1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ngữ văn 12 (NC)

11 255 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TUẦN 2 Tiết 5 Ngày soạn: 30/8/08 Ngày giảng: 1/9/08 (Hồ Chí Minh) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Giúp HS - Tìm hiểu khái quát về hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác, bố cục, chủ đề của văn bản. - Phân tích cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu tác phẩm văn chính luận. 3. Thái độ: Hiểu đúng tầm vóc của Bác và giá trị của bản tuyên ngôn. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK Trò: Vở bài soạn- sgk C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN Vấn đáp- phân tích- quy nạp D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày những thành tựu và hạn chế của văn học từ 1975 đến hết TK XX? III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 H: Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bản “Tuyên ngôn độc lập”? HS: Chuẩn bị cá nhân, trình bày theo các mốc thời gian liên quan đến sự ra đời của bản tuyên ngôn. GV: Bổ sung, nhấn mạnh bối cảnh lịch sử - Tại căn nhà 48- HÀng Ngang, trong gia đình ông Nguyễn Văn Bô yêu nước bản TN ra đời, tuy nhiên sự ra đời của bản TN phải đối diện với không ít những thách thức và có ý nghĩa vô cùng trọng đại. + Phía Bắc: 22 vạn quân Tưởng tiến vào tước vũ khí quân Nhật, đứng sau chúng là đế quốc Mỹ. + Phía Nam: 18 vạn quân Anh tiến vào, nấp sau chúng là TD Pháp, lúc này Anh, Pháp, Mỹ đang mâu thuẩn với Liên Xô, Anh, Mỹ sẳn sàng nhân nhượng để Pháp trở lại xâm lược nước ta, Bác viết bản TN trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài nhòm ngó, đặc biệt là P tung dư luận: I. Đọc- hiểu khái quát: 1. Hoàn cảnh sáng tác: * Thế giới: - Cuộc chiến tranh TG lần II đang ở giai đoạn cuối. - Hồng quân Liên Xô đã tấn công vào sào huyệt của phát xít Đức. * Trong nước: - 19.8.1945: chính quyền Hà Nội về tay nhân dân. - 26.8.1945: Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. - Tại căn nhà 48- Hàng Ngang, Người soạn thảo “Tuyên ngôn độc lập” - 2.9.1945: Người đọc “Tuyên ngôn độc lập” tại Quảng Trường Ba Đình. “Đông Dương là đất bảo hộ của P”, bản TN ra đời trong âm mưu trắng trợn của P, đồng thời, bản TN ngôn còn ra đời trong sự khát khao của 25 triệu đồng bào và lòng yêu nước cháy bỏng, lí tưởng cao cả của HCM. hoàn cảnh ĐN ngàn cân treo sợi tóc. H: Theo em, Hồ Chí Minh viết bản tuyên ngôn nhằm mục đích gì? HS: Làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến, cả lớp tranh luận. - Khẳng định quyền độc lập, tự do của d/tộc trước quốc dân đồng bào và TG. Bác đại diện cho CM vô sản, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. - Thể hiện lập trường nhân đạo, chính nghĩa, khát vọng hòa bình, tinh thần quyết tâm giữ vững độc lập tự do. - Đây là cuộc đấu tranh ngầm với TDP, xóa bỏ mọi đặc quyền của P trên VN H: Hồ Chí Minh viết bản tuyên ngôn nhằm vào đối tượng nào? HS: Dựa vào nội dung văn bản xác định đối tượng - Quốc dân đồng bào nước VN. - Các nước trên TG (Phe đồng minh) - Anh, Mỹ, Pháp GV: Nhắc lại tình hình chính trị của nước ta khi chủ tịch HCM đọc bản tuyên ngôn để làm rõ. H: Vì sao nói: “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh là áng văn chính luận mẫu mực? HS: Dựa vào