng đã héo hon, vui say mà hòa vào cuộc sống sục sôi của đất nước Đoạn trích “Người lái đò Sông Đà” là một đoạn trích nằm ở phần giữa tập tùy bút, là một đoạn trích ngắn đủ để thể hiện lòng đắm say, chấp nhất thiết tha với cái đẹp của Nguyễn Tuân Lịch sử vấn đề Nguyễn Tuân lòng mê say cái đẹp của mình từ lâu đã là niềm cảm hứng, mảnh đất màu mỡ để những yêu văn tìm tòi và khai thác Có người hứng thú với “Vang bóng mợt thời” – tập trụn ngắn đặc sắc của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám, đã rút mợt kết ḷn: Nguyễn Tn ln khao khát tìm “cái đẹp thực” song thời đại mà Nguyễn Tn sống, đẹp chân thật khơng dễ tìm chút nào, nói nhà văn Nguyễn Đình Thi “Trong đời ơng sống, đẹp thật khơng khớp với nhau” Có lẽ Nguyễn Tuân phải tìm đẹp q khứ tìm tâm tưởng, cảm giác (“Tìm hiểu quan niệm về cái đẹp của Ngũn Tn Vang bóng mợt thời” - ThS Triệu Thị Huệ, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM) Lê Lưu Oanh đến với tập truyện “Yêu ngôn” thì lại khẳng định rằng hành trình tìm cái đẹp của Ngũn Tn lại là hành trình xun khơng gian thời gian, “phải tìm một thế giới khác để được sống mãnh liệt, nồng nàn, cuồng nhiệt, phát huy tận độ cá tính của mình” (Nguyễn Đăng Mạnh) Thú vị và đặc sắc cả có lẽ là Đỗ Thị Mỹ Lợi tìm những nét tương đồng quan niệm về cái đẹp của Akutagawa Ryunosuke - mợt những người trụ cợt có công mở cánh cửa văn học Nhật Bản hiện đại và là một ba nhà văn của đất nước này được thế giới biết đến nhiều nhất, với Nguyễn Tuân qua bài viết “Chủ nghĩa mỹ truyện ngắn của Akutagawa và Nguyễn Tuân” Bài viết đã khẳng định: Lý tưởng thẩm mỹ đã đưa hai nghệ sĩ hai đất nước xích lại gần hành trình kiếm tìm tơn vinh đẹp – quả thật chính cái đẹp là thứ cầu nối vững bền mà tự nhiên nhất để kết nối hai trái tim cộng cảm Mục đích nghiên cứu Những bài viết hầu hết đều nhìn nhận hành trình tìm cái đẹp của Nguyễn Tuân một cách khái quát suốt quá trình “trưởng thành và lột xác” của ông, hoặc chuyên vào nghiên cứu một tập truyện ngắn / tùy bút với một nét phong cách chủ đạo xuyên suốt Bài viết này sâu vào nghiên cứu và phân tích hành trình truy tìm cái đẹp của Nguyễn Tuân đến với đất trời thiên nhiên Tây Bắc qua đoạn trích “Người lái đò Sông Đà” NỘI DUNG Về “cái đẹp” 1.1 Khái niệm Cái đẹp là một phạm trù mỹ học bản vừa là phạm mĩ học bản, vừa là phạm trù mĩ học trung tâm Bởi lẽ, đối tượng của mỹ học là đời sống thẩm mĩ của người Ðời sống thẩm mĩ rất phong phú đa dạng chủ yếu quay quanh cái đẹp Mà “cái đẹp” thì rất phở biến đời sớng, hay nói cách khác, người thường dễ bị thu hút va lôi cuốn bởi cái đẹp Trong văn học, cái đẹp đem lại cho người cảm giác khoái lạc về mặt thẩm mỹ, biểu hiện dưới hình thức cảm tính, dồng thời xác định giá trị thẩm mỹ của đối tượng về sự hoàn thiện, xem chúng là cá chiện tượng có giá trị thẩm mỹ cao nhất 1.2 Các quan niệm khác về cái đẹp Về cái đẹp, xung quanh phạm trù cái đẹp tồn tại rất nhiều quan điểm, nhiều trường phái khác Trong có ba phái chính nổi cộm: Phái cho rằng cái đẹp là thuộc tính khách quan của sự vật Phái này quan niệm: bản thân sư vật, tự nhiên đã chứa đựng cái đẹp Cái đẹp không lệ thuộc vào ý muốn của người Màu sắc của sự vật tồn tại ngoài ý thức người Nó là tḥc tính tự nhiên của tạo vật Ðẹp thế Ðẹp là phẩm chất của tự nhiên Thuộc về phẩm chất đẹp của tự nhiên là thuộc tính cân xứng, hài hòa, nhịp điệu, cấu trúc không gian, thời gian (điển hình có Platon, Hogart, Fechner, Leonardo De Vinci…) Phái cho rằng cái đẹp là sản phẩm của ý muốn chủ quan của người tiêu biểu có Kant -mợt triết gia tâm chủ quan, người Ðức, cho rằng: vẻ đẹp không nằm ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà nằm mắt của kẻ si tình Như vậy, theo Kant, cái đẹp là sản phẩm của ý thức cá