Do nhu cầu của khách du lịch ngày càng đa dạng và sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút khách nên việc tiến hành đa dạng hóa sản phẩm du lịch là một trong những chiến lược phát triển
Trang 1-
ĐỖ ĐĂNG KHOA
ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH CHÂU ÂU
TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN LỮ HÀNH VIỆT – DU LỊCH VIỆT NAM
(VIET JOURNEY STOCK COMPANY)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Mã số ngành: 60340103
TP Hồ Chí Minh, Tháng 11 Năm 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
-
ĐỖ ĐĂNG KHOA
ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH CHÂU ÂU
TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN LỮ HÀNH VIỆT – DU LỊCH VIỆT NAM
(VIET JOURNEY STOCK COMPANY)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Mã số ngành: 60340103CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRƯƠNG QUANG DŨNG
TP Hồ Chí Minh, Tháng 11 Năm 2017
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS Trương Quang Dũng
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM ngày … tháng … năm …
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
5 PGS.TS Phan Đình Nguyên Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
Trang 4TP HCM, ngày … tháng… năm 20 …
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Đỗ Đăng Khoa Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 13/08/1992 Nơi sinh: Tây Ninh
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành MSHV: 1541890015
I- Tên đề tài:
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch Châu Âu tại công ty Cổ Phần Lữ Hành Việt – Du Lịch Việt Nam (Viet Journey Stock Company)
II- Nhiệm vụ và nội dung:
1 Khái quát về đa dạng hóa sản phẩm du lịch
2 Đánh giá thực trạng đa dạng hóa sản phẩm du lịch Châu Âu tại công ty Lữ Hành Việt – Du Lịch Việt Nam
3 Đề xuất các giải pháp nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch Châu Âu tại công ty Lữ Hành Việt – Du Lịch Việt Nam
4 Kiến nghị
III- Ngày giao nhiệm vụ: 25/02/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/08/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: TS TRƯƠNG QUANG DŨNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và có sự hướng dẫn từ TS.Trương Quang Dũng; các số liệu, kết quả được nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình
Học viên thực hiện Luận văn
Đỗ Đăng Khoa
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Học viên xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu cùng Quý Thầy, Cô trường Đại học Công nghệ TP.HCM, Phòng Quản lý khoa học – Đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn quý báu giúp học viên tự tin và hoàn thành tốt đề tài Đặc biệt, học viên xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS.Trương Quang Dũng – Người đã trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn rất tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu để học viên có thể hoàn thành đề tài
Học viên cũng chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, đồng nghiệp làm việc tại Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam đã tạo điều kiện hỗ trợ cho học viên tiếp cận được nguồn khách và cung cấp số liệu cần thiết cho luận văn
Học viên chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Đỗ Đăng Khoa
Trang 7TÓM TẮT
Với đặc trưng là ngành kinh tế tổng hợp, du lịch ngày càng có vai trò quan trọng và đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội của đất nước Với vai trò ngày càng quan trọng, du lịch đã trở thành mục tiêu chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như mỗi địa phương Do nhu cầu của khách du lịch ngày càng đa dạng và sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút khách nên việc tiến hành đa dạng hóa sản phẩm du lịch là một trong những chiến lược phát triển tất yếu của các công ty cũng như của các điểm đến
Công ty Cổ phần Lữ hành Việt - Du lịch Việt Nam là một trong những đơn
vị uy tín trong việc thiết kế, tổ chức các chương trình du lịch, một trong những công
ty lữ hành hàng đầu của ngành du li ̣ch Viê ̣t Nam; thương hiệu Lữ hành Việt - Du lịch Việt Nam ngày càng được nâng cao trên thị trường trong và ngoài nước Trong những qua, bên cạnh các tour du lịch nội địa, Công ty đã tập trung và tăng cường đầu tư phát triển mạnh các tour du lịch nước ngoài, đặc biệt là các tour du lịch châu
Âu Nắm bắt được tình hình xu hướng du lịch trong, ngoài nước cũng như để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, Công ty đã từng bước tiến hành đa
dạng hóa các sản phẩm du lịch châu Âu của mình Cho đến nay, Công ty đã xây
dựng 16 tour du lịch châu Âu với sự kết nối các điểm du lịch khác nhau, thiết kế các loại hình du lịch khác nhau, các chương trình du lịch hấp dẫn, độc đáo để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu đi du lịch châu Âu của khách du lịch Để nâng cao hiệu quả trong việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu, Công ty đã chú trọng công tác đầu tư, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; có nhiều chiến lược để ổn định, phát triển nguồn vốn, từ đó xây dựng nguồn kinh phí để đầu tư, nâng cấp nguồn vật lực phục vụ cho các tour du lịch châu Âu; nhờ đó các sản phẩm du lịch châu Âu của Công ty được đông đảo khách du lịch quan tâm đến, qua đó mang lại
nhiều lợi nhuận cao Bên cạnh những điểm đạt được thì việc triển khai đa dạng hóa
sản phẩm du lịch châu Âu cũng còn không ít hạn chế; nguyên nhân xuất phát từ
Trang 8những yếu tố khách quan bên ngoài, nhưng cũng có những yếu tố từ bên trong, từ
sự hạn chế về năng lực, tiềm lực của Công ty
Mục tiêu phát triển du lịch của Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam trong những năm tới là sẽ trở thành một trong những đơn vị lữ hành hàng đầu của cả nước, đưa thương hiệu du lịch Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam trở thành một thương hiệu uy tín không chỉ trong nước mà cả ngoài nước Để thực hiện mục tiêu phát triển, Công ty đã xác định các định hướng phát triển, một trong những định hướng chiến lược đó là nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đặc biệt các sản phẩm du lịch châu Âu Trong bối cảnh thị trường du lịch không ngừng biến động, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, do đó để có thể thực hiện được các mục tiêu chiến lược đề ra, Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về: Đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu; đầu tư cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng; đổi mới, nâng cấp khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng; đầu tư, mở rộng cũng như sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu Thực hiện tốt các giải pháp trên, phát huy hết tiềm năng, lợi thế của công ty sẽ giúp cho Công
ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam xây dựng, phát triển được những sản phẩm du lịch châu Âu độc đáo, sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, qua đó mang lại hiệu quả cao về kinh tế và góp phần vào sự phát triển kinh doanh
