Câu 1: Hoàn cảnh của ông P như trong Quyết định được bình luận có thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự không?. Hoàn cảnh của ông P như trong Quyết định được bình luận không thuộc
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA: LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC
MÔN: LUẬT DÂN SỰ BÀI THẢO LUẬN SỐ 1 - CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
NHÓM 1
Danh sách các sinh viên thực hiện:
Trang 2Năm học: 2019 – 2020 BÀI THẢO LUẬN THỨ NHẤT CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ PHẦN I: NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CÁ NHÂN TÓM TẮT BẢN ÁN:
Đây là quyết định số 11/2017/BADS – ST của HĐTP TAND Tỉnh Quảng Nam ngày 18/07/2017 giữa người yêu cầu giải quyết là Bà Vũ Thị H và người được yêu cầu giải quyết là Ông Lê Văn P và Bà Huỳnh Thị T Nội dung vụ án: bà Vũ Thị H yêu cầu tuyên
bố ông Lê Văn P có khó khắn trong nhận thức và làm chủ hành vi, mục đích yêu cầu để giải quyết vụ ly hôn giữa bà Vũ Thị H và ông Lê Văn P Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã chấp nhận đơn yêu cầu của bà Vũ Thị H về việc yêu cầu tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi Tuyên bố ông Lê Văn P có khả năng trong nhận thức, làm chủ hành vi và bà Huỳnh Thị T là người giàm hộ
Câu 1: Hoàn cảnh của ông P như trong Quyết định được bình luận có thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự không? Vì sao?
Hoàn cảnh của ông P như trong Quyết định được bình luận không thuộc vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự
Bởi vì:
- Căn cứ vào khoản 1 điều 22 BLDS 2015
- Đồng thời dựa trên cơ sở kết luận của kết quả giám định pháp y tâm thần số 286/ KLGĐTC, ngày 22/05/2017 đối với ông Lê Văn P của Trung tâm Pháp Y tâm thần khu vực miền Trung đã có kết luận:
+ Về mặt y học: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại thuyên giảm (F13.7)
+ Về mặt pháp luật: Khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi
Và trong trường hợp này ông Lê Văn P theo kết quả giám định pháp y tâm thần đã chỉ rõ là ông không bị mắc bệnh tâm thần Theo yêu cầu của bà Vũ Thị H là người có quyền, lợi ích liên quan với ông Lê Văn P (vợ hợp pháp) yêu cầu tòa án tuyên bố ông Lê Văn P có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi chứ không yêu cầu tuyên bố ông
P mất năng lực hành vi
Dựa trên những cơ sở trên ta có thể kết luận rằng ông P không thuộc trường hợp
bị mất năng lực hành vi Bên cạnh đó, cần dựa trên khoản 1 điều 23 BLDS đối với trường hợp ông P
Trang 3Câu 2: Những điểm giống và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi và mất năng lực hành vi dân sự?
Điểm giống và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân sự và mất năng lực hành
vi dân sự
- Điểm giống:
+ Việc ra quyết định, tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hay mất năng lực hành vi dân sự đều là của Tòa án trên cơ sở yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan
+ Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người hạn chế năng lực hành vi dân sự hay người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện
+ Khi không còn căn cứ tuyên bố một người hạn chế năng lực hành vi dân sự hay mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định cho rằng người đó hạn chế năng lực hành vi dân sự hay mất năng lực hành vi dân sự
- Điểm khác:
Mất năng lực hành vi dân sự Hạn chế năng lực hành vi dân sự
- Khi một người do bị bệnh
tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ được
hành vi
- Tòa án ra quyết định tuyên bố
phải dựa trên cơ sở kết luận giám
định pháp y tâm thần
- Các giao dịch dân sự của
người mất năng lực hành vi dân sự
phải do người đại diện theo pháp
luật xác lập, thực hiện Tức là tất cả
các hành vi dân sự thì đều do chính
do người đại diện thực hiện
- Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình
- Tòa án chỉ dựa theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan
- Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật Tức là chỉ các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản thì cần có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp đồng ý và hành vi dân sự này do chính bị hạn chế năng lực dân sự thực hiện Còn giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác hoàn toàn không cần người đại diện hợp pháp
Trang 4Câu 3: Trong quyết định được bình luận, ông P có thuộc trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không? Vì sao?
Trong quyết định được bình luận thì ông P không thuộc trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Bởi vì, muốn kết luận người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự thì cần căn cứ theo khoản 1, điều 24, BLDS 2015 quy định: “Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình, thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.”
