Suy hô hấp là tình trạng bộ máy hô hấp không cung cấp đủ oxygen cho tuần hoàn phổi hoặc không loại trừ được khí carbonic ra khỏi tuần hoàn phổi hoặc cả hai
SUY HÔ HẤPSuy hô hấp là tình trạng bộ máy hô hấp không cung cấp đủ oxygen cho tuần hoàn phổi hoặc không loại trừ được khí carbonic ra khỏi tuần hoàn phổi hoặc cả haiTrong các biện pháp xử trí suy hô hấp thì đảm bảo thông khí thích hợp là biện pháp được ưu tiên hàng đầu.1. Nguyên nhânDo tắc nghẽn ở đường hô hấp trên- Viêm thanh quản - Viêm nắp thanh quản- Co thắt thanh quản- Dị vật đường thở vào thanh quản- Dị tật bẩm sinh ở đường hô hấp trên- Chấn thương .Do bệnh ở đường hô hấp dưới- Dị vật đường thở vào khí, phế quản- Viêm tiểu phế quản- Viêm phổi- Hen- Tràn dịch, tràn khí màng phổi- Phù phổi - Dị tật bẩm sinh ở đường hô hấp dưới . Bệnh của hệ thần kinh - cơ- Viêm não, màng não- Xuất huyết não, màng não- U não và hội chứng tăng áp lực nội sọ- Hội chứng Guillain-Barré- Liệt cơ hô hấp - Ngộ độc thuốc ức chế thần kinh như: morphine, diazepam, phenobacbital .Các nguyên nhân khác- Ngộ độc, suy tim, shock, chấn thương . 2. Chẩn đoánLâm sàng• Các biểu hiện rối loạn chức năng hô hấp: Lúc đầu thở nhanh sau đó thở chậm dần, rối loạn nhịp thở và ngừng thở. Co rút lồng ngực, thở rên và tím tái• Các biểu hiện rối loạn não: Kích thích, vật vã, đau đầu, ngủ li bì, hôn mê, co giật• Các biểu hiện rối loạn chức năng tim mạch: Lúc đầu có nhịp tim nhanh, mạch nhanh, huyết áp có thể hơi tăng sau đó nhịp tim chậm dần, mạch chậm, rối loạn nhịp tim và hạ huyết ápMặc dù tím tái là dấu hiệu lâm sàng rất hay gặp trong suy hô hấp nhưng cũng cần lưu ý rằng tím tái chỉ xuất hiện khi nồng độ Hb khử trên 5g/dl. Do đó tím tái có thể không xuất hiện ở những bệnh nhân sau:• Thiếu máu nặng• Ngộ độc carbonmonocide vì màu của Hb khử bị che lấp bởi màu đỏ anh đào của Carbonmonoxy Hb.• Ngộ độc cuanua gây ngộ độc tế bào vì khi đó lượng khí trong máu vẫn bình thuờng• Tím tái cũng xảy ra trong các trường hợp ngộ độc chất gây MetHb và những trường hợp tim bẩm sinh có tímXét nghiệmĐo khí máu động mạch là xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định các trường hợp su hô hấp. Chắc chắn có suy hô hấp khi thấy PaO2 giảm hoặc PaCO2 tăng hoặc cả hai khi thở khí trời. Tuy nhiên trong một số trường hợp không làm được khí máu động mạch thì dựa vào các phương pháp đo khác như đo khí máu qua da hoặc theo dõi độ bão hòa oxy (SaO2) bằng phương pháp pulse oxymeter (SpO2)Tiêu chuẩn chẩn đoán:PaO2 < 60 mmHg hoặc PaCO2 > 45mmHg hoặc cả hai khi thở khí trời hoặcSaO2 < 95% khi thở khí trời3. Thăm khám và đánh giá nhanh Để tìm một số nguyên nhân thường gặp cần chú ý một số điểm sau:• Có tiếng rít thanh quản kèm ho, sốt thường là do viêm thanh quản hoặc viêm nắp thanh quản• Ngừng thở đột ngột và /hoặc có hội chứng xâm nhập có thể do dị vật đường thở. • Có tiếng thở khò khè kèm xảy ra sau nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường là do viêm tiểu phế quản• Có tiếng thở khò khè, không sốt và có tiền sử hen hoặc gia đình có người bị hen ở trẻ trên 3 tuổi thường là do hen• Ho, sốt, thở nhanh, co rút lồng ngực, ran ẩm ở phổi thường là viêm phổi• Có cơn ngừng thở hoặc có rối loạn nhịp thở, kèm lú lẫn, ngủ li bì, hôn mê hoặc co giật thường do tổn thương não, màng não4. Xử tríLàm thông đường hô hấp- Làm thủ thuật Heimlich nếu nghi ngờ có dị vật đường thở - Đặt trẻ ở tư thế đầu ngửa, kê gối dưới vai cho đầu ngửa ra sau - Hút đờm dãi ở miệng và mũiLiệu pháp oxygenChỉ định: + Những nơi đo được SaO2 thì cần cho bệnh nhân thở oxygen