Hoạt động thuê ngoài với ngành gia công phần mềm ở việt namx
Hoạt động thuê ngoài với ngành gia công phần mềm ở Việt Nam *Việt Nam đang trở thành một địa chỉ hàng đầu cho các dịch vụ gia công và thuê ngoài Số lao động trong lĩnh vực dịch vụ gia công và thuê ngoài của Việt Nam đến nay đã lên tới 100.000 người, và ngành này đang tạo ra doanh thu hơn 1,5 tỷ USD mỗi năm cho Việt Nam. Nhiều công ty đa quốc gia lớn như HP, IBM hay Panasonic đều đã có cơ sở hoạt động tại Việt Nam Trên thực tế, Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng lọt vào top 10 địa chỉ dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực gia công và thuê ngoài, nhờ những ưu thế như lực lượng lao động trẻ được đào tạo tốt (mỗi năm, có 257.000 sinh viên đại học Việt Nam ra trường) và mức lương tương đối thấp. Một nhà lập trình phần mềm ở Việt Nam có thể trả mức lương nhân viên thấp hơn 60% so với ở Trung Quốc. Tương tự, các kỹ sư về xử lý dữ liệu và giọng nói ở Việt Nam được trả thấp hơn 50% so với ở Trung Quốc. Ngành dịch vụ gia công và thuê ngoài ở Việt Nam có khả năng đem đến mức doanh thu 6-8 tỷ USD mỗi năm, miễn là thế giới có nhu cầu và Việt Nam đảm bảo đáp ứng. Ngành này có thể trở thành một cỗ máy tạo việc làm cho các đô thị, tạo công ăn việc làm cho thêm 600.000-700.000 người trong thời gian từ nay đến năm 2020, và đóng góp 3-5% vào tăng trưởng GDP của Việt Nam. * Những đốm sáng nhỏ lẻ từ góc nhìn M&A (mua bán - sáp nhập) Lĩnh vực gia công phần mềm tại Việt Nam - vốn chịu nhiều biến động của nền công nghệ thông tin (CNTT) toàn cầu - những năm gần đây sôi động với các thương vụ M&A (mua bán - sáp nhập). Thông thường, đây là bước khởi đầu của các tập đoàn CNTT lớn khi cần mở trung tâm mới ở những quốc gia có tiềm năng về nguồn nhân lực để phục vụ chuỗi dịch vụ toàn cầu. Năm 2011, Tập đoàn Mỹ CSC đã thâu tóm FCG, một tập đoàn khác của Mỹ có đội ngũ khoảng 700 kỹ sư và 15 năm hoạt động tại Việt Nam. (Trước đó FCG đã mua PSV - một công ty mà nòng cốt là một nhóm sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM, sau được một nhà đầu tư Mỹ rót vốn). Tập đoàn CNTT lớn nhất châu Âu CapGemini mua lại công ty 100% vốn của Pháp - IACP. Harvey Nash của Anh thâu tóm SilkRoad Systems, NEC Solutions mua Công ty Sáng Tạo, InfoNam của Ấn Độ mua PSD (Mỹ) . Hàng loạt tên tuổi khác như IBM, Aricent, các hãng thiết kế vi mạch như Renesas, Applied Micro, Texas Instrument, Synopsys . mở trung tâm gia công tại Việt Nam. Mới nhất là Tập đoàn HP mua đội ngũ nhân sự của một công ty nước ngoài khác đã có kinh nghiệm tại Việt Nam. Nhờ thương vụ này, HP đã nhanh chóng thiết lập được đội ngũ lõi (core team) đến 50 người cho kế hoạch đạt đến 4.000 nhân viên vào cuối năm 2014. Chính nhờ các vụ M&A và thương hiệu của các tập đoàn lớn “đổ bộ” thời gian qua, thế giới mới nhìn về Việt Nam như một nơi có khả năng phát triển các dịch vụ CNTT. Cho dù nhiều hãng chỉ lập ra trung tâm mới với quy mô nhỏ như bước chuẩn bị đón đầu thị trường khi cần thiết và mục đích các vụ M&A là nhanh chóng sở hữu đội ngũ có kinh nghiệm và kỹ năng, thay vì hợp tác dự án. Đó chính là nỗi lo ngại đang dấy lên của các doanh nghiệp Việt Nam. Cho đến nay, ngoài FPT có hơn 3.000 nhân sự cho mảng gia công, chỉ một vài doanh nghiệp phần mềm có đội ngũ nhân lực vượt qua 1.000 người. Quy mô nhân lực nhỏ là cản trở lớn nhất hiện nay đối với doanh nghiệp gia công, vì như vậy khó mà được các dự án lớn và quan trọng để mắt tới. Đó là lý do tại sao thị