Trang 9ABSTRACT
Tourism is the general economic, important for economic development - political - cultural - social of the country Tourism became a strategic objective in national development policy Due to the increasing demand of tourists and the competition in attracting tourists, the diversification of tourism products is the inevitable development strategy of the company
Viet Journey Stock Company - DU LICH VIET NAM is one of the prestigious units in the design, organization of tourism programs, one of the leading travel companies in Vietnam Viet Journey Stock Company's trademark is increasingly being raised in domestic and foreign markets In recent years, in addition to domestic tours, the company increased investment to develop foreign tours, especially in Europe, the company has stepped up diversification of its European travel products At the moment, the company has built 16 European tours With the connection of different tourist destinations, different types of tourism design, attractive and unique tourism programs to meet the tourist needs However, besides the points gained, the implementation of diversification of European tourism products is also no less restrictive Causes come from external factors, but there are also internal factors, from the capacity constraints of the company
The development goal of the company in the coming years is to become one
of the leading travel agencies in the country In order to achieve its development goals, Viet Journey Stock Company has strategically positioned itself to diversify its tourism products, especially European travel products The fierce competition in the market to achieve the company goals should be addressed in the solution: Diversification of European tourism products; To invest in the training and development of quality human resources; renovate, upgrade science and technology and infrastructure; Invest in, expand as well as effectively use the company's capital
to develop the diversification of European tourism products Implement the above solutions, bring into play all the potential Viet Journey Stock Company builds and
Trang 10develops unique and innovative European tourism products that meet the needs of travelers, resulting in high economic efficiency contributing to the development business travel company
Trang 11MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT v
MỤC LỤC vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ xi
DANH MỤC HÌNH xii
MỞ ĐẦU 1
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
3 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 3
4 BỐ CỤC LUẬN VĂN 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH 5
1.1 Những khái niệm cơ bản về sản phẩm du lịch 5
1.1.1 Khái niệm về sản phẩm du lịch 5
1.1.2 Các đặc tính của sản phẩm du lịch 7
1.1.3 Các yếu tố cơ bản cấu thành nên sản phẩm du lịch 9
1.2 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch 10
1.2.1 Lý thuyết về đa dạng hóa sản phẩm du lịch 10
1.2.2 Các điều kiện cơ bản để đa dạng hóa sản phẩm du lịch 11
Tóm tắt chương 1 15
Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH CHÂU ÂU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LỮ HÀNH VIỆT – DU LỊCH VIỆT NAM 17
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 17
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 19
2.1.3 Các sản phẩm du lịch của công ty 20
2.1.4 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 21
Trang 122.2 Thực trạng đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu 23
2.2.1 Thực trạng đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu tại Công ty 23
2.2.1.1 Nghiên cứu về thị trường du lịch châu Âu 23
2.2.1.2 Xây dựng các sản phẩm du lịch châu Âu 26
2.2.2 Thực trạng các điều kiện để đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu 33
2.2.2.1 Thực trạng về nguồn nhân lực trong việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu 33
2.2.2.2 Thực trạng về nguồn vật lực trong việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu 37
2.2.2.3 Thực trạng về nguồn tài lực trong việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu 40
2.2.3 Đánh giá thực trạng về mối quan hệ giữa thị trường outbound và sản phẩm du lịch châu Âu 41
2.3 Đánh giá chung 41
2.3.1 Những thành tựu đạt được 41
2.3.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân 45
Tóm tắt chương 2 48
Chương 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH 52
3.1 Định hướng đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu tại Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam từ 2017 đến năm 2020 50
3.1.1 Định hướng chung 50
3.2 Một số giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu tại Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam 54
3.2.2 Các giải pháp về điều kiện để đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu tại Công ty 61
3.2.2.1 Các giải pháp về nguồn nhân lực để đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu 61
3.2.2.2 Các giải pháp về nguồn vật lực để đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu 68
3.2.2.3 Các giải pháp về nguồn tài lực để đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu 73
Trang 133.2.3 Các giải pháp về điều kiện để đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu tại Công
ty 77
Tóm tắt chương 3 79 KẾT LUẬN 80 PHỤ LỤC
Trang 14DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
EU European Union Liên minh Châu Âu
IUOTO International Union of Official
Travel Oragnization
Liên Hợp Quốc các Tổ chức
Lữ Hành Chính thức
OECD Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa của Liên Hợp
Quốc UNWTO World Tourism Organization Tổ chức Du lịch Thế giới
Trang 15DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Lữ hành Việt - Du lịch Việt Nam từ năm 2013 -2016 22Bảng 1.1 Khảo sát ý kiến của chuyên gia về các điều kiện cơ bản để thực hiện đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho doanh nghiệp 12Bảng 2.1 Các tour du lịch châu Âu của Công ty 27 Bảng 2.2 Đánh giá của khách Du lịch về tính đa dạng trong các tour du lịch châu
Âu của Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam 32 Bảng 2.3 Thống kê về trình độ, chuyên môn của nhân viên Công ty Cổ phần Lữ
hành Việt - Du lịch Việt Nam 35 Bảng 2.4 Đánh giá của khách du lịch về năng lực phục vụ của đội ngũ nhân viên trong các tour du lịch châu Âu 36 Bảng 2.5 Đánh giá của khách du lịch tham gia tour du lịch châu Âu về cơ sở hạ
tầng, dịch dụ trong tour du lịch 39 Bảng 2.6 Khảo sát sự hài lòng của khách du lịch đối với tour du lịch châu Âu 42 Bảng 2.7 Khảo sát mức độ tin cậy của khách du lịch tham gia tour du lịch châu Âu của Công ty Cổ phần Lữ hành Việt - Du lịch Việt Nam 44Bảng 3.1 Số lượng nhân sự dự kiến tuyển dụng tại Công ty năm 2017 – 2018 66 Bảng 3.1 Đề xuất hình thức đào tạo nguồn nhân lực cho Công ty Cổ phần Lữ hành Việt - Du lịch Việt Nam 70