nhân Socrate, một triết gia Hy Lạp cổ đại, lại theo phái cho rằng cái đẹp là cái có ích, cái có lợi ích thực dụng Ơng lí giải cái đẹp ln ln gắn với cái có ích, thậm chí, đánh đờng cái đẹp với cái có ích: cái đẹp là cái có ích và cái gì có ích là cái đẹp Ơng giải thích: Cái mợc đẹp là vì để tự vệ, còn cái giáo đẹp là vì người ta dùng sức mạnh mà lao về phía quân thù Mĩ học Socrate được gọi là mĩ học vụ lợi Sai lầm bản của Socrate là đánh đờng cái đẹp với cái có ích Tuy nhiên, quan niệm của ơng có ý nghĩa quan trọng ở chỗ đưa thực tiễn xã hội vào định nghĩa cái đẹp (Theo MĨ HỌC ĐẠI CƯƠNG - Nguyễn Hoa Bằng) Và để rồi, ý nghĩa Cách mạng quan niệm của mỹ học hiện đại với quan điểm Mác xít đã khẳn định bản chất của cái đẹp tính biện chứng – xã hợi của Cái đẹp là một những thuộc tính thẩm mỹ của hiện thực Nó chính là mợt giá trị xã hợi mang tính khách quan, rộng rãi của các sự vật, hiện tượng toàn vẹn, cụ thể, cảm tính được người cảm thụ, đánh giá và sáng tạo Cái đẹp giữ vị trí trung tâm của hệ thẩm mỹ, dùng để khái quát những giá tị xã hội tích cực, khách quan, rộng rãi của hiện thực thẩm mỹ, xuất phát từ thực tiễn, tồi tại dưới dạng hình tượng toàn vẹn, cụ thể – cảm tính phù hợp với tình cảm, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ của xã hội Như vậy, ngọn nguồn gốc rễ của bản chất vươn tới cái đẹp, sáng tạo theo qui luật của cái đẹp, đầu tiên và trước hết phải là đứa của đất mẹ hiện thực, hứng ánh sáng thế gian và tắm không bao la của đất trời Có thế, cái đẹp mới thật sự toàn vẹn 1.3 Cái đẹp tác phẩm văn học Mục đích đầu tiên và sau của nghệ thuật và văn học, theo là mang đến cái hay cái đẹp cho đời người Tự thân khơng có mầm mống của một mưu toan nào cả Hãy cho thản tự và mãi mãi là hiện thân của điều thiện của cái đẹp Hê –ghen nói: “Mỹ học là triết học của sự sáng tạo nghệ thuật” – nghệ thuật là hình thái cao nhất của sự đờng hóa thế giới thẩm mỹ theo quy luật của cái đẹp Nguyễn Đình Thi đã có lần khẳng định: “Nói nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả qua tâm hồn Đẹp tức là một cái gì cao cả Đã nói đẹp là nói cao cả Có nhà văn miêu tả mợt cái nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết người, cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả.” Thật vậy, mợt tác phẩm có trùn tải được “cái đẹp” đến đâu, “cái mỹ” thế nào, phần nhiều phụ thuộc vêào người nghệ sĩ “dùng” đơi mắt của mình đến đâu Nhà văn không nên nhìn sự vật ở mợt chiều, tức là khơng nên nói đến cái đẹp cái cao cả rồi cho rằng đã quá đủ Nhà văn phải linh hoạt, biết quan sát, biết đứng ở mọi nơi mọi chốn để tìm “ đẹp man mác khắp vũ trụ, lẩn khuất khắp hang ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường”, “cái đẹp ở những chỗ không ngờ tới, “cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật" (Thạch Lam) “Cái đẹp” đoạn trích “Người lái đò Sông Đà” 2.1 Cái đẹp của thiên nhiên Nguyễn Tuân là một nhà văn yêu nước, giàu lòng tự hào dân tộc Tình yêu nước ấy chính là tình yêu thiên nhiên tha thiết Đặc biệt, ông dụng tâm khám phá thiên nhiên vạn vật dưới góc đợ văn hóa thẩm mỹ Khám phá về sơng Đà – dòng chảy dữ dội của núi rừng Tây Bắc là một thành công đặc sắc của ông Chỉ có ơng Ngũn mới khơng nhọc cơng dò đến ngọn nguồn lạch sông, truy tìm đến tận nơi gốc tích khai sinh sông Đà, để biết chỗ phát nguyên của tḥc hụn Cảnh Đơng và thoạt kì thủy, dòng sông mang những cái tên Trung Hoa khá thơ mợng: Li Tiên, Bả Biên Giang Cũng chưa có nhà văn nào trước Nguyễn Tuân kể tên vanh vách 50/73 thác lớn nhỏ nằm lô nhô suốt một dải sông từ Lai Châu về đến chợ Bờ Cũng khơng có Ngũn, để hạ bút viết ba câu về màu sắc nước sông Đà đã phải có mấy lần bay ngang qua miền sông ấy Nếu sông Đà chảy xuôi dòng bao sơng khác