1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nghể chàm trị viêm gan

2 280 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 30,5 KB

Nội dung

Nghể chàm trị viêm gan Nghể chàm còn gọi là liễu lam diệp, đại thanh diệp, đại thanh. Tên khoa học là poligonum tinctoria lour, thuộc họ rau răm. Thu hái vào trước và sau tiết tiểu thử và tiết bạch lộ. Hái lá phơi khô, một số vùng ở miền Bắc nước ta trồng nghể để chế thuốc nhuộm. Nghể chàm là loại cây thảo sống một năm, thân phân nhiều cành, lá ở gốc, các bẹ chia phiến hình bầu dục, đầu nhẵn nhọn. Hoa hình trụ, họp thành những chùm ở nách, ở ngọn, quả trơn hình 3 cạnh, ta vẫn nhập đại thanh diệp của Trung Quốc để chữa bệnh. Cây nghể chàm có chứa chất glucozit gọi là indican, hoàng sắc tố cùng chất thuộc da. Theo Đông y, nghể chàm có khí lạnh, vị đắng, không độc, vào các kinh tâm, can, tỳ, vị, thận. Công dụng và chủ trị: Thanh nhiệt, giải độc, mát máu, chỉ huyết, trị bệnh ôn nhiệt độc thịnh, phát cuồng phiền muộn, khát nước, cảm mạo, nôn ra máu, mũi chảy máu cam, cổ sưng hạch, hầu tắc, màng mũi lở loét chảy máu, viêm gan truyền nhiễm cấp, viêm phổi cấp, bụi phổi, viêm ruột cấp, lỵ khuẩn, mụn nhọt độc. Cách dùng: Uống trong, sắc nước 15-20g lá khô, lá tươi 80g hoặc giã lấy nước mà uống. Dùng ngoài: giã đắp hoặc sắc nước rửa. Cấm kỵ: người tỳ vị hư hàn, đi tả không được dùng. Bài thuốc có lá nghể chàm Dự phòng viêm não B và dịch viêm não: Lá nghể chàm 20g, đậu vàng 40g. Sắc nước uống ngày 1 thang, uống liền 7 ngày. Viêm não B, cảm mạo phát sốt: Lá đại thanh 30-40g, rễ hải kim sa 40g, sắc nước uống ngày 2 thang. Nếu bệnh nặng nguy cấp phải kết hợp Đông - Tây y. Ôn độc phát ban: Lá nghể chàm 160g, cam thảo 80g, đạm đậu sị 80g, a giao 80g. Nước vừa đủ nấu 3 vị trên còn 1/3 nước, bỏ bã cho a giao vào sau rồi đun cho tan, chia 4 lần uống trong ngày. Uống 7-8 ngày. Váng đầu sốt cao, khắp người lở như hạt đậu: Lá nghể chàm 120g, chi tử 5 – 7 quả, sừng dê cạo lấy vảy 40g, đạm đậu sị 50g. Nước vừa đủ, sắc còn 1/3, chia 3 lần uống trong ngày. Sởi mọc quá dày, sắc đỏ hoặc tía: Đại thanh (nghể chàm) 20g, nguyên sâm 12g, sinh địa 12g, thạch cao 8g, tri mẫu 10g, mộc thông 10g, địa cốt bì 10g, kinh giới 12g, cam thảo 6g, đạm trúc diệp 10g, sắc nước uống nóng trong ngày. Hoàng đãng (da vàng) do nhiệt độc: Lá nghể chàm 80g, nhân trần 40g, thiên hoa phấn 32g, tần giao 40g. Sắc nước uống trong ngày. Viêm gan không vàng da: Lá nghể chàm 80g, đan sâm 40g, đại táo 10 quả. Sắc nước uống ngày 1 thang. Nhiệt tích lâu sinh kiết lỵ nặng: Lá nghể chàm 160g, cam thảo 120g, xích thạch chi 120g, a giao 120g, đậu xị 80g. Nước vừa đủ sắc còn 1/3, ngày uống 3 lần, ngày 1 thang. Trẻ đi lỵ đỏ (xích lỵ): Giã lá nghể chàm vắt