Trang 16DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Lữ hành Việt - Du lịch Việt
Nam 19 Hình 2.2 Các sản phẩm dịch vụ của Công ty Cổ phần Lữ hành Việt - Du lịch Việt Nam 20
Trang 17MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển đáng kể, từng bước hòa mình vào nền kinh tế trong khu vực và thế giới Cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân cũng đã từng bước nâng cao rõ rệt; cùng với thu nhập ngày càng tăng xuất hiện nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng nhiều Bên cạnh đó, không chỉ người dân có nhu cầu với các tour du lịch nội địa, đến các nước trong khu vực mà còn có nhu cầu đến các nước ngoài khu vực như châu Âu, Úc, Mỹ, Canada…Đứng trước sự gia tăng nhu cầu đó, ở thành phố Hồ Chí Minh nhiều công ty du lịch ra đời với các sản phẩm du lịch ngày càng phong phú,
đa dạng
Xét về sản phẩm du lịch châu Âu hiện nay có hơn 05 đơn vị đầu ngành cạnh tranh với nhau rất khốc liệt như Vietravel, Topten Travel, Saigon-Travel, TST Tourist, Fidi Tour Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du Lịch Việt Nam ra đời sau
và là công ty chưa có thương hiệu lớn nhưng nhờ triển khai và phát triển sớm sản phẩm du lịch châu Âu nên hiện nay cũng bắt đầu có úy tín, thương hiệu được nhiều người biết đến Trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt, các công ty du lịch liên tục đưa
ra các sản phẩm du lịch châu Âu mới đã làm cho thị phần sản phẩm du lịch châu Âu của Công ty có chiều hướng suy giảm dần; nếu không có những giải pháp hữu hiệu thì trong thời gian sắp tới Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đưa sản phẩm du lịch châu Âu tiếp cận đến khách hàng
Hiện nay, tôi đang công tác tại Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch
Việt Nam, bộ phận du lịch châu Âu Bằng quan sát thực tế, tôi cho rằng nếu mở
rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác như du lịch nội địa thì Công ty Cổ phần Lữ
hành Việt – Du lịch Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh tốt; vì vậy Công ty nên
tập trung vào sản phẩm du lịch châu Âu vì đó chính là một trong những sản phẩm chủ lực đem về nguồn lợi nhuận cao nhất Để nâng cao được năng lực cạnh tranh về sản phẩm du lịch châu Âu đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề như số lượng, chất lượng dịch vụ, giá cả, đa dạng hóa sản phẩm…Tuy nhiên, trong phạm vi và khả
Trang 18năng cho phép tôi chọn vấn đề đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu về mặt số lượng làm đề tài nghiên cứu, hy vọng tôi có thể đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự tồn tại và phát triển của Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt
Nam trong thời gian sắp tới
Đề tài “Đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu tại Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du Lịch Việt Nam” sẽ góp phần giữ vững thị phần với các gói sản phẩm mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển doanh nghiệp trên địa bàn khu vực thành phố Hồ Chí Minh ở hiện tại và trong tương lai Luôn tạo được niềm tin và sự hài lòng của khách hàng khi đặt dịch vụ tại Công ty
2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu của đề tài
Luận văn này được xây dựng dựa trên các mục tiêu sau đây:
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Luận văn tập trung vào việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu về mặt số lượng tại Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam
2.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch
từ đó làm cơ sở lý luận cho đề tài;
- Đánh giá thực trạng đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu tại Công ty cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam;
- Dựa vào thực trạng đánh giá được, đề xuất các giải pháp nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu tại Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là sản phẩm du lịch châu Âu
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn tại Công ty Cổ phần
Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam;
Trang 19- Về mặt thời gian: Số liệu thu thập từ các báo cáo của bộ phận du lịch châu
Âu - Công ty giai đoạn 2015 – 2017, kết hợp tác giả khảo sát thực tế từ khách hàng
đã và đang sử dụng dịch vụ tại Công ty để thu nhập dữ liệu đánh giá từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 01 năm 2017
2.3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng là chủ yếu, cụ thể:
Nghiên cứu định tính nhằm xác định các yếu tố đa dạng hóa sản phẩm du lịch, hình thành các giải pháp nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu cho Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam Sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phân tích, so sánh, đối chiếu, đánh giá, tổng hợp Nghiên cứu định lượng thông qua việc khảo sát ý kiến khách hàng trong việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu tại Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam; số liệu khảo sát được thực hiện từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 01 năm 2017
3 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Chủ đề “Đa dạng hóa sản phẩm du lịch” được nhiều tác trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, vì vậy khi tiếp cận cũng có khá nhiều vấn đề cần quan tâm đặc biệt, chắng hạn như ở Việt Nam có một số đề tài nghiên cứu về việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch như:
- Hoàng Thị Thu Thảo (2012) – luận văn thạc sĩ trường Đại học Đà Nẳng:
“Phát triển sản phẩm du lịch tại Thành phố Đà Nẳng”
- Phạm Ngọc Thùy (2013) – luận văn thạc sĩ trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn “Phát triển sản phẩm du lịch Côn Đảo theo hướng bền vững”
- Nguyễn Văn Võ (2007) – luận văn thạc sĩ kinh tế trường Đại học Kinh tế
TP Hồ Chí Minh “Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015”
Trên đây chỉ là một số luận văn có phạm vi trong nước viết về việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, các luận văn đều có điểm chung đó là nói về việc phát triển
và đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho một địa phương, điểm đến cụ thể với các
Trang 20hướng giải pháp tập trung vào nguồn lực (tài lực, nhân lực, vật lực) và sử dụng nguồn tài nguyên hiện có để phục vụ cho giải pháp đề xuất Cũng còn rất nhiều tác giả có các công trình nghiên cứu về việc phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch; nhưng thực sự đề tài nghiên cứu về việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại một thị trường nhất định như “Phát triển sản phẩm du lịch châu Âu tại Công ty Cổ
phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam” vẫn còn rất hiếm
Từ những hạn chế về việc nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại một thị trường nhất định cho nên luận văn tập trung vào việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu tại Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam sẽ đóng góp một phần nhỏ về mặt ứng dụng cho doanh nghiệp lữ hành trong việc phát triển sản phẩm du lịch về mặt số lượng
