Số lượng của một loại hàng hóa nào đó mà người mua muốn mua ứng với một mức giá nhất định được gọi là lượng cầu của hàng hóa đó tại mức giá đó.. Lượng cầu: là số lượng hàng hóa hoặc dịch
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói rằng sữa có một thị trường vô cùng rộng lớn cả trên phương diện là thức uống cần thiết của con người và ở một nước có dân số đông, cấu trúc dân số trẻ như Việt Nam thì lượng sữa tiêu thụ trung bình trên đầu người càng cao Do đó Việt Nam là một thị trường sữa đầy tiềm năng.Trong những năm gần đây thị trường sữa Việt Nam cũng như trên thế giới có nhiều biến động Cuộc khủng hoảng sữa xảy ra,giá sữa tăng cao làm ảnh hưởng xấu đến tâm lí người tiêu dùng
Cũng như các ngành khác, ngành sữa là một chuỗi các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng từ khâu sản xuất nguyên liệu sữa bò đến khâu chế biến và đưa tới tay người tiêu dùng Có thể nói thị trường sữa Việt Nam hiện nay biến động
không ngừng, cạnh tranh sữa nội sữa ngoại, giá sữa leo thang… Do đó chúng
em chọn đề tài: “Tình hình cung - cầu sữa ở Việt Nam” để phân tích biến động thị trường sữa ở Việt Nam về tình hình sản xuất, nhập khẩu, tình hình tiêu thụ, giá cả, đồng thời đưa ra đề xuất ổn định thị trường sữa cũng như đưa ra đề xuất
để thúc đẩy thị trường sữa phát triển mạnh hơn
Do kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận này còn nhiều thiếu sót, rất mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến để bài tiểu luận này được tốt hơn Xin chân thành cám ơn!
Nhóm thực hiện:
NHÓM 1
Trang 2Cầu là thuật ngữ mô tả thái độ và khả năng mua về hàng hóa và dịch vụ nào
đó ỏ các mức khác nhau trong một thời gian nhất định.
Khái niệm nêu trên cho thấy cầu không phải là một số lượng cụ thể mà là một
sự mô tả toàn diện về số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua ở mỗi mức giá cụ thể Số lượng của một loại hàng hóa nào đó mà người mua muốn mua ứng với một mức giá nhất định được gọi là lượng cầu của hàng hóa đó tại mức giá đó Như thế, lượng cầu chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể
Khi nói đến cầu hàng hóa phải hội tụ được hai yếu tố cơ bản là sở thích mua hàng và khả năng thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ đó Cầu là tập hợp các mối quan
hệ giữa giá cả và lượng cầu với điều kiện các nhân tố khác ảnh gưởng tới lương cầu là không thay đổi
Lượng cầu: là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một cá nhân mong muốn
mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định với các giả định các nhân tố không đổi
Cầu thị trường: là tổng cầu cá nhân ở các mức giá Khi cộng lượng cầu cá nhân
ở mổi mức giá, chúng ta được lượng cầu thị trường tại mỗi mức giá
Để biểu hiện mối quan hệ giữa giá và lượng cầu, (các nhân tố khác không đổi), người ta sử dụng biểu cầu, đường cầu, hàm cầu
Trang 3Biểu cầu: là bảng chỉ số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ người tiêu dùng sẳn sàng
mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định
Giá tăng lên lượng cầu giảm dần Giá giảm lượng cầu tăng Cầu thị trường bằng tổng cầu các cá nhân ở các mức khác nhau
Đường cầu: là tập hợp các điểm biểu diễn lượng cầu tương ứng với các mức
giá Đường cấu mô tả mối quan hệ giữa giá và lượng cầu khi các yếu tố khác không đổi Với giả thuyết bỏ qua các yếu tố liên quanthi2 quan hệ giữa lượng cầu và giá cả là uan hệ tỷ lệ nghịch Dường cầu có xu hướng dốc xuống từ trái sang phải, nếu giá cả tăng thì lượng cầu giảm và ngược lại nếu giá cả giảm thì lượng cầu tăng lên
1.1.2 Hàm số cầu và đường cầu
