Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển khách du lịch nội địa tỉnh Bình Thuận Luận văn là cơ sở giúp các nhà quản lý du lịch tại Bình Thuận hiểu rõ được các thành phần tác động đến sự hài
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
TP HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2017
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MÌNH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS LÊ QUANG HÙNG
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM ngày
26 tháng 04 năm 2017
Thành phần hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
Trang 4PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP HCM, ngày … tháng… năm 20 …
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên : VÕ THỊ TƯỜNG VINH Giới tính : Nữ
Ngày, tháng, năm sinh : 27-01-1990 Nơi sinh : Bình Thuận
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh MSHV : 1541820148
I- Tên đề tài:
PHÁT TRIỂN KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI TỈNH BÌNH THUẬN THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Hệ thống cơ sở lý luận về phát triển khách du lịch nội địa
- Đánh giá thực trạng khách du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận
- Tìm ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân để phát triển khách du
lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận
- Đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại tỉnh Bình Thuận
nhằm hoàn thiện hơn sự phát triển khách du lịch nội địa
III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/09/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 03/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: TS LÊ QUANG HÙNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
TS LÊ QUANG HÙNG
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Võ Thị Tường Vinh - tác giả luận văn cao học này Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)
VÕ THỊ TƯỜNG VINH
Trang 6LỜI CÁM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Công nghệ
Tp HCM đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tại trường, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS Lê Quang Hùng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này nhờ vậy mà tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tập thể lớp đã luôn giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn này
Trong suốt thời gian làm luận văn, tuy tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của thầy hướng dẫn và bạn bè cũng như các chuyên gia trong ngành, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những sai sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp và phản hồi quý báu của quý thầy, cô và bạn đọc
Trân trọng cảm ơn
Tp.HCM, tháng 04 năm 2017
Tác giả
Võ Thị Tường Vinh
Trang 7TÓM TẮT
Ngày nay tình hình kinh tế ngày càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao Bên cạnh đó nhu cầu đi du lịch để tham quan giải trí, khám phá được quan tâm ngày càng nhiều Cũng chính vì thế mà rất nhiều trung tâm du lịch, cũng như các công ty dịch vụ du lịch luôn nghiên cứu nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như sự mới lạ và đa dạng để thu hút lượng khách du lịch
Luận văn này được xây dựng dựa trên các mục tiêu sau: Hệ thống cơ sở lý luận về phát triển khách du lịch nội địa Đánh giá thực trạng khách du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận Tìm ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân để phát triển khách du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận Đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại tỉnh Bình Thuận nhằm hoàn thiện hơn sự phát triển khách du lịch nội địa
Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, dự báo, mô tả, diễn giải, quy nạp, mô hình hóa trên nguyên tắc gắn lý luận với thực tiễn Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp định tính, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu của nghiên cứu trước đây, các tài liệu, báo cáo của Tổng Cục thống kê, Sở văn hóa, thể thao và
du lịch và các cơ quan khác Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra, lấy ý kiến chuyên gia Sau đó sử dụng phương pháp so sánh, mô tả và phân tích Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của sự phát triển khách du lịch nội địa Chương 2: Thực trạng tình hình phát triển du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển khách du lịch nội địa tỉnh Bình Thuận
Luận văn là cơ sở giúp các nhà quản lý du lịch tại Bình Thuận hiểu rõ được các thành phần tác động đến sự hài lòng của du khách nội địa Nghiên cứu đã xác định các thành phần và mức độ ảnh hưởng của từng thành phần đến sự hài lòng của du khách nội địa một cách đầy đủ và chính xác hơn Việc phân tích các thành phần liên quan đến mức độ hài lòng của khách hàng, sẽ giúp các nhà quản lý, ban lãnh đạo của các công ty du lịch hiểu rõ hơn về nhu cầu của du khách nội địa cũng như chất lượng dịch vụ mà Công ty đã và đang cung cấp
Trang 8ABSTRACT
Today the economic situation development, material life, the spirit of the people is increasingly high Besides the need to travel to visit entertainment, discovering more and more attention And that's why a lot of the tourist center, as well as travel services company is always researching improve service quality as well as the novelty and diversity to attract tourists
This thesis is based on the following objectives: Systems theoretical basis for the development of domestic tourists Assessment of the status of domestic tourists
in Binh Thuan Province Find out the achievements, constraints and causes for the development of domestic tourists in Binh Thuan Province Recommended solutions fit the actual situation in Binh Thuan province to more complete development of domestic tourists
This thesis is used statistical methods, forecasting, description, interpretation, inductive, modeled on the principles of practical reason with Thesis mainly use qualitative methods, secondary data were collected from the literature of previous studies, documents and reports of the Bureau of Statistics, Department of Culture, Sports and Tourism and the other agencies Primary data was collected through surveys, and expert opinions Then use the comparative method, described and analyzed Project structure includes 3 chapters: Chapter 1: Rationale of the development of domestic tourists Chapter 2: The actual situation of domestic development of tourism in Binh Thuan Province Chapter 3: Propose solutions developed domestic tourists Binh Thuan Province
Thesis is a platform to help travel managers in Binh Thuan understand the components that affect the satisfaction of domestic tourists Researchers have identified the components and the degree of influence of each ingredient to the satisfaction of domestic tourists fully and more accurately The analysis of the components related to the level of customer satisfaction, will help managers, executives of travel companies better understand the needs of domestic tourists as well as quality of service that the company has been provided
Trang 9MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC CÁC BẢNG x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ xi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 2
5 Tổng quan đề tài 3
6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6
7 Kết cấu đề tài 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.1 Một số khái niệm 7
1.1.1 Khái niệm về du lịch 7
1.1.2 Khái niệm về khách du lịch 7
1.1.2.1 Khái niệm 7
1.1.2.2 Đặc điểm của du khách ảnh hưởng đến sự phát triển 7