4 BỐ CỤC LUẬN VĂN
Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Chương 2: Đánh giá thực trạng việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu âu của công ty cổ phần lữ hành việt – du lịch việt nam
Chương 3: Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu tại Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam
Trang 21Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM
DU LỊCH 1.1 Những khái niệm cơ bản về sản phẩm du lịch
1.1.1 Khái niệm về sản phẩm du lịch
Để hiểu hơn về khái niệm “sản phẩm du lịch”, trước hết ta tìm hiểu về khái niệm “du lịch” Khái niệm về “du lịch” đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng do tính chất, đặc điểm đa ngành, liên ngành, nên trong những hoàn cảnh khác nhau; dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mà mỗi người đưa ra một định nghĩa khác nhau về du lịch Định nghĩa đầu tiên về du lịch xuất hiện tại Anh Quốc vào năm 1811, “Du lịch
là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình và mục đích giải trí, ở đây giải trí là động cơ chính”
Tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tại Roma - Italia ( 21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình
và lưu trú cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc”
Năm 1991, OECD đã đưa ra một khái niệm: “Du lịch có thể bao gồm các khách du lịch, hoặc những gì khách du lịch làm, hoặc các cơ quan mà phục vụ cho họ”
Tương tự như vậy, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) (1995), “Du
lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người không quá 1 năm liên tục và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến” Như vậy, khái niệm của UNWTO thì có 3 tiêu chí để xác định một chuyến du lịch,
đó là: (1) Có sự dịch chuyển bên ngoài môi trường thông thường; (2) Mục đích của chuyến du lịch; và (3) Thời gian thực hiện du lịch Sau đó, khái niệm về du lịch của UNWTO đã được mở rộng hơn, theo đó, “Du lịch còn xem xét đến cả sự tiêu dùng của khách du lịch, các đơn vị sản xuất cung cấp hàng hóa và dịch vụ đặc biệt cho
Trang 22khách du lịch, hoặc thậm chí đến một tập hợp các đơn vị pháp lý hay của khu vực địa lý có liên quan trong một cách này hay cách khác cho khách du lịch”
Trong Luật Du lịch Việt Nam (2005), Du lịch được định nghĩa là “các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
Qua đó, có thể rút ra rằng: Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch
Đồng thời để đưa ra khái niệm về “sản phẩm du lịch”, cần phải làm rõ khái niệm “sản phẩm” Về bản chất thì khái niệm “sản phẩm” hình thành ngay từ giai đoạn đầu của sự tiến hóa của loài người, gắn liền với sự trao đổi sản phẩm
Cũng như “sản phẩm”, hiện chưa có khái niệm thống nhất về sản phẩm du lịch; hiện nay đang tồn tại các khái niệm khác nhau về “sản phẩm du lịch”:
- “Sản phẩm du lịch” được Koutoulas (2011) hiểu là: “Các sản phẩm du lịch được định nghĩa là tổng thể của các yếu tố hữu hình và vô hình phụ thuộc lẫn nhau
về mặt chức năng cho phép khách du lịch một mặt có thể tham gia vào một hoạt động cụ thể tại một hoặc tại một số địa điểm liên tiếp và mặt khác để tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi đến đích và tái tạo xã hội trong suốt chuyến đi”
Điều 4 chương I Luật Du lịch Việt Nam (2005) giải thích: “Sản phẩm du lịch
là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến
đi du lịch”
Cũng như với khái niệm “du lịch”, dưới mỗi góc độ khác nhau sẽ có khái niệm khác nhau về “sản phẩm du lịch”: Đối với người kinh doanh dịch vụ du lịch: sản phẩm du lịch là toàn bộ dịch vụ cung cấp cho khách hàng để thoả mãn nhu cầu
du lịch; đối với người đi du lịch: Đó là toàn bộ quá trình trọn vẹn, trong đó du khách bỏ thời gian, công sức và tiền bạc cho việc di chuyển, thưởng thức các giá trị vật chất và tinh thần
Trang 23Như vậy, sản phẩm du lịch là tổng thể những yếu tố có thể trông thấy hoặc không trông thấy được làm thỏa mãn nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch Những tài nguyên thiên nhiên (bãi biển, núi rừng, sông suối, khí hậu, không gian thiên nhiên ) cũng như các cơ sở vật chất (khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí ) bản thân chúng không phải là sản phẩm du lịch, nhưng chúng lại trở thành sản phẩm du lịch khi mà các sản phẩm đó được sử dụng phục vụ cho nhu cầu của du khách
1.1.2 Các đặc tính của sản phẩm du lịch
a Tính nhìn thấy được và không nhìn thấy được
- Trước hết, đặc tính nhìn thấy được của sản phẩm du lịch, bao gồm một tập
hợp các yếu tố nhìn thấy, chẳng hạn như:
+ Tài nguyên thiên nhiên bao gồm: khí hậu, cảnh quan, núi rừng, sông suối,
hồ, thác…Mỗi một địa phương đều có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, điều này góp phần tạo nên nét đặc thù độc đáo cho các sản phẩm du lịch
+ Cơ sở vật chất cơ bản như: khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí… Đây là những cơ sở vật chất du khách sử dụng trong thời gian đi du lịch của mình
+ Những sản phẩm liên quan: Phương tiện vận chuyển, các đặc sản, hàng lưu niệm
- Thứ hai là đặc tính vô hình, không nhìn thấy được
Ngoại trừ một số dịch vụ riêng lẻ có tính hữu hình như: các hàng hoá bán lẻ, các đồ uống Hầu hết các dịch vụ du lịch như: dịch vụ lưu trú, ăn uống, tham quan, đều tồn tại ở dạng vô hình Dịch vụ nói chung và dịch vụ du lịch nói riêng chỉ có thể nhận thức được bằng tư duy hay giác quan chứ ta không thể “sờ mó” dịch
vụ được; dịch vụ cũng không thể đo lường được bằng các phương pháp đo lường thông thường về thể tích, trọng lượng Du khách không thể nhìn thấy, sờ thấy, hoặc
mô tả trước khi họ sử dụng sản phẩm đó, không mang được chúng về nhà sau khi mua; khách du lịch không biết trước tác động của những dịch vụ cung cấp trước khi chúng được cung ứng và tiếp nhận, khách hàng khó có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, vì vậy gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm; sản phẩm du
Trang 24lịch thường được xem là một kinh nghiệm cho nên rất dễ dàng bị sao chép và bắt chước, việc làm khác biệt hóa sản phẩm manh tính cạnh tranh khó khăn hơn kinh doanh hàng hoá
Những yếu tố không nhìn thấy được trong sản phẩm du lịch được chia làm hai loại, gồm:
+ Các dịch vụ du lịch: dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ hướng dẫn, dịch vụ mua sắm các dịch vụ này rất quan trọng trong quá trình đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; để có được dịch vụ du lịch tốt trước hết, đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
Những yếu tố tâm lý như: Sự sang trọng, đẳng cấp xã hội, bầu không khí, tiện nghi, nếp sống thanh lịch khi đời sống xã hội ngày càng cao, du khách rất chú trọng đến những nhu cầu này
