2.2 Khái niệm miễn trách trong trường hợp bất khả kháng “Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thự
Trang 1Mục lục
1 Khái niệm miễn trách và các trường hợp miễn trách 1
1.1 Khái niệm miễn trách: 1
1.2 Các trường hợp miễn trách: 1
2 Khái niệm miễn trách trong trường hợp bất khả kháng 1
2.1 Sự kiện bất khả kháng là gì? 1
2.2 Khái niệm miễn trách trong trường hợp bất khả kháng 2
3 Điều kiện vận dụng chế định miễn trách trong trường hợp bất khả kháng 4
3.1 Nghĩa vụ chứng minh: 4
3.1.1 Trở ngại nằm ngoài tầm kiểm soát: 4
3.1.2 Không lường trước được: 5
3.1.3 Không thể tránh, khắc phục: 5
3.1.4 Mối quan hệ nhân quả: 6
3.2 Nghĩa vụ thông báo 7
4 Hậu quả của miễn trách trong trường hợp bất khả kháng 9
4.1 Được miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng gây ra 9
4.2 Được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng tương ứng với thời gian tổn tại bất khả kháng 10
4.3 Chấm dứt các quan hệ hợp đồng giữa hai bên 11
Trang 21 Khái niệm miễn trách và các trường hợp miễn trách
1.1 Khái niệm miễn trách:
Là việc bên chủ thể vi phạm nghĩa vụ đáng lẽ phải gánh chịu toàn bộ và đầy đủ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm, tuy nhiên, vì thiệt hại xảy ra trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định mà bên vi phạm nghĩa vụ được miễn trừ toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó
1.2 Các trường hợp miễn trách:
- Sự kiện bất khả kháng
- Hành vi của bên thứ ba
- Lỗi của bên có quyền
- Do thỏa thuận
2 Khái niệm miễn trách trong trường hợp bất khả kháng
2.1 Sự kiện bất khả kháng là gì?
“Sự kiện bất khả kháng” là một thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Pháp “force majeure” có nghĩa là “sức mạnh tối cao” hoặc “sức người không thể kháng cự nổi” Sự kiện này xảy ra chỉ sau khi ký hợp đồng, không phải do lỗi của bất kỳ bên tham gia hợp đồng nào, mà xảy ra ngoài ý muốn và các bên không thể dự đoán trước, cũng như không thể tránh và khắc phục được, dẫn đến không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ, bên chịu sự cố này có thể được miễn trừ trách nhiệm của hợp đồng hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng
Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần Việc coi các hiện tượng thiên tai có thể là sự kiện bất khả kháng được áp dụng khá thống nhất trong luật pháp và thực tiễn của các nước trên thế giới Sự kiện bất khả kháng cũng có thể là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ…
Trang 3Tuy nhiên cách hiểu và thừa nhận các hiện tượng xã hội là sự kiện bất khả kháng là rất đa dạng trên toàn thế giới và nhiều điểm chưa có sự thống nhất Trong thực tiễn, các bên trong quan hệ hợp đồng còn đưa những sự kiện xẩy ra cho chính bản thân mình là sự kiện bất khả kháng như: thiếu nguyên liệu, mất điện, lỗi mạng vi tính, bên cung cấp chậm trễ giao hàng,… là sự kiện bất khả kháng để hưởng chế độ miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng Về mặt lý luận thì các sự kiện này không đương nhiên được coi là sự kiện bất khả kháng nếu các bên không thỏa thuận
Đôi khi, việc thực hiện hợp đồng không phải là không thể được, nhưng những sự kiện xảy ra bất ngờ buộc một trong các bên đương sự phải chịu một gánh nặng quá mức Tuy nhiên, sự kiện bất khả kháng không nhằm mục đích biện hộ cho việc sơ suất hay hành vi vi phạm pháp luật của các bên
Như vậy, “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan
không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”1
Ví dụ:
Thiên tai: Vì điều kiện thời tiết mà bên A không thể tiến hành đúng tiến
độ dự án như đã thỏa thuận
Chiến tranh: Sau cuộc khủng bố của IS, bên A bị thiệt hại nặng về tài sản nên không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên B
Quyết định chính trị, thay đổi pháp luật: Cuối năm 2015, A và B có thỏa thuận mua bán mặt hàng X Đến khi B nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam thì không được, vì nhà nước Việt Nam đã ra quyết định cấm nhập khẩu hàng hóa X
2.2 Khái niệm miễn trách trong trường hợp bất khả kháng
“Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một
nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là
do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi
Trang 4một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc
là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.”2
“Bên có nghĩa vụ được miễn trừ hậu quả do việc không thực hiện của
bên mình, nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện là do một trở ngại vượt khỏi tầm kiểm soát của mình, và không thể mong chờ một cách hợp lý ở mình xem xét được những trở ngại này vào thời điểm ký kết hợp đồng, dự đoán hay vượt qua được trở ngại hoặc dự đoán được hay vượt qua được hậu quả của trở ngại đó.”3
Theo Điều 294 Luật thương mại 2005:
“Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
1 Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.”
