1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm tài nguyên môi trường tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên tiền hải huyện tiền hải thái bình

26 140 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 742,17 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIấN CỨU TÀI NGUYấN VÀ MễI TRƯỜNG ---Nguyễn Xuõn Hũa Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm Tài Nguyên Môi tr-ờng tại vùn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIấN CỨU TÀI NGUYấN VÀ MễI TRƯỜNG

-Nguyễn Xuõn Hũa

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái

cộng đồng trên quan điểm Tài Nguyên Môi tr-ờng tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải

huyện Tiền Hải - Thái Bình

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MễI TRƯỜNG

Hà Nội, 2009

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIấN CỨU TÀI NGUYấN VÀ MễI TRƯỜNG

-Nguyễn Xuõn Hoà

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng

trên quan điểm Tài Nguyên Môi tr-ờng

tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải

huyện Tiền Hải - Thái Bình

Chuyên ngành: Môi tr-ờng trong Phát triển Bền vững

(Ch-ơng trình đào tạo thí điểm)

luận văn thẠc sĩ khoa học môi tr-ờng

NgƯỜI HƯỚNG dẫn khoa học PGS TS Phạm Trung Lương

Hà Nội, 2009

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Cơ sở dữ liệu được sử dụng 4

6 Các kết quả đạt được 4

7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5

8 Cấu trúc của luận văn 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

1.1 Quan điểm nghiên cứu 6

1.1.1 Quan điểm nghiên cứu 6

1.1.2 Các bước nghiên cứu 7

1.2 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái và du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm tài nguyên và môi trường 8

1.2.1 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái 8

1.2.2 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm tài nguyên và môi trường 16

1.3 Phương pháp nghiên cứu 22

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI TẠI VÙNG ĐỆM KHU BTTN TIỀN HẢI – THÁI BÌNH 24

2.1 Vị trí địa lý 24

2.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 24

2.2.1 Đặc điểm địa chất 24

2.2.2 Đặc điểm khí hậu 25

2.2.3 Đặc điểm thủy văn, hải văn 29

2.2.4 Thổ nhưỡng 31

2.3 Dân cư và nguồn lao động 33

Trang 4

2.3.1 Dân cư 33

2.3.2 Nguồn lao động và việc làm 35

2.4 Điều kiện kinh tế – xã hội 36

2.4.1 Cơ cấu kinh tế, thực trạng phát triển của các ngành 36

2.4.2 Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 38

CHƯƠNG 3 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI VÙNG ĐỆM KHU BTTN TIỀN HẢI - HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH 45

3.1 Tiềm năng phát triển du lịch 45

3.1.1 Đặc điểm tài nguyên du lịch tự nhiên 45

3.1.2 Đặc điểm tài nguyên du lịch nhân văn 51

Đánh giá chung về Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại vùng đệm Khu BTTN Tiền Hải - huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình 59

3.2 Hiện trạng môi trường tại vùng đệm khu BTTN Tiền Hải – Thái Bình 62

3.2.1 Môi trường không khí 62

3.2.2 Môi trường nước 63

3.2.3 Chất thải và rác thải 66

3.2.4 Hiện trạng sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và các chất bảo vệ thực vật 66

CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI VÙNG ĐỆM – KHU BTTN TIỀN HẢI 68

4.1 Tổng quan về định hướng phát triển kinh tế – xã hội 68

4.2 Mô hình tổ chức hoạt động du lịch 71

4.3 Mô hình tổ chức không gian DLSTCĐ trong mối liên kết du lịch 81

4.4 Mô hình quản lý du lịch sinh thái cộng đồng 87

4.5 Dự báo các vấn đề nảy sinh sau khi triển khai mô hình phát triển du lịch 90

KẾT LUẬN 92

KIẾN NGHỊ 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

KBTTN Tiền Hải là khu vực rất phong phú về các kiểu sinh cảnh, trong đó quan trọng nhất là các bãi cát ngập triều, trảng sậy và rừng ngập mặn Ngoài ra, trên cồn Vành và dọc đê còn có Phi lao được trồng với mục tiêu chắn cát, chắn gió

Tiền Hải là nơi dừng chân và trú đông quan trọng của các loài Vịt trời, Mòng bể và chim ven biển Trong số này có các loài bị đe doạ toàn cầu như: Mòng bể mỏ ngắn, Cò thìa Ở đây còn là nơi trú ngụ của một số loài chim khác với số lượng lớn