Trường hợp của ông P ông không phải là người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình Hơn thế theo giám định pháp y tâm thần
số 286/KLGĐTC, ngày 22/05/2017 đối với ông Lê Văn P của Trung tâm Pháp Y tâm thần khu vực miền trung đã có kết luận: Xét về mặt y học: Rối loạn cảm xúc lương cực, hiện tại thuyên giảm (F13.7) Xét về mặt pháp luật: Khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi Chủ thể yêu cầu là bà H yêu cầu Tòa án tuyên bố ông P khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi chứ hoàn toàn không yêu cầu Tòa án tuyên bố ông P bị hạn chế năng lực hành vi Chính bởi vậy, ông P hoàn toàn không thuộc vào trường hợp bị hạn chế năng lực hành vi Và trường hợp ông P cần căn cứ theo khoản 1, điều 23, BLDS 2015
Câu 4: Điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và
là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi?
Điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:
- Theo khoản 1, điều 24, BLDS 2015 quy định: “Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình, thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.”
- Theo khoản 1, điều 23, BLDS 2015 quy định: “Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.”
- Như vậy có thể thấy, sự khác biệt cơ bản giữa hai chủ thể này chính là: một bên là
“người nghiện ma túy, các chất kích thích”, còn một bên là “người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng
Trang 5chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự” Và đặc biệt, đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì hành vi của người đó phải dẫn đến “phá tán tài sản của gia đình”
Câu 5: Tòa án xác định ông P thuộc trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có thuyết phục không? Vì sao?
Theo khoản 1, điều 23, BLDS 2015 quy định: “Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.”
- Như vậy, có thể thấy rằng, một cá nhân chỉ được xác định là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Là người thành niên
+ Do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không có đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình nhưng không đến mức mất năng lực nhận thức, làm chủ hành vi của mình
+ Phải có yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc các cơ quan,
tổ chức hữu quan
+ Có kết luận của giám định pháp y tâm thần
+ Tòa án ra quyết định tuyên bố
- Trong trường hợp của ông P thì:
+ Thứ nhất, ông P được xem là thỏa điều kiện: là “người thành niên”
+ Thứ hai, đây là vụ kiện giữa bà Vũ Thị H và ông Lê Văn P, trong đó, bà H yêu cầu Tòa tuyên bố ông P có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi nhằm giải quyết việc ly hôn giữa bà H và ông P.Về mặt pháp luật, tại thời điểm khởi kiện, bà H vẫn đang
là vợ hợp pháp của ông P Do vậy có thể kết luận, bà H đủ tư cách để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc
+ Thứ ba, theo kết luận của giám định pháp y tâm thần số: 286/KLGDTC, ngày 22/5/2017 đối với ông P thì: Về mặt y học, ông P được kết luận là mắc chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực, nhưng hiện ông đang có dấu hiệu thuyên giảm Có thể hiểu tại thời điểm vụ kiện diễn ra, bệnh tình của ông P đang có sự tiến triển theo chiều hướng khả quan và không đang trong tình trạng nguy hiểm Về mặt pháp luật, ông P được kết luận
là khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi
Trang 6Do đó, có thể kết luận, việc Tòa án tuyên bố ông P có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi là hợp lý
Câu 6: Việc Tòa án không để bà H là người giám hộ cho ông P có thuyết phục không ? Vì sao ?
Theo khoản 1, Điều 23, BLDS 2015 và điểm d, khoản 1, Điều 47, BLDS 2015 thì ông
P được Tòa tuyên bố là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, do vậy việc chỉ định người giám hộ cho ông P được tiến hành theo luật định
Trong trường hợp của ông P, theo quy định tại khoản 1, điều 53, BLDS 2015 thì bà
Vụ Thị H, là vợ của ông P, là người giám hộ đương nhiên của ông P Tuy nhiên, tại thời điểm đó, bà H đang chính là người yêu cầu Tòa án tuyên bố ông P có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi để giải quyết vụ ly hôn giữa mình và chồng là ông P, nên không thể chỉ định bà H là người giám hộ của ông P
Điều này cũng là hợp lý bởi lẽ và hoàn toàn thuyết phục bởi vì, nếu chỉ định bà H là người giám hộ cho ông P thì có thể xảy ra việc quyền lợi của người được giám hộ là ông
P sẽ không được đảm bảo Trên thực tế, có rất nhiều vụ kiện xảy ra giữa vợ và chồng trong việc yêu cầu tuyên bố vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi dân sự hay khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hay hạn chế năng lực hành vi dân sự, nhằm mục đích giải quyết vụ việc ly hôn giữa chồng và vợ Và nếu một trong hai người được chỉ định làm người giám hộ thì người đó có thể thâu tóm tài sản, dẫn đến quyền lợi của người được giám hộ sẽ bị ảnh hưởng
Câu 7: Việc Tòa án để bà T là người giám hộ cho ông P có thuyết phục không? Vì sao?