thì có lẽ chẳng bao giờ Nguyễn Tuân nhọc lòng vì đến vậy, bởi khơng có gì đặc biệt thì làm hấp dẫn ngòi bút của nhà văn?! Nhất là lại với một người nghệ sĩ vốn chẳng bao giờ bằng lòng với những gì chung chung, đại khái Nguyễn Tuân Chẳng thế mà nguồn cảm hứng lời đề từ cho tác phẩm lại là câu thơ của Nguyễn Quang Bích: ''Chúng thuỷ giai đông tẩu Đà giang độc bắc lưu'' Ngay từ câu đề từ, Nguyễn Tuân đã vừa thâu tóm lấy cái thần sơng Đà, vừa tóm ln cái thần chữ của mình Mợt mặt “ bắc lưu ” là sư cưỡng lại “đông tẩu” - cái riêng đợ đáo là sự cưỡng lại sức xói mòn của cái chung nhàm cũ Mặt khác, “bắc lưu” tồn tạI trước “đông tẩu” - cái riêng độc đáo tờn tạ trước cái chung của đờng nghĩa vớI cái cao sự khác lạ là cái sáng tạo Sông Đà - sông độc lạ thật thích hợp vớI một ngòi bút độc lạ Nguyễn Tuân đã lay sông vô tri thức dậy, tướI vào linh hờn nó, và ơng khai sinh dòng sơng nghệ thuật của minh bằng một cái tên đủ in tính nết vào nó: “hung bạo và trữ tình” Tính cách sông Đà là một hệ thống những phẩm chát đối chọi nhu nước với lửa , và phải từ những nghịch lí nghịch âm ấy , sơng mớI có đủ điều kiện phơ bày hết vẻ phức tạp phong phú, đầy hấp dẫn của mình Ai đã nói: “Dù đã có bao người khắc, vẽ, và kể chuyện về sông Đà, làm thơ và ca hát với sơng Đà thì có lẽ chưa vượt được Nguyễn Tuân việc biến vùng sông nước ấy thành nghệ thuật , thành một gợi cảm mênh mang” Một dòng sông bạo và trữ tình, khám phá trèo lên mợt cái đầy gai, ngọn là quả ngọt, không ít khó khăn đầy thú vị 2.1.1 Vẻ đẹp uy nghiêm, hùng vĩ, dữ dội của Sông Đà Cái hùng vĩ, dữ dội của sông nằm ở khúc thượng nguồn – nơi đỉnh đầu tổ quốc ta Ngay từ đầu tác phẩm, nhà văn đã giới thiệu về nét đẹp hùng vĩ của vùng núi Tây Bắc – nơi dòng sông tọa lạc: “Núi Tây Bắc cao một ngàn thước, hai ngàn thước và ngọn núi ba ngàn một trăm bốn mươi hai thước, đỉnh đá Phăng Tây Păng cao nhất của Tổ quốc ta là mọc ở Tây Bắc Nằm lọt giữa cái thảm đá, giường đá vĩ đại Tây Bắc là Sông Đà, là trôi từ cấp đá các miền núi Tây Bắc dốc xuống” Và bằng tài hoa nghệ thuật sự tinh tế cảm nhận, Nguyễn Tuân đã khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của sông không ở diện mạo mà còn ở tâm địa của Ở diện mạo, Sơng Đà lợ rõ bợ mặt nham hiểm và nguy hiểm với những “đá bờ sông dựng vách thành” và những thành vách đá cao vút vững chãi, chẹt chặt lấy lòng sông hẹp Cái hẹp của lòng sông tác giả tả theo đủ cách: “Mặt sơng chỡ ấy lúc ngọ mới có mặt trời”; “Con hở nai vọt qua sơng, và can nhẹ tay thơi ném hòn đá từ bờ bên này qua bên vách” Chính sự chật hẹp ấy mang đến cho người ta cảm giác những vách đá tựa những thành trì kiên cớ, thâm nghiêm, chứa đầy những bí mật Nó vừa có sức hút người ta, vừa có sức đẩy người ta bởi sức đe dọa từ cái không khí thâm u ngàn đời của Và chính cái sự chật hẹp ấy đã mang lại cảm giác “ngồi khoang đò qua quãng ấy, mùa hè thấy lạnh, cảm thấy mình đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên mợt cái khung cửa sổ nào cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt đèn điện” - là cái lạnh nước bị cầm tù dưới chân vach đá, hay khí đá sắc dao, hoặc phải là cái cảm giác gai ghê ớn lạnh trước vẻ hùng vĩ, uy nghiêm tưởng chừng khơng mợt tia sự sớng tồn tại ấy của khúc thượng nguồn? Bằng cách so sánh vừa chính xác, tinh tế, vừa bất ngờ và lạ lùng, ta có cảm giác Nguyễn Tuân đã lục lọi đến tận kiệt cái “kho chữ” ấn tượng đầy ăm ắp để tìm cho được một cách nói làm kinh đợng hờn trí người nhất Và nữa là gió Sơng Đà đoạn ghềnh Hát Lng “dài hàng sớ” khơng phải là thứ mà người ta khinh nhờn, mà "nước xơ đá, đá xơ gió, c̀n c̣n l̀ng gió gùn ghè śt năm” Câu văn dài, nhịp văn nhanh lới diễn đạt theo kiểu móc xích, cấu trúc câu trùng điệp gợi hình ảnh nước đá sông