đặc điểm của p/c ngôn ngữ chính luận giải thích. Vì có hệ thống lí lẽ, cách lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lý mang nét chuẩn của 1 bài văn chính luận. GV: Nhận xét, giảng rõ. GV: Đọc- hướng dẫn cách đọc HS: Đọc H: Em hãy nêu bố cục của bản tuyên ngôn và đặt tiêu đề cho mỗi đoạn? HS: Làm việc cá nhân, chia bố cục 2. Mục đích: - Tuyên bố, khẳng định quyền đọc lập, tự do của dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. - Cuộc đấu tranh để bác bỏ luận điệu xuyên tạc của P. 3. Đối tượng: - Nhân dân cả nước - Nhân dân các nước trên thế giới (phe đồng minh) - Đế quốc, thực dân ( Anh, Mỹ, Pháp) 4. Thể loại: Văn chính luận. 5. Tác phẩm: a. Đọc: b. Bố cục: có 3 phần - Phần1: Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn - Phần 2: Cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn - Phần 3: Tuyên bố độc lập, tự do của d/ tộc. - Đoạn 1: từ đầu đó là lẽ phải không ai chối cãi được: cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn. - Đoạn 2: tiếp theo dân tộc đóa phải được độc lập: cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn. - Đoạn 3: phần còn lại: tuyên bố nền đọc lập tự do của dân tộc. GV: Bổ sung, kết luận Hoạt động 2 H: Hồ Chí Minh đã dựa vào cơ sở nào để mở đầu bản tuyên ngôn? HS: Làm việc cá nhân, trả lời Bác trích dẫn 2 bản tuyên ngôn của Mỹ và của Pháp GV: Đưa DC, giảng rõ H: Em có suy nghĩ gì về cách mở đầu bản tuyên ngôn của Bác? Thủ pháp NT gì được Bác sử dụng ở đây? HS: Làm việc cá nhân, phân tích, nêu ý nghĩa - Khẳng định quyền tự do, độc lập của người Việt, của d/tộc Việt ( Quyền tất yếu đã được người Pháp, người Mỹ thừa nhận) - Tranh luận với kẻ thù: chúng xâm lược VN tức là chúng vi phạm quyền độc lập, tự do ấy…, làm vấy máu lá cờ nhân đạo, đi ngược lại tưởng của tổ tiên người Pháp- Mỹ. - Ngăn chặn âm mưu xâm lược. GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận. H: Em có nhận xét gì về cách lập luận của Bác trong việc sử dụng lời lẽ của 2 bản tuyên ngôn? HS: Nhận xét: khéo léo, cương quyết GV: Bổ sung, giảng rõ - Khéo léo: vì Bác tôn trọng sự tiến bộ của người Mỹ Và ngươi Pháp, tôn trọng chân lý mà TG đã thừa nhận. - Kiên quyết: một mặt hẳng định nền độc lập, mặt khác là ngầm báo… II. Đọc- hiểu chi tiết: 1. Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn: * Mở đầu: dẫn 2 bản tuyên ngôn: - Tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776). - Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791)  khẳng định quyền tự do tất yếu của con người: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng…”  Truyền thống tư tưởng của những cuộc CM vĩ đại của nước Pháp- Mỹ. * Ý nghĩa: có ý nghĩa sâu sắc  Bác tỏ ra trân trọng những danh ngôn bất hủ để, khẳng định quyền độc lập tự do của VN, tranh luận với kẻ thù, chặn đứng âm mưu trở lại xâm lược nước ta của TDP. - Đặt 3 cuộc CM, 3 nền độc lập ngang hàng nhau  tự hào dân tộc. Câu khẳng định ngắn gọn: “Đó là những lẽ phải…” khởi đầu cho p/trào đấu tranh CM ở các nước thuộc địa. * NT: “Gậy ông lại đập lưng ông”. * Cách lập luận: Lý lẽ vừa khéo léo, tế nhị, vừa kiên quyết, vừa thuyết phục, vừa có tính luận chiến. H: Trong đoạn mở đầu bản tuyên ngôn HCM đã có sự sáng tạo trong cách lập luận, em hãy phân tích và nhận xét về giá trị của sự