1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vai trò của phụ nữ trung quốc trong công cuộc cải cách mở cửa (1978 2008)

147 66 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 2,3 MB

Nội dung

Vì vậy, việc tập trung đi sâu nghiên cứu về các vấn đề của phụ nữ để có những chính sách khuyến khích, phát huy vai trò quan trọng ấy của phụ nữ trong xã hội đang là xu thế tất yếu của g

Trang 1

i

Lời cảm ơn

Nhân dịp này cho phép tôi đ-ợc bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới các thầy cô, gia đình cùng bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua Đặc biệt là sự h-ớng dẫn nhiệt tình và vô cùng quý báu của PGS Nguyễn Văn Hồng trong suốt quá trình bản luận văn đ-ợc xây dựng và hoàn thành Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cơ quan: Khoa Đông Ph-ơng học, Th- viện Quốc Gia, Th- viện Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc, Th- viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập tài liệu phục vụ nghiên cứu

Trang 2

Tạ Thị Kiều Ly - Cao học K6

Mục lục

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các bảng, biểu

Phần mở đầu - 1

1 Bối cảnh và động cơ nghiên cứu - 1

2 Mục đích và vấn đề nghiên cứu - 2

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề - 3

4 Ph-ơng pháp nghiên cứu và giới hạn đề tài - 8

5 Kết cấu luận văn - 8

Phần nội dung - 10

Ch-ơng 1: Phụ nữ Trung Quốc và quá trình phát triển tr-ớc cải cách – mở cửa - 10

1 Phụ nữ Trung Quốc trong xã hội phong kiến - 10

1.1 Cơ sở xã hội và t- t-ởng - 10

1.2 Cuộc sống và vị trí ng-ời phụ nữ trong xã hội - 12

2 Phụ nữ với cách mạng giải phóng dân tộc và từng b-ớc tự giải phóng - 18

2.1 Giai đoạn đấu tranh chống xâm l-ợc, nô dịch Trung Quốc của t- bản ph-ơng Tây (cuối thế kỷ XIX) và b-ớc đầu hình thành ý thức giải phóng phụ nữ - 19

2.2 Cách mạng dân chủ t- sản (từ cách mạng Tân Hợi đến năm 1921) và sự giải phóng “nhận thức” của người phụ nữ - 20

2.3 Phụ nữ tham gia chiến đấu và sản xuất trong Cách mạng dân tộc, dân chủ mới (từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập đến năm 1949) - 23

3 Phụ nữ sau giải phóng: từ 1949 đến tr-ớc cải cách – mở cửa 1978 - 25

Ch-ơng 2: Vai trò phụ nữ Trung Quốc trong 30 năm cải cách – mở cửa (1978 – 2008) - 31

Trang 3

Tạ Thị Kiều Ly - Cao học K6

1 Cải cách - mở cửa: Cơ sở cho sự phát triển của phụ nữ - 31

1.1 Cơ sở kinh tế – xã hội cho sự phát triển của phụ nữ - 31

1.1.1 Cơ sở kinh tế - 31

1.1.2 Cơ sở chính sách xã hội - 33

1.2 Cơ sở pháp luật cho sự phát triển của phụ nữ - 36

1.2.1 Nguyên tắc bình đẳng nam nữ trong hiến pháp - 37

1.2.2 Hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi của phụ nữ - 38

1.2.3 Hệ thống hỗ trợ pháp luật về phụ nữ - 39

2 Vai trò của phụ nữ Trung Quốc trong công cuộc cải cách – mở cửa - 41

2.1 Vai trò chính trị và quản lý đất n-ớc - 41

2.1.1 Tích cực tham gia các hoạt động bầu cử, hoàn thiện tính dân chủ của chế độ chính trị Trung Quốc - 42

2.1.2 Là lực l-ợng đông đảo trong các cơ quan, tổ chức từ Trung -ơng đến địa ph-ơng - 42

2.1.3 Phụ nữ tích cực đề xuất và kiến nghị trong các quyết sách - 47

2.1.4 Phụ nữ giữ nhiều trọng trách trong hệ thống chính trị Trung Quốc - 48

2.1.5 Phụ nữ Trung Quốc là lực l-ợng quan trọng trong việc tăng c-ờng xây dựng pháp chế và bảo đảm an ninh quốc gia - 51

2.2 Vai trò kinh tế - xã hội - 52

2.2.1 Lực l-ợng lao động đông đảo trong cơ cấu lao động của Trung Quốc - 52

2.2.2 Phụ nữ là lực l-ợng quan trọng giúp chấn h-ng và phát triển kinh tế nông thôn Trung Quốc - 58

2.3 Vai trò trong khoa học – giáo dục và văn hóa - 62

2.3.1 Phụ nữ có vai trò tích cực trong sự nghiệp đào tạo, nâng cao tố chất giáo dục - 63

2.3.2 Nỗ lực không ngừng cho sự tiến bộ của khoa học - 65

2.3.3 Phụ nữ góp phần thúc đẩy việc xây dựng nền văn hóa – văn minh toàn diện, hiện đại - 68

2.4 Vai trò xây dựng gia đình hiện đại, hài hòa - 75

Trang 4

Tạ Thị Kiều Ly - Cao học K6

2.4.1 Vai trò quan trọng trong xây dựng gia đình hiện đại, hài hòa - 76

2.4.2 Vai trò quan trọng trong công tác “kế hoạch hóa gia đình” - 81

2.5 Vai trò trong công tác y tế, sức khỏe - 82

2.5.1 Góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe - 83

2.5.2 Lực l-ợng đông đảo trong công tác y tế - 83

2.6 Vai trò phụ nữ trong công tác bảo vệ môi tr-ờng - 85

2.6.1 Tích cực hành động và tuyên truyền vì môi tr-ờng - 86

2.6.2 Tích cực nghiên cứu khoa học và quản lý môi tr-ờng - 89

Ch-ơng 3: Vai trò phụ nữ Trung quốc tr-ớc bối cảnh thời đại mới Một số liên hệ với vai trò phụ nữ Việt nam trong thời kỳ đổi mới - 92

1 Vai trò của phụ nữ Trung Quốc: những tồn tại và yêu cầu đang đặt ra 92 1.1 Vai trò của phụ nữ và một số vấn đề còn tồn tại - 92

1.2 Bối cảnh thời đại kinh tế tri thức và công cuộc xây dựng đất n-ớc đang đặt ra cho phụ nữ Trung Quốc những yêu cầu gì? - 98

2 Phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ Trung Quốc trong thời đại mới 104 2.1 Sự nỗ lực từ bản thân ng-ời phụ nữ - 104

2.2 Những nỗ lực từ Chính phủ và xã hội - 106

3 Một số liên hệ với vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 107

3.1 Trong hoạt động quản lý, lãnh đạo - 109

3.2 Trong tăng tr-ởng kinh tế – văn hóa – xã hội - 111

3.3 Trong phát triển con ng-ời - 114

Phần Kết luận - 116 Th- mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 5

Tạ Thị Kiều Ly - Cao học K6

Danh mục các bảng, biểu

Biểu đồ 1 Tỷ lệ nữ Đảng viên qua các năm từ 1990 đến 2007 (%) 43

Bảng 1 Đại biểu nữ và ủy viên nữ trong Đại hội Đại biểu nhân dân toàn

Bảng 2 Nữ ủy viên và nữ ủy viên th-ờng vụ trong Hội nghị Chính trị

Bảng 3 Tỷ lệ phụ nữ trong kết cấu ngành nghề năm 1982, 1990, 2000 54

Trang 6

* Nguồn: Viện nghiên cứu lý luận phụ nữ Trung Quốc [57]

Phụ lục 2: Tình hình tham gia bầu cử đại biểu cho

Đại hội đại biểu nhân dân (năm 2000)

77.673.4

67.163.6

80.976.7

020406080100

%

NamNữ

Trang 7

Tạ Thị Kiều Ly - Cao học K6

Phụ lục 3: Nữ đại biểu Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 15 và 16 (năm

1997, 2002) của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Đại hội 15 Đại hội 16

l-ợng

Tỷ lệ (%) Nữ

Số l-ợng

Tỷ lệ (%)

* Nguồn: Thống kê của Hội Liên Hiệp phụ nữ Trung Quốc [60]