Do sản phẩm du lịch có tính vô hình, khách du lịch không nhận thức được một cách tường minh mà chỉ có thể đánh giá thông qua điểm đến, người phục vụ, trang thiết bị, giá cả, thương hiệu du lịch… Ngoài ra, nhà cung ứng không dễ dàng đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi bán chúng; thông thường, chất lượng sản phẩm du lịch được đánh giá bằng sự cảm nhận của khách hàng; Vì vậy trước khi mua sản phẩm du lịch, khách du lịch phải được cung cấp đầy đủ thông tin về gói sản phẩm du lịch mà họ sẽ sử dụng
b Tính đa dạng của các thành viên tham dự
Tính đa dạng của sản phẩm du lịch được biểu hiện ở chỗ nó kết hợp các loại dịch vụ do nhiều đơn vị, cá nhân thuộc các ngành khác nhau cung cấp nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch; nó vừa bao gồm sản phẩm vật chất, tinh thần, vừa bao gồm sản phẩm phi lao động và cả các tài nguyên tự nhiên Thông thường các sản phẩm du lịch có nhiều yếu tố cấu thành như: hạ tầng cơ sở vật chất, các loại dịch vụ…Hơn nữa, sản phẩm du lịch gồm nhiều yếu tố không thể tách rời vì có nhiều đơn vị tham gia cung ứng, thậm chí đối với một sản phẩm riêng lẻ cũng có nhiều bộ phận tham gia phục vụ Chẳng hạn như một tour du lịch cần sự tham gia của công ty kinh doanh du lịch, công ty lữ hành, cộng đồng địa phương, cơ quan
Trang 25quản lý, khách du lịch, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ ăn uống, dịch vụ nhà nghỉ, dịch
vụ vui chơi, điểm đến… Đặc điểm này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận tham gia phục vụ khách để tạo ra một sản phẩm du lịch có chất lượng tốt, đem lại sự hài lòng cho khách hàng; chính sự đa dạng này đôi khi là một trở ngại cho việc phối hợp và hoàn chỉnh giữa các bộ phận khác nhau, thậm chí gây tổn thất cho sản phẩm du lịch Một trong những điều kiện tiên quyết để đưa ra một sản phẩm du lịch tốt là sự kết hợp hài hòa giữa các thành viên: cơ quan quản lý, cộng đồng địa phương, chủ khách sạn, chủ nhà hàng, các thương gia và tất cả những người cung cấp các loại dịch vụ liên quan Vì thế, phải làm sao cho các mục tiêu của các thành viên gần gũi lại và bổ sung lẫn nhau, xác định và đánh giá đúng phần tham gia của mỗi thành viên trong tổng thể của sản phẩm du lịch, phải xác định vị trí của sản phẩm du lịch và các thị trường mục tiêu để mọi người cùng chấp thuận, phát huy mọi hoạt động tiếp thị của các thành viên
Do tính đa dạng nên việc quy hoạch phát triển du lịch và phát triển sản phẩm du lịch có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan là cần thiết nhằm đạt được chất lượng tốt
1.1.3 Các yếu tố cơ bản cấu thành nên sản phẩm du lịch
Nội dung các yếu tố cơ bản cấu thành sản phẩm du lịch rất phong phú và đa
dạng, D.J Jeffries và Jos-Krippendorf cho rằng sản phẩm du lịch được cấu thành
bởi sáu nhóm yếu tố cơ bản sau đây:
- Các tài nguyên thiên nhiên như rừng, núi, biển, sông ngòi, suối, khí hậu…
- Các tài nguyên nhân văn (do con người tạo ra) như các di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc, viện bảo tàng, lăng tẩm
- Hệ thống phương tiện giao thông, thông tin liên lạc
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch: nhà hàng, khách sạn, nhà khách, khu vui chơi giải trí
Trang 26- Các yếu tố thuộc về con người: tôn giáo, phong tục, tập quán, văn hóa nghệ thuật, lễ hội
- Các chính sách kinh tế tài chính, chính sách xã hội…
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó
Như vậy sản phẩm du lịch theo cách tiếp cận của D.J Jeffries và
Jos-Krippendorf bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch
1.2 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch
1.2.1 Lý thuyết về đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Từ khái niệm “đa dạng hóa sản phẩm” thì hiểu một cách đơn giản “đa dạng hóa sản phẩm du lịch” là quá trình phát triển, sáng tạo ra nhiều sản phẩm du lịch từ những sản phẩm đã có từ trước; hoặc nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm du lịch mới để tăng sức hấp dẫn, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường du lịch; thực hiện
đa dạng hóa sản phẩm du lịch được coi là một xu hướng tất yếu khách quan đối với phát triển du lịch trong nền kinh tế thị trường hiện hay
Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ mang tính tổng hợp cao dựa trên cơ sở của nhiều ngành nghề khác nhau, hơn nữa do đặc tính của nó cho nên khó xác định
được Chu kỳ sống Vì vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh, các nhà kinh doanh du
lịch đưa ra chính sách đa dạng hoá sản phẩm du lịch, độc đáo hoá, đa dạng hoá các sản phẩm bổ sung, đưa các sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc Hơn thế do nhu cầu của khách du lịch ngày càng đa dạng, và do cuộc cạnh tranh quyết liệt trong việc thu hút khách nên các quốc gia, địa phương phát triển du lịch, các đơn vị, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch thường xuyên tiến hành việc nghiên cứu phát
Trang 27triển các sản phẩm mới Chính vì vậy, sản phẩm du lịch ngày càng trở nên đa dạng, chẳng hạn như:
- Ngay trong cùng một nhóm sản phẩm, cơ cấu các loại sản phẩm cũng rất phong phú Chẳng hạn, đối với dịch vụ lưu trú, khách du lịch có nhiều lựa chọn về loại phòng hoặc loại hình lưu trú, họ có thể lựa chọn một loại phòng ngủ nào tại khách sạn cao cấp, hoặc tại khu vực cắm trại, hoặc tại nhà dân
- Tour du lịch cũng được thiết kê theo nhiều loại khác nhau, có thể là tour chuyên đề (du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch hội thảo, du lịch mạo hiểm ) hoặc tour tổng hợp, tour mở
- Ngay tại một cơ sở kinh doanh, các dịch vụ cũng được đa dạng hoá; tại một khách sạn, ngoài dịch vụ lưu trú còn có các dịch vụ khác như: dịch vụ ăn uống với nhiều loại hình nhà hàng, dịch vụ hội nghị, dịch vụ giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ chăm sóc trẻ em, bán hàng lưu niệm,
Sự đa dạng hoá sản phẩm du lịch được thực hiện không chỉ bằng cách tạo ra các dịch vụ riêng lẻ mới, mà còn tạo ra các sản phẩm trọn gói mới, chẳng hạn như phát triển loại hình dụ lịch MICE (Meeting, Incentive, Convention, Exhibition)
Sự đa dạng hoá dịch vụ không những đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch, mà còn thu hút được nhiều đối tượng tham gia cung ứng các loại sản phẩm; giải quyết được nhiều việc làm, tăng lợi ích kinh tế cho các nhà đầu tư, các địa phương và quốc gia
1.2.2 Các điều kiện cơ bản để đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Các ngành từ kinh tế đến khoa học xã hội muốn phát triển đều chịu ảnh hưởng các điều kiện, hoàn cảnh đem lại cho ngành đó tức là phải có lực đẩy và có tiềm năng; ngành du lịch cũng không nằm ngoài quy luật đó Tuy nhiên, là một hoạt động đặc trưng, du lịch chỉ có thể phát triển được trong những điều kiện mà nó cho phép; trong những điều kiện này có những điều kiện mang đặc tính thuộc về các mặt của đời sống xã hội; bên cạnh đó do đặc điểm vị trí địa lý từng vùng mà nó tạo nên tiềm năng du lịch khác nhau Đó chính là nét đa dạng tạo nên những chương