Như vậy, mặc dù có sự khác nhau trong việc sử dụng ngôn từ và cách thức diễn đạt nhưng các quy định trên đây đều dẫn đến một ý chung: bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm, khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, đó
là sự kiện xảy ra ngoài tầm kiểm soát của các bên, các bên không thể lường trước được nó hat dự đoán được nó vào lúc giao kết hợp đồng và khi nó xảy ra thì không thể nào tránh được hay khắc phục được nó
Trang 53 Điều kiện vận dụng chế định miễn trách trong trường hợp bất khả kháng
3.1 Nghĩa vụ chứng minh:
Trước hết bất khả kháng phải là sự kiện khách quan xảy ra ngoài ý chí của các bên và vượt ra khỏi tầm kiểm soát của các bên, đó có thể là các sự kiện tự nhiên như thiên tai, hỏa hoạn hoặc là các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây thì sự kiện đó chưa đủ để làm căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ Theo các quy định pháp lý nói trên, trở ngại khách quan vượt khỏi tầm kiểm soát của các bên chỉ trở thành sự kiện bất khả kháng khi chứa đựng đầy đủ các yếu tố sau:
3.1.1 Trở ngại nằm ngoài tầm kiểm soát:
Sự kiện xảy ra một cách khách quan Là sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp đồng Tức là sự kiện nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng
Ví dụ: Các hiện tượng tự nhiên (bão, lụt, sóng thần…) – con người không thể nào kiểm soát được thiên nhiên
Tuy nhiên, sự kiện bất khả kháng cũng có thể là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, cấm vận, đình công, thay đổi chính sách của chính phủ, đảo chính Tuy nhiên, cách hiểu và thứa nhận các hiện tượng xã hội là sự kiện bất kháng là rất đa dạng trên toàn thế giới và nhiều điểm chưa có sự thống nhất
Ngoài ra trong thực tiễn, các bên trong quan hệ hợp đồng còn đưa những
sự kiện xảy ra cho chính bản thân mình là sự kiện bất khả kháng như: thiếu nguyên liệu, mất điện, lỗi mạng vi tính, bên cung cấp chậm trễ giao hàng… là sự kiện bất khả kháng để hưởng chế độ miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng
Về mặt lí luận thì các sự kiện này không đương nhiên được coi là sự kiện bất khả kháng nếu như các bên không thỏa thuận
Ví dụ: Việc mất điện trên diện rộng có thể không là lí do bất khả kháng nếu như hợp đồng có điều khoản về nguồn điện dự phòng hay các kế hoạch ứng phó với
sự kiện bất ngờ để đảm bảo cho sự liên tục của công việc
Trang 6Được thể hiện theo Khoản 1 Điều 79 CISG 1980: “Một bên không chịu
trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.”
3.1.2 Không lường trước được:
Là sự kiện xảy ra mà bên vi phạm hợp đồng không thể dự đoán trước được Năng lực đánh giá, xem xét một sự kiện có xảy ra hay không được xét từ
vị trí của một thương nhân bình thường chứ không phải một chuyên gia chuyên sâu Đó phải là tình huống mà các bên không thể nhìn thấy trước hoặc dự đoán trước vào thời điểm giao kết hợp đồng và xảy ra sau khi kí kết hợp đồng Nếu sự kiện khách quan gây khó khăn cho việc thực hiện hợp đồng có thể nhìn thấy trước hay dự đoán trước hoặc đã xảy ra thì phải coi là bên vi phạm nghĩa vụ đã tiếp nhận gánh chịu rủi ro về trở ngại phát sinh mà không được coi là sự kiện bất khả kháng
Theo Khoản 1 Điều 79 CISG: “Một bên không chịu trách nhiệm về việc
không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.”