Tuy nhiên, Ngày nay trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đang nổi lên các vấn đề về khai thác triệt để tài nguyên và ô nhiễm môi trường, tạo ra các sức ép đối với KBTTN Tiền Hải Do vậy, đề tài đã chọn 3 xã vùng đệm của KBTTN Tiền Hải là điểm nghiên cứu

Đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm Tài Nguyên Môi trường tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải - huyện Tiền Hải - Thái Bình” sẽ là một bước đi tiên

phong trong việc khơi dậy tiềm năng du lịch của vùng và đồng thời đạt được mục đính bảo tồn bền vững

đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái thuỷ sinh ven biển

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu lâu dài

Thiết lập mối quan hệ lâu dài giữa các bên liên quan

Là mô hình điểm học tập, giáo dục cộng đồng về đa dạng sinh học rừng ngập mặn và hệ sinh thái ven biển, giáo dục môi trường

3 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khoá luận được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Điều kiện tự nhiên, hiện trạng, phát triển kinh tế – xã hội và Môi trường tại vùng đệm Khu BTTN Tiền Hải – Thái Bình

Chương 3: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng và thực trạng môi trường tại vùng đệm Khu BTTN Tiền Hải - huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Chương 4: Định hướng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại vùng đệm khu BTTN Tiền Hải – Thái Bình

Trang 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Quan điểm nghiên cứu

1.1.1 Quan điểm nghiên cứu

Quan điểm tổng hợp : Vùng ven biển với sự đa dạng về tài nguyên là sản phẩm của hoạt động tương tác

Lục địa - Biển - Khí quyển và hoạt động của con người Các dạng tài nguyên chủ yếu được khai thác để phát triển kinh tế ở vùng ven biển

Quan điểm hệ thống: Theo quan điểm này, khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ các xã ven biển vùng

đệm của Khu BTTN Tiền Hải - huyện Tiền Hải phải đặt trong hệ thống phát triển với các mối quan hệ liên ngành, liên vùng, trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của xã, huyện

Quan điểm phát triển bền vững: sử dụng hợp lý lãnh thổ ở các xã vùng đệm của Khu BTTN Tiền Hải

theo quan điểm phát triển bền vững là vừa đáp ứng được các mục tiêu về phát triển kinh tế song hạn chế tác động đến tài nguyên và môi trường, đảm bảo sự phát triển cộng đồng

1.2 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái và du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm tài nguyên và môi trường

1.2.1 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái

Các khái niệm về du lịch sinh thái

Khái niệm du lịch sinh thái được Cebllos-Lascurain đưa ra năm 1987 với nội dung như sau:

“DLST là du lịch đến những khu tự nhiên hầu như không bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, thưởng ngoạn, trân trọng khung cảnh và muông thú hoang dã và các biểu thị văn hóa được khám phá trong các khu vực này”

Tiếp sau đó Tổ chức Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (IUCN) đã đưa ra khái niệm của mình:

“DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá

để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua

đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo

ra ích lợi cho những người dân địa phương tham gia tích cực”

Theo Tổ chức du lịch sinh thái quốc tế cũng đưa ra quan điểm về du lịch sinh thái như sau:

“Du lịch sinh thái là chuyến du hành có trách nhiệm, đến những khu vực tự nhiên, gìn giữ bảo vệ môi trường và góp phần cải thiện phúc lợi xã hội cho người dân địa phương”

Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được đặt ra nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 song đã thu hút được

sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường Tuy nhiên cũng chưa đưa ra được quan điểm chung nhất về Du lịch sinh thái do có những góc độ nhìn nhận khác nhau

Định nghĩa về DLST ở Việt Nam, theo đó:

“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”

Đây được coi là sự mở đầu thuận lợi cho các bước tiếp theo trong quá trình phát triển của DLST ở Việt Nam

Trang 7

Hình 1: Sơ đồ cấu trúc du lịch sinh thái (theo Phạm Trung Lương) 1.2.2 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm tài nguyên và môii trường