Cầu của người tiêu dùng đối với một loại hàng hóa nào đó phụ thuộc vào giá của mặt hàng đó, nếu như các yếu tố khác là không đổi Khi giá tăng thì số cầu giảm
đi và ngược lại Vì vậy, với giả định là các yếu tố khác là không đổi, ta có thể biểu diễn số cầu đối với một hàng hóa nào đó như là một hàm số của giá của chính hàng hóa đó như sau: QD = f(P)
Hàm số biểu diễn mối quan hệ giữa số cầu của một mặt hàng và giá của nó
được gọi là hàm số cầu Để tiện lợi cho việc lý giải các vấn đề cơ bản của kinh tế học
vi mô, người ta thường dùng hàm số bậc nhất (hay còn gọi là hàm số tuyến tính) để biểu diễn hàm số cầu Vì vậy, hàm số cầu thường có dạng:
QD=a+bP hay P=α+βQD
Trong đó: Q D là số lượng cầu (hay còn gọi là số cầu); P là giá cả và a, b, α và β
là các hằng số.Vì lượng cầu và giá có mối quan hệ nghịch biến với nhau nên hệ số b
có giá trị không dương (b ≤ 0); tương tự, β≤0
1.1.3 Những nhân tố tác động tới lượng cầu
Trang 4Thu nhập củ người tiêu dùng: là một yếu tố quan trọng quyết định cầu hàng
hóa Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua của người têu dùng Khi thu nhập tăng thì cầu đối với đa số hàng hóa tăng lên và ngược lại
Giá cả của hàng hóa thay thế có liên quan: Hàng hóa liên quan là hàng hóa có
các đặc tính về giá trị sử dụng hoặc là thay thế bổ sung cho một loại hàng hóa nào đó trên thị trường
Hàng hóa có liên quan đến hàng hóa đang nghiên cứu được chia làm hai loại: hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung
Hàng hóa thay thế: Hàng hóa thay thế là những loại hàng hóa cùng thỏa mãn
một nhu cầu (nhưng có thể mức độ thỏa mãn là khác nhau) Thông thường, hàng hóa thay thế là những loại hàng hóa cùng công dụng và cùng chức năng nên người tiêu dùng có thể chuyển từ mặt hàng này sang mặt hàng khác khi giá của các mặt hàng này thay đổi Thí dụ, người tiêu dùng có thể thay thế thịt bằng cá khi giá thịt tăng lên và giá cá không đổi; khách du lịch có thể lựa chọn giữa Vũng Tàu, Đà Lạt hay Nha
Trang Quan sát trên cho phép ta đưa ra nhận xét quan trọng sau: cầu đối với một loại
hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) đi khi giá của (các) mặt hàng hóa thay thế của nó giảm (tăng), nếu các yếu tố khác là không đổi.
Hàng hóa bổ sung: Hàng hóa bổ sung là những hàng hóa được sử dụng song
hành với nhau để bổ sung cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó Trong thực tế có rất nhiều hàng hóa bổ sung Thí dụ, xăng là hàng hóa bổ sung cho xe gắn máy vì chúng ta không thể sử dụng xe gắn máy mà không có xăng Giá xăng tăng
có thể dẫn đến lượng cầu đối với xe gắn máy giảm xuống Gas và bếp gas, máy hát
CD và đĩa CD là những hàng hóa bổ sung cho nhau Từ những thí dụ trên, ta cũng có
thể dưa ra một nhận xét quan trọng sau: cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm
(tăng) khi giá của (các) hàng hóa bổ sung của nó tăng (giảm), nếu các yếu tố khác
không đổi
Thị hiếu của người tiêu dùng: là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng
đối với hàng hóa dịch vụ nhất định
Trang 5Số lượng người tiêu dùng: nếu các yếu tố khác( thị hiếu, thu nhập ) là như
nhau thì dân số tăng hay quy mô thị trường tăng dẩn đến nhu cầu về hàng hóa tăng
Lượng cung: là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng bán
và sẵn sàng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoàng thời gian nhất định với giả định các nhân tố khác không đổi
Cung cá nhân: là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một người bán mong
muốn bán và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định với giả định các nhân tố khác không đổi
Cung thị trường là tổng cung cá nhân ở các mức giá.