Đà hệt một lũ cuồng quân dữ dằn lúc nào muốn tiêu diệt người Cái diện mạo dữ dằn của Sông Đà còn thấy ở những hút nước quãng Tà Mường Vát đầy ghê rợn: “Nước ở thở và kêu cửa cống cái bị sặc Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, quay lừ lừ những cánh quạ đàn.” Cách ví von đầy hình ảnh ấy khiến sông hiện lên không khác gì một loài thủy quái há miệng nhe nanh, tham lam muốn nuốt mồi quá khổ mà dãy dụa kêu lên những tiếng “ặc ặc” Sức hủy diệt của những hút ấy không phải dùng từ “đáng sợ” mà hình dung được: “Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua chèo nhanh để lướt quãng sông, y là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ngoài bờ vực Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên vừa rót dầu sơi vào Có những thùn đã bị cái hút hút xuống, thuyền trồng chuối ngược rồi biến đi, bị dìm và ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới” Đến những bè gỗ khổng lồ, những thuyền linh lợi mà còn trở thành miếng mồi ngon cho laofi thủy quái ấy thì huống hồ là người nhỏ bé, lẻ loi Âm nước thác góp them vào cái diện mạo hiểm đợc của sông: “như là oán trách gì, rồi lại là van xin, rồi lại là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”, rồi lại “tiếng một ngàn trâu mộng lồng lộn giữa rừng vầu rừng te nứa nổ lửa, phá tuông rừng lửa, rừng lửa gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng” Bằng nghệ thuật so sánh, nhân hóa tài ba những liên tưởng rất “đắt”, Nguyễn Tuân đã cho thấy giúp ta nhận thấy được sắc diện người những hình thù lũ đá vô tri, để rồi khắc họa nên một cảnh tượng thác nước hùng vĩ, nguy hiểm vơ Lần đầu tiên thơ văn có người lại dùng lửa để miêu tả nước, hai nguyên tớ có sức hủy diệt rất lớn lại ln tương khắc với nhau, có nước thì khơng có lửa, ngược lại, có lửa thì khơng có nước Vậy mà Ngũn Tn đã làm được điều Ơng quả là mợt nghệ sĩ bậc thầy! Cái tài của ông Nguyễn còn là sự điêu luyện tinh tế ông thổi hồn vào thứ đá vô tri một linh hồn, một xúc cảm, một diện mạo mà mặt hòn nào “ngỡ ngược”, rời “nhăn nhúm”, “méo mó” hệt một lũ tướng dữ quân tợn, đầu trâu mặt ngựa, phường bất hảo nơi thiên nhiên hoang dại với tâm địa hiểm ác lường trước được Đặc biệt nữa, sông Đà hình thành một trùng vi thạch trận, giao việc cho mỗi hòn, để chúng phối hợp lại thành ba trùng vi nguy hiểm Người lái đò muốn vượt qua dòng chảy này thì phải vượt qua ba trận chiến hiểm trở, táo bạo này Với giọng văn dồn dập, trí tưởng tượng phong phú, kho từ vựng giàu có, vớn tri thức phong phú được sử dụng hợp lí, Nguyễn Tuân một vị tướng tài ba trận đồ chữ nghĩa, dồn hết bút lực kéo người đọc vào vượt thác với người lái đò Trận thứ nhất “mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo Sóng nước thể quân liều mạng vào sát nách…” Sang đến trận thứ hai “tăng thêm nhiều của tử để đánh lừa thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua bên phía bờ hữu ngạn” Sang đến trận thứ ba dường ít cửa lại quyết liệt và mãnh liệt Sông Đà hiện lên không khác nào một thủy quái với thái độ đầy trịch thượng, hách dịch đòi nuốt chửng người lái đò và chiếc thuyền bất lúc nào Con sơng giờ phút này đã chính thức trở thành “kẻ thù số một” của người lái đò, với tất cả đặc tính nham hiểm, thâm độc nhất Thạch trận khôn lường ấy lại càng thêm phức tạp đá “đánh bạn” với nước – những đòn hiểm đợc “đòn âm”, “đòn tỉa”, “đánh hồi lùng” Hai thế lực hùn hạp với tạp nên thế gọng kìm hiểm độc, tạo thành một trận đồ bát quái kinh khủng Chính khúc thượng nguồn dữ dội ấy đã làm nên nét riêng độc đáo nhầm lẫn giữa muôn nghìn sông khác – một vẻ đẹp hùng vĩ tráng lệ đầy thách thức của dòng chảy Tây Bắc đại ngàn kì vĩ 2.1.2 Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của Sông Đà Cũng bao muôn