- Khái niệm về du lịch sinh thái cộng đồng

Du lịch sinh thái cộng đồng được hiểu là loại hình du lịch sinh thái có sự tham gia tích cực của cộng đồng, trong đó cộng đồng địa phương là chủ sở hữu, dựa trên sự định hướng của chính quyền địa phương Trong cộng đồng đó tất cả các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch đều chịu sự chi phối và kế hoạch hoá của cộng đồng địa phương Từ đó du lịch có thể dựa vào cộng đồng để có thể phát huy được hết khả năng của mình và mang lại nguồn lợi cũng như sự phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương

Vai trò của cộng đồng trong việc trực tiếp tham gia và quản lý vào hoạt động phát triển du lịch và DLST ở các VQG, khu BTTN, bao gồm:

+ Tham gia vào quá trình quy hoạch phát triển du lịch: Đây là yếu tố rất quan trọng đảm bảo cho quy hoạch du lịch đi vào cuộc sống với sự ủng hộ, giám sát của cộng đồng địa phương

+ Cộng đồng có thể tham gia hoạt động lữ hành với tư cách là hướng dẫn viên/thuyết minh viên địa phương ở các VQG, khu BTTN, sự hiểu biết và kinh nghiệm của cộng đồng sẽ giúp du khách hiểu rõ hơn

về các giá trị cảnh quan, ĐDSH ở khu vực

+ Tham gia ủng hộ việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch khi cộng đồng có được hưởng lợi ích

từ hoạt động du lịch Việc bảo vệ tài nguyên ĐDSH và môi trường du lịch sẽ không thể có hiệu quả nếu thiếu sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương

+ Cung cấp các dịch vụ đến du khách: cộng đồng có khả năng tự tổ chức cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách du lịch như lưu trú tại nhà, vận chuyển khách, dịch vụ ăn uống, bán hàng thủ công mỹ nghệ Tuy nhiên, để có thể thực hiện được các dịch vụ này, cộng đồng cần được huấn luyện với những hiểu biết tối thiểu về giao tiếp, về các quy định nghiệp vụ…

- Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm tài nguyên và môi trường

Nội dung bảo vệ tài nguyên, môi trường ở cộng đồng bao gồm:

DU LỊCH HỖ TRỢ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

§Þnh nghÜa

Du lÞch sinh th¸i

DU LÞCH

du lÞch

thiªn nhiªn

du lÞch ®-îc qu¶n lý bÒn v÷ng

du lÞch cã

gi¸o dôc

m«i tr-êng

Trang 8

+ Cộng đồng xác lập các vấn đề ưu tiên cho phát triển cộng đồng

+ Cộng đồng tìm ra cách để giải quyết các vấn đề ưu tiên, lập dự án, chương trình và kế hoạch thực hiện + Cộng đồng tìm kiếm sự liên kết, hỗ trợ cho mình để thực hiện dự án, chương trình đã lập ra + Đánh giá từng công đoạn, hiệu chỉnh trong quá trình thực hiện nếu thấy cần thiết

+ Kết thúc đánh giá tổng thể

1.3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA-Participatory Rural Appraisal)

- Phương pháp khảo sát thực địa

- Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống

- Phương pháp sơ đồ, bản đồ

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn

- Phương pháp phân tích mạng lưới

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI TẠI

VÙNG ĐỆM KHU BTTN TIỀN HẢI – THÁI BÌNH

2.1 Vị trí địa lý

KBTTN Tiền Hải nằm ở phía Nam của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình có diện tích là 12.000 ha Ranh giới phía Bắc của KBTTN Tiền Hải là sông Lân, ranh giới phía Nam là cửa Ba Lạt, nơi sông Hồng đổ ra biển, ranh giới phía Đông là Vịnh Bắc Bộ và ranh giới phía Tây là dải đê biển chính Nam Thịnh, Nam Hưng và Nam phú là ba xã vùng đệm ven biển của KBTTN Tiền Hải, nằm ở phía Đông Nam của huyện Tiền Hải

và ở phía Tây của KBTTN, cách thị trấn Tiền Hải khoảng 5,5 km, và cách thành phố Thái Bình 25,5 km

về phía Đông Phía Bắc của 3 xã có ranh giới là cửa sông Lân và xã Đông Minh, Nam Cường, về phía Tây giáp với các xã Nam Thắng, Nam Thanh, phía Nam giáp với xã Nam Hồng và sông Hồng về phía Đông là KBTTN Tiền Hải