Phụ lục 4: Số l-ợng và tỷ lệ nữ ủy viên trong ủy ban TW Đảng Cộng sản

Trung Quốc các khóa

Trang 8

Tỷ lệ (%)

1 ủy ban cách mạng Quốc Dân

đảng Trung Quốc

Hà Lỗ

Lệ

Trình Chí Thanh Nữu Tiểu Minh 21482 31,6

2 Đồng minh dân chủ Trung Quốc Tr-ơng Mẫn 56274 35,7

3 Hội kiến quốc dân chủ Tr-ơng Dung Minh 25218 28,3

4 Hội xúc tiến dân chủ Trung Quốc

Phiên Quý Ngọc Nghiêm Tuấn Kỳ Hạ Mân

*Nguồn: Thống kê của Hội Liên hiệp phụ nữ Trung Quốc [60]

Phụ lục 6: Số l-ợng và tỷ lệ ủy viên nữ trong ủy ban TW các Đảng, phái dân chủ

Đảng, phái

Năm 1990 Năm 2002

Số l-ợng

Tỷ lệ (%)

Số l-ợng

Tỷ lệ (%)

ủy ban cách mạng Quốc Dân đảng Trung Quốc 168 16,0 212 25,0

Đồng minh dân chủ Trung Quốc 250 12,0 265 17,7

Hội xúc tiến dân chủ Trung Quốc 195 12,0 189 22,2

Đảng dân chủ Nông – công Trung Quốc 160 16,0 190 17,9

Đồng minh tự trị dân chủ Đài Loan 64 9,0 58 34,5

* Nguồn: Mặt trận thống nhất Trung -ơng Trung Quốc [68]

Trang 9

Tạ Thị Kiều Ly - Cao học K6

Phụ lục 7: Tỷ lệ nữ trong các ủy ban chuyên trách của Đại hội đại biểu nhân dân

toàn quốc khóa 9 và 10 (năm 1998, 2003)

ủy ban chuyên trách ủy viên Nữ ủy viên Tỷ lệ (%)

* Nguồn: Hội liên Hiệp phụ nữ Trung Quốc [60]

Trang 10

T¹ ThÞ KiÒu Ly - Cao häc K6

Phô lôc 8: N÷ giíi tham gia trong c¸c ñy ban chuyªn tr¸ch cña Héi nghÞ

ChÝnh trÞ hiÖp th-¬ng nh©n d©n toµn quèc khãa 9, 10 (n¨m 1998, 2003)

ñy ban chuyªn tr¸ch ñy viªn N÷ ñy viªn Tû lÖ (%)

ñy ban D©n sè – Tµi

nguyªn – M«i tr-êng

ñy ban D©n téc vµ t«n gi¸o 53 70 5 14 9,4 20,0

ñy ban T- liÖu v¨n hãa –

Trang 11

UBThôn Dân c- UBThôn Dân c- UBThôn Dân

* Nguồn: Số liệu niên giám thống kê hai năm 2000, 2002 [68]

Phụ lục 10: Tỷ lệ phụ nữ tham gia đề xuất ý kiến trong đơn vị, địa ph-ơng

Trang 12

* Nguồn: Hội Liên hiệp phụ nữ Trung Quốc [60]

Văn phòng Quốc vụ viện [68]

Phụ lục 12: Số l-ợng và tỷ lệ lao động nữ ở khu vực thành thị (1995 –

* Nguồn: Số liệu điều tra vị trí xã hội của phụ nữ Trung Quốc lần thứ hai [48]

Hội Liên hiệp phụ nữ Trung Quốc [60]

Trang 13

T¹ ThÞ KiÒu Ly - Cao häc K6

Phô lôc 13: Bµ Zhang Yin - Ch©n dung phô n÷ tù lËp nghiÖp giµu nhÊt thÕ giíi

*Nguån: http://www.chinadaily.com.cn/bizchina/200610/13/content_707587.htm

Trang 14

Trung học

ĐT Nghề

Bổ túc

Tiểu học

GD

đặc biệt

Mẫu Giáo

Trung bình

* Nguồn: Mạng thống kê giáo dục Trung Quốc( www.stats.edu.cn )

* Niên giám thống kê giáo dục Trung Quốc [59] * (-): Số liệu thống kê ch-a đầy đủ

Phụ lục 15: Tỷ lệ nữ cán bộ khoa học từ năm 1997 đến 2001

Trang 15

*Nguån: Niªn gi¸m thèng kª Trung Quèc n¨m 2006( http://www.stats.gov.cn )

Phô lôc 17: ý thøc b¶o vÖ søc kháe cña thai phô (tõ n¨m 1995 – 2002)

N¨m Tû lÖ kiÓm tra søc kháe

Trang 17

vÒ b¶o vÖ m«i tr-êng vµ x©y dùng

v¨n minh tinh thÇn

* Nguån: ( www.women.org.cn )

Trang 18

Tạ Thị Kiều Ly - Cao học K6

P hụ nữ Trung Quốc tham gia hoạt động sản xuất công nghiệp

Những v-ờn trái cây trĩu quả có bàn tay của ng-ời phụ nữ

* Nguồn: ( www.women.org.cn )

Trang 19

T¹ ThÞ KiÒu Ly - Cao häc K6

H×nh ¶nh ng-êi phô n÷ trªn bôc gi¶ng

* Nguån: ( www.women.org.cn )

Trang 20

Tạ Thị Kiều Ly - Cao học K6

Những nữ cán bộ đang ngày đêm đóng góp cho sự phát triển và tiến bộ của

nền khoa học – kỹ thuật Trung Quốc

* Nguồn: ( www.women.org.cn )

Trang 21

Tạ Thị Kiều Ly - Cao học K6

Cống hiến hết mình cho nền văn hóa – nghệ thuật rực rỡ của Trung Quốc

* Nguồn:

( www.women.org.cn )

Một trong số các nữ vận động viên Trung Quốc đem lại vinh quang cho Tổ quốc

trong Thế vận hội Bắc Kinh – 2008

* Nguồn: ( www.women.org.cn )

Trang 22

Tạ Thị Kiều Ly - Cao học K6

Dù tham gia rất nhiều công tác xã hội, ng-ời phụ nữ vẫn luôn đảm đ-ơng tốt

thiên chức của một ng-ời mẹ, ng-ời vợ trong gia đình

* Nguồn: ( www.women.org.cn )

Trang 23

Tạ Thị Kiều Ly - Cao học K6 1

Phần mở đầu

1 Bối cảnh và động cơ nghiên cứu:

Phụ nữ - một nửa thế giới: nh- một sự ghi nhận vị trí của ng-ời phụ nữ trong mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ và toàn thế giới Song song với đó là sự chứng kiến những vận động, những thay đổi và phát triển của bộ phận nữ giới từ lịch sử đến hiện tại cũng nh- t-ơng lai Từ địa vị phụ thuộc trong gia đình đến ngoài xã hội, qua diễn tiến của lịch sử, địa vị ấy đã và đang trải qua nhiều biến

đổi to lớn Đặc biệt trong thời đại ngày nay, phụ nữ đã xuất hiện, tham gia nhiều hơn vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội (thậm chí cả những địa hạt tr-ớc kia vốn đ-ợc xem là lãnh địa độc quyền của nam giới nh-: chính trị, khoa học tự nhiên, khoa học vũ trụ…) Phụ nữ đã phát huy đ-ợc sức mạnh, trí tuệ, tố chất của mình đóng góp quan trọng cho sự thay đổi diện mạo, sự phát triển và phồn thịnh của đất n-ớc, dân tộc Vị thế và tiếng nói của họ cũng chính vì thế mà đ-ợc khẳng định và nâng lên rất nhiều Vì vậy, việc tập trung đi sâu nghiên cứu về các vấn đề của phụ nữ để có những chính sách khuyến khích, phát huy vai trò quan trọng ấy của phụ nữ trong xã hội đang là xu thế tất yếu của giới học thuật ngày nay