lấy nước 20ml, chia 2 lần uống. Hết lại làm uống tiếp. Nhiệt thịnh chỉ sốt mà không lạnh: Lá nghể chàm non giã vắt nước hòa chút rượu trắng uống. Phòng trị cảm nhiễm đường hô hấp trên: Mỗi ngày dùng 20g lá nghể chàm sắc 2 lần, hợp 2 nước lại, chia 2 lần uống sáng và chiều, uống liều 6 ngày. Hoặc dùng lá nghể chàm, quán chúng đều 600g. Nước vừa đủ, sắc còn 1 nửa, mỗi lần uống 100ml. Ngày uống 3 lần. Trẻ em uống nửa liều lượng trên. Viêm phổi sốt cao, ho, suyễn: Lá nghể chàm tươi 40-80g, giã vắt lấy nước hòa tí đường, uống, ngày 2 lần. Ho, suyễn, khí xốc lên phải há mồm thở, có dịch nhầy: Lá nghể chàm ngâm 1-2 giờ rồi giã lấy nước 100ml, uống lúc bụng đói. Tiếp sau, dùng hạnh nhân giã lấy nước nấu cháo ăn, hết ho suyễn thì thôi. Đái ra máu, đại tiện ra máu: Lá nghể chàm tươi 40-80g, sinh địa 20g, sắc nước hòa tí đường uống ngày 2 lần. Hầu họng bị phong độc đau nhức: Lá nghể chàm 80g, thăng ma 80g, đại hoàng sao 80g, sinh địa khô 120g, sấy khô tán nhỏ. Mỗi lần dùng 5g sắc với 1 bát nước (200ml) sắc còn 2/3 bát, bỏ bã uống ấm. Trẻ em miệng lở loét không bú được: Lá nghể chàm 36g, hoàng liên 24g. Nước vừa đủ sắc còn 1/3, mỗi lần uống 100ml. Ngày uống 2 lần, đêm 1 lần. Trị bệnh đại đầu ôn (mặt sưng, đầu to như cái đấu): Lá nghể chàm tươi giã đắp ngoài, đồng thời lấy lá tươi 40g, sắc nước uống. Trị não nhiệt, tai điếc: Lá nghể chàm 40g, đại hoàng sao 40g, chi tử (bỏ vỏ) 40g, chế hoàng kỳ 40g, hoàng liên (bỏ râu) 40g, phác tiêu 80g. Tán nhỏ, luyện mật ong, làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên với nước ấm. Trị viêm tuyến lymphô và các chứng viêm khác: Lá đại thanh 100g, lá phù dung 100g, bồ công anh 60g. Nước vừa đủ, sắc còn 1/2, mỗi lần uống 20ml. Ngày uống 3 lần. Viêm gan truyền nhiễm cấp tính: Lá đại thanh 20g, đan sâm 12g, uất kim 12g, quán chúng 12g. Nước vừa đủ sắc còn 1/3 uống ấm ngày 2 lần. Trẻ lên sởi viêm phổi: Lá đại thanh 50g, bồ công anh 50g, sắc đặc uống trong ngày. Viêm khí quản mạn tính: Lá đại thanh 120g, la bặc tử 20g. Sắc nước, uống nóng, ngày uống 3 lần. Trị cam tẩu mã: Hoàng bá 12g, hoàng liên 16g, láđại thanh 20g, đinh hương 12g, đại hồi 4g, nhân trung bạch 20g, phèn chua 12g. Bệnh nặng thêm 1g xạ hương. Chỉ tán nhỏ mịn 7 vị trên, khi dùng mới cho xạ hương vào. Rửa sạch xoang miệng răng, sạch máu mủ chỗ đau, rồi đắp thuốc vào chỗ đau, ngày đắp 3-4 lần, đêm 2 lần. Lương y Minh Chánh . Nghể chàm trị viêm gan Nghể chàm còn gọi là liễu lam diệp, đại thanh diệp, đại thanh. Tên. thuốc có lá nghể chàm Dự phòng viêm não B và dịch viêm não: Lá nghể chàm 20g, đậu vàng 40g. Sắc nước uống ngày 1 thang, uống liền 7 ngày. Viêm não B, cảm

Ngày đăng: 20/09/2013, 07:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w