2.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.2.1 Đặc điểm địa chất

Nền móng cứng của khu vực nằm sâu dưới 4 - 6000m, được phủ bởi các lớp trầm tích bên trên Phía trên cùng là trầm tích phù sa hiện đại đang hình thành lớp phủ thổ nhưỡng dày 1 - 2m, màu đỏ mịn, luôn luôn bị biến đổi do được bồi đắp Tuy quá trình đó bị chậm lại do hệ thống đê, làm tăng độ cao của lòng sông, nhưng lại thúc đẩy quá trình tiến ra biển nhanh hơn Những vùng trũng ở độ sâu 1 - 2 m hay gặp xác thực vật

2.2.2 Đặc điểm khí hậu

- Số giờ nắng

Trung bình hàng năm ở Tiền Hải có khoảng 1653 giờ nắng, thời kỳ từ tháng V đến tháng XII có khá nhiều nắng, đạt trên 100 giờ nắng/tháng Tháng VII có nhiều nắng nhất, có tới 215, 9 giờ, có nghĩa là mỗi

Trang 9

ngày có khoảng gần 7 giờ nắng Các tháng nhiều nắng khác như tháng V, VI, IX mỗi ngày có tới 6,1 - 6,3 giờ nắng Các tháng ít nắng nhất là tháng II, III, 39,4 - 42, 8 giờ/tháng, đây là thời kỳ có kiểu thời tiết mưa phùn ẩm ướt, trời đầy mây, mỗi ngày chỉ có khoảng 1,4 giờ nắng

- Chế độ gió

Mùa hè các tháng từ tháng IV đến tháng VII là thời kỳ thống trị của hướng gió Đông Nam và gió Nam thổi từ biển vào đất liền đem lại thời tiết nóng ẩm, tần suất tổng cộng của hai hướng này lên đến 50 – 60%, trong đó gió Nam chiếm ưu thế Vào mùa đông gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng X đến tháng I, trong đó các hướng Đông Bắc và Bắc chiếm ưu thế, các tháng đầu mùa gió mùa Đông Bắc thường mang lại thời tiết hanh khô; tốc độ gió ở đây thuộc loại vừa phải, vận tốc gió trung bình năm là 2,1 m/s

- Chế độ mưa ẩm

Mùa mưa ở khu vực này khá đồng đều, thường bắt đầu vào tháng V và kết thúc vào cuối tháng X Hệ quả

là của hoạt động gió mùa và các tác nhân gây mưa dạng nhiễu động bão, hội tụ nhiệt đới 3 tháng có lượng mưa lớn liên tục thường đạt từ 200 – 300 mm và rơi vào thời kỳ cuối mùa mưa: Tháng VIII – X Mùa khô ở đây phải gọi là mùa ít mưa từ tháng VII của năm trước đến tháng III năm sau

- Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của bão và áp thấp nhiệt đới, theo số liệu thống kê thời

kỳ từ 1960 – 1997, ở Tiền Hải có khoảng 88 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp hoặc tiếp cận vào vùng bờ biển khu vực này Tính trung bình mỗi năm có khoảng 2 lần bão hoặc áp thấp nhiệt đới đổ

bộ vào đây Bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện vào thời kỳ từ tháng V đến tháng XI hàng năm, thường xuyên hơn là tháng VI đến tháng IX và nhiều nhất là các tháng từ VII – IX

Bão là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những thay đổi về mặt môi trường, đặc biệt là gây biến động địa hình bãi và bờ biển Bão còn làm sạt lở bờ, kênh mương ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nuôi trồng thuỷ sản và đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển du lịch ở đây, điều này phải được xem xét

và tính tới trong định hướng phát triển ngành du lịch của địa phương

2.2.3 Đặc điểm thủy văn, hải văn

Các sông chảy trên địa phận nghiên cứu đều là đoạn hạ du và là cửa sông của các sông thuộc hệ thống sông Hồng Vì vậy, ngoài tài nguyên nước nội tại (nước mưa rơi trên bề mặt, lượng nước trữ trong mạng lưới sông, suối, ao hồ của khu vực) còn một lượng nước lớn từ thượng nguồn qua vùng đổ ra biển