1.2.2 Hàm số cung và đường cung
Rõ ràng, số lượng cung của một hàng hóa, dịch vụ nào đó phụ thuộc vào giá của hàng hóa dịch vụ đó Số cung của một hàng hóa, dịch vụ nào đó cũng phụ thuộc vào một số các nhân tố khác Giả sử ta xem các nhân tố này là không đổi thì số cung cũng là một hàm số của giá, nhưng khác với cầu số cung đồng biến với giá Ta có thể thiết lập được hàm số cung như sau: QS = f(P)
QS được gọi là hàm số cung Giống như đối với trường hợp cầu, các nhà kinh
tế học thường dùng hàm số tuyến tính để biểu diễn hàm số cung nên hàm số cung thường có dạng: QS=a+bP hay P=α+βQS
Trang 6Trong đó: QS = lượng cung; P = giá; a, b, α và β là các hằng số dương Đường
cung cũng có thể được vẽ là một đường thẳng nhưng có độ dốc đi lên Như vậy, độ dốc của đường biểu diễn cung và cầu ngược chiều nhau
1.2.3 Những nhân tố tác động đế đường cung
Các chính sách của chính phủ: các chính sách của chính phủ bao giờ cũng ảnh
hưởng trực tiếp tới cung của hàng Những chính sách này có thể làm giảm cung( thuế) hay tăng cung( trợ cấp) Ngoài ra, ở những chính sách khác, tùy tính chất của từng chính sách có thể dẫn đến tăng cung hoặc giảm cung
Công nghệ sản xuất hàng hóa: trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất có ảnh
hưỡng tới năng suất lao động, qua đó ảnh hưởng tới chi phí và hiệu quả quá trình sản xuất Công nghệ tiên tiến, kỷ thuật sản xuất hiện đại sẽ giúp sàn xuất ra nhiều sản phầm hơn với cùng một lương yếu tố sản xuất như cũ: ngược lại cung sẽ giảm Điều này giải thích vì sao các han đều quan tâm đến vấn đề đổi mới công nghệ sản xuất và ngân sách chi cho vấn đề này thường chiếm một khoản khá lớn trong tổng chi phí donh nghiệp
Chi phí sản xuất:việc thay đổi giá cả các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuất,
dso vậy sẽ ảnh hưởng tới số lượng dầu ra của các doanh nghiệp ở mỗi mức giá Nếu giá của các yếu tố đầu vào giảm sẽ dẫn đền chi phí sản xuất giảm và cơ hội kiếm lợi nhuận cao, các doanh nghiệp sẽ quyết định cung ứng nhiều hơn
Kỳ vọng của người bán hàng: là những dự đoán của người bán về những diễn
biến của các nhân tố giá cả, thu nhập, trong tương lai làm ảnh hưởng tới cung hiện tại Nếu những thay đổi đó là có lợi, cung hiện tại sẽ giảm Ngược lại, nếu những điểm diễn biến đó bất lợi, cung hiện tại sẽ tăng
Số lượng người bán: phản ánh quy mô của thị trường Thị trường có quy mô
càng lớn, càng nhiều nhà cung cấp thì cung càng cao và ngược lại
1.2.4 Cung sữa ở Việt Nam
Trang 7Thị trường sữa của Việt Nam phát triển nhanh chóng với sự tham gia của nhiều nhà sản xuất trong nước lẫn nước ngoài như Vinamilk, Dutch Lady, Mead Jonhson, Dumex, Nestlé, Abbott….