- Theo khoản 1, Điều 23, BLDS 2015 và điểm d, khoản 1, Điều 47, BLDS 2015 thì ông P được Tòa tuyên bố là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi,
do vậy việc chỉ định người giám hộ cho ông P được tiến hành theo luật định
- Theo quy định tại khoản 1, điều 53, BLDS 2015 thì bà Vũ Thị H, là vợ của ông
P, là người giám hộ đương nhiên của ông P Nhưng trong trường hợp này không thể để
Bà H là người giám hộ cho ông P được bởi vì bà H đang yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn giữa bà và ông P nên nếu để bà H là người giám hộ sẽ dễ dẫn đến sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề tài sản của ông P
- Vì cha của ông là ông Lê Văn H đã chết vào năm 2007, còn mẹ là bà Lê Thị H
đã bỏ nhà đi 20 năm và hiện không có tung tích gì về bà nên không có cơ sở để chỉ định
bà Lê Thị H là người giám hộ cho ông P Hơn nữa, ông P cũng không được xác định là còn có anh, chị, em ruột nào khác
- Theo xác minh thì bà Huỳnh Thị T đến sống với ông như vợ chồng với ông Lê Văn H như vợ chồng đến khi ông H chết, đồng thời là người nuôi dưỡng ông Lê Văn P
Trang 7từ nhỏ đến tuổi trưởng thành và ông vẫn đang sống chung với bà T, hơn thế bà T đã đồng
ý làm người giám hộ cho ông P Do vậy, việc Tòa án chỉ định bà Huỳnh Thị T làm người giám hộ cho ông P là thuyết phục Như vậy, quyền lợi của ông P sẽ có thể không bị ảnh hưởng và được đảm bảo
Câu 8: Với vai trò của người giám hộ, bà T được đại diện ông P trong những giao dịch nào? Vì sao?
Căn cứ vào điểm b, khoản 1, điều 57 và điểm c, khoản 1, điều 58 BLDS 2015 thì với vai trò của người giám hộ, bà T được đại diện cho ông P trong những giao dịch dân
sự và thực hiện các quyền khác theo qui định của pháp luật Bởi vì ông P là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nên không thể tự mình xác lập các hành vi dân sự
mà cần phải có người giám hộ hợp pháp đó là bà T và điều đó nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ
Câu 9: Suy nghĩ anh/ chị về chế định người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mới được bổ sung trong BLDS 2015.
Bộ luật Dân sự 2005 chỉ quy định về mất và hạn chế hành vi dân sự Cá nhân khi
đủ độ tuổi và không thuộc trường hợp mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì họ là những người có năng lực pháp luật đầy đủ, là người tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự bằng hành vi của họ và tự chịu trách nhiệm, tự thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng hành vi của họ Điều này không phù hợp và không đảm bảo yếu tố công bằng về quyền
và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các quan hệ dân sự Bởi trong trường hợp nếu
cá nhân bị khuyết thiếu mà ảnh hưởng đến nhận thức và làm chủ hành vi của họ (ví dụ người già, người tàn tật có khả năng nhận thức không sáng suốt dẫn tới không làm chủ
và thực hiện được hành vi) nhưng không thuộc trường hợp mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự mà phải thực hiện và chịu trách nhiệm như một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì rất bất hợp lý Vì trên thực tế không phải mức độ năng lực hành vi dân
sự của cá nhân lúc nào cũng chỉ trong hai thái cực: hoàn toàn đầy đủ hoặc mất mà có rất nhiều người tuy khả năng nhận thức và làm chủ không đầy đủ nhưng chưa đến mức mất hoàn toàn năng lực hành vi dân sự nên việc bổ sung thêm đối tượng người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi là một điều cần thiết
Đến Bộ luật dân sự 2015 thì bổ sung thêm người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi Như vậy, pháp luật hiện hành đã bổ sung thêm một chế định mới là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi Đây là một quy định mới so với
Bộ luật Dân sự 2005 Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng các nhà lập pháp đã có sự nhìn nhận tích cực trong vấn đề xây dựng pháp lý, bảo đảm quyền lợi ích của các chủ thể trong pháp luật dân sự Đặc biệt, khi thiết lập giao kết hợp đồng thì phải xem xét các điều kiện về chủ thể mới có hiệu lực, đảm bảo rủi ro cho các bên khi tham gia quan hệ pháp luật thục hiện một giao dịch cụ thể
Trang 8Sự bổ sung này hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ mà Hiến pháp 2013 cũng như BLDS
2015 là bảo vệ tối đa quyền con người, quyền công dân
PHẦN II: TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÍ TÓM TẮT BẢN ÁN:
Bản án số 1117/2012/ LĐ-PT Tên bản án: Bản án về việc tranh chấp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giữa ông Nguyễn Ngọc Hùng và cơ quan đaị diện Bộ Tài nguyên và Môi trường Tp.Hồ Chí Minh; loại án là tranh chấp hợp đồng lao động phúc thẩm; ngày bản án 16/9/2011 ngày thụ lý 11/9/2012 Nội dung: Ông Nguyễn Ngọc Hùng khởi kiện cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường vì Bên cơ quan đaị diện đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông Hùng và ông Hùng đã khởi kiện và đòi quyền lợi nhưng bên cơ quan đại diện không đồng ý và kháng cáo Và trong quá trình khởi kiện thì bên nguyên đơn đã xác nhận không đúng quy định của luật về pháp nhân bị đơn, vì vậy Tòa án nhân dân TP.Hồ Chí Minh đã hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ về Tòa án nhân dân quận 1 TP Hồ Chí Minh giải quyết phúc thẩm lại vụ án
Câu 1: Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân ?
Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân (nêu rõ từng điều kiện) Theo điều 74 BLDS 2015:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định sau:
+ Pháp nhân phải có cơ quan điều hành Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân
+ Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
* Cơ sở pháp lý là Điều 74 và Điều 83 BLDS 2015
Câu 2 :Trong bản án số 1117, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân không? Đoạn nào của Bản
án có câu trả lời?
Trong bản án 1117, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân Trong phần Xét thấy của bản án có trình bày như sau: “Mặc dù trong quyết định 1367 nói trên có nội dung “Cơ quan đại
Trang 9diện Bộ phải hạch toán báo sổ nên cơ quan nầy có tư cách pháp nhân nhưng là tư cách pháp nhân không đầy.””
Câu 3: Trong bản án số 1117, vì sao Tòa án xác định Cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường không có tư cách pháp nhân?
Trong bản án 1117, Tòa Án xác định cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và Môi trường không có tư cách pháp nhân vì: Cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, là cơ quan đại diện hạch toán báo sổ khi thực hiện dự toán, quyết toán phải theo phân cấp của Bộ, phụ thuộc theo sự phân bổ của Nhà nước và phân cấp của Bộ tài nguyên và môi trường chứ không phải là một cơ quan hạch toán độc lập (Xét theo quyết định số 1364/QĐ-BTNMT ngày 8/7/2008 của Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường) Vì vậy cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường là tư cách pháp nhân không đầy đủ
Câu 4 : Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
Theo em thì hướng giải quyết của Toà Án cho giải quyết lại sơ thẩm vụ án là đúng vì:
Bên nguyên đơn là ông Nguyễn Ngọc Hùng sai tư cách bị đơn vì khi khởi kiện ông Hùng phải kiện Bộ Tài nguyên và Môi trường tức pháp nhân, do Toà Án sơ thẩm không giải thích cho nguyên đơn mà vẫn xác định đơn vị không có tư cách pháp nhân tức cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh là sai
Bên bị đơn tức Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh đưa ra yêu cầu kháng cáo vì có đưa một số nội dung và cho đó là đúng và Tòa xử là chưa khách quan
Nên vì vậy về phần án phí lao động sơ thẩm cũng sẽ dời lại sau khi giải quyết lại sơ thẩm vụ án vì vụ án chưa kết thúc và bên nguyên đơn được hoàn lại án phí lao động phúc thẩm
Câu 5: Pháp nhân và cá nhân có gì khác nhau về năng lực pháp luật dân sự ? Nêu
cơ sở khi trả lời.
Khái niệm Năng lực pháp luật dân
sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật
Năng lực pháp luật dân
sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân
sự và nghĩa vụ dân sự (Khoản 1 Điều 16 BLDS 2015)
Trang 10này, luật khác có liên quan quy định khác (Khoản 1 Điều 86 BLDS 2015)
Nội dung năng lực dân
sự
- Pháp nhân không có liên quan đến giới tính và huyết thống vì đó là những đặc thù riêng của con người
- BLDS 2005 vẫn chưa
có quy định về việc xác định lại giới tính, chuyển đổi giới tính
- Theo BLDS 2015 quy định thêm Điều 36 về cá nhân có quyền xác định lại giới tính và Điều 37 về chuyển đổi giới tính
Thời điểm chấm dứt
năng lực pháp luật dân sự
- Khoản 2, Điều 86 BLDS 2005 và Khoản 3, Điều 86 BLDS 2015 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.”
- Khoản 3, Điều 14 BLDS 2005 và Khoản 3, Điều 16 BLDS 2015 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chấm dứt khi người đó chết.”
Hiệu lực Năng lực pháp luật dân
sự của pháp nhân phát sinh
từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng
ký (Khoản 2 Điều 86 BLDS 2015)
Năng lực pháp luật dân
sự của pháp nhân chấm dứt
kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân (Khoản 3 Điều
Năng lực pháp luật dân
sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết (Khoản 3 Điều 16 BLDS 2015)