1.1.3 Các điểm đến du lịch và marketing trong du lịch 8
1.1.3.1 Định nghĩa 8
1.1.3.2 Sản phẩm của điểm đến du lịch 8
1.1.3.3 Marketing trong du lịch 10
1.2 Một số khái niệm và khái quát về tình tình du lịch Thế giới và Việt Nam 12
1.2.1 Khái niệm du lịch 12
1.2.2 Khái niệm về khách du lịch 13
1.2.3 Phân loại về du khách 14
Trang 101.2.4 Tình hình du lịch trong nước và thế giới 15
1.2.4.1 Tình hình du lịch trên thế giới 15
1.2.4.2 Tình hình du lịch tại Việt Nam 17
1.3 Điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của du lịch nội địa 18
1.3.1 Điều kiện chung 19
1.3.1.1 An ninh trật tự 19
1.3.1.2 Kinh tế - Giao thông vận tải 20
1.3.1.3 Văn hóa – con người 22
1.3.2 Điều kiện riêng 22
1.3.2.1 Tài nguyên du lịch – Địa điểm du lịch 22
1.3.2.2 Cơ sở hạ tầng 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN 30 2.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bình Thuận 30
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Bình Thuận 30
2.1.1.1 Khí hậu, thời tiết 30
2.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng 30
2.1.1.3 Hệ thống sông rạch, chế độ thủy văn 31
2.1.1.4 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên 31
2.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội của tỉnh Bình Thuận 34
2.1.2.1 Kinh tế ( GDP của tỉnh Bình Thuận) 34
2.1.2.2 Kinh tế của tỉnh Bình Thuận 35
2.2 Thực trạng về ngành du lịch tỉnh Bình Thuận 36
2.2.1 Tổng quan về ngành du lịch tại tỉnh Bình Thuận 36
2.2.2 Giới thiệu hoạt động du lịch của tỉnh Bình Thuận 37
2.2.2.1 Danh lam thắng cảnh 38
2.2.2.2 Lễ hội văn hóa 39
2.2.3 Tình hình phát triển khách du lịch nội địa tại Bình Thuận 41
2.2.3.1.Tình hình khai thác khách 46
2.2.3.2.Cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành du lịch 48
2.2.3.3.Các khu vui chơi, giải trí, nghĩ dưỡng 50
Trang 112.2.3.4.Doanh thu từ khách du lịch 51
2.3 Nhận xét 53
2.3.1 Phân tích môi trường bên trong 53
2.3.1.1 Những điểm mạnh ảnh hưởng đến sự phát triển khách du lịch nội địa 53
2.3.1.2 Những điểm yếu ảnh hưởng đến sự phát triển khách du lịch nội địa 55
2.3.1.3 Những cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển khách du lịch nội địa 56
2.3.1.4 Những khó khăn và tồn tại trong phát triển khách du lịch nội địa trong thời gian qua 58
2.3.2 Sự biến động lượng khách du lịch nội địa đến trong 2 năm qua 61
2.4 Ý kiến chuyên gia về dự báo tốc độ phát triển khách du lịch nội địa Tỉnh Bình Thuận 62
2.4.1 Tính giá trị điểm trung bình của từng yếu tố để thấy được mức độ quan trọng của các yếu tố 63
2.4.2 Hệ số nhất trí chung 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 65
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TỈNH BÌNH THUẬN 67
3.1 Mục tiêu, định hướng phát triển và dự báo phát triển khách du lịch nội địa Tỉnh Bình Thuận 67
3.1.1 Mục tiêu phát triển khách du lịch nội địa Tỉnh Bình Thuận 67
3.1.2 Dự báo nhu cầu phát triển khách du lịch nội địa trong thời gian tới 67
3.1.3 Định hướng phát triển khách du lịch nội địa 68
3.2 Đề xuất giải pháp phát triển khách du lịch nội địa 69
3.2.1 Giải pháp tổng thể phối hợp với các ban ngành khác để nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch nội địa 69
3.2.2 Giải pháp của chính quyền địa phương nơi có địa điểm du lịch để thu hút khách du lịch nội địa 71
3.2.3 Giải pháp cơ sở và kết cấu hạ tầng phục vụ khách du lịch nội địa 72
3.2.4 Giải pháp quảng bá du lịch để nâng cao lượng khách đến 73
Trang 123.2.5 Giải pháp công tác phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để hỗ trợ
phục vụ khách du lịch nội địa 75
3.2.6.Giải pháp về công tác bảo vệ môi trường và giáo dục về ý thức người dân địa phương về du lịch 76
3.3 Kiến nghị 78
3.3.1 Kiến nghị đối với Tổng Cục Du Lịch 78
3.3.2 Kiến nghị Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bình Thuận 79
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 13DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NLCT Năng lực cạnh tranh
Trang 14DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê phân loại nhóm đất tỉnh Bình Thuận 31
Bảng 2.2: Các ngành của kinh tế Bình Thuận giai đoạn 2011-2015 34
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2012-2015 34
Bảng2.4 : Số lượt khách đến Bình Thuận giai đoạn 2011-2015 46
46
Bảng 2.5: Khách đi theo Tour và tự tổ chức giai đoạn 2012 - 2015 47
Bảng 2.6 : Số cơ sở lưu trú giai đoạn 2010 – 2015 49
Bảng 2.7 : Số đơn vị dịch vụ lữ hành giai đoạn 2010 – 2015 50
Bảng 2.8 : Các khu du lịch, địa điểm tham quan tiêu biểu tại Bình Thuận 50
Bảng 2.9 : Doanh thu khách du lịch giai đoạn 2011-2015 52
Bảng 2.10: Bảng điểm đánh giá của các chuyên gia cho từng nhân tố 63
Bảng 2.11: Hệ số nhất trí chung 64
Trang 15DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mô hình giải thích sự hài lòng và mong muốn quay trở lại Nha Trang của
du khách 3
Hình 1.2: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang 4
Hình 1.3: Mô hình những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang 5
Hình 1.4: Khách du lịch 7
Hình 2.1: Đồi Hồng Mũi Né 31
Hình 2.2: Thắng cảnh Bàu Trắng 32
Hình 2.3: Thác bà Tánh Linh 32
Hình 2.4: Bãi Rạng 33
Hình 2.5: biểu đồ ngành du lịch của kinh tế Bình Thuận giai đoạn 2008-2015 34
Hình 2.6: Du lịch Bàu Trắng 38
Hình 2.7: Chùa Núi Tà Cú 39
Hình 2.8: Suối tiên Mũi Né 39
Hình 2.9: Hải đăng Kê Gà 39
Hình 2.10: Lễ hội Kate của người Chăm 40
Hình 2.11: Rước đèn trung thu 41
Hình 2.12:Lễ hội đua thuyền mùng 2 tết trên sông Càty 41
Hình 2.13:Lễ hội nghinh ông 41
Hình 2.14 : Lượt khách du lịch đến Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015 46
Trang 16MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay tình hình kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao Bên cạnh đó nhu cầu đi du lịch để tham quan giải trí, khám phá được quan tâm ngày càng nhiều
Cũng chính vì thế mà rất nhiều trung tâm du lịch, cũng như các công ty dịch
vụ du lịch luôn nghiên cứu nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như sự mới lạ và đa dạng để thu hút lượng khách du lịch
Tuy nhiên để thu hút được nhiều khách du lịch thì các nhà đầu tư phát triển nên không ngừng tìm giải pháp để nâng cao sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ du lịch của công ty Thực tế cho thấy ngành du lịch hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang phát triển Các trung tâm du lịch không ngừng tìm cách đổi mới và nâng cấp để thu hút khách du lịch đến với trung tâm du lịch tại địa phương
Du lịch là một trong những ngành công nghiệp được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói nhưng lợi ích của nó mang lại là vô cùng to lớn Du lịch đóng góp vào doanh thu đất nước, mang đến công ăn việc làm cho người dân, là phương tiện quảng bá hình ảnh đất nước mãnh mẽ nhất, là sự xuất khẩu hàng hóa tại chỗ nhanh nhất và hiệu quả nhất Hiện nay Việt Nam đang chú trọng vào việc phát triển của đất nước, trong đó Bình Thuận nằm trong khu vực được đầu tư trọng điểm Trong thời gian qua, tỉnh Bình Thuận là một điểm đến mới, được khách du lịch nội địa quan tâm trong quyết định lựa chọn điểm đến du lịch, thể hiện qua số lượng lượt khách du lịch nội địa đến Bình Thuận ngày càng gia tăng, đóng góp lớn vào doanh thu của ngành du lịch và các ngành liên quan khác
Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Phát Triển Khách Du Lịch Nội Địa Tại
Tỉnh Bình Thuận: Thực Trạng Và Giải Pháp” làm đề tài nghiên cứu với mục
đích sẽ tìm hiểu thực trạng khách du lịch nội địa trong thời gian qua, từ đó có thể tìm ra một số giải pháp để khắc phục tồn tại và hoàn thiện hơn
Ngoài ra, mảnh đất Bình Thuận còn chính là quê hương của em Với lòng yêu quê hương tha thiết, em hy vọng đề tài nghiên cứu: “Phát triển khách du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận: thực trạng và giải pháp” sẽ đóng góp một phần
Trang 17nhỏ nhoi của mình giúp cho du lịch của tỉnh Bình Thuận phát triển đúng tiềm năng
và đáp ứng được nhu cầu du lịch của thời đại
2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn này được xây dựng dựa trên các mục tiêu sau:
- Hệ thống cơ sở lý luận về phát triển khách du lịch nội địa
- Đánh giá thực trạng khách du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận
- Tìm ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân để phát triển khách du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận
- Đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại tỉnh Bình Thuận nhằm hoàn thiện hơn sự phát triển khách du lịch nội địa
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu phát triển du khách nội địa sau khi đã và đang
du lịch tại Bình Thuận
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vào các đối tượng khách du lịch nội địa đến tham quan, du lịch và lưu trú tại nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn Bình Thuận như: núi Tà Cú, dinh Thầy Thím, chùa Cổ Thạch, khu di tích Dục Thanh, biển Đồi Dương, đền Vạn Thủy Tú, biển Mũi Né, đảo Phú Quý, biển Kê Gà, lâu đài rượu vang Sealink, …
Không gian nghiên cứu: trong phạm vi tỉnh Bình Thuận
Thời gian nghiên cứu: tháng 9 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Trang 18Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp định tính, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu của nghiên cứu trước đây, các tài liệu, báo cáo của Tổng Cục thống
kê, Sở văn hóa, thể thao và du lịch và các cơ quan khác Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra, khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia Sau đó sử dụng phương pháp so sánh, mô tả và phân tích
5 Tổng quan đề tài
- Đề tài: “Giải thích sự hài lòng và mong muốn quay trở lại Nha Trang, Việt Nam của du khách” (Explaining tourists satisfaction and intention to revisit Nha Trang, Viet Nam)
Tác giả Trần Thị Ái Cẩm (2011) nghiên cứu về sự hài lòng, ý định quay trở lại hoặc giới thiệu du lịch Nha Trang cho những người khác đã đề xuất mô hình như sau:
Hình 1.1: Mô hình giải thích sự hài lòng và mong muốn quay trở lại Nha Trang
của du khách
Kết quả khảo sát cho thấy có ba trên năm yếu tố của mô hình ảnh hưởng đến
sự hài lòng và mong muốn quay trở lại Nha Trang của du khách; cụ thể, yếu tố
“Môi trường” có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của du khách (Hệ số chuẩn hóa β = 0,321), tiếp đến yếu tố “Văn hóa – xã hội” (Hệ số chuẩn hóa β = 0,165) và cuối cùng là yếu tố “Ẩm thực địa phương” (Hệ số chuẩn hóa β = 0,164) Kết quả
Sự hài lòng
Mong muốn giới thiệu
Lòng trung thành
Nhiều tìm kiếm
Đặc điểm nhân khẩu học
Trang 19phân tích số liệu, có 40% số du khách được khảo sát cảm thấy hài lòng khi đến Nha Trang du lịch
- Đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang”
Mục tiêu nghiên cứu của hai tác giả Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2011) là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch ở Kiên Giang đã đưa ra phương trình nhân tố “sự hài lòng của du khách”:
Hình 1.2: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến
du lịch ở Kiên Giang
F HLDK = 0,273 x 54 + 0,306 x 56 + 0,267 x 57 + 0,342 x 58 + 0,294 x 59
Kết quả nghiên cứu thu thập dựa trên cuộc khảo sát 295 du khách cho thấy
có 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách sắp xếp theo mức độ giảm dần đó là: “Cơ sở lưu trú” (0,342); “Phương tiện vận chuyển” (0,306); “Hài lòng về chuyến đi” (0,294); “Phong cảnh du lịch” (0,273) và “Hướng dẫn viên” (0,267)
- Đề tài: “Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với
du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang”
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bé Trúc (2014) đã đề xuất 5 biến độc lập là: (1) Tài nguyên thiên nhiên, (2) Nhân viên phục vụ du lịch, (3) An toàn và vệ sinh, (4) Giá cả cảm nhận, và (5) Cơ sở hạ tầng đều có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch tại tỉnh Tiền Giang
Phong cảnh du lịch H1
H2
Hạ tầng kỹ thuật
Sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang
H3 Phương tiện vận chuyển
H4 H5 Hướng dẫn viên du lịch
Cơ sở lưu trú
Trang 20Kết quả nghiên cứu định lượng khẳng định mức độ ảnh hưởng cùng chiều của các biến độc lập đến biến phụ thuộc Trong đó, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố khác nhau, cụ thể từ mạnh tới yếu là:
- Yếu tố “Giá cả cảm nhận”, có tác động lớn nhất đến sự hài lòng của khách
du lịch với hệ số chuẩn hóa β = 0,249;
- Yếu tố “Cơ sở hạ tầng” (hệ số chuẩn hóa β = 0,248)
- Yếu tố “An toàn và vệ sinh” (hệ số chuẩn hóa β = 0,228)
- Yếu tố “Tài nguyên du lịch” (hệ số chuẩn hóa β = 0,136)
- Yếu tố “Nhân viên phục vụ du lịch” (hệ số chuẩn hóa β = 0,094)
Hình 1.3: Mô hình những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch
đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang -Đề tài: “Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ du lịch của Tổng Công ty Du lịch Saigon (Saigontourist) đến năm 2020”
Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp và sơ cấp được thu thập trực tiếp hoặc gián tiếp từ các báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh, từ các tạp chí du lịch, các tài liệu khác đã công bố tại những hệ thống khác nhau, hệ thống mạng internet cùng các nghiên cứu liên quan và thông qua việc phỏng vấn du khách của Saigontourist bằng bảng câu hỏi khảo sát Từ đó tác giả thống kê và phân tích số liệu thu thập được
Tài nguyên thiên nhiên
Trang 21Với mong muốn của tác giả là góp phần cùng Saigontourist nâng cao sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ du lịch của Tổng Công ty Du lịch Saigon ngày càng tốt hơn, xây dựng Saigontourist có uy tín thương hiệu du lịch trong nước, các nước khu vực và thế giới trong lĩnh vực du lịch lữ hành
Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Kiều Phương Mục tiêu nghiên cứu đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận về sự hài lòng của khách hàng, từ đó làm cơ sở để phân tích thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh du lịch của Saigontourist, sau đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng
sử dụng dịch vụ du lịch của Saigontourist trong ngành du lịch hiện nay
6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn là cơ sở giúp các nhà quản lý du lịch tại Bình Thuận hiểu rõ được các thành phần tác động đến sự hài lòng của du khách nội địa Nghiên cứu đã xác định các thành phần và mức độ ảnh hưởng của từng thành phần đến sự hài lòng của
du khách nội địa một cách đầy đủ và chính xác hơn Việc phân tích các thành phần liên quan đến mức độ hài lòng của khách hàng, sẽ giúp các nhà quản lý, ban lãnh đạo của các công ty du lịch hiểu rõ hơn về nhu cầu của du khách nội địa cũng như chất lượng dịch vụ mà Công ty đã và đang cung cấp Từ đó, các nhà quản lý du lịch, ban lãnh đạo của các công ty lữ hành có cách nhìn thấu đáo, đưa ra các chính sách tốt hơn trong công tác thu hút và đáp ứng phục vụ nhu cầu của du khách tốt hơn Đồng thời, có những cải tiến thích hợp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của mình
và giúp cho du khách nội địa luôn cảm thấy hài lòng mỗi khi đến với điểm đến Bình Thuận Trên cơ sở nghiên cứu phát triển du khách nội địa đối với điểm đến du lịch Bình Thuận trong thời gian qua, cá nhân tôi sẽ đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách nội địa
7 Kết cấu đề tài
Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của sự phát triển khách du lịch nội địa
Chương 2: Thực trạng tình hình phát triển du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận
Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển khách du lịch nội địa tỉnh Bình
Thuận
Trang 22CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm về du lịch
Theo luật Du lịch của Việt Nam, tại điều 10, thuật ngữ du lịch được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”
1.1.2 Khái niệm về khách du lịch
1.1.2.1 Khái niệm
Theo Luật du lịch (ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005): “ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” (điều 4, Luật du lịch, 2005)
Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế:
- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam (điều 34, Luật du lịch, 2005)
- Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch (điều 34, Luật du lịch, 2005)
Hình 1.4: Khách du lịch
1.1.2.2 Đặc điểm của du khách ảnh hưởng đến sự phát triển
- Loại du khách ảnh hưởng đến sự phát triển
Khoảng cách giữa nơi cư trú thường xuyên của du khách với điểm đến du lịch là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển và các nhận
Trang 23định khác của du khách Bởi lẽ, khi khoảng cách càng lớn thì sự khác biệt về khí hậu, thời tiết, văn hóa, phong tục, tập quán, tính cách, dân tộc,… sẽ càng lớn
- Thu nhập của du khách ảnh hưởng đến sự phát triển
Thu nhập của du khách liên quan đến sự phát triển của họ khi đi du lịch Theo John Maynard Keynew thì quy luật tâm lý cơ bản là ở chỗ con người có thiên hướng tăng tiêu dùng cùng với tăng thu nhập, nhưng không tăng theo cùng một tốc
độ của tăng thu nhập Nhìn chung phần đông du khách có thu nhập cao sẽ chi cho các dịch vụ nhiều hơn Và khi đó họ cũng mong muốn được nhận lại sự phục vụ có chất lượng cao Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng sự kỳ vọng, và như vậy sự phát triển sẽ khó đạt được hơn
- Tuổi của du khách ảnh hưởng đến sự phát triển
Mỗi một lứa tuổi mang một tâm lý đặc trưng, tức là tâm lý ở các nhóm tuổi khác nhau là khác nhau
- Giới tính của du khách ảnh hưởng đến sự phát triển
Riêng đối với yếu tố “ giới tính ”, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được sự khác biệt trong quá trình cảm nhận chất lượng dịch vụ giữa hai giới nam và nữ
1.1.3 Các điểm đến du lịch và marketing trong du lịch
1.1.3.1 Định nghĩa
Theo nghĩa chung nhất thì điểm đến du lịch là những nơi khách du lịch hướng đến thực hiện các hoạt động vui chơi giải trí và lưu trú qua đêm Điểm đến du lịch
là nơi tập trung nhiều điểm du lịch và hệ thống lưu trú, vận chuyển và các dịch vụ
du lịch khác nhau, là nơi có xảy ra các hoạt động kinh tế - xã hội do du lịch gây ra (Tourism: Principle and practise) Vì vậy, điểm đến du lịch là quốc gia, vùng, thành phố lớn
Trang 24trình đi du lịch, du khách sẽ tiêu dùng các sản phẩm du lịch đa dạng đó Không chỉ thỏa mãn những nhu cầu sinh học, du khách còn mong muốn được thỏa mãn các nhu cầu văn hóa ngày càng cao Những nhu cầu này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố quốc gia, dân tộc, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, vị trí xã hội, sức khỏe, khả năng tài chính và các yếu tố tâm sinh lý khác… Do vậy, để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách, các sản phẩm du lịch đòi hỏi phải đạt được nhiều tiêu chí hết sức
cơ bản Trên thực tế, hoạt động du lịch mang bản chất và nội dung văn hóa sâu sắc Trên cơ sở nền tảng văn hóa dân tộc - vùng miền, hoạt động du lịch luôn đem đến cho du khách những sản phẩm chứa đựng các giá trị nhân văn đặc sắc mang sắc thái bản địa, đó chính là những sản phẩm du lịch
Từ thực tế hoạt động du lịch, chúng ta có thể đưa ra khái niệm: “Sản phẩm
du lịch là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục vụ những nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng bản địa; đáp ứng và làm thỏa mãn các mục tiêu kinh tế - xã hội đối với các cá nhân, tổ chức và địa phương nơi đang diễn ra các hoạt động kinh doanh du lịch”
Sản phẩm văn hóa chỉ biến thành sản phẩm du lịch khi nó tham gia vào các quá trình hoạt động kinh doanh du lịch, phục vụ các nhu cầu khác nhau của khách
du lịch Không tham gia vào quá trình hoạt động du lịch, không phục vụ các nhu cầu của khách du lịch, không thể coi là sản phẩm du lịch Tùy thuộc vào chất lượng, giá trị của sản phẩm du lịch và cách thức, biện pháp kinh doanh mà sản phẩm du lịch có giá cả khác nhau Không phải bao giờ giá cả và giá trị của một sản phẩm du lịch cũng tương đồng Trong kinh doanh du lịch, những người tổ chức, kinh doanh
và quản lý du lịch vừa trực tiếp sản xuất – kinh doanh, vừa đứng vai trò trung gian định hướng, tổ chức cho du khách tiếp cận với các sản phẩm văn hóa Sự phát triển của du lịch Việt Nam trong những năm qua đã cho thấy: Mỗi địa phương cần căn cứ vào tiềm năng, điều kiện cụ thể của mình để tạo ra những sản phẩm đặc trưng phục
vụ du khách Tính hấp dẫn của du lịch trên một địa bàn nào đó phụ thuộc vào các sản phẩm du lịch được xây dựng và đưa ra phục vụ du khách
Trang 251.1.3.3 Marketing trong du lịch
Sự quan hệ giữa bản chất dịch vụ và du lịch
Ta đã đề cập rằng: bản chất và nội dung của Marketing du lịch cũng là dựa trên nguyên lý bản chất, nội dung của Marketing dịch vụ đồng thời kết hợp với những đặc điểm riêng của du lịch mà xây dựng nên
Vậy giữa du lịch và dịch vụ có những cái gì chung, có những gì khác biệt Ta
có thể nêu ra dưới đây:
- Bản chất vô hình của dịch vụ: dịch vụ không thể kiểm tra qua các giác quan
mà chỉ khi dùng mới biết được, nên việc thông tin, truyền miệng giữa các khách du lịch với nhau, lời khuyên của các chuyên gia du lịch rất quan trọng trong việc tiếp thị
- Phương thức sản xuất: đối với du lịch cũng là ngành dịch vụ tại chỗ: sản xuất và tiêu thụ tại chỗ Dịch vụ không được sản xuất hàng loạt (vì đối tượngkhách
du lịch, mục đích của khách du lịch ngay trong cùng một tour du lịch, một khách sạn cũng không giống nhau
Kiểm tra chất lượng dịch vụ rất khó vì có yếu tố con người nên: khó định lượng được, khó đồng đều, nếu giám sát chặt chẽ trở nên cứng nhắc, máy móc và sẽ làm mất đi tính dịch vụ
Khách du lịch có thể trực tiếp đến “quá trình sản xuất” của dịch vụ (tức trong tour du lịch ) nên hành vi của khách du lịch này làm ảnh hưởng trực tiếp đến hành
vi của khách du lịch khác trong dịch vụ (trong quá trình tham quan, trong khách sạn ) nên ảnh hưởng đến việc thu lại về thời gian và tình cảm trong dịch vụ của công
ty đối với khách du lịch và ngược lại
- Khả năng tự tiêu hao: dịch vụ không thể lưu kho, dịch vụ tự tiêu hao theo thời gian Một địa điểm du lịch, một tour du lịch sẽ lỗi thời, sẽ nhàm chán đối với khách du lịch theo thời gian Trang thiết bị du lịch cũng sẽ lạc hậu dù có dùng hay không cũng lạc hậu với thời gian do sự phát triển khoa học kỹ thuật và cạnh tranh Dịch vụ nếu không bán được như nước chảy lãng phí ra ngoài
- Các kênh phân phối: ngành du lịch không có hệ thống phân phối vật chất như các ngành sản xuất vật chất khác, nên không có thể vận chuyển hàng hoá du lịch đến các nơi nên ngành du lịch phải có rất nhiều trung gian, môi giới trong lữ
Trang 26hành và khách sạn: tức là phải có các đại lý, các văn phòng đại diện, các tổ chức điều hành du lịch
Những thứ hàng mà khách du lịch mua được lại không chuyển trực tiếp đến tay khách du lịch được vì chúng là vô hình, cái chuyển đến được chỉ là sự cảm nhận
- Xác định giá thành: Sản phẩm hàng hoá được ước tính chính xác về các chi phí Nhưng dịch vụ du lịch vừa có tính không đồng nhất, vừa vô hình Cùng một khách sạn, cùng một loại phòng ngủ nhưng đối tượng khách du lịch yêu cầu dịch vụ lại khác nhau Do vậy việc xác định lập kế hoạch, việc xác định chi phí giá thành và giá bán rất khó chính xác và hợp lý
- Mối liên hệ của dịch vụ với người cung cấp các dịch vụ Một số dịch vụ gắn liền với những cá nhân tạo ra chúng, vì vậy chất lượng dịch vụ gắn liền với con người Một tour du lịch có nội dung tốt nhưng hướng dẫn viên tồi sẽ làm giảm cái hay, cái đẹp của tour Một khách sạn tốt, trang thiết bị nội thất tốt, nhưng nhân viên tiếp tân “không tốt”, nhân viên phục vụ phòng “không lịch sự, vui vẻ” sẽ không tạo được những tình cảm của khách du lịch đối với công ty với khách sạn của mình đầu bếp giỏi sẽ tạo ra nhiều món ăn lạ, độc đáo cho nhà hàng phục vụ
Do vậy trong một công ty du lịch, một khách sạn du lịch, mọi người, mọi bộ phận đều phải làm Marketing, Marketing là của mọi người
Tính Chất Đặc Trưng Của Sản Phẩm Du Lịch
Trong kinh doanh nói chung và trong kinh doanh du lịch nói riêng, muốn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, chúng ta cần phải có sản phẩm đa dạng và phong phú về chúng loại, đảm bảo chất lượng cao, giá cả hợp lý Sản phẩm du lịch chính là dựa trên những nhu cầu của khách du lịch Do nhu cầu đa dạng của khách du lịch, nên sản phẩm du lịch cũng hết sức phong phú và ngày càng phải được hoàn thiện hơn
Sản phẩm du lịch là một tổng thể rất phức tạp, gồm các thành phần không đồng nhất (như trong một tour du lịch, một chương trình du lịch) thường bao gồm những thành phần sau:
Trang 27- Thành phần di sản bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, văn hoá, nghệ thuật, lịch sử hay công nghệ cổ truyền, có khả năng thu hút khách du lịch, thúc đẩy họ đi
du lịch
- Những trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cung cấp điều kiện cho khách đi du lịch: nơi ăn, chốn ở, những trang bị văn hoá, vui chới giải trí kèm theo, các dich vụ
bổ sung trong quá trình du lịch
- Những điều kiện để cho du khách tiếp cận đến chỗ du lịch: phương tiện vận chuyển, các thủ tục xuất nhập cảnh, giao tiếp
- Phương pháp quá trình tổ chức, quản lý để tạo nên những sản phẩm, cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm
Từ những thành phần trên cho ta thấy ngay rằng: một hãng du lịch, một hội
du lịch, một khách sạn du lịch không thể tạo thành một sản phẩm du lịch trọn vẹn được
Từ thành phần sản phẩm du lịch như trên cho ta thêm một nhận xét: sản phẩm du lịch nói chung, chính cũng là “nguồn cung” của kinh doanh du lịch
“Cung” của du lịch cũng được hiểu là khả năng cung ứng của các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về du lịch Nó cũng bao gồm 3 yếu tố: tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hàng hoá và dịch vụ du lịch
Vì vậy khi nói đến sản phẩm du lịch cũng chính là nói đến vấn đề “cung” của
du lịch Và ngược lại nói đến “cung” của du lịch là phải kể đến các sản phẩm du lịch sẽ cung ứng cho du lịch
1.2 Một số khái niệm và khái quát về tình tình du lịch Thế giới và Việt Nam 1.2.1 Khái niệm du lịch
Trước thế kỷ XIX đến tận đầu thế kỷ XX du lịch vẫn được xem là đặc quyền của tầng lớp giàu có, quý tộc và người ta chỉ xem đây là một hiện tượng
cá biệt trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần làm phong phú thêm cuộc sống và nhận thức của con người Đó là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích tìm kiếm việc làm và ở đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được từ nơi khác
Trang 28Du lịch là hệ thống tinh thần và vật chất trong đời sống xã hội, là một hiện tượng kinh tế xã hội tổng hợp
Có nhiều định nghĩa, nhưng theo giáo sư Hangiker và Kraff định nghĩa tại hội nghị lần V của các nhà khoa học trong lĩnh vực du lịch của thế giới thừa nhận là: “ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của cá thể, nơi họ lưu trú không phải là nơi họ ở thường xuyên và là nơi làm việc để kiếm tiền
Theo luật du lịch Việt Nam được Quốc hội thông qua tháng 6/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 định nghĩa: “ Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
Từ khái niệm trên, chúng ta nhận định rằng du lịch không chỉ đơn thuần
là một hoạt động mà là tổng hòa nhiều mối quan hệ và hiện tượng nảy sinh từ điều kiện và tác động qua lại giữa các đối tượng là khách du lịch, tài nguyên du lịch và ngành du lịch Đối tượng trực tiếp của hành vi du lịch là di tích, cảnh quan và vật mua sắm Sự tiếp xúc qua lại và tác động lẫn nhau giữa người du lịch và tài nguyên du lịch thông qua một số cơ chế thị trường để tiến hành vận động mới có thể thực hiện
1.2.2 Khái niệm về khách du lịch
Việc xác định ai là du khách và ai là khách du lịch (tourist) có nhiều quan điểm khác nhau, để phân biệt giữa khách du lịch, khách tham quan (excursionist) và lữ hành (travel) dựa vào 3 tiêu thức: mục đích, thời gian, không gian chuyến đi
Theo nhà kinh tế học người Anh, ông Ogilvie cho rằng “ Khách du lịch
là tất cả những người thỏa mãn 2 điều kiện: rời khỏi nơi ở thường xuyên trong khoảng thời gian dưới một năm và chi tiêu tiền bạc tại nơi họ đến thăm mà không kiếm tiền ở đó” Khái niệm này chưa hoàn chỉnh vì nó chưa làm rõ được mục đích của người đi du lịch và qua đó để phân biệt được với những người cũng rời khỏi nơi cư trú của mình nhưng lại không phải là khách du lịch
Nhà xã hội học Cohen quan niệm rằng: “ Khách du lịch là một người đi
tự nguyện, mang tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều
Trang 29mới lạ và sự thay đổi thu nhận được từ những chuyến đi khá xa và không thường xuyên
Năm 1937 Ủy ban Thống kê Liên Hiệp Quốc đưa ra khái niệm về du khách quốc tế như sau: “ Du khách quốc tế là những người thăm viếng một quốc gia ngoài quốc gia cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất là
24 giờ”
Tuy nhiên, thực tế lượng khách tham quan giải trí trong thời gian ít hơn
24 giờ ngày càng nhiều và không thể tính đến tiêu dùng của họ trong thống kê
du lịch, do đó nảy sinh khái niệm về khách tham quan Khách tham quan là những người đi thăm và giải trí trong khoảng thời gian dưới 24 giờ
Từ những khái niệm trên, cho ta nhận định rằng khách du lịch (du khách) là những người đi vì lý do giải trí, lý do sức khỏe, gia đình,… những người đi với mục đích kinh doanh công cụ (tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng…) Những người không được xem là khách du lịch quốc tế là những người đi sang nước khác để hành nghề, những người tham gia vào các hoạt động kinh doanh ở nước đến (có thu nhập ở nước đến), những người nhập cư, các học sinh – sinh viên đến để học tập, những cư dân vùng biên giới, những người cư trú ở một quốc gia và đi làm ở một quốc gia khác, những người đi thường xuyên qua một quốc gia và không dừng lại cho dù cuộc hành trình kéo dài trên 24 giờ
Tóm lại, với khái niệm này về mặt thời gian khách du lịch quốc tế là những người có thời gian thăm viếng nước đến ít nhất 24 giờ Sở dĩ như vậy vì các du khách phải lưu lại qua đêm và phải chi tiêu một khoản tiền nhất định cho việc lưu trú
1.2.3 Phân loại về du khách
Du khách là chủ thể của hoạt động du lịch, chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động du lịch là đối tượng chủ yếu và xuất phát điểm cơ bản của khai thác kinh doanh, phục vụ của ngành du lịch, đồng thời đây là nơi chủ yếu để ngành
du lịch thu được lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích văn hóa và là điều kiện
cơ bản và tiền đề để phát triển
Trang 30Căn cứ vào phạm vi du lịch, mục đích đi du lịch, hình thức, phương tiện, nguồn chi tiêu của khách du lịch, phương tiện Hình thức và nguồn chi tiêu của khách du lịch được chia thành các loại sau:
+ Phân theo phạm vi có: du khách quốc tế và du khách trong nước
+ Phân theo mục đích du lịch: du khách tiêu khiển, du khách đi công tác, du khách gia đình
+ Phân loại theo độ tuổi: du khách cao tuổi, du khách trung niên, du khách thanh thiếu niên
+ Phân theo mức chi tiêu: du khách hạng sang, du khách hạng trung
+ Phân theo nội dung hoạt động: gồm du khách tham quan, du khách nghỉ phép, du khách hội nghị, du khách điều dưỡng, du khách thể thao, du khách thám hiểm, du khách giao lưu văn hóa, du khách tôn giáo
+ Phân loại theo hình thức tổ chức gồm: du khách tập thể, du khách cá nhân,
1.2.4 Tình hình du lịch trong nước và thế giới
1.2.4.1 Tình hình du lịch trên thế giới
Đánh giá tổng quan tình hình du lịch thế giới năm 2015, cơ quan du lịch của Tổ chức Liên hợp quốc (UNWTO) có trụ sở ở Tây Ban Nha cho biết du lịch thế giới năm 2015 chưa thể khởi sắc và vì thế năm 2016 vẫn còn ảm đạm Một số nguyên nhân chủ yếu của tình hình đó là kinh tế thế giới suy thoái, thất nghiệp tăng lên (tỉ lệ thất nghiệp của 16 nước EU lên tới 9%; tỉ lệ thất nghiệp ở
Mỹ lên tới 10% ), tiền lương giảm sút, vật giá leo thang, tỉ giá thay đổi, thiên
Trang 31tai, dịch bệnh, hoạt động khủng bố, nợ công ở nhiều nước gia tăng đã làm cho cho du lịch ở hầu hết các nước trở nên trầm lắng
Trong thời gian qua, ngành du lịch các nước đã tích cực đẩy mạnh chiến dịch giới thiệu và đưa ra nhiều gói du lịch rất hấp dẫn và cạnh tranh
Nhưng nhìn chung, tình hình du lịch thế giới hiện nay vẫn rất nan giải đang hồi phục dần nhưng chưa thể trở lại sống động như nhiều năm trước đây Theo như công bố mới đây của Tổ chức du lịch thế giới, ngành du lịch thế giới
đã có sự phục hồi khá hơn trong năm 2014 và 2015, nhưng lại chỉ xảy ra ở hầu hết các nước có nền kinh tế mới nổi, tốc độ phục hồi ở các nước phát triển chậm hơn
Có thể nói năm 2015 tình hình du lịch thế giới mặc dù đang trầm lắng nhưng cũng đã có bước lạc quan hơn Ngành du lịch thế giới bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc và là ngành có tốc độ phục hồi nhanh nhất so với các ngành kinh
tế khác
Theo báo cáo của Tổng cục du lịch thế giới (UNWTO), mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, lượng khách du lịch thế giới trong năm 2014 vẫn cán mốc 1 tỷ lượt người (tăng 4% so với năm 2013)
Báo cáo năm 2015, du lịch thế giới tiếp tục tăng trưởng với tỷ lệ khoảng 2-3% so với năm 2014 Trong đó Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có
tỷ lệ tăng trưởng cao nhất với khoảng 8%
Cũng theo Tổng cục Du lịch thế giới UNWTO, so với thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khiến du lịch giảm 3.8% trong năm 2012, thì đến năm 2015 dù cũng chịu cảnh suy thoái kinh tế nhưng lại cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của ngành “ công nghiệp không khói” thế giới Trong năm
2015, số du khách Châu Á tăng 7%, trong khi số du khách thế giới tăng 4% so với năm 2014 Ở các nước đang phát triển và mới nổi, du lịch đã được thừa nhận là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần xóa đói, giảm nghèo và tạo việc làm Dự kiến đến năm 2030, con số đó sẽ tăng lên 1.8 tỷ lượt người
Dự báo những điểm đến được khách du lịch quốc tế lựa chọn trong năm
2015, Hiệp hội Du lịch Mỹ (USTOA) đánh giá, Việt Nam đứng thứ hai trong
số các điểm đến mới nổi sẽ được du khách quốc tế lựa chọn trong năm 2015
Trang 32Cộng thêm, do một số biến động chính trị tại một số khu vực trên thế giới sẽ làm du khách tìm đến những điểm đến hấp dẫn và an toàn
Đây chính là cơ hội cho du lịch Việt Nam thu hút khách quốc tế Hiện ngành du lịch nước ta đã xác định 8 thị trường trọng điểm (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Úc, Pháp, Nga) để tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá Mặt khác, Tổng cục Du lịch sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền những địa phương trọng điểm du lịch để cùng hợp tác ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực như: chèo kéo, ăn xin, trộm cướp, ép khách…, đồng thời từng bước xây đựng các điểm đến” an toàn và thân thiện”
Trong tình hình kinh tế phục hồi còn nhiều yếu tố chưa xác định, nhiều nước đã lấy ngành du lịch làm khâu đột phá để tăng trưởng kinh tế” Trong bối cảnh du lịch thế giới như vậy thì điểm rất đáng lưu ý là các nước đang trỗi dậy
và đang phát triển vừa là điểm đến mới, vừa là nguồn cung to lớn của ngành du lịch thế giới
Tiếp đó khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ cũng tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới thu hút du khách Ngoài ra, các sự kiện thể thao lớn của khu vực và thế giới cũng như các hoạt động văn hoá đều là điểm đến hấp dẫn du khách thế giới Những hoạt động này đang ngày càng phát triển
Vì vậy, ngành du lịch 10 năm tới có tương lai phát triển rất sáng sủa Ngài Taleb Farid còn cho biết thêm điều đáng mừng nữa trong ngành du lịch là không có “rào cản” như hoạt động thương mại Trái lại, nhiều nước đang đẩy mạnh hợp tác du lịch, tạo ra những “tour du lịch trọn gói xuyên quốc gia”, mở
ra cơ hội cho ngành du lịch toàn cầu phát triển mạnh mẽ
Hiện nay các nước có rất nhiều sáng kiến để giới thiệu, tuyên truyền và cho ra đời nhiều sản phẩm du lịch thích hợp với tất cả các loại du khách, bất kể
họ giàu hay nghèo
1.2.4.2 Tình hình du lịch tại Việt Nam
Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú
Năm 2011, Việt Nam đã đón 4,218 triệu lượt khách quốc tế, con số này năm 2012 là 3,8 triệu lượt, giảm 11% so với năm trước Năm 2013, số khách
Trang 33quốc tế đến Việt Nam là 6,8 triệu lượt, khách nội địa đạt 32,5 triệu lượt Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2011 đạt từ 68.000 đến 70.000 tỷ đồng, 160.000 tỷ đồng năm 2013 Du lịch đóng góp 5% vào GDP của Việt Nam Trong năm 2014 Việt Nam đón hơn 7.5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 10.6% so với năm 2013 Đầu năm 2015 lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 01/2015 ước lượng đạt 722.349 lượt, tăng 7.45% so với tháng 12/2014 và tăng 20.79% so với cùng kỳ năm trước Tháng 02/2015 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước lượng đạt 842.026 lượt, tăng 47.60% so với cùng kỳ năm 2014 Tổng 2 tháng đầu năm 2015 ước lượng đạt 1.618.200 lượt, tăng 33.40% so với cùng kỳ năm 2014 Theo dự báo của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam, năm 2016 ngành du lịch Việt Nam sẽ thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu lượt khách nội địa, con số tương ứng năm 2020 là 11-12 triệu lượt khách quốc tế; 45-48 triệu lượt khách nội địa Doanh thu từ du lịch
dự kiến sẽ đạt 18-19 tỷ USD năm 2020 (Nguồn Tổng cục du lịch Việt Nam 2015)
Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam từ nhiều năm nay, cũng đang bị báo động về nạn "chặt chém", bắt nạt du khách, hạ tầng cơ sở yếu kém và chất lượng dịch vụ kém, quản lý kém, tạo ấn tượng xấu với du khách Từ hơn 20 năm phát triển du lịch, Việt Nam chỉ chú trọng khai thác thiên nhiên và thiếu định hướng chiến lược phát triển, đầu tư một cách bài bản cho du lịch, và kém
xa các nước khác trong khu vực Và vẫn chưa có được một sân khấu, nhà hát biểu diễn nghệ thuật dân tộc nào đủ tầm mức để giới thiệu đến du khách quốc
tế, để đa dạng hóa sản phẩm du lịch
1.3 Điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của du lịch nội địa
Các ngành từ kinh tế đến khoa học, xã hội muốn phát triển đều chịu ảnh hưởng các điều kiện, hoàn cảnh đem lại cho ngành đó, tức là phải có lực đẩy, có tiềm năng Ngành du lịch cũng không nằm ngoài quy luật đó Tuy nhiên, là một hoạt động đặc trưng, du lịch chỉ có thể phát triển được trong những điều kiện mà nó cho phép Trong những điều kiện này có những điều kiện mang đặc tính chung thuộc về các mặt của đời sống xã hội, bên cạnh đó do đặc điểm vị trí địa lý từng vùng mà nó tạo nên tiềm năng du lịch khác nhau Đó chính là nét đa dạng tạo nên