Ví dụ: Khu vực nhà máy của bên vi phạm thường xuyên có bão vào mùa mưa nhưng do tính bất ngờ và khó kiểm soát của bão nên việc dự đoán bão có xảy ra hay không đối với một thương nhân là không thể lường trước được (chiến tranh, bạo loạn, đình công, các thảm họa thiên nhiên khác…)
3.1.3 Không thể tránh, khắc phục:
Là sự kiện xảy ra mà hậu quả để lại không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép, là sự kiện xảy ra mà chúng
ta không thể tránh được về mặt hậu quả Tức là sau khi bên vi phạm đã áp dụng
Trang 7mọi biện pháp cần thiết nhưng vẫn không khắc phục được hậu quả thì mới đáp ứng điều kiện này Tuy nhiên, nếu như bên vi phạm không thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả nhưng chứng minh được rằng dù có hành động vẫn không thể khắc phục được thì xem như đã thỏa mãn điều kiện này Đó
là sự kiện không thể khắc phục, tức có nghĩa là sự kiện xảy ra phải làm cho nghĩa vụ trở nên không thực hiện được trong một khoảng thời gian nhất định Việc không thể thực hiện nghĩa vụ phải có tính chất tuyệt đối Nếu sự kiện xảy
ra chỉ làm cho việc thực hiện nghĩa vụ trở nên khó khăn hơn hay đòi hỏi nhiều chi phí hơn thì không đủ căn cứ miễn trách nhiệm
Theo Khoản 1 Điều 79 CISG: “Một bên không chịu trách nhiệm về việc
không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.”
Ví dụ: Một nhà máy dệt tơ tự nhiên có ký hợp đồng dệt 100 chiếc áo tơ tự nhiên nhưng không may có một nhà máy gỗ do trời hanh khô đã xảy ra hỏa hoạn đã cháy lan sang nhà máy dệt làm toàn bộ nguyên liệu sợi tơ tự nhiên bị hư hỏng nặng không thể phục hồi và nhà máy đã tìm mọi cách để mua nguyên liệu sợi tơ
tự nhiên để bù đắp vào nhưng do độ quý hiếm và số lượng lớn nên chỉ đáp ứng được 50% hợp đồng
3.1.4 Mối quan hệ nhân quả:
Theo Khoản 1 Điều 79 CISG: “Một bên không chịu trách nhiệm về
việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ
và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.”
Sự kiện bất khả kháng phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hành vi vi phạm hợp đồng Do vậy, việc chứng minh sự kiện bất khả kháng gồm 2 điểm:
Trang 8+ Sự tồn tại của trường hợp bất khả kháng
+ Mối quan hệ nhân quả của trường hợp bất khả kháng với hành vi vi phạm hợp đồng
Ví dụ: Năm 1993, công ty Vegetexco của Việt Nam, có ký một hợp đồng xuất khẩu đưsang Nga trong vụ đông xuân Bên người mua đã ứng trước tiền hang bằng phân bón, xăng dầu Các vùng trồng dưa đã triển khia đúng tiến độ, cây phát triển tốt cho thấy triển vọng được mùa Thế nhưng, trước khi thu hoạch 1 tháng, miền Bắc bị 1 đợt sương muối nặng, nhiều quả non bị rụng Miền Trung
là vùng trồng dưa lớn thứ 2 mà bị bão đổ bộ sớm làm hư hỏng gần hết Kết quả
là trong năm đó Vegetexco chỉ thực hiện được 65% hợp đồng đã ký Để được miễn trách trong trường hợp này, công ty đã phải xin giấy chứng nhận của UBND các tỉnh, huyện, xã bị thiên tai, xin giấy chứng nhận của Tổng cục khí tượng thủy văn và giấy chứng nhận bất khả kháng của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Trước bằng chứng xác thực của công ty, bên mua đã chấp nhận coi đây là trường hợp bất khả kháng, không bắt công ty Vegetexco bồi thường và tiếp tục hợp đồng vào năm sau
Do hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được tiến hành kí kết và thực hiện giữa các thương nhân ở các nước khác nhau Cho nên, để tránh việc một bên đưa ra các sự kiện chứng minh giả tạo, người ta đòi họ phải đưa ra các bằng chứng xác thực Công ước viên 1980 không quy định các biện pháp, cách thức chứng minh cho trường hợp bất khả kháng Còn trong thực tiễn thì các bên thường quy định trong hợp đồng về việc chứng minh bất khả kháng là một giấy chứng nhận của Phòng thương mại tại quốc gia nơi xảy ra sự kiện hoặc là xác nhận của một cơ quan nào đó có thẩm quyền Nhà nước
3.2 Nghĩa vụ thông báo
Theo đó, khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên vi phạm hợp đồng phải
có sự thông báo ngay cho bên kia về trường hợp miễn trách nhiệm trong một khoảng thời gian thích hợp, nếu không thông báo thì sẽ mất quyền được miễn trách nhiệm và kéo dài thời hạn hợp đồng Trong trường hợp này, sự kiện bất
Trang 9khả kháng không được coi là trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng nữa
“Bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải báo cáo cho bên
kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ Nếu thông báo không tới tay bên kia trong một thời hạn hợp lý từ khi bên không thực hiện nghĩa vụ đã biết hay đáng lẽ phải biết về trở ngại đó thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc bên kia không nhận được thông báo.”4
“1 Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên
kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra.
2 Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.” 5
Theo Khoản 3 Điều 7.1.7 Unidroit: “Bên có nghĩa vụ phải thông báo cho
bên có quyền về sự tồn tại của trở ngại và ảnh hưởng của chúng đối với khả năng thực hiện của mình Nếu thông báo không đến tay người nhận trong khoảng thời hạn hợp lý kể từ khi bên có nghĩa vụ biết hoặc buộc phải biết về trở ngại, bên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra do không nhận được thông báo.”
Do vậy, để đảm bảo lợi ích của mình, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng cần: Gửi đến bên kia thông báo bằng văn bản về sự kiện bất khả kháng trong thời hạn hợp đồng hoặc luật áp dụng quy định và nếu luật không quy định thì phải thông báo trong thời gian hợp lí Kèm theo thông báo là chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tài liệu, chứng cứ hợp pháp khác có giá trị chứng minh Nếu một bên gửi cho bên kia một thông báo mà không có tài liệu chứng minh thì sẽ không được chấp nhận
Có thể nói rằng việc quy định về nghĩa vụ thông báo là hoàn toàn hợp lí,
vì có lẽ nếu bên vi phạm nghĩa vụ đã biết hoặc phải biết về những trở ngại khách
Trang 10quan ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ của mình mà không thông báo cho bên có quyền biết, điều đó có nghĩa là bên vi phạm nghĩa vụ không quan tâm đến những trở ngại đó, va không coi đó là sự kiện bất khả kháng Chính vì vậy, trong trường hợp này, những trở ngại khách quan không được coi là trường hợp bất khả kháng, không là căn cứ loại trừ trách nhiệm cho bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là hoàn toàn xác đáng Hơn nữa trong trường hợp này còn cho phép chúng ta suy luận rằng việc bên vi phạm nghĩa vụ không thông báo cũng đồng nghĩa họ có khả năng thực hiện hợp đồng
4 Hậu quả của miễn trách trong trường hợp bất khả kháng
Khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng sẽ:
- Được miễn trách nhiệm nếu nghĩa vụ không được thực hiện, không được thực hiện đầy đủ hoặc không được thực hiện đúng do sự kiện bất khả kháng gây ra
- Được kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng nếu việc thực hiện hợp đồng
bị chậm trễ do sự kiện bất khả kháng
- Nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến việc thực hiện hợp đồng sẽ không có lợi cho các bên thì các bên có thể chấm dứt việc thực hiện hợp đồng
4.1 Được miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng gây ra
Nếu chứng minh được các yêu cầu trên, bên không thực hiện nghĩa vụ sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các điều khoản khác về biện pháp
xử lý vi phạm hợp đồng của CISG vẫn có giá trị pháp lý
Theo quy định chung của thế giới (Khoản 1 Điều 79 Công ước viên về mua bán hàng hóa quốc tế 1980(CISG), hay khoản 1 Điều 7.1.7 của Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004) thì sự kiện bất khả kháng sẽ là căn cứ để bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được miễn trách nhiệm
Đối với quy định của pháp luật Việt Nam cũng vậy, "Trường hợp bên có
nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không