Chế độ sóng biển

Chế độ sóng biển vùng nghiên cứu thay đổi theo mùa Vào mùa đông, hướng sóng chính ngoài khơi là đông – bắc (61%), đông (15%), còn ở ven bờ là hướng đông (34%), đông – bắc (13%) và đông – nam (18%) Vào mùa hè các hướng sóng thịnh hành ngoài khơi là nam, tây – nam và đông với tần suất dao động từ 40 – 75%, trong đó sóng hướng nam chiếm tới 37% Còn ở vùng ven bờ, sóng có hướng chính là đông – nam với tần suất

24% Độ cao sóng trung bình ngoài khơi là 1,2 – 1,4 m, ở ven bờ là 0,6 – 0,8 m

Chế độ thuỷ triều

Vùng ven biển cửa sông đồng bằng sông Hồng có chế độ nhật triều khá thuần nhất, tính nhật triều thuần nhất giảm từ bắc xuống nam Mực nước triều lớn nhất nhiều năm có thể đạt 4,0 m và thấp nhất khoảng 0,08 m Số ngày triều cường từ 3 m trở lên có từ 152 – 176 ngày

Trang 10

2.3 Dân cư và nguồn lao động

2.3.1 Dân cư

Năm 2008, dân số trung bình của 3 xã vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải là 16.014 người, chiếm 7,8% so với dân số toàn huyện Tiền Hải và chiếm 0,9% dân số tỉnh Thái bình Trong đó dân số của xã Nam Thịnh là 6.620 người (1.588 hộ), xã Nam Hưng là 5.372 người (1.420 hộ) và xã Nam Phú là

4635 nhân khẩu (1.246 hộ)

Mật độ dân số trung bình ở đây là 364 người/km2, trong đó mật độ dân số của xã Nam Thịnh là 792 người/km2, xã Nam Hưng là 423 người/km2

và xã Nam Phú là 188 người/km2.2.3.2 Nguồn lao động và việc làm

Cơ cấu lao động trong các ngành cũng có sự chuyển dịch rõ rệt Số lao động làm trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 6.733 người chiếm 74,5% trong đó xã Nam Thịnh có 2.256 người chiếm 64,4%, xã Nam Hưng 2.113 người chiếm 70,4% và đặc biệt ở xã Nam Phú số hộ lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tới 93,5% (2364 người) Số lao động làm việc trong ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là 420 người chiếm 4,7%, số lao động làm việc trong ngành xây dựng là 207 người, chiếm 2,3%, số lao động làm trong ngành thương mại, dịch vụ là 1243 người chiếm 13,8% và số người là cán bộ công nhân viên nhà nước là 429 người chiếm 4,7%

2.4 Điều kiện kinh tế – xã hội

Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của huyện Tiền Hải và sự lãnh đạo trực tiếp của chính quyền nhân dân các xã vùng đệm khu BTTN Tiền Hải, tình hình kinh tế – xã hội trong vùng đã có những chuyển biến tích cực, kinh tế tăng trưởng ở mức khả quan, cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển biến quan trọng, đời sống của người dân từng bước được cải thiện, nâng cao, mạng lưới kết cấu cơ sở hạ tầng trong khu vực được xây dựng và nâng cấp

2.4.1 Cơ cấu kinh tế, thực trạng phát triển của các ngành

Tăng trưởng kinh tế – xã hội ở đây có thể thấy được ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của các xã Trong giai đoạn 2005 – 2006 ngành thuỷ sản ở Nam Thịnh đóng 66% thu nhập trong giá trị sản xuất của xã năm 2005 và đã tăng lên 74% vào năm 2006 Tương tự xã Nam Phú đóng 63% năm 2005 và đã tăng lên 64% năm 2006 Như vậy, xã Nam Thịnh và xã Nam Phú người dân chủ yếu là nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, riêng xã Nam Hưng thì người dân lại làm nông nghiệp là chủ yếu, năm 2005, riêng về nông nghiệp xã Nam Hưng đã đóng góp 37% vào giá trị sản xuất của xã, và năm

2006 cũng đóng góp 37% Ngành thuỷ sản thì chỉ đóng góp một phần nhỏ vào giá trị sản xuất của xã trong các năm 2005 và 2006 lần lượt là 12 và 14%

2.4.2 Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

- Mạng lưới đường giao thông

Trang 11

+ Mạng lưới đường giao thông trong khu vực hiện tại còn khá tốt, đường tỉnh lộ 221A là đường giao thông huyết mạch liên kết với các xã trong vùng Đoạn qua xã Nam Phú dài 1,2km, xã Nam Hưng 1,5km Đường tỉnh lộ 221A thuộc đường cấp IV đồng bằng với chiều rộng nền 9m, kể cả hành lang mỗi bên thì lên tới 10m Mặt đường hiện được trải nhựa, chất lượng tốt, đáp ứng tốt khả năng đi lại của nhân dân trong và ngoài vùng

+ Đường thuỷ: hệ thống đường thuỷ trong khu vực đáng kể nhất chỉ có trên địa bàn xã Nam Phú với sông Hồng và sông Sáu chảy qua, thuận tiện cho việc giao thương buôn bán bằng đường thuỷ Hiện tại có một chuyến phà chở khách thông thương qua Sông Hồng, nối Nam Phú (Thái Bình) và Giao Thuỷ (Nam Định)

- Mạng lưới thông tin liên lạc

Mạng lưới thông tin liên lạc trong vùng khá phát triển, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt cả trong nước và quốc tế Hiện tại ở mỗi xã trong vùng đều có 01 điểm bưu điện văn hoá xã, là nơi cung cấp các dịch vụ về bưu chính, viễn thông, internet, báo chí các loại ở mỗi xã cũng có 3 trạm thu phát sóng đảm bảo điện thoại được liên lạc thông suốt giữa các vùng và kể cả ở ngoài các cồn cát cũng có sóng điện thoại di động

- Mạng lưới điện, cấp, thoát nước

Hệ thống mạng lưới điện ở đây phát triển khá đồng bộ, hiện tại trong khu vực đã có hệ thống gồm 25,48km đường dây 110kv thuộc xã Nam Phú, 4,5km đường dây 10kv xuống đến xã Nam Thịnh và 25,5km đường dây điện hạ thế 400v về đến tận các thôn xóm Hiện tại 100% các hộ gia đình trong khu vực đều có điện để sử dụng

Hệ thống mạng lưới cấp nước sạch ở đây vẫn chưa được đầu tư hoàn chỉnh, hiện tại chỉ có xã Nam Thịnh đã

có hệ thống cấp nước sạch cho 200 hộ dân với một nhà máy xử lý nước sạch và 12.000 km đường ống nước, xã Nam Hưng và xã Nam Phú thì người dân vẫn phải xây các bể chứa nước mưa để sử dụng cho việc ăn, uống, còn việc tắm rửa, giặt giũ thì vẫn sử dụng nước giếng khoan hoặc giếng khơi Hệ thống thoát nước thải thì chủ yếu vẫn được các hộ xây hố xử lý trong vườn nhà mình hoặc thải xuống các ao, hồ xung quanh nhà

- Các cơ sở y tế

Hiện tại trong vùng không có bệnh viện tuy nhiên có một bệnh viện đa khoa đặt tại trị trấn Tiền Hải

và ở các xã đều có một cơ sở y tế với số lượng y bác sĩ ở Nam Thịnh là 5 người, Nam Hưng là 3 người

và Nam Phú là 4 người

- Các cơ sở lưu trú

Hiện tại ở các xã đều không có dịch vụ lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ) tại chỗ, tuy nhiên để đáp ứng được loại hình du lịch nông thôn, homestay thì hiện tại Trung tâm Bảo Tồn Sinh Vật Biển và Phát Triển Cộng Đồng (MCD) có tập huấn cho người dân ở xã Nam Phú về nghiệp vụ buồng, phòng để họ có thể

đón khách du lịch về nghỉ tại nhà dân ở đây

CHƯƠNG 3 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI VÙNG ĐỆM KHU BTTN TIỀN HẢI - HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

3.1 Tiềm năng phát triển du lịch

3.1.1 Đặc điểm tài nguyên du lịch tự nhiên

3.1.1.1 Hệ sinh thái rừng ngập mặn

Trang 12

Có thể nhận định rằng, dấu tích rừng ngập mặn nguyên thuỷ trước kia, khi chưa có tác động của con người, chiếm hầu hết diện tích canh tác còn nhiễm mặn ít nhiều hiện nay, kể cả những diện tích trong đê Những tác động có định hướng của con người trải qua bao thế kỷ, đã đẩy lùi diện tích rừng ngập mặn ra biển, trên những dải đất cát bùn mới được hình thành bởi hệ thống sông ngòi tương đối dày của đồng bằng sông Hồng Ngày nay dải rừng này cũng đang bị ngày càng thu hẹp do việc mở đất canh tác nuôi trồng thuỷ sản Các cấu trúc nguyên sinh bị phá vỡ hoàn toàn, những mảnh rừng còn sót lại phân bố rải rác dưới dạng khảm