ở một quốc gia chiếm 1/5 dân số thế giới (tính đến cuối năm 2007 là 1,32

tỷ ng-ời), phụ nữ lại chiếm phần đông (hơn 640 triệu ng-ời, t-ơng đ-ơng 48,5% dân số) [66] là một lực l-ợng hùng hậu trong chiến l-ợc phát triển chung cũng nh- sự lớn mạnh của quốc gia này Hơn 5000 năm, Trung Quốc đã chứng kiến một thời kỳ dài ng-ời phụ nữ ở vào địa vị thấp kém nhất của xã hội, chịu bao tủi khổ và hờn căm; đã ghi nhận lịch sử phát triển và giải phóng phụ nữ luôn hòa vào

sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng hòa bình, dân chủ Nh-ng trên hết, ở trạng thái phát triển nào, phụ nữ Trung Quốc cũng có những đóng góp rất quí báu cho lịch sử dân tộc Đặc biệt, từ năm 1978 với những điều kiện kinh tế, xã hội, pháp luật đảm bảo phụ nữ Trung Quốc đã b-ớc vào một thời kỳ phát triển mới, t-ơi sáng và rực rỡ hơn bất kỳ giai đoạn nào tr-ớc đó Họ đã và đang trở thành

Trang 24

Tạ Thị Kiều Ly - Cao học K6 2

đội quân “chủ lực” trong công cuộc cải cách – mở cửa, xây dựng xã hội hiện đại qua suốt 30 năm qua của Trung Quốc và có nhiều cống hiến to lớn cho đất n-ớc trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa – giáo dục, gia đình… Trong cuộc họp nhân tài nữ toàn quốc, Chủ tịch n-ớc Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh: “Nhân tài nữ luôn có vai trò quan trọng không thể thay thế trong sự nghiệp của Đảng và Nhà nước”

Phụ nữ Việt Nam, yêu cầu giải phóng phụ nữ và phát huy vai trò của phụ nữ trong công cuộc Đổi mới cũng đã và đang đ-ợc đặt ra Giống nh- xu thế phát triển và nâng cao vị thế của phụ nữ Trung Quốc và thế giới, bộ phận nữ giới ở Việt Nam đã khẳng định những đóng góp đáng kể của mình cho sự nghiệp phát triển chung của cả n-ớc Trong quá trình hơn 20 năm Đổi mới, việc vận dụng những kinh nghiệm của phụ nữ toàn cầu, mà đặc biệt là của phụ nữ Trung Quốc (với nhiều nét t-ơng đồng về điều kiện, hoàn cảnh xã hội) để phát huy hơn nữa tố chất và sức mạnh của phụ nữ Việt Nam là hết sức quan trọng và cần thiết

Nh- vậy, xuất phát từ xu thế phát triển mạnh mẽ của phụ nữ toàn cầu, quá trình lớn mạnh của phụ nữ Trung Quốc có thể thấy, việc nghiên cứu về phụ nữ Trung Quốc mang tính chất khoa học và thực tiễn rất cao Đặc biệt kể từ sau khi Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách – mở cửa (1978), chuyển đổi toàn diện nền kinh tế - xã hội thì phụ nữ Trung Quốc đã thực sự chuyển mình và ghi dấu ấn

rõ nét nhất từ tr-ớc đến nay Vì vậy, từ động cơ nghiên cứu trên tôi mạnh dạn lựa

chọn vấn đề: “Vai trò của phụ nữ Trung Quốc trong công cuộc cải cách – mở cửa (1978 – 2008)” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình

2 Mục đích và vấn đề nghiên cứu:

Thực tế qua cả một bề dày giải phóng, v-ơn lên và 30 năm khẳng định vai trò quan trọng của mình, phụ nữ Trung Quốc là một đề tài nghiên cứu vô cùng thu hút và phong phú đối với các nhà nghiên cứu, các chuyên gia xã hội học cũng nh- các ngành khoa học liên quan Tuy nhiên, việc nghiên cứu h-ớng đến các mục tiêu rất đa dạng, trong bản luận văn này, ng-ời nghiên cứu chủ yếu h-ớng

đến hai mục đích cơ bản: 1) Có đ-ợc hiểu biết toàn diện hơn về phụ nữ Trung Quốc cùng vị thế, vai trò của bộ phận này trong việc phát triển và xây dựng một

Trang 25

Tạ Thị Kiều Ly - Cao học K6 3

Trung Quốc hiện đại và vững mạnh nh- ngày nay 2) Do sự t-ơng đồng về bối cảnh và lịch sử giải phóng phụ nữ, việc tìm hiểu phụ nữ Trung Quốc sẽ gợi mở một số bài học kinh nghiệm và đối sánh thực tế giúp phụ nữ Việt Nam phát huy hơn nữa sức mạnh và vai trò của mình, phục vụ hiệu quả cho tiến trình đổi mới của đất n-ớc

Bằng bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo của mình phụ nữ đã và đang trở thành một lực l-ợng hùng hậu và nòng cốt cho một loạt các chính sách ổn định, phát triển của Trung Quốc nh-: hiện đại hóa đất n-ớc, xây dựng xã hội khá giả toàn diện, xây dựng xã hội hài hòa, xây dựng Xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc… Vậy phụ nữ Trung Quốc trong lịch sử cho đến tr-ớc cải cách – mở cửa 1978 có những tiền đề phát triển gì? Công cuộc cải cách – mở cửa với việc chuyển biến mạnh mẽ thể chế kinh tế đã tạo ra những cơ hội nh- thế nào cho phụ nữ? Trong tiến trình ấy, ng-ời phụ nữ đã có những đóng góp gì cho đất n-ớc trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa – khoa học – giáo dục, xã hội, hôn nhân gia đình,

y tế – sức khỏe, bảo vệ môi tr-ờng…??? Phụ nữ Trung Quốc sẽ có những cơ hội

và thách thức mới nào trong t-ơng lai? Và cuối cùng, phụ nữ Việt Nam có thể vận dụng những kinh nghiệm thực tiễn gì của phụ nữ Trung Quốc để nâng cao vị thế của mình, đóng góp nhiều hơn nữa trong công cuộc Đổi mới? là những vấn

đề cần tìm hiểu và nghiên cứu

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cùng với sự vận động và phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, các vấn đề về phụ nữ ngày càng thu hút đ-ợc sự quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu của các học giả, các nhà nghiên cứu thuộc rất nhiều lĩnh vực và từ rất nhiều quốc gia trên thế giới Một hệ thống các tác phẩm, công trình nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn cao đã ra đời Vai trò và vị thế của phụ nữ Trung Quốc đ-ợc nhìn nhận

và phân tích một cách khoa học và khách quan qua nhiều góc độ, dựa trên nhiều tiêu chuẩn và tiêu chí khác nhau Điều này đã tạo ra các công trình khảo cứu hết sức phong phú và đa dạng Tuy nhiên cũng chính từ đây xuất hiện những khuynh h-ớng khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn

Trang 26

Tạ Thị Kiều Ly - Cao học K6 4

ở Ph-ơng Tây, từ đầu thế kỷ XX đã xuất hiện những nhà nghiên cứu về

phụ nữ Trung Quốc, nổi bật có: Katie Curtin (Toronto – Canada) với Women in China đề cập đến hai chủ điểm nghiên cứu: 1) Vị trí của phụ nữ Trung Quốc từ

trong lịch sử cho đến tr-ớc khi n-ớc CHDCND Trung Hoa ra đời (năm 1949) 2) Phụ nữ và các vấn đề liên quan nh-: giáo dục, việc làm, quản lý kinh tế, chính trị,

các chính sách hôn nhân, kế hoạch hóa gia đình “Phụ nữ Trung Quốc và hiện

đại hóa” của Jennifer Rudoph thuộc Khoa Lịch sử (Đại học Albany – NewYork

– Mỹ) lại nhìn nhận phụ nữ Trung Quốc qua các cuộc vận động trong lịch sử Trung Quốc hiện đại cho thấy quá trình giải phóng, tự khẳng định và v-ơn lên của ng-ời phụ nữ Tác phẩm còn thống kê đ-ợc các mốc lịch sử cũng nh- những nhân vật nữ tiêu biểu nh-: Từ Thu Cẩn, Tống Khánh Linh Tiếp theo là nhà nghiên cứu Janet W.Salaff – Tạp chí xã hội học hiện đại (Liên hiệp các chuyên gia xã hội học Mỹ) đã đề cập đến sự thay đổi vị trí và vai trò của phụ nữ Trung

Quốc tại nghiên cứu “Chinese women in development” Ngoài ra còn rất nhiều

các bài báo, tạp chí của nhiều học giả Mỹ, Canada đề cập đến các khía cạnh phát triển liên quan của nữ giới

Nói về tình hình nghiên cứu phụ nữ Trung Quốc, không thể không kể đến chính công trình nghiên cứu của chính học giả của n-ớc này Tại Trung Quốc,

Đài Loan, Hồng Kông, thậm chí các nhà khoa học ng-ời Trung Quốc đang làm việc và sinh sống ở n-ớc ngoài cũng đã đóng góp cho đề tài này hàng loạt tác phẩm nghiên cứu bao gồm cả sách, báo, tạp chí và các bài viết trên mạng Điển

hình phải kể đến nh-: Jen Tai (任泰) “The status of Women in China” cũng là

một cuốn sách nghiên cứu về vị trí phụ nữ Trung Quốc qua các mốc thời gian: Trung Quốc cổ đại; nhà Hán (206 T.CN ~ 265 S.CN); Lục triều (265 S.CN ~ 588); giai đoạn tiếp xúc văn hóa ph-ơng Tây (30 năm cuối thế kỷ 19) với quá trình hiện đại hóa xã hội và các cuộc vận động dân tộc – dân chủ; cuối cùng là những thành tựu b-ớc đầu của cuộc vận động phụ nữ 30 năm đầu thế kỷ 20 d-ới

nhiều điều kiện xã hội mới Tiếp theo là tác giả Mã Đức Tín “Phụ nữ Trung Quốc đang nhảy vọt” với các bài viết về thành tích phụ nữ Trung Quốc đạt được

trong xây dựng xã hội chủ nghĩa Đặc biệt từ sau khi Trung Quốc tiến hành cải

Trang 27

Tạ Thị Kiều Ly - Cao học K6 5

cách – mở cửa, các vấn đề xã hội, dân số nói chung và vấn đề phụ nữ nói riêng

đ-ợc đi sâu nghiên cứu và chia thành 3 giai đoạn:

1 Giai đoạn khởi đầu nghiên cứu về vai trò phụ nữ (từ năm 1979 ~ 1984):

D-ới tác động của cải cách mở cửa, kết cấu xã hội bị phân hóa mạnh mẽ,

đời sống của phụ nữ vì thế cũng xuất hiện nhiều biến đổi mạnh mẽ Các nhà xã hội học bắt đầu tập trung nghiên cứu về phụ nữ nh- một quần thể c- dân đặc thù trong xã hội Tuy còn rất ít và hạn chế nh-ng đã gợi mở nhiều vấn đề Đặc điểm nghiên cứu của giai đoạn này là:

- Bắt đầu quan tâm đến sự chênh lệch về giới

- Khái quát một số đặc tr-ng cơ bản của dân số nữ giới: tình hình kinh tế, sinh đẻ – kế hoạch hóa gia đình

- Có sự quan tâm nhất định đến các vấn đề hôn nhân, gia đình của phụ nữ trong quá trình cải cách

- Tuy vậy các nghiên cứu giai đoạn này ch-a hình thành đ-ợc cơ chế nghiên cứu vấn đề phụ nữ một cách chuyên sâu

2 Giai đoạn phát triển rực rỡ về nghiên cứu vai trò phụ nữ (1985 ~ 1994):

B-ớc vào những năm 80, công cuộc cải cách mở cửa đ-ợc đi vào chiều sâu, cùng với những thành công đã đạt đ-ợc, công tác nghiên cứu về vai trò phụ nữ cũng dần đ-ợc hệ thống, chính qui và rõ ràng hơn Các đặc điểm cụ thể là:

- Vai trò, vị trí phụ nữ đ-ợc nghiên cứu d-ới nhiều góc độ: xã hội học,

dân số học, kinh tế học, tâm lí học, pháp luật, lịch sử

- Nội dung nghiên cứu rộng rãi: nghiên cứu lí luận, nghiên cứu thực tiễn

về vị trí gia đình, xã hội; địa vị chính trị, pháp luật, kinh tế; tình hình giáo dục; tình trạng việc làm; sức khỏe, hôn nhân Nổi bật lên là sự xuất hiện của những chuyên gia nghiên cứu và bộ phận chính sách của Chính phủ

- Nghiên cứu có tính chất hệ thống: thiết lập đ-ợc tiêu chí đánh giá vị trí

ng-ời phụ nữ trong xã hội; nghiên cứu mang tính chất khoa học, nghiêm túc; ph-ơng pháp đi từ đơn nhất đến phức tạp; từ định l-ợng đến định tính, định l-ợng kết hợp

Trang 28

3 Giai đoạn nghiên cứu thực tế (1994 đến nay)

Mở đầu cho giai đoạn này là một loạt các hội nghị quốc tế về phụ nữ đ-ợc

tổ chức, đề ra các c-ơng lĩnh hoạt động cho sự nghiệp phát triển phụ nữ Đặc biệt

là Hội nghị phụ nữ thế giới lần thứ 4 đ-ợc khai mạc tại Bắc Kinh (1995) là tiền

đề lý luận cho xu h-ớng nghiên cứu các vấn đề phụ nữ trong thời kỳ có nhiều thay đổi quan trọng của đất n-ớc Các đặc điểm nghiên cứu chính bao gồm:

- Trọng tâm nghiên cứu của giai đoạn đầu là sức khỏe sinh sản của nữ giới, tăng c-ờng tính độc lập và tự chủ của phụ nữ trong vấn đề này, giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến thai sản, đây đ-ợc coi là điểm mấu chốt giúp giải quyết các vấn đề của phụ nữ

- Nâng cao tính chủ động tham gia và phát huy tính sáng tạo của phụ nữ vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội

- Thành phần tham gia nghiên cứu đ-ợc mở rộng, giúp tạo ra sự đa dạng

và toàn diện trong các công trình nghiên cứu thuộc giai đoạn này

- Có sự kết hợp mật thiết giữa lí luận và thực tiễn, giữa các chuyên gia nghiên cứu với bộ phận quyết sách của Chính phủ

Các kết quả nghiên cứu tiêu biểu và các báo cáo tiêu biểu trong thời gian

này đ-ợc kể đến nh-: “Hiện trạng phụ nữ Trung Quốc” được trình bày bởi Quốc

Vụ viện và Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 9/2005); Báo cáo “Bình đẳng giới

ở Trung Quốc và tình hình phát triển phụ nữ trong 10 năm (1995 ~ 2005)” của Quốc Vụ Viện vào tháng 8/2005; Nghiên cứu về “Phụ nữ và nam giới ở Trung Quốc” do Tạp chí nghiên cứu phụ nữ kết hợp với Chính phủ, Tổng cục Thống kê

Trung -ơng Trung Quốc và Hội Liên hiệp Phụ nữ Trung Quốc thực hiện; công

trình nghiên cứu “Phụ nữ Trung Quốc qua con mắt ng-ời Trung Quốc” là tập

hợp nhiều bài viết mang tính chất chuyên sâu, đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa

Trang 29

Tạ Thị Kiều Ly - Cao học K6 7

nh-: sự biến đổi mang tính tất yếu từ trong lịch sử của phụ nữ Trung Quốc; hình ảnh mới của phụ nữ Trung Quốc hiện đại; do Li Yu ning chủ biên Tiếp

theo phải kể đến một công trình nghiên cứu nổi bật, mang giá trị thực tiễn to lớn,

là cơ sở dữ liệu và số liệu cho các nghiên cứu về phụ nữ chính là “Báo cáo số liệu

điều tra chủ yếu về vị trí phụ nữ Trung Quốc lần thứ hai (năm 2000)” đ-ợc chính thức công bố năm 2001 Cũng trong giai đoạn này, cuốn sách “Phụ nữ ở Trung Quốc” - do Hội Liên hiệp phụ nữ xuất bản năm 2004 là một công trình tổng kết

tiêu biểu và t-ơng đối đầy đủ về vai trò của phụ nữ trên các lĩnh vực của nền kinh

tế, xã hội Đồng thời là sự ghi nhận, tôn vinh những đóng góp hết sức to lớn cho

sự phồn thịnh của Trung Quốc Ngoài ra, còn phải kể đến Đặng Tất Tuấn và Đào

Cát – chủ biên công trình nghiên cứu “Phụ nữ Trung Quốc: quá khứ, hiện tại và t-ơng lai” (2005) với nội dung vô cùng phong phú về ng-ời phụ nữ; thời gian

nghiên cứu mở rộng từ lịch sử đến hiện đại và t-ơng lai, trong đó trọng tâm nghiên cứu là phụ nữ Trung Quốc trong xã hội đ-ơng đại

Hầu hết các nghiên cứu đ-ợc nêu ở trên cho thấy khoa học nghiên cứu về phụ nữ đã hết sức phát triển, đóng góp cho khoa học xã hội nhiều tác phẩm tiêu biểu và có giá trị thực tiễn cao, tạo tiền đề và cơ sở vững chắc cho các nghiên cứu

về sau Tuy nhiên có thể nhận thấy một điều là, các công trình đó đi theo hai

h-ớng chủ yếu: Một là, trình bày chuyên sâu về một hay một vài nội dung về sự

phát triển của phụ nữ mà thiếu đi sự ghi nhận những thay đổi mang tính chất

quyết định trong vai trò của lực l-ợng này trong xã hội; Hai là, tổng quát về hiện

trạng vai trò phụ nữ trên nhiều lĩnh vực, trải qua nhiều giai đoạn trong lịch sử từ

cổ đến kim Song các phân tích, đánh giá, so sánh lại ch-a thật đầy đủ và có chiều sâu Điều đáng quan tâm là, với một dấu mốc đánh dấu sự chuyển biến to lớn của đất n-ớc Trung Quốc nói chung và ng-ời phụ nữ Trung Quốc nói riêng nh- việc Trung Quốc thực hiện cải cách – mở cửa năm 1978 cũng nh- quá trình

từ đó đến nay ch-a nhận đ-ợc sự nghiên cứu và quan tâm t-ơng xứng với tầm quan trọng của nó

Tại Việt Nam, phụ nữ học và các vấn đề liên quan ch-a trở thành một vấn

đề nghiên cứu đ-ợc chú trọng, thực sự ch-a có đ-ợc các công trình nghiên cứu

Trang 30

Tạ Thị Kiều Ly - Cao học K6 8

mang tính chất chuyên sâu hay tổng kết về phụ nữ Trung Quốc cùng sự vận động

kỳ diệu có ý nghĩa hết sức quan trọng của lực l-ợng này Các nhà nghiên cứu Việt Nam chủ yếu trình bày vấn đề này qua các bài viết nhỏ, mang tính chất khái quát sơ l-ợc; và quan trọng hơn ch-a có sự gắn kết, tham chiếu với sự phát triển

và vận động của phụ nữ Việt nam từ trong lịch sử

4 Ph-ơng pháp nghiên cứu và giới hạn đề tài

Để thực hiện đề tài, ng-ời viết tập hợp t- liệu từ các nguồn chủ yếu nh-: sách, tạp chí, mạng Internet, các bài viết từ Mạng phụ nữ Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Phụ nữ, Tổng Cục Thống kê Trung -ơng Trung Quốc, Hội LHPN Trung Quốc và Việt Nam cùng một số nguồn khác Đề tài đ-ợc nghiên cứu từ góc độ khoa học xã hội, lấy ph-ơng pháp nghiên cứu xã hội học làm kỹ thuật sử dụng chủ yếu, kết hợp với nghiên cứu phân tích – tổng hợp Trình tự nghiên cứu qua các b-ớc: s-u tập, phân loại – xử lý tài liệu; nghiên cứu và kiểm định; tiếp

đến kết hợp với các ph-ơng pháp thống kê số liệu, phân tích nội dung và ph-ơng pháp so sánh Hi vọng có thể tiếp cận đ-ợc một cách đầy đủ và toàn diện vấn đề cần nghiên cứu

Vấn đề vai trò phụ nữ Trung Quốc trong công cuộc cải cách – mở cửa từ

1978 đến nay là một đề tài yêu cầu đ-ợc nghiên cứu cả chiều sâu và nội dung đồ

sộ về những đóng góp của phụ nữ Trung Quốc trong tất cả các mặt của đời sống xã hội Tuy nhiên trong quá trình thực hiện ng-ời nghiên cứu đã gặp phải một số khó khăn và trở ngại nh-: tài liệu phân tích các yếu tố tác động đến vai trò của phụ nữ rất ít; hệ thống tiêu chí đánh giá về phụ nữ trong xã hội của các nhà nghiên cứu có nhiều cách nhìn đa dạng và có cả những ý kiến không thống nhất; thêm vào đó, các nguồn tài liệu tham khảo chủ yếu là tiếng Trung Quốc nên với kiến thức và khả năng ngôn ngữ có hạn, luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Kính mong các thầy cô, các bạn đóng góp ý kiến để chất l-ợng bản luận văn tiếp tục đ-ợc bổ sung và nâng cao

5 Kết cấu luận văn

Luận văn với tiêu đề: "Vai trò của phụ nữ Trung Quốc trong công cuộc cải cách – mở cửa (1978 – 2008) " gồm ba phần:

Trang 31

Tạ Thị Kiều Ly - Cao học K6 9

A Phần mở đầu

B Phần nội dung

* Ch-ơng 1: Phụ nữ Trung Quốc và quá trình phát triển tr-ớc cải cách

– mở cửa trình bày thực trạng, quá trình vận động, phát triển của phụ nữ Trung

Quốc từ xã hội phong kiến đến các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và những tiền đề quan trọng cho sự phát triển rực rỡ của phụ nữ khi Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách – mở cửa năm 1978

* Ch-ơng 2: Vai trò Phụ nữ Trung Quốc trong 30 năm cải cách – mở cửa (1978 – 2008): ch-ơng này chủ yếu đi sâu tìm hiểu và phân tích vị thế và

sự đóng góp một cách toàn diện của phụ nữ Trung Quốc trong các lĩnh vực của

đời sống kinh tế – xã hội Đây cũng là ch-ơng chính của toàn bộ luận văn

* Ch-ơng 3: Vai trò phụ nữ Trung Quốc tr-ớc bối cảnh thời đại mới

Một số liên hệ với vai trò phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới - thế kỷ

XXI, tr-ớc bối cảnh hội nhập toàn cầu; sự bùng nổ của thời đại thông tin, kinh tế tri thức và một loạt mục tiêu phát triển đất n-ớc thì phụ nữ - vốn đã đóng vai trò hết sức quan trọng cho Trung Quốc trong thời gian qua sẽ có những thời cơ và thách thức nào? Từ đây, có thể liên hệ gì với sự phát triển của phụ nữ Việt Nam

là vấn đề đ-ợc trình bày trong ch-ơng cuối cùng này của bản luận văn

C Phần kết luận

Ngoài ra còn có th- mục tài liệu tham khảo sắp xếp theo thứ tự A, B, C và phần phụ lục đi kèm

Trang 32

sử nh- vậy, vai trò của phụ nữ Trung Quốc trong việc xây dựng đời sống gia đình

và đất n-ớc vẫn không thể phủ nhận; họ đã góp sức không nhỏ cho sự lớn mạnh của nền văn hóa xã hội Trung Hoa

1 phụ nữ trung quốc trong xã hội phong kiến

1.1 Cơ sở xã hội và t- t-ởng

Địa vị và quyền lợi của nữ giới luôn là một vấn đề quan trọng xuyên suốt lịch sử xã hội Trung Quốc hàng nghìn năm Cho đến tận ngày nay vẫn là đề tài rất đáng đ-ợc quan tâm, nó không chỉ phản ánh một phần lịch sử phát triển của một ph-ơng diện xã hội mà còn là sự phản ánh quan trọng lịch sử văn hóa – văn minh của đất n-ớc Trung Quốc qua mấy nghìn năm

Nhìn từ góc độ lịch sử có thể thấy rằng, giống nh- đặc điểm hình thành, phát triển chung của lịch sử loài ng-ời, từ rất sớm trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, vị trí quan trọng của phụ nữ trong sản xuất và duy trì nòi giống đã tạo ra

Trang 33

Tạ Thị Kiều Ly - Cao học K6 11

sự lớn mạnh của nữ quyền (quyền lực của phụ nữ); từ đó hình thành nên xã hội thị tộc mẫu hệ Tuy nhiên do sự phát triển của sức sản xuất, nhu cầu về các công việc đòi hỏi thể lực ngày càng trở nên quan trọng Vai trò của nam giới đ-ợc bộc

lộ, xã hội thị tộc “phụ hệ” dần thay thế xã hội thị tộc “mẫu hệ”

Nhà Hạ (khoảng thế kỷ XXI Tr.CN) mở đầu xã hội chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc Trong xã hội này, phụ nữ thực sự biến thành vật phẩm phụ thuộc của ng-ời

đàn ông Trong hàng ngàn biểu hiện lệ thuộc ấy, có lẽ nổi bật nhất là tục “tuẫn táng” Đó là, ng-ời đàn ông luôn là chủ trong một gia đình, họ sở hữu tất cả, khi

họ chết ng-ời vợ đ-ợc chôn theo cùng với vàng bạc châu báu và các vật dụng có giá trị trong nhà, có ng-ời còn bị chôn sống hoặc thiêu sống

Hơn 3000 năm từ nhà Tần (221 – 206 tr.CN) cho đến cuối thế kỷ 19, d-ới chế độ phong kiến, bao nhiêu của cải, ruộng đất đều nằm trong tay bọn vua chúa quý tộc, quan liêu Dân chúng phải hết sức phục dịch Đ-ờng Minh Hoàng; hàng vạn ng-ời phải vất vả để xây đình trầm h-ơng, đắp đ-ờng đi Vân Nam, xây dựng Vạn lí tr-ờng thành , hàng ngàn phu dịch chạy ngày chạy đêm đem của ngon vật lạ vào cung tiến vua và quý phi v.v Vua chúa quan liêu, địa chủ nắm hết quyền hành chính trị, cho ai sống đ-ợc sống, bắt ai chết phải chết (quân tử thần

tử, thần bất tử bất trung), tha hồ c-ớp đoạt của cải của dân Trong xã hội phong kiến này, 90% dân chúng là nông dân, họ bị bóc lột đến cùng cực: phải đóng thuế, nộp địa tô, nộp tiền lãi, trung bình phải nộp lại cho địa chủ từ 50% đến 80%

số thóc lúa gặt đ-ợc Đời sống ng-ời nông dân Trung Quốc hết sức khổ cực, không đ-ợc h-ởng bất kỳ quyền lợi chính trị, kinh tế nào Ng-ợc lại còn phải cung phụng, tôn trọng vua chúa, quan liêu và các thế lực bóc lột tàn bạo Nếu phạm vào tội m-u phản (làm hại triều đình), m-u đại nghịch (phá huỷ lăng miếu), đại bất kính (bất kính với vua), đại bất nghĩa (giết quan trên) đều bị xử

tử và chu di ba họ Đời sống của nông dân là nh- vậy, đời sống ng-ời phụ nữ - những ng-ời còn mang trên mình xiềng xích của t- t-ởng xã hội lúc bấy giờ, còn cực khổ hơn gấp trăm nghìn lần

Cơ sở t- t-ởng cho tư duy “trọng nam khinh nữ” trong cả một thời kỳ lịch

sử dài chính là chế độ “tông pháp” và “Nho giáo” Khi Nho giáo đạt đ-ợc vị trí chính thống trong lịch sử Trung Quốc, Đổng Trọng Th- đã khái quát kết hợp t-

Trang 34

Tạ Thị Kiều Ly - Cao học K6 12

tưởng “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” của Khổng Tử với “Phụ tử hữu tình, quân thần hữu nghĩa, phu phụ hữu biệt, trưởng ấu hữu tự” thành thuyết “tam cương, ngũ thường”, bao gồm “Quân vi thần cương, phụ vi tử c-ơng, phu vi thê cương” và “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” Những thế lực thống trị trong các triều

đại đều ra sức vận dụng “cương thường” để quy định t- duy và hành động của mọi ng-ời Trên nền tảng t- t-ởng nh- vậy, ng-ời đàn ông trở thành ng-ời thống trị trong cả gia đình và xã hội Và đ-ơng nhiên ng-ời phụ nữ sẽ rơi vào cảnh đau khổ, bị đè nén, bó buộc Trung Quốc là một trong những quốc gia bảo tồn đ-ợc nhiều điển tích lịch sử nhất, tuy nhiên trong kho tàng dữ kiện lịch sử hoành tráng

ấy, hình ảnh ng-ời phụ nữ chỉ nh- điểm xuyết Chỉ những phụ nữ “thủ tiết” khi chồng qua đời hay những “liệt nữ” đã tuẫn tiết theo chồng mới được ghi vào chính sử Tính mạng phụ nữ bị đe dọa, nhân cách bị coi th-ờng, tố chất thông

minh tài trí bị chôn vùi Đó là toàn cảnh phụ nữ trong xã hội phong kiến Chế độ tông pháp phong kiến kéo dài hàng nghìn năm đã duy trì chế độ chính trị và nền

tảng đạo đức luân lí lấy quyền lợi của nam giới làm trọng tâm, dùng “nam tôn nữ ti”, “nam chủ nữ tòng” để quy định vị trí của phụ nữ trong xã hội Cứ nh- vậy,

đời này qua đời khác họ phải chịu sự đè nén của bốn thế lực: chính quyền, tộc quyền, thần quyền và phu quyền Cả đời người bị gắn với “tam tòng tứ đức” Tất cả đã khiến ng-ời phụ nữ tr-ớc hết không có đ-ợc quyền lợi và vị thế xứng đáng với những trách nhiệm của họ, sau là không thể phát huy những tố chất, năng lực hữu ích của mình

1.2 Cuộc sống và vị trí ng-ời phụ nữ trong xã hội

Theo luân lí “tam cương ngũ thường” như vậy, người đàn bà ngoài việc bị

áp bức, bóc lột của xã hội, còn phải phụ thuộc vào những ng-ời đàn ông trong gia

đình nh-: cha, chồng và con trai Đạo tam tòng bắt ng-ời phụ nữ khi ở nhà thì theo cha, lấy chồng theo chồng và khi chồng chết lại theo con trai, vậy là cả đời

họ bị lệ thuộc Ngoài ra, đàn ông còn có 7 cớ để bỏ vợ là: không con, dâm dật, không thờ cha me chồng, lắm điều, trộm cắp, ghen tuông, có các tật Ngoài ra, những hủ tục nh-: tảo hôn, đa thê, bó chân giam hãm ng-ời phụ nữ Trung Quốc, biến họ thành những ng-ời đầy tớ không công, những cái máy đẻ con, những đồ

Trang 35

Tạ Thị Kiều Ly - Cao học K6 13

chơi của đàn ông Từ đời nhà Đ-ờng (năm 937 – 975 CN) trở về sau, do sự yêu chuộng của Hoàng đế và ng-ời đàn ông đối với các phụ nữ có bàn chân nhỏ nên vô số em gái vô tội đã bị những băng vải trắng dài quấn hai bàn chân, quấn đến mức bàn chân vừa nhọn vừa bé nh- một dị tật đầy đau đớn Hủ tục bó chân này không chỉ huỷ hoại sức khoẻ của ng-ời phụ nữ, mà còn tổn hại nghiêm trọng tới tinh thần và tâm lý của họ Một đôi bàn chân nhỏ xíu, đi lại khó khăn đã hạn chế rất nhiều sự vận động, di chuyển của phụ nữ, khiến họ mất đi những cơ hội đ-ợc học hành và hệ quả kéo theo là sẽ mất đi cơ hội tham gia ngoài xã hội ở Trung Quốc, công cuộc giải phóng phụ nữ tr-ớc hết phải xoá bỏ đ-ợc tục bó chân và

mở ra cơ hội học tập cho bộ phận này

B-ớc vào xã hội phong kiến, uy quyền của ng-ời đàn ông càng mạnh mẽ, ng-ời đàn bà thì càng bị coi là vật phụ thuộc, thậm chí điều này đã đ-ợc tôn lên thành những chuẩn tắc đạo đức và ý thức xã hội Một trong những biểu hiện tiêu biểu chính là chế độ đa thê (một ng-ời đàn ông có thể lấy nhiều vợ và nhiều thê

thiếp) đ-ợc hợp pháp hóa Về chính trị, phụ nữ không có bất cứ vị trí nào, không

đ-ợc dự bàn việc làng, việc n-ớc và bị đứng ngoài đời sống chính trị của quốc

gia Nào là phụ nữ không có tài tức là có đức, hay phụ nữ thì không đ-ợc đến

những nơi công đ-ờng Trong trạng thái thấp kém nh- vậy, thì để đ-ợc ghi vào sử sách, chỉ có thể là hoàng đế, hoàng hậu Ng-ời đàn ông vĩnh viễn muốn nắm giữ

vị trí thống trị của mình và ra sức cổ động cho sự phân biệt đối xử giữa hai giới

trong xã hội Về kinh tế, phụ nữ ở vào thế phụ thuộc, không có tài sản, không

đ-ợc quyền thừa kế, không có đ-ợc nguồn lợi kinh tế độc lập Về giáo dục, đa số

phụ nữ không đ-ợc h-ởng quyền lợi này Một số ít con nhà quý tộc cũng đ-ợc học nh-ng chỉ đ-ợc học tam tòng tứ đức, tam c-ơng ngũ th-ờng, học những g-ơng nh-ờng nhịn, không ghen, thủ tiết Sách học chỉ gồm mấy quyển “Nữ tắc”,

“Liệt nữ truyện” Phụ nữ Trung Quốc không đ-ợc đi học đi thi hay giữ chức vụ gì quan trọng Không đ-ợc học hành, không có vị thế chính trị đã ảnh h-ởng đến rất nhiều mặt trong đời sống ng-ời phụ nữ; trong dân chúng, những phụ nữ nghèo khổ có thể bị mua đi bán lại, thậm chí nhiều con gái nhà lành bị bán vào các kỹ

viện Về hôn nhân – gia đình, ng-ời con gái không có quyền định đoạt trong

Trang 36

Tạ Thị Kiều Ly - Cao học K6 14

hôn nhân, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy Thông th-ờng trong dân gian, con gái độ

9, 10 tuổi đã bị đem bán làm con nuôi, bị coi nh- trâu ngựa, làm lụng vất vả, ăn mặc lam lũ Lớn lên thì phải làm vợ hay làm hầu thiếp của con trai cha mẹ nuôi Hầu, thiếp hay vợ lẽ đều là nô lệ không công trọn đời; làm tất cả các công việc trong nhà, ngoài đồng, nhà chồng muốn mua đi bán lại lúc nào cũng đ-ợc Pháp luật Trung Hoa còn rất khắt khe với phụ nữ, ng-ời con gái không đ-ợc thừa h-ởng gia tài, ng-ời vợ ngoại tình có thể giết chết Cha mẹ giết con gái lúc mới lọt lòng không bị tội Trong đại gia đình Trung Quốc, ng-ời đàn bà còn phải chịu nỗi khổ làm dâu, bị mẹ chồng hành hạn đến cùng cực Con gái nhà quyền quý thì

bị xem nh- một vật để mua danh vọng hay dùng trong việc ngoại giao giữa các gia đình quý tộc Ng-ời ta nối lại sợi dây liên lạc giữa hai gia đình hay giải quyết mối hiềm nghi cầu cạnh, một sự thăng tiến quan chức bằng cách dâng gả con gái Ngoài ra, mỗi khi bị các n-ớc lân bang xâm lấn, bọn vua chúa th-ờng tìm cách tuyển con gái đẹp đem dâng để m-u hòa hoãn Đời Hán có chuyện Chiêu Quân cống Hồ, đời Đ-ờng có chuyện Hạnh Nguyên hòa Phiên Bọn quý tộc lại coi tỳ thiếp nh- vật nuôi hay những món đồ chơi có thể dùng để tặng nhau Ng-ời phụ nữ Trung Quốc còn luôn luôn lo lắng về sự thiếu thốn, lụt lội, đói kém bởi chính

họ là ng-ời phải lo việc bếp núc gia đình Có thể nói bức tranh về phụ nữ Trung Quốc trong xã hội phong kiến là một bức tranh với mầu sắc chủ yếu là đen xám, thể hiện một cuộc sống bị đầy đọa đến cùng cực và địa vị thấp kém của phần đông phụ nữ trong xã hội

Tuy nhiên, lịch sử cũng cho thấy sự ghi nhận về phụ nữ và những g-ơng phụ nữ tiêu biểu chỉ là sự điểm xuyết trong bề dầy lịch sử đó, song không thể không trân trọng những đóng góp của họ cho xây dựng đất n-ớc và phát triển văn hóa Theo Li Yu-ning trong “Sự thay đổi có nguồn gốc từ lịch sử của phụ nữ Trung Quốc trong xã hội hiện đại” đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: tr-ớc khi trở nên mờ nhạt trong tất cả các ph-ơng diện của gia đình, xã hội ng-ời phụ nữ Trung Quốc

cổ đại đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế Là xã hội sản xuất nông nghiệp đi đầu ở ph-ơng Đông cổ đại, Trung Quốc có 85% đến 90% dân số nông thôn, trong đó hơn 45% dân số là nữ [105,29] Họ không chỉ

Trang 37

đình Phụ nữ Trung Quốc vốn có truyền thống chăm chỉ, cần cù và hết lòng vì gia

đình, tuân theo những lễ giáo phong kiến Không trực tiếp lao động tạo ra của cải vật chất nh-ng họ đảm nhận rất nhiều công việc gián tiếp phục vụ cho hoạt động

ấy nh- thu l-ợm, bảo quản, phân phối trong kế hoạch, chăm lo đời sống cho những ng-ời đàn ông trong gia đình; dọn dẹp, chuẩn bị bữa cơm sáng, tr-a, tối phục vụ cho những ng-ời đi làm bên ngoài; dệt tất, may vá quần áo và rất nhiều công việc gia đình khác Vì vậy, trong vai trò đảm bảo đời sống gia đình, nền tảng cho sự ổn định của toàn xã hội ng-ời phụ nữ Trung Quốc có vai trò cực kỳ

to lớn

Phụ nữ Trung Quốc để lại những dấu ấn nhất định trong những cuộc chiến tranh bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ quốc gia Họ có thể là những chiến binh, cũng có thể là những ng-ời phụ nữ chịu cảnh khổ cực, đơn chiếc động viên chồng, con khi phải đi phu dịch; trong lịch sử đã có ng-ời hi sinh bản thân cho việc cống nạp cầu hòa, chấm dứt chiến tranh đem lại bình yên cho nhân dân trăm họ Chuyện nàng Mạnh Kh-ơng đời nhà Tần là một điển hình: để xây dựng Vạn Lý tr-ờng thành, Tần Thủy Hoàng đã bắt rất nhiều phu dịch khổ sai Mạnh Kh-ơng lấy chồng mới đ-ợc mấy ngày thì chồng nàng là Vạn Hỷ L-ơng bị bắt đi Mạnh Kh-ơng ở nhà chăm lo cho bố mẹ chồng hết sức chu đáo, tất cả việc nhà đều do một tay nàng lo liệu, gánh vác Mùa đông sắp tới nàng ngày đêm may áo bông cho chồng, may xong nàng quyết định tự mình mang đi Không ngại núi cao rừng sâu Mạnh Kh-ơng mới đến đ-ợc chân Tr-ờng Thành, nh-ng đến nơi lại nghe tin dữ là Vạn Hỷ L-ơng do làm việc quá vất vả nên đã kiệt sức mà chết Mạnh Kh-ơng hết sức đau sót và đã nhảy xuống biển sâu tự vẫn

Trong lịch sử phụ nữ cũng có nhiều tấm g-ơng tham gia quân đội trong những cuộc chiến tranh mở n-ớc và giữ n-ớc Từ những ghi chép lịch sử sớm

Trang 38

đ-ợc cho là sống vào khoảng thế kỷ sáu VI hoặc VII sau CN, đã cải trang nam gia nhập quân đội thay cho ng-ời cha già yếu Mộc Lan tòng quân suốt m-ời hai năm, lập đ-ợc rất nhiều chiến công Sau khi ca khúc khải hoàn trở về, Mộc Lan

đ-ợc vua ban th-ởng quan t-ớc và bổng lộc vì những đóng góp của nàng nh-ng nàng chỉ xin một con ngựa tốt và mau chóng trở về quê nhà Hình ảnh về nữ chiến binh dũng cảm Hoa Mộc Lan đã trở thành đề tài cho thi ca, sân khấu, hội họa, thậm chí còn đ-ợc chuyển thể thành những bộ phim nổi tiếng thế giới Mộc Quế Anh sống vào thời nhà Tống, cũng là một chiến binh tài ba Mộc Quế Anh

đã giúp nhà Tống lấy lại đ-ợc những vùng đất đã bị ng-ời Miêu ở ph-ơng Bắc chiếm đóng, lập công lớn cho triều đình nhà Tống Câu chuyện về nữ t-ớng tài giỏi, xinh đẹp cũng đã đ-ợc dựng lại thành rất nhiều tác phẩm sân khấu mà cả giới trẻ và ng-ời già ở Trung Quốc đều yêu thích Còn V-ơng Thông Nhi, ng-ời

vợ trẻ của thủ lĩnh phái Bạch Liên giáo ở T-ơng D-ơng là Tề Lâm năm 1796 (thời nhà Thanh) lại là một tấm g-ơng dũng cảm đấu tranh diệt trừ tham quan V-ơng Thông Nhi nhờ võ nghệ cao c-ờng và tài năng thao l-ợc đã cùng các thủ lĩnh khác chỉ huy quân đội tấn công quan tham khắp nơi Cuộc khởi nghĩa lan rộng và thu hút đ-ợc rất đông dân nghèo tham gia

Trang 39

Tạ Thị Kiều Ly - Cao học K6 17

Một số phụ nữ còn tham gia vào các hoạt động chính trị của quốc gia và trở thành những nữ hoàng đế, những nhân vật đầy quyền lực trong lịch sử Trung Quốc Đầu tiên phải kể đến Lữ Hậu – ng-ời đ-ợc xem nh- nữ Hoàng đế đầu tiên

và cũng là nữ Hoàng đế duy nhất của nhà Tiền Hán Sau đó là hoàng đế Võ Tắc Thiên nắm quyền cai trị đất n-ớc hơn 15 năm, tham gia quản lý đến 50 năm và

có nhiều đóng góp to lớn; hay Th-ợng Quan Uyển Nhi - được coi là nữ “thủ tướng” đầu tiên ở Trung Quốc tạo dựng nên hình ảnh về ng-ời phụ nữ đầy quyền lực trong thời kỳ nhà Đ-ờng hùng mạnh Nhiều ng-ời còn trở thành cầu nối hòa bình, giúp hóa giải mâu thuẫn, chiến tranh giữa các n-ớc lân bang, đem lại hòa hình cho dân tộc nh- các công chúa nhà Hán là công chúa Tế Quân và Giải Ưu giúp tạo ra liên minh ổn định và vững chắc giữa hai n-ớc Hán - Ô Tôn Và có lẽ nổi bật nhất phải kể đến là Văn Thành công chúa (đời nhà Đ-ờng) đ-ợc gả cho quốc v-ơng Thổ Phồn là Tùng Tán Cán Bố, công chúa không chỉ là cây cầu bắt nhịp hòa bình giữa hai n-ớc mà còn là cầu nối hai nền văn hóa với nhau Kỹ thuật và những ng-ời đi theo Văn Thành đã giúp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở Thổ Phồn Giúp ng-ời dân kỹ thuật luyện kim, kiến trúc, làm men gốm, sản xuất mực in Công chúa cũng dạy họ dệt tơ lụa, thêu thùa và biết cách tính lịch, đem văn hóa Trung Hoa đến vùng dân tộc biên c-ơng

Phụ nữ còn có dấu ấn không nhỏ trong nền văn hóa – văn minh Trung Hoa rực rỡ Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, phụ nữ có những đóng góp hết sức quý báu, giúp làm giàu thêm nền văn học Trung Quốc Tác phẩm “Giới và văn hóa” của các nhà nghiên cứu thuộc khoa văn học Đông á - Đại học Yale (Mỹ) có đề cập rằng thời kỳ nhà Thanh của Trung Quốc là thời kỳ các tác phẩm thi ca nữ phát triển hết sức rực rỡ Trong 300 năm từ cuối nhà Minh đến cuối Thanh đã có hơn 2300 tuyển tập thơ của các thi sĩ nữ đ-ợc xuất bản [8, 29] Tuy nhiên có một

điều kỳ lạ là văn học Trung Quốc từ cận hiện đại đến nay lại không quan tâm nhiều đến đóng góp to lớn đó cho lịch sử văn học Trung Quốc Tuy gần đây cũng

có nhiều nghiên cứu về văn học d-ới triều đại nhà Thanh, song trên thực tế những nghiên cứu về các tác phẩm của nữ giới còn rất hạn hẹp và còn nhiều thiên kiến Trong 300 năm này, số l-ợng văn sĩ nữ tuy đông đảo song các tác phẩm của họ

Trang 40

Tạ Thị Kiều Ly - Cao học K6 18

lại hết sức đáng th-ơng, với xã hội lúc bấy giờ, các tác phẩm này hầu nh- là không có giá trị Nh- vậy có thể nói t- t-ởng phân biệt nam nữ còn biểu hiện cả trong văn học và chỉ sau cuộc vận động “Ngũ Tứ” mới có chiều hướng thay đổi Qua tìm hiểu về phụ nữ trong lịch sử Trung Quốc, từ những buổi bình minh

đầu tiên cho đến cả một giai đoạn xã hội phong kiến về sau cho thấy, chế độ phong kiến kéo dài hàng nghìn năm đã bóc lột, áp bức, kìm nén ng-ời phụ nữ Trung Quốc một cách nghiêm trọng Phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội gia đình v.v đều ở vào trạng thái bất bình đẳng so với nam giới Tuy nhiên ở một ph-ơng diện khác, phụ nữ Trung Quốc lại cho chúng

ta thấy những tiền đề cho sự thay đổi và chuyển mình sau này Họ có truyền thống thông minh, cần cù và hết sức dũng cảm, tài trí Lại thêm khao khát mãnh liệt đấu tranh đòi bình đẳng, khẳng định vai trò và vị thế của mình trong xã hội từ chính hoàn cảnh bị bức bối, chèn ép trong lịch sử chính là cội nguồn cho sự phát triển sau này của phụ nữ Trung Quốc

2 phụ nữ với cách mạng giải phóng dân tộc và

từng b-ớc tự giải phóng Sau Chiến tranh Nha Phiến (1840) chủ nghĩa đế quốc ph-ơng Tây đã tràn vào Trung Quốc, từ đây Trung Quốc trở thành xã hội nửa thực dân nửa phong kiến T- bản Âu Mỹ vào mở các nhà máy ở Hoa Trung và Hoa Nam, nông dân và cả phụ nữ Trung Hoa đều xô nhau đến những thành thị kỹ nghệ mới, mong đ-ợc

no ấm hơn nh-ng họ lại sa vào vòng xoáy áp bức, bóc lột mới Nhân công Trung Quốc bị bọn t- bản thuê làm với một giá rất rẻ mạt, nhân công là phụ nữ lại còn

rẻ mạt hơn Sống trong cảnh tối tăm, bị áp bức đến mấy tầng, phụ nữ Trung Hoa vô cùng khổ sở Vì thế nh- một logic tất yếu, một khi cách mạng nổ ra họ sẽ hăng hái tham gia đấu tranh, ấy là cơ sở chính khiến họ tham gia vào các phong trào cách mạng sau này nh-: Duy Tân, Tân Hợi, Ngũ Tứ và các cuộc chiến tranh cách mạnh chống phát xít, phong kiến, phản động và tài phiệt Sau bao nhiêu lần thất bại và thành công phụ nữ Trung Quốc đã từng b-ớc tr-ởng thành, tích lũy đủ

kinh nghiệm và tìm thấy con đ-ờng phải đi Họ hòa cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ vào cuộc đấu tranh giải phóng toàn thể nhân dân Trung Hoa, xây dựng

Ngày đăng: 20/03/2020, 23:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w