nghìn sông khác, Sông Đà xuôi dòng đổ biển, thả dáng vươn mình qua những thung lũng, đồng bằng thoai thoải nơi hạ lưu Dòng sơng Đà khơng có những “dòng thác hùm beo hồng hộc tế manh sông đá” mà còn là tranh thủy mặc vương vấn lòng người với nét 10 đẹp trữ tình đầy thơ mộng biết bao nhiêu! Nhạc điệu trầm bổng, đưa người đọc đến với cái yên ả của dòng sông đà nơi hạ lưu: "Dòng sông quãng này lững lờ thương nhớ những hòn thác đá xa xôi để lại thượng nguồn Tây Bắc Và sông lắng nghe những giọng nói êm êm của người xi, và sông trôi những đò mình nở chạy buồm vải no khác hẳn những đò đuôi én thắt mình dây cổ điển dòng trên" Qua ngòi bút tinh tế của Nguyễn Tuân, từ tàu bay nhìn x́ng Sơng Đà “tn dài mợt áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và c̀n c̣n mùa khói mèo đớt nương xn” Thật là một cách so sánh tài hoa, phong tình, “áng tóc” hay chính là “áng thơ” – dòng sơng có cớt cách và phẩm giá nghệ tḥt một niềm thơ Đặc biệt tác giả miêu tả nước của dòng sông mới thật tuyệt vời và thi vị biết bao: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, nước Sông Đà không xanh màu canh hến của sông Gâm sông Lô Mùa thu nước sông đà lừ lừ chín đỏ da mặt một người bầm vì ruơu, lừ lừ cái màu đỏ giận giữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về” Màu nước sông tưởng những chiếc khăn với màu sắc khác mà núi rừng Tây Bắc quàng lên mình mỗi chuyển mùa Việc so sánh màu nước Sông Đà với những sông khác thể hiện một nét đặc sắc nữa phong cách Nguyễn Tuân là ông thường miêu tả những cảnh đẹp tuyệt mỹ, tuyệt đích; cái đẹp ấy là sự hội tụ của cái đẹp thi vị trữ tình và vẻ đẹp hoành tráng dữ dội đến dữ dằn Đọc những câu văn này mà lại nhớ đến mà Nguyễn Tuân tả màu nước biển Cô Tô: “Biển xanh ? Xanh chuối non ? Xanh chuối già ? Xanh mùa thu ngả cốm làng Vòng ? Nước biển Cơ Tơ đổi từ vẻ xanh sang vẻ xanh khác Nó xanh màu áo Kim Trọng tiết Thanh Minh ? Ðúng phần thơi Bởi sóng vừa dội lên đã gia giảm thêm chút gì, đã pha biến sang màu khác Thế nước biển xanh vạt áo nước mắt ông quan Tư Mã nghe đàn tì bà sóng Giang Châu có khơng?” Chẳng hiểu đọc mợt lần vậy thơi mà ta đã nghĩ rằng – quả là văn cụ Nguyễn Những từ ngữ mượt mà, sức liên tưởng phóng túng của mình, Nguyễn tuân đã trao cho sông vô tri một linh hồn rất người, mang tâm trạng, tình cảm Để rồi ông nhìn sự gợi cảm của Sông Đà với vẻ đẹp của nắng tháng 11 ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”, làm cho người rừng dài ngày “vui thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui nối lại chiêm bao đứt quãng” Cách so sánh ví von tự nhiên mà giàu sức gợi, khiến cho cái tình Nguyễn Tuân đối Sông Đà thật chẳng khác nào cái tình giữa những người tri kỉ, tình với một “cố nhân” Bờ bãi Sông Đà khúc hạ lưu lại mang một vẻ đẹp rất riêng đầy thơ mợng của mợt vùng bờ bãi “lặng tờ” Có những cảnh hoang vu, hoang sơ đến kì lạ: “Bờ sông hoang dại một bờ tiền sử Bờ sông hồn nhiên một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” Hai bên sông còn là “những nương ngô nhú lên những lá ngô non đầu mùa, những cỏ gianh đồi núi những nõn búp Một đàn hươu cúi đầu ngốn cỏ gianh đẫm sương đêm” Trong lúc thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng và tuyệt đẹp thế, nhà văn bỗng cảm thấy “thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu” - muốn được đánh thức bởi sự hiện diện của người Thiên nhiên đẹp đấy hoang sơ, “tịnh khơng mợt bóng người”, “mợt nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa” mà khơng có chăm sóc, “dường từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này lặng tờ đến thế mà thôi” – một vẻ đẹp thách thức thời gian, tựa trường tồn vĩnh cửu Thật buồn tẻ! Nhưng nhanh chóng, từ quá khứ nhà văn trở về với hiện tại