Trang 28trình du lịch độc đáo của từng vùng, miền và cái đích cuối cùng là thu hút khách du lịch, tăng sự hiểu biết, tạo mối giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền
Khi tiến hành chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch trước hết phải nghiên cứu về các điều kiện cơ bản để phát triển đa dạng hóa sản phẩm du lịch, có nghĩa phải xem xét các điều kiện theo những tiêu chí nhất định phục vụ cho mục đích đa dạng hóa sản phẩn du lịch, trong đó bao gồm các hợp phần của phát triển sản phẩm
du lịch phù hợp cho việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch Tuy có sự phân chia ra các nhóm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn nhưng các điều kiện đều giữ một vai trò, ý nghĩa nhất định và tác động qua lại đến nhau trong sự phát triển du lịch; chẳng hạn như để phát triển du lịch cần các yếu tố sau: Tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật phục vụ du lịch, nguồn nhân lực, cơ chế và chính sách phát triển du lịch, thị trường khách du lịch, tình hình an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội của vùng du lịch; đây là những điều kiện để phát triển du lịch cũng như để tiến hành xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho địa phương và quốc gia Còn đứng trên góc độ của một doanh nghiệp kinh doanh du lịch, những điều kiện để tiến hành đa dạng hóa sản phẩm du lịch được quy lại thành 2 nhóm điều kiện sau: Điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài để tiến hành đa dạng hóa sản phẩm du lịch Để doanh nghiệp tiến hành đa dạng hóa sản phẩm du lịch, luận văn đã khảo sát
ý kiến của các chuyên gia dựa trên các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch như bảng 1.1 sau đây:
Bảng 1.1 Khảo sát ý kiến của chuyên gia về các điều kiện cơ bản để thực hiện
đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho doanh nghiệp
1 Nguồn nhân lực
2 Cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng của doanh nghiệp
3 Nguồn tài chính của doanh nghiệp
4 Thị trường khách du lịch
5 Các cơ sở liên kết
6 Môi trường an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội tại điểm du lịch
Trang 29(Nguồn: Tác giả đề xuất khảo sát ý kiến chuyên gia, 2017)
Qua khảo sát ý kiến của các chuyên gia, người viết tổng hợp và đưa ra được các điều kiện để tiến hành đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại các doanh nghiệp, bao gồm:
Nhóm 1: Điều kiện bên trong để tiến hành việc đa dạng hóa sản phẩm du
lịch châu Âu: Trong đó bao gồm:
- Nguồn nhân lực trong việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Nguồn nhân lực
là yếu tố quản lý, vận hành hoạt động du lịch, là chủ thể lên kế hoạch, xây dựng và
tổ chức thực hiện đa dạng hóa sản phẩm du lịch của doanh nghiệp; chất lượng đội ngũ lao động trong hoạt động nghiệp vụ quyết định đến chất lượng sản phẩm du lịch Việc phát triển du lịch phải mang dấu ấn của con người, tức là con người thông qua trí tuệ của mình đưa ra những biện pháp, cách thức để phát triển du lịch; trong đó phải nghiên cứu tình hình, xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch một cách hiệu quả, mang lại kết quả cao trong phát triển du lịch Vì vậy có thể nói đây là điều rất thiết yếu và quan trọng hàng đầu trong việc tiến hành đa dạng hóa sản phẩm du lịch của doanh nghiệp; nguồn nhân lực bao gồm: đội ngũ quản lý
và đội ngũ nhân viên trực tiếp thực hiện
- Nguồn vật lực trong việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch bao gồm: cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp trong việc đa dạng hóa sản phẩm; cũng như nguồn cung ứng nhân lực của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện đa dạng hóa sản phẩm du lịch đây là điều kiện quan trọng để có thể tiếp cận khai thác các tiềm năng tài nguyên du lịch và triển khai, tổ chức các dịch vụ du lịch mới hấp dẫn, là một điều kiện không thể thiếu được để giúp thực hiện các sản phẩm du lịch mới, và đa dạng các sản phẩm du lịch khác nhau Việc sử dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật trong phát triển đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đặc biệt là việc sử dụng công nghệ thông tin trong Marketing, xúc tiến quảng bá du lịch được
sử dụng phổ biến hiện nay Trong đó công ty sẽ ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác quản lý, đầu tư xây dựng và kinh doanh du lịch như: Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý điểm đến, nghiên cứu quản lý và khai thác
Trang 30hiệu quả các dạng tài nguyên du lịch, nghiên cứu phương pháp thống kê du lịch, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến môi trường phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù
- Nguồn tài lực trong việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Khả năng kinh tế của doanh nghiệp để tiến hành đa dạng hóa sản phẩm hoặc nguồn vốn đầu tư cho hoạt động đa dạng hóa sản phẩm du lịch; đây là điều kiện rất cần thiết để doanh nghiệp có thể thực hiện mục tiêu chiến lược của mình Việc thực hiện đa dạng hóa sản phẩm du lịch phải được xây dựng dựa trên thực tế nguồn tài chính, kinh tế của công ty để có thể tiến hành một cách hợp lý, phù hợp và hiệu quả; nếu không có kinh phí thì doanh nghiệp không thể tiến hành đa dạng hóa sản phẩm du lịch của mình, vì vậy đây là điều kiện rất quan trọng và không thể thiếu
Nhóm 2: Điều kiện bên ngoài để tiến hành việc đa dạng hóa sản phẩm du
lịch
- Thị trường khách du lịch: Du lịch không thể tồn tại và phát triển nếu không
có khách du lịch Chính vì vậy đây là điều kiện tiên quyết để hình thành “cung” du lịch và cũng có nghĩa là để hình thành hoạt động du lịch; dựa vào “cầu” của khách
du lịch trong từng giai đoạn để đưa ra các chiến lược phát triển đa dạng hóa sản phẩm du lịch sao cho có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường khách du lịch
- Mối liên kết với các nhà cung ứng cho hoạt động phát triển du lịch của doanh nghiệp: Du lịch được biết là ngành ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao Việc liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương và các ngành là xu thế tất yếu trong thời đại hiện nay; liên kết du lịch cho phép khai thác những lợi thế tương đối của nhau về tài nguyên du lịch, về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch, tạo ra những sản phẩm
có khả năng cạnh tranh cao hơn đối với các bên liên quan, từ đó có thể thu hút khách du lịch Việc liên kết giữa các doanh nghiệp, các công ty lữ hành, các nhà kinh doanh…với nhau nhằm tạo ra những sản phẩm đặc trưng phục vụ du khách có vai trò hết sức quan trọng; bởi vì du lịch là ngành đặc thù, liên quan tới nhiều lĩnh vực, nếu không có sự liên kết chặt chẽ sẽ kìm hãm sự phát triển của du lịch Do đó
Trang 31mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức và cá nhân khác liên quan có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện hóa chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch của doanh nghiệp
- Môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của điểm đến: Điều kiện an ninh, chính trị, an toàn xã hội cho khách du lịch tại điểm đến là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành bại của du lịch Các doanh nghiệp muốn xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch hiểu quả cần phải nghiên cứu cho phù hợp với điều kiện
về môi trường an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của điểm du lịch Nếu như một điểm đến du lịch có điều kiện môi trường an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ổn định và phát triển sẽ là môi trường tốt để du khách đến thăm quan, và đây là điều kiện giúp cho các sản phẩm du lịch của doanh nghiệp phát triển, tiếp cận được với rộng rãi khách du lịch Bởi lẽ thông qua các cơ hội đó mà du lịch tăng thêm nguồn khác, là điều kiện để tuyên truyền, quảng cáo về các sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch thay thế đã được xây dựng
Tóm tắt chương 1
Đa dạng hoá sản phẩm là một khuynh hướng phát triển ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp công nghiệp; để tăng sức cạnh tranh trên thị trường, hiện nay các tổ chức kinh tế lớn cũng như các doanh nghiệp nhỏ cũng thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, kinh doanh đa ngành và đa lĩnh vực hoạt động Mỗi doanh nghiệp cần xác định cho mình các hình thức đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời cũng cần xét đến các điều kiện để tiến hành đa dạng hóa; trong đó bao gồm: các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (nhu cầu thị trường, mức độ cạnh tranh trên thị trường, chính sách kinh tế - xã hội); các yếu tố bên trong doanh nghiệp (nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu, công nghệ, máy móc thiết bị, nguồn vốn của doanh nghiệp)
Với vai trò ngày càng quan trọng, du lịch đã trở thành mục tiêu chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như mỗi địa phương
Do nhu cầu của khách du lịch ngày càng đa dạng; và do cuộc cạnh tranh quyết liệt trong việc thu hút khách nên các quốc gia, địa phương, các đơn vị và cá nhân tham gia kinh doanh du lịch thường xuyên tiến hành việc nghiên cứu phát triển các sản
Trang 32phẩm, để đa dạng hóa sản phẩm du lịch; đa dạng hóa sản phẩm du lịch được coi như giải pháp để phát triển du lịch bền vững, mang lại hiệu quả cao Cùng với xu thế phát triển của du lịch để đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch trong bối cảnh mới, việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch là chiến lược tất yêu trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp cũng như của các điểm đến Do đó, vấn đề nghiên cứu
về đa dạng hóa sản phẩm du lịch đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước
quan tâm hơn
Để tiến hành chiến lược phát triển sản phẩm du lịch một cách hiệu quả thì cần phải nghiên cứu về các điều kiện cơ bản để đa dạng hóa sản phẩm du lịch; trong đó bao gồm: nhóm điều kiện bên trong (các nguồn lực: nhân lực, vật lực và tài lực); và nhóm điều kiện bên ngoài (thị trường khách du lịch, mối liên kết với các nhà cung ứng cho hoạt động phát triển du lịch của doanh nghiệp, môi trường
an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của điểm đến du lịch)
Trang 33Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC ĐA DẠNG HÓA
SẢN PHẨM DU LỊCH CHÂU ÂU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LỮ HÀNH VIỆT – DU LỊCH VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Lữ hành Việt - Du lịch Việt Nam (gọi bằng tiếng Anh là Viet Jourey Stock Company) được thành lập từ năm 2001 với hoạt động kinh doanh ban đầu là tổ chức các chương trình du lịch cho du khách nước ngoài vào tham quan Việt Nam, là một trong những đơn vị thành viên nòng cốt của Opentour group
Công ty Cổ phần Lữ hành Việt - Du lịch Việt Nam đã được cấp giấy phép
Lữ hành Quốc tế số 01 - 220/2010/TCDL - GP LHQT do Tổng cục Du lịch Việt Nam cấp đổi từ Giấy phép Lữ hành Quốc tế 0621/TCDL (01/02/2007)
Logo:
Tên công ty: Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam
Tên giao di ̣ch: Luhanhviet
Mã số thuế: 0106699839
Giám đốc điều hành: Bà Nghiêm Thị Thắng
Giám Đốc: Ông Lê Đại Nam
Trang 34Và các chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng ủy quyền… tại các tỉnh thành Việt Nam và các thành phố, quốc gia trên thế giới
- Website: www.dulichvietnam.com.vn – www.luhanhviet.com.vn
Tâ ̀m nhìn và sứ mê ̣nh: Công ty Cổ phần Lữ hành Việt - Du lịch Việt
Nam phấn đấu để luôn giữ vi ̣ trí là một trong những công ty du li ̣ch hàng đầu của Viê ̣t Nam và khu vực về qui mô, chất lượng và uy tín; Công ty Cổ phần Lữ hành Việt - Du lịch Việt Nam luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm
du li ̣ch giá tri ̣ nhất
Triết lý kinh doanh: Công ty Cổ phần Lữ hành Việt - Du lịch Việt Nam
luôn coi trọng ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng và môi trường; phát triển các sản phẩm và hoạt động kinh doanh trên tiêu chí hài hòa lợi ích doanh nghiệp với cộng đồng xã hội, thân thiện môi trường thiên nhiên
Giá tri ̣ cốt lõi:
Luôn tuân thủ các quy chuẩn và cam kết chất lượng đã công bố với khách hàng; xem chất lượng di ̣ch vu ̣ và sự tiê ̣n ích của khách hàng là tiêu chí hàng đầu trong các đi ̣nh hướng và hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của công ty; tiên phong trong viê ̣c gợi mở những cảm hứng, mong đợi tiềm ẩn của khách hàng để mang đến cho khách những sản phẩm du li ̣ch đô ̣c đáo, mới la ̣ mà khách chỉ có thể tìm thấy ở Lữ hành Việt - Du lịch Việt Nam
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Lữ hành Việt -
Du lịch Việt Nam không ngừng lớn ma ̣nh trở thành mô ̣t trong những công ty lữ hành hàng đầu của Viê ̣t Nam; thương hiệu Lữ hành Việt - Du lịch Việt Nam ngày càng được nâng cao trên thị trường trong và ngoài nước Công ty phát triển quan hệ chặt chẽ với hơn 200 đối tác trong nước và nước ngoài, có mặt tại hơn 45 tỉnh thành
và 30 quốc gia trên thế giới; Công ty là thành viên chính thức của các tổ chức du lịch trong nước và quốc tế có uy tín như Hiệp hội Du lịch Quốc tế Công ty đã đạt được các giải thưởng uy tín như “TOP 100 nhà cung cấp tin cậy”, “Sản phẩm dịch
vụ uy tín chất lượng 2013”, “Dịch vụ lữ hành được hài lòng”, “Thương hiệu hàng đầu 2014”…
Trang 362.1.3 Các sản phẩm du lịch của công ty
Hình 2.2 Các sản phẩm dịch vụ của Công ty Cổ phần Lữ hành Việt - Du lịch
Việt Nam
(Nguồn: https://chungtoi.luhanhviet.com.vn/chung-toi-lam-gi/)
Hiện nay, Công ty Cổ phần Lữ hành Việt - Du lịch Việt Nam đang hoạt động
kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực sau:
- Trang tin điện tử, báo du lịch
Trang 37- Kinh doanh lữ hành nô ̣i đi ̣a và quốc tế
- Dịch vu ̣ vé máy bay nội địa và quốc tế
- Dịch vụ đặt phòng khách sạn tại Việt Nam và trên toàn thế giới
- Dịch vụ vận chuyển khách du lịch
- Trung tâm tổ chứ c sự kiê ̣n – MICE
- Trung tâm du học và dịch vụ visa
- Kinh doanh nhà hàng, khách sa ̣n
- Văn phòng cho thuê
- Kinh doanh du thuyền, tàu ngủ đêm trên Vịnh Hạ Long