Trang 8CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH CUNG - CẦU SỮA Ở VIỆT NAM
2.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN SỮA VIỆT NAM
Việt Nam vốn không có ngành chăn nuôi trâu bò sữa truyền thống nên không
có các giống trâu bò sữa chuyên dụng đặc thù nào Chăn nuôi bò sữa xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ XX Trải qua những năm tháng khó khăn của đất nước, ngành chăn nuôi bò sữa đã đóng góp đáng kể trong việc đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm cho sự phát triển của đất nước Tuy nhiên ngành chăn nuôi bò sữa mới chỉ thực sự trở thành ngành sản xuất hàng hóa từ những năm 1990 trở lại đây
Dưới đây là những mốc lịch sử đáng nhớ của ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam:
1920 – 1923: Người Pháp đã đưa các giống bò chịu nóng như bò Red Sindhi
(thường gọi là bò Sin) và bò Ongle (thường gọi là bò Bô) vào Tân Sơn Nhất, Sài Gòn
và Hà Nội để nuôi thử và lấy sữa phục vụ người Pháp ở Việt Nam Tuy nhiên số lượng bò sữa thời đó còn ít (khoảng 300 con) và năng xuất sữa thấp (2-3 kg/con/ngày)
1937 – 1942: Ở miền Nam đã hình thành một số trại chăn nuôi bò sữa ở Sài
Gòn - Chợ Lớn, mỗi ngày sản xuất được hàng nghìn lít sữa và tổng sản lượng sữa đạt trên 360 tấn / năm Có 6 giống bò sữa đã được nhập vào miền Nam là Jersey, Ongole, Red Sindhi, Tharpara, Sahiwal và Haryana Cũng ở miền Nam trong giai đoạn này, Chính phủ Australia đã giúp đỡ xây dựng Trung tâm bò sữa thuần Jersey tại Bến Cát với số lượng 80 bò cái, nhưng do điều kiện chiến tranh Trung tâm này sau đó đã giải thể Bò lai hướng sữa và bò sữa nhiệt đới về sau được nuôi tại Tân Bình, Gò Vấp, Thủ Đức tại những trại bò sữa do tư nhân quản lý với qui mô nhỏ từ 10-20 con, sản xuất sữa tươi cung cấp cho các nhà hàng và trực tiếp cho người tiêu dùng là chính
Trang 91954 – 1960: Ở miền Bắc, Nhà nước bắt đầu quan tâm đến phát triển chăn
nuôi, trong đó có bò sữa Các Nông trường quốc doanh được xây dựng như Ba Vì (Hà Tây), Mộc Châu (Sơn La), Than Uyên (Nghĩa Lộ), Tam Đường (Lào Cai), Hữu Nghị (Quảng Ninh), Hà Trung (Thanh Hoá) cùng với các trạm trại nghiên cứu về giống và
kỹ thuật chăn nuôi bò sữa Năm 1960, giống bò sữa lang trắng đen Bắc Kinh lần đầu tiên đã được đưa vào Việt Nam nuôi thử nghiệm tại Ba Vì, Sa Pa và Mộc Châu Đến thập kỷ 70, Việt Nam đã được Chính phủ Cu Ba viện trợ 1000 con bò sữa Holstein Friesian (HF) về nuôi thử nghiệm tại Mộc Châu Đồng thời chính phủ Cu Ba cũng đã giúp ta xây dựng Trung tâm bò đực giống Moncada để sản xuất tinh bò đông lạnh
Những năm 1970: Việt Nam cũng đã nhập một số trâu sữa Murrah từ Ấn Độ
Số trâu này được nuôi ở Phùng Thượng, Sông Bé và một số nới khác Tuy nhiên, chăn nuôi trâu sữa tỏ ra chưa phù hợp với điều kiện của Việt Nam và vì thế đến nay số lượng trâu Murrah còn lại không nhiều Từ năm 1976 một số bò sữa HF được chuyển vào nuôi tại Đức Trọng (Lâm Đồng) Bên cạnh đó phong trào lai tạo và chăn nuôi bò sữa cũng được phát triển mạnh thêm ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tp Hồ Chí Minh Tuy nhiên, cho đến những năm đầu thập kỷ 1980, đàn bò sữa của Việt Nam chỉ được nuôi tại các nông trường quốc doanh và các cơ sở trực thuộc sở hữu Nhà nước Quy mô các nông trường quốc doanh thời đó phổ biến là vài trăm con, quy mô lớn nhất là Nông trường Mộc Châu với khoảng 1000 con Do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm chăn nuôi, cơ chế quản lý không phù hợp, điều kiện chế biến và tiêu thụ sữa khó khăn nên nhiều nông trường đã phải giải thể do chăn nuôi bò sữa không có hiệu quả Đàn bò sữa cũng vì thế mà giảm sút nhanh chóng