sáng tạo đó? HS: Nêu sự sáng tạo của Bác, nhận xét. GV: Đưa một vài dẫn chứng về hiệu quả sự sáng tạo ấy. Có một nhà văn nước ngoài đã nhận xét: đóng góp của cụ Hồ Chí Minh đã p/triển quyền con người thành quyền d/tộc, như vậy mọi dân tộc đều có quyền quyết định vận mệnh của d/tộc mình. * Sự sáng tạo: - Từ quyền con người Bác bàn đến quyền dân tộc. - Đặt quyền dân tộc lên trên quyền con người. * Sự sáng tạo thể hiện ở ý kiến suy rộng ra có ý nghĩa: - Cổ vũ cho phong trào đấu tranh giải phóng d/tộc ở các nước thuộc địa. - Cảnh báo sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên TG. IV. Củng cố: Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn V. Dặn dò: Học phần tiếp theo. Tiết 6 Ngày soạn: 29/8/08 Ngày giảng: 1/9/08 (Hồ Chí Minh) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Giúp HS - Nắm được cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn, cách lập luận sắc sảo của Bác trong Phong cách viết văn chính luận. - Lời khẳng định độc lập, tự do của dân tộc. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu tác phẩm văn chính luận. 3.Thái độ: Hiểu đúng tầm vóc của Bác và giá trị của bản tuyên ngôn. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK Trò: Vở bài soạn- sgk C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN Vấn đáp- phân tích- thảo luận nhóm D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: Phân tích cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn? III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt H: Hồ Chí Minh đã đập tan luận điệu xuyên tạc của kẻ thù bằng hệ thống lập luận như thế nào? HS: Dựa vào đoạn 2 ở sgk phân tích cách lập luận của Bác. - Công khai hóa: trái với đạo lý + tuyệt đối không cho quyền tự do dân chủ + chia rẽ dân tộc bằng chế độ 3 kỳ + lập nhà tù nhiều hơn trường học + tắm máu các phong trào yêu nước + thi hành chính sách ngu dân + bóc lột nhân dân ta dã man hơn 2 triệu đồng bào chết đói. GV: Giảng rõ, khái quát Với những chủ trương, c/sách về chính trị và kinh tế như vậy đã làm cho nước ta xơ xác, tiêu điều, thực ra đó không phải là khai hóa mà là khai tử một dân tộc. 2. Cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn: a. Vạch trần những hành động “trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa” của thực dân Pháp: - Chúng tuyên truyền công lao “khai hóa” + Về chính trị: + Về kinh tế:  không phải khai hóa mà là khai tử một dân tộc. trái hẳn với đạo lý và chính nghĩa H: Em có nhận xét gì về tính chất của những chứng cứ ấy? HS: Dựa vào sự phân tích để nhân xét GV: Bổ sung, kết luận. H: Bác đánh giá về luận điệu “Bảo hộ” của Pháp như thế nào? Vì sao? HS: Đáng giá giải thích - Không phải là công mà là tội - Vì: + trong 5 năm, bán nước ta 2 lần cho Nhật (Mùa xuân 1940 9.3.1945) + Khủng bố Việt minh, không chịu liên minh chống Nhật  trái hẳn với luận điệu bảo hộ. GV: Bổ sung, nhấn mạnh Như vậy, bằng d/chứng xác thực, tiêu biểu không thể chối cãi, Người đã đập tan luận điệu của kẻ thù, để khẳng định: - Pháp cướp quyền tự do, dân chủ không có tư cách trở lại Đông Dương - Chính nghĩa của cuộc kháng chiến. H: Mục đích của hệ thống lập luận ấy? HS: Nêu mục đích: khẳng định tư cách làm chủ dân tộc, phơi bày sự phản bội đê hèn của TDP. GV: Đưa một số dẫn chứng phân tích, làm rõ H: Nhận xét sức mạnh lập luận.? H: Lời tuyên bố nền độc lập, tự do của dân tộc ở đoạn cuối có ý nghĩa như thế nào? GV: Dẫn dắt, gợi ý HS: Nêu ý nghĩa + Độc lập, tự do là quyền phải có + Độc lập, tự do là hiện thực  lời tuyên bố mạnh mẽ, đầy tự hào + Nêu cao quyết tâm giữ vững nền độc lập  ngầm nhắc nhở. GV: Kết luận: như vậy được hưởng độc lập, tự do không phải là cái quyền mà là tư cách cần có, là 1 hiện thực tất yếu. - Chứng cứ cụ thể: đập tan luận điệu khai hóa dối trá của TDP- thực chất là cướp nước, cướp quyền tự do, dân chủ. - Chúng tuyên truyền luận điệu “Bảo hộ”  không phải là công mà là tội. b. Khẳng định tư cách làm chủ, độc lập của d/tộc: - VN lấy lại đất nước từ tay Nhật - VN đánh đổ xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ. - VN có thái độ khoan hồng và nhân đạo đối với kẻ thù vẽ đẹp chính nghĩa. khẳng định d/tộc VN đủ tư cách để được độc lập. c. Hệ thống dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu: - Lập luận chặt chẽ - Câu văn ngắn gọn - Điệp từ “Sự thật”, điệp cấu trúc câu.  Giọng điệu hùng hồn với tính thuyết phục cao  sức mạnh của lý lẽ và lập luận. 3. Tuyên bố nền độc lập, tự do của dân tộc - Khẳng định:  quyền độc lập, tự do của d/tộc mạnh mẽ, đầy tự hào.  ngầm nhắc nhở quốc dân, đồng bào. H: Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực, em hãy phân tích các yếu tố NT để làm rõ đặc điểm trên? HS: Liệt kê, phân tích - Lập luận chặt chẽ, thống nhất (các luận điểm được lí giải bằng luận cứ “Lí lẽ, dẫn chứng” không ai có thể phủ nhận được. - Giọng văn: hùng hồn, đanh thép và thuyết phục: có nhiều đoạn văn hùng biện như: “Một dân tộc đã gan góc…độc lập”, toàn thể d/tộc VN quyết… - Cách sử dụng từ ngữ: phù hợp, giàu hình ảnh: 14 lần dùng từ “chúng”, “tắm các cuộc khỡi nghĩa của ta trong biển máu”… - Bác kết hợp cảm xúc khi viết văn nghị luận: T/cảm yêu thương nòi kết hợp với sự căm thù giặc… Hoạt động 4 H: Hãy nhận xét về giá trị của bản tuyên ngôn? HS: Có 2 giá trị - Giá trị lịch sử: cổ vũ phong trào đấu tranh, giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. - Giá trị văn học: là áng văn chính luận mẫu mực. GV: Bổ sung, kết luận. 4. Nghệ thuật của bản tuyên ngôn: - Lập luận chặt chẽ, thống nhất. - Giọng văn: hùng hồn, đanh thép. - Cách sử dụng từ ngữ: phù hợp, giàu hình ảnh - Kết hợp cảm xúc khi viết văn NL. IV. Tổng kết: - Giá trị văn học - Giá trị lịch sử IV. Củng cố: - Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực - Tầm tư tưởng, tầm văn hóa lớn của tác phẩm. V. Dặn dò: Học bài- làm bài tập nâng cao- chuẩn bị: bài tiểu sử NAQ- HCM Tiết 7 Ngày soạn: 2/9/08 Ngày giảng: 3/9/08 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Giúp HS - Hiểu được cuộc đời CM và quan điểm sáng tác VH của Hồ Chí Minh - Nhận thức một cách khái quát tính chất phong phú, đa dạng của thơ văn HCM từ nội dung đến hình thức. - Nắm được những đặc điểm chung nhất của phong cách NT Hồ Chí Minh. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu về một tác gia văn học 3.Thái độ: Có ý thức đánh giá đúng tầm vóc đóng góp thơ văn của Bác, học tập đức tính giản dị của Bác. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về Hồ Chí Minh Trò: Vở bài soạn- sgk C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN Vấn đáp- phân tích-tổng hợp D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: Phân tích cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn và nhân xét về lời tuyên bố độc lập, tự do của Bác? III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 H: Hãy nêu một vài nét về tiểu sử và q/trình hoạt động CM của Bác? HS: Chuẩn bị cá nhân, phát biểu ý kiến - Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước, đi qua nhiều châu lục Bác nhận thức được: ở đâu g/c CN và ND đều bị áp bức, bóc lột. Bọn TD như con bạch tuộc 2 vòi, một vòi hút máu của ND thuộc địa, một vòi hút máu của ND chính quốc, vậy nên muốn cứu nước không còn con đường nào khác là tiến hành CM VS.Với suy nghĩ đó Người đã có những hành dộng thiết thực khi h/động ở P ( thành lập hội Người VN yêu nước, hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức, trình bày bản yêu sách, tham gia sáng lập Đảng CS P) - 1925, Người về TQ, viết đường cách mệnh, huấn luyện thanh niên VN ở TQ - 1930, Người thống nhất 3 t/chức Đảng, sáng lập ra Đảng CSVN I. Vài nét về tiểu sử: * Hồ Chí Minh (1890- 1969) * Xuất thân trong một nhà Nho yêu nước. * 1911: Ra đi tìm đường cứu nước  tham gia phong trào yêu nước ở Pháp, sáng lập Đảng CS Pháp. * 1941: Về nước  lãnh đạo phong trào CM VN * 1945: Đọc tuyên ngôn độc lập- được bầu làm chủ tịch nước VNDCCH * Được suy tôn: - Anh hùng giải phóng dân tộc VN - Nhà văn hóa lớn  để lại một sự nghiệp CM lớn lao, trong đó có sự nghiệp văn học. - 1941, về nước trực tiếp lãnh đạo CMVN - 1942  1943: Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam - 1944, thành lập VN tuyên truyền giải phóng quân - 1945, cùng với Đảng lãnh đạo ND giành chính quyền, đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước VNDCCH. Người được bầu làm chủ tịch nước, tiếp tục lãnh đạo CM, giữ chức đó đến ngày mất (2/9/1969) - 1990, Người được tổ chức GDKH và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) suy tôn là anh hùng g/phóng dân tộc và danh nhân văn hóa TG GV: Bổ sung, nhấn mạnh Hoạt động 2 H: Vì sao VC phải có tính chiến đấu? và cho biết: thế nào là chất thép trong VC? Cho VD minh họa? HS: LÀm việc cá nhân, phân tích, CM - “Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong”  phải có chất “thép”: xu hướng CM và tiến bộ về tư tưởng, cảm hứng đấu tranh xH tích cực - Đây là quan điểm tiếp nối các quan điểm truyền thống nhưng được phát triển nâng cao ở thời đại mới. VD: Vua Trần Thái Tông nói: “VC phải có thế trận đuổi nghìn quân giặc” Hay : “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chằng tà” NGười nối tiếp: “Văn hóa NT cũng là một mặt trận anh chị em là người chiến sĩ trên mặt trận ấy” H: Vì sao sáng tác VC phải chú ý đến đối tượng thưởng thức? HS: Làm việc cá nhân, giải thích Vì mọi chi tiết, mọi giá trị, mọi hình tượng đều có mục đích GV: Lấy 1 tác phẩm p/tích CM H: Tính chân thật trong VC theo yêu cầu của Bác thì có đặc điểm như thế nào? Em hãy CM? HS: Phân tích, chứng minh II. Quan điểm sáng tác: 1. Xem văn nghệ là 1 hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp CM. Nhà văn phải góp phần đấu tranh và phát triển XH: 2. Đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức: Kinh nghiệm s/tác: “Viết cho ai?”, “Viết để làm gì?”, “Viết như thế nào?”, “Viết cái gì?” 3. Văn chương phải có tính chân thực: - Tác phẩm phải p/á được hiện thực phong phú của CM, kịp thời cổ vũ CM - Hình thức tác phẩm phải trong sáng, ngôn ngữ phải giản dị… GV: Lấy VD giảng rõ, kết luận VH p/á hiện thực c/s là quy luật, người đọc luân có xu hướng liên hệ với c/s khi đọc tác phẩm, người ta gọi đó là vòng đời của tác phẩm Hoạt động 3 H: Văn chính luận của Bác có đặc điểm như thế nào? Nêu một số tác phẩm tiêu biểu? GV: Gợi ý, định hướng HS: Chuẩn bị cá nhân, phát biểu GV: Nhận xét, bổ sung: do y/cầu hoạt động CM nên bác viết nhiều văn chính luận và Bác viết không chỉ bằng trí tuệ sáng suốt, sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng yêu ghét phân minh của 1 trái tim vĩ đại. H: Hãy nêu một số tác phẩm truyện, ký của NAQ và cho biết đặc điểm truyện , ký của NAQ? HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát - Liệt kê tác phẩm - Khái quát ND: tố cáo tội ác tàn bạo của bọn TDPK tay sai đ/với các nước thuộc địa - NT: GV: Bổ sung, kết luận. H: Em hãy trình bày những nét cơ bản về thơ ca Hồ Chí Minh? HS: Làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến - Nhật ký trong tù: + Phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người c/sĩ CM trong h/cảnh thử thách nặng nề + chan chứa tinh thần nhân đạo: sự cảm thương cho những cảnh đời lam lũ + Thể hiện sự sáng tạo - Thơ trước và sau CM: + Gợi lại chân thực hiện thực CM + Lòng yêu nước + Động viên, ngợi ca sức mạnh quân dân. GV: Lấy một vài VD giảng rõ Hoạt động 4 GV: Cho HS đọc kỹ phần này ở sgk H: Em hãy phân tích và CM các đặc điểm về phong cách nghệ thuật của VC Hồ Chí Minh? HS: Dựa vào phần đọc khái quát III. Sự nghiệp VH: 1. Văn chính luận: - Tác phẩm: Người cùng khổ, bản án chế độ thực dân, tuyên ngôn độc lập… - Đặc điểm: + Mục đích: tấn công kẻ thù, thể hiện những N/vụ CM đấu tranh chính trị + Tính lập luận chặt chẽ, sắc sảo có tính thuyết phục cao. 2. Truyện và Kí: - Đặc điểm: cô đọng, hàm súc, cốt truyện đọc đáo, kết cấu s/tạo, ý tưởng thâm thúy, hình tượng giàu chất trí tuệ, hiện đại. kết hợp truyền thống và VH p/tây. Dựa trên những câu chuyện có thật, hư câu tái tạo với dụng ý nghệ thuật. - Tác phẩm: sgk 3. Thơ ca: có 3 tập thơ - Nhật ký trong tù - Thơ Hồ Chí Minh - Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh * Đặc điểm: - Nhật ký trong tù - Thơ trước và sau CM IV. Phong cách nghệ thuật: - Kết hợp sâu sắc mối q/hệ chính trị và VH, tư tưởng và NT, truyền thống và hiện đại. - Mỗi loại hình có phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn + Văn chính luận: tư duy sắc sảo, giàu tri [...]...GV: Bổ sung, giảng rõ bằng các nhận định đánh giá thức văn hóa, gắn liền với thực tiễn…(Tuyên ngôn độc lập) + Truyện, kí: chất trí tuệ và tính hiện đại + Thơ ca: s/tạo đa dạng, đậm màu sắc cổ điển P.Đ, đạt chuẩn mực cao về NT, kết hợp cổ điển và hiện đại IV . Giá trị văn học: là áng văn chính luận mẫu mực. GV: Bổ sung, kết luận. 4. Nghệ thuật của bản tuyên ngôn: - Lập luận chặt chẽ, thống nhất. - Giọng văn: hùng. hồn, đanh thép. - Cách sử dụng từ ngữ: phù hợp, giàu hình ảnh - Kết hợp cảm xúc khi viết văn NL. IV. Tổng kết: - Giá trị văn học - Giá trị lịch sử IV. Củng

Ngày đăng: 20/09/2013, 08:10

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w