và ngày càng thưa thớt

3.1.1.2 Hệ sinh thái rừng phi lao chắn cát

Hệ sinh thái rừng phi lao chắn cát trên cồn Vành tạo thành một cảnh quan đẹp, biển xanh, cát trắng cộng với một rừng cây phi lao ngút ngàn, chắc chắn, hiên ngang trước gió và cát biển Đây cũng là nơi cư trú của nhiều loại chim rừng như: Chèo bẻo, Bách xanh, Cu gáy Vào mùa hè sau khi tắm biển ở cồn Vành, du khách có thể nghỉ ngơi trong rừng phi lao, nghe tiếng sóng biển và tiếng hót líu lo của các loài chim Tại hệ sinh thái rừng phi lao này có thể khai thác phát triển các loại hình du lịch dưới tán cây như: nghỉ dưỡng, thăm quan, cắm trại

3.1.1.3 Hệ sinh thái thuỷ sinh

Nói đến hệ sinh thái đất ngập nước, thường có rất nhiều tài nguyên trong hệ sinh thái này, các loài thực vật, động vật nổi, thực vật, động vật đáy, các loài sinh vật phù du đặc biệt là nơi cho các loài có giá trị kinh tế như các loài cá, tôm, ngao sinh sôi, phát triển

3.1.1.4 Hệ sinh thái vùng cửa sông, ven biển

- Trảng cỏ thấp trên đất phù sa

Thường phân bố trên diện tích chăn thả nhỏ, chân đê, bờ ruộng, chịu dẫm đạp mạnh bởi người và gia

súc Đại diện cho loại này là quần xã Cỏ May - Cỏ Gà (Chrysopogon aciculatus - Cynodon dactylon)

Tồn tại thành thảm dày, mật độ che phủ 60%, thân bò, rễ chùm, bám rộng vào bề mặt đất, khả năng tái sinh và xâm nhập mạnh, biên độ sinh thái rộng, nhưng phát triển tốt trên đất phù sa, thịt nhẹ, pha cát Khả năng chịu hạn và chịu dẫm đạp cao, hàm lượng dinh dưỡng thấp, thường sử dụng làm bãi chăn thả cho gia

súc (Trâu, Bò)

- Quần xã cây trồng quanh khu dân cư

Các cây trồng lâu năm thường là Xoan (Melia azedarach) Mít (artocarpus hetẻophylla), Bưởi (Citrus

grandis), Chanh (Citrus chinensis), Hồng xiêm ( Sapota sp.), Tre (Brambusa spp.) với mục đích tạo bóng mát,

lấy nguyên liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu cung cấp tại chỗ, chưa có quy mô lớn cho xây dựng mô hình cây ăn quả, cây đa dụng chuyên canh

- Quần xã cây công nghiệp lâu năm

Chủ yếu là Dâu tằm (Morus alba) trồng thành đám nhỏ, trên bãi bồi trong đê và dải cát xen với rừng

Phi lao Hiện tại, các quần xã này ngày càng thu hẹp do cơ cấu kinh tế và giá trị sử dụng

- Quần xã cây trồng hàng năm

Tỷ trọng quần xã lúa nước chiếm tới 95% diện tích đất canh tác khu vực Trên những diện tích đất phù sa nước ngọt trong đê, lúa nước được canh tác lâu đời, với nhiều diện tích trồng các giống lúa khác nhau, có năng xuất ổn định Đây được xem là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước đồng

Trang 13

bằng Bắc Bộ Ngoài một số rất ít diện tích trồng Rau màu cạn, còn lại tuyệt đại bộ phận trồng các giống Lúa nước khác nhau thuộc hai vụ Mùa và chiêm Xuân

3.1.1.5 Hệ sinh thái vùng cửa sông – ven biển

- Quần xã Cói trồng (Cyperus malaecemsis):