và hướng tới tương lai đẹp đẽ Đất đai ở có người khai phá, đường xá được mở, những làng thị trấn được mọc lên, khắp nơi đều đầy ắp tiếng cười nói của mọi người Chỉ là trí tưởng tượng phong phú của Nguyễn Tuân mới đưa một phép so sánh mới lạ đầy ấn tượng nhường ấy, lấy không gian đặt cạnh thời gian, lấy cái vô hình để ví von với cái hữu hình - so sánh không nhằm để tả, mà hòng gợi Đang mộng mơ bên cảnh sông Đà, Ngũn Tn có mới giao cảm kì lạ với loài vật: “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi ánh cỏ sương, chăm chăm nhìn lừ lừ trôi một mũi đò Hươu vểnh tai, nhìn không chớp mắt mà hỏi tơi bằng cái tiếng nói riêng của vật lành: Hỡi ơng khách sơng Đà, có phải ông vừa nghe thấy một tiếng còi sương?” Ở dường là vật hỏi người hay chính là người say cảnh mộng mà tự hỏi mình Cảnh sơng Đà thơ mợng là thế, có những khoảng lặng diệu kì khiến người ta rơi vào cảm giác thần tiên để rồi tiếng đập nước của ”đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng bạc rơi thoi đuổi mất đàn hươu biến” đánh thức người mộng Nguyễn Tuân đã dùng cái động để tả thật tài tình cái tĩnh lặng kì diệu 12 Vẻ đẹp hoang sơ thơ dại là thế, bờ bãi Sông Đà còn mang một vẻ đẹp trữ tình nên thơ Lênh đênh dòng nước xanh ngọc đẹp đẽ, phẳng lặng, nhà thơ chợt có sự đồng điệu cảm xúc về sông Đà Tản Đà trước: “Dải sông đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” Vậy là Sông Đà đã trở thành nguồn thi cảm, nơi gặp gỡ của muôn hồn thi nhân không chia người sau kẻ trước ở một lòng thiết tha với cảnh sắc và phong vị quê hương Đặc biết, cách diễn đạt của Nguyễn Tn đã xóa nhòa ranh giới giữa dòng sơng và dòng thơ, giữa hiện tại và cảnh mộng nhớ, khiến thuyền Nguyễn Tuân không trôi Sông Đà nữa mà còn viễn du vào mênh mông vùng nghệ thuật Để rồi, ta lại không kìm được mà thốt lên rằng: quả thực “chưa vượt được Nguyễn Tuân việc biến vùng sông nước ấy thành nghệ thuật, thành một gợi cảm mênh mang” 2.2 Cái đẹp của người 2.2.1 Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân về người Dù trước hay sau Cách mạng, quan niệm nghệ thuật của Ngũn Tn về người đều có mợt điểm thớng nhất: tiếp cận người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ Nếu Thạch Lam truy tìm cái đẹp cuộc đời nghèo khổ, bình dị, thì Nguyễn Tuân thường say mê với những vẻ đẹp phi thường, tuyệt mĩ Trong quan niệm của nhà văn cả những người bình thường thực thi những công việc bình thường phải đạt tới đỉnh cao của sự tài hoa, khéo léo.Tuy nhiên, nếu trước Cách mạng tháng Tám, người Nguyễn Tuân hướng tới và ca ngợi là những “con người đặc tuyển, những tính cách phi thường” thì sau Cách mạng, nhân vật tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân tìm thấy cuộc chiến đấu, lao động hàng ngày của nhân dân Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là một người tài tử, thích chơi “ngông”, mắc cái bệnh ham mê sắc, thích chiêm ngưỡng, chắt chiu cái Đẹp và nhấm nháp những cảm giác mới lạ Nhưng trải qua một cuộc “lột xác”, bừng tỉnh nhận thức và tư duy, nhà văn trở nên nhạy cảm với người mới, c̣c sớng mới từ góc đợ thẩm mĩ của Khơng còn là mợt Ngũn Tn “nghệ tḥt vị nghệ thuật” nữa Ông đã nhìn cái đẹp của 13 người là cái đẹp gắn với nhân dân lao động, với cuộc sống nẩy nở sinh sôi, đồng thời lên án, tố cáo chế độ cũ, khẳng định bản chất nhân văn của chế độ mới Hình tượng người lái đò đoạn trích “Người lái đò Sông Đà” chính là một hình tượng tiêu biểu đặc trưng cho cách nhìn người của Nguyễn Tuân thời kì mới 2.2.2 Vẻ đẹp của hình tượng người lái đò Người lái đò dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân đã không đơn thuần là một người lao động bình thường nữa mà đã trở thành người nghệ sĩ mặt trận sông nước với một phẩm chất tài hoa nghệ sĩ Có lẽ bao tình cảm đam mê, yêu quý sông Đà của Nguyễn Tuân được gửi gắm vào nhân vật ông lái đò, nên nhà văn đã để nhân vật của mình gắn bó với sơng Đà đến mức máu thịt, hiểu và yêu dòng sông đến mức thuộc lòng tên thác tên ghềnh một nghìn tên dù dễ hay khó đều hợi tụ lắng đọng thành một dòng chảy trái tim của ông lái đò hay chính là trái tim của Nguyễn Tuân Ông thuộc dòng sông thuộc một “bản trường ca, thuộc đến dấu chấm dấu phẩy, dấu chấm than và đoạn x́ng dòng” Ơng lái tựa mợt người nghệ sĩ đích thực nhìn sông nhìn một tác phẩm nghệ thuật; và đã không còn đơn thuần là tình yêu của một người làm nghề với mơi trường nghề nghiệp nữa mà đã trở thành niềm đắm say của người nghệ sĩ với công trình tuyệt tác nghệ thuật mà đất trời đã hào phóng ban cho Tây Bắc xa xơi Khơng yêu mến, ông lái còn am hiểu sông một cách tận tường “đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này” Có lẽ chính vì thế mà ơng lái đò đã khuất phục, chế ngự được sự bạo của dòng sơng Đà Ơng khơng phải thần thánh mà là một người lao động bình thường bằng xương bằng thịt với chí dũng song toàn mà hiên ngang đối đầu với cả “thần”, chiến thắng thiên nhiên nghiệt ngã để tồn tại Sự tài hoa, trí dũng của ông lái đò được cụ thể qua những cuộc giao tranh dữ dợi với nước, sóng, gió và đá qua ba thạch trận 14 Trước hết là trùng vi thạch trận thứ nhất, người đọc đặc biệt ấn tượng với những câu văn tả đá được nhân hóa mợt đội quân: “đá tảng, đá hòn”…, “đá tiền vệ” đã bày thạch trận với năm cửa, có bớn cửa tử và mợt cửa sinh Bên cạnh đó, nhà văn sử dụng một loạt động từ trùng điệp để tô đậm sức mạnh của đội quân đá: “mai phục”, “nhổm cả dậy”, “đứng ngồi nằm tùy theo sở thích” “ăn chết”, “canh cửa”, “hất hàm’…Cộng hưởng với những động từ là những tính từ làm nổi bật tính bạo: “ngỡ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó…Tất cả làm nởi bật thế và lực của đá sông vừa đông vừa mạnh tợn, ghê sợ tạo thành thế không cân sức với ơng lái đò có mợt mình đơn phương độc mã để gieo vào lòng người đọc bao phấp phỏng, hồi hộp Bên cạnh đá là nước, “phối hợp với đá, nước thác reo hò làm viện cho đá”, tạo nên âm dữ dội tăng thêm không khí chiến đấu ác liệt Sóng nước biết tung các đòn đánh nguy hiểm đánh giáp lá cà, đánh khp q̣t vơ hời, đá trái, thúc gới…Có thể nói Ngũn Tn đã rợng mở sự un bác tài hoa của mình để kho ngôn từ phong phú sinh động đầy ắp mọi lĩnh vực của sự sống, tuôn chảy không ngừng cả các ngôn ngữ quân sự thể thao, quân sự được huy động với tần số đậm đặc để cực tả đá nước sông Đà Đây chính là nghệ thuật vẽ mây đẩy trăng để gián tiếp ca ngợi chí dũng song toàn của ông lái đò sáng suốt lựa chọn binh pháp chế ngự kết hợp phòng thủ Ở chặng này, nhà văn ca ngợi ơng lái đò có sức chịu đựng phi thường “ông đò cố nén vết thương, hai chân kẹp chặt cuống lái”… huy ngắn gọn kín đáo và ông đã chiến thắng “phá xong trùng vi thạch trận thứ nhất” Ở trùng vi thạch trận thứ hai, đá nước sóng tăng thêm nhiều cửa tử “dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh”, “bốn năm thủy quân không ngớt khiêu khích”…Những động từ mạnh tiếp tục tuôn chảy không ngớt những trang văn cộng hưởng với phép tu từ so sánh nhân hóa rất đợc đáo giúp nhà văn biến sóng nước thành hùm thiêng, sông nước tăng thêm sức mạnh đến đỉnh điểm của Đà giang để tiếp tục tôn lên tư thế hào hùng của ơng lái đò Ơng lái đò “khơng chút nghỉ tay, nghỉ mắt phá vòng vây thứ hai và đổi chiến thuật”, “ông đò nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá, ông đã thuộc hết quy luật phục kích của lũ đá” nên ông chủ động tự tin nhanh nhẹn làm chủ tình thế “cưỡi lên thác sông Đà cưỡi hổ, nắm chặt bờm sóng, ghì cương lái, phóng nhanh, chặt đơi thác để mở đường tiến” Những động từ mạnh liên