khi SaO2 < 90%+ Những nơi không đo được SaO2 và khan hiếm oxygen thì hãy cho bệnh nhân thở oxygen khi có 1 trong các dấu hiệu sau:- Tím tái hoặc- Không uống được do suy hô hấp hoặc + Những nơi đo được SaO2 và có đủ oxygen thì hãy cho bệnh nhân thở oxygen khi có 1 trong các dấu hiệu sau:- Co rút lồng ngực nặng hoặc- Thở nhanh 70 lần/phút trở lên hoặc - Thở rên ở trẻ dưới 2 tháng hoặc- Đầu gật gù theo nhịp thở hoặc- SaO2 < 90%Phương pháp thở oxygen- Thở qua cathether mũi hoặc mũi hầu hoặc- Thở qua canulla mũi hoặc - Thở qua MaskNếu thất bại với các phương pháp thở trên hoặc bệnh nhân ngừng thở- Bóp bóng ambu có oxygen hoặc - Đặt nội khí quản và bóp bóng qua nội khí quản hoặc- Thở máy Điều chỉnh thăng bằng kiềm toan Trong các trường hợp suy hô hấp nặng, kéo dài. Nếu nghi ngờ có toan chuyển hóa thì xem xét việc bù dịch bicarbonate (HCO3- )theo 2 cách sau.*Nếu không đo được khí máuLượng bicarbonate cần bù là 2mEq/kg/ngày*Nếu đo được khí máu+ Khi pH từ 7,20-7,37. Lượng HCO3-cần bù (mEq) = HCO3- thiếu hụt x 20% trọng lượng cơ thể (kg) + Khi pH <7,20Lượng HCO3-cần bù (mEq) = HCO3- thiếu hụt x 50% trọng lượng cơ thể (kg) Thông thường mỗi đợt bù HCO3- không nên quá 5-10mEq/kg. Nếu muốn bù thêm cần phải đo khí máu lại Tài liệu tham khảo1. Debra L. Weiner, MD, PhD. Respiratory Distress. Text book of Pediatric Emergency Medicine. Forth Edition, Editors Gary R. Fleisher, MD, 2000, p553-642. Derek Blackstock. Respiratory Failure. Handbook of pediatric Emergencies, Second edition, Edited by Gregory A. Baldwin, MD, 1994, p3-153. Donald Shaffner. Neuromuscular Diseases and Respiratory Failure. Handbook of Pediatric intensive Care Third edition. Edited by Mark C. Rogers, MD. 1999, p124-484. Gabriel G. Haddad. Respiratory Failure. Nelson. Textbook of pediatrics. 15th edition 1996, p1177-805. Gresham C, Ruha AM. Respiratory Failure Following Isolated Ziprasidone Ingestion in a Toddler. J Med Toxicol. 2010 Mar 6. [Epub ahead of print]6. Kopterides P, Siempos II, Armaganidis A. Prone positioning in hypoxemic respiratory failure: meta-analysis of randomized controlled trials. J Crit Care. 2009 Mar;24(1):89-100. Epub 2008 Apr 18.7.8. Mary Lieh-Lai. The Pediatric Acute Care Handbook, Frist Edition, Edited by Mary Lieh-Lai, Maria Asi-Bautista, Katherine Ling-McGeorge, 1995, p170-729. Richard M. Ruddy. Respiratory Distress and Failure. Clinical Manual of Emergency pediatrics; second edition. Editor Ellen F. Crain, MD.,PhD, 1992, p447-5010. Sud S, Friedrich JO, Taccone P, Polli F, Adhikari NK, Latini R, Pesenti A, Guérin C, Mancebo J, Curley MA, Fernandez R, Chan MC, Beuret P, Voggenreiter G, Sud M, Tognoni G, Gattinoni L. Prone ventilation reduces mortality in patients with acute respiratory failure and severe hypoxemia: systematic review and meta-analysis. Intensive Care Med. 2010 Apr;36(4):585-99. Epub 2010 Feb 4.11. Taccone P , Pesenti A, Latini R, Polli F, Vagginelli F, Mietto C, Caspani L, Raimondi F, Bordone G, Iapichino G, Mancebo J, Guérin C, Ayzac L, Blanch L, Fumagalli R, Tognoni G, Gattinoni L; Prone-Supine II Study Group. Prone positioning in patients with moderate and severe acute respiratory distress syndrome: a randomized controlled trial. JAMA. 2009 Nov 11;302(18):1977-84. . SUY HÔ HẤPSuy hô hấp là tình trạng bộ máy hô hấp không cung cấp đủ oxygen cho tuần hoàn phổi hoặc không loại trừ được khí carbonic. biện pháp xử trí suy hô hấp thì đảm bảo thông khí thích hợp là biện pháp được ưu tiên hàng đầu.1. Nguyên nhânDo tắc nghẽn ở đường hô hấp trên- Viêm thanh