Quần xã đơn ưu, thuần loại, hiện trồng chủ yếu là giống Cói trắng, phục vụ cho các ngành kinh tế nhỏ, thủ công của địa phương Trước đây vùng Tiền Hải – Thái Bình là một nơi cung cấp nguyên liệu cói lớn cho nghề dệt chiếu và nghề này hiện vẫn còn được lưu truyền ở làng dệt chiếu nổi tiếng ở làng Hới (xã Tân Lễ – huyện Hưng Hà - Thái Bình) với câu ca dao “ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới” Tuy nhiên, hiện nay diện tích đất trồng cói ngày càng bị thu hẹp do các mặt hàng sản xuất từ nguyên liệu cói không được ưa chuộng

- Trạm Hải Đăng cồn Vành

Trạm hải đăng Cồn Vành cũng là một địa điểm du lịch độc đáo, lý thú Trạm nằm ngay trên cồn Vành, ở sát cửa Ba Lạt – cửa sông Hồng và trạm thuộc Cục an toàn hàng hải quản lý, trên trạm hải đăng hiện có 7 người làm việc, trông nom, buổi tối họ bật cây đèn biển lên để hướng dẫn tàu, thuyền ra vào vùng cửa sông Hồng ở đây, toàn bộ hệ thống điện của trạm hải đăng sử dụng nguồn năng lượng vĩnh cửu

là năng lượng mặt trời, vừa đảm bảo sạch sẽ, không tiêu hao nhiều nhiên liệu và giúp cho việc bảo vệ môi trường Trạm hải đăng cồn Vành đã được xây dựng lại vào năm 1996, trạm cao 40m và để lên được tới đỉnh trạm phải đi hết 120 bậc thang Trước kia trạm hải đăng được xây dựng từ thời Pháp và đặt ở vị trí trụ sở UBND xã Nam Phú bây giờ, sau nhiều lần biển tiến, hiện tại trạm đã được xây dựng tại cồn Vành

và cách vị trí cũ khoảng chừng 2km theo đường chim bay

3.1.1.6 Khu hệ chim trong rừng ngập mặn

Trong rừng ngập mặn ở khu BTTN Tiền Hải còn là nơi trú ngụ của các loài chim nước và chim di cư, bước đầu ghi nhận có khoảng 149 loài, trong đó có 64 loài chim nước và chim nhỏ di cư Vào mùa hè, thu

có thể quan sát thấy các loài chim như: Bồ nông chân xám, Giang sen (Cò lạo Ấn Độ) vào mùa thu, đông có thể quan sát được các loài chim bay về đây kiếm ăn như: chim Rẽ, Chuắt, Mòng bể đặc biệt có 4 loài chim trong số 11 loài đang có nguy cơ bị đe doạ toàn cầu là: Cò mỏ thìa mặt đen, Mòng bể mỏ ngắn,

Bồ nông chân xám, Quắm đầu đen

3.1.1.7 Bãi biển ở Cồn Thủ, Cồn Vành

Ở khu BTTN Tiền Hải, còn có các dạng địa hình cồn cát ven biển, đáng chú ý có hai cồn cát lớn là cồn Thủ thuộc xã Nam Thịnh với diện tích 150 ha và nằm cách đất liền 4km Hiện tại, phải đi lại bằng thuyền mới ra được cồn thủ, trên cồn cũng có bãi cát mịn, bờ biển thoải có thể khai thác làm bãi tắm biển Cồn cát thứ hai là Cồn Vành, cồn được nối với đất liền bằng đường tỉnh lộ 221, cồn Vành là một cồn cát lớn nhất so với các cồn cát khác ở cửa sông Hồng với diện tích 2.000 ha và thuộc xã Nam Phú quản lý Trên cồn Vành có nhiều dạng cảnh quan đẹp, hệ thống đường giao thông thuận tiện, có trạm hải đăng cồn Vành, rừng phi lao chắn cát, và bãi tắm biển hình vòng cung chạy dài khoảng 1km, bờ biển thoải, nước biển trong, xanh Hiện tại, đã có nhiều khách du lịch tới đây để tắm biển, nghỉ ngơi và thư giãn

3.1.2 Đặc điểm tài nguyên du lịch nhân văn

3.1.2.1 Đặc điểm con người

Xã thành lập lâu nhất cũng chỉ mới hơn 100 năm, mặc dù để tồn tại được ở nơi đây, người dân đã bỏ

Ngày đăng: 23/03/2020, 22:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w