trường gia công thế giới hằng năm rất lớn nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn đành phận đứng ngoài nhìn vào, không thâm nhập được, trong khi các quốc gia khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines . đang đưa ra những chính sách hấp dẫn cho gia công. *Từ gia công đến đi tìm giá trị riêng Ở giai đoạn khởi động, các doanh nghiệp Việt Nam còn non nớt phải vịn vào gia công như một bước tham gia bộ máy toàn cầu để có nguồn nhân lực tốt hơn và tìm kiếm kinh nghiệm đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Nhưng đứa trẻ 10 năm đến lúc cũng phải lớn, ấp ủ tìm giá trị riêng là giấc mơ không chỉ của riêng một doanh nghiệp. FPT Software đang nhắm đến một số giải pháp riêng như hệ thống định vị cho ngành giao thông vận tải, Logigear đã thương mại hóa thành công Test Architect (một công nghệ tự động hóa kiểm thử phần mềm), TMA Solutions phát triển các dịch vụ di động từ kinh nghiệm nhiều năm gia công trong mảng viễn thông . Nhiều doanh nghiệp khác cũng tìm về thị trường nội địa như CSC, GCS qua việc tăng cường mảng tư vấn quản trị kinh doanh. Ông Nguyễn Hữu Lệ, chủ tịch TMA, cho biết công ty chủ yếu vẫn hướng đến thị trường nước ngoài với mảng gia công nhưng dần dần đầu tư cho mảng R&D. Năm 2011, trung tâm giải pháp di động của TMA được thành lập với khoảng 50 người, nay đã tăng lên gấp đôi. Khi đầu tư cho trung tâm R&D này, TMA không đưa ra mục tiêu doanh thu trong vài năm đầu, nhưng sau một năm hoạt động đã đủ khả năng trả lương cho nhân viên. Theo ông Lệ, điều này cho thấy thị trường vẫn có nhiều cơ hội nhưng nhiều doanh nghiệp chưa biết nắm bắt. “Đầu tư như vậy buộc phải mạo hiểm. Chúng tôi chọn cách liên kết với đối tác nước ngoài để chia sẻ rủi ro vì nếu tự làm, doanh nghiệp Việt Nam vừa không đủ năng lực tài chính dài hạn, vừa rất kém khi tiếp thị sản phẩm ra thị trường thế giới”. Theo ông Ngô Văn Toàn - phó tổng giám đốc GCS, không phải cứ thành công ở lĩnh vực gia công (cho nước ngoài) là có thể tiếp cận tốt thị trường trong nước hoặc ngược lại. Những nỗ lực trên của từng doanh nghiệp vẫn chỉ là những đốm sáng nhỏ lẻ trong bức tranh toàn cảnh của ngành công nghiệp phần mềm hiện nay. *Lận đận phần mềm trong nước Thị trường ghi nhận nỗ lực của một số doanh nghiệp phát triển sản phẩm riêng và đã tìm được chỗ đứng nhất định ở thị trường trong nước như Lạc Việt, Diginet, Fast, Misa . Nhiều năm qua, mảng doanh nghiệp này chịu sự sàng lọc lớn trên thị trường và gặp vô vàn khó khăn. Nhiều phần mềm “made in VN” đã bị xóa sổ vì nhiều lý do. Những sản phẩm phát triển được tựu trung là những chương trình đáp ứng cho khối doanh nghiệp nhỏ, chưa có được những sản phẩm quy mô lớn và chuyên ngành. “Phần mềm trong nước chỉ có thể phát triển khi có sự quan tâm hơn nữa đến vấn đề bản quyền, chính sách quản lý và chế tài xử lý vi phạm”. Cả một thập niên, nỗi ám ảnh của nạn vi phạm bản quyền - dù đã được kêu ca, lên án ra rả - vẫn chưa phút nào nguôi. Cộng thêm những chật vật từ chính sách thuế, môi trường ứng dụng khập khiễng, những doanh nghiệp phần mềm nhỏ bé, ra đời muộn, năng lực tài chính kém lại càng chật vật hơn khi cả công nghệ lẫn thị trường thay đổi từng ngày.