tiếp lại đưa người đọc vào c̣c chiến của sóng nước tạo trạng thái say say sóng, để từ tơn vinh lên những nét đẹp của ơng lái đò là mưu trí, dũng cảm, kiên cường 15 Nếu ở cuộc giao tranh thứ nhất và thứ hai Nguyễn Tuân cực tả vẻ đẹp trí dũng song toàn và phẩm chất anh hùng của ông lái đò thì ở chặng thứ ba này Nguyễn Tuân muốn cho người đọc thấy “tay lái hoa” của ông lái Nguyễn Tuân miêu tả “bên phải, bên trái đều là luồng chết” khiến ông lái đò phải vận dụng tài nghề nghiệp của mình, nâng thuyền của mình lên mặt nước nghệ sĩ lái mô tô bay không trung để “xuyên qua mặt nước”…những động từ mạnh “vút” hay “xuyên” lặp lặp lại nhấn mạnh tốc độ lái thuyền nhanh mạnh, cộng với nhiều phép so sánh liên tiếp khiến người đọc vừa cảm nhận được độ nhanh mạnh vừa cam nhận được độ khéo léo của thuyền hướng luồn lách tránh đội quân đá đông đúc Nghệ thuật lái thuyền đến khiến người đọc hoàn toàn tâm phục, phục Đúng là ông lái đò đã đạt đến mức nghệ sĩ nghề nghiệp của mình Vượt qua thách dữ ghềnh sâu, ông lái lại trở vè là một người ung dung, bình dị của cuộc sống thường nhật Xong trận, ông nào ung dung, thản chưa vượt thác: sóng thác xèo xèo tan trí nhớ Sông nước lại bình Đêm ấy nhà đò đốt lửa hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang ca mùa khô nổ những tiếng to mìn bộc phá rồi túa đầy tràn ruộng Cũng chả thấy bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi Như những nghệ sĩ chân chính, sau vắt kiệt sức mình để thai nghén nên tác phẩm không mấy tự tán dương về công sức của mình Nguyễn Tuân đầy tinh tế mà đưa một lời nhận xét: “Cuộc sống của họ là ngày nào chiến đấu với sông Đà dữ dội, ngày nào giành lấy sự sớng từ tay những cái thác, nên khơng có gì là hời hợp, đáng nhớ… Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo” Chính sự khiêm nhường coi chiến tích vĩ đại là một chuyện bình thường đã khiến hình ảnh người lao động càng trở nên lồng lợng phi thường Và có phải người lái đò anh hùng có lẽ dế thấy, nhìn người lái đò tài hoa, có Nguyễn Tuân KẾT LUẬN Quả thực Nguyễn Tuân là một nhà văn suốt đời mê cái đẹp và mải miết truy tìm cái đẹp Vẻ đẹp thiên nhiên và người nơi Tây Bắc xa xôi đã hòa quyện phối hợp với thực nhuần nhị, thiên nhiên hùng vĩ làm nền cho người xuất hiện đầy hùng tráng, người lại tô điểm cho thiên nhiên them mỹ lệ, lộng lẫy Chính điều này đã phần nào thể hiện một nét phong cách đặc trưng của 16 ông: ưa “quan sát, khám phá sự vật ở phương diện mĩ thuật và người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ” (Nguyễn Đăng Mạnh) Giữa cuộc sống bình dị này, chính nhà văn là người mang lại cho ta một thế giới mới, tinh khôi, kì diệu Nguyễn Tuân là một nhà văn, mợt người góp phần sáng tạo lại thế giới Văn chương của Nguyễn Tuân đã mang đến cho một chân trời huyền bí riêng biệt, hấp dẫn và đợc đáo Đó là chân trời của cái đẹp, của sự tài hoa và uyên bác – nơi những chữ nhảy múa vi diệu trận đồ chữ nghĩa, mang đến một mỹ cảm trọn vẹn tỏng cả nội dung và hình thức nghệ thuật “Người lái đò Sơng Đà” khép lại những mỹ cảm mang đến đọng lại mãi, vấn vương tâm trí người ta một niềm ám ảnh 17 ... khái Nguyễn Tuân Chẳng thế mà nguồn cảm hứng lời đề từ cho tác phẩm lại là câu thơ của Nguyễn Quang Bích: ''Chúng thuỷ giai đông tẩu Đà giang độc bắc lưu'' Ngay từ câu đề từ, Nguyễn. .. đủ để thể hiện lòng đắm say, chấp nhất thiết tha với cái đẹp của Nguyễn Tuân Lịch sử vấn đề Nguyễn Tuân lòng mê say cái đẹp của mình từ lâu đã là niềm cảm hứng, mảnh... Nguyễn Tuân cực tả vẻ đẹp trí dũng song toàn và phẩm chất anh hùng của ông lái đò thì ở chặng thứ ba này Nguyễn Tuân muốn cho người đọc thấy “tay lái hoa” của ông lái Nguyễn

Ngày đăng: 31/03/2020, 21:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan