TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Chu Thị Kim Chung Tên luận án: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05 T
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
CHU THỊ KIM CHUNG
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ NGUYÊN LIỆU BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP- 2019
Trang 2HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
CHU THỊ KIM CHUNG
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ NGUYÊN LIỆU BỀN VỮNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện để tài
Hà Nội, ngày 01 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận án
Chu Thị Kim Chung
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình về nhiều mặt của các tổ chức và các cá nhân trong và ngoài học viện Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến:
Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban Quản lý đào tạo, tập thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phát triển nông thôn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo PGS.TS Mai Thanh Cúc, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ và các
Sở, ban, ngành của tỉnh
Lãnh đạo UBND huyện Thanh Sơn, Phù Ninh, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè nguyên liệu và những hộ trồng chè đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi cung cấp số liệu, tư liệu khách quan và nói lên những suy nghĩ của mình để giúp tôi hoàn thành luận
án này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực Phẩm, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã ủng hộ và giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 5 năm 2019
Nghiên cứu sinh
Chu Thị Kim Chung
Trang 5PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững 7 2.1.1 Khái niệm, bản chất của phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững 7 2.1.2 Vai trò của phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững 14 2.1.3 Đặc điểm phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững 17 2.1.4 Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững 20 2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững 27
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững của một số
Trang 62.2.2 Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ở một số
2.2.3 Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ở Việt Nam 37 2.2.4 Bài học kinh nghiệm cho phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ở
3.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ 42 3.1.2 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của
tỉnh Phú Thọ đối với phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững 46
3.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững 54 3.5.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển kinh tế 54 3.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững về
Trang 74.1.4 Thực trạng các hình thức tổ chức sản xuất và liên kết trong phát triển sản
4.1.5 Thực trạng tình hình sử dụng đầu vào trong quá trình sản xuất chè
4.2.4 Đánh giá chung về mức độ phát triển bền vững của sản xuất chè nguyên
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ở
4.3.2 Chính sách phát triển sản xuất chè nguyên liệu 99
PHẦN 5 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ
5.1 Căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp phát triển sản xuất chè nguyên
5.2 Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững
5.2.2 Mục tiêu phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững của tỉnh Phú Thọ
Trang 85.3 Một số giải pháp phát triển sản xuất chè nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 125 5.3.1 Điều chỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến 125
5.3.3 Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong sản xuất chè nguyên liệu 131 5.3.4 Đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị toàn cầu 134 5.3.5 Tăng cường ứng dụng tiến bộ công nghệ kỹ thuật trong sản xuất chè
Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 151
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 103.1 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ 45
4.1a Diện tích, năng suất, sản lượng chè nguyên liệu của tỉnh Phú Thọ 63 4.1b Diện tích, năng suất, sản lượng chè búp tươi tại địa bàn nghiên cứu 65
4.3 Cơ cấu diện tích chè búp tươi theo giống chè trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 67
4.5 Chi phí bình quân cho 1 ha chè kiến thiết cơ bản và kinh doanh của các
4.8 Diện tích chè được chứng nhận an toàn đến năm 2017 76
4.10 Hiệu quả kinh tế của hộ/trang trại sản xuất chè nguyên liệu theo quy mô
4.14 Kết quả và hiệu quả đầu tư cho một chu kì sản xuất chè nguyên liệu tỉnh
Phú Thọ với các mức lãi suất chiết khấu khác nhau 85 4.15 Tình hình lao động việc làm trong phát triển sản xuất chè nguyên liệu ở
Trang 114.17 Kỹ thuật canh tác để bảo vệ đất dốc của các nhóm hộ 89
4.20 Nguồn gây tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất chè nguyên liệu 91 4.21 Đánh giá sản xuất chè nguyên liệu theo tiêu chí phát triển bền vững 97 4.22 Đánh giá của nông hộ về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới sản xuất
4.23 Mức độ ảnh hưởng của lượng mưa đến sản lượng chè nguyên liệu 98 4.24 Quy hoạch phát triển sản xuất chè nguyên liệu của tỉnh Phú Thọ đến 2020 103 4.25 Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất chè nguyên liệu 104 4.26 Kết quả sản xuất chè nguyên liệu của các nhóm hộ theo trình độ văn hóa 107 4.27 Trang thiết bị trong sản xuất chè tại các hộ/ttr điều tra 108 4.28 Tình hình thu mua chè nguyên liệu ở tỉnh Phú Thọ 112 4.29 Thị trường các nước xuất khẩu chè nguyên liệu chủ yếu và thị trường
4.30 Giá bán bình quân chè búp tươi của tỉnh Phú Thọ 116 4.31 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các tác nhân
5.1 Diện tích chè nguyên liệu tỉnh Phú Thọ quy hoạch tới năm 2020 và tầm
Trang 12DANH MỤC SƠ ĐỒ
3.1 Khung phân tích phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ở tỉnh Phú Thọ 49 4.1a Kênh tiêu thụ chè nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 114 4.1b Kênh tiêu thụ chè nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 114 4.1c Kênh tiêu thụ chè nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 114
Trang 13DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang 15
DANH MỤC HỘP
4.1 Muốn xuất khẩu chè trước hết chất lượng phải đảm bảo tốt 73 4.2 Hái chè bằng máy gây ảnh hưởng đến chất lượng chè nguyên liệu 73 4.3 Tham gia sản xuất chè an toàn chúng tôi được hướng dẫn kỹ thuật từ
khâu trồng, chăm sóc, phun thuốc bảo vệ thực vật 74 4.4 Kiểm soát chất lượng chè nguyên liệu còn nhiều bất cập 75 4.5 Người trồng chè vẫn còn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan 76
4.7 Nên quy hoạch các vùng trồng chè nguyên liệu chi tiết 82 4.8 Chỉ có 3000m 2 nhưng năm nào gia đình cúng thu được trên 5 tấn chè
4.10 Quy hoạch vùng chè tập trung ở các huyện trọng điểm 102
4.12 Giá chè nguyên liệu làm chúng tôi chưa yên tâm 110 4.13 Các cơ sở chế biến nhỏ lẻ đã chọn giải pháp đầu tư qua giá 111
Trang 16TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Chu Thị Kim Chung
Tên luận án: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng để đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận: (i) Tiếp cận bền vững; (ii) Tiếp cận có sự tham gia; (iii) Tiếp cận theo các loại hình tổ chức kinh tế
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Dựa vào điều kiện tự nhiên, quy mô diện tích và ý kiến tư vấn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Thọ Tác giả chọn
2 huyện đại diện cho 2 vùng đặc trưng của tỉnh là: huyện Thanh Sơn đại diện cho vùng miền núi; huyện Phù Ninh đại diện cho vùng trung du, tác giả chọn mỗi huyện 3 xã để khảo sát các hộ nông dân trồng chè nguyên liệu
Phương pháp phân bổ số lượng mẫu cho các huyện được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu điển hình tỷ lệ Các đơn vị mẫu được chọn ra từ các xã, huyện theo phương pháp chọn ngẫu nhiên để tiến hành điều tra, lấy ý kiến nhận xét đánh giá
- Phương pháp thu thập thông tin
+Thông tin thứ cấp thu thập từ những tài liệu có liên quan về quy hoạch, đầu tư,
sản xuất, thị trường tiêu thụ, dân số, lao động, đất đai
+Thông tin sơ cấp là những thông tin mới, được thu thập bằng các phương pháp
chủ yếu là điều tra thông qua phiếu phỏng vấn và phỏng vấn sâu các đối tượng
- Phương pháp phân tích và xử lý thông tin
+ Phương pháp thống kê mô tả; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức; phương pháp phân tích đầu tư dài hạn; phương pháp cho điểm đánh giá mức độ bền vững
+ Công cụ xử lý: Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel
Kết quả chính và kết luận
Trong đề tài, lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững
Trang 17đã được luận giải và làm sáng tỏ, từ đó khung phân tích phát triển sản xuất chè bền vững
đã được phát triển để làm cơ sở nghiên cứu đề tài
Trong đề tài, các thông tin số liệu về thực trạng phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững tại tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua đã được bổ sung và cập nhật Cụ thể diện tích, năng suất, sản lượng chè nguyên liệu tính đến tháng 12/2016 diện tích chè nguyên liệu là 16.500 ha trong đó diện tích cho sản phẩm là 15.180 ha chiếm hơn 12% diện tích của cả nước Năng suất bình quân đạt 10,35 tấn/ha cao hơn bình quân chung cả nước Sản lượng chè búp tươi đạt 157.216 tấn chiếm hơn 13% tổng sản lượng chè cả nước Cơ cấu giống chè đảm bảo hợp lý giữa giống chè mới và cũ đảm bảo tính đa dạng sinh học và tính bền vững trong sản xuất chè búp tươi Các hình thức tổ chức sản xuất
và liên kết trong phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua tuy còn nhiều hạn chế song cũng đã phần nào tháo gỡ khó khăn cho các hộ trồng chè Tình hình sử dụng đầu vào trong quá trình sản xuất chè nguyên liệu cũng đã
có những chuyển biến tích cực Tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế như việc áp dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật sản xuất chè nguyên liệu còn chậm, việc hái chè bằng máy còn nhiều bất cập dẫn đến không đảm bảo đúng yêu cầu của các công ty chè, việc quản lý chất lượng chè nguyên liệu còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Đề tài cũng đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như điều kiện tự nhiên, chính sách phát triển sản xuất chè nguyên liệu, công tác quy hoạch, cơ sở hạ tầng và dịch vụ công, nguồn lực và thị trường tiêu thụ
Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, chính sách của Nhà nước và của tỉnh Phú Thọ, các nhóm giải pháp được đề xuất bao gồm: (i) Điều chỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến; (ii) Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng; (iii) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong sản xuất chè nguyên liệu; (iv) Đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị toàn cầu (v) Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất chè nguyên liệu; (vi) Hỗ trợ tín dụng cho hộ nông dân sản xuất chè nguyên liệu; (vii) Củng cố và phát triển thị trường
Trang 18THESIS ABTRACT PhD candidate: Chu Thi Kim Chung
Thesis title:: Development of sustainable tea production in Phu Tho province
Major: Development Economics Code: 9 31 01 05
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives: Assess the status and analyze the affecting factors and propose
solutions to develop sustainable tea production in Phu Tho province
Materials and Methods
Approach: (i) Sustainable approach; (ii) Participatory approach; (iii) Access by types of economic organizations
Site selection methodology: Based on natural conditions, size of area and advice
of Phu Tho Department of Agriculture and Rural Development The author selected two districts representing two typical areas of the province: Thanh Son district represents mountainous areas; Phu Ninh district represents midland regions The author selects each district 3 communes to survey the tea farmers
The method of allocating sample numbers to districts is done using the typical sampling method Sample units were selected from the communes and districts using the random sampling method to conduct the survey and collect comments and assessments
- Method of collecting information:
+ Secondary information collected from relevant documents on planning, investment, production, consumption market, population, labor, land
+ Primary information is new information, collected by the main methods of survey through questionnaires and in-depth interviews
- Methods of analysis and processing of information
+ Descriptive statistics method; comparative method; methods of analyzing strengths, weaknesses, opportunities and challenges; Long-term investment analysis method; method for rating the level of sustainable development
+ Processing tools: The data is entered and processed by Microsoft Excel software
Main findings and conclusions
In the study there are overviews and clarification development of sustainable tea production has been clarified and practical issues related, from which the analysis
Trang 19framework for sustainable tea production has been developed as a basis for research on the topic
In the thesis, the data on the sustainable development of sustainable tea production
in Phu Tho province has been updated and updated Specific area, productivity and output
of tea raw materials as of December 2016 area of tea material is 16,500 hectares of which the product area is 15,180 hectares, accounting for more than 12% of the country The average yield is 10.35 tons / ha higher than the national average The output of fresh tea leaves reached 157,216 tons, accounting for more than 13% of total tea output in the country Tea seedlings ensure the fit of new and old varieties to ensure the biodiversity and sustainability of fresh tea buds production The forms of production organization and links
in the development of sustainable tea production in the province in the past time, though still limited, but partly remove difficulties for the tea planters The situation of using inputs
in the process of tea production has also made positive changes However, there are still limitations such as the application of science and technology of tea production is slow, the tea picking machine is still inadequate to meet the requirements of the tea companies, The quality of tea is limited, and food hygiene and safety is not ensured
The study also analyzed the factors affecting the development of sustainable tea production in Phu Tho province such as natural conditions, policies for development of raw tea production, planning, infrastructure and public services, resources and markets
To overcome the remaining issues, restriction on the basis of the views, guidelines and policies of the State and Phu Tho province, proposed groups of solutions include: (i)
To review, arrange and plan raw material areas for processing establishments; (ii) Increasing investment in infrastructure; (iii) Improving capacity and quality of labor resources in production of tea; (iv) Promote productive links (v) To enhance the application of scientific advances in the production of tea raw materials; (vi) Credit support for farmers producing raw tea; (vii) Consolidate and develop the market
Trang 20PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây chè (Camellia sinensis Kuntze) là cây công nghiệp dài ngày có nguồn
gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, là cây trồng xuất hiện từ lâu đời có lịch sử phát triển gần 5000 năm, được trồng khá phổ biến trên thế giới hơn cả cà phê và
ca cao Chè được tập trung trồng nhiều nhất ở Châu Á, đặc biệt là một số quốc gia như Trung Quốc, Srilanka, Nhật Bản, Indonexia, Việt Nam (Nguyễn Hữu Khải, 2005) Hiện nay đã có 58 nước trên thế giới sản xuất chè, trong khi có trên
200 nước tiêu thụ chè sử dụng làm đồ uống, đây chính là một lợi thế tạo điều kiện cho việc sản xuất chè ngày càng phát triển (Nguyễn Văn Toàn, 2014) Cây chè đã
có mặt ở Việt Nam từ rất lâu đời, vì vậy Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất chè cũng như văn hóa thưởng thức trà Với gần 130 nghìn ha diện tích trồng chè, sản lượng chè của Việt Nam đạt 1 triệu tấn/năm Việt Nam hiện là nước sản xuất chè đứng thứ 7 và xuất khẩu chè đứng thứ 5 trên thế giới Năm 2017, Việt Nam xuất khẩu khoảng 140 nghìn tấn chè khô, trị giá 230 triệu USD Sản phẩm chè của Việt Nam đã được giới thiệu tới 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với các thị trường chính là Pa-ki-xtan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Hoa Kỳ…(Việt Oanh, 2018) Việt Nam là một quốc gia có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè phát triển, chè là một cây công nghiệp lâu năm, cho sản phẩm trên một năm từ 4 - 5 lứa Cây chè có tính ổn định, mang lại thu nhập khá ổn định cho người trồng chè Cây chè thích ứng với vùng miền núi và trung du phía Bắc, giúp chống xói mòn, phủ xanh đất trống đồi trọc, thu hút lao động nhàn rỗi
Vì vậy, việc phát triển cây chè ở nhiều vùng sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất, tạo ra vùng chuyên sản xuất hàng hoá xuất khẩu Cây chè được coi là một sản phẩm có giá trị cao, góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
Phú Thọ từ lâu được xem như là cái nôi của ngành chè Việt Nam, là tỉnh có diện tích chè đứng thứ 5 và là tỉnh có sản lượng chè sản xuất ra đứng thứ tư toàn quốc Theo số liệu tổng hợp của Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn Phú Thọ tính đến năm 2016 tổng diện tích chè toàn tỉnh là 16,5 ngàn ha trong đó diện tích cho sản phẩm là 15,18 ngàn ha Năng suất chè búp tươi trên diện tích cho sản phẩm đạt 10,35 tấn/ha, sản lượng đạt 157,216 ngàn tấn Cây chè là cây công nghiệp mũi nhọn, được xác định là một trong những cây trồng chủ yếu của tỉnh
Trang 21Tuy nhiên, sản xuất chè nguyên liệu trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua còn chưa ổn định, phát triển không bền vững và bộc lộ nhiều hạn chế: Thứ nhất, chưa thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất chè nguyên liệu, quy mô sản xuất nhỏ, manh mún nên khó khăn cho việc ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật mới Thứ hai: sự liên kết giữa các tác nhân rất lỏng lẻo, việc dự báo xu hướng phát triển và các nội dung về thị trường giá cả chưa sát với thực tế Thứ ba, trình
độ của lao động sản xuất chè nguyên liệu thấp, không đồng đều Thứ tư, công tác chỉ đạo của các cơ quan nhà nước thúc đẩy liên kết, sản xuất tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và các hộ dân trồng chè còn hạn chế Thứ năm, việc quản lý các
cơ sở chế biến chè chưa chặt chẽ, hầu hết không có vùng nguyên liệu ổn định, rõ ràng, chưa đầu tư hỗ trợ nông dân trồng chè thông qua ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu; Sản xuất chè nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay quá tập trung vào nâng cao năng suất, sản lượng (đầu tư phân khoáng, sử dụng hoá chất độc hại tràn lan…) dẫn tới chi phí sản xuất ngày càng cao, đất ngày càng nghèo kiệt (thành phần lý tính xấu, nghèo vi sinh vật), để lại dư lượng trên sản phẩm, làm
ô nhiễm môi trường sinh thái và giá bán của sản phẩm thấp Đó là những biểu hiện
cơ bản của sản xuất chè nguyên liệu không bền vững Đặc biệt, nhiều cơ sở chế biến chè có dây chuyền, thiết bị lạc hậu; sản phẩm sau chế biến chủ yếu là chè bán thành phẩm,; sản phẩm chưa đa dạng, tính cạnh tranh thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của thị trường Thứ sáu, việc gắn thương mại chè với du lịch sinh thái, văn hóa lễ hội chưa được phát huy, chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm chè Phú Thọ Trong những hạn chế trên, có thể nói có tới 90% nằm ở khâu sản xuất chè nguyên liệu (Nguyễn Văn Toàn, 2014)
Vậy làm thế nào để phát triển sản xuất chè nguyên liệu ở tỉnh Phú Thọ được bền vững là câu hỏi cần được trả lời Đây cũng là đòi hỏi bức xúc của các ban ngành của tỉnh Phú Thọ và các nhà nghiên cứu cần quan tâm giải quyết
Trong thời gian qua cũng đã có một số các nghiên cứu liên quan đến phát triển bền vững, sản xuất chè nguyên liệu bền vững Mollison (1994), Gillis (1983) đã chỉ ra một số vấn đề lý luận về phát triển bền vững Một số các nhà khoa học trong và ngoài nước như Banerj (1992), Ghosh (2003), Đoàn Hùng Tiến (1997), Phạm Văn Lầm (2000), Đỗ Văn Ngọc (2000), Đặng Kim Sơn (2015), Lê Trọng Cúc (2005), Ngô Xuân Cường và Nguyễn Văn Tạo (2004), Nguyễn Văn Toàn (2009), Tạ Thị Thanh Huyền (2012) cũng đã nghiên cứu, phân tích về một số nội dung cụ thể trong sản xuất chè nguyên liệu ở trên thế giới
Trang 22và Việt Nam Các nghiên cứu trên cũng đã đề cập đến những mặt, những khía cạnh về cơ sở lý luận, phương pháp và các nhân tố tác động đến phát triền chè nguyên liệu bền vững Tuy nhiên, những nghiên cứu này được thực hiện trong các phạm vi và thời gian khác nhau và đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc nghiên cứu PTCNLBV, chưa có một nghiên cứu, bài viết nào nghiên cứu một cách chi tiết, hoàn chỉnh và có tính hệ thống về PTCNLBV tỉnh Phú Thọ Chính vì vậy, nghiên cứu “Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa thiết thực, đáp ứng đòi hỏi yêu cầu thực tế
Xuất phát từ những bất cập trong thực tiễn cần giải quyết trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng việc tổ chức thực hiện nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
1.2 CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Các quan điểm về lý luận và thực tiễn phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững đang xảy ra theo những khuynh hướng nào?
- Thực trạng phát triển sản xuất chè nguyên liệu ở tỉnh Phú Thọ như thế nào?
- Việc phát triển sản xuất chè nguyên liệu ở tỉnh Phú Thọ đã bền vững chưa?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ở tỉnh Phú Thọ?
- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ở tỉnh Phú Thọ là gì?
- Để bảo đảm cho việc phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ở tỉnh Phú Thọ cần thực hiện những giải pháp nào?
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trang 23- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ở tỉnh Phú Thọ
- Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững của tỉnh Phú Thọ
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững, tập trung chủ yếu vào các nội dung
về kinh tế, xã hội, môi trường trong sản xuất chè nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Đối tượng khảo sát, thu thập tài liệu phục vụ nghiên cứu của đề tài chủ yếu là các hộ trồng chè nguyên liệu của tỉnh Phú Thọ và một số các tổ chức kinh
tế xã hội có liên quan (HTX, người thu gom, DN, các nhà khoa học)
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Đề tài được thực hiện ở 6 xã thuộc 2 huyện của tỉnh Phú Thọ Cụ thể là xã Yên Sơn, xã Văn Miếu và xã Võ Miếu của huyện Thanh Sơn Xã Tiên Phú, xã Phú Mỹ và xã Liên Hoa của huyện Phù Ninh
- Phạm vi thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững đến năm 2016 Xác định mục tiêu, đề xuất các giải pháp phát triển bền vững chè nguyên liệu đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2030 Số liệu về tình hình phát triển sản xuất chè nguyên liệu qua 8 năm từ 2009 đến 2016 Số liệu điều tra được tiến hành trong thời gian gần nhất (năm 2016)
- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất chè nguyên liệu, tính bền vững, đánh giá kết quả đạt được, tồn tại hạn chế, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, xác định mục tiêu, định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi sản xuất chè búp tươi làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
Trang 241.5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1.5.1 Về lý luận
Đề tài đã luận giải và phát triển lý luận về phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững đó là quá trình phát triển sản xuất chè nguyên liệu cần sự kết hợp hài hòa, hợp lý, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế hộ, kinh tế địa phương với thực hiện tốt các vấn đề xã hội giải quyết việc làm xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm ổn định cho lao động và bảo vệ cải thiện môi trường Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững đòi hỏi phải đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ trong tương lai Đề tài cũng đã làm
rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững Trên cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững đề tài đã xây dựng khung phân tích làm cơ sở để nghiên cứu, đánh giá quá trình phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững tại tỉnh Phú Thọ
1.5.2 Về thực tiễn
Đã tổng kết được 10 bài học kinh nghiệm thực tiễn về phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững Định lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững Đề xuất các giải pháp có tính khả thi
và cung cấp dữ liệu cho các cơ quan cấp tỉnh tham khảo để hoạch định chính sách phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trong thời gian tới
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.6.1 Ý nghĩa khoa học
- Luận án đã hệ thống hoá và làm rõ các khái niệm có liên quan đến phát triển nông nghiệp bền vững và cụ thể hoá cho phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững Xây dựng được khung phân tích phát triển chè nguyên liệu bền vững… Sử dụng các phương pháp điều tra xã hội học, thảo luận, bộ công cụ PRA nhằm phân tích và đánh giá thực trạng phát triển sản chè nguyên liệu
- Phương pháp phân tích trong nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương
pháp thống kê mô tả (sử dụng chủ yếu là dãy số thời gian, các chỉ tiêu tổng hợp số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân), phương pháp so sánh (sử dụng chủ yếu là các chỉ tiêu tốc độ phát triển: định gốc, liên hoàn và tốc độ phát triển bình quân), phân tích đầu tư dài hạn để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững Đây là những kiến thức, phương pháp có ý nghĩa khoa học trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách
Trang 251.6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án đối với tỉnh Phú Thọ
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững nghiên cứu đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế của việc phát triển chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn Từ đó đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững tại tỉnh Phú Thọ
có tính khả thi đó là: Điều chỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong sản xuất chè nguyên liệu, đấy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị toàn cầu, tăng cường ứng dụng tiến bộ công nghệ kỹ thuật trong sản xuất chè nguyên liệu, hỗ trợ tín dụng cho các hộ nông dân sản xuất chè, củng cố và phát triển thị trường trong
và ngoài nước
Trang 26PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT CHÈ NGUYÊN LIỆU BỀN VỮNG
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ NGUYÊN LIỆU BỀN VỮNG
2.1.1 Khái niệm, bản chất của phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững
2.1.1.1 Khái niệm về phát triển sản xuất
* Khái niệm về phát triển: Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển Theo tác giả Nguyễn Ngọc Long và cs (1999): “Phát triển được hiểu
là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ” Quan điểm này cũng cho rằng, “Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng
ở cấp độ cao hơn”
Nhà kinh tế học Seers (1984), ông cho rằng ít nhất phải bổ sung thêm ba đòi hỏi bắt buộc vào khái niệm phát triển, đó là (i) Giảm đói nghèo và suy dinh dưỡng; (ii) giảm bất bình đẳng thu nhập; (iii) Cải thiện điều kiện việc làm
Còn nhà kinh tế được trao giải Nobel về kinh tế năm 1974 Myrdal (1987),
lại cho rằng có một số nhóm các “giá trị phát triển” như tăng trưởng kinh tế, tăng
mức sống, giảm bất bình đẳng xã hội và kinh tế, độc lập, đoàn kết dân tộc, dân chủ hóa chính trị, những thay đổi tích cực về cấu trúc gia đình, văn hóa của các
xã hội nông nghiệp, công nghiệp hóa và bảo vệ môi trường
Phát triển trong sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ Trong đó, con người luôn đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác phục vụ cuộc sống
Sản xuất cho tiêu dùng, tức là tạo ra sản phẩm mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường
Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo kiểu sản xuất hàng hoá, sản
Trang 27phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy
mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều Sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh cao, tỷ lệ sản phẩm hàng hoá cao
Về mặt sản xuất ra của cải cho xã hội, phát triển là tăng nhiều sản phẩm hơn, phong phú hơn về chủng loại và chất lượng, phù hợp hơn về cơ cấu và phân
bố của cải Phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu người, còn bao gồm các khía cạnh khác như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống, bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường (Nguyễn Văn Mấn và Trịnh Văn Thịnh, 2002)
Phát triển là những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và quyền tự do công dân của con người (Gilliis, 1983) Phát triển kinh tế gắn với phát triển ngành chè là một khía cạnh của phát triển sản xuất vật chất
Như vậy, có thể khái quát những quan điểm chủ yếu về phát triển như sau:
- Phát triển đó là nhiều hơn về đầu ra, tốt hơn về chất lượng, đa dạng về chủng loại, phù hợp hơn về cơ cấu, cả kinh tế-xã hội-môi trường, cả tổ chức- thể chế, văn hóa và xã hội
- Phát triển được hiểu theo nghĩa phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu
- Phát triển chính là tăng trưởng về quy mô và hoàn thiện về cơ cấu
*Khái niệm phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất có thể hiểu là một quá trình lớn lên về mọi mặt của quá trình sản xuất trong một thời kì nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng hay giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ và sự tiến bộ về mặt cơ cấu các mặt hàng (Đinh Quang Anh, 2016)
Phát triển sản xuất bao gồm hai khía cạnh: Phát triển sản xuất theo chiều rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu Trong khi phát triển sản xuất theo chiều rộng chú trọng tới quy mô như tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm những xí nghiệp tạo
ra những mặt hàng mới và hầu như không tăng năng suất lao động Phát triển sản xuất theo chiều sâu chú trọng về chất lượng của sự phát triển, tức là nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sử dụng các nguồn lực
Trang 282.1.1.2 Khái niệm về phát triển bền vững
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong
ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học" Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) Báo cáo này ghi rõ:
Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại
mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế
hệ tương lai " Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức
xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực
chính: kinh tế - xã hội - môi trường (Dankers et al., 2003)
Các thế hệ hiện tại khi sử dụng các nguồn tài nguyên cho sản xuất của cải vật chất không thể để cho thế hệ mai sau phải gánh chịu tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên và nghèo đói Cần phải để cho các thế hệ tương lai được thừa hưởng các thành quả lao động của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục, kỹ thuật, kiến thức và các nguồn lực khác ngày càng được tăng cường (Torado, 2013) Chương trình môi trường của Liên hợp quốc đã đề xuất 5 nội dung của phát triển bền vững gồm: (i) Tập trung phát triển ở các vùng nghèo đói, nhất là vùng rất nghèo mà ở đó con người không có lựa chọn nào khác ngoài làm giảm cấp nguồn lực và môi trường; (ii) Tạo ra sự phát triển cao về tính tự lập của cộng đồng trong điều kiện có hạn về nguồn lực, nhất là tài nguyên thiên nhiên; (iii) Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực dựa trên các kỹ thuật và công nghệ thích hợp, kết hợp với khai thác tối đa kỹ thuật truyền thống; (iv) Thực hiện các chiến lược phát triển nhằm đảm bảo tự lực về lương thực, cung cấp nước sạch và nhà ở, giữ gìn sức khoẻ, chống suy dinh dưỡng thông qua các công nghệ thích hợp; (v) Xây dựng và thực hiện các chiến lược có người dân tham gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006)
Để có sự phát triển bền vững, Gillis (1983) chỉ ra các yếu tố cần đảm bảo
Trang 29việc ra quyết định; một hệ thống kinh tế góp phần tạo sản phẩm thặng dư và kỹ thuật công nghệ dựa trên tính tự lập và bền vững; một hệ thống sản xuất đảm bảo phục hồi hệ sinh thái cho sự phát triển; một hệ thống công nghệ làm nền tảng cho xây dựng các giải pháp bền vững, lâu dài; một hệ thống quốc tế đẩy mạnh mối quan hệ bền vững về thương mại và tài chính
Theo Tổ chức Ngân hàng phát triển Châu Á (2005): "Phát triển bền vững
là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai"
Tóm lại có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển bền vững, nhưng chung quy lại phát triển bền vững được coi là sự kết hợp giữa sự phát triển và môi trường, là sự cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường Nó lồng ghép các quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và làm tốt hơn về môi trường Nó đảm bảo thoả mãn những nhu cầu cho hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu trong tương lai Về kinh tế đó là sự tăng trưởng, hiệu quả
và ổn định; về xã hội là việc giảm đói nghèo, xây dựng thể chế, bảo tồn di sản và văn hoá dân tộc; còn về mặt môi trường đó là đa dạng sinh học và thích nghi, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn ô nhiễm môi trường
2.1.1.3 Khái niệm về sản xuất
Quesnay (1694-1774), nhà kinh tế học Pháp theo trường phái Trọng nông
là người đầu tiên đưa ra khái niệm sản xuất dựa trên nguồn gốc tạo ra của cải Ông cho rằng chỉ có lao động nông nghiệp mới là lao động sản xuất vì chỉ có ruộng đất mới có thể đem lại thu nhập ròng Smith (1723-1790) cho rằng: “công nghiệp chế biến cũng là ngành sản xuất và hoạt động chế biến thuộc khái niệm sản xuất” Các nhà thống kê đưa ra khái niệm sản xuất để cố gắng đánh giá đúng, đầy đủ kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất trong nền kinh tế Các nhà kinh doanh thì cho rằng sản xuất là một quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội, rất cần thiết cho phát triển kinh tế “Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên, hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra)” (Học viện chính trị - Hành chính khu vực 1, 2001)
Theo Viện Ngôn ngữ học (2010) nêu trong từ điển tiếng Việt thì sản xuất
là hoạt động tạo ra của cải vật chất nói chung Sản xuất phản ánh quá trình con người cải tạo thiên nhiên nhằm mục đích tạo ra điều kiện cần thiết cho sự sinh
Trang 30tồn của mình Sản xuất là hoạt động cơ bản, tự nhiên và vĩnh hằng của con người
và trong thực tế bao giờ cũng tồn tại một phương thức sản xuất nhất định phù hợp với từng giai đoạn lịch sử
2.1.1.4 Khái niệm, bản chất phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững
Sản xuất chè nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với những vùng chuyên canh chè, điều đó được thể hiện qua giá trị kinh tế của nó Phát triển sản xuất chè nguyên liệu sẽ đem lại hiệu quả kinh
tế ngày càng cao cho các tác nhân tham gia, để từ đó ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh chè, đóng góp vào sự phát triển cho kinh tế của địa phương và
cả nước
Thực tế ngành chè hiện nay cho thấy có trên 90% diện tích là nằm ở nông hộ, dưới 10% diện tích ở DN, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và với khoảng
6 triệu lao động, trên 1 triệu hộ nông dân (Nguyễn Văn Toàn, 2014)
Mặt khác, từ các khái niệm về phát triển, sản xuất, phát triển sản xuất, phát triển bền vững, kết hợp với đặc điểm của phát triển sản xuất chè nguyên liệu
Theo tác giả, “Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững là quá trình phát triển sản xuất chè nguyên liệu cần sự kết hợp hài hòa, hợp lý, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế hộ, kinh tế địa phương với thực hiện tốt các vấn đề xã hội giải quyết việc làm xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm ổn định cho lao động
và bảo vệ cải thiện môi trường” Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững đòi
hỏi phải đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ trong tương lai Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững được khái quát tóm tắt là phát triển sản xuất chè nguyên liệu có tính
ổn định về diện tích, chất lượng sản phẩm tốt mà vẫn đảm bảo phát triển bền vững, lâu dài cũng như đủ thu nhập cho người sản xuất
Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững là làm tăng diện tích, năng suất, chất lượng chè nguyên liệu cụ thể là chè búp tươi nhưng vẫn phải đảm bảo
ổn định diện tích theo quy hoạch; chất lượng chè búp tươi đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định; đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường
Trong thực tế các nhà chế biến thì thường dùng thuật ngữ “chè nguyên liệu” còn nhà nông học thì thường dùng “chè búp tươi” Về bản chất chè nguyên liệu và chè búp tươi là một vì chè búp tươi là chè nguyên liệu để chế biến chè xanh, chè đen, chè vàng, chè ô long gồm 1 tôm và 2 -3 lá non Tỉ lệ lá bánh tẻ
Trang 31nằm trong giới hạn quy định theo tiêu chuẩn VN (TCVN 1053 -86)
Mục đích cuối cùng của phát triển sản xuất chè nguyên liệu là đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, trong khi đó quá trình sản xuất kinh doanh chè chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó thị trường tiêu thụ và giá chè tác động rất lớn Điều kiện thuận lợi là khi người sản xuất sau khi thu hoạch vẫn giữ được sản phẩm để chờ bán trong những thời điểm giá chè tăng cao sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất, và ngược lại do điều kiện khó khăn nên người sản xuất phải lo bán vội sản phẩm khi giá còn ở mức thấp, từ đó sẽ làm giảm thu nhập của người sản xuất
Do đó, phát triển sản xuất chè nguyên liệu ổn định và bền vững sẽ góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng chè
Như vậy, bản chất của phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững đó là: (1) Phát triển sản xuất chè nguyên liệu theo hướng ổn định diện tích canh tác, chất lượng chè đảm bảo theo tiêu chuẩn, tăng năng suất một cách hợp lý; nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh đảm bảo ổn định và bền vững