Điều này cũng giải thích vì sao các sản phẩm phần mềm trong nước chưa đáp ứng chuẩn mực quản lý quốc tế, thiếu tính ổn định. Các hệ thống ứng dụng CNTT lớn vẫn đang là đất của các sản phẩm nước ngoài. Khi phần mềm đóng gói không mấy thành công, rất nhiều doanh nghiệp lại tiếp tục thất bại với kỳ vọng phát triển các hệ thống quản lý tổng thể doanh nghiệp (ERP) trong giai đoạn đầu, kể cả những ông lớn như FPT. Song kinh nghiệm xương máu ấy lại đang giúp họ trong việc tái cấu trúc để đi vào lĩnh vực riêng như phần mềm cho ngành y tế, phần mềm SmartBank (đang ứng dụng tại 50% công ty chứng khoán trong nước), hệ thống quản lý thuế thu nhập cá nhân . CNTT không đơn thuần là công nghệ mà còn là tích hợp quy trình quản trị trong các ngành công nghiệp nhiều năm. Vì vậy, “mua phần mềm suy cho cùng là mua quy trình quản trị hiện đại, mà phần mềm Việt Nam chưa thể đạt đến cấp độ này. Chúng ta cần có thời gian để có kinh nghiệm chuyên sâu mới hi vọng ghi tên cho các giải pháp quy mô lớn và đặc thù” - ông Phạm Anh Chiến, tổng giám đốc Công ty phát triển phần mềm FPT (FIS), thừa nhận. Chưa thật sự lớn Ngay thời điểm đó chúng ta đã đưa ra các kế hoạch phát triển cụ thể và hệ thống văn bản pháp luật khá đầy đủ. Nhận thức của xã hội vì thế đã được nâng cao, các doanh nghiệp thấy được cơ hội và người tiêu dùng cũng thấy lợi ích của mình. Nhờ vậy, 10 năm sau VN đã hình thành được một ngành công nghiệp phần mềm ở mức trung bình trên thế giới. Nhưng dù vậy, đến nay chúng ta vẫn chưa có doanh nghiệp phần mềm đủ tầm để phát triển các sản phẩm phần mềm ở quy mô lớn và chuyên ngành (như giải pháp cho ngành tài chính, ngân hàng, thuế .), cũng chưa có sản phẩm có thương hiệu xuất khẩu. Các khu công nghiệp phần mềm tập trung vẫn còn nhỏ và chưa thật sự hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Đề án Chính phủ về triển khai phần mềm nguồn mở xác định đây là hướng đi đúng để tiết kiệm chi phí, tăng khả năng sáng tạo và tính chủ động trong lĩnh vực phần mềm của doanh nghiệp trong nước nay vẫn rất chậm và hạn chế. Lâu nay, chúng ta vẫn không thôi tranh luận nên ưu tiên làm phần mềm cho thị trường trong nước hay gia công cho nước ngoài. Nhưng việc ưu tiên cho thị trường nào phụ thuộc vào lợi thế so sánh của từng quốc gia, từng doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ trong từng giai đoạn. Trung Quốc có ngành công nghiệp điện tử thời gian dài chủ yếu phục vụ thị trường trong nước với giá rẻ, nay đủ mạnh để vươn ra nước ngoài. Ấn Độ có nền giáo dục tốt và lợi thế tiếng Anh nên đáp ứng được yêu cầu về lao động CNTT cho các quốc gia đang muốn chuyển dịch sang thị trường có lao động rẻ. Phát triển công nghiệp phần mềm vẫn có thể xem là một lợi thế so sánh của VN trên thị trường lao động thế giới, nhờ nguồn dân số trẻ rất lớn. Nếu được đào tạo và sử dụng tốt, tôi tin một kỹ sư phần mềm VN không thua kém gì kỹ sư các nước. Trên điều kiện mạng viễn thông phát triển, toàn cầu hóa, giá trị gia tăng của nhân lực ngành công nghiệp phần mềm lại càng lớn. Tuy nhiên từ tiềm năng có thể biến thành khả năng hay không còn là một câu hỏi. Đòi hỏi lớn nhất là đột phá trong đào tạo để thực hiện có được 1 triệu kỹ sư CNTT vào năm 2020. Cần nhất là cải thiện chất lượng nguồn nhân lực thì bức tranh ngành công nghiệp phần mềm mới có thể khác, mới đủ nguồn lực nâng tỉ lệ xuất khẩu lên 50% (tức 10 tỉ USD) và VN mới trở thành một nước mạnh về CNTT trên thế giới. Đây là một thách thức rất lớn. . Hoạt động thuê ngoài với ngành gia công phần mềm ở Việt Nam *Việt Nam đang trở thành một địa chỉ hàng đầu cho các dịch vụ gia công và thuê ngoài. cho gia công. *Từ gia công đến đi tìm giá trị riêng Ở giai đoạn khởi động, các doanh nghiệp Việt Nam còn non nớt phải vịn vào gia công như một bước tham gia