Các sản phẩm dịch vụ du lịch của Công ty Cổ phần Lữ hành Việt - Du lịch Việt Nam gồm: Sản phẩm Outbound, Domestic, Inbound và các sản phẩm khác (Hình 2.2)
2.1.4 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
Thành lập từ năm 2001 đến nay, Công ty Cổ phần Lữ hành Việt - Du lịch Việt Nam đã phát triển và được thừa hưởng hệ thống phân phối rộng khắp trong cả nước, từ Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Tp HCM… và các văn phòng đại diện tại một số quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia… Công ty Lữ hành Việt - Du lịch Việt Nam cũng là đơn vị
uy tín trong việc thiết kế, tổ chức các chương trình đặc biệt khó theo yêu cầu của khách hàng đi tới các nước châu Á, châu Âu, Mỹ, Úc… Đặc biệt vào những dịp cao điểm, do có lợi thế uy tín với các đối tác dịch vụ tại nước ngoài cũng như các hãng hàng không, nên Công ty vẫn có thể đáp ứng tốt các yêu cầu đột xuất của khách hàng Ngoài những văn phòng đại diện hiện c Công ty đang tiếp tục phát triển hệ thống phân phối đến hầu hết các quốc gia trọng điểm du lịch trên thế giới nhằm góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam và thu hút du khách đến với Việt Nam
ngày càng nhiều hơn nữa
Được thành lập bởi sự hợp tác đầu tư của nhiều thương hiệu mạnh trong
ngành du lịch, Công ty Cổ phần Lữ hành Việt - Du lịch Việt Nam hiện là 1 trong
Trang 38Top các đơn vị du lịch lữ hành hàng đầu tại Việt Nam hiện nay; lượng khách du lịch cũng như doanh thu không ngừng tăng qua các năm như biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.1 Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Lữ hành Việt - Du lịch
Việt Nam từ năm 2013 -2016
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh của Công ty Cổ phần Lữ hành Việt - Du lịch Việt
Nam, 2016)
Năm 2013 doanh thu du lịch của Công ty đạt 289.4 tỷ, đến năm 2014 con số này tăng lên là 299.7 tỷ, tăng 10.3 tỷ so với năm 2014 Năm 2015 mặc dù tình hình
kinh doanh du lịch của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, song Công ty vẫn đạt được
những kết quả khả quan với mức doanh thu năm 2015 - 2016 đạt trung bình trên
300 tỷ đồng/năm Với sự định hướng của Ban Giám, nỗ lực của Ban Điều hành và cán bộ nhân viên, nhìn chung hầu hết các hoạt động kinh doanh du lịch của Công ty đều có sự tăng trưởng so với năm trước Kết thúc năm 2015, doanh thu thực hiện vượt 2% so với kế hoạch đề ra Năm 2015, doanh thu thực hiện đạt 309,4 tỷ đồng đạt 102% so kế hoạch được thông qua, tăng giảm 3.1% (tương đương 9.4 tỷ đồng)
Trang 39so với năm 2014 Đến năm 2016, doanh thu tiếp tục gia tăng đạt 313.8 tỷ, tăng 4.4
tỷ so với năm 2015; kết quả kinh doanh khả quan này là nhờ sự tiết giảm chi phí, sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh…các nỗ lực này đã đưa lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng so với năm trước
Có thể nói Công ty Cổ phần Lữ hành Việt - Du lịch Việt Nam đã tiếp tục khẳng định được vị trí của mình về chất lượng dịch vụ, sản phẩm phong phú đa dạng, chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo, và không ngừng ứng dụng công nghệ, tạo nên nhiều tiện ích nhằm đáp ứng một cách nhanh chóng và kịp thời nhu cầu của du khách mọi lúc mọi nơi Công ty Cổ phần Lữ hành Việt - Du lịch Việt Nam ngày càng khẳng định thế mạnh hàng đầu của trong cả 3 lĩnh vực then chốt: du lịch quốc tế - nội địa - nước ngoài, mang lại những dự báo tốt đẹp cho tình hình kinh doanh vào những năm tới
2.2 Thực trạng đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu
2.2.1 Thực trạng đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu tại Công ty
2.2.1.1 Nghiên cứu về thị trường du lịch châu Âu
Một tour du lịch được coi là thành công khi nó đáp ứng được tối đa những nhu cầu của khách du lịch trong nước cũng như quốc tế; vì vậy, trước khi tiến hành xây dựng các chương trình, đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu, Công ty Cổ phần Lữ hành Việt - Du lịch Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu thị trường du lịch tại châu Âu, nghiên cứu về nhu cầu, xu hướng du lịch châu Âu của khách du lịch để
từ đó thiết kế các chương trình du lịch phù hợp, có thể đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng và phù hợp với mục tiêu phát triển du lịch của Công ty
Qua nghiên cứu thị trường, Công ty Cổ phần Lữ hành Việt - Du lịch Việt Nam nhận thấy rằng những năm gần đây, du lịch châu Âu đang trở thành xu hướng lựa chọn của nhiều du khách Việt; lượng khách đi châu Âu tăng mạnh, là bởi ngoài nhu cầu nghỉ dưỡng dịp hè cùng gia đình, rất đông du khách còn kết hợp tham quan
và tìm hiểu môi trường cho con du học Hơn thế, châu Âu là một vùng đất có rất nhiều tiềm năng để thu hút khách du lịch Châu Âu bao gồm 49 nước, chia làm 4 khu vực Bắc Âu, Đông Âu, Tây Âu và Nam Âu; châu Âu là mảnh đất có nhiều quê
Trang 40hương của các nền văn minh văn hóa trên thế giới; điều này được thể hiện rõ nét qua các kiến trúc, nghệ thuật thiên nhiên và lịch sử của từng đất nước Với một bề dày về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, âm nhạc, thể thao…lục địa già này luôn có sức lôi cuốn đặc biệt đối với khách thập phương; đặc biệt ở châu Âu, việc bảo tồn và giữ gìn các nét giá trị văn hóa và lịch sử rất được chú trọng, nên ngành du lịch và dịch vụ của châu Âu phát triển vượt bậc
Du lịch châu Âu với diện tích khoảng 10 triệu 600 km2 là một lục địa thuộc loại nhỏ thứ hai trên thế giới có nhiều điểm danh lam thắng cảnh xinh đẹp nổi tiếng như ở Đức, Pháp, Ý, Anh, Thụy Sỹ châu Âu có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn, trong đó có những kỳ quan đã trở thành biểu tượng của một số quốc gia thuộc châu lục này như đấu trường La Mã (Ý), tháp Eiffel (Pháp), cầu tháp London (Anh) Ngoài những điểm dừng chân nổi tiếng nói trên, châu Âu còn nổi tiếng với các điểm
du lịch khác như:
- Viện bảo tàng: Châu Âu là một trong những điểm du lịch hấp dẫn để du khách khám phá các viện bảo tàng “đỉnh” nhất thế giới với các bức tượng điêu khắc, tranh nghệ thuật, cổ vật được trưng bày đẹp mắt Từ đó, sẽ hiểu biết hơn về con người, lịch sử, nền văn minh, kiến trúc và nét văn hóa độc đáo của châu Âu từ thời cổ xưa đến đương đại
- Cây cầu: Những cây cầu ở châu Âu cũng là các kiệt tác nghệ thuật rất đáng được du khách tham quan, những công trình kiến trúc này đã tạo nên dấu ấn vô cùng mạnh mẽ mỗi khi du khách viếng thăm Trong đó, phải kể đến những cây cầu đẹp nhất châu Âu đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tham quan mỗi năm như April Bridge (Lisbon – Bồ Đào Nha), cầu Tháp London (Anh), Ponte Vecchio (Florence – Ý), Bastei (Lohmen - Đức), Dom Louis I (Porto – Bồ Đào Nha), Millau Viaduct (Pháp), Chain (Budapest - Hungary), Rialto Bridge (Venice – Ý), Chapel (Lucerne – Thụy Sĩ), Puente Nuevo (Ronda – Tây Ban Nha), Stari Most (Mostar – Bosnia và Herzegovina), Fort de Roovere (Hà Lan), Garabit Viaduct (Pháp), Vasco
de Gama (Lisbon – Bồ Đào Nha), Pont Du Gard (Pháp)