(2) Phát triển sản xuất chè nguyên liệu giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo;
(3) Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững đảm bảo không gây thoái hóa đất, không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo chất lượng môi trường sống của con người;
(4) Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững đảm bảo gia tăng về diện tích trồng trọt, chế biến và kinh doanh của địa phương bao gồm hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp…
(5) Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững đảm bảo phát triển quy
mô và cải thiện cơ cấu diện tích trồng chè của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh
(6) Phát triển quy mô và cải thiện cơ cấu vốn đầu tư và lao động trong trồng trọt, chế biến chè của hộ nông dân
Để đạt được những mục tiêu trên, trong quá trình phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững cần thực hiện một số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, con người là trung tâm của phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững
Thứ hai, coi phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững là đồng thời
Trang 32từng bước thực hiện nguyên tắc mọi mặt kinh tế, xã hội và môi trường đều cùng
có lợi Sản xuất chè nguyên liệu bền vững không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa to lớn về chính trị - xã hội, sự sụt giảm trong sản xuất chè sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, tăng tỷ lệ nghèo, bất bình đẳng, phần nào ảnh hưởng đến môi trường, kể cả các vấn đề về trật tự an ninh xã hội, an ninh - quốc phòng, và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác Do đó, phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững cần phải gắn kết với điều kiện, đặc điểm kinh tế, chính trị - xã hội và môi trường trên địa bàn Việc bảo vệ và cải thiện môi trường trong quá trình phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững phải được coi là một yếu tố không thể tách rời
Thứ ba, quá trình phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững đảm bảo đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của thế hệ tương lai Mặt khác, phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững còn bảo đảm sản lượng chè nguyên liệu sản xuất ra ổn định, phân phối hài hòa lợi ích giữa các tác nhân trong quá trình sản xuất và chế biến chè nguyên liệu
2.1.1.5 Đo lường phát triển bền vững trong nông nghiệp
Theo FAO (1990): "Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau Sự phát triển như vậy của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ,
có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về phương diện xã hội"
Theo Ủy ban kỹ thuật của FAO (1990): “Nền nông nghiệp bền vững bao gồm việc quản lý có hiệu quả nguồn lực để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà vẫn duy trì hay làm tăng thêm chất lượng của môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên”
Maureen (1990), dẫn quan điểm của hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ cho rằng “Nông nghiệp bền vững” tương ứng với nông nghiệp tùy cơ ứng biến, chứa một phổ đa dạng về các loại hình canh tác, trong đó mỗi loại hình lại có khả năng thích ứng với một kích cỡ trang trại cụ thể trong những điều kiện cụ thể về điều kiện tự nhiên, đất đai và con người Do vậy, không thể có một khuôn mẫu chung về phát triển nông nghiệp bền vững
Theo Mollison (1994), “nông nghiệp bền vững” cho các vùng khác nhau, các trang trại khác nhau, “bền vững” là một hệ thống được thiết kế để chọn môi
Trang 33thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con người
mà không bóc lột đất đai, không làm ô nhiễm môi trường Nông nghiệp bền vững
sử dụng những đặc tính vốn có của cây trồng, vật nuôi kết hợp với đặc trưng của cảnh quan và cấu trúc, trên những diện tích đất sử dụng thấp nhất, nhờ vậy con người có thể tồn tại được, sử dụng nguồn tài nguyên phong phú trong thiên nhiên một cách bền vững mà không liên tục hủy diệt sự sống trên trái đất
Các vấn đề về ngăn chặn xói mòn đất do nước, do gió nhằm giữ gìn tài nguyên đất và nước để phát triển nông nghiệp bền vững đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu Để việc chống xói mòn có hiệu quả cao cần kết hợp các biện pháp công trình và các biện pháp sinh học (Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm, 1998)
Trên quan điểm phát triển bền vững, sự phát triển nông nghiệp một cách bền vững là vừa thỏa mãn nhu cầu hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp vừa không giảm khả năng đáp ứng những nhu cầu của nhân loại trong tương lai Mặt khác, phát triển nông nghiệp bền vững vừa theo hướng đạt năng suất nông nghiệp cao hơn, vừa bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo sự cân bằng có lợi về môi trường (Đào Thế Tuấn, 1999) Như vậy, phát triển nông nghiệp bền vững cũng được xem xét theo ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường, là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp của con người cả cho hiện tại và mai sau Trong khoa học, việc đo lường phát triển bền vững trong nông nghiệp có thể thực hiện bằng cách sử dụng thang đo để định lượng các vấn đề nghiên cứu Hoàng Thái Đại và Mạnh Quân Phúc (2007), khi đánh giá sự phát triển bền vững của một số công trình cấp nước sạch tỉnh Bắc Giang đã xây dựng thang đo 4 mức: rất bền vững, bền vững, kém bền vững và không bền vững Tổng hợp nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy có rất nhiều phương pháp để đánh giá sự phát triển bền vững theo thang đo, việc lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào từng đối tượng Tuy nhiên có thể thấy phương pháp cho điểm có trọng số phù hợp với nhiều đối tượng nghiên cứu đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp
2.1.2 Vai trò của phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững
2.1.2.1 Cung cấp nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp chế biến chè
Lịch sử tồn tại của cây chè ở Việt Nam đã được phát hiện từ lâu nhưng cây chè mới chỉ trồng và phát triển với quy mô lớn từ khoảng 100 năm nay và nó cũng đã nhanh chóng trở thành cây công nghiệp mũi nhọn có giá trị kinh tế cao Hiện nay Việt Nam là một trong 5 nước có diện tích trồng và sản lượng chè cao nhất
Trang 34thế giới Sản phẩm chè Việt Nam có mặt trên thế giới với các thị trường xuất khẩu chính là Pakistan, Đài Loan, Liên Bang Nga, Trung Quốc… và gần đây đã bước đầu đưa vào thị trường khó tính như Tây Âu, Nhật Bản, Bắc Mỹ Do đó sẽ đem lại nguồn kim ngạch xuất khẩu đáng kể cho đất nước (Trần Thị Thu Hằng, 2010) Đối với nước ta, sản phẩm chè không chỉ thoả mãn nhu cầu trong nước,
mà còn là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn, giúp nước ta có thêm một nguồn ngân sách để đầu tư vào phát triển kinh tế của đất nước, cải thiện nâng cao mức sống của người dân Xét ở tầm vĩ mô thì xuất khẩu chè cũng như xuất khẩu các mặt hàng khác nó là cơ sở để đẩy mạnh lưu thông buôn bán giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần tạo sự cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong tổng thể nền kinh tế, đồng thời nó tạo nên mối quan hệ bình đẳng, thân thiện, cùng có lợi giữa các nước xuất khẩu, nhập khẩu trên thế giới (Banerjee,1992)
Đối với các hộ sản xuất kinh doanh sản phẩm chè thì cây chè mang lại thu nhập ổn định, cao hơn nhiều so với nhiều loại cây trồng khác, bởi cây chè có tuổi thọ cao có thể sinh trưởng, phát triển và cho sản phẩm có giá trị cao và đều đặn trong khoảng 50 - 60 năm, do vậy nó sẽ tạo ra một nguồn thu đều đặn lâu dài và có giá trị kinh tế cao, giúp các hộ cải thiện đời sống, nâng cao mức sống của người dân
Đồng thời nó còn tạo ra một lượng của cải vật chất lớn cho xã hội, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện mức sống của khu vực nông thôn, tạo sự thay đổi lớn cho bộ mặt các vùng nông thôn, nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc phát triển sản xuất chè góp phần đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của khu vực nông thôn, nâng cao mức sống của các vùng nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn (Lê Hữu Nghĩa, 2009)
Do vậy phát triển chè nguyên liệu ngoài ý nghĩa kinh tế, còn ổn định đời sống và định cư cho người dân do sử dụng nhiều lao động tại chỗ để chăm sóc, thu hái, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ chè Ưu điểm tương đối của chè là hệ số chi phí nội nguồn thấp do nguồn lực tự nhiên dồi dào và chi phí lao động thấp Cây chè thực sự được coi là người bạn “chung thủy” của nông dân (Hoàng Anh, 2015) Cây chè tỉnh Phú Thọ đã từng là “cây xoá đói giảm nghèo” và hiện đang
là “cây làm giàu” của của nhiều hộ nông dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ, 2015)
Trang 352.1.2.2 Góp phần bảo vệ môi trường
Cây chè là loại cây trồng thích hợp với các vùng đất miền núi và trung du, những vùng đất cao, khô thoáng Hơn thế nữa nó còn gắn bó keo sơn ngay cả với những vùng đất đồi dốc khô cằn sỏi đá Chính vì vậy trồng chè không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, mà nó còn góp phần bảo vệ môi trường, phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo ra cảnh quan đẹp Kết hợp trồng chè với trồng rừng sẽ tạo nên những vành đai chống xói mòn, rửa trôi, giữ lại lớp màu mỡ cho đất, cải tạo đất tăng độ phì cho đất bạc màu, góp phần bảo vệ môi trường phát triển một nền nông nghiệp bền vững (Trần Văn Chử, 2004)
Do cây chè núi cao gắn liền với vùng núi cao và vùng đồng bào dân tộc từ lâu đời, đã hình thành tập quán canh tác chè rất phù hợp với đặc điểm sinh trưởng
tự nhiên của cây chè Trồng chè núi cao giống như trồng rừng, bảo vệ chè là bảo
vệ rừng Vì vậy, phát triển cây chè có ý nghĩa lớn về sinh thái, môi trường và đóng góp tích cực vào chương trình trồng rừng, bảo vệ môi trường vùng cao bền vững Với đặc điểm thân cây lớn, tán rộng sống chung với cây rừng, tuổi thọ cao, chè vừa là cây trồng nông nghiệp vừa là cây rừng, nó có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo đất, tạo cân bằng sinh thái cho vùng núi cao, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững (Phạm Ngọc Hồ và cs., 2001) Đặc biệt nghề trồng và chế biến chè còn đem lại hiệu quả lớn về xã hội, tạo công ăn, việc làm và đảm bảo thu nhập cho hàng triệu người Đặc biệt nghề trồng chè đã giúp cho đồng bào dân tộc vùng cao định canh, định cư, ổn định cuộc sống, giảm bớt nạn chặt phá rừng, đốt nương rẫy, bảo vệ sinh thái góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi trường (Nguyễn Huế, 2014)
Bên cạnh đó nó còn có tác dụng giảm thiểu xói mòn, rửa trôi của đất, cân bằng sinh thái, góp phần bảo vệ môi trường, phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái Nước ta có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với
sự sinh trưởng và phát triển của cây chè, nhân dân ta lại có kinh nghiệm và tập quán trồng chè lâu đời, khéo léo trong các khâu thu hoạch, chế biến chè, có các cơ
sở nghiên cứu lâu năm về chè Do đó tiềm năng khai thác và phát triển sản xuất chè trong những năm tiếp theo là rất lớn và khả thi (Đỗ Ngọc Qúy và cs., 1997)
2.1.2.3 Giúp cho sản xuất chè nguyên liệu tăng tiến, ổn định
Đối với hộ nông dân sản xuất chè thì giá trị tạo ra từ cây chè sẽ là nguồn thu nhập chính của các hộ sản xuất chè, chè là nguồn thu rất quan trọng đối với các địa phương có diện tích trồng chè lớn Do đó, phát triển chè nguyên liệu sẽ
Trang 36có vai trò tạo nguồn thu nhập ổn định cho các hộ sản xuất chè Tuy nhiên, thực tế cho thấy nền kinh tế của các địa phương nếu phụ thuộc quá nhiều vào ngành sản xuất này và sự phát triển sản xuất chè nguyên liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội của toàn vùng Phát triển chè nguyên liệu góp phần định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số, tạo và giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, nhưng cần phải giữ ổn định và bền vững phát triển chè nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Sản xuất chè nguyên liệu có phát triển bền vững thì mới đem lại thu nhập ngày càng tăng, hiệu quả kinh tế ngày càng cao cho các tác nhân tham gia,
để từ đó ổn định và phát triển sản xuất, đóng góp vào phát triển kinh tế chung của địa phương và đất nước
2.1.3 Đặc điểm phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững
2.1.3.1 Là cây công nghiệp dài ngày
Cây chè là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất chè Chè là loại cây xanh lâu năm được mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa thấp hơn 2m khi được trồng để lấy lá Lá chè có chiều dài từ
4 - 15cm, lá non có màu xanh lục nhạt, lá già có màu lục sẫm Các độ tuổi khác nhau của lá chè tạo ra các sản phẩm chè khác nhau về chất lượng do thành phần hóa học trong các lá này là khác nhau Thông thường, chỉ có lá chồi và 2 đến 3 lá mọc gần thời gian đó được thu hoạch để chế biến Việc thu hoạch thủ công bằng tay diễn ra đều đặn sau khoảng 1 đến 2 tuần.
Chè là cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, cho hiệu quả kinh tế cao Cây chè có thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB) và chu kỳ kinh doanh dài Từ khi trồng cho đến khi có sản phẩm thu hoạch thời gian mất 3 năm, do đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đầu tư của nông dân nhất là vấn đề về vốn và thu hồi vốn Sản xuất chè mang tính thời vụ cao và chi phí phát sinh liên tục, dẫn tới khó khăn cho việc chế biến và bảo quản sản phẩm Trong chu kỳ kinh tế của cây chè thông qua hai thời kỳ: Thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB) khoảng 2 - 3 năm
và thời kỳ sản xuất kinh doanh khoảng 30 - 40 năm (Lê Tất Khương và Đỗ Ngọc Quỹ, 2000)
Thời vụ thu hoạch một năm thu khoảng 4 5 lần vào khoảng từ tháng 4
-12, khoảng 30 - 45 ngày cho thu một lứa Lao động sử dụng cho việc trồng chăm sóc, thu hoạch rải đều quanh năm nên có thể sử dụng lao động gia đình (Nguyễn
Trang 37- Sản phẩm chè cần có kho, công cụ, thiết bị dùng cho bảo quản và các thiết bị, phương tiện vận chuyển… cũng hết sức quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm chè búp tươi Từ chè búp tươi, tuỳ theo công nghệ và cách chế biến sẽ tạo ra các loại sản phẩm chè khác nhau: Chè xanh, chè đen, chè vàng, chè túi lọc v.v
- Việc phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ngoài yếu tố về thời tiết, khí hậu, đất đai thì phát triển sản xuất chè nguyên liệu muốn bền vững hay không thì cần phải đặc biệt chú ý đến chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây chè
2.1.3.2 Gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, thu mua và chế biến
Các hoạt động tạo ra sản phẩm chè nguyên liệu bao gồm cung cấp đầu vào, sản xuất, thu mua, chế biến (tiêu thụ) Chè là một ngành có tính thương mại hóa cao nên phát triển sản xuất bền vững phụ thuộc lớn vào khả năng tham gia chuỗi giá trị của các tác nhân tham gia trong các khâu sản xuất, chế biến cho đến tiêu thụ Thực hiện sản xuất tốt nhưng các khâu chế biến và tiêu thụ thiếu gắn kết và yếu kém sẽ làm giảm chất lượng và giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế thấp, làm giảm tính bền vững trong quá trình phát triển sản xuất Do đó, để phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững, cần phải gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với thu mua và chế biến (Đoàn Hùng Tiến, 2005)
Việc phát triển chè nguyên liệu bền vững phụ thuộc vào khả năng tham gia chuỗi giá trị của các tác nhân tham gia trong các khâu sản xuất, chế biến cho đến tiêu thụ
Khâu đột phá để ngành chè phát triển bền vững nằm ở khâu tổ chức sản xuất, mọi người có được động lực, ai làm tốt thì được thưởng, ai làm không tốt thì bị phạt và hình phạt cao nhất là bị loại khỏi chuỗi giá trị Ngành chè phải theo hướng thị trường, phát triển sản xuất chè nguyên liệu dựa trên lợi thế từng vùng
và có cơ chế hỗ trợ tài chính với người trồng chè và xuất khẩu chè
Thực tế hiện nay, cái khó khăn nhất của ngành chè là diện tích nhỏ lẻ, manh mún đang là cản trở lớn nhất, hơn nữa do quan hệ sản xuất chưa phù hợp,
vì vậy cần tổ chức nông dân theo hình thức hợp tác hoặc hội sản xuất và gắn két nông dân với doanh nghiệp để xây dựng một chuỗi ngành hàng chuyên nghiệp
Vì vậy, việc nhanh chóng thúc đẩy thành lập Ban điều phối ngành hàng chè được
kỳ vọng là “chìa khóa” thay đổi quan hệ sản xuất, nâng vị thế của người nông dân Theo đó, Ban điều phối sẽ có sự tham gia của nông dân, doanh nghiệp, các
tổ chức nước ngoài và các cơ quan quản lý nhà nước theo tỷ lệ công - tư:50-50 (Quỳnh Nga và cs., 2015)
Trang 38Để đảm bảo tính ổn định, chắc chắn trên thị trường thì việc xác định được chính xác nhu cầu của thị trường và biến động của giá cả Tuy nhiên tình trạng biến động về sản xuất, cũng như tình hình tiêu thụ trên thị trường là một đặc điểm chưa được khắc phục không chỉ ngành chè nói riêng mà nhiều ngành khác nói chung Người sản xuất chỉ biết sản xuất mà không hề biết được thông tin về khả năng tiêu thụ, người kinh doanh chỉ biết đến mùa vụ là việc thu mua chứ không hề biết đến xu hướng diễn biến của giá cả, trong khi đó phần lớn chè nguyên liệu được hộ nông dân sản xuất ra bán cho doanh nghiệp để chế biến sau
đó bán ra thị trường trong nước, xuất khẩu Do đó phát triển sản xuất chè nguyên liệu trong hộ nông dân cần được gắn với đặc điểm của sản phẩm cũng như tính cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường hiện nay
2.1.3.3 Tạo ra sản phẩm đồ uống
Hiện tại ngành chè Việt Nam đang tồn tại quá nhiều vấn đề: từ giống, tuổi vườn chè, vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng, cơ giới, thu hoạch Đó cũng chính là yếu tố trì hoãn kéo toàn bộ chuỗi giá trị cho chè Việt Nam xuống thấp nhất Cụ thể: hiện có khoảng 90% sản lượng chè xuất khẩu của nước ta vẫn ở dạng nguyên liệu thô, chưa qua chế biến nên giá trị tăng thấp Bên cạnh đó, chất lượng của sản phẩm chè xuất khẩu chưa cao, do đó giá trị xuất khẩu thấp hơn so với mặt bằng chung của thế giới Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới có thể giúp cho việc xuất khẩu trở nên dễ dàng hơn do các hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ, nhưng đồng thời lại bị hạn chế bởi việc xuất hiện thêm nhiều hàng rào kỹ thuật khắt khe, đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nông sản
Cây chè là một loại cây trồng có vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như phát triển kinh tế và văn hoá con người, sản xuất chè tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu giải khát của đông đảo người dân ở nhiều quốc gia
Chè có nhiều Vitamin giúp thanh lọc cơ thể, giải khát, có tác dụng giảm thiểu một số bệnh thường gặp về máu, do đó chè đã trở thành đồ uống phổ thông trên thế giới Tại một số nước thói quen uống nước chè đã tạo thành một nền văn hóa truyền thống, một tập quán Hiện nay khoa học tiến bộ đã đi sâu vào nghiên cứu tìm ra được một số hoạt chất quý có trong cây chè như: Cafein, Vitamin A, B1 Đặc biệt trong cây chè còn chứa Vitamin C là loại Vitamin dùng để điều chế thuốc tân dược vì thế chè không những là loại cây giải khát mà chè còn có
Trang 39Ngày nay con người đã sản xuất nhiều loại chè có tác dụng giải nhiệt, an thần, chè lợi mật, chè chữa thận… Khoa học hiện đại đã đi sâu nghiên cứu bản chất cây chè và đã phát hiện ra hàng trăm hoạt chất quý trong chè Thành phần hoá học chủ yếu của lá chè là Tanin chiếm 20 - 35%, cafein chiếm 2,5% Trong
lá chè còn chứa nhiều loại vitamin A, B, K, PP, đặc biệt có rất nhiều vitamin C (Nguyễn Văn Mấn, 2012)
Chính vì vậy chè có tác dụng tốt trong phòng và chữa bệnh đường ruột, chống nhiễm khuẩn (nhờ Tanin), có tác dụng lợi tiểu (do Teofilin, Teobromin), kích thích tiêu hoá mỡ, chống béo phì, chống sâu răng, hôi miệng Chất Catechin trong chè còn có chức năng phòng ngừa phóng xạ, ung thư, phòng bệnh huyết áp
2.1.3.4 Gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với bảo vệ môi trường, bảo đảm công bằng xã hội
Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững phải xem xét bối cảnh kinh
tế, xã hội, môi trường cụ thể của địa phương đó để đặt ra các mục tiêu và kế hoạch hành động phát triển chè nguyên liệu bền vững cho phù hợp Tùy theo bối cảnh phát triển cụ thể có thể áp dụng các biện pháp ưu tiên khác nhau
Đặc điểm nổi bật trong sản xuất chè nguyên liệu là để có năng suất cao, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế cần áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về phân bón, trồng cây che bóng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ, 2015)
Mặt khác, sản xuất chè nguyên liệu bền vững không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về chính trị, xã hội, sự sụt giảm trong sản xuất chè nguyên liệu sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng chè, tăng tỷ lệ nghèo, bất bình đẳng, ảnh hưởng đến môi trường do người dân có thể phá bỏ diện tích chè
đã trồng thay thế bằng cây trồng khác do giá chè xuống thấp
2.1.4 Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững
Xuất phát từ bản chất, khái niệm, vai trò và đặc điểm của phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững chúng ta có thể khái quát nội dung nghiên cứu của phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững bao gồm các vấn đề, nội dung sản xuất chè nguyên liệu (về kinh tế: phát triển quy mô, các hình thức tổ chức sản xuất, đầu tư vốn, giống, áp dụng kỹ thuật mới, liên kết sản xuất và tiêu thụ, kết quả và hiệu quả;
về xã hôi: lao động việc làm, xóa đói giảm nghèo; về môi trường: khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường) Các nội dung đó cần được phân tích dưới góc độ phát triển (về chiều rộng, chiều sâu) và đáp ứng yêu cầu bền vững cả
về kinh tế, xã hội, môi trường trong hiện tại cũng như trong tương lai
Trang 40*Phát triển theo chiều rộng
Phát triển theo chiều rộng đó là trong sản xuất chè nguyên liệu tăng thêm
về số lượng lao động, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động trên cơ sở kỹ thuật như trước Phát triển theo chiều rộng là tăng về về diện tích, sản lượng, qui mô dựa vào lợi thế so sánh, đầu
tư thêm nhân lực, vật lực làm tăng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận… nhưng không thay đổi về mặt công nghệ, quy hoạch phát triển diện tích và cơ cấu diện tích chè sao cho hợp lý nhất tuy nhiên phải gắn với dự báo tiềm năng nên phát triển ở vùng nào có hiệu quả nhất Tuy nhiên, trong thời kỳ khoa học công nghệ phát triển không ngừng thì phương hướng cơ bản và lâu dài để phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững là phải chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu
(Rambo et al.,1997)
*Phát triển theo chiều sâu
Hiện nay sản xuất chè nguyên liệu bắt buộc phải sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP của ngành chè (Nghị định của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ, 2018) Phát triển sản xuất theo chiều sâu là chủ yếu nhờ đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kĩ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất và phân công lại lao động hợp lý Trong điều kiện hiện nay yếu tố phát triển theo chiều rộng đang cạn dần, cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới ngày càng phát triển mạnh với những tiến bộ mới về điện tử và tin học, công nghệ mới, nguyên liệu mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học…đã chính thức chuyển sang
coi trọng phát triển theo chiều sâu (Rambo et al.,1997)
Đối với phát triển sản xuất chè nguyên liệu theo chiều sâu là thâm canh, cải tiến quy trình kỹ thuật trong chăm sóc, nâng cao trình độ kỹ thuật của nông dân, áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, bảo quản và chế biến chè búp tươi… Kết quả phát triển sản xuất theo chiều sâu được biểu hiện ở các chỉ tiêu tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất, sản lượng, nâng cao trình độ cho người sản xuất chè, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận trên một đơn vị diện tích
- Mặt khác phát triển sản xuất chè nguyên liệu theo chiều sâu đó là cần có
sự thay đổi cơ cấu giống chè hợp lý đảm bảo cho năng suất, chất lượng cao, Ngoài các yếu tố trên cần đánh giá cụ thể thực trạng phát triển về diện tích và quy mô việc quy hoạch và quản lý quy hoạch, thực trạng việc sử dụng đầu vào, ứng dụng các thiết bị khoa học kỹ thuật sao cho phù hợp với nhu cầu của các đối