1985 – 1987: Đồng thời với việc nuôi bò thuần nhập nội, chương trình lai tạo
bò sữa Hà-Ấn (HFx Lai Sin) cũng được triển khai song song với chương trình Sin hoá đàn bò Vàng nội Trong thời gian 1985-1987 Việt Nam nhập bò Sin (cả bò đực và bò cái) từ Pakistan về nuôi ở nông trường Hữu nghị Việt Nam-Mông Cổ và Trung tâm tinh đông lạnh Moncada (Ba Vì, Hà Tây) Đồng thời năm 1987, bò Sahiwal cũng đã được nhập từ Pakistan về nuôi tại Trung tâm tinh đông lạnh Moncada và Nông trường
bò giống miền Trung (Ninh Hoà, Khánh Hoà) Những bò Sin và Sahiwal này đã được dùng để tham gia chương trình Sin hoá đàn bò Vàng Việt Nam nhằm tạo ra đàn bò Lai
Trang 10Sin làm nền cho việc gây HF khác nhau tuỳ theo thế hệ lai: F1 (1/2 HF), F2 (3/4 HF), F3 (7/8 HF) hay F2 (5/8 HF)
Trong thời gian trên Việt Nam cũng đã nhập tinh đông lạnh bò Jersey và Nâu Thuỵ Sĩ dùng để lai với bò cái Lai Sin (LS), bò Vàng và bò cái lai F1, F2 (HF x LS) Tuy nhiên do năng suất sữa của con lai kém xa so với bò lai với bò Holstein, hơn nữa
do màu lông không hợp với thị hiếu của người nuôi, nên việc lai tạo với bò này không
có hướng phát triển thêm
1986 – 1999: Từ năm 1986 Việt Nam bắt đầu phong trào Đổi mới và chỉ sau 3
năm từ một nước thiếu lương thực Việt Nam đã có lương thực xuất khẩu Kinh tế phát triển đã tạo ra nhu cầu dùng sữa ngày càng tăng Do vậy, đàn bò sữa ở TP HCM, các tỉnh phụ cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, ngoại thành Hà Nội và các tỉnh phụ cận cũng tăng nhanh về số lượng Từ năm 1986 đến 1999 đàn bò sữa tăng trưởng trung bình 11%/năm Phong trào chăn nuôi bò sữa tư nhân đã hình thành và tỏ ra có hiệu quả
2001: Chính phủ đã có chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành sữa của Việt
Nam với việc thông qua Quyết định 167/2001/QĐ/TTg về chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa trong giai đoạn 2001-2010 Theo chủ trương này từ năm 2001 đến 2004 một số địa phương (TP Hồ Chí Minh, An Giang, Bình Dương, Thanh Hoá, Tuyên Quang, Sơn La, Hoà Bình, Hà Nam, …) đã nhập một số lượng khá lớn (trên 10 nghìn con) bò HF thuần từ Australia, Mỹ, New Zealand về nuôi Một số bò Jersey cũng được nhập từ Mỹ và New Zealand trong dịp này
Nguồn: Cục Nông nghiệp (2005), Cục Chăn nuôi (2006)
Trong tổng đàn bò sữa trong cả nước hiện có, trên 75% tập trung ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận như Đồng Nai, Bình Dương và Long An v.v , khoảng 20%
ở các tỉnh phía Bắc, dưới 2% ở các tỉnh miền Trung và trên 2% ở Tây Nguyên Hiện tại, trong cơ cấu giống đàn bò sữa cả nước bò HF thuần chiếm khoảng 10% và bò lai chiếm khoảng 90% Chăn nuôi bò sữa hiện tại chủ yếu là các hộ gia đình (95%), ngoài
ra có một số ít cơ sở chăn nuôi Nhà nước và liên doanh
Trang 11Nhìn chung, ngành chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh từ đầu những năm 1990 đến 2004, nhất là từ sau khi có Quyết định 167 nói trên Tuy nhiên, hiện tại tổng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 20-25% lượng sữa tiêu dùng, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài Sau một số năm phát triển quá nóng,
từ năm 2005 sự phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa cũng đã chững lại và bộc lộ một số khó khăn, yếu kém mới, nhất là trong vấn đề tổ chức quản lý vĩ mô ngành hàng
và tổ chức quản lý sản xuất các cơ sở chăn nuôi “hiện đại” có quy mô lớn
2.2 CÁC SẢN PHẨM SỮA Ở VIỆT NAM
Sữa bột là mảng sản phẩm đem lại lợi nhuận cao nhất cho nhà sản xuất.
Cạnh tranh trong ngành sữa diễn ra mạnh nhất ở mảng sữa bột (bao gồm cả sữa bột công thức và các loại sữa bột khác) Mảng sữa bột, đặc biệt là các loại sữa bột thuộc phân khúc cao cấp sẽ là đối tượng cạnh tranh của các hãng, do lợi nhuận của nhà sản xuất/ giá bán lẻ ở mức rất cao, đạt 40%; và đây cũng là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu các mặt hàng sữa (Somers 2009) Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt nhất bởi mảng sản phẩm này bởi có sự tham gia của rất nhiều hãng sữa cả trong nước và nước ngoài
Trang 122.2.1 Sữa bột công thức (milk formula)
Sữa bột công thức là sản phẩm sữa bột trẻ em được pha chế theo công thức đặc biệt thay thế sữa mẹ hoặc được bổ sung những vi chất đặc biệt dành cho các đối tượng đặc biệt; thường là trẻ em dưới 3 tuổi
Đây là mảng sản phẩm có tốc độ phát triển nhanh nhất trong ngành thực phẩm đóng gói, với mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 20,8% cho giai đoạn 2004- 2009.
Năm 2009, tổng doanh thu sữa bột công thức đạt hơn 6.590 tỉ VNĐ, chiếm 35,6% doanh thu toàn ngành sữa, tăng mạnh về cả nhu cầu và nguồn cung sản phẩm
đa dạng (EMI 2009) Các điều kiện kinh tế-xã hội thay đổi, mức sống dân cư tăng lên, cha mẹ ở Việt Nam ngày càng có khả năng và muốn loại sản phẩm tốt nhất cho con mình Đặc biệt ở các thành phố lớn, người mẹ ít có thời gian hơn để chăm sóc con mình, sữa bột trẻ em được sử dụng ngày càng nhiều do tiện lợi và đem lại nguồn dinh dưỡng tốt Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất khi chọn mua sản phẩm này, nhất là khi các cha mẹ cẩn thận hơn với các loại sữa có thể bị nhiễm melamine hoặc có hàm lượng protein thấp Các loại sữa bột công thức được chia theo lứa tuổi trẻ em, phổ biến là các lứa tuổi: 0-6 tháng, 6-12 tháng, 1-2-3 tuổi, và lớn hơn 3 tuổi Sữa bột công thức được phân cấp rõ ràng giữa các sản phẩm cao cấp và cấp thấp hơn
Phân khúc thị trường cao cấp chủ yếu nằm trong tay các hãng sữa nước ngoài
với các dòng sản phẩm sữa nhập khẩu Có thể kể đến các sản phẩm như Gain của
Abbott, Friso của FrieslandCampina - Dutch Lady Việt Nam, Enfa của Mead
Trang 13Johnson…; với giá bán thường đắt gấp 2 lần các sản phẩm cấp thấp hơn cùng loại; như có thể thấy ở Bảng 1.4 về ví dụ giá các sản phẩm sữa dành cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi của các hãng sữa Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng nhiều đến thị phần của các hãng sữa nước ngoài, với tổng thị phần qua các năm chiếm hơn 70% thị phần sản phẩm sữa bột công thức Abbott là hãng sữa chiếm thị phần cao nhất với nhãn hàng Gain, tuy có sụt giảm khoảng 0,1-0,2% trong những năm qua Người tiêu dùng đặt nhiều lòng tin hơn vào các hãng sữa bột ngoại, luôn được coi là đáng tin cậy và có chất lượng tốt hơn do được sản xuất dưới các điều kiện kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt hơn
Phân khúc thấp hơn do FrieslandCampina Việt Nam - Dutch Lady (các sản
phẩm sản xuất trong nước) và VINAMILK nắm giữ Những sản phẩm của hai hãng
này có ưu thế cạnh tranh về giá, do đó có khả năng mở rộng thị trường ở các khu vực nông thôn Thị phần của hai công ty này tăng đều qua các năm, nhờ mạng lưới phân phối rộng và các chiến dịch quảng cáo, truyền bá thương hiệu sản phẩm (Bảng 2) Một trong những chiến dịch quảng cáo lớn năm 2009 là nhãn hàng Dielac của VINAMILK Nhằm dành lại thị phần từ các công ty sữa nước ngoài, VINAMILK muốn gừi thông điệp là Dielac được sản xuất dành cho nhu cầu dinh dưỡng riêng cho trẻ em Việt Nam, và chất lượng thì ít nhất bằng các hãng nhập khẩu
2.2.2 Sữa uống (drinking milk)
Các sản phẩm sữa uống bao gồm: sữa nước, sữa bột khác (không bao gồm sữa bột công thức trẻ em), và sữa đậu nành
Thị phần các sản phẩm sữa uống trong những năm qua phần lớn thuộc về Dutch Lady (Friesland Campina) và VINAMILK
Trong giai đoạn 2004-2006 VINAMILK bị mất dần thị phần
về tay Dutch Lady, tuy nhiên trong những năm gần đây, thị
Trang 14phần về các sản phẩm sữa uống của VINAMILK tăng trở lại và đạt 25,2% năm 2008,
so với 26,6% của Dutch Lady Tổng doanh thu sữa uống chiếm khoảng 43% doanh thu toàn ngành sữa (EMI, 2009) Năm 2009, tốc độ tăng trưởng giá trị doanh thu so với năm 2008 là 15%, chủ yếu là do giá tăng ở hầu hết các mặt hàng, đạt gần 8.000 tỉ VNĐ trong năm 2009 (EMI, 2009)
Sữa nước: Sữa nước bao gồm sữa tươi nguyên chất (được làm từ 100% sữa
tươi) và sữa tiệt trùng (được chế biến từ sữa bột nhập khẩu) Do nguồn nguyên liệu trong nước hạn chế, các sản phẩm sữa tiệt trùng hiện chiếm phần lớn trong tiêu thụ sữa nước VINAMILK và Dutchlady là 2 công ty chiếm phần lớn thị phần sữa nước, với sữa nước dành cho trẻ em và các đối tượng khác Các công nhỏ trong nước khác như Hanoimilk, Nutifood, Mộc Châu, Ba Vì… chiếm thị phần nhỏ về mảng sản phẩm này Năm 2009, Vinamilk đã có bước tăng trưởng đột phá, vươn lên chiếm 55,4% thị phần sữa nước toàn quốc
Sữa bột khác: Đây là các loại sữa bột dành riêng cho từng đối tượng, thường là
người lớn với các sản phẩm như: Dielac Mama (VINAMILK), Enfamama (Abbott), Frisomum (Dutch Lady – nhập khẩu trực tiếp từ Hà Lan)… - hướng tới đối tượng là phụ nữ mang thai; Anlene (Fonterra Brands) hay Ensure (Abbott) dành cho người có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt Thị trường chuyên biệt trong ngành sữa thường là dinh dưỡng cho người lớn tuổi và dinh dưỡng dành cho theo bệnh lý như Vượt trội trong cung cấp calcium cho người lớn tuổi, nhãn hàng
Anlene của công ty Fonterra đã chiếm đến 80% thị phần trong ngành hàng chuyên biệt này Ở mảng sản phẩm này, các mặt hàng sữa nhập khẩu nước ngoài vẫn chiếm ưu thế
về thương hiệu và thị phần
Sữa đậu nành: Sản phẩm này có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong những
năm qua, với CAGR giai đoạn 2004-2009 đạt 24,2%, do nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích của sữa đậu nành ngày càng tăng, và nhờ các chiến dịch quảng cáo của nhà sản xuất Hiện nay, công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy chiếm 70% thị phần
về sữa đậu nành hộp giấy, với 2 sản phẩm chính là sữa đậu nành Fami và sữa đậu nành mè đen Thị phần còn lại là của VINAMILK với nhãn hiệu V-fresh VINAMILK đang muốn mở rộng doanh thu ở mặt hàng này