Trang 34những chương trình du lịch độc đáo của từng vùng, miền và cái đích cuối cùng là thu hút khách du lịch, tăng sự hiểu biết, tạo mối giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền
Tuy có sự phân chia thành các nhóm tài nguyên song các điều kiện đều giữ một vai trò, ý nghĩa nhất định và tác động qua lại đến nhau tác động qua lại đến nhau trong sự phát triển du lịch
1.3.1 Điều kiện chung
1.3.1.1 An ninh trật tự
Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho đất nước và khách tới tham quan
Du lịch, bên cạnh việc nghỉ ngơi là “thẩm nhận những giá trị vật chất, tinh thần độc đáo, khác lạ với quê hương mình” Điều này đòi hỏi sự giao lưu, đi lại của
du khách giữa các quốc gia, các vùng với nhau Bầu chính trị hòa bình, hữu nghị sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế Một thế giới bất ổn về chính trị, xung đột về sắc tộc, tôn giáo làm ảnh hưởng tới việc phát triển du lịch tức là nó không làm tròn “sứ mệnh” đối với du lịch, gây nên nỗi hoài nghi, tâm lý sợ hãi cho du khách Bên cạnh đó, những cuộc nội chiến, những cuộc chiến tranh xâm lược với nhiều loại trang thiết bị lợi hại làm hủy hoại tài nguyên du lịch, các công trình nghệ thuật kiến trúc do loài người sáng tạo nên Ở Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều công trình phục vụ phát triển du lịch bị phá hoại, nếu tồn tại thì chỉ còn một phần và chúng ta đang ra sức kiến tạo lại tức là chúng ta quá lạm dụng “bê tông hoá”, “nhựa hoá”, dù biết rằng nó đã mất đi phàn nào đó giá trị nguyên bản Năm 2000, tại hòn đảo Bali (Inđônêxia) – nơi hấp dẫn khách du lịch của nhiều nước trên thế giới bị đánh bom khủng bố để lại nổi kinh hoàng cho khách
du lịch Năm 2003 bệnh SAT ở Trung Quốc, dịch Cúm gà ở Việt Nam gây nên những tổn thất lớn cho du lịch Trung Quốc và Việt Nam và gián tiếp ảnh hưởng đến
du lịch thế giới
Trang 35Thiên tai cũng có tác động xấu đến sự phát triển du lịch Nhật Bản là đất nước giàu và đẹp nhưng luôn phải hứng chịu những trận động đất, gây khó khă cho phát triển du lịch, có chăng chỉ phát triển du lich bị động Vào những ngày cuới năm 2004, một trận sóng thần lớn nhất từ trước tới nay xảy ra ở Đông Nam Á, Nam
Á đã gây thiệt hại lớn về người và của, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển du lịch Điều đáng nói là sóng thần đã làm cho nhiều du khách bị thiệt mạng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch bi huỷ hoại nặng nề Bên cạnh đó là sự phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh như tả lỵ, dịch hạch sốt rét
Từ những ví dụ trên cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của an ninh chính trị, an toàn xã hội cho khách du lịch, và là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành bại của ngành du lịch
1.3.1.2 Kinh tế - Giao thông vận tải
Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho
sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch
Sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan trọng với phát triển du lịch Đây là cơ sở cung ứng nhiều hàng hoá nhất cho du lịch Ngành công nghiệp dệt cung cấp cho các xí nghiệp du lịch các loại vải để trang bị phòng khách, các loại khăn trải bàn, ga giường… Ngành công nghiệp chế biến gỗ trang bị đồ gỗ cho các văn phòng, cơ sở lưu trú
Khi nói đến nền kinh tế của đất nước, không thể không nói đến giao thông vận tải Từ xa xưa, giao thông vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính cho sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế Giao thông vận tải ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch trên hai phương diện: Số lượng và chất lượng Sự phát triển về số lượng làm cho mạng lưới giao thông thông vươn tới mọi miền trái đất Chất lượng của phương tiện giao thông ảnh hưởng tới chuyến du lịch ở các mặt sau: tốc độ, an toàn, tiện nghi, giá cả
Trang 36Như chúng ta đã biết, du lịch là ngành dịch vụ, nhận nhiệm vụ “chuyển tải” sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các ngành kinh tế khác để cung cấp cho du khách nhằm tìm kiếm lợi nhuận Vì vậy điều kiện kiện kinh tế đóng vai trò góp phần cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho du lịch Khi khách tới Bình Thuận không
có nghĩa là chỉ tới để nghỉ dưỡng và tắm biển, bên cạnh hoạt động đó du khách còn
có cơ hội và mong muốn thưởng thức hải sản Vậy ngành kinh tế biển (đánh bắt cá) đóng vai trò cung cấp nguồn lợi thủy sản cho các nhà hàng tại Bình Thuận phuc vụ nhu cầu ăn uống và mua về làm quà của du khách Ngành kinh doanh khách sạn cũng thế, nếu như không có ngành xây dựng, ngành sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, ngành sản xuất đồ dùng thì hoạt động kinh doanh của nó liệu có tồn tại không? Từ những ví dụ trên chúng ta khẳng định điều kiện kinh tế là một trong những nhân tố tiên quyết quyết định sự thành bại tong kinh doanh khách sạn
Ngành du lịch chỉ phát triển khi có khách du lịch Nhân tố hình thành nên khách du lịch bao gồm thời gian rỗi, đông cơ – nhu cầu đi du lich, khả năng tài chính Chúng ta thấy rằng khả năng tài chính của cá nhân mỗi du khách đóng vai trò rất quan trong trong việc thúc đẩy bước chân của du khach tham gia cuộc hành trình Nếu như sau thế chiến II, mục tiêu của con người là kiến thiết lại nền kinh tế
đã bị kiệt quệ với nhu cầu chính là cơm ăn, áo mặc, nhà ở Do đời sống còn thiếu thốn nên nhu cầu du lịch xuất hiện Trong những năm gần đây, có sư bùng nổ về du lịch thế giới, người ta ước tính rằng ó khoảng 3 tỷ lượt du lich nội địa và 750 triêu lượt khách du lịch quốc tề Điều này co nghĩa là khi nền kinh tế phát triển, đời sống con người được nâng cao, các nhu cầu hàng ngày được đáp ứng thì con người xuất hiện những nhu cầu cao hơn trong đó có nhu cầu du lịch Như vậu điều kiện kinh tế phát triển là cơ sở để ngành du lịch khai thác kinh doanh các nguồn khách khác nhau
Trong nước, đời sống của người dân ngày càng cao, số lượng khách du lịch nội địa của Việt Nam gần đạt ngưỡng 20 triệu, ngày lễ, ngày tết nhu cầu đi du lịch rất cao, có lúc quá tải Điều đó khiến chúng ta có thể khẳng định là do đời sống kinh
tế của người dân ngày càng cao, mức lương và thưởng hấp dẫn
Trên bình diện cả nước, nền kinh tế ngày càng phát triển “thay da đổi thịt”, nhiều công trình cao cấp, nhiều khách sạn, resort liên kết với nước ngoài được đầu
Trang 37tư xây dựng Đó là cơ sở để chúng ta có cơ sở và đảm bảo khả năng khai thác và đón tiếp nguồn khách quốc tế tới tham quan
Điều kiện kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển du lịch Điều này cũng đòi hỏi ngành du lịch trong qua trình phát triển của mình phải quảng
bá, góp phần xây dựng kinh tế Có như vậy mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau mới bền vững
1.3.1.3 Văn hóa – con người
Trình độ văn hoá cao tạo điều kiên cho việc phát triển du lịch Phần lớn những người tham gia vào cuộc hành trình du lịch là những người có trình độ văn hoá nhất định, nhất là những người đi du lịch nước ngoài Bởi vì họ có sở thích(nhu cầu) đối với việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc hay nói đúng hơn tài nguyên, điểm du lịch tác động đến họ theo một quá trình: Thông tin à Tiếp xúc à Nhận thức à Đánh giá Phải có trình độ văn hoá thì mới hiểu hết giá trị của chuyến tham quan du lịch Trong các nước mà nhân dân có trình độ văn hoá cao thì số người đi du lịch ra ngoài tăng lên không ngừng với cường độ cao Bên cạnh độ, trình độ của người dân nước sở tại, nơi đón khách cũng phải chú ý Trình độ văn hóa thấp ảnh hưởng đến phát triển du lịch: Ăn xin, cướp giật, ép khách mua hàng…
Việc phát triển du lịch phải mang dấu ấn của con người, tức là con người thông qua trí tuệ của mình đưa ra những biện pháp, cách thức để phát triển du lich Một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch nhưng nếu không biết sử dụng trí óc của con người để phát huy hết giá trị của tài nguyên đó thì coi như “muối bỏ bể” Ngược lai có những quốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biết phát huy hợp
lí sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn và ngành du lịch sẽ phát triển bền vững
1.3.2 Điều kiện riêng
1.3.2.1 Tài nguyên du lịch – Địa điểm du lịch
Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch Tài nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được khai thác và ohục vụ cho mục đích phát triển nào đó của con người Theo Buchvakop – Nhà địa
lý học người Bungari “Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết
Trang 38hợp khác nhau của cảnh quan thiên nhiên cùng cảnh quan nhân văn có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi hay tham quan của khách
du lịch” Xét dưới góc độ cơ cấu tài nguyên du lịch, có thể phân thành hai bộ phận hợp thành: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình: Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sảnphẩm của các quá trình
địa chất lâu dài (nội sinh, ngoại sinh ) Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt động sống của con người trên lãnh thổ đều phụ thuộc vào địa hình Đối với hoạt động du lịch, địa hình của một vùng đóng một vai trò quan trọng với việc thu hút khách Địa hình Đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại cảnh nhưng là nơi tập trung tài nguyên
du lịch nhân văn, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hoá và là nơi hội tụ các nền văn minh của loài người Địa hình đồi thường tạo ra không gian thoáng đãng, nơi tập trung dân cư tương đối đông đúc, lại là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề Địa hình núi có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển du lịch, đặc biệt là khu vực thuận lợi cho tổ chức du lịch mùa đông, và các loại hình du lịch thể thao như leo núi, du lịch sinh thái v.v Địa hình bờ bãi biển là nơi tiếp xúc giữa đất liền và biển (kho nước lớn của nhân loại) Do quá trình bồi tụ sông ngòi, các đợt biểu tiến và lùi, thủy triều v.v… đã tạo ra nhiều bãi tắm đẹp, thích hợp với loại hình
du lịch nghỉ dưỡng biển
Khí hậu: Là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch,
nó tác động tới du lịch ở hai phương diện :
– Ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ
về du lịch
– Một trong những nhân tố chính tạo nên tính mùa vụ du lịch
+ Du lịch cả năm: Du lịch văn hóa, du lịch chữa bệnh
+ Du lịch mùa đông: Du lịch thể thao
+ Du lịch mùa hè: Du lịch biển, nói chung là phong phú
Khí hậu Bình Thuận là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa Do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến (2 lần mặt trờiđi qua thiên đỉnh) nên lãnh thổ nhận được một lượng bức xạ mặt trời rất lớn Điều đó cho thấy các bãi biển luôn chan hòa ánh
Trang 39nắng và thu hút một lượng khách trong nước và quốc tế đến đến nghỉ dưỡng, chủ yếu là vào mùa hè Tuy nhiên, khí hậu Việt Nam cũng có sự phân hóa phức tạp về mặt không gian và thời gian tạo nên tính mùa vụ du lịch và tạo nên những loại hình
du lịch thích hợp, phụ thuộc vào thời gian
Tài nguyên nước: bao gồm nước chảy trên bề mặt và nước ngầm Đối với
du lịch thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn Nó bao gồm đại dương, biển, hồ, sông, hồ chứa nước nhân tạo, suối, Karst, thác nước, suối phun… Ở Việt Nam hiện
có hơn 2.000km đường bờ biển, do quá trình chia cắt kiến tạo, do ảnh hưởng của chế độ thủy triều và sóng mà dọc đất nước đã hình thành nhiều bãi tắm đẹp như Sầm Sơn ( Thanh Hóa) , Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Nha Trang (Khánh Hòa) v.v thích hợp đối với du lịch nghỉ dưỡng và loại hình du lịch thể thao như lướt sóng, khám phá đại dương ở Nha Trang (Khánh Hòa) Bên cạnh đó, nước ta còn có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đồng đều trên lãnh thổ Dọc bờ biển khoảng 20km gặp một của sông, có khoảng 2.360 con sông có chiều dài trên 10 kmtrở lên Điều này thuận lợi cho việc phát triển du lịch đi thuyền thưởng ngoạn cảnh vật ở hai bên bờ sông kết hợp với thưởng thức ẩm thực và liên hoan văn nghệ Chúng ta có thể kể tới như đi thuyền trên sông Hồng, sông Hương, sông Cữu Long.v.v… Bờ biển rộng kết hợp với mạng lưới sông ngòi dày đặc là nguồn cung cấp những sinh vật có giá trị phục vụ văn hóa ẩm thực và xuất khẩu du lịch tại chổ
Tài nguyên du lịch nhân văn
Tiềm năng du lịch nhân văn là đối tượng và hiện tượng văn hóa lịch sử do con người sáng tạo ra trong đời sống So với tiềm năng du lịch tự nhiên, tiềm năng
du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, giá trị giải trí là thứ yếu Tiềm năng du lịch nhân văn thường tập trung ở các thành phố lớn, là đầu mối giao thông
và là nơi tập trung cơ sở vật chất phục vụ du lịch Đại bộ phận tài nguyên du lịch nhân văn không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên tần suất hoạt động của nó là rất lớn (lượng khách, số ngày khách đến)
Ngày nay, việc phát huy các thế mạnh về tiềm năng du lịch nhân văn để phát triển du lịch được Nhà nước quan tâm, ngay Điều 1 pháp lệnh du lịch Việt Nam chỉ rõ: “Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, quan
Trang 40trọng, mang nội dung văn hoá sấu sắc…” Việc phát triển du lịch nhân văn (Du lịch văn hoá) là cách để giáo dục lòng yêu nước, nhận thức trách nhiệm bảo vệ tài sản công của quốc gia, quảng bá về hình ảnh của đất nước ra thế giới
Di tích lịch sử văn hoá: là tài sản văn hoá quý giá của mỗi địa phương, mỗi
đất nước và của cả nhân loại Di tích được hiểu theo nghĩa chung nhất là những tàn tích, dấu vết còn sót lại của quá khứ, là tài sản của các thế hệ trước để lại cho các thế hệ kế tiếp Ở Việt Nam, theo pháp lệnh bảo vệ và sự dụng di tích lịch sử văn hóa
và danh lam thắng cảnh công bố ngày 04/04/1984 thì di tích lịch sử văn hoá được quy định chư sau:
“Di tích lịch sử văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có gía trị văn hoá khác, hoặc liên quan đến sự kiện lịch sử, quá trính phát triển văn hóa xã hội”
Các bảo tàng: là nơi bảo tồn tài sản văn hoá dân tộc, truyền thụ tri thức,
chấn hưng tinh hoa truyền thống Cùng với việc bảo vệ các di tích lịch sử – Văn hoá, việc xây dựng các bảo tàng luôn đặt trong quốc sách về kinh tế, văn hoá, xã hội
mỗi quốc gia Mục 3, Luật di sản văn hoá : “Bảo tàng là nơi bào quản và trưng bày
các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo
dục tham quan quan” Chính các bảo tàng cũng là nơi thu hút đông đảo khách du
lịch trong và ngoài nước
Lễ hội: Bất cứ thời đại nào, bất cứ dân tộc nào, và bất cứ mùa nào cũng có
những ngày lễ hội Lễ hội là hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định nhằm nhắc lại những sự kiện lịch
sử, nhân vật lịch sử hay một huyền thoại, đồng thời là dịp để hiểu biết cách ứng xử văn hoá của con người với thiên nhiên thần thánh và con người với xã hội Các lễ hội có sứa hấp dẫn du khách không kém gì các di tích lịch sự văn hoá Lễ hội có hai phần: phần nghi lễ và phần hôị:
– Lễ là những nghi thức tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất định
mang ý nghĩa biểu trưng nhằm đánh dâú hoặc kỷ niệm về một nhân vật hay một sự kiện lịch sử hay một huyền thoại với mục đích tôn vinh và phản ánh ước